Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000

ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá và là yếu tố quan trọng cho môi trường sống nói chung và cho con người nói riêng. Đất đai cung cấp nơi phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng , đây là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng và quy hoạch hợp lý nguồn tài nguyên đất đai sẽ có ý nghĩa chiến lược, sách lược cho quá trình phát triển đất nước. Ở nước ta, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng quỹ đất theo đúng mục đích. Và một trong những tài liệu quan trọng phục vụ quá trình quản lý nguồn tài nguyên đất đai là bản đồ địa chính. Thông qua bản đồ địa chính, việc tra cứu, tìm kiếm, trao đổi, cập nhật cũng như giám sát, đặc biệt là giám sát biến động thông tin đất đai được nhanh chóng, thuận lợi và có sự thống nhất chung trên phạm vi toàn quốc. Đo đạc thành lập bản đồ địa chính là một trong những nhiệm vụ cấp hàng đầu của ngành địa chính nhằm thống nhất công tác quản lý Nhà nước về đất đai mà hiện nay là vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của người dân. Trong những năm qua, tình hình bản đồ địa chính xã Hàm Thắng nói riêng và huyện Hàm Thuận Bắc nói chung, chỉ có bản đồ giải thửa 299/TTg tỷ lệ 1:2000 được thành lập từ năm 1999, đo vẽ theo hệ tọa độ độc lập riêng lẻ từng khu, thành lập bằng máy kinh vỹ, máy bàn đạc, chưa được cập nhật chỉnh lý, độ chính xác thấp không thể đáp ứng được các yêu cầu sử dụng và quản lý ở địa phương. Trước những nhu cầu của địa phương, tỉnh Bình Thuận chủ trương đo đạc lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận với sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính tỉnh Bình Thuận và công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ đo đạc nhà đất An Phú Thịnh. Với mục đích tìm hiểu quy trình công nghệ, ứng dụng và khai thác những ưu điểm của của thiết bị đo hiện đại trong đo đạc thành lập bản đồ địa chính và các phần mềm trong sử lý số liệu, biên tập, biên vẽ bản đồ địa chính, được sự phân công của Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản - Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi thực hiện đề tài: “Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”. 1. Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong đo đạc bản đồ địa chính - Xây dựng cơ sở dữ liệu cho bản đồ địa chính: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. - Tham gia xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 có độ chính xác theo quy định của quy phạm. 2. Yêu cầu đối với bản đồ địa chính được thành lập: Sản phẩm bản đồ địa chính xã Hàm Thắng được lập theo hệ toạ độ Nhà nước VN-2000, kinh tuyến trục 108O30’, múi chiếu 3O, tuân thủ đúng quy trình, quy phạm do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Các thông tin hình học và phi hình học của bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 gồm ranh giới thửa đất, vị trí thửa đất, diện tích, loại đất, số hiệu thửa và các thông tin về thửa đất. - Các thiết bị được sử dụng trong quá trình đo đạc thực địa. - Các phần mềm máy xử lý số liệu, biên vẽ, biên tập nội dung bản đồ địa chính

doc64 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3112 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c lên men chất thải, có thể tái sử dụng dưới dạng điện năng. Ở Hoa Kỳ có 340 trong số 2975 bãi chôn lấp thu hồi khí biogas và xử lý chất thải có liên quan đến vấn đề giảm các khí nhà kính. Tiết kiệm tài nguyên: Tiết kiệm tài nguyên là một trong những lợi ích chủ yếu của họat động thu hồi và tái chế chất thải. Lợi ích nữa của tái chế là giảm các ảnh hưởng liên quan đến việc sử dụng và chuyển đổi các nguyên liệu thô. Các số liệu về lượng chất thải vẫn chưa đầy đủ và một số nguyên liệu được tái sử dụng trực tiếp không được chuyển qua các thiết bị thu hồi làm cho khó đánh giá. Những nguyên liệu chính được thu hồi và xử lý để tái sử dụng, bao gồm: Chất hữu cơ và gỗ Giấy, bìa cứng Nhựa Thủy tinh Kim loại có chứa sắt & không chứa sắt Vải dệt Ắc quy Chất thải điện và điện tử (CTĐT) & dung môi. Bảng I.6: Thu hồi nguyên liệu từ chất thải đô thị ở Châu Âu và Hoa Kỳ Đơn vị tính: nghìn tấn Thu hồi nguyên liệu từ chất thải đô thị ở châu Âu và Hoa Kỳ (nghìn tấn) Đức Pháp Anh Italia Tây Ban Nha 15 nước EU còn lại Toàn châu Âu Hoa Kỳ Giấy & Thẻ 8.500 5.200 3.700 2.000 3.500 9.800 32.700 40.000 Nhựa 3.850 350 450 350 310 1.200 6.500 1.930 Thủy tinh 3.300 2.000 1.500 1.000 510 1.690 10.000 2.350 Kim loại không chứa sắt 1.204 1.750 75 278 121 797 3.975 1.750 Tổng số 16.854 9.300 5.725 3.628 4.441 13.487 53.175 46.030 Ắc qui 11.5 9.6 28 Sắt thải từ xe cộ 11.000 17.000 1. Ước tính: 30% giấy, 20% nhựa và 20% kim loại không chứa sắt được thu hồi ở 15 nước EU còn lại. 2. Giấy và bìa cứng được thu hồi từ chất thải đô thị và công nghiệp (Nguồn: Dự án Kinh tế chất thải, NXB Quốc gia, 2005) Hiện trạng chất thải rắn ở Việt Nam Tình hình phát sinh Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh đến hơn 15 triệu tấn chất thải rắn, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và kinh doanh chiếm tới 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước. Lượng còn lại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại tuy phát sinh với khối lượng ít hơn nhiều nhưng cũng được coi là nguồn thải đáng lưu ý do chúng có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ và môi trường rất cao nếu như không được xử lý theo cách thích hợp. Bảng I.7: Lượng chất thải phát sinh ở Việt Nam năm 2007 Đơn vị tính: tấn/năm Nguồn Thành phần Lượng phát sinh (tấn/năm) Chất thải sinh hoạt Các khu thương mại, khu dân cư Thức ăn, nhựa, giấy, thuỷ tinh 6.400.000 6.400.000 2.800.000 Chất thải công nghiệp không nguy hại Các cơ sở công nghiệp Kim loại, gỗ 1.740.000 770.000 2.510.000 Chất thải công nghiệp nguy hại Các cơ sở công nghiệp Xăng dầu, bùn thải, các chất hữu cơ 126.000 2.400 128.000 Chất thải y tế nguy hại Bệnh viện Mô, mẫu máu, xi lanh 126.000 2400 21.500 Tổng lượng chất thải phi nông nghiệp 8.266.000 7.172.400 15.459.000 Nông nghiệp Trồng trọt, chăn nuôi Thân, rễ, lá cây, cỏ cây Không có 64.560.000 64.560.000 (Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam,Bộ TN-MT, 2007) Các đô thị là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt. Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả nước). Ước tính mỗi người dân đô thị ở Việt Nam trung bình phát thải khoảng trên 2/3 kg chất thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu người ở vùng nông thôn. Chất thải phát sinh từ các hộ gia đình và các khu kinh doanh ở vùng nông thôn và đô thị có thành phần khác nhau. Chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các khu chợ và khu kinh doanh ở nông thôn chứa một tỷ lệ lớn các chất hữu cơ dễ phân huỷ (chiếm 60-75%). Ở các vùng đô thị, chất thải có thành phần các chất hữu cơ dễ phân huỷ thấp hơn (chỉ chiếm cỡ 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt). Sự thay đổi về mô hình tiêu thụ và sản phẩm là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tỷ lệ phát sinh chất thải nguy hại và chất thải không phân huỷ được như nhựa, kim loại và thuỷ tinh. Bảng I.8: Phân loại chất thải sinh hoạt Đơn vị tính: kg/người/ngày Lượng phát thải theo đầu người (kg/người/ngày) Tỷ lệ % so với tổng lượng thải Thành phần hữu cơ ( % ) Đô thị (Toàn quốc) 0,7 50 55 TP. Hồ Chí Minh 1,3 9 Hà Nội 1,0 6 Đà Nẵng 0,9 2 Nông thôn (Toàn quốc) 0,3 50 60-65 (Nguồn: Khảo sát của nhóm tư vấn 2008, Cục bảo vệ Môi trường) Tình hình quản lý Việc xử lý chất thải chủ yếu do các công ty môi trường đô thị của các tỉnh/thành phố (URENCO) thực hiện. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, bao gồm cả chất thải sinh hoạt gia đình, chất thải văn phòng, đồng thời cũng là cơ quan chịu trách nhiệm xử lý cả chất thải công nghiệp và y tế trong hầu hết các trường hợp. Về mặt lý thuyết, mặc dù các cơ sở công nghiệp và y tế phải tự chịu trách nhiệm trong việc xử lý các chất thải do chính cơ sở đó thải ra, trong khi Chính phủ chỉ đóng vai trò là người xây dựng, thực thi và cưỡng chế thi hành các quy định/văn bản quy phạm pháp luật liên quan, song trên thực tế Việt Nam chưa thực sự triển khai theo mô hình này. Chính vì thế, hoạt động của các công ty môi trường đô thị liên quan đến việc xử lý chất thải sinh hoạt là chính do có quá ít thông tin về thực tiễn và kinh nghiệm xử lý các loại chất thải khác. Hệ thống quản lý CTR ở một số đô thị lớn ở Việt Nam được chia thành 4 cấp độ: - Bộ TN-MT chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước để đưa ra các luật, chính sách quản lý môi trường quốc gia; - Bộ Xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạo UBND các quận, huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường và sở Giao thông Công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể; - URENCO là đơn vị trực đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải, bảo vệ môi trường thành phố theo chức trách được sở Giao thông Công chính thành phố giao nhiệm vụ. Bộ Xây dựng Bộ Tài nguyên & Môi trường Sở Giao thông Công chính Sở Tài nguyên & Môi trường Công ty Môi trường đô thị (URENCO) UBND Thành phố UBND Các cấp dưới Sân tập kết Chất thải rắn Sơ đồ 3: Hệ thống quản lý chất thải ở một số đô thị Việt Nam Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt tính trung bình cho cả nước chỉ tăng từ 65-71% ( giai đoạn từ 2007 - 2008). Ở các thành phố lớn hơn thì tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt cũng cao hơn, và trong năm 2003 tỷ lệ này dao động từ mức thấp nhất là 45% ở Long An đến mức cao nhất là 95% ở thành phố Huế. Tính trung bình, các thành phố có dân số lớn hơn 500.000 dân có tỷ lệ thu gom đạt 76% trong khi đó tỷ lệ này lại giảm xuống còn 70% ở các thành phố có số dân từ 100.000 - 350.000 người. Ở các vùng nông thôn, tỷ lệ thu gom rất thấp. Do xa xôi và các dịch vụ thu gom không đến được các vùng nông thôn nên chỉ có khoảng 20% nhóm các hộ gia đình có mức thu nhập cao nhất ở các vùng nông thôn được thu gom rác. Ở các vùng đô thị, dịch vụ thu gom chất thải thường cũng chưa cung cấp được cho các khu định cư, các khu nhà ở tạm và ngoại ô thành phố là nơi sinh sống chủ yếu của các hộ dân có thu nhập thấp. Nhiều sáng kiến mới đang được thực hiện nhằm khắc phục tình trạng thiếu các dịch vụ thu gom chất thải sinh hoạt. Với chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, Chính phủ khuyến khích các công ty tư nhân và các tổ chức hoạt động dựa vào cộng đồng cộng tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý ở cấp địa phương trong công tác quan lý chất thải rắn. Một số mô hình đã được thử nghiệm, mang lại kết quả khả quan, song các chính sách và cải cách các cơ chế quản lý cũng cần phải được củng cố. Phần lớn chất thải công nghiệp và chất thải y tế nguy hại được thu gom cùng với chất thải thông thường. Có rất ít số liệu thực tiễn về công tác thu gom và tiêu huỷ chất thải ở các cơ sở công nghiệp và y tế. Phần lớn các cơ sở này đều hợp đồng với công ty môi trường đô thị ở địa phương để tiến hành thu gom chất thải của cơ sở mình. Thậm chí, chất thải nguy hại đã được phân loại từ chất thải y tế tại bệnh viện hay cơ sở công nghiệp, sau đó lại đổ lẫn với các loại chất thải thông thường khác trước khi công ty môi trường đô thị đến thu gom. Các cơ sở y tế có lò đốt chất thải y tế tự xử lý chất thải y tế nguy hại của họ ngay tại cơ sở, chất thải qua xử lý và tro từ lò đốt chất thải sau đó cũng được thu gom cùng với các loại chất thải thông thường khác. Tình hình xử lý Lượng chất thải rắn thu gom tại các đô thị Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 70% yêu cầu so với thực tế và chủ yếu tập trung tại các khu vực nội thành. Phần lớn các đô thị, khu đô thị đều chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và vận hành đúng quy trình. Bên cạnh đó, các loại chất thải nguy hại không được phân loại riêng mà trộn chung với những chất thải sinh hoạt, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến suy thoái môi trường đất, nước, không khí... Hiện tại, công nghệ xử lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam khá đa dạng, tùy theo đặc điểm đô thị mà mỗi đô thị áp dụng những công nghệ xử lý riêng. Công nghệ xử lý rác thải rắn theo kiểu xử lý cuối đường ống, chôn lấp, chế biến rác thành phân vi sinh và sản phẩm nhựa được khá nhiều đô thị áp dụng. Đó là Nhà máy xử lý rác Đông Vinh (TP. Vinh - Nghệ An) sử dụng công nghệ Seraphin có công suất từ 80 - 150 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TP. Huế - Thừa Thiên Huế) áp dụng công nghệ ASC, công suất 80 - 150 tấn/ngày, trong đó 85 - 90% rác thải được chế biến và tái chế, 10 - 15% rác thải chôn lấp, không phát sinh nước rỉ rác. Nội dung, phương pháp và phương tiện nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Đánh giá thực trạng môi trường địa bàn nghiên cứu. Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu. Đánh giá hiện trạng dữ liệu. Xây dựng bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 tỷ lệ 1:25000. Phân tích ứng dụng của GIS trên bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 tỷ lệ 1:25000. Đánh giá khả năng ứng dụng của bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 tỷ lệ 1:25000 trong thực tế. Đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm MapInfo trong xây dựng bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 tỷ lệ 1:25000. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu thựcđịa: điều tra trực tiếp hoặc gián tiếp và thu thập thông tin các nguồn phát sinh CTRSH. Phương pháp phân tích thống kê: - Dùng để tổng hợp các số liệu, chỉ tiêu thu thập được. Qua đó, chúng ta có thể đánh giá đúng hiện trạng CTRSH trên địa bàn Quận 12. - Phân cấp tài liệu thu thập được. - Thống kê các dữ liệu, số liệu theo các tiêu thức của một cơ cấu. - Xử lý, tổng hợp tài liệu: xâu chuỗi các dữ liệu, số liệu một cách hệ thống theo từng nội dung cụ thể. Từ những số liệu rời rạc tổng hợp thành những bảng biểu thống kê, biểu đồ đồ thị. Căn cứ vào kết quả này để tổng hợp, nhận xét và kết luận. Phương pháp GIS Trên cơ sở vận dụng phần mềm MapInfo xây dựng, thành lập bản đồ gồm cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Từ đó, tiến hành xử lý, tích hợp phân tích, mô hình hoá, biên tập, xuất bản,… ra hệ thống dữ liệu theo mục đích đề ra. Phương pháp này được sử dụng nhiều để xây dựng hệ thống bản đồ chuyên đề về kinh tế - xã hội, bản đồ về văn hoá, giao thông, môi trường… Phương pháp bản đồ Phương pháp bản đồ là phương pháp chủ yếu và quan trọng, các thông tin về đối tượng không gian được trình bày thông qua hình ảnh đồ hoạ, bao gồm cả bản đồ giấy và bản đồ số lưu trữ trong hệ thống máy tính. Bản đồ là đối tượng dữ liệu đầu vào, đồng thời cũng là sản phẩm đầu ra, nó quuyết định đến tính chính xác và hiệu quả của hệ thống thông tin đất đai. Do đó, việc xử lý dữ liệu đầu vào là rất quan trọng. Nội dung bản đồ sử dụng các phương pháp thể hiện sau: - Phương pháp ký hiệu: là phương pháp thể hiện các đối tượng ở những điểm đã được xác định về mặt vị trí. Đối với ký hiệu nhỏ trên bản đồ ngoài thể hiện vị trí của đối tượng còn thể hiện chất lượng, số lượng, cấu trúc đối tượng, động lượng của hiện tượng. Trong phương pháp này, gồm có 4 loại ký hiệu: ký hiệu chữ, ký hiệu hình học, ký hiệu tượng trưng, ký hiệu nghệ thuật. - Phương pháp đồ giải: là phương pháp biểu thị sự phân chia lãnh thổ ra những vùng khác nhau theo đặc điểm này hay đặc điểm khác của tự nhiên, kinh tế hay xã hội. Phương pháp này được dùng để biểu thị các đối tượng phân bố rộng khắp. Nó được phân chia theo chỉ tiêu nhất định, người ta dùng màu sắc thể hiện chất lượng của đối tượng. - Phương pháp biểu đồ: là phương pháp khái quát số liệu thống kê bằng các biểu đồ theo các đơn vị hành chính. Đồ hoạ cơ bản được dùng trong phương pháp này là biểu đồ cột, biểu đồ diện tích và biểu đồ khối. Phương tiện nghiên cứu đề tài Phần cứng Máy vi tính Pentium (R), tốc độ xử lý 1.8GHz, bộ nhớ RAM 1Gb. Máy in HP DesignJet 750C (E/A0) colour. Phần mềm Hệ điều hành Window XP. Phần mềm Excel để thống kê, tổng hợp dữ liệu. Phần mềm MapInfo 7.5 để thành lập bản đồ chuyên đề về CTRSH. Phần mềm Windows Picture và Fax Viewer (*.wmf) để in bản đồ. Quy trình thành lập bản đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt Thiết kế mô hình DL không gian Chuẩn bị tài liệu Số hoá,tách lớp bản đồ địa hình Bản đồ vị trí các điểm hẹn và trạm trung chuyển Thiết kế mô hình DL thuộc tính Xây dựng bản đồ dự thảo Đối soát, kiểm tra thực địa Phân tích không gian Thành lập bản đồ nền cơ sở Xây dựng bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Chồng xếp các lớp bản đồ Bảng đồ mạng lưới nguồn phát sinh CTRSH Các biểu đồ đánh giá về CTRSH thu gom được Hệ thống kí hiệu, bảng chú giải In ấn Sơ đồ 4: Quy trình thành lập bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đánh giá hiện trạng môi trường nghiên cứu Thực trạng môi trường Quận 12 - Trong thời gian qua công tác bảo vệ và cải tạo môi trường trên địa bàn Quận 12 có những bước tiến đáng kể, thực trạng môi trường được cải thiện ngày càng tốt hơn. - Tuy nhiên, do đặc thù Quận mới thành lập đang trên đà đô thị hóa, hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị chưa theo kịp với tốc độ tăng dân số, tình trạng ngập úng cục bộ xuất hiện khi mưa lớn kết hợp với triều cường, tình trạng vỡ bờ khi nước lũ dâng cao gây ngập các khu vực đất nông nghiệp thường diễn ra ở các phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông, hệ thống thoát nước thiếu đồng bộ, việc đầu tư xây dựng các trục đường chính còn chậm. - Với đặc thù của một huyện ngoại thành trước đây, tình hình chăn nuôi quy mô hộ gia đình trong các khu dân cư hiện vẫn còn tồn tại đã gây ô nhiễm môi trường. Hiện Quận khuyến khích các hộ gia đình chăn nuôi này chuyển đổi ngành nghề phù hợp với xu thế phát triển và đô thị hóa. - Quân 12 có đăc thù là vùng phía Đông có cao trình mặt đất thấp, khi sông Sài Gòn có triều cường kết hợp với mưa lớn sẽ dễ gây vỡ bờ, ảnh hưởng đến sản xuất. Tuy nhiên hiện nay đang đầu tư tuyến bờ hữu song Sài Gòn cùng rất nhiều tuyến đắp bờ bao kết hợp với giao thông. Tình hình ngập do triều cường trên sông Sài Gòn đã và đang được cải thiện. - Vấn đề xử lý khí thải và nước thải công nghiệp còn nhiều bất cập. Ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đối với môi trường Ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực đến con người và môi trường, nó làm suy giảm sức khoẻ con người và huỷ hoại môi trường, cụ thể đối với: - Con người: tác động trực tiếp đến sức khoẻ con người, là nguyên nhân gây ra các bệnh tiêu chảy, viêm gan A, giun sán và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. - Môi trường đất: sự tích tụ cao các chất độc hại trong đất làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người - Môi trường khí: mùi hôi từ các bãi rác, khói bụi từ các phương tiện gia thông và khí thải công nghiệp là nguyên nhân của các bệnh đường hô hấp, gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân trên địa bàn Quận 12. - Môi trường nước: nước thải không qua xử lýthấm nhiễm vào nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) làm ô nhiễm nguồn nước uống và nước sinh hoạt, suy giảm chất lượng của nguồn tài nguyên nước. Nguyên nhân ô nhiễm Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá mạnh mẽ tạo nên nhu cầu sử dung nước lớn trong khi nguồn tài nguyên nước không thay đổi. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp đã xả nước thải vào môi trường một cách bừa bãi và không được xử lý nên gây tình trạng ô nhiễm trầm trọng nguồn nước tại nhiều điểm. Ngoài ra, bãi rác của Thành phố đóng trên địa bàn xã Đông Thạnh - huyện Hóc Môn trước đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước. Trong thời gian qua, số lượng các phương tiện giao thông vận tải tăng nhanh, lưu lượng xe lớn và tình trạng kẹt xe diễn ra liên tục. Hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống, đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng kỹ thuật. Đây là những nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể. Quá trình phát triển kinh tế của Quận đang từng bước đi lên, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển, xây dựng đô thị, khu công nghiệp, chuyển đổi tập quán sản xuất của người dân, chuyển đổi loại hình sử dụng đất, sử dụng phân bón với liều lượng và số lượng cao… làm biến đổi các tính chất đất và mất đất, làm đất không còn khả năng sản xuất. Công tác quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp còn nhiều bất cập, yếu kém. Việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị và công nghiệp vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, vệ sinh đô thị, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khoẻ cộng đồng. Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh ở Quận 12. Hiện nay, khối lượng CTRSH được thu gom trên địa bàn Quận 12 chiếm khoảng 70% tổng khối lượng. Hoạt động thu gom do các tổ rác dân lập của mỗi phường đảm nhiệm dưới sự quản lý của Công ty Dịch vụ và phát triển đô thị Quận 12, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng phường mà có sự trang bị phương tiện thu gom phù hợp. Quận 12 được chia thành 2 khu vực: khu vực 1 có tốc độ đô thị hoá nhanh (các phường: Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp và Hiệp Thành) và khu vực 2 là khu vực nông nghiệp (các phường: An Phú Đông, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân và Thới An). Tỷ lệ thu gom ở khu vực 1 cao hơn rất nhiều so với khu vực 2 (khoảng 30%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dân cư ở khu vực 2 phân bố thưa thớt, vị trí xa xôi và mức thu nhập còn thấp. Do đó, họ thường vứt rác gần nhà hoặc tại các bãi đất trống xung quanh khu vực sống. Các nguồn phát sinh CTRSH Nguồn phát sinh CTRSH tại Quận 12 rất đa dạng và phong phú bao gồm rất nhiều thành phần phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau, do đó, tỷ lệ chất thải từ các nguồn cũng khác nhau. Bảng II.1: Các nguồn phát sinh CTRSH tại Quận 12(tính theo % khối lượng thu gom) Đơn vị tính: % STT Nguồn phát sinh Tỷ lệ 1 Khu dân cư 48.0 2 Chợ, siêu thị 17.8 3 Trường học 13.2 4 Công nghiệp (cơ sở sản xuất, công ty, xí nghiệp) 15.1 5 Y tế (bệnh viện, trạm y tế, phòng khám tư nhân) 5.9 (Nguồn:Phòng Tài nguyên-Môi trường Quận 12) Nguồn phát sinh CTRSH cao nhất là khu dân cư, nguyên nhân do không có sự phân loại tại nguồn mà được thu gom tập trung làm cho khối lượng rác thải tại khu vực này chiếm đa số. Y tế là nguồn phát sinh CTRSH thấp nhất vì công tác phân loại rác y tế tại Quận 12 đang ngày càng hoàn thiện, hạn chế sự phát tán của các mầm bệnh. Công tác phân loại tốt góp phần làm giảm chi phí cho việc xử lý và giảm dần các ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường. Các nguồn phát sinh CTRSH: thương mại ( chợ, siêu thị), trường học và công nghiệp chiếm tỷ lệ trung bình. Tuy nhiên, rác thải phát sinh từ các nguồn này vẫn còn thiếu quá trình phân loại tại nguồn mà được thu gom một cách tổng hợp. Thành phần của CTRSH Thành phần CTRSH ở Quận 12 rất đa dạng, phức tạp bao gồm cả hữu cơ lẫn vô cơ bởi chưa có sự phân loại ngay tại nguồn. Đây là nhược điểm trong công tác phân loại rác tại nguồn, nếu công tác này hoàn thiện thì khối lượng rác cần chôn lấp giảm đi, từ đó hạn chế phần diện tích cần cho chôn lấp, đồng thời có thể tận dụng lại các thành phần có thể tái chế, tránh lãng phí tài nguyên. Bảng II.2: Thành phần CTRSH tại Quận 12 Nguồn thải Thành phần chất thải Khu dân cư và thương mại Chất thải thực phẩm Giấy,Carton Nhựa Vải Cao su Rác vườn Gỗ Kim loại Chất thải công nghiệp (không nguy hại) Xơ sợi, thuốc nhuộm Phế phẩm da Vải vụn Bao bì Các phế phẩm, bã, vỏ (từ thực phẩm) Chất thải từ trường học Giống như trình bày trong mục chất thải khu dân cư và khu thương mại. Chất thải từ y tế Chai nhựa, chai thuỷ tinh Vật liệu kim loại Giấy, báo, bìa (Nguồn: Phòng TN-MT Quận 12) Bảng II.3: Tỷ lệ % thành phần các loại CTRSH (trong 100kg rác được phân tích) Đơn vị tính:% Thành phần Tỷ lệ Giấy 5,4 Nhựa 7,2 Kim loại 0,5 Chất hữu cơ dễ phân huỷ 77,8 Thuỷ tinh 0,4 Chất hữu cơ khó phân huỷ 2,3 Xà bần 6,4 (Nguồn: Phòng TN-MT Quận 12) Từ bảng thành phần các loại CTRSH, có thể chia chúng thành 2 loại chính: chất hữu cơ dễ phân huỷ và các chất còn lại tạm gọi là rác tái sinh. - Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ: là các loại rác hữu cơ dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, thức ăn hư hỏng, vỏ trái cây, các chất thải tách ra do làm bếp… - Rác tái sinh là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, vỏ đồ hộp nhôm, sắt, thiếc, thuỷ tinh, các loại nhựa… Nhìn chung, chất hữu cơ dễ phân huỷ chiếm tỷ lệ 77,8% có thể được xử lý tái chế để làm phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các thành phần còn lại đều có khả năng tái sinh, tái chế, tái sử dụng. Khối lượng CTRSH được thu gom Bảng II.4: Khối lượng CTRSH được thu gom và xử lý trong giai đoạn từ 2001-2008 Đơn vị tính: tấn/năm Năm Khối lượng CTRSH (tấn/năm) Tỷ lệ gia tăng hàng năm (%) 2001 40.675,89 13,7 2002 46.027,82 12 2003 51.480,80 11 2004 52.451,08 2 2005 51.929,72 1 2006 56.372,11 8,6 2007 58.181,89 3,2 2008 60.346,44 3,7 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xử lý rác của thành phố giai đoạn 2001-2005, 2006-2008) Bảng 12 cho thấy khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý trong giai đoạn từ 2001- 6/2008. Tỷ lệ gia tăng khối lượng CTRSH chủ yếu do gia tăng cơ học liên quan đến tỷ lệ tăng dân số.Tỷ lệ gia tăng cao vào năm 2001 và năm 2006. Nguyên nhân: Năm 2001: dân số Quận 12 tăng từ 179.331 người lên 206.864 người, tỷ lệ dân số tăng cao kéo theo tỷ lệ gia tăng CTRSH cao. Năm 2006: Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp và Siêu thị Metro đi vào hoạt động, thu hút một lượng lớn dân nhập cư từ nơi khác đổ về, đã thải ra một lượng lớn rác thải là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thu gom tăng cao. Khối lượng CTRSH được thu gom ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ rằng công tác thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị ngày càng có hiệu quả, chứng tỏ năng suất thu gom, xử lý cao hơn so với trước đây, tức là vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm ở các cấp. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận 1 vấn đề là khối lượng chất thải rắn đô thị cũng ngày một gia tăng, đòi hỏi các cơ quan chuyên trách và cộng đồng cần nổ lực hết mình để làm nên một môi trường xanh sạch. Đánh giá hiện trạng dữ liệu. Dữ liệu bản đồ: bất cứ bản đồ nào cũng chứa một số yếu tố địa lý cơ bản mà thiếu chúng sẽ không đọc được nội dung chuyên môn. Nó là nền để tích hợp và cung cấp thông tin chuyên đề đồng thời là cơ sở để thành lập bản đồ chuyên đề. Hiện trạng dữ liệu địa chính: - Bản đồ địa hình Quận 12 tỷ lệ 1:25.000 được thành lập năm 2005 và lưu trữ ở dạng *.dgn do Sở TN-MT Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp. - Bản đồ địa chính Quận 12 đã ghép mảnh và đưa về cùng tỷ lệ 1:10000 được thành lập năm 2005 và lưu trữ ở dạng *.dgn do Phòng TN-MT Quận 12 cung cấp. - Bản đồ hiện trạng đất năm 2005 tỷ lệ 1:10.000 được lưu trữ ở dạng *.dgn do Phòng TN-MT Quận 12 cung cấp. Dữ liệu thuộc tính Hiện trạng tư liệu môi trường thu thập được do Công ty Dịch vụ và phát triển đô thị Quận 12 và Phòng Tài nguyên – Môi trường Quận 12 cung cấp hầu hết là các tư liệu trên giấy đã cũ, chưa cập nhật và còn rời rạc. Dữ liệu hiện trạng môi trường chất thải rắn gồm các nhóm thông tin: - Chất thải rắn sinh hoạt: — Nguồn gốc phát sinh CTRSH. — Khối lượng thu gom thực tế. — Thành phần CTRSH được thu gom. - Công tác thu gom tại nguồn: — Loại phương tiện thu gom. — Số lượng nhân công phục vụ công tác thu gom. - Hiện trạng các trạm trung chuyển: — Các yếu tố kỹ thuật của trạm trung chuyển (diện tích, quy mô, các công trình bảo vệ môi trường liên quan). — Vị trí các bãi rác trung chuyển. — Khối lượng tiếp nhận thực tế. Bảng II.5: Thông tin bãi rác trung chuyển STT Tên trạm bãi rác trung chuyển Địa điểm Diện tích (m2) Lượng CTRSH tiếp nhận hàng ngày (tấn/ngày) 01 Hiệp Thành P.Hiệp Thành 1182 210 02 Tân Thới Hiệp P.Tân Thới Hiệp 567.7 190 (Nguồn: Công ty Dịch vụ và phát triển đô thị Quận 12) - Điểm hẹn: vị trí các điểm hẹn. Bảng II.6: Thông tin điểm hẹn thu gom CTRSH STT Phường Số điểm hẹn Vị trí 01 An Phú Đông 2 Góc đường QL 1A – An Phú Đông 27 Góc đường QL 1A - Vườn Lài 02 Đông Hưng Thuận 3 - Ngã tư Tỉnh lộ 15 - Nguyễn Văn Quá - Ngã 3 QL 1A - Nguyễn Văn Quá - Góc đường Đông Hưng Thuận 02-QL1A 03 Hiệp Thành 2 - Góc đường Nguyễn Ảnh Thủ - Hiệp Thành 13 - Góc đường Hiệp Thành 37 - Lê Văn Khương 04 Tân Chánh Hiệp 3 Góc đường Nguyễn Ảnh Thủ - Tân Chánh Hiệp 06 Góc đường Tân Chánh Hiệp 08 - Tân Thới Hiệp 02 Góc đường Tô Ký - Tân Thới Hiệp 02 05 Tân Thới Hiệp 2 Góc đường Hiệp Thành 37 - Lê Văn Khương Góc đường QL 1A – Tân Thới Hiệp 06 Tân Hưng Thuận 1 Góc đường Nguyễn Văn Quá - Trường Chinh 07 Tân Thới Nhất 3 Góc đường Tân Thới Nhất 08 - Phan Văn Hớn Ngã tư An Sương Góc đường Tân Thới Nhất 06 - QL 1A 08 Thạnh Lộc 2 Góc đường QL 1A - Hà Huy Giáp Ngã 3 Tô Ngọc Vân – Hà Huy Giáp 09 Thạnh Xuân 1 Góc đường Tô Ngọc Vân - QL 1A 10 Thới An 1 Góc đường QL 1A - Lê Thị Riêng 11 Trung Mỹ Tây 2 Ngã tư cầu vượt Quang Trung Góc đường Tô Ký - Nguyễn Ảnh Thủ (Nguồn: Công ty Dịch vụ và phát triển đô thị Quận 12) Xây dựng bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 tỷ lệ 1:25.000 Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ (bản đồ nền) Từ bản đồ địa hình Quận 12 tỷ lệ 1:25000 tiến hành biên tập các lớp nội dung để làm nền cho bản đồ chuyên đề. Cơ sở toán học: bản đồ địa hình được thành lập theo hệ quy chiếu và hệ toạ độ QG VN-2000 với các thông số sau: Hệ quy chiếu Elipsoid WGS – 84 với kích thước: — Bán trục lớn: 6.378.137 m. — Độ dẹp: 1/298, 257223563. Lưới chiếu bản đồ: Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc (hệ tọa độ UTM) với múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999. Kinh tuyến trục của Thành phố Hồ Chí Minh: 105o45’ Tỷ lệ bản đồ nền được lựa chọn dựa vào kích thước, diện tích, hình dạng của đơn vị hành chính; đặc điểm của các yếu tố nội dung chuyên đề thể hiện trên bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12. Các lớp nội dung trên bản đồ nền: á Lớp ranh giới hành chính: bao gồm — Ranh giới xã: ranh giới các phường của Quận 12. — Ranh giới huyện: ranh giới Quận 12 tiếp giáp với huyện Hóc Môn, quận Thủ Đức, quận Tân Phú, quận Bình Tân, quận Gò Vấp và quận Bình Thạnh. — Ranh giới tỉnh: ranh giới Quận 12 tiếp giáp với tỉnh Bình Dương. Hình II.2:Lớp ranh giới hành chính Hình II.4: Lớp ranh giới hành chính áLớp thuỷ văn: thể hiện mạng lưới thuỷ văn trên địa bàn Quận 12. Phản ánh đúng cấu trúc của hệ thống thuỷ văn Quận 12 bao gồm: - Sông chính: Sông Sài Gòn thể hiện đúng chiều dài 11,3km; chiều rộng sông được thể hiện phi tỷ lệ. Lực nét: 0,4 mm. - Sông phụ: Sông Vàm Thuật thể hiện đúng chiều dài 5,42km; chiều rộng sông được thể hiện phi tỷ lệ. Lực nét: 0,3 mm. - Hệ thống kênh, rạch. Trình bày bằng phương pháp ký hiệu tuyến, tô một màu lam nhạt. Các đối tượng trên lớp thuỷ văn: - Tên sông - Hướng dòng chảy. - Cầu: ký hiệu cầu (dạng điểm) và tên cầu. Hình II.3: Lớp thuỷ văn áLớp giao thông: thể hiện đầy đủ mạng lưới giao thông Quận 12 và các thông tin thuộc tính của các tuyến đường chính Cấp đường: Quốc lộ, Tỉnh lộ. Trình bày bằng phương pháp ký hiệu tuyến, tô một màu xám nhạt. Lực nét: 0.4 mm Thông tin thuộc tính: - Tuyến đường chính: — Quốc lộ 1A thể hiện theo đúng chiều dài 14,1km, độ rộng thể hiện phi tỷ lệ — Quốc lộ 22 thể hiện theo đúng chiều dài 4,1 km, độ rộng thể hiện phi tỷ lệ. Các thông tin được thể hiện trên lớp giao thông, tô màu xám đậm. - Tên đường, ký hiệu cấp đường - Cầu vượt Hình II.4: Lớp giao thông áKết xuất bản đồ nền Bản đồ nền là sản phẩm chồng xếp của 3 lớp: lớp ranh giới hành chính, lớp thuỷ văn và lớp giao thông. Cơ sở toán học của bản đồ nền: Hệ quy chiếu Elipsoid WGS – 84 với kích thước: — Bán trục lớn: 6.378.137 m. — Độ dẹp: 1/298, 257223563. Lưới chiếu bản đồ: Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc (hệ tọa độ UTM) với múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999. Kinh tuyến trục của Thành phố Hồ Chí Minh: 105o45’ Tỷ lệ bản đồ nền được lựa chọn dựa vào kích thước, diện tích, hình dạng của đơn vị hành chính; đặc điểm của các yếu tố nội dung chuyên đề thể hiện trên bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12. Hình II.5 Sản phẩm bản đồ nền Các lớp nội dung chuyên đề trên bản đồ - Dùng các ký hiệu thể hiện các yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội, địa hình, địa vật, thể hiện trên bản đồ. - Nền chất lượng với thang giá trị là khối lượng CTRSH tính bình quân theo đầu người. - Hệ thống biểu đồ đặt trên bản đồ nền — Biểu đồ khối lượng CTRSH được thu gom trong giai đoạn từ 2001 - 2008. — Biểu đồ số nhân công, số phương tiện và khối lượng thu gom tại các phường. — Biểu đồ thành phần các loại rác (trong 100kg rác được phân tích). — Biểu đồ nguồn nhân công thu gom CTRSH so với số dân theo đơn vị hành chính phường (người/km2). — Biểu đồ các nguồn phát sinh CTRSH (theo % khối lượng thu gom). — Biểu đồ các loại phương tiện phục vụ hoạt động thu gom vận chuyển. Xây dựng cơ sở dữ liệu CTRSH Hệ thống nguồn phát sinh CTRSH - Không gian: Quản lý vị trí các nguồn phát sinh CTRSH (dạng điểm). - Thuộc tính Tên trường Mô tả Kiểu trường Độ dài trường Ghi chú CHUTHAI Tên đơn vị phát sinh CTRSH Character 50 NGUONTHAI Nguồn gốc CTRSH Character 30 -Cơ sở sản xuất công nghiệp. -Chợ, siêu thị. -Trường học. -Y tế. DVHC Đơn vị hành chính của chủ thải Character 20 Cấp phường KHOILUONG Khối lượng CTRSH được thu gom Decimal 5,3 Tấn/ngày Điểm hẹn thu gom CTRSH - Không gian: Quản lý vị trí các điểm hẹn thu gom CTRSH (dạng điểm). - Thuộc tính Tên trường Mô tả Kiểu trường Độ dài trường Ghi chú DVHC Đơn vị hành chính Character 20 KHOILUONG Khối lượng tập trung tại điểm hẹn Decimal 4,2 LOAIPHUONGTIEN Loại phương tiện thu gom Character 10 Trạm trung chuyển - Không gian: Quản lý vị trí các trạm trung chuyển (dạng điểm). - Thuộc tính Tên trường Mô tả Kiểu trường Độ dài trường Ghi chú TENTRAM Tên trạm trung chuyển Character 15 DIENTICH Diện tích Decimal 4,2 KHOILUONG Khối lượng tiếp nhận Integer - SOLANN Số lần vận chuyển/ngày Small Integer - THANHPHAN Thành phần CTRSH Character 15 Nội dung trình bày trên bản đồ Quản lý CTRSH Nền đồ giải: Đây là bản đồ chuyên đề về chất thải rắn sinh hoạt nên khi thể hiện nền đồ giải, ta thể hiện khối lượng CTRSH bình quân mỗi ngày ở các phường. Tên trường Kiểu trường Độ dài trường Ghi chú DVHC Character 25 Đơn vị hành chính DIENTICH Decimal 4,2 Diện tích của phường DANSO Integer - Tổng số dân của phường BINHQUAN_NGAY Decimal 4,2 Khối lượng CTRSH bình quân theo ngày (tấn/ngày) Ta tiến hành xây dựng nền chất lượng bằng phương pháp tô màu, phân khoảng thang tầng. Trình tự thực hiện: Vào Menu Map -> Create Thematic Map -> chọn Type: Ranges, tại mục Template Name chọn chế độ dạng vùng -> Next. Hình II.6:Hộp thoại Creat Thematic Map (Ranges) áKết quả thực hiện: Hình II.7: Nền chất lượng theo lượng CTRSH bình quân mỗi ngày Bãi rác trung chuyển: sử dụng phương pháp trọng lượng điểm thể hiện diện tích của 2 bãi rác trung chuyển - Vào Menu Map -> Create Thematic Map -> chọn Type: Graduated, tại mục Template Name chọn Graduated Symbol Default -> Next. Hình II.8:Hộp thoại Creat Thematic Map (Graduated) - Kích thước của hình tròn thể hiện diện tích của bãi rác trung chuyển. Kết quả thực hiện: Hình II.9: Bãi rác trung chuyển Mạng lưới các điểm hẹn thu gom CTRSH Vào Menu Map -> Create Thematic Map -> chọn Type: Graduated, tại mục Template Name chọn Graduated Symbol Default -> Next Hình II.10: Hộp thoại Creat Thematic Map (Graduated) Kích thước của hình vuông thể hiện khối lượng CTRSH được tập trung tại các điểm hẹn. Kết quả thực hiện: Hình II.11: Mạng lưới điểm hẹn thu gom CTRSH Xây dựng hệ thống biểu đồ, bảng biểu Biểu đồ các nguồn phát sinh CTRSH: là biểu đồ nửa hình tròn thể hiện các nguồn CTRSH theo % khối lượng được thu gom. Kích thước của biểu đồ chỉ khối lượng rác thải được thu gom tại mỗi phường. Vào Menu Map -> Create Thematic Map -> chọn Type: Pie Charts. Hình II.12:Hộp thoại Creat Thematic Map (Bar Chart) - Kết quả thực hiện: Hình II.13: Biểu đồ các nguồn phát sinh CTRSH Biểu đồ thành phần các loại CTRSH: dựa vào bảng chỉ tiêu phân tích CTRSH theo nguồn (tính theo % khối lượng trên 100kg rác được phân tích). Vào Graph: Creat Graph -> chọn Pie. Hình II.14:Hộp thoại Creat Graph Pie - Kết quả thực hiện: Biểu đồ 1: Biểu đồ thành phần các loại rác Biểu đồ khối lượng CTRSH được thu gom trong giai đoạn từ 2001-2008 Vào Graph: Creat Graph -> chọn Histogram. Hình II.15:Hộp thoại Creat Graph Histogram Kết quả thực hiện: Biểu đồ 2: Biểu đồ khối lượng CTRSH được thu gom và xử lý giai đoạn 2001-2008 Biểu đồ số nhân công, phương tiện và khối lượng thu gom theo phường Vào Graph: Creat Graph -> chọn Column. Hình II.16:Hộp thoại Creat Graph Column Kết quả thực hiện: Biểu đồ 3: Biểu đồ số nhân công, phương tiện và khối lượng thu gom CTRSH Bảng thống kê nồng độ các chất ô nhiễm nước rỉ rác năm 2005 Địa điểm (Bãi rác trung chuyển) Khối lượng CTRSH tiếp nhận thực tế (tấn/ngày) Chỉ tiêu phân tích COD (mg/l) BOD5 (mg/l) Coliform (MNP/100 ml) Hiệp Thành 210 1024 683 21000 Tân Thới Hiệp 190 925 421 17000 Đây là nồng độ các chất đo được vào mùa mưa và mùa khô sẽ tăng gấp 2 – 3 lần. Thành phần nước rỉ rác thay đổi theo mùa, trong mùa mưa lượng nước rỉ rác nhiều hơn mùa khô. Nhìn chung, các kết quả phân tích mẫu nước rỉ rác đều cao hơn giới hạn cho phép từ 1,5 – 2 lần cho thấy môi trường nước ở khu vực có 2 bãi rác trung chuyển đã bị ô nhiễm mức độ thấp. Do đó, các cơ quan quản lý cần có kế hoạch và kinh phí để xây dựng các công trình phụ xử lý nước rỉ rác để giảm ô nhiễm môi trường nước. Xây dựng bảng chú giải Các ký hiệu được sử dụng trong bản đồ được chọn lọc trong Type của phần mềm MapInfo, thiết kế bổ sung và tô màu đặc biệt. Hình II.17: Bảng chú giải của bản đồ Quản lý CTRSH Xây dựng khung bản đồ - Thành lập khung bản đồ tỷ lệ 1:25000 : Hình II.18: Hộp thoại tạo khung bản đồ - Kết quả thực hiện: Hình II.19: Khung bản đồ tỷ lệ 1:25000 Kết xuất sản phẩm Sản phẩm bản đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 tỷ lệ 1:25000 là kết quả thể hiện cơ sở dữ liệu chất thải rắn sinh hoạt trên bản đồ nền. II.5 Phân tích ứng dụng GIS trên bản đồ Quản lý CTRSH Đánh giá các nguồn phát sinh CTRSH - Các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư, tập trung chủ yếu tại các phường có tốc độ đô thị hóa nhanh, không có hệ thống xử lý chất thải, để chất thải công nghiệp lẫn với chất thải sinh hoạt gây khó khăn cho hoạt động xử lý. - Khối lượng CTRSH tại các khu dân cư chiếm khoảng gần 50% tổng khối lượng được thu gom, nhưng được thu gom thủ công phần lớn bằng các phương tiện thô sơ. - Thành phần chiếm đa số trong CTRSH được phân tích là chất hữu cơ dễ phân hủy (77,8%) thuận lợi cho quá trình xử lý, tái sinh, tái chế, tái sử dụng. Đánh giá sự phân bố các điểm hẹn và trạm trung chuyển CTRSH Điểm hẹn thu gom CTRSH Hệ thống các điểm hẹn thể hiện trên bản đồ giúp cho cơ quan quản lý CTRSH đánh giá một cách chính xác những ưu điểm và nhược điểm của hoạt động thu gom CTRSH trên địa bàn Quận hiện nay, nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu đảm bảo cho việc vận hành hệ thống này một cách tốt nhất đồng thời đảm bảo giảm thiểu các ảnh hưởng của nó đến hoạt động sống của người dân. - Ưu điểm: vị trí các điểm hẹn đều tập trung gần ngã tư, thuận tiện cho các hoạt động trung chuyển về trạm trung chuyển và bãi chôn lấp. - Nhược điểm: ở những khu vực gần ngã tư, giao lộ có lưu lượng xe qua lại lớn, dân cư tập trung đông đúc.Việc thu gom làn rơi vãi rác gây mất mỹ quan đô thị và gây mùi khó chịu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. - Nguyên nhân: do không có quy định cụ thể về việc phân bố vị trí của các điểm hẹn thu gom mà do các đơn vị thu gom linh động trong việc tập trung tại những nơi có vị trí thuận tiện cho các hoạt động trung chuyển. Bãi rác trung chuyển Hoạt động trung chuyển là rất cần thiết khi vị trí bãi chôn lấp quá xa so với tuyến đường thu gom, việc vận chuyển trực tiếp gây tốn kém, không kinh tế. Tại bãi rác trung chuyển, rác được làm giảm thể tích bằng phương pháp ép, nén hoặc các công nghệ khác trước khi vận chuyển đến công trường xử lý. Công tác này vừa giảm chi phí vận chuyển vừa tiết kiệm thời gian, giảm tải cho việc xử lý ở công trường. Các tiêu chuẩn bắt buộc xây dựng bãi rác trung chuyển: - Vị trí xây dựng trạm trung chuyển rác phải thuận tiện, không gây ùn tắc giao thông; thiết kế bảo đảm mặt mỹ quan, có cây xanh cách ly với các khu vực dân cư. - Tập trung từ 60 - 200 tấn rác/ngày đối với nội thành. - Áp dụng công nghệ tiên tiến để ép chất thải. - Hoạt động không gây tiếng ồn, phát tán mùi hôi, bụi... - Có giải pháp xử lý nước thải, bụi, mùi, tiếng ồn, đạt tiêu chuẩn môi trường Dựa trên vị trí của 2 bãi rác trung chuyển trên bản đồ, ta có thể thấy: - Ưu điểm: vị trí các bãi rác trung chuyển gần khu vực dân cư, tuyến đường giao thông chính (Quốc lộ 1A) thỏa mãn yêu cầu về phân bố vị trí của trạm trung chuyển, thuận tiện cho quá trình vận chuyển về Bãi chôn lấp. - Nhược điểm: vị trí 2 bãi rác trung chuyển nằm gần nhau, ảnh hưởng rất lớn đối với dân cư ở trong khu vực giữa 2 trạm này. Trong tương lai, vị trí này sẽ không phù hợp do phường Tân Chánh Hiệp và Hiệp Thành đang có những bước phát triển mạnh mẽ (dự báo sẽ thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư và dân nhập cư). Do đó, cơ quan quản lý cần phải xem xét, quy hoạch lại vị trí các trạm trung chuyển để vừa phù hợp với các yêu cầu đối với bãi rác trung chuyển vừa hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư và môi trường do hoạt động của chúng. Cả 2 bãi rác trung chuyển đều chưa xây dựng đầy đủ các công trình phụ để xử lý nước rỉ rác và khí thải từ hoạt động xử lý sơ bộ trước khi chuyển đến bãi chôn lấp, do đó, chúng đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước (cả nước mặt và nước ngầm). Bên cạnh đó, chỉ có bức tường cao 2 m bao quanh trạm trung chuyển nên làm cho không khí xung quanh bị ô nhiễm do hoạt động của các xe vận chuyển rác. Với quy mô dân số ngày càng tăng, khối lượng CTRSH thải ra từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất cũng tăng sẽ gây quá tải cho 2 bãi rác trung chuyển. Do đó, cần phải có kế hoạch, quy hoạch di dời 2 bãi rác này đến vị trí phù hợp đáp ứng nhiệm vụ tiếp nhận rác thải trong tương lai. Phương tiện hoạt động và lực lượng nhân công Biểu đồ các loại phương tiện và nhân công phục vụ thu gom, vận chuyển CTRSH cho thấy: - Phương tiện: phần lớn vẫn là các phương tiện đã cũ, có từ lâu ( xe ba gác, xe lam), ngoài ra có một số lượng nhỏ các xe đẩy tay và xe cơ giới theo quy định của Sở TN-MT (các xe có dung tích nhỏ, có thùng chứa hở). Ưu điểm của các loại xe cũ và xe đẩy tay là có thể dễ dàng di chuyển ở những khu vực dân cư tập trung chen chúc trong các đường hẻm nhỏ. Tuy nhiên, chúng không đảm bảo các yêu cầu về vận chuyển vệ sinh, làm rơi vãi rác thải trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, cần tiến hành cơ giới hóa các phương tiện để vừa phù hợp với thực tế vừa đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị. - Nhân công: số lượng nhân công hiện nay không thể đáp ứng so với tốc độ phát sinh CTRSH trên địa bàn. Đánh giá khả năng ứng dụng của bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 trong thực tế Bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 tỷ lệ 1:25000 được thành lập sẽ là nguồn tài liệu phục vụ cho Phòng Tài nguyên – Môi trường Quận 12 trong công tác quản lý môi trường trên địa bàn. Các thông tin trên bản đồ có thể giúp cho cơ quan quản lý đánh giá một cách tổng quát về những bất cập còn tồn tại trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt, từ đó, tìm ra những biện pháp để cải thiện tình hình, giảm thiểu đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của chất thải rắn đến môi trường của Quận. Cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 sẽ phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc thành lập bản đồ Quản lý chất thải rắn đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh của Phòng Quản lý chất thải rắn thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường đang triển khai thực hiện. Đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm MapInfo trong xây dựng bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 Ưu điểm MapInfo là phần mềm tương đối gọn nhẹ, sử dụng đơn giản và thông dụng, khả năng xử lý tốt các lệnh SQL giúp dễ dàng truy xuất và cập nhật dữ liệu. MapInfo quản lý các đối tượng bản đồ theo dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Ngoài ra còn quản lý các đối tượng theo từng lớp. Cho nên người sử dụng dễ dàng truy vấn, tìm và chỉnh sửa, biên tập dữ liệu bản đồ. Một điểm mạnh của MapInfo là khả năng hiển thị, giàn trang in rất tiện lợi và đây là một trong những ưu thế của MapInfo so với các phần mềm GIS khác. việc ứng dụng công nghệ tin học để thành lập bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là việc cần thiết, hiệu quả vì nó có nhiều thuận lợi hơn trong công tác thành lập và cập nhật thông tin. Hiệu quả về mặt thời gian: thời gian nhập dữ liệu, xuất dữ liệu giảm đi rất nhiều so với công nghệ truyền thống. Sản phẩm bản đồ làm ra có chất lượng, năng suất cao hơn đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý môi trường về chất thải rắn sinh hoạt. Khả năng lưu trữ: lưu trữ dưới dạng số sẽ không phức tạp như ở dạng bản đồ giấy và đảm bảo bền vững được chất lượng về mặt thời gian. Khả năng cập nhật: có thể liên tục sửa đổi, bổ sung các thông tin trên bản đồ một cách dễ dàng, không mất nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo được độ chính xác cao cho bản đồ. Khả năng khai thác dữ liệu: cung cấp các thông tin cần thiết ở mọi tỷ lệ tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Các phương pháp tô màu, in ấn được tiến hành riêng, có chất lượng màu tốt hơn, thời gian tạo sản phẩm nhanh hơn. Khả năng tính toán, phân tích: cho phép liên kết giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Nhược điểm Bên cạnh những thuận lợi trên, trong công tác thành lập bản đồ bằng phần mềm MapInfo còn có những hạn chế sau: MapInfo chỉ phù hợp với mô hình nghiên cứu dự án nhỏ, không thích ứng với quy mô lớn. Khả năng truy xuất dữ liệu không tốt khi đối tượng có nhiều thuộc tính. MapInfo đòi hỏi phải có đầy đủ cơ sở dữ liệu thuộc tính nên việc thu thập dữ liệu đòi hỏi phải đầy đủ thông tin và mất nhiều thời gian. Mất nhiều thời gian để chuyển đổi, chỉnh lý lại guồn cơ sở dữ liệu đầu vào là các bản đồ ở dạng Micro Station. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn Quận hiện nay, tình hình phát sinh chất thải thông qua các hoạt động sống và sản xuất của cư dân địa phương. Đây chính là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của người dân và làm suy giảm chất lượng môi trường đất, nước, không khí. Tình trạng các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thiếu sự đầu tư cho công tác xử lý chất thải do chi phí tốn kém nên xả trực tiếp ra môi trường, chúng lại nằm xen kẽ trong khu vực dân cư gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh. Hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa hoàn chỉnh, tốc độ gia tăng dân số nhanh theo tỷ lệ gia tăng cơ học làm nảy sinh các vấn đề bất cập về mặt xã hội và vệ sinh môi trường đô thị. Xây dựng được bản đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 tỷ lệ 1: 25000 và cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 trên cơ sở ứng dụng GIS giúp đánh giá hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn và thấy được những ảnh hưởng nghiêm trọng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường. Sự phân bố vị trí của 2 bãi rác trung chuyển chỉ mới đáp ứng được một số tiêu chuẩn về thiết kế xây dựng bãi rác trung chuyển. Các điểm hẹn thu gom thiếu sự phân bố hợp lý gây ảnh hưởng đến giao thông và mỹ quan đô thị. Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom nhưng chưa có biện pháp phân loại tại nguồn (chỉ có chất thải y tế là có công tác phân loại tại nguồn được thực hiện tốt ) tạo áp lực cho việc xử lý và lãng phí tài nguyên chất thải rắn cho việc tái sinh, tái chế và tái sử dụng. Kiến nghị Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang được báo động nhưng hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và người dân địa phương. Do đó, để thực hiện tốt công tác quản lý môi trường và đưa bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 vào sử dụng một cách có hiệu quả nhất đã đưa đến một số kiến nghị: Do điều kiện kinh phí còn hạn chế chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước nên cần lựa chọn mô hình quản lý phù hợp với nhu cầu thực tiễn của Quận 12. Dữ liệu chất thải rắn sinh hoạt cần được cập nhật một cách thường xuyên nhằm đánh giá chính xác tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của địa phương và đưa ra biện pháp quản lý hiệu quả nhất. Thông tin về các bãi rác trung chuyển (diện tích, quy mô, công suất…) cần phải được thu thập đầy đủ và chính xác. Các bãi rác trung chuyển cần xây dựng thêm các công trình phụ (hệ thống xử lý khí thải, nước rỉ rác) để xử lý sơ bộ trước khi vận chuyển đến bãi chôn lấp nhằm đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường. Quy hoạch hệ thống các trạm quan trắc môi trường bao gồm các trạm quan trắc môi trường nước mặt, nước ngầm, môi trường đất, môi trường khu công nghiệp và môi trường đô thị để quan trắc các chỉ tiêu, phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm và giám sát môi trường. Trang bị thêm các thiết bị định vị tọa độ (GPS) các điểm quan trắc để thể hiện chính xác chúng trên bản đồ. Phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt cần được hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động thu gom diễn ra khép kín, bố trí thời gian thu gom hợp lý tránh gây ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan đô thị. Tài Liệu Tham Khảo 1. Bài giảng Bản đồ học. Đặng Quang Thịnh. Bộ môn Công Nghệ Địa Chính. Trường Đại học Nông Lâm. 2. Bài giảng Tin học chuyên ngành. Th.S. Lê Ngọc Lãm. Bộ môn Công Nghệ Địa Chính. Trường Đại học Nông Lâm. 3. Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2005. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2006. 4. .Giáo trình Quản lý chất thải rắn. GS-TS Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Trần Thị Kim Thái. Tập 1. Nhà Xuất bản Xây dựng. Hà Nội. 2001. 5. Giáo trình Quản lý chất thải rắn sinh hoạt. TS. Nguyễn Trung Việt, TS. Trần Thị Mỹ Diệu, Green Eye Environmental.Co. 2001 6. Giáo trình Bản đồ học chuyên đề. Trần Tấn Lộc, Lê Tiến Thuần. Nhà xuất bản ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh. 2004. Phụ Lục Bảng 1: KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CÁC PHƯỜNG (Đơn vị tính: Tấn) PHƯỜNG TỔNG KHỐI LƯỢNG (Tháng) KHỐI LƯỢNG BÌNH QUÂN (Ngày) An Phú Đông 427,58 14,0 Đông Hưng Thuận 576,62 18,9 Hiệp Thành 555,33 18,2 Tân Chánh Hiệp 619,20 20,3 Tân Thới Hiệp 448,87 14,7 Tân Thới Nhất 810,83 26,6 Tân Hưng Thuận 278,54 9,1 Thạnh Lộc 512,75 16,8 Thạnh Xuân 108,21 3,5 Thới An 299,83 9,8 Trung Mỹ Tây 683,08 22,4 Bảng 2 : TỶ LỆ CÁC NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Đơn vị tính: % PHƯỜNG NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG HỌC Y TẾ CHỢ KHU DÂN CƯ An Phú Đông 14,1 10,3 4,2 17,5 53.9 Đông Hưng Thuận 17,2 9,4 3,5 19,6 59.7 Hiệp Thành 17,4 10,7 3,7 16,1 57.5 Tân Chánh Hiệp 14,6 10,1 3,4 18,6 52.1 Tân Thới Hiệp 17,8 10,05 3,07 18,07 55.5 Tân Thới Nhất 18,5 9,05 3,35 18,19 53.3 Tân Hưng Thuận 19,3 9,7 3,3 17,2 51.01 Thạnh Lộc 10,2 11,4 3,5 15,2 51.86 Thạnh Xuân 9,5 10,2 3,3 19,5 50.3 Thới An 13,7 10,5 3,1 17,2 50.5 Trung Mỹ Tây 15,7 10,85 3,05 18,54 50.91 Bảng 3: SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ NHÂN CÔNG PHƯỜNG SỐ TỔ THU GOM SỐ NGƯỜI THU GOM SỐ PHƯƠNG TIỆN An Phú Đông 4 20 12 Đông Hưng Thuận 5 27 23 Hiệp Thành 6 26 26 Tân Chánh Hiệp 3 29 23 Tân Thới Hiệp 3 21 20 Tân Thới Nhất 12 38 38 Tân Hưng Thuận 3 13 6 Thạnh Lộc 5 26 20 Thạnh Xuân 2 5 8 Thới An 4 14 11 Trung Mỹ Tây 10 32 17 TỔNG 57 251 204 Bảng 4: KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐƯỢC THU GOM TẬP TRUNG TẠI ĐIỂM HẸN Đơn vị tính: tấn/ngày STT Phường Khối lượng tập trung Ghi chú 1 An Phú Đông 7.5 Góc đường QL 1A - Vườn Lài 2 An Phú Đông 6.5 Góc đường QL 1A – An Phú Đông 27 3 Hiệp Thành 9.8 Góc đường Hiệp Thành 37 - Lê Văn Khương 4 Hiệp Thành 8.4 Góc đường Nguyễn Ảnh Thủ - Hiệp Thành 13 5 Đông Hưng Thuận 6.6 Ngã 3 QL 1A - Nguyễn Văn Quá 6 Đông Hưng Thuận 5.6 Góc đường Đông Hưng Thuận 02-QL1A 7 Đông Hưng Thuận 6.0 Ngã tư Tỉnh lộ 15 - Nguyễn Văn Quá 8 Thạnh Lộc 7.0 Góc đường QL 1A - Hà Huy Giáp 9 Thạnh Lộc 9.8 Ngã 3 Tô Ngọc Vân – Hà Huy GiápP 10 Thạnh Xuân 3.5 Góc đường Tô Ngọc Vân - QL 1A 11 Thới An 9.8 Góc đường QL 1A - Lê Thị Riêng 12 Tân Chánh Hiệp 9.8 Góc đường Tô Ký - Tân Thới Hiệp 02 13 Tân Chánh Hiệp 10.5 Góc đường Nguyễn Ảnh Thủ - Tân Chánh Hiệp 06 14 Tân Hưng Thuận 9.1 Góc đường Nguyễn Văn Quá - Trường Chinh 15 Tân Thới Hiệp 7.7 Góc đường Hiệp Thành 37 - Lê Văn Khương 16 Tân Thới Hiệp 7.0 Góc đường QL 1A- Tân Thới Hiệp 17 Tân Thới Nhất 4.2 Ngã tư An Sương 18 Tân Thới Nhất 15.5 Góc đường Tân Thới Nhất 06 - QL 1A 19 Tân Thới Nhất 6.9 Góc đường Tân Thới Nhất 08 - Phan Văn Hớn 20 Trung Mỹ Tây 10.5 Góc đường Tô Ký - Nguyễn Ảnh Thủ 21 Trung Mỹ Tây 11.9 Ngã tư cầu vượt Quang Trung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung luan van.doc
  • docnoidung bao cao.doc
Luận văn liên quan