Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở Huyện Tuần Giáo

Trong những năm qua, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển. Công cuộc CNH,HĐH đất nước do Đảng khởi xướng đã tạo được niềm tin tuyệt đối của mọi tầng lớp nhân dân, uy tín của Đảng được nâng cao trên trường quốc tế. Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu mới cho phong trào Đoàn nói chung và công tác cán bộ Đoàn nói riêng, đặt ra những tiêu chuẩn, tiêu chí mới đối với người cán bộ Đoàn và những nội dung mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, bởi vì: Hiện nay tư duy kinh tế thay đổi, cơ cấu kinh tế cũng thay đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường điều này đã làm cho những thay đổi lớn về cơ cấu xã hội thanh niên, đòi hỏi hệ thống tổ chức Đoàn phải đổi mới nội dung, hình thức hoạt động cho phù hợp, từ đó đặt ra những yêu cầu mới cho đội ngũ cán bộ Đoàn ở mọi cấp, mỗi cán bộ Đoàn phải có đủ năng lực, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện nay. Khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, tạo ra một lớp thanh niên mới năng động, sáng tạo, thông minh. Đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ Đoàn đủ trình độ năng lực đáp ứng được trình độ của thanh niên và yêu cầu nhiệm vụ của Đảng. Đó là trình độ lí luận chính trị, kinh tế, tin học, ngoại ngữ Từ những yêu cầu mới về phẩm chất năng lực của người cán bộ Đoàn trong thời kì mới điều này cũng tạo ra những yêu cầu mới cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn thanh niên trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước. Trong công tác đào tạo, theo báo cáo của nhiệm kì VIII (2002 - 2007) của Ban chấp hành Trung ương Đoàn đã có 1.234.000 cán bộ được đào tạo bồi dưỡng, tăng 72,8% so với nhiệm kì VII (1997 - 2002). Tuy vậy, số lượng này mới chỉ đáp ứng được 27,5% nhu cầu đào tạo cán bộ đoàn chuyên trách. Về kinh phí đào tạo chỉ đáp ứng được 32% nhu cầu. Những bất cập và tồn tại đó là chúng ta chưa có một cơ chế chính sách cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn hợp lí, thống nhất và cụ thể. Trong thực tế hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn nói chung và công tác đào tạo cán bộ Đoàn cơ sở huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên nói riêng đang thiếu hệ thống quan điểm và chính sách cho công tác này. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn đang gặp khó khăn. Nội dung đào tạo còn lạc hậu, máy móc. Hệ thống trường đào tạo cán bộ Đoàn – Hội – Đội trong cả nước có nhiều biến đổi. Tóm lại: Do yêu cầu mới về phẩm chất, nằng lực của người cán bộ Đoàn, xuất phát từ thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn hiện nay còn nhiều bất cập, phải đòi hỏi Đảng, Nhà nước và Đoàn thanh niên cần có những chính sách, nội dung, hình thức đào tạo cụ thể, hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn. Với những lí do trên mà tôi nghiên cứu đề tài: “Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên”. LỜI CẢM ƠN 3 PHẦN MỞ ĐẦU 4 1- Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 5 2.1. Mục đích chọn đề tài 5 2.2. Nhiệm vụ của đề tài 5 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5 3.1. Khách thể nghiên cứu. 5 3.2. Đối tượng nghiên cứu. 6 3.3. Phạm vi nghiên cứu. 6 5. Kết cấu tiểu luận. 6 CHƯƠNG 1. 7 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CẤP CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 7 1.1. Cơ sở lý luận. 7 1.1.1. Một số khái niệm 7 1.1.1.1. Cán bộ Đoàn. 7 1.1.1.2. Công tác cán bộ Đoàn. 7 1.1.1.3. Công tác đào tạo cán bộ Đoàn. 7 1.1.1.4. Công tác bồi dưỡng cán bộ Đoàn. 8 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn 8 1.1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. 8 1.1.2.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác cán bộ 9 1.1.2.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam về xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn 11 1.2. Cơ sở thực tiễn. 12 1.2.1. Những quy định của nhà nước về tiêu chuẩn cán bộ công chức và đào tại bồi dưỡng cán bộ. 12 1.2.2. Những yêu cầu của cán bộ Đoàn trong thời kì mới 18 1.2.3. Những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp cơ sở. 21 CHƯƠNG 2. 22 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUẦN GIÁO – TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY 22 2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HUYỆN TUẦN GIÁO 22 2.1.1. Vị trí và đặc điểm tự nhiên. 22 2.1.2. Đặc điểm công tác Đoàn và phong trào Thanh niên. 23 2.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn trên địa bàn huyện Tuần Giáo- Tỉnh Điện Biên. 26 2.2.1. Công tác đào tạo. 26 2.2.2. Công tác bồi dưỡng. 27 2.3. Những thành tựu và hạn chế trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn của huyện đoàn Tuần Giáo. 28 2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân. 28 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 28 . 30 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN TUẦN GIÁO – TỈNH ĐIỆN BIÊN 30 3.1. Phương hướng xây dựng cán bộ Đoàn. 30 3.1.1. Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn. 30 3.1.2. Mục tiêu, phương hướng. 30 3.1.3. Tiêu chuẩn cán bộ. 31 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 32 3.2.1. Giải pháp tăng cường công tác quy hoạch, tuyển chọn cán bộ Đoàn cơ sở 32 3.2.2. Giải pháp đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 33 3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng luân chuyển đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 34 3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn cơ sở Đoàn cơ sở 35 3.3. Đề xuất, kiến nghị 35 3.3.1. Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể. 35 3.3.2. Đối với các cấp bộ Đoàn. 36 PHẦN KIẾT LUẬN 38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG CHUYÊN ĐỀ 41

doc42 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3213 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở Huyện Tuần Giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố ở phường, thị trấn; Luật sư, cán bộ quản lý doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, khi các học viên này tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hội nhập, kinh tế quốc tế chuyên sâu do các cơ quan nhà nước tổ chức đào tạo ở trong nước. Dưới đây gọi chung là cán bộ, công chức và được viết tắt là CBCC. Phạm vi sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC: Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ được sử dụng để đào tạo, bồi dưỡng CBCC thuộc phạm vi quản lý. Đối với những đối tượng tuy không thuộc phạm vi quản lý nhưng theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền phải được đào tạo, bồi dưỡng thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương giao nhiệm vụ và giao kinh phí cho các cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thực hiện. Nguyên tắc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC: Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cho CBCC các kiến thức: Quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ, tin học, hội nhập kinh tế quốc tế, tiếng dân tộc... (bao gồm cả tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý) cho các đối tượng CBCC thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương (bao gồm đào tạo trực tiếp tại cơ sở và cử đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo khác); Căn cứ điều kiện cử CBCC đi đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và điều kiện để CBCC được cử đi đào tạo sau đại học quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ; căn cứ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC được phân bổ và các nguồn kinh phí khác, các cơ quan, đơn vị quyết định việc hỗ trợ một phần chi phí (học phí, mua giáo trình) cho đối tượng là CBCC được cấp có thẩm quyền có quyết định cử đi học trung cấp, cao đẳng, đại học và đi đào tạo sau đại học; Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC được sử dụng để chi các hoạt động trực tiếp phục vụ cho công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương; chi các hoạt động quản lý trực tiếp công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Không sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC để chi: Cho các hoạt động bộ máy của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương; chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Kinh phí hoạt động bộ máy của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương bảo đảm từ kinh phí quản lý hành chính (đối với các cơ quan hành chính nhà nước) hoặc từ kinh phí chi các lĩnh vực sự nghiệp (tương ứng đối với các đơn vị sự nghiệp). Chi đào tạo, bồi dưỡng CB ở trong nước: _Các nội dung chi do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCC, giao nhiệm vụ biên soạn chương trình, giáo trình thực hiện: + Các khoản chi phục vụ trực tiếp lớp học: - Chi thù lao giảng viên; phụ cấp tiền ăn giảng viên; chi phí đưa, đón, bố trí nơi ở cho giảng viên; - Chi tài liệu học tập theo nội dung chương trình khoá học cho học viên (không kể tài liệu tham khảo); - Chi khen thưởng cho học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc; - Chi hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên trong thời gian đi tập trung học; - Chi hỗ trợ cho các đối tượng là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố ở phường, thị trấn trong những ngày đi tập trung học tại cơ sở đào tạo các khoản: Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết nguyên đán); chi hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ; - Chi thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập (nếu có); - Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi; hội đồng xét kết quả; chi lễ khai giảng, bế giảng; - Chi nước uống phục vụ lớp học; đối với các lớp học chuyên sâu, nâng cao có chuyên gia nước ngoài giảng dạy được chi giải khát giữa giờ (cà phê, trà, hoa quả, bánh ngọt...); - Chi tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế (nếu có); - Chi tiền thuốc y tế thông thường cho học viên (nếu học viên ốm). - Chi in và cấp chứng chỉ; - Chi khác phục vụ trực tiếp lớp học (điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, vệ sinh, trông giữ xe...). Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC đã được ngân sách đầu tư xây dựng phòng nghỉ phải có trách nhiệm bố trí chỗ nghỉ cho học viên ở xa đối với những lớp được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ và phân bổ kinh phí thực hiện không được thu thêm khoản tiền phòng nghỉ của học viên. + Chi các hoạt động quản lý trực tiếp công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCC: - Chi công tác phí cho cán bộ quản lý lớp của cơ sở đào tạo trong trường hợp phải tổ chức lớp ở xa cơ sở đào tạo; chi làm thêm giờ của cán bộ quản lý lớp (nếu có); - Chi khảo sát, điều tra, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; chi tổ chức các cuộc họp nhằm đánh giá kết quả, hiệu quả, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ngay sau khi kết thúc khoá học; - Các khoản chi khác để phục vụ quản lý, điều hành lớp học (nếu có); + Chi dịch thuật. + Chi biên soạn chương trình, giáo trình mới hoặc chi chỉnh sửa, bổ sung cập nhật chương trình, giáo trình: Do cơ quan, đơn vị được giao chủ trì biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiêp vụ chi từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC được giao hàng năm. _ Các nội dung chi do cơ quan, đơn vị cử CBCC đi học thực hiện: Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết nguyên đán); chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho cán bộ, công chức trong những ngày đi tập trung học tại cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo và đơn vị tổ chức đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ). Căn cứ địa điểm tổ chức lớp học và khả năng ngân sách, các cơ quan, đơn vị cử CBCC đi học sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác của mình để hỗ trợ cho CBCC được cử đi học hai khoản chi phí nêu trên đảm bảo nguyên tắc: Các khoản chi hỗ trợ này không vượt quá mức chi hiện hành của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. _ Trường hợp cơ quan, đơn vị được giao kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhưng không có cơ sở đào tạo, không có điều kiện tự tổ chức lớp phải gửi CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo khác thì cơ quan, đơn vị thanh toán cho các cơ sở đào tạo các khoản: + Chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo hợp đồng dịch vụ do cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC ký kết với cơ sở đào tạo. Chi phí hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng được lập trên cơ sở chế độ, định mức chi quy định tại Thông tư này; tiền mua giáo trình, tài liệu (không kể tài liệu tham khảo) theo hoá đơn thu tiền của cơ sở đào tạo. + Chi hỗ trợ tiền ăn cho học viên trong những ngày đi tập trung học. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm chi hỗ trợ tiền ăn cho học viên theo đúng mức hỗ trợ được cơ quan, đơn vị ký kết với cơ sở đào tạo tại hợp đồng dịch vụ và theo đúng số ngày thực tế học viên đi học. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học thanh toán trực tiếp cho học viên khoản chi hỗ trợ tiền ăn, thì chứng từ chi phải kèm theo xác nhận của cơ sở đào tạo về số ngày thực tế học viên đi học. _ Chi các hoạt động trực tiếp phục vụ cho công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng CBCC của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương: Căn cứ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC được cấp có thẩm quyền giao hàng năm, Bộ, cơ quan trung ương, địa phương quyết định việc phân bổ kinh phí cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về công tác đào tạo, bồi dưỡng của toàn ngành, của địa phương để chi cho các nội dung: chi xây dựng, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị; chi đi công tác để kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng và các chi khác liên quan trực tiếp đến công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Chi đào tạo, bồi dưỡng CB ở nước ngoài: Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở nước ngoài được giao trong dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở nước ngoài và được sử dụng để chi cho các nội dung sau: + Chi phí dịch vụ phải trả cho tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo ở trong nước; + Chi học phí và các khoản chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở dịch vụ ở nước ngoài; + Chi phí cho công tác phiên dịch, biên dịch tài liệu; + Chi phí mua bảo hiểm y tế trong thời gian học tập ở nước ngoài; + Chi phí cho công tác tổ chức lớp học: Khảo sát, đàm phán, xây dựng chương trình học tập với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài; + Chi phí ăn, ở, đi lại, lệ phí sân bay; chi mua bảo hiểm; + Chi làm thủ tục xuất, nhập cảnh (hộ chiếu, visa). 1.2.2. Những yêu cầu của cán bộ Đoàn trong thời kì mới Người cán bộ Đoàn hiện nay cần phải có sự phát triển về thể chất và tinh thần đáp ứng được nhiệm vụ được giao: Phải có sức khoẻ tốt để không những đảm bảo công việc hàng ngày mà còn phải đáp ứng những công việc tập trung có cường độ lao động cao, làm việc trong các điều kiện khó khăn, môi trường khắc nghiệt; Phải có sự vững chãi về tinh thần đây là điều kiện có những ý nghĩ đúng, hành động độc lập, không trông chờ, ỷ lại lệ thuộc vào người khác. Nó là cơ sở của niềm tin, của định hướng, tính ổn định, tính chủ động; Phải có sự phát triển sâu sắc về thế giới nội tâm đây là để cảm nhận phong phú về cuộc sống, dễ tiếp cận được nhiều đối tượng, nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của TTN và quy luật tình cảm riêng của từng đối tượng. Người cán bộ Đoàn phải có tri thức, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp vứi đòi hỏi của thanh niên và xã hội giao cho: Tri thức và kinh nghiệm của người cán bộ Đoàn mang tính tổng hợp cao vì công tác Đoàn thực chất là công tác con người mà con người ở đây là con người trẻ tuổi ở mọi lĩnh vực, mọi đối tượng. Do vậy người cán bộ Đoàn không chỉ có kĩ năng nghiệp vụ công tác mà còn phải ham hiểu các kiến thức về một số chuyên ngành có tính tổng hợp trong khoa học quản lí, giáo dục, chuyên môn, pháp luật; Tri thức và kinh nghiệm của người cán bộ Đoàn hiện nay thiên về xã hội và vấn đề xã hội, về con người và vấn đề con người nhất là trong công cuộc tiến hành đổi mới; Tri thức và kinh nghiệm của người cán bộ Đoàn hiện nay là vốn tri thức chi phối toàn bộ các tri thức, kinh nghiệm khác của người cán bộ Đoàn, đó là hệ thống tri thức và phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Là sự hòa quyện giữa tri thức lí luận và kinh nghiệm thực tiễn, tri thức khoa học và kinh nghiệm bản thân, chỉ có như thế người cán bộ Đoàn mới và đảm bảo được tính chung vừa đúng với tính cá biệt, vừa đảm bảo tính khoa học vừa đảm bảo tính thực tế; Bộ phận trực tiếp quyết định hiệu quả công tác của người cán bộ Đoàn là tri thức và kinh nghiệm lãnh đạo – quản lí nhất là những tin tức thời sự, thông tin nhanh, thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, kiến thức quản lí kinh tế xã hội, tâm lí, luật pháp… Người cán bộ Đoàn phải có lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, phát triển theo yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn: Phải có lập trường chính trị vững vàng, kiên định con đường đổi mới đất nước. Lí tưởng cách mạng của người cán bộ Đoàn phải được xây dựng trên nền tảng lí luận và phương pháp luận Mác xít. Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự hoàn thiện nền kinh tế thị trường “nghề” của người cán bộ Đoàn cũng đang được xác định rõ. Song song việc với nó, việc định hướng cá đặc trưng cơ bản của người cán bộ ĐTN đã dần được thống nhất. Theo quan niệm hiện nay, đặc trưng cơ của người cán bộ Đoàn gồm các nội dung: Tự nguyện, nhiệt tình và ham thích hoạt động xã hội. Lao động của người cán bộ Đoàn rất khác với của cán bộ các tổ chức, các ngành nghề khác, là loại lao động đòi hỏi sự tự nguyện, nhiệt tình cao. Nếu không có sự tự nguyện và lòng nhiệt tình, người cán bộ Đoàn sẽ hoạt động như một viên chức, khó có thể thâm nhập vào đời sống thanh niên, vượt qua được những khó khăn và không thể có sáng kiến trong hoạt động. Cán bộ Đoàn là người được ĐVTN tín nhiệm lựa chọn và họ vui vẻ, tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn đó. Cán bộ Đoàn làm việc không chỉ bằng những chương trình, kế hoạch khuôn mẫu có sẵn của cấp trên mà còn xuất phát từ những nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên địa phương, đơn vị. Do tự nguyện, nhiệt tình nên cán bộ tự tìm việc làm, tự nảy sinh những sáng kiến mới, độc đáo đem lại những hiệu quả thiết thực cho công tác TTN, thực sự là ngọn cờ tập hợp thanh niên ở địa phương đơn vị. Nắm vững đặc điểm tâm lí của thanh niên: Biết tiếp cận giao tiếp với thanh niên, có tri thức và kĩ năng tổ chức các hoạt động TTN và nghiệp vụ xây dựng Đoàn - Hội - Đội. Hiểu thanh niên và biết cách hoạt động trong thanh niên là đặc trưng có tính nghề nghiệp của người cán bộ Đoàn với cán bộ và các tổ chức khác. Có nghề chuyên môn, có hiểu biết về kinh tế - xã hội, có khả năng đảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình. Đây là đặc trưng của người cán bộ Đoàn trong thời kì xây dựng đất nước. Cán bộ Đoàn cần được hoá, lưu chuyển nhanh, vì vậy cần phải có chuyên môn để được luân chuyển thuận lợi. Cần có nghề hiểu biết về kinh tế kĩ thuật để tổ chức đưa thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ học vấn phải phù hợp với trình độ chung của thanh niên và có những tri thức cơ bản về chính trị, văn hoá, pháp luật, về đường lối đổi mới của Đảng, biết ngoại ngữ và sử dụng được các phương tiện kĩ thuật hiện đại, thông dụng: Đặc trưng này phản ánh một cách khách quan thế phát triển của thời đại thông dụng. Đó cũng là đòi hỏi thiết yếu của đất nước trong thời kì CNH,HĐH đất nước. Không có tri thức thì không trở thành thủ lĩnh thanh niên bởi sẽ không tiếp cận được với thanh niên, không thể tổ chức các hoạt động sáng tạo, hấp dẫn để thu hút, tập hợp, đoàn kết thanh niên và giáo dục họ. Phong cách sống, làm việc năng động, trung thực nhân ái: Công cuộc đổi mới đời sống xã hội và tốc độ phát triển của thế giới hiện đại tất yếu dẫn đến sự ra đời một thế hệ thanh niên năng động, làm việc có hiệu quả và chất lượng cao. Tuổi trẻ đòi hỏi rất cao ở cán bộ Đoàn tính trung thực, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ lợi ích của quần chúng, sống nhân ái, vị tha, thương yêu chia sẻ vui buồn với tuổi trẻ.Những đặc trưng này có mối quan hệ mật thiết với nhau có tính bổ sung cho nhau. Người nhiệt tình trách nhiệm, tự nguyện ham thích hoạt động đi đôi với sự hiểu biết về thanh niên và công tác thanh niên. Bí thư đoàn cơ sở: - Tốt nghiệp PTTH trở lên, có khả năng tổ chức các hoạt động cụ thể, có trình độ, kĩ năng nghiệp vụ công tác TTN. - Đã qua lớp đào tạo kĩ năng và nghiệp vụ công tác TTN. -Tuổi không quá 35. Ngoài ra vào trách nhiệm, nhiệm vụ của từng chức danh cụ thể vị trí công tác cụ thể mà xây dựng các tiêu chuẩn, để từ đó có giải pháp tuyển chọn, đào tạo và sử dụng hợp lí. 1.2.3. Những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp cơ sở Nội nội dung hình thức đào tạo, bồi dưỡng hiện nay Hiện nay những nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn trên địa bàn huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên thường chỉ tập trung đào tạo ngắn ngày thông qua các lớp tập huấn cán bộ Đoàn xã.Những buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị. Các lớp tập huấn thường diễn ra ngắn ngày và được tổ chức tại huyện Tuần Giáo.Đối tuợng đào tạo là những bí thư, phó bí thư xã Đoàn. Ưu điểm: Diễn ra trong thời gian ngắn, đối tượng có học có thể thực hiện được những nhiệm vụ đặt ra, tiết kiệm được thời gian và kinh phí tổ chức Nhược điểm: Đối tượng học sẽ không có nhiều cơ hội thực hành. Không được đào tạo chuyên sâu. Số lượng học viên ít, Chưa áp dụng được đối với các chi đoàn của thôn bản. Những chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các nhiệm vụ trước mắt chưa mang tính lâu dài. Những yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn trong trong tình hình mới Cần mở những lớp tập huấn lâu dài trên diện rộng đối với những cán bộ Đoàn cơ sở trên toàn huyện bao gồm cả những bí thư chi đoàn các thôn bản. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ Đoàn xã, phường trên địa bàn toàn huyện bằng hình thức chọn lựa gửi đi học tại các trường chuyên ngành về công tác Đoàn và phong trào Thiếu nhi. Gắn lý luận vào thực tiễn học và hành trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn.Có như vậy chúng ta mới có được đội ngũ cán bộ năng động nhiệt tình có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra đối với phong trào Đoàn và công tác thanh niên trong gian đoạn hiện nay. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUẦN GIÁO – TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY 2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HUYỆN TUẦN GIÁO 2.1.1. Vị trí và đặc điểm tự nhiên Phía Đông Tuần Giáo giáp tỉnh Sơn La; phía Tây giáp huyện Mường Chà; phía Nam giáp huyện Mường Ảng; phía Bắc giáp huyện Tủa Chùa. Địa hình Địa hình huyện Tuần Giáo hiểm trở và đa dạng, đa số núi ở Tuần Giáo chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có khoảng 70% diện tích là các dãy núi cao từ 800 m trở lên, còn lại là các dãy có độ cao 500 - 700 m, độ dốc trung bình 12-200. Cao nhất là dãy Pú Huổi Luông (2.179m), dãy Pơ Mu (1.848 m). Tuần Giáo có vùng thung lũng hẹp nằm rải rác ở các xã. Trên địa bàn Tuần Giáo có các con suối Tông Ma, Nậm Mu, Nậm Mùn, bản Phủ, Toả Tình, Tênh Phông, Nậm Pùa, Nậm Cô và sông Nậm Mức, sông Đà, sông Mã chảy qua. Khí hậu Khí hậu Tuần Giáo thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió gió Lào khô và nóng. Khí hậu Tuần Giáo chia thành 2 mùa, mùa mưa (từ tháng 5 - tháng 9), mùa khô (từ tháng 10 - tháng 4). Nhiệt độ trung bình 18,20c, độ ẩm 87%, lượng mưa trung bình 1.805 mm/năm. Tài nguyên Tuần Giáo có quặng sắt ở Nậm Din, Đề Sấu, Háng Chua, Phàng Củ; quặng bauxite ở Nậm Din. Ngoài ra, Tuần Giáo còn có chì, kẽm ở Phình Sáng, Mùn Chung; nước khoáng ở bản Mu, bản Sáng, Ta Pao. Điều kiện kinh tế, xã hội  Tiềm năng kinh tế Tuần Giáo có các loại đất pheralit vàng đỏ trên nền phiến thạch, đá vôi thuộc nhóm đá mẹ magma a xít; đất đen … rất thích hợp trồng cây lương thực, thực phẩm (ngô, đậu, đỗ, lạc) và các cây công nghiệp ngắn ngày (bông, gai), cây công nghiệp (chè, cà phê, quế, hồi, trẩu, thảo quả). Tuần Giáo là nơi có nhiều đồi cỏ, bãi bằng, thích hợp cho chăn nuôi đại gia súc( trâu, bò, ngựa, dê). Tuần Giáo có các trạm thuỷ điện vừa và nhỏ ở thị trấn Tuần Giáo, Ta Cơn, Nậm Mức (Mường Mùn), Nậm Pay (Mùn Chung)... Văn hoá, xã hội Tuần Giáo có 14 đơn vị hành chính gồm thị trấn Tuần Giáo và các xã: Toả Tình, Mường Thín, Ta Ma, Quài Cang, Chiềng Sinh, Mường Mùn, Phình Sáng, Pú Nhung, Quài Nưa, Quài Tở, Tênh Phông, Mùn Chung, Nà Sáy. Tuần Giáo là nơi sinh sống của các dân tộc: Thái, Xạ, Mông,Dao, Kinh, Kháng... Dân tộc Kháng sống chủ yếu bằng nghề nông, họ làm rẫy theo lối chọc lỗ, tra hạt, lương thực chính là lúa nếp. Ngoài ra, người Kháng còn có nghề thủ công đan lát và làm thuyền độc mộc. Phụ nữ Kháng thường búi tóc, ăn trầu và nhuộm răng đen. Vào những dịp lễ tết, người Kháng thường đánh trống, đánh chiêng, nhảy múa tương tự như người Thái. Hạn chế Du khách khi đến Tuần Giáo cần chú ý tới hiện tượng mưa giông (thường tập trung từ tháng 4 - 8) gây hiện tượng xói mòn, sạt lở đất tại khu vực đồi, núi, trong cơn giông thường đi kèm theo lốc xoáy. Ngoài ra, Tuần Giáo là địa phương có nhiều sương mù (trung bình từ 80 -110 ngày/năm) thường xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 10 - 3. 2.1.2. Đặc điểm công tác Đoàn và phong trào Thanh niên Công tác tổ chức và tổ chức cán bộ Trước tiên tổ chức Đoàn cơ sở ở các đơn vị trong huyện làm việc theo quy chế phân công phân nhiệm rõ ràng, có đề án củng cố và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn. Những điểm yếu về tổ chức được tập trung đầu tư, chỉ đạo cao tại các chi đoàn trong cụm dân cư. Thông qua việc tổ chức các hoạt động được đổi mới liên tục về nội dung và hình thức tạo nhiều sân chơi bổ ích cho ĐVTN, làm tốt công tác phối hợp với các ban nghành đoàn thể, các tổ chức xã hội khác để vận động TTN vào tổ chức. Trong thời gian qua, nhằm kiện toàn củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động cơ sở và Đoàn khối thanh niên công nhân viên chức, BTV Huyện Đoàn đã chỉ đạo tổ chức kiện toàn 5 cơ sở, kịp thời bổ sung 4 đồng chí Phó Bí thư Đoàn xã và 3 đồng chí Bí thư Chi đoàn của xã. Năm 2009 cán bộ Đoàn cấp huyện đã luân chuyển 01 đ/c chuyển sang Trung tâm chính trị huyện và chuyển 01 đ/c chuyển lên văn phòng tỉnh Đoàn, tiếp nhận 02 cán bộ mới. Phối hợp với Trung tâm BDCT huyện mở được 1 lớp LLCT và nghiệp vụ công tác Đoàn với 100 cán bộ Chi đoàn tham gia, có 30 đồng chí cán bộ Đoàn chủ chốt tham gia học lớp trung cấp lí luận chính trị tại tỉnh và có 60 đ/c học tại huyện. Cử 24 ĐVTN tham gia học tập tại Học viện TTN Việt Nam mở tại tỉnh. Nhìn chung công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được đổi mới về nội dung, chú trọng hơn về nghiệp vụ công tác Đoàn đáp ứng được thực tiễn tại các địa phương đơn vị. Trình độ cán bộ Đoàn hiện nay: Trình độ đã được nâng cao hơn rất nhiều so với các năm trước đây, hầu như cán bộ Đoàn cơ sở đã học hết THPT trở lên, có đồng chí đã tốt nghiệp Đại học và một số đồng chí đang theo học các lớp tại chức, sơ cấp chính trị cho ĐVTN theo học. Nhìn chung đội ngũ cán bộ Đoàn đa phần là năng động công tác, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chú trọng nâng cao kiến thức, LLCT, chuyên môn nghiệp vụ, theo hướng trẻ hoá tạo nguồn cho Đảng, Chính quyền, các đoàn thể. Tuy nhiên đối với đội ngũ cán bộ Đoàn ở Tuần giáo gặp không ít vấn đề khó khăn và phải quan tâm giải quyết: Hầu hết cán bộ Đoàn chủ chốt ở cơ sở được rèn luyện và phát triển ở các Chi đoàn nên còn thiếu, yếu về chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng và phương pháp; gặp nhiều khó khăn trong chỉ đạo hoạt động. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Ngân sách chi cho đào tạo còn hạn chế Đời sống của người cán bộ Đoàn còn gặp nhiều khó khăn. Công tác xây dựng tổ chức Đoàn Xác định rõ công tác xây dựng tổ chức Đoàn là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là quan tâm xây dựng các Chi đoàn vững mạnh với nhiều hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú với những mô hình cụ thể góp phần củng cố kiện toàn các cơ sở Đoàn. Đội ngũ cán bộ Đoàn được nâng cao về trình độ, năng lực, từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ. Hiện nay toàn huyện có 39 cơ sở Đoàn trong đó có 25 đoàn xã, 1 Đoàn thị trấn và 13 Chi đoàn trực thuộc (có 4 Đoàn trường học), có 408 chi đoàn. Từ năm 2007 đến 2009 tổ chức được 50 lớp đối tượng Đoàn có 2542 thanh niên ưu tú tham gia và kết nạp được 2542 đồng chí vào Đoàn. Hiện nay tổng số ĐVTN trong độ tuổi là 26.540 ĐVTN chiếm 20,6% dân số và 63% lực lượng lao động toàn huyện; trong đó tập hợp vào tổ chức được 8.818 đ/c. Trong đó đoàn viên có 6.862 đ/c; thanh niên có 8.818 anh, chị. Tỷ lệ tập hợp đạt 70%. Hiện nay các ĐVTN trong huyện học ở các trường ĐH, CĐ, TH, và các trường THPT rất nhiều, một số thanh niên đã lập gia đình và một số thanh niên đi làm ăn xa nên các ĐVTN sinh hoạt ở các chi đoàn là rất ít. Chất lượng tổ chức Đoàn đã được nâng cao, bám sát các văn bản tiêu chuẩn xây dựng cơ sở Đoàn mạnh các cấp, kịp thời nắm bắt được tình hình Chi đoàn, củng cố những đơn vị yếu kém. Việc đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi đoàn được chú trọng, đã từng bước tổ chức sinh hoạt theo quy định, đúng trình tự và đúng trọng tâm, trọng điểm, số ĐVTN tham gia sinh hoạt tăng và có chất lượng hơn ( một số thanh niên lập gia đình đã tham gia sinh hoạt Đoàn). Hiện nay, 85 % cơ sở, Chi đoàn có tài liệu nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội theo quy định, 40% Chi đoàn có quỹ hoạt động. Về điều kiện vật chất phục vụ hoạt động công tác, từ huyện đến cơ sở đã có nhiều sự chuyển biến. Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng. Trong thời gian qua BTV Huyện đoàn đã chủ động tham mưu cho cấp uỷ Đảng tập trung, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết Đảng bộ khoá 24, tham gia một cách tích cực vào 2 đề án lớn của huyện: Trồng rừng trồng cỏ (phủ xanh đất trống đồi trọc) và chăn nuôi đạt hiểu quả cao. Và đồng thời trong thời gian đó Huyện đoàn cũng tổ chức các phong trào hành động cách mạng, tạo ra môi trường cho thanh niên rèn luyện, phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng được tiến hành thường xuyên. Nhìn chung Đảng viên trẻ đang sinh hoạt tại Chi đoàn đã thể hiện được vai trò tiên phong, gương mẫu của mình. Vai trò của tổ chức Đoàn trong việc giúp Đảng viên trẻ rèn luyện cống hiến và trưởng thành thể hiện ngày càng rõ hơn, có nhiều đồng chí đã trưởng thành, được cấp uỷ Đảng, chính quyền đánh giá hoàn thành tốt công tác, làm việc năng động, sáng tạo, đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Điều này chứng tỏ rằng Đảng bộ huyện Tuần giáo trọng công tác phát triển Đảng viên, qua đó củng cố lòng tin của ĐVTN huyện Hữu Lũng đối với Đảng. Nhiều cán bộ, Đoàn viên trưởng thành từ phong trào thực tiễn của các đoàn cơ sở đã được Đảng bộ, các cơ quan đoàn thể trong cơ sở tín nhiệm bầu giữ những trọng trách cao trong tổ chức của cơ sở. Công tác tham gia bảo vệ Đảng có nhiều bước tiến mới hầu hết các ĐVTN trong huyện luôn luôn đề cao cảnh giác, kiên quyết chống lại các thế lực thù địch, tích cực tham gia cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, gương mẫu thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực học tập và hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Công tác xây dựng tổ chức đội Công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được BTV huyện đoàn phát động với nhiều phong trào thi đua đồng thời chỉ đạo các liên đội tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa với nhiều nội dung và hình thức phong phú phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em với phương châm: "Xây dựng đội là xây dựng Đoàn trước một bước", đồng thời Huyện đoàn cũng tổ chức nhiều hoạt động như: chương trình "Học tốt và chăm ngoan", chương trình "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam", ngày hội "Thiếu nhi vui khoẻ tiến lên đoàn" “ Áo ấm mùa đông” Tiếng hát tuổi thơ”… đã tạo nhiều sân chơi bổ ích, hấp dẫn thu hút được đông đảo các em thiếu nhi tham gia. 2.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn trên địa bàn huyện Tuần Giáo- Tỉnh Điện Biên 2.2.1. Công tác đào tạo Phương thức đào tạo: do đặc thù của công tác Đoàn, cán bộ phải kiêm nhiệm công tác khác hoặc do số lượng cán bộ chuyên trách ít nên phương thức đào tạo cần phải đa dạng, phù hợp với điều kiện của từng đối tượng: * Đào tạo tập trung: áp dụng đối với đối tượng cán bộ Đoàn dự bị, cán bộ Đoàn chuyên trách trong diện quy hoạch. Phương thức đào tạo này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ Đoàn được tập trung cho việc học, nghiên cứu chuyên sâu, không bị chi phối bởi những công việc khác, thời gian học được rút ngắn tối đa * Đào tạo tại chức: dành cho cán bộ đương nhiệm, khó có điều kiện học tập trung. Phương thức này đòi hỏi người cán bộ Đoàn phải có nghiêm túc, có ý thức tự giác, chủ động tự nghiên cứu để bổ sung thêm cho những kiến thức cho bản thân. Đồng thời phải biết sắp xếp thời gian để vừa đảm bảo việc học vừa đảm bảo hoàn thành công việc của mình 2.2.2. Công tác bồi dưỡng - Bồi dưỡng, tập huấn theo chức danh: là phương thức đào tạo mới dành riêng cho từng chức danh (vd: bí thư Đoàn phường – xã, bí thư Đoàn trường, UVTV quận huyện Đoàn phụ trách công tác tổ chức…). Đưa nội dung bồi dưỡng, tập huấn bám sát theo những yêu cầu công việc cụ thể, chuyên sâu của từng chức danh. Từng bước xem đây là một trong những yêu cầu có tính bắt buộc trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ - Bồi dưỡng, tập huấn từng chuyên đề: dành cho những nội dung mang tính chuyên sâu, cần tập trung quán triệt sâu rộng trong tổ chức Đoàn. Ví dụ: Công tác xây dựng ngoài quốc doanh, Quán triệt các nghị quyết của Ban chấp hành Thành Đoàn… Phương thức bồi dưỡng này có thể áp dụng cho rộng rãi cán bộ Đoàn ở cơ sở khi cần thiết. - Bồi dưỡng, tập huấn định kỳ: thường được tổ chức hằng năm để triển khai chương trình công tác năm của Đoàn, quán triệt những quan điểm chỉ đạo mới và hướng dẫn những nội dung hoạt động trọng tâm. - Bồi dưỡng, tập huấn cán bộ thông qua hoạt động của các Câu lạc bộ cán bộ Đoàn: là hình thức được thực hiện thường xuyên. Tập trung vào việc trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể cho cán bộ Đoàn, nhất là cán bộ cấp chi đoàn và Đoàn cơ sở. Nhìn chung chất lượng Đoàn cơ sở trong huyện Tuần Giáo hiện nay đã được cải thiện một cách đáng kể. Chúng ta có thể thấy rõ nét hơn qua bảng số liệu: Bảng xếp loại Đoàn cơ sở qua các năm Xếp loại/ năm 2007 2008 2009 Tổng số Đoàn cơ sở 14 14 14 Vững mạnh 7 8 9 Khá 6 5 4 Trung bình 1 1 1 Nhận xét: Qua bảng số liệu xếp loại trên cho ta thấy công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên huyện có chiều hướng phát triển tốt. Cơ sở vững mạnh ngày một gia tăng, không còn các cơ sở yếu kém, không có cơ sở trắng đoàn. 2.3. Những thành tựu và hạn chế trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn của huyện đoàn Tuần Giáo 2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân Thành tựu: Trong suốt 3 năm qua kể từ năm 2009- nay công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn của huyện Tuần Giáo đã mang lại những thành tựu đáng kể thúc đẩy phong trào Đoàn và công tác Thanh niên của huyện lên bước phát triển mới. Tạo dựng được những nền tảng và bước tiến lớn đóng góp vào sự phát triển của phong trào Đoàn tỉnh Điện Biên. Đội ngũ cán bộ Đoàn của huyện đều được bổ túc cơ bản về nghiệp vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác Đoàn trong thời gian gian qua.Đội nguc cán bộ Đoàn trải qua tập huấn có thêm kiến thức trình độ và kỹ năng trong công tác tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và chính quyền. Nguyên nhân: Có được những kết quả như vậy là sự nỗ lực rất lớn của huyện Đoàn Tuần Giáo, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương. Sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các cơ quan tổ chức Đoàn cấp trên vì sự nghiệp công tác Đoàn và phong trào thanh niên của huyện nhà và của cả nước. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân Hạn chế: Do thời gian đào tạo, bồi dưỡng còn ngắn hạn và trong phạm vi hẹp nên phong trào Đoàn thường chỉ diễn ra mạnh tại 1 số cơ sở Đoàn nhất định có nền tảng và có đội ngũ cán bộ Đoàn tiên tiến có trình độ chuyên môn. Công tác đào tạo và bồi dưỡng chỉ mang tính thời vụ chưa trở thành chương trình hoạt động xuyên suốt hằng năm. Phụ thuộc vào những sự tác động của địa phương.Ở một số cơ sở Đoàn đội ngũ cán bộ Đoàn thiếu năng lực chưa đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ của công tác Đoàn trong tình hình mới. Nguyên nhân: Sự quan tâm chưa kịp thời và chu đáo của cấp ủy Đảng chính quyền. Sự luân chuyển cán bộ Đoàn diễn ra thường xuyên liên tục khiến tổ chức Đoàn mất đi lực lượng lớn cán bộ Đoàn có năng lực trong khi công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn lại chưa kịp thời và mang tính kế thừa. Nguồn kinh phí chi cho công tác đào tạo bồi dưỡng còn hạn chế. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN TUẦN GIÁO – TỈNH ĐIỆN BIÊN 3.1. Phương hướng xây dựng cán bộ Đoàn 3.1.1. Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn Về quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn: Trước hết, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào TTN trong giai đoạn mới, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội vững mạnh tham gia xây dựng Đảng và chính quyền nhân dân. Thông qua hoạt động thực tiễn phong trào TTN để tuyển chọn đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ tạo nguồn bổ sung cán bộ cho Đảng, Nhà nuớc và các đoàn thể. Nâng cao chất lượng, đảm bảo về số lượng: Từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp. Phấn đấu trong thời gian tới có đủ về số lượng, đồng bộ về chất lượng và cân đối về cơ cấu cán bộ ở mỗi cấp, góp phần tạo bước chuyển biến cơ bản trong công tác xây dựng Đoàn. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lí cán bộ đoàn theo phân cấp của T.Ư Đảng. Đồng thời có sự tham gia của BTV Đoàn. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tính dân chủ, công khai, chú trọng về tiêu chuẩn và chất lượng trong công tác cán bộ của Đoàn 3.1.2. Mục tiêu, phương hướng * Mục tiêu: yêu cầu đổi mới đội ngũ cán bộ Đoàn là: Đổi mới đồng bộ và có chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn, cùng một lúc phải tiến hành nâng cao chất lượng cán bộ đoàn chuyên trách, các uỷ viên BCH và BTV Đoàn, nhằm làm cho đội ngũ cán bộ đoàn có khả năng hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ của mình trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào TTN. * Về phương hướng: Tiếp tục quán triệt những quan điểm của Đảng về công tác cán bộ, đổi mới quan điểm, phương pháp đánh giá, tuyển chọn cán bộ, nhất là bí thư, phó bí thư và các uỷ viên BTV Đoàn làm công tác chuyên trách tại cơ quan chuyên trách của Đoàn. Để đánh giá đúng cán bộ phải từ quan điểm đúng đắn của Đảng và phải căn cứ vào những chuẩn mực nhất định. Đó là khâu mở đầu quyết định để bố trí, sử dụng đúng cán bộ; là nhân tố tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm, lòng nhiệt tình của cán bộ và mối quan hệ giữa các thành viên trong bộ máy tổ chức. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng hệ tiêu chuẩn cho từng loại cán bộ để làm căn cứ đánh giá lựa chọn. Trong điều kiện mới của hệ tiêu chuẩn của cán bộ huyện đoàn phải được xây dựng hoàn chỉnh, cụ thể và phù hợp hơn. Tiến hành khảo sát điều tra cơ bản về đội ngũ cán bộ đoàn, đánh giá lại toàn bộ đội ngũ cán bộ đoàn hiện có trong toàn Đoàn. Trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch cán bộ từ nay cho đến hết nhiệm kỳ và những năm tiếp theo sau nhiệm kỳ. Trên cơ sở tiêu chuẩn chung của cán bộ đoàn mà xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại cán bộ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nhiệm vụ chính trị, vŕ tính chất đặc thù của từng huyện; đồng thời phải quan tâm xây dựng tiêu chuẩn chung cho từng chức danh cụ thể. 3.1.3. Tiêu chuẩn cán bộ Tiêu chuẩn cán bộ vừa là cơ sở để tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, vừa là thước đo đánh giá cán bộ, đồng thời là mục tiêu động lực mạnh mẽ cho cán bộ phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Xác định tiêu chuẩn chung của người cán bộ Đoàn trong giai đoạn mới, cụ thể là phải: Có lập trường chính trị vững vàng, kiên định lí tưởng XHCN, quyết tâm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước do Đảng CSVN lãnh đạo. Có đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ tốt; có lối sống trung thực, lành mạnh, không cơ hội, cá nhân chủ nghĩa, có bản lĩnh đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cán bộ, đoàn viên, TTN. Có kiến thức, năng lực tham mưu, khả năng tiếp thu và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương công tác, nghị quyết của Đoàn, chương trình công tác của đơn vị trong phạm vi trách nhiệm được giao. Có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực mình công tác. Có nhiệt tình và trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, được rèn luyện từ thực tiễn phong trào TTN được quần chúng tín nhiệm. Ngoài ra, căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh cụ thể, vị trí công tác cụ thể mà xây dựng các tiêu chuẩn, để từ đó có giải pháp tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lí. 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 3.2.1. Giải pháp tăng cường công tác quy hoạch, tuyển chọn cán bộ Đoàn cơ sở - Công tác Quy hoạch cán bộ Đoàn cơ sở Quy hoạch cán bộ Đoàn bao gồm: phát hiện, tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng quản lí, đánh giá và thực hiện các chế độ chính sách cần thiết đối với họ. Quy hoạch cán bộ chủ chốt của cán bộ Đoàn cơ sở phải được đặt trong tổng thể quy hoạch cán bộ Đảng cùng cấp. Tổ chức Đoàn có trách nhiệm giúp cấp uỷ Đảng phát hiện những cán bộ, tạo nguồn cán bộ, kiến nghị các phương án đào tạo, bồi dưỡng, sở dụng cán bộ. Hình thành việc kế thừa, liên tục chủ động và thường xuyên không thụ động trông chờ, ỷ lại đặc biệt trong điều kiện luôn chuyển nhanh đội ngũ cán bộ Đoàn. Quy hoạch cán bộ là không phải nhìn người xếp việc mà trái lại trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tiêu chuẩn, điều kiện của mõi chức danh mà lựa chọn cán bộ, tạo nguồn cho phù hợp, phải thực hiện phương châm người nào cũng được miễn là phải đảm bảo tiêu chuẩn và điều kiện làm như vậy sẽ tránh được tình trạng chủ quan, nể nang, ô dù... Quy hoạch cán bộ dự bị là quy hoạch ngắn hạn, đòi hỏi mỗi chức danh cán bộ Đoàn cần phải quy hoạch từ 2 đến 3 cán bộ (đội dự bị, kế cận). Từng cán bộ dự bị phải được đánh giá mặt mạnh, mặt yếu. Cần bồi dưỡng cái gì? ở đâu? thời gian như thế nào? Cần xác định nguồn cán bộ trong phạm vi rộng, không hạn chế trong một cơ quan đơn vị. Chú trọng những cán bộ trẻ có thành tích xuất sắc trong phong trào thanh thiếu nhi ở cơ sở. Trong điều kiện hiện nay quy hoạch cán bộ Đoàn cơ sở nên chuẩn bị theo cách: Một người làm nguồn cho một hay nhiều chức danh đồng thời có thể 2 hoặc 3 người làm nguồn cho một chức danh, nhất là các chức danh chủ chốt (Bí thư, Phó bí thư). - công tác Tuyển chọn cán bộ Đoàn cơ sở Tuyển chọn là một khâu của công tác Quy hoạch, muốn tuyển chọn, quy hoạch cán bộ tốt cần xây dựng tiêu chuẩn cán bộ ở mỗi cấp, mỗi chức danh, mỗi đối tượng cán bộ, xác định nguồn tuyển chọn cán bộ trong cấp bộ Đoàn. Trong đó coi trọng nguồn trưởng thành từ thực tiễn phong trào. Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ Đoàn, ngoài tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác theo quy định của Nghị quyết TW (khoá VII) cán bộ phải được đào tạo cơ bản về chính trị và chuyên môn, nhiệt tình có khả năng làm công tác thanh niên, được thanh niên tín nhiệm, được rèn luyện từ thực tiễn phong trào. Những Đoàn viên ưu tú sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự trong quân đội hoặc công an nhân dân, đã tốt nghiệp THPT được đánh giá tốt, có nguyện vọng, khả năng hoạt động chính trị - xã hội, có năng khiếu VHVN - TDTT, cho đi đào tạo cơ bản. Sau khi thử việc sẽ bổ sung biên chế chính thức 3.2.2. Giải pháp đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở Trước hết cần thống nhất về mặt quan điẻm trong cấp uỷ, chính quyền đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn chính là đào tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị khác từ đó mà tạo nguồn lực cần thiết về cơ sở vật chất, kinh phí được bảo đảm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở đến Chi đoàn, đặc biệt lưu ý đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, học vấn cho đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở. Về nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở Với đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt Bí thư, Phó bí thư đoàn cơ sở nên đào tạo gồm: Trung cấp lí luận chính trị, phương pháp luận công tác thanh thiếu niên. Kĩ năng cơ bản của công tác thanh niên, những nhiệm vụ của người Bí thư, Phó bí thư cơ sở. Về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhất đối với cán bộ Đoàn cơ sở: Đào tạo cơ bản dưới hình thức tập trung 3 tháng liên tục hoặc tại chức mỗi tháng một tuần trong thời gian một năm theo chương trình đã nêu trên cho Bí thư và Phó bí thư, sau đó kiểm tra tổ chức cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận. Tập huấn từ 1 đến 2 tuần cho uỷ viên BCH Đoàn cơ sở. Tập huấn theo chuyên đề, tổ chức các hội nghị tổng kết, toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm về công tác Đoàn - Hội - Đội. Tập huấn theo chức danh. Thành lập và thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt Đoàn của các loại hình câu lạc bộ Đoàn. Phát hành rộng rãi các loại sách hướng dẫn về kĩ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn - Hội - Đội. Kết hợp đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện qua các hoạt động thực tiễn của những mô hình hay các hoạt động được đoàn cấp trên chỉ đạo điểm. Có chế độ khuyến khích các hình thức tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Đoàn. Lập quỹ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn 3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng luân chuyển đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở Vấn đề sử dụng cán bộ Đoàn cơ sở mang tính đặc thù, số cán bộ biên chế rất ít phần lớn là kiêm nhiệm bán chuyên trách do đó phải biết rõ năng lực, sở trường, thế mạnh, điểm yếu hay hạn chế của từng cán bộ mà bố trí và sử dụng cho phù hợp đồng thời phải biết khích lệ và động viên kịp thời, thường xuyên. Đối với cương vị chủ chốt nhất thiết phải tìm chọn cho được các nhân sự có đủ điều kiện và tiêu chuẩn chất lượng cán bộ Đoàn đã nêu ở trên. Phải có điều kiện thuận lợi tối đa có thể có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời phải thay thế ngay cán bộ chủ chốt mà thiếu nhiệt tình, năng lực yếu, gây cản trở công việc chung. Quy trình sử dụng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở phải đảm bảo 4 yếu tố: Lựa chọn đúng người, sắp xếp dúng việc, hài hoà giữa công việc chung và lợi ích riêng của bản thân gia đình, và hướng phát triển trưởng thành của cán bộ. Cách giao việc: Một công việc có thể giao cho nhiều cán bộ cùng thực hiện một cán bộ có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau nhưng cái chính là kết quả và hiệu quả của công việc. Nghệ thuật sử dụng cán bộ Đoàn là phải biết lắng nghe hướng dẫn của họ hành động sáng tạo, chủ động trong công việc, tránh nôn nóng đòi hỏi quá cao. Sử dụng đội ngũ cộng tác viên là một bộ phận cấu thành trong công tác cán bộ Đoàn cơ sở. Bên cạnh BCH cơ sở còn có đội ngũ công tác viên nhiệt tình thành tâm với thế hệ trẻ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, thu hút được thanh thiếu niên trên địa phương. Đội ngũ cộng tác viên là người bạn chân thành nhất động viên hộ vượt qua những khó khăn, thử thách hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn cơ sở Đoàn cơ sở Chi đoàn phải lập chương trình công tác hoàn thành theo chủ đề, chủ điểm, gắn liền với sự kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội tại cơ sở. Duy trì sinh hoạt ít nhất mỗi tháng một lần với Đoàn cơ sở, thực hiện nghiêm túc chế độ phê và tự phê trong Đoàn, với Chi đoàn cần cố gắng phát huy phát biểu ý kiến và thảo luận của ĐVTN. Tổ chức các hoạt động Đoàn một cách linh hoạt về địa điểm, thời gian gắn liền với nội dung và hình thức sinh hoạt vui tươi và tham khảo ý kiến của ĐVTN để tổ chức cho phù hợp. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động, tổ chức các buổi toạ đàm, hái hoa dân chủ, VHVN - TDTT, tăng cường các hoạt động giao lưu giữa đoàn cơ sở và Chi đoàn để tìm hiểu trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nâng cao chất lượng sinh hoạt Đoàn. Phải phát huy vai trò của tổ chức Đoàn cơ sở trong công tác xây dựng Hội thông qua CLB và chi hội thanh niên theo sở thích, theo nghề nghiệp để thu hút thanh niên vào hoạt động. Các hoạt động của Đoàn cần có sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong xã, đồng thời thống nhất nội dung tạo sức mạnh tổng hợp trong hoạt động 3.3. Đề xuất, kiến nghị 3.3.1. Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể Tăng cường công tác tham mưu đối với các cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào TTN, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, đoàn thể, chính trị xã hội, coi đây là yếu tố cơ bản quyết định cho tổ chức Đoàn hoạt động có hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ... Cấp uỷ cần tăng cường kiểm tra giám sát định hướng, trực tiếp chỉ đạo Đoàn cơ sở, kịp thời động viên, cổ vũ những cố gắng hoặc uốn nắn những sai lệch của tổ chức Đoàn trong hoạt động. Cần xây dựng quy chế cán bộ Đoàn, quy chế lãnh đạo ĐTN, định kỳ đánh giá về công tác lãnh đạo của tổ chức Đoàn với tổ chức Đoàn cùng cấp, chủ động làm tốt công tác cán bộ nói chung và quy hoạch cán bộ nói riêng. Các cấp uỷ, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể cần quan tâm hơn nữa đối với công tác thanh niên, tạo điều kiện về các cơ chế chính sách cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế. Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động của Đoàn - Hội - Đội. Tăng cường cho thanh niên vay vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài. Tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên thành lập Quỹ thanh niên lập nghiệp cấp huyện; Tờ tin nội bộ của tuổi trẻ huyện nhà. 3.3.2. Đối với các cấp bộ Đoàn Đối với Huyện đoàn. Chỉ đạo cơ sở xã, thị trấn và các Chi đoàn trực thuộc làm tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ cơ sở về công tác cán bộ Đoàn nói chung, nhất là tạo nguồn và quy hoạch cán bộ Đoàn nói riêng. Tạo điều kiện cho thanh niên tham gia các lớp tập huấn về ứng dụng KHKT, phổ cập tin học cho cán bộ Đoàn chủ chốt cấp xã đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Cần chủ động làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Đoàn cơ sở, đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ cho cán bộ đoàn xã, thị trấn và các Chi đoàn trực thuộc. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức kinh tế trên địa bàn để tạo môi trường tốt cho Đoàn cơ sở hoạt động. Đối với Tỉnh đoàn. Thực hiện Nghị quyết TƯ Đoàn và kế hoạch của Tỉnh đoàn về nâng cao chất lượng cơ sở Đoàn, từ đó rút ra kinh nghiệm, tích cực chỉ đạo có hiệu quả. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Đoàn cơ sở đồng thời chỉ đạo các huyện, thành đoàn làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn sử dụng cán bộ Đoàn cơ sở. Tham mưu đề xuất với Tỉnh uỷ chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền, các ngành đoàn thể quan tâm, giú đỡ, hỗ trợ cho tổ chức Đoàn cùng cấp làm tốt và có hiệu quả các phong trào mình đưa ra đồng thời Tỉnh uỷ chỉ đạo các cấp uỷ làm tốt công tác cán bộ Đoàn nói chung và cán bộ Đoàn nói riêng Đối với các ban ngành trong tỉnh. Việc giáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệm của các ban ngành đoàn thể với tổ chức thanh niên là cần thiết, nhằm tạo môi trường lành mạnh về chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là trong lĩnh vực văn hoá, phòng chống tệ nạn xã hội, vì vậy các ban ngành, đoàn thể phải quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn trong việc chăm lo giáo dục TTN, nhi đồng. PHẦN KIẾT LUẬN Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn xác định cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng, nhất là chăm lo cho đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đây là nhiệm vụ trọng tâm là vấn đề khó khăn, phức tạp, nó gắn với con người và gắn với các mặt của đời sống xã hội, ở bất cứ giai đoạn cách mạng nào cán bộ cũng là trung tâm chú ý của xã hội. Công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ Đoàn nói riêng luôn luôn vận động và phát triển theo sự vận động và phát triển của dân tộc. Do vậy việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn trong giai đoạn đổi mới đất nước là một công việc phù hợp với quy luật vận động xã hội hiện nay và là một đòi hỏi cấp bách. Ngày nay, thực tiễn công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN, bước đầu ta đã tiếp thu được những thắng lợi đáng kể làm nền tảng cho việc đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước. Song bên cạnh đó còn không ít khó khăn và thử thách đòi hỏi đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên phải có đầy đủ phẩm chất trình độ, năng lực, trí tuệ, sức khoẻ để đảm đương hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng giao phó trước mắt và lâu dài. Để xây dựng được một đội ngũ Đoàn cá chất lượng và toàn diện, như vậy đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đúng mức với tất cả các khâu trong công tác cán bộ từ tuyển chọn đến đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ đây là việc đòi hỏi chúng ta phải quan tâm, chú trọng, phải kiên trì, làm từng bước, làm đến đâu chắc đến đó. Có như vậy mới đảm bảo có một đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài gánh vác nhiệm vụ lâu dài, gian khổ của Đảng. Nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn cần phải tiến hành một cách đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành cao liên quan, thường xuyên liên tục có trọng điểm trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, có môi trường để đội ngũ phát huy có hiệu quả, chất lượng công tác, có hệ thống quản lí và cơ chế chính sách khuyến khích đội ngũ cán bộ phù hợp với điều kiện của đất nước trong từng giai đoạn và thời kỳ. Trên đây là một số vấn đề kết luận của bản thân về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ĐTN huyện Tuần Giáo trong giai đoạn này. Trong quá trình viết chuyên đề với thời gian không nhiều, tài liệu ít và nhận thức của bản thân còn hạn chế. Chuyên đề mới chỉ bắt đầu nêu lên một khía cạnh, một vài biện pháp ở phạm vi nhỏ và còn chung chung trìu tượng, do vậy bài viết sẽ không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, vậy kính mong các thầy, cô giáo và các đồng chí trong cơ quan Huyện Đoàn góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thành tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo của BCH các xã Đoàn trong huyện trong các năm từ năm 2007 đến năm 2009. 2. Báo cáo Công tác Đoàn và phong trào TTN trong các năm từ năm 2007 đến năm 2009 của Huyện Đoàn. 3. Chính sách đối với Thanh niên - NXB Chính trị quốc gia. 4. Hồ Chí Minh giáo dục thanh niên - NXB Thanh niên 1980. 5. Hồ Chí Minh toàn tập -NXB Sự thật 1980. 6. Lê nin bàn về thanh niên - NXB Hà Nội 1981. 7. Lê Nin toàn tập Tiến bộ 1981. 8. Mác Ăngghen về thanh niên - NXB Matcơva 1972. 9. Mác Ăngghen về thanh niên - NXB Cận vệ 1972. 10. Một số văn bản về Công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ đổi mới - TW Đoàn. 11. Quản lí nhà nước về Công tác thanh niên thời kỳ đổi mới - NXB Chính trrị quốc gia. 12. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh niên - NXB Chính trị quốc gia. 13. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Tuần Giáo . NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG CHUYÊN ĐỀ CNXH : Chủ nghĩa xã hội. CNH,HĐH : Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá TTN : Thanh thiếu niên ĐVTN : Đoàn viên thanh niên LHTN : Liên hiệp thanh niên SVVN : Sinh viên Việt Nam TNCS : Thanh niên Cộng sản ĐTN : Đoàn thanh niên BCH TƯ : Ban chấp hành trung ương LLCT : Lí luận chính trị XHCN : Xã hội chủ nghĩa PTTH : Phổ thông trung học BDCT : Bồi dưỡng chính trị BTV : Ban thường vụ BCH : Ban chấp hành VHVN-TDTT : Văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao THPT : Trung học phổ thông CLB : Câu lạc bộ ĐH : Đại học CĐ : Cao đẳng TH : Trung học KHKT : Khoa học kĩ thuật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở Huyện Tuần Giáo.doc