Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường La - Tỉnh Sơn La với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Lý do chọn đề tài: Việt Nam đất nước thân yêu! Là một đất nước đang từng bước hội nhập quốc tế, nhưng một dân tộc muốn tồn tại và phát triển được ngoài những điều kiện kinh tế, chính trị thì dân tộc đó phải có một nền văn hoá và nền văn hoá ấy phải mang đậm nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Đất nước ta đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử của thời kỳ dựng nước và giữ nước nhưng dân tộc ta vẫn giữ được cốt cách trong sáng, và những truyền thống quý báu của dân tộc mình, nghị quyết V của Bộ chính trị (Khóa VI) ngày 28 tháng 11 năm 1978 đã tổng kết "Văn hoá Việt Nam là kết tinh tâm hồn, trí tuệ, tài năng và đạo đức làm người của nhân dân ta là sức mạnh tinh thần của dân tộc ta trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước". Chính những cơ sở đó đã xây dựng và bồi đắp thêm cho nền văn hoá của dân tộc ta ngày càng thêm phong phú và đa dạng. Trong thời đại ngày nay văn hoá đã trở thành một trong những mối quan tâm lớn của các quốc gia, các dân tộc đang tìm cho mình một con đường phát triển đất nước và xã hội được coi là một nhân tố quyết định đến tính bền vững của sự phát triển, đồng thời tạo nên sức mạnh cho từng thế hệ con người Việt nam trong chiến đấu, xây dựng vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, với vai trò đặc biệt như vậy văn hoá chính là "chất nhựa sống" cho cây đời mãi xanh tươi, luôn phát triển để cùng hội nhập với các cường quốc năm châu trên thế giới. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã luôn xác định văn hoá là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ để xây dựng con người mới, xã hội mới, văn hoá là toàn bộ những sáng tạo phát minh về ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn ở và các phương thức sử dụng đánh giá những cống hiến xuấ sắc mang tầm vóc thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, UNESCO nhấn mạnh: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu hiện kiệt xuất về quyết tâm của cả dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, g giáo dục và nghệ thuật là sự kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, những tư tưởng của Người là hiện thân cho khát vọng của dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình. Sự khẳng định bẳn sắc văn hoá dân tộc chẳng những giúp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn cần thiết cho bảo vệ độc lập và tự do của mỗi dân tộc. Nghị quyết TW 4 khóa VIII đã đưa ra quan niệm về văn hoá Việt Nam: "Văn hoá Việt Nam là thành quả lao động sáng tạo và đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của cộng đồng, các dân tộc trên đất nước Việt Nam, là kết quả giao lưu quốc tế, tíêp thu những tinh hoa của nền văn hoá trên thế giới, đồng thời luôn giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc và không ngừng hoàn thiện từ đời này qua đời khác, văn hoá Việt Nam tạo nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, góp phần làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc". Văn hoá chính là những nét truyền thống của dân tộc, đó là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần căm thù giác, với lối sống giản dị nhân nghĩa, có ý chí vượt khó vươn lên không nản lại, không cam chịu đói nghèo lạc hậu, luôn tôn trọng đạo lý làm người. Bên canh đó vẫn còn có những tác động của hiện trạng xã hội ảnh hưởng đến nền văn hoá, nó đã dẫn đến một bộ phận cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên suy thoái về mặt tư tưởng, đạo đức, thích sống một cuộc sống hưởng thụ, coi thường các giá trị truyền thống nhân văn, sa vào các tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. Đồng chí Đỗ Mười - nguyên Tổng Bí thư đã nói: "Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ thoái hoá. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời các giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc văn hoá dân tộc, đánh mất bản thân mình trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác". Một nhà nghiên cứu về văn hoá cũng đã viết: "Muốn đưa đất nước từ nghèo trở thành giàu có chỉ cần vài chục năm nhưng để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thì phải mất hàng nghìn năm", ngày nay khi cuộc sống biến đổi, phát triển nhanh chóng làm cho giá trị cũ bị lãng quên, giá trị mới đang nảy sinh trong xã hội. Điêu quan trọng là cần được nhận thức, đánh giá lại một cách nghiêm túc để khẳng định những giá trị đúng cho phù hợp trong giai đoạn mới để giáo dục, truyền đạt định hướng cho thtế hệ trẻ trong gia đình, nhà trường và xã hội, bởi vì một xã hội muốn ổn định và phát triển rất cần phải có một nền văn hoá tiên tiến. Chính vì vậy việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề của cả dân tộc. Nhưng với thanh niên - những người chủ tương lai nó lại mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, từ những lý do trên là người cán bộ Đoàn, người cán bộ phong trào của tổ chức chính trị - xã hội với nhiệm vụ tuyên truyền và tập hợp thanh niên, em mong muốn được góp phần công sức nhỏ bé của mình cùng với các cấp bộ Đoàn, các đoàn thể quần chúng trong huyện Mường La - tỉnh Sơn La vào việc nghiên cứu và tìm ra những giải pháp có tính khả thi trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở địa phương. Vấn đề em nghiên cứu ở đây không phải là mới mẻ, mà nó đã được các cá nhân, các tổ chức đưa ra trong hội thảo, hội nghị khoa học, tuy nhiên đề tài đó chưa đi sâu vào phân tích, do vậy em chọn đề tài: "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường La - tỉnh Sơn La với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc" làm tiểu luận tốt nghiệp của mình. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC VIẾT TẮTPHẦN MỞ ĐẦU 4 PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài: 5 2. Mục đích nghiên cứu tiểu luận: 7 3. Nhiệm vụ của tiểu luận: 7 4. Đối tượng nghiên cứu: 8 5. Phạm vi nghiên cứu: 8 6. Phương pháp nghiên cứu: 8 7. Dự kiến cấu trúc đề tài: 8 NỘI DUNG 9 Phần thứ nhất: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 9 CỦA TIỂU LUẬN 9 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 9 1. Khái niệm văn hoá: 9 2. Những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 13 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 16 1. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 16 2. Vai trò của Đoàn thanh niên với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 19 Phần thứ hai: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH LÀ TỈNH SƠN LA TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA 22 DÂN TỘC 22 I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HOÁ XÃ HỘI CỦA HUYỆN MƯỜNG LA - TỈNH SƠN LA. 22 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: 22 2. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá: 26 II. THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HUYỆN MƯỜNG LA - TỈNH SƠN LA TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC. 28 1. Bản sắc văn hoá dân tộc của huyện Mường La - tỉnh Sơn La. 28 2.Thực trạng của Đoàn thanh niên huyện Mường La - Tỉnh Sơn La với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 31 3. Sự hiểu biết và nhu cầu của Đoàn thanh niên huyện Mường La - tỉnh Sơn La trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 34 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG -BÀI HỌC KINH NGHIỆM . 37 1. Đánh giá chung – Nguyên nhân khách quan – Nguyên nhân chủ quan 37 2. Bài học kinh nghiệm 42 Phần thứ ba:CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HƠN NỮA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ở HUYỆN MƯỜNG LA TỈNH SƠN LA 44 I. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ 44 1. Thứ nhất: giải pháp về xây dựng nội dung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 44 2. Thứ hai: giải pháp về mặt tổ chức, về cán bộ, tổ chức hoạt động theo cơ chế nào? 46 3. Thứ ba: giải pháp về các hoạt động của Đoàn nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 48 II. KIẾN NGHỊ VỚI CẤP ỦY ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN, ĐOÀN CẤP TRÊN, NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH: 49 1. Đối với Đảng và Nhà nước. 49 2. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương: 50 3. Đối với cán bộ Đoàn trung ương. 50 4. Đối với huyện Đoàn. 51 5. Đối với Đoàn cơ sở và chi Đoàn. 51 6. Đối với gia đình. 51 7. Đối với nhà trường. 52 III.KẾT LUẬN 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

doc57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3067 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường La - Tỉnh Sơn La với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an tâm đảm bảo tính tiên tiến nhưng lại mang một bản sắc văn hoá dân tộc thật đậm đà. Các dân tộc huyện Mường La - tỉnh Sơn La có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, độc đáo và phong phú. Mỗi dân tộc có một số đặc điểm riêng về phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoá, văn nghệ mang đậm nét đặc trưng vốn có của dân tộc mình. Cùng sống chung trên một vùng đất, các dân tộc ở Mường La - Sơn La đều có đức tính cần cù, dũng cảm trong lao động và đấu tranh, sống chất phác, thật thà, rộng lượng, hiếu khách, có tinh thần đoàn kết và tính cộng đồng cao. Đặc biệt các dân tộc ở Tây Bắc nói chung và huyện Mường La - Sơn La nói riêng không có tập quán theo đạo phái, nhưng tín ngưỡng thì đa dạng, đồng thời thường thờ cúng lễ hội, tổ tiên bằng những nghi thức, lễ hội phong phú mang đậm bản sắc riêng của từng dân tộc, mỗi dân tộc có nền văn hoá dân gian cổ truyền rất phong phú về các thể loại như: truyền thuyết lịch sử, thần thoại, cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ, cùng các làn điệu dân ca, các điệu múa dân gian đặc sắc rất thấm đượm lòng người cảu các cô thiếu nữ trong bộ váy lộng lẫy, nhiều tác phẩm văn học bằng tiếng nói, chữ viết đã khắc ghi tô điểm cho nền văn hoá Việt Nam ngày càng thêm phong phú. Ngày nay dưới chế độ mới, những phong tục tập quán lạc hậu đang được cải tạo, ngoài vốn văn hoá cổ truyền tốt đẹp được khuyến khích phát triển, đồng bào các dân tộc còn được tiếp thu những văn hoá hiện đại của các dân tộc anh em trong nước và quốc tế, làm đẹp thêm truyền thống văn hoá đặc sắc của Huyện Mường La - Tỉnh Sơn La. Đến với huyện Mường La - tỉnh Sơn La là đến với hòn ngọc ngày mai của tổ quốc, với phong cảnh núi non hùng vĩ hiểm trở nhưng đẹp bởi sự đa dạng cuốn hút của địa hình và thảm thực vật phong phú của rừng nhiệt đới, mảnh đất của của con người Huyện Mường La tỉnh Sơn La rất thơ mộng đầy cảm hứng, con người ở đây có một tình yêu quê hương đất nước thật hùng hồn, trong con người họ luôn chứa đựng phẩm chất rất đẹp đẽ, chính những phẩm chất đó đã giúp cho con người nơi đây có được một đời sống văn hoá trong lối sống, nếp sống, lẽ sống, đồng thời ngăn chặn đẩy lùi tệ nạn xã hội, cải thiện đói nghèo, nâng cao tinh thần văn hoá, văn nghệ và xây dựng gia đình văn hoá trong mọi người dân. Hiện nay Mường La - Sơn La từ vùng thấp đến vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng biên giới... xã nào, phường nào cũng có một số bản làng đều có đội văn nghệ, tính đến nay cả huyện có trên 300 đội văn nghệ của bản làng, hàng trăm đội văn nghệ của các cơ quan đơn vị vũ trang, trường học... tham gia đội văn nghệ ở bản, ở xã không chỉ là nam nữ thanh niên mà thường có 3 thế hệ (đội của các ông bà, đội của các anh chị đã hoàn thành kế hoạch sinh con, và đội của thanh thiếu nhi), cái hay, cái đẹp, của phong trào ở chỗ tất cả do dân tự lo liệu, tự xây dựng, tự trang sắm thiết bị, nhạc cụ ,trang phục, tự biên, tự diễn, họ luôn rút kinh nghiệm để khá lớn, đẹp hơn, tốt hơn, qua đó trong quá trình phấn đấu xây dựng, trưởng thành luôn được phát huy, thấm nhuần quan điểm của Đảng "Xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc". 2.Thực trạng của Đoàn thanh niên huyện Mường La - Tỉnh Sơn La với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Trong những năm qua công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên của huyện Mường La - tỉnh Sơn La luôn được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự tạo điều kiện giúp đỡ các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các tổ chức đoàn thể quần chúng, nhiều mô hình và nhân tố mới được tạo dựng, quá trình xã hội hoá công tác thanh niên từng bước được nâng cao. Nét đặc trưng trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên huyện Mường La - tỉnh Sơn La là việc triển khai có hiệu quả nghị quyết của Ban chấp hành TW Đoàn và đoàn viên thanh niên tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển kinh tế trang trại trẻ. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được các cấp bộ đoàn luôn xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt coi trọng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho thanh thiếu niên. Thông qua việc tổ chức các phong trào hoạt động về văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động tuyên truyền nhằm chuyển tải được tinh thần các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về nếp sống văn hoá mới cho hầu hết các đối tượng đoàn viên, thanh thiếu niên trong huyện nhằm thực hiện các phong trào lớn "năm xung kích" và "4 đồng hành" bằng các chương trình hành động cụ thể phù hợp với điều kiện của huyện Mường La, tổ chức đoàn, hội, đội của huyện Mường La trong quá trình tổ chức hoạt động đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, văn hoá, xã hội, từng bước đáp ứng lợi ích chính đáng của tuổi trẻ. Ban thường vụ đoàn các cấp từ huyện Mường La đến cơ sở đã và luôn chủ động tham mưu, đề xuất và tổ chức các phong trào hoạt động của thanh niên tham gia xây dựng cuộc sống mới, nếp sống văn hoá mới góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Thanh niên huyện Mường La - tỉnh Sơn La cũng như mọi tầng lớp thanh niên trong cả nước phải coi trọng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá bởi văn hoá là một biểu hiện cho một xã hội văn minh hay lạc hậu, biểu hiện cho màu cờ, sắc áo của con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế, chính vì thế các phong trào văn hoá, văn nghệ, luôn được phát triển mạnh mẽ ở các cơ sở Đoàn, cơ sở đội 100% cơ sở Đoàn có đội văn nghệ được thể hiện trong các điệu múa, các làn điệu dân ca của bản sắc văn hoá dân tộc. Đến nay trong toàn huyện Mường La - tỉnh Sơn La có trên 250 đội văn nghệ và 120 nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng của thanh niên, nhiều đội văn nghệ hoạt động có chiều sâu phục vụ cho các hoạt động của đoàn, hội, đội và nhân dân địa phương. Đẩy mạnh việc giáo dục thanh thiếu niên kiên quyết không sử dụng, tàng trữ văn hoá phẩm đồi trụy, không tham gia vào việc truyền và học đạo trái phép - 100% gia đình trẻ thực hiện xây dựng gia đình văn hoá mới, thực hiện tốt cuộc vận động "toàn dân xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" do UBMT Tổ quốc Việt Nam phát động, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình đã và đang được đông đảo các cấp bộ đoàn, đoàn viên thanh niên tích cực tham gia hưởng ứng mạnh mẽ, phần lớn các gia đình trẻ chỉ có từ 1 đến hai con, thực hiện tốt việc nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, sống vệ sinh sạch sẽ, có như vậy tuổi trẻ đã góp phần làm giảm sự tăng gia dân số huyện nhà để cùng nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước xoá đói giảm nghèo. Phong trào "khoẻ để lập nghiệp và giữ nước" đã trở thành nhu cầu của tuổi trẻ, cụ thể là các hoạt động điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... đã đi vào cuộc sống. Có thể nói trong thời kỳ mới, thanh niên huyện Mường La - tỉnh Sơn La luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, với lòng yêu nước nồng nàn, thanh niên huyện Mường La - tỉnh Sơn La luôn kế tục và phát huy được truyền thống của các thế hệ đi trước "mọi việc đều hăng hái tham gia, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ" sớm có ý chí lập thân, lập nghiệp, khát khao sống có ích cho xã hội và ý thức được trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, đã và đang lập nên những chiến công mới cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Tuy nhiên trong điều kiện mới, đứng trước những yêu cầu và thách thức mới, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên của huyện Mường La - Sơn La cũng gặp không ít khó khăn như mặt trái của cơ chế thị trường các tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý nhiễm HIV/AIDS đang đe doạ nguy hiểm đối với tuổi trẻ, sự buông lỏng về tổ chức quản lý, sự hoạt động phá hoại thường xuyên của các thế lực thù địch, một số thanh niên còn có thái độ thờ ơ với chính trị và các hoạt động xã hội, coi thường các giá trị văn hoá, coi thường đạo lý và kỷ cương pháp luật, sống thực dụng, buông thả, thiếu trách nhiệm với gia đình, xã hội vi phạm pháp luật, những hạn chế đó đã tác động trực tiếp đến tư tưởng, đạo đức, tình cảm của một số bộ phận thanh thiếu niên, công tác chỉ đạo của Đoàn còn dàn trải, chồng chéo chưa đi sâu, bám sát vào sự chỉ đạo thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra, thiếu cân đối giữa chỉ đạo phong trào với sự củng cố kiểm tra đôn đốc, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm chưa kịp thời, công tác củng cố xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vẫn chưa có chuyến biến rõ rệt, nhất là chi đoàn trực thuộc Đoàn cơ sở, hiện nay số cơ sở Đoàn yếu kém vẫn còn (tháng 5 năm 2007 số chi đoàn yếu kém trong huyện còn 2% trên tổng số 980 chi đoàn). Số lượng đoàn viên còn thấp so với số đoàn viên, thanh thiếu nieê vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội như nghiện hút ma tuý, cờ bạc, trộm cắp, lô đề... chưa phát huy mạnh mẽ công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, đặc biệt là mối quan hệ giữa các ngành chưa thật sự ăn khớp, nội dung phối hợp triển khai thiếu đồng bộ. Một số bộ phận cán bộ Đoàn hoạt động kém hiệu quả, trình độ khả năng, năng lực yếu nhất là các cán bộ cơ sở thiếu kiến thức về công tác thanh vận và thiếu cả sự hiểu biết về giáo dục văn hoá lối sống cho thanh niên. Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống, hoạt động định hướng chính trị còn thiếu chiều sâu chưa theo kịp diễn biến tư tưởng, tâm lý tình cảm của thanh thiếu niên, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội còn lỏng lẻo, sự chỉ đạo đầu tư cho công tác giáo dục, tư tưởng, văn hoá chưa cân đối. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trong thanh thiếu niên đạt hiệu quả chưa cao. Những thuận lợi và khó khăn đó đòi hỏi Đoàn thanh niên huyện Mường La - tỉnh Sơn La phải nâng cao hơn nữa vai trò của mình với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 3. Sự hiểu biết và nhu cầu của Đoàn thanh niên huyện Mường La - tỉnh Sơn La trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đi cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người là những truyền thống văn hoá lịch sử của mỗi dân tộc, đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến lối sống của dân tộc đó, truyền thống văn hoá lịch sử của mỗi dân tộc là gốc rễ, là cội nguồn để hình thành nên lối sống, nó được dần dần vun đắp từ đời này qua đời khác để tạo nên bản sắc riêng, tạo nên cốt lõi riêng dẫn đến sự khác nhau về lối sống giữa các dân tộc. Chính mỗi đặc sắc riêng, mỗi nét riêng biệt lại làm nên vẻ đẹp của nền văn hoá, nhưng những vẻ đẹp đó lại được thế hệ trẻ phát huy, giữ gìn vì thế hệ trẻ là lực lượng nòng cốt, quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng nền văn hoá dân tộc ở mọi thời kỳ lịch sử, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định vai trò to lớn của thế hệ trẻ trong việc quyết định vận mệnh dân tộc, quyết định sự thành bại của cách mạng Việt Nam, quyết định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng có thành công hay không phụ thuộc tuyệt đối vào sự thực hiện của thế hệ trẻ. Thanh niên huyện Mường La - Sơn La cũng vậy, họ luôn là lớp người đi trước kế tục sự nghiệp mà Đảng và Bác Hồ giao cho. Qua sự điều tra và nắm bắt về nhu cầu của Đoàn viên thanh niên huệyn Mường La - tỉnh Sơn La, thì họ đúng là lực lượng chủ yếu để tiếp nhận các di sản văn hoá nhưng vẫn giữ vững bản sắc của dân tộc. Sự giữ gìn, nhận biết, phát huy như thế nào là phụ thuộc rất lớn vào thái độ tiếp nhận của họ, nếu thế hệ trẻ không tiếp nhận, không tâm đắc với di sản văn hoá thì chắc chắn sẽ bị mai một, trái lại với sự phát triển liền mạch của văn hoá dân tộc chỉ khi ngọn lửa văn hoá mà các thế hệ trước trao lại được thế hệ trẻ tiếp nhận thắp sáng, dương cao trên đường đua thời đại. Thanh niên huyện Mường La - tỉnh Sơn La cũng như thanh niên cả nước rất năng động, nhạy bén trước cái mới, trước sự sây mê khám phá và sáng tạo, hăng hái nhập cuộc vào xu thế toàn cầu hoá, nhưng họ cũng rất coi trọng các giá trị văn hóa. Ngày nay được sự tuyên truyền giáo dục của Đảng, chính quyền, đoàn thể thì họ đã vững tin bước tiếp những chặng đường tiếp theo, nhận thức đúng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thế hệ trẻ huyện Mường La tỉnh Sơn La không chỉ tiếp thu di sản văn hóa thông qua học tập kiến thức lý thuyết mà còn là học tập và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong cách cảm, cách nghĩ, trong lối sống thường ngày, với trình độ tri thức ngày một cao sẽ giúp cho thanh niên trong huyện Mường La tỉnh Sơn La hiểu biết thêm về cách giữ gìn văn hóa, tích cực đấu tranh bài trừ các thủ tục lạc hâu, mê tín dị đoan, không học truyền đạo trái phép, không đi định cư tự do. Đặc biệt trong vấn đề văn hóa thì hiện nay thanh niên huyện Mường La tỉnh Sơn La đang rất quan tâm, bởi họ nghĩ rằng trong xã hội hiện đại, thanh niên đang hình thành những quan niệm ứng xử cộng đồng mới, những các giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội truyền thống về cơ bản vấn đề là nền tảng tinh thần, góp phần định hướng phát triển nhân cách của thanh niên Việt Nam. Nếu trong xã hội truyền thống Việt Nam người ta luôn coi trọng văn hóa cộng đồng (lễ, tết, hội, hè) thì ngày nay con người luôn quan tâm đến đời sống cá nhân (sinh nhật, tặng hoa) nhiệm vụ của thanh niên là phải biết kết hợp hài hòa các nét văn hóa truyền thống với văn hóa hiện đại, đảm bảo vừa tôn trọng vai trò cá nhân, vừa chống chủ nghĩa cá nhân, vừa hiện đại hóa thế hệ trẻ mà không đứt đoạn với truyền thống của dân tộc, có như vậy chúng ta mới xây dựng được xã hội Việt Nam vừa hiện đại, vừa tiên tiến nhưng lại đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh sự nắm bắt và nhận thức đúng của những đoàn viên thanh niên ưu tú huyện Mường La tỉnh Sơn La thì vẫn còn tình trạng một số đoàn viên thanh niên chưa nhận thức đúng về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, coi các giá trị văn hóa truyền thống không quan trọng, thường đi ngược lại, sống buông thả, cờ bạc, nghiện hút ma túy, mê tín dị đoan…thờ ơ với chính trị và các hoạt động xã hội, do ít hiểu biết trình độ học vấn chưa cao vì đa số con người ở đây họ sống rất thật thà dễ lôi kéo, một bộ phận thanh niên ở huyện Mường La tỉnh Sơn La còn thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định nhất là đối với những thanh niên là con em dân tộc. Nhận biết được những thiếu sót đó các cấp huyện Đoàn huyện Mường La tỉnh Sơn La đã tích cực chủ động phối hợp với Đảng, chính quyền địa phương ra phương án để giáo dục các thanh niên trong toàn huyện Mường La có nhận thức đúng đắn, coi trọng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, biết kế thừa cái cũ tích cực, phát huy cái mới năng động, sáng tạo hơn, xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, giữ vững thuần phong mỹ tục, đạo lý truyền thống trong gia đình, nhờ đó mà xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh. Nếu có một bài toán trắc nghiệm, phân tích các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống văn hóa dân tộc, các cuộc thi “người đẹp”, những chương trình “đường lên đỉnh olompia” phát trên VTV3 của đài truyền hình Việt Nam thời gian gần đây cho thấy: Các thí sinh – những thế hệ trẻ họ thật thà là thông minh, nhanh trí nhưng các thí sinh này thường bị lúng túng, hoặc bí không trả lời được các câu hỏi có nội dung nói về truyền thống văn hóa của chính địa phương họ, vấn đề này không chỉ đánh giá trình độ nhận thức của lớp trẻ về truyền thống văn hóa cho lớp trẻ hiện nay chưa đầy đủ và đồng bộ. Giữa những vất vả, những sóng gió của cuộc sống hiện nay, một con người nhất là lớp trẻ nếu không chuẩn bị sẵn cho mình một kiến thức vững chắc, một lý tưởng rõ ràng thì rất dễ từ con người có học thức trở thành con người thiếu văn hóa, từ con người lương thiện trở thành con người phạm pháp, từ người tốt trở thành kẻ sấu…Do vậy giáo dục, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho lớp trẻ hiện nay là trang bị những kiến thức về lịch sử dân tộc và các giá trị truyền thống dân tộc, giúp họ có một động lực vươn lên làm chủ bản thân, tự khẳng định mình “Là người Việt Nam” khi làm bất cứ việc gì hoặc ở bất cứ đâu trong nền kinh tế thị trường hiện nay, giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho lớp trẻ là điều cần thiết, cấp bách đối với tất cả các tầng lớp thanh niên trong cả nước nói chung, thanh niên huyện Mường La, tỉnh Sơn La nói riêng. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG -BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Đánh giá chung – Nguyên nhân khách quan – Nguyên nhân chủ quan a. Đánh giá chung Thanh thiếu niên các dân tộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La chiếm 2/3 dân số toàn huyện huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Trong đó lực lượng thanh niên chiếm 35% dân số và chiếm 51% lực lượng lao động xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng quê hương đã thể hiện rõ những ưu điểm tiến bộ đó là có lập trường chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, luôn giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và các thế hệ thanh niên đi trước như truyền thống yêu nước nồng nàn, truyền thống đoàn kết tương thân tương ái, nhân đạo cao cả, truyền thống xung phong tình nguyện, xung kích cách mạng truyền thống hiếu học ham hiểu biết. Trình độ học vấn của thanh niên các dân tộc trong huyện ngày càng một nâng cao và chí hướng phấn đấu vươn lên. Được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan ban ngành trong huyện, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban chấp hành huyện Đoàn về công tác đoàn và phong trào thanh niên của huyện có nhiều tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là công tác phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho thanh thiếu niên trong toàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La luôn bám sát chủ trương đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, chú trọng nắm bắt tư tưởng của thanh niên, thường xuyên quan tâm đổi mới về nội dung và hình thức thu hút và tập hợp thanh niên, góp phần bồi dưỡng và nâng cao nhận thức, giác ngộ chính trị tư tưởng, biết tôn trọng và giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng thế hệ trẻ huyện Mường La, tỉnh Sơn La ngày một văn minh, thanh lịch, hiện đại hơn. Thanh thiếu niên huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã tích cực tham gia hưởng ứng, phát huy tinh thần trên mọi lĩnh vực, khơi dạy trong thanh niên ý thức tự tôn dân tộc, ý chí tự lực tự cường, không cam chịu nghèo nàn, lạc hậu, có tinh thần khắc phục khó khăn trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Năm 2007 Ban chấp hành huyện Đoàn Mường La chủ động xây dựng kế hoạch triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Đoàn, chính sách pháp luật của nhà nước đến đoàn viên thanh niên trong toàn huyện Mường La bằng nhiều hình thức thiết thực như: Tổ chức các lớp học tập trung thông qua các cuộc họp ban chấp hành, sinh hoạt chi đoàn, các buổi tọa đàm, các buổi sinh hoạt chính trị, các buổi hội thảo, triển lãm….Hiện nay đã có 45/45 cơ sở Đoàn triển khai học tập nghị quyết của Đảng, Đoàn các cấp, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, sáu bài học lý luận chính trị, tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Thế hệ trẻ các dân tộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã biết vươn lên để lập thân, lập nghiệp những hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, nhân đạo từ thiện, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt đang trở thành phong trào sâu rộng trong thanh niên, nhiều truyền thống văn hóa đạo đức, lối sống nếp sống của dân tộc đang được khơi dạy đã góp phần to lớn vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong sự nghiệp giáo dục cũng đã có bước phát triển khá mạnh, những thanh thiếu niên chưa được đi học, chưa biết chữ đã được vận động đến trường tham gia học các lớp xóa mù chữ, góp phần nâng cao dân trí làm tăng thêm sức mạnh nội sinh trong mỗi cá nhân, mỗi dân tộc và toàn xã hội. Thanh niên huyện Mường La, tỉnh Sơn La đang cùng với cấp bộ Đoàn ra sức “Tăng cường giáo dục, nâng cao hiểu biết cho thanh thiếu niên về các giá trị văn hóa truyền thống, lòng tự hào dân tộc, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong ý thức, nếp sống, lối sống và hành vi của thanh thiếu niên, cổ vũ đoàn viên, thanh niên tham gia bảo tồn và phát triển các lễ hội văn hóa dân gian, tổ chức các cuộc thi như: thi hát dân ca, thi sáng tạo, biểu diễn nhạc dân tộc, thi trang phục truyền thống, và luôn tôn tạo, giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được thường xuyên tổ chức theo cụm dân cư tạo thành môi trường văn hóa lành mạnh, trở thành món ăn tinh thần cho đồng bào và thanh thiếu niên làm tạo nên động lực thúc đẩy lao động sản xuất và học tập, xây dựng cuộc sống mới, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội như: Ma túy, cờ bạc, trộm cắp, mại dâm…Tuổi trẻ các dân tộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La luôn là lực lượng xung kích, năng động sáng tạo ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác cũng như trong sản xuất và kinh doanh, xung kích tình nguyện đảm nhận khâu yếu, việc khó trên lĩnh vực mới, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng cùng nhân dân các dân tộc trong huyện Mường La đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH huyện nhà đã giúp huyện Mường La, tỉnh Sơn La ngày một đi lên để xứng danh cùng với các tỉnh và huyện bạn. *Những hạn chế Bên cạnh những mặt thuận lợi thanh niên huyện Mường La, tỉnh Sơn La vẫn còn một số hạn chế trong việc cùng với các bộ Đoàn phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Do trình độ nhận thức, học vấn, nghề nghiệp, tác phong lao động, thể lực còn thấp, một bộ phận thanh niên ở xã, xóm còn thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tiêm chích ma túy, hút hít, mê tín dị đoan, vi phạm luật lệ an toàn giao thông (phóng nhanh vượt ẩu) đang có những diễn biến phức tạp và tồn tại trong địa bàn huyện Mường La. Ngoài ra còn một số bộ phận thanh thiếu niên có thái độ thờ ơ với chính trị và các hoạt động xã hội, coi thường đạo lý kỷ cương pháp luật, sống thực dụng buông thả, lười lao động, thiếu trách nhiệm với gia đình, xã hội, vi phạm pháp luật do ít hiểu biết, nghe kẻ xấu xúi dục theo đạo, tuyên truyền đạo trái phép, hiện tượng di dân tự do gây tâm lý hoang mang, gây mất đoàn kết trong dòng họ, thôn bản, mơ hồ mất cảnh giác làm mất lòng tin của thanh niên, của nhân dân huyện Mường La. Các phương tiện thông tin đại chúng đến các thôn bản chưa được phổ biến, công tác tuyên truyền còn hạn chế, nội dung chất lượng chưa cao, chưa phù hợp, nhiều gương người tốt, việc tốt chưa được biểu dương kịp thời, chưa mạnh dạn trong tự phê bình và phê bình, trong công tác quản lý vẫn còn lỏng lẻo chưa nghiêm túc, ý thức tự giác của một số thanh niên chưa cao, trong công tác thanh niên chúng ta còn coi thanh niên thuần túy là khách thể của sự giáo dục, còn coi nhẹ, đôi khi không chú ý hoặc phủ nhận vai trò chủ thể của thanh niên trong quá trình giáo dục của mình. Do đó vẫn còn những chủ trương chính sách, phong trào hay các cuộc vận động không thích hợp với thanh niên, vẫn còn hoạt động mang tính hình thức chủ quan, duy ý trí, không thiết thực giải quyết những vấn đề nóng bỏng của thanh niên. b,Nguyên nhân khách quan Do địa hình của huyện Mường La, tỉnh Sơn La hiểm trở nhiều đồi núi lên điều kiện của huyện Mường La, tỉnh Sơn La còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các xã vùng xa, kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp, các nút giao thông đi lại, các công trình thủy lợi rộng, lương không thuận tiện, mùa nắng thì khô cằn, mùa mưa thì lũ lụt, sạt nở, do đó việc đầu tư không ổn định, trong khi đó sản phẩm hàng hóa cảu dân làm ra tiêu thụ chưa cao, các mô hình sản xuất của thanh niên có thành công cũng chưa được nhân rộng do điều kiện về khí hậu, kinh tế ở môi trường mỗi nơi khác nhau. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng, nhất là cơ sở thôn bản, đối với công tác thanh niên chưa được phát huy đầy đủ, đúng mực, đặc biệt là trong công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thanh thiếu niên. Một số cán bộ Đảng viên còn thiếu gương mẫu, tha hóa về đạo đức, lối sống ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng, tình cảm, làm giảm niềm tin và sự phấn đấu của thanh niên. Các mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động tiêu cực đến lý tưởng, đạo đức , niềm tin, lối sống của một bộ phận đoàn viên, thanh niên, đến công tác giáo dục, đoàn kết tập hợp thanh niên và các phong trào hành động khác của Đoàn. Do trình độ học vấn của thanh niên còn thấp dẫn đến những khó khăn chồng chât trong việc tập hợp đoàn kết thanh niên của các cán bộ đoàn. c, Nguyên nhân chủ quan Bệnh hành chính quan liêu, thiếu sâu sát cơ sở trọng công tác chỉ đạo còn khá phổ biến, một số chủ trương đề ra không sát thực tế, một số chủ trương của Đoàn cấp trên chậm chưa được tổ chức thực hiện hoặc không tới cơ sở, thiếu kiểm tra, hướng dẫn và tổng kết. Công tác tham mưu của nhiều cán bộ Đoàn với cấp ủy Đảng, chính quyền với cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn còn hạn chế, công tác đào tạo cán bộ chưa được đổi mới cả về nội dung và phương pháp, vai trò của công tác nghiên cứu, tổng kết mô hình, kinh nghiệm chưa được phát huy. Sự yếu kém trong công tác cán bộ là nguyên nhân cơ bản bao trùm của mọi khuyết điểm và yếu kém trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên, điều đó được thể hiện qua đội ngũ cán bộ Đoàn nhất là ở cơ sở có nhiều cán bộ trẻ chưa được chuẩn bị tốt về tư tưởng, kỹ năng nhiệm vụ công tác vận động thanh niên, cán bộ chủ chốt của Đoàn ở nhiều nơi chưa xây dựng và triển khai tốt các công trình, kế hoạch công tác của cấp bộ Đoàn, tỷ lệ đoàn kết thanh niên vùng ba còn thấp đặc biệt là một số nơi còn tồn tại các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Một số cán bộ Đoàn chưa năng động sáng tạo, chưa sâu sát, yếu về kỹ năng nghiệp vụ, chưa làm tốt vai trò tham mưu công tác đôn đốc kiểm tra nắm tình hình ở cơ sở, đoàn viên, thanh niên còn yếu. Công tác đào tạo bồi dưỡng, tập huấn chưa hợp lý, kinh phí cho hoạt động cũng như cơ sở vật chất tài liệu phục vụ các mặt hoạt động còn thiếu nhiều. Từ những nghiên cứu trên ta thấy việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đoàn thanh niên huyện Mường La, tỉnh Sơn La còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể thiết thực để góp phần xây dựng củng cố nét đẹp của nền văn hóa dân tộc. 2. Bài học kinh nghiệm Từ thực trạng thanh niên và thực tiễn của phong trào thanh niên mà đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã đạt được trong việc “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” trong những năm gần đây đã giúp chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm đó là: Mọi thắng lợi và kết quả đạt được của Đoàn thanh niên với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong những năm vừa qua là bắt nguồn từ sự lãnh đạo, trực tiếp toàn diện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp với các ban ngành đoàn thể, gia đình và xã hội, đặc biệt là phong trào văn hóa thông tin, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ… trong huyện Mường La đã giúp Đoàn thanh niên nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước để vận động sáng tạo vào mọi mặt hoạt động của Đoàn và phong trào thanh thiếu niên. Phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo và tích cực trong các lĩnh vực: Kinh tế chính trị, văn hóa xã hội của thanh niên, chọn đúng thời điểm để phát động phong trào, biết kết hợp hài hòa giữa nhu cầu và lợi ích chính đáng của tuổi trẻ với việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, biết mở rộng phối kết hợp giữa các cấp ngành và đa dạng hóa các phương thức hoạt động, lồng ghép các chương trình dự án, các mặt công tác một cách khoa học là yếu tố quyết định tạo nên động lực thúc đẩy các phong trào của thanh niên. Phải ra sức xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức đúng với tính chất là tổ chức cộng sản trẻ tuổi dưới sự lãnh đạo của Đảng, đó là nhân tố quyết định để tập hợp đoàn kết thu hút đông đảo các tầng lớp thanh niên tham gia các hoạt động, thông qua các phong trào “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”. Thường xuyên chăm lo cho đội ngũ cán bộ đoàn năng động có uy tín trong thanh niên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, động viên khuyến khích các bạn đoàn viên, thanh niên vừa học, vừa làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, vừa phải biết vận dụng sáng tạo các chính sách của nhà nước, của Đoàn cấp trên trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch công tác, biết quan tâm đến nhu cầu lợi ích chính đáng của thanh niên, từ đó tạo ra một cuộc sống văn minh lịch sự trong thanh niên, khắc phục bệnh quan niêu hành chính, thái độ thụ động trong đội ngũ cán bộ đoàn, Hội, Đội làm tốt công tác thông tin hai chiều và công tác thi đua khen thưởng kịp thời có hiệu quả, đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo Đoàn phải có trình độ năng lực, có tâm huyết, trưởng thành từ phong trào thanh niên, có uy tín, có phẩm chất, nhân cách tốt và năng khiếu, có năng lực tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động của tuổi trẻ gần gũi và biết cách cảm hóa thanh niên, phương tiện, điều kiện và kinh phí hoạt động của Đoàn phải được đầu tư và trang bị tương đối đầy đủ và hiện đại, đủ sức hấp dẫn và tập hợp tuổi trẻ, đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo cơ sở và thực hiện các nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phần thứ ba:CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HƠN NỮA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ở HUYỆN MƯỜNG LA TỈNH SƠN LA I. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ Bước vào thế kỷ 21, sự nghiệp CNH- HĐH đất nước đang đặt lên vai thế hệ trẻ hôm nay, vì thế công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La phải có một sự đổi mới tích cực giúp tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để thực hiện có hiệu quả những nội dung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ cơ sở lý luận và dựa vào thực trạng tình hình về mọi mặt đời sống kinh tế cũng như văn hóa ở địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La, em mạnh dạn đưa các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La. 1. Thứ nhất: giải pháp về xây dựng nội dung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của huyện Mường La tỉnh Sơn La nói riêng, của tuổi trẻ Việt Nam nói chung luôn được coi là vấn đề quan trọng, không chỉ bảo tồn nét đẹp văn hóa vốn có mà cần phải phát triển nó một cách tiên tiến hơn nhưng mang đậm tính truyền thống của dân tộc. Đối với công tác tuyên truyền giáo dục thì cần phải đẩy mạnh đi sâu, đi sát vào đoàn viên thanh niên, giúp thanh niên nhận thức đúng, đồng thời nâng cao sự hiểu biết về lịch sử dân tộc, truyền thống văn hóa thông qua nhiều nội dung, phương thức hoạt động phong phú, đa dạng gắn liền với thực tiễn, hành động thiết thực không nặng nề giáo huấn, diễn thuyết, “ Lời nói đi đôi với hành động”. Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật tinh tế có sức chinh phục tâm hồn, tình cảm của thanh thiếu niên, như biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, sinh hoạt truyền thống, thăm quan các di tích lịch sử văn hóa chiến khi xưa, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu để tạo sân chơi trí tuệ trong tuổi trẻ, đồng thời giáo dục về lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử Đoàn cho thanh thiếu niên hiểu và hành động đúng. Khuyến khích và tạo điều kiện cho thế hệ thanh niên cùng tham gia và góp phần phát triển các hình thức lễ hội truyền thống của dân tộc, của các vùng miền văn hóa, thông qua việc cùng tham gia đó sẽ giúp tuổi trẻ hiểu rõ hơn những giá trị quý báu của lễ hội, khơi dậy trong họ ý thức bảo tồn và phát huy tinh thần dân tộc. Cần phát triển hơn các phong trào, các cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa văn minh tuổi trẻ “ nếu không có thói quen tốt sẽ không tạo được nếp sống có văn hóa”, tôn trọng truyền thống dân tộc, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, đẩy mạnh việc giáo dục pháp luật trong thanh thiếu niên, loại trừ ra khỏi tuổi trẻ những tư tưởng phong kiến cổ hủ như lệ làng, lệ xóm, luật rừng, luật giang hồ và các tệ nạn xã hội, cần nâng cao và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho thanh thiếu niên đặc biệt là các xã vùng xa, bằng cách phát huy tốt vai trò của thông tấn, báo chí đặc biệt là các phương tiện thông tin của Đoàn trong việc tuyên truyền – nên biểu dương giới thiệu các mô hình điển hình về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phê phán những hành vi thiếu văn hóa, các biểu hiện lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, coi thường đạo lý lẽ phải, các hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc mình. Nghiên cứu xây dựng các đội thanh niên tình nguyện, bảo vệ các di sản văn hóa, các nhóm văn nghệ xung kích, nhóm ca khúc cách mạng phục vụ nhân dân và tuổi trẻ, nhằm khơi trong thế hệ trẻ dân tộc huyện Mường La tỉnh Sơn La ý thức thái độ của dân tộc, ý trí tự lực tự cường. Mở rộng xây dựng các đội hình câu lạc bộ, các làng nghề truyền thống mang giá trị về một nét đẹp dân gian. Bên cạnh đó việc giữ gìn các di tích lịch sử như: Đền, chùa, miếu…mang đậm nét ý nghĩa lịch sử sâu sắc, giáo dục mọi tầng lớp nhân dân biết tôn trọng những vốn quý, nét đẹp của quê hương đất nước, thường xuyên quan tâm đến việc giữ gìn nét đẹp trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, đối với thế hệ trẻ đặc biệt cần quan tâm đến sức khỏe, hôn nhân và gia đình tăng cường công tác giáo dục, tư tưởng đạo đức, lối sống cho từng quần chúng nhân dân, hiểu và tin tưởng đường lối chính sách của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng mọi tầng lớp nhân dân hòa nhập vào quá trình phát triển của toàn nhân loại trên thế giới về vấn đề văn hóa. Chính vì vậy phải tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát triển hoàn thiện về mọi mặt, thể lực, trí lực, trí tuệ, đặc biệt là phải có một lối sống lành mạnh. Thực tiễn hiện nay trong cuộc sống của thanh niên còn gặp nhiều khó khăn khoảng cách giữa giàu và nghèo quá lớn, còn nhiều bon chen, vị kỷ tăng cường giáo dục môi trường văn hóa lành mạnh từ gia đình, nhà trường, xã hội, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh , hội liên hiệp thanh niên, đội thiếu niên tiền phong và đội nhi đồng Hồ Chí Minh, cần giáo dục tiếp thu có chọn lọc tránh hòa tan, thường xuyên theo dõi sự phát triển của các hành vi sai trái, lợi dụng sơ hở để truyền bá các tệ nạn xã hội vào Việt Nam nhất là nguy cơ “Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch “Hãy chung tay, chung sức chung lòng phát huy sức mạnh trong việc giữ gìn và bảo vệ nền văn hóa của dân tộc mình. 2. Thứ hai: giải pháp về mặt tổ chức, về cán bộ, tổ chức hoạt động theo cơ chế nào? Tuổi trẻ huyện Mường La tỉnh Sơn La được sống trong một vùng đất nước giàu truyền thống văn hóa cách mạng với nhiều di tích lịch sử, những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do các thế hệ cha ông đầy công hun đúc lên, là nơi lưu trữ những giá trị tinh thần quý báu của một nền văn hóa, tất cả các giá trị truyền thống nhân văn cao quý ấy là nền tảng tinh thần để tiếp thêm sức mạnh cho tuổi trẻ vươn lên trong công cuộc xây dựng quê hương và giữ gìn truyền thống anh hùng, truyền thống văn hóa dân tộc, đó là nét đẹp trong mỗi người dân huyện Mường La tỉnh Sơn La. Chính vì vậy cần phải có những giải pháp nhằm giúp đỡ đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Mường La tỉnh Sơn La, dù ở thời đại nào, hoàn cảnh nào vẫn phải ra sức giữ gìn bản sắc, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng quê hương Mường La ngày một tươi đẹp hơn. Các cấp bộ đoàn cần tăng cường giáo dục, truyền tải các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới thanh thiếu niên, luôn vạch ra những định hướng trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của các dân tộc, tiếp thu những cái hay cái tốt nhưng phải giữ lại, lưu truyền lại, góp phần giữ gìn bản sắc, làm giàu cho văn hóa Việt Nam. Cùng phát triển các nhóm, các đội tuyên truyền ca khúc cách mạng, tổ chức các cuộc thi trang phục, thi tìm hiểu về các giá trị truyền thống, tham gia tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử (nhà tù Sơn La), các công trình văn hóa công cộng, đấu tranh bài trừ các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, các văn hóa phẩm độc hại, hạn chế khuynh hướng sùng ngoại trong hưởng thụ văn hóa của thanh thiếu niên mà dự thảo báo cáo của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII trình Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, hiện nay đã xuất hiện trên các thông tin đại chúng nhiều văn hóa phẩm đồi trụy, làm cho thanh thiếu niên bị lôi cuốn cần phải đề ra các chủ trương biện pháp kịp thời tránh làm tổn hại đến thanh thiếu niên. Mỗi cán bộ đoàn viên, thanh niên cần có đầy đủ ý thức trách nhiệm của mình với việc thực hiện nếp sống văn minh, gương mẫu chấp hành những quy định của nhà nước, quy ước của địa phương, cơ quan, đơn vị, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan, xa hoa lãng phí, tránh hiếu danh vụ lợi, động viên tuyên truyền cho ông bà, cha mẹ, người thân cùng thực hiện tốt. Mặt khác nghiêm khắc phê bình và xử lý kỷ luật thích đáng đối với những cán bộ đoàn viên, thanh niên vi phạm nếp sống văn minh, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, phối và kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể trong việc tuyên truyền giáo dục, triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về văn hóa trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. 3. Thứ ba: giải pháp về các hoạt động của Đoàn nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tổ chức Đoàn cần phải tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng thanh niên, môi trường hoạt động, trình độ nhận thức và đặc thù công việc của thanh niên, để tổ chức tuyên truyền đổi mới nội dung, hình thức hoạt động với chủ đề phong phú và đa dạng, hấp dẫn nhằm thu hút tập hợp đông đảo thanh niên tham gia, thông qua các hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thông tin tuyên truyền đại chúng, các cuộc thi, các diễn đàn hội thảo, “tuổi trẻ với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, “cưới theo nếp sống trong thanh niên”, hãy giữ gìn và phát triển các hình thức văn hóa nghệ thuật như vẽ, hát, ngâm thơ, hát vui, hát trình, hát đối…về vui chơi có đánh quay, ném còn, kéo co, chọi gà, đua thuyền, ….các vũ điệu dân gian như xòe vòng, xòe quạt… Luôn tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong việc xung kích thực hiện nếp sống văn hóa mới, tổ chức các hội thi sinh hoạt văn hóa văn nghệ vào các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, để từ đó khơi dậy những nét đẹp tự nhiên, đồng thời phát huy những nét đẹp vốn có, phát huy những giá trị tiến bộ về văn hóa thường xuyên tổ chức các cuộc sinh hoạt chính trị có thể thông qua hình thức tọa đàm, trao đổi hay phiếu câu hỏi dự thi để từ đó nâng cao nhận thức của mỗi đoàn viên, thanh niên hay có thể dùng phương pháp điều tra xã hội học phát phiếu câu hỏi điều tra, từ đó lắng nghe tiếp thu ý kiến của công luận và biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Cần phải đưa ra những biện pháp biểu dương kịp thời cho các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thông qua các công tác sơ tổng kết rút kinh nghiệm. Các cấp bộ đoàn cần tuyên truyền vận động đoàn viên, thanh niên sâu rộng hơn hãy luôn sát cánh bên họ để động viên thúc đẩy họ thực hiện tốt về một số tổ chức đám cưới trong thanh niên hiện nay rất trang trọng, tiết kiệm văn minh, văn hóa lành mạnh theo nếp sống mới để các bạn đoàn viên thanh niên tham khảo, áp dụng thực hiện đạt kết quả cao. II. KIẾN NGHỊ VỚI CẤP ỦY ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN, ĐOÀN CẤP TRÊN, NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH: 1. Đối với Đảng và Nhà nước Trong điều kiện đất nước ta hiện nay đang thực hiện sự nghiệp đổi mới CNH- HĐH thì thanh niên chính là lực lượng nòng cốt, nhưng thanh niên họ là người rất hay giao động, nhạy cảm trước những tác động của cơ chế thị trường trong nhận thức, tình cảm, tư tưởng…nên cũng rất dễ mắc phải các thói hư tật xấu, vì thế họ cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự kiểm tra quản lý, giám sát của nhà nước đối với đoàn viên thanh niên và các hoạt động của họ. Cần tiếp tục các nghị quyết, chuyên đề về văn hóa để giúp thanh niên hiểu đúng về cội nguồn dân tộc. Trước hết tổ chức quán triệt thực hiện có hiệu quả nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII chỉ thị 27 của Bộ chính trị về “thực hiện nếp sống văn minh trong lễ cưới, lễ hỏi, lễ hội” thường xuyên củng cố xây dựng, hoàn thiện thể chế văn hóa coi đây là nhiệm vụ lớn quan trọng mà chúng ta phải thực hiện thường xuyên trong suốt thời kỳ xây dựng đất nước. Kịp thời nắm bắt chỉ đạo, khuyến khích toàn thể đoàn viên, thanh niên làm nong cốt trong việc thực hiện sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tăng cường nguồn đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa, có chính sách quy hoạch đội ngũ cán bộ đoàn làm công tác văn hóa, chính sách ưu đãi đối với cán bộ đoàn hoạt động trên mọi lĩnh vực văn hóa. Đảng ủy và nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến tâm tư, nguyện vọng nhu cầu và những lợi ích chính đáng của tuổi trẻ, chăm lo giáo dục tinh thần đi đôi với thể chất, có nhiều chương trình kế hoạch để tuổi trẻ tiếp thu, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc ngày càng tích cực hơn 2. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương: Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho đoàn thanh niên hoạt động, thông qua việc giao nhiệm vụ tạo việc làm để gắn với lợi ích chính mình, đó là động lực giúp tuổi trẻ có cái nhìn mới về vấn đề văn hóa để phát huy. Các cấp ủy Đảng cần chỉ đạo các ban ngành liên quan, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, cụ thể hơn với tổ chức đoàn các cấp trong việc thực hiện sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ, nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng, công tác văn hóa, động viên tạo điều kiện để cán bộ Đảng viên, đoàn thanh niên, nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa, làng văn hóa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực sự tin tưởng giao trách nhiệm cho tuổi trẻ, tổ chức Đoàn thanh niên xung kích đi đầu trong việc thực hiện nếp sống văn hóa, tránh sự lãnh đạo gia trưởng, áp đặt, khoán trắng, chú trọng bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn bồi dưỡng cán bộ làm công tác Đoàn, càn có chính sách, phụ cấp thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ đoàn ở cơ sở giúp họ yên tâm công tác, nhiệt tình sáng tạo trong công việc. Phải luôn tôn trọng nhu cầu ngày càng đa dạng, cởi mở, tự do mang tính cá thể mạnh trong đời sống đạo đức- tình cảm của thanh niên, đồng thời phải kiên trì tuyên truyền, khẳng định các giá trị cốt lõi tốt đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc. 3. Đối với cán bộ Đoàn trung ương. Các cấp bộ Đoàn mà trước tiên là Trung ương Đoàn cần xây dựng chương trình kế hoạch liên tịch với cán bộ, ngành nhất là ngành văn hóa thông tin để tranh thủ tạo sức mạnh đồng bộ trong việc động viên tuổi trẻ tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong quá trình hội nhập, giao lưu để làm giàu thêm vền văn hóa Việt Nam. Cần có chủ trương, chế độ khuyến khích, ưu đãi đối với thanh niên trong việc tôn tạo, giữ gìn các di tích văn hóa lịch sử. Ngược lại tạo điều kiện cho tuổi trẻ tham gia tìm hiểu, nghiên cứu, các di tích lịch sử văn hóa để tuổi trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc. Đối với trung ương Đoàn cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn, tham mưu với Đảng, nhà nước trong công tác nghiên cứu về vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc. 4. Đối với huyện Đoàn Huyện đoàn cần tham mưu tích cực với huyện ủy- ủy ban nhân dân huyện tạo điều kiện cho thanh niên có cơ chế chính sách thuận lợi để cống hiến và trưởng thành, tổ chức thành lập các đội tuyên truyền để tuyên truyền các ca khúc cách mạng. Tuyên truyền về lối sống văn hóa, bản sắc văn hóa…để cho đoàn viên thanh niên hiểu rõ và sâu sắc về truyền thống quý báu của dân tộc. Thường xuyên mở lớp tập huấn, tọa đàm để tuyên truyền, giáo dục và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những buổi nói chuyện giao lưu văn hóa văn nghệ. 5. Đối với Đoàn cơ sở và chi Đoàn Tăng cường chỉ đạo các phong trào thiết thực với thanh niên, các chương trình về văn hóa, lối sống, nếp sống. Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực gần gũi như thăm quan các di tích lịch sử cho đoàn viên thanh niên, những buổi dã ngoại. 6. Đối với gia đình Cần nắm vững về bản sắc văn hóa để giáo dục cho con, em, anh chị và những người trong gia đình mình hiểu, luôn phối kết hợp với các cơ quan đoàn thể để phát huy tính sáng tạo trong nếp sống, lối sống văn hóa. Sống chan hòa, đoàn kết, tiết kiệm, hành động đúng mực, không vụ lợi, danh vụ xa hoa, lãng phí, gia đình hãy luôn giữ vững là cái nôi để giáo dục cho thanh niên đi đúng hướng. 7. Đối với nhà trường. Cần phải kết hợp trong giảng dạy, nhất là các chuyên môn sâu về lịch sử văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc. Phối hợp chặt chẽ thiết thực hơn trong việc cùng đoàn thanh niên triển khai thực hiện các phong trào như “xóa mù chữ, chống tệ nạn xã hội, thanh niên với dân số, sức khỏe môi trường”. Để giúp các em hiểu biết về cội nguồn lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương, vì chính các em sẽ là thế hệ kế tục, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình. III.KẾT LUẬN “Một năm khởi đầu từ mùa xuân- cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ- tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ kính yêu ví tuổi trẻ như mùa xuân – mùa xuân tràn trề nhựa sống, mùa xuân của đâm chồi nảy lộc, đâm hoa kết trái, mùa của tình yêu tuổi trẻ với bao khát vọng lớn lao. Đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, thực tế cuộc sống xã hội đang thúc bách chúng ta phải tìm hiểu, cải tạo và xây dựng con người mới, xây dựng xã hội văn minh, những hình thức sinh hoạt mang yếu tố lạc hậu cần được cải tạo, những thói quen tập quán, thủ tục rườm rà cần phải xóa bỏ, ngược lại các giá trị tốt cần phải được trân trọng, giữ gìn để phát huy. Vấn đề giáo dục, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho thanh niên huyện Mường La Tỉnh Sơn La đang trở lên những vấn đề rất cần thiết giúp thanh niên đẩy lùi được các hiện tượng phản văn hóa, các tệ nạn xã hội, các thói hư tật xấu của xã hội. Bản sắc văn hóa là một cấu thành của đời sống văn hóa, làm phong phú hơn đời sống con người. Nó là một mặt tổng hợp những thành tố văn hóa trong đời sống xã hội, trong quá trình chuyển tải bản sắc văn hóa chính thế hệ trẻ và tổ chức Đoàn họ là những người đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công. Thế hệ trẻ các dân tộc huyện Mường La tỉnh Sơn La qua các thời kỳ đã xây dựng được nét văn hóa riêng trên tất cả các lĩnh vực, chính điều này đã góp phần khẳng định sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. Ngày nay đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh thì việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng có vai trò to lớn. Phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong tổ chức Đoàn thanh niên miền núi là một yêu cầu cơ bản để nếp sống văn hóa nói chung và văn hóa từng dân tộc trong cộng đồng Việt Nam nói riêng có điều kiện phát triển, cần phải có những chính sách đãi ngộ phù hợp với từng vùng, miền đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số cần phải được quan tâm đầu tư, có như vật mới khai thác, xây dựng, giữ gìn được những nét đẹp tinh hoa trong từng dân tộc. Văn hóa là cái mạnh mẽ nhất vì nó vượt qua không gian và thời gian để khẳng định bản sắc dân tộc. Trên thị trường quốc tế, do vậy giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một hướng đi đúng. Tìm cái hay, cái đẹp để phát huy, giữ gìn, thấy cái hạn chế lỗi thời để khắc phục. Chúng ta tin tưởng rằng với tinh thần nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng, với sự lỗ lực của mỗi người, mỗi ngành và toàn xã hội nếp sống văn hóa, bản sắc văn hóa nói riêng và đời sống văn hóa nói chung sẽ ngày một phát triển mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam ngày thêm tươi đẹp. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu chuyên đề “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc huyện Mường La tỉnh Sơn La, còn bộc lộ một số khó khăn về tư tưởng, đạo đức, lối sống, thực trạng tình hình việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của huyện Mường La cho thấy nhiều điều kiện bất cập, thể hiện ngay trong việc lãnh đạo, chỉ đạo của một số cán bộ còn chưa sâu, chưa cụ thể còn mang tính hình thức, quần chúng nhân dân còn mơ hồ trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa, một số cơ sở còn hiểu sai, làm chưa đúng theo nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, không ít thanh niên còn sống tự do, buông thả, còn chạy theo sức mạnh của đồng tiền giao du hội nhập đua đòi, chạy theo lối sống phương tây, tiếp thu không chọn lọc, không phù hợp với điều kiện phát triển của nền văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, văn hóa của huyện Mường La tỉnh Sơn La. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐCSVN: Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001. ĐCSVN: Văn kiện Đảng về công tác thanh niên. NXB 62 Bà Triệu – Hà Nội. ĐCSVN. Nghị quyết hộ nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 (Khóa VIII). NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999. ĐCSVN. Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu nghị quyết hội nghị lần thứ sáu (lần hai) Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII.NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999. Đoàn TNCS HCM. Văn kiện đại hội Đoàn TNCS HCM lần thứ VII, NXB Thanh niên, Hà Nội 1997. Đoàn TNCS HCM. Đoàn TNCS HCM 70 năm xây dựng và trưởng thành, NXB Thanh niên, Hà Nội 2001. Đảng bộ huyện Mường La tỉnh Sơn La: Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Mường La tỉnh Sơn La lần thứ XI, Mường La 2001. Đảng bộ huyện Mường La tỉnh Sơn La: Lịch sử Đảng bộ huyện Mường La tỉnh Sơn La tập I, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002. Đoàn TNCS HCM huyện Mường La tỉnh Sơn La: Văn kiện đại hội Đoàn toàn huyện Mường La tỉnh Sơn La lần thứ VIII, 1997. Đoàn TNCS HCM huyện Mường La tỉnh Sơn La: Lịch sử Đoàn TNCS HCM và phong trào thanh thiếu niên huyện Mường La tỉnh Sơn La, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1996. Đoàn TNCS HCM huyện Mường La tỉnh Sơn La: Văn kiện Đại hội Đoàn toàn huyện Mường La tỉnh Sơn La lần thứ IX, Mường La 2002. Xây dựng nếp sống văn hóa trong thanh thiếu nhi: NXB Thanh niên, Hà Nội 1997. Báo cáo tổng kết công tác văn hóa thông tin – thể thao, phòng văn hóa huyện Mường La tỉnh Sơn La năm 2007, 2008, 2009. Báo cáo tổng kết công tác tư tưởng- văn hóa của Đoàn thanh niên huyện Mường La tỉnh Sơn La từ đại hội Đoàn lần thứ VII đến nay. Và một số tài liệu khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường La - tỉnh Sơn La với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.doc
Luận văn liên quan