Đổi mới phương pháp dạy - Học ở bậc trung học và tăng cường kỹ năng nghiệp vụ đối với sinh viên sư phạm

Việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học nói chung và môn Toán nói riêng ở bậc học phổ thông là việc cấp thiết, không thể chần chừ. Các nước tiên tiến và ngay cả các nước vùng Đông Nam Á gần ta, họ đã làm từ lâu. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã khởi xướng mạnh kể từ đợt thay sách giáo khoa cấp Tiểu học (TH) và cấp trung học cơ sở (THCS) và đối với trung học phổ thông (THPT) mới bắt đầu từ năm học 2006-2007, qua đợt thay sách lớp 10 phân ban. Rõ ràng, trong thời đại ngày nay - thời đại của bùng nỗ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các lĩnh vực đời sống trong đó có lĩnh vực giáo dục là điều không thể thiếu, giới trẻ ngày nay được tiếp cận với nhiều công nghệ mới và tiếp nhận hàng ngày một lượng thông tin lớn và luôn luôn thay đổi, cập nhật, vì vậy không thể áp dụng cách dạy và cách học theo lối truyền thống cũ, nhà trường cần đào tạo cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu, để các em có khả năng tự học suốt đời, rèn luyện cho các em đức tính tự tin trong học tập, kỹ năng làm việc hợp tác theo nhóm. Việc thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp phải làm đồng bộ, từ nội dung sách giáo khoa, đến việc đổi mới cách đào tạo kỹ năng sư phạm cho sinh viên ở trường Sư phạm, đào tạo lại nghiệp vụ cho giáo viên một cách thiết thực và có hiệu quả không nặng về hình thức, hành chính như các đợt bồi dưỡng thường xuyên hiện nay, đồng thời phải thay đổi phương thức kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp. Hiện nay, sách giáo khoa bậc TH, THCS và lớp 10 THPT đã có chuyển biến theo hướng tích cực, giúp học sinh có thể tự học, gợi ý cho giáo viên tổ chức các hoạt động tự học của học sinh trên lớp, sách giáo viên cũng đã gợi ý giúp giáo viên các tình huống sư phạm có vấn đề. Tuy nhiên, theo đánh giá chung so với nội dung chương trình của nhiều nước, kể cả các nước tiên tiến vẫn còn quá nặng, nhất là chương trình SGK lớp 10 nâng cao dành cho ban KHTN còn nặng, khiến giáo viên lúng túng khi dạy theo hướng đổi mới phương pháp.

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3284 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp dạy - Học ở bậc trung học và tăng cường kỹ năng nghiệp vụ đối với sinh viên sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC Ở BẬC TRUNG HỌC VÀ TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM. NGƯT. Trần Dư Sinh (Khoá 1974) Việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học nói chung và môn Toán nói riêng ở bậc học phổ thông là việc cấp thiết, không thể chần chừ. Các nước tiên tiến và ngay cả các nước vùng Đông Nam Á gần ta, họ đã làm từ lâu. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã khởi xướng mạnh kể từ đợt thay sách giáo khoa cấp Tiểu học (TH) và cấp trung học cơ sở (THCS) và đối với trung học phổ thông (THPT) mới bắt đầu từ năm học 2006-2007, qua đợt thay sách lớp 10 phân ban. Rõ ràng, trong thời đại ngày nay - thời đại của bùng nỗ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các lĩnh vực đời sống trong đó có lĩnh vực giáo dục là điều không thể thiếu, giới trẻ ngày nay được tiếp cận với nhiều công nghệ mới và tiếp nhận hàng ngày một lượng thông tin lớn và luôn luôn thay đổi, cập nhật, vì vậy không thể áp dụng cách dạy và cách học theo lối truyền thống cũ, nhà trường cần đào tạo cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu, để các em có khả năng tự học suốt đời, rèn luyện cho các em đức tính tự tin trong học tập, kỹ năng làm việc hợp tác theo nhóm. Việc thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp phải làm đồng bộ, từ nội dung sách giáo khoa, đến việc đổi mới cách đào tạo kỹ năng sư phạm cho sinh viên ở trường Sư phạm, đào tạo lại nghiệp vụ cho giáo viên một cách thiết thực và có hiệu quả không nặng về hình thức, hành chính như các đợt bồi dưỡng thường xuyên hiện nay, đồng thời phải thay đổi phương thức kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp. Hiện nay, sách giáo khoa bậc TH, THCS và lớp 10 THPT đã có chuyển biến theo hướng tích cực, giúp học sinh có thể tự học, gợi ý cho giáo viên tổ chức các hoạt động tự học của học sinh trên lớp, sách giáo viên cũng đã gợi ý giúp giáo viên các tình huống sư phạm có vấn đề. Tuy nhiên, theo đánh giá chung so với nội dung chương trình của nhiều nước, kể cả các nước tiên tiến vẫn còn quá nặng, nhất là chương trình SGK lớp 10 nâng cao dành cho ban KHTN còn nặng, khiến giáo viên lúng túng khi dạy theo hướng đổi mới phương pháp. Mặc dù sinh viên sư phạm, GV THCS và THPT đã được bồi dưỡng các nội dung về đổi mới phương pháp, ví dụ phương pháp dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực hóa qua việc học tập hợp tác theo nhóm, tuy nhiên vẫn đang còn dừng lại ở mức lý thuyết, chưa vận dụng được vào thực tế nhiều. Chúng tôi đã dự được rất nhiều giờ dạy của giáo viên THCS và THPT trong các đợt thay sách vừa qua, đã hướng dẫn rất nhiều sinh viên sư phạm về kiến tập và thực tập ở trường phổ thông, nhận thấy rằng SV sư phạm và GV của chúng ta còn hạn chế về nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, kỹ năng tạo các tình huống sư phạm có vấn đề, việc tổ chức học hợp tác theo nhóm đang còn bỡ ngỡ và lúng túng, đang còn mang tính hình thức; kỹ năng đặt câu hỏi phát vấn của GV còn hạn chế, đang còn có tính vụn vặt, quá sát với nội dung cần hỏi, chưa biết cách đặt câu hỏi mang tính tổng hợp tạo tình huống có vấn đề yêu cầu học sinh phải suy nghĩ, thảo luận để giải quyết vấn đề; nhiều GV chưa nắm được ý đồ của sách GK, nên việc thực hiện các hoạt động gợi ý trong SGK thể hiện một cách hình thức, có GV nêu nội dung hoạt động và gợi ý xong do sợ hết giờ nên GV đã làm thay học sinh. Nhìn chung, do hạn chế về nghiệp vụ, nên phần lớn GV đã phạm vào điều cấm là thực hiện dạy theo kiểu cũ là thuyết giảng và thầy đọc, trò chép - đây là cách dạy dễ nhất khỏi phải đầu tư suy nghĩ nhiều! Chúng ta cũng thông cảm cho GV vì do nhiều điều kiện khách quan tác động như nội dung chương trình khá nặng, phân phối chương trình chưa hợp lý, lớp học còn quá đông học sinh (45 đến 50 học sinh/lớp), đổi mới SGK và đổi mới kiểm tra đánh giá chưa đồng bộ, ý thức học tập của học sinh còn yếu, nhiều HS đang còn ngồi nhầm chỗ. Hiện nay, SV ở các trường sư phạm đã được học sử dụng các phần mềm dạy và học Toán, nhiều GV toán ở trường phổ thông đã sử dung thành thạo các phần mềm này, tuy nhiên do hạn chế về nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, nên việc áp dụng còn nặng về trình diễn chưa thực sự vận dụng làm phương tiện hỗ trợ việc dạy và học tích cực. Qua nhận định tình hình thực tiễn có phần chủ quan của người viết nói trên, xin nêu lên sau đây một số vấn đề trao đổi về đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học toán: 1. Trước hết, cần cải cách phương pháp đào tạo GV toán cho trường phổ thông ở các trường Sư phạm, tăng cường dạy nghề sư phạm cho SV, đây là đặc trưng của trường Sư phạm, số tiết và số học phần về nghiệp vụ sư phạm cần được tăng nhiều so với thời lượng đang đào tạo. Hiện nay, với phương thức 3 tuần kiến tập và 4 tuần thực tập của SV ở trường phổ thông là chưa đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo nghề sư phạm cho các GV tương lai, theo chúng tôi được biết một số nước như Thái Lan họ đào tạo GV theo hình thức tuyển những người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành, sau đó đào tạo thêm 2 năm về nghiệp vụ sư phạm mới được làm GV. Cần phải tăng cường đào tạo kỹ năng thực tiễn cho SV sư phạm, cần giao cho SV làm việc hợp tác theo nhóm, phân tích nhiều tiết dạy tạo nhiều tình huống sư phạm, làm đồ dùng dạy học phục vụ cho các tiết dạy, ứng dụng CNTT thế nào cho có hiệu quả, đưa vào các tình huống học tích cực như thế nào, rèn luyện cách đặt hệ thống câu hỏi phát vấn có chất lượng, cách xây dựng các phiếu học tập để hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, khuyến khích SV nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ sư phạm, những vấn đề nghiên cứu có thể thực nghiệm ở trường phổ thông, trường thực hành sư phạm. 2. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa trường Sư phạm với trường phổ thông để thể nghiệm các nghiên cứu về mặt nghiệp vụ sư phạm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy và học ở trường phổ thông, đồng thời từ thực tiễn ở nhà trường phổ thông để điều chỉnh, bổ sung cho công tác đào tạo ở trường Sư phạm. Theo chúng tôi cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa trường Sư phạm với các Sở Giáo dục và Đào tạo, cũng như các giáo viên Toán ở trường phổ thông, nên mời những GV có kinh nghiệm về đổi mới phương pháp, có bề dày thực tiễn báo cáo cho SV sư phạm về kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, phân tích các tiết dạy hay theo hướng tích cực hóa. Việc làm này trước đây, thời chúng tôi học ở trường ĐHSP Huế (1970-1974) đã được thực hiện, chúng tôi đã được học các giờ giáo học pháp thực tiễn thông qua kinh nghiệm giảng dạy của các thầy giáo tâm huyết, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy như Thầy Nguyễn Đình Hàm, Thầy Châu Trọng Ngô, ... Trường Sư phạm cùng góp sức với Sở Giáo dục trong việc nghiên cứu các vấn đề thực tiễn đang đặt ra cho giáo viên toán, chẳng hạn, hiện nay GV đang lúng túng, chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy học tích cực, học hợp tác theo nhóm đối với học sinh, Khoa Toán trường ĐHSP nên hợp tác với Sở GD-ĐT và các trường phổ thông triển khai nghiên cứu khoa học về vấn đề tổ chức hoạt động hợp tác theo nhóm như thế nào để đạt hiệu quả, mang tính thực chất, trường Sư phạm cung cấp về mặt lý luận, bàn bạc với Sở và GV thực hiện, tổ chức các đợt hội thảo, seminar và có thể quay phim làm tài liệu để phổ biến một số tiết dạy minh họa, đây là một việc làm cần thiết mà GV ở phổ thông đang mong đợi. 3. Nói đến đổi mới phương pháp dạy - học ngày nay, không thể không nói đến việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập. Với sự bùng nỗ thông tin, ngày càng có nhiều phần mềm phục vụ việc dạy và học toán, rõ ràng không thể không đổi mới phương pháp day và học, không thể dạy học theo lối cũ được. Việc ứng dụng CNTT vào dạy và học đã được các nhà giáo dục nghiên cứu và đã nâng thành lí luận kết hợp với các thành tựu mới của các nghiên cứu về giáo dục, điều này đã được đúc kết trong Hội thảo quốc tế lần thứ 17 của hiệp hội các nhà nghiên cứu và giảng dạy Toán ICMI trên toàn thế giới về "Ứng dụng CNTT vào dạy và học Toán", diến ra từ ngày 03/12 đến 08/12/2006 tại Hà Nội. Các tập đoàn máy tính và phần mềm lớn như Intel, IBM, Microsoft,... cũng đã đầu tư rất lớn cho việc nghiên cứu đưa CNTT vào giáo dục và đã hỗ trợ cho Bộ GD & ĐT nhiều dự án đang được triển khai ở nhiều trường phổ thông một cách có hiệu quả, mở ra một hướng mới cho việc đổi mới giáo dục ở nước ta. Một số nước như Ấn độ, Thái Lan,... Nhà nước đang đầu tư để cung cấp đến từng học sinh loại máy tính xách tay (laptop) giá 100 USD để đổi mới thực sự cách dạy và cách học trong nhà trường. Rõ ràng, đưa CNTT vận dụng vào dạy và học Toán có hiệu quả hơn nhiều so với cách dạy truyền thống trước đây, nhờ các hiệu ứng động sẽ làm rút ngắn quá trình nhận thức của học sinh, những vấn đề trước đây là quá trừu tượng như bài toán quỹ tích, các hình không gian, vẽ đồ thị hàm số, ... sẽ được trực quan hóa qua các phầm mềm dạy và học Toán, qua thực hành với phần mềm, học sinh sẽ dự đoán nhanh chóng kết quả của bài toán và có khả năng tạo ra các bài toán mới, với khả năng tính toán được các phép toán phức tạp cũng làm thay đổi phương thức giải một số bài toán thực tế mà trước đây cách giải hết sức phức tạp. Tuy nhiên, làm thế nào để việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp có hiệu quả, kết quả hơn hẵn cách dạy và học cũ, đó là điều cần phải trao đổi, bàn bạc, rút kinh nghiệm. Đã qua rồi thời kỳ chỉ nặng về trình diễn, chỉ dùng các chương trình như PowerPoint để tạo các hiệu ứng bắt mắt trong các tiết dạy gọi là có ứng dụng CNTT, đến nay nhiều GV đã sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học toán để vận dụng đúng nơi, đúng thời điểm vào trong bài dạy. Ở Thừa Thiên Huế, Sở GD & ĐT đã biên soạn giáo trình và tập huấn cho đội ngũ GV cốt cán ở các trường trung học rất sớm sử dụng các phần mềm toán như Geometer's Sketchpad (GSP), GeosoacW (dạy hình học không gian), Cabri 3D (phần mềm đồ họa dạy hình học không gian), hiện nay nhiều GV toán bậc trung học đã sử dụng thành thạo các phần mềm và vận dụng rất tốt vào các bài dạy, có GV từ chỗ mới biết sử dụng vi tính, nhưng nay do đam mê đã sử dụng và phát triển thêm nhiều ý tưởng hay đối với phần mềm GSP vận dụng vào hình học không gian. Càng ngày việc ứng dụng CNTT vào dạy và học càng đi vào chiều sâu, năm sau càng nâng cao hơn năm trước, thể hiện rất rõ trong các đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS và THPT, trong các đợt thi trước cách đây 3 đến 4 năm chỉ có 1 GV THCS, 60% GV THPT có ứng dụng CNTT vào bài dự thi, thì trong đợt thi năm 2006 và 2007 thì có trên 80% GV THCS và 100% GV THPT có ứng dụng CNTT vào bài dạy dự thi. Nhưng cũng cần tránh khuynh hướng ứng dụng CNTT một cách hình thức, nặng về trình diễn, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng bắt mắt làm loãng đi trọng tâm của bài học, không phải tiết học nào cũng phải có ứng dụng CNTT, cũng như không phải toàn bộ tiết học đều phải sử dụng các hiệu ứng CNTT, mà phải đưa vào đúng nơi, đúng lúc, phù hợp với tình huống sư phạm đặt ra. Ứng dụng CNTT không thể tách rời GV với bảng đen phấn trắng, tách rời các hoạt động tự học hợp tác của học sinh, mà phải kết hợp với các phương pháp dạy học mới như dạy học nêu vấn đề, học tích cực qua hoạt động nhóm, ..., đồng thời không thể tách rời với việc làm các đồ dùng dạy học, các mô hình giáo cụ trực quan. Một số trường hiện nay đang tiến một bước cao hơn là tập huấn các phần mềm toán học cho học sinh dưới dạng ngoại khóa, sau đó thực hiện một số tiết học trực tiếp trên phòng máy, thực hành các bài toán dựa vào các phần mềm theo sự hướng dẫn của GV thông qua phiếu học tập để tự khám phá kiến thức mới, đây là một hướng mới rất tích cực mà trường trung học nào cũng có thể thực hiện được trong điều kiện hiện nay. TS. Trần Vui đã chủ trì cùng với một nhóm SV cao học và Gv ở trường THPT nghiên cứu và đã cho xuất bản tài liệu học khám phá thông qua việc học trực tiếp trên máy tính, thực hành các bài tập về GSP để khám phá kiến thức mới. · Mặt khác, nói đến việc ứng dụng CNTT vào dạy và học toán không chỉ bó hẹp trong việc GV dùng CNTT để minh họa cho các bài dạy, mà theo các nghiên cứu mới nhất của các nhà giáo dục học trên thế giới, các Viện nghiên cứu Công nghệ giáo dục gắn với các tập đoàn như Intel, IBM, Microsoft đã đề xướng các phương pháp dạy học mới nhờ sự hỗ trợ của CNTT, làm rõ phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thông qua học toán với sự hỗ trợ của máy tính học sinh được học tích hợp liên môn, được học qua thực tiễn, đó là các phương pháp đã được các tập đoàn nói trên tập huấn mạnh cho GV và triển khai bước đầu ở nhiều trường THCS và THPT ở Thừa Thiên Huế: - Phương pháp dạy và học với máy tính (Teaching and Learning with Computer, viết tắt TLC): nguyên lí của phương pháp này là dạy học một vấn đề toán học bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau: một nhóm HS nghiên cứu qua mô hình, qua đo đạc, một nhóm thực hành trên máy tính với sự hỗ trợ của phần mềm toán, một nhóm nghiên cứu làm các bài tập nhỏ theo gợi ý của phiếu học tập do GV giao,... để cùng đi đến một đích là khám phá kiến thức mới. Phòng học phải được bố trí linh hoạt gồm một góc để một số máy vi tính vừa đủ, các góc thực hành, sách tham khảo phục vụ chủ đề,... - Phương pháp dạy học bằng dự án (project) thông qua chương trình "Intel Teach To The Future" (Dạy học cho tương lai) do tập đoàn Intel đề xướng và hỗ trợ: Một vấn đề toán học sau khi học trên lớp, GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, mỗi nhóm đóng vai là một kỹ sư, nhà nghiên cứu,... để thực hiện một dự án nhỏ, ví dụ học sinh học xong bài thống kê, GV sẽ chia lớp thành nhiều nhóm, một nhóm đóng vai trò nhà nghiên cứu về an toàn giao thông, một nhóm đóng vai trò nhà xã hội học thu thập dữ liệu điều tra về một vấn đề trong xã hội như nghiên cứu về chiều cao, sức nặng của các lớp học sinh cùng độ tuổi, hay nghiên cứu sở thích đọc sách của các bạn học sinh thông qua số lượng, chủng loại sách mượn ở thư viện nhà trường,... Sau khi thu thập thông tin từ nhiều nguồn, tra cứu sách vở, điều tra qua thực tế, lấy trên Internet,... học sinh sẽ làm 3 bài tập lớn: làm một bài trình diễn bằng PowerPoint, vận dụng những kiến thức toán để phân tích dữ liệu, rút ra được một số kết luận thực tiễn, bài tập này sẽ trình bày trước lớp; bài tập lớn thứ hai là xuất bản một tờ rơi (dạng newspaper) để phổ biến các điều đã được đúc rút để tuyên truyền trong trường, ngoài cộng đồng, kêu gọi mọi người cùng thực hiện hoặc tránh những việc nào đó; cuối cùng bài tập lớn thứ ba là tạo một trang web của nhóm để có thể xuất bản nội dung nghiên cứu và cảnh báo lên Internet để nhiều người cùng tham gia trao đổi, tranh luận. Thực tế qua một số hồ sơ bài dạy của một số GV cùng với học sinh thực hiện, đã gây bất ngờ vì HS rất sáng tạo, và có những nghiên cứu, rút ra nhiều vấn đề cảnh báo rất nghiêm túc. Rõ ràng, qua một số chuyên đề theo dạng này, học sinh sẽ học được rất nhiều điều không chỉ có học toán, mà còn được cọ xát qua thực tế, quan tâm đến cộng đồng hơn, rèn luyện được kỹ năng hợp tác làm việc theo nhóm, kỹ năng làm việc với CNTT,... Chương trình này cũng rèn luyện cho GV kỹ năng đặt câu hỏi trong dạy học, nêu các câu hỏi có vấn đề để học sinh phải suy nghĩ, thảo luận mới có thể giải quyết được, và cho những kết quả bất ngờ. · Tuy nhiên, nói gì thì nói, CNTT đã mở ra một hướng rộng lớn cho việc đổi mới phương pháp dạy và học toán, nhưng cốt lõi vần đề vẫn là sử dụng như thế nào cho có hiệu quả, phát huy hết tính năng vượt trội của nó, chúng ta cũng phải trở lại vấn đề đào tạo về giáo dục học, tâm lí học, nhất là kỹ năng nghề sư phạm cho SV và GV Toán, có vậy họ mới biết cách đưa CNTT vào bài dạy ở những tình huống nào để tạo các hiệu ứng thích hợp. Nếu GV không có kỹ năng sư phạm tốt thì chỉ có thể làm theo người khác mà không có sáng tạo, không tự tạo được các tình huống hay để dạy tốt hơn. Qua đợt hội thi GV dạy giỏi cấp THPT vừa qua tại Thừa Thiên Huế, 100% GV đều có ít nhiều sử dụng CNTT vào bài dạy, tuy nhiên, có GV rất giỏi về việc tạo các hiệu ứng hình học không gian bằng phần mềm Flash, nhưng do hạn chế về kỹ năng sư phạm nên trình bày bài không mạch lạc, trong khi đó, cũng bài đó nhưng GV khác có kỹ năng sư phạm tốt, chỉ cần với phần mềm GSP kết hợp với đồ dùng mô hình trực quan đã dạy rất tốt, hiệu quả hơn nhiều. Tóm lại, dù CNTT có tiến bộ đến mức độ nào GV cũng cần phải rèn luyện kỹ năng sư phạm mới tổ chức các tình huống có ứng dụng CNTT tốt, ngược lại nếu GV am hiểu về giáo học pháp, có kỹ năng sư phạm tốt, nhưng không ứng dụng được CNTT thì việc thể hiện đổi mới phương pháp cũng bị giới hạn. Đây là hai mặt của một vấn đề, nói như một nhà giáo dục Mỹ là: "Máy tính không kỳ diệu, con người mới kỳ diệu". Trên đây là một số vấn đề bản thân chúng tôi đã trãi nghiệm, những suy nghĩ, trăn trở của bản thân cũng như của nhiều đồng nghiệp quan tâm đên nền giáo dục nước nhà, làm thế nào để ngành giáo dục có sự chuyển biến tích cực, tiến kịp với nền giáo dục của nhiều nước, trong đó có các nước ở quanh ta, làm thế nào để học sinh học tập được nhẹ nhàng, hứng thú trong học tập,... mong được trao đổi qua hội thảo khoa học giáo dục nhân kỹ niệm 50 năm thành lập Trường Đại học Sư Phạm Huế. Huế, Tháng 3 năm 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐổi mới phương pháp dạy - học ở bậc trung học và tăng cường kỹ năng nghiệp vụ đối với sinh viên sư phạm.doc
Luận văn liên quan