Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với công tác thiếu niên nhi đồng trên địa bàn xã Hà An - Huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh

PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức của thiếu nhi Việt Nam. Do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịh Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phụ trách. Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng hậu bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.Tổ chức Đội được coi là một lực lượng chủ yếu, lực lượng lòng cốt trong các phong trào thiếu nhi cũng như các phong trào hoạt động cách mạng. Tổ chức Đội có mặt ở mọi nơi, ở đâu có tổ chức Đoàn thì nơi đó ĐộiThiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được phát huy vai trò cũng như chức năng của mình. Đội được tổ chức trong nhà trường và trên địa bàn dân cư, là một tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Cùng với sự phát triển của xã hội, thiếu nhi được coi là mầm non, là những chủ nhân tương lai của đất nước và là thế hệ trẻ sẽ kế tục sự nghiệp của dân tộc. Chính vì vậy, viêc chăm lo, giáo dục và phát triển đối với thiếu nhi là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và xã hội. Bởi vậy vai trò phụ trách của tổ chức Đoàn với công tác Thiếu niên nhi đồng cũng như hoat động Đội là không thể thiếu được. Tiếp tục đạo lí truyền thống của dân tộc, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Đảng, Nhà nước ta luôn có những đường lối, chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tổ chức Đoàn cũng đã có nhiều hoạt động nhằm phát huy khả năng sáng tạo cũng như trí tuệ của thiếu nhi. Đoàn đã trực tiếp chịu trách nhiệm bằng những hình thức, phương pháp hoạt động như: thành lập các câu lạc bộ, các hội. Với những nội dung hoạt động phù hợp, bổ ích nhằm giáo dục cho các em thấy được vai trò đầy tính quyết định của mình đối với tương lai của đất nước để các em ra sức học tập, rèn luyện và phấn đấu. Có thể nói rằng chú trọng đến công tác thiếu niên nhi dồng là một vấn đề rất cần thiết. Đó là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân và của tất cả các cấp, ngành . Lớn lên và trưởng thành hơn 66 năm qua Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Đội đã tổ chức được rất nhiều hoạt động thu hút tập hợp được đông đảo thiếu niên nhi đồng tham gia công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc như phong trào “Trần Quốc Toản, phong trào “nghìn việc tốt”. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã trở thành tiếng nói, người đại diện riêng cho quyền lợi của thiếu nhi Việt Nam. Với mục đích tập hợp đoàn kết rộng rãi thiếu nhi qua đó phối hợp với nhà trường giáo dục các em học tập và rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy, trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt mà mục tiêu trước mắt là trở thành Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Tổ chức Đội đã thực sự trở thành người bạn thân thiết của thiếu nhi Việt Nam. Hiện nay trên cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng phong trào công tác Đội đều có những tiến bộ, các hoạt động đều phát huy được vai trò của tổ chức Đoàn- Đội. Hầu hết các em trong độ tuổi đi học đều được đến trường tham gia các hoạt động Đội trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên hoạt động Đội trên địa bàn dân cư thực tế vẫn chưa đổi mới nhiều về nội dung và hình thức, mà chỉ tập trung ở thành phố, các trung tâm thị xã. Còn ở các vùng nông thôn, các vùng có nền kinh tế chưa phát triển thì tổ chức Đội chưa thực sự phát huy hết được vai trò của mình. Xã Hà An- huyên Yên Hưng- tỉnh Quảng Ninh, một vùng kinh tế mới, nơi mà phần lớn nhân dân làm nghề nông thì hoạt động Đội còn gặp nhiều khó khăn và trở ngai. Các hoạt động trong nhà trường, trên địa bàn dân cư chưa thực sự hấp dẫn, dẫn đến nhu cầu và nguyện vọng của thiếu nhi không được đáp ứng. Bên cạnh đó còn một số em có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện đến trường học tập và hoạt động. Vậy câu hỏi lớn đặt ra cho tổ chức Đoàn- Đội là: Các em đó sẽ hoạt động ở đâu? Ai sẽ phụ trách các em? Với những lí do trên tôi lựa chọn chuyên đề: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhvới công tác thiếu niên nhi đồng trên địa bàn xã Hà An- huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh” làm chuyên đề tốt nghiệp cho chương trình Trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ Đoàn, Hội, Đội của mình tại Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam. Khi lựa chọn chuyên đề này, tôi được biết đã có nhiều công trình khoa học, nhiều nghiên cứu về “công tác thiếu niên nhi đồng trên địa bàn dân cư”. Nhưng các hoạt động ấy vẫn chưa thực sự đầy đủ và chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này một cách có hệ thống. Là một học viên sắp tới là người cán bộ Đoàn, tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình với việc nghiên cứu công tác thanh thiếu niên. Qua đó tìm ra các nguyên nhân để giúp Đoàn thanh niên thực hiện tốt vai trò của mình với hoạt động Đội, với công tác Thiếu niên nhi đồng trên địa bàn dân cư. II. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ. Trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế của địa phương tôi thấy: Xã Hà An - huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh là một xã mới thành lập từ việc khai hoang lấn biển. Dân cư ở đây sống bằng nhiều nghề khác nhau chủ yếu là nông nghiệp, vận tải thuỷ, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ sửa chữa, đóng mới tàu . Với nền kinh tế tương đối phát triển nhưng bên cạnh việc phát triển kinh tế thì trên địa bàn xã vẫn còn những bất cập đó là tình trạng phân cấp giàu nghèo thể hiện khá rõ rệt, nhân dân địa phương quá chú trọng trong làm giàu . vì vây, việc tổ chức các hoạt động chính trị xã hội gặp rất nhiều khó khăn nhất là những hoạt động của Đoàn, Hội và Đội trên đia bàn xã. Với nhu cầu ngày càng muốn tiến tới các hoạt động văn minh mang tính hiện đại nhưng không xa rời bản sắc dân tộc đòi hỏi tổ chức Đoàn - Đội cơ sở trên địa bàn dân cư phải có những nét mới trong hoạt động nhằm phù hợp hơn, bổ ích hơn và thu hút các em nhiều hơn. Đây là vấn đề mà tổ chức Đoàn cơ sở cần phải xem xét và khắc phục. Tổ chức Đoàn cơ sở cần phảỉ điều tra thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra các biện pháp khắc phục. III. NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN ĐỀ: 1. Phân tích thực trạng hoạt động thiếu nhi trên địa bàn Xã Hà An- Huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh qua các báo cáo hàng năm về hoạt động Thiếu nhi. 2. Khảo sát tình hình thực tế về Thiếu nhi trên địa bàn Xã Hà An- Huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh. 3. Phân tích thực trạng, vai trò của Đoàn Thanh niên với hoạt động thiếu nhi trên địa bàn Xã Hà An - Huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh 4. Phân tích các nguyên nhân, lý do dẫn tới sự yếu kém, rút ra bài học kinh nghiệm. 5. Đưa ra những kiến nghị với Đảng, chính quyền, tổ chức Đoàn cấp trên. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Công tác Thiếu niên nhi đồng trên địa bàn Xã Hà An - Huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh V. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 1. Cán bộ Đoàn trong Xã Hà An - Huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh 2.Thiếu nhi trong toàn xã Xã Hà An - Huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh 3. Các tài liệu có liên quan đến hoạt động thiếu nhi trên địa bàn Xã Hà An - Huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Không gian: Xã Hà An - Huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh 2. Thời gian: Từ năm 2004 đến 2007. VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp điều tra xã hội học. 2. Đọc và nghiên cứu tài liệu. 3. Lấy ý kiến chuyên gia. 4. Hội thảo Mini. 5. Phương pháp phỏng vấn. 6. phương pháp xử lý số liệu.

doc39 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10201 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với công tác thiếu niên nhi đồng trên địa bàn xã Hà An - Huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người” .Qua đây ta có thể thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với thế hệ trẻ ngày nay. Vì vậy việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh là nhiệm vụ vẻ vang, là tình cảm và trách nhiệm mà Đảng và nhân dân giao cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Để thực sự là tổ chức tiên tiến của Thiếu nhi Việt Nam đủ sức hấp dẫn đông đảo các em tham gia hoạt động vui chơi lành mạnh tổ chức Đoàn cần phải duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động Đội trong và ngoài nhà trường thông qua việc chỉ đạo chương trình rèn luyện Đội viên, chương trình ngoại khóa và các phong trào thi đua của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Mở rộng các hình thức tập hợp và hoạt động của Thiếu nhi trên địa bàn dân cư gắn với các điểm vui chơ, tích cực vận động, phát triển về số lượng, đồng thời nâng cao về chất lượng của Đội viên, tích cực thức hiện đổi mới xây dựng tổ chức Đội, khắc phục tình trạng gò bó, áp đặt, giáo điều đối với trẻ, đồng thời chú trọng công tác nhi đồng và Đội viên lớn... làm cho tổ chức Đội thể hiện được sức sống của mình thông qua các hoạt động thức tiễn. Tuy nhiên các hoạt động này phải đảm bảo tính vui tươi, hấp dẫn đáp ứng được các nhu cầu, sở thích của Thiếu nhi, đồng thời khuyến khích được tính chủ động, tự quản, phát huy sáng kiến, phát huy tài năng, giúp đỡ các Thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Tạo điều kiện để các em tiếp cận một cách tích cực với những vấn đề xã hội trong đời sống hàng ngày đảm bảo đúng, đủ quyền lợi cho các em. Cho các em vừa vui chơi vừa học tập để từ đó các em có ý thức hơn, có ý chí vươn lên góp sức mình vào công cuộc phát triển của đất nước, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và quan trọng hơn nữa là trở thành một Đoàn viên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh . CHƯƠNG II CƠ SỞ THỰC TIỄNCỦA TỔ CHỨC ĐOÀN CƠ SỞ VỚI CÔNG TÁC THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN DÂN CƯ Sinh thời Bác Hồ đã từng dặn : “Trẻ em như búp trên càn Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Xuất phát từ tấm lòng yêu thương con các bà mẹ cũng từng âu yếm gọi con mình là “ cục cưng”, là “mặt trời bé con”... Không ai có thể phủ nhận được vị trí đặc biệt của trẻ thơ trong trái tim những người cha, người mẹ. Ai cũng muốn con mình khỏe mạnh, thông minh, ngoan ngoãn mong những điều tốt đẹp sẽ đến với con mình. Nhưng để đạt dựoc điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vàp khả năng và phương pháp dạy dỗ, chăm sóc và bảo vệ con cái của các gia đình. Đây là một vấn đề nan giải mà không phải ai , không phải tổ chức nào cũng thực hiện được. Bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đắc biệt là sự nhận thức và ý thức của mỗi bậc phụ huynh. Không ít những sai lầm, sự thiếu chu đáo của các gia đình và cha mẹ đã dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với trẻ thơ. Thêm vào đó là thiếu sự quan tâm chú ý của các tổ chức xã hội đối với các em đặc biệt là các em trong độ tuổi đến trường. Trong bài viết này tôi chỉ xin được đề cập đến trách nhiệm của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ an toàn cho các em tránh khỏi những rủi ro trong cuộc sống, giúp các em hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Thực tế cho thấy hầu hết các em trong độ tuổi này đều rất đam mê vào các hoạt động Đội của nhà trường cũng như của địa phương nhất là sau những giờ học căng thẳng, những buổi lao động mệt nhọc, như những buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các trò chơi, những buổi giao lưu, dã ngoại, TDT... Trên cơ sở đó, Tổng phụ trách phải thường xuyên quan tâm đến công tác tổ chức các hoạt động cả trong nhà trường và trên địa bàn dân cư, phải thường xuyên tổ chức được các hoạt động mang tính thiết thực nhằm lôi cuốn, thu hút các em nhiều hơn nữa tham gia và các hoạt động đem lại cho các em sự thoải mái, vui tươi và giúp các em học tập tốt hơn. Vẫn biết trong điều kiện kinh tế hiện nay, để có những điểm vui chơi lành mạnh mang tính giáo dục giành riêng cho trẻ em ở các địa phương còn thiếu thốn. Xã Hà An cũng nằm trong tình trạng như vậy. Các em thiếu niên vốn hiếu động, ham chơi ngoài thời gian học hành, các em thường lang thang ngoài đường bắt ve, đuổi bướm, đá bóng, chơi quay, chèo cây, tìm sông, tìm ao để tắm ( mặc dù nhiều em không biết bơi ) và tai nạn luôn rình rập hàng ngày . Mặc dù đây là trách nhiệm của toàn xã hội với sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp. Song trước hết và cao nhất vẫn là của gia đình và các bậc làm cha làm mẹ . Gia đình là tổ ấm phả là cái nôI hình thành nhân cách, là chỗ dựa tin cậy nhất và là thành trì bảo vệ an toàn nhất của trẻ thơ. Việc tạo điều kiện để cho các em được vui chơi thoải mái , hòa nhập với thiên nhiên, với cộng đồng là hết sức cần thiết. Qua đó các em được rèn luyện thể lực, trí lực và tâm hồn thêm phong phú. Song phải có sự hướng dẫn, giám sát, bảo vệ thường xuyên của người lớn. Các ông bố, bà mẹ hãy để ý nhiều hơn đến việc chơi của con cái, hướng các em đến các trò chơi để ý nhiều hơn đến việc chơi của con cái, hướng các em đến các trò chơi lành mạnh và bổ ích. Kịp thời ngăn chặn những trò chơi có thể dẫn đến nguy hiểm cho các em. Khi đi học, đi chơi xa cần có người lớn đưa đi đón về. Chính vì vậy, gia đình hãy xác định rõ vai trò, trách nhiệm cao nhất và có các biện pháp tích cực nhất trong việc quản lý, chăm sóc và bảo vệ con cái mình, góp phần cùng xã hội hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt thòi trong hiện tại và tương lai cho trẻ em. Bên cạnh gia đình thì nhà trương và các tổ chức xã hôị đặc biệt là tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh cũng là những tổ chức hết sức quan tâm, chăm sóc đến tương lai của các em. Trong nhà trường và trên địa bàn dân cư, để có một tổ chức Đội tốt cần có sự quan tâm chăm lo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành Đoàn thể luôn nhận được sự đồng tình của các bậc phụ huynh đặc biệt là thiếu niên nhi đồng thì những phong trào hoạt động Đội đó luôn phải được các tổng phụ trách nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo. Đó cũng chính là một trong những phương châm hoạt động thành công của các tổ chức Đoàn - Đội trong công tác tập hợp thu hút thiếu niên nhi đồng. Công tác giác ngộ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục thiếu niên nhi đồng cho cán bộ phụ trách là cực kì quan trọng chỉ khi nào cán bộ phụ trách Đội ý thức rõ sứ mệnh lịch sử của tổ chức Đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay thì họ mới tích cực quan tâm tới mọi hoạt độngcủa Đội, cán bộ Đội không quan tâm cho các em vui chơi thì hoạt động Đội sẽ giảm xuống hiệu quả tháp gây tiêu cực. Bên cạnh việc tổ chức ccs hoạt động cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá biểu dương, khen thưởng kịp thời từ đó sẽ kích thích được phong trào Đội phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên chúng ta cũng cần có những quan tâm, giúp đỡ cho những chi Đội gặp khó khăn vươn lên hoàn thành tót nhiệm vụ của mình. Ngoài những hoạt động đã được thực hiện trong trường học cần có sự tổ chức tiếp nối các hoạt động ngoài nhà trường. Vì vậy tổ chức hoạt động Đội trên địa bàn dân cư là một phương thức hoạt động nhằm đa dạng hóa hình thức tập hợp giáo dục, tạo sự giúp đỡ các lực lượng nhằm biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục thích ứng với nhu cầu của thiéu niên nhi đồng đảm bảo quyền lợi cho các em. Chính vì thế mà tổ chức hoạt động Đội trên địa bàn dân cư trở thành một vấn đề cấp bách của việc giáo dục toàn diện cho thiếu niên nhi đồng. Trong những năm gần đây tổ chức hoạt động Đội trong nhà trường và trên địa bàn dân cư tại xã Hà An, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến mới trên đầy đủ các mặt như công tác giáo dục truyền thông, định hướng lý tưởng... cho Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng . Đời sống vật chất, tinh thần vủa các em được nâng lên và không ngừng cải thiện. Sức khoẻ được chăm sóc chu đáo, 98% trẻ em đến trường đúng độ tuổi. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được bảo vệ và chăm sóc thường xuyên. Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh thì xã cũng còn một số điểm cần cần phảI cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa đó là công tác hoạt động Đoàn - Đội trên địa bàn dân cư. Một số hoạt động Đoàn - Đội còn thụ động, trong công việc các hoạt động thường mang tính chất cấp trên chỉ đâu cấp dưới đánh đấy, chưa đi vào chiều sâu. Thêm vào đó một số vật chất phục vụ cho công tác hoạt động còn thiếu nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức Đội tại địa phương vì vậy việc xác định trách nhiệm của mỗ tổng phụ trách là hết sức quan trọng. Tổng phị trách phải có tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình say mê với công tác , phải biết xây dựng lịch, kế hoạch hoạt động theo từng tuần, tháng xong phải biết phhổ biến cho toàn liên Đội, chi Đội đẻ thực hiện, có thể cho các em hoàn toàn chủ động nhất là tạo điều kiện cho các em phát huy tính sáng tạo trong công việc . Trong những năm gần đây, được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh Đoàn, Huyện Đoàn nên công tác Đội ở địa phương đã có nhiều chuyển biến rõ rệt và từng bước đI vào hoạt động đạt hiệu quả cao. Số lượng và chất lượng Tổng phụ trách được củng cố và nâng cao, đã tổ chức nhiều hoạt động sôI nổi từ cấp huyện cho đến cấp xã như: Cắm trại, giao lưu văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao, một số cuộc thi như: Thi nghi thức, vẻ đẹp Đội viên, phụ trách sao giỏi... đã thu hút đông đảo các em tham gia. Với mục đíc quan tâm, giúp đỡ số trẻ em không được đến trường, tăng cường giáo dục đối với học sinh tạo nên môi trường mang tính thống nhất và khép kín nhằm giảm bớt thiệt thòi cho các em trong độ tuổi đến trường này. Tạo điều kiện cho các em sinh hoạt, vui chơi lành mạnh và sau này trở thành người có ích cho xã hội. PHẦN THỨ HAI THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG CỦA XÃ HÀ AN HUYÊN YÊN HƯNG TỈNH QUẢNG NINH I: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của xã Hà An – huyên Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh Hà An là một xã khai hoang lấn biển được thành lập từ năm 1971. Là một xã trẻ với số dân hiện có là 8.224 người. Xã có diện tích tự nhiên là 3.161 ha trong đó có 1 nửa số diện tích đát làm nông nghiệp và hệ thống đầm nuôi thuỷ hảI sản. Xã được bao bọc bởi 1 hệ thống đê bao kiên cố với chiều dài là 9,5 km. Phía đông của xã giáp với xã Tân An, phía tây và phía bắc giáp với xã Tiên An và phía nam giáp xã Phong Hải. Xã Hà An có 14 thôn trong đó có 2 thôn 1A và 1B năm xa trung tâm năm ở phía tây của xã, còn lại 12 thôn nằm về phía đông và phía nam tạo thành khu dân cư trung tâm của xã. Trên cơ sở được đánh giá là 1 xã phát triển nhanh của huyện Hà An có nhiều tiềm năng thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Một trong những thế mạnh đó trước hết phải nói đến kinh tế vận tải thuỷ và kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sưả chữa đóng mới tà sắt và gỗ. Kinh tế vận tải thuỷ với 128 phương tiện với 12.000 tấn phương tiện và công suất máy 11.000 CV, trị giá phương tiện trên 24 tỷ đồng, thu nhập 16 tỷ/năm. Kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ sửa chữa đóng mới tầu sắt và gỗ của xã gồm 1 công ty và 1 xí nghiệp cùng 11 doanh nghiệp tư nhân đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ đã từng bước được trang bị nâng cấp máy móc cơ khí hoá toàn bộ, đóng mới những tàu gỗ và sắt từ 100 tấn đến 1.200 tấn trở lên. thu nhập 16 tỷ đồng/ năm. Bên cạnh đó nền kinh tế của xã còn có kinh tế sản xuất nông nghiệp và ngành kinh tế đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản. Kinh tế sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích là 365,5 ha, sản lượng lương thực hàng năm là 2.580 tấn = 5 tỷ đồng / năm. Kinh tế vận tải thuỷ với 128 phương tiện tàu sắt và gỗ. Ngành đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản với 180 tầu gỗ và thuyền lan gắn máy, với 200 ha đầm nuôi tôm nước mặn và 145 ha đầm nuôi tôm, cá nước ngọt, hàng năm đánh bắt và nuôi trồng được trên 400 tấn tôm, cá các loại, thu nhập 3 tỷ đồng/ năm. Ngoài ra còn nhiều ngành kinh tế phụ khác. Tổng thu nhập GDP cả xã là 46 tỷ/ năm. Trên địa bàn xã có 3 trương học: trương mần non, trường tiểu học và trường trung học cơ sở. Toàn bộ trẻ em trong xã đều được đến trường. II: Thực trạng công tác thiếu niên nhi đồng trên địa bàn xã Hà An – huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh Trong những năm qua được sự quan tâm tạo điều kiện của cấp uỷ Đảng cùng với sự năng nổ nhiệt tình của các ban phụ trách nên công tác hoạt động Đội trong toàn xã đã đạt được nhiều kết quả tốt, có nề nếp, từng bước đẩy mạnh hơn các hoạt động lớn của Đội, luôn luôn ổn định và duy trì các hoạt động trong nhà trường và trên địa bàn dân cư thu hút, tập hợp được nhiều hơn số lượng thiếu niên nhi đồng tham gia vào các hoạt động Đội. Hiện nay trong toàn xã có 2 liên Đội, 64 chi Đội , tổng số Đội viên là 1094 em, tổng số nhi đồng là 632 em, số Đội viên được kết nạp vào hàng ngũ của Đoàn là135 em, số sao nhi đồng là 20, 100% là cháu ngoan Bác Hồ. Nhờ sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ Tổng phụ trách và sự chỉ đạo hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, hầu hết các Liên đội, Chi đội đã bám sát vào các chương trình lớn trong năm do Hội đồng Đội triển khai các Liên đội đã đưa ra được những loại hình hoạt động phù hợp với đơn vị của mình như phát động phong trào thi đua, học tập rèn luyện xứng đáng là “con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ”. Tích cực thực hiện tốt các mô hình hoạt động như: “hội vui học tập”, “hoa điểm tốt”, “túi hồ sơ điểm 10” và tham gia tốt đợt thi đua “nghìn việc tốt”. Toàn xã có 07 em đạt danh hiệu học sinh giỏi quốc gia, 03 em đạt được quỹ hỗ trợ tài năng trẻ cấp tỉnh 01 em đạt danh hiệu Kim Đồng đóng góp thành tích vào thành tích chung của huyện. Các liên Đội còn tham gia tốt các hoạt động từ thiện như: Mua tăm ủng hộ người mù, chăm sóc nhà bia liệt sĩ, thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng. tổng dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, khung cảnh nhà trường . Các em tham gia tích cực các phong trào: “tấm áo tặng bạn”, “giúp bạn nghèo đón tết”, “vòng tay bè bạn” và “đọc và làm theo báo Đội”... Bên cạnh đó thực hiện tốt các phong trào: “vòng tay bè bạn”, “đôi bạn cùng tiến”. Giúp đỡ tặng quà cho 170 học sinh nghèo vượt khó với tổng giá trị là: 2,1 triệu đồng. Trồng và chăm sóc cây xanh, thu nhặt trên 1 tấn giấy vụn. Chủ động tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, tham gia các khu di tích lịch sử, giao lưu kết nghĩa với các liên Đội khác... Trong các kì nghỉ hè thực hiện kế hoạch của BCH hoạt động hè huyện Yên Hưng và BCĐ hoạt động hè xã Hà An. BCH Đoàn xã đã tiến hành rà soát lập danh sách các em Đội viên về sinh hoạt hè trên địa bàn thôn xóm. Tiến hành lập kế hoạch hoạt động trông 3 tháng hè, lựa chọn các em có đầy đủ năng lực để đưa vào ban chỉ huy liên Đội và BCH các Chi đội tạm thời. Lập các quy chế và biểu điểm thi đua cho các Chi đội. Cử các đ/c có kiến thức kỹ năng nghiệp vụ về phụ trách các Chi đội. BCH Đoàn xã đã chủ động phối hợp với các ban ngành tổ chức các hoạt động cho các em cụ thêt như: hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em BCH Đoàn xã đã tổ chức khai mạc hoạt động hè trên địa bàn dân cư, nhân dịp này BCH Đoàn xã kêu gọi các cấp, ngành ủng hộ cho tre em những gì mình có, với tinh thần: “ trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, các cấp các ngành đã ủng hộ với tổng số tiền hàng triệu đồng vào quỹ hoạt động hè. Trong buổi lễ khai mạc BCH Đoàn xã cũng đã chỉ định các em vào BCH liên Đội và vào ban chỉ huy chi Đội tạm thời.BCH đã tổ chức tập huấn cho các em trong BCH liên Đội và chi Đội một số trò chơi, bài hát, điệu múa, bài thể dục nhịp điệu để cho các em có những nghiệp vụ về tổ chức sinh hoạt tại chi Đội. Tháng “ uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”. BCH Đoàn xã đã phát động phong trào “ kế hoạch nhỏ”. Tổ chức đêm văn nghệ cho các em Đội viên biểu diễn với nhiều tiết mục đặc sắc dâng lên các bà mẹ và các chú thương binh. Bên cạnh đó trong tháng BCH Đoàn xã còn phối kết hợp với trung tâm VHTT Huyện hàng năm tổ chức 01 lớp hội hoạ cho các em Đội viên để cho các em nâng cao năng khiếu hội hoạ của mình trong những ngày nghỉ hè.Hưởng ứng tháng hành quân về nguồn Đoàn xã chỉ đạo các chi Đội triển khai cho các em ôn tập chuẩn bị chu đáo về dụng cụ sách vở và kiến thức trước khi tới trường vào năm học mới. Tổ chức cho các em Đội viên có thành tích xuất sắc trong quá trình hoạt động hè đI thăm quan các di tích lịch sử … Bên cạnh đó tổ chức ngày hội trại hè, tham gia thi hè cấp Huyện, Thành phố kết quả đạt nhiều giải cao trong các đợt thi hè các cấp. Để nâng cao chất lượng Đội viên ở các cơ sở tổ chức Đội đều chú trọng nâng cao bồi dưỡng tập huấn công tác sao nhi đồng cho các bạn Đội viên tăng cường phát triển Đội viên ở các chi Đội tham gia xây dựng tổ chức Đội vững mạnh, trong sạch thực hiện tốt các trương trình kế hoạch của Đội đặc biệt là chương trình “ rèn luyện Đội viên” được các cấp bộ Đoàn, Đội triển khai tốt các Tổng phụ trách chuẩn bị lập kế hoạch ngay từ đầu năm và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, Đoàn trường để cùng nhau phối hợp để thực hiện. Nhìn chung các Liên Đội đã có nhiều phong trào hoạt động tích cực, nội dung hình thức phong phú đáp ứng được yêu cầu của Đội viên, các liên Đội thường xuyên tổ chức thực hành về nghi thức Đội. Do đó các em Đội viên đã trang bị căn bản và nắm vững cơ bản về nghi thức Đội. Trong xã đã có nhiều liên Đội đã tổ chức thi sau đó chon một đội tiêu biểu nhất về dự thi cấp huyện. Về đội tuyên truyền măng non hầu như các liên Đội đã thành lập được 1 Đội tuyên truyền nhưng vẫn còn một số khó khăn vương mắc như: thời gian đầu tư cho hoạt động còn hạn chế, nội dung hoạt động còn chưc được phong phú, tài liệu và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động còn thiếu. Bên cạnh đó các liên Đội, chi Đội thường xuyên chú trọng việc bồi dưỡng giới thiệu Đội viên lớn cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Hoạt động văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao ( VHVNH- TDTT ) được các liên Đội duy trì thông qua sinh hoạt 15 phút đầu giờ thứ hai hàng tuần, thể dục giữa giờ, cử chọn đội tuyển của liên Đội mình tham gia dự các giảI bóng đá, cầu lông, điền kinh... do Huyện tổ chức. Nói chung các liên Đội, chi Đội đều có các hoạt động VHVN - TDTT chào mừng cho các cuộc thi lớn. Đồng thời tham gia tích cực các trò chơi, hội trại... Đây là một trong những hoạt động sôi nổi, vui tươi thu hút được rất nhiều các em Thiếu niên nhi đồng tham gia một cách nhiệt tình. Bên cạnh các hoạt động VHVN - TDTT các liên Đội, chi Đội còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ động, đấu tranh phòng chống ma tuý. 100% các liên Đội, chi Đội ký cam kết 3 không (không giữ, không thử, không vận chuyển ma tuý trái phép). Theo kết quả báo cáo và nắm bắt một số tình hình chung trong công tác Đội và phong tràoThiếu niên nhi đồng trên địa bàn dân cư xã Hà An nói riêng và huyện Yên Hưng nói chung cho thấy: các hoạt động Đội trong trường học luôn phát triển theo chiều hướng tăng lên ngày càng đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên còn có một số hoạt động mang tính dập khuôn máy móc chưa phát huy hết óc sáng tạo của cán bộ phụ trách Đội. Ngược lại, hoạt động Đội trên địa bàn dân cư không có hướng mới để phát triển hầu như chỉ hoạt động dập khuôn theo các hoạt động đã có sẵn mô hình, có hay chăng chỉ là sự thay đổi tên gọi, hình thức còn nội dung thì không có gì mới so với các năm trước bởi lẽ cũng còn nhiều nguyên nhân khách quan tác động tới. Bên cạnh đó còn có một số lý do không kém phần quan trọng đó là một số phụ huynh học sinhchưa hiểu và chưa thật sự tạo điều kiện cho con em mình tham gia vào các hoạt động Đội trên địa bàn thôn, xóm mình . Cũng một phần là do điều kiện kinh tế của gia đình khó khăn, do bố mẹ muốn con mình chú tâm vào học tập không muốn con mình tham gia vào các hoạt động vừa tốn thời gian, vừa vô ích. Chính vì vậy hoạt động Đội trên địa bàn xã vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đội ngũ Tổng phụ trách tham gia rất năng nổ nhiệt tình vào tất cả các hoạt động nhưng do chưa qua trường lớp cho nên còn thiếu kỹ năng, nghiệp vụ hoạt động Đội . Điều này cũng gây ra nhiều bất lợi cho hoạt động. Do điều kiện kinh tế xã hội ở xã có những đổi thay đáng kể cho nên việc học tập của con cái trong từng gia đình được các bậc phụ huynh rất quan tâm lo lắng. Họ luôn mong muốn con cái của họ sẽ thành đạt, có địa vị trong xã hội khi trưởng thành. Tuy nhiên cũng không ít ttrường hợp do cha mẹ có điều kiện lại nuông chiều con cái một cách quá mức cần thiết nên niều em đã lâm vào con đường hư hỏng đua đòi, các em từ chối tham gia vào các hoạt động bổ ích mà chỉ thích giao du với những người bạn có cùng thái độ và phong cách sống, làm cho bố mẹ lo lắng, mất niềm tin nơi con. Đồng thời đây cũng là một trong những vấn đề cấp bách cho xã hội nói chung và cho xã Hà An nói riêng, điều này khiến cho việc tạo ra các hoạt động Đội bổ ích, phù hợp với lứa tuổi các em là cả một vấn đề cần bàn bạc nhiều hơn nữa. Như đã nói ở trên, do điều kiện kinh tế nên Tổng phụ trách xã thường là những Đoàn viên thanh niên có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở lên. Việc học hành và tìm việc lo cho cuộc sống của chính mình đã trở thành một vấn đề cấp bách và đó cũng chính là lý do khiến cho thời gian mà phụ trách giành cho các hoạt động Đội bị ít đi làm cho kết quả hoạt động chưa cao. Đất nước đang từng ngày đổi mới, kinh tế có nhiều thành quả tốt đẹp, là thời đại của công nghệ thông tin. Bên cạnh đó lại là nhũng mặt trái của nền kinh tế thị trường. Đã có rất nhiều trung tâm, dịch vụ internet, chat, trò chơi điện tử mọc lên thu hút rất nhiều đối tượng trong đó lứa tuổi các em trong độ tuổi thiếu niên chiếm một phần không phải là ít. Câu nói: “hiện đại hại tiền” này quả là không sai khi đã có rất nhiều em Thiếu niên nhi đồng đã phải nhịn đi những bữa ăn sáng để giành tiền phục vụ cho việc đánh điện tử, lại có những em vì ham chơi quá khi không có tiền trả thì tìm mọi cách để được chơi tiếp. Những biểu hiện cụ thể như nói dối bố mẹ rồi nặng hơn là trộm cắp... Bên cạnh những cuộc sống sung túc đầy đủ thì vẫn còn những em nhỏ không có đủ điều kiện để đến trường. Tổ chức Đoàn đã và đang ra sức tạo điều kiện giúp đỡ các em, giúp các em trưởng thành trong các hoạt động của tổ chức Đội, hướng các em trở thành một công dân có ích cho đất nước và xã hội. Trong những năm vừa qua, Đoàn xã Hà An đã phối hợp với phòng giáo dục mở 1 lớp học tình thương, tạo điều kiện cho nhiều em có hoàn cảnh khó khăn được học tập, hoạt động như các bạn cùng trang lứa. Đây cũng là một trong những nguyện vọng của các bậc cha mẹ có hoàn cảnh khó khăn, của các em và của uỷ ban chăm sóc bảo vệ trẻ em xã Hà An. Tuy nhiên đây chỉ là một phần nhỏ yêu cầu và nguyện vọng đã được đáp ứng. Nhằm khắc phục tình trạng dậm chân tại chỗ của hoạt động Đội, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã có một số chính sách ưu tiên đối với những hoạt động Đội của nhà trường nói chung và trên địa bàn dân cư nói riêng. Trong mọi hoạt động văn hoá văn nghệ thì chi Đoàn phảI thường xuyên đưa lồng ghép các tiết mục của các em vào chương trình. Việc đó giúp các em mạnh dạn hơn, trau dồi thêm kinh nghiệm hoạt động Đội bây giờ và hoạt động Đoàn sau này. Để thực hiện được đòi hỏi chi Đoàn luôn phảI có những hoạt động bổ ích, sáng tạo và mang tính giáo dục cao. Bên cabhj đó hoạt động sao nhi đồng cũng cần phảI được quan tâm theo dõi vì hoạt động này là hoạt động tiếp xúc với các em sớm nhất. Đây là thời kỳ hình thành và phát triển nhân cách của trẻ chính vì vậy các hoạt động trong thời kỳ này phải rất được quan tâm và chú ý. Các hoạt động phải đặc sắc hấp dẫn , sáng tạo và đặc biệt là phải thu hút được đông đảo các em tham gia. Để các hoạt động Đoàn - Đội đạt hiệu quả cao hơn đòi hỏi các ban ngành cũng phải thường xuyên tác động tới các em bằng các hình thức như : tuyên truyền, vận động về dân số, kế hoạch hoá gia đình, về phòng ngừa, phòng chống một số dịch bệnh ở địa phương hay triển khai một số chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, giác ngộ về tinh thần cách mạng và nâng cao hơn nữa tầm nhận thức của nhân dân trong vùng. Tiếp tục thực hiện chủ trương đường lối của Đảng đã đề ra trong Đại hội lần thứ X năm 2006, là năm kỉ niệm 65 năm thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941- 15/5/2006). Cùng hướng tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX tháng 12 năm 2007. Trong 6 tháng đầu năm dưới sự chỉ đạo sát sao của tỉnh Đoàn Quảng Ninh, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tạo mọi điều kiện của HĐND - UBND Huyện, sự phối kết hợp chặt chẽ có hiệu quả của các ban ngành đoàn thể trong huyện. Với mục đích nhằm tăng cường công tác giáo dục đạo đức lý tưởng, xây dựng lối sống văn hoá, nâng cao bản lĩnh chính trị cho Đoàn viên thanh niên, xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh, mở rộng mặt trận tập hợp đoàn kết thanh niên. Ngay từ đầu năm huyện Đoàn đã xây dựng kế hoạch công tác năm 2007, tổ chức triển khai và chỉ đạo các cơ sở tập trung đẩy mạnh công tác học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nắm vững năm bài học lí luận chính trị cho Đoàn viên thanh niên. Đối với các khối trường học duy trì nề nếp chào cờ đầu tuần. Các cơ sở thường xuyên tổ chức cho Đoàn viên thanh niên, thiếu niên nhi đồng đI thăm quan các di tích lịch sử, cách mạng và văn hoá của huyện và đất nước ( kết quả đã có hơn 500 Đoàn viên thanh niên, thiếu niên nhi đồng tham gia ). Đẩy mạnh phong trào: “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn” tổ chức Đoàn từ huyện đến cơ sở đã tổ chức thăm hỏi tặng quà các gia đình thương binh liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng nhân dịp tết nguyên đán số tiền trị giá: 7.250.000đ tổ chức phát quà cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên 720 xuất. Đoàn viên thanh niên khối trường học đã tiếp tục đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, học tập trong học sinh, sinh viên. Đoàn thanh niên các trường đã tổ chức phát động các phong trào thi đua học tập tốt, phát động mùa thi nghiêm túc, tổ chức cho các Chi đội, Chi đoàn đăng ký phấn đấu vươn lên trong học tập. Đồng thời tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị học tập tốt... xây dựng phong trào tự quản, thành lập quỹ khuyến học, khuyến tài giúp các bạn học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, biết vươn lên trong học tập. Nhằm giúp các em học tập tốt hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, huyện Đoàn đã phát động phong trào: “chúng em kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Các cuộc thi kể chuyện về tấm gương sáng Bác Hồ đã thu hút được đông đảo các em tham gia. Hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu về luật an toàn giao thông do huyện Đoàn và Hội đồng Đội phối hợp tổ chức, với sư hăng hái nhiệt tình các em thiếu nhi tham gia thi cấp huyên đã đạt được giải nhất trong cuộc thi này. Phối hợp với UB BVCS Trẻ em Huyện Đoàn đã tổ chức hai buổi tập huấn nghi thức Đội cho các cơ sở và tổ chức lễ vào hè cấp huyện, tổ chức cho Đoàn Tổng phụ trách của huyện tham gia lớp tập huấn tổng phụ trách tại tỉnh và đạt kết quả cao. Các liên Đội thực hiện tốt chương trình: “rèn luyện Đội viên” hoàn thành chuyên hiệu. Nhân dịp tết nguyên đán các cơ sở Đoàn, Hội, Đội đã tổ chức phát động ra quân tuyên truyền cho Đoàn viên thanh thiếu nhi vui tết đảm bảo trang trọng - lành mạnh - tiết kiệm - an toàn, không vi phạm các chỉ thị, nghị quyết của chính phủ. Trên đây là một số kết quả đáng mừng và thuận lợi cho tổ chức Đội của huyện nói chung và xã Hà An nói riêng. Tuy nhiên chúng ta không thể chỉ nhìn thấy những mặt mạnh mà bỏ qua những khó khăn do cả khách quan và chủ quan đem lại dưới đây: Một thực trạng thực tế mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy là trong khối trường học đó là các Tổng phụ trách đa số là các giáo viên vừa tham gia giảng dạy vừa đảm nhiệm công tác Đội hay tổ chức các hoạt động Đội (đây là những cán bộ bán chuyên trách) nên phần lớn các hoạt động Đội được tổ chức phần lớn chỉ là sự dập khuôn, máy móc theo sự chỉ đạo của cấp trên chính vì vậy các hoạt động này không phát huy được tính chất sáng tạo trong tổ chức Đội. Do vừa giảng dạy trên lớp vừa phụ trách các hoạt động Đội của trường nên các Tổng phụ trách thường thiếu lòng nhiệt tình, say mê công tác, đôi khi còn chạy theo thành tích không cầ biết đến chất lượng hoạt động. Chính vì vậy hiệu quả công việc chưa cao. Trên địa bàn dân cư các Đoàn viên thanh niên trong Chi đoàn đảm nhiệm vai trò là các Tổng phụ trách và họ cũng là những cán bộ Đội bán chuyên trách. Các Tổng phụ trách trên địa bàn dân cư phần lớn chỉ học hết phổ thông trung học họ chưa được đào tạo cơ bản về kỹ năng cũng như nghiệp vụ Đoàn, Đội phần lớn họ vẫn chưa có đủ kinh nghiệm trong công tác Đội cũng như công tác tổ chức mà chỉ hoạt động bằng sự nhiệt tình của mình. Bên cạnh đó vấn đề tập hợp thu hút các em vào hoạt động Đội trên địa bàn dân cư hầu như không có nếu có thì các anh chị phụ trách cũng chỉ thu hút được một số các em đã quen thuộc với hoạt động Đội. Nói như vậy có nghĩa là khi có hoạt động thì chỉ có một số em hay tham gia, thích hoạt động được lựa chọn còn lại là hầu như các em không tham gia. Có thể là do các em không có năng khiếu trong các lĩnh vực nghệ thuật, cũng có thể là do cha mẹ các em không cho con em mình tham gia vì để các em có thời gian học tập, nghỉ ngơi. Nhiều khi để có mọt gương mặt mới thì các anh chị phụ trách phải đến từng gia đình giải thích, xin cho các em được tham gia vào hoạt động của tổ chức. Để có một hoạt động phát triển tốt thì một vấn đề ta không thể không đề cập tới đó là cơ sở vật chất và kinh phí cho các em hoạt động cũng như tổ chức thành công một hoạt động cho các em. Để hoàn thành chỉ tiêu của huyện Đoàn đưa ra thì các chi Đoàn cấp cơ sở hầu như phải tự trang trải các khoản chi phục vụ cho hoạt động Đội ngoài một số kinh phí ít ỏi được Đoàn cấp trên trang bị. Có nhiều hoạt động các anh, chi phụ trách phải chịu thiệt thòi rất nhiều cả về kinh tế cũng như đời sống riêng tư của mình để thu hút được các em vào tổ chức. Phần lớn Tổng phụ trách đều làm việc với một tinh thần tự nguyện, nhiệt tình và hăng hái với các phong trào cũng như hoạt động của tổ chức Đội. Đã có những anh chị phụ trách vì quá đam mê với các hoạt động, phong trào Đoàn - Đội mà quên đi tuổi thanh xuân của mình để phục vụ cho tương lai của đất nước, đến khi ngoảnh lại đã thấy mình không còn trẻ nên các anh , chị đành chờ đợi một điều tốt đẹp sẽ đến với mình. Một vấn đề nữa cần đề cập tới đó là theo nghiên cứu cho biết thì tỉ lệ những nữ cán bộ Đoàn kết hôn muộn cao hơn tỷ lệ những phụ nữ làm việc khác. Lý do là hầu như các chị đã quá tập trung vào công việc, cũng do các đẫng nam nhi không muôn lấy một người vợ hay vác tù và hàng tổng, giàu lòng nhiệt tình chỉ thích tham gia các hoạt động xã hội mà không quan tâm đến gia đình hoặc thiếu sự quan tâm đến chồng , con. Đó cũng là một vấn đề nan giải cần được các cấp bộ Đoàn xem xét, giải quyết và tạo điều kiện hơn nữa cho cán bộ Đoàn đặc biệt là các nữ cán bộ Đoàn. Thực tế tại xã Hà An hầu hết các Thôn đều có hội trường, sân rộng để có thể họp hành, hoạt động Đoàn - Đội. Vào những tháng được nghỉ hè các em thiếu niên nhi đồng được Đoàn thanh niên tập hợp để có những hoạt động hè bổ ích. Đây là hoạt động được các em tham gia đầy đủ và đông nhất vì thời gian này các em được nghỉ ngơi, vui chơi chuẩn bị cho một năm học mới. Để chuẩn bị cho việc này thì Ban tổ chức chỉ đạo hoạt động hè đã tổ chức tập huấn công tác hè cho các địa phương với mục đích giúp cho hoạt động Đội trong mấy tháng hè thật sự bổ ích, thu hút, tập hợp được các em tránh cho các em không bị sa vào các hoạt động không lành mạnh. Ngoài những hoạt động Đội vào ba tháng hè thì tổ chức Đoàn thanh niên xã luôn quan tâm tới các hoạt động khác củacác em như: nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6. Cơ sở đã tổ chức liên hoan văn nghệ, giao lưu, gặp mặt những gương bạn nghèo vượt khó, động viên, thuyết phục và giúp đỡ những em chưa có điều kiện được đến trường cùng bạn bè đồng thời kêu gọi các ban ngành đoàn thể tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ các em, cuốn hút các em hoà mình vào các phong trào chung của Đội. Tổ chức Đoàn xã đã thường xuyên tổ chức cho các em dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ. Khi có thiên tai lũ lụt thì vận động các em khuyên góp quần áo, đồ dùng học tập để ủng hộ những bạn ở nơi gặp khó khăn. Chương trình này được các Liên đội - Chi đội cụ thể hoá bằng nhiều hình thức như: tổ chức lao động gây quỹ, vận động mọi người cùng tham gia, trích quỹ của Liên Đội để ủng hộ các bạn vùng bão lụt với tinh thần “ lá lành đùm lá rách”. Hoạt động trên được các cấp lãnh đạo Đảng, các cấp cán bộ Đoàn ở địa phương đặc biệt chú trọng và kuyến khích. Để chuẩn bị bước vào năm học mới ban chỉ đạo hoạt động hè tổ chức cho các em ôn tập văn hoá, hướng dẫn cho các em một số kỹ năng công tác Đội như: các trò chơi mật thư, buộc nút dây, dấu đường, hát múa tập thể và tổ chức tham gia thi tìm hiểu luật và quyền trẻ em... Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho các em là một việc hết sức cần thiết tiêu biểu như: tổ chức giao lưu, gặp mặt những người có công với cách mạng. Tổ chức gặp mặt nói chuyện với các bà mẹ Việt Nam an hùng, các thương binh thông qua đó phát động các phong trào noi gương anh hùng... gây được ấn tượng tố đẹp cho các em. Bên cạnh đó cũng cần có riêng các chương trình giành cho các em, thu hút các em tham gia vào các công việc thiết thực, bổ ích để từ đó phát động ra các phong trào thi đua thực hiện đẩy mạnh công tác rèn luyện Đội viên, thường xuyên tổ chức cơ sở Đội nhằm nâng cao về chất lượng co các hoạt động và giác ngộ về tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội và qua huyện Đoàn đã mở được một số đợt tập huấn cho đội ngũ các bộ chủ chốt và cử một số đồng chí đi tập huấn ở tỉnh Đoàn. Để có thể tổ chức những hoạt động vui chơi lành mạnh thì tổ chức cơ sở Đoàn cần phải xác định rõ được mục đích, yêu cầu cũng như tình hình thực tế ở địa phương để đề ra được những phương hướng mới phù hợp hơn và có hiệu quả cao hơn để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động ở cơ sở mình. Các Tổng phụ trách cần bám sát vào các chương trình lớn trong năm, cụ thể hoá công việc và tạo ra được nhữg hoạt động thiết thực đáp ứng được nhu cầu của các em. Trong khối trường học, việc tổ chức các hoạt động có nhiều điều kiện hơn vì có được sự giúp đỡ của BCH, Đoàn thanh niên trong trường thường xuyên quan tâm giúp đỡ chính vì vậy các Tổng phụ trách cũng nắm khá vững về chuyên môn. Các liên Đội, chi Đội cử ra cho mình được ban chỉ huy đủ mạnh đảm bảo duy trì các buối sinh hoạt và đảm bảo quyền lợi cho các Đội viên vàphụ trách nhi đồng cấp dưới, các Tổng phụ trách đã làm tốt cong tác tham mưu, đề xuất và báo cáovề tình hình cơ sở mình đảm bảo được thông tin hai chiều qiữa cấp dưới và cấp trên. Môi trường sống hàng ngày tác động rất lớn tới việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Do vậy muốn hình thành cho các em những nếp sống phù hợp với truyền thống quê hương và lối sống hiện đại có chọn lọc để phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới cho nên chúng ta phải có những tác động tíh cực nhằm giáo dục các em trở thành con người sống có lý tưởng, có mục đích và tình yêu thương giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau, biết vươn lên trong học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày. Vì vậy các em cũng rất cần đến mẫu anh chị phụ trách có niềm tin và tinh thần trách nhiệm, luôn gần gũi yêu thương giúp đỡ các em. Nói như vậy nghĩa là Tổng phụ trách phảI là tấm gương để các em thiếu niên nhi đồng học tập và noi theo, tuy nhiên phẩm chất đạo đứccủa người phụ trách cũng có ảnh hưởng lớn đến các em. Trong việc giáo dục cần phải mềm mỏng mẫu mực, say mê với công việc, luôn quan tâm ân cần, biết luôn luôn lăng nghe để hiểu được những ứoc mơ cũng như những nguyện vọng chính đáng của các em. Trên đây là một số thực trạng của công tác Thiếu niên nhi đồng trên địa bàn xã Hà An trong một vài năm gần đây. Mục tiêu công tác Đội và phong trào thiếu niên nhi đồng trong những năm tiếp theo là: Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đội để ngày càng thu hút đông đảo các em thiếu niên nhi đồng và các hoạt động để góp phần giáo dục các em một cách toàn diện để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước trong thời đại mới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các gia đình và xã hội có trác nhiệm quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ em xây dựng Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh. Cùng với nhà trường tổ chức cho học sinh nắm rõ quy chế của nhà trường, học sinh. Tăng cường học tập pháp luật thông qua các môn học, qua các chương rình rèn luyện Đội viên. Công tác Đội và phong trào Thiếu niên nhi đồng của xã nhìn chung có hướng phát triển rõ rệt. Song cũng gặp một số khó khă cần có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, kinh phí nhất là trên địa bàn dân cư cần phải có những mô hình thích hợp để đưa phong trào Đội và chất lượng Đội ở địa phương lên một đỉnh cao mới. III. các nguyên nhân 1. Nguyên nhân chủ quan: Do một thời gian BCH Đoàn xã chưa thực sự chú trọng tới công tác thiếu niên nhi đồng trên địa bàn, Trong các đợt khảo sát mang nặng tính kiểm tra hơn là hướng dẫn các chi Đoàn. Các chi Đoàn chưa chủ động trong công tác thu hút tập hợp các em thiêu niên nhi đồng vào hoạt động của tổ chức Đội. Nhiều nơi còn buông lỏng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đội. Công tác quản lý số lượng Đội viên, nhận xét ưu khuyết điểm hàng năm không được thực hiện. Công tác khen thưởng, kỷ luật chưa đi vào nề nếp, công tác phân loại Đội viên hàng năm và tổ chức kết nạp Đội viên chưa được thực hiện sâu rộng. Các hoạt động còn quá dầy, thiếu tính chiều sâu, do vậy mới chỉ thu hút được số Đội viên ưu tú tham gia vào các mô hình hoạt động. Các mô hình chưa được triển khai một cách bài bản, chưa tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm để nhân diện. Do vậy phong trào chỉ chung chung chưa có mô hình điển hình mang tính đặc thù. 2. Nguyên nhân khách quan: Do ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế cơ chế thị trường với sự xâm nhập của điên tử đã dẫn đến vấn đề ham chơi điện tử của một sôư thiếu niên nhi đồng, một bộ phận không thích hoạt động trong tổ chức Đội. Cấp uỷ Đảng chưa thực sự quan tâm hoặc lãnh đạo không sâu sát, khoán trắng công tác thiếu niên nhi đồng cho tổ chức Đoàn. Tổ chức Đoàn còn thiếu cơ sở vật chất để cho các em hoạt động. Chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn chưa thực sự thoả đáng. PHẦN THỨ BA NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHƯƠNG I: KIẾN NGHỊ 1.Đối với cấp uỷ Đảng Luôn có những chủ trương trong việc quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đảng - Đội. Tăng cường đầu tư, xây dựng mới những trung tâm văn hoá, sân chơi, bãi tập, các thiết bị hoạt động cho thanh thiếu niên, nhằm ngăn ngừa các tệ nan xã hội xâm nhập. Có những biện pháp khả thi trong công cuộc chống lại những thế lực thù địch đặc biệt là qua diễn biến hoà bình. Luôn có lịch làm việc với Hội đồng Đội và ban thường vụ huyện Đoàn để nghe báo cáo về tình hình công tác Thiếu niên và phong trào thiếu nhi từ đó có ý kiến chỉ đạo kịp thời, sâu sát tới cơ sở với mục đích giúp cho hoạt động Đoàn - Đội ngày một tốt hơn. Đảng phải luôn có những biện pháp, những chính sách cụ thể khả thi nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện cho các trẻ em nghèo, trẻ em lang thang cơ nhỡ có điều kiện tới trường như bao người bạn của mình đồng thời phải có biện pháp ngăn chặn các loại hình sinh hoạt, trò chơi không lành mạnh vẫn đang tồn tại bên cạnh các em như: trò chơi điện tử, Bi a... Trong việc phân loại tổ chức cơ sở Đảng hàng năm cần lấy chất lượng Đoàn cơ sở để đánh giá phong trào thiếu niên nhi đồng. Đảng luôn quan tâm, chăm sóc và tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên phụ trách thiếu niên nhi đồng. Các cấp uỷ Đảng cơ sở cần quan tâm hơn nữa và tăng cường công tác kiểm tra giám sát, định hướng, trực tiếp chỉ đạo Đoàn cơ sở, kịp thời động viên, cổ vũ chấn chỉnh. Không ngừng đầu tư tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn cơ sở. Các cấp uỷ Đảng cần có hướng lựa chọn, quy hoạch, bồi dưỡng , đào tạo hợp lý để trong tương lai có được đội ngũ cán bộ Đoàn cũng như Tổng phụ trách ngày càng vững mạnh. 2. Đối với chính quyền Đầu tư về kinh phí, tăng cường hơn nữa về cơ sở vật chất tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn ở cơ sở phát triển giúp cho tổ chức Đoàn ngày càng có thêm hình thức tập hợp thu hút Thanh thiếu niên và nhi đồng tại địa phương. Có kế hoạch đầu tư hỗ trợ kinh phí cho cơ sở theo tình hình thực tế tại địa phương về các loại hình hoạt động văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao. Kế hoạch phát triển hoạt đọng Đội phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Hoạt động Đội thực sự phải được đầu tư cho lực lượng giáo dục có chế độ thoả đáng trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội ở cơ sở. Tăng cường cơ sở pháp lý cho việc theo dõi, giám sát, hình thành các quy chế liên ngành trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, theo dõi các mục tiêucủa chương trình hành động vì trẻ em, sử dụng hệ thống thông tin chung trên cơ sở các dữ liệu về trẻ em, giám sát, theo dõi và thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em và luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc học hỏi giao lưu thăm quan, dã ngoại của các tổ chức Đoàn Đội ở cơ sở. Có biện pháp nhằm phát hiện năng khiếu của các em, nhằm ươm trồng những tài năng trẻ cho đất nước đồng thời giúp đõ tạo điều kiện cho các em phát triển. 3. Đối với các ban, ngành, Đoàn thể Các ban ngành Đoàn thể cần chú trọng hơn nữa trong việc phối hợp tổ chức một hoạt động nào đó một cách đồng bộ, luôn thực hiện các phong trào hành động cách mạng, vận động nhân dân thực hiện mọi nhiệm vụ kinh tế - văn hoá - xã hội trên địa bàn dân cư. Củng cố mối quan hệ, kết hợp bình đẳng giữa các tổ chức xã họi và Đoàn thanh niên trong nhiệm vụ chung. Cần có những tác động mạnh mẽ tới các gia đình, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội, dịch bệnh. Tổ chức Đoàn phối hợp với các tổ chức xã hội khác thực hiện tốt công tác giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ quyền lợi trẻ em. Các cấp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính ssách, kế hoạch, cán bộ chuyên môn, các tầng lớp nhân dân cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về ý nghĩa của việc thực hiện các chương trình, mục tiêu vì trẻ em. Cần phải coi chương trình này là một bộ phận của chiến lược đầu tư phát triển bền vững trong các địa phương. Xây dựng cơ chế và tạo khả năng kết hợp, lồng ghép nguồn lực và lực lượng truyền thống, giáo dục tư vấn giữa các chương trình, dự án có liên quan đến trẻ em cộng đồng, phát huy sự tham gia của người dân trong lựa chọn giả pháp, thúc đẩy tiến bộ duy trì hiệu quả các mục tiêu vì trẻ em. 4. Đối với các cấp bộ Đoàn Luôn làm tốt công tác tham mưu đề suất với các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Phối hợp với các ban ngành Đoàn thể tạo ra những hoạt động thiết thực đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của trẻ em. Nội dung kế hoạch phải được chuẩn bị ngay từ đầu năm và triển khai nhanh chóng xuống các liên Đội, chi Đội tại cơ sở. Cung cấp nguồn kinh phí tối thiểu cho các hoạt động nhàm giúp hoạt động của Đội thực sự có hiệu quả.Chủ động làm tót công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho Tổng phụ trách cũng như cán bộ Đội Luôn đổi mới về phương thức và phương pháp hoạt động nhất là trên địa bàn dân cư. Tổ chức Đoàn, Đội phảI có những biện pháp cụ thể và có tính khả thi nhất nhằm thu hút tập hợp các em ngày càng nhiều hơn nữa tham gia vào tổ chức Đoàn Đội. Thường xuyên tổ chức mỏ các lớp tập huấn về công tác Đoàn Đội giúp cho Đội ngũ cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách nâng cao về trình độ cuyên môn, nghiệp vụ của mình. Cần có sự phối hợp với uỷ ban chăm sóc trẻ em, phòng giáo dục đào tạo, Hội đồng Đội tham gia tổ chức rút kinh nghiệm trong việc dạy và học. Tổ chức cho các em có hoàn cảnh khó khăn đến các lớp học tình thương. Nội dung hoạt động phải được tiến hành đồng bộ, thường xuyên liên tục và phải có sự chỉ đạo thống nhất từ cấp huyện đến cơ sở. Dặc biệt là hệ thống tổ chức chỉ đạo của Phòng giáo dục đào tạo, uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em và huyện Đoàn CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP Hà An là một vùng kinh tế mới thành lập nhưng xã lại có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế. Dân cư ở đây có mức sống tương đối cao thêm vào đó xã cũng đang nằm trong khu vực có nhiều dự án lớn của tỉnh chính vì vậy Hà An đang một ngày phát triển mạnh mẽ. Nằm ở vùng có điều kiện thuận lợi, dân cư đông đúc, các hoạt động văn hoá xã hộ, hoạt động Đoàn được Uỷ ban xã rất quan tâm tạo điều kiện. Chính vì vậy Hà An là điểm của huyện Yên Hưng. Luôn là lá cờ đầu của toàn huyện trong hầu hết các phong trào tuy nhiên dù có được quan tâm tạo điều kiện đến đâu thì công tác Đoàn cũng không tránh được những thiếu xót sơ xuất trong hoạt động. Để nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn - Đội các cơ sở Đội cần phải lưu ý các vấn đề như: Xây dựng mối đoàn kết trong ban chỉ đạo của Hội đồng Đội các cấp và phòng giáo dục đào tạo để thực hiện kế hoạch thông qua các hoạt động của ban chỉ huy liên Đội, đồng thời tổ chức các phong trào giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống cho các em. Tổ chức phát động các cuộc thi có nội dung bổ ích như hội thi an toàn giao thông, hội vui học tập... mà Đoàn đã phát động. Phân công việc phải vừa sức với khả năng, năng lực của từng người, phát huy được sức mạnh của mỗi thành viên trong ban chỉ đạo. Nội dung kế hoạch phaỉ có sự thống nhất, chủ động xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm. làm tót công tác tham mưu, đề xuất với cấp trênđể nghe ý kiến chỉ đạo. Đồng thời phối hợp với các ban ngành Đoàn thể tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt. Trang bị đầy đủ những tài liệu liên quan đến kỹ năng, nghiệp vụ để phục vụ cho công tác hoạt động Đoàn - Đội. Cần khích lệ các em nhiều hơn nhằm động viên các em đồng thời quản lý các em tốt hơn trong thời gian nghỉ hè, tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt động kế hoạch nhỏ nhằm tăng thêm quỹ Đội và giảm bớt chi phí ngoài luồng. Đẩy mạnh các hoạt động vui chơi, giải trí vì đây là hoạt động đặc thù của tổ chức Đội do vậy tổ chức viui chơi cho thiếu niên nhi đồng cần tiến hành theo nguyên tắc tự quản, nghĩa là không nhất thiết phải bắt các em tham gia một cách ép buộc. Hình thức các trò chơi phải phù hợp, nội dung phải đảm bảo tính giáo dục. Tổng phụ trách luôn phải gần gũi, tạo được niềm tin ở các em nhằm hiểu được tâm tư cũng như nguyện vọng của các em. Cần đẩy mạnh các phong trào thi đua, các phong trào “vì bạn nghèo”. Thực hiện các chương trình “Rèn luyện Đội viên” nhằm nâng cao chất lượng Đội viên. Tích cực tham gia xây dựng sao nhi đồng và tổ chức Đoàn. Tổ chức sinh hoạt thường xuyên, tổ chức luyện tập kỹ năng, đẩy mạnh giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các Chi đoàn. Chỉ đạo hoạt động phải mang tính sáng tạo không dập khuôn máy móc. Đề xuất các nhu cầu vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động. Phối kết hợp với các ban ngành có liên quan tổ chức các hội nghị tập huấn công tác Đội cho các Tổng phụ trách. Xây dựng các văn bản cụ thể, chỉ đạo hướng dẫn cơ sở thực hiện các phong trào hoạt động, các cuộc thi có quy mô lớn. Chú trọng việc xây dựng và kiện toàn Hội đồng Đội cấp xã, đẩy mạnh hoạt động Đội trên địa bàn dân cư gắn với công tác hè hàng năm . Tổ chức Đoàn - Đội vận động các em có hoàn cản khó khăn trên địa bàn dân cư đến trường. Tổ chức cvác lớp tình thương, các lớp học nghè nhằm giúp các em sau này có một nghề ổn định để kiếm sống. Tham gia các hoạt động chính trị xã hội của thôn, của xa tuyên truyền cổ động - bảo vệ trật tự trị an - bảo vệ các công trình công cộng - làm sạch vệ sinh thôn xóm... Đi đôi với những hoạt động mang tính giáo dục truyền thống, đạo đức, tư tưởng cách mạng nhằm tạo ra phong trào thi đua trong hoạt động Đội song phải mang tính dân chủ không được ganh đua. Duy trì và phát triển có chọn lọc những phong trào hoạt động trong năm, làm công tác thi đua khen thưởng, tổ chức rút kinh nghiệm, sơ kết tổng kết cuối năm. Kế hoạch hoá các chương trình hành động mà cấp trên đề ra cho phù hợp với từng đơn vị thi đua từng tháng, từng chủ đề, có kế hoạch phù hợp và được sự đồng ý của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương phê duyệt, có bảng điểm thi đua hợp lý cho từng đơn vị thi đua. Có như vậy thì cuối năm xếp loại thi đua mới bảo đảm công bằng và chính xác. Tổ chức các hoạt động lớn gây tiếng vang trong quần chúng nhân dân cũng là một giải pháp tốt cho hoạt động Đội. Muốn có được những hoạt động Đội sôi nổi thì cần phảicó một Tổng phụ trách thực sự yêu nghề, mếm trẻ, luôn gần gũi quan tâm đến các em, lắng nghe ý kiến chân thành từ mọi phía, luôn tự phấn đấu, tìm tòi học hỏi để tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Các Tổng phụ trách phải tích cực tham gia vào chuyên mục “Ngân hàng trò chơi” của Hội đồng Đội trung ương tổ chức. Việc giải quyết vấn đề đột xuất cho đội ngũ cán bộ Tổng phụ trách phải kịp thời theo đúng quy định nhất là đối với Tổng phụ trách đã làm việc lâu năm trong tổ chức Đội. Trên đây chỉ là một số giải pháp để tập hợp Thiếu niên nhi đồng trên địa bàn dân cư. Do thời gian thực tập còn hạn chế, việc nghiên cứu về hoạt động Đội trên địa bàn dân cư lại cần nhiều thời gian. Chính vì vậy trong chuyên đề vẫn chưa nêu được hết những giaỉ pháp cần thiết, vẫn còn một số chỗ còn chưa được hoàn hảo. Rất mong được đóng góp ý kiến. KẾT LUẬN Công tác Đội và phong trào hoạt động của Thanh thiếu nhi trên địa bàn dân cư là một mắt xích quan trọng của công tác Đoàn - Đội trong tình hình hiện nay. Các hoạt động Đội trên địa bàn dân cư đã chứng minh rằng việc mở rộng các trung tâm giáo dục, các trường học cả công lập và tư thục là điều kiện cần thiết nhằm thực hiện đầy đủ hơn về quyền trẻ em. Trách nhiệm trước hết thuộc về Đoàn thanh niên tổ chức và thực hiện, phong trào mạnh hay yếu là nhờ một phần quan trọng ở người phụ trách. Để các hoạt động Đội trên địa bàn dân cư có tổ chức và đạt hiệu quả cao, phát triển sâu rộng tổ chức Đội cần phải đa dạng hoá các loại hình hoạt động nhằm thích ứng với thời kỳ mới đáp ứng được hết các yêu cầu, nguyện vọng của các em. Có quy mô tổ chức hoạt động phù hợp giúp các chi Đội, liêm Đội hoạt động tốt. Người phụ trách phải bao quát, hướng dẫn các em học tập hoạt động đạt được những hiệu quả thiết thực giúp các em biết làm việc vì tập thể, có tinh thần tập thể, hăng say công việc, có ấn tượng tót đối với các em. Tuy nhiên các chế độ khen thưởng, phụ cấp còn ít, chưa kịp thời. Chính vì thế qua thực tế các phong trào chúng ta cần khắc phục nhất là trong công tác cán bộ, tập huấn đào tạo, quy hoạch cán bộ, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các ban ngành liên quan, nhất là ngành giáo dục để cùng chăm lo giáo dục thế hệ trẻ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn kiện Đai hội Đảng X – Ban Bí thư Trung ương Đảng 2. Tài liệu nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn. 3. Cẩm nang cho người phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh _ NXB Giáo dục. Chủ biên: Bùi sĩ Tụng Phạm Đình Nghiệp Phan Nguyên Thái 4. Hồ Chí Minh: “ Bàn về công tác giáo dục” NXB Sự thật Hà Nội, 1972 ( trang 74 – 75) 5. Báo cáo hoạt động Đội trên địa bàn xã Hà An năm 2004, 2005, 2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với công tác thiếu niên nhi đồng trên địa bàn xã Hà An- huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh.doc