Đồ án Xử lí chất thải rắn

Chiều sâu là khoảng cách từ đáy ô tới mặt đất tự nhiên, còn chiều cao của ô là khoảng càch từ mặt ô chôn lấp tới mặt đất hiện tại. Tổng chiều sâu và chiều cao được gọi là chiều sâu tổng thể. Chiều sâu và chiều cao ô chôn lấp được xác định trên cơ sở các yếu tố phụ thuộc sau: - Chiều sâu tổng thể càng lớn sẽ cho phép giảm được diện tích mặt bằng cần thiết cho việc chôn lấp. Hay nói cách khác, chiều sâu tổng thể càng lớn sẽ kéo dài được thời gian sử dụng của bãi chôn lấp. - Chiều sâu của ô chôn lấp không được quá sâu, mặt đáy của ô chôn lấp và các công trình xây dựng phụ trợ phải cao hơn mực nước ngầm ít nhất 1m. - Chiều sâu lớn sẽ kéo theo phải xây dựng các hệ thống thu gom và xử lý nước rác từ bãi sẽ sâu, gây tốn kém. Chiều cao mỗi ô chôn lấp sẽ kéo theo chiều cao của các công trình phụ trợ như đường vận chuyển, hệ thống thoát nước mưa, đê bao,. và đất để nâng chiều cao. Cao độ san nền khu vực xây dựng khu xử lý : +10m Mực nước ngầm: - 16 m Như vậy, địa hình tương đối bằng phẳng. Với chiều sâu tính từ mực nước ngầm tới mặt bằng san nền là : 10m. So với cao độ mặt đất tự nhiên., ta có: Chiều cao của ô chôn lấp là: 20 m

docx36 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 9233 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xử lí chất thải rắn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG: ĐH Nguyễn Trãi KHOA: Xây dựng môi trường LỚP: 11MOT_Kĩ thuật môi trường Đồ án: Xử lí chất thải rắn SVTH: Nguyễn Thị Phương GVHD: Nguyễn Thu Huyền MỤC LỤC Chương1: Dự báo khối lượng và thành phần CTR phát sinh trên địa bàn thành phố Cơ sở dự báo khối lượng và thành phần CTR sinh hoạt phát sinh Dự báo khối lượng và thành phần CTR sinh hoạt phát sinh Chương 2: Thiết kế hệ thống thu gom CTR cho thành phố A 2.1. Thiết kế hệ thống thu gom tại chỗ ( thu gom sơ cấp) 2.1.1. Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế, sử dụng CTR 2.1.2. Lựa chọn phương án thu gom lưu chứa CTR 2.1.3. Phân tích lựa chọn phương án kĩ thuật_công nghệ khi thiết kế các trạm trung chuyển CTR 2.1.4. Tính toán số lượng các thùng chứa và phương tiện thu gom 2.2. Thiết kế hệ thống thu gom vận chuyển 2.2.1. Các tiêu chí cơ bản 2.2.2. Các yếu tố cần xét khi chọn tuyến đường vận chuyển 2.2.3. Thiết kế vạch tuyến thu gom CTR sinh hoạt Chương 3: Thiết kế công nghệ xử lí CTR cho thành phố A 3.1. Các phương pháp xử lí CTR 3.1.1. Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lí 3.1.2. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh 3.1.3. Phương pháp đốt 3.1.4. Phương pháp composting ( Ủ sinh học ) 3.2. Đề xuất giải pháp xử lí CTR cho thành phố A 3.3. Tính toán thiết kế các công trình trong khu xử lí CHƯƠNG I DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ A 1.1. Cơ sở dự báo khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được tính toán dựa theo các thông số sau: Quy mô dân số. Tiêu chuẩn thải rác. Tỷ lệ thu gom. Quy mô dân số: Mật độ dân số của thành phố là 1930 người/km2 Tổng diện tích lô đất của thành phố 13,236712 km2 Vậy dân số của thành phố hiện tại là: 25547 người. Tỉ lệ tăng dân số trung bình hàng năm: 2%. Tiêu chuẩn thải rác trung bình: 0,97 kg/ng.ngđ. Tỉ lệ thu gom: 79 %. 1.2. Dự báo khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Ta tính đựơc lượng rác thải phát sinh theo công thức: (tấn/ngđ). Trong đó: N: Dân số đô thị trong từng giai đoạn. q: Tỉ lệ tăng dân số (%). g: Tiêu chuẩn thải rác (kg/ng.ngđ). Ta có lượng rác thải sinh hoạt phát sinh và thu gom trong thành phố trong từng năm được tính toán và thể hiện qua bảng 1.1. Bảng 1.1: Dự báo khối lượng rác thải SH phát sinh và được thu gom Năm Tốc độ tăng dân số Dân số Tiêu chuẩn Lượng CTR Tỉ lệ thu Lượng CTR ( % ) thải rác phát sinh gom rác thu gom (người) (kg/người.ngđ) (tấn/ng.đ) ( % ) (tấn/ng.đ) 1 2 25547 0.97 24.7806 79 19.577 2 2 26058 0.97 25.2763 79 19.968 3 2 26579 0.97 25.7816 79 20.367 4 2 27111 0.97 26.2977 79 20.775 5 2 27653 0.97 26.8234 79 21.19 6 2 28206 0.97 27.3598 79 21.614 7 2 28770 0.97 27.9069 79 22.046 8 2 29345 0.97 28.4647 79 22.487 9 2 29932 0.97 29.034 79 22.937 10 2 30531 0.97 29.6151 79 23.396 Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt ở thời điểm hiện tại được thể hiện qua bảng 1.2. Thành phần này dao động qua các năm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên thành phần không thay đổi trong suốt thời gian tính toán. Bảng 1.2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt TT Thành phần Tỷ lệ % về khối lượng Tính chất 1 Thực phẩm 19 Hữu cơ 2 Giấy 31 Tái chế 3 Bìa cac tông 5 Tái chế 4 Chất dẻo 3 Tái chế 5 Vải vụn 2 Trơ 6 Bụi, tro, gạch 4,5 Trơ 7 Cao su 0,5 Tái chế 8 Sản phẩm vườn 24 Hữu cơ 9 Kim loại không sắt 1 Tái chế 10 Kim loại săt 2 Tái chế 11 Thủy tinh 8 Trơ Tổng 100 Qua bảng 1.2 ta tính được thành phần các chất sau: Chất hữu cơ. Chất có thể thu hồi tái chế. Chất thải trơ. Chất thải nguy hại. Bảng 1.3: Phân loại thành phần chất thải rắn sinh hoạt theo tính chất TT Loại chất thải rắn Thành phần chất thải rắn Tỉ lệ phần tram theo trọng lượng Tổng (%) 1 Chất thải hữu cơ Thực phẩm 19 43 Sản phẩm vườn 24 2 Chất có thể thu hồi tái chế Giấy 31 51,5 Bìa cac tông 5 Chất dẻo 3 Cao su 0.5 Kim loại không sắt 1 Kim loại sắt 2 3 Chất thải trơ Vải vụn 2 14,5 Bụi, tro, gạch 4,5 Thủy tinh 8 4 Chất thải nguy hại 0 0 Tổng 100 Ta có khối lượng của các thành phần có trong chất thải rắn từ khu dân cư được thể hiện trong bảng 1.4. Bảng 1.4: Dự báo khối lượng của từng loại thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt Năm Lượng Chất thải hữu cơ Chất có thể Chất không thể Chất thải nguy hại CTR thu hồi, tái chế thu hồi, tái chế thu gom (tấn/ng.đ) % Khối lượng % Khối lượng % Khối lượng % Khối lượng (tấn/ng.đ) (tấn/ng.đ) (tấn/ng.đ) (tấn/ng.đ) 1 19.577 43 8.418 51.5 10.082 14.5 2.839 0 0 2 19.968 43 8.586 51.5 10.284 14.5 2.895 0 0 3 20.367 43 8.758 51.5 10.489 14.5 2.953 0 0 4 20.775 43 8.933 51.5 10.699 14.5 3.012 0 0 5 21.19 43 9.112 51.5 10.913 14.5 3.073 0 0 6 21.614 43 9.294 51.5 11.131 14.5 3.134 0 0 7 22.046 43 9.480 51.5 11.354 14.5 3.197 0 0 8 22.487 43 9.669 51.5 11.581 14.5 3.261 0 0 9 22.937 43 9.863 51.5 11.813 14.5 3.326 0 0 10 23.396 43 10.060 51.5 12.049 14.5 3.392 0 0 Tổng 92.173 110.395 31.082 0 CHƯƠNG II THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN CHO THÀNH PHỐ 2.1. Thiết kế hệ thống thu gom tại chỗ(Thu gom sơ cấp). 2.1.1. Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải rắn. Việc phân loại là một việc làm có ý nghĩa rất lớn, mục đích cơ bản là tách rác hữu cơ, tách thành phần nguy hại, phần còn lại đưa đi chôn lấp. Rác hữu cơ có thành phần chủ yếu là các chất dễ phân hủy và là những chất có độ ẩm cao tạo lượng nước rác lớn cùng với mùi hôi gây ô nhiễm môi trường, chúng có thể xử lý làm phân bón, nên không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn giải quyết nhiều vấn đề về môi trường. Phân loại trên đem lại những thành công bước đầu cho công tác phân loại rác tại nguồn, nhất là việc nâng cao nhận thức cho người dân. Các chất có thể thu hồi lại trong chất thải rắn đô thị từ hoạt động phân loại bao gồm: giấy, kim loại, phi kim loại, catton, chất dẻo... , Ngành tái chế không chính thống, tự phát, các phế liệu thu hồi đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hồi phế liệu. Mặc dù sự có mặt của ngành này khá phổ biến ở thành phố lớn nhưng hoạt động này tại thành phố Vạn Tường vẫn còn hạn chế bởi hiện nay có rất ít hộ dân thực hiện phân loại rác thải tại nguồn. Xu hướng đến 2025 hoạt động này sẽ được UBND thị xã tổ chức lại với sự phát triển hoạt động phân loại tại nguồn trên địa bàn của thành phố. 2.1.2. Lựa chọn phương án thu gom lưu chứa chất thải. Kết hợp lưu chứa, thu gom từ hộ gia đình và lưu chứa, thu gom chung là hợp lý nhất . Rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom theo từng nhà. Tại các chợ và khu dân cư ít người sẽ bố trí các côngtennơ thu gom rác. Quy trình thu gom sơ cấp ở thành phố được minh họa ở hình 4.1 CỤM CÁC HÔ GIA ĐÌNH CỤM CÁC HÔ GIA ĐÌNH CỤM CÁC HÔ GIA ĐÌNH .. THÙNG RÁC SỐ I THÙNG RÁC SỐ II ........... .. THÙNG RÁC SỐ N ĐIỂM TẬP KẾT THÙNG RÁC (RÁC LƯU GIỮ TRONG THÙNG VÀ ĐƯỢC ĐỔ VÀO XE CHỞ RÁC TẠI THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH) QUAY VÒNG THÙNG RÁC NGAY LẬP TỨC Hình 4.1. Sơ đồ mạng lưới thu gom sơ cấp tại thành phố Để đảm bảo rác được thu gom sạch sẽ và vệ sinh, trên các tuyến đường trải nhựa, tuyến đường cấp phối chính đặt các thùng lưu chứa rác công cộng di động loại 660 lít. Thùng chứa rác công cộng loại 660 lít được đặt cố định dọc tuyến đường mà xe cuốn ép, xe đẩy tay có thể vào được. Một thùng lưu chứa phục vụ khoảng 15 hộ dân. Khoảng cách giữa 2 thùng lưu chứa là 100m. Công ternơ đựng rác: Các công te nơ được bố trí tại các chợ. Tại các chợ, ban quản lý chợ tự bố trí thu gom rác ra điểm qui định. Mọi gia đình được yêu cầu có thùng rác ở riêng trong nhà và mang đến cho người thu gom rác vào những thời điểm qui định trước. Bảng 4.1: Phương thức lưu chứa,thu gom CTR STT Loại Mục Rác hữu cơ Rác vô cơ Rác tái chế 1 Các thành phần chính Hoa, quả, rau, thức ăn thừa, bã chè, cà phê, lá cây, cây thân cỏ Xương, cành cây, vỏ sò, hến, sành sứ, than tổ ong, mẩu thuốc lá, tã bỉm Giấy (tạp chí, giấy báo, sách vở, bìa), kim loại (sắt, nhôm, đồng), các loại nhựa 2 Thùng rác hộ gia đình Thùng rác màu xanh lá cây với rọ lọc chất lỏng (3 lớp). Thùng rác màu da cam (2 lớp). Phụ thuộc vào từng hộ gia đình, họ có thể để rác tái chế trong túi nilong hoặc bên cạnh thùng rác hộ gia đình. 3 Thùng thu gom tập kết Xe đẩy 2 ngăn 660l Người dân có thể giữ lại để bán cho người thu gom đồng nát, cửa hàng thu mua đồng nát hoặc đưa trực tiếp tới công nhân thu gom tại điểm tập kết. 4 Thời gian đổ rác Vào thời gian cố định trong ngày 5 Ngày đổ rác Hàng ngày Hàng ngày 6 Điểm thu gom Tại thời điểm thu gom người dân sẽ đổ rác trực tiếp vào xe thu gom có 2 ngăn riêng biệt để phân loại rác thải vô cơ và hữu cơ. Số lượng xe thu gom tại mỗi điểm phụ thuộc vào số lượng dân tại điểm đó. 7 Điểm tập kết xe Một vài điểm tập kết rác được lựa chọn trong địa bàn phường và mỗi điểm tập kết có thể chứa được 5-20 xe. Công nhân di chuyển xe thu gom từ hộ gia đình tới đặt tại điểm tập kết trước giờ xe nén ép tới thu gom, vệ sinh xe và cất xe về khu tập kết xe. 2.1.3. Phân tích, lựa chọn phương án kỹ thuật - công nghệ khi thiết kế các trạm trung chuyển chất thải rắn. Trạm trung chuyển. Nhiệm vụ của trạm trung chuyển là trung chuyển chất thải rắn từ thùng đẩy tay thu gom và vận chuyển loại nhẹ sang xe vận tải nặng chuyên vận chuyển chất thải rắn từ điểm trung chuyển đến khu xử lý. Phân loại chất thải và thu hồi các loại chất thải có thể tái chế như giấy, thuỷ tinh, chất dẻo, cao su, kim loại... Tại các đô thị hiện nay đang tồn tại hai dạng dạng lưu giữ chất thải và trung chuyển chất thải rắn: + Trạm trung chuyển không chính thống: Các điểm trung chuyển không chính thống có thể chỉ là một công trình đơn giản trong đó các thiết bị thu gom được cất giữ hoặc không có cơ sở hạ tầng kỹ thuật nào khác ngoài một nền bệ bằng bê tông. Chất thải sau đó được đổ trực tiếp vào xe cộ thu gom hoặc vào thùng xe có bộ phận nén ép có trang bị thiết bị nâng thuỷ lực. Theo cách tiếp cận này, các thùng chứa đầy chất thải được lưu giữ tạm thời ở những vị trí đã được thiết kế trong phạm vi cung cấp dịch vụ trước khi chúng được làm rỗng bởi các phương tiện xe cộ vận chuyển. Ưu điểm : Việc chọn vị trí đơn giản hơn so với loại trạm trung chuyển chính thống; Mức độ cản trở giao thông ít hơn Chi phí đầu tư và vận hành khá thấp Nhược điểm: Các thùng chứa thường lộ trước công chúng Không có cơ sở hạ tầng để giảm thiểu mùi, nước rỉ rác, rác rơi vãi và hấp dẫn ruồi muỗi và các loại côn trùng khác. Số lượng điểm lưu giữ cần nhiều hơn so với số lượng điểm trung chuyển chính thống + Trạm trung chuyển chính thống: Các trạm trung chuyển chính thống trong đó chất thải được đổ ngay lập tức từ các phương tiện thu gom (hay các thùng chứa) hoặc trực tiếp vào xe cộ vận chuyển hoặc vào các bộ phận chứa (thùng contenơ bằng thép, bể chứa bằng bê tông). Chất thải được cất giữ tạm thời tại các cơ sở trung chuyển sau đó chuyển vào xe cộ trung chuyển. Ưu điểm : Các trạm trung chuyển chính thống được trang bị cơ sở hạ tầng đầy đủ và vì vậy có các ưu điểm sau: Hạn chế tầm nhìn vào các hoạt động chuyên chở rác thải trên mặt đất Giảm mùi, nước rỉ rác & rác rơi vãi & hấp dẫn ruồi nhặng Các thùng chứa rác không bị bới lộn bởi những người bới rác và động vật; Có thể tận dụng phối hợp xây cùng nhà vệ sinh công cộng Nhược điểm: Khó khăn trong việc lựa chọn địa điểm tại các khu đô thị phát triển Có thể bị nhân dân phản ứng Gây cản trở giao thông đi lại Chi phí đầu tư cao do phải trang bị các thiết bị cần thiết và cần đất sử dụng và hạ tầng kỹ thuật kèm theo. Chi phí vận hành khá cao. Các tiêu chí đối với các điểm trung chuyển. Gần các nguồn sản sinh chất thải rắn Gần đường giao thông chính ngắn nhất nối nguồn sản sinh chất thải rắn và khu xử lý. Đảm bảo các khoảng cách ly vệ sinh tới các khu vực lân cận, tốt nhất ở cuối hướng gió chủ đạo. Diện tích đất đai rộng để xây dựng trạm trung chuyển. Khu vực dự kiến xây dựng trạm trung chuyển có mực nước ngầm thấp, khả năng chịu tải của đất tốt, xa các nguồn nước mặt, có lớp đất sét cách nước. Bảng 4.2. Qui định về trạm trung chuyển chất thải rắn đô thị Loại và qui mô trạm trung chuyển Công suất (Tấn/Ngày) Bán kính phục vụ tối đa (Km) Diện tích tối thiểu (m2) Trạm trung chuyển không chính thống (Không có các hạ tầng kỹ thuật ) Cỡ nhỏ < 5 0,5 20 Cỡ vừa 5 - 10 1,0 50 Cỡ lớn > 10 7,0 50 Trạm trung chuyển không chính thống (Có các hạ tầng kỹ thuật ) Cỡ nhỏ < 100 10 500 Cỡ vừa 100 - 500 15 1000 Cỡ lớn > 500 30 5000 (Nguồn: Dự thảo Qui chuẩn xây dựng Việt nam- BXD 2010) Như vậy, tại Thành phố A sẽ chỉ sử dụng các điểm trung chuyển không chính thống. Việc sử dụng các trạm trung chuyển chính thống là không cần thiết vì rác thải sinh hoạt được thu gom bằng các xe ép rác có hệ số nén cao. 2.1.4. Tính toán số lượng các thùng chứa và phương tiện thu gom Lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom từ các khu dân cư trên địa bàn thành phố A được thể hiện ở bảng 4.3. Bảng 4.3: Lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom từ các khu dân cư trên địa bàn thành phố Số Lô Diện Tích (m2) Dân Số (người) Lượng Rác Thải (kg) Lượng Rác Thải Thu Gom (kg) XM1 152786.00 295 286.03 225.96 XM2 159649.00 308 298.88 236.11 XM3 132780.00 256 248.58 196.38 XM4 168461.00 325 315.38 249.15 XM5 289663.00 559 542.28 428.40 XM6 371487.00 717 695.46 549.41 XM7 371487.00 717 695.46 549.41 XM8 254407.00 491 476.28 376.26 XM9 241340.00 466 451.81 356.93 XM10 97365.00 188 182.28 144.00 XM11 126468.00 244 236.76 187.04 XM12 145980.00 282 273.29 215.90 XM13 105859.00 204 198.18 156.56 XM14 336185.00 649 629.37 497.20 XM15 153388.00 296 287.16 226.85 XM16 188927.00 365 353.69 279.42 XM17 224636.00 434 420.54 332.23 XM18 68546.00 132 128.32 101.38 XM19 125841.00 243 235.59 186.11 XM20 133214.00 257 249.39 197.02 XM21 128201.00 247 240.01 189.60 XM22 52373.00 101 98.05 77.46 XM23 239276.00 462 447.95 353.88 XM24 93632.00 181 175.29 138.48 XM25 180715.00 349 338.32 267.27 XM26 118874.00 229 222.54 175.81 XM27 170698.00 329 319.56 252.46 XM28 205838.00 397 385.35 304.43 XM29 182265.00 352 341.22 269.56 XM30 182265.00 352 341.22 269.56 XM31 203198.00 392 380.41 300.52 XM32 140055.00 270 262.20 207.14 XM33 159046.00 307 297.75 235.22 XM34 139774.00 270 261.67 206.72 XM35 123992.00 239 232.13 183.38 XM36 194382.00 375 363.90 287.48 XM37 194382.00 375 363.90 287.48 XM38 335487.00 647 628.07 496.17 XM39 195952.00 378 366.84 289.80 XM40 176842.00 341 331.07 261.54 XM41 203092.00 392 380.21 300.36 XM42 143215.00 276 268.11 211.81 XM43 83304.00 161 155.95 123.20 XM44 124225.00 240 232.56 183.72 XM45 224126.00 433 419.59 331.47 XM46 339037.00 654 634.71 501.42 XM47 156953.00 303 293.83 232.13 XM48 322314.00 622 603.40 476.69 XM49 216858.00 419 405.98 320.72 XM50 93947.00 181 175.88 138.94 XM51 196153.00 379 367.22 290.10 XM52 47442.00 92 88.82 70.16 XM53 119980.00 232 224.61 177.45 XM54 164586.00 318 308.12 243.42 XM55 103867.00 200 194.45 153.62 XM56 169235.00 327 316.82 250.29 XM57 168679.00 326 315.78 249.47 XM58 55916.00 108 104.68 82.70 XM59 279858.00 540 523.92 413.90 XM60 243361.00 470 455.60 359.92 XM61 381317.00 736 713.86 563.95 XM62 507997.00 980 951.02 751.31 XM63 27.00 0 0.05 0.04 XM64 222022.00 429 415.65 328.36 XM65 258975.00 500 484.83 383.01 XM66 16.80 0 0.03 0.02 XM67 265115.00 512 496.32 392.09 XM68 210371.00 406 393.84 311.13 XM69 94121.00 182 176.20 139.20 CN1 477815.00 922 894.52 706.67 CN2 97072.00 187 181.73 143.57 Tổng 13236712.80 25,547 24,780.45 19,576.56 Bảng 4.3: Lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom từ các khu dân cư trên địa bàn thành phố Ta dùng thùng đẩy tay thể tích 660l để chứa rác . Số lượng thùng đẩy tay được xác định theo công thức: Trong đó : Qng: lượng CTR thu gom trong ngày (m3). t : thời gian lưu rác, thường lấy 1-2 ngày , lấy t=1 K1: hệ số đầy của thùng (K1 = 0,9). K2: hệ số kể đến những thùng chứa đang sửa chữa (K2 = 1.05). V : thể tích của thùng chứa (m3). Số lượng thùng chứa rác thải tại các khu vực dân cư trên địa bàn thành phố sau được thể hiện qua bảng 4.4. Bảng 4.4: Thống kê số lượng thùng chứa của các khu dân cư trên địa bàn thành phố Số Lô Diện tích Dân Số (người) Lượng Rác Thải Thu Gom (kg) Số thùng XM1 152786.00 295 232.95 4 XM2 159649.00 308 243.42 4 XM3 132780.00 256 202.45 3 XM4 168461.00 325 256.85 4 XM5 289663.00 559 441.65 7 XM6 371487.00 717 566.41 9 XM7 371487.00 717 566.41 9 XM8 254407.00 491 387.89 6 XM9 241340.00 466 367.97 6 XM10 97365.00 188 148.45 2 XM11 126468.00 244 192.83 3 XM12 145980.00 282 222.58 3 XM13 105859.00 204 161.40 2 XM14 336185.00 649 512.58 8 XM15 153388.00 296 233.87 4 XM16 188927.00 365 288.06 4 XM17 224636.00 434 342.50 5 XM18 68546.00 132 104.51 2 XM19 125841.00 243 191.87 3 XM20 133214.00 257 203.11 3 XM21 128201.00 247 195.47 3 XM22 52373.00 101 79.85 1 XM23 239276.00 462 364.82 6 XM24 93632.00 181 142.76 2 XM25 180715.00 349 275.54 4 XM26 118874.00 229 181.25 3 XM27 170698.00 329 260.26 4 XM28 205838.00 397 313.84 5 XM29 182265.00 352 277.90 4 XM30 182265.00 352 277.90 4 XM31 203198.00 392 309.82 5 XM32 140055.00 270 213.54 3 XM33 159046.00 307 242.50 4 XM34 139774.00 270 213.11 3 XM35 123992.00 239 189.05 3 XM36 194382.00 375 296.37 4 XM37 194382.00 375 296.37 4 XM38 335487.00 647 511.52 8 XM39 195952.00 378 298.77 5 XM40 176842.00 341 269.63 4 XM41 203092.00 392 309.65 5 XM42 143215.00 276 218.36 3 XM43 83304.00 161 127.01 2 XM44 124225.00 240 189.41 3 XM45 224126.00 433 341.72 5 XM46 339037.00 654 516.93 8 XM47 156953.00 303 239.31 4 XM48 322314.00 622 491.43 7 XM49 216858.00 419 330.64 5 XM50 93947.00 181 143.24 2 XM51 196153.00 379 299.07 5 XM52 47442.00 92 72.33 1 XM53 119980.00 232 182.93 3 XM54 164586.00 318 250.94 4 XM55 103867.00 200 158.37 2 XM56 169235.00 327 258.03 4 XM57 168679.00 326 257.18 4 XM58 55916.00 108 85.26 1 XM59 279858.00 540 426.70 6 XM60 243361.00 470 371.05 6 XM61 381317.00 736 581.39 9 XM62 507997.00 980 774.54 12 XM63 27.00 0 0.04 0 XM64 222022.00 429 338.52 5 XM65 258975.00 500 394.86 6 XM66 16.80 0 0.03 0 XM67 265115.00 512 404.22 6 XM68 210371.00 406 320.75 5 XM69 94121.00 182 143.51 2 CN1 477815.00 922 728.52 11 CN2 97072.00 187 148.01 2 Tổng 13236712.80 25,547 19,576.56 297 2.1. Thiết kế hệ thống thu gom vận chuyển. 2.2.1. Các tiêu chí cơ bản Việc thiết kế vận chuyển chất thải rắn trong khu đô thị phải cân nhắc và dựa trên các tiêu chí sau: - Các phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải là những phương tiện chuyên dụng, đảm bảo các yêu cầu về an toàn và được cấp phép hoạt động. - Các loại chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dụng dành riêng đối với chất thải nguy hại và phải có các biển báo về tính độc hại của loại chất thải và được cấp phép hoạt động. - Phương tiện vận chuyển và người điều khiển phương tiện chuyên chở chất thải nguy hại phải đăng ký với các cơ quản quản lý chức năng và phải được cấp phép chuyên chở dành riêng cho chất thải nguy hại. - Các phương tiện chuyên chở chất thải lây nhiễm không được sử dụng vào mục đích khác và phải được làm vệ sinh, tẩy uế sau mỗi lần chuyên chở. 2.2.2. Các yếu tố cần xét khi chọn tuyến đường vận chuyển Chính sách và quy tắc hiện hành có liên quan đến việc tập trung chất thải rắn, số lần thu gom 1 tuần. Điều kiện làm việc của hệ thống vận chuyển, các loại máy móc vận chuyển. Tuyến đường cần chọn cho lúc bắt đầu hành trình và kết thúc hành trình phải ở đường phố chính. Ở vùng địa hình dốc thì hành trình nên xuất phát từ chỗ cao xuống thấp. Chất thải phát sinh tại các nút giao thông, khu phố đông đúc thì phải được thu gom vào các giờ có mật độ giao thông thấp. Nguyên nhân nguồn tạo thành chất thải rắn với khối lượng lớn cần phải tổ chức vận chuyển vào giờ gây ít ách tắc. Những vị trí có chất thải rắn phân tán thì việc vận chuyển phải tổ chức thu gom cho phù hợp. 2.2.3. Thiết kế vạch tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt Tuyến xe vận chuyển đi qua 7 điểm tập kết với hành trình dài nhất là 22km Ta chọn xe nén ép loại HD170, dung tích 16 khối. Rác sẽ được thu gom vận chuyển vào các ngày thứ 3, thứ 5, thứ 7 trong tuần. Tính toán phương tiện vận chuyển: Số liệu tính toán: Tổng lượng rác thải thu gom được: Dung tích xe vận chuyển rác Hệ số nén của thiết bị nén rác tại trạm trung chuyển, r=2 Hệ số sử dụng dung tích thùng xe f=0,9 Kích thước tuyến đường vận chuyển Tính toán: Số chuyến xe trong ngày: N=Vc×f×r Trong đó: N: Số chuyến xe trong ngày (chuyến/ngày) V: Thể tích chất thải rắn thu gom hàng ngày (m3/ngày) c: Thể tích của container (m3/ngày) f: Hệ số sử dụng dung tích thùng xe r: Hệ số nén. Bảng 2.5. Bảng thống kê số xe vận chuyển rác trong một ngày của thành phố Chất thải rắn Lượng chất thải rắn (m3) Dung tích xe (m3) Chuyến xe trong ngày Hữu cơ 10.423 16 1 Vô cơ 3,175 16 1 Thời gian yêu cầu cho một hành trình của một chuyến xe được tính theo công thức: Tyc=T1+T2+T3×11-W Trong đó: Tyc: Thời gian yêu cầu cho một chuyến xe (h/chuyến) T1: Thời gian bốc xếp cho một chuyến xe (h/chuyến), T1=0,2h T2=a+b.x Với: a: Hằng số thực nghiệm, a=0,060 b: Hằng số thực nghiệm, b=0,042 x: Khoảng cách vận chyển cho một chuyến xe đi và về T3: Thời gian thao tác tại bãi thải. T3=0,053 (h/chuyến) W: Hệ số ngoài hành trình, lấy là 0,15 Thời gian làm việc trong một ngày được tính theo công thức: H=NxTyc Bảng 4.6: Thời gian làm việc trong một ngày của tuyến xe X(km) T2 (giờ) Tyc (giờ) N (chuyến/ngày) H (giờ) 22 0,9 1,3 1 1,3 CHƯƠNG III. THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ THẢI RẮN CHO THÀNH PHỐ 3.1.1. Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý Mục tiêu xử lý chất thải rắn là giảm thiểu hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và năng lượng trong chất thải. Các kỹ thuật xử lý chất thải rắn có thể là các quá trình : Giảm thể tích cơ học (nén, ép) Giảm thể tích hóa học (đốt) Giảm kích thước cơ học (băm, nghiền, cắt) Tách loại theo từng thành phần ( thủ công hoặc cơ giới) Làm khô và khử nước ( giảm độ ẩm của cặn). Khi lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải rắn cần xem xét các yếu tố sau : Thành phần tính chất chất thải rắn : Thành phần tính chất chất thải rắn sinh hoạt Thành phần tính chất chất thải rắn công nghiệp Thành phần nguy hại và không nguy hại Tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng Nguồn phát sinh Thu gom chất thải Vận chuyển chất thải Xử lý chất thải Chôn lấp hợp vệ sinh Ủ sinh học Đốt Các phương pháp khác Yêu cầu bảo vệ môi trường. Hình 3.1. Sơ đồ các phương pháp xử lý chất thải rắn 3.1.2. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh Đây là phương pháp khá phổ biến ở các nước đang phát triển, khi có diện tích đất đai rộng rãi. Phương pháp này dựa trên sự phân hủy yếm khí trong điều kiện tự nhiên của bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Rác thải sau khi vận chuyển đến bãi chôn lấp sẽ được tập trung vào các ô chôn lấp, bổ sung vi sinh vật để hạn chế mùi và tăng cường khả năng phân hủy và được xử lý theo đúng qui trình vận hành của bãi chôn lấp. Ưu điểm: Đơn giản, dễ quản lý: Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có thể chôn lấp tất cả các loại rác mà không cần qua khâu phân tách rác. Vận hành chi phí thấp Có thể thu hồi khí bãi rác cho mục đích sản xuất nhiệt năng. Nhược điểm Chưa triệt để về mặt môi trường. Sau xử lý phải có thời gian để kiểm soát về tác động môi trường mới có thể sử dụng vùng đất đó. Tốn kém diện tích đất đai. Phát sinh nước rác là một trong những nhược điểm khó khăn trong khâu xử lý vì tính chất ô nhiễm của nó. 3.1.3. Phương pháp đốt Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là phương pháp sử dụng nhiệt cung cấp từ dầu, than hay gas để oxi hóa các chất có thể oxy hóa trong rác thải, các chất độc hại sẽ được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn không cháy được. Các chất khí được làm sạch hoặc không làm sạch thoát ra ngoài không khí, chất thải rắn được chôn lấp. Ưu điểm : Giảm thể tích chất thải: Phương pháp đốt có thể giảm thể tích chất thải tới 70-90%, chủ yếu trong tro xỉ là các chất không cháy đươc trong quá trình đốt. Do đó sau khi đốt tiến hành chôn lấp sẽ đạt hiệu quả cao về nhiều mặt. Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải đô thị. Khử được các chất nguy hiểm, giảm độc tính chất thải đem đốt: quá trình gắn liền với nhiệt độ cao nên chất thải nguy hiểm đặc biệt là chất thải y tế chứa nhiều mầm bệnh như vi khuẩn, nấm... hay các bệnh phẩm sẽ được xử lý triệt để. Ngăn ngừa lây lan dịch bệnh cho cộng đồng Công nghệ này cho phép xử lý được toàn bộ chất thải đô thị mà không cần nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp rác. Xử lý nhanh: Phương pháp đốt cho quá trình xử lý chất thải nhanh hơn các phương pháp khác, ví dụ xử lý sinh học trong quá trình làm phân compost mất 5- 6 tuần, hay quá trình chôn lấp có thể kéo dài 10, 20 tới 50 năm. Nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm ít. Quá trình đốt chất thải không phải như quá trình chôn lấp sinh ra nhiều nước rác. quá trình đốt không tạo ra nước thải. Chỉ có tro xỉ có chứa nhiều kim loại không có khả năng cháy, sau đó đem chôn lấp mới gây ra ô nhiễm nước ngầm. Nhược điểm: Đắt tiền, vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao. So với phương pháp chôn lấp (mất khoảng 2 USD/tấn chất thải), phương pháp xử lý sinh học làm phân compost, phương pháp đốt có giá thành cao hơn hẳn bởi công nghệ, thiết bị có giá thành cao. Ví dụ như lò đốt Kusukusu của Nhật Bản đã chào hàng tại Việt Nam thì loại lò MSG 300 với năng suất 7,8 kg/h có giá 3,5 triệu yên (tương đương 460 triệu đồng Việt Nam) hay loại năng suất 190 kg/h có giá 36 triệu yên (4,7 tỷ đồng Việt Nam), chi phí xử lý vận hành cao, có thể từ 30 – 40 USD/tấn chất thải. Sinh ra ô nhiễm thứ cấp: Quan trọng nhất là khói lò và bụi. Khói lò có chứa các hợp chất như Dioxin, Furran sinh ra trong quá trình đốt chất thải có chứa Chlorine hữu cơ như bao túi PVC... Ngày nay, để tăng hiệu suất xử lý và hạn chế hình thành Dioxin và Furran, các thế hệ lò đốt mới không ngừng cải tiến như đốt áp suất âm, tăng nhiệt độ buồng đốt thứ cấp lên 11500C. Tuy nhiên với đặc điểm của rác thải Việt Nam như độ ẩm lớn (60-70%), nhiệt trị không cao (700 - 800 kcal, trong khi đó chất thải cần có nhiệt trị tối thiểu 1500 kcal), tỷ lệ chất hữu cơ lớn và đòi hỏi đầu tư lớn. Do đó, việc đốt các chất thải còn lại sau khi tách các phần hữu cơ là hợp lý hơn cả. 3.1.4. Phương pháp composting ( Ủ sinh học) Ủ sinh học có thể được coi như quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối vơi quá trình. Đây là quá trình sử dụng các hoạt động tự nhiên của vi sinh vật để phân giải các hợp chất hữu cơ có trong rác thải. Chính quá trình trao đổi chất, quá trình tổng hợp tế bào và sinh sản của các vi sinh vật này đã tạo những sản phẩm có giá trị như phân compost. Ưu điểm: Phương pháp này có nhiều ưu điểm nhất Loại trừ được trên 50% lượng rác thải sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Sử dụng lại được các chất hữu cơ có trong thành phần của rác thải để chế biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằn sinh thái. Hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học để bảo vệ đất đai. Tiết kiệm đất cho chôn lấp chất thải, tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường. Cải thiện điều kiện sống cộng đồng. Tạo được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng dân cư xung quanh so với chôn lấp và đốt . Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm nếu phân loại đầu vào tốt. Giá thành tương đối thấp và có thể chấp nhận được. Phân loại rác thải có thể tái chế, tái sử dụng. Nhược điểm : Mức độ tự động của công nghệ chưa cao. Việc phân loại chất thải vẫn phải thực hiện bằng phương pháp thủ công nên ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Nạp liệu thủ công, năng suất kém. Phần tinh chế năng suất kém do tự trang tự chế. Phần pha trộn và đóng bao thủ công chất lượng không đều. 3.2. Đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn cho thành phố Phương pháp xử lý chất thải hữu cơ sản xuất phân vi sinh là một trong những phương pháp phù hợp với điều kiện của các đô thị Việt Nam nói chung và Thành phố A nói riêng. Ủ phân là phương pháp tự nhiên và an toàn nhất để đưa chất thải hữu cơ trở lại môi trường. Khi được kiểm soát đúng đắn, phương pháp này có thể được tăng tốc, gia tăng khối lượng được chuyển hoá thành sản phẩm có ích. Một hệ thống ủ phân được thiết kế và quản lý đúng sẽ loại trừ nguy cơ tạo vi khuẩn gây bệnh cũng như hoá chất có mùi độc hại. Vấn đề cơ bản của phương pháp ủ phân, ở một mức độ nào đó, là sự thoả hiệp giữa cách thu gom, mức độ xử lý và các tạp chất. Những tạp chất không tốt cho quá trình ủ phân như thuỷ tinh vụn, kim loại nặng, những hoá chất hữu cơ độc hại do công nghiệp thải ra. Ngay cả đối với vật liệu trơ như nhựa cũng có thể làm giảm khả năng thương mại của phân ủ. Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu phân hữu cơ có thêm NPK hiện đang lớn hơn khả năng cung cấp vì vậy việc xây dựng nhà máy ủ phân tại khu đô thị là vô cùng cần thiết . Giải pháp đưa ra là xây dựng một nhà máy liên hợp xử lý chất thải rắn sử dụng công nghệ Composting vừa có thể xử lý được phân bùn bể phốt và vừa có thể xử lý được rác hữu cơ. Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được thu gom phân loại tại nguồn sẽ được xử lý như sau: Chất hữu cơ bao gồm: thực phẩm rau củ tươi, vỏ hoa quả, là cây và các loại có nguồn gốc thực vật là phù hợp nhất để xử lý bằng phương pháp ủ sinh học hiếu khí chế biến phân compost Rác trơ, rác không thể tái chế và thu hồi được sẽ được đem đến khu chôn lấp hợp vệ sinh Các loại rác có thể thu hồi, tái chế được sẽ được tách ra từ nhà phân loại của khu liên hợp xử lý, hoặc qua các con đường mua bán ve chai để thu hồi, tái sử dụng và tái chế. Nguồn phát sinh Thu gom sơ cấp Thu gom vận chuyển Điểm tập kết Chôn lấp, đốt Ủ phân Chất tái chế Thu hồi Chất trơ, chất thải nguy hại Chất hữu cơ Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải rắn 3.3. Tính toán thiết kế các công trình trong khu xử lý Tính toán hệ thống ủ phân hữu cơ: Lượng chất thải hữu cơ,vô cơ của Thành phố A được thể hiện trong bảng 5.1 Bảng 5.1 Dự báo khối lượng chất thải hữu cơ ,vô cơ phát sinh của Thành phố A. Năm Lượng Chất Thải Rắn Thu Gom (kg/ngd) Hữu Cơ (Thực Phẩm, Sản Phẩm Vườn) (tấn) Vô Cơ (Các thành phần CTR còn lại) (tấn) 1 19,576.56 3,072.54 4,072.90 2 19,968.09 3,133.99 4,154.36 3 20,367.45 3,196.67 4,237.45 4 20,774.80 3,260.60 4,322.20 5 21,190.29 3,325.82 4,408.64 6 21,614.10 3,392.33 4,496.81 7 22,046.38 3,460.18 4,586.75 8 22,487.31 3,529.38 4,678.48 9 22,937.05 3,599.97 4,772.05 10 23,395.80 3,671.97 4,867.50 Dây chuyền công nghệ ủ sinh học được áp dụng theo công nghệ đang được áp dụng chủ yếu ở Việt Nam là: công nghệ ủ đống tĩnh có thổi khí cưỡng bức. Toàn bộ dây chuyền công nghệ được mô tả như sau: Đầu tiên rác thải được đưa vào nhà máy qua cầu cân để xác định khối lượng rác thải rồi được đưa thẳng vào khu tiếp nhận, rác được phun dung dịch EM để khử mùi và khử độc. Từ khu tiếp nhận rác, dùng máy xúc để nạp liệu đều đặn vào băng chuyền xử lý rác. Do rác thải hữu cơ đã được phân loại tại nguồn nên công đoạn phân loại rác cá biệt bằng tay là việc tối cần thiết để đảm bảo cho dây chuyền xử lý rác có hỗn hợp thuần nhất hơn , loại bỏ số ít tạp chất còn sót lại. Sau đó, rác được đưa vào máy cắt xé rác để giảm kích thước. Sau đó, rác được đưa qua băng tải từ tính để tách lọc kim loại. Tiếp đó rác được đưa tới thiết bị tuyển, tại đây các tạp chất có kích thước lớn sẽ được loại ra khỏi hỗn hợp. Rác hữu cơ còn lại được phối trộn vi sinh tại nhà đảo trộn. Sau đó, hỗn hợp rác được đưa vào khu ủ thô có kiểm soát về cấp khí và độ ẩm. Nước rác phần bay hơi, phần thu hồi phải lọt xuống dưới ghi bể được xử lý bổ sung vào bể ủ cùng với bùn bể phốt. Cấp khí được tự động hoá. Sau đó ủ chín khoảng 10 –15 ngày, thành phần hữu cơ được xử lý, bổ sung độ ẩm, đo trộn để oxy tự nhiên tiếp tục oxy hoá. Sau đó rác được đưa vào nhà tinh chế sau đó được đưa vào khu hoàn thiện đóng bao. Trong công đoạn đóng bao này người ta thêm các chất vi lượng (N, P, K) vào phân vi sinh để tăng chất lượng của phân bón. Tuỳ theo yêu cầu sử dụng mà người ta thêm số lượng chủng loại cho phù hợp. Đảo trộn bổ sung VSV Ủ hiếu khí Ủ chín Tinh chế (nghiền sàng) Hố thu nước rác Kiểm soát nhiệt độ tự động Chất hữu cơ Phối trộn NPK Tiêu thụ sản phẩm Nguyên liệu cải tạo đất làm phân bón Về viện đóng bao hoàn thiện SP Xác định trọng lượng bằng cân điện tử Nhà tập kết bổ sung dung dịch EM Băng phân loại từ tính Cắt Tái chế ,thủy tinh ,giấy, bìa.. Chôn lấp Rác hữu cơ CS : 200 Tấn/ng.đ CS Công nghệ : Ủ đống tĩnh có thổi khí cưỡng bức Băng phân loại Chất trơ Kim loại Sàng Mắt sàng 80mm Bơm tuần hoàn nước rác Phân hầm cầu Thổi khí cưỡng bức Bể chứa phân Thiết kế các công trình trong nhà máy xử lí rác thải a.Cân điện tử Được đặt ở ngoài, gần cổng chính cho xe vào của nhà máy để có thể kiểm tra khối lượng rác được vận chuyển vào hàng ngày. Mặt bằng của cân điện tử phải đủ chỗ cho một xe rác lớn đứng: Trọng lượng cân tối đa 30 tấn Ghi mã, tổng hợp in qua vi tính Kích thước của cân 8000 ´3500 ´ 500mm b. Nhà tập kết rác Diện tích tối thiểu của nhà tập kết rác phải dựa vào thể tích rác công suất của nhà máy trong một ngày đêm. Diện tích sàn cần tối thiểu của nhà tập kết chất thải rắn là Ftn= (m2) Trong đó: Wdt: Là thể tích rác hữu cơ thu gom được trong một ngày đêm, Wdt = 11 (m3/ng.đ) h: Chiều cao của đống rác, cao từ 1-3 m, lấy h = 1 (m) Ftn: Là diện tích tối thiểu cần thiết của sàn tập kết Diện tích sàn cần tối thiểu là: Ftn== 11 /1 = 11(m2) Thiết kế sân tập kết có kích thước 6x3 m2 (dữ trữ khả năng tăng lượng rác vào giai đoạn cuối) . c.Nhà phân loại rác. Nhà phân loại rác phải đảm bảo diện tích để lắp đặt các băng tải phân loại và băng tải phân phối đến sân đảo trộn, lấy khoảng bằng 2- 5% tổng diện tích mặt bằng xây dựng nhà máy. d. Tính toán thiết kế nhà ủ hiếu khí Nhà máy được xử lý theo công nghệ ủ đống tĩnh có thổi khí cưỡng bức, thời gian ủ 42 ngày. Vì vậy phải xây dựng và có phương pháp vận hành hợp lý để có thể đảm bảo số bể ủ. Theo dự báo, sau quá trình đảo trộn với phân bùn thì khối lượng rác hữu cơ là: Rhc = 11+11/7 = 12.6 tấn 25 m3 Xây dựng bể ủ có kích thước như sau, h = 1,5(m), l = 6 (m), b = 2(m). Thể tích của một bể ủ là: V= h.l.b =1,5 x 6 x 2 = 18 m3 Số bể ủ cần thiết trong một ngày là: : = 25/18 =1,38 (bể) Ta chọn 2 bể ủ và chiều cao bể ủ thay đổi không đáng kể Như vậy, số bể ủ cần thiết để chứa được lượng rác trong 42 ngày là: N = n T (bể) Trong đó: N: Tổng số bể cần thiết phải có, (bể) n: Số bể cần để ủ khối lượng rác của một ngày, n= 2 (bể) T: Chu kỳ ủ, T = 42 (ngày) N = 242 = 84 (bể) Vậy hệ số chu kỳ trong năm là: = Trong đó: - : Là số lần ủ trong một năm (hay gọi là hệ số chu kỳ ủ) (lần) - 365: Số ngày trong năm (năm) Diện tích mặt bằng mỗi bể ủ là: Fb = (m2) Trong đó: b: Chiều rộng của bể ủ, (m); l: Chiều dài của bể ủ, (m); Diện tích mặt bằng mỗi bể ủ là: Fb = b × l = 1,5×7 = 10,5 (m2) Xây 2 dãy nhà ủ mỗi nhà ủ có bao gồm 42 bể ủ. Khoảng cách giữa các bể là 0,5m, giữa 2 dãy là 3m. Chọn diện tích nhà ủ thô là 83,5 x 17m c/ Tính toán thiết kế nhà ủ tinh, đóng bao và lưu chứa sản phẩm Rác đã qua khâu ủ thô, được đưa vào nhà ủ chín để kết thúc quá trình phân huỷ xenluloza. Tại khu vực này các đống ủ được thường xuyên theo dõi: nhiệt độ, độ ẩm và oxi, để tiến hành điều chỉnh các thông số trên các đống ủ được đảo trộn theo đúng kỹ thuật. - Rác sau khi ra khỏi nhà ủ thô có độ ẩm là 10 – 15%, được tập kết vào khu ủ tinh bằng xe xúc lật. Sau khi đưa sang nhà ủ tinh, phải bổ sung độ ẩm đảm bảo độ ẩm lớn hơn 35% khi vào ủ tinh. - Lượng mùn từ nhà ủ thô đưa sang được tính theo công thức: Wmùn =α .Wrác Trong đó: - Wmùn: thể tích mùn thô sau quá trình ủ, m3 - Wrác: Thể tích rác hữu cơ đưa vào ủ, 11 (m3) - α : là tỷ lệ mùn còn lại sau quá trình ủ, do mất nước, do chuyển hoá vi sinh, lấy α = 0,7. Wmùn = 0,7 x 11= 7,7 (m3) Nhà ủ chín đươc thiết kế để ủ trong 12 ngày, nên nhà ủ chín phải đảm bảo sức chứa một lượng mùn là: W = 7,7 x 12 = 92,4 (m3). Vì lượng mùn trong mỗi mẻ ủ thô phải được tách biệt trong quá trình ủ chín, nên một mẻ ủ tinh có lượng mùn chính là lượng mùn sinh ra của một mẻ ủ thô. Vậy thể tích mùn của một mẻ ủ tinh là 7,7 m3. Mùn trong nhà ủ tinh được đánh thành các đống ủ hình tam giác có kích thước như sau: Chiều cao h = 1,5 m; Chiều rộng đống ủ b =3 m; Chiều dài của đống ủ l = 5m. Thể tích mùn của một đống ủ là: Vđống =(1,535)/2=11,25 (m3) Ta cần 92,4/ 11,25 =8,21. số đống ủ cần thiết là 8 đống Khoảng cách giữa các đống ủ là 2m Sau khi ủ tinh trong 2 tuần thì lượng phân thành quả chỉ còn lại 10% so với khối lượng ban đầu , tức là còn 1,2 m3/ngày Vậy khu vực tinh chế và đóng gói sẽ có diện tích là 10×15 m Khu vực lưu trưc sản phẩm là 15×10 m Xây dựng nhà ủ thô + đóng gói + lưu trữ sản phẩm có kích thước 30 × 24m Sơ đồ công nghệ khu tinh chế và đóng bao được thể hiện ở hình 3.3 Đóng bao thành phẩm Tinh chế mùn hữu cơ Phễu nạp liệu Phễu nạp liệu N,P,K Máy trộn Sàng rung Máy đóng bao Chôn lấp Sàng lồng Mùn loại B Máy tuyển tỷ trọng bằng gió Mùn loại A Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ khu tinh chế và đóng bao Thiết kế kĩ thuật bãi chôn lấp. Quá trình thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị được tiến hành theo thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT - BKHCNMT - BXD ra ngày 18.1.2001 Thiết kế ô chôn lấp Trong mỗi bãi chôn lấp chất thải rắn, thường thiết kế số ô chôn lấp phù hợp với công suất của bãi chôn lấp và các điều kiện thực tế của địa phương. Kích thước của ô chôn lấp nên thiết kế sao cho mỗi ô chôn lấp có thời gian vận hành không quá 3 năm phải đóng cửa và chuyển sang ô chôn lấp mới. Các ô nên được ngăn cách với nhau bởi các con đê và trồng cây xanh để hạn chế ô nhiễm và tạo cảnh quan môi trường. Bãi chôn lấp được lựa chọn là bãi chôn lấp nổi hoàn toàn. Đê bao đắp cao 5m. Chiều rộng mặt đê là 5m. Các thông số của ô chôn lấp bao gồm: chiều sâu, độ dốc đáy ô và độ dốc vách. Yêu cầu về chiều sâu và chiều cao ô chôn lấp. Chiều sâu là khoảng cách từ đáy ô tới mặt đất tự nhiên, còn chiều cao của ô là khoảng càch từ mặt ô chôn lấp tới mặt đất hiện tại. Tổng chiều sâu và chiều cao được gọi là chiều sâu tổng thể. Chiều sâu và chiều cao ô chôn lấp được xác định trên cơ sở các yếu tố phụ thuộc sau: - Chiều sâu tổng thể càng lớn sẽ cho phép giảm được diện tích mặt bằng cần thiết cho việc chôn lấp. Hay nói cách khác, chiều sâu tổng thể càng lớn sẽ kéo dài được thời gian sử dụng của bãi chôn lấp. - Chiều sâu của ô chôn lấp không được quá sâu, mặt đáy của ô chôn lấp và các công trình xây dựng phụ trợ phải cao hơn mực nước ngầm ít nhất 1m. - Chiều sâu lớn sẽ kéo theo phải xây dựng các hệ thống thu gom và xử lý nước rác từ bãi sẽ sâu, gây tốn kém. Chiều cao mỗi ô chôn lấp sẽ kéo theo chiều cao của các công trình phụ trợ như đường vận chuyển, hệ thống thoát nước mưa, đê bao,.. và đất để nâng chiều cao. Cao độ san nền khu vực xây dựng khu xử lý : +10m Mực nước ngầm: - 16 m Như vậy, địa hình tương đối bằng phẳng. Với chiều sâu tính từ mực nước ngầm tới mặt bằng san nền là : 10m. So với cao độ mặt đất tự nhiên., ta có: Chiều cao của ô chôn lấp là: 20 m Hình : Chi tiết ô chôn lấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdo_an_ctr_2664.docx
Luận văn liên quan