MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG GIÓ
1. Sự hình thành năng lượng gió
2. Vật lí học về năng lượng gió
3. Sử dụng năng lượng gió
4. Sản xuất điện từ năng lượng gió
Khuyến khích sử dụng năng lượng gió
Thóng kê
Công suất định mức lắp đặt trên Thế Giới
Công suất định mức lắp đặt tại Áo
Công suất định mức lắp đặt tại Đức
Công suất định mức lắp đặt tại Pháp
PHẦN 2: LỊCH SỬ TUABIN GIÓ
PHẦN 3: MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT CHO TUABIN GIÓ
3.1 Giới thiệu
3.2 Công nghệ tiên tiến
3.2.1/Tổng quan về cấu hình tuabin gió
3.2.1.1/ Tuabin gió tốc độ cố định
3.2.1.2/ Tuabin gió tốc độ biến đổi
3.2.1/ Tổng quan về các loại điều khiển điện năng
3.2.3/ Máy phát điện hiện đại
3.2.3.1 Loại A: tốc độ cố định
3.2.3.2 Loại B: thay đổi tốc độ hạn chế
3.2.3.3 Loại C: thay đổi tốc độ với bộ chuyển đổi tần số từng phần
3.2.3.4 Loại D: Biến tốc với bộ chuyển đổi tần số đầy đủ tỉ lệ
3.2.4 Điện tử công suất hiện đại
3.2.5 Xâm nhập thị trường hiện đại
3.3 Các loại máy phát điện
3.3.1 Máy phát điện không đồng bộ (cảm ứng)
3.3.1.1 Máy phát điện cảm ứng lồng sóc
3.3.1.2 Máy phát điện cảm ứng rotor dây quấn
3.3.2 Các máy phát điện đồng bộ
3.3.2.1 Máy phát điện đồng bộ rotor dây quấn
3.3.2.1 Máy phát điện đồng bộ rotor dây quấn
3.3.3 Các loại máy phát điện khác
3.3.3.1 Máy phát điện cao áp
3.3.3.2 Các máy phát điện từ hóa chuyển đổi
3.3.3.3 Máy phát điện ngang dòng
3.4 Các loại điện tử công suất
3.4.1 Khởi động mềm
3.4.2 Bộ tụ
3.4.3 Bộ chỉnh lưu và bộ biến điện - nghịch lưu
3.4.4 Chuyển đổi tần số - biến tần
3.5 Giải pháp điện tử công suất trong các trang trại gió
3.6 Kết luận
PHẦN 4: PHONG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM
1. Tình hình cung cầu tại Việt Nam
2. Một số lựa chọn chính sách của Việt Nam
3. Giá thành của phong điện, liệu có đắt như định kiến
4. Những lợi ích về môi trường và xã hội của phong điện
5. Tiềm năng phong điện tại Việt Nam
6. Đề xuất một khu vực xây dựng phong điện tại Việt Nam
7. Lời kết
PHẦN 5: MỘT VÀI DỰ ÁN PHONG ĐIỆN TIÊU BIỂU
1. Phát triển phong điện tại Bình Định
2. Phát triển phong điện tại Bình Thuận
3. Đọc thêm
3.1 Lưới điện sử dụng năng lượng gió
3.2 Năng lượng gió ở châu Âu
3.3 Trạm phát điện kết hợp năng lượng gió và mặt trời
83 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3891 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tổng quan về tình hình phát triển phong điện trên Thế Giới và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m điện. Các loại cũ và mới có tiềm năng đầy hứa hẹn của các máy phát điện và các thiết bị điện tử công suất dựa trên khía cạnh kỹ thuật và các xu hướng thị trường đã được trình bày.
Rõ ràng rằng việc giới thiệu tùy chọn trong tua-bin gió có tốc độ thay đổi làm tăng số lượng ứng dụng của các loại máy phát điện và tiếp tục giới thiệu một vài loại có sự kết hợp của các loại máy phát điện với các loại công cụ chuyển đổi điện.
Một xu hướng rất quan trọng cho tua-bin gió là các trang trại gió lớn sẽ phải hoạt động như các bộ phận tách rời của hệ thống điện và phát triển các đặc điểm nhà máy điện. Thiết bị điện tử công suất đang hứa hẹn là giải pháp kỹ thuật để cung cấp lắp đặt năng lượng gió với khả năng điều khiển hệ thống điện và nâng cao hiệu quả của nó về sự ổn định hệ thống điện.
PHẦN 4: Phong điện tại Việt Nam
1. Tình hình cung – cầu điện năng ở Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng điện ở Việt Nam trong 20 năm trở lại đây đạt mức rất cao, khoảng 12-13%/năm – tức là gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Chiến lược công nghiệp hóa và duy trì tốc độ tăng trưởng cao để thực hiện „dân giàu, nước mạnh“ và tránh nguy cơ tụt hậu sẽ còn tiếp tục đặt lên vai ngành điện nhiều trọng trách và thách thức to lớn trong những thập niên tới. Để hoàn thành được những trọng trách này, ngành điện phải có khả năng dự báo nhu cầu về điện năng của nền kinh tế, trên cơ sở đó hoạch định và phát triển năng lực cung ứng của mình.
Việc ước lượng nhu cầu về điện không hề đơn giản, bởi vì nhu cầu về điện là nhu cầu dẫn xuất. Chẳng hạn như nhu cầu về điện sinh hoạt tăng cao trong mùa hè là do các hộ gia đình có nhu cầu điều hòa không khí, đá và nước mát. Tương tự như vậy, các công ty sản xuất cần điện là do điện có thể được kết hợp với các yếu tố đầu vào khác (như lao động, nguyên vật liệu v.v.) để sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng. Nói cách khác, chúng ta không thể ước lượng nhu cầu về điện một cách trực tiếp mà phải thực hiện một cách gián tiếp thông qua việc ước lượng nhu cầu của các sản phẩm cuối cùng.(1) Nhu cầu này, đến lượt nó, lại phụ thuộc vào nhiều biến số kinh tế và xã hội khác. Bảng dưới đây cung cấp dữ liệu lịch sử của một số biến số ảnh hưởng tới nhu cầu về điện ở Việt Nam trong những năm qua.
Một cách khác để nhìn vào khía cạnh cầu về điện năng là phân tách tổng cầu về điện theo các ngành kinh tế (Hình 1). Ta thấy số liệu ở Bảng 1 và Hình 1 tương thích với nhau. Nhu cầu về điện năng trong công nghiệp và sinh hoạt/ hành chính chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nhu cầu. Năm 2005, điện phục vụ tiêu dùng và công nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn, lần lượt là 43,81% và 45,91%, trong khi 11% còn lại dành cho nông nghiệp và các nhu cầu khác. Nhu cầu điện của khu vực công nghiệp tăng cao là hệ quả trực tiếp của chủ trương công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, mà một biểu hiện của nó là tốc độ tăng trưởng giá trị SXCN trung bình trong hơn 10 năm qua đạt mức khá cao là 10,5%. Còn ở khu vực tiêu dùng, cùng với mức tăng dân số, tốc độ đô thị hóa khá cao, và gia tăng thu nhập của người dân, nhu cầu về điện tiêu dùng cũng tăng với tốc độ rất cao. Kết quả là nhu cầu về điện của toàn nền kinh tế tăng trung bình gần 13%/năm, và tốc độ tăng của mấy năm trở lại đây thậm chí còn cao hơn mức trung bình. Theo dự báo, tốc độ tăng chóng mặt này sẽ còn tiếp tục được duy trì trong nhiều năm tới. Đây thực sự là một thách thức to lớn, buộc ngành điện phải phát triển vượt bậc để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
Bây giờ hãy thử kết hợp những dự báo về nhu cầu điện năng của nền kinh tế với năng lực cung ứng của ngành điện. Nếu tốc độ phát triển nhu cầu về điện tiếp tục duy trì ở mức rất cao 14-15%/năm như mấy năm trở lại đây thì đến năm 2010 cầu về điện sẽ đạt mức 90.000 GWh, gấp đôi mức cầu của năm 2005. Theo dự báo của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tiếp tục được duy trì ở mức 7,1%/năm thì nhu cầu điện sản xuất của Việt Nam vào năm 2020 sẽ là khoảng 200.000 GWh, vào năm 2030 là 327.000 GWh. Trong khi đó, ngay cả khi huy động tối đa các nguồn điện truyền thống thì sản lượng điện nội địa của chúng ta cũng chỉ đạt mức tương ứng là 165.000 GWh (năm 2020) và 208.000 GWh (năm 2030). Điều này có nghĩa là nền kinh tế sẽ bị thiếu hụt điện một cách nghiêm trọng, và tỷ lệ thiếu hụt có thể lên tới 20-30% mỗi năm. Nếu dự báo này của Tổng Công ty Điện lực trở thành hiện thực thì hoặc là chúng ta phải nhập khẩu điện với giá đắt gấp 2-3 lần so với giá sản xuất trong nước, hoặc là hoạt động sản xuất của nền kinh tế sẽ rơi vào đình trệ, còn đời sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Không phải đợi đến năm 2010 hay 2020, ngay trong thời điểm hiện tại chúng ta cũng đã được “nếm mùi” thiếu điện. Năm 2005, lần đầu tiên sau nhiều năm trở lại đây, người dân ở hai trung tâm chính trị và kinh tế của đất nước chịu cảnh cắt điện luôn phiên gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế (2)
2. Một số lựa chọn chính sách của Việt Nam
Đứng trước thách thức thiếu hụt điện (không nằm ngoài xu thế chung của toàn cầu), chúng ta cần cân nhắc những biện pháp ứng xử thích hợp. Trong ngắn hạn, việc tiết kiệm điện trong các hoạt động sản suất và sinh hoạt đóng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, cũng có thể xem xét phương án tăng giá điện như đề xuất hiện nay của Bộ Công nghiệp. Việc tăng giá điện một mặt có tác dụng điều chỉnh mức cầu về điện năng, mặt khác giúp tăng tích lũy để mở rộng đầu tư cho ngành điện. Tuy nhiên, vì việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của quảng đại nhân dân và của hoạt động sản xuất kinh doanh nên giải pháp tăng giá điện cần được cân nhắc một cách thận trọng. Phương án tăng giá điện phải tính đến tính công bằng giữa các nhóm dân cư có mức thu nhập khác nhau, trong đó cần hạn chế đến mức độ tối đa tác động tiêu cực đối với các nhóm dân cư có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, cũng phải lưu ý rằng điện là một yếu tố đầu vào thiết yếu của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, việc tăng giá điện sẽ có thể ảnh hưởng tới mức lạm phát vốn đã xấp xỉ ngưỡng 2 con số. Không những thế, nếu nhìn sang các nước xung quanh thì thấy ngay với mức giá hiện tại, giá điện của Việt Nam đã cao hơn một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái-lan, In-đô-nê-xia, và Ma-lay-xia. Như vậy, việc tăng thêm giá điện 10-15% trong năm nay và những năm kế tiếp sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế vốn đã bị giảm liên tục trong mấy năm trở lại đây.
Trong trung hạn và dài hạn, Việt Nam cần có chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng bằng cách một mặt mở rộng khai thác những nguồn năng lượng truyền thống; mặt khác, thậm chí còn quan trọng hơn, phát triển các nguồn năng lượng mới, đặc biệt là các nguồn năng lượng sạch và có khả năng tái tạo. Khả năng này phụ thuộc rất nhiều vào những phát triển của công nghệ trong tương lai cũng như vào mức giá tương đối của các nguồn năng lượng khác nhau. Cho đến thời điểm này, chúng ta mới chú trọng đến phương án thứ nhất, tức là tiếp tục khai thác các nguồn năng lượng truyền thống, chủ yếu là thủy điện. Về kế hoạch phát triển nguồn năng lượng mới, ngày 3/1/2006 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ”Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình tới năm 2020”. Theo dự báo của Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia thì vào năm 2020, nếu theo đúng tiến độ thì công suất điện hạt nhân sẽ đạt mức 2000 MW, bằng 7% tổng công suất. Cũng theo dự báo này, khi ấy nhiệt điện khí sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất (38%), sau đó là đến thủy điện (29%), nhiệt điện than (17%) và nhập khẩu (9%).
Trong phần cuối của bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích tiềm năng của một dạng năng lượng tái tạo và sạch ở Việt Nam, đó là năng lượng gió. Phần này không có tham vọng trình bày một cách tổng quan hay đầy đủ mọi khía cạnh của việc phát triển năng lượng gió, mà chỉ nhằm góp thêm một lời bàn về khả năng phát triển năng lượng gió nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng, đồng thời đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển năng lượng bền vững cho Việt Nam. Một điều đáng lưu ý là trong hàng loạt giải pháp phát triển nguồn điện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế (như nhập khẩu điện, phát triển thủy điện, hay điện hạt nhân), dường như Việt Nam còn bỏ quên điện gió, một nguồn điện mà trong mấy năm trở lại đây có tốc độ phát triển cao nhất trên thị trường điện thế giới, hơn nữa giá thành ngày càng rẻ và rất thân thiện với môi trường.
3. Giá thành của điện gió, liệu có đắt như định kiến?
Cho đến tận những năm 1990, nhiều người vẫn cho rằng giá thành (bao gồm giá lắp đặt và vận hành) của các trạm điện gió khá cao. Nhưng ngày nay, định kiến này đang được nhìn nhận và đánh giá lại, đặc biệt khi quan niệm giá thành không chỉ bao gồm chi phí kinh tế mà còn gồm cả những chi phí ngoài (external cost – như chi phí về xã hội do phải tái định cư, hay về môi trường do ô nhiễm). Trong khi nguồn năng lượng từnhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt đang bị coi là kém ổn định và có xu thế tăng giá, thì cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, giá thành của các trạm điện gió càng ngày càng rẻ hơn.
Hình 2: Giá thành xây lắp trạm điện gió (trục tung) tính theo công suất mỗi trạm phát (trục hoành). Năm 1998, giá thành chưa đến 1000USD/kW. Năm 2020, giá sẽ giảm xuống chỉ còn 650USD/kW.
Thử lấy một ví dụ cụ thể để so sánh giá thành của điện gió và thủy điện. Nhà máy thủy điện Sơn La với 6 tổ máy, tổng công suất thiết kế là 2400 MW, được dự kiến xây dựng trong 7 năm với tổng mức đầu tư là 2,4 tỷ USD. Giá thành khi phát điện (chưa tính đến chi phí môi trường) là 70 USD/MWh. Như vậy để có được 1 KW công suất cần đầu tư 1.000USD trong 7 năm. Trong khi đó theo thời giá năm 2003 đầu tư cho 1 KW điện gió ở nhiều nước Châu Âu cũng vào khoảng 1.000 USD. Đáng lưu ý là giá thành này giảm đều hàng năm do cải tiến công nghệ. Nếu thời gian sử dụng trung bình của mỗi trạm điện gió là 20 năm thì chi phí khấu hao cho một KWh điện gió là sẽ 14 USD. Cộng thêm chi phí thường xuyên thì tổng chi phí quản lý và vận hành sẽ nằm trong khoảng 48 – 60 USD/MWh – tương đương với thủy điện, vốn được coi là nguồn năng lượng rẻ và hiệu quả. Theo dự đoán, đến năm 2020 giá thành điện gió sẽ giảm đáng kể, chỉ khoảng 600 USD/KW, khi ấy chi phí quản lý và vận hành sẽ giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 30 USD/MWh
Ở Việt Nam cũng đã có một dự án điện gió với công suất 50 MW, đó là nhà máy điện gió Phương Mai ở Bình Định phục vụ cho Khu Kinh tế Nhơn Hội. Tổng đầu tư giai đoạn 1 cho 50MW điện là 65 triệu USD, và giá bán điện dự kiến là 45 USD/MWh(5). Tiếc rằng tiến độ xây dựng nhà máy quá chậm chạp (mặc dù thời gian dự kiến xây lắp chỉ trong khoảng một năm), và vì vậy không thể đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án một cách chính xác để so sánh với giá thành của các nguồn năng lượng khác hiện có ở Việt Nam.
4. Những lợi ích về môi trường và xã hội của điện gió
Năng lượng gió được đánh giá là thân thiện nhất với môi trường và ít gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Để xây dựng một nhà máy thủy điện lớn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các rủi ro có thể xảy ra với đập nước. Ngoài ra, việc di dân cũng như việc mất các vùng đất canh tác truyền thống sẽ đặt gánh nặng lên vai những người dân xung quanh khu vực đặt nhà máy, và đây cũng là bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách. Hơn nữa, các khu vực để có thể quy hoạch các đập nước tại Việt Nam cũng không còn nhiều. Song hành với các nhà máy điện hạt nhân là nguy cơ gây ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của người dân xung quanh nhà máy. Các bài học về rò rỉ hạt nhân cộng thêm chi phí đầu tư cho công nghệ, kĩ thuật quá lớn khiến càng ngày càng có nhiều sự ngần ngại khi sử dụng loại năng lượng này. Các nhà máy điện chạy nhiên liệu hóa thạch thì luôn là những thủ phạm gây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người dân. Hơn thế nguồn nhiên liệu này kém ổn định và giá có xu thế ngày một tăng cao.Khi tính đầy đủ cả các chi phí ngoài – là những chi phí phát sinh bên cạnh những chi phí sản xuất truyền thống, thì lợi ích của việc sử dụng năng lượng gió càng trở nên rõ rệt. So với các nguồn năng lượng gây ô nhiễm (ví dụ như ở nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) hay phải di dời quy mô lớn (các nhà máy thủy điện lớn), khi sử dụng năng lượng gió, người dân không phải chịu thiệt hại do thất thu hoa mầu hay tái định cư, và họ cũng không phải chịu thêm chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe do ô nhiễm.
Hình 3: Chi phí xã hội của điện gió, nhiệt điện than và khí ở Đan Mạch
Ngoài ra với đặc trưng phân tán và nằm sát khu dân cư, năng lượng gió giúp tiết kiệm chi phí truyền tải. Hơn nữa, việc phát triển năng lượng gió ở cần một lực lượng lao động là các kỹ sư kỹ thuật vận hành và giám sát lớn hơn các loại hình khác, vì vậy giúp tạo thêm nhiều việc làm với kỹ năng cao.Tại các nước Châu Âu, các nhà máy điện gió không cần đầu tư vào đất đai để xây dựng các trạm tourbin mà thuê ngay đất của nông dân. Giá thuê đất (khoảng 20% giá thành vận hành thường xuyên) giúp mang lại một nguồn thu nhập ổn định cho nông dân, trong khi diện tích canh tác bị ảnh hưởng không nhiều.Cuối cùng, năng lượng gió giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng, là một điều kiện quan trọng để tránh phụ thuộc vào một hay một số ít nguồn năng lượng chủ yếu; và chính điều này giúp phân tán rủi ro và tăng cường an ninh năng lượng.
5. Tiềm năng điện gió của Việt Nam
Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam có một thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió. So sánh tốc độ gió trung bình trong vùng Biển Đông Việt Nam và các vùng biển lân cận cho thấy gió tại Biển Đông khá mạnh và thay đổi nhiều theo mùa
Hình 4: Bản đồ tiềm năng điện gió Việt Nam. Tốc độ trung bình năm tại độ cao 65m. Nguồn: Wind Resource Atlas of Southeast Asia 2001
Trong chương trình đánh giá về Năng lượng cho Châu Á, Ngân hàng Thế giới đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam (Bảng 2). Như vậy Ngân hàng Thế giới đã làm hộ Việt Nam một việc quan trọng, trong khi Việt Nam còn chưa có nghiên cứu nào đáng kể. Theo tính toán của nghiên cứu này, trong bốn nước được khảo sát thì Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất và hơn hẳn các quốc gia lân cận là Thái Lan, Lào và Campuchia. Trong khi Việt Nam có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ „tốt“ đến „rất tốt“ để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn thì diện tích này ở Campuchia là 0,2%, ở Lào là 2,9%, và ở Thái-lan cũng chỉ là 0,2%.
Tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW tức là bằng hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Tất nhiên, để chuyển từ tiềm năng lý thuyết thành tiềm năng có thể khai thác, đến tiềm năng kỹ thuật, và cuối cùng, thành tiềm năng kinh tế là cả một câu chuyện dài; nhưng điều đó không ngăn cản việc chúng ta xem xét một cách thấu đáo tiềm năng to lớn về năng lượng gió ở Việt Nam.
Nếu xét tiêu chuẩn để xây dựng các trạm điện gió cỡ nhỏ phục vụ cho phát triển kinh tế ở những khu vực khó khăn thì Việt Nam có đến 41% diện tích nông thôn có thể phát triển điện gió loại nhỏ. Nếu so sánh con số này với các nước láng giềng thì Campuchia có 6%, Lào có 13% và Thái Lan là 9% diện tích nông thôn có thể phát triển năng lượng gió. Đây quả thật là một ưu đãi dành cho Việt Nam mà chúng ta còn thờ ơ chưa nghĩ đến cách tận dụng.
Hình 5: Gió mạnh vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau là sự bổ sung hữu ích cho các tháng thiếu nước của các thủy điện. Nguồn: Wind Resource Atlas of Southeast Asia 2001
6. Đề xuất một khu vực xây dựng điện gió cho Việt Nam
Ở Việt Nam, các khu vực có thể phát triển năng lượng gió không trải đều trên toàn bộ lãnh thổ. Với ảnh hưởng của gió mùa thì chế độ gió cũng khác nhau. Nếu ở phía bắc đèo Hải Vân thì mùa gió mạnh chủ yếu trùng với mùa gió đông bắc, trong đó các khu vực giàu tiềm năng nhất là Quảng Ninh, Quảng Bình, và Quảng Trị. Ở phần phía nam đèo Hải Vân, mùa gió mạnh trùng với mùa gió tây nam, và các vùng tiềm năng nhất thuộc cao nguyên Tây Nguyên, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, và đặc biệt là khu vực ven biển của hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Theo nghiên cứu của NHTG, trên lãnh thổ Việt Nam, hai vùng giàu tiềm năng nhất để phát triển năng lượng gió là Sơn Hải (Ninh Thuận) và vùng đồi cát ở độ cao 60-100m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận). Gió vùng này không những có vận tốc trung bình lớn, mà còn có một thuận lợi khác, đó là số lượng các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn định. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lượng gió.
Hình 6: Khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận, Tây Nguyên được đánh giá là có tiềm năng gió lớn hơn cả
Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió nam và đông nam lên đến 98% với vận tốc trung bình 6-7 m/stức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện gió công suất 3 – 3,5 MW. Thực tế là người dân khu vực Ninh Thuận cũng đã tự chế tạo một số máy phát điện gió cỡ nhỏ nhằm mục đích thắp sáng. Ở cả hai khu vực này dân cư thưa thớt, thời tiết khô nóng, khắc nghiệt, và là những vùng dân tộc đặc biệt khó khăn của Việt Nam.Mặc dù có nhiều thuận lợi như đã nêu trên, nhưng chúng ta cần phải lưu ý một số điểm đặc thù của năng lượng gió để có thể phát triển nó một cách có hiệu quả nhất. Nhược điểm lớn nhất của năng lượng gió là sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và chế độ gió. Vì vậy khi thiết kế, cần nghiên cứu hết sức chi tiết về chế độ gió, địa hình cũng như loại gió không có các dòng rối (có ảnh hưởng không tốt đến máy phát). Cũng vì những lý do có tính phụ thuộc vào điều kiện môi trường như trên, năng lượng gió tuy ngày càng phổ biến và quan trọng nhưng không thể là nguồn năng lượng chủ lực. Tuy nhiên, khả năng kết hợp giữa điện gió và thủy điện tích năng lại mở ra cơ hội cho Việt Nam, một mặt đa dạng hóa được nguồn năng lượng trong đó kết hợp những nguồn năng truyền thống với những nguồn lượng tái tạo sạch với chi phí hợp lý; mặt khác khai thác được thế mạnh, đồng thời hạn chế của mỗi nguồn năng lượng, và tận dụng các nguồn năng lượng này trong mối quan hệ bổ sung lẫn nhau. Một điểm cần lưu ý nữa là khả năng các trạm điện gió sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn rong khi vận hành, cũng như có thể phá vỡ cảnh quan tự nhiên và có thể ảnh hưởng đến tín hiệu của các sóng vô tuyến nếu các yếu tố về kỹ thuật không được quan tâm đúng mức. Do vậy, khi xây dựng các khu điện gió cần tính toán khoảng cách hợp lý đến các khu dân cư, khu du lịch để không gây những tác động tiêu cực.
Tiềm năng phong điện ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Theo tính toán của Bộ Công Thương, điều kiện tự nhiên ở nước ta rất thích hợp cho các dự án, công trình phát triển phong điện với tổng công suất ước tính lên đến 513.360MW. Chỉ tính riêng tỉnh Bình Thuận cũng có trên 75.000ha có tiềm năng đưa vào quy hoạch sản xuất phong điện, với tổng công suất có thể lắp đặt khoảng 5.030MW. Các khu vực có vận tốc gió trung bình tối thiểu 6,5m/s cũng lên tới hơn 23.000ha với công suất có thể lắp đặt ước khoảng 1.570MW. Bình Thuận dự kiến công suất lắp đặt phong điện đến năm 2015 khoảng 1.500MW và sẽ đạt khoảng 3.000MW vào năm 2020.
Mặc dù được đánh giá là một trong những nước có nguồn năng lượng gió dồi dào, nhưng đến nay sự phát triển phong điện ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Bộ Công Thương cho biết cả nước hiện mới có 42 dự án phong điện, tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ với tổng công suất 3.906MW. Trong đó, 1/3 số dự án có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài như Đức, Canada, Thụy Sĩ, Argentina, nhưng việc đầu tư còn chậm và mang tính thăm dò. Lý giải khó khăn trong việc phát triển phong điện ở Việt Nam, các chuyên gia đều cho rằng, giá thành phát điện của phong điện vào khoảng 0,07- 0,12USD/kWh, khi lãi suất vay tăng thì giá thành phát điện có thể đến 0,14USD/kWh. Như vậy, so với thủy điện, giá phong điện đắt hơn. [Nguồn: www.petrotimes.vn]
Danh sách các dự án điện gió tại Việt Nam (được cập nhật vào 04/11/2011)
Liên hệ
Công ty TNHH Xây dựng– Thương mại Du lịch Công Lý
Số 127A Nguyễn Tất Thành, phường 8,
TP. Cà Mau,
Điện thoại: (0780) 3820859 ; Fax: (0780)
3820859
nt
nguồn
Trạng thái
Cài đặt 16MW (10 x GE của 1,6-82,5tua bin gió)Dự kiến để tạo ra điện từTháng 4 năm 2012
Chưa triển khai
Đầu tư
4500 tỷ VND
5000 tỷ VND
Công suất
120MW
120MW
Nhà cung cấp
GE Energy
nt
Chủ đầu tư
Công ty Xây dựng-thương mại-dịch vụ Công Lý
Công ty Xây dựng-thương mại-dịch vụ Công Lý
Địa điểm
Làng Biển Đông, xã Đông Vĩnh Trạch, thị xã Bạc Liêu ,tỉnh Bạc Liêu
Xã Lai Hòa, huyện Vĩnh Châu, Sóc
Trăng
dự án
nhà máy điện Bạc Liêu
Nhà máy phong điện Lai Hòa
stt
1
2
Liên hệ
C.TY CP TM SX & DV TỔNG HỢP
TRASESCO
12A Đường Cửu Long, P. 2, Q. Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.38486637; - Fax:
08.38486636;
Email: trasesco@hcm.vnn.vn
Công ty cổ phần Power Green
nguồn
stipc.soctrang.gov.vn
Trạng thái
Chưa triển khai
Chưa triển khai
Đầu tư
1200 tỷ VND
5000 tỷ VND
Công suất
100MW
120MW
Nhà cung cấp
GE Energy
Chủ đầu tư
General Trading Production and Service
Joint Stock Co (Trasesco) and EAB New
Energy GmbH (Germany)
Địa điểm
Vĩnh Phước, Vĩnh Tân,
Huyện Vĩnh Xuân,tỉnh Sóc Trăng
dự án
Dự án năng lượng gió Vĩnh Phước, Vĩnh Tân
dự án phong điện Hồ Bé
stt
3
4
Liên hệ
Công ty Cổ phần đầu tư Liên Nghĩa
GĐ: Tăng Ngọc Minh
Số 7, đường 55, phường Thảo Điền, Quận
2, Tp.HCM
ĐT: 0835190523
C.TY CP TM SX & DV TỔNG HỢP
TRASESCO
12A Đường Cửu Long, P. 2, Q. Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.38486637; - Fax:
08.38486636;
nguồn
Trạng thái
Chưa triển khai
Chưa triển khai
Đầu tư
4876 tỉ VND
4876 tỉ VND
Công suất
30MW (20 x 1.5MW)
Nhà cung cấp
Avantis Corporation
Chủ đầu tư
Lien Nghia Investment JSC
EAB (Germany) and Trasesco (Vietnam)
Địa điểm
Xã Trần Đề, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
Huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
dự án
Nhà máy phong điện Trần Đề
Nhà máy phong điện Duyên Hải
stt
5
6
Liên hệ
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
Địa chỉ: Tòa nhà VPI, 173 Trung Kính,
Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (04) 22210 288 - Fax: (04)
22210 388 -
Email: info@pv-power.vn.
nguồn
Trạng thái
Dự kiến bắt đầu hoạt động: tháng 8 năm 2011
Đầu tư
335 tỉ VND
2,35 triệu USD
Công suất
6MW (3 x 2MW)
600-1000MW
Nhà cung cấp
IMPSA
Unipower IWPClass
II
Chủ đầu tư
PV Power
PV Power - IMPSA
Địa điểm
Đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận
Xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
dự án
Nhà máy phong điện Phú Quý
Nhà máy phong điện PV Power - IMPSA
stt
7
8
Liên hệ
Công ty CP ĐT PT Nhà Máy Điện Sài Gòn
- Bình Thuận
Địa chỉ: 177 Trần Hưng Đạo - F. Phú Thủy
- Tp. Phan Thiết - Bình Thuận
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG TÁI
TẠO VIỆT NAM
Tầng 6, Tòa nhà số 9, phố Láng Hạ,
phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà
Nội.
nguồn
Trạng thái
20 tua-bin được xây dựng (30 MW)
Đầu tư
45 triệu USD
863 tỉ VND
Công suất
120MW (by 2012)
24MW (16 x 1.5MW)
Nhà cung cấp
Fuhrlaender Vietna
Chủ đầu tư
Saigon-Binh Thuan power investment JSC
Vietnam Renewable Energy JSC
Địa điểm
huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
Huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
dự án
Nhà máy phong điện Saigon - Binh Thuan
Nhà máy phong điện Binh Thuan 1
stt
9
10
Liên hệ
Công ty cổ phần Phong điện Thuận Bình
A15 Lê Quý Đôn, Phú Thủy, Phan Thiết,
Bình Thuận
ĐT: 0623822024
nguồn
Trạng thái
Đầu tư
1500 tỉ VND
Công suất
50MW
300MW (10 phases)
Phase I (30MW)
Nhà cung cấp
Chủ đầu tư
EAB Viet Wind power
Cavico Transport and Construction
Địa điểm
Xã Phú Lạc, Huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
Xã Phước Hữu , huyện Ninh Phước
, tỉnh Ninh Thuận
dự án
Nhà máy phong điện Phú Lạc
Nhà máy phong điện Phước Hữu
stt
11
12
Liên hệ
Công ty Cổ phần CAVICO Giao Thông
TGĐ: Hứa Thanh Bình
Tầng 4 toà nhà Sông Đà, Đường Phạm
Hùng, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 043 7685393
C.ty CP nhà máy phong điện Phương Mai 21 Đường Nguyễn Huệ, P.Trần Quang
Diệu, Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
Điện thoại: 056.3825829;
nguồn
Trạng thái
will start by Dec 2011
Đầu tư
57 triệu USD
880 tỉ VND
Công suất
300MW (10 phases)
Phase I (30MW)
30MW (12 x 2.5MW)
Nhà cung cấp
Vestas
Chủ đầu tư
Cavico Transport and Construction
Phuong Mai wind power JSC
Địa điểm
Xã Ninh Loan , huyện Đức Trọng
, tnhrLâm Đồng
Khu kinh tế Nhơn Hội, Quy
Nhơn, Bình Định
dự án
Nhà máy phong điện Cầu Đất
Nhà máy phong điện Phương Mai 1
stt
13
14
Liên hệ
CÔNG TY CP PHONG ĐIỆN MIỀN TRUNG
Đia chi: Sô 31, đương Nguyên Công Trư
phương Lê Hông Phong, tp Quy Nhơn,
Binh Đinh
Tel: (056)3822565, Fax: 056-3815555
nguồn
Trạng thái
Dự kiến sẽ hoạt động tháng 7 năm 2011
Đầu tư
$40 Million
Công suất
200MW
21MW (14 x 1.5MW)
Nhà cung cấp
Chủ đầu tư
GGP Corp. (Germany)
Central wind power JSC (belongs to PC3)
Địa điểm
Khu kinh tế Nhơn Hội , Quy
Nhơn, Bình Định
Khu kinh tế Nhơn Hội , Quy
Nhơn, Bình Định
dự án
Nhà máy phong điện Phương Mai 2
Nhà máy phong điện Phương Mai 3
stt
15
16
Liên hệ
Công ty Cổ phần Phong điện Tây Nguyên
Head Office: 879 Pham Van Dong Str., Pleiku city,
Gia Lai
Tel/fax: +84 5938 25986
nguồn
vn/thongtincanuoc/2011/8/265397/
Trạng thái
Tài liệu CDM trình DNAViệt Nam ngày 31 tháng 1 năm 2011.Met cột cài đặt ngày 28 tháng mười một 2009
Stopped
Đầu tư
VND1500 billion
VND200 billion
Công suất
40.5MW
WE8-B1S0 MEnWergies
Nhà cung cấp
Chủ đầu tư
Highland wind power JSC
Ly Son wind power JSC (Kompost, GWH Energy
Địa điểm
Pleiku, Gia Lai
Đảo Ly Son, tỉnh Quang Ngai
dự án
Nhà máy phong điện Gia Lai
Nhà máy phong điện Lý Sơn
stt
17
18
Liên hệ
nguồn
Trạng thái
Được xây dựng từ tháng 6 năm 2003.Ngưng hoạt động kể từ tháng 8 năm 2006.
unknown
Đầu tư
VND34 billion
EUR200 million
Công suất
800kW ( 25 x.A 414kVA diesel generators)
809 2x8 2.5MW = 200MW
Nhà cung cấp
Made Technogias
Avantis Turbine A
Chủ đầu tư
National Youth Union
Thanh Tung Group
Địa điểm
Đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng
Mẫu Sơn, Lạng Sơn
dự án
Nhà máy phong điện Bach Long Vi
Nhà máy phong điện Mau Son
stt
19
20
Liên hệ
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Số 18 Láng Hạ, Hà Nội.
Tel: (84-4) 38252526. Fax (84-4) 38265942
Công ty CP Năng lượng Thương Tín
Địa chỉ: 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường
8, Quận 3. TPHCM.
Điện thoại: (08) 3824 9988 - Fax: (08)
3824 9977
nguồn
mod=project&fn=detail&id=15
Trạng thái
Phase I.10 x 3.5kW/unit (VND 37
billion)
Installed: April 2009
Phase II. 118 x 3.5kW (~VND 300
billion)
installed 2010
Đầu tư
about VND300
billion
for the whole
Spratly islands
1290VND billion
Công suất
118 x 3.5kW
50MW
Nhà cung cấp
Chủ đầu tư
Vietnam National Petroleum Corporation
Thương Tín Power company
(Sacomreal)
Địa điểm
Trường Sa lớn
Phước Hậu, Phước Thái, Phước Hữu
and Phước Dân
huyện Ninh Phước, Ninh Thuận
.
dự án
Nhà máy phong điện Trường Sa lớn
Nhà máy phong điện Phước Dân
stt
21
22
Liên hệ
CÔNG TY CP NĂNG LƯƠNG SAI GON- BINH ĐINH
Greta Energy Inc.
5140 Yonge Street, Suite 2250
Toronto, Ontario, Canada M2N 6L7
Tel: +1 (416) 590.0197
Fax: +1 (416) 590.1701
nguồn
Du-an-nha-may-dien-gio-Nhon-
Hoi/20083/81891.vov
tien-do-cac-du-an-dau-tu.htm
Trạng thái
Đầu tư
527 VND billion
VND 1190 billion
Công suất
27MW (18 x 1.5MW)
66MW
Nhà cung cấp
Chủ đầu tư
SAI GON- BINH ĐINH Energy JSC.
GRETA INC (Canada)
Địa điểm
Làng Phú Hậu , xã Cát Chánh
Huyện Phù Cát
Công Hải , Thuận Bắc
, Ninh Thuận
dự án
Nhà máy phong điện Nhơn Hội
Nhà máy phong điện Công Hải
stt
23
24
Liên hệ
Mr. Martin Parodi
Head of investment of Enfinity Asia Pacific
Enfinity Corporation
Details contact: info@devi-renewable.com
nguồn
vn/vanbanpq/lawdocs/CV8229VPCP.PDF?
id=95383
cap-phep-251-trieu-usd-dien-gio/
Trạng thái
Titan exploring
Đầu tư
VND6537 billion
VND5200 billion
($250 million)
Công suất
180MW
124,5MW
Nhà cung cấp
Chủ đầu tư
Thuan Phong Energy Development JSC
Enfinity Ninh Thuận Ltd., Co.
Địa điểm
Xã An Hải, Phước Hải and Phước Dinh
, huyện Thuận Nam,
Tỉnh Binh Thuan
Huyện Phước Nam, Phước Minh, Phước
Ninh, Thuận Nam và
Phước Hải, Ninh Phước
dự án
Nhà máy phong điện An Phong
Nhà máy phong điện Phước Nam Enfinity Ninh Thuận
stt
25
26
Liên hệ
Mr. Đặng Công Chuẩn
Trungnam Wind Power
Tel: 08.62645178
Fax: 08.62645180
Email: trungnamgroup@trungnamgroup.com.vn
Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Năng lượng Toàn Cầu.
(Địa chỉ: phòng 1315, Tầng 13, Kumho Asiana Plaza,
39 - Lê Duẩn, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
nguồn
cap-phep-251-trieu-usd-dien-gio/
Trạng thái
Đầu tư
$500 million
Công suất
Po9w0e Mr)W (up to 200MW
18MW
Nhà cung cấp
Chủ đầu tư
Công ty CP ios điện Trung nam
Giclot,b aNl iEnnhe rTghy uInậvne sptmroenvti nancde Consultantcy
Địa điểm
Lợi Hải , Thuận Bắc
Huyện Phước Thành, Bác Ái
dự án
Nhà máy phong điện Lợi Hải
Nhà máy phong điện Phước Thành
stt
27
28
PHẦN 4: DỰ ÁN PHONG ĐIỆN TIÊUBIỂU
1 .Phát triển Phong điện tại Bình Định
SGTT.VN – “Chúng tôi xác định các dự án phong điện ở Bình Định sẽ là tiền đề để tạo bước đột phá trong phát triển sản xuất năng lượng sạch”. Ông Nguyễn Ngọc Toàn, phó ban quản lý khu kinh tế Bình Định, khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với chúng tôi ngày 20.3 xung quanh việc triển khai các dự án phong điện ở tỉnh này.
Phối cảnh mô hình một nhà máy phong điện tại bán đảo Phương Mai, Bình Định.
Ông Toàn cho biết:“Tại Bình Định, riêng khu kinh tế Nhơn Hội đã quy hoạch 283ha ở phía bắc để phát triển phong điện. Hiện nay đã có hai nhà đầu tư đang triển khai hai dự án với tổng công suất hơn 50MW. Ngoài ra, trên đỉnh dãy núi Phương Mai dài 12km, rộng trung bình 0,8km, mới đây UBND tỉnh Bình Định cũng đã chấp thuận cho công ty TNHH Nguyễn Gia nghiên cứu, khảo sát để lập dự án đầu tư với công suất dự kiến 120 – 180MW. Theo tôi, trên địa bàn Bình Định còn nhiều khu vực có tiềm năng phát triển phong điện như ven biển, cụ thể là những vị trí thích hợp thuộc khu du lịch Trung Lương, Vĩnh Hội, Tân Thanh, có thể kéo dài về phía bắc của tỉnh hoặc dọc đường Quy Nhơn – Sông Cầu thuộc thành phố Quy Nhơn”.
phát triển phong điện có những ưu điểm và hạn chế gì?
Ưu điểm hàng đầu của phong điện là nguồn năng lượng sạch, không tiêu tốn nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường. Chi phí xây dựng các nhà máy phong điện thấp hơn các loại hình khác, lại dễ chọn địa điểm, có thể đặt ở những vị trí khác nhau với những giải pháp rất linh hoạt, phong phú. Tại Bình Định, các nhà máy phong điện sẽ còn là điểm nhấn cho việc phát triển du lịch trên bán đảo Phương Mai. Các dự án phong điện chỉ có một nhược điểm duy nhất là sử dụng diện tích đất hơi lớn. Tuy nhiên, hạn chế này có thể dễ dàng khắc phục bằng việc tổ chức, phát triển các dịch vụ du lịch phía dưới.
Sức gió ở khu vực Bình Định có đảm bảo cho các nhà máy phong điện hoạt động liên tục không?
Kết quả khảo sát cho thấy Bình Định là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển năng lượng gió lớn nhất cả nước và đã được đưa vào quy hoạch phát triển phong điện. Thông thường, chỉ cần sức gió 3m/s là các tuabin đã vận hành phát điện; trong khi đó ở nhiều vùng tại Bình Định với độ cao 40m đã có sức gió trung bình 6,2m/s. Hiện nay, hai dự án phong điện đang triển khai ở Bình Định đều có tuabin cao 80m, sức gió sẽ cao hơn nhiều nên luôn đảm bảo để vận hành phát điện. Riêng mỗi khi có bão thì phải ngừng vận hành.
vì sao thời gian qua việc triển khai các dự án phong điện ở Bình Định còn chậm?
Bình Định là tỉnh đầu tiên của Việt Nam có dự án phong điện. Từ năm 1997 đã hình thành dự án liên doanh sản xuất điện bằng sức gió, địa điểm được chọn là khu bờ biển bán đảo Phương Mai của thành phố Quy Nhơn và một phần huyện Phù Cát. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên việc tiến hành xây dựng nhà máy phong điện Phương Mai đã bị trì hoãn nhiều lần. Đến đầu năm 2006, dự án mới chính thức khởi động. Có rất nhiều nguyên nhân khiến dự án triển khai chậm, nhưng vướng mắc lớn nhất là giá thành bán điện cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN). Trước đây, EVN chỉ mua với mức giá 4 cent/kWh nên chủ đầu tư các dự án phong điện không chấp nhận. Tháng 12.2010, Thủ tướng đã yêu cầu VNE nâng giá mua điện từ các nhà máy phong điện lên 12 cent/kWh để ưu tiên, đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch. Sau khi hoàn thành, các nhà máy phong điện sẽ bán điện trực tiếp cho EVN Do đó, khi vướng mắc này được tháo gỡ, các dự án phong điện sẽ triển khai nhanh hơn. Hiện nay, UBND tỉnh Bình Định cũng đang thể hiện quyết tâm xây dựng bằng được các nhà máy phong điện để làm tiên phong phát triển năng lượng sạch.
khi các nhà máy phong điện ở Bình Định đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm tình trạng thiếu điện như thế nào?
Thực tế, một trạm phong điện 4kW có thể đủ điện cho một trạm kiểm lâm trong rừng sâu hoặc một ngọn hải đăng xa đất liền. Một trạm 10kW đủ cho một đồn biên phòng trên núi cao, hoặc một đơn vị hải quân nơi đảo xa. Một trạm 40kW có thể đủ cho một xã vùng cao, một đoàn thăm dò địa chất hay một khách sạn du lịch biệt lập, nơi đường dây chưa thể vươn tới được… Trong khi đó, khi các nhà máy phong điện Phương Mai 3 và Phương Mai 1 đi vào hoạt động có tổng công suất 51MW sẽ hoà vào lưới điện quốc gia tổng lượng điện năng gần 150.000MWh. Điều này góp phần rất lớn trong việc giải quyết tình trạng thiếu điện hiện nay.
Hai dự án phong điện đang triển khai tại Bình Định
• Dự án nhà máy phong điện Phương Mai 3 do công ty cổ phần phong điện Miền Trung làm chủ đầu tư có tổng công suất 21MW với 14 trụ tuabin phát điện, mỗi tuabin có công suất 1,5MW; xây dựng trên diện tích 140ha trên bán đảo Phương Mai thuộc khu kinh tế Nhơn Hội, có tổng mức đầu tư 575 tỉ đồng. Theo ông Nguyễn Ngọc Toàn, dự án này đang tiến hành giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư đang đàm phán mua thiết bị; dự kiến đi vào hoạt động trong quý 2/2011.
• Dự án nhà máy phong điện Phương Mai 1 do công ty cổ phần phong điện Phương Mai làm chủ đầu tư, xây dựng trên diện tích gần 142ha cũng trên bán đảo Phương Mai, có tổng công suất 30MW với 12 trụ tuabin phát điện, mỗi tuabin có công suất 2,5MW. Trong quá trình hoạt động, các tuabine sẽ phát điện với điện áp 0,4kV, sau đó đưa về nhà phân phối, nâng cấp điện áp lên 22kV và đấu nối vào lưới điện 22kV của công ty điện lực Bình Định. Toàn nhà máy phong điện Phương Mai 1 được chia thành hai khu chức năng chính gồm khu sản xuất, phân phối điện và khu phụ trợ. Dự án có tổng kinh phí đầu tư 880 tỉ đồng, dự kiến triển khai xây dựng trong quý 2/2011 và phát điện thương mại trong quý 1/2012.
2.Phát triển phong điện tại Bình Thuận
Dự án của công ty Fuhrlaender AG ở Việt NamFuhrlaender AG hợp tác với Fuhrlaender Việt Nam xây dựng Nhà máy sản xuất và lắp ráp tua-bin Phong điện Vĩnh Hảotại Bình Thuận, Việt Nam với tổng mức đầu tư ước tính khoảng 25 triệu $ nhằm mục đích đưa công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến vào thị trường Việt Nam giúp các nhà đầu tư trong nước có thể khai thác tiềm năng năng lượng gió dồi dào với thiết bị được nội địa hóa cao dẫn đến giá thành phát điện giảm, đem lại lợi nhuận kinh tế và thời gian hoàn vốn hiệu quả.
Đây được coi là đại diện cho nhà máy sản xuất tuabin gió đầu tiên ở Việt Nam. Được xây dựng trên diện tích 36 ha, trong giai đoạn đầu, nhà máy sẽ sản xuất và lắp ráp 48 tuabin loại 1,5MW, với tổng công suất 72M, sau đó sẽ đưa vào sản xuất tiếp loại tua-bin 2,5 MW nâng tổng công suất của Nhà máy lên 192MW mỗi năm.Ở giai đoạn đầu, Nhà máy sẽ tập trung sản xuất dòng sản phẩm FLMD 77 1,5 MW, là loại tua-bin đã được đưa vào ứng dụng và lắp đặt cho dự án REVN, trải qua các bước cải tiến phù hợp với môi trường cũng như khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam.Fuhrlaender là doanh nghiệp duy nhất có trên 2 năm kinh nghiệm trong việc thích ứng công nghệ với các điều kiện khí hậu cũng như lưới điện Việt Nam và điều đó khiến cho các nhà đầu tư an tâm hơn về khả năng chống đỡ của tua-bin trước các mối đe dọa của thời tiết khắc nghiệt và lưới điện thiếu ổn định, là những khó khăn chủ yếu trong quá trình vận hành nhà máy điện gió.
Đây là dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp tuabin điện gió đầu tiên tại Việt Nam nhằm cung cấp tuabin cho các dự án điện gió của Việt Nam và các khu vực lân cận. Ngoài chức năng chính là sản xuất, lắp ráp, Fuhrlaender sẽ tổ chức trường đào tạo công nhân kỹ thuật điện gió cho cả nước cũng như xây dựng và phát triển các nhà máy công nghiệp hỗ trợ.
Thời gian dự tính đưa Nhà máy đi vào hoạt động khoảng tháng 6/2012.
Dự án nói trên do Công ty Fuhrlaender AG, Đức đã phối hợp với Công ty cổ phần Phong điện Fuhrlaender Việt Nam (Fuhrlaender VN ) phối hợpthực hiện.
Fuhrlaender VN được sáng lập từ năm 2008 bởi những cá nhân tâm huyết với điện gió, họ đã nghiên cứu và đi sâu tìm hiểu để có được những kinh nghiệm đầy đủ về năng lượng tái tạo Việt Nam và họ cũng chính là những người nhận ra được tiềm năng điện gió nước nhà từ khi điện gió còn ở thuở sơ khai, ít người quan tâm.
Ngoài ra, Fuhrlaender VN còn có một hệ thống các kỹ sư được đào tạo bài bản về chuyên môn tại Đức, có đủ khả năng đảm nhiệm các công việc lắp dựng, bảo trì, bảo dưỡng tua-bin cùng sự phối hợp chặt chẽ với các kỹ sư dày dạn kinh nghiệm của Fuhrlaender AG.
Fuhrlaender đã cung cấp 20 tuabin FLMD 1,5 MW cho trang trại gió đầu tiên ở Việt Nam, nằm ở trung tâm tỉnh Bình Thuận, hiện toàn bộ 20 tua-bin nói trên đã lắp dựng hoàn chỉnh và hòa lưới điện quốc gia.Nước Đức hiện đang thúc đẩy mối quan hệ với Việt Nam với hy vọng hợp tác phát triển các dự án điện gió trong nước. Tháng 7 năm 2009, tổ chức GTZ đã trợ cấp 1,4 triệu USD cho Việt Nam nhằm phát triển ngành công nghiệp điện gió ở nước ta.
Một vài hình ảnh về dự án của công ty Fuhrlaender
Kỷ lục thế giới: Tuabin 2,5 MW trên cột tháp kết cấu thép160 m Fuhrlaender sản xuất điện gió kinh tế hơn với tuabin 2,5 MW mới, ví dụ trong vùng rừng và vùng có nhiều đồi núi. Tuabin này với hơn 200 m chiều cao cung cấp gần 7 triệu kWh/năm tại địa điểm tham khảo ở Đức. Với chiều cao cột tháp có thể thay đổi từ 85m đến 160 m cũng như 2 rô-to có đường kính lớn 90m và 100m của tuabin tốc độ thay đổi có thể được điều chỉnh phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.
Tuabin gió loại FL 2500, công suất 2,5MW trên cột tháp bằng kết cấu thép cao 160m, đường kính rô-to lên tới 90-100m. Ảnh: wind-industry-germany.com
3. Nghiên cứu thêm
Lưới điện sử dụng năng lượng gió
Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã đề xuất giải pháp nối liền các nhà máy năng lượng gió tại những vùng khác nhau bằng mạng đường dây truyền tải, làm cho việc cung cấp điện năng đạt hiệu quả cao hơn.Để khắc phục tình trạng thiếu năng lượng toàn cầu, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, từ lâu con người đã tăng cường khai thác năng lượng gió.Năng lượng gió có nhiều lợi thế để tạo ra nguồn điện năng rẻ. Nhưng vấn đề lớn nhất mà các nhà máy điện sử dụng năng lượng gió gặp phải là trong thực tế không phải lúc nào cũng có gió, vì vậy mà nguồn điện sẽ không ổn định.
Tuy nhiên, người ta khắc phục được nhược điểm trên bằng cách kết nối các nhà máy điện sử dụng năng lượng gió bằng hệ thống đường dây truyền tải.Năng lượng gió ở nhiều nơi sẽ bổ trợ cho nhau, tạo ra nguồn điện năng được duy trì ổn định.Theo nghiên cứu của hai nhà khoa học Mỹ là Cristina Archer và Mark Jacobson, cứ có 3 nhà máy năng lượng gió nối liền trở lên sẽ đảm bảo được việc cung cấp nguồn điện năng liên tục.Một điều thuận lợi nữa của giả pháp trên là giúp giảm bớt thất thoát trong quá trình phân phối điện. Thay vì sử dụng nhiều hệ thống đường dây nối liền từng nhà máy với nơi tiêu thụ, điện sau khi nối mạng sẽ được tập trung tại 1 điểm và chuyển tới các thành phố bằng hệ thống đường dây duy nhất.Hiện nay Mỹ và một vài nước khác đã bắt đầu kết nối các nhà máy điện sử dụng năng lượng gió. Những nhà máy này đang được kỳ vọng sẽ trở thành nơi sản xuất nguồn năng lượng rẻ nhất và sạch nhất, giúp giảm đáng kể nguồn điện năng phải sản xuất từ các nhà máy điện đốt than đá, từ đó giảm phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển Trái đất.
Năng lượng gió ở châu Âu
Việc sử dụng sức gió đang phát triển mạnh ở châu Âu, nơi cung cấp nhiều nhất cho thế giới loại năng lượng có thể tái tạo này.Sự hỗ trợ của chính phủ, việc phát minh những công nghệ mới, và nhu cầu giảm thiểu số lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã thúc đẩy sự phát triển các cơ sở khai thác sức gió từ Đan Mạch cho tới Scotland.Phong trào sử dụng năng lượng gió cũng đang diễn ra tại tỉnh Galicia thuộc miền tây bắc Tây Ban Nha. Các tháp turbine chạy bằng sức gió đứng sừng sững trên những ngọn đồi trọc trải dài mút mắt trên vùng đất lởm chởm này của tỉnh Galicia. Vào một buổi sáng tháng 3 giá lạnh, 145 tháp turbin cao vút đang đua nhau hoạt động để tạo điện năng.Kỹ sư Daniel Piniero leo lòng tháp, nơi chứa một trong số những cổ turbine đồ sộ, để giới thiệu cho một khách thăm những bộ phận bên trong của bộ máy này, một loại cối xay gió của thế kỷ thứ 21.Ông cho biết mỗi tháp turbine gió có thể sản xuất khoảng 66 kilowat điện trong 1 giờ, cung cấp đủ năng lượng cho 60 ngàn gia đình. Nhưng trại turbine gió có tên là Faladoira này chỉ là một phần rất nhỏ của số năng lượng do sức gió tạo ra trong tỉnh Galicia.
Trong 10 năm qua, năng lượng gió đã phát triển thành một ngành kinh doanh phát đạt, không những sản xuất điện mà còn tạo ra công ăn việc làm và mang lại thu nhập cho nông dân và ngư dân trong vùng nông thôn này - một trong những địa phương bị xem là nghèo khổ nhất ở Tây Ban Nha.Trong tỉnh Galacia, công nghiệp năng lượng gió đã giúp tạo ra được 2 ngàn việc làm mới, kể cả những việc làm tại trại năng lượng gió Faladoira.Ngày nay, năng lượng gió chiếm vào khoảng 6% sản lượng điện của Tây Ban Nha. Tỉnh Galacia đang đi dầu trong phong trào khai thác sức gió ở châu Âu. Châu lục này chiếm 80% thị trường năng lượng gió toàn cầu.Nghị định thư Kyoto vừa được phê chuẩn để giảm bớt hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu giúp giải thích vì sao có động lực mới thúc đẩy việc phát triển sức gió và các nguồn năng lượng có thể tái tạo khác tại những địa phương như Galacia .Tây Ban Nha và các nước châu Âu khác đang tìm kiếm những nguồn năng lượng sạch để thay thế điện lực truyền thống và giảm bớt số lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.Tây Ban Nha không phải là nước châu Âu duy nhất có ngành công nghiệp năng lượng gió phát triển mạnh. Về mặt tổng sản lượng điện dùng sức gió thì nước Đức đứng đầu thế giới. Nhưng Đan Mạch, nước có 20% điện năng do sức gió tạo ra, chiếm hạng nhất về mặt sản lượng điện tính theo đầu người.Những nước khác như Pháp, nơi năng lượng gió chiếm khoảng 1% tổng sản lượng điện, thì vẫn còn bị bỏ lại phía sau. Nhưng Liên minh châu Âu đã quy định rằng 6% tổng sản lượng điện của toàn liên minh phải được sản xuất bằng sức gió trước năm 2010.Nhưng bên cạnh tình hình đáng phấn khởi vừa nêu, sự chống đối năng lượng gió cũng đang gia tăng. Một số người chủ trương bảo vệ môi trường nói rằng những tháp turbine gió khổng lồ đã giết chết rất nhiều loại chim chóc di trú.Trong khi đó, ngư dân ở miền nam Tây Ban Nha lo ngại rằng những kế hoạch xây dựng các trại turbine gió ngoài khơi sẽ làm đảo lộn các ngư trường và tuyến đánh cá của họ.Về phần mình, các nhà khoa học ghi nhận rằng tự nó, gió là một nguồn năng lượng không đáng tin cậy. Và một số đoàn thể quần chúng châu Âu than phiền rằng các trại turbine gió làm giảm vẻ mỹ quan của thiên nhiên.
Trạm phát điện kết hợp năng lượng gió và mặt trời
Viện Cơ học đang lắp đặt một trạm phát điện năng lượng gió và mặt trời tại Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Đây là trạm phát điện đầu tiên sử dụng bộ nguồn thông minh có thể tự động lựa chọn điện gió hoặc điện mặt trời.Trạm phát điện này có công suất thiết kế là 1500 W, lắp đặt ở độ cao 10-15 m. Theo khảo sát của Viện Cơ học, vận tốc gió ở Cù Lao Chàm trung bình là 9-10m/s, rất thuận lợi cho việc xây dựng các trạm phát điện sử dụng năng lượng gió.Tuy nhiên, ông Phạm Văn Bạch Ngọc, phòng Cơ điện tử, Viện Cơ học (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam), người trực tiếp khảo sát và xây dựng trạm điện này cho rằng: Nếu trạm chỉ sử dụng năng lượng gió thì có những lúc do vận tốc gió quá thấp, công suất phát điện của máy sẽ rất nhỏ, thậm chí máy không hoạt động. Đây thường là lúc trưa nắng, nguồn năng lượng mặt trời rất dồi dào. Do đó, việc kết hợp cả hai loại năng lượng tái tạo trên đã khắc phục được hiện tượng phát điện ngắt quãng.
Để có thể kết hợp cả năng lượng gió và năng lượng mặt trời, Viện Cơ học đã kết hợp cùng Viện Công nghệ thông tin để chế tạo một bộ nguồn thông minh. Bộ nguồn này gồm 2 đầu vào, một đầu là điện gió, một đầu là điện mặt trời, đầu ra dùng nạp ắc quy và qua bộ đổi điện để phục vụ người tiêu dùng. Nhờ vậy, hệ thống phát điện luôn hoạt động 24/24h.Hiện nay, Viện Cơ học đang hoàn thiện trạm phát điện này, dự định, muộn nhất đến tháng 12 sẽ đưa vào hoạt động.Ông Bách Ngọc cho biết, hiện nay, người dân ở Cù Lao Chàm chỉ được dùng điện 18h-20h hằng ngày với giá 5.000 một kw/h. Trước mắt, trạm phát điện 1500 W sẽ được dùng cho các hoạt động văn phòng của UBND xã Tân Hiệp. Ông Ngọc cho biết, để hơn 4.000 dân Cù Lao Chàm được sử dụng điện, cần xây dựng một trạm phát điện năng lượng gió với quy mô khoảng 300 KW kết hợp với trạm phát điện diesel có sẵn.Cù Lao Chàm đang phát triển tiềm năng du lịch và Viện Cơ học cho biết nếu có thể, sẽ tiếp tục xây dựng một trạm điện sử dụng năng lượng gió có công suất 600 KW sẽ rất thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế và phục vụ sinh hoạt. Theo theo ước tính ban đầu, nếu có thể lắp đặt trạm điện như thế, người dân sẽ chỉ phải trả 2.000-2.500 đồng cho mỗi kw/h và có thể thấp hơn nếu có sự hỗ trợ của Nhà nước
Lâm Đồng phát triển điện gió
Với vận tốc đạt 6-8,5 m/s, tài nguyên gió ở Lâm Đồng hội đủ các yếu tố để phát triển điện gió. Hai dự án nhà máy phong điện tại Đà Lạt và Đức Trọng đang được triển khai để có thể khai thác điện gió vào năm 2013.
Phong điện là lợi thế của Lâm Đồng. Ảnh: Petrotimes
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa trao giấy phép cho chủ đầu tư một nhà máy điện gió ở xã Trạm Hành. Nhà máy có công suất thiết kế 300 MW, chia làm 10 giai đoạn thực hiện. Giai đoạn 1 tiến hành vào tháng 12/2011 với công suất 30 MW. Dự kiến toàn bộ dự án sẽ thực hiện trong 24 tháng, hoạt động vào cuối năm 2013.
Nhà máy điện gió Ninh Loan ở huyện Đức Trọng cũng đang được triển khai đo đạc, chọn vị trí để có thể khởi công vào năm 2013.
Theo chủ đầu tư, điện gió mang lại nguồn năng lượng sạch, phục vụ nhu cầu đời sống, góp phần phát triển kinh tế và tạo được nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Điện gió còn có nhiều nguồn lợi cộng sinh khác như giảm khí thải, chiếm rất ít diện tích nên không phải tốn nhiều chi phí cho việc di dời, tái định cư. Đặc biệt dưới các trụ gió người dân vẫn có thể sản xuất nông nghiệp
Trung Quốc chế tạo turbine lớn nhất thế giới
Hãng công nghệ Sinovel của Trung Quốc vừa giới thiệu turbine gió lớn nhất thế giới có thể sử dụng để thu phong năng ngoài khơi, trên bờ hoặc trong đất liền.
Ông Tao Gang, phó chủ tịch hãng Sinovel cho biết đây là loại turbine đầu tiên được sản xuất trong nước. Trước đây, Đức là nước duy nhất có thể độc lập chế tạo loại turbine có công suất lớn nhất thế giới, và cũng là nước duy nhất đã thử nghiệm thiết bị này trong môi trường tự nhiên.
Với những cánh quạt có đường kính 128m, turbine của hãng Sinovel có công suất lên tới 6MW, lớn hơn những loại turbine khác. Theo ông Tao, việc sản xuất loại turbine lớn trong nước sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phong năng ngoài khơi.
Được biết, hiện các nước châu Âu và Mỹ đang thúc đẩy ngành phong năng ngoài khơi do muốn tiết kiệm tài nguyên đất và muốn giảm phát thải khí gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, trong thập kỷ tới, Anh và Pháp có kế hoạch lắp đặt 7.600 turbine ngoài khơi, mỗi turbine có công suất hơn 5MW.
Tại Trung Quốc, cánh đồng turbine gió ngoài khơi đầu tiên với công suất 100 MW ở TP. Thượng Hải bắt đầu hoặt động từ tháng 8/2010.
Trung Quốc sắp có loại turbine công suất 10MW. (Ảnh minh họa)
Cũng trong năm 2010, Trung Quốc hoàn thành gói thầu lắp đặt cánh đồng turbine công suất 1GW ở phía bắc tỉnh Cam Túc, công trình này sẽ được khởi công trong năm 2011. Hiện, hãng Sivovel đang có kế hoạch chế tạo loại turbine 10MW.
Bên cạnh đó, những nhà sản xuất turbine gió khác của Trung Quốc cũng đang phát triển loại turbine công suất lớn bằng cách tự chế tạo hoặc liên doanh với đối tác nước ngoài. Hiện nay, Trung Quốc đã có 80 hãng chế tạo turbine, trong đó ba nhà chế tạo turbine hàng đầu của nước này là Sinovel, Goldwind và Dongfang Electric nằm trong top 10 nhà chế tạo turbine hàng đầu thế giới.
Ủy ban năng lượng gió của Trung Quốc cho biết, tính đến cuối năm 2010, tổng công suất phong năng thiết kế của Trung Quốc lớn nhất thế giới, với 44,7GW, chiếm 23% tổng sản lượng phong năng thế giới.
Google đầu tư 5 tỷ đôla xây dựng Trang trại phong điện
Tập đoàn khổng lồ Google đã quyết định đầu từ 5 tỷ đô la để xây dựng một Trang trại phong điện ở ngoài khơi Virginia, bang New Jersey (Mỹ).
Trang trại phong điện có tổng trị giá khoảng 15 tỷ đô la do Google là chủ đầu tư, sẽ được xây dựng ngoài khơi cách bờ biển Virginia khoảng 30 km, trong 10 năm tới. Sau khi hoàn thành, Trang trại phong điện của Google có thể cung cấp 2000 MWh điện, đủ cung cấp điện sinh hoạt cho hơn 500.000 gia đình.
Google đầu tư 5 tỷ đô la xây dựng Trang trại phong điện
"Trạm phong điện này sẽ tận được nguồn năng lượng gió dồi dào ở ngoài khơi Virginia. Chúng tôi nghĩ dự án này hoàn toàn khả thi với công nghệ hiện nay”, ông Rick Needham, giám đốc các hoạt động xanh của Google.
Dự án phong điện của Goolge cũng thu hút vốn đầu tư từ những công ty khác bao gồm: Good Energies, Marubeni và Trans-Elect. Gói đầu tiên của dự án nayd sẽ xây dựng 250 km đường dây truyền tải điện dưới nước trị giá 1,8 tỷ đô la và dự kiến sẽ được hoàn thành vào 2016.
Tháng 5/2010 vừa qua, tập đoàn Google đã lần đầu tiên tham gia đầu tư vào các dự án năng lượng sạch khi đầu tư 38,8 triệu đô la vào hai dự án xây dựng Trang phong điện ở North Dakota. Ông Rick Needham cho biết đây sẽ là chiến lược đầu tư lâu dài của Google.
Hiện tại, tập đoàn Google cũng đang sử dụng các nguồn năng lượng sạch có thể tái cho các trung tâm dữ liệu của họ. Với kho dữ liệu trực tuyến khổng lồ như hiện nay, Google liên tục phải lắp đặt thêm các máy chủ có công suất lớn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đ_ ÁN PHONG ĐI_N HOÀN CH_NH.doc