Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Vân Hồ - Huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên

Thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội, là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, dân tộc, là lực lượng tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong công cuộc cải tạo xã hội, lực lượng chính trị nào nắm được thanh niên, lực lượng ấy sẽ dành phần thắng trong tay. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luân đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định họ là lực lượng xung kích cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh – người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam, đã trở thành biểu tượng Việt Nam rạng rỡ trong tâm thức nhân loại hiện đại. Với cả cuộc đời lao động và chiến đấu của mình người đã dành tình cảm đặc biệt cho thanh niên. Người khẳng định vai trò của tuổi trẻ: “ Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Chính vì vậy, Đảng ta và Bác Hồ đã giao cho tổ chức Đoàn phải chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của thanh niên. Để phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong sự nghiệp xây dựng, và bảo vệ Tổ Quốc, Đại Hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX phát động hai phong trào lớn : “ 5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc ’’ cùng ” 4 đồng hành với thanh niên trong lập thân lập nghiệp’’.Trong những năm qua các phong trào hành động của Đoàn được triển khai sâu rộng, lan tỏa vào đời sống đoàn viên ,thanh niên như : hoạt động của thanh niên với nghề nghiệp và việc làm; hoạt động nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên ; hoạt động đào tạo, phát triển nghề phù hợp giúp thanh niên nông thôn tìm kiếm việc làm ổn định, tiếp cận với thị trường lao động từ đó phát huy được vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, hỗ trợ giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đông đảo đoàn viên, thanh niên ; tạo mối quan hệ bền chặt giữa thanh niên với tổ chức Đoàn, đưa hình ảnh của Đoàn gần gũi hơn , tin cậy hơn trong thế hệ trẻ. LỜI CẢM ƠN . MỤC LỤC . MỞ ĐẦU . NỘI DUNG . Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách của nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng 1.1.3. Vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên 1.2. Cơ sở thự tiễn Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN CỦA ĐOÀN XÃ VÂN HỒ - HUYỆN MỘC CHÂU – TỈNH SƠN LA 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Xã Vân Hồ - Huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 2.1.2. Đặc điểm kinh tế 2.1.3. Đặc điểm văn hóa xã hội 2.2. Thực trạng của vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Xã Vân Hồ - Huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La 2.2.1. Những hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Xã Vân Hồ - Huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La trong việc tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên . 2.2.2. Nguyên nhân những thành tựu 2.2.3. Hạn chế yếu kém 2.2.4. Nguyên nhân hạn chế Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN XÃ VÂN HỒ - HUYỆN MỘC CHÂU - TỈNH SƠN LA TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên xã Vân Hồ - huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La trong thời gian tới . 3.1.1. Phương hướng 3.2. Giải pháp . KẾT LUẬN

doc41 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3485 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Vân Hồ - Huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ngày càng hiệu quả. Trong những năm qua các cấp bộ Đoàn, đã tổ chức 30.853 lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho hơn 13 triệu lượt đoàn viên, thanh niên, tổ chức được 13.462 điểm trình diễn khoa học kỹ thuật; thành lập mới và duy trì 17.239 câu lạc bộ khuyến nông – lâm – ngư nghiệp, thu hút 424.342 đoàn viên tham gia. Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn còn chủ động phối hợp với chính quyền và các ngành chức năng đẩy mạnh các hoạt động truyền, dạy nghề tại chỗ cho thanh niên. Phong trào vay vốn giúp nhau lập nghiệp, phát triển sản xuất được các cấp bộ Đoàn tăng cường chỉ đạo. Trung ương Đoàn đã ký kết Nghị quyết liên tịch với ngân hàng chính sách xã hội tạo cơ chế và những điều kiện thuận lợi cho thanh niên vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo.Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn còn xây dựng nhiều mô hình mới tạo nhiều cơ hội hơn cho thanh niên. Hướng nghề, dạy nghề, giải quyết việc làm tiếp tục được các cấp bộ Đoàn quan tâm chỉ đạo.Từ đó phát huy được vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, hỗ trợ giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đông đảo đoàn viên, thanh niên ; Tạo mối quan hệ bền chặt giữa thanh niên với tổ chức Đoàn, đưa hình ảnh của Đoàn gần gũi hơn , tin cậy hơn trong thế hệ trẻ, góp phần ổn định xã hội và phát triển đất nước. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm vừa qua (2006-2010), số lượng thanh niên tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên tăng không đáng kể, từ 14 triệu lên 14,9 triệu, chiếm khoảng 60% trong tổng số thanh niên. So với dân số tham gia hoạt động kinh tế cả nước thì lực lượng này có xu hướng giảm dần: năm 2006, chiếm 38,6% dân số hoạt động kinh tế trong cả nước, đến năm 2010, giảm xuống còn 35,9%. Có nhiều lý do giải thích sự giảm dần của lực lượng thanh niên tham gia hoạt động kinh tế so với tổng lực lượng lao động xã hội, trong đó, có nguyên nhân chủ yếu là do số lượng thanh niên được đi học ngày càng tăng. Riêng số học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 tăng gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 – 2005. Tại các địa bàn khác nhau, tỉ lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế cũng khác nhau, tỉ lệ thanh niên nông thôn tham gia hoạt động kinh tế cao hơn thanh niên đô thị. Theo kết quả điều tra về lao động việc làm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2010 cho thấy, tỉ lệ thanh niên nông thôn tham gia hoạt động kinh tế là 66,3%; tỉ lệ thanh niên đô thị tham gia kinh tế là 52,2%. Có tình trạng trên là do một bộ phận thanh niên nông thôn không có điều kiện hoặc không có khả năng học tiếp trung học, đại học nên phải đi làm sớm. Bên cạnh đó, thanh niên trong cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động xã hội cả nước cũng đã có những bước chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần số lượng lao động trong nông nghiệp, tăng dần lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Năm 2000, cả nước có 69% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản; 10,9% lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và 20,1% lao động làm trong lĩnh vực dịch vụ. Năm 2005, cơ cấu này đã có sự thay đổi; giảm xuống còn 60,5% đối với lao động nông, lâm, ngư nghiệp và tăng ở các ngành công nghiệp là 14,4% và dịch vụ 25,1%. Đến nay, tỷ lệ thanh niên hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 53,4%, công nghiệp, xây dựng là 24,2% và dịch vụ là 22,4%. Dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trên sẽ tiếp tục tăng, năm 2015, dân số lao động trong nông nghiệp chỉ còn khoảng 50%. Ngoài ra, theo kết quả thống kê lao động việc làm từ năm 2006 – 2010 cho thấy, thời gian gần đây, đã có sự khác biệt về giới trong lực lượng lao động là thanh niên. Trước năm 2008, tỉ lệ lao động nữ thanh niên thường chiếm 47% nay giảm xuống còn 45%. Xét theo giới, lao động trong nhóm từ 15 – 24 tuổi thì tỉ trọng nữ làm công việc dịch vụ cao hơn so với nam giới và cao hơn tỉ lệ chung của toàn thể thanh niên ở nhóm tuổi này. Nguyên nhân là do có một tỉ lệ lớn thanh niên ở nông thôn đã tham gia vào công việc buôn bán nhỏ, nhất là buôn bán các sản phẩm nông nghiệp. Đối với nhóm từ 25 tuổi trở lên thì tỉ lệ nam giới làm trong ngành công nghiệp, xây dựng cao hơn nhiều so với nữ do họ có sức khoẻ tốt hơn. Hiện nay, quá trình đổi mới kinh tế – xã hội đã tạo điều kiện cho các loại hình kinh tế phát triển, do vậy, vấn đề việc làm và vai trò vị trí của thanh niên có sự thay đổi đáng kể. Theo kết quả điều tra lao động việc làm toàn quốc, chỉ có 9% thanh niên làm việc trong khu vực nhà nước, 17,7% thanh niên làm việc hưởng lương ngoài khu vực nhà nước, 55,3% lao động trong hộ gia đình không hưởng lương, 16,5% lao động tự do, đặc biệt, có 1% là chủ doanh nghiệp tư nhân. Nghiên cứu về trình độ chuyên môn kĩ thuật nghiệp vụ của thanh niên tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên cho thấy, xét theo góc độ địa lý, trình độ văn hoá của thanh niên ở đô thị cao hơn trình độ văn hoá của thanh niên nông thôn và có sự khác biệt về số thanh niên tốt nghiệp trung học phổ thông ở 2 địa bàn (nông thôn là 20,6%, thành thị là 50,5%). Sự cách biệt này ảnh hưởng không nhỏ tới sự tiếp thu nghề nghiệp và cơ hội tìm kiếm việc làm của thanh niên. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày càng đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đảng và Nhà nước cũng đã có những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm đa dạng hoá các hình thức, mở rộng quy mô đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn kĩ thuật cho người lao động, đặc biệt là nguồn lao động trẻ. Bên cạnh hệ thống các trường đại học công lập, Nhà nước còn quan tâm khuyến khích mở rộng thêm các loại hình đại học dân lập, đa dạng hoá các loại hình đào tạo như chính quy và không chính quy. Vì vậy, trình độ chuyên môn kĩ thuật của thanh niên có sự  tăng lên. Theo kết quả tổng điều tra dân số nhà ở năm 2005, có 94,1% số thanh niên không có trình độ chuyên môn kĩ thuật, nghiệp vụ tham gia hoạt động kinh tế đến năm 2010, giảm xuống còn 64,4%. Số thanh niên có trình độ kĩ thuật cơ bản từ 1,8% năm 2005 lên 4,3% năm 2010. Số người có trình độ cao đẳng, đại học tăng từ 1,1% năm 2005 lên 4,5% năm 2010 và 6,1% năm 2010. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng thanh niên có trình độ học vấn còn nhiều bất cập. Phần lớn thanh niên sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng muốn ở lại thành phố chọn các công việc có thu nhập cao để lập nghiệp. Nhiều nơi, nhiều ngành cần lao động có trình độ chuyên môn cao lại không thu hút được nguồn nhân. Mặt khác, theo số liệu tổng điều tra lao động và việc làm năm 2010, chỉ có 15% số thanh niên có trình độ chuyên môn kĩ thuật, nghiệp vụ là quá ít trước yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.2.2. Vấn đề việc làm của thanh niên. Theo kết quả điều tra về lao động việc làm hàng năm cho thấy, phần lớn thanh niên có nhu cầu lao động được bố trí hoặc tự kiếm được việc làm. Số thất nghiệp và thiếu việc làm chiếm tỉ lệ không nhiều. Trong những năm vừa qua, căn cứ vào số liệu của Bộ lao động Thương binh và xã hội, tỉ lệ thanh niên đủ việc làm có xu hướng tăng cả trên toàn quốc, thành thị và nông thôn. Xét theo cơ cấu giới tính, không có sự khác biệt về giới khi xem xét tiêu chí thất nghiệp. Tuy nhiên, tỉ lệ thanh niên nữ thất nghiệp cao hơn mặt bằng chung của cả nước; trong đó, số lao động nữ thanh niên ở nông thôn lại thất nghiệp ít hơn số nữ thanh niên đô thị. Rõ ràng, trong thị trường lao động việc làm ở Việt Nam trong những năm qua vấn đề thiếu việc làm thường tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, còn thất nghiệp chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do quá trình đô thị hoá nhanh, mở rộng nên đất canh tác nông nghiệp ngày càng có xu hướng thu hẹp lại; công nghiệp hoá nông nghiệp đã khiến cho thời gian nông nhàn nhiều hơn. Vì thế, thanh niên nông thôn bị đẩy vào thị trường lao động khi họ chưa được trang bị đầy đủ những yêu cầu cần thiết đáp ứng với thị thường lao động hiện nay. Trường hợp “nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng chưa cao” ở tỉnh Sơn La là một ví dụ. Các công ty xuất khẩu lao động ở đây nêu lên thực trạng “thừa – thiếu” lao động tại địa phương, lao động không có việc làm còn nhiều, trong khi các doanh nghiệp tuyển dụng lại nêu lên vấn đề khan hiếm nguồn lao động để tuyển dụng vào làm việc cho đơn vị mình. Thực trạng này không chỉ ở tỉnh Sơn La mà hầu hết khu vực các tỉnh phía bắc đều gặp phải. Nguyên nhân là do trình độ và tay nghề của lao động địa phương thấp không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp công nghệ cao. Những năm qua, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình việc làm cho người lao động đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên, số người thiếu việc làm trong khu vực nông thôn còn cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm của thanh niên khu vực nông thôn, trong đó phải kể đến diện tích đất canh tác ít; chậm đổi mới vật nuôi, cây trồng; thiếu vốn để phát triển sản xuất – kinh doanh; trình độ văn hoá, nghề nghiệp còn bất cập so với yêu cầu của thị trường lao động. Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN CỦA ĐOÀN XÃ VÂN HỒ - HUYỆN MỘC CHÂU – TỈNH SƠN LA 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Xã Vân Hồ - Huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. Vân Hồ là một xã vùng II, và là xã vùng cao của huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La, với 5 dân tộc anh em cùng chung sống, được chia ra làm 15 bản và tiểu khu, bao gồm 7.954 hộ, trong đó đồng bào dân tộc H’mông chiếm 58 %, dân tộc Dao chiếm 12 %, dân tộc Mường chiếm 22 %, dân tộc Kinh chiếm 6%, dân tộc Thái chiếm 2 %. Có tổng diện tích là 7.641 ha, trong đó diện tích đồi núi chiếm 4/5 %. Số người trong độ tuổi lao động là 4.428 người Xã Vân Hồ có 2 đường quốc lộ 6 mới và cũ chạy dọc trên địa bàn xã thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá. Về vị trí địa lý: phía bắc giáp xã Phiêng Luông, phía tây giáp xã Lóng Luông, phía đông giáp xã Xuân Nha và Thị Trấn Nông Trường Mộc Châu, phía nam giáp xã Chiềng Khoa. Vân Hồ là một xã vùng cao, vì vậy có khí hậu lạnh hơn so với các vùng khác, có 4 mùa trong năm, mùa đông thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 và có sương mù bao phủ hầu như quanh năm. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế. Xã Vân Hồ có nền kinh tế tương đối phát triển và ổn định, cơ cấu sản xuất ngày càng có bước chuyển biến tích cực, thị trường từng bước được mở rộng; các vùng kinh tế trong địa bàn xã ngày càng được trú trọng và quan tâm đầu tư đã từng bước chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Tổng sản phẩm trong toàn xã (GDP) đạt 100.208.780.000 đồng; bình quân thu nhập đầu người là 12.915.000 đồng/ người/ năm. Nhìn chung về tổng thu nhập của toàn xã năm sau cao hơn năm trước. Về sản xuất nông, lâm nghiệp : Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục khó khăn, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh, động viên nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Xây dựng các mô hình sản xuất đã đạt được những kết quả quan trọng. Về sản xuất lương thực: xã Vân Hồ có tổng diện tích đất trồng trọt là 1.374,79 ha, trong đó tổng diện tích cây lương thực có hạt là 1.1208,7 ha, và tổng sản lượng là 7.853,9 tấn. Lúa nước là 112 ha đạt năng xuất là 4,5 tấn / ha, lúa nương là 64,4 ha và đạt 2 tấn / ha. Về sản xuất ngô có tổng diện tích là 1.032,3 ha sản lượng đạt 7221,1 tấn / ha. Hiện nay xã Vân Hồ đang trú trọng phát triển cây xu xu, và đây cũng đag là thế mạnh của vùng, có tổng diện tích là 137,1 ha, đạt bình quân 50 tấn / ha, tổng sản lượng là 6.855 tấn. Dong riềng : 24,4 ha năng xuất đạt 7 tấn / ha, sản lượng đạt 448 tấn. ngoài ra do điều kiện thuận lợi vì vậy nhân dân trong xã còn phát triển thêm một số loại rau, như đỗ có tổng diện tích là 2 ha và đạt 7 tấn / ha.và một số cây trồng khác. Ngoài ra xã Vân Hồ còn phat triển thêm nghề cá với tổg diện tích ao hồ là 11,7 ha đạt sản lượng 0,3 tấn / ha. Nhìn chung về sản xuất lương thực, thực phẩm về tổng diện tích, tổng sản lượng và thu nhập năm sau cao hơn năm trước điều đó chứng tỏ rằng xã Vân Hồ đang ngày càng phát triển cả về số lượng sản xuất cây lương thực, và từng bước ổn định đời sống cho nhân dân. Về chăn nuôi : Hiện nay xã Vân Hồ đang trú trọng phát triển thêm đàn gia súc từ trước đang là thế mạnh của vùng như trâu, bò, bò sữa, dê, ngựa… và các loài gia cầm. Và phát triển thêm những giống con mới có hiệu quả kinh tế cao như nhím, lợn lòi… Thường xuyên tổ chức tiêm phòng cho gia súc, gia cầm đạt 80 % trở lên, trong những năm qua không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tuy nhiên trong các bản, tiểu khu hầu hết vẫn còn xảy ra dịch bệnh làm thiệt hại kinh tế của nhiều hộ gia đình. Về sản xuất cây công nghiệp: Xã Vân Hồ chủ yếu phát triển cây chè, với tổng diện tích 193 ha, sản lượng búp chè tươi đạt 600 tấn / năm. Cây ăn quả: Tổng diện tích là: 286 ha, chủ yếu là đào và mận chiếm 80 %, sản lượng đạt 600 tấn. Về lâm nghiệp: Xã Vân Hồ thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân chăm sóc và bảo vệ tốt rừng khoanh nuôi, tái sinh, rừng trồng, rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp 3.572,64 ha. Trong đó đất có rừng tự nhiên là 2.651,9 ha, đất có rừng tre nứa: 6,8 ha, đất có rừng trồng : 99,3 ha, đất không có rừng : 993,64 ha. Công tác thuỷ lợi – phòng chống báo lũ và giảm nhẹ thiên tai: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống bão lũ, giảm nhẹ thiên tai, đôn đốc các cơ sở tập trung khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra và luân chủ động các phương án sẵn sàng khi bão lũ xảy ra. Tài nguyên môi trường: Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm và quản lý đất đai trên địa bàn. Tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng tuần lễ nước sạch – vệ sinh môi trường, và ngày môi trường thế giới; thường xuyên kiểm tra xử lý các hộ sản xuất kinh doanh vi phạm về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Giao thông – công nghiệp – xây dựng: Về giao thông vận tải: Chỉ đạo các bản, tiểu khu tập trung sửa chữa, khắc phục các tuyến đường giao thông từ trung tâm xã đến các bản, tiểu khu đảm bảo cho việc đi lại và lưu thông hàng hoá của nhân dân. Sản xuất công nghiệp, và tiểu thủ công nghiệp được duy trì, giá trị sản xuất ngày càng tăng. Về xây dựng cơ bản: Đảng bộ xã Vân Hồ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản đưa vào sử dụng. Về tài chính , dịch vụ: Xã Vân Hồ tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, các cơ sở tăng cường công tác kiểm tra việc đăng ký kinh doanh trên địa bàn, là tốt công tác quản lý thị trường, tổ chức tuyên truyền các luật thuế hiện hành ; triển khai các biện pháp, khai thác triệt để các nguồn thu, chống thất thu thuế nhằm tăng thu cho ngân sách. Tổng thu ngân sách xã Vân Hồ là 2.057.444.800 đồng. Trong đó thu tại địa bàn là 65.133.100 đồng. Tổng chi ngân sách : 1.826.242.800 đồng. Uỷ ban nhân dân xã Vân Hồ đã chỉ đạo cho các ngành, các bản tiểu khu lên kế hoạch và đề nghị ngân hàng cho nhân dân vay vốn để đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần vào việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho nhân dân. Dịch vụ: Tiếp tục phát triển; hàng hoá trên địa bàn phong phú, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, đời sống và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; các mặt hàng chính sách được đảm bảo. Giá cả thị trường biến động thất thường, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, xăng dầu đều tăng so với cùng kỳ hàng năm nên ảnh hưởng nhất định đến đời sống nhân dân. 2.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội. Về văn hoá, thể thao: Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao ở các cơ sở được đẩy mạnh, xã Vân Hồ luôn thực hiện tốt cuộc vận động “ Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại ’’ . Trong những năm qua xã luân tổ chức các giải thi đấu thể thao, các hội thi văn nghệ phục vụ các ngày lễ lớn đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của nhân dân. Vân Hồ đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ’’, và đã đạt được những thành đáng kể : số bản, tiểu khu đạt chuẩn đơn vị văn hoá là 1 bản, khu dân cư tiên tiến gồm 4 bản tiểu khu, gia đình đạt chuẩn văn hoá là 750 hộ. Số gia đình được sử dụng điện sinh hoạt là: 85 %; số hộ được sử dụng nước sạch : 60 %, số hộ được xem truyền hình là : 80 %, số hộ có xe máy 1.576 hộ. Về giáo dục: Công tác giáo dục luôn được củng cố và phát triển cả về quy mô trường, lớp và số lượng học sinh, ưu tiên cho phát triển giáo dục mầm non và tiểu học, đảm bảo 100 % số bản tiểu khu có lớp học, góp phần tăng tỷ lệ học sinh đến trường ngày càng đông. Năm học 2010 – 2011 toàn xã có 4 trường với tổng số lớp là : 108, và 1.785 học sinh, trong đó Mầm non : 28 lớp với 505 học sinh, tiểu học là: 56 lớp với 878 học sinh, trường Trung học cơ sở : 15 lớp với 402 học sinh. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “ Hai không ’’ với 4 nội dung và phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ’’. Duy trì phổ cập trung học cơ sở và phổ cập tiểu học. Về y tế: Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, như chương trình khám chữa bệnh theo Nghị định 139 cho đồng bào dân tộc thiểu số và cho người nghèo. Tổ chức tiêm chủng 6 loại vácxin cho trẻ em dưới 1 tuổi, phòng chống suy dinh dưỡng, khám thai định kỳ và phòng chống uốn ván cho phụ nữ mang thai. Số lượt người đến khám tại trạm y tế xã là 5.092 lượt 63,8 %. Trong đó cân trẻ dưới 2 tuổi 850 trẻ, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 0,265 %, năm 2010 tỷ lệ sinh 1,5 % so với dân số. Hiện nay xã Vân Hồ tiếp tục triển khai các chương trình y tế Quốc gia, khám chữa bệnh theo Nghị định 139 của chính phủ. Tiêm chủng cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi đạt 91 %. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình thường xuyên được quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Về chính sách xã hội: Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, người cao tuổi, các cháu mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật, đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội. Thường xuyên đi thăm hỏi và tặng quà dịp lễ, tết cho các đối tượng chính sách, động viên kịp thời giúp họ giải quyết những khó khăn vướng mắc trong đời sống. 2.2. Thực trạng của vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Xã Vân Hồ - Huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La. 2.2.1. Những hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Xã Vân Hồ - Huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La trong việc tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên * Đoàn cơ sở đứng ra vay vốn cho thanh niên.. Trong những năm qua, cùng với thanh niên cả nước thực hiện phong trào lớn của thanh niên là phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội, và bảo vệ tổ quốc ’’ ,” 4 đồng hành với thanh niên trong lập thân lập nghiệp’’, tỉnh Đoàn Sơn La đã tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động dịch vụ việc làm, cung cấp các dịch vụ miễn phí cho thanh niên. Các dịch vụ bao gồm: Tư vấn lựa chọn việc làm, nơi làm việc, tư vấn lập dự án tạo việc làm, giới thiệu việc làm, bố trí việc làm và các dịch vụ khác. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, các tổ chức để cung ứng các dịch vụ việc làm cho thanh niên trong toàn tỉnh. Tổ chức các hoạt động dạy nghề gắn với tạo việc làm, chú trọng đến các đối tượng thanh niên thuộc diện chính sách như: Thanh niên dân tộc thiểu số, con em gia đình thương binh liệt sĩ, bộ đội xuất ngũ… phát triển mô hình “ Dạy nghề di động” gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên vùng sâu vùng xa. Tăng cườg liên kết với các tổ chức, các trường dạy nghề để tổ chức dạy nghề cho thanh niên. Tỉnh Đoàn luôn tranh thủ các nguồn kinh phí, các chương trình Quốc gia xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, kinh phí đầu tư của tỉnh, kinh phí tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước. Tỉnh Đoàn phối hợp với các ban ngành, đoàn thể các tổ chức chính trị xã hội đứng ra ký kết với các ngân hàng chính sách vay vốn cho thanh niên phát triển kinh tế. Tỉnh Đoàn luôn thay đổi kiện toàn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn trong toàn tỉnh. Thực hiện Nghị quyết liên tịch của Ban Chấp hành trung ương Đoàn với ngân hàng chính sách xã hội về vay vốn cho thanh niên lập thân, lập nghiệp. Cùng với tỉnh Đoàn Sơn La trong những năm qua Đoàn xã Vân Hồ phối hợp với huyện Đoàn Mộc Châu và các ban ngành có liên quan trong xã đứng ra đại diện vay vốn cho thanh niên phát triển sản xuất và đã thu được những kết quả to lớn, giúp cho thanh niên đảm bảo cuộc sống ổn định, số thanh niên thoát nghèo ngày càng tăng, năm 2010 tăng 1,4% so với năm 2009. Từ dự án vay vốn này cũng đã giúp cho một số thanh niên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đi học nghề, số thanh niên có kỹ năng tay nghề và trình độ chuyên môn hàng năm ngày càng tăng lên, đây cũng là điều kiện để thanh niên tìm được công việc ổn định trong các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kể trên thì công tác vay vốn cho thanh niên vẫn còn gặp một số bất cập, như: nguồn vốn ít chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra ; thủ tục vay vốn phức tạp vì vậy nguồn vốn đó đa số chỉ tập trung được cho đối tượng có hoàn cảnh khá giả, còn đối tượng thanh niên có hoàn cảnh khó khăn thực sự cần nguồn đó lại không được vay.Vì vậy, vấn đề vay vốn giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp chưa hiệu quả. * Đoàn thanh niên tham gia đảm nhận các công trình, dự án thanh niên. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, uỷ ban nhân dân xã Vân Hồ, và huyện Đoàn Mộc Châu, Đoàn xã Vân Hồ đã vận động thanh niên thực hiện tốt vai trò của mình tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng gia sản xuất từ đó chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Thanh niên thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó Đoàn thanh niên còn phối hợp với phòng Lao động – Thương binh và xã hội của huyện mở các trung tâm xúc tiến việc làm đào tạo dạy nghề, mở các lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn cho đoàn viên thanh niên tham gia để nâng cao trình độ chuyên môn, bổ sung kiến thức, khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay hoạt động đó ngày càng thu được kết quả cao, nhiều thanh niên đã có việc làm ổn định, phù hợp với khả năng, năng lực của mình giảm tỷ lệ thanh niên thất nghiệp, góp phần ổn định xã hội, nâng cao mức sống cho thanh niên. Đoàn xã Vân Hồ còn đảm nhận một số dự án như dự án trồng rừng do huyện Đoàn phát động, dự án trồng cây cao su… qua đó ngoài việc khôi phục lại diện tích rừng góp phần vào công tác bảo vệ môi trường , thanh niên còn được nâng cao thu nhập đáng kể trong các dự án đó. Ngoài ra Đoàn xã còn vận động được một số thanh niên tham gia vào chương trình xây dựng làng bản mới cho đồng bào di dân từ chương trình xây dựng thuỷ điện Sơn La, vừa phát huy tinh thần xung kích của thanh niên, qua đó thanh niên cũng được hưởng thu nhập và mức sống được cải thiện. Hiện nay Đoàn xã Vân Hồ còn triển khai thực hiện một số chương trình mới nhằm giúp thanh niên có nhiều cơ hội hơn trong vấn đề việc làm và lựa chọn việc làm. * Tổ chức Đoàn tham gia vào chuyển giao công nghệ - ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Với xu thế nền sản xuất ngày càng phát triển, yêu cầu sản xuất ngày càng cao. Sự biến động về thị trường, khiến cho nền sản xuất không còn phù hợp, yêu cầu phải thay đổi cách thức sản xuất đó là quy luật tất yếu khách quan đối với mọi lĩnh vực, xã Vân Hồ cũng vậy; do nhu cầu xã hội ngày càng cao nắm bắt được xu thế đó xã Vân Hồ nói chung và Đoàn xã nói riêng luân áp dụng các khoa học tiến bộ vào sản xuất. Trong thời gian vừa qua Đoàn xã Vân Hồ- huyện Mộc Châu- tỉnh Sơn La tích cực phối hợp với các ban ngành đoàn thể có liên quan; áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, từ đó số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, đời sống thanh niên luôn ổn định. Trong những năm qua tổ chức Đoàn thanh niên xã Vân Hồ đã tổ chức nhiều hoạt động có tác dụng mạnh mẽ tới đoàn viên, thanh niên, tạo nên phong trào thi đua xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đồng bộ có định hướng cho thanh niên, đồng thời quan tâm chỉ đạo sát sao đảm bảo vai trò tự chủ sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên, phát huy được tinh thần quyết tâm cao độ, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, thận trọng trong việc tổ chức thực hiện các mô hình kinh tế. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích sự sáng tạo trong việc áp dụng các khoa học vào sản xuất của thanh niên. Đoàn thanh niên còn phối hợp với hội khuyến nông và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn xã thường xuyên mở lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn cho thanh niên để thanh niên nắm bắt kịp thời các khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, và trình độ tay nghề ngày càng được nâng cao. Những hoạt động đó của Đoàn xã Vân Hồ đã giúp cho thanh niên đảm bảo được cuộc sống cho bản thân và cho gia đình, phát huy tiềm năng lao động to lớn của thanh niên góp phần thực hiện thành công các chỉ tiêu của xã đã đề ra. Ngoài những hoạt động tiêu biểu nêu trên Đoàn xã Vân Hồ luôn quan tâm và đi sâu vào đời sống của đoàn viên, thanh niên từ đó nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của thanh niên về nhu cầu việc làm, xu thế tìm kiếm việc làm, từ đó kịp thời định hướng về nghề nghiệp giúp thanh niên chọn đúng nghề phù hợp với khả năng của mình. Và báo cáo với cấp uỷ đảng và chính quyền xã về những vấn đề việc làm của thanh niên từ đó đưa ra được những chủ chương, chính sách phù hợp để khuyến khích và tạo nhiều cơ hội thuận lợi để thanh niên có được việc làm ổn định. Đoàn xã Vân Hồ luôn tranh thủ tối đa mọi nguồn vốn, và các dự án đầu tư vào xã, xúc tiến đẩy mạnh phát huy hết mọi tiềm năng sẵn có của thanh niên. 2.2.2. Nguyên nhân những thành tựu.: Xã Vân Hồ là xã có điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi cho việc sản xuất phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp, có đường giao thông thuận tiện cho vấn đề lưu thông hàng hoá giữa các bản, tiểu khu trong địa bàn, và các xã lân cận. Xã Vân Hồ có nguồn lao động có tiềm năng, đặc biệt là sự đoàn kết sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xã Vân Hồ trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương Vân Hồ. Đảng và Nhà nước đưa ra những chủ trương, chính sách đúng đắn và được cụ thể hoá trên địa bàn xã Vân Hồ đạt kết quả cao. Sự nắm bắt kịp thời xu thế phát triển xã hội của Ban Chấp hành Đoàn thanh niên xã Vân Hồ, từ đó định hướng đúng đắn cho thanh niên giúp thanh niên lựa chọn nghề nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân và gia đình. Trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung chương trình, đội ngũ cán bộ Đoàn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và luôn thể hiện được tính xung kích của tuổi trẻ với tinh thần trách nhiệm cao nhất. 2.2.3. Hạn chế yếu kém. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong những năm qua vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên của Đoàn xã Vân Hồ còn dưới khả năng phát triển, và tiềm năng của lực lượng lao động thanh niên trong địa bàn xã Vân Hồ. Hoạt động của Đoàn thanh niên còn nhiều yếu kém và bất cập. Vân Hồ là xã vùng II và là xã vùng cao thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, toàn xã có 16 chi đoàn có tổng số thanh niên trong độ tuổi lao động là 980 người, trong đó số thanh niên được qua đào tạo nghề ( từ 3 tháng trở lên) là 185 người chiếm 18,8 %, số thanh niên dưới trung học cơ sở là 550 người chiế 56,1%, còn lại là thanh niên mù chữ chiếm 25,1%. Đa số thanh niên là người dân tộc thiểu số. Thanh niên dân tộc H’mông chiế 60%, dân tộc Dao chiếm 25%, dân tộc Mường chiếm 10%, dân tộc Kinh chiếm 3%, dân tộc Thái chiếm 2%. Qua số liệu trên ( theo báo cáo năm 2010 của Ban chấp hành Đoàn xã Vân Hồ ) cho thấy mặt bằng lao động thanh niên không quá cao, bên cạnh đó những thanh niên qua đào tạo chất lượng laị không cao, chưa đáp ứng được với yêu cầu đặt ra vì vậy số thanh niên đó vẫn trong tình trạng thất nghiệp. Hiện nay trên địa bàn xã Vân Hồ đã có những công ty, doanh nghiệp đã tìm ra được những tiềm năng, thế mạnh của xã và đang bắt đầu đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh, điều đó đồng nghĩa với việc người lao động có thê nhiều cơ hội tìm việc làm, đồng thời yêu cầu về trình độ lao động cũng tăng lên, vì vậy với trình độ lao động qua đào tạo của thanh niên trong xã chỉ chiếm 18,8% thì thanh niên trong địa bàn xã rất khó xin được việc làm ở những doanh nghiệp đó. Kéo theo đó là việc thu hẹp đất nông nghiệp dẫn đến một số thanh niên phải đi kiếm việc làm thuê ở xa mà đồng lương thì ít và công việc lại không ổn định. Hiện nay xã đang có chủ trương đưa cây nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, tuy nhiên để nhữg cây đó đạt hiệu quả kinh tế cao thì đòi hỏi người lao động cũng phải có kiến thức, hiểu biết, và nắm bắt được khoa học kỹ thuật. Xong bên cạnh đó hiện nay xã Vân Hồ còn một bộ phận thanh niên còn thụ động. ỷ lại chưa tích cực vươn lên tự tạo việc làm cho mình, còn ngại khó, ngại khổ, nhận thức lệch lạc về nghề nghiệp còn phổ biến. Bên cạnh những vấn đề trên, hiện nay vấn đề tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên của Đoàn xã Vâ Hồ vẫn còn nhiều hạn chế do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ còn chưa đạt được ở mức cơ bản nhất. Do đó công tác hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên còn chưa đáp ứng đựơc yêu cầu đang đặt ra. Mặt khác những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với thanh niên trong vấn đề giải quyết việc làm còn chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập so với tiềm năng của lực lượng lao động thanh niên xã Vân Hồ, đặc biệt là các chính sánh về giáo dục đào tạo việc làm, dạy nghề. Ngoài ra, chất lượng của các nội dung triển khai chưa cao, như: vấn đề triển khai nguồn vốn vay cho thanh niên còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng đúng với yêu cầu thực tế đang đặt ra, vì vậy, hiệu quả chưa cao; Vấn đề chuyển đổi, định hướng, tư vấn việc làm cho thanh niên theo xu thế phát triển của xã hội còn chậm. Công tác giám sát việc thực hiện các chương trình còn lỏng lẻo. Các mô hình tư vấn việc làm cho thanh niên hoạt động còn mang tính hình thức. Việc phối hợp với các tổ chức, các ban ngành có liên quan mở các lớp tập huấn cho thanh niên để nâng cao tay nghề và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đáp ứng với thực tiễn đang đặt ra đối với tình hình của địa phương. Việc giải quyết vấn đề việc làm cho thanh niên của Đoàn xã Vân Hồ vẫn còn mang tính hình thức chưa đi vào chiều sâu, chưa thực sự được trú trọng và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Vì vậy cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả về vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên xã Vân Hồ trong thời gian tới. 2.2.4. Nguyên nhân hạn chế. Những hạn chế và yếu kém về vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên của Đoàn xã Vân Hồ do nhiều nguyên nhân đó là: * Nguyên nhân khách quan: Xã Vân Hồ là xã vùng cao có đa số nhân dân là đồng bào dân tộc thiểu số, có trình độ học vấn thấp, đa số là lao động phổ thông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đó dân cư phân bố không đồng đều dẫn đến việc thu hút, và vận động thanh niên vào các chương trình phát triển kinh tế của Đoàn xã còn gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế xã Vân Hồ kém phát triển và còn lạc hậu. Một số bản chưa có điện vì vậy việc tiếp nhận đầy đủ thông tin truyền thông qua đài phát thanh, truyền hình còn hạn chế. Một bộ phận thanh niên mù chữ vì vậy việc chuyển giao các khoa học kỹ thuật của tổ chức đoàn không mang lại hiệu quả. Trong những năm qua xã Vân Hồ còn phải gánh chịu nhiều đợt thiên tai như hạn hán, lũ lụt…làm thiệt hại đến quá trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp của nhân dân xã Vân Hồ. Nguồn kinh phí đầu tư vào các hoạt động còn quá ít so với yêu cầu đặt ra. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước chưa đồng bộ và còn nhiều hạn chế, Như chính sách cho thanh niên vay vốn để lập thân, lập nghiệp còn hạn chế; các dự án đưa vào không phù hợp, và triển khai các dự án đó không mang lại hiệu quả. Nhu cầu về việc làm của thanh niên luôn biến động, trong khi đó sự quan tâm chỉ đạo của các cấp bộ Đảng, chính quyền đối với vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên còn nhiều bất cập. * Nguyên nhân chủ quan: Do đội ngũ cán bộ Đoàn còn yếu về trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn. Còn thiếu trách nhiệm nghề nghiệp, tính tiên phong, gương mẫu tâm huyết với công tác thanh niên, năng lực đảm nhận công việc còn thấp. Không đi sâu, đi sát vào đời sống của đoàn viên, thanh niên vì vậy không nắm bắt được nhu cầu của thanh niên, trong khi đó nhận thức của thanh niên ngày càng cao và nhu cầu về việc làm của thanh niên luôn biến động theo xu thế phát triển của xã hội. Công tác kiểm tra giám sát của các cấp bộ Đoàn còn lỏng lẻo, dẫn đến việc triển khai các chương trình nội dung chỉ mang tính hình thức chưa thực sự đến được với thanh niên, do đó, việc thực hiện các chương trình kế hoạch đó không hiệu quả. Công tác tham mưu về vấn đề việc làm của thanh niên cho cấp uỷ Đảng và Chính quyền xã còn nhiều bất cập. Chưa đổi mới về tư duy, thiếu sáng tạo và không thống nhất trong việc triển khai các mô hình do vậy hiệu quả chưa cao. Chưa phát huy được vai trò trách nhiệm của tổ chức Đoàn trong việc tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên. Trên đây là những mặt tồn tại của Đoàn xã Vân Hồ huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên, vấn đề đặt ra cần phải có những giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế thiếu sót, qua đó phát huy hết mọi tiềm năng và giải quyết hiệu quả vấn đề nhu cầu việc làm của thanh niên xã Vân Hồ trong thời gian tới. 2.2.5. Những bài học kinh nghiệm. Từ thực tiễn vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên của tỉnh Đoàn Sơn La qua đó cho thay một số bài học kinh nghiệm để giải quyết hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên của tỉnh Đoàn Sơn La nói chung và Đoàn xã Vân Hồ nói riêng, và tận dụng tối đa mọi tiềm năng lao động thanh niên của tỉnh Sơn La. Tỉnh Đoàn Sơn La đã có những nỗ lực to lớn, và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên, có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng quê hương Sơn La ngày càng giàu đẹp, góp phần hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém còn tác động mạnh mẽ đến hiệu quả và chất lượng của công tác giải quyết việc làm cho thanh niên trên toàn tỉnh, những bài học rút ra đó là: Một là: Nêu cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước về vấn đề việc làm của thanh niên . Đưa ra những chủ trương chính sách phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, từng cơ sở. Nhất là những chính sách ưu tiên về thanh niên vùng sâu, vùng xa, thanh niên dân tộc thiểu số… mở ra những cơ hội xin việc cho thanh niên đã qua đào tạo mà chưa có việc làm, hoặc việc làm không ổn định. Hai là: Các cấp bộ Đoàn cần nêu cao hơn nữa vai trò của mình, là thủ lĩnh của thanh niên, chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng cho thanh niên. Tổ chức giám sát chặt chẽ các khâu trong công tác triển khai thực hiện các nội dung hành động của Đoàn. Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội có đầy đủ năng lực phẩm chất, giàu nhiệt huyết , trách nhiệm, có trình độ chuyên môn, hiểu biết về thanh niên. Ba là:Tận dụng tối đa mọi tiềm năng sẵn có của từng địa phương, cơ sở; tận dụng mọi nguồn lực lao động, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Bốn là: Nêu cao tinh thần tự giác, phát huy tính sáng tạo, tính xung kích của thanh niên. Kịp thời nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, nhu cầu về việc làm của thanh niên trong từng thời kỳ. Năm là:Tranh thủ tối đa mọi nguồn vốn, và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó. Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN XÃ VÂN HỒ - HUYỆN MỘC CHÂU - TỈNH SƠN LA TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên xã Vân Hồ trong thời gian tới. 3.1.1. Tốc độ phát triển kinh tế cao, đảm bảo cho thanh niên có được việc làm ổn định tại địa phương. Do vai trò, vị trí đặc biệt của thanh niên trong đời sống xã hội, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển như vũ bão. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển của đất nước, tình hình thanh niên có những biến đổi sâu sắc. Cơ cấu ngành nghề của thanh niên tiếp tục thay đổi theo hướng giảm trong khu vực nông nghiệp, tăng trong khu vực dịch vụ công nghiệp, tỷ lệ thanh niên làm việc trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ tăng. Số thanh niên từ nông thôn chuyển dịch về đô thị và các trung tâm kinh tế, công nghiệp ngày càng lớn. Tiếp tục có sự phân hoá về học vấn, thu nhập, điều kiện hưởng thụ văn hoá và mức sống trong thanh niên; nhu cầu mọi mặt thanh niên tiếp tục phát triển đa dạng, dẫn đến nhu cầu việc làm của thanh niên ngày càng cao hơn. Vì vậy, xã Vân Hồ luôn phải phấn đấu và nỗ lực đưa nền kinh tế phát triển mạnh, giải quyết được việc làm tại chỗ cho thanh niên để nền kinh tế phát triển kịp với các xã, các địa phương khác trên cả nước. 3.1.2. Thanh niên ngày càng được nâng cao học trình độ học thức, kỹ năng tay nghề đáp mọi yêu cầu phát triển kinh tế, đón đầu khoa học- công nghệ phát triển. Bối cảnh trong nước và quốc tế đã mở ra cho thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên xã Vân Hồ nói riêng nhiều cơ hội mới, nhưng cũng không ít những thách thức. Trong những năm qua, từ những thành tựu đã đạt được và những hạn chế đang đặt ra, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên xã Vân Hồ nói riêng trong những chặng đường tiếp theo đó là đưa nền kinh tế xã Vân Hồ phát triển thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Thanh niên có việc làm ổn định, học thức cao, có trình độ kỹ năng, tay nghề cao đáp ứng được với yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế. Xu hướng hiện nay của nền kinh tế là giảm lao động thủ công đặc biệt là lao động phổ thông trong nông nghiệp, phát triển về lao động tri thức, quan tâm các ngành công nghệ cao, đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn mới đáp ứng được yêu cầu đó. Xã Vân Hồ hiện nay đang có rất nhiều công ty, doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào, muốn khai thác tiềm năng này xã Vân Hồ phải quan tâm và trú trọng hơn nữa vấn đề đào tạo kỹ năng, trình độ học vấn cũng như chuyên môn của người lao động đặc biệt là lao động thanh niên. Hiện nay khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, để nền kinh tế không bị lạc hậu và phát triển ngang tầm với thời đại đặt ra không chỉ riêng xã Vân Hồ mà còn là vấn đề của cả Quốc gia cả dân tộc. 3.1.3. Phát huy hết mọi tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương Vân Hồ, góp phần to lớn vào thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực tế cho thấy, thời kỳ nào cũng vậy, thanh niên luôn được xem là rường cột và tương lai của đất nước. Thanh niên luôn là lực lượng xung kích trong các cuộc đấu tranh sinh tồn, cũng như trong các cuộc đấu tranh cách mạng, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đối với Việt Nam, họ là nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù tuổi từ 15 đến 35, có trong mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Song, thanh niên cũng chứa đựng rất nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải được quan tâm, định hướng và chăm lo giải quyết. Do độ tuổi còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội. Ngoài ra, thanh niên cũng không phải là một khối thuần nhất, vì thế, cần phải hiểu rõ từng đặc điểm riêng của thanh niên. Bên cạnh đó, chúng ta lại còn phải tiếp cận thanh niên theo lãnh thổ (thanh niên nông thôn, thanh niên miền núi, thanh niên thành thị); theo ngành nghề (thanh niên doanh nghiệp, thanh niên công nhân viên chức, thanh niên học sinh sinh viên, trí thức trẻ, thanh niên lực lượng vũ trang…). Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. 3.1.4. Kiện toàn bộ máy tổ chức Đoàn thanh niên, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn có đầy đủ năng lực, phẩm chất gánh vác phát triển công tác thanh niên. Đoàn là một thành viên trong hệ thống chính trị Việt Nam, có chức năng là: Người đại diện, chăm lo bảo vệ quyền lợi của tuổi trẻ ; đội dự bị tin cậy của Đảng cộng sản Việt Nam; trường học xã hội của thanh niên. Vì vậy, Đoàn có vai trò to lớn trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vai trò của Đoàn trong vấn đề tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên lại đặc biệt quan trọng; định hướng nghề nghiệp, giúp thanh niên tìm kiếm được nghề nghiệp cũng như việc làm phù hơp; giáo dục đào tạo, tạo điều kiện cho thanh niên thường xuyên tiếp cận với các tiến bộ khoa học – công nghệ để thanh niên Việt Nam luôn theo kịp sự phát triển của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, cần phải xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh và toàn diện đáp ứng yêu cầu về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng cộng sản Việt Nam giao phó, tạo niềm tin tuyệt đối cho thanh niên, thực sự là trường học xã hội của thanh niên, là người đại diện chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng cho thanh niên. 3.1.5. Xây dựng đồng bộ và hoàn thiện những chính sách về giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm cho thanh niên. Để thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước là tạo nhiều việc làm bền vững và chất lượng cao cho người lao động, phát huy tối đa nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, cần có hệ thống chính sách và giải pháp đồng bộ. Do vậy, cần nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển thị trường lao động, các chính sách về việc làm, dạy nghề; có các chính sách khuyến khích đầu tư tạo việc làm và tự tạo việc làm; các chính sách hỗ trợ, bảo vệ người lao động trong trường hợp mất việc làm, tìm việc làm để ổn định cuộc sống. 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho Thanh niên xã Vân Hồ- huyện Mộc Châu- tỉnh Sơn La trong thời gian tới. Một là, cần xây dựng được các chính sách kinh tế – xã hội vĩ mô, đây là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định để ổn định và tạo nhiều việc làm cho thanh niên, đặc biệt là cho số lao động mới. Đó là hệ thống chính sách bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô để duy trì tăng trưởng kinh tế cao và trên diện rộng, nâng cao chất lượng tăng trưởng; đảm bảo quy mô và điều chỉnh cơ cấu đầu tư toàn xã hội trong GDP; giảm thiểu tác động tiêu cực và rủi ro của cải cách thể chế, khủng hoảng kinh tế, lạm phát và thiên tai; bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước,… Hai là, thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho ba nhóm đối tượng: sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề; thanh niên, học sinh cuối cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; thanh niên thất nghiệp. Đối với thanh niên đã qua đào tạo, nhất là công nhân kĩ thuật có trình độ cao, các kĩ sư, cử nhân, doanh nhân giỏi… cần được sử dụng vào khu vực kinh tế đòi hỏi chất lượng lao động cao. Có chính sách ưu đãi, trọng dụng nhân tài trong thanh niên,… Đối với nhóm thanh niên sau khi học hết phổ thông mà không tiếp tục học trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng, đại học tập trung ở các vùng nông thôn, là nhóm lao động có sức cạnh tranh yếu do không có trình độ chuyên môn kĩ thuật, cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, phát triển các khu công nghiệp thu hút nhiều lao động không đòi hỏi quá cao về tay nghề, ưu tiên đưa thanh niên đi xuất khẩu lao động theo hướng mở rộng thị trường, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, tự tạo việc làm trong thanh niên. Đối với nhóm đối tượng thanh niên thất nghiệp, mất việc làm, hiện nay tập trung chủ yếu ở thành thị, có đặc thù là khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động kém, do chưa có nghề lại không có tư liệu sản xuất, khó có thể tự tạo việc làm. Do vậy, cần phát triển mạnh hơn nữa các thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương bằng các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ người sử dụng lao động phát triển sản xuất – kinh doanh. Có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp những nghề mà thị trường đang cần; đặc biệt là cho thanh niên ven đô thị, nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho công nghiệp và đô thị hoá. Tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên thất nghiệp, mất việc làm tiếp cận được các nguồn vốn vay giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo để tự tạo việc làm. Tăng cường hoạt động thông tin giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm,… Ba là, thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu giải quyết việc làm cho thanh niên; trong đó, có các chương trình thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia hoặc các dự án lớn của Nhà nước, chương trình thanh niên lập thân, lập nghiệp, chương trình thanh niên tham gia xoá đói giảm nghèo, thanh niên tham gia xuất khẩu lao động. Bốn là, cần thực hiện xã hội hoá trong giải quyết việc làm cho thanh niên. Đây không chỉ là chủ trương mà còn là giải pháp quan trọng để huy động mọi nguồn lực của xã hội vào giải quyết việc làm, là vấn đề vừa cơ bản, lâu dài vừa cấp thiết hiện nay ở nước ta, đặc biệt là đối với thanh niên. Xã hội hoá trong giải quyết việc làm cho thanh niên là quá trình mở rộng sự tham gia của các chủ thể, các đối tác xã hội với các hình thức, phương thức đa dạng, linh hoạt nhằm huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng, xã hội cùng Nhà nước tạo nhiều việc làm cho lao động xã hội, cho thanh niên. Năm là, cần nâng cao vai trò của Chính phủ với vai trò chủ yếu là tạo khung khổ pháp luật; tổ chức, kiểm tra thực hiện, giám sát và cũng là người tổ chức, là “bà đỡ” tạo điều kiện cho thanh niên tự tạo việc làm hoặc tham gia thị trường lao động. Nhà nước không bao cấp, nhưng đầu tư của Nhà nước vào lĩnh vực dạy nghề, việc làm, giao dịch lao động là rất quan trọng, được coi là đầu tư cho phát triển. Đồng thời, mở rộng sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các dối tác xã hội nhằm tăng thêm nguồn lực cùng Nhà nước giải quyết vấn đề xã hội bức xúc nhất hiện nay là giải quyết việc làm cho thanh niên. Sáu là, phát huy vai trò xung kích của tổ chức Đoàn Thanh niên trong giải quyết việc làm cho thanh niên. Đoàn Thanh niên cần phải được tạo điều kiện và chủ động tham gia với Nhà nước hoàn thiện chính sách, thực hiện các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; đẩy mạnh phong trào thi đua “Tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; trực tiếp quản lý và triển khai các chương trình, dự án cụ thể về dạy nghề, tạo việc làm, dịch vụ việc làm cho thanh niên, theo hướng dẫn của Nhà nước. KẾT LUẬN Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Qua mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ thanh niên luôn hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình. Tuy nhiên, trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, vấn đề việc làm của thanh niên cũng biến đổi sâu sắc. Những năm qua, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình việc làm cho thanh niên đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên, số thanh niên thiếu việc làm trong khu vực nông thôn còn cao. Đặt ra cho tổ chức Đoàn thanh niên nhiệm vụ ngày càng nặng nề hơn trong công tác tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên. Qua khảo sát tình hình thực trạng vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên của Đoàn xã Vân Hồ, cho thấy trong những năm qua Đoàn thanh niên xã Vân Hồ đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị - xã hội, phát triển kinh tế của xã, Hướng nghiệp cho thanh niên giúp thanh niên tìm được việc làm phù hợp và ổn định cuộc sống, chất lượng cuộc sống được nâng lên đáng kể. Thanh niên được tiếp cận với khoa học – kỹ thuật tiên tiến, và áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Đoàn xã phối hợp với các tổ chức, ban ngành đoàn thể có liên quan thường xuyên mở các lớp dạy nghề, đào tạo nghề qua đó kỹ năng, tay nghề của thanh niên ngày càng được nâng cao. Đoàn xã luôn tận dụng tối đa các nguồn vốn, và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó vào hỗ trợ việc làm cho thanh niên. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, vấn đề tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên của Đoàn xã Vân Hồ vẫn còn nhiều bất cập: Tình trạng thanh niên thiếu việc làm, việc làm không ổn định vẫn còn diễn ra gay gắt trong các đối tượng thanh niên; Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề thấp. Số thanh niên được qua đào tạo thì không đáp ứng được với yêu cầu đặt ra, nguy cơ mất việc làm còn cao. Từ thực trạng vấn đề tổ chức Đoàn thanh niên xã Vân Hồ tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên trên đây em đã mạnh dạn đưa ra một số quan điểm, giải pháp nhằm góp phần nhỏ bé của mình cùng với Đoàn thanh niên xã Vân Hồ - huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La giải quyết tốt hơn vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên trong thời gian tới, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi các năm 2008 – 2009 – 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 của Đoàn thanh niên xã Vân Hồ. 2 - Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2008- 2009- 2010 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2011. ( Ủy ban nhân dân xã Vân Hồ- huyện Mộc Châu- tỉnh Sơn La ) 3- Bộ luật lao động của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.( nxb 2011) 4 - Cẩm năng việc làm, nxb; tuổi trẻ (2007) 5- Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý Nhà nước trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2010 (Trung tâm TTKT- ViệnKinh tế TPHCM ) 6- Tuổi trẻ sơn la- 7- Tài liệu nghiên cứu thanh niên 8 - Văn kiện Đại hội Đảng XI, nxb; tạp chí cộng sản (2011)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Vân Hồ - huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên.doc