Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội

A. MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Với mục tiêu “Dân giàu, nư ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”; Đảng, nhà nư ớc và nhân dân ta đã và đang có những bư ớc đi, những chính sách phù hợp để thực hiện mục tiêu ấy. Một trong những “bư ớc đi” ấy là quá trình đổi mới kinh tế, trong đó có việc đổi mới doanh nghiệp nhà n ước đư ợc đặc biệt quan tâm. Trong cơ cấu của nền kinh tế nư ớc ta, kinh tế nhà nư ớc, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nư ớc nắm giữ một vị trí chủ đạo, đóng góp phần lớn cho sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đổi mới doanh nghiệp nhà nước ra sao, như thế nào để có được hiệu quả cao nhất, xứng với vai trò và vị trí của doanh nghiệp Nhà nước như nó vốn có là điều không dễ, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra cho chúng ta những cơ hội và thách thức thì việc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước càng mang tính cấp thiết, thời sự. Qúa trình đổi mới được bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) và được triển khai từ đó cho tới nay. Việc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước đã thu được một vài kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới ấy, chúng ta không thể tránh khỏi những hạn chế, sai lầm, gây lên sự thua lỗ, yếu kém của doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, việc đề ra phương pháp khắc phục và phương hướng phát triển doanh nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện trong nước và bối cảnh quốc tế là điều thực sự cần thiết và trở thành một vấn đề quan trọng thu hút được sự quan tâm, chú ý của các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, các đoàn thể và các cá nhân. Xuất phát từ những lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ” làm đề tài nghiên cứu cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu Có thể nói đây là vấn đề mang ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Bởi kinh tế nước ta mang đặc trưng là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng giữ một vị trí cực kì quan trọng, then chốt trong nền kinh tế ấy. Với xu thế phát triển kinh tế thế giới ngày càng đa dạng hoá, đa phương hóa thì doanh nghiệp nhà nước phải cải cách đổi mới ra sao cho phù hợp là một vấn đề được nhiều cơ quan chức năng, các nhà kinh tế, nhà nghiên cứu có liên quan quan tâm. Đã có nhiều hội thảo, đại hội nghiên cứu ,thảo luận vấn đề này ở quy mô quốc gia và cả quốc tế, cũng có nhiều công trình nghiên cứu, những bài viết về doanh nghiệp Nhà nước nhằm tìm ra phương hướng phát triển toàn diện hơn, sâu sắc hơn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích : Bài viết nghiên cứu vị trí, vai trò, thực trạng và quá trình đổi mới của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ : Trong chương I, tôi nêu lên quan điểm của Đảng ta về việc xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Chương II nói về thực trạng và quá trình đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu : là các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình đổi mới nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thời kì quá độ lên CNXH Phạm vi nghiên cứu : Nền kinh tế Việt nam trước và sau đổi mới. 5. Cở sở lí luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lí luận: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng ta về kinh tế-chính trị trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Phương pháp nghiên cứu : phương pháp Duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và phương pháp lôgic lịch sử.

pdf32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3258 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCNXH019 - Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.pdf