Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở Huyện Mộc Châu

Trong những năm qua, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển. Công cuộc CNH, HĐH đất nước do Đảng khởi xướng đã tạo được niềm tin tuyệt đối của mọi tầng lớp nhân dân, uy tín của Đảng được nâng cao trên trường quốc tế. Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu mới cho phong trào Đoàn nói chung và công tác cán bộ Đoàn nói riêng, đặt ra những tiêu chuẩn, tiêu chí mới đối với người cán bộ Đoàn và những nội dung mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, bởi vì: - Hiện nay tư duy kinh tế thay đổi, cơ cấu kinh tế cũng thay đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường điều này đã làm cho những thay đổi lớn về cơ cấu xã hội thanh niên, đòi hỏi hệ thống tổ chức Đoàn phải đổi mới nội dung, hình thức hoạt động cho phù hợp, từ đó đặt ra những yêu cầu mới cho đội ngũ cán bộ Đoàn ở mọi cấp, mỗi cán bộ Đoàn phải có đủ năng lực, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện nay. Khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, tạo ra một lớp thanh niên mới năng động, sáng tạo, thông minh. Đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ Đoàn đủ trình độ năng lực đáp ứng được trình độ của thanh niên và yêu cầu nhiệm vụ của Đảng. Đó là trình độ lí luận chính trị, kinh tế, tin học, ngoại ngữ - Từ những yêu cầu mới về phẩm chất năng lực của người cán bộ Đoàn trong thời kì mới điều này cũng tạo ra những yêu cầu mới cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn thanh niên trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Trong công tác đào tạo, theo báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đoàn đã có 1534.000 cán bộ được đào tạo bồi dưỡng, tăng 75,8%, số lượng này mới chỉ đáp ứng được 28,5% nhu cầu đào tạo cán bộ đoàn chuyên trách. Về kinh phí đào tạo chỉ đáp ứng được 35% nhu cầu. Những bất cập và tồn tại đó là chúng ta chưa có một cơ chế chính sách cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn hợp lí, thống nhất và cụ thể. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 6 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 6 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7 1. Mục đích chọn đề tài 7 2. Nhiệm vụ của đề tài 7 III.KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .8 1.Khách thể nghiên cứu .8 2. Đối tượng nghiên cứu .8 3. Phạm vi nghiên cứu .8 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .9 PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .10 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN .10 I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 10 1. Cán bộ là gì? 2. Quan điểm khoa học về cán bộ Đoàn thanh niên 3. Khái niệm về công tác Đoàn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn thanh niên . 11 II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ 12 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cán bộ và công tác cán bộ . 12 2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác cán bộ 12 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ . 14 III. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC 15 1. Vai trò của người cán bộ Đoàn trong hệ thống chính trị 16 2. Vai trò của người cán bộ Đoàn trong thanh thiếu niên 17 3. Vai trò của người cán bộ Đoàn trong sự nghiệp đổi mới 18 IV. NHỮNG YÊU CẦU MỚI ĐẶT RA VỀ PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 18 V. NHỮNG ĐẶC TRƯNG, TIÊU CHUẨN CỦA NGƯỜI CÁN BỘ ĐOÀN TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI . 20 1. Đặc trưng của người cán bộ Đoàn 20 2. Tiêu chuẩn cụ thể 21 VI. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ . 22 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU HIỆN NAY 22 I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HUYỆN MỘC CHÂU . 24 1. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên . 24 2. Tình hình - kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội 25 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH THIẾU NIÊN HUYỆN MỘC CHÂU 30 1. Công tác tổ chức và công tác cán bộ . 30 2. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng 30 III. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN - HỘI - ĐỘI VÀ ĐOÀN THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG 31 1. Công tác xây dựng tổ chức Đoàn . 32 2. Công tác tham gia xây dựng Đảng 33 3. Công tác xây dựng tổ chức Đội . 34 IV. NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC, CÁN BỘ VÀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU 35 V. NHỮNG BÀI HỌC TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ HUYỆN MỘC CHÂU . 35 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ Ở HUYỆN MỘC CHÂU 39 1. Giải pháp tăng cường công tác Quy hoạch cá bộ Đoàn cơ sở . 39 2. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở . 3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác Tuyển chọn cán bộ Đoàn cơ sở . 40 4. Giải pháp đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 41 5. Giải pháp nâng cao chất lượng Sử dụng cán bộ Đoàn cơ sở 42 6. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn cơ sở và Chi đoàn . 43 7. Quản lí và thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 44 8. Một số đề xuất, kiến nghị . 45 8.1. Đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ngành đoàn thể 45 8.2. Đối với các cấp bộ Đoàn 45 8.2.1. Với Huyện đoàn . 45 8.2.2. Với Tỉnh đoàn . 47 8.2.3. Với các ban ngành trong tỉnh 46 PHẦN KẾT LUẬN . 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 49

doc51 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở Huyện Mộc Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm việc có hiệu quả và chất lượng cao. Tuổi trẻ đòi hỏi rất cao ở cán bộ Đoàn tính trung thực, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ lợi ích của quần chúng, sống nhân ái, vị tha, thương yêu chia sẻ vui buồn với tuổi trẻ.Những đặc trưng này có mối quan hệ mật thiết với nhau có tính bổ sung cho nhau. Người nhiệt tình trách nhiệm, tự nguyện ham thích hoạt động đi đôi với sự hiểu biết về thanh niên và công tác thanh niên. 2. Tiêu chuẩn cụ thể. Bí thư đoàn cơ sở: - Tốt nghiệp PTTH trở lên, có khả năng tổ chức các hoạt động cụ thể, có trình độ, kĩ năng nghiệp vụ công tác TTN. - Đã qua lớp đào tạo kĩ năng và nghiệp vụ công tác TTN. -Tuổi không quá 35. Ngoài ra vào trách nhiệm, nhiệm vụ của từng chức danh cụ thể vị trí công tác cụ thể mà xây dựng các tiêu chuẩn, để từ đó có giải pháp tuyển chọn, đào tạo và sử dụng hợp lí. VI – CƠ SỞ THỰC TIỄN. Tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên thực hiện nghĩa vụ công dân tham gia và phục vụ tốt việc tổ chức bầu cử Quốc hội khóa XIII và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên thực hiện nghĩa vụ công dân tham gia và phục vụ tốt việc tổ chức bầu cử Quốc hội khóa XIII và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Từ việc đánh giá đúng đắn vị trí, vai trò to lớn của người cán bộ ĐTN trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Từ ngày ra đời đến nay, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách vận động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ĐTN, xây dựng và phát triển phong trào thanh niên. Trong 02 cuộc kháng chiến kéo dài, mặc dù phải đồng sức người sức của để đánh thắng kẻ thù ngoại xâm. Đảng và Nhà nước vẫn giành sự quan tâm và chăm lo tới sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng những nhân tài đất nước. Sự nghiệp giáo dục của đất nước đã được đào tạo trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, trong sự ác lịêt của chiến tranh. Nhiều thanh niên đã được Đảng và Nhà nước cho đi đào tạo ở nước ngoài ở các cấp học khác nhau như: Trung cấp kĩ thuật, học nghề đại học sau đại học… để chuẩn bị cho công cuộc xây dựng lại đất nước sau này đúng với tư tưởng "…vì lợi ích trăm năm phải trồng người " của Bác. Bước vào giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến vấn đề phát triển, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ cho Đảng và cho Đoàn. Một trong những vấn đề không thể thiếu được trong công tác thanh niên là giáo dục phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị. Nhưng trên thực tế, vấn đề này chưa được quán triệt đầy đủ, thiếu chương trình, chính sách và giải pháp cụ thể và có hiệu quả. Nhiều việc làm trong công tác giáo dục còn mang nặng tính hình thức, chưa thiết thực, đồng bộ. Những việc làm có ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục phẩm chất, đạo đức nhân cách của thanh niên chưa được đấu tranh ngăn chặn kịp thời đồng bộ như: sách báo, phim ảnh băng ca nhạc, băng hình… có nội dung xấu. Vai trò trách nhiệm của gia đình được đề cao. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU – TỈNH SƠN LA I– ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HUYỆN MỘC CHÂU 1. Vị trí và đặc điểm tự nhiên. Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc với độ cao trung bình hơn 1.000 m so với mặt nước biển, về hướng Đông nam của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên 2.061 km2. Mộc Châu tiếp giáp với các khu vực       Phía Đông và Đông nam giáp tỉnh Hoà Bình.      Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu.      Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHDCND Lào với đường biên giới chung dài 36 km.       Phía bắc giáp với huyện Phù Yên. Về vị trí và mối liên hệ trong Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Mộc Châu là khu vực có những lợi thế không nhỏ thể hiện ở những điểm sau. Thứ nhất, Mộc Châu là cửa ngõ đặc biệt quan trọng kết nối Sơn La và các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông qua quốc lộ 6, đồng thời, Mộc Châu còn có cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập thông với tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luông Phra Bang (Luang Prabang) của nước CHDCND Lào và xa hơn là sang các nước ASEAN như Thái Lan, Myanmar…. Đối với thủ đô Hà Nội, Lóng Sập là cửa khẩu Quốc gia sang Lào có khoảng cách ngắn nhất. Thứ hai, Mộc Châu là một trong những điểm nút giao thông quan trọng trên quốc lộ 6. Từ Mộc Châu có thể kết nối thuận lợi với Sơn La, Hòa Bình, Lào, Điện Biên, Lai Châu. Thứ ba, Mộc Châu nằm gần sân bay Nà Sản - Thành phố Sơn La với khoảng cách không quá xa (hơn 100 km) tương đối thuận tiện cho vận chuyển khách du lịch. Trong tương lai, khi sân bay Nà Sản được đầu tư nâng cấp mở rộng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi để Mộc Châu kết nối với các thị trường du lịch trong nước,  khu vực và quốc tế. Như vậy có thể thấy, vị trí địa lý đã tạo cho Mộc Châu một vị thế rất đắc địa để tổ chức một trung tâm của khu vực Tây Bắc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch. là huyện mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc, địa hình bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình từ  950 - 1050 m so với mặt nước biển, có cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng. Cao nguyên Mộc Châu kéo dài 80 km từ Yên Châu đến Suối Rút, bề ngang nơi rộng nhất đạt tới 25 km, có độ cao trung bình so với mặt biển là 1.050 m, các khu vực xung quanh Mộc Châu như Hòa Bình, Sơn La đều có độ cao trung bình thấp hơn so với Mộc Châu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm qua đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu đã đạt được những thành tựu to lớn, từ đó đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Những thành tựu đạt được đó có sự đóng góp của tuổi trẻ huyện nhà, Đảng và nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu đánh giá cao về những cống hiến trong xây dựng và trưởng thành của những thế hệ thanh niên trong huyện. 2. Tình hình kinh tế – chính trị – văn hóa - xã hội. 2.1. Tình hình kinh tế – chính trị.      Năm 2009, Mộc Châu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,51%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, thị trường từng bước được mở rộng; các vùng kinh tế được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hoá. Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ đã lãnh đạo thực hiện chương trình đảm bảo an ninh lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hoá, tập trung cải tạo và thâm canh ruộng nước, xây dựng mô hình sản xuất trồng rau, hoa có chất lượng kinh tế cao, giảm diện tích cây lương thực trên đất dốc. Sản lượng lương thực có hạt năm 2009 đạt 113,939 nghìn tấn. Chương trình phát triển các cây công nghiệp theo hướng đầu tư  chiều sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất, diện tích phát triển hợp lý, trọng tâm là chương trình phát triển chè gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Tổng diện tích chè năm 2009 có 2.950 ha, đến nay đạt 3.253 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 19.600 tấn. Đặc biệt, ngoài cây chè, Mộc Châu có nhiều loại cây ăn quả có chất lượng cao được xác định là nhóm cây trồng tăng thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân. Đến nay, toàn huyện đã có 3.430 ha cây ăn quả, sản lượng quả tươi các loại đạt 22.898 tấn. 25% diện tích vườn tạp đã được cải tạo và chuyển sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị cao như hồng giòn, đào Pháp... Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 18,2 triệu đồng. Chương trình phát triển chăn nuôi được quan tâm đầu tư toàn diện cả về quy mô và chất lượng. Đến nay, toàn huyện có 65.132 con trâu, bò. Đặc biệt, đàn bò sữa tăng từ 4.500 con năm 2009 lên 7.237 con,  sản lượng sữa tươi năm 2011 đạt 22.500 tấn tăng 43,1% so với kế hoạch, đàn bò lai sind hiện có 5.961 con; Công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng có tiến bộ, toàn huyện trồng mới 387 ha; khoanh nuôi tái sinh 18.783 ha, bảo vệ rừng tự nhiên 91.193 ha.  Sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng trưởng khá, tập trung cao cho công nghiệp chế biến và công nghiệp điện. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2009 đạt 236,1 tỷ đồng tăng 22,2% so với năm 2008, trong đó quốc doanh đạt 176 tỷ đồng, doanh nghiệp tư nhân, cá thể đạt 60,1 tỷ đồng Trong sản xuất công nghiệp, Mộc Châu còn thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điện nhỏ như: Thuỷ điện Suối Tân I; Tà Niết, Mường Sang, Suối Sập với tổng vốn đăng lý trên 400 tỷ đồng; thương mại, du lịch tiếp tục phát triển, hàng hoá trên thị trường phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Doanh thu từ dịch vụ, du lịch năm 2009 đạt hơn 763 tỷ đồng; bưu chính, viễn thông cũng tăng trưởng mạnh, doanh thu đạt gần 21 tỷ đồng, số máy điện thoại bình quân 134 máy/1000 dân, tăng 28 máy so với năm 2009. Công tác đón nhận dân TĐC thuỷ điện Sơn La có nhiều cố gắng, nhất là công tác giao đất sản xuất, ổn định cuộc sống nơi ở mới cho đồng bào. Đến nay, huyện đã giao hơn 724 ha đất sản xuất cho 552 hộ dân TĐC; công tác quy hoạch,  phát triển đô thị được tăng cường đầu tư xây dựng, phát huy hiệu quả rõ rệt, tăng thêm năng lực mới. Đó là tiền đề cho Mộc Châu trở thành huyện phát triển của tỉnh vào năm 2010.Từ xây dựng khá đồng bộ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của nhân dân chính từ đó đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Nền kinh tế phát triển cũng góp phần làm cho tình hình chính trị ổn định. 2.2 Về an ninh trật tự xã hội. Đảng uỷ Quân sự và Ban Chỉ huy Quân sự Huyện đã quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, Nghị quyết 152-NQ/ĐUQSTW của Đảng uỷ Quân sự Trung ương (nay là Quân uỷ Trung ương) và Nghị quyết số 96-NQ/ĐU của Đảng uỷ Quân khu 2 về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận của lực lương vũ trang trong thời kỳ mới cùng các chủ trương về công tác dân vận, xây dựng cơ sở của Tỉnh uỷ, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Sơn La, Huyện uỷ Mộc Châu để xây dựng nghị quyết lãnh đạo, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác dân vận sát hợp với tình hình, nhiệm vụ cụ thể của địa bàn. Đồng thời, Ban chỉ huy quân sự Huyện đã thường xuyên tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể của Huyện trong triển khai thực hiện công tác dân vận, Đội xây dựng cơ sở của lực lượng vũ trang Huyện. Ban chỉ huy quân sự Huyện đã tổ chức khảo sát nắm chắc đặc điểm, tình hình từng địa bàn, từng dân tộc để xác định nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với từng đối tượngQuán triệt quan điểm “Tập trung củng cố xây dựng hệ thống chính trị, phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ bản, tiểu khu; trước hết là các cơ sở khó khăn, phức tạp, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới”, hằng năm, thực hiện kế hoạch công tác quốc phòng-quân sự địa phương, Ban chỉ huy quân sự Huyện đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của Huyện tham gia hướng dẫn, bồi dưỡng, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, củng cố các đoàn thể chính trị-xã hội, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm tham mưu của cán bộ các ban, ngành, đoàn thể cho cấp uỷ, chính quyền cơ sở theo phạm vi, chức năng được giao; củng cố hệ thống sổ sách, duy trì thành nền nếp việc làm kế hoạch công tác, chế độ hội họp, sinh hoạt… của cấp uỷ, chính quyền cơ sở. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Mộc Châu còn tích cực tham gia hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là trồng ngô, lúa có năng suất cao; chuyển đổi tập quán canh tác; khai phá ruộng bậc thang; khắc phục hậu quả bão, lũ, cháy rừng; thực hiện tốt phong trào tương thân, tương ái giúp đỡ nhân dân vùng bị thiên tai, nhân dân vùng tái định cư thuộc vùng thuỷ điện ổn định đời sống… Các Đội công tác xây dựng cơ sở còn tham gia phối hợp với các trường mở lớp dạy học; khám bệnh, phát thuốc và tiêm chủng mở rộng cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn biên giới vùng sâu, vùng xa,… Trong 5 năm gần đây, lực lượng vũ trang Mộc Châu đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của Huyện và 2 đồn biên phòng củng cố được 6 xã và 14 bản đồng bào dân tộc H’Mông thuộc 4 xã biên giới. Ở các địa phương đó, tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể đã hoạt động ngày càng có hiệu quả Thường xuyên nâng cao cảnh giác, củng cố và xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, đảm bảo về số lượng và chất lượng, Hàng năm tổ chức huấn luyện đảm bảo kế hoạch, chất lượng, lực lượng dự bị động viên được thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt chẽ.Tổ chức huấn luyện và diễn tập kết hợp quốc phòng với kinh tế, an ninh trật tự đạt hiệu quả cao, Hàng năm thực hiện chỉ tiêu tuyển quân, giao quân hoàn thành chỉ tiêu giao. 2.3. Tình hình văn hóa - xã hội. + Giáo dục- Đào tạo: UBND huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo. Quy mô giáo dục, số lượng học sinh ở các bậc học, cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông ( gồm cả ccông lập, dân lập, bổ túc văn hoá) Đều phát triển và tăng nhanh, Trình độ giáo viên đạt chuẩn ở các bậc học, cấp học cũng nâng cao, đáp ứng cho sự nghiệp giáo dục trong thời kì CNH, HĐH đất nước, chất lượng giáo dục ngày được nâng cao, số lường học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá, học lực khá, giỏi số học sinh đoạt giải các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh cấp quốc gia năm sau cao hơn năm trước, cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học luôn được quan tâm xây dựng và đầu tư. Công tác xã hội hoá có nhiều chuyển biến tích cực. Bằng các hoạt động tích cực của hội đồng giáo dục. Hội khuyến học … từ huyện đến cơ sở, trình độ dân trí nhân dân không ngừng được nâng lên. + Về y tế - Dân số- Gia đình và trẻ em: Về việc chăm lo sức khỏe ban đầu cho nhân dân.được quan tâm thường xuyên. Đội ngũ cán bộ Y tế từ trung tâm y tế huyện, đến các xã, được tăng cường.Mạng lưới y tế huyện xuống xã hoạt động hiệu quả.Các chương trình y tế quốc gia như phòng chống sốt rét, bướu cổ, phong, lao, dự án phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình … Đạt được kết quả cao. Công tác kế hoạch hoá gia đình được sự chỉ đạo thường xuyên, hoạt động có hiệu quả, nhân dân đã ý thức được vấn đề dân số với phát triển kinh tế và sức khoẻ cộng đồng do vậy tỷ lệ sinh đẻ đã từng bước giảm xuống. Xây dựng quỹ trẻ em tại xã, thị trấn có số dư bằng nguồn vốn đóng góp hơn 20 triệu đồng, đã thiết thực hỗ trợ cho trẻ em nghèo vượt khó, có hoàn cảnh khó khăn. + Về văn hoá - Thể thao: Công tác văn hoá thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng , pháp luật của nhà nước đến nhân dân được chú trọng thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài tryuền thanh, trạm thu phát lại truyền hình đảm bảo tiếp sóng phục vụ nhu cầu của nhân dân, đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mua trang thiết bị máy móc , cơ sở vật chất đưa xuống cơ sở.Năm 2009 có 20/26 xã, thị trấn có hệ thống đài truyền thanh. -Phong trào văn nghệ quần chúng được phát động rộng khắp các xã, cơ quan, trường học .Hàng năm tổ chức hội diễn cấp huyện và tổ chức văn hoá, văn nghệ nhân nhân các ngày lễ của dân tộc. -Phong trào thể dục thể thao được phát triển rộng khắp. Hằng năm đều tổ chức các giải: Cầu lông, bóng đá , bóng bàn, điền kinh… tạo nên phong trào sôi nổi rèn luyện sức khoẻ và chọn lựa vận động viên tham gia các giải của tỉnh. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá, làng văn hoá, khu văn hoá, cơ quan văn hoá, gia đình văn hoá đựơc tuyên truyền sâu rộng, tạo không khí thi đua làm thay đổi bộ mặt văn hoá ở các khu dân cư, cơ quan, đơn vị. + Về công tác xã hội : Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo cụ thể với nhiều chương trình nội dung, vệc thực hiên chính sách với người nghỉ hưu, chhế độ, các gia đình có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ, người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, đã được quan tâm giải quyết kịp thời, thường xuyên Thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển đi lên của kinh tế, văn hoá, xã hội trong huyện được củng cố và tăng thêm niềm tin trong nhân dân, đặc biệt là của thanh niên với Đảng, với Cách mạng. Với những thành tựu dã đạt được trên các lĩnh vực trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong những năm qua, an ninh chính trị được giữ vững trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, nền kinh tế tăng trưởng với tỉ lệ cao từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi. II – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH THIẾU NIÊN HUYỆN MỘC CHÂU Công tác tổ chức và công tác cán bộ. Trước tiên tổ chức Đoàn cơ sở ở các đơn vị trong huyện làm việc theo quy chế phân công phân nhiệm rõ ràng, có đề án củng cố và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn. Những điểm yếu về tổ chức được tập trung đầu tư, chỉ đạo cao tại các chi đoàn trong cụm dân cư. Thông qua việc tổ chức các hoạt động được đổi mới liên tục về nội dung và hình thức tạo nhiều sân chơi bổ ích cho ĐVTN, làm tốt công tác phối hợp với các ban nghành đoàn thể, các tổ chức xã hội khác để vận động TTN vào tổ chức. Trong thời gian qua, nhằm kiện toàn củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động cơ sở và Đoàn khối thanh niên công nhân viên chức, BTV Huyện Đoàn đã chỉ đạo tổ chức kiện toàn 5 cơ sở, kịp thời bổ sung 4 đồng chí Phó Bí thư Đoàn xã và 3 đồng chí Bí thư Chi đoàn của xã. Năm 2009 cán bộ Đoàn cấp huyện đã luân chuyển 01 đ/c chuyển sang Trung tâm chính trị huyện và chuyển 01 đ/c chuyển lên văn phòng tỉnh Đoàn, tiếp nhận 02 cán bộ mới. Phối hợp với Trung tâm BDCT huyện mở được 1 lớp LLCT và nghiệp vụ công tác Đoàn với 100 cán bộ Chi đoàn tham gia, có 30 đồng chí cán bộ Đoàn chủ chốt tham gia học lớp trung cấp lí luận chính trị tại tỉnh và có 60 đ/c học tại huyện. Cử 24 ĐVTN tham gia học tập tại Học viện TTN Việt Nam mở tại tỉnh. Nhìn chung công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được đổi mới về nội dung, chú trọng hơn về nghiệp vụ công tác Đoàn đáp ứng được thực tiễn tại các địa phương đơn vị. Trình độ cán bộ Đoàn hiện nay: Trình độ đã được nâng cao hơn rất nhiều so với các năm trước đây, hầu như cán bộ Đoàn cơ sở đã học hết THPT trở lên, có đồng chí đã tốt nghiệp Đại học và một số đồng chí đang theo học các lớp tại chức, sơ cấp chính trị cho ĐVTN theo học. Nhìn chung đội ngũ cán bộ Đoàn đa phần là năng động công tác, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chú trọng nâng cao kiến thức, LLCT, chuyên môn nghiệp vụ, theo hướng trẻ hoá tạo nguồn cho Đảng, Chính quyền, các đoàn thể. Tuy nhiên đối với đội ngũ cán bộ Đoàn ở Mộc Châu gặp không ít vấn đề khó khăn và phải quan tâm giải quyết: Hầu hết cán bộ Đoàn chủ chốt ở cơ sở được rèn luyện và phát triển ở các Chi đoàn nên còn thiếu, yếu về chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng và phương pháp; gặp nhiều khó khăn trong chỉ đạo hoạt động. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Ngân sách chi cho đào tạo còn hạn chế. Đời sống của người cán bộ Đoàn còn gặp nhiều khó khăn. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Thông qua các hoạt động và các cuộc tuyên truyền về mục tiêu lí tưởng của Đảng, các cuộc vận động Đoàn viên phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Các đợt thi đua, các đợt chào mừng Đại hội Đảng các cấp, đợt học các Nghị quyết của Đảng, và triển khai đến tất cả các ĐVTN tham gia 6 bài học lí luận chính trị cho các ĐVTN, đặc biệt là triển khai 2 phong trào lớn: "5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc", "4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp", đã giúp cho ĐVTN nâng cao nhận thức và trình độ hiểu biết về Đảng, tạo nên một phong trào cho Đoàn viên phấn đấu rèn luyện để trở thành Đảng viên. Chính vì vậy mà ĐVTN trong huyện có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định. Với mục tiêu lí tưởng của Đảng, chấp hành tốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Đoàn cấp trên và Điều lệ Đoàn, đồng thời thanh niên cũng ngày càng có nhu cầu tiếp cận các thông tin thời sự, thông tin cập nhật cuộc sống. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn một số mặt tiêu cực cần được khắc phục: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng tuy có đổi mới về nội dung, sáng tạo về hình thức nhưng hiệu quả chất lượng chưa cao. Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng trong một số đối tượng thanh niên chưa được tiến hành thường xuyên, các hoạt động giáo dục chưa được thực hiện rộng rãi, đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền của Đoàn còn thiếu. Những vấn đề trên đã và đang ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực tình hình thanh niên trên địa bàn huyện. III– CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN – HỘI – ĐỘI VÀ ĐOÀN THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG. 1. Công tác xây dựng tổ chức Đoàn. Xác định rõ công tác xây dựng tổ chức Đoàn là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là quan tâm xây dựng các Chi đoàn vững mạnh với nhiều hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú với những mô hình cụ thể góp phần củng cố kiện toàn các cơ sở Đoàn. Đội ngũ cán bộ Đoàn được nâng cao về trình độ, năng lực, từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ. Hiện nay toàn huyện có 40 cơ sở Đoàn trong đó có 26 đoàn xã, 2 Đoàn thị trấn và 13 Chi đoàn trực thuộc (có 4 Đoàn trường học), có 409 chi đoàn. Từ năm 2009 đến 2011 tổ chức được 50 lớp đối tượng Đoàn có 2542 thanh niên ưu tú tham gia và kết nạp được 2643 đồng chí vào Đoàn. Hiện nay tổng số ĐVTN trong độ tuổi là 27.540 ĐVTN chiếm 21,6% dân số và 65% lực lượng lao động toàn huyện; trong đó tập hợp vào tổ chức được 9.118 đ/c. Trong đó đoàn viên có 7.162 đ/c; thanh niên có9.118 anh, chị. Tỷ lệ tập hợp đạt 71%. Hiện nay các ĐVTN trong huyện học ở các trường ĐH, CĐ, TH, và các trường THPT rất nhiều, một số thanh niên đã lập gia đình và một số thanh niên đi làm ăn xa nên các ĐVTN sinh hoạt ở các chi đoàn là rất ít. Chất lượng tổ chức Đoàn đã được nâng cao, bám sát các văn bản tiêu chuẩn xây dựng cơ sở Đoàn mạnh các cấp, kịp thời nắm bắt được tình hình Chi đoàn, củng cố những đơn vị yếu kém. Việc đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi đoàn được chú trọng, đã từng bước tổ chức sinh hoạt theo quy định, đúng trình tự và đúng trọng tâm, trọng điểm, số ĐVTN tham gia sinh hoạt tăng và có chất lượng hơn ( một số thanh niên lập gia đình đã tham gia sinh hoạt Đoàn). Hiện nay, 85 % cơ sở, Chi đoàn có tài liệu nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội theo quy định, 40% Chi đoàn có quỹ hoạt động. Về điều kiện vật chất phục vụ hoạt động công tác, từ huyện đến cơ sở đã có nhiều sự chuyển biến. 2. Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng. Trong thời gian qua BTV Huyện đoàn đã chủ động tham mưu cho cấp uỷ Đảng tập trung, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết Đảng bộ khoá 24, tham gia một cách tích cực vào 2 đề án lớn của huyện: Trồng rừng trồng cỏ(phủ xanh đất trống đồi trọc) và chăn nuôi đạt hiểu quả cao. Và đồng thời trong thời gian đó Huyện đoàn cũng tổ chức các phong trào hành động cách mạng, tạo ra môi trường cho thanh niên rèn luyện, phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Thông qua các cuộc tuyên truyền mục tiêu lí tưởng của Đảng, các cuộc vận động "Đoàn viên phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam". Các đợt thi đua, các đợt thi đua chào mừng đại hội Đảng các cấp, các đợt học Nghị quyết của Đảng đã giúp ĐVTN nâng cao nhận thức, hiểu biết về Đảng. Tạo nên một phong trào cho các ĐVTN phấn đấu rèn luyện trở thành Đảng viên. Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng được tiến hành thường xuyên. Nhìn chung Đảng viên trẻ đang sinh hoạt tại Chi đoàn đã thể hiện được vai trò tiên phong, gương mẫu của mình. Vai trò của tổ chức Đoàn trong việc giúp Đảng viên trẻ rèn luyện cống hiến và trưởng thành thể hiện ngày càng rõ hơn, có nhiều đồng chí đã trưởng thành, được cấp uỷ Đảng, chính quyền đánh giá hoàn thành tốt công tác, làm việc năng động, sáng tạo, đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Điều này chứng tỏ rằng Đảng bộ huyện Mộc Châu trọng công tác phát triển Đảng viên, qua đó củng cố lòng tin của ĐVTN huyện Mộc Châu đối với Đảng. Nhiều cán bộ, Đoàn viên trưởng thành từ phong trào thực tiễn của các đoàn cơ sở đã được Đảng bộ, các cơ quan đoàn thể trong cơ sở tín nhiệm bầu giữ những trọng trách cao trong tổ chức của cơ sở. Công tác tham gia bảo vệ Đảng có nhiều bước tiến mới hầu hết các ĐVTN trong huyện luôn luôn đề cao cảnh giác, kiên quyết chống lại các thế lực thù địch, tích cực tham gia cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, gương mẫu thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực học tập và hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". 3. Công tác xây dựng tổ chức đội. Công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được BTV huyện đoàn phát động với nhiều phong trào thi đua đồng thời chỉ đạo các liên đội tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa với nhiều nội dung và hình thức phong phú phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em với phương châm: "Xây dựng đội là xây dựng Đoàn trước một bước", đồng thời Huyện đoàn cũng tổ chức nhiều hoạt động như: chương trình "Học tốt và chăm ngoan", chương trình "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam", ngày hội "Thiếu nhi vui khoẻ tiến lên đoàn" “ Áo ấm mùa đông” Tiếng hát tuổi thơ”… đã tạo nhiều sân chơi bổ ích, hấp dẫn thu hút được đông đảo các em thiếu nhi tham gia. Hàng năm các hoạt động vui tết trung thu 15/8 âm lịch, kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và các hoạt động tình nguyện trong dịp hè được tổ chức với những hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực, phù hợp với thiếu nhi: các hoạt động vui chơi giải trí, VHVN - TDTT… qua đó tạo sự quan tâm của Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớp với việc chăm sóc giáo dục thiếu nhi. Công tác xây dựng Đội luôn được quan tâm chú trọng, hoạt động Đội tại các cơ sở được kiện toàn. Được sự quan tâm của BTV Huyện đoàn, Phòng giáo dục và đào tạo huyện, Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho Giáo viên Tổng phụ trách tham gia các lớp tập huấn tại huyện, tại tỉnh về công tác Đội, tham gia vào các cuộc thi phụ trách Đội giỏi cấp huyện vì vậy đội ngũ Tổng phụ trách được bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ hàng năm nên trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao. Tổ chức cho cán bộ Đội tham gia các lớp tập huấn về kĩ năng múa, hát được diễn ra thường xuyên và liên tục. Nhìn chung, phong trào hoạt động Đội của huyện Mộc Châu phát triển khá mạnh có sự phối kết hợp tốt với các ban ngành đoàn thể về công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục thiếu niên nhi đồng. Tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức diễn ra phong phú mang tính giáo dục cao. Đoàn huyện luôn đưa ra những phương hướng chỉ đạo hết sức thiết thực mọi hoạt động và công việc được thông qua một cách phù hợp được ĐVTN tham gia hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động. IV– NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU. Trong những năm qua, công tác tổ chức và xây dựng Đoàn vẫn luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình công tác của các cấp bộ Đoàn. Tập trung chỉ đạo với nhiều biện pháp thích hợp theo tinh thần Nghị quyết 07/BCH TƯ Đoàn về: 'Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn trọng tâm là tổ chức xây dựng Đoàn trên địa bàn dân cư", và cuộc vận động "Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh" cụ thể BCH huyện đã trực tiếp làm việc với Huyện uỷ và Đảng bộ cơ sở, dự nhiều buổi sinh hoạt Đoàn, qua đó tháo gỡ những vướng mắc trong ĐTN và chi đoàn cơ sở. Thường xuyên nắm bắt, bám sát chất lượng hoạt động tổ chức Đoàn, chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn để từng bước nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn cơ sở. Nhờ tiến hành đồng bộ các giải pháp nên số Đoàn cơ sở, chi Đoàn vững mạnh và khá ngày càng tăng, không còn chi Đoàn yếu kém. Từ những biến động về công tác thanh niên, BTV Đoàn huyện đã tập trung chỉ đạo sát sao theo chương trình có mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, tham mưu cho BTV Huyện Uỷ, bàn chuyên đề công tác thanh niên và ra quyết định lãnh đạo, chỉ đạo các Đoàn cơ sở. Do đó chất lượng công tác tổ chức xây dựng Đoàn đã có những bước phát triển lớn. Công tác đoàn viên được quan tâm, thông qua việc thực hiện chương trình: 'Rèn luyện Đoàn viên", chất lượng đoàn viên được nâng cao. Công tác tổ chức được quan tâm, đánh giá đúng mức hơn, từ việc phát hiện tạo nguồn bố trí, sử dụng nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn - Hội - Đội thông qua các hình thức cử cán bộ đi tập huấn và bồi dưỡng tại Huyện và Tỉnh. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn huyện Mộc Châu rất được quan tâm và thực hiện. Trong những năm qua, toàn huyện đã cử 1567 đồng chí đi tập huấn. Mỗi năm Đoàn huyện cử nhiều ĐVTN tham gia các lớp tập huấn. Như vậy sau mỗi năm Đoàn huyện đã bồi dưỡng nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội cho nhiều cán bộ là Bí thư và Phó bí thư Đoàn cơ sở và Chi đoàn. BCH Đoàn huyện đã phối hợp với các ngành như Công an, Ban Tuyên giáo...tham gia giảng dạy các lớp tập huấn ngắn ngày cho ĐVTN. Thực hiện cuộc vận động Đoàn viên phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều hoạt động truyền thống giáo dục, nâng cao nhận thức phong phú, hấp dẫn như tìm hiểu về Đảng, toạ đàm, hội thảo... cụ thể trong năm vừa qua Đoàn đã bồi dưỡng, giới thiệu 950 ĐVTN cho Đảng xem xét kết nạp 384 đồng chí đứng trong hàng ngũ của Đảng. Ngoài công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, BCH Đoàn huyện Hữu Lũng còn hết sức quan tâm chú trọng đến vấn đề tài liệu, thông tin cho đội ngũ cán bộ Chi đoàn, định kỳ cung cấp tài liệu, thông tin đầy đủ, chính xác, các thông tin cập nhật đến tận các Chi đoàn. Những thông tin tư liệu khẩn liên quan đến hoạt động Đoàn luôn được BCH Đoàn huyện quan tâm triển khai đến tận các Chi đoàn. Về cơ bản, các cấp bộ Đoàn và Đoàn viên đều chấp hành tốt Điều lệ, Nghị quyết và Chương trình của cấp bộ Đoàn, hoạt động của Đoàn đã giúp cho BCH Huyện đoàn làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào và công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn. Tuy rằng đã có sự quan tâm sát sao và kịp thời của BCH Đoàn huyện nhưng thực chất về chất lượng phong trào công tác Đoàn chưa đạt hiệu quả cao do trình độ chuyên môn của cán bộ cơ sở Đoàn còn thấp. Tóm lại, về trình độ chuyên môn và học vấn không đồng đều kĩ năng nghiệp vụ công tác còn hạn chế, làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm, không được đào tạo cơ bản để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ Đoàn phải giỏi về kĩ năng nghiệp vụ, lí luận chính trị có lập trường tư tưởng và bản lĩnh chính trị vững vàng. Xuất phát từ thực tế đó trong những năm gần đây BTV Huyện đoàn Mộc Châu rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Song thời gian tập huấn ngắn không đủ để truyền tải vấn đề một cách sâu sắc, cụ thể. Phần kĩ năng chỉ tập huấn ngắn hạn nội dung sơ sài. Đây là vấn đề đặt ra cần được quan tâm tháo gỡ. Nhìn chung chất lượng Đoàn cơ sở trong huyện Mộc Châu hiện nay đã được cải thiện một cách đáng kể. Chúng ta có thể thấy rõ nét hơn qua bảng số liệu: Bảng xếp loại Đoàn cơ sở qua các năm Xếp loại/ năm 2009 2010 2011 Tổng số Đoàn cơ sở 43 43 43 Vững mạnh 29 29 31 Khá 12 14 7 Trung bình 2 0 2 Nhận xét: Qua bảng số liệu xếp loại trên cho ta thấy mặc dù tổng số Đoàn cơ sở giảm nhưng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên huyện Mộc Châu có chiều hướng phát triển tốt. Cơ sở vững mạnh ngày một gia tăng, không còn các cơ sở yếu kém, không có cơ sở trắng đoàn. V– NHỮNG BÀI HỌC TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐOÀN CƠ SỞ Ở HUYỆN MỘC CHÂU Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn. Mở rộng đối tượng đào tạo không chỉ dừng lại ở đội ngũ cán bộ Đoàn xã mà cần phải quan tâm đến đội ngũ cán bộ Chi đoàn. Tăng cường và vận động kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Khuyến khích và giúp đỡ đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở tự đào tạo và tìm hiểu thêm về chuyên môn công tác. Cử cán bộ nguồn đi đào tạo, tập huấn dài hạn ở Tỉnh và Trung ương. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ HUYỆN MỘC CHÂU Với đề tài: "Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở" qua 3 tháng thực tập, nắm bắt được những thực trạng mà tổ chức Đoàn huyện Mộc Châu đang vướng mắc, qua đây tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mong rằng sẽ đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của tổ chức Đoàn ở huyện Mộc Châu. 1. Giải pháp tăng cường công tác Quy hoạch cán bộ Đoàn cơ sở. Quy hoạch cán bộ Đoàn bao gồm: phát hiện, tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng quản lí, đánh giá và thực hiện các chế độ chính sách cần thiết đối với họ. Quy hoạch cán bộ chủ chốt của cán bộ Đoàn cơ sở phải được đặt trong tổng thể quy hoạch cán bộ Đảng cùng cấp. Tổ chức Đoàn có trách nhiệm giúp cấp uỷ Đảng phát hiện những cán bộ, tạo nguồn cán bộ, kiến nghị các phương án đào tạo, bồi dưỡng, sở dụng cán bộ. Hình thành việc kế thừa, liên tục chủ động và thường xuyên không thụ động trông chờ, ỷ lại đặc biệt trong điều kiện luôn chuyển nhanh đội ngũ cán bộ Đoàn. Trong quy hoạch cần dự kiến những phương án theo thứ tự ưu tiên kết hợp giữa phát triển tuần tự và đột biến. Thông thường Phó bí thư Đoàn cơ sở là người kế cận trực tiếp của Bí thư, các uỷ viên thường vụ, uỷ viên BCH là lực lượng dự bị. Tuy nhiên, có thể có trường hợp Bí thư Chi đoàn được quy hoạch và chức danh Bí thư, Phó bí thư Đoàn cơ sở. Quy hoạch cán bộ là không phải nhìn người xếp việc mà trái lại trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tiêu chuẩn, điều kiện của mõi chức danh mà lựa chọn cán bộ, tạo nguồn cho phù hợp, phải thực hiện phương châm người nào cũng được miễn là phải đảm bảo tiêu chuẩn và điều kiện làm như vậy sẽ tránh được tình trạng chủ quan, nể nang, ô dù... Quy hoạch cán bộ dự bị là quy hoạch ngắn hạn, đòi hỏi mỗi chức danh cán bộ Đoàn cần phải quy hoạch từ 2 đến 3 cán bộ (đội dự bị, kế cận). Từng cán bộ dự bị phải được đánh giá mặt mạnh, mặt yếu. Cần bồi dưỡng cái gì? ở đâu? thời gian như thế nào? Cần xác định nguồn cán bộ trong phạm vi rộng, không hạn chế trong một cơ quan đơn vị. Chú trọng những cán bộ trẻ có thành tích xuất sắc trong phong trào thanh thiếu nhi ở cơ sở. Trong điều kiện hiện nay quy hoạch cán bộ Đoàn cơ sở nên chuẩn bị theo cách: Một người làm nguồn cho một hay nhiều chức danh đồng thời có thể 2 hoặc 3 người làm nguồn cho một chức danh, nhất là các chức danh chủ chốt (Bí thư, Phó bí thư). 2. Giải pháp đổi mới hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở. Trong cơ chế quản lí đất nước hiện nay, Đảng lãnh đạo bằng đường lối chủ trương, nhà nước quản lí đất nước bằng cơ chế chính sách và pháp luật. Với tư cách là một thành viên của hệ thống chính trị, ĐTN tham gia quản lí đất nước bằng việc trực tiếp tổ chức cho Đoàn viên thanh thiếu niên thực hiện đường lối của Đảng chính sách của nhà nước. Bác Hồ nói: "Đảng ta là Đảng cầm quyền lãnh đạo đất nước và toàn bộ hệ thống chính trị. Vì vậy Đảng lo cho các cán bộ không phải vì bản thân mình mà còn cho cả hệ thống chính trị, cho toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực". Trước yêu cầu đổi mới hiện nay của đất nước đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải tiếp tục tăng cường và đổi mới chính sách về công tác thanh niên và cán bộ thanh niên. Tại hội nghị lần thứ IV-BCH TƯ Đảng khoá VII đồng chí Đỗ Mười đã nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước ta phải xây dựng và hoàn thiện các chính sách đối với thanh niên nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo của tuổi trẻ tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thanh niên cống hiến tốt nhất. Một trong những tồn tại lớn nhất trong đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay là hình thức đào tạo còn khô cứng, máy móc, dập khuôn, không sáng tạo còn ỉ lại bao cấp Nhà nước. Do vậy việc đổi mới hình thức đào tạo trước hết phải làm thay đổi tư duy, nhận thức về công tác đào tạo cán bộ Đoàn hiện nay: tăng cường và huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công việc đào tạo, đào tạo lại dưới nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, tạo cơ chế cởi mở trong đào tạo cán bộ, tăng cường đào tạo thông qua hoạt động thực tiễn phong trào thanh niên, phối kết hợp với các ngành trong đào tạo, mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo. 3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác Tuyển chọn cán bộ Đoàn cơ sở. Tuyển chọn là một khâu của công tác Quy hoạch, muốn tuyển chọn, quy hoạch cán bộ tốt cần xây dựng tiêu chuẩn cán bộ ở mỗi cấp, mỗi chức danh, mỗi đối tượng cán bộ, xác định nguồn tuyển chọn cán bộ trong cấp bộ Đoàn. Trong đó coi trọng nguồn trưởng thành từ thực tiễn phong trào. Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ Đoàn, ngoài tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác theo quy định của Nghị quyết TW (khoá VII) cán bộ phải được đào tạo cơ bản về chính trị và chuyên môn, nhiệt tình có khả năng làm công tác thanh niên, được thanh niên tín nhiệm, được rèn luyện từ thực tiễn phong trào. Những Đoàn viên ưu tú sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự trong quân đội hoặc công an nhân dân, đã tốt nghiệp THPT được đánh giá tốt, có nguyện vọng, khả năng hoạt động chính trị - xã hội, có năng khiếu VHVN - TDTT, cho đi đào tạo cơ bản. Sau khi thử việc sẽ bổ sung biên chế chính thức. 4. Giải pháp đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở. Trước hết cần thống nhất về mặt quan điẻm trong cấp uỷ, chính quyền đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn chính là đào tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị khác từ đó mà tạo nguồn lực cần thiết về cơ sở vật chất, kinh phí được bảo đảm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở đến Chi đoàn, đặc biệt lưu ý đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, học vấn cho đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở. Về nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở. Với đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt Bí thư, Phó bí thư đoàn cơ sở nên đào tạo gồm: Trung cấp lí luận chính trị, phương pháp luận công tác thanh thiếu niên. Kĩ năng cơ bản của công tác thanh niên, những nhiệm vụ của người Bí thư, Phó bí thư cơ sở. Về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhất đối với cán bộ Đoàn cơ sở: Đào tạo cơ bản dưới hình thức tập trung 3 tháng liên tục hoặc tại chức mỗi tháng một tuần trong thời gian một năm theo chương trình đã nêu trên cho Bí thư và Phó bí thư, sau đó kiểm tra tổ chức cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận. Tập huấn từ 1 đến 2 tuần cho uỷ viên BCH Đoàn cơ sở. Tập huấn theo chuyên đề, tổ chức các hội nghị tổng kết, toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm về công tác Đoàn - Hội - Đội. Tập huấn theo chức danh. Thành lập và thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt Đoàn của các loại hình câu lạc bộ Đoàn. Phát hành rộng rãi các loại sách hướng dẫn về kĩ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn - Hội - Đội. Kết hợp đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện qua các hoạt động thực tiễn của những mô hình hay các hoạt động được đoàn cấp trên chỉ đạo điểm. Có chế độ khuyến khích các hình thức tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Đoàn. Lập quỹ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn. 5. Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng cán bộ Đoàn cơ sở. Vấn đề sử dụng cán bộ Đoàn cơ sở mang tính đặc thù, số cán bộ biên chế rất ít phần lớn là kiêm nhiệm bán chuyên trách do đó phải biết rõ năng lực, sở trường, thế mạnh, điểm yếu hay hạn chế của từng cán bộ mà bố trí và sử dụng cho phù hợp đồng thời phải biết khích lệ và động viên kịp thời, thường xuyên. Đối với cương vị chủ chốt nhất thiết phải tìm chọn cho được các nhân sự có đủ điều kiện và tiêu chuẩn chất lượng cán bộ Đoàn đã nêu ở trên. Phải có điều kiện thuận lợi tối đa có thể có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời phải thay thế ngay cán bộ chủ chốt mà thiếu nhiệt tình, năng lực yếu, gây cản trở công việc chung. Quy trình sử dụng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở phải đảm bảo 4 yếu tố: Lựa chọn đúng người, sắp xếp dúng việc, hài hoà giữa công việc chung và lợi ích riêng của bản thân gia đình, và hướng phát triển trưởng thành của cán bộ. Cách giao việc: Một công việc có thể giao cho nhiều cán bộ cùng thực hiện một cán bộ có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau nhưng cái chính là kết quả và hiệu quả của công việc. Nghệ thuật sử dụng cán bộ Đoàn là phải biết lắng nghe hướng dẫn của họ hành động sáng tạo, chủ động trong công việc, tránh nôn nóng đòi hỏi quá cao. Sử dụng đội ngũ cộng tác viên là một bộ phận cấu thành trong công tác cán bộ Đoàn cơ sở. Bên cạnh BCH cơ sở còn có đội ngũ công tác viên nhiệt tình thành tâm với thế hệ trẻ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, thu hút được thanh thiếu niên trên địa phương. Đội ngũ cộng tác viên là người bạn chân thành nhất động viên hộ vượt qua những khó khăn, thử thách hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 6. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn cơ sở và Chi đoàn. Đoàn cơ sở, Chi đoàn phải lập chương trình công tác hoàn thành theo chủ đề, chủ điểm, gắn liền với sự kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội tại cơ sở. Duy trì sinh hoạt ít nhất mỗi tháng một lần với Đoàn cơ sở, thực hiện nghiêm túc chế độ phê và tự phê trong Đoàn, với Chi đoàn cần cố gắng phát huy phát biểu ý kiến và thảo luận của ĐVTN. Tổ chức các hoạt động Đoàn một cách linh hoạt về địa điểm, thời gian gắn liền với nội dung và hình thức sinh hoạt vui tươi và tham khảo ý kiến của ĐVTN để tổ chức cho phù hợp. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động, tổ chức các buổi toạ đàm, hái hoa dân chủ, VHVN - TDTT, tăng cường các hoạt động giao lưu giữa đoàn cơ sở và Chi đoàn để tìm hiểu trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nâng cao chất lượng sinh hoạt Đoàn. Phải phát huy vai trò của tổ chức Đoàn cơ sở trong công tác xây dựng Hội thông qua CLB và chi hội thanh niên theo sở thích, theo nghề nghiệp để thu hút thanh niên vào hoạt động. Các hoạt động của Đoàn cần có sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong xã, đồng thời thống nhất nội dung tạo sức mạnh tổng hợp trong hoạt động. 7. Quản lí và thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở. Cần thống nhất quan niệm về quản lí đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở: Đó là sự tổng hợp của các chủ đề(cấp uỷ Đảng, cấp bộ Đoàn) tới các đối tượng khách thể quản lí (từng cán bộ cụ thể) của tất cả các khâu trong công tác cán bộ. Xác định tiêu chuẩn, điều kiện, tạo nguồn, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng thực hiện chế độ chính sách cán bộ. Cách quản lí tốt nhất là thông qua quy chế cán bộ, những quy định mang tính chất nội bộ, quản lí con người thông qua công việc, thông qua tổ chức và thực hiện phân cấp quản lí rõ ràng, cấp uỷ Đảng, Đoàn cấp trên quản lí cán bộ Đoàn chủ chốt, BCH cơ sở quản lí uỷ viên và Bí thư Chi đoàn. Chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn cơ sở: Các cấp bộ Đoàn, nhất là xã đoàn cần chú ý tìm hiểu và có nhiệm vụ tác động với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt các chế độ chính sách hiện hành của Đảng, Nhà nước với cấp bộ Đoàn. Đồng thời tác động thêm để cơ sở vận dụng những chính sách khuyến khích đãi ngộ... nhằm động viên đội ngũ cán bộ Đoàn, có những chính sách khuyến khích đào tạo bồi dưỡng một cách cơ bản đội ngũ cán bộ Đoàn xuất sắc, tạo nguồn lâu dài cho Chi đoàn, cho Đảng hay trích một phần kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước dùng cho việc đào tạo bồi dưỡng lại. Luôn có chính sách đãi ngộ cả về vật chát tinh thần nhân dịp các ngày lễ tết hay có phụ cấp trách nhiệm định kỳ là một phần rất nhỏ trong thu nhập nhưng nó có ý nghĩa động viên, cổ vũ rất lớn về mặt tinh thần. Cần quan tâm bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở, phấn đấu trưởng thành về mặt chính trị, bồi dưỡng họ trở thành đối tượng Đảng, giới thiệu họ về các Chi bộ Đảng xem xét kết nạp, đó cũng là chính sách cụ thể tạo vị thế về mặt chính trị xã hội cho đội ngũ cán bộ Đoàn xứng đáng với những cống hiến của họ. Cần xây dựng quy chế công tác cán bộ phù hợp với điều kiện địa phương để nhìn vào quy chế đó mà mỗi cán bộ Đoàn biết mình phải làm gì. Tăng cường công tác chỉ đạo của BCH Đoàn huyện. Công tác chỉ đạo của Đoàn huyện đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tổ chức chính vì vậy mà phải làm tốt công tác này, cần tập trung vào những nội dung sau: Coi trọng hoạt động từ cơ sở, chú trọng đầu tư, chỉ đạo, hướng dẫn tạo điều kiện cho cơ sở triển khai tốt các mặt công tác bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; Chủ động đổi mới phương thức hoạt động theo hướng xã hội hoá, đa dạng hoá các hình thức, kết hợp chỉ đạo toàn diện, với chỉ đạo điểm theo từng cụm; Để đảm bảo thông tin hai chiều giữa Đoàn cấp trên và đoàn cấp dưới thông suốt chính xác và kịp thời, tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc, uốn nắn và định hướng phong trào. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng để thúc đẩy phong trào. 8. Một số đề xuất kiến nghị. 8.1. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành đoàn thể. Tăng cường công tác tham mưu đối với các cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào TTN, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, đoàn thể, chính trị xã hội, coi đây là yếu tố cơ bản quyết định cho tổ chức Đoàn hoạt động có hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ... Cấp uỷ cần tăng cường kiểm tra giám sát định hướng, trực tiếp chỉ đạo Đoàn cơ sở, kịp thời động viên, cổ vũ những cố gắng hoặc uốn nắn những sai lệch của tổ chức Đoàn trong hoạt động. Cần xây dựng quy chế cán bộ Đoàn, quy chế lãnh đạo ĐTN, định kỳ đánh giá về công tác lãnh đạo của tổ chức Đoàn với tổ chức Đoàn cùng cấp, chủ động làm tốt công tác cán bộ nói chung và quy hoạch cán bộ nói riêng. Các cấp uỷ, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể cần quan tâm hơn nữa đối với công tác thanh niên, tạo điều kiện về các cơ chế chính sách cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế. Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động của Đoàn - Hội - Đội. Tăng cường cho thanh niên vay vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài. Tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên thành lập Quỹ thanh niên lập nghiệp cấp huyện; Tờ tin nội bộ của tuổi trẻ huyện nhà. 8.2. Đối với các cấp bộ Đoàn. 8.2.1. Đối với Huyện đoàn. Chỉ đạo cơ sở xã, thị trấn và các Chi đoàn trực thuộc làm tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ cơ sở về công tác cán bộ Đoàn nói chung, nhất là tạo nguồn và quy hoạch cán bộ Đoàn nói riêng. Tạo điều kiện cho thanh niên tham gia các lớp tập huấn về ứng dụng KHKT, phổ cập tin học cho cán bộ Đoàn chủ chốt cấp xã đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Cần chủ động làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Đoàn cơ sở, đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ cho cán bộ đoàn xã, thị trấn và các Chi đoàn trực thuộc. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức kinh tế trên địa bàn để tạo môi trường tốt cho Đoàn cơ sở hoạt động. 8.2.2. Đối với Tỉnh đoàn. Thực hiện Nghị quyết TƯ Đoàn và kế hoạch của Tỉnh đoàn về nâng cao chất lượng cơ sở Đoàn, từ đó rút ra kinh nghiệm, tích cực chỉ đạo có hiệu quả. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Đoàn cơ sở đồng thời chỉ đạo các huyện, thành đoàn làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn sử dụng cán bộ Đoàn cơ sở. Tổ chức Đoàn cùng cấp làm tốt và có hiệu quả các phong trào mình đưa ra đồng thời Tỉnh uỷ chỉ đạo các cấp uỷ làm tốt công tác cán bộ Đoàn nói chung và cán bộ Đoàn nói riêng. PHẦN KẾT LUẬN Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn xác định cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng, nhất là chăm lo cho đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đây là nhiệm vụ trọng tâm là vấn đề khó khăn, phức tạp, nó gắn với con người và gắn với các mặt của đời sống xã hội, ở bất cứ giai đoạn cách mạng nào cán bộ cũng là trung tâm chú ý của xã hội. Công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ Đoàn nói riêng luôn luôn vận động và phát triển theo sự vận động và phát triển của dân tộc. Do vậy việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn trong giai đoạn đổi mới đất nước là một công việc phù hợp với quy luật vận động xã hội hiện nay và là một đòi hỏi cấp bách. Ngày nay, thực tiễn công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN, bước đầu ta đã tiếp thu được những thắng lợi đáng kể làm nền tảng cho việc đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Song bên cạnh đó còn không ít khó khăn và thử thách đòi hỏi đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên phải có đầy đủ phẩm chất trình độ, năng lực, trí tuệ, sức khoẻ để đảm đương hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng giao phó trước mắt và lâu dài. Để xây dựng được một đội ngũ Đoàn cá chất lượng và toàn diện, như vậy đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đúng mức với tất cả các khâu trong công tác cán bộ từ tuyển chọn đến đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ đây là việc đòi hỏi chúng ta phải quan tâm, chú trọng, phải kiên trì, làm từng bước, làm đến đâu chắc đến đó. Có như vậy mới đảm bảo có một đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài gánh vác nhiệm vụ lâu dài, gian khổ của Đảng. Nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn cần phải tiến hành một cách đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành cao liên quan, thường xuyên liên tục có trọng điểm trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, có môi trường để đội ngũ phát huy có hiệu quả, chất lượng công tác, có hệ thống quản lí và cơ chế chính sách khuyến khích đội ngũ cán bộ phù hợp với điều kiện của đất nước trong từng giai đoạn và thời kỳ. Trên đây là một số vấn đề kết luận của bản thân về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ĐTN huyện Hữu Lũng trong giai đoạn này. Trong quá trình viết chuyên đề với thời gian không nhiều, tài liệu ít và nhận thức của bản thân còn hạn chế. Chuyên đề mới chỉ bắt đầu nêu lên một khía cạnh, một vài biện pháp ở phạm vi nhỏ và còn chung chung trìu tượng, do vậy bài viết sẽ không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, vậy kính mong các thầy, cô giáo và các đồng chí trong cơ quan Huyện Đoàn góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thành tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo của BCH các xã Đoàn trong huyện trong các năm từ năm 2009 đến năm 2011. 2. Báo cáo Công tác Đoàn và phong trào TTN trong các năm từ năm 2009 đến năm 2011 của Huyện Đoàn. 3. Chính sách đối với Thanh niên - NXB Chính trị quốc gia. 4. Hồ Chí Minh giáo dục thanh niên - NXB Thanh niên 1980. 5. Hồ Chí Minh toàn tập -NXB Sự thật 1980. 6. Lê nin bàn về thanh niên - NXB Hà Nội 1981. 7. Lê nin toàn tập Tiến bộ 1981. 8. Mác Ăngghen về thanh niên - NXB Matcơva 1972. 9. Mác Ăngghen về thanh niên - NXB Cận vệ 1972. 10. Một số văn bản về Công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ đổi mới - TW Đoàn. 11. Quản lí nhà nước về Công tác thanh niên thời kỳ đổi mới - NXB Chính trrị quốc gia. 12. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh niên - NXB Chính trị quốc gia. 13. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Mộc Châu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở Huyện Mộc Châu.doc