Đối chiếu lời đề nghị trong Tiếng Việt và Tiếng Anh
- Qua quá trình đối chiếu lời đề nghị trong
Tiếng Anh và Tiếng Việt, ta thấy xuất hiện
các trường hợp giống nhau, khác nhau.
-Thông qua việc đối chiếu này sẽ góp
phần hạn chế những chuyển di tiêu cực
của người Việt khi học tiếng Anh.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4673 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đối chiếu lời đề nghị trong Tiếng Việt và Tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NHÓM 1
ĐỐI CHIẾU LỜI ĐỀ NGHỊ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ
TIẾNG ANH
1. VŨ THÀNH TRUNG
2. LÊ THỊ PHƯƠNG DUNG
3. LÊ THỊ KIM THOA
4. NGUYỄN THỊ SƯƠNG
5. VANITH DALASIN
6. NGUYỄN THANH HẢI
7. NGUYỄN NGỌC CHIẾN
8. PHAN CẢNH VĂN
9. TRƯƠNG VĂN KỲ
Bước 1. Miêu tả
- Lời đề nghị trong Tiếng Việt và Tiếng Anh thường được giải thích như
sau:
1. Đưa ra ý kiến về một việc nên làm nào đó để thảo luận, để xét.
2. Yêu cầu thường là việc riêng, và mong được chấp nhận, được giải
quyết (thường dùng trong đơn từ), như “yêu cầu” nhưng có vẻ khiêm
nhường hơn.
3. Từ dùng ở đầu câu để nêu lên một yêu cầu, đòi hỏi phải làm theo
(thường dùng để thay thế cho câu mệnh lệnh để cho có vẻ lịch sự hơn)”.
- Lời đề nghị về những vấn đề cá nhân thường được đưa ra khi mối quan
hệ của bạn và người nghe là rất thân thiết.
+ Trong Tiếng Việt, hành động đề nghị là một trong các kiểu hành động
cầu khiến, hành động cầu khiến gồm có 16 hành động cụ thể. Trong đó,
đề nghị là một trong các hành động cầu khiến có tính chất khiến trung
bình, cầu thấp,được xếp ở vị trí thứ 5. Điều đó cũng có thể suy ra rằng, ở
hành động này, vị thế giao tiếp của chủ ngôn có thể cao hơn hoặc ngang
bằng với tiếp ngôn. Có thể tham khảo ở bảng sau :
Stt Hành động
cầu khiến
Mức độ cầu
khiến
Nội dung
mệnh lệnh
Hình thức
biểu đạt điển
hình
1 Ra lệnh Cao nhất Làm Hãy, đi
2 Cấm Cao nhất Không làm Không được
3 Cho/ cho phép Cao Làm Hãy, đi
4 Yêu cầu Cao Làm Hãy, đi
5 Đề nghị Trung bình Làm Hãy, nào, nhé
6 Dặn Thấp Làm Nhé
7 Khuyên Thấp Làm/không
làm
Nên/không
nên
8 Rủ Thấp Làm nhé.,có…không
9 Mời Trung bình làm Nhé,có…không
10 Nhờ Cao làm Với
11 Chúc Cao làm Nhé
12 Xin phép Cao làm Với
13 Cầu Rất cao làm (xin,van),
với
14 Nài Rất cao làm Với
15 Van Rất cao làm Với
16 Lạy Cao nhất làm
Bước 2: Các tiêu chí so sánh
+ Về cách dùng
+ Về mức độ lịch sự
+ Về cấu trúc hội thoại
+ Về số lượng
Bước 3. Đối chiếu
* XL1 = XL2
- Trong Tiếng Việt và Tiếng Anh đều sử dụng
các lời đề nghị dưới dạng trực tiếp và gián tiếp
để đưa ra ý kiến về một việc nên làm nào đó
để thảo luận, để xét cũng như để đề nghị ai
làm một việc gì đó.
- Đều thể hiện thái độ lịch sự thông qua lời đề
nghị
* XL1 ≠ XL2
- Hầu hết các lời đề nghị trong tiếng Anh là những lời nói
gián tiếp, trong khi đó tiếng Việt lại sử dụng lời đề nghị
trực tiếp nhiều hơn.
Vd: Để đề nghị ai đó tối nay đi xem phim
Người Việt nói: “Tối nay đi xem phim không?”
Nhưng người Anh sẽ nói: “Why don’t we go to the
cinema, tonight?” hay “is it OK if we go to the cinema,
tonight?”
+ Mức độ lịch sự trong các câu cầu khiến trong tiếng
Anh thường cao hơn tiếng Việt và điều đó làm cho
người nghe cảm thấy dễ tiếp nhận và không cảm thấy
quá nặng nề khi được cầu khiến.
Các cấu trúc thường sử dụng trong tiếng Anh như
Can you…,could you…,I think you should…, is it
great if you…, I wonder if you…, excuse me hay
please là những từ luôn luôn xuất hiện trong những
câu hỏi mang tính đề nghị.
Trong khi đó, tiếng Việt luôn sử dụng những câu đề nghị
trực tiếp khiến người được đề nghị cảm thấy mình bị ép
buộc, bị mất quyền riêng tư cá nhân, một số trường hợp
lại gây ác cảm với người nghe.
Vd: để đề nghị ai đó đừng hút thuốc nữa
Tiếng Việt sẽ nói: “Anh bỏ hút thuốc lá đi!”
Tiếng Anh sẽ nói:” Do you think that will be better if you
give up smoking?
Rõ ràng trong hai cách nói, có thể nhận thấy cách nói
trong tiếng Anh lịch sự, nhẹ nhàng và ít mang tính áp đặt
hơn trong tiếng Việt rất nhiều.
- Về cấu trúc hội thoại
+ Tiếng Anh thường sử dụng các động từ khiếm
khuyết để đưa ra lời đề nghị trực tiếp như:
can,could,may,would…và một số cụm từ như đã
nói ở trên để thể hiện lời đề nghị gián tiếp.
+ Tiếng Việt thường đưa ra những yêu cầu, đề
nghị + các từ hãy, với, nhé, đi, không… để diễn
tả yêu cầu, đề nghị của mình một cách trực tiếp
đến người nghe.
- Về số lượng các hình thức đề nghị thì trong
Tiếng Anh nhiều hơn so với Tiếng Việt
Kết luận
- Qua quá trình đối chiếu lời đề nghị trong
Tiếng Anh và Tiếng Việt, ta thấy xuất hiện
các trường hợp giống nhau, khác nhau.
-Thông qua việc đối chiếu này sẽ góp
phần hạn chế những chuyển di tiêu cực
của người Việt khi học tiếng Anh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tap_ngon_ngu_trung_0869.pdf