Đồ án Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank

Xếp hạng tín dụng, đặc biệt là xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Trên thế giới hiện nay, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển thì đây là một nghiệp vụ đã được quan tâm từ lâu và có rất nhiều tiến bộ. Còn ở Việt Nam thì lĩnh vực này vẫn còn khá mới mẻ và chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư thích đáng. Để nói chuyên nghiệp một cách đúng nghĩa thì tại Việt Nam chưa có một tổ chức nào có khả năng xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp cả. Tuy nhiên, vấn đề này không phải là một sớm một chiều có thể giải quyết được mà cần phải có thời gian cũng như có sự đầu tư về tài chính, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ.

pdf74 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3631 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ các tổ chức quốc tế. Chuyên đề tốt nghiệp - 37 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán tài chính 49 37 Hình 7: Huy động vốn 3. Hoạt động tín dụng năm 2010 Thực hiện chủ trương của chính phủ là duy trì tỉ lệ tăng trưởng tín dụng thấp của toàn ngành ngân hàng, Techcombank đã cắt giảm tỉ lệ cho vay từ mức 59,8% của năm trước xuống 25,7%. Tính đến ngày 31/12/2010, tổng cho vay và ứng trước cho khách hàng đạt 52928 tỉ đồng, trong đó 56,8% là ngắn hạn. Cho vay bán lẻ tăng cao nhất ở mức 63,3% lên 18397 tỉ đồng so với năm trước, trong đó cho vay mua nhà tăng 155% so với cụng kỳ năm trước lên 12196 tỉ đồng. Cho vay SME tăng 26,7% lên 31256 tỉ đồng so với năm trước trong khi cho vay doanh nghiệp lớn giảm 50,6% xuống 3051 tỉ đồng. Trong số tất cả các khách hàng doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vay nhiều nhất để phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất. Dư nợ cho vay trong mảng này chiếm 57,1% tổng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2009 2010 tỉ đ ồ n g năm Huy động vốn tổ chức tín dụng doanh nghiệp cá nhân giấy tờ có giá Chuyên đề tốt nghiệp - 38 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán tài chính 49 38 Hình 8: Cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp Trong khi chủ động giảm tăng trưởng tín dụng, Techcombank đã giám sát chặt chẽ nợ xấu và giảm thành công tỉ lệ nợ xấu từ 2,49% xuống 2,29% vào cuối năm 2010. Hầu hết các khoản nợ xấu là trong mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hình 9: Dư nợ cho vay và nợ xấu Đến cuối năm 2010, dự phòng rủi ro tín dụng tăng 19,3%, từ 512 tỉ đồng năm trước lên 611 tỉ đồng, do đó tỉ lệ nợ xấu thuần giảm xuống chỉ còn 1,13%. Hơn nữa, các ngành sản xuất 57% các ngành nông nghiệp 16% các ngành dịch vụ 10% các ngành xây dựng 11% mua bán bất động sản 2% các ngành khác 4% cho vay khách hàng doanh nghiệp 2008 2009 2010 dư nợ cho vay 26343 42093 52928 nợ xấu 665 1048 1211 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 tỉ đ ồn g Dư nợ cho vay Chuyên đề tốt nghiệp - 39 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán tài chính 49 39 đây đều là các khoản vay có đảm bảo nên ngân hàng lạc quan tin tưởng vào tỷ lệ thu hồi nợ cao. II. Tổng quan về nghiệp vụ xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Techcombank Đầu tháng 12.2005, Techcombank triển khai thành công dự án nâng cấp hệ thống phần mềm quản trị ngân hàng lõi (core banking) Globus của nhà cung cấp các giải pháp ngân hàng hàng đầu thế giới Temenos có trụ sở chính tại Thụy Sỹ. Phiên bản mới nhất của hệ thống phần mềm quản trị ngân hàng này có tên gọi là T24r5 với các tính năng tiên tiến như: Hỗ trợ đa máy chủ (multi-server), cho phép thực hiện 1000 giao dịch ngân hàng/1 giây,hỗ trợ giao dịch qua hệ thống 24h/ngày, phát triển sản phẩm, quản trị rủi ro… và vai trò đặc biệt quan trọng là xếp hạng khách hàng doanh nghiệp. Xếp hạng khách hàng doanh nghiệp: là phương pháp đo lường rủi ro về khả năng trả nợ của một doanh nghiệp đối với khoản cấp tín dụng tại Techcombank. Đơn vị kinh doanh: bao gồm Trung tâm giao dịch hội sở, các chi nhánh của Techcombank và các phòng giao dịch. Hạng tín dụng của một khách hàng doanh nghiệp: được xác định dựa trên tổng điểm số tín dụng (bao gồm điểm định lượng và điểm định tính) mà khách hàng đó đạt được. Chỉ tiêu định lượng: là các chỉ tiêu được đo lường cụ thể, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người xếp hạng. Chỉ tiêu định tính: là các chỉ tiêu đánh giá dựa trên những nhận xét, đánh giá của người xếp hạng. 1. Mục đích, đối tượng và phạm vi áp dụng a. Mục đích  Xây dựng các bước thống nhất trong việc xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp trên phần mềm T24 tại các đơn vị của Techcombank.  Tạo cơ sở cho việc xem xét đánh giá để cấp tín dụng và quản lý khách hàng trong hoạt động tín dụng.  Làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách tín dụng và xây dựng chính sách khách hàng của Techcombank. Chuyên đề tốt nghiệp - 40 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán tài chính 49 40  Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp trong hệ thống Techcombank. b. Đối tượng áp dụng Các chi nhánh, Trung tâm giao dịch, các Phòng Giao dịch trực thuộc thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp. c. Phạm vi áp dụng Việc xếp hạng doanh nghiệp được áp dụng đối với tất cả các khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Techcombank. 2. Quy trình thực hiện Chuyên đề tốt nghiệp - 41 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 Hình 10: Quy trình thực hiện xếp hạng doanh nghiệp trên T24 III. Hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp trên phần mềm T24 Hạng tín dụng của một khách hàng doanh nghiệp được xác định dựa trên điểm số tín dụng mà khách hàng đó đạt được, trong đó điểm tín dụng được tính dựa trên điểm của các chỉ tiêu định lượng và định tính 1. Các chỉ tiêu định lượng Trong T24, thang điểm đánh giá cho các chỉ tiêu định lượng đối với mỗi ngành khác nhau thì khác nhau, vì vậy trước khi xếp hạng doanh nghiệp cần xác định doanh TRÁCH NHIỆM TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CVKH CVKH Trưởng/phó PGD, Trưởng/phó phòng KD Trưởng/phóPGD, Trưởng/phó phòng KD Ban giám đốc chi nhánh Ban KS & HTKD Phê duyệt Y Thu thập thông tin Xếp hạng khách hàng Kiểm soát phê duyệt trên T24 Y N N Lưu hồ sơ Chuyên đề tốt nghiệp - 42 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 nghiệp đó thuộc ngành nào trong 4 ngành cơ bản: Công nghiệp, thương mại, xây dựng, dịch vụ. Các chỉ tiêu định lượng để xếp hạng doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu tài chính sau: Hình 11: Bảng các chỉ tiêu định lượng xếp hạng DN  Khả năng thanh toán ngắn hạn (đơn vị: lần) STT Chỉ tiêu I. Khả năng thanh khoản 1 Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn 2 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh II. Khả năng vay trả 3 Tỷ số nợ/TTS 4 Tỷ số vốn chủ sở hữu/TTS 5 Tỷ số nợ/ vốn CSH 6 Tỷ số Lợi nhuận gộp/ Nợ phải trả III. Khả năng sinh lời 7 Tỷ số lợi nhuận sau thuế/ doanh thu 8 ROE 9 ROA IV. Năng lực hoạt động 10 Tỷ số doanh thu/tổng tài sản 11 Số ngày phải thu 12 Vòng quay hàng tồn kho 13 Tổng TS (triệu VNĐ) Khả năng thanh toán ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tài sản nợ ngắn hạn Chuyên đề tốt nghiệp - 43 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49  Khả năng thanh toán nhanh (đơn vị: lần) Khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho bình quân Nợ ngắn hạn  Nợ phải trả trên tổng tài sản (đơn vị: %) Nợ phải trả trên tổng tài sản = Nợ phải trả Tổng tài sản có  Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu (đơn vị: %) Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu  Tổng lợi tức sau thuế trên doanh thu (đơn vị: %) Tổng lợi tức sau thuế trên doanh thu = Lợi tức sau thuế Doanh thu thuần  Tổng lợi tức sau thuế trên tài sản (đơn vị: %) (ROA) Tổng lợi tức sau thuế trên tổng tài sản = Lợi tức sau thuế Tổng tài sản có  Tổng lợi tức sau thuế trên nguồn vốn (đơn vị: %) (ROE) Tổng lợi tức sau thuế trên nguồn vốn = Tổng lợi tức sau thuế Nguồn vốn chủ sở hữu  Hiệu quả sử dụng tài sản (đơn vị: lần)(TS doanh thu/tổng tài sản) Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản có  Vòng quay hàng tồn kho (đơn vị: vòng) Vòng quay hàng = Giá vốn hàng bán Chuyên đề tốt nghiệp - 44 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 tồn kho Hàng tồn kho bình quân  Kỳ thu tiền bình quân (đơn vị: ngày) (Số ngày phải thu) Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu Doanh thu thuần/365ngày 2. Các chỉ tiêu định tính STT Chỉ tiêu 1 Chiến lược 2 Quan hệ với Techcombank 3 Thương hiệu 4 Trình độ, kinh nghiệm Ban lãnh đạo 5 Uy tín trong giao dịch tín dụng Hình 12: Bảng các chỉ tiêu định tính xếp hạng DN Đối với các chỉ tiêu định tính, để chuẩn hóa cách khai báo, hệ thống đưa ra các mã tương ứng của từng nội dung chỉ tiêu, các mã này được đặt là 10, 20,…..60 và khi đánh giá các chỉ tiêu này trong T24, người nhập chỉ cần khai các mã nội dung tương ứng, cụ thể hướng dẫn đánh giá và mã khai báo vào T24 đối với từng chỉ tiêu như sau: a. Chỉ tiêu chiến lược Chỉ tiêu “Chiến lược” cho điểm dựa trên đánh giá về mức độ rõ ràng, tính phù hợp của chiến lược doanh nghiệp với xu hướng phát triển chung của ngành cũng như khả năng thực hiện được chiến lược của doanh nghiệp trong thực tế. Nội dung chỉ tiêu chiến lược Giá trị nhập Chiến lược rõ ràng, phù hợp với công ty, khả năng thực hiện chiến lược rất tốt, được cụ thể hóa bằng hệ thống văn bản chiến lược cho toàn công ty. 10 Chiến lược tốt, khả năng thực hiện chiến lược tốt 20 Chiến lược khá, khả năng thực hiện chiến lược khá 30 Chuyên đề tốt nghiệp - 45 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 Chiến lược trung bình, khả năng thực hiện chiến lược trung bình 40 Chiến lược không phù hợp, không có khả năng thực hiện chiến lược 50 Hình 10: Bảng các chỉ tiêu “Chiến lược” b. Chỉ tiêu quan hệ với Techcombank Chỉ tiêu “Quan hệ với Techcombank” xác định mức độ quan hệ và uy tín trong quan hệ của doanh nghiệp đối với riêng Techcombank: Doanh số hoạt động: là tổng doanh số ghi có tài khoản trong 01 năm (năm theo báo cáo tài chính) không tính đến những giao dịch ghi có: phát vay, nộp tiền vào tài khoản để trả nợ vay( bao gồm cả mua ngoại tệ trả tiền vay). Những doanh nghiệp chưa hoạt động được 01 năm tại Techcombank thì tính trên doanh số thực tế hoạt động tại Techcombank, không nhân theo tỷ lệ để tính ra doanh số cả năm cho khách hàng. Sử dụng một trong các dịch vụ khác của Techcombank ngoài tín dụng sau đây: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, mở và sử dụng tài khoản, trả lương qua tài khoản, giao dịch mua bán ngoại tệ, phát hành thẻ thanh toán. Khách hàng phải đáp ứng đủ những điều kiện trong từng mục để được đánh giá một mức điểm tương ứng. Nội dung chỉ tiêu Quan hệ với Techcombank Giá trị nhập (i). Doanh số hoạt động: tại Techcombank đạt trên 100 tỷ đồng/năm (ii). Thời gian quan hệ với Techcombank tính đến thời điểm xếp hạng:từ 2 năm trở lên Sử dụng ít nhất một trong các dịch vụ khác ngoài tín dụng 10 (i). Doanh số hoạt động: tại Techcombank đạt trên 75 tỷ đồng/năm (ii). Thời gian quan hệ với Techcombank tính đến thời điểm xếp hạng:từ 1 năm trở lên Sử dụng ít nhất một trong các dịch vụ khác ngoài tín dụng 20 (i). Doanh số hoạt động trên 75 tỷ đồng /năm nhưng không sử dụng các dịch vụ khác ngoài tín dụng hoặc thời gian quan hệ với Techcombank dưới 1 năm. 30 Chuyên đề tốt nghiệp - 46 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 Hoặc (i). Doanh số hoạt động tại Techcombank đạt trên 50 tỷ đồng/năm (ii). Sử dụng ít nhất một trong các dịch vụ khác ngoài tín dụng. Thời gian quan hệ với Techcombank dưới 1 năm. Tổng doanh số hoạt động tại Techcombank đạt trên 25 tỷ đồng/năm. 40 Các doanh nghiệp còn lại 50 Hình 13: Bảng các chỉ tiêu “Quan hệ với Techcombank” c. Chỉ tiêu thương hiệu Chỉ tiêu “Thương hiệu” được xác định dựa trên mức độ nổi tiếng của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất chủ yếu (Thương hiệu của sản phẩm – thông thường với sản xuất thương mại) và/hoặc thương hiệu của chính doanh nghiệp đó(thương hiệu của doanh nghiệp – thông thường với doanh nghiệp dịch vụ, sản xuất hay doanh nghiệp thương mại). Thương hiệu của doanh nghiệp: là thương hiệu do chính doanh nghiệp tạo dựng cho doanh nghiệp và/hoặc sản phẩm của mình và lấy những thương hiệu này đặt tên cho sản phẩm( như Bita’s, Trung Nguyên). Chỉ tiêu “Thương hiệu” được đánh giá khi đạt được một trong hai chỉ tiêu trong mỗi phần đánh giá tương ứng: Nội dung chỉ tiêu Thương hiệu Giá trị nhập Thương hiệu của sản phẩm: Nổi tiếng thế giới Thương hiệu của doanh nghiệp: Nổi tiếng trong nước 10 Thương hiệu của sản phẩm: Nổi tiếng trong nước Thương hiệu của doanh nghiệp: Nổi tiếng trong vùng là thị trường chủ yếu của khách hàng và nơi Techcombank có trụ sở 20 Thương hiệu của sản phẩm: nhiều người biết đến Thương hiệu của doanh nghiệp: nhiều người biết đến 30 Thương hiệu của sản phẩm: ít người biết, sản phẩm mới Thương hiệu của doanh nghiệp: ít người biết, sản phẩm mới 40 Các doanh nghiệp còn lại 50 Chuyên đề tốt nghiệp - 47 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 Hình 14: Bảng các chỉ tiêu “Thương hiệu” d. Chỉ tiêu ban lãnh đạo Ban lãnh đạo được xét đến bao gồm Giám đốc công ty, Kế toán trưởng và Trưởng phòng kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung chỉ tiêu ban lãnh đạo Giá trị nhập Học vấn: Đại học trở lên. Kinh nghiệm: trên 5 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực đang phụ trách. Uy tín: có uy tín cao đối với bạn hàng, đối tác, nhân viên trong DN 10 Học vấn: Đại học trở lên. Kinh nghiệm: trên 4 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực đang phụ trách. Uy tín: có uy tín cao đối với bạn hàng, đối tác, nhân viên trong DN 20 Học vấn: Đại học Kinh nghiệm: trên 3 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực đang phụ trách. Uy tín: có uy tín cao đối với bạn hàng, đối tác, nhân viên trong DN 30 Học vấn: Đại học Kinh nghiệm: trên 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chính của DN Uy tín: có uy tín cao đối với bạn hàng, đối tác, nhân viên trong DN 40 Các doanh nghiệp còn lại 50 Hình 15: Bảng các chỉ tiêu “Ban lãnh đạo” e. Chỉ tiêu uy tín trong giao dịch tín dụng đối với Techcombank Nội dung chỉ tiêu uy tín giao dịch tín dụng giá trị nhập Có nợ loại 3-5 tại Techcombank 10 Có nợ loại 2 tại Techcombank. 20 Chưa được cấp tín dụng. 30 Chuyên đề tốt nghiệp - 48 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 Hình 14: Bảng các chỉ tiêu “Uy tín trong giao dịch tín dụng đối với Techcombank” 3. Chỉ tiêu kiểm toán Ngoài các chỉ tiêu định lượng và định tính nêu trên, hạng của một khách hàng còn bị ảnh hưởng bởi chỉ tiêu kiểm toán. Trong T24 nội dung của chỉ tiêu kiểm toán được thể hiện với các mã khai báo như sau: Nội dung chỉ tiêu kiểm toán Giá trị nhập Đối với DN có kiểm toán nước ngoài chấp nhận toàn phần 10 Đối với DN có kiểm toán nước ngoài bị ngoại trừ một phần 20 Đối với DN có kiểm toán trong nước chấp nhận toàn phần 30 Đối với DN có kiểm toán trong nước bị ngoại trừ một phần 40 Đối với DN chưa có kiểm toán hoặc có kiểm toán không thuộc danh sách của VACPA 50 Đối với DN có kiểm toán bị ngoại trừ hoàn toàn(toàn phần) 60 Hình 15: Bảng các chỉ tiêu kiểm toán Danh sách của VACPA: là danh sách các công ty kiểm toán đủ điều kiện do hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam – VACPA xác nhận, trong danh sách các công ty kiểm toán được chấp nhận gồm 2 nhóm: các công ty kiểm toán nước ngoài gồm 4 công ty: KPMG, E&Y, PwC, VACO và các công ty kiểm toán trong nước gồm các công ty còn lại. 4. Hạng và năng lực tín dụng của khách hàng Hạng có thể đạt được của một khách hàng được quy định trong bảng dưới đây: STT Hạng của khách hàng Diễn giải năng lực tín dụng của khách hàng 1 A1 Cực tốt 2 A2 Rất tốt Có dịch vụ tiền vào ra đều đặn, trả nợ đầy đủ. 40 Chuyên đề tốt nghiệp - 49 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 3 A3 Tốt 4 B1 Khá tốt 5 B2 Khá 6 B3 Trung bình khá 7 C1 Trung bình 8 C2 Hơi yếu 9 C3 Yếu 10 D1 Kém 11 D2 Cần đặc biệt chú ý 12 D3 Tình trạng đe dọa Hình 16: Bảng mô tả hạng của khách hàng Trường hợp DN có vốn chủ sở hữu bằng 0 hoặc âm hoặc xếp hạng D3 thì sẽ bị từ chối cấp tín dụng. Nhận xét:  Nhóm khách hàng thuộc loại A1, A2, A3 có xác suất xảy ra nợ không đủ tiêu chuẩn rất thấp, năng lực tín dụng tốt. Ngân hàng cần duy trì mối quan hệ lâu dài với các đối tác này bằng việc áp dụng những chính sách ưu đãi, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ và đặc biệt chú trọng những dịch vụ chăm sóc khách hàng.  Nhóm khách hàng thuộc loại B1, B2, B3 có xác suất xảy ra nợ không đủ tiêu chuẩn khá thấp, năng lực tín dụng tương đối tốt. Và thực tế đây là nhóm khách hàng này chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tất cả các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng. Bên cạnh việc tiếp tục gắn bó với nhóm khách hàng này thì ngân hàng cũng phải chú ý đối với những doanh nghiệp xếp loại B3 để tránh những rủi ro vì có thể nhóm này sẽ bị giảm hạng tín dụng, gây những rủi ro tiềm ẩn.  Nhóm khách hàng thuộc loại C1, C2, C3 có xác suất xảy ra nợ không đủ tiêu chuẩn tương đối cao, năng lực tín dụng thuộc loại tương đối yếu. Ngân hàng phải hết sức chú ý khi ra quyết định vay vốn bởi nhóm này vay vốn chủ yếu trong tình trạng kinh doanh gặp khó khăn, hàng tồn kho Chuyên đề tốt nghiệp - 50 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 ứ đọng nhiều. Nếu cho vay có thể áp dụng hạn mức tín dụng thấp bên cạnh đó phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro hợp lí, tránh những rủi ro gây tổn thất cho ngân hàng.  Nhóm khách hàng xếp hạng D1, D2, D3 có xác suất xảy ra nợ không đủ tiêu chuẩn rất cao, năng lực tín dụng của nhóm khách hàng này rất kém. Ngân hàng phải hạn chế tối thiểu cho vay đối với nhóm này, tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể đặc biệt thì vẫn có thể cho vay với những điều kiện hết sức nghiêm ngặt. Đặc biệt với nhóm khách hàng thuộc loại D3 như đã nói ở trên thì tuyệt đối không được cấp tín dụng. Tóm lại, việc áp dụng T24 để phân các khách hàng doanh nghiệp ra các hạng như vậy là khá đầy đủ và chi tiết. Phần mềm tổng hợp được những chỉ tiêu tài chính và phi tài chính một cách hợp lí. Tuy vậy, phải liên tục cập nhật thông tin về khách hàng, những thông tin về tình hình xếp hạng tín dụng nói chung và tình hình kinh tế xã hội để cải tiến phần mềm xếp hạng sao cho thích ứng với hiện tại. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp có thể quyết định cấp tín dụng một cách linh hoạt, không nên cứng nhắc dựa vào kết quả xếp hạng của mô hình. CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT TRONG XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP I. Mô hình Logit với 100 doanh nghiệp 1. Biến và số liệu Sử dụng số liệu là 13 chỉ tiêu định lượng để xếp hạng doanh nghiệp của 100 doanh nghiệp hiện đang có quan hệ tín dụng với Techcombank. Kí hiệu:  Biến phụ thuộc Y: Tình trạng nợ của khách hàng (doanh nghiệp) Việc phân chia dựa vào tình trạng chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp + Y = 0: Doanh nghiệp không có nợ không đủ tiêu chuẩn Chuyên đề tốt nghiệp - 51 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 + Y = 1: Doanh nghiệp có nợ không đủ tiêu chuẩn  Các biến độc lập - X1: Quy mô của doanh nghiệp Việc phân chia phụ thuộc vào tổng tài sản(<100 tỷ quy mô doanh nghiệp nhỏ), số lao động, doanh thu thuần, nộp ngân sách nhà nước. + X1 = 0: Khi quy mô của doanh nghiệp nhỏ + X1 = 1: Khi quy mô của doanh nghiệp không phải là nhỏ - X2: Khả năng thanh toán ngắn hạn + Phản ánh khả năng chuyển đổi của tài sản lưu động thành tiền trong một thời gian ngắn (< 1 năm) để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. + Thông thường, khả năng thanh toán ngắn hạn >1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn và ngược lại. - X3: Khả năng thanh toán nhanh + Phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của các tài sản ngắn hạn và tương đương tiền để đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn (<1 năm). + Thông thường khả năng thanh toán nhanh >0,7-0,8 thì khả năng thanh toán đảm bảo, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và ngược lại. - X4: Nợ phải trả trên tổng tài sản Hệ số này phản ánh cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp. Trên phương diện chủ nợ: tỷ lệ này càng cao thì khả năng thu hồi nợ càng thấp, mức độ phá sản của doanh nghiệp càng cao. Trên phương diện doanh nghiệp: tỷ lệ cao chứng tỏ thành tích vay mượn tốt, nếu doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ lệ lãi vay thì tỷ lệ cao là tốt. Ngược lại nếu tỷ suất lợi nhuận thấp hơn tỷ lệ lãi vay thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng, độ phá sản cao. - X5: Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt Chuyên đề tốt nghiệp - 52 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm. - X6: Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số này phản ánh mức độ đảm bảo cho các khoản nợ bằng vốn riêng của doanh nghiệp. Giá trị này càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro đối với các chủ nợ lớn. - X7: Tỷ số Lợi nhuận gộp / Nợ phải trả Tỉ số này càng cao chửng tỏ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng cao, vì lợi nhuận lớn, doanh nghiệp có thể trích ra càng nhiều để trả nợ. - X8: Tổng lợi tức sau thuế trên doanh thu Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao và doanh thu của doanh nghiệp lớn thì tiềm năng sinh lời càng lớn. - X9: Tổng lợi tức sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) + Hệ số này có ý nghĩa quan trọng đối với chủ sở hữu và tiềm tàng của doanh nghiệp, nó cho biết khả năng thu nhập có thể nhận được khi họ đầu tư vốn vào công ty. Tỷ số này thể hiện sức hấp hẫn của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư tiềm tàng, rất hữu ích khi so sánh với tỷ lệ sinh lời cần thiết trên thị trường (trái phiếu chính phủ). + Nếu tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ lãi trung bình trên thị trường thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cao, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. + Nếu tỷ lệ này bằng tỷ lệ lãi trung bình trên thị trường của doanh nghiệp thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở mức trung bình, có thể chấp nhận được. + Nếu nhỏ hơn tỷ lệ lãi trung bình thì doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thấp, không tạo được sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. - X10: Tổng lợi tức sau thuế trên tài sản (ROA) Chỉ tiêu này dùng để so sánh với chi phí vốn (chi phí sử dụng ngân quỹ của doanh nghiệp). Nếu tỷ lệ này lớn hơn chi phí vốn thì doanh nghiệp kinh doanh có lãi, nếu nhỏ hơn chi phí vốn thì doanh nghiệp bị thua lỗ. Chuyên đề tốt nghiệp - 53 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 - X11: Hiệu quả sử dụng tài sản Hệ số này thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Giá trị này càng cao càng thể hiện hiệu quả hoạt động nhằm tăng thị phần và sức cạnh tranh. - X12: Kỳ thu tiền bình quân Hệ số này cho biết số ngày thu hồi tiền bán hàng bình quân. Giá trị này càng cao chứng tỏ hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp càng thấp, khả năng có những khoản nợ khó đòi cao. Giá trị có thể chấp nhận được 30 → 60 ngày. - X13: Vòng quay hàng tồn kho Hệ số này thấp chứng tỏ giá trị của các loại hàng hoá tồn kho quá cao so với doanh thu; số ngày hàng nằm trong kho lâu; hiệu quả quản trị ngân quỹ của doanh nghiệp thấp vì lượng tiền tồn đọng trong hàng hoá quá lâu. Chuyên đề tốt nghiệp - 54 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 2. Mô hình Logit với 100 doanh nghiệp X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9 X10 X11 X12 X13 Mean 5.376541 4.797993 0.984148 2.257939 1.20624 1.205897 0.096406 0.152749 0.55125 4.07423 229.7819 33.23125 Median 1.192542 0.854714 0.572663 0.63563 0.758832 0.134306 0.066465 0.133116 0.080888 1.178775 76.04415 7.504214 Maximum 116.621 113.3976 8.554363 73.92755 14.74036 46.61923 0.67106 0.533189 33.56619 146.2214 5555.415 449.147 Minimum 0.154195 0.082601 0.046767 0.063531 0.008387 -0.18831 -0.32761 -0.11262 -0.09518 0.020178 5.828845 0.500643 Std. Dev. 18.09168 17.18122 1.505414 7.550974 1.713071 5.106427 0.116371 0.122913 3.367447 14.89464 668.1685 70.29484 Skewness 5.069219 5.164603 3.151508 8.703379 5.300094 7.478952 1.365476 0.868808 9.570903 8.854684 6.250473 3.992745 Kurtosis 29.01022 30.09172 13.24972 82.83077 40.56695 64.61142 9.406456 3.574553 94.27272 84.67413 45.6493 20.43912 Jarque-Bera 3247.165 3502.725 603.2698 27816.45 6348.498 16748.78 202.0866 13.95593 36237.99 29101.19 8230.153 1532.879 Probability 0 0 0 0 0 0 0 0.000932 0 0 0 0 Sum 537.6541 479.7993 98.41479 225.7939 120.624 120.5897 9.640603 15.27494 55.12504 407.423 22978.19 3323.125 Sum Sq. Dev. 32403.6 29224.22 224.361 5644.704 290.5266 2581.484 1.340683 1.49565 1122.631 21963.18 44198471 489195 Observations 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Hình 17:Bảng thống kê mô tả với bộ số liệu Chuyên đề tốt nghiệp - 55 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9 X10 X11 X12 X13 X1 1 0.250222 0.253238 0.473711 0.403924 -0.19018 0.323971 -0.01892 0.037585 0.248486 0.344473 0.184462 0.193446 X2 0.250222 1 0.999185 -0.14651 0.051793 -0.17159 0.691414 0.111969 0.138149 0.053879 0.037986 -0.01158 0.006876 X3 0.253238 0.999185 1 -0.13919 0.056447 -0.16712 0.705576 0.115967 0.142194 0.057718 0.041989 -0.01015 0.016672 X4 0.473711 -0.14651 -0.13919 1 0.227654 0.228579 -0.08351 -0.14283 -0.04799 0.133979 0.234853 0.199274 0.159357 X5 0.403924 0.051793 0.056447 0.227654 1 -0.13583 0.30327 0.134946 0.224581 0.973194 0.963895 0.03029 0.588468 X6 -0.19018 -0.17159 -0.16712 0.228579 -0.13583 1 -0.15033 -0.23204 0.060932 -0.09165 -0.09055 -0.05597 - X7 0.323971 0.691414 0.705576 -0.08351 0.30327 -0.15033 1 0.269901 0.34469 0.307634 0.275481 -0.05941 0.199084 X8 -0.01892 0.111969 0.115967 -0.14283 0.134946 -0.23204 0.269901 1 0.38827 0.161912 0.09235 -0.07605 0.021368 X9 0.037585 0.138149 0.142194 -0.04799 0.224581 0.060932 0.34469 0.38827 1 0.305757 0.302894 -0.27895 0.253575 X10 0.248486 0.053879 0.057718 0.133979 0.973194 -0.09165 0.307634 0.161912 0.305757 1 0.976523 -0.04547 0.603579 X11 0.344473 0.037986 0.041989 0.234853 0.963895 -0.09055 0.275481 0.09235 0.302894 0.976523 1 -0.06844 0.643618 X12 0.184462 -0.01158 -0.01015 0.199274 0.03029 -0.05597 -0.05941 -0.07605 -0.27895 -0.04547 -0.06844 1 -0.11644 X13 0.193446 0.006876 0.016672 0.159357 0.588468 -0.0685 0.199084 0.021368 0.253575 0.603579 0.643618 -0.11644 Hình 18: Bảng ma trận hệ số tương quan của các biến Ta thấy một số cặp biến có hệ số tương quan rất lớn, như: + r(x2,x3) = 0.999185 + r(x5,x10) = 0.973194 + r(x5,x11) = 0963895 + r(x10,x11) = 0.97652 Chuyên đề tốt nghiệp - 56 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 Tức là các biến có tương quan chặt với nhau, nếu giữ nguyên các biến đó và hồi quy thì kết quả sẽ không chính xác vì có thể xảy ra các hiện tượng là không tách được ảnh hưởng của các biến tới biến phụ thuộc, ý nghĩa của các biến sai về mặt kinh tế. Vì vây dựa vào bảng ma trận hệ số tương quan của các biến xác định các cặp biến có quan hệ tương quan chặt để loại một hoặc cả hai biến trong mỗi cặp đó. Ngoài ra ta có thể kết hợp kiêm định Eviews/ Coefficient Tests/ Wald sau để việc loại biến được chính xác. Ước lượng mô hình Logit với đầy đủ các biến số, kết quả thu được như sau: Variable Coefficient Prob. C -1.509186 0.0464 X1 -1.019322 0.5336 X2 0.512301 0.2210 X3 -0.517200 0.2466 X4 1.304725 0.0483 X5 0.005776 0.9848 X6 0.679727 0.0639 X7 0.008051 0.9499 X8 2.965957 0.2315 X9 -3.303598 0.2068 X10 0.313870 0.7828 X11 -0.174517 0.3986 X12 -0.000273 0.6243 X13 -0.005813 0.3831 Từ bảng trên ta thấy hệ số prob của biến x1 = 0.5336, x2 = 0.2210, x3 = 0.2466, x5 = 0.9848, x7 = 0.9499, x8 = 0.2315, x9 = 0.2068, x10 = 0.7828, x11= 0,3986, x12 = 0.6243, x13 = 0.3831. Với mức ý nghĩa 10% thì các biến này không có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân là do tương quan giữa các biến với nhau. X5 có prob= 0.9848, x7 có prob =0.9499. Hai biến này có prob rất lớn, hệ số của nó rất có khả năng bằng 0. Thực hiện kiểm định Wald test: H0: C(8) = C(10) = 0 H1: ít nhất 1 hệ số khác 0 Chuyên đề tốt nghiệp - 57 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 Wald Test: Equation: Untitled Null Hypothesis: C(8)=0 C(10)=0 F-statistic 0.797021 Probability 0.453970 Chi-square 1.594042 Probability 0.450670 Với mức ý nghĩa 10%, cả hai trường hợp đều có Prob > 0,1. Chấp nhận giả thiết H0, loại bỏ biến x5 và x7 ra khỏi mô hình. Hồi quy lại mô hình khi không có x5 và x7 ta có: Variable Coefficient Prob. C -1.498754 0.0268 X1 -0.980833 0.3541 X2 0.503283 0.2042 X3 -0.507039 0.2278 X4 1.297255 0.0274 X6 0.678267 0.0540 X8 2.967320 0.2316 X9 -3.303532 0.1995 X10 0.342645 0.7336 X11 -0.175186 0.3683 X12 -0.000272 0.6167 X13 -0.005779 0.3813 X10 có prob= 0.7336, x12 có prob =0.6167. Hai biến này có prob lớn, hệ số của nó rất có khả năng bằng 0. Thực hiện kiểm định Wald test: H0: C(9) = C(11) = 0 H1: ít nhất 1 hệ số khác 0 Wald Test: Equation: Untitled Null Hypothesis: C(9)=0 C(11)=0 F-statistic 0.159224 Probability 0.853051 Chi-square 0.318447 Probability 0.852806 Chuyên đề tốt nghiệp - 58 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 Với mức ý nghĩa 10%, cả hai trường hợp đều có Prob > 0,1. Chấp nhận giả thiết H0, loại bỏ biến x10 và x12 ra khỏi mô hình. Hồi quy lại mô hình khi không có x10 và x12 ta có: Variable Coefficient Prob. C -1.608559 0.0139 X1 -0.942192 0.3471 X2 0.492137 0.2159 X3 -0.496534 0.2397 X4 1.149795 0.0254 X6 0.698264 0.0458 X8 3.286313 0.1683 X9 -2.980569 0.2226 X11 -0.109440 0.4468 X13 -0.006189 0.3434 X1 có prob= 0.3471, x11 có prob =0.4468. Hai biến này có prob lớn, hệ số của nó rất có khả năng bằng 0. Thực hiện kiểm định Wald test: H0: C(2) = C(9) = 0 H1: ít nhất 1 hệ số khác 0 Wald Test: Equation: Untitled Null Hypothesis: C(2)=0 C(9)=0 F-statistic 0.857939 Probability 0.427473 Chi-square 1.715879 Probability 0.424035 Với mức ý nghĩa 10%, cả hai trường hợp đều có Prob > 0,1. Chấp nhận giả thiết H0, loại bỏ biến x1 và x11 ra khỏi mô hình. Hồi quy lại mô hình khi không có x1 và x11 ta có: Variable Coefficient Prob. C -1.671245 0.0072 X2 0.424943 0.2386 X3 -0.434183 0.2562 X4 0.631953 0.0154 Chuyên đề tốt nghiệp - 59 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 X6 0.938394 0.0034 X8 3.775146 0.1085 X9 -4.106911 0.0625 X13 -0.007935 0.2113 X2 có prob= 0.2386, x3 có prob =0.2562. Hai biến này có prob lớn, hệ số của nó rất có khả năng bằng 0. Thực hiện kiểm định Wald test: H0: C(2) = C(3) = 0 H1: ít nhất 1 hệ số khác 0 Wald Test: Equation: Untitled Null Hypothesis: C(2)=0 C(3)=0 F-statistic 1.237120 Probability 0.295001 Chi-square 2.474240 Probability 0.290219 Với mức ý nghĩa 10%, cả hai trường hợp đều có Prob > 0,1. Chấp nhận giả thiết H0, loại bỏ biến x2 và x3 ra khỏi mô hình. Hồi quy lại mô hình khi không có x2 và x3 ta có: Variable Coefficient Prob. C -1.169664 0.0213 X4 0.537290 0.0264 X6 0.751656 0.0082 X8 2.983524 0.1837 X9 -3.539623 0.0994 X13 -0.008570 0.1502 X8 có prob= 0.1837 > 0.1. Hệ số của x8 rất có khả năng bằng 0. Thực hiện kiểm định Wald test: H0: C(4) = 0 H1: C(4) ≠ 0 Wald Test: Equation: Untitled Chuyên đề tốt nghiệp - 60 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 Null Hypothesis: C(4)=0 F-statistic 1.767157 Probability 0.186952 Chi-square 1.767157 Probability 0.183734 Với mức ý nghĩa 10%, cả hai trường hợp đều có Prob > 0,1. Chấp nhận giả thiết H0, loại bỏ biến x8 ra khỏi mô hình. Hồi quy lại mô hình khi không có x8 ta có: Variable Coefficient Prob. C -0.873124 0.0503 X4 0.496436 0.0332 X6 0.616371 0.0173 X9 -2.346196 0.2192 X13 -0.008979 0.1269 X9 có prob= 0.2192 > 0.1. Hệ số của x9 rất có khả năng bằng 0. Thực hiện kiểm định Wald test: H0: C(4) = 0 H1: C(4) ≠ 0 Wald Test: Equation: Untitled Null Hypothesis: C(4)=0 F-statistic 1.509682 Probability 0.222223 Chi-square 1.509682 Probability 0.219188 Với mức ý nghĩa 10%, cả hai trường hợp đều có Prob > 0,1. Chấp nhận giả thiết H0, loại bỏ biến x9 ra khỏi mô hình. Hồi quy lại mô hình khi không có x9 ta có: Variable Coefficient Prob. C -1.155212 0.0027 X4 0.520060 0.0247 X6 0.566318 0.0237 X13 -0.009685 0.0916 Nhận thấy kết quả hồi quy trên đã có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. stimation Command: BINARY(D=L) Y C X4 X6 X13 Chuyên đề tốt nghiệp - 61 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 Estimation Equation: Y = 1-@LOGIT(-(C(1) + C(2)*X4 + C(3)*X6 + C(4)*X13)) Substituted Coefficients: Y = 1-@LOGIT(-(-1.155211942 + 0.5200600321*X4 + 0.5663183713*X6 - 0.009685019917*X13)) Như vậy có thể mô tả xác xuất có nợ không đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp như sau: pi = (..∗.∗.∗) (..∗.∗.∗) Các biến số tác động đến xác suất xảy ra nợ không đủ tiêu chuẩn bao gồm: C: hệ số chặn X4: Nợ phải trả/ tổng tài sản X6: Nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu X13: Vòng quay hàng tồn kho Hình 19: Bảng so sánh kết quả hạng và xác suất nợ KĐTC của 100 DN Stt doanh nghiệp Hạng của khách hàng Xác suất có nợ KĐTC Stt doanh nghiệp Hạng của khách hàng Xác suất có nợ KĐTC 1 A1 0.01643874 51 B2 0.38292906 2 A1 0.02770918 52 B2 0.39617589 3 A2 0.05767594 53 B3 0.40381404 4 A2 0.06359545 54 B3 0.41387222 5 A3 0.10759406 55 B3 0.41598229 6 A3 0.14005814 56 B3 0.41780099 7 A3 0.14109617 57 B3 0.41821865 8 A3 0.14308786 58 B3 0.43366824 9 A3 0.15810433 59 B3 0.43758781 10 A3 0.1745922 60 B3 0.44648786 11 B1 0.20941186 61 B3 0.44656687 12 B1 0.21811042 62 B3 0.45126322 Chuyên đề tốt nghiệp - 62 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 13 B1 0.23898217 63 B3 0.45626224 14 B1 0.24227122 64 B3 0.45737628 15 B1 0.24233568 65 B3 0.46277265 16 B1 0.24730423 66 B3 0.47365639 17 B1 0.2490949 67 B3 0.49091642 18 B1 0.25399198 68 B3 0.49527131 19 B1 0.2577462 69 B3 0.49627376 20 B1 0.26854628 70 B3 0.49979559 21 B1 0.26950678 71 C1 0.51418007 22 B1 0.2772796 72 C1 0.51888216 23 B1 0.27738484 73 C1 0.54211089 24 B1 0.27849809 74 C1 0.54337566 25 B1 0.28040853 75 C1 0.54805166 26 B1 0.28416819 76 C1 0.55809922 27 B1 0.28745561 77 C1 0.55846648 28 B1 0.28805694 78 C1 0.56433666 29 B1 0.28979573 79 C1 0.56835868 30 B1 0.29463724 80 C1 0.57398271 31 B1 0.29683156 81 C1 0.58008736 32 B2 0.30260912 82 C1 0.58076347 33 B2 0.30966111 83 C1 0.58154653 34 B2 0.3120293 84 C1 0.59774038 35 B2 0.31300666 85 C2 0.60271303 36 B2 0.31314324 86 C2 0.63277972 37 B2 0.32254331 87 C2 0.64854103 38 B2 0.32838935 88 C2 0.66700476 39 B2 0.33125092 89 C2 0.66757866 40 B2 0.33130271 90 C2 0.68041535 41 B2 0.33251415 91 C3 0.71513929 Chuyên đề tốt nghiệp - 63 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 42 B2 0.33738439 92 C3 0.7408522 43 B2 0.33891762 93 C3 0.74700833 44 B2 0.34079384 94 C3 0.75538691 45 B2 0.34855429 95 C3 0.76009315 46 B2 0.34877076 96 D1 0.82688106 47 B2 0.36270174 97 D1 0.87203349 48 B2 0.36310586 98 D2 0.949827947 49 B2 0.37195771 99 D3 0.99856767 50 B2 0.37857384 100 D3 0.99952268 Từ kết quả trên ta có thể rút ra mối quan hệ giữa hai cách xếp hạng được mô tả bằng bảng sau: Hình 20: Bảng mô tả xếp loại dựa vào xác suất nợ KĐTC và hạng của KH STT Hạng của khách hàng Xác suất có nợ không đủ tiêu chuẩn 1 A1 0 → 0.05 2 A2 0.05 → 0.1 3 A3 0.1 → 0.2 4 B1 0.2 → 0.3 5 B2 0.3 → 0.4 6 B3 0.4 → 0.5 7 C1 0.5 → 0.6 8 C2 0.6 → 0.7 9 C3 0.7 → 0.8 10 D1 0.8 → 0.9 11 D2 0.9 → 0.95 12 D3 0.95 → 1 Chuyên đề tốt nghiệp - 64 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 3. Đánh giá nhận xét cơ cấu hạng của 100 doanh nghiệp Hình 21: Bảng cơ cấu hạng của 100 doanh nghiệp Nhìn vào kết quả ta thấy tỉ lệ doanh nghiệp được xếp hạng B1 và B2 là cao nhất, tới 21%, sau đó đến tỉ lệ doanh nghiệp xếp loại B3 là 18%. Đây là những doanh nghiệp có xác suất có nợ không đủ tiêu chuẩn từ mức khá thấp đến trung bình, năng lực tín dụng thuộc loại khá tốt đến trung bình khá. Tuy nhiên đây lại là nguồn vay vốn chủ yếu cho ngân hàng nên vẫn phải duy trì quan hệ với nhóm này với các biện pháp hợp lí. Các doanh nghiệp được xếp hạng A1, A2, A3 tuy chiếm tỉ trọng nhỏ, chỉ từ 2% đến 6% nhưng đây lại là những doanh nghiệp có năng lực tín dụng tốt, xác suất có nợ xấu rất thấp. Ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi và thực hiện những dịch vụ chăm sóc thật tốt để hợp tác lâu dài với những khách hàng này. Những doanh nghiệp xếp hạng loại C1, C2, C3 chiếm 25%, năng lực tín dụng của nhóm này khá yếu, Techcombank cần xem xét cẩn thận trước khi cho vay, có thể cho vay với hạn mức thấp và cần trích lập dự phòng rủi ro sao cho hợp lí. Nhóm còn lại, những doanh nghiệp xếp hạng D1, D2, D3 tuy chiếm tỉ trọng ít nhưng đây là nhóm có năng lực tín dụng kém, rất nguy hiểm đối với ngân hàng, ngân hàng cần hạn chế đến mức tối thiểu việc cấp tín dụng, có thể cho vay trong những trường hợp đặc biệt nhưng với những điều kiện hết sức nghiêm ngặt và đặc biệt không thể cho vay đối với doanh nghiệp xếp hạng D3. 2% 2% 6% 21% 21%18% 14% 6% 5% 2% 1% 2% cơ cấu hạng của 100 doanh nghiệp A1 A2 A3 B1 B2 B3 C1 C2 C3 D1 D2 D3 Chuyên đề tốt nghiệp - 65 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 II.Ứng dụng mô hình Logit dự báo tình trạng nợ cho ba doanh nghiệp ngoài mẫu 1. Doanh nghiệp A Các chỉ tiêu tài chính Giá trị x2: khả năng thanh toán hiện hành 1.220753 x3: khả năng thanh toán nhanh 0.49658 x4: hệ số nợ 0.700472 x5: hệ số tự tài trợ 0.318444 x6: nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu 2.199673 x7: lợi nhuận gộp/nợ phải trả 0.043112 x8: lọi nhuận sau thuế/ doanh thu 0.033144 x9: roe 0.094832 x10: roa 0.030199 x11: hiệu quả sử dụng tài sản 0.911135 x12: kì thu tiền bình quân 100.8347 x13: vòng quay hàng tồn kho 1.595523 Hạng trên T24 C2 pi 0.6081 pi = (..∗.∗.∗) (..∗.∗.∗) = 0.6081 Ta thấy xác suất doanh nghiệp A có xác suất xảy ra nợ không đủ tiêu chuẩn tương đối cao, năng lực tín dụng của doanh nghiệp A hơi yếu. Kết quả xếp hạng của Logit trùng với kết quả xếp hạng trên T24. + Ảnh hưởng của X4 đối với pi của doanh nghiệp: 0.6081*(1-0.6081)*0.52006 = 0.123938 + Ảnh hưởng của X6 đối với pi của doanh nghiệp: 0.6081*(1-0.6081)*0.566318 = 0.134962 + Ảnh hưởng của X13 đối với pi của doanh nghiệp: 0.6081*(1-0.6081)*(-0.009685) = -0.00231 Chuyên đề tốt nghiệp - 66 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 Dễ thấy biến nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu có ành hưởng lớn nhất đến khả năng có nợ không đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này là 2.199673, tương đối lớn, mức độ đảm bảo cho các khoản nợ bằng vốn riêng của doanh nghiệp tương đối thấp. Doanh nghiệp A là công ty bánh kẹo, phương án vay vốn của doanh nghiệp trong năm 2010 là để mở rộng sản xuất. Việc sử dụng nguồn vốn vay khá lớn trong thời gian ngắn gặp nhiều khó khăn trong việc giả nợ, hơn nữa doanh nghiệp đang trong quá trình mở rộng sản xuất nên hàng tồn kho ứ đọng dẫn đến ảnh hưởng trong kết quả xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp là điều dễ hiểu. Ngân hàng cần phải thận trọng với doanh nghiệp này bởi vì doanh nghiệp vay vốn trong giai đoạn kinh doanh khá mạo hiểm. Nếu sau khi mở rộng sản xuất hàng bán chậm hoặc không thể tiêu thụ thì sẽ là một rủi ro lớn cho ngân hàng. Có thể cân nhắc cho vay nhưng cho vay với hạn mức thấp và có những điều kiện nghiêm ngặt khác. Trong trường hợp cho vay thì phải trích lập dự phòng rủi ro hợp lí. 2. Doanh nghiệp B Các chỉ tiêu tài chính Giá trị x2: khả năng thanh toán hiện hành 1.741524 x3: khả năng thanh toán nhanh 1.649735 x4: hệ số nợ 0.225951 x5: hệ số tự tài trợ 0.797373 x6: nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu 0.283369 x7: lợi nhuận gộp/nợ phải trả 0.581016 x8: lọi nhuận sau thuế/ doanh thu 0.046166 x9: roe 0.164642 x10: roa 0.131281 x11: hiệu quả sử dụng tài sản 2.843659 x12: kì thu tiền bình quân 5.828845 x13: vòng quay hàng tồn kho 98.18153 Hạng trên T24 A3 pi 0.1385 Chuyên đề tốt nghiệp - 67 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 pi = (..∗.∗.∗) (..∗.∗.∗) = 0.1385 Ta thấy doanh nghiệp B có xác suất xảy ra nợ không đủ tiêu chuẩn rất thấp, năng lực tín dụng của khách hàng tốt. Kết quả xếp hạng của Logit trùng với kết quả xếp hạng trên T24. + Ảnh hưởng của X4 đối với pi của doanh nghiệp: 0.1385*(1-0.1385)*0.52006 = 0.062052 + Ảnh hưởng của X6 đối với pi của doanh nghiệp: 0.1385*(1-0.1385)*0.566318 = 0.067572 + Ảnh hưởng của X13 đối với pi của doanh nghiệp: 0.1385*(1-0.1385)*(-0.009685) = -0.00116 Biến nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng lớn nhất đến xác suất nợ xấu của doanh nghiệp. Hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu là 0.283369, khá thấp, khả năng đảm bảo cho các khoản nợ bằng vốn tự có của doanh nghiệp cao. Doanh nghiệp B là doanh nghiệp bia, rượu, nước giải khát. Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp này rất lớn, một phần là do bia, rượu, nước giải khát là mặt hàng được tiêu thụ rất mạnh. Hệ số nợ của doanh nghiệp tương đối nhỏ, hệ số nợ của doanh nghiệp chỉ là 0.225951. Điều này cũng làm cho xác suất có nợ xấu của công ty là rất nhỏ. Ngân hàng cần đẩy mạnh hợp tác, có những chế độ ưu đãi và dịch vụ chăm sóc thật tốt, duy trì mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp này vì đây là một doanh nghiệp có tình hình tài chính và năng lực tín dụng rất tốt, hơn nữa lại có quan hệ lâu năm với ngân hàng. 3. Doanh nghiệp C Các chỉ tiêu tài chính Giá trị x2: khả năng thanh toán hiện hành 1.923936 x3: khả năng thanh toán nhanh 0.824372 x4: hệ số nợ 0.185127 x5: hệ số tự tài trợ 0.823216 x6: nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu 0.224883 Chuyên đề tốt nghiệp - 68 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 x7: lợi nhuận gộp/nợ phải trả 0.160525 x8: lọi nhuận sau thuế/ doanh thu 0.070426 x9: roe 0.036099 x10: roa 0.029718 x11: hiệu quả sử dụng tài sản 0.421968 x12: kì thu tiền bình quân 85.11195 x13: vòng quay hàng tồn kho 1.733286 Hạng trên T24 B2 pi 0.239538 pi = (..∗.∗.∗) (..∗.∗.∗) = 0.2395 Ta thấy trên T24, doanh nghiệp được xếp hạng B2, doanh nghiệp có xác suất có nợ không đủ tiêu chuẩn tương đối thấp, năng lực tín dụng của khách hàng khá. Tuy nhiên, theo mô hình Logit thì doanh nghiệp được xếp hạng B1, doanh nghiệp có xác suất có nợ không đủ tiêu chuẩn thấp, năng lực tín dụng của khách hàng khá tốt. + Ảnh hưởng của X4 đối với pi của doanh nghiệp: 0.2395*(1-0.2395)*0.520060 = 0.094724 + Ảnh hưởng của X6 đối với pi của doanh nghiệp: 0.2395*(1-0.2395)*0.566318 = 0.103149 + Ảnh hưởng của X13 đối với pi của doanh nghiệp: 0.2395*(1-0.2395)*(-0.009685) = -0.00176 Biến nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng lớn nhất đến xác suất nợ xấu của doanh nghiệp. Hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu là 0.224883, tương đối nhỏ. Doanh nghiệp có khả năng đảm bảo cho các khoản nợ bằng nguồn vốn tự có của mình một cách tương đối chắc chắn. Hệ số nợ của doanh nghiệp này khá nhỏ, doanh nghiệp ít gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, vòng quay hàng tồn kho của công ty khá nhỏ, lượng hàng tiêu thụ được chậm. Doanh nghiệp này sản xuất nội thất, là doanh nghiệp mới thành lập được 4 năm nên sản phẩm chưa được nhiều người biết đến, hàng tồn kho nhiều cũng là điều dễ hiểu. Chuyên đề tốt nghiệp - 69 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 Sự khác nhau giữa kết quả của T24 với mô hình Logit là do ảnh hưởng của các biến định tính mà không được phản ánh trong Logit. Điển hình nhất là chỉ tiêu thương hiệu sản phẩm, vì doanh nghiệp mới thành lập nên chỉ tiêu này được T24 đánh giá khá thấp. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập như doanh nghiệp C, ngân hàng nên kết hợp nhiều yếu tố để đưa ra hạn mức vay vốn cho doanh nghiệp này một cách linh hoạt. III. Nhận xét Ta nhận thấy kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp trên T24 và trong mô hình Logit không khác nhau là mấy, có thể đưa ra giả thiết là phần mềm T24 mà Techcombank sử dụng là ứng dụng của mô hình Logistic. Tuy nhiên, T24 còn sử dụng rất nhiều chỉ tiêu phi tài chính và số lượng doanh nghiệp mà Techcombank sử dụng là rất lớn nên kết quả chính xác hơn nhiều. Mô hình logistic là cơ sở để ngân hàng phân loại khách hàng và nhận diện rủi ro. Thông qua việc áp dụng phương pháp xếp hạng bằng mô hình Logistic ta có thể ước lượng xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp , ngân hàng có thể nhận diện được những doanh nghiệp nào nằm trong vùng an toàn, doanh nghiệp nào nằm trong vùng cảnh báo.Từ đó ngân hàng có thể chủ động trong việc đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro. Mô hình Logistic là cơ sở để ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng. Căn cứ vào những kết quả dự báo chính xác về xác suất vỡ nợ từng các doanh nghiệp mà Ngân hàng sẽ có những biện pháp khác nhau trong việc quản lý rủi ro tín dụng sao cho hợp lí. Mô hình logistic còn là cơ sở để các doanh nghiệp nhận thức dúng đắn được năng lực tín dụng của chính bản thân doanh nghiệp tử đó đưa ra các biện pháp khắc phục, cải thiện. Tuy nhiên, để đáp ứng với sự thay đổi liên tục của nền kinh tế xã hội cũng như tình hình kinh doanh của khách hàng, ngân hàng cần liên tục thay đổi các chỉ tiêu và sự ảnh huởng của từng chỉ tiêu đến việc xếp hạng sao cho phù hợp. Chuyên đề tốt nghiệp - 70 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 KẾT LUẬN Xếp hạng tín dụng, đặc biệt là xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Trên thế giới hiện nay, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển thì đây là một nghiệp vụ đã được quan tâm từ lâu và có rất nhiều tiến bộ. Còn ở Việt Nam thì lĩnh vực này vẫn còn khá mới mẻ và chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư thích đáng. Để nói chuyên nghiệp một cách đúng nghĩa thì tại Việt Nam chưa có một tổ chức nào có khả năng xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp cả. Tuy nhiên, vấn đề này không phải là một sớm một chiều có thể giải quyết được mà cần phải có thời gian cũng như có sự đầu tư về tài chính, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ. Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng tín dụng là một phương pháp có nhiều ưu điểm do mô hình có thể đưa ra được xác suất nợ xấu. Mặt khác mô hình thực hiện trên số liệu thực tế là các biến độc lập được xây dựng dựa trên hệ thống số liệu các chỉ tiêu trong bảng báo cáo tài chính, điều đó cho thấy đây là phương pháp có tính khoa học và thực tiễn. Ngoài việc xếp hạng tín dụng, mô hình Logistic cũng cho thấy sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến tình hình nợ khó đòi của doanh nghiệp, điều này cho phép đánh giá chính xác hơn về doanh nghiệp nghiên cứu. Có thể nói ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là một phương án mang lại hiệu quả cao cho hệ thống quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Mặc dù vậy sử dụng mô hình Logistic để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp không tránh khỏi những nhược điểm như phải có một khối lượng dữ liệu lớn thì mới có thể tăng tỉ lệ chính xác của các ước lượng. Bên cạnh đó, ở Việt Nam hiện nay việc công bố các báo cáo tài chính có độ tin cậy không cao, các chỉ số phản ánh không đúng thực tế ảnh hưởng rất lớn tới việc xếp hạng. Để tăng tính chính xác, cần đưa thêm vào những biến định tính bên cạnh những biến định lượng và phải liên tục cập nhật thông tin và tình hình kinh tế để có thể thay đổi những chỉ tiêu nếu cần thiết. Với dữ liệu 100 quan sát trên, em đã trình bày về mô hình logistic với xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Techcombank. Kết quả cho thấy mô hình có độ phù hợp cao và khả năng dự báo khá chính xác. Tuy nhiên số lượng Chuyên đề tốt nghiệp - 71 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 100 mẫu trên là rất ít so với lượng khách hàng doanh nghiệp của Techcombank nên độ đại diện của các biến cho toàn thị trường là không cao. Ngoài ra do vấn đề nghiên cứu phức tạp, hơn nữa sự hiểu biết của em còn nhiều hạn chế nên nội dung chuyên đề còn nhiều thiếu sót, em rất mong thầy cô giáo thông cảm và giúp em bố sung những khiếm khuyết này. Em xin chân thành cảm ơn! Chuyên đề tốt nghiệp - 72 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quang Dong (2007), Kinh Tế Lượng Chương Trình Nâng Cao, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật. 2. Nguyễn Quang Dong (2007), Bài tập Kinh Tế Lượng với sự trợ giúp của phần mềm Eviews, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật. 3. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân. 4. Phan Thanh Hải (2005), Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. 5. Các văn bản tài liệu có liên quan đến hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng của Ngân hàng Techcombank. 6. Các trang web: www.cib.vn www.sbv.gov.vn www.saga.vn www.rating.com.vn Chuyên đề tốt nghiệp - 73 - Khoa Toán Kinh Tế Nguyễn Đức Quân Toán Tài Chính 49 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CV: Chuyên viên CVKH: Chuyên viên khách hàng Ban KS&HTKD: Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh của các đơn vị Techcombank. Khối TD&QTRR: Khối Tín Dụng và Quản trị rủi ro. DN: Doanh nghiệp PGD: Phòng Giao Dịch KD: Kinh doanh TCTD: Tổ chức tín dụng NHTM: Ngân hàng thương mại TSLĐ: Tài sản lưu động TMCP: Thương mại cổ phần NHNN: Ngân hàng nhà nước NH: Ngân hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_166.pdf
Luận văn liên quan