- Thi công các công việc trên cao như ghép ván khuôn , nối cốt thép trên cao, công nhân phải đeo dây an toàn. Khi kéo thẳng cốt thép phải làm nơi có hàng rào. Khi đặt cốt thép vào dầm xà, người thợ không được đứng vào thành ván khuôn.
- Nơi đặt cốt thép có dòng điện chạy qua phải có biện pháp đề phòng điện hở, dây điện chỉ được đặt trên gỗ khô, không đặt trực tiếp lên thép, vật dẫn điện. Vận chuyển vận liệu lên cao phải kiểm tra mối buộc trước khi cẩu. Phải kiểm tra bảo dưỡng dây cáp cẩu, thăng tải thường xuyên.
155 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3665 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tốt nghiệp Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng loại và phải kiểm tra trước khi lắp dựng. Khi cần lắp dựng thì sẽ dùng cẩu tự hành đưa lên để lắp dựng.Việc kiểm tra tim cốt của trụ phải được kiểm tra bằng máy trắc đạc và kỹ thuật giám sát cho phép mới được lắp dựng. Việc lắp dựng thép được thực hiện theo đúng yêu cầu thiết kế và các tiêu chuẩn hiện hành.
4.2.4.2. Gia công lắp dựng ván khuôn :
Đây là khâu quan trọng nhất để đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật. Cốp pha cột, trụ dùng loại côppha gỗ đã được lắp ghép phù hợp với kích thước của cột. Trước khi lắp dựng, ván khuôn cột phải được định vị tim trục ngang, trục dọc lên bề mặt bê tông trụ, chiều cao đổ bê tông cũng phải được đánh dấu lên trên mặt cốp pha để lắp dựng cho chính xác.
4.2.4.3. Đổ bê tông cột:
Sau khi lắp dựng xong ván khuôn cột tiến hành đổ bê tông cho cột, bê tông cột là bê tông thương phẩm được vận chuyển bằng xe chuyên chở, đến công trình bê tông được đưa ra cho vào khuôn thép dạng phễu, rồi dùng cẩu tự hành đưa lên để đổ, tại vị trí cột mà cẩu tự hành khó thi công thì có thể dùng phương án trộn bê tông bằng máy trộn rồi dùng vận thăng đưa lên tập kết tại vị trí đổ sau đó đổ thủ công(cách này chỉ áp dụng với số lượng cột ít, hầu hết các cột sẽ được đổ bằng cẩu tự hành). Mỗi cột khi đổ bê tông cần ít nhất là 3 công nhân: 2 công nhân để điều chỉnh phễu đổ bê tông, 1 công nhân dùng đầm dùi để đầm liên tục trong quá trình đổ, tránh hiện tượng bê tông bị rỗ. Chiều dày của mỗi lần đổ không quá 30cm để đảm bảo đầm tốt.
4.2.4.4. Công tác bảo dưỡng bê tông:
- Quá trình đông kết của vữa bê tông là một quá trình phản ứng thủy hoả giữa xi măng và nước trong khối bê tông. Vì vậy khi bê tông đổ xong phải giữ được nước (không để mất nước trong khối bê tông).
- Phải tưới nước sau khi đổ xong khoảng 4-7 giờ. Những ngày sau cứ 2-4 giờ tưới 1 lần. Nếu trời nắng gắt thì sau khi đổ xong dùng bao tải phủ lên trên.
4.2.4.5. An toàn lao động trong quá trình đổ bê tông:
- Những người làm việc trên sàn bê tông ở độ cao để đổ, đầm bê tông phải được trang bị dây đeo an toàn. Sàn công tác phải được kê, chống neo an toàn không được neo vào cột bê tông đang đổ.
- Không được để các vật dụng nặng trên sàn công tác, tránh trong quá trình đầm rung có thể rơi xuống, riêng đầm phải được neo buộc chắc chắn vào sàn công tác.
4.2.5. Công tác thi công dầm, sàn:
4.2.5.1. Công tác ván khuôn
a. Lắp dựng ván khuôn dầm, giằng, sàn:
Việc lắp dựng ván khuôn dầm tiến hành theo các bước:
+ Lắp dựng giàn giáo
+ Lắp dựng xà gồ gỗ
+ Ghép ván khuôn đáy dầm, giằng.
+ Ghép ván khuôn thành dầm, giằng.
+ Ghép ván khuôn sàn.
- Ván khuôn dầm, giằng, sàn được đỡ bằng hệ thống cây chống gỗ.
- Lắp xà gỗ đỡ ván đáy, giằng, sàn.
- Tiến hành đặt ván đáy dầm, giằng vào vị trí, điều chỉnh đúng cao độ tim, cốt rồi mới lắp ván khuôn thành.
- Sau khi lắp dựng xong ván khuôn dầm giằng tiến hành ghép ván khuôn sàn.
- Ván thành được cố định bằng đinh sắt, dưới chân đóng đinh vào thanh ngang đầu cột chống. Tại mép trên ván khuôn thành được ghép vào ván khuôn sàn. Khi không có sàn thì dùng thanh chéo chống xiên vào ván thành từ phía ngoài.
b. Kiểm tra nghiệm thu:
- Sau khi lắp dựng, căn chỉnh giằng chống ổn định ta tiến hành nghiệm thu ván khuôn trước khi đổ bê tông.
- Các tấm ghép không có kẽ hở,nếu có thì phải nhỏ nhất có thể, độ cứng của tấm đảm bảo yêu cầu, mặt của tấm bằng phẳng không bị cong vênh, không bị thủng.
- Kiểm tra hệ thống cột chống, giằng, hệ thống thanh đỡ dầm và hệ thống chống thành dầm, sàn.
- Kiểm tra độ bằng phẳng, kín khít, cao độ của ván khuôn sàn.
- Sau khi kiểm tra xong tiến hành nghiệm thu.
4.2.5.2. Công tác cốt thép
- Khi đã kiểm tra việc lắp dựng ván khuôn dầm sàn xong tiến hành lắp dựng cốt thép. Cần phải chỉnh cho chính xác vị trí cốt thép trước khi đặt vào vị trí thiết kế.
- Cốt thép được gia công ở phía dưới, cắt uốn theo đúng hình dạng kích thước thiết kế. Xếp đặt bố trí theo từng chủng loại, đánh số theo từng loại cấu kiện để thuận tiện cho thi công. Trước khi đưa thép lên thi công, cần phải vệ sinh và đánh rỉ rồi mới đưa lên.
- Để thi công thuận tiện, quá trình buộc cốt thép dầm phải tiến hành sau khi ghép ván khuôn đáy và thành dầm.
- Cốt thép dầm, sàn được đưa lên sàn công tác sau đó tiến hành lắp dựng. Chú ý không để các đoạn nối trùng nhau trên một tiết diện. Các khoảng cách nối phải đảm bảo đúng kỹ thuật.
- Để đảm bảo khoảng cách cần thiết cho các lớp bê tông bảo vệ cốt thép, dùng các miếng đệm bê tông cài vào các cốt đai dầm, sàn.
- Kiểm tra lại cốt thép, vị trí những con kê để đảm bảo cho lớp bê tông bảo vệ cốt thép như thiết kế.
- Giai đoạn cuối của quá trình lắp đặt thép dầm, sàn sẽ có một đến hai công nhân đi kiểm tra lại khoảng cách giữa các thanh thép chịu lực của dầm, nếu hai thanh thép quá sát nhau không đảm bảo khoảng lọt của đá trong bê tông thì sẽ chèn đá vào để hai thanh thép tách xa nhau đảm bảo khoảng lọt cho đá trong bê tông.
4.2.5.3 Công tác bê tông:
a. Đổ và đầm bê tông:
- Bê tông dầm, sàn được đổ vào khoảng thời gian từ 19h trở đi, vì bê tông được vận chuyển bằng xe chở bê tông, do đặc điểm giao thông thường đông đúc vào ban ngày, nên để đảm bảo thời gian vận chuyển cho phép, xe chở bê tông thường phải vận chuyển bê tông vào buổi tối. Bê tông được chở đến công trường sau đó dùng bơm bê tông bơm qua ống bơm bê tông để đưa bê tông lên vị trí cần đổ.
- Đổ bê tông tới đâu thì tiến hành đầm tới đó. Việc đầm bê tông được tiến hành bằng đầm dùi.
- Trong quá trình đổ bê tông tuyệt đối không được đi lại trực tiếp lên cốt thép và bê tông mới đổ, phải sử dụng ván sàn công tác trong quá trình thi công.
b. Bảo dưỡng bê tông:
Bê tông được bảo dưỡng đúng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng bê tông đạt đúng theo yêu cầu của thiết kế.
4.2.6. Biện pháp thi công bê tông:
Công tác bê tông được tiến hành khi có đầy đủ các biên bản:
- Biên bản nghiệm thu ván khuôn
- Biên bản nghiệm thu cốt thép.
Bảo dưỡng và xử lý các khuyết tật trong bê tông
- Phải tiến hành công tác bảo dưỡng bê tông ngay sau khi bê tông vừa đổ xong. Các biện pháp bảo dưỡng, trình tự và thời gian bảo dưỡng, công tác kiểm tra, trình tự và thời gian tháo dỡ ván khuôn… sẽ được cán bộ giám sát xem xét và chấp nhận trước khi thực hiện.
- Sau khi bê tông đổ xong, tiến hành bảo dưỡng bê tông theo tiêu chuẩn TCVN 5592-1991. Thời gian bảo dưỡng phụ thuộc vào thời tiết. Trong thời gian bảo dưỡng bê tông tránh các tác động cơ học như rung động xung lực xung kích, tải trọng và tác động khác có khả năng gây hư hại tới việc phát triển cường độ bê tông.
- Việc bảo dưỡng bê tông nhằm giữ gìn bê tông đủ độ ẩm nên thường xuyên kiểm tra độ ẩm của bê tông, nhất là những ngày nắng nóng bê tông phải được phủ bằng tải đay trên bề mặt bê tông, hoặc có thể tận dụng vỏ bao xi măng để làm vật che phủ.
- Trong quá trình đổ bê tông tiến hành đúc mẫu tại hiện trường theo từng giai đoạn thi công: móng, dầm, sàn. Phải thường xuyên kiểm tra, kiểm định chất lượng các loại vật liệu. Kết quả ép mẫu sẽ được ghi vào nhật ký công trình và được dùng làm kết quả thanh toán khối lượng bê tông.
4.2.7. Công tác xây tường :
- Hệ giáo cho việc xây tường phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, không được mất ổn định và phải có lưới bảo vệ khi giáo được lắp cao, nhất là phía ngoài công trình.
- Trong quá trình xây tại hiện trường luôn có dán bảng hướng dẫn cấp phối vật liệu cho xây.
- Khi xây mạch phải đều, không được xây trùng mạch, xây mạch phải thẳng và thường xuyên kiểm tra độ phẳng của mặt và độ thẳng đứng của bức tường xây. Trong quá trình xây không xây liên tục cao quá 1.5m tránh hiện tượng vữa chưa khô bị lún và bị nghiêng tường. Những chỗ cần thiết phải dừng thì dùng mỏ giật (hạn chế mỏ nanh).
- Dụng cụ xây gồm: Dao xây, bay xây, quả dọi, thước dài 1-2m, nivô, thùng đựng vữa và xô đựng nước…
Công tác an toàn trong khi xây:
- Tập trung làm việc không đùa nghịch trên giàn giáo.
- Mỗi công nhân tự mình kiểm tra sức khoẻ trước khi lên giàn giáo. Nếu thấy không đảm bảo khi làm việc trên cao thì báo với tổ trưởng để thay đổi vị trí làm việc.
- Khi chặt hay đập gạch phải quay vào phía trong tường.
- Không đi lại hay ngồi trên tường mới xây.
- Không được gác trực tiếp các đà giáo lên tường mới xây, không chừa các lỗ giáo gần mép cửa và không chất vật liệu quá nhiều lên giàn giáo.
4.3. Lập tiến độ thi công phần thân.
4.3.1. Ý nghĩa của công tác thiết kế tổ chức thi công.
Công tác thiết kế tổ chức thi công giúp cho kỹ sư xây dựng có thể đảm nhiệm thi công bao quát các công việc sau đây:
a. Chỉ đạo thi công ngoài hiện trường.
b. Điều phối nhịp nhàng các khâu phục vụ thi công.
- Khai thác và điều phối công việc, vật liệu.
- Gia công cấu kiện và các bán thành phẩm.
- Xây hoặc lắp các bộ phận công trình.
c. Phối hợp công tác một cách khoa học giữa công trường với các xí nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất khác.
d. Điều động một cách hợp lý nhiều đơn vị sản xuất trong cùng một thời gian và trên cùng một địa điểm xây dựng.
e. Huy động một cách cân đối và quản lý được nhiều mặt nhân lực, vật tư, dụng cụ, máy móc, thiết bị, phương tiện, tiền vốn... trong cả thời gian xây dựng.
4.3.2. Mục đích:
Công tác tổ chức thi công đảm bảo cho công việc thi công trên công trường được tiến hành một cách điều hoà, nhịp nhàng, cân đối nhằm mục đích:
- Nâng cao chất lượng công trình.
- Hạ giá thành xây dựng công trình.
- Rút ngắn thời gian thi công.
Và quan trọng nhất là phải đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình xây dựng.
4.3.3. Lập tiến độ thi công.
4.3.3.1. Khái niệm
Tiến độ thi công là tài liệu thiết kế lập trên cơ sở đã nghiên cứu kỹ các biện pháp kỹ thuật thi công nhằm xác định trình tự tiến hành, quan hệ ràng buộc giữa các công tác với nhau; thời gian hoàn thành công trình. Đồng thời nó còn xác định nhu cầu về vật tư, nhân lực, máy móc thi công ở từng thời gian trong suốt quá trình thi công.
4.3.3.2. Chọn hình thức biểu diễn tiến độ thi công.
Có 3 hình thức lập biểu đồ tiến độ:
Sơ đồ ngang
Sơ đồ mạng
Sơ đồ xiên
Sơ đồ ngang.
Ưu điểm:
+ Dễ lập, đơn giản, dễ hiểu
+ Thể hiện một phần tương đối tuần tự thực hiện các công việc và một phần mối liên hệ giữa các công việc.
+ Thể hiện được những thông tin cần thiết của quá trình quản lý.
Nhược điểm:
+ Thể hiện không rõ mối quan hệ, yêu cầu giữa các công nhân, nhất là quá trình phân phối trong không gian những công tác phức tạp.
+ Không thể hiện rõ những tuyến công tác có tính chất quyết định đến thời gian xây dựng.
Sơ đồ xiên.
Ưu điểm: Ngoài những ưu điểm của sơ đồ ngang còn có những ưu điểm sau:
+ Thể hiện được không gian của quá trình sản xuất.
+ Dễ kiểm tra những chỗ chồng chéo mặt trận công tác giữa các quá trình với nhau.
+ Khi thi công những nhà giống nhau dễ phát hiện ra tính chu kỳ.
Nhược điểm: Khó thể hiện tên công việc trên sơ đồ.
Sơ đồ mạng.
Ưu điểm:
+ Thể hiện được mối quan hệ giữa các công việc.
+ Khắc phục được những nhược điểm của sơ đồ ngang và sơ đồ xiên.
+ Thể hiện được những tuyến công tác chủ yếu quy định đến thời gian có thể tối ưu hoá các chỉ tiêu như thời gian xây dựng, giá thành.
+ Có thể cho phép tự động hoá việc tính toán, tự động hoá việc tối ưu hoá các chỉ tiêu của quá trình sản xuất.
+ Cho phép điều chỉnh mà không phải lập lại sơ đồ mạng.
+ Làm lộ ra các công việc găng, và các công việc không găng còn dự trữ thời gian và tài nguyên.
Nhược điểm
+ Phải có trình độ nhất định và hiểu biết về phương pháp lập và tối ưu hoá sơ đồ mạng.
+ Những công việc và sự kiện lớn thì việc tính toán bằng thủ công rất khó.
Từ những ưu, nhược điểm của 3 hình thức trên, kết hợp với những kiến thức đã được học chủ yếu là lập tiến độ thi công theo phương pháp sơ đồ ngang, loại này dễ lập và dễ hiểu, các loại tiến độ kia cần phải có thời gian tìm hiểu tỉ mỉ, chi tiết thì mới có khả năng để lập.Hơn nữa ta thấy số lượng các đầu công việc không nhiều, mối liên hệ qua lại giữa các công việc không quá phức tạp. Vậy ta dùng sơ đồ ngang để biểu diễn tiến độ.
4.3.3.3. Vai trò của kế hoạch tiến độ trong sản xuất xây dựng.
- Lập kế hoạch tiến độ là quyết định trước xem quá trình thực hiện mục tiêu phải làm gì, cách làm như thế nào, khi nào làm và người nào phải làm cái gì.
- Kế hoạch làm cho các sự việc có thể xảy ra phải xảy ra, nếu không có kế hoạch có thể chúng không xảy ra. Lập kế hoạch tiến độ là sự dự báo tương lai, mặc dù việc tiên đoán tương lai là khó chính xác, đôi khi nằm ngoài dự kiến của con người, nó có thể phá vỡ cả những kế hoạch tiến độ tốt nhất, nhưng nếu không có kế hoạch thì sự việc hoàn toàn xảy ra một cách ngẫu nhiên hoàn toàn.
- Lập kế hoạch là điều hết sức khó khăn, đòi hỏi người lập kế hoạch tiến độ không những có kinh nghiệm sản xuất xây dựng mà còn có hiểu biết công nghệ sản xuất một cách chi tiết, tỷ mỷ và một kiến thức sâu rộng.
Chính vì vậy việc lập kế hoạch tiến độ chiếm vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất xây dựng.
4.3.3.4. Sự đóng góp của kế hoạch tiến độ vào việc thực hiện mục tiêu.
- Mục đích của việc lập kế hoạch tiến độ và những kế hoạch phụ trợ là nhằm hoàn thành những mục đích và mục tiêu của sản xuất xây dựng.
- Lập kế hoạch tiến độ và việc kiểm tra thực hiện sản xuất trong xây dựng là hai việc không thể tách rời nhau. Không có kế hoạch tiến độ thì không thể kiểm tra được vì kiểm tra có nghĩa là giữ cho các hoạt động theo đúng tiến trình thời gian bằng cách điều chỉnh các sai lệch so với thời gian đã định trong tiến độ. Bản kế hoạch tiến độ cung cấp cho ta tiêu chuẩn để kiêm tra.
4.3.3.5. Tính hiệu quả của kế hoạch tiến độ.
Tính hiệu quả của kế hoạch tiến độ được đo bằng đóng góp của nó vào thực hiện mục tiêu sản xuất đúng với chi phí và các yếu tố tài nguyên khác đã dự kiến.
4.3.3.6. Tầm quan trọng của kế hoạch tiến độ.
Lập kế hoạch tiến độ nhằm những mục đích quan trọng sau đây:
- Ứng phó với sự bất định và sự thay đổi:
+ Sự bất định và sự thay đổi làm việc phải lập kế hoạch tiến độ là tất yếu. Tuy thế tương lai lại rất ít khi chắc chắn và tương lai càng xa thì các kết quả của quyết định càng kém chắc chắn. Ngay những khi tương lai có độ chắc chắn khá cao thì việc lập kế hoạch tiến độ vẫn là cần thiết. Đó là vì cách quản lý tốt nhất là cách đạt được mục tiêu đã đề ra.
+ Dù cho có thể dự đoán được những sự thay đổi trong quá trình thực hiện tiến độ thì việc khó khăn trong khi lập kế hoạch tiến độ vẫn tồn tại.
- Tập trung sự chú ý lãnh đạo thi công vào các mục tiêu quan trọng:
+ Toàn bộ công việc lập kế hoạch tiến độ nhằm thực hiện các mục tiêu của sản xuất xây dựng nên việc lập kế hoạch tiến độ cho thấy rõ các mục tiêu này.
+ Để tiến hành quản lý tốt các mục tiêu của sản xuất, người quản lý phải lập kế hoạch tiến độ để xem xét tương lai, phải định kỳ soát xét lại kế hoạch để sửa đổi và mở rộng nếu cần thiết để đạt các mục tiêu đã đề ra.
- Tạo khả năng tác nghiệp kinh tế:
+ Việc lập kế hoạch tiến độ sẽ tạo khả năng giảm chi phí xây dựng vì nó giúp cho cách nhìn chú trọng vào các hoạt động có hiệu quả và sự phù hợp.
+ Kế hoạch tiến độ là hoạt động có dự báo trên cơ sở khoa học thay thế cho các hoạt động manh mún, tự phát, thiếu phối hợp bằng những nỗ lực có định hướng chung, thay thế luồng hoạt động thất thường bằng luồng hoạt động đều đặn. Lập kế hoạch tiến độ đã làm thay thế những quyết định vội vàng bằng những quyết định có cân nhắc kỹ càng và được luận giá thận trọng.
- Tạo khả năng kiểm tra công việc được thuận lợi:
Không thể kiểm tra được sự tiến hành công việc khi không có mục tiêu rõ ràng đã định để đo lường. Kiểm tra là cách hướng tới tương lai trên cơ sở xem xét cái thực tại. Không có kế hoạch tiến độ thì không có căn cứ để kiểm tra.
4.3.3.7. Cách lập tiến độ thi công theo phương pháp sơ đồ ngang.
a. Phương pháp chung để lập.
- Chia công trình thành những bộ phận kết cấu từ đó sẽ xác định được các quá trình thi công cần thiết để sau đó sẽ thống kê được các công việc phải làm tức là những khối lượng công việc phải thực hiện.
- Lựa chọn biện pháp thi công các công việc chính phải làm.
- Với khối lượng công việc phải thực hiện và dựa vào các chỉ tiêu định mức mà xác định được số ngày công và số ca máy cần thiết cho việc xây dựng công trình.
- Quy định trình tự các quá trình thực hiện xây lắp trong thi công:
+ Gia công lắp dựng cốt thép cột
+ Gia công lắp dựng côppha cột
+ Đổ bê tông cột
+ Gia công lắp dựng ván khuôn dầm sàn
+ Gia công lắp dựng cốt thép dầm sàn
+ Đổ bê tông dầm sàn
+ Tháo dỡ ván khuôn dầm sàn
+ Công việc khác phát sinh nếu có.
- Dự tính thời gian thực hiện mối quan hệ để thành lập tiến độ. Các công việc nào nếu không liên quan đến nhau thì có thể bắt đầu cùng lúc, có liên quan thì không được bắt đầu cùng lúc, các công việc phải đúng theo trình tự thi công không được chồng chéo lên nhau.
- Điều chỉnh tiến độ bằng cách sắp xếp lại thời gian hoàn thành các quá trình xây dựng sao cho chúng có thể tiến hành song song kết hợp đồng thời vẫn đảm bảo trình tự thi công hợp lý.
- Lập kế hoạch về nhu cầu nhân lực vật liệu, cấu kiện bán thành phẩm máy móc thi công, phương tiện vận chuyển.
Tóm lại: Việc lập tiến độ thi công là liên kết hợp lý thời gian từng quá trình thi công công tác cho các tổ, đội công nhân hoạt động liên tục và đều đặn.
b. Phương pháp tối ưu hóa biểu đồ nhân lực.
Lấy qui trình kỹ thuật làm cơ sở:
Để có biểu đồ nhân lực hợp lý, ta phải điều chỉnh tiến độ bằng cách sắp xếp thời gian hoàn thành các quá trình công tác sao cho chúng có thể tiến hành nối, tiếp song song hay kết hợp nhưng vẫn phải đảm bảo trình tự kỹ thuật thi công hợp lý. Các phương hướng giải quyết như sau:
Kết thúc của quá trình này sẽ được nối tiếp ngay bằng bắt đầu của quá trình khác.
Các quá trình nối tiếp nhau nên sử dụng cùng một nhân lực cần thiết.
Các quá trình có liên quan chặt chẽ với nhau sẽ được bố trí thành những cụm riêng biệt trong tiến độ theo riêng từng tầng hoặc thành một cụm chung cho cả công trình trong tiến độ.
Lấy tổ đội chuyên nghiệp làm cơ sở:
Trước hết ta phải biết số lượng người trong mỗi tổ thợ chuyên nghiệp. Thường là: bê tông có từ 10¸12 người; sắt, mộc, nề, lao động cũng tương tự, đối với công trình có khối lượng các công tác lớn mà cần đẩy nhanh tiến độ thì số lượng công nhân của các tổ đội có thể từ 15 25 người. Cách thức thực hiện như sau:
Tổ hoặc nhóm thợ nào sẽ làm công việc chuyên môn ấy, làm hết chỗ này sang chỗ khác theo nguyên tắc là số người không đổi quá nhiều qua các ngày và công việc không chồng chéo hay đứt đoạn.
Có thể chuyển một số người ở quá trình này sang làm ở một quá trình khác để từ đó ta có thể làm đúng số công yêu cầu mà quá trình đó đã qui định.
- Nếu gặp chồng chéo thì phải điều chỉnh lại. Nếu gặp đứt đoạn thì phải lấy tổ (hoặc nhóm) lao động thay thế bằng các công việc phụ để đảm bảo cho biểu đồ nhân lực không bị trũng sâu thất thường.
4.3.3.8. Một số căn cứ chủ yếu về định mức kỹ thuật và tổ chức nhân lực.
- Tiến độ thi công được lập căn cứ chủ yếu vào dây chuyền kỹ thuật, phải thực hiện có tính khách quan theo yêu cầu của bản vẽ, quy phạm, quy định kỹ thuật. Các dây chuyền được tổ chức và bố trí nhân lực căn cứ vào các định mức kỹ thuật do Nhà nước ban hành.
- Tiến độ thi công vạch theo sơ đồ ngang và được thể hiện trên bản vẽ tiến độ thi công.
4.3.3.9. Khối lượng dùng để lập tiến độ thi công.
Để lập được tiến độ thi công thì việc tính toán được tiên lượng của công trình là công việc không thể thiếu. Đối với công trình này ta sẽ sử dụng số liệu tính toán từ 2 nguồn:
Khối lượng tính toán dựa vào khung đã thiết kế ( cột, dầm)
Khối lượng từ bảng tiên lượng trong hồ sơ của công trình.(dầm, sàn)
Việc tính toán khối lượng để lập tiến độ thi công gồm có các công việc chính đó là tính toán khối lượng cốt thép, khối lượng bê tông, khối lượng ván khuôn. Như vậy ta sẽ căn cứ vào bảng thống kê cốt thép cho khung để tính ra được khối lượng cốt thép cho cột và dầm, căn cứ vào kích thước khung đã thiết kế sẽ tính được khối lượng bê tông và ván khuôn của cột và dầm. Sau đó ta sẽ căn cứ vào bảng tiên lượng có trong hồ sơ của công trình để lấy khối lượng cho cấu kiện là dầm, sàn mà ta không thiết kế.
Bảng15 : Bảng thống kê cốt thép khung trục 3
BẢNG 16: TIÊN LƯỢNG CÔNG TRÌNH
TT
Loại công việc
SL
Dài(m)
Rộng(m)
Cao(m)
1
Bê tông sàn M250#, đá 1x2
T1
1
86.22
10.42
0.12
107.809
2
4.42
1.09
0.12
1.15627
1
15.3
5.27
0.12
9.67572
T2
1
86.22
10.42
0.12
107.809
T3
1
87.5
11.7
0.12
122.85
Trừ ô thang
-4
5.89
4.28
0.12
-12.1004
2
Ván khuôn sàn
T1
1
86.22
10.42
898.412
2
4.42
1.09
9.6356
1
15.3
5.27
80.631
T2
1
86.22
10.42
898.412
T3
1
87.5
11.7
1023.75
Trừ ô thang
-4
5.89
4.28
-100.84
3
Cốt thép sàn
T1
T2
T3
866.85
866.85
1657.25
737.38
737.38
1641.47
2449.38
2481.44
2737.92
1641.47
1641.47
381
203.46
170.16
2575.84
38.47
38.47
513
29.84
29.84
934.8
38.95
38.95
267
345.26
325.05
1613.65
2607.58
2395.91
325.05
459.07
2522.18
836.39
459
267
836.39
1613.65
267
41.43
142.05
324.66
129.84
1800.09
Tổng
15806.3
11901.6
12321.9
4
Cốt thép khung dầm
Fi<10
Fi<18
Fi>18
Dầm D1-1,D2-1
D3-1
486.13
1429.95
1388.18
Dầm D1-1A,D2-1A,D3-1A
302.88
857.97
832.91
Dầm D1-1B
78.13
232.28
2223.92
Dầm D1-2,D2-2,D3-2
526.06
1549.79
1524.73
Dầm D1-2A,D2-2A,D3-2A
272.6
774.9
762.36
Dầm D1-3,D2-3
19.79
43.35
36.76
Dầm D1-4,D2-4
9
21.57
15.98
Dầm D1-5
7.81
18.38
21.17
Dầm DS1
12.43
89.52
445.45
131.01
537.93
151.05
Dầm DS2
34.72
121.75
105.04
Bảng16 : Bảng tiên lượng nhà học (Trích từ hồ sơ công trình)
Các dầm D1-1, D2-1, D3-1,D1-1A, D2-1A, D3-1A, D1-1B, D1-2,D2-2,D3-2, D1-2A,D2-2A,D3-2A, D1-3,D2-3, D1-4,D2-4 được coi là dầm D3 để tính khối lượng bên dưới.
4.3.3.9.1. Khối lượng tầng 1.
a. Khối lượng cột.
Khối lượng cốt thép.
Cột C1 = 22 . (
Cột C2 = 22 . (
Cột C3 = 22 . (
Cột C4 = 687,29(kg)
=>
Khối lượng bê tông.
Cột C1: SL = 22; b = 220mm; h = 220mm; L = 3,5m
=> V = 22 . 0,22 . 0,22 . 3,5 = 3,7268
Cột C2: SL = 22; b = 220mm; h = 350mm; L = 3,25m
=> V = 22 . 0,22 . 0,35 . 3,25 = 5,5055
Cột C3: SL = 22; b = 220mm; h = 350mm; L = 3,25m
=> V = 22 . 0,22 . 0,35 . 3,25 = 5,5055
Cột C4: SL = 8; b = 400mm; h = 400mm; L = 4,2m
=> V = 8 . 0,4 . 0,4 . 4,2 = 5,376
=>
Khối lượng ván khuôn.
Cột C1: SL = 22; a = 0,22 . 4 = 0,88 m ; L = 3,5m
=> S = 22 . 3,5 . 0,88 = 67,76
Cột C2: SL = 22; a = 0,22 . 2 + 0,35 . 2 = 1,14 m ; L = 3,25m
=> S = 22 . 3,25 . 1,14 = 81,51
Cột C3: SL = 22; a = 0,22 . 2 + 0,35 . 2 = 1,14 m ; L = 3,25m
=> S = 22 . 3,25 . 1,14 = 81,51
Cột C4: SL = 8; a = 0,4 . 4 = 1,6 m ; L = 4,2m
=> S = 8 . 4,2 . 1,6 = 53,76
=>
b. Khối lượng dầm.
Khối lượng cốt thép dầm.
(Căn cứ bảng thống kê thép khung)
6,14 (T)=> (Căn cứ bảng tiên lượng công trình)
Khối lượng bê tông dầm.
Dầm : SL = 22; L = 7,8m; b = 200mm; h = 650mm
=> V = 22 . 7,8 . 0,2 . 0,65 = 22,308
Dầm : SL = 22; L = 2,4m; b = 200mm; h = 400mm
=> V = 22 . 2,4 . 0,2 . 0,4 = 4,224
Dầm : SL = 55; L = 4,3m; b = 200mm; h = 500mm
=> V = 55 . 4,3 . 0,2 . 0,5 = 23,65
Dầm : SL = 2; L = 13,72m; b = 300mm; h = 900mm
=> V = 2 . 13,72 . 0,3 . 0,9 = 7,4088
Dầm : SL = 4; L = 3,7m; b = 200mm; h = 400mm
=> V = 4 . 3,7 . 0,2 . 0,4 = 1,184
Dầm : SL = 2; L = 4,28m; b = 110mm; h = 400mm
=> V = 2 . 4,28 . 0,11 . 0,4 = 0,377
Dầm D2 kéo dài : SL = 4; L = 1,045m; b = 200mm; h = 400mm
=> V = 4 . 1,045 . 0,2 . 0,4 = 0,3344
=>
Khối lượng ván khuôn dầm.
Dầm : SL = 22; L = 7,8m; a = 0,65 . 2 + 0,2 = 1,5m
=> S = 22 . 7,8 . 1,5 = 257,4
Dầm : SL = 22; L = 2,4m; a = 0,4 . 2 + 0,2 = 1m
=> S = 22 . 2,4 . 1 = 52,8
Dầm : SL = 55; L = 4,3m; a = 0,5 . 2 + 0,2 = 1,2m
=> S = 55 . 4,3 . 1,2 = 283,8
Dầm : SL = 2; L = 13,72m; a = 0,9 . 2 + 0,3 = 2,1m
=> S = 2 . 13,72 . 2,1 = 57,624
Dầm : SL = 4; L = 3,7m; a = 0,4 . 2 + 0,2 = 1m
=> S = 4 . 3,7 . 1 = 14,8
Dầm : SL = 2; L = 4,28m; a = 0,4 . 2 + 0,11 = 0,91m
=> S = 2 . 4,28 . 0,91 = 7,7896
Dầm D2 kéo dài: SL = 4; L = 1,045 m; a = 0,4 . 2 + 0,2 = 1m
=> S = 4 . 1,045 . 1 = 4,18
=>
c. Khối lượng sàn.
Khối lượng cốt thép sàn.(sử dụng bảng tiên lượng trong hồ sơ công trình)
Khối lượng thép sàn tầng 1= 15806,3 (kg) = 15,8063 (T).
Khối lượng bê tông sàn.(sử dụng bảng tiên lượng trong hồ sơ công trình)
Sàn S1: 86,22 . 10,42 . 0,12 = 107,809
Sàn S2: 2 . 4,42 . 1,09 . 0,12 = 1,15627
Sàn S3: 15,3 . 5,27 . 0,12 = 9,67572
Trừ ô thang: 2 . 5,89 . 4,28 . 0,12 = 6,0502
=>
Khối lượng ván khuôn sàn.(sử dụng bảng tiên lượng trong hồ sơ công trình)
Sàn S1: 86,22 . 10,42 = 898,412
Sàn S2: 2 . 4,42 . 1,09 = 9,6356
Sàn S3: 15,3 . 5,27 = 80,631
Trừ ô thang: 2 . 5,89 . 4,28 = 50,4184
=>
4.3.3.9.2. Khối lượng tầng 2.
a. Khối lượng cột.
Khối lượng cốt thép.
Cột C1 = 22 . (
Cột C2 = 22 . (
Cột C3 = 22 . (
=>
Khối lượng bê tông.
Cột C1: SL = 22; b = 220mm; h = 220mm; L = 3,5m
=> V = 22 . 0,22 . 0,22 . 3,5 = 3,7268
Cột C2: SL = 22; b = 220mm; h = 350mm; L = 3,25m
=> V = 22 . 0,22 . 0,35 . 3,25 = 5,5055
Cột C3: SL = 22; b = 220mm; h = 350mm; L = 3,25m
=> V = 22 . 0,22 . 0,35 . 3,25 = 5,5055
=>
Khối lượng ván khuôn.
Cột C1: SL = 22; a = 0,22 . 4 = 0,88 m ; L = 3,5m
=> S = 22 . 3,5 . 0,88 = 67,76
Cột C2: SL = 22; a = 0,22 . 2 + 0,35 . 2 = 1,14 m ; L = 3,25m
=> S = 22 . 3,25 . 1,14 = 81,51
Cột C3: SL = 22; a = 0,22 . 2 + 0,35 . 2 = 1,14 m ; L = 3,25m
=> S = 22 . 3,25 . 1,14 = 81,51
=>
b. Khối lượng dầm.
Khối lượng cốt thép dầm.
(Căn cứ bảng thống kê thép khung)
4,464 (T)=> (Căn cứ bảng tiên lượng công trình)
Khối lượng bê tông dầm.
Dầm : SL = 22; L = 7,8m; b = 200mm; h = 650mm
=> V = 22 . 7,8 . 0,2 . 0,65 = 22,308
Dầm : SL = 22; L = 2,4m; b = 200mm; h = 400mm
=> V = 22 . 2,4 . 0,2 . 0,4 = 4,224
Dầm : SL = 55; L = 4,3m; b = 200mm; h = 500mm
=> V = 55 . 4,3 . 0,2 . 0,5 = 23,65
=>
Khối lượng ván khuôn dầm.
Dầm : SL = 22; L = 7,8m; a = 0,65 . 2 + 0,2 = 1,5m
=> S = 22 . 7,8 . 1,5 = 257,4
Dầm : SL = 22; L = 2,4m; a = 0,4 . 2 + 0,2 = 1m
=> S = 22 . 2,4 . 1 = 52,8
Dầm : SL = 55; L = 4,3m; a = 0,5 . 2 + 0,2 = 1,2m
=> S = 55 . 4,3 . 1,2 = 283,8
=>
c. Khối lượng sàn.
Khối lượng cốt thép sàn.(sử dụng bảng tiên lượng trong hồ sơ công trình)
Khối lượng thép sàn tầng 2= 11901,6 (kg) = 11,9016 (T).
Khối lượng bê tông sàn.(sử dụng bảng tiên lượng trong hồ sơ công trình)
Sàn S1: 86,22 . 10,42 . 0,12 = 107,809
Trừ ô thang: 2 . 5,89 . 4,28 . 0,12 = 6,0502
=>
Khối lượng ván khuôn sàn.(sử dụng bảng tiên lượng trong hồ sơ công trình)
Sàn S1: 86,22 . 10,42 = 898,412
Trừ ô thang: 2 . 5,89 . 4,28 = 50,4184
=>
4.3.3.9.3. Khối lượng tầng 3.
a. Khối lượng cột.
Khối lượng cốt thép.
Cột C1 = 22 . (
Cột C2 = 22 . (
Cột C3 = 22 . (
=>
Khối lượng bê tông.
Cột C1: SL = 22; b = 220mm; h = 220mm; L = 3,5m
=> V = 22 . 0,22 . 0,22 . 3,5 = 3,7268
Cột C2: SL = 22; b = 220mm; h = 350mm; L = 3,25m
=> V = 22 . 0,22 . 0,35 . 3,25 = 5,5055
Cột C3: SL = 22; b = 220mm; h = 350mm; L = 3,25m
=> V = 22 . 0,22 . 0,35 . 3,25 = 5,5055
=>
Khối lượng ván khuôn.
Cột C1: SL = 22; a = 0,22 . 4 = 0,88 m ; L = 3,5m
=> S = 22 . 3,5 . 0,88 = 67,76
Cột C2: SL = 22; a = 0,22 . 2 + 0,35 . 2 = 1,14 m ; L = 3,25m
=> S = 22 . 3,25 . 1,14 = 81,51
Cột C3: SL = 22; a = 0,22 . 2 + 0,35 . 2 = 1,14 m ; L = 3,25m
=> S = 22 . 3,25 . 1,14 = 81,51
=>
b. Khối lượng dầm.
Khối lượng cốt thép dầm.
(Căn cứ bảng thống kê thép khung)
4,415 (T)=> (Căn cứ bảng tiên lượng công trình)
Khối lượng bê tông dầm.
Dầm : SL = 22; L = 7,8m; b = 200mm; h = 650mm
=> V = 22 . 7,8 . 0,2 . 0,65 = 22,308
Dầm : SL = 22; L = 2,4m; b = 200mm; h = 400mm
=> V = 22 . 2,4 . 0,2 . 0,4 = 4,224
Dầm : SL = 55; L = 4,3m; b = 200mm; h = 500mm
=> V = 55 . 4,3 . 0,2 . 0,5 = 23,65
=>
Khối lượng ván khuôn dầm.
Dầm : SL = 22; L = 7,8m; a = 0,65 . 2 + 0,2 = 1,5m
=> S = 22 . 7,8 . 1,5 = 257,4
Dầm : SL = 22; L = 2,4m; a = 0,4 . 2 + 0,2 = 1m
=> S = 22 . 2,4 . 1 = 52,8
Dầm : SL = 55; L = 4,3m; a = 0,5 . 2 + 0,2 = 1,2m
=> S = 55 . 4,3 . 1,2 = 283,8
=>
c. Khối lượng sàn.
Khối lượng cốt thép sàn.(sử dụng bảng tiên lượng trong hồ sơ công trình)
Khối lượng thép sàn tầng 3= 12321,9 (kg) = 12,3219 (T).
Khối lượng bê tông sàn.(sử dụng bảng tiên lượng trong hồ sơ công trình)
Sàn S1: 87,5 . 11,7 . 0,12 = 122,85
=>
Khối lượng ván khuôn sàn.(sử dụng bảng tiên lượng trong hồ sơ công trình)
Sàn S1: 87,5 . 11,7 = 1023,75
=>
BẢNG 17: THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CÁC TẦNG
STT
Công tác
Khối lượng
Thép (Tấn)
Bê tông ()
Ván khuôn ()
1
Cột tầng 1
8,937
20,1138
284,54
2
Dầm tầng 1
10,4325
59,49
678,39
3
Sàn tầng 1
15,8063
112,5913
938,2602
4
Cột tầng 2
8,2495
14,7378
230,78
5
Dầm tầng 2
8,7565
50,182
594
6
Sàn tầng 2
11,9016
101,7588
847,994
7
Cột tầng 3
8,0918
14,7378
230,78
8
Dầm tầng 3
8,71
50,182
594
9
Sàn tầng 3
12,3219
122,85
1023,75
4.4. Lập tổng mặt bằng xây dựng công trình.
4.4.1. Cơ sở và mục đích tính toán
a. Cơ sở tính toán
- Căn cứ theo yêu cầu của tổ chức thi công, tiến độ thực hiện công trình xác định nhu cầu cần thiết về vật tư, vật liệu, nhân lực, nhu cầu phục vụ.
- Căn cứ vào tình hình cung cấp vật tư thực tế .
- Căn cứ vào tình hình thực tế và mặt bằng công trình, bố trí các công trình phục vụ, kho bãi, trang thiết bị để phục vụ thi công .
b. Mục đích tính toán
- Tính toán lập tổng mặt bằng thi công để đảm bảo tính hợp lý trong công tác tổ chức, quản lý, thi công, hợp lý trong dây chuyền sản xuất, tránh hiện tượng chồng chéo khi di chuyển .
- Đảm bảo tính ổn định và phù hợp trong công tác phục vụ thi công, tránh trường hợp lãng phí hay không đủ đáp ứng nhu cầu .
- Để đảm bảo các công trình tạm, các bãi vật liệu, cấu kiện, các máy móc, thiết bị được sử dụng một cách tiện lợi nhất.
- Để cự ly vận chuyển là ngắn nhất, số lần bốc dỡ là ít nhất.
- Đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
4.4.2. Tính toán lập tổng mặt bằng xây dựng
4.4.2.1. Lựa chọn máy thi công.
a. Chọn máy thi công phần dưới cốt
Máy đào đất : Dùng máy xúc gầu nghịch(đã trình bày trong phần thi công đào đất móng)
Máy lấp đất
BẢNG 18: KHỐI LƯỢNG ĐẤT LẤP, TÔN NỀN
STT
Công việc
Số lượng
Dài
Rộng
Cao
Khối lượng
1
Khối lượng đào đất móng
963,619
2
Khối lượng đất tôn nền
1
86.22
10.42
0.65
583.968
1
13.4
4.79
0.65
41.7209
3
Trừ khối lượng BT móng
-289
4
Trừ khối lượng tường cổ móng
-146.971
5
Còn lại
1153.34
Khối lượng đất lấp khá lớn nếu thi công thủ công thì năng suất không cao, do đó ta thi công bằng cơ giới: Ta chọn biện pháp lấp đất hố móng bằng máy ủi, sau đó tiến hành lấp bằng thủ công.
Chọn máy ủi KOMATSU mã hiệu quay D31A-16 có các thông số kỹ thuật như sau:
Động cơ: 4D105
Công suất: 63 KW
Chiều dài ben (B): 2,43 m.
Chiều cao ben (h): 0,745 m.
Góc cắt đất: 550.
Sức kéo: 80,5 kN.
Vận tốc di chuyển (Vtiến): 2,2-6,5 km/h. Lấy Vtiến= 5km/h = 1,38m/s.
Vận tốc lùi (Vlùi): 2,4-7,1 km/h. Lấy Vlùi = 5km/h = 1,38m/s.
Chiều dài L = 3,685m.
Chiều rộng: 1,79m.
Chiều cao H = 2,59m.
Trọng lượng: 6,65 tấn
Năng suất máy ủi khi ủi đất cát,sỏi trong 1 giờ là:
(m3/h). Trong đó:
thể tích của khối đất trước ben khi bắt đầu vận chuyển.
: hệ số ảnh hưởng độ dốc.
: hệ số độ tơi.
: số chu kỳ ủi trong 1 giờ: trong đó:
: thời gian 1 chu kỳ ủi đất (s).
Vậy .
hệ số sử dụng thời gian.
hệ số rơi.
chiều dài làm việc.
Vậy
Vậy trong 1 ca máy, thể tích đất ủi được là :
Số ca máy cần thiết là: ca.
b. Chọn máy thi công phần thân.
Chọn máy vận chuyển lên cao: Dùng cẩu tự hành (đã trình bày trong phần thi công tầng điển hình)
Chọn vận thăng để vận chuyển gạch, vữa lên cao.(tầng 2,3)
Lấy khối lượng xây tường tầng 2 làm căn cứ để chọn vận thăng. Căn cứ vào “Bảng tiên lượng công trình phần xây tường” có:
- Khối lượng tường 220 = 136,917 ,khối lượng tường 110= 6,9564
=> Tổng khối lượng xây tường là 143,87=>
Theo định mức cấp phối vữa ta có:
+ Khối lượng xi măng: 43,161. 296,03=12,78(Tấn)
+ Cát vàng: 43,161 . 1,12 = 0,048 (Tấn)
Lượng gạch xây cần thiết = 143,87 . 550=79129 (viên). Khối lượng =1,5 kg/viên
=> Khối lượng gạch = 79129 . 1,5 = 118,7 (Tấn)
Vậy tổng khối lượng gạch vữa cần vận chuyển là: 12,78+0,048+118,7=131,528(Tấn)
Ta chọn máy vận thăng nâng hàng mã hiệu TP-14 có các thông số kỹ thuật sau:
Độ cao nâng : H = 30 (m)
Sức nâng: Q = 0,6 (tấn)
Vận tốc nâng : Vn = 3 (m/s)
Chiều dài sàn vận tải : l = 1 (m)
Tầm với : R = 1,3 (m)
Công suất động cơ : N = 2,5KW
Trọng lượng máy 2,5 tấn
Năng suất của thăng tải:
.
Trong đó :
Q: sức nâng của vận thăng
: thời gian một chu kỳ vận chuyển ,gồm :
- thời gian đưa vật liệu vào vận thăng 60s
- thời gian nâng thùng lên cao
- thời gian đưa vật liệu ra khỏi vận thăng 60s
- thời gian nâng hạ thùng
: hệ số sử dụng tải trọng
: hệ số sử dụng thời gian
Mà khối lượng cần vận chuyển là 131,528 (T), nên sẽ phải bố trí 2 vận thăng để đảm bảo khả năng vận chuyển hết khối lượng trên.
Chọn máy đầm bê tông.
Sử dụng đầm dùi để đầm bê tông cột và dầm, đầm bàn để đầm bê tông sàn.
- Khối lượng bê tông cột và dầm của tầng 1 là: 79,60
- Khối lượng bê tông sàn của tầng 1 là: 112,5913
Lựa chọn đầm như sau:
-1 máy đầm dùi loại TT-60 có năng suất 14 m3/ca, công suất 1,2 KW
-1 máy đầm bàn loại U-7 có năng suất 20 m3/ca, công suất 1,2 KW
Chọn máy trộn vữa.
Ta chọn máy trộn vữa loại SO-26 A có năng suất 2 m3/giờ, công suất 4,1KW
Þ Năng suất trong một ca làm việc :
e. Chọn máy cắt, máy hàn.
Ta chọn loại máy cắt có công suất 10 KW
Ta chọn loại máy hàn có công suất 18,5 KW
4.4.2.2. Tính toán số lượng cán bộ, công nhân trên công trường
a. Số công nhân xây dựng cơ bản trực tiếp thi công
Dựa vào biểu đồ nhân lực trong phần tiến độ thi công ta có số công nhân lao động lớn nhất trên công trường :
A= 50 (công nhân)
b. Số công nhân làm việc trong các xưởng phụ trợ
B = K%.A = 0,2550 = 13 (công nhân).
c. Số cán bộ kỹ thuật
C = 5%.(A + B) = 0,05.( 50 + 13) = 3 (người).
d. Số cán bộ nhân viên hành chính
D = 5%.(A + B + C) = 0,05.(50 + 13 + 3) = 3 (người).
e. Số nhân viên phục vụ(y tế+ăn trưa)
E = 10%.(A + B + C + D) = 0,1.(50 + 13 + 3 +3 ) = 7 (người).
à Tổng số người có mặt trên công trường là :
G = 1,06.(A + B + C + D + E) =1,06.( 50 + 13 + 3 + 3 + 7) = 81 (người).
Hệ số 1,06 là kể đến 2% công nhân đau ốm hằng năm và 4% công nhân nghỉ phép hằng năm.
4.4.2.3. Tính diện tích các công trình phục vụ.
a. Diện tích nhà làm việc của ban chỉ huy công trình:
- Số cán bộ là 6 người với tiêu chuẩn 4 m2/người.
- Diện tích sử dụng là: S = 64 = 24 (m2).
b. Diện tích khu nhà tạm cho công nhân:
- Diện tích tiêu chuẩn cho mỗi người là 4 m2.
- Diện tích sử dụng là: S = 814 = 324 (m2).
- Do công trình này sẽ tận dụng lực lượng lao động địa phương là chu yếu, nhằm giảm chi phí cho việc xậy dựng các công trình tạm, công nhân ở gần sau khi ở công trường có thể về nhà nên ở đây sẽ làm nhà tạm cho 50% tổng số người trên công trường (40 người).
à Chọn S = 40 x 4 = 160 (m2).
c. Phòng làm việc của giám đốc:
- 1 người với tiêu chuẩn 16
d. Diện tích khu vệ sinh:
- Tiêu chuẩn 2,5m2/25 người => số nhà vệ sinh là
- Diện tích sử dụng là: S = 32,5 = 7,5 (m2). Lấy bằng 16
e. Diện tích nhà tắm:
- Tiêu chuẩn 2,5m2/25 người => số nhà tắm là
- Diện tích sử dụng là: S = 32,5 = 7,5 (m2). Lấy bằng 16
f. Diện tích phòng y tế:
- Tiêu chuẩn 0,04 (m2/ người).
- Diện tích sử dụng là: S = 0,0481= 3,24 (m2). Lấy = 12 m2.
g. Diện tích phòng ăn:
- Tiêu chuẩn 40 cho 1000 người
=> Diện tích nhà ăn là: . Lấy = 12
h. Phòng bảo vệ: S = 12
i. Bãi để xe: S = 21
j. Kho dụng cụ: S = 12
4.4.2.4. Tính toán kho bãi, lán trại.
a. Diện tích kho xi măng:
- Do dùng bê tông thương phẩm cho nên xi măng chỉ dùng cho công tác xây và công tác trát, lát nền.
BẢNG 19: TIÊN LƯỢNG CÔNG TRÌNH PHẦN XÂY TƯỜNG
STT
Loại công việc
Số lượng
Dài
(m)
Rộng
(m)
Cao
(m)
Khối lượng
1
Xây tường gạch bê tông KT 20x20x40, VXM M75#
Tầng 1
Trục 1,3,5,6,7,9,11,12,14,16,17,18,20,22
14
7.12
0.2
3.25
64.792
Trục D
1
71.92
0.2
3.5
50.344
Trục E
1
79.88
0.2
3.5
55.916
Trừ cửa
D1
-1
1.2
0.2
2.7
-0.648
-2
0.6
0.2
1.8
-0.432
D2
-16
1.4
0.2
1.8
-8.064
S1
-16
1.4
0.2
1.8
-8.064
S2
-65
0.6
0.2
1.8
-14.04
SW
-1
0.6
0.2
0.6
-0.072
Tầng 2
Trục 1,3,5,6,7,9,11,12,14,16,17,18,20,22
14
7.12
0.2
3.25
64.792
Trục D
1
71.92
0.2
3.5
50.344
Trục E
1
75.9
0.2
3.5
53.13
Trừ cửa
D1
-1
1.2
0.2
2.7
-0.648
-2
0.6
0.2
1.8
-0.432
D2
-16
1.4
0.2
1.8
-8.064
S1
-16
1.4
0.2
1.8
-8.064
S2
-65
0.6
0.2
1.8
-14.04
SW
-1
0.9
0.2
0.6
-0.108
Tầng 3
Trục ,6,7,9,11,12,14,16,17,18,20,22
14
7.12
0.2
3.25
64.792
Trục D
1
71.92
0.2
3.5
50.344
Trục E
1
79.88
0.2
3.5
55.916
Trừ cửa
D1
-1
1.2
0.2
2.7
-0.648
-2
0.6
0.2
1.8
-0.432
D2
-16
1.4
0.2
1.8
-8.064
S1
-16
1.4
0.2
1.8
-8.064
S2
-65
0.6
0.2
1.8
-14.04
SW
-1
0.6
0.2
0.6
-0.072
OT
-2
1
0.2
7.75
-3.1
-2
1
0.2
4.25
-1.7
Tường thu hồi mái
2
84.72
0.2
0.2
6.7776
2
10.42
0.2
0.2
0.8336
20
10.22
0.2
0.2
8.176
20
10.22
0.2
1.15
47.012
Trừ lỗ thông tường
-20
0.8
0.2
1.2
-3.84
2
Xây tường gạch bê tông VXM M75# tường 110
Tường ngăn vệ sinh
3
1.835
0.11
3.9
2.36165
3
2.96
0.11
3.9
3.80952
Trừ cửa DW
-3
0.7
0.11
2.2
-0.5082
Tường lan can T1
12
3.84
0.11
0.8
4.05504
2
3.94
0.11
0.8
0.69344
Tường lan can T2
15
3.84
0.11
0.8
5.0688
4
3.94
0.11
0.8
1.38688
Tường lan can T3
15
3.84
0.11
0.8
5.0688
4
3.94
0.11
0.8
1.38688
2
2.19
0.11
0.8
0.38544
Trừ lỗ thoáng
-231
0.2
0.11
0.2
-1.0164
Phần nhô trên mái
3
4.23
0.11
1
1.3959
Tường lan can cầu thang
8
4.3
0.11
0.72
2.72448
4
2.2
0.11
0.72
0.69696
- Căn cứ vào bảng tiên lượng ta có khối lượng xây lớn nhất (tầng 1): Vxây = 147,40 (m3).
- Theo định mức dự toán XDCB (mã hiệu AE.22213) ta có khối lượng vữa xây là: Vvữa = 147,400,3 = 44,22 (m3).
- Theo định mức cấp phối vữa xi măng cát vàng mác 75 ta có lượng xi măng (PC30) cần dự trữ đủ một đợt xây tường là: Qdt = 44,22296,03 = 13090,45 (KG) = 13,09 (Tấn).
- Tính diện tích kho: F = a.
Trong đó: a = 1,4 1,6: Kho kín.
F : Diện tích kho.
Qdt : Lượng xi măng dự trữ.
Dmax : Định mức sắp xếp vật liệu = 1,3(T/m2) (Xi măng đóng bao).
F = 1,4. = 14,1 (m2). Chọn bằng 18 m2
b. Diện tích bãi cát:
- Cát khối lượng cao nhất là xây tường : 44,221,08 = 47,7576 (m3).
- Tính diện tích bãi: .
c. Diện tích bãi gạch:
Lượng gạch: 147,40550 = 81070 (viên). [q] = 1100 (viên / 1m2).
- Diện tích bãi để gạch : S = .
- Ta tiến hành vận chuyển gạch làm 2 lần với mỗi một tầng. Vậy ta chọn diện tích bãi chứa gạch là: S = 45 (m2).
d. Diện tích kho thép:
- Khối lượng thép trên công trường dự trữ cho gia công và lắp dựng cho một tầng gồm : Dầm, Sàn, Cột tầng 1 là 35,18 (T).
- Định mức: Dmax = 1,5 (tấn/m2).
- Tính diện tích kho: .
- Để thuận tiện cho việc sắp xếp vì chiều dài của thanh thép dài nên ta chọn:
F = (412)m = 48(m2).
e. Diện tích bãi tập kết ván khuôn xà gồ (2 bãi): Chọn bằng 30/bãi
4.4.2.5. Tính toán đường điện
a. Điện cho máy móc thi công (P1):
Công suất các phương tiện thi công:
BẢNG 20: THỐNG KÊ NHU CẦU ĐIỆN THI CÔNG
STT
Tên máy
Số lượng
Công suất(KW)
Tổng công suất(KW)
1
Đầm dùi
1
1,2
1,2
2
Vận thăng
2
1,5
3,0
3
Máy trộn
2
4,1
8,2
4
Đầm bàn
1
1,2
2,4
5
Máy cưa
1
10
10
6
Máy hàn
1
18,5
18,5
Tổng công suất: SP1 = 43,3 (KW).
b. Điện chiếu sáng trong nhà (P2):
BẢNG 21: THỐNG KÊ NHU CẦU ĐIỆN CHIẾU SÁNG TRONG NHÀ
STT
Nơi chiếu sáng
Định mức(w/m2)
Diện tích(m2)
P(w)
1
- Nhà ở giám đốc
15
16
240
2
- Nhà chỉ huy
15
24
360
3
- Nhà bảo vệ
15
12
180
4
- Nhà nghỉ công nhân
15
160
2400
5
- Wc + nhà tắm
3
24
72
6
- Nhà y tế
15
12
180
7
- Phòng ăn
15
12
180
Tổng công suất: SP2 = 3612 (W) = 3,612 (KW).
c. Điện chiếu sáng bảo vệ ngoài nhà (P3):
BẢNG 22: THỐNG KÊ NHU CẦU ĐIỆN BẢO VỆ NGOÀI NHÀ
TT
Nơi chiếu sáng
Công suất
1
Đường chính
10 100 W = 1000W
2
Các kho, lán trại
6 100 W = 600W
3
Bãi gia công
2 100W = 200W
4
Bốn góc tổng mặt bằng
4 500 W = 2000W
5
Đèn bảo vệ các góc công trình
10 10 W = 1000W
Tổng công suất: SP3 = 4800 (W) = 4,8 (KW).
Tổng công suất điện phục vụ cho công trình là:
P = 1,1.(K1åP1 / cosj + K2åP2 + K3åP3)
Trong đó:
+ 1,1: Hệ số kể đến sự tổn thất công suất trong mạch điện.
+ cosj: Hệ số công suất; cosj = 0,75.
+ k1, k2, k3 : Hệ số sử dụng điện không điều hoà.
( k1 = 0,7 ; k2 = 0,8 ; k3 = 1,0 ).
PTT =.
Công suất cần thiết của trạm biến thế :
S =.
+ Tính dây dẫn :
Chọn dây dẫn theo điều kiện tổn thất điện áp:
S =
-
-Giả thiết nguồn điện được đấu nối từ nguồn điện của trường cũ đang sử dụng, cách vị trí công trình đang thi công mới là 500 m. Vậy L=500 m
-: 5% - Tổn thất điện áp đối với đường dây động lực.
-C = 57 - Hệ số kể đến vật liệu làm dây (đồng).
=>S =
-Chọn dây : Dây pha gồm 3 dây có tiết diện 25
Dây trung tính 1 dây có tiết diện 18
Dây có vỏ bọc PVC và phải căng cao h = 5m được mắc trên các sứ cách điện để an toàn cho người và thiết bị.
4.4.2.6. Tính toán mạng lưới cấp nước cho công trường:
a. Lượng nước dùng cho sản xuất:
- Do dùng bê tông thương phẩm nên nước chỉ dùng cho để trộn vữa phục vụ công tác xây. Vậy ta tính lượng nước cho trường hợp này.
- Khối lượng công tác xây tầng 1 là: Vxây = 147,40(m3).
- Lượng nước cần cho trộn vữa: Vn = 147,40300 = 44220 (lít )
- Lượng nước được tính theo công thức : Q1 = (l/s);
Trong đó :
+ n : Số lượng các điểm dùng nước;
+ Ai : Lượng nước tiêu chuẩn cho một điểm sản xuất dùng nước, (l / ngày).
+ kg : Hệ số sử dụng nước không điều hoà trong giờ = 2
+ 1,2 : Hệ số xét tới lượng nước cần dùng chưa tính hết, hoặc sẽ phát sinh ở công trường.
+ 8 : Số giờ làm việc trong một ngày ở công trường.
+ 3600 : Đổi từ giờ sang giây.
Q1 =
b. Lượng nước sinh hoạt tại hiện trường :
Q2 =
Trong đó :
+ Nmax : Lượng công nhân cao nhất trong ngày; Nmax = 50 người.
+ B : Lượng nước tiêu chuẩn cho một công nhân; B = (15-20) lít/người.ngày
+ Kg : Hệ số không điều hoà giờ = 2.
Q2 =
c. Lượng nước phục vụ khu nhà ở:
Q3 = .
Trong đó: + Nc : Số người ở nhà tạm: Nc = 40 người.
+ C : tiêu chuẩn dùng nước C = (40~60) l/người .ngày
+: Hệ số không điều hòa giờ = 1,5
+ : Hệ số không điều hòa ngày =1,4
Q3 =
d. Lượng nước dùng cho chữa cháy:
- Căn cứ theo độ dễ cháy và khó cháy của nhà
- Các kho, cánh cửa, lán trại công nhân là những loại nhà dễ cháy
- Các kho thép là loại nhà khó cháy
=> Từ đó ta ước lượng được lượng nước dùng cho chữa cháy là:
Q4 = 10 (l/s)
Tổng lượng nước cần thiết:
Qt = 70% (Q1 + Q2 + Q3 ) + Q4 = 0,7(3,685+0,069+0,049) + 10 = 12,66 ( l/s)
e. Đường kính ống dẫn nước chính:
- Giả sử vận tốc nước v = 1 m/s
- D = =
- Vậy ta chọn đường kính ống cấp nước cho công trình đối với ống cấp nước chính là ống thép tròn f140(mm).
f. Đường tạm cho công trình:
Trong điều kiện bình thường, với đường một làn xe chạy thì các thông số bề rộng của đường lấy như sau:
Bề rộng đường: b = 7 m.
Bề rộng lề đường: c = 2 x 1,25 = 2,5 m.
Bề rộng nền đường: B = b + c = 9,5 m.
Bán kính cong của đường ở những chỗ góc lấy là : R = 15m.
Độ dốc mặt đường: i= 3%.
- Mặt đường làm bằng đá dăm rải thành từng lớp 15~20 cm, ở mỗi lớp cho xe lu đầm kỹ, tổng chiều dày của lớp đá dăm là :30cm.
- Dọc hai bên đường có rãnh thoát nước.
4.4.2.7. Chú ý khi bố trí một số công trình phụ trợ trên tổng mặt bằng.
Nhà ở ban chỉ huy công trường:
Được bố trí tại vị trí thuận lợi cho công tác chỉ đạo thi công và giao dịch với các bên liên quan đến thi công xây dựng công trình.
Nhà ở công nhân lao động:
Được bố trí gần với nhà của ban chỉ huy công trường. Đây là khu vực thuận lợi cho công tác quản lý nhân lực cũng như các sinh hoạt sau giờ lao động của công nhân.
Kho chứa vật liệu:
Nằm tại vị trí thuận lợi cho việc nhập và xuất vật tư vật liệu hàng ngày. Kho kín được sử dụng để chứa các loại vật liệu như: xi măng, thép các loại, các loại vật liệu phụ...Trong nhà kho sẽ được phân chia thành các khu vực riêng, mỗi khu vực chứa một loại vật liệu, không để lẫn vào nhau:
Bến bãi tập kết vật liệu rời (Kho hở):
Dùng để chứa các loại vật liệu như: Cát, gạch, thép rời...được bố trí tại vị trí xung quanh công trình và gần với vận thăng vận chuyển nhằm giảm tối thiểu cự ly vận chuyển và thuận lợi cho công tác nhập vật tư, tránh ảnh hưởng đến giao thông trên công trường, mặt bằng công tác của công việc thi công công trình. Đó là những địa điểm thuận lợi cho việc cấp vật liệu đến chân nơi thi công, đến các bãi trộn đã bố trí sẵn.
Nhà ăn:
Là nơi phục vụ ăn uống cho cán bộ, công nhân sau những giờ làm việc. Nhà ăn cần chú ý bố trí ở nơi đầu hướng gió, tránh bố trí sau các kho chứa vật liệu, bãi tập kết vật liệu để tránh bụi.
AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Để góp phần vào chất lượng công trình được tốt. Ngoài những yêu cầu về tốc độ thi công nhanh gọn, kết cấu phải được bố trí đúng kỹ thuật thì khâu an toàn trong thi công cũng là 1 vấn đề cần quan tâm chặt chẽ.
Chúng ta biết rằng với những công trình thi công hiện nay tai nạn rất dễ xảy ra, chỉ cần sơ xuất nhỏ sẽ đem lại hậu quả nghiêm trọng cho công trình cũng như cho công nhân xây dựng. Vì vậy đối với những người thi công công tình phải biết 1 số nội quy an toàn trong quá trình thi công sử dụng:
- Phải sử dụng các trang bị như tất tay, ủng hoặc dày trong khi vận chuyển gạch, hồ và các vật liệu khác. Biết lắp đặt giàn giáo sao cho đảm bảo độ cứng không lung lay, dễ di chuyển trên đó. Biết sử dụng một số máy cần cho cẩu, lắp,đầm. Phải đeo mặt nạ khi hàn thép.
- Phải dùng tấm bạt cỡ to bao quanh công trình và lưới đỡ dưới để đỡ đá hoặc bê tông rơi xuống trong quá trính thi công.
- Phải có biển cảnh báo công trường thi công, có đèn báo khi trời tối..
- Phải có bình cứu hỏa, bề cát để chữa cháy ngay khi xảy ra sự cố.
Hình 25: Biển báo công trường; bình cứu hỏa, bể cát
Xe tải chở đất ra khỏi công trường phải được che bạt và được làm sạch trước khi ra khỏi công trường.
- Phải có hàng rào bảo vệ bên ngoài công trình, đảm bảo an toàn cho công trình thi công bên trong khuôn viên được bảo vệ.
Hình 26: Chi tiết hàng rào tạm công trình
- Thi công các công việc trên cao như ghép ván khuôn , nối cốt thép trên cao, công nhân phải đeo dây an toàn. Khi kéo thẳng cốt thép phải làm nơi có hàng rào. Khi đặt cốt thép vào dầm xà, người thợ không được đứng vào thành ván khuôn.
- Nơi đặt cốt thép có dòng điện chạy qua phải có biện pháp đề phòng điện hở, dây điện chỉ được đặt trên gỗ khô, không đặt trực tiếp lên thép, vật dẫn điện. Vận chuyển vận liệu lên cao phải kiểm tra mối buộc trước khi cẩu. Phải kiểm tra bảo dưỡng dây cáp cẩu, thăng tải thường xuyên.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này em đã có dịp tổng hợp lại kiến thức và phần nào học hỏi được một số kinh nghiệm, kiến thức trong ngành xây dựng từ các thầy cô hướng dẫn. Với những kết quả trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp tuy không nhiều nhưng đây sẽ là bước đà để giúp em có thể hiểu biết hơn về ngành nghề mà em đang theo đuổi, giúp em biết được trình tự để thiết kế một công trình, các quy định quy phạm phải tuân theo trong quá trình thiết kế.
Để hoàn thành được đồ án này là do những cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong khoa Xây Dựng, các thầy cô hướng dẫn.
Trong thời gian thực hiện đồ án em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Phương Hoa và thầy Phạm Tuấn Minh là hai giáo viên hướng dẫn trực tiếp cho em trong quá trình thực hiện đồ án. Thầy và cô đã chỉ dạy, hướng dẫn rất nhiệt tình để giúp em có thể hoàn thành được đồ án này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Xây Dựng và các thầy cô hướng dẫn.
Kiến nghị.
Trong quá trình thi công xây dựng công trình này, do là công trình trường học được xây dựng gần với vị trí trường học cũ đang học tập và giảng dạy nên cần đặc biệt chú ý đến các biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của quá trình thi công đến việc học tập và giảng dạy của nhà trường: tiếng ồn do máy móc, bụi do xe chở vật liệu, bụi do thi công.....
Việc thi công xây dựng công trình phải đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy phạm, tiêu chuẩn đã có về thi công xây dựng. Mặc dù vậy không nên quá cứng nhắc trong vấn đề áp dụng những tiêu chuẩn này mà có thể linh hoạt điều phối sao cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi, đảm bảo tiến độ, đảm bảo chất lượng và hạ thấp giá thành xây dựng.
Công tác đảm bảo an toàn lao động cho cán bộ, công nhân trên công trường là đặc biệt cần thiết khi thi công xây dựng. Hiện nay công nhân thường có thói quen chủ quan không tuân thủ các biện pháp an toàn trong lao động, nên rất hay xảy ra những tai nạn đáng tiếc về tài sản cũng như tính mạng con người. Vì vậy trong quá trình thi công, cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn lao động: công nhân khi làm việc thì trước đó không được uống rượu bia; phải mang đầy đủ giầy, mũ bảo hộ; khi làm việc trên cao phải đeo dây an toàn; khi hàn phải có đeo kính, có mặt nạ bảo hộ; dây điện không được để trực tiếp lên cốt thép mà phải kê lên gỗ khô; đi lại trên sàn thao tác cẩn thận, không đùa nghịch trong khi làm việc....
Cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên giám sát xem công nhân có làm đúng thiết kế hay không nhằm đưa ra những chỉ đạo kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. Nguyễn Đình Cống, “Tính toán tiết diện cột bê tông cốt thép”, NXB Xây Dựng, 2006.
2. TCVN 1450-1986, “Gạch rỗng, đất sét nung”
3. TCVN 2622-1995, “Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình”.
4. TCVN 2682-1999, “Xi măng pooc lăng – Yêu cầu kỹ thuật”.
5. TCVN 2737-1995, “Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế”.
6. TCVN 4447-1987, “Công tác đất – Quy phạm thi công và nghiệm thu”.
7. TCVN 5592-1991, “Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên”.
8. TCVN 6260-1997, “Xi măng pooc lăng hỗn hợp – yêu cầu kỹ thuật”.
9. TCVN 6285-1997, “Thép cốt bê tông-thép vằn, thép cốt bê tông-lưới thép hàn”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuyet_minh_tong_the_hoan_chinh2222_7552.doc