Kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh là vấn đề cần thiết nhất của mỗi doanh nghiệp, vì vậy đòi hỏi bộ phận kế toán phải phản ánh trung thực, chính xác, thận trọng và kịp thời, có thể doanh nghiệp mới đứng vững và hoạt động có hiệu quả.
Tuy công ty được thành lập chưa lâu lắm nhưng đã tự khẳng định được thế mạnh của mình, không ngừng hoàn thiện về mọi mặt. Mặc dù có một số khó khăn còn tồn tại, nhưng doanh nghiệp đã từng bước khắc phục khó khăn ngày càng trưởng thành hơn.
Bên cạnh những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại cần khắc phục tới đây doanh nghiệp sẽ mở rộng thêm nhiều mặt hàng, xâm nhập vào thị trường lớn, thu hút được nhiều khách hàng, bố trí phù hợp nhân viên có đầy đủ trình độ để tiếp nhận và xử lý công việc tốt, chắc chắn công việc kinh doanh của công ty sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
38 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3796 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH-Sản xuất thương mại Nic Pharma, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
KHOA KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
*****
BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
DOANH THU, CHI PHÍ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH-SXTM NIC PHARMA
GVHD1: NGUYỄN VĂN THÁI
GVHD2: LÊ THỊ PHƯƠNG HÀ
CBHD3: NGUYỄN THỊ THU TRANG
SVTH : VÕ THỊ TRÂM ANH
Khóa Học: 2008 – 2012
TPHCM, tháng 3- 2012
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập gần hai tháng tại công ty TNHH – SXTM N.I.C em đã rút được rất nhiều kinh nghiệm mà trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường em chưa biết được.
Để có kiến thức và kết quả thực tập ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Các thầy cô trường Đại Học Văn Hiến đã tận tình truyền đạt kiến thức nền tảng cơ sở, kiến thức chuyên sâu về kế toán-kiểm toán và cả kinh nghiệm sống quý báu, hữu ích cho em trong thời gian thực tập và cả sau này.
Thầy Nguyễn Văn Thái và Cô Lê Thị Phương Hà giáo viên hướng dẫn của em đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ em từ khi chọn đề tài, cách thức tiếp cận thực tiễn tại đơn vị thực tập đến khi hoàn thành chuyên đề này.
Chị Nguyễn Thị Thu Trang kế toán trưởng của công ty đã tạo cho em cơ hội được thực tập tại phòng kế toán của công ty, được tiếp cận thực tế để học hỏi kinh nghiệm, bổ sung thêm vốn kiến thức ở trường.
Các anh chị phòng kế toán đã nhiệt tình hướng dẫn, giải thích và cung cấp tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của em, giúp cho em hoàn thành chuyên đề đúng thời gian quy định.
Xin chúc quý thầy cô, chú và các anh chị tại công ty dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc. Xin chúc Quý Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh.
Sinh viên thực tập: Võ Thị Trâm Anh.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 2
PHỤ LỤC
QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT
GTGT: Giá trị gia tăng.
CT: Chứng từ.
TK: Tài khoản.
TSCĐ: Tài sản cố định.
HĐ: Hóa đơn.
CKTT: Chiết khấu thanh toán.
CKTM: Chiết khấu thương mại.
PXSX: Phân xưởng sản xuất.
SXKD: Sản xuất kinh doanh.
SXTM: Sản xuất thương mại.
QLDN: Quản lý doanh nghiệp.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế đất nước ta ngày càng phát triển, vai trò của các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại hết sức quan trọng. Để ngày càng phát huy vai trò cũng như tạo nên sức mạnh trong việc đầu tư và phát triển, doanh thu là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong việc sản xuất, kinh doanh. Để đạt được điều đó không phải dễ dàng, mỗi doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh nhằm năng cao năng suất, hiệu quả, cũng như tạo nên nguồn lợi nhuận nuôi sống bộ máy doanh nghiệp, đặc biệt là góp phần tạo nên bộ mặt kinh tế đất nước. Do đó, tại Công ty TNHH – SXTM Dược phẩm N.I.C. em quyết định tìm hiểu chuyên đề báo cáo “Doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh” để tìm hiểu doanh nghiệp hoạt động như thế nào mà có thể duy trì và ngày càng phát triển như ngày nay.
Mặc dù em đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành chuyên đề báo cáo này, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong quý thầy cô và các anh chị phòng kế toán của doanh nghiệp đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY.
1. Đặc điểm. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Đặc điểm.
Tên công ty: Công ty TNHH – SXTM Dược phẩm N.I.C.
Tên viết tắt: NIC PHARMA
Địa chỉ: Lô 11D, đường C, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM.
Điện thoại: (08)37541999 Fax: (84-8)37541995
Email: nic.pharma@yahoo.com
Mã số thuế: 0303212966
Ngành nghề kinh doanh: Dược phẩm, sản xuất và buôn bán.
Lĩnh vực hoạt động:
Sản xuất , mua bán dược phẩm.
Sản xuất , mua bán Mỹ phẩm, trang thiết bị - dụng cụ Y tế.
Mua bán , chế biến thực phẩm.
Đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa. Môi giới thương mại.
Sản xuất, gia công, mua bán bao bì. In trên bao bì.
Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty TNHH – SXTM Dược phẩm N.I.C Pharma được thành lập ngày 23-02-2004 theo Giấy chứng nhận kinh doanh số 4102020303 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tp.Hcm cấp ngày 23-02-2004, là một trong những công ty Dược phẩm đầu tiên được Tổ chức Y tế thế giới WHO cấp chứng chỉ GMP–WHO/GLP/GSP, bao gồm ba bộ phận chính:
Bộ phận sản xuất
Bộ phận kiểm tra chất lượng
Bộ phận đảm bảo chất lượng
Công ty TNHH-SXTM Dược phẩm N.I.C Pharma được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ VND với qui mô sản xuất nhỏ. Liên tục những năm qua với sự nổ lực của ban lãnh đạo và lòng nhiệt huyết của công nhân viên nên công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng phát triển, đổi mới thiết bị sản xuất, đa dạng hóa các ngành hàng để đáp ứng những yêu cầu và mong muốn ngày càng cao của khách hàng.
Hiện nay, công ty chuyên sản xuất, mua bán các loại dược phẩm , trang thiết bị dùng trong y tế. Bên cạnh đó, công ty còn mở rộng hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực như: mua bán, chế biến thực phẩm, sản xuât mỹ phẩm, môi giới thương mại, đại lý kí gửi…..
Với phương châm lấy uy tín,đảm bảo chất lượng, luôn luôn vì lợi ích của khách hàng đặt lên hàng đầu kết hợp với chính sách bán hàng linh hoạt nên công ty đã có một lượng lớn khách hàng hợp tác lâu dài. Cùng với sự phát triển không ngừng đó, hiện nay vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 30 tỷ VND, tăng gấp 30 lần so với lúc ban đầu thành lập. Đạt được thành công lớn như vậy, công ty sẽ không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2. Chức năng của công ty.
Công ty TNHH-SXTM Dược phẩm N.I.C Pharma là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh dược phẩm và trang thiết bị y tế phục vụ cho xã hội dân sinh.
Công ty ngày càng mở rộng sản xuất và tạo ra một lượng nhất định công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nguồn thu nhập chính đáng và ổn định cho họ.
Bên cạnh đó bằng việc thực hiện các chính sách tiền lương, giá cả, phân phối sản phẩm, doanh nghiệp đang góp phần thực hiện các biện pháp điều tiết vĩ mô đối với các mặt kinh tế, xã hội nói chung.
3. Đặc điểm quy mô hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty hoạt động dựa trên nguồn vốn tự có. Hình thức sở hữu vốn là dân doanh,công ty TNHH.
Công ty được quyền tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, hạch toán khai báo sổ.
Công ty được quyền kí kết các hợp đồng kinh tế đồng thời chịu trách nhiệm về nội dung kinh doanh đã đăng kí.
Quy mô hoạt động : công ty có mạng lưới kinh doanh, phân phối sản phẩm cho các trung tâm y tế, đại lý trên toàn quốc. Đặc biệt là khu vực miền Tây Nam Bộ và khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty.
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
Sơ đồ tổ chức bộ máy doanh nghiệp.
TỔNG GIÁM ĐỐC
PTGĐ KINH DOANH
PTGĐ TÀI CHÍNH
PTGĐ SẢN XUẤT
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
PHÒNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
BỘ PHẬN KHO NHÀ MÁY
PHÒNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
CÁC TRUNG TÂM PHÂN PHỐI
KHO HÀNG CÔNG TY
PHÒNG TRÌNH DƯỢC
Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban.
Tổng giám đốc: quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật.
Các phó tổng giám đốc: Thực hiện các chức năng tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc cho từng bộ phận như công tác sản xuất, kinh doanh, nhân sự…
Phòng kế toán- tài chính:
Chịu trách nhiệm về các hoạt động như: tổng hợp báo cáo tài chính của
công ty kịp thời, tính và trả lương cho nhân viên…
Tham mưu cho Tổng giám đốc về việc huy động và việc sử dụng nguồn
vốn một cách hiệu quả.
Giám sát các hoạt động về thu chi các phòng ban và trực tiếp chỉ đạo, theo dõi các bộ phận kế toán của các chi nhánh.
Phòng hành chính- nhân sự:
Là bộ phận quản trị Công ty , giữ gìn mọi tài sản của doanh nghiệp, và quan hệ đối nội, đối ngoại đảm bảo an toàn cho Công ty.
Chịu trách nhiệm tham mưu cho tổng giám đốc về các vấn đề như tuyển dụng, thôi việc cũng như các chế độ khác của người lao động.
Tổ chức các đợt thi nâng cao tay nghề, lập kế hoạch về đào tạo, quản lý giờ công, ngày công của người lao động.
Tổ chức các đợt hội nghị khách hàng, lo công tác hậu cần phục vụ hội nghị.
Phòng tổ chức hành chính.
Tham mưu cho Ban giám đốc về bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên trong toàn công ty và bố trí nhân sự sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty.
Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định kì và bất thường.
Xây dựng nội quy, chế độ công tác cho các bộ phận và đơn vị phụ thuộc.
Phòng kinh doanh:
Có trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động kinh doanh, kế hoạch doanh thu hàng tháng, quản lý lượng hàng tồn kho.
Tổ chức hệ thống tiếp thị trực tuyến đến từng khoa của bệnh viện để tìm hiểu cách sử dụng thuốc của các y, bác sỹ để có kế hoạch kinh doanh kịp thời.
Thống kê theo dõi và quản lý chặt chẽ hàng hóa kinh doanh, báo cáo kịp thời, chính xác, đúng thời gian quy định, tổng hợp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh.
Phòng phát triển thị trường:
Dưới quyền kiểm soát của phó tổng giám đốcc kinh doanh.
Thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho lãnh đạo như: tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu và tìm hiểu thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
Phòng nghiên cứu- phát triển:
Thực hiện việc nghiên cứu sản phẩm mới.
Thực hiện sản xuất và kiểm nghiệm sản phẩm mới.
Bộ phận kho và nhà máy dược phẩm: có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất sản phẩm.
5. Quy trình sản xuất và quy trình công nghệ của công ty.
Sơ đồ quy trình sản xuất.
Pha chế tá dược
Nguyên liệu
Biệt trữ
Kho nguyên liệu
Nước RO
Cấp phát
Khu tiếp nhận
Cân chia mẻ
Xay, rây
Trộn nhào
Xát, hạt lưới
Sấy tầng sôi
Sửa hạt khô
Trộn tá dược
Biệt trữ
Kiểm nghiệm
Kiểm nghiệm
Cốm DTC
Đập viên
Vô nang
Thành phẩm
Quy trình công nghệ.
Nguyên vật liệu mua về được đưa vào phòng tiếp nhận nguyên vật liệu và được làm sạch bao bì bên ngoài bằng dẻ sạch hoặc máy hút bụi, sau đó được đưa vào kho biệt trữ nguyên liệu. Nguyên liệu trữ được dán nhãn “biệt trữ” màu vàng và chờ lấy mẫu kiểm nghiệm, trong kho biệt trữ được bố trí một lấy mẫu lọc với hiệu suất 95% để đảm bảo khi lấy mẫu không bị ô nhiễm nguyên liệu. Những thùng lấy mẫu đã lấy mẫu được người lấy mấu dán nhãn “ thùng nguyên liệu đã được lấy mẫu” và được chuyển trả lại khu biệt trữ. Sau khi có kết quả kiểm nghiệm và được đưa vào sản xuất, thùng nguyên liệu được dán nhãn màu xanh “ đạt tiêu chuẩn” rồi chuyển sang kho nguyên liệu chờ cấp phát. Từ đây nguyên liệu được cấp phát theo từng lệnh sản xuất. Nguyên liệu từ kho được đưa về xưởng trong những xe vận chuyển dạng thùng kín. Từ xe thùng nguyên vật liệu được đưa vào chốt gió, tại đây thùng nguyên vật liệu được thay bao bì ngoài, sau đó đưa vào kho nguyên vật liệu và phòng cân chia mẻ chế biến. Từ phòng cân chia mẻ nguyên vật liệu được chuyển đến các phòng pha chế trong các xe dạng thùng kín.
Đường đi của các sản phẩm trung gian, bán thành phẩm: Sản phẩm trung gian là cốm hoặc bột sau khi đã trộn tá dược trơn, cốm được chuyển vào kho cốm trong khu biệt trữ, dán nhãn “ biệt trữ chờ kiểm nghiệm” thanh tra chất lượng lấy mẫu về phòng kiểm nghiệm chất lượng. Khi đã có quyết định “ cốm đạt tiêu chuẩn cho phép” thì cho phép đưa vào sản xuất tiếp, thanh tra chất lượng tháo bỏ nhãn “biệt trữ” và dán vào nhãn “đạt tiêu chuẩn” chuyển sang xếp vào khu sản xuất đạt tiêu chuẩn trước khi chuyển đi đóng nang hoặc dập viên.
Sản phẩm trung gian và sản phẩm chờ đóng gói là viên sau khi dập hoặc đóng nang. Tấc cả sản phẩm chuyển công đoạn thì bỏ nhãn “ biệt trữ chờ kiểm nghiệm”. Sau khi có quýet định cho phép chuyển công đoạn thì bỏ nhãn “biệt trữ” sán nhãn đạt tiêu chuẩn. Viên đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa đi ép vỉ bấm, vỉ xẻ, đóng chai. Viên sau khi ép vỉ, đóng chai sẽ theo băng chuyền đi thẳng ra khu đóng gói cấp hai. Nếu viên bao film hoặc bao đường thì sau đó được đưa trở lại kho bảo quản biệt trữ. Khi đã được kiểm soát chất lượng kiểm tra và chấp nhận cho chuyển công đoạn thì sẽ chuyển thay nhãn tình trạng và được chuyển ép vỉ hoặc đóng chai.
Đường đi của thành phẩm: thành phẩm sau khi được đóng gói hoàn chỉnh sắp xếp ở kho biệt trữ thành phẩm và dán nhãn “biệt trữ” chờ khi có quyết định kiểm tra chất lượng cho phép xuất xưởng thì mới giao về tổng kho.
6. Tổ chức bộ máy kế toán.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung. Hàng ngày, cửa hàng trực thuộc báo sổ và nộp tiền về doanh nghiệp. Phòng kế toán tài vụ doanh nghiệp hạch toán theo chứng từ ghi sổ, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán.
Hình thức kế toán áp dụng:
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp thuế GTGT khấu trừ và kê khai thường xuyên
Hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng hình thức kế toán Nhật kí chứng từ.
Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ. Căn cứ vào vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
Sơ đồ hình thức kế toán nhật kí chứng từ.
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ BẢNG PHÂN BỐ
NHẬT KÍ
CHỨNG TỪ
BẢNG KÊ
SỔ, THẺ KẾ TOÁN, CHI TIẾT
SỔ CÁI
BẢNG CHI TIẾT TỔNG HỢP
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng hoặc định kì:
Đối chiếu, kiểm tra:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN THANH TOÁN
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
KẾ TOÁN KHO
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
THÀNH PHẨM
NGUYÊN LIỆU
BAO BÌ
Quan hệ đối chiếu
Quan hệ trực tiếp
Ghi chú:
Chức năng và nhiệm vụ của kế toán:
Kế toán trưởng:
Có trách nhiệm tổ chức và điều hành công tác kế toán tại công ty sao cho đạt năng suất và hiệu quả. Chịu trách nhiệm trước công ty về hoạt động của nhân viên kế toán.
Tham mưu cho ban giám đốc về tài chính của doanh nghiệp.
Chỉ đạo việc lập báo cáo kế toán thống kê và quyết toán tổ chức phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, củng cố và hoàn thiện công tác hạch toán kế toán.
Kế toán thanh toán:
Theo dõi tình hình vòng quay của vốn và khả năng thanh toán của công ty.
Kế toán ngân hàng:
Mở L/C nhập hàng, vay trả các đơn vị trong nước, theo dõi chứng từ hàng hóa nhập khẩu.
Kế toán kho:
Theo dõi tình hình nhập – xuất vật tư, bao bì và công cụ dụng cụ. Đồng thời tính toán, phân bổ chính xác vật tư, khấu hao TSCĐ.
Theo dõi chi phí sản xuất để căn cứ tính giá thành sản phẩm.
Kế toán tổng hợp:
Kiểm tra, đối chiếu chứng từ và báo cáo thống kê của tất cả các bộ phận kế toán.
Giữ sổ cái và hạch toán chi tiết trên sổ cái.
Lập báo cáo nhanh về tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp
Lập bảng cân đối kế toán và báo cáo quyết toán hàng tháng, quý, năm.
Theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch chi phí, doanh thu. Lập các báo cáo thuế GTGT hàng tháng, quý của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY NIC PHARMA.
1. Quy trình bán hàng.
a. Sơ đồ quy trình bán hàng.
Phòng Kinh Doanh Kế toán bán hàng Kho, giao hàng
ĐĐH
KH
Kiểm tra ĐĐH, lập PGH
ĐĐH
PGH
D
A
B
PGH
B
Kiểm tra, tính tốn, lập HĐ, ghi sổ
PGH
A
B
HĐ
N
N
N
PGH
B
Xuất hàng, giao hàng
PGH
B
N
KH
KH: khách hàng HĐ: hóa đơn
ĐĐH: đơn đặt hàng
PGH: phiếu giao hàng
b. Mô tả quy trình.
Khách hàng gửi ĐĐH đến Phòng kinh doanh. Nhân viên kinh doanh sẽ kiểm tra hàng tồn (căn cứ bảng tồn theo tuần của kho), lập PGH (2 liên). Lưu lại ĐĐH theo ngày, chuyển 2 bản sao ĐĐH, 2 liên PGH qua Phòng kế toán.
Kế toán bán hàng căn cứ ĐĐH, PGH (được đánh số theo thứ tự) kiểm tra, tính toán, lập HĐ GTGT (3 liên). Lưu lại ĐĐH, PGH, HĐ (liên 1, liên 3) theo số thứ tự. Chuyển liên 2 ĐĐH, PGH, HĐ cho bộ phận kho và giao hàng. Ghi sổ, lập chứng từ ghi sổ, báo cáo….
Tiến hành xuất hàng, giao hàng. Lưu tại kho PGH theo thứ tự. Giao khách ĐĐH, HĐ.
2. Kế toán doanh thu bán hàng.
a. Nội dung.
Doanh thu bán hàng là doanh thu các mặt hàng dược phẩm và trang thiết bị y tế phát sinh thực tế tại công ty và các cửa hàng trực thuộc, không bao gồm thuế GTGT.
b. Chứng từ để ghi nhận doanh thu.
Hóa đơn GTGT: doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT-3LL do bộ tài chính phát hành, gồm 3 liên:
Liên 1: lưu
Liên 2: giao cho khách hàng
Liên 3: lưu nội bộ
Bảng kê bán lẻ: sử dụng ở cửa hàng bán lẻ hàng tháng
Bảng kê hóa đơn hàng hóa bán ra.
Thời điểm ghi nhận doanh thu.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thõa mãn tất cả 5 điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sỡ hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Trình tự ghi sổ.
Căn cứ vào đơn đặt hàng, hợp đồng kế toán sẽ lập hóa đơn VAT thành 3 liên
Căn cứ vào hóa đơn lưu, kế toán ghi vào sổ chi tiết tài khoản cho các tài khoản tương ứng
Ghi vào bảng tổng hợp chứng từ kế toán, lập chứng từ ghi sổ
Sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Hạch toán.
Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng
Căn cứ vào hóa đơn GTGT phản ánh DTBH phát sinh
Nợ TK 111, 112, 113, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: DTBH
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
Trường hợp đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện nộp thuế GTGT:
Căn cứ vào hóa đơn bán hàng kế toán ghi sổ:
Nợ TK 111, 112, 113, 131 Tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế
Có TK 511
Phương thức tiêu thụ qua các đại lý
Hàng ký gửi đã xác định tiêu thụ
Nợ TK 641: Hoa hồng đại lý
Nợ TK 111, 112, 131: Số tiền được nhận sau khi trừ khoản hoa hồng
Có TK 511: DTBH qua đại lý
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
Xuất hóa đơn cho bên giao đại lý (chủ hàng) làm cơ sở để thanh toán tiền hoa hồng
Nợ TK 3388: tổng số tiền phải thanh toán cho chủ hàng
Có TK 511: hoa hồng được hưởng
Có TK 111, 112: số tiền thực trả cho chủ hàng sau khi đã trừ lại khoản hoa hồng được hưởng
á Thực tế doanh nghiệp phát sinh:
Một trong các nghiệp vụ phát sinh trong tháng được hạch toán như sau:
Ngày 21 tháng 7 năm 2011 bán cho công ty TNHH Dược phẩm Hà Thành có trị giá tiền hàng trước thuế là 75.750.000 đồng. Thuế GTGT là 3.787.500 đồng. Tổng cộng tiền thanh toán là 79.537.500 đồng. Khách hàng trả chậm 20 ngày. (Có đính kèm hóa đơn giá trị gia tăng số 0002400)
Kế toán thực hiện định khoản ghi nhận doanh thu:
Nợ TK131 79.537.500
Có TK 511 75.750.000
Có TK 3331 3.787.500
Æ Kết chuyển Doanh thu để xác định kết quả kinh doanh :
Dựa vào số lũy kế phát sinh bên có của tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” trong năm báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký – sổ cái ( Hay trên bảng cân đối phát sinh)
Nợ 911 : Doanh thu thực hiện được trong năm.
Có 511; 512 : Doanh thu thực hiện được trong năm.
511
911
Kết chuyển doanh thu
Sơ đồ kết chuyển:
Giả sử kỳ kế toán là tháng,cuối tháng 07/2011 kế toán doanh nghiệp thực hiện bút toán kết chuyển trên để xác định kết quả kinh doanh của tháng.
Nợ 911 : 75.750.000
Có 511: 75.750.000
Nếu cuối mỗi tháng kế toán chưa thực kết chuyển doanh thu để xác định kết quả (kỳ kế toán năm) thì cuối năm, dựa vào tổng các nghiệp vụ phát sinh (Sổ cái hoặc Bảng cân đối phát sinh) trong năm, doanh nghiệp kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ 911 : 4.045.219.040
Có 511 : 4.045.219.040
3. Các khoản giảm trừ doanh thu.
a. Nội dung.
Chiết khấu thương mại: doanh nghiệp có các chính sách chiết khấu thương mại khác nhau tùy cho từng khách hàng.
Đối với công ty cổ phần dược vật tư y tế Gia lai:
Nếu doanh số cả năm >900 triệu, mức chiết khấu là 1%/ tổng doanh số
Nếu doanh số cả năm >1,2 tỷ, mức chiết khấu là 2%/ tổng doanh số
Đối với Công ty Dược Phẩm Nam Hà:
Nếu doanh số cả năm >200 triệu, mức chiết khấu là 1%/ tổng doanh số
Nếu doanh số cả năm >400 triệu, mức chiết khấu là 2%/ tổng doanh số
Nếu doanh số cả năm >800 triệu, mức chiết khấu là 2.5%/ tổng doanh số
Hàng bán bị trả lại: doanh nghiệp hạch toán vào TK 5212 “hàng bán bị trả lại”
Giảm giá hàng bán: giá bán ghi trên hóa đơn là giá đã giảm giá. Do đó doanh thu được ghi nhận theo giá bán đã giảm giá mà không phản ánh khoản giảm giá vào tài khoản 5213 “giảm giá hàng bán”.
b. Chứng từ ghi nhận các khoảng giảm trừ doanh thu.
Hợp đồng
Hóa đơn
Phiếu chi
…….
133
111,112,131...
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh
Thuế xuất khẩu, thuế tiêu
thụ đặc biệt phải nộp
Bán hàng thu tiền ngay, bán chịu
521
Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu
33311
Thuế GTGT đầu ra
911
Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần
Các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ
511
c.Hạch toán.
á Ví dụ nếu có phát sinh, nghiệp vụ sẽ được định khoản như sau:
Giả sử tổng doanh số của công ty cổ phần vật tư y tế Gia Lai đạt được trong một quý của năm 2011 là 947.267.830 đồng. So với chính sách chiết khấu thương mại sẽ được hưởng 1%/tổng doanh số = 9.472.678 đồng. Công ty cổ phần vật tư y tế Gia Lai trực tiếp trừ khoản chiết khấu được hưởng vào công nợ phải trả.
Kế toán thực hiện định khoản:
Nợ TK 5211 9.472.678
Có TK 131 9.472.678
Ngày 16/07/10 của Công ty TNHH Me Đi Ca xuất trả hàng. Có trị giá tiền hàng trước thuế là 982.032 đồng, tiền thuế 98.203 đồng, tổng cộng tiền thanh toán là 1.080.235 đồng.
Kế toán thực hiện định khoản:
Nợ TK 5212 982.032
Nợ TK 3331 98.203
Có TK 131 1.080.235
Kết chuyển khoản giảm doanh thu:
Doanh thu năm 2011: 947.267.830 đồng
Các khoản giảm trừ doanh thu: 10.454.710 đồng.
Kế toán thực hiện kết chuyển theo sơ đồ:
521
511
911
Sơ đồ kết chuyển:
10.454.710 10.454.710 10.454.710 947.267.830
936.813.120
936.813.120
Hạch toán:
+ Nợ TK 521 24.129.279
Có TK 511 24.129.279
+ Nợ TK 511 4.432.144.164
Có TK 911 4.432.144.164
ä Thực tế trong kì kế toán năm doanh nghiệp không phát sinh những khoản giảm trừ này, vì thế kế toán không hạch toán.
4. Kế toán giá vốn hàng bán.
a. Phương pháp tính giá xuất kho.
Công ty áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân mỗi tháng.
Chứng từ.
Hóa đơn
Phiếu chi
Bảng lương
Thẻ kho, bảng tổng hợp nhập xuất tồn
...…
Hạch toán.
632
157
Hàng gửi đi bán xác định là đã tiêu thụ
156
Xuất kho hàng hóa để bán
Xuất kho hàng hóa gửi đi bán
Hàng hóa đã bán bị trả lại nhập kho
156
911
159
Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán
Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Nợ TK 632
Có TK 156
Kế toán căn cứ vào thẻ kho và tổng hợp nhập xuất tồn để định khoản và ghi sổ giá vốn hàng bán.
à Ví dụ nếu có phát sinh, nghiệp vụ sẽ được định khoản như sau:
Tổng trị giá xuất kho tháng 09/2011: l.326.027.200
Kế toán thực hiện định khoản:
Nợ TK 632 326.027.200
Có TK 156 326.027.200
Kết chuyển giá vốn sang TK 911:
Tổng giá trị hàng xuất kho năm 2011: l 2.287.435.964
Kế toán thực hiện định khoản:
Nợ TK 632 2.287.435.964
CóTK 156 2.287.435.964
Kết chuyển giá vốn sang TK 911
Nợ TK 911 2.287.435.964
Có TK 632 2.287.435.964
à Kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh.
Chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của TK 632 đối ứng với bên nợ của TK 911 (dựa vào Sổ cái, Nhật ký-Sổ cái, Bảng cân đối số phát sinh)
Nợ 911
Có 632
à Thực tế cuối năm doanh nghiệp kết chuyển GVHB như sau:
Nợ 911 : 3.369.710.958
Có 632 : 3.369.710.958
5. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
a. Nội dung.
Chi phí bán hàng trong kỳ bao gồm:
Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng nhằm phục vụ cho việc bán hàng: chi phí vận chuyển, hoa hồng môi giới, chi phí quảng cáo…
Những chi phí phát sinh ở bộ phận bán hàng: khấu hao tài sản cố định, chi phí về công cụ dụng cụ, tiền lương nhân viên bán hàng và các khoản trích theo tiền lương, chi phí về bao bì đóng gói, hàng khuyến mãi…
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ bao gồm:
Các khoản chi phí phát sinh ở bộ phận quản lý doanh nghiệp phục vụ cho công tác quản lý chung toàn doanh nghiệp: khấu hao tài sản cố định, chi phí về công cụ dụng cụ, tiền lương nhân viên quản lý và các khoản trích theo tiền lương, dịch vụ mua ngoài, thuê mướn sửa máy móc ở bộ phận quản lý, thuê nhà, thuế môn bài...
b. Chứng từ sử dụng.
Có nhiều chứng từ ghi nhận chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp:
Đối với chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: chứng từ là bảng lương hoặc bảng phân bổ tiền lương
Khấu hao tài sản cố định: chứng từ là bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định
Các khoản chi phí về vật liệu, bao bì xuất dùng: chứng từ là phiếu xuất kho vật liệu, bao bì
Các khoản chi phí chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hoặc còn nợ người bán: chứng từ là hóa đơn, phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng
Các khoản dịch vụ mua ngoài: chứng từ là hóa đơn.
c.Phương pháp hạch toán.
Sơ đồ chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí thu nhập doanh nghiệp.
641; 642 (6421, 6422)
111,112
Các khoản giảm chi phí Các khoản giảm chi phí
911
Cuối kỳ kết chuyển sang 911 để xác định kết quả
214
Khấu hao tài sản cố Khấu hao tài sản cố định
142,242,335
Chi phí phân bổ dần, chi phí trích
Thuế môn bài phải nộp
Thueá moân baøi phaûi noäp
333
334, 338
Tiền lương và các khoản trích theo
111,112,331,153…
Dịch vụ mua ngoài, mua công cụ, dụng cụ, chi bằng tiền
133
Thuế GTGT đầu vào
Phương pháp hạch toán.
Nợ TK 641, 642
Nợ TK 133
Có TK 111, 331
Giả sử quý III doang nghiệp có phát sinh chi phí như sau:
Căn cứ vào hóa đơn VAT ngày 15 tháng 7 năm 2011 của công ty TNHH Nguyên Cường có nội dung ghi trên hóa đơn: đổ xăng xe vận chuyển hàng với số tiền chưa có thuế 959.636 đồng, thuế GTGT 10% là 95.964 đồng, tổng giá thanh toán 1.107.600 đồng. Thanh toán bằng tiền mặt.
Kế toán thực hiện định khoản:
Nợ TK 641 959.636
Nợ TK 133 95.964
Có TK 111 1.107.600
Căn cứ vào hóa đơn cước điện thoại ngày 25/09/2011 có tiền cước dịch vụ chưa có thuế GTGT là 477.510, thuế GTGT 47.751, tổng trị giá phải thanh toán là 525.261
Kế toán thực hiện định khoản:
Nợ TK 642 477.510
Nợ TK 133 47.751
Có TK 331 525.510
Căn cứ vào hóa đơn mua văn phòng phẩm ngày 29/08/2011 có trị giá tiền mua văn phòng phẩm chưa có thuế GTGT là 475.909, thuế GTGT 5% 43.591,tổng trị giá phải thanh toán là 479.500, trả bằng tiền mặt.
Kế toán thực hiện định khoản:
Nợ TK 642 475.909
Nợ TK 133 43.591
Có TK 111 479.500
Chi phí tiền lương:
Tổng chi phí tiền lương năm 2011 là 1.067.140.700 trong đó tiền lương phân bổ cho bộ phận bán hàng là 586.535.500, bộ phận quản lý là 480.605.200
Nợ TK 641 586.535.500
Nợ TK 642 480.605.200
Có TK 334 1.067.140.700
Kết chuyển chi phí sang TK 911
Tổng chi phí bán hàng quý III năm 2011: 587.495.136
Tổng chi phí quản lý quý III năm 2011: 481.558.619
Kế toán thực hiện kết chuyển:
Sơ đồ kết chuyển
911
641
587.495.136 587.495.136
587.495.136
481.558.619
642
481.558.619 481.558.619
Hạch toán:
Nợ TK 911 587.495.136
Có TK 641 587.495.136
Nợ TK 911 481.558.619
Có TK 642 481.558.619
6. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu trong kỳ doanh nghiệp phát sinh lãi hay còn gọi là lọi nhuận, thí kế toán tiếp tục tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện bút toán:
Kết chuyển chi phí sang TK 911
Nợ TK 911 Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211
à Sơ đồ kết chuyển:
3334
821
911
Số thuế TNDN hiện hành phải nộp trong kỳ (doanh nghiệp xác định)
Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành
Số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải nộp
Sơ đồ kết chuyển chi phí thuế thu nhập DN phải nộp năm 2011:
2.077.809 2.077.809
2.077.809
821 911
7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh.
Chứng từ: phiếu kết chuyển
Trình tự ghi sổ: cuối kì kế toán tập hợp doanh thu và chi phí vào phiếu kết chuyển, căn cứ ghi số kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Nợ:
Cuối kỳ kết chuyển chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Cuối kỳ kết chuyển lãi
Bên Có:
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng thuần
Cuối kỳ kết chuyển lỗ.
ä Dựa vào Bảng cân đối số phát sinh đã tập hợp đầy đủ doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ kết chuyển qua 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Sơ đồ hạch toán kết quả kinh doanh.
632
6421, 6422
821
511
421
Kết chuyển lỗ
Kết chuyển lãi
Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần
Kết chuyển giá vốn hàng bán
Kết chuyển chi phí bán hàng, quản lý
Kết chuyển chi phí bán hàng, quản lý
911
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011.
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
SỐ KỲ NÀY
Cộng lũy kế
1
2
4
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
,045,219,040
4,045,219,040
Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07)
03
-
+ Chiết khấu thương mại
04
-
+ Giảm giá hàng bán
05
-
+ Giá trị hàng bán bị trả lại
06
-
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp
07
-
1.Doanh thu thuần (10=01-03)
10
4,045,219,040
4,045,219,040
2.Giá vốn hàng bán
11
3,369,710,958
3,369,710,958
3.Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20
675,508,082
675,508,082
4.Doanh thu hoạt động tài chính
21
-
-
5.Chi phí hoạt động tài chính
22
335,028,525
335,028,525
- Trong đó: chi phí lãi vay
23
335,028,525
335,028,525
6.Chi phí bán hàng
24
123,233,879
123,233,879
7.Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
211,676,989
211,676,989
8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD [30=20+(21-22)-(24+25)]
30
5,568,689
5,568,689
9.Thu nhập khác
31
2,742,546
2,742,546
10.Chi phí khác
32
-
-
11.Lợi nhuận khác (40=31-31)
40
2,742,546
2,742,546
12.Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40)
50
8,311,235
8,311,235
13.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (Thuế suất 25%)
51
2,077,809
2,077,809
14.Lợi nhuận sau thuế (60=50-51)
60
6,233,426
6,233,426
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT. KẾT LUẬN.
1. Nhận xét.
a. Về công tác tổ chức và hoạt động của công ty.
Công ty đã từng bước hoàn thiện và khẳng định vị trí của mình.
Với kết quả rất khả quan mà công ty đạt được trong năm 2011, công ty TNHH Sản xuất- Thương mại N.I.C Pharma xứng đáng đứng trong đội ngũ các doanh nghiệp phát triển trong tương lai gần.
Công ty có bộ máy lãnh đạo luôn đi sâu sát với công việc, bộ máy tổ chức quản lý gọn gàng, giải quyết công việc nhanh chóng. Một đội ngũ kế toán đầy năng động, tích cực trong công việc, có kinh nghiệm.
b. Về công tác kế toán.
Đảm bảo cung cấp thông tin kế toán chính xác, kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản lý.
Công ty luôn đảm bảo thủ tục, sổ sách, chứng từ đầy đủ, quản lý hóa đơn chứng từ chặt chẽ. Luôn bảo đảm việc sử dụng các mẫu chứng từ tương đối đầy đủ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.
Việc tổ chức luân chuyển chứng từ ở công ty tương đối hoàn chỉnh từ khâu tổ chức lập, luân chuyển chứng từ có trình tự và hợp lý từ phòng ban này sang phòng ban khác, thuận lợi cho việc ghi chép.
Quá trình ghi vào các sổ kịp thời, giúp cho việc lập báo cáo kế toán nhanh chóng phục vụ cho yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời cho giám đốc
Bộ máy kế toán công ty luôn thực hiện nghiêm túc về công tác tổ chức kế toán. Cơ cấu bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. Sự phối hợp năng động giữa các bộ phận, kế toán được thực hiện khá chặt chẽ và nhịp nhàng nhằm phục vụ tốt hơn cho việc cung cấp và xử lý số liệu tổng hợp tại doanh nghiệp.
c.Về mặt hạch toán.
Để phục vụ công tác quản lý sản xuất kinh doanh được kịp thời, công ty trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại, công tác kế toán được thực hiện trên máy tính với phần mềm PharmaSoft được sử dụng thống nhất toàn công ty và có tính hệ thống hóa cao, giúp cho việc cập nhật vào sổ sách kế toán được đơn giản, nhanh chóng, gọn nhẹ. Hàng ngày khi nhận được chứng từ kế toán, kế toán cập nhật vào máy khi cần sẽ in ra để đối chiếu so sánh. Với việc áp dụng kế toán trên máy tính đ gip cho cơng tc quản lý dữ liệu được bảo đảm an toàn nhằm giảm bớt khối lượng công việc phải ghi chép bằng tay. Đồng thời với việc đưa vào sử dụng mạng cục bộ trong toàn công ty, kết nối cc phịng ban chức năng, các bộ phận với nhau giúp cho kế toán nắm bắt thông tin cần xử lý một cách kịp thời.
2. Kết luận.
Kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh là vấn đề cần thiết nhất của mỗi doanh nghiệp, vì vậy đòi hỏi bộ phận kế toán phải phản ánh trung thực, chính xác, thận trọng và kịp thời, có thể doanh nghiệp mới đứng vững và hoạt động có hiệu quả.
Tuy công ty được thành lập chưa lâu lắm nhưng đã tự khẳng định được thế mạnh của mình, không ngừng hoàn thiện về mọi mặt. Mặc dù có một số khó khăn còn tồn tại, nhưng doanh nghiệp đã từng bước khắc phục khó khăn ngày càng trưởng thành hơn.
Bên cạnh những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại cần khắc phục tới đây doanh nghiệp sẽ mở rộng thêm nhiều mặt hàng, xâm nhập vào thị trường lớn, thu hút được nhiều khách hàng, bố trí phù hợp nhân viên có đầy đủ trình độ để tiếp nhận và xử lý công việc tốt, chắc chắn công việc kinh doanh của công ty sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
Sau thời gian thực hiện đề tài và tìm hiểu các hoạt động kế toán tại doanh nghiệp đã giúp em có thêm những kinh nghiệm thực tiễn, tạo điều kiện cho tôi vận dụng, học hỏi, với vốn kiến thức và khả năng còn nhiều hạn chế, chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô, ban lãnh đạo doanh nghiệp, các anh chị phòng kế toán để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kế Toán Tài Chính của Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Trang web: www.tailieu.vn.
Trang web: www.danketoan.com.
Trang web: www.mof.gov.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tram_anh_372(1).doc