Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huyên Bắc Sơn - Tỉnh Lạng Sơn với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho Thanh Niên

PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Đại I hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) thành công, đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nghị quyết TW 2 khóa VIII xác định : “ Muốn tiến hành CNH- HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh GD-ĐT, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Bởi vậy, GD-ĐT là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, “ bồi dưỡng nhân tài ”( Điều 35 Hiến pháp nước CHXHCNVN ) “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” ( Điều 2 Luật giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam 2005 ) Những con người có nhân cách như Luật giáo dục chỉ ra do nền giáo dục, do các nhà trường góp phần hình thành đó là thế hệ trẻ Việt Nam, chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ có đủ tài đức “ vừa hồng, vừa chuyên” đảm trách xứ mệnh xây dựng thành công CNXH. Bác Hồ vị lãnh tụ lỗi lạc rất coi trọng việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Bác khẳng định đây là công việc trọng đại của đất nước, của dân tộc. Bác đã dạy “ người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức thì vô dụng ” GD phải là bồi dưỡng được cái đức : cái vốn quý của con người, đồng thời phát huy được khả năng sáng tạo, việc tận dụng tri thức tiếp thu được trong học tập vào cuộc sống. Hồ Chí Minh cũng đưa ra được văn hóa là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, trong xã hội của mỗi người : “ vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày để ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh, đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với điều kiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn” ( Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia Hà nội 1995 trang 413) Đó là những tư tưởng quý giá mà Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân ta, dân tộc ta. Tuy nhiên không phải ai cũng thấm nhuần được tư tưởng đó. Trong những năm qua , đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện : từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chuyển từ chính sách “đóng cửa” sang chính sách “mở cửa”, làm bạn với các nước trong cộng đồng thế giới. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa- giáo dục. Tuy nhiên mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm. Đánh giá thực trạng giáo dục đào tạo : Nghị quyết TW 2 khóa VIII nhấn mạnh : “ Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lại của bản thân và đất nước .” Đoàn thanh niên Huyện Bắc Sơn-Tỉnh Lạng Sơn không đứng ngoài thực trạng đó, Hơn ai hết là người làm công tác giáo dục, hoạt động, tổ chức của Đoàn thị trấn Tiên Yên trên quê hương mà mình đã sinh ra và lớn lên, tôi nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề đặt lên vai của mình. Phải có biện pháp chỉ đạo thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên nói riêng, đặc biệt là những thanh niên có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Vì việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho thanh niên là nền tảng, là gốc rễ vững chắc cho các mặt giáo dục khác. Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Vì vẩy với góc nhìn từ công tác giáo dục ở Huyện Bắc Sơn_Tỉnh Lạng Sơn và là người cán bộ đoàn tương lai, Tôi nhân thấy: giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho Thanh Niên ngày nay là một nhiệm vụ quan trọng và rát cần thiết. Lúc sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc bồi dưỡng và xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa. Trong trong nhiều bài viết, bài nói chuyện của minh Người đều nhấn mạnh: “muốn xây dựng chủ nghĩa xả hội phải có người xã hội chủ”. Con người của xã hội chủ nghĩa là những người có đạo đức và tri thức, là những người vừa “hồng” và hơn “chuyên” và hơn hết trước lúc di xa Bác Hồ có để lại cho toàn Đảng, toàn dân một bản di chúc vô cùng quý báu, trong đó Bác an cần dạy bảo và quan tâm đến thế hệ trẻ. Bác dạy rằng: “Đoàn thanh niên nói chung là tốt, mỏi việc đều hăng hai, xung phong, không ngại khó khăn có trí tiến thủ Đảng cần phải chăm lo giáo duc đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo cho họ thành những con người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc quan trọng và rất cần thiết. Thực hiện lời dạy của Bác để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, ngoài việc tiếp thu những kiến thức về văn hóa cần phải tu dưỡng rèn luyện đạo đức về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập với cộng đồng, kỹ năng ứng xử, trong đó rèn luyện dạo đức và lối sống văn hóa là nền tảng của gia đình, nền tảng là gốc rễ vững chắc của xã hội và là hình mẫu cho thế hệ sau học tập chính là tấm gương sáng ngời về đạo đức_nhân cách _lối sống của Bác Hồ kính yêu_Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những lí do khách quan, chủ quan như trên, tôi mạnh chọn đề tài: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huyên Bắc sơn-Tỉnh Lạng Sơn với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho Thanh Niên”. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 PHẦN MỞ ĐẦU 6 PHẦN NỘI DUNG 11 Chương I: Những vấn đề lý luận chung về giáo dục đạo đức , lối sống văn hóa cho thanh niên 11 1. Cơ sở lý luận. 11 1.1. Một số khái niệm. 11 1.1.1. Khái niệm thanh niên. 11 1.1.2. Khái niệm đạo đức. 11 1.1.3. Khái niệm giáo dục. 12 1.1.4. Giáo dục đạo đức. 13 1.1.5.Khái niệm lối sống. 13 1.2. Những quan điểm cơ bản về chủ nghĩa Mac-Lênin, Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 17 1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa. 17 1.2.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa. 18 1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa. 19 1.3. Vai trò và ý nghĩa của công tác giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên hiện nay. 23 1.3.1. Đối với tổ chức đoàn, hội, đội. 23 1.3.2. Đối với thanh niên. 23 Chương II: Thực trạng giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên Huyện Bắc Sơn – Tỉnh Lảng Sơn. 25 2.1. Điều kiện tự nhiên. 25 2.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội Huyện Bắc Sơn – Tỉnh Lang Sơn. 25 2.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. Huyện Bắc Sơn -Tỉnh Lạng Sơn từ năm 2009 đến nay. 28 2.2.1. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên Huyện Bắc Sơn -Tỉnh Lạng Sơn trong ngững năm qua. 28 2.3.2 Những kết quả đạt được của công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho tanh niên của Huyện Bắc Sơn – Tỉnh Lạng Sơn. 30 2.5. Những tồn tại và hạn chế. 35 2.5.1. Những tồn tại, hạn chế của Huyện Bắc Sơn – Tỉnh Lạng sơn. 35 2.5.2. Nguyên nhân. 37 2.6. Bài học kinh nghệm 40 Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên Huyên Bắc sơn - Tỉnh Lạng Sơn. 41 3.1. Một số giải pháp cơ bản: 41 3.1.1. Giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên. 41 3.1.2. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 45 3.1.3. Tổ chức đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh phải thực sự là lực lượng nòng cốt của đất nước để xây dựng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên hiện nay và mai sau. 46 3.1.4. Chú ý tập trung giáo dục, đạo tạo nguồn nhân lực, lực lương cán bộ có trình độ văn hóa cao, có ý thức đạo tạo trách nhiệm cao. 48 3.1.5. Thông qua các cuộc sinh hoạt, gặp mặt để giáo dục những điều hay, điều tốt cho thanh niên. 49 3.2. Một số kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đạo đức, lối sống văn hóa. 49 3.2.1. Đối với Đảng. 51 3.2.2. Đối với Đoàn cấp trên. 51 3.2.3. Đối với chính quyền các cấp. 52 3.2.4. Đối với Huyện Đoàn Bắc Sơn. 52 PHẦN KẾT LUẬN 54

doc55 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3588 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huyên Bắc Sơn - Tỉnh Lạng Sơn với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho Thanh Niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển của Đảng bộ huyện Bắc Sơn Ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách thống trị trên châu Bắc Sơn, nhân dân Bắc Sơn đã sôi nổi tham gia kháng chiến trong các phong trào do Cai Kinh và Đề Thám lãnh đạo. Sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một số thanh niên yêu nước ở Bắc Sơn đã sớm nhận thức, giác ngộ cách mạng, chủ động liên lạc với các chiến sĩ cộng sản để xúc tiến việc thành lập cơ sở Đảng ở Bắc Sơn. Ngày 25-9-1936, chi bộ Đảng đầu tiên ở Bắc Sơn được thành lập ở thôn Mỏ Tát, xã Vũ Lăng. Ngay sau khi thành lập, chi bộ Đảng non trẻ ở Bắc Sơn đã nhanh chóng tổ chức, vận động quần chúng đứng lên đấu tranh chống ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến. Qua phong trào đấu tranh cách mạng, cơ sở Đảng ở Bắc Sơn ngày càng được củng cố, mở rộng, uy tín và vai trò của chi bộ Đảng ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và các vùng lân cận. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ uỷ Bắc Kỳ, đến tháng 5-1938, Châu uỷ Bắc Sơn được thành lập, các tổ chức Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Kể từ đây, nhân dân các dân tộc Bắc Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng đã lập nên nhiều thành tích và chiến công vang dội, ghi những mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc: 1) Ngày 27-9-1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân châu Bắc Sơn đã nổi dậy và giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa vũ trang đánh chiếm đồn Mỏ Nhai, đập tan bộ máy thống trị của thực dân Pháp và bè lũ tay sai trên đất Bắc Sơn. Khởi nghĩa Bắc Sơn đã mở màn và thúc đẩy phong trào khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ và lan rộng trong phạm vi cả nước. 2) Ngày 14-2-1941, Trung đội Cứu quốc quân I được thành lập với lực lượng nòng cốt là đội du kích Bắc Sơn, đặt nền móng cho sự ra đời của Cứu quốc quân II và Cứu quốc quân III, lực lượng tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay. Sau khi được thành lập, Trung đội Cứu quốc quân I và nhân dân Bắc Sơn đã làm nhiệm vụ đưa đường và bảo vệ an toàn các đồng chí lãnh đạo của Đảng đi dự Hội nghị Trung ương 8 tại Pắc Bó (Cao Bằng) qua đường Bắc Sơn. 3) Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, hoà chung phong trào cách mạng cả nước, phong trào cách mạng của nhân dân Bắc Sơn ngày càng được tăng cường và phát triển. Các tổ chức cơ sở Đảng và quần chúng được mở rộng. Đến ngày 18-4-1945, Bắc Sơn đã hoàn toàn được giải phóng. Tháng 5-1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Bắc Sơn được thành lập. 4) Ngày 14-4-1948, đội du kích Bắc Sơn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 163/SL tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất cùng với đội quân giải phóng và đội quân khởi nghĩa Nam Kỳ. 5) Sau hoà bình lập lại (năm 1954), nhân dân Bắc Sơn đã lập nhiều thành tích trong phong trào thi đua lao động sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Trong 2 năm 1959 - 1960, sản lượng lương thực bình quân đầu người của huyện đã đạt 454 kg. Đến năm 1960, toàn bộ 19 xã trong huyện đều có trường phổ thông cấp I. Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa được quan tâm chỉ đạo mạnh mẽ, từng bước đẩy lùi các tệ nạn mê tín dị đoan và hủ tục lạc hậu trong nhân dân, mở đường cho các hoạt động văn hóa tiến bộ phát triển. 6) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hàng ngàn thanh niên con em các dân tộc Bắc Sơn đã lần lượt lên đường nhập ngũ. Vào thời điểm khó khăn nhất của cuộc kháng chiến, với ý chí "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", trong năm 1967, hàng trăm thanh niên trong huyện đã lên đường nhập ngũ để bổ sung quân số cho tiểu đoàn Bắc Sơn I và Bắc Sơn II, kịp thời có mặt trên các chiến trường. Tiêu biểu cho các tầng lớp thanh niên trong thời kỳ này là đồng chí Dương Công Sửu, sau này được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. 7) Ngày 27-9-1998, Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn vui mừng đón nhận danh hiệu cao quý của Nhà nước trao tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp. 8) Với vai trò lịch sử lớn lao trong phong trào cách mạng của cả nước, Bắc Sơn đã vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến thăm: - Ngày 27-9-1980, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh về thăm Bắc Sơn. - Ngày 27-9-1995, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm Bắc Sơn. - Ngày 23-8-1996, Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn vui mừng phấn khởi được đón tiếp Chủ tịch nước Lê Đức Anh về thăm. - Ngày 16-1-1997, Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn vui mừng phấn khởi đón tiếp Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh về thăm. - Ngày 27-9-2003, Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn vinh dự được đón tiếp Chủ tịch nước Trần Đức Lương về thăm 2.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. Huyện Bắc Sơn -Tỉnh Lạng Sơn từ năm 2009 đến nay. 2.2.1. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên Huyện Bắc Sơn -Tỉnh Lạng Sơn trong ngững năm qua. Về thực trạng đạo đức ở Huyện Bắc Sơn -Tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua Giáo dục rèn luyện đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ thanh niên vừa "hồng", vừa "chuyên", chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu. Trong những năm qua đạo đức lối sống văn hóa của thanh niên có nhiều điểm tôt, tích cực, đồng thời cũng có một số hạn chế. Về mặt tốt, tôi dánh giá, phần lớn thanh niên trên địa bàn đều ý thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của minh phải học tập rèn luyện để trở thanh công dân tốt có ích cho gia đình xã hội và được thể hiện qua các hoạt động: tình nguyện, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người già, người neo đơn, người tàn tật… Tất cả các đoàn viên thanh niên đều ý thức trách nhiệm cao tinh thần tư giác và biết nhận thức và tham gia mọi hoạt đông, thông qua các phong trào thi đua như: thanh niên làm kinh tế giỏi, thanh niên lập thân lập nghiệp…đa số thanh niên đã có ý thức tốt trong quan hệ bạn bè, có tinh thần giúp đỡ mọi người, có lòng nhân ái, xây dựng được nhiều mối quan hệ bạn bè tốt, trong sáng lành mạnh. Một số thanh niên có tinh thần tự quản, có ý thức xây dựng tập thể, đấu tranh phê bình các hiện tượng sai trái, góp phần đua tập thể trở nên tiên tiến. tỷ lệ đoàn viên xếp loại đạo đức trong các năm gần đây: Tốt: 70%, Khá 25%, Trung bình: 4,5%, Yếu 0,5% Bên cạnh đó vẫn còn một số han chế cần sớm khắc phục: Một bộ phận nhỏ thanh niên chưa có ý thức phấn đấu rèn luyện, còn vi phạm nhiều nội quy định của pháp luật: như đánh nhau vô lễ hút thuốc, uống rươu, uống bia, nói tục, trộm cắp tài sản, bỏ nhà đi lang thang, vi phạm luật giao thông, và một số vi phạm khác...một số thanh niên vi phạm khuyết điểm có khi bao che cho nhau thiếu thành khẩn lực lượng thanh niên chậm tiến về đạo đức vẫn còn bị bắt buộc phải rèn luyện lại. Số lượng những thanh niên này đã giảm hơn trong những năm trở lại đây. Từ thực trạng nêu trên, theo tôi vấn đề đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên là vấn đề đáng quan tâm đối với các nhà quản lý xã hội, các cơ quan chức năng và các bậc phu huynh cũng như những người làm công tác giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức lối sống văn hóa ở thanh niên nói chung và toàn xã hội nói riêng, theo tôi cần tập chung vào các giải pháp như sau: 2.3.2 Những kết quả đạt được của công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho tanh niên của Huyện Bắc Sơn – Tỉnh Lạng Sơn. * Các hoạt động ngoại khóa Huyện Đoàn đã tổ chức cho thanh niên tham gia tích cực các hoạt động giáo dục theo quy định của biên chế các năm 2008 – 2011do sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn: Giáo dục an toàn giao thông hàng tháng trong năm, đã mời được đội cảnh sát giao thông công an Huyện Bắc Sơn đến tuyên truyền và được đông đảo thanh niên cán bộ tham dự. Giáo dục phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội thông qua các buổi sinh hoạt,buổi nói chuyện chuyên đề của các báo cáo viên do phòng tư pháp, và công an Huyện Bắc Sơn. Đa số đoàn viên thanh niên của huyện tham gia đầy đủ. Giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống cháy rừng thông qua hoạt động ngoại khóa của huyện kết hợp cùng ban kiểm lâm huyện Tương Dương thực hiện. Tổ chức được các hội thi hái hoa dân chủ về chủ đề giáo dục môi trường, giáo dục giới tính, sinh sản sức khỏe vị thành niên giáo dục rèn luyện đạo đức tìm hiểu về luật giao thông, tìm hiểu về truyền thống yêu nước. Tổ chức sinh hoạt dưới dạng tuyên truyền, phát động các phong trào thi đua theo từng chủ đề, đợt thi đua có liên quan đến các phong trào giáo dục như hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn: 26/3, 19/5, 22/12...nêu gương người tốt việc tốt, vượt khó, thanh niên làm kinh tế giỏi, thông qua đó giáo dục ý thức đạo đức và ý thức kỷ luật cho thanh niên... Hàng tuần Huyện Đoàn thường tổ chức sinh hoạt đoàn vào ngày thứ 7 nhằm giáo dục các đoàn viên học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trở thành người công dân tốt có ích cho gia điình và xã hội trở thành đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong các năm 2009 đến nay các hoạt động ngoại khóa của Huyện phong phú và nhiều hình thức lôi quấn thanh niên có tác dụng giáo dục, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt cho thanh niên, xây dựng lối sống tập thể, tinh thần hợp tác, tương trợ và ý thức chấp hành nội quy, quy định của pháp luạt và xã hội. * Các hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp. Giáo dục lao động: Huyện Đoàn tổ chức cho thanh niên lao động hang tuần, thu dọn vệ sinh môi trường, cải tạo quang cảnh xung quanh, thông qua các buổi lao động giáo dục cho thanh niên tinh thần kỷ luật biết thương yêu và kính trọng người lao động. Giáo dục hướng nghiệp: Huyện Đoàn chỉ dạy hướng nghiệp cho đoàn viên theo chương trình quy định của bộ giáo dục và đào tạo lồng ghép vào các thông tin qua đó giáo dục cho thanh niên nghề nghiệp, biết tự chọn được nghề nghiệp của mình hướng cho thanh niên biết và lựa chọn đúng. Giáo dục thẩm mỹ: Thông qua các mỹ thật giáo dục cho thanh niên biết cảm nhận được cái đẹp chân chính của cuộc sống lành mạnh. Hoạt động của người cán bộ Đoàn Cán bộ Đoàn là lực lượng chính trong công tác giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên là người quản lý mọi mặt của chi đoàn, là người triển khai mọi hoạt động của huyện đoàn đến từng cho đoàn viên. Do đó trong các năm gần đây Huyện đoàn đã định hướng phân công những đoàn viên làm công tác theo dõi những tiêu chí sau: -Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng và trình độ giác ngộ cách mạng cao. -Có uy tín – đạo đức tốt . -Cán bộ Đoàn giỏi, vững tay nghề. -Có tầm hiểu biết rộng. -Có tinh thần trách nhiệm cao yêu nghề. -Thương yêu và tôn trọng con người. - Có năng lực tổ chức. Những hoạt động của cán bộ Đoàn trong các năm: Thực hiện các loại sổ theo quy định của nghành: Sổ liên lạc, sổ theo dõi đạo đức của đoàn viên thanh niên... Tổ chức sinh hoạt cuối tháng đầu năm hoạt động ngoài giờ, xây dựng kế hoạch hàng tháng, kế hoạch thi đua tổ chức... Kết hợp chặt chẽ với cha mẹ đoàn viên thanh niên, chủ động phối hợp với các chi đoàn xã, ĐTNCS Hồ Chí Minh và các ban nghành đoàn thể đia phương trong công tác giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên. Nhận xét, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho thanh niên, đề nghị khen thưởng cho thanh niên sau mỗi đợt thi đua, và sau từng năm kết thúc. * Sự tham gia giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên của các ban nghành đoàn thể địa phương. Đầu năm ban nghành đoàn thể quán triệt trên hội đồng là cán bộ có trách nhiệm giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên là nhiệm vụ của mọi thành viên trong xã hội, giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên là một qúa trình giáo dục phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Mỗi giờ sinh hoạt không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức khoa học cho thanh niên và thông qua các giờ sinh hoạt đó còn giáo dục cho đoàn viên thanh niên những hành vi, cử chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học ý thức đạo đức , ý thức tổ chức kỷ luật. Hoạt động gắn liền với đoàn viên với thực tế đời sống địa phương. -Tổ chức thăm hỏi và tặng quà gia đình thương binh, liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm giáo dục cho thanh niên truyền thống anh hùng của dân tộc ta, biết kính trọng và giúp đỡ bạn bè và con em những gia đình có nhiều cống hiến cho đất nước. -Tổ chức cho các thanh niên viết thư thăm hỏi các chú Bộ Đội ở đảo Trường Sa nhân ngày 22/12 hàng năm. -Tổ chức cho thanh niên đi cổ động về an toàn giao thông, phòng chống sốt xuất huyết, hiểm họa AIDS. -Tổ chức cho các đoàn viên tham gia các phong trào ủng hộ giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt lên trong cuộc sống, rèn luyện phẩm chất đạo đức từ đó giáo dục tinh thần đoàn kết trong mỗi các nhân. *Những thành công. Đánh giá chung, kết quả đạt được về phía đoàn viên: phần lớn các đoàn viên có được những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân mình, có tinh thần đoàn kết, có trách nhiệm với hành động của mình, yêu thương, tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Có trí tiến thủ, có ước mơ hoài bão lớn lao, phát triển bản than một cách hoàn thiện, đấu tranh với cái sai trái, cái lệch lạc, phấn đấu phát triển tối ưu... Tuy nhiên bên cảnh đó vấn còn một số bộ phận thanh niên chưa có ý thức trong mọi hành động của bản thân, vấn thường hay vi phạm đạo đức. Một số bộ phận thanh niên thẻ hiện thái độ chán nạn, không thích tham gia các hoạt động của đoàn, thường xuyên gay mất trật tự và gây rối, nối bạy, nói tục còn nhiều...nói dối bạn bè, gia đình, thường xuyên di theo đối tượng xấu bên ngoài. Trong những năm qua đã xử lý kỉ luật rât nhiều trường hợp vi pham nhưng chỉ với mức cảnh cáo. * Những kết quả đạt được. Thống kê xếp loại hành kiểm của đoàn viên, thanh niên Huyện Bắc sơn- Tỉnh Lạng Sơn năm 2009- 2010: Chi đoàn TSĐV Tốt Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % Hữu vĩnh 98 34 34,7 57 58,2 6 6,1 1 1,0 Quỳnh sơn 117 53 45,3 61 52,1 1 0,9 2 1,7 Bắc Sơn 97 45 46,4 47 48,5 5 5,1 0 0 Long đống 111 58 52,3 49 44,1 4 3,6 0 0 0 0 TC 423 190 44,9 214 50,6 16 4,0 3 0,5 Thống kê xếp loại hạnh kiểm đoàn viên năm 2010 đến nay Chi Đoàn SLĐV Tốt Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL% SL% SL % HữuVĩnh 36 24 66,6 11 30,6 1 2,7 Quỳnh Sơn 48 30 62,5 15 31,3 3 6,3 Bắc sơn 53 40 75,5 10 18,9 3 5,6 Long Đống 62 45 72,6 12 19,4 11 5,5 1 1,6 TC 199 139 69,8 48 24,2 11 5,5 1 0,5 2.5. Những tồn tại và hạn chế. 2.5.1. Những tồn tại, hạn chế của Huyện Bắc Sơn – Tỉnh Lạng sơn Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm trí hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này, một cô bé đang bị một nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu "dạy dỗ" rất “anh chị”. Trong khi đó, nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng và kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông . Đáng báo động hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương. Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng cao. Theo Tiến sĩ Tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Đại học Sư phạm Tp. HCM, việc các bạn trẻ quan hệ trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây mà còn do lối sống quá dễ dãi, đánh mất truyền thống tốt đẹp của người Á Đông, đó là: tôn trọng lễ nghĩa gia phong, nam nữ thọ thọ bất tương thân, nét đẹp của người con gái là thùy mị nết na…. Đồng thời, tình trạng nạo pha thai cũng đang ở mức báo động. Theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM - cho biết: thực trạng nạo phá thai rất đáng lo ngại. Mỗi năm, tại Việt Nam, có khoảng 700.000 phụ nữ nạo phá thai. Riêng ở TP.HCM, với khoảng 7 triệu dân, mỗi năm có khoảng hơn 100.000 ca sinh nhưng số ca nạo phá thai cũng tương đương. Tại BV Từ Dũ, mỗi năm tổng số sinh khoảng 45.000 người nhưng nạo phá thai hơn 30.000 người và tổng số 1,2-1,6 triệu ca mỗi năm. Cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con trước 20 tuổi” Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”. Từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim được trao cho nhau cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar thâu đêm, rồi vào những ngôi nhà nghỉ. Mặt khác, tình trạng đua xe diễn ra ở nhiều nơi. Ngay tại Thị xã Thủ Dầu Một, vào những đêm cuối tuần, khoảng 200 bạn trẻ tụ tập đua xe làm cho Cảnh sát Giao thông cũng phải “bó tay”. Chính những tình trạng trên là con đường dễ dàng đưa giới trẻ vào những sai phạm, nhúng sâu vào vũng lầy tội lỗi. Đây là một hồi chuông báo động cho chúng ta. 2.5.2. Nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tha hoá đạo đức của giới trẻ, nhưng chỉ xin đơn cử một vài nguyên nhân sau: * Nguyên nhân bản thân đoàn viên. Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi; đặc biệt là các bạn lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức. Và các bạn đã hiểu sai cái tự do đó, tự do không phải là làm những gì mình thích, tự do phải là một giá trị để đảm bảo hạnh phúc của mình và người khác. Nói như Jean Cocteau: “Cái thảm kịch của giới trẻ, chính là giới trẻ bị đặt vào tình trạng không thể không vâng lời vì sự tự do quá đáng.” * Nguyên nhân từ gia đình “Gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của cấp II. Thế mà gia đình trong xã hội chúng ta ngày nay có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu như người nào sống biết người đó: cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng phải vật lộn với cuộc sống, với đồng tiền. Sau giờ làm, cha bận “tiếp khách” ở quán nhậu, mẹ bận việc nhà, thế là cha mẹ không có thời gian dành cho con cái, bữa cơm gia đình thường không có đủ mặt, chưa kể cha mẹ còn xích mích cãi vã, thế là sự “quan tâm” của cha mẹ với con cái chỉ là có tiền cho con đi học, học chính quy, học thêm, học đàn, học nhạc, học võ... Và thay vì khuyên bào thì chỉ là quở trách và la mắng. Dần dà con cái không biết nương tựa vào ai, không biết tâm sự cùng ai. Một số sinh ra cách sống đơn độc, nhút nhát, khó gần; số khác sẽ tụ tập với những kẻ “cùng tâm trạng” để quậy phá xưng hùng xưng bá, sống bất cần đời. Và để lấy “số má” với bạn bè, chúng sẽ làm bất cứ gì, chơi bất cứ thứ chi để chứng tỏ “đẳng cấp”, “thua trời một vạn không bằng kém bạn một li”. Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã từng khẳng định: “Dạy con từ thuở còn thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non. Nhưng xem ra nhiều gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc xây dựng nếp sống có văn hóa trong gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống và cũng không quan tâm dạy bảo con cái. Có bao nhiêu bậc cha mẹ hiện nay chịu bỏ thời gian dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, độ lượng, vị tha và những chuẩn mực giá trị đạo đức mà con người phải sống theo và tôn trọng với tư cách là một con người? * Nguyên nhân từ nhà trường Nhà trường cũng không khác gia đình mấy, bởi nhà trường hiện nay cũng chỉ đề cao việc nhồi nhét kiến thức, đề cao việc “đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế”. Việc giáo dục đạo đức, giáo dục công dân cho người học gần như bị bỏ quên hoặc bị xem là thứ yếu. Trong khi đó, vai trò của trường học đâu chỉ bó hẹp trong việc dạy nghề mà còn phải truyền tải cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác. Thậm chí một số trường học còn là nơi dung dưỡng điều xấu, bởi ta mới chỉ nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục. Chính vì chỉ quan tâm đến việc nhồi nhét kiến thức nên trường học chỉ có thể đào tạo ra những con người đầy tri thức, thông thạo các kỹ năng mang tính công cụ nhưng không phải là những người trí thức thật sự. Chính vì không phải là người trí thức nên những “sản phẩm giáo dục” ấy rất “hồn nhiên” gây tổn hại đến người khác và vi phạm pháp luật. Lối sống tha hóa đạo đức của một bộ phận không nhỏ của giới trẻ trong xã hội ta có một nguyên nhân cần nhấn mạnh là do ảnh hưởng của những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay.” * Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương Sử quan tâm đến công tác đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên còn chưa thường xuyên, liên tục, còn còn giao phó cho đoàn thanh niên. Sự phối hơp với đoàn thanh niên trong kiểm tra đánh giá các hoạt động xung quanh chưa hiệu quả. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong phụ huynh và đoàn viên thanh niên ở khu vực dân còn chưa được chú trọng. các cấp ủy Đảng, chính quyên địa phương còn chưa gắn được trách nhiệm của bộ phận phụ huynh với các quyền lợi ở khu vực. * Biện pháp khắc phục. Về phía đoàn viên: Cần có những biện pháp giáo dục áp dụng với từng đối tượng thanh niên. Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tạo nhiều sân chơi lành mạnh, hình thành thói quen ở thanh niên “Mình vì mọi người, mọi người vì minh”. Giáo dục cho thanh niên tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái thông qua các hoạt động từ thiên, các hoạt động giúp đỡ bạn bè nghèo... do đoàn TN và các đoàn thể khác phát động. qua đó có thể giáo dục các đoàn viên tinh thần “Lá lành đùm lá rách” “một miếng khi đói bằng một gói khi no”... Đối với cán bộ đoàn viên: Cần phải thường xuyên làm tốt công tác cán bộ đoàn, thường xuyên thăm hỏi gia đình các đoàn viên khó khăn. Mỗi cán bộ đoàn phải có lòng vị tha, thương yêu con người cũng như chính bạn thân mình. Công bằng dân chủ trong thưởng phạt, giáo dục tinh thần tương thân tương ái, động viên kịp thời trong mọi hoạt động, giúp đỡ thanh niên không mặc cảm, tự ti và vươn lên. Ngoài ra cán bộ đoàn cần phải chỉu khó lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đoàn viên thanh niên, qua đó phân tích lý giải những ý kiến của các đồng chí, tạo cơ hội cho họ nói lên tâm tư nguyện vọng của mình và nối ra khúc mắc trong lòng ma không thẻ nói được. Về phía gia đình: cần phải luôn là chỗ dựa vững chắc cho đoàn viên, giúp đỡ, để hộ không còn thấy cô đơn và lẻ loi, hụt hẫng. Gia đình cần nhận thức đúng đắn về vai trò, về trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái. không nên quá lo về kinh tế mà bỏ quên giáo gục con em mình, thường xuyên liên lạc nắm bắt tình hình con em mình. Những thành viên trong gia đình cần nêu gương tốt cho đoàn viên noi theo. Đối với các cấp ủy đảng chính quyền, tổ chức đoàn thể... Cần quan tâm đến nghành giáo dục nhiều hơn nưa, phối két hợp với ban nghành địa phương làm lành manh, trong lành môi trường sống, không còn những tê nạn, những thói hư tật xấu... làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau. 2.6. Bài học kinh nghệm Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiejem của các tổ chức, thành viên trong huyện đoàn: Tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng Xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong tâp thể nội bộ công sở, giáo dục cho thanh niên có khó khăn trong rèn luyện đạo đức, lối sống văn hóa. Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hoạt động giáo dục đoàn viên có khó khăn trong rèn luyện đạo đức lối sống cho thanh niên. Phát huy vai trò tự quản của tập thể đoàn viên. Phối hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ thanh niên. Vai trò, trách nhiệm của người cán bộ quản lý. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động, giáo dục đòan viên có khó khăn trong rèn luyện đạo đức lối sống văn hóa: Công tác tổ chức (nhân sự và lực lượng tham gia). Hoạt động giáo dục đoàn viên có khó khăn trong rèn luyện đạo đức, lối sống văn hóa thông qua các giờ sinh hoạt. Giáo dục thanh niên có khó khăn trong rèn luyện đạo đức, lối sống văn hóa theo các chủ điểm. Giáo dục thanh niên có khó khăn trong rèn luyện đạo đức lối sống văn hóa thông qua các hoạt động xã hội. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên Huyên Bắc sơn - Tỉnh Lạng Sơn. 3.1. Một số giải pháp cơ bản: 3.1.1. Giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên Giáo dục rèn luyện đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ thanh niên vừa "hồng", vừa "chuyên", chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu. Thanh niên là lực lượng đông đảo, chiếm trên 1/3 dân số và trên 1/2 lực lượng lao động xã hội, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đánh giá về vai trò của thanh niên đã nhấn mạnh: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Trong Di chúc thiêng liêng, một lần nữa Người căn dặn: “Đảng phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng họ thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội"... Từ thực trạng trên đây, để thiết thực thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cần đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Phát huy vai trò to lớn của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng là việc làm quan trọng và mang tính cấp thiết. Giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên hiện nay là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của mỗi gia đình và toàn xã hội với nội dung sâu rộng, hình thức phong phú đa dạng. Trước hết, tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp dưới dây: Một là, thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho thanh niên. Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho thanh niên, vì đạo đức là “gốc của người cách mạng”. Trước hết cần quan tâm giáo dục những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng cho thanh niên thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Chú trọng giáo dục làm cho thanh niên nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhà trường, gia đình, các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho thanh niên những tình cảm cao đẹp về tình yêu quê hương, đất nước: “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “thương người như thể thương thân”, quên mình vì nghĩa lớn… Từ đó hình thành cho họ lối sống trong sạch, lành mạnh, những hành vi đạo đức trong sáng phù hợp với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại. Để việc giáo dục bồi dưỡng có hiệu quả, cần tổ chức tốt các phong trào hành động cách mạng của thanh niên mà tiêu biểu là phong trào: “Thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”, “Chiến dịch mùa hè xanh”… Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh niên. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh niên, hình thành phẩm chất cao đẹp của con người mới XHCN. Trước hết gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho thanh niên. Gia đình là nơi mà tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Hiện nay do sức ép về lao động, việc làm khiến cho không ít các bậc làm cha, làm mẹ mải miết mưu sinh hoặc chỉ lo làm giàu mà thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho con cái, hoặc khoán trắng cho nhà trường và xã hội. Nhiều khi con cái vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật mà cha mẹ không hề hay biết, hoặc không biết cách ngăn chặn, phòng ngừa. Để giáo dục đạo đức cho thanh niên, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu. Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. Giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay và phải đặc biệt coi trọng. Một số nhà trường mới chỉ quan tâm trang bị kiến thức chuyên môn, tay nghề mà xem nhẹ hoặc thiếu quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Thanh niên ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Thanh niên đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ môi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để thanh niên phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, nhất là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, tập hợp thanh niên, rèn luyện thanh niên theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của thanh niên. Ba là, phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của thanh niên. Thanh niên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của thanh niên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải hình thành cho thanh niên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho thanh niên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của thanh niên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi thanh niên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Thanh niên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”. Thực hiện tốt một số giải pháp giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ thanh niên vừa "hồng", vừa "chuyên", chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu. 3.1.2. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. Thứ nhất: thanh niên là rường cột của nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vể tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sử thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người, chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu vừa là động lực bảo đảm cho sử ổn định và phát triển vững bền của đất nước. Thứ hai: chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa hồng, vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả thế hệ thống trị dưới sự lãnh đạo của Đảng trong đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội có vai trò quan trọng. Thứ ba: Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dụng Đảng trước một bước. Đảng đề ra đường lối, chủ trương định hướng cho thanh niên hành động; xác định các chuẩn mực cho thanh niên phấn đấu; xây dựng các tấm gương điển hình tiêu biểu cho đoàn thanh niên học tập và noi theo. Thứ tư: nhà nước quản lý thanh niên và công tác thanh niên; thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và nhà Nước về thanh niên thành pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình hành động và cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh hằng năm của các cấp, các nghành. Thứ năm: sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng của thanh niên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xây dụng thế hệ thanh niên thời kỳ mới. mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên là một nội dung quan trọng của công tác Đoàn để giáo dục, bồi dưỡng, động viên và phát huy vai trò thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vể Tổ quốc. 3.1.3. Tổ chức đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh phải thực sự là lực lượng nòng cốt của đất nước để xây dựng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên hiện nay và mai sau. Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm. nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Cơ cấu xã hội cũng đang trong quá trình biến đổi. Phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội diễn ra phức tạp. Tình hình trên đã và đang tác động đến thanh niên về ý thức chính trị, tâm trạng, đạo đức lối sống v.v… Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới đang làm cho những tác động đó ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn. Trải qua hơn 20 năm đổi mới, những thành tựu đạt được trong mọi lĩnh vực đã tác động tích cực đến thanh niên, tạo điều kiện cho họ tiến bộ về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ học vấn, khoa học công nghệ. Thanh niên đã kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang xuất hiện những nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà hoạt động nghệ thuật có đức, có tài trong độ tuổi thanh niên. Nét nổi bật của thanh niên nước ta là ý chí vươn lên, tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, ham mê nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuyệt đại bộ phận thanh niên cơ bản giữ vững đạo đức cách mạng, sống trong sạch, giản dị, lành mạnh, biết vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Thanh niên sống có hoài bão, có lý tưởng, có niềm tin ở tương lai tươi sáng của dân tộc. Họ dám đấu tranh để bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự công bằng, lên án cái xấu, cái ác như tham nhũng, lãng phí… Những tấm gương cao đẹp hy sinh thân mình vì hạnh phúc của nhân dân luôn được tuổi trẻ ngưỡng mộ, học tập và làm theo. Điều đó cho thấy, thanh niên nước ta ngày nay vẫn ý thức rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, mong muốn được đóng góp vào công việc xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước. Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường, những thách thức của hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt những âm mưu thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch đang tác động mạnh mẽ đến thanh niên, khiến cho không ít người chạy theo lối sống thực dụng, sa ngã, hư hỏng, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc , có thái độ thờ ơ, bàng quan trước các sự kiện kinh tế, chính trị của đất nước. Một số thanh niên mơ hồ về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Điều nguy hiểm hiện nay là đã xuất hiện một bộ phận thanh niên tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, chạy theo lợi ích vật chất, coi đồng tiền là trên hết. Cá biệt có một số thanh niên phạm vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Nhiều vụ án được khám phá trong thời gian gần đây cho thấy tỷ lệ phạm tội trong thanh niên có chiều hướng gia tăng. Một trong các nguyên nhân của những biểu hiện yếu kém nêu trên là do chúng ta chưa thật sự quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ trước những biến đổi to lớn của đất nước. Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống còn thiếu chiều sâu, chưa thiết thực. Hình thức giáo dục đạo đức, lối sống còn sơ sài, chưa có sức hấp dẫn, lôi cuốn thanh niên. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng, giữa nhà trường, gia đình, xã hội còn nhiều hạn chế. Thanh niên là tương lai của Giáo hội và nhân loại”. Đó là câu khẳng định nhiều người đã biết. Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy. Liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không? Cứ như thực tế hiện nay thì nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. 3.1.4. Chú ý tập trung giáo dục, đạo tạo nguồn nhân lực, lực lương cán bộ có trình độ văn hóa cao, có ý thức đạo tạo trách nhiệm cao. Mỗi tổ chức cơ sở Đoàn phải có trách nhiệm tổ chức và quy tụ sức mạnh của toàn đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao: làm tốt công tác giáo dục trính trị, tư tượng đạo đức, quản lý và giám sát chặt chẽ đoàn viên về năng lực hoàn thành nhiệm vụ và phậm chất đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. Xây dựng đội ngủ đoàn viên thật sử tiên phong, gương mẫu, có phậm chất, đạo đức cách mạng, có ý thứ tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, kiêm định lập trường của cán bộ đoàn, phấn đấu cho lý tượng mục tiêu của đoàn, năng động sáng tạo, vững vàng trước mọi khó khăn, thủ thách. Đoàn viên làm kinh tế giỏi phải gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ của đoàn và quy định củ thê của ban chấp hành trung ương Đoàn. Sớm có quy định và chỉ đạo thực hiện, bảo đảm vừa phát huy khả năng làm kinh tế giỏi của đoàn viên. Phân công đoàn viên đúng người đúng việc, tạo điều kiện để đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đoàn viên găn với việc nâng cao chất lượng tỏ chức cơ sở đoàn. 3.1.5. Thông qua các cuộc sinh hoạt, gặp mặt để giáo dục những điều hay, điều tốt cho thanh niên. Sử quan tâm, găn bó sâu sắc của cán bộ đôàn viên, cấp chính quyên địa phương có thẻ giúp cho đoàn viên khắc họa hình ảnh về cái tôt cái đẹp, cái hoàn thiện, cái nhân, cái hay, cái lẽ đúng, thông qua các buổi sinh hoạt, và hoạt động của đoàn đẻ đoàn viên cùng được tham gia một cách công khai tư nguyện và tinh thần hăng hái nhằm giáo dục cho đoàn viên. 3.2. Một số kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đạo đức, lối sống văn hóa. Trước bối cảnh toàn cầu hoá và giao lưu hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề giữ gìn và phát huy bản lĩnh dân tộc, bản sắc văn hoá Việt Nam càng đặt ra hết sức cấp thiết. Thế hệ trẻ Việt Nam phải là những người đại diện xứng đáng cho đất nước, cho nhân dân, đại diện cho những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình để tham gia giao lưu hội nhập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Câu nói đó của Bác Hồ đã khẳng định niềm tin vào thế hệ trẻ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trước lúc đi xa, Người đã căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết", "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng", vừa "chuyên". Quán triệt tư tưởng của Người, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng. Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Có thể nói, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc ở mọi thời đại. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không được sao nhãng việc vun đắp nền tảng của quá trình “trồng người” cho thế hệ trẻ. Nhìn chung, đại đa số đoàn viên thanh niên ngày nay có lập trường chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, có chí tiến thủ, tích cực học tập, trau dồi phẩm chất, đạo đức cách mạng, sẵn sàng tình nguyện đến những nơi khó khăn, gian khổ để đem sức trẻ, trí tuệ, lòng nhiệt huyết của mình phục vụ, cống hiến cho đất nước. Đã và đang xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong học tập, lao động và sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đoàn viên thanh niên được trang bị một số vốn kiến thức kỹ thuật, chuyên môn hẹp nhất định nhưng lại thiếu một nhãn quan rộng, thiếu một tầm nhìn ra ngoài ngành nghề hẹp của mình, cho nên bị hạn chế ngay trong việc phát triển chuyên môn, và càng bị hạn chế khi  đứng trước những vấn đề xã hội, văn hóa không thuộc phạm vi chuyên môn hẹp của mình. Hầu như mỗi người chỉ biết việc của mình, chỉ lo cho mình, ít khả năng và cũng không thích thú hợp tác với bạn bè đồng nghiệp, dễ bị lâm vào thế ếch ngồi đáy giếng, không hòa nhập vào dòng chảy văn minh của thời đại. Sự thiếu hụt trình độ văn hóa phổ quát đang tác động mạnh đến đời sống tinh thần của thế hệ trẻ. Đó là chất xúc tác làm cho một bộ phận đáng kể thanh thiếu niên đứng trước nguy cơ xuống cấp về đạo đức, xa rời các giá trị truyền thống của dân tộc. Nói đến tuổi trẻ là nói đến hoài bão, nói đến ước mơ và hành động, nhưng có một bộ phận không nhỏ những người trẻ tuổi, trong đó có những sinh viên của chúng ta, là lực lượng chủ lực sẽ bổ sung vào đội ngũ trí thức, lại thiếu những năng lực cần thiết để đương đầu với những biến động đầy phức tạp của xã hội hiện đại khi thiếu khả năng phê phán, yếu năng lực tư duy sáng tạo để tìm ra con đường giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Và nói đến tuổi trẻ, không thể không nói đến thanh thiếu niên nông thônvới cuộc sống phần lớn ở làng quê, nơi kinh tế có phần nào cải thiện, nhưng lối sống chưa mấy đổi thay, đời sống văn hóa hiện nay đang còn nghèo nàn, lại đang hứng chịu những mặt trái của văn minh đô thị. 3.2.1. Đối với Đảng. Để xây dựng đội ngũ tri thức theo yêu cầu mới, chúng ta phải làm thật nhiều việc, trong đó cần phải tập trung hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tri thức, có chế độ, chính sách bảo đảm cho lợi ích vật chất...thực hiên các chính sách đãi ngộ, tôn vinh trọng dụng nhân tài đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đoàn tương lai, tạo điều kiên cơ hội cho đoàn thanh niên tham gia hoạt động nhiều hơn... Phải luôn giám sat, tận tình giúp đỡ thanh niên, trong mọi hoạt đông tạo cơ hội việc làm cho thanh niên, giup cho thanh niên khó khăn trong cuộc sống tạo vốn làm ăn cho thanh niên. Theo dói sát sao chỉ đạo tận tình. Tham mưu vơi ủy ban cấp trên về tổ chức chuyên đề giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên Thường xuyên tổ chức hội họp và sinh hoạt thường kỳ để rút ra kinh nghiệm va bài học đáng giá... 3.2.2. Đối với Đoàn cấp trên. Phát huy khả năng sáng tạo, nhu cầu vươn tới sự hoàn thiện và mong muốn thể hiện bản lĩnh của thanh niên, biến quá trình giáo dục thành "tự công giáo dục" đối với mỗi thanh niên. Bên cạnh đó, điều quan trọng trong tác giáo dục thanh niên chính là sự lựa chọn trúng những vấn đề thanh niên đang quan tâm, khát khao vươn tới. Thanh niên phải được đặt ở vị trí trung tâm, là những người vừa thiết kế ý tưởng, vừa tổ chức thực hiện, vừa trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Nhiều hoạt động của thanh niên vừa qua như các lễ hội, Festival, hội trại, các hành trình du khảo "Về nguồn"... đã thật sự mang mầu sắc thanh niên và hấp dẫn các bạn trẻ một cách tự nhiên mà vẫn bảo đảm định hướng chính trị. Quan trọng hơn cả là quá trình giáo dục khi đã "thấm" vào thanh niên một cách tự giác, góp phần định hướng giá trị, chuẩn mực hành vi cho thanh niên. Cần coi công tác giáo dục thanh niên là trách nhiệm của toàn Ðảng, toàn xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp từ các lực lượng xã hội, tăng cường nguồn lực cho công tác giáo dục thanh niên. Công tác thanh niên đã và đang tiếp tục được sự quan tâm, chăm lo đặc biệt của Ðảng, Nhà nước, được cụ thể hóa bằng các chỉ thị, nghị quyết của Ðảng, Luật Thanh niên, bằng Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010 của Chính phủ. Tuy nhiên, trong thực tiễn việc triển khai thực hiện các nội dung này chưa thật sự hiệu quả, chưa tới được với đông đảo thanh niên. 3.2.3. Đối với chính quyền các cấp. Cần quan tâm đến nghành giáo dục đào tạo nhiều hơn nữa, phối kết hợp với ban nghành địa phương, làm lành mạnh, trong sạch môi trường sống, không cồn những tệ tạn, những thói hư tật xấu...làm ảnh hưởng đến thể mai sau. 3.2.4. Đối với Huyện Đoàn Bắc Sơn. Phải xây dựng kế hoạch giáo dục ngay từ đầu, dưa vào tình hình thực trạng đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niê, tình hình thực tế của địa phương định ra, nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho phù hợp. Phải thương xuyên năm tình hình tư tưởng đạo đức của thanh niên một cách cụ thể bao gồm tình hình cóa tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và những tình hình có tính chất thời sự cá biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với thanh niên thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đầu tư ngân sách để cải tạo cảnh quan môi trường trong khu vực công sở. Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh đường làng ngõ xóm... thông qua buổi lao động cần giáo dục đầy đủ mục đích, ý nghĩa công việc cho thanh niên, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị quy định rõ thời gian và kết quả đạt được phải có kỷ luật trật tự không khí tươi vui, biểu dương kịp thời những thanh niên tốt tập thể tốt. Tổ chức họp tham khảo ý kiến hội đồng xã huyện để đưa ra những quy định cụ thể về nội dung nội quy, nhiệm vụ của thanh niên, dụa trên cơ sở điều lệ đoàn. Kết hợp với chính quyền địa phương giải tỏa các điểm vui chơi giải trí và truy cập Internet không lành mạnh theo đúng quy định của nghành chức năng. Tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục đảm bảo tính công bằng, trung thực phù hợp với năng lực và nhu cầu của thanh niên. Chỉ đạo ĐVTN xây dựng chi ddaonf vững mạnh, có lực lượng cốt cán làm nòng cốt, làm hạt nhân cơ bản của đoàn là trợ thủ đắc lực của đất nước. PHẦN KẾT LUẬN Cùng với toàn nhân loại, dân tộc Việt Nam đã bước sang một thế kỷ mới,nhận thức của nhân loài giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên nói chung và toàn xã hội nói riêng dã và đang dần được thây đổi, tiếp cận được đúng bản chất của vấn đề. Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa đã nhận thức, đạo đức, lối sống văn hóa lên tầm cao mới. Giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên là việc cần và nên làm để đem hiệu quả, phù hợp hơn trong cuộc sống thời hiện đại ngày nay và cho thế hệ mai sau, xây dựng đạo đức, lối sống văn hóa cũng chính là xây dựng một dất nước văn minh giàu đẹp, theo kip với các nước trên thế giới tạo nên những tri thức mới tri thức hiện đại, xu thế toàn cầu hóa tạo điều kiện cho quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau hơn. Theo tôi thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên cần có sư quan tâm giúp đỡ của cấp trên và toàn thể xã hội cùng nhau góp sức từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên nói chung và toàn xã hội nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO _ Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI _ Nghị quyết trung ương Đảng 7 khóa X về “Tăng cường sử lãnh đạo của Đảng đối với công tác đoàn cơ sở năm 2009 đến nay” _ Báo cáo tộng kết công tác đoàn cơ sơ năm 2009 đến nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐoàn TNCS Hồ Chí Minh Huyên Bắc sơn-Tỉnh Lạng Sơn với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho Thanh Niên.doc