MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
Tính cấp thiết của đề tài 8
2. Mục tiêu nghiên cứu 109
3. Câu hỏi nghiên cứu 10
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11
1. Khái niệm về đô thị hóa/công nghiệp hóa 11
1.1 Khái niệm về Đô thị hóa 11
1.2 Khái niệm về công nghiệp hóa 11
2. Quá trình CNH/ ĐTH trên thế giới 12
2.1 Quá trình CNH trên thế giới 12
2.2. Quá trình CNH trên thế giới 13
3. Qúa trình công nghiệp/đô thị hóa ở Việt Nam 14
4. Quá trình ĐTH/CNH diễn ra tại Vĩnh Phúc 15
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
1. Đối tượng nghiên cứu 17
2. Phương pháp nghiên cứu 17
2.1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp 17
2.2. Phương pháp phỏng vấn bán chính thức 17
2.3. Phương pháp phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ chốt. 18
2.4. Phương pháp thảo luận nhóm 18
2.5. Phương pháp hồi cố 18
2.6. Phương pháp chuyên gia 18
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
1. Vài nét sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. 19
2. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội địa bàn nghiên cứu 22
3. Tình hình kinh tế xã hội của người dân trước khi bị mất đất 23
3.1 Các hoạt động sản xuất 23
3.2. Thu nhập và mức sống của người dân trước thu hồi đất 24
3.3. Cơ cấu lao động và tình hình việc làm trong một hộ gia đình: 25
3.4. Cơ sở hạ tầng ở trong thôn 25
3.5. Các vấn đề về văn hóa xã hội 26
3.6. Môi trường sống 26
4. Tình hình thu hồi đất Nông nghiệp xây dựng khu Công nghiệp Bá Thiện tại xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. 27
4.1. Quá trình thu hồi đất 27
4.2. Hiệu quả sử dụng tiền đền bù từ thu hồi đất nông nghiệp 28
4.3. Quá trình tái định cư, ổn định cuộc sống 29
5. Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tới cuộc sống và việc làm của người dân thôn Trại Cúp, xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 29
5.1. Tác động thu hồi đất nông nghiệp tới việc làm của người dân 30
5.1.1. Các hoạt động sản xuất và cơ cấu lao động của người dân 30
5.1.2. Cơ cấu lao động theo lứa tuổi và trình độ. 33
5.2 Tác động tới thu nhập của người dân 34
5.3. Cơ hội tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội 35
5.4. Tình hình Môi trường sau khi thu hồi đất 3736
5.4.1. Vấn đề nước sinh hoạt 3736
5.4.2. Vấn đề vệ sinh môi trường 38
5.4.3. Môi trường sống 38
5.5. Tác động tới văn hóa, xã hội 40
5.5.1. Vấn đề giới 40
5.5.2. Các tệ nạn xã hội 40
5.5.3. Quan hệ trong gia đình 41
Chương 4 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 43
1. Kết luận 43
2. Đề xuất một số giải pháp 44
3. Các khuyến nghị cụ thể 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Phụ lục 1: Sơ đồ hành chính xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. 48
Phụ lục 2: Một số hình ảnh về hiện trạng khu TĐC thôn Trại Cúp, xã Bá Hiến 49
Phụ lục 3: Phiếu điều tra thông tin 51
Phụ lục 4: Danh sách người được điều tra bằng bảng hỏi 62
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai ngoài chức năng vốn có của nó là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng thì trong thời kỳ phát triển kinh tế mới đất đai có thêm những chức năng có ý nghĩa quan trọng là chức năng tạo nguồn vốn và thu hút cho đầu tư phát triển.
Trên con đường CNH, hiện đại hóa đất nước để đưa đất đai thực sự trở thành nguồn vốn, nguồn thu hút cho các đầu tư phát triển thì việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị tập trung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, xây dựng cơ cấu đất đai hợp lý là con đường hết sức cần thiết và duy nhất. Hiện nay trên địa bàn cả nước đã có khoảng trên 200 Khu công nghiệp các loại, gần 300 các cụm công nghiệp và hàng nghìn các khu đô thị tập trung. Các Khu công nghiệp thu hút trên 1 triệu lao động trực tiếp, nộp ngân sách năm 2007 khoảng 1,1 tỉ USD, đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung của đất nước.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được của việc đổi mới kinh tế đất nước trong đó có hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai hiện vẫn còn những bất cập chưa được giải quyết kịp thời. Quá trình CNH, đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh, thành phố nhất là các tỉnh có vị trí địa lý và địa hình thuận lợi để phát triển công nghiệp đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế và văn hóa của người dân, làm biến đổi cả về chiều sâu của xã hội nông thôn truyền thống. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân mỗi năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp được thu hồi đã tác động tới đời sống khoảng 2,5 triệu người với gần 630 nghìn hộ nông dân và trung bình, cứ 1 ha đất bị thu hồi, có 10 người bị mất việc.
Sự thay đổi đời sống của người nông dân có đất bị thu hồi là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách, trở thành vấn đề mang tính xã hội trên cả nước. Thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp cao, cùng với sự di chuyển tự do của lao động nông thôn lên thành phố tìm kiếm việc làm do bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa gắn liền công nghiệp hóa đang là thách thức lớn đối với xã hội
Ảnh hưởng của việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp, xây dựng các khu, cụm công nghiệp đến đời sống, việc làm của người dân đang là vấn đề đặc biệt được quan tâm nhất là đối với địa bàn nghiên cứu tỉnh Vĩnh Phúc. Là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách Hà Nội hơn 50 km có các điều kiện rất thuận lợi, trong 10 năm trở lại đây, Vĩnh Phúc là một tỉnh có tốc độ CNH, HĐH đứng đầu cả nước, hàng năm cho phép chuyển mục đích hàng trăm ha đất nông nghiệp sang các mục đích khác, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế, môi trường sống của người dân bị mất đất.
Trên cả nước hiện nay đã có hàng loạt các nghiên cứu đánh giá, các báo cáo về đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất. Quá trình thực hiện việc tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và các chính sách hỗ trợ cho người dân như các Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên . đề tài nghiên cứu của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp và hàng trăm các bài viết, các đề tài của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Các nghiên cứu kể trên đã đưa ra được khái quát về đời sống người dân ở các địa bàn nghiên cứu và đã đề xuất được những giải pháp tương đối thỏa đáng. Tuy vậy do đặc điểm của mỗi địa bàn khác nhau cộng với các hạn chế trong điều tra thực tế nên vẫn còn gây ra những tranh cãi. Kết quả nghiên cứu chưa đầy đủ, thỏa đáng, các giải pháp khó có thể áp dụng thống nhất thành các quy phạm chung. Nhằm tìm hiểu các tác động của việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất và đề xuất các giải pháp hợp lý cho khu vực là mục tiêu của đề tài nghiên cứu “Tác động của việc thu hồi đất Nông nghiệp đối với người dân trong quá trính đô thị hóa đặc thù công nghiệp hóa tại xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ”.
2. 2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các tác động của việc thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp đến sinh kế, đời sống văn hoá, xã hội và môi trường của người dân ở địa bàn nghiên cứu;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp người dân thích ứng dễ dàng hơn với sự thay đổi dưới tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp
3. 3. Câu hỏi nghiên cứu
- Cuộc sống của người dân trước khi thu hồi đất như thế nào?
- Cuộc sống của người dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp như thế nào?
- Những cơ hội và thách thức tiềm ẩn mà người dân gặp phải khi bị mất đất trong quá trình đô thị hóa? Người dân thích ứng như thế nào với sự thay đổi nói trên.
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1.1. Khái niệm về đô thị hóa/công nghiệp hóa
1.1 1.1.1. Khái niệm vềniệm về Đô thị hóa Đô thị hóa
69 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4835 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đô thị hóa ảnh hưởng đến nông nghiệp việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nuôi, và trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu nhập, trung bình mỗi hộ là 24.000.000 đ/năm và chiếm 34,1% trong tổng số cơ cấu thu nhập của một hộ gia đình. Với tổng số thu nhập trên từ nông nghiệp, nếu trừ đi tất cả những chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp 30 – 40% (không tính công lao động – lấy công làm lãi) thì trung bình mỗi hộ thu được khoảng 14.500.000 – 16000.000 đ/năm, với mức thu nhập này để quy đổi ra lương thực ở thời điểm hiện tại thì sẽ đảm bảo an ninh lương thực cho một hộ gia đình trung bình 3,6 nhân khẩu/năm. Ngoài ra một số gia đình có thêm những nguồn thu khác như: Lương, đi làm thuê, trồng rừng... Tuy nguồn thu này không phải gia đình nào cũng có và nó không có tính chất ổn định, song nó cũng góp phần chi trả cho những chi phí hàng ngày của người dân như: Chi phí cho con cái học hành, mua sắm đồ dùng trong nhà, thuốc men.
3.3.3. Cơ cấu lao động và tình hình việc làm trong một hộ gia đình:
Trung bình mỗi một hộ gia đình là 7 sào ruộng, nên trong gia đình thì người phụ nữ ngoài thiên chức làm vợ, làm mẹ thì họ phải làm ruộng, chăn nuôi gia súc gia cầm, phải cơm nước, giặt giũ, dạy dỗ con cái học hành. Đàn ông đảm nhiệm những công việc được coi là nặng nhọc như: Cày, bừa ngoài đồng áng, đi làm xây dựng, đứng ra lo toan các công việc lớn trong gia đình cưới xin, ma chay, hội hè. Trẻ nhỏ ngoài giờ học thì giúp bố mẹ chăn thả trâu bò, chăn lợn, làm cỏ, nấu cơm…Người già từ 60 tuổi trở lên, ngoài thời gian trông nom các cháu nhỏ, cửa nhà thì cũng tham gia phụ giúp những việc nhẹ trong gia đình như: Làm cỏ, chăn thả trâu bò, chăn lợn, chăn gà… Có thể nói trong mỗi gia đình sự phân công lao động rất rõ ràng, mọi nguồn lực trong gia đình đều được tận dụng triệt để.
3.3.4. Cơ sở hạ tầng ở trongcủa thôn
Hệ thống đường giao thông trong thôn là đường đất được làm từ ngày xưa, vẫn còn nhỏ và hẹp, chưa có đường bê tông. Điện thì do các gia đình tự kéo về nhà bằng những cây tre, gỗ… Nhà cửa của người dân chủ yếu là những nhà gỗ lợp ngói được xây dựng theo kiến trúc nhà cổ ở miền Trung du. Trong thôn chưa có trường học mới, chưa có Nhà thờ mới.
3.3.5. Các vấn đề về văn hóa xã hội
Qua quá trình phỏng vấn các chị phụ nữ, họ đều nhận xét tuy cuộc sống bận rộn nhưng mối quan hệ trong gia đình rất khăng khít, cha mẹ, vợ chồng con cái hòa thuận, bảo ban nhau làm ăn, trẻ nhỏ ngoài thời gian học thì đi làm nên cũng không có thời gian chơi Game, đánh bài…Đặc biệt các ông chồng cũng không có nhiều thời gian để uống rượu, đánh bạc, lô đề…
Như cô Thắng là một người dân trong thôn tâm sự: “ Ở trong làng thì chúng tôi là nông dân cuộc sống suốt ngày phải lăn lộn ở ngoài đồng đầu tắt mặt tối, không lúc nào chân tay được nghỉ ngơi cả, nhưng mà đầu óc còn thỏa mái, cuộc sống chủ động không phải lo nghĩ gì nhiều cho miếng cơm manh áo hàng ngày, nhiều lúc vợ chồng có khúc mắc với nhau nhưng đi làm suốt ngày nên cũng chẳng có thời gian mà giận dỗi”.
Mối quan hệ anh em, làng xóm…rất chặt chẽ, có tính cộng đồng rất cao, bà con thường xuyên đi thăm hỏi người ốm, giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn, mỗi khi gia đình nhà ai có công công việc lớn như: Ma chay, cưới xin…thì bà con trong thôn đều tập trung lại mỗi người một chân một tay để đỡ đần công việc.
Các vấn đề về tệ nạn xã hội như: Nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè, đánh chửi nhau, kiện cáo…rất ít hoặc là không có.
3.3.6. Môi trường sống
100% các hộ dân đều cho rằng môi trường sống rất trong lành, không bị ô nhiễm, không gian sống rất rộng rãi dễ chịu, khí hậu về mùa hè mát mẻ và mùa đông thì ấm áp do các gia đình hầu như nhà nào cũng có vườn cây ăn quả xum xuê bao quanh. Nước sinh hoạt chủ yếu là nước giếng do người dân tự đào nên rất sạch sẽ, thảo mái dùng cho sinh hoạt và chăn nuôi.
Như vậy chúng ta thấy cuộc sống của bà con người dân thôn Trại Cúp trước khi bị thu hồi đất chủ yếu là tự cung tự cấp và tương đối chủ động. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, con đường đi có nhỏ hẹp, những ngôi nhà ngói cổ cũ kỹ nhưng theo bà con nhận định nó rất ổn định và thỏa mái. Tất cả những điều đó đã tạo nên một bức tranh về một làng quê nhỏ bé mang đậm nét cuộc sống yên bình ở nông thôn Việt Nam.
3.4. Tình hình thu hồi đất Nông nghiệp xây dựng khu Công nghiệp Bá Thiện tại xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.4.1. Quá trình thu hồi đất
Khu CN Bá Thiện được thành lập theo quyết định của thủ tướng chính phủ số 1107/QĐ-Ttgqđ-ttg ngày 21 tháng 8 năm 2006 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở việt nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
KCN Bá Thiện nằm ở phía Bắc huyện Bình Xuyên thuộc địa bàn 2 xã Bá Hiến và Thiện Kế, có quy hoạch tổng thể 335,7ha. Quy mô KCN cần giải phóng mặt bằng 326,92ha, trong đó đất thổ cư chiếm 19,2ha, đất quốc phòng 1,2ha, đất trồng cây ăn quả và lấy gỗ 104,15ha, đất trồng lúa và hoa màu chiếm 162,06ha, đất ao hồ mặt nước nhỏ 17,5ha, nghĩa trang 8,1ha, giao thông 14,7ha. Diện tích KCN ưu tiên xây dựng nhà máy 226,495ha chiếm tỷ lệ 69,28%. Diện tích còn lại xây dựng trung tâm điều hành, dịch vụ công nghiệp hạ tầng kinh tế và xử lý nước thải KCN.
Quy hoạch giai đoạn I theo quyết định số 3360/QĐ – UBND ngày 2/11/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Giải phóng mặt bằng xong cho KCN 108,6ha, đường giao thông 36m từ quốc lộ 2 chạy qua KCN Sơn Lôi tới KCN Bá Thiện đã hoàn thiện phần nền và phần cứng.
Quy hoạch giai đoạn II theo quyết định số 1141/QĐ – UBND ngày 18/4/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Đã giải phóng mặt bằng 218ha.
Đến nay đãn làm xong công tác GPMB, đặc biệt là vùng di dời nhân dân về khu tái định cư. Về cơ sở hạ tầng, tiếp tục GPMB xây dựng tuyến đường Xuân Hòa tới TL317 và mở đường 310 đến KCN.
- Tỷ lệ lấp đầy: 13,25 %
- Nhóm dự án kêu gọi đầu tư: sản xuất máy tính, thiết bị internet và điện tử viễn thông, các sản phẩm chính về công nghệ thông tin; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng các công nghệ mới chưa được sử dụng ở Việt Nam.
- Phí hạ tầng: 30 – 32USD/m2/50năm
- Phí quản lý: 0,1 USD/m2/năm
- Chủ đầu tư: Tập đoàn Compall – Đài Loan
Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2010-2020 sẽ xây dựng khu đô thị Tây nam KCN Bá Thiện gồm khu chung cư, khu trung tâm vui chơi giải trí, siêu thị với diện tích 250ha thuộc địa bàn xã Bá Hiến.
TTình hình thu hồi đất tại thôn Trại Cúp, xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007 nhằmđã quy hoạch Khu công nghiệp Bá Thiện với diện tích 327 ha
Tổng diện tích đất bị thu hồi của thôn Trại Cúp là 22,23ha; tổng số hộ bị thu hồi là 181/181 hộ. Toàn bộ số hộ trong thôn đều thuộc diện bị thu hồi 100% đất bao gồm đất ở và đất sản xuất gồm đất ở và đất sản xuất (trong đó có đất nông nghiệp) ( 2010)
Bảng 2: Kết quả thu hồi đất ở thôn Trại Cúp, xã Bá Hiến (nguồn điều tra thực địa, 2010)
Stt
Diễn giải
Đơn vị tính
Số lượng
1
Tổng số hộ bị thu hồi đất
hộ
181
2
Tổng số diện tích đất bị thu hồi,
ha
22,23
- đất nông nghiệp
ha
13,57
- đất ở
ha
3,48
- đất khác
ha
5,18
3
Hộ có diện tích thu hồi nhiều nhất
ha
0,193
4
Hộ có diện tích thu hồi ít nhất
ha
0,083
5
Bình quân một hộ có diện tích đất bị thu hồi
ha
0,12
Nguồn: Điều tra thực địa, 2010
3.4.2. Hiệu quả sử dụng tiền đền bù từ thu hồi đất nông nghiệp
Mặc dù được đền bù tiền từ việc mất đất, nhưng phần lớn hộ gia đình dùng tiền để xây dựng nhà mới là vì không biết dùng tiền để làm gì? Ngoài việc đầu tư kinh doanh nhà trọ, hầu hết các hộ dân không biết đầu tư phát triển kinh doanh gì khác. Sự lúng túng này là do người dân không nhận được sự tư vấn chuyển đổi nghề. Mặt khác, chính quyền địa phương chưa có định hướng chiến lược chuyển đổi nghề, phát triển kinh tế cho người dân sau khi thu hồi đất. Một số hộ cũng đã dùng tiền đền bù để gửi tiết kiệm nhưng do tác động của suy thoái kinh tế năm 2008-2009, đồng tiền mất giá, lãi suất thấp, người dân đã rút vốn về để xây dựng nhà cửa. Một số hộ khi được hỏi về việc tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng để phát triển kinh doanh, đã nhấn mạnh “chúng tôi biết làm gì với đồng vốn vay bây giờ, khu công nghiệp không hoạt động, không có khách hàng, Vay tiền mà không kinh doanh được lại phải gánh thêm nợ”.
Bảng 3: Hình thức sử dụng tiền đền bù của người dân
(nguồn điều tra thực địa, 2010).
Mục đích sử dụng
Số hộ
Cơ cấu %
Tổng số hộ điều tra
30
Xây nhà
25
83,33
Mua sắm tài sản lớn
18
60,00
Đầu tư vào kinh doanh
6
20%
Gửi tiết kiệm
19
63,33
Chi tiêu cho sinh hoạt
30
100%
Không dùng tới
0
0
Nguồn: Điều tra thực địa, 2010
3.4.3. Quá trình tái định cư, ổn định cuộc sống
100% hộ dân thôn Trại Cúp bị thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp và đất ở, với tổng số 181 hộ gia đình. Mỗi hộ tùy thuộc vào diện tích bị thu hồi mà được bố trí đất ở tái định cư có diện tích từ 100 - 400 m2. Các hộ này hầu hết sử dụng để xây nhà ở, xây nhà cho thuê và một số ít chuyển nhượng. Năm 2004 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 2502/2004/QĐ-UB về việc giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi trong các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch dịch vụ và đô thị tập trung, theo đó các hộ phải bị thu hồi ít nhất 40% diện tích đất nông nghiệp được giao sẽ được bố trí giao 1 ô đất để sử dụng làm mục đích dịch vụ (hoặc để ở) - đây là một chủ trương mới và đúng đắn của tỉnh Vĩnh Phúc nhưng trong thực tế triển khai hiện tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng vẫn gặp một số vướng mắc nhất định. Qua điều tra 230 hộ gia đình thì có 6 hộ gia đình chiếm 320% số hộ không thỏa mãn với việc đền bù đất nông nghiệp và đất tái định cư.
3.5. Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tới cuộc sống và việc làm của người dân thôn Trại Cúp, xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN tập trung đã tác động tới cuộc sống của người dân địa phương, thể hiện ở các mặt: việc làm, thu nhập và nếp sống
3.5.1. Tác động thu hồi đất nông nghiệp tới việc làm của người dân
3.5.1.1. Các hoạt động sản xuất và cơ cấu lao động của người dân
Bảng 4: Sự thay đổi về lao động và việc làm của người dân trước và sau thu hồi đất (nguồn điều tra thực địa, 2010)
Stt
Chỉ tiêu điều tra
Trước khi
thu hồi đất
Sau khi
thu hồi đất
Tổng số
(người)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số
(người)
Tỷ lệ
(%)
1
Số hộ điều tra
30
30
2
Số nhân khẩu
?????97
?????102
3
Số người trong độ tuổi lao động:
9756
100,00
10267
100,00
+ Làm nông nghiệp
85542
75
0
0
+ Tiểu thủ công nghiệp
1
0
1
0
+ Buôn bán nhỏ, dịch vụ
2
3.6
4
6.0
+ Làm thuê
58
8.9
819
11.9
+ Công nhân trong nhà máy tại KCN
57
8.9
1013
14.9
+ Cán bộ, CNVC
2
3.6
2
3.0
+ Làm việc ngoài địa phương
0
0.0
+ Khác
0
0.0
+ Không có việc làm
0
43
64.2
Nguồn: Điều tra thực địa, 2010
Biểu đồ 22: Sự khác nhau về cơ cấu lao động trước và sau khi mất đất (nguồn điều tra thực địa, 2010)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy sự khác biệt rất lớn về cơ cấu lao động của 30 hộ người dân trước và sau khi thu hồi đất:
+ Trước khi thu hồi đất: Lực lượng lao động trong thôn tập trung vào sản xuất nông nghiệp chiếm 75% trong tổng số cơ cấu của lao động, các hoạt động buôn bán nhỏ chiếm 3,6%, số lao động tại các khu công nghiệp và làm thuê là 8,9%, số người thất nghiệp là 0%.
+ Sau khi thu hồi đất: Số người làm nông nghiệp chiếm 0%, số người làm dịch vụ chiếm 6%, số người làm thuê chiếm 11,9%, số người làm dịch vụ là 14,9% và tỉ lệ thất nghiệp là 64,2%.
Đồng thời qua biểu đồ trên ta thấy sau khi bị mất đất các hoạt động sản xuất của người dân không thay đổi nhiều, những nghề mới có thu hút số người tham gia nhưng rất ít, ví dụ: Như nghề dịch vụ so với trước thì tăng lên được 2,4%, làm thuê tăng lên được 3%, làm công nhân trong nhà máy tăng lên được 5% số lao động.
Qua thảo luận nhóm với nhóm Phụ nữ của thôn thì hiện tại toàn thôn Trại Cúp có: 02 hộ buôn bán tạp hóa (bánh kẹo); 01 hộ kinh doanh đồ điện, vật dụng xây dựng; 02 hộ kinh doanh internet; 01 hộ kinh doanh điện thoại di động; 02 hộ kinh doanh hàng ăn, bia hơi; 01 hộ mở xưởng may mặc (20 lao động); và 60% hộ kinh doanh nhà trọ. Như vậy chúng ta thấy hầu như người dân đã chuyển toàn bộ sang hướngương kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà, tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay, các khu công nghiệp ở Bình Xuyên hiện nay đang trong tình trạng đóng băng, không có công nhân đến làm việc cho các doanh nghiệp thì số nhà trọ mà người dân xây dựng nên cho đến nay cũng không có ai đếnên thuê. Tình trạng các doanh nghiệp không hoạt động cũng ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh khác như: Bán vật liệu xây dựng, bán hàng dân dụng, đồ dùng sinh hoạt…không có hiệu quả.
Hộp 1: Anh Đào Trọng Ninh: “Nhà tôi đầu tư vào cửa hàng mất 220,000,000 đồng. Bắt đầu hoạt động từ tháng 6/2009. Lúc đầu còn bán được cho công trình xây dựng nhà xưởng trong khu công nghiệp, mỗi tháng cũng thu được khoảng 600,000 đồng tiền hàng. Bây giờ các công trình bỏ dở, không xây dựng nữa, nhà tôi chẳng bán được cho ai”
Qua số liệu báo cáo năm 2009 của huyện Bình Xuyên, tỉ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp chỉ có 13,25% và còn 86,75% diện tích đất của khu công nghiệp bị bỏ trống, một số doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng nền móng song do thiếu vốn nên đã dừng lại không thể tiếp tục, còn một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách đền bù về đất đai đã đầu cơ đất nhằm mục đích chuyển nhượng cho các doanh nghiệp khác chứ không phải để xây dựng công ty.
Quay trở lại với nghề nông trước kia nghề chăn nuôi là một thế mạnh của người nông dân, thế nhưng qua điều tra chúng tôi thấy: Sau khi mất đất nông nghiệp, ngoài nghề làm ruộng bị mất, 100% hộ gia đình không tiếp tục phát triểniền nghề chăn nuôi được, chỉ còn một vài hộ chỉ nuôi mấy con gà chủ yếu phục vụ gia đình. Lý do:
- Không có đất để làm chuồng trại chăn nuôi. Khi chuyển sang khu tái định cư, các nhà được chia lô từ 150m2-400m2 đất, diện tích không đủ để làm chuồng trại.
- Không có diện tích để giải quyết phân trâu bò, làm chỗ ủ phân nên rất mất vệ sinh, gây ô nhiễm.
- Không tận dụng được chất thải từ trâu bò lợn gà cho sản xuất nông nghiệp.
- Không có bãi chăn thả trâu bò, gia súc, gia cầm.
- Hệ thống cống thoát nước thải sinh hoạt của khu tái định cư quá nhỏ và không phù hợp cho phát triển chăn nuôi gia súc.
- Không có đầu vào để chăn nuôi gia súc. Trước kia, khi còn nghề nông thì còn tận dụng được rơm rạ, hoa mầu, thóc, lúa để chăn nuôi.
- Như vậy có thể nói việc mất đất đã làm thay đổi toàn bộ cơ cấu lao động và nghề nghiệp của người dân theo chiều hướng tiêu cực. Và nó cũng chứng minh một điều đó là sự chuyển đổi nghề nghiệp của người dân sau khi bị mất đất nông nghiệp, mất nghề nông nghiệp rất chậm.
Hộp 2: Hộ gia đình ông Tạ Văn Thảo, số nhà 17, thôn Trại Cúp, xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
“ Trước đây hộ nhà tôi có hơn 3 mẫu đất ruộng, 1,2 sào đấât ở, sau khi bị thu hồi đất, chuyển ra khu tái định cư, gia đình tôi có độc 400 m2 đất. Mất ruông, mất đất, không làm nghề nông cũng chẳng có gì để mà chăn nuôi. Trước đây còn tận dụng được lúa, màu mà nuôi trâu bò, lợn gà, rRồi phân trâu bò lợn gà lại tưới cho ruộng lúa. Bây giờ chỉ có độc mảnh vườn con con trồng rau đủ ăn qua ngày”
Ngoài những nguyên nhân như các doanh nghiệp tại KCN Bá Thiện chưa đi vào hoạt động hay mất đất thì nghề chăn nuôi cũng bị mất theo, một trong những nguyên nhân quan trọng nữa làm cho tỉ lệ người thất nghiệp ở thôn Trại Cúp rất cao chiếm 64,2% là trình độ văn hóa và trình độ tay nghề của người nông dân ở đây rất hạn chế.
3.5.1.2. Cơ cấu lao động theo lứa tuổi và trình độ.
Bảng 5: Kết quả điều tra tình hình lao động trong các hộ trong thôn
(nguồn điều tra thực địa, 2010).
Diễn giải
Số lượng
Cơ cấu (%)
Tổng số lao động
102
100
- Theo giới tính
Nam
45
44.1
Nữ
57
55.9
- Theo lứa tuổi
102
100
Số người dưới 18 tuổi
20
19.6
Độ tuổi từ 18 – 35
44
43.1
Độ tuổi từ 36 – 50
23
22.5
Trên 50
15
14.7
- Theo trình độ học vấn
102
100
Cấp I, II
92
90.2
Cấp III
7
6.9
Đai học
3
2.9
- Theo trình độ tay nghề
102
100
Qua đào tạo
25
24.5
Không qua đào tạo
87
85.3
Nguồn: Điều tra thực địa, 2010
Trong 102 số người điều tra ta thấy số người trong độ tuổi từ 18 – 50 là 67 người, chiếm đa số với tỉ lệ 65,6%, đây là một lực lượng rất dồi dào để phát triển kinh tế của địa phương. Nhưng nếu xét về trình độ văn hóa thì nhóm người có văn hóa từ cấp III là trở lên chỉ có 7 người chiếm 6,9%, đại học trở lên là 3 người chiếm 2,9%, còn lại 92 người học hết cấp I và cấp II chiếm 90,2%. Số lao động đã qua đào tạo cũng chiếm tỉ lệ rất thấp 24,5%, còn lại chưa qua đào tạo là 85,5%.
43.1%
22.5%
19,6%
14.7%
Biểu đồ 3: Biểu thị cơ cấu độ tuổi của thôn (nguồn điều tra thực địa, 2010)
Trong 102 số người điều tra ta thấy số người trong độ tuổi từ 18 – 50 là 67 người, chiếm đa số với tỉ lệ 65,6%, đây là một lực lượng rất dồi dào để phát triển kinh tế của địa phương. Nhưng nếu xét về trình độ văn hóa thì nhóm người có văn hóa từ cấp III là trở lên chỉ có 7 người chiếm 6,9%, đại học trở lên là 3 người chiếm 2,9%, còn lại 92 người học hết cấp I và cấp II chiếm 90,2%. Số lao động đã qua đào tạo cũng chiếm tỉ lệ rất thấp 24,5%, còn lại chưa qua đào tạo là 85,5%.
Như vậy ta có thể nhận định rằng lao động tại thôn Trại Cúp trình độ văn hóa thấp, hầu hết chưa qua đào tạo chiếm 90%. Hơn nữa nhóm lao động nữ lại chiếm đến 57% và hầu hết ở lúa tuổi ngoài 30. Những đối tượng này trước kia chủ yếu làm nông nghiệp nên mức độ yêu cầu về trình độ văn hóa và trình độ tay nghề chưa cao. Chính vì vậy, khi chuyển đổi nghề nghiệp những lao động này gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những đối tượng nhóm lao động nữ tuổi đời từ 35 trở lên rất ít có cơ hội được tuyển dụng vào làm công nhân trong các nhà máy xí nghiệp, còn nhóm đối tượng từ 50 tuổi trở đi hầu như không có cơ hội để chuyển đổi nghề nghiệp nữa, đồng thời các em học sinh dưới 18 tuổi ngoài giờ học ra thì gia đình cũng không biết bố trí việc gì để các em làm dẫn đến thời gian rảnh rỗi của các em rất nhiều. Những đối tượng có tuổi đời từ 18 – 35, có trình độ văn hóa từ cấp II trở lên, đã qua đào tạo tay nghề thì quá trình chuyển đổi sẽ dễ dàng hơn.
3.5.2 Tác động tới thu nhập của người dân
Khi số người không tìm ra được giải pháp mới cho các hoạt động sản xuất của mình, số người thất nghiệp ngày càng tăng thì thu nhập của người dân chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Qua khảo sát, hầu hết thu nhập của các hộ dân bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.
Bảng 6. Thu nhập bình quân của hộ gia đình sau khi thu hồi đất năm
2009 (nguồn điều tra thực địa, 2010)
Nguồn thu nhập
Hộ có thu
Thu nhập bình quân
(đồng/năm)
Hộ có thu nhập thấp nhất
(đồng/năm)
Hộ có thu nhập cao nhất
(đồng/năm)
Lúa, hoa màu
28
0
0
0
Chăn nuôi
25
0
0
0
Buôn bán dịch vụ
0
4.000.000
CN,TCN
Làm thuê
16
15.422.000
1.800.000
24.000.000
Lương trợ cấp
8
24.000.000
24.000.000
24.000.000
Trồng rừng
2
0
0
0
Thu khác
2
3.000.000
3.000.000
3.000.000
Tổng
42.422.000
28.800.000
55.000.000
Nguồn: Điều tra thực địa, 2010
Nhìn vào kết quả của Bảng 1 và Bảng 4, ta thấy thu nhập của người dân bị giảm đi một cách rõ rệt, trung bình mỗi một hộ giảm 28000.000 đ/năm, các nguồn thu hiện tại chủ yếu trông chờ vào lương và làm thuê. Tuy nhiên nguồn thu nhập này có tính ổn định không cao, lý do như đã trình bày trong phần 3.5.1 Tác động thu hồi đất nông nghiệp tới việc làm của người dân: Khu công nghiệp chưa đi vào hoạt động ổn định, rất ít doanh nghiệp hoạt động, chăn nuôi không phát triển được, hoạt động kinh doanh không có hiệu quả...Một số hộ gia đình có thêm nguồn thu nhỏ đótừ tiền lãi gửi tiết kiệm (gửi tiền đền bù thu hồi đất vào ngân hàng), nhưng số lượng cũng không đáng kể, đa phần người dân khi nhận được tiền đền bù đều xây nhà tầng, mua sắm xe máy, vật dụng gia đình…
3.5.3. Cơ hội tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội
Qua điều tra 320 hộ trong thôn chúng tôi có được kết quả đánh giá của người dân về cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội tại khu phố mới khi người dân chuyển đến như sau:
Bảng 7: Đánh giá về cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của người dân tại nơi ở mới (nguồn điều tra thực địa, 2010)
STT
Chỉ tiêu
Kết quả
Tổng số (hộ)
Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ đánh giá
230
100,00
1
Số hộ đánh giá tốt hơn
1828
93,330
2
Số hộ đánh giá không thay đổi
2
7,6710
3
Số hộ đánh giá kém đi
00
3,890
Nguồn: Điều tra thực địa, 2010
Với 93,33% số người dân được hỏi cho rằng cơ sở hạ tầng của nơi mới tốt hơn trước rất nhiều và chỉ có 7,67% số người dân cho rằng cơ sở hạ tầng kém hơn, cụ thể: Từ khi triển khai xây dựng KCN Bá Thiện, cơ sở hạ tầng ở xã, huyện đã có sự thay đổi đáng kể, người dân trong vùng KCN nói riêng và cả người dân trong huyện Bình Xuyên nói chung đã có điều kiện tốt hơn rất nhiều để tiếp cận cả về kỹ thuật và dịch vụ, đường sá được trải nhựa và bê tông hóa hoàn toàn, có mặt đường rộng từ 6-36 m có cột đèn cao áp dọc theo các tuyến đường của khu phố. Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước các doanh nghiệp đóng góp những phần kinh phí không nhỏ cho các phúc lợi xã hội, hiện đã có 1 nhà thờ được xây mới, 2 nhà mẫu giáo, nhiều nhà văn hóa các thôn và những điểm sinh hoạt cộng đồng như phòng đọc, thư viện được xây dựng từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp. Ngoài ra các doanh nghiệp còn tham gia tích cực vào các công tác xã hội như quên góp, tài trợ kinh phí cho các phong trào của địa phương. Có thể nói từ một vùng đồi núi thấp, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu, các phúc lợi xã hội gần như không có, nhưng hiện nay thôn Trại Cúp nhìn bề ngoài đã trở thành một khu đô thị mới đang được xây dựng gần hoàn thiện, với những ngôi nhà cao tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại trông rất khang trang, các dãy nhà được xây dựng theo một qui hoạch mới. Như vậy, rõ ràng việc thu hồi đất thành lập KCN Thiện người dân có cơ hội được tiếp cận tốt hơn những cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội…
3. 5.4. Tình hình Môi trường sau khi thu hồi đất
3.5.4.1. Vấn đề nước sinh hoạt
Có đến 98% số hộ được hỏi đều không thỏa mãn về vấn đề nước sinh hoạt ở hai khía cạnh:
- Mức độ an toàn của nguồn nước, hiện tại người dân sử dụng song song 2 nguồn nước cho sinh hoạt:
+ Nước giếng khoan: 100% số hộ có giếng khoan, nhưng nước của giếng khoan thì không thể sử dụng để làm nước ăn, theo nhận định của người dân nước ở đây bị nhiễm sắt có mùi tanh, màu vàng. Nên người dân chủ yếu dùng để tưới cây, dọn vệ sinh,....
+ Nước máy: Đây là nguồn nước duy nhất được bà con sử dụng để ăn, nguồn nước này do nhà máy nước cung cấp, tuy nhiên thỉnh thoảng do nhà máy không xử lý tốt cũng bị nhiễm bẩn, có mùi hôi tanh, có lắng cặn. Mặt khác nước máy chảy không đều, không thường xuyên. Có khi chỉ chảy 2 lần/tháng.
- Vấn đề phí sinh hoạt nước:
Qui định đóng phí nước sinh hoạt của người dân thôn Trại Cúp cũng có nhiều bất cập. Cụ thể,: N người dân không những không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ, hay trợ giá nào về vấn đề phí nước sinh hoạt, họ còn phải trả một mức phí khoán sản lượng 4 khối/hộ gia đình/tháng. Điều đó có nghĩa là nếu hộ gia đình dùng ít hơn 4 khối nước/tháng thì vẫn phải trả đủ tiền 4 khối nước. Nếu hộ gia đình dùng nhiều hơn 4 khối nước thì sẽ trả theo khối lượng dùng thực tế. Mức phí hiện tại là khoảng 4.500 đồng/khối, nhìn chung mỗi hộ phải trả 20.000đồng/tháng tiền nước sinh hoạt. Nếu nhìn vào số tiền nước phải đóng trên một tháng như trên thì ta thấy số tiền rất nhỏ so với một hộ gia đình, tuy nhiên như đã trình bày ở mục 5.1 và 5.2 cuộc sống của người dân hiện nay rất bấp bênh, thu nhập không có chủ yếu dựa vào những đồng tiền trợ cấp và làm thuê theo ngày, thì dù là một số tiền rất nhỏ như vậy họ cũng rất khó khăn để chi trả.
Hơn nữa nguồn nước máy cung cấp cho người dân lại không đều và không đủ. Theo phản ánh của các hộ gia đình thì có tháng nước chỉ chảy đúng 2 lần vào ban đêm, tức là chỉ lấy được rất ít nước trong khi đó lại phải trả 4 khối/tháng. Như vậy, dù các hộ gia đình có muốn sử dụng nhiều hơn 4 khối nước thì cũng không có mà dùng.
Theo như giải thích của trưởng thôn Trại Cúp thì sở dĩ các hộ ở thôn Trại Cúp phải trả phí sử dụng nước máy theo hình thức khoán mức tối thiểu là vì chi phí lắp hệ thống ống nước cho thôn Trại Cúp quá cao so với mức trung bình (do thôn Trại Cúp là một thôn mới thành lập và ở xa trung tâm, số lượng hộ dùng nước sạch lại không nhiều).
Nếu như trước kia ở trong thôn thì nguồn nước là do tự bà con đào giếng của nhà mình để sử dụng, nước ở trong đồi nên rất sạch và nhiều, bà con sử dụng cho sinh hoạt, chăn nuôi, tưới vườn rất thoải mái. Nhưng ở khu phố mới này vấn đề nước sinh hoạt đã làm cho cuộc sống của bà con phần nào đó chưa thực sự yên tâm.
3.5.4.2. Vấn đề vệ sinh môi trường
Hiện tại thôn Trại Cúp đã có hệ thống thoát nước kiên cố, xây bằng gạch, bê-tông, nhưng đường ống rất nhỏ, lưu lượng chỉ thoát nước sinh hoạt, những ngày mưa hay những lúc người dân nuôi lợn nhiều thải ra ngoài có những lúc đường ống bị tắcgây tắc ống.
Đến nay trong khu phố chưa có quy bãi đổ rác tập trung và cùng một phần vì thói quen vứt rác bừa bãi của người dân, cứ nơi nào có bãi đất trống là người dân đem đổ ra đó, thậm chí họ đổ trực tiếp những nơi sát ngay nhà mình.
Những ngày trời mưa to, nước cống bị đọng lại kết hợp với rác chưa được xử lý gây nên mùi hôi thối, gây mất mỹ quan và là điều kiện cho muỗi phát triển, ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng. Đầu năm 2009, tại thôn Trại Cúp bắt đầu áp dụng thu phí rác thải 3.000 đồng/hộ/tháng, nhưng trên thực tế người dân cũng không ủng hộ hoạt động này. Họ lý giải chúng tôi là nông dân, bây giờ chuyển sang chỗ ở mới cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng cài gì cũng phải đóng góp.
3.5.4.3. Môi trường sống
Thôn Trại Cúp mới nằm nay sát trục đường chính chạy qua KCN Bá Thiện. Do KCN Bá Thiện đang trong quá trình xây dựng cơ bản, do dó Thôn Trại Cúp nằm sát ngay một “đại công trình xây dựng dở dang”, vì thế không khí rất bụi và ồn ào. Hơn nữa, do thôn Trại Cúp tọa lạc ngay trên khu đất trống, không có cây xanh nên bụi bẩn len lỏi vào từng ngóc ngách trong nhà.
Cô Cao Văn Bình, thôn Trại Cúp cho biết “Trước kia, khi ở xóm cú, cây cối nhiều, khí hậu mát mẻ trong lành. Ra đây, toàn nhà xây xi măng, bê tông, không có tí cây xanh nào, bụi bặm, ngột ngạt lắm”
Đối với trình độ dân trí chưa thực sự cao của phần lớn người dân tại thôn Trại Cúp, những đánh giá này về môi trường itít có ý nghĩa về mặt khoa học vì vậy, chúng tôi đưa ra các tiêu chí đánh giá dễ hiểu trên cơ sở cảm nhận của người dân, đánh giá về sự thay đổi môi trường của họ chỉ đơn giản là tốt hơn, như cũ hay có ô nhiễm theo ba mức: nặng, nhẹ, trung bình để họ có thể đưa ra ý kiến nhận xét. Kết quả cụ thể ở Bảng 83 cho thấy có tới 253,33% đánh giá không có thay đổi so với trước kia, đối với những hộ này, chủ yếu là các lao động không có trình độ nên việc môi trường có thay đổi về mặt khoa học nhưng chưa tới mức độ quá lớn, chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ thì họ vẫn tự đánh giá môi trường không có thay đổi.
6570% số hộ thậm chí cho rằng môi trường còn tốt hơn so với thời điểm trước khi thu hồi đất nông nghiệp thành lập KCN, lý do rất đơn giản, họ cho rằng từ khi thành lập KCN đường sá được cải tạo, nâng cấp, mở rộng hơn trước kia, hệ thống thoát nước hiện đại hơn.
Chỉ có 2 hộ có trình độ dân trí cao hơn thì đánh giá là môi trường bị ô nhiễm do tiếng ồn và khói bụi, số hộ này chiếm 6,6710%.
Bảng 8. Kết quả đánh giá chất lượng môi trường ở khu phố mới của người dân (nguồn điều tra thực địa, 2010)
STT
Chỉ tiêu tự đánh giá
về môi trường của người dân
Số hộ
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số hộ đánh giá
30
100,00
1
Môi trường tốt hơn
21
70,00
2
Môi trường như cũ
7
23,33
3
Môi trường bị ô nhiễm
- Nặng
- Trung bình
- Nhẹ
2
0
0
2
6,67
Nguồn: Điều tra thực địa, 2010
Một vấn đề khác cần phải đề cập đến là môi trường đất tại địa bàn thôn Trại Cúp mới. Theo như hầu hết các hộ gia đình thì chất lượng đất khu tái định cư không tốt. Không trồng được cây gì, con gì Một số hộ phải thuê người chở đất từ nơi khác về để trồng rau quanh nhà.
3.5.5. Tác động tới văn hóa, xã hội
3.5.5.1. Vấn đề giới
Trước khi thu hồi đất, bất bình đẳng trong phân chia công việc là rất rõ ràng giữa nam giới và phụ nữ, giữa vợ với chồng trong sản xuất, sinh đẻ và các công việc cộng đồng. Phụ nữ phải làm việc chăm chỉ trong ngày như dậy sớm để nấu ăn, tăng gia, đi lấy nước, ... sau đó làm việc nặng nhọc trên đồng cho đến tối muộn. Đàn ông thức dậy trễ và chủ yếu làm việc ngoài đồng hoặc uống rượu ở nhà với hàng xóm. Hầu như nam giới quyết định các việc liên quan đến các nguồn lực như đất đai, tiền bạc, cũng như tín dụng.
Sau khi thu hồi đất, tức là sau khi mất đất, mất ruộng, người phụ nữ được giải phóng khỏi khối lượng công việc nặng nhọc suốt từ sáng đến tối như: Chăn lợn, gà, làm việc đồng áng. Có một nghịch lý là mất đất thì người phụ nữ và nam giới có vẻ bình đẳng hơn trong phân chia công việc gia đình. Lý do là mất đất, chẳng có việc làm. Phụ nữ thì chỉ làm việc quanh nhà như nấu cơm sáng, trưa, chiếu, thỉnh thoảng đi làm thuê. Đàn ông thì nếu không đi làm thuê thì cũng chỉ ngồi nhà uống rượu.
3.5.5.2. Các tệ nạn xã hội
Tuy hiện nay trên địa bàn thôn Trại Cúp chưa có tệ nạn nghiện hút, tuy nhiên theo điều tra 230 hộ gia đình thì vấn nạn cờ bạc, rượu chè .... thanh niên lêu lổng không ai quản lý là nỗi búc xúc của người dân địa phương.
Chị Nguyễn Thị Trọng, thôn Trại Cúp, xã Bá Hiên, huyện Bình Xuyên, có con trai 11 tuổi: “Trước đây có ruộng, ngoài giờ học, con cái còn giúp cha mẹ việc đồng áng, chăn nuôi lợn gà, phụ giúp việc nhà,... lúc nào cũng có việc phải làm đâu có thời gian mà lêu lổng. Bây giờ đến bố mẹ còn không có việc, con cái nó chẳng có việc gì làm thì lại ra ngoài tụ tập, lêu lổng, chơi điện tử, internet...”
Trong 20 30 hộ điều tra thì có 914 hộ có con thuộc lứa tuổi từ 6-178 tuổi và hầu
hết các gia đình đều tỏ ra rất lo lắng và bất an trong việc giáo dục con cái. Nguyên nhân đều là do mất đất nông nghiệp, mất nghề nông, không có việc làm, cha mẹ con cái đều rảnh rỗi.
3.5.5.3. Quan hệ trong gia đình
Việc thu hồi đất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ nội bộ trong gia đình, được thể hiện tại Bảng 9.
Bảng 9: Sự thay đổi các mối quan hệ trong nội bộ gia đình các hộ dân sau thu hồi đất (nguồn điều tra thực địa, 2010)
STT
Chỉ tiêu
Kết quả
Tổng số
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số hộ
320
100,00
1
Số hộ có quan hệ tốt lên
53
16,675
2
Số hộ có quan hệ không thay đổi
1193
63,335
3
Số hộ có quan hệ kém đi
53
16,675,0
4
Số hộ không trả lời
1
0,335
Nguồn: Điều tra thực địa, 2010
Về quan hệ trong nội bộ gia đình: Trong số 320 hộ dân điều tra tại thôn Trại Cúp chỉ có 156,67 % (35 hộ) trả lời là có quan hệ kém đi do vợ chồng mâu thuẫn quan điểm trong việc sử dụng tiền bồi thường hoặc thay đổi thói quen làm việc, hưởng thụ; có 1516,67% hộ có quan hệ trong nội bộ gia đình tốt hơn do có tiền xây nhà mới, mua được đất làm nhà cho con cái và tách con cái ra ở riêng (tách hộ), 63,33% số hộ đánh giá quan hệ trong gia đình không thay đổi..
Tuy mới chỉ có 16,67% số người cho rằng quan hệ tình cảm trong gia đình có chiều hướng kém đi, nhưng rõ ràng đây là một chỉ số phản ánh rất rõ tác động của việc mất đất đến tình cảm trong gia đình đặc biệt trong quan hệ giữa vợ và chồng. Trước kia cuộc sống còn nghèo khó, họ luôn phải lao động vất vả để kiếm tiền, vì vậy đồng tiền với họ rất qúyui giá nên họ luôn phải suy nghĩ sử dụng đồng tiền làm sao có hiệu quả. Nhưng nay trong tay họ có những món tiền rất lớn, hộ được đền bù 200.000.000 đ, hộ được đền bù nhiều 500.000.000 – 600.000.000 đ, với người dân số tiền lớn này đã lám cho họ bị ngợp và họ trở nên lúng túng trong việc sử dụng đồng tiền, những người tiết kiệm biết sử dụng thì đầu tư vào sản xuất hoặc gửi ngân hàng, nhưng những người hoang phí cộng thêm tính ham mê cờ bạc có sẵn thì số tiền trên đã tạo thêm điều kiện để họ ăn chơi.
Mặt khác, do mới chuyển ra nơi ở mới nên bà con còn đang tập trung làm nhà cửa, ít đi ra ngoài làm thuê kiếm tiền. Khi nhà cửa ổn định rồi họ sẽ phải ra những thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Bình Dương...để kiếm việc làm, những đối tượng đi làm ăn xa tập trung vào nhóm có tuổi đời từ 18 – 35 thường là những người đàn ông trong gia đình. Ở những nơi thành phố đông đúc, cuộc sống có nhiều cạm bẫy, chính những đối tượng này lại là đối tượng dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội ở thành phố như: Nghiện hút, mại dâm, buôn lậu... Đây chính là một thách thức rất lớn cho mỗi một gia đình và cho toàn xã hội.
Chương 4 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. 4.1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu đề tài “Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tới người dân trong quá trình ĐTH đặc thù CNH tại thôn Trại Cúp, xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”, với tổng số 30 hộ điều tra/tổng số 181 hộ bị thu hồi đất và từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
Về cơ cấu sản xuất, việc làm: Trước khi thu hồi đất nghề chủ yếu của các hộ gia đình là sản xuất nông nghiệp và sau khi bàn giao đất, mất nghề nông thì, cơ cấu nghề chưa có biến chuyển đáng kể sang hướng kinh doanh dịch vụ và ngành nghề khác. Trong số hộ điều tra, nghề nông nghiệp của các hộ đã giảm đi 100% so với lúc chưa bàn giao đất. Duy nhất một số hộ vẫn giữ nghề nông ở trạng thái đi cấy thuê từ vài ba ngày đến một tháng. Ngành nghề kinh doanh dịch vụ và ngành nghề khác không phát triển. Một vài hộ kinh doanh hàng tạp hóa, internet, bia hơi nhưng không hiệu quả.
Về thu nhập: Sau khi bị thu hồi đất thu nhập bình quân của các hộ đều giảm.. Thu nhập của người nông dân phần lớn là từ hoat động sản xuất nông nghiệp. Mất đất nông nghiệp làm giảm một phần lớn thu nhập của người nông dân. Sau khi bị thu hồi đất, thu thập của người dân dựa chủ yếu vào tiền công công nhân, tiền làm thuê, dịch vụ,... Tuy nhiên số lượng lao động làm công nhân rất thấp, việc làm thuê lại không thường xuyên, rất bấp bênh dẫn đến thu nhập thấp và không ổn định.
Về đời sống: Đối với đời sống vật chất và tinh thần, cơ bản đã có sự thay đổi tích cực, việc tiếp cận các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội cũng được dễ dàng và thuận tiện hơn, quan hệ trong gia đình của các hộ nhờ đó cũng tốt đẹp hơn.
Vấn đề xã hội: Nhìn chung, mối quan hệ gia đình, làng xóm không có nhiều xáo trộn, mặc dù một số hộ xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình về việc sử dụng tiền đền bù từ thu hồi đất. Các vấn đề tệ nạn xã hội chưa thực sự nghiêm trọng, tuy nhiên đã xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn như cờ bạc, rượu chè, internet, thanh niên tụ tập, lêu lổng,.... Nếu không sớm có những giải pháp kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Vấn đề giới: Mất đất nông nghiệp, mất nghề làm ruộng, người phụ nữ được giải phóng khỏi một số lượng lớn công việc (từ sáng sớm đến tối muộn) như làm đồng, chăn nuôi gia súc, chăm sóc vườn cây, ao cá quanh nhà,.... Tuy nhiên, những quyết định lớn liên quan đến các nguồn lực như tiền bạc, đầu tư sản xuất, tín dụng..... vẫn do nam giới đảm nhận.
Vấn đề môi trường: Do đặc thù khu công nghiệp Bá Thiện chưa thực sự đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy còn rất thấp chỉ đạt 13,25% do đó về cơ bản, hiện tại mức độ ô nhiễm về môi trường chưa đáng kể, chưa xảy ra các sự cố về môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức quan trọng cần được nghiên cứu và có biện pháp phòng ngừa, xử lý ngay từ bây giờ.
4.2.2. Đề xuất một số giải pháp
- Cung cấp thông tin, tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho người bị thu hồi đất có khả năng học tập chuyển đổi theo hình thức phù hợp. Mặt khác, cũng cần quy định bắt buộc các chủ đầu tư khi nhận đất xây dựng nhà máy, khu đô thị phải giải quyết được việc làm cho nông dân ở những mức độ nhất định nào đó.
- Chủ động hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù một cách có hiệu quả bằng việc cung cấp thông tin, hướng dẫn liên hệ góp vốn với doanh nghiệp dưới hình thức mua cổ phần, hoặc gửi vào Ngân hàng, mua bảo hiểm. Với cách làm này, người dân sau khi bị thu hồi đất, vẫn được chia lợi nhuận từ kết quả sản xuất công nghiệp, kể cả có việc làm ngay trên mảnh đất của mình hoặc nhận được lãi suất tiền gửi để có thu nhập ổn định.
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động từ người có đất bị thu hồi phù hợp với yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập.
- Các khóa đào tạo chuyển đổi nghề cần thiết thực và gắn với nhu cầu việc làm tại địa phương.
- Cần thiết thành lập trung tâm xúc tiến việc làm cho đối tượng lao động thuộc diện bị thu hồi đất cấp huyện. Trung tâm này sẽ là đầu mối liên hệ giữa người tuyển dụng và lao động địa phương; c. Chủ đông nắm bắt nhu cầu của thị trường lao động trong huyện, tỉnh;. Phân tích nhu cầu và đưa ra các định hướng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp để giải quyết việc làm cho đối tượng lao động trung niên đặc biệt là nhóm lao động nữ tuổi đời từ 35 trở lên và có trình độ văn hoá thấp. Làm được như vậy, sẽ giải quyết được đồng thời vấn đề di cư đi nơi khác kiếm việc làm, hạn chế tình trạng đi làm thuê ở địa phương khác, nhà cửa bỏ bê, con cái không được quản lý.
- Cần thiết có chính sách trợ giá sinh hoạt phí cho người dân tại khu tái định cư tạo sự thuận lợi trong việc ổn định cuộc sống, giảm gánh năng kinh tế khi mà phần lớn người dân bị mất việc do mất đất nông nghiệp
- Quy hoạch đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cư phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội;, quy hoạch sử dụng đất để xây dựng KCN và vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cư phải được giải quyết trước khi thu hồi đất của dân cư.
4.3. Các khuyến nghị cụ thể
Chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm ngành nghề khác, tạo mở thêm việc làm và việc làm mới, nhanh chóng ổn định việc làm và đời sống cho người lao động là vấn đề bức xúc cần được quan tâm hàng đầu đối với các địa bàn nông thôn có đất bị thu hồi. Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ phát triển công nghiệp, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Đối với chính quyền địa phương
Cần hoàn thiện một số chính sách về kinh tế như chính sách khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế thu hút nhiều lao động; chính sách đối với các dự án đầu tư thu hút nhiều lao động tại chỗ; chính sách khuyến khích người lao động học tập để thích nghi với thị trường lao động.
Tăng cường các hoạt động tư vấn dịch vụ hướng nghiệp và dạy nghề. Hỗ trợ phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ và dịch vụ nông thôn.
Đối với các hộ gia đình
Các hộ dân cần tự tìm ra hướng đi mới, năng động, sáng tạo học hỏi kinh nghiệm của những hộ nông dân khác nhằm phát huy hết khả năng vốn có để vươn lên làm giàu chính đáng. Tránh tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, mạnh dạn đầu tư cho phát triển sản xuất, cho con em đi học nghề, học văn hoá nhằm tạo nền móng sau này có nghề nghiệp; tìm kiếm một số nghề đã phát triển ở địa phương mà hộ chưa thử nghiệm, sử dụng đồng vốn có hiệu quả./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Cao Đàm, 2005. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
Phạm Hùng Cường, 2007. Đô thị hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và văn minh công nghệ cao, tạp chí Quy hoạch xây dựng, số 26, tháng 2/2007, Hà Nội.
Bách khoa toàn thư.2010. Khái niệm Đô thị hóa.
Bách khoa toàn thư.2010. Khái niệm Công nghiệp hóa. Trung Phường, 1995, Đô thị Việt Nam, NXB xây dựng, Hà Nội.
Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, 2010. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội tỉnh Vĩnh Phúc,
Minh Đoan, 2005. Qúa trình đô thị hóa tại Vĩnh Phúc.
UBND xã Bá Hiến, 2009. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2009 xã Bá Hiến, Vĩnh Phúc.
Hà Anh, 2010. Bá Hiến làm tốt công tác giải phóng mặt bằng và thực hiện quy chế dân chủ, Tri thức Việt,
Khu công nghiệp Bình Xuyên, 2010. Thông tin chung về khu công nghiệp Bình Xuyên,
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Sơ đồ hành chính xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phụ lục 2: Một số hình ảnh về hiện trạng khu TĐC thôn Trại Cúp, xã Bá Hiến
Hình 1, 2. Các em học sinh mải mê chơi Game, đánh bài ngoài giời học
Hình 3. Những con gà bị bệnh được nuôi ở KTĐC
Hình 4. Một vườn rau nhỏ của một hộ dân tại KTĐC
Hình 5. Chuồng nuôi ngỗng chỉ rộng 5m2
Hình 6. Nước sinh hoạt của người dân bị nhiễm bẩn
Hình 7. Những phòng trọ bỏ không
Hình 8. Một doanh nghiệp đã dừng hoạt động xây dựng được 6 tháng
Hình 9. Một góc của KTĐC thôn Trại Cúp
Hình 10. Một xưởng may mặc tư nhân
Phụ lục 3: Phiếu điều tra thông tin
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ ĐƯỢC PHỎNG VẤN
1. Người được hỏi có phải chủ động hay không?
- Có 1 - Không 2
- Nam/Nữ
-Tuổi:
2. Gia đình có mấy khẩu? (chỉ kể những người ăn chung):.........người
STT
Họ và tên
Quan hệ với chủ hộ
giới tính
Tuổi
Học vấn
Dân tộc
Nghề nghiệp
Nghề chính
Nghề phụ
1
2
3
4
5
6
Cách ghi mã;
Học vấn:
Chưa học xong cấp I
Hết cấp I nhưng chưa hết cấp II
Hết cấp II chưa hết cấp III
Hết cấp III
Cao đẳng, đại học
Trung cấp
Mù chữ
Nghề nghiệp, công việc:
Làm nông nghiệp
Buôn bán, dịch vụ
Thợ cơ khí (sửa chữa xe,...)
Thợ điện, điện tử, điện lanhh
Thợ mộc, nề
Lái xe ôm
Cán bộ công chức
Thợ may, dệt
Lái xe
Học sinh đang đi học
Học sinh bỏ học
Đi làm thuê không ổn định
Ở nhà nội trợ
Tàn tật, mất sức lao động
Nghỉ hưu
Khác (ghi cụ thể)
3. Cơ cấu lao động trong hộ gia đình
Diễn giải
Trước thu hồi đất
Sau thu hồi đất
Số lượng
Cơ cấu
Số lượng
Cơ cấu
Tổng số lao động
- Theo giới tính
Nam
Nữ
- Theo lứa tuổi
<18
18-45
> 46
- Theo trình độ học vấn
Cấp I, II
Cấp III
Đai học
- Theo trình độ tay nghề
Qua đào tạo
Không qua đào tạo
4. Gia đình có những công trình phục vụ sản xuất sinh hoạt nào?
Nhà xưởng
1
Năm xây:
Cửa hàng
2
Năm xây:
Nhà tắm
3
Năm xây:
Chuồng trại chăn nuôi
4
Năm xây:
5. Gia đình hiện sử dụng nguồn nước nào?
Nước do Nhà nước lắp đặt, có đồng hồ riêng
Nước do Nhà nước lắp đặt, không có đồng hồ riêng
Giếng đào, giếng khoan
6. Theo ông bà, chất lượng nước sinh hoạt hiện nay
Rất sạch
1
Sạch
2
Bình thường
3
Ô nhiễm
4
7. Gia đình ta có những vật dụng nào?
Tên đồ dùng, công cụ sản xuất
Số lượng
- Xe máy
-Xe công nông
-Máy bơm nước phục vụ sản xuất
-Máy xay xát
-Máy giặt
-Tủ lạnh
-Xe ô tô tải lớn/nhỏ
-Radio
-Ti vi màu
- Máy điều hòa
II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1. Gia đình sử dụng bao nhiêu đất nông nghiệp và đất ở ntn?
Loại đất
Trước thu hồi đất
Sau thu hồi đất
Diện tích đất được giao
Sổ đỏ (Có/Không)
Diện tích đất được giao
Sổ đỏ (Có/Không)
Đất nông nghiệp
Đất thổ cư
Đất ao hồ
Đất khác
Đất ao hồ
Đất rừng
Ghi chú:
1: Có
2: Không
2. Gia đình có thuộc diện bị thu hồi đất không?
1: Có 2: Không
Có Không
3. Diện tích đất bị thu hồi?
III. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
A Trước khi thu hồi đất
1. Gia đình ta trồng các loại cây gì? Sản lượng trong năm 2007
Mục đích sử dụng
Diện tích (m2)
Năng suất (kg/sào)
Sản lượng (kg)
Trồng lúa
Hoa màu
Trồng rau
Trồng hoa
Trồng cây ăn quả
Cây công nghiệp
Cây chè
2. Gia đình nuôi các loại gia súc, gia cầm gì?
Loại gia súc gia cầm
Sản lượng (kg)
Đơn giá bán tại địa phương
Lợn
Gà, vịt, ngan, ngỗng
Trâu, bò
Dê
Cá
3. Gia đình thường bán các sản phẩm sản xuất của mình ở đâu?
Chợ trong xã
1
Các xã bên cạnh
2
Trên huyện
3
Tỉnh
4
Tư thương đến mua
5
4. Nghề nghiệp của gia đình trước khi thu hồi đất?
Sản xuất nông nghiệp
1
Chăn nuôi
Trồng trọt
Buôn bán dịch vụ
2
Công nhân, thợ,
3
Làm thuê
4
Cán bộ
5
CN,TCN
6
khác
5. Nguồn thu nhập của gia đình?
Nguồn thu
Số tiền (đồng)
Lúa, hoa màu
Chăn nuôi
Buôn bán dịch vụ
CN,TCN
Làm thuê
Lương trợ cấp
Lãi tiền gửi tiết kiệm
Trồng rừng
Thu khác
Tổng
6. Gia đình đánh giá tình trạng kinh tế của gia đình trước thu hồi đất như thế nào?
giàu
trung bình
nghèo
B. Sau thu hồi đất (năm 2009)
1. Gia đình ta trồng các loại cây gì? Sản lượng trong năm 2007
Mục đích sử dụng
Diện tích (m2)
Năng suất (kg/sào)
Sản lượng (kg)
Trồng lúa
Hoa màu
Trồng rau
Trồng hoa
Trồng cây ăn quả
Cây công nghiệp
Cây chè
2. Gia đình nuôi các loại gia súc, gia cầm gì?
Loại gia súc gia cầm
Sản lượng (kg)
Đơn giá bán tại địa phương
Lợn
Gà, vịt, ngan, ngỗng
Trâu, bò
Dê
Cá
3. Gia đình thường bán các sản phẩm sản xuất của mình ở đâu?
Chợ trong xã
1
Các xã bên cạnh
2
Trên huyện
3
Tỉnh
4
Tư thương đến mua
5
4. Nghề nghiệp của gia đình sau khi thu hồi đất?
Sản xuất nông nghiệp
1
Chăn nuôi
Trồng trọt
Buôn bán dịch vụ
2
Công nhân, thợ,
3
Làm thuê
4
Cán bộ
5
CN,TCN
6
Khác
7
5. Nguồn thu nhập của gia đình sau khi thu hồi đất?
Nguồn thu
Số tiền (đồng)
Lúa, hoa màu
Chăn nuôi
Buôn bán dịch vụ
CN,TCN
Làm thuê
Lương trợ cấp
Lãi tiền gửi tiết kiệm
Trồng rừng
Thu khác
Tổng
6. Gia đình đánh giá tình trạng kinh tế của gia đình sau thu hồi đất như thế nào?
giàu
trung bình
nghèo
rất nghèo
7. Trong thời gian tới, gia đình có dự định phát triển sản xuất kinh doanh gì hay không?
Có
Không
Nếu có, thì đó là dự định gì?
Thay đổi cây trồng?
1
Thay đổi vật nuôi?
2
Chuyển sang kinh doanh dịch vụ
3
Mở rộng kinh doanh
4
Sản xuất thủ công
5
Khác (ghi cụ thể)
6
8. Trong năm qua, gia đình có vay tiền để sản xuất kinh doanh không?
Có
Không
Nếu có:
Tại sao ông bà phải vay tiền:
Số tiền vay?
Gia đình vay tiền từ đâu?
Ngân hàng chính sách
Dự án tín dụng
Cá nhân
Họ hàng, bạn bè
khác
IV. SỬ DỤNG TIỀN ĐỀN BÙ THU HỒI ĐẤT
1. Gia đình sử dụng tiền đền bù vào việc gì?
Gửi tiết kiệm
Xây nhà
Mua sắm các vật dụng gia đình
Đầu tư sản xuất kinh doanh
Đầu tư cho con cái học hành
Không dùng tới
Khác
2. Gia đình có nhận được tư vấn từ các nhà chức trách địa phương về việc làm thế nào khôi phục lại điều kiện sống ?
Có
Không
Nếu có chuyển sang câu 3
3. Sự giúp đỡ có ích không ?
Không có ích
Có ích
Rất có ích
Cực kỳ có ích
4. Gia đình có được tham gia các khóa đào tạo nghề không ?
Có
Không
5. Các khóa đào tạo nghề có ích cho gia đình không ?
Không có ích
Có ích
Rất có ích
Cực kỳ có ích
6. Ông bà đánh giá sự thay đổi điều kiện sống trước và sau khi thu hồi đất như thế nào ?
Các tiêu chí
Mức độ đánh giá
Khả năng cung cấp nhu cầu sống hàng ngày
Khả năng giữ cho gia đình bạn ở bên nhau
Sẵn có việc làm
Khả năng thực hiện việc kinh doanh
Chất lượng khu vực sống
Khả năng tiếp cận với nước sinh hoạt
Khả năng tiếp cận với điện
Tiếp cận giáo dục
Tiếp cận y tế
Mối quan hệ làng xóm, gia đình
Ghi chú
Rất tệ
1
Tệ hơn so với trước
2
giống như trước
3
Tốt hơn trước
4
Tốt hơn trước rất nhiều
5
V. HIỆN TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
1.Gia đình có nhà tắm riêng không?
Có
Không
2.Gia đình có nhà vệ sinh riêng không?
Có
Không
3. Hệ thống ống thoát nước thải từ công trình vệ sinh (hố xí, nhà tắm) của gia đình được nối vào đâu?
Vào rãnh thoát nước nhỏ (tạm bợ)
1
Thoát thẳng ra sông, hồ, mương
2
Hệ thống thoát nước chung (kiên cố)
3
Hình thức khác
4. Hệ thống nước thải từ cơ sở sản xuất kinh doanh của ông (bà) được xử lý như thế nào (nếu có)
Có bể xử lý nước thải
1
Thoát thẳng ra sông, hồ mương
2
Không có bể xử lý, thoat vào hệ thống chung
3
Hình thức khác
5. Hãy mô tả hệ thống cống rãnh của thôn nơi gia đình đang ở
ống cống bằng bê tông
1
Rãnh đất đào (không xây)
2
Mương hở
3
Tự thấm tràn ra đất
4
Hình thức khác
6. Gia đình hiện chứa rác thải bằng hình thức nào?
Thùng rác
1
Túi đựng rác
2
Hình thức khác (cụ thể)
7. Rác thải được gia đình xử lý như thế nào?
Người thu gom đến tận nhà
Gia đình đổ rác đúng nơi quy định
Đổ ra mương, hồ
Đổ ra bãi đất trống
Đổ ra đường
8. Theo ông/bà, môi trường sống của dân cư ở đay có bị ô nhiễm không?
Có
Không
Nguồn gây ô nhiễm
Mức độ ảnh hưởng
Rất nhiều
Nhiều
Ít
Tiếng ồn
Bụi
Ngập úng do nước mưa
Nước thải từ cống rãnh thoát nước sinh hoạt
Nước thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh
Nước thải ứ đọng từ sông, hồ
Mùi hôi thối từ cống, mương
Mùi hôi từ rác thải
Nguồn khác
9. Theo ông/bà vấn đề môi trường nào ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến cuộc sống của ông bà
Nước sạch
1
Rác thải rắn
2
Nước thải
3
Bụi và ô nhiễm không khí
4
Tiếng ồn
5
vấn đề khác
10. Ông/bà đánh giá tình trạng môi trường sống hiện nay như thế nào so với trước khi thu hồi đất?
Môi trường tốt hơn
Môi trường như cũ
Môi trường bị ô nhiễm
VI. CÁC VẤN ĐỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI
1. Tâm lý của ông/bà đối trong việc ổn định cuộc sống sau khi thu hồi đất như thế nào
Yên tâm
1
Không yên tâm
2
Rất không yên tâm
3
Khác
2. Các hoạt động tôn giáo, nghi lễ của gia đình có bị thay đổi sau khi thu hồi đất không?
Như trước
1
Thay đổi
2
Khác
3. Ông/bà cho biết những tệ nạn xã hội hiện đang xảy ra ở xóm mình?
Đánh bac
1
Uốn rượu
2
Nghiện ma túy
3
Trộm cắp
4
Gây gổ với hàng xóm
5
Khác
4. So với thời gian trước khi thu hồi đất, Ông/bà đánh giá như thế nào về mức độ các tệ nạn xã hội xảy ra ở xóm mình?
Nghiêm trọng hơn
Vấn như trước
Đỡ hơn trước
Không biết
VII. QUAN HỆ GIỚI
1. Vai trò của vợ/chồng trong gia đình ông/bà trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn và lợi ích
Phụ nữ
Nam giới
Biết
Bàn bạc
Quyết định
Biết
Bàn bạc
Quyết định
Sử dụng đất rừng (trồng bạch đàn….)
Phát triển chăn nuôi
Quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ xanh)
Máy móc sản xuất
Vốn tín dụng/ vay
Sử dụng nguồn vốn của Gia đình
Giáo dục/ đào tạo/ tập huấn/ họp
Các hoạt động/ lợi ích cộng đồng
Thông tin kinh tế- xã hội
Tập huấn/đào tạo
Chuyển nhượng quyền thừa kế
Dựng vợ, gả chồng cho con
Tham gia hội hè/lễ hội
Việc liên quan đến họ tộc
Việc đồng áng
Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ
Chi tiêu trong gia đình
Hoạt động đối nội, đối ngoại
Thông tin
Cơ hội việc làm
Phụ lục 4:. Danh sách người được điều tra bằng bảng hỏi
Tạ Xuân Mùa, 45 tuổi
Đào Trọng Ninh, 27 tuổi
Tạ Văn Mến, 23 tuổi
Tạ Thị Chí, 50 tuổi
Tạ Văn Thảo, 47 tuổi
Nguyễn Thị Ngoan, 26 tuổi
Nguyễn Thị Trọng, 32 tuổi
Đào Tiến Hinh, 60 tuổi
Nguyễn Văn Bình, 40 tuổi
Phạm thị Vân, 39 tuổi
Nguyễn Thị Hợi, 48 tuổi
Đào Quang Vinh, 47 tuổi
Nguyễn Thắng, 32 tuổi
Đinh Văn Tuân, 50 tuổi
Dương Thị Hương, 31 tuổi
Lê Thị Phương, 56 tuổi
Nguyễn Thị Nga, 37 tuổi
Tạ Văn Dự, 59 tuổi
Đào Văn Học, 32 tuổi
Đào Phú Trương, 17 tuổi
Dương Thị Hưu, 70 tuổi
Trần Thị Sang, 30 tuổi
Tạ Văn Kiên, 48 tuổi
Tạ Xuân Quân, 24 tuổi
Đào Văn Dự, 59 tuổi
Nguyễn Thị Hằng, 53 tuổi
Nguyễn Văn Luân, 27 tuổi
Đào Văn Tuấn, 41 tuổi
Tạ Văn Đức, 28 tuối
Tạ Văn Linh, 20 tuổi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đô thị hóa ảnh hưởng đến nông nghiệp việt Nam.doc