Đôi nét về địa lí thành phố du lịch Đà Lạt

Phần II: Khái quát chung về Tp. Đà Lạt [IMG]file:///C:/Users/Ut/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image002.jpg[/IMG] Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29 km².Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là "cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ". Đà Lạt được mệnh danh là : thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù, đặc biệt nhất là biệt

doc40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6297 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đôi nét về địa lí thành phố du lịch Đà Lạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này bất thành. Từ 28 tháng 3 đến 9 tháng 6 năm 1892, Yersin thực hiện một cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắk Lắk để đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Mê Công (thuộc địa phận Campuchia). Tháng 1-1893, Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan, khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên sâu vào vùng người Thượng và kết thúc ở một địa điểm thuận lợi trên bờ biển Trung Kỳ. Yersin còn phải tìm hiểu về tài nguyên trong vùng: lâm sản, khoáng sản, khả năng chăn nuôi... Từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 1893, Yersin đã thực hiện ba chuyến đi quan trọng. Và 15h30 ngày 21 tháng 6, Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Lang Biang, trong nhật ký hành trình, ông ghi vắn tắt "3h30: grand plateau dénudé mamelonné" (3h30: cao nguyên lớn trơ trụi, gò đồi nhấp nhô). Với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu để xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng, toàn quyền Paul Doumer viết một bức thư hỏi ý kiến của Yersin, và Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang Biang. Tháng 3 năm 1899, Yersin cùng toàn quyền Doumer thực hiện một chuyến đi lên cao nguyên Lang Biang và chuyến đi này có ý nghĩa quyết định về việc thành lập một trạm điều dưỡng ở đây. Ngày 1 tháng 11 năm 1899, Doumer ký nghị định thành lập ở Trung Kỳ tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai) và hai trạm hành chính được thiết lập tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Đó có thể được xem là văn kiện chính thức thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang – tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này. Ngày 20 tháng 4 năm 1916, vua Duy Tân đã ra đạo dụ thành lập thị tứ, tức thị xã (centre urbain) Đà Lạt, tỉnh lị tỉnh Lâm Viên. Đạo dụ này được Khâm sứ J.E. Charles chuẩn y ngày 30 tháng 5 năm 1916. Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng. Vào năm 1893, vùng Đà Lạt ngày nay hầu như hoang vắng. Đến đầu năm 1916, Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ nhỏ với độ 8 căn nhà gỗ tập trung hai bên bờ dòng Cam Ly, chỉ có 9 phòng khách sạn phục vụ du khách, đến cuối năm này mới nâng lên được 26 phòng. Cuối năm 1923, đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân. Ngày 31 tháng 10 năm 1920, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ ngày 11 tháng 10 cùng năm của vua Khải Định về việc thành lập thành phố (commune- thành phố loại 2) Đà Lạt cùng với việc tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập. Nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát ở Đông Dương, Nha giám đốc các sở nghỉ mát Lâm Viên và du lịch Nam Trung Kỳ được thành lập. Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý, đại diện của Toàn quyền Đông Dương. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt. Năm 1936 một Hội đồng thành phố được bầu ra. Năm 1941, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Lâm Viên (Lang Bian) mới tái lập. Thị trưởng Đà Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên. Trong thời gian Thế chiến thứ hai, những người Pháp không thể về chính quốc nên họ tập trung lên nghỉ ở Đà Lạt. Nhiều nhu cầu rau ăn, hoa quả của người Pháp cũng được Đà Lạt cung cấp. Ngày 10 tháng 11 năm 1950, Bảo Đại ký Dụ số 4-QT/TD ấn định địa giới thị xã Đà Lạt. Theo Địa phương chí Đà Lạt (Monographie de Dalat), năm 1953, thị xã Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, có diện tích là 67 km², dân số: 25.041 người. Sau Hiệp định Genève năm 1954, dân số Đà Lạt tăng nhanh bởi lượng người di cư từ Bắc vào Nam. Dưới chính quyền miền Nam, Đà Lạt được phát triển như một trung tâm giáo dục và khoa học. Năm 1957, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức. Thị xã Đà Lạt có 10 khu phố. Nhiều trường học và trung tâm nghiên cứu được thành lập: Viện Đại học Đà Lạt (1957), Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (1959), Thư viện Đà Lạt (1960), trường Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), trường Chỉ huy và Tham mưu (1967)... Các công trình phục vụ du lịch được tiếp tục xây dựng và sửa chữa, hàng loạt biệt thự do các quan chức Sài Gòn, nhiều chùa chiền, nhà thờ, tu viện được xây dựng... Đà Lạt cũng là một điểm hấp dẫn với giới văn nghệ sĩ. Sau 1975, với sự rút đi của quân đội và bộ máy chính quyền miền Nam, nhưng được bổ sung bởi lượng cán bộ và quận đội miền Bắc, dân số Đà Lạt ổn định ở con số khoảng 86 ngàn người. Du lịch Đà Lạt hầu như bị lãng quên. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, hàng loạt khách sạn, nhà hàng được sửa chữa, nhiều biệt thự được đưa vào phục vụ du lịch... Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam với nhiều lễ hội được tổ chức. Cuối năm 1975 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định Đà Lạt sẽ trở thành 1 trong 4 thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng ngay sau đó đã điều chỉnh lại. Tháng 2 năm 1976 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất tỉnh Tuyên Đức, tỉnh Lâm Đồng và thị xã Đà Lạt thành tỉnh Lâm Đồng. Thị xã Đà Lạt trở thành thành phố tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng. Vị trí địa lý Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng. Hình 2: Một gốc TP Đà Lạt-Tỉnh Lâm Đồng hôm nay (Nguồn: www.simplevietnam.com) Địa hình Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt: Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500m. Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709m). Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644m). Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632m). Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900m. Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền khí hậu ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C. Chính những cánh rừng Thông giúp cho Đà Lạt thêm phần mát mẻ. Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá. Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%. Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn. Địa chất Vùng nham Đà Lạt là vùng nham điển hình với nhiều loại đá khác nhau từ đá macma, đá biến tính, đá trầm tích. Đà Lạt được hình thành từ khi nào thì còn đang khảo sát. Tuy nhiên nếu đặt Đà Lạt vào khối Nam Trường Sơn ta có thể kết luận như sau: Đây là vùng trước đây biển hoàn toàn chiếm ngự và nơi đây đáy biển này các lớp trầm tích lần lượt được tích tụ thành các lớp dày. Sự tích tụ này kéo dài đến cuối Đệ I nguyên đại hay đệ II nguyên đại thì bị sự tạo sơn tác động. Sự tạo sơn chính là cơ nguyên tạo ra sự nổi núi của nham Hoa Cương và chính là hậu quả đẩy lên từ vùng dưới đáy biển thành một cao nguyên như ngày nay. Các chuyển động tiếp theo làm khối nham cứng chắc này nứt toạc ra, nơi nào yếu nhất của địa hình thì nham Huyền Vũ trào ra và chiếm các thung lũng sâu. Sự xuất hiện của nham Huyền Vũ đánh dấu giai đoạn cuối của sự tạo lập vùng và cho ra một số nham biến tính. Thổ Nhưỡng Đà Lạt có nhiều loại đá khác nhau nên có nhiều loại đất khác nhau: như phiến thạch và Hoa Cương thì sinh ra Podzonlic vàng đỏ, Podzonlic nâu đỏ. Hình 3: Đất Đỏ Bazan ở Đà Lạt. (Nguồn: www.blog.360.yahoo.com) Huyền Vũ thì cho ra đất đỏ nếu thủy cấp sâu hoặc đất đen nếu thủy cấp cạn. Ngoài ra còn có các loại đất hửu cơ có màu đen dày 50-60cm dưới là một tầng sét màu trắng, có thủy cấp cạn, PH của đất khoảng 4.5. Cải thiện đất này người ta có thể bón thêm vôi. Thủy văn Nhìn chung hệ thống thủy văn ở đây chủ yếu là hồ và thác. Như hồ Xuân Hương với vẽ đẹp thơ mộng. Ngoài ra còn có các hồ Đa Thiên, hồ Tuyền Lâm. Các hồ này được các sông chảy từ trên núi cao chảy xuống cung cấp nước. Các hồ nước này có giá trị rất lớn cho nông nghiệp và phát triển du lịch.Từ trên đỉnh Langbiang nhìn xuống chúng ta nhìn thấy hồ Suối Vàng hiện ra như một con Trăn khổng lồ với những khúc uốn mềm mại. Người ta tận dụng nước của hồ bằng cách xây đập Suối Vàng. Ở Đà Lạt còn có rất nhiều thác nước như thác Green, thác Datanla…Nhờ nước ở các hồ và sông cung cấp nên các thác vần được cung cấp cấp đủ nước. Các thác nước này có phong cạnh rất đẹp nên thu hút rất nhiều khách du lịch. Sinh Vật Đà lạt có hệ sinh vật rất đa dạng, với rất nhiều chủng loại. Nổi bật nhất ở đây là những rừng Thông xanh ngát. Tạo cho vùng không khí mát mẽ, thuận lợi cho phát triển cho trồng rau ôn đới và phát triển du lịch nghĩ dưỡng. Đà Lạt là vùng trồng rau lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra ở đây còn có rất nhiều động vật các loại. Đà Lạt còn nổi tiếng là vùng trồng hoa lớn với rất nhiều loài hoa muôn sắc màu. Chính vì vậy mà Đà Lạt còn được gọi là thành phố Hoa. Đặc điểm kinh tế - xã hội Dân số Dân số Đà Lạt là 188.467 người (2004), mật độ 469 người/km². Trước Thế Hình 4: Dân cư tập trung ở trung tâm thành phố .nguồn: (maunauhoctro.com) chiến thứ hai, dân số Đà Lạt rất ít, ngoài dân cư bản địa chỉ có một số ít người châu Âu làm công tác. Số người Kinh định cư đầu tiên ở Đà Lạt là những tù nhân, thay vì phải lưu đày ở Côn Đảo thì bị đưa lên Đà Lạt để khai phá đất hoang, xây dựng nhà cửa. Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, các viên chức Pháp không có khả năng trở về quê hương nên đổ xô lên Đà Lạt nghỉ mát. Dân số tăng nhanh trong thời kỳ này: 13.000 người năm 1940, 20.000 người (1942) và lên đến 25.000 người năm 1944. Trong thời gian kháng chiến 9 năm (1945-1954) dân số Đà Lạt chựng lại ở vào khoảng 25.000 người. Vào cuối năm 1954 dân số tăng lên đến 52.000 người và giữa năm 1955 là 53.390 người do người dân miền Bắc di cư vào Nam. Từ đấy dân số Đà Lạt tăng 73.290 người vào năm 1965, 89.656 người (1970) và đến năm 1982 dân số Đà Lạt đã vượt qua con số 100.000 người. Năm 1999, dân số Đà Lạt là 129.400 người. Kinh tế Kinh tế Đà Lạt có thế mạnh về du lịch, trồng hoa và rau. Phần lớn diện tích trồng hoa chuyên nghiệp của tỉnh Lâm Đồng tập trung tại Đà Lạt. Tổng cộng diện tích canh tác nông nghiệp của Đà Lạt vào khoảng 9.978 ha. Sản lượng rau hằng năm vào khoảng 170.000 tấn, trong đó có 35.000 tấn được xuất khẩu sang các nước Đông Bắc châu Á và ASEAN. Sản lượng hoa Đà Lạt hằng năm vào khoảng 540 triệu cành, trong đó xuất khẩu vào khoảng 33,3 triệu cành hoa. Kiến trúc "Tòa nhà" đầu tiên ở Đà Lạt là một đồn binh lợp lá vào năm 1898, tiếp theo Hình 5: Biệt thự Đà Lạt. (Nguồn:www.my.opera.com) đó là nhà bằng gỗ lợp tôn của viên công sứ Pháp năm 1900. Hotel du Lac mở cửa vào năm 1907. Năm 1916 người Pháp cho xây dựng thêm Hotel du Langbian Palace. Đà Lạt thật sự trở thành thành phố khi người Pháp xây dựng thành phố theo đồ án thiết kế tổng thể của kiến trúc sư Ernest Hébrard. Năm 1933 kiến trúc sư Pineau trình bày một công trình nghiên cứu chỉnh trang và mở rộng Đà Lạt. Đến năm 1940 kiến trúc sư Mondet thiết lập một đồ án mới, quay về với ý tưởng của Hébrard là bố trí các khu vực hành chánh và dân cư quanh hồ. Thế nhưng dự án này không được duyệt. Đà Lạt có nhiều công trình xây dựng đặc sắc, phần nhiều mang đặc trưng của kiến trúc kiểu Pháp. Trong thời gian vừa qua toàn cảnh kiến trúc đô thị của thành phố Đà Lạt đã bị phá vỡ vì xây dựng thiếu quy hoạch đồng bộ, lấn chiếm làm nhà ở và cơi nới, xây cất vô lối ngay trong biệt thự. Nếu so với nhiều thành phố khác trong cả nước, Đà Lạt vẫn là một thành phố trẻ, nhưng đó lại là một thành phố có đồ án thiết kế theo kiểu cách phương Tây. Đà Lạt trước kia là một thành phố do người Pháp xây dựng cho người Pháp, và các đồ án thiết kế đều phải do Phủ toàn quyền quyết định, các kỹ sư, kiến trúc sư, các đoàn lên Đà Lạt nghiên cứu về việc chỉnh trang, xây dựng đều được tuyển chọn kỹ lưỡng và nhất thiết phải có trình độ chuyên môn giỏi. Trên đây là những nét khái quát chung về thành phố Đà Lạt. Trong chuyên sđin thực tế lần này nhóm chúng em được trao nhiệm vụ nghiên cứu về Langbiang, Chợ Đà Lạt và tộc người Lạch thuộc dân tộc Cơ Ho. Dưới đây chúng em xin được trình bày các điểm này. Phần II: Nội dung chính Cao Nguyên Langbiang 1. Vài nét khái quát về cao nguyên Langbiang: Cao nguyên Lâm Viên (còn gọi: cao nguyên Lang Biang, cao nguyên Lang Bian, cao nguyên Đà Lạt, bình sơn Đà Lạt) thuộc Tây Nguyên, Việt Nam với độ cao trung bình khoảng 1.500 m (4.920 ft). Phía nam cao nguyên có thành phố Đà Lạt. Phía đông và đông nam dốc xuống thung lũng sông Đa Nhim, tây nam hạ đột ngột xuống cao nguyên Di Linh. Diện tích khoảng 1.080km². Địa hình đồi núi trập trùng độ dốc dao động 8-10°. Tại đây có các đỉnh núi cao như Bi Doup (2.287 m), Lang biang (hay Chư Cang Ca, 2.167 m)... Nước sông trên cao nguyên chảy chậm, những chỗ bị chặn lại toả rộng thành hồ như hồ Xuân Hương, hồ Đan Kia (Suối Vàng), thác Cam Ly… rìa cao nguyên có các thác lớn như Pren (Prenn), Gù Gà, Ankrôet... Phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ phù hợp cho trồng rau và hoa quả ôn đới quanh năm, có rừng thông ba lá và thông năm lá diện tích lớn. Hình 6: Núi Langbiang-Cao nguyên Langbiang. Nguồn: (www.hanhdungtourist.com) Ở phía bắc cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Ngày nay núi Lang Bian thuộc xã Lát huyện Lạc Dương cách thành phố Đà Lạt khoảng 12km về phía Bắc. Dãy Langbiang gồm 3 dãy núi chính: Langbiang, ông Khổng (huyện Lạc Dương), và rặng Bidúp ở Đơn Dương giáp với Thuận Hải. Huyền thoại Langbiang: Trong các truyền thuyết thần thoại của các dân tộc ít người ở Đà Lạt, ba rặng núi Lang Bian (Lâm Viên– Núi Bà), Khổng Lồ và Bidúp quan hệ rất mật thiết với nhau. LangBiang ghi dấu một mối tình chung thủy đã đi vào huyền thoại. Ngày xưa tại làng La Ngư Thượng (Đà Lạt bây giờ) có chàng K’Lang, tù trưởng bộ tộc Lạt, thương người con gái tên H’Biang, con tù trưởng người Chil. Sau lần K’Lang cứu H’Biang thoát khỏi nguy hiểm, họ đã đem lòng yêu nhau nhưng do lời nguyền giữa hai dòng tộc mà H’Biang không thể cưới K’Lang làm chồng. Vượt qua tục lệ khắt khe của hai bộ tộc, họ vẫn đến với nhau. Họ trở thành chồng vợ rồi bỏ đến một đỉnh núi cao ngất để sinh sống. Kết thúc câu chuyện, H’Biang chết do đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K’Lang. Đau buồn khôn xiết, K’Lang đã khóc rất nhiều, nước mắt của chàng tuôn thành Hình 7: Biểu tượng trên đỉnh Langbiang. Nguồn:( www.thugian.com) suối lớn, ngày nay gọi Dankia (Suối Vàng). Sau cái chết của hai người, cha của H’Biang hối hận đứng ra nhận việc thống nhất các bộ tộc có tên là K’Ho. Ngọn núi cao nơi chàng K’Lang và nàng H’Biang chết được đặt tên là Langbiang – tên ghép của đôi trai gái để tưởng nhớ đến hai người và tình yêu chung thủy của họ. Ba dãy núi Lang Bian, Khổng Lồ, Bidúp không nằm trong địa phận Đà Lạt nhưng lịch sự của nó gắn liền với lịch sử phát triển của các dân tộc người thiểu số ở đây: K’ho Lạt, K’ho Chil… Ngày nay nếu có dịp du khách đứng trên đỉnh Lang Bian sẽ thấy người Chil, Lạt đang âm thầm lặng lẽ bên dòng suối hay ở các thung lũng, ven những đồi xanh. Mặt khác, Langbiang còn gắn liền với lịch sử phát triển của cao nguyên Langbiang và thành phố Đà Lạt. Theo như tài liệu ghi chép lại, nhà khoa học – bác sĩ Yersin đã có công khám phá ra cao nguyên này vào ngày 21/06/1893; bác sĩ Tardiff nghiên cứu địa hình, đất đai, thảo mộc… vào năm 1899 để thuyết phục Toàn quyền Đông Dương Doumer chọn Đà Lạt thay Dankia và việc Toàn quyền Dông Dương Doumer thám du Đà Lạt năm 1899 để sau đó quyết định chọn Đà Lạt là thành phố nghỉ dưỡng và Langbiang cũng được biết đến từ đây. Khi nói về lịch sử của Langbiang chúng ta cũng không thể quên công của các dân tộc bản địa Đà Lạt, các đoàn dân cư người Việt lên cao nguyên từ cuối thế kỉ 18 và nhất là Nguyễn Thông người đầu tiên thám hiểm sơn quốc và phát hiện ra Nam Tây Nguyên (1862 – 1877). Ông đã dâng sớ xin lập đồn điền khai khẩn vùng thượng du và vua Tự Đức đã đồng ý cho Nguyễn Thông khai thác sơn quốc, nhưng sau đó thực dân Pháp ở Nam Kỳ buộc vua Tự Đức phải hủy bỏ công trình này vào năm 1877. Langbiang là hình ảnh sống động trong lòng mỗi người dân thành phố Đà Lạt cũng như đông đảo du khách khi trong đời đã được một lần chiêm ngưỡng nó. 3. Đặc điểm tự nhiên: 3.1. Đặc điểm địa chất, địa mạo: Địa chất: Ngay buổi sơ khai tìm hiểu về cao nguyên Lang Biang, có lẽ do bậc thang địa hình Bảo Lộc, đèo Prenn… nên các nhà địa chất nước ngoài đã nghiên cứu và cho rằng nó là một khối nâng. E. Saurin xác định các trầm tích cổ nhất (kỷ Cambri-Silua- cách đây 400-600 triệu năm). Sau này, các nhà địa chất Việt Nam và Nga đã xác nhận lớp trầm tích cổ nhất có tuổi Jura (cách nay 137-195 triệu năm). Các trầm tích tuổi này có nguồn gốc lục địa. Cuối kỷ Jura, đầu Kreta (cách nay trên 130 triệu năm), hoạt động kiến tạo khu vực bắt đầu nâng các điạ tầng của nó lên cao dần. Theo các vết nứt kiến tạo, các thành hệ phun trào cùng các thành hệ xâm nhập đã chia cắt, làm biến dạng, biến chất và cả bao phủ lên các trầm tích có trước. Các thành hệ phun trào này mà thành phần chủ yếu là đaxit, anđêzit, tuf cùng các trầm tích đa khoáng đã tạo dựng nên dãy Lang Biang hùng vĩ. Hình 8: Khảo sát địa chất khu vực phía bắc Tp Đà Lạt Nguồn: (www.idm.gov.vn) Trải qua các kỷ Kreta, kỷ Paleogen, kỷ Neogen, kỷ Đệ tứ đã hình thành bề mặt căn bản cho cao nguyên nơi đây. Hoạt động kiến tạo này chấm dứt thời kỳ vận động tạo núi và cao nguyên Lang Biang được tạo thành tương đối bền vững. Từ đó tới nay, cao nguyên Lang Biang đang hoàn thiện dần bề mặt của mình thông qua các hoạt động địa chất mới mà chủ yếu là phong hoá, bóc mòn và lắng đọng. Tuy nhiên, trong suốt quá trình hoạt động để tự xây dựng mình, địa khối Đà Lạt còn bị các chấn động của địa cầu khu vực, cùng lực co rút của các khối macma. Lịch sử hình thành phức tạp, mức độ nghiên cứu còn ít, song khoáng sản sinh thành trong chúng rất khả quan như vàng sa khoáng, phi kim loại, cao lanh... Cao nguyên Lang Biang được cấu tạo chủ yếu bằng đá phiến mica và đá cát kết nằm trên nền granit của khối Công Tum cổ xưa. Các đồi đá phiến và đá cát hiện vẫn còn lượn sóng trên bề mặt cao nguyên, sườn thoải phủ một lớp phong hóa dày màu vàng đỏ mà lớp mùn màu đen sẫm ở trên không đủ che lấp.  Những đỉnh núi nhô lên cao hơn đều được cấu tạo bằng các loại đá khác hẳn, đó là đá granit như đỉnh Gió Hú (1.621m), YôLuRuEt (1.600m)… hay đá đaxit (dãy Lang Biang) ở phía bắc với đỉnh núi cao 2.153m cùng với núi Bi Đúp 2.286 m… những loại đá này mới trồi lên về sau (kỉ Triat) và bị xâm thực làm lộ ra ngoài mặt đất. Các núi granit và đaxit đều có dạng khối nặng nề, sườn dốc lổn nhổn những đá tảng tròn nhẵn, rất khác biệt với địa hình thoải của các đồi đá phiến có tuổi cổ hơn.  3.1.2 Địa mạo: Mặc dù nền của cao nguyên là đá kết tinh nhưng điều này không thấy biểu hiện rõ rệt ra địa hình, trái lại chính các đá trên mặt lại tạo cho nó cái dáng cao nguyên - bán bình nguyên quen biết. Nó được trẻ khi các quá trình địa động tái nâng cao mặt xâm thực, sức địa động không đồng đều nên bị các phay cắt đứt thành nhiều mảnh, tạo cho mặt xâm thực ở cao nguyên Langbiang có độ cao khác nhau. Tại các hẽm vực sâu vách đứng, có hai hình thể củ và mới nằm kế cận nhau. Đấy là các đồi gò được cấu tạo bằng đá bazan có chiều dày không lớn lắm, nhưng bậc thang phù sa cổ gồm những lớp cuội rải rác khắp nơi làm chứng cho thời kỳ mà các con sông còn chảy trên bề mặt cao nguyên (sông Đa Nhim ở Dran ) những bồi tụ phù sa dọc theo các sông và trong các dải đất trũng ở Liên Khàng. Toàn vùng đã trải qua một thời gian bóc mòn và xâm thực lâu dài cho tới khi vận động Anpi dội đến sinh ra nhiều đứt gãy làm dung nham trào ra phủ lên một số khu vực nhất định và làm cao nguyên bị nâng lên. Điều đó một lần nữa lại thúc đẩy quá trình bóc mòn và xâm thực hoạt động mạnh mẽ hơn, tạo nên bề mặt san bằng như ngày nay.   3. 2. Thổ nhưỡng: Ở dãy Langbiang chủ yếu là nhóm đất feralit mùn vàng đỏ. Đất có diện tích Hình 9: Đất ferarit vàng đỏ. Nguồn:(www.vy.mybiog.yahoo.com) rất ít, phân bố ở những nơi còn rừng bao phủ, có độ dốc lớn nên khả năng khai thác rất hiếm. Đất nơi đây chịu ảnh hưởng của địa chất, khí hậu, địa hình, hệ thực vật… Tính chất và thành phần của đất do yếu tố địa chất quyết định. Cấu trúc địa chất nơi đây đa phần là do các đá trầm tích, phun trào, xâm nhập có tuổi từ kỉ Jura giữa đến Đệ Tứ. Chúng ta có thể thấy được đất nơi đây chủ yếu là: đất đỏ bazan (ferralsols), đất xói mòn mạnh (leptosols). Các loại đá dễ phong hóa như bazan, trầm tích hỗn hợp (phiến sét, phiến cát, bột kết). Daxit để lại lớp phong hóa dày, tương đối màu mỡ, được canh tác nhiều nhất. Đối với các loại đá xâm nhập như granit, sự phong hóa diễn ra kém hơn. Dưới chân các ngọn đồi, lợi dụng các đất thung lũng, người dân đang khai khẩn trồng các loại cây ăn quả như hồng, dâu tằm, cà phê và đúc gạch ngói. Khí hậu là yếu tố hàng đầu trong quá trình feralit hóa. Các điều kiện ẩm độ, lượng mưa và nhiệt độ khá thuận lợi cho quá trình phong hóa xảy ra và cho quá trình mùn hóa phát triển, nhất là những nơi thảm thực vật không bị hủy hoại đã thành tạo được lớp thổ nhưỡng dày. Yếu tố thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình thành tạo đất và là nhân tố bảo vệ bề mặt đất. Thực vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất, quyết định sự thành tạo của lớp mùn trên mặt. Ở những nơi rừng thường xanh lá rộng, lớp mùn trên mặt dày, đất đai màu mỡ, không bị xói mòn rửa trôi. Địa hình Đà Lạt cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình feralit hóa. Các dạng địa hình đồi núi có sườn rất dốc là điều kiện thuận lợi cho quá trình rửa trôi. Ở đồi dốc thoát nước dễ trên các đá mẹ thì quá trình feralit mạnh, đất nghèo các cation kiềm và có độ chua cao. Ở địa hình dốc thoát nước dễ nhưng thực vật mọc tốt thì quá trình feralit hóa yếu hơn, đất ít chua hơn. Tuy nhiên, nếu lưu lượng và vận tốc dòng chảy quá lớn sẽ xảy ra hiện tượng xâm thực và tàn phá địa hình. Trên sườn phía Nam dãy Lang Biang, sự bào mòn rửa trôi không đáng kể mặc dù độ dốc lớn. Nhưng các ngọn đồi dưới chân núi, do khối nước từ trên cao trút xuống với vận tốc lớn đã tạo nên những rãnh thoát nước sâu. Trên các đồi thoải với lưu lượng nước phân bố đều thì hiện tượng xói mòn ít xảy ra hơn. Đất nơi đây khá màu mỡ, điển hình là nhìn dưới chân núi ta có thể trông thấy các luống rau xanh tốt do các buôn làng người dân tộc trồng. Không những thế với đất bazan, nơi đây trồng nhiều thông (3 lá), thuân lợI cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như chè, cà phê… 3. 3. Khí hậu: Khí hậu ở đây rất khác so với miền đồng bằng mà chúng ta đang sinh sống. Nơi đây nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, điều này được biểu hiện khá rõ khi chúng ta leo từ chân núi lên đến đỉnh, nhiệt độ thay đổi rõ rệt, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Cứ trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm đi 0.60C. Nhiệt độ trung bình năm nơi đây dao động từ 18 – 250C. Thời tiết ôn hòa và mát mẻ xen lẫn cái se se lạnh của khí hậu vùng ôn đới và thời tiết nơi đây ít có sự biến động lớn trong năm. Cao nguyên Lang Biang có khí hậu mát quanh năm nhưng vẫn có mùa mưa (kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô. Chế độ mưa đã mang tính chất á xích đạo: mưa thường xảy ra vào buổi chiều dưới hình thức giông và có hai cực đại vào tháng 5 và tháng 9 hay 10. Cũng đôi khi có mưa đá. Sương mù hay xảy ra vào mùa mưa, các thung lũng thường bị phủ bởi một tấm áo trắng lạnh toát còn trên bề mặt cao nguyên thì man mác một lớp mù mỏng làm cảnh vật trở nên tuyệt đẹp. Nhiệt độ biến đổi rất nhanh chóng trong ngày, nhưng nhiệt độ cực đại trong năm chưa bao giờ vượt quá 30o và nhiệt độ cực tiểu quan sát được là 4o9 (có tài liệu ghi là 4o8).   Khí hậu nơi đây rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt là rừng Thông cũng là một yếu tố tác đọng đến khí hậu. Chính cây Thông là một nhân tố tích cực làm dịu mát khí hậu nơi đây bên cạnh yếu tố chính là độ cao. 3.4. Thủy văn: Các sông suối trên cao nguyên do chảy qua nhiều loại đá khác nhau nên lòng sông có nhiều ghềnh thác. Ngay ở 20 km bắc Đà Lạt có thác Ang Krô Et ở Suối Vàng là một ngưỡng đá phiến đen sẫm lóng lánh vẩy mica trên đó đã xây một nhà máy thủy điện, thác Cam Ly (ở 2 km tây Đà Lạt) với những khối đá granit màu trắng xám hạt nhỏ, thác Đa Tan La trên nền đá cát kết có xi măng silic, thác Pren và thác Liên Khương trên đá bazan màu đen huyền. Thác Gu Ga trông hùng vĩ một cách lạ thường, các tia nước phản chiếu ánh sáng có nhiều màu sắc bắn lên không trung thành những đường vòng sặc sỡ. Các đá phiến biến chất lại thấy xuất hiện ở đập nước Đa Nhim cung cấp nguồn nước xuống làm mát những miền đất nóng bỏng của Phan Thiết, Phan Rang và dòng điện đã cung cấp năng lượng cho công nghiệp và nông nghiệp ở nhiều vùng lân cận.  Giữa các dãy đồi thấp ở vùng trung tâm và các đỉnh núi cao chung quanh Đà Lạt là dòng chảy hiền hòa của các sông suối thượng nguồn sông Đa Nhim, sông Đạ Đờng, sông Cam Ly, những con sông này là các nhánh chính đổ vào sông Đồng Nai. Ở đây nguồn nước phong phú trong mùa mưa nhưng rất nghèo trong mùa khô. Ở phía Bắc, các con suối đổ vào hồ Suối Vàng chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc như suối Phước Thành, suối Đa Phú. Phía Đông có các con suối nhỏ chảy về sông Đa Nhim, phần thượng nguồn hồ Đơn Dương. Các con suối phía Nam chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đổ về suối Đạ Tam như suối Datanla, Hình 10: Hồ Suối Vàng từ đỉnh LangBiang nhìn xuống Nguồn: (www.thugian.com) thác Prenn. Chảy qua trung tâm thành phố là suối Cam Ly có chiều dài 20 km trong địa phận Đà Lạt, với diện tích lưu vực xấp xỉ 50 km2. Mạng lưới suối nhỏ khá dày, các dòng suối nhỏ vào mùa khô rất ít nước hoặc khô cạn. Mật độ sông suối bình quân: 1, 2 km/km2. 3.5. Sinh vật: Khác hẳn với đồng bằng, quen với cây cỏ miền nhiệt đới, chúng ta không khỏi ngạc nhiên trước cảnh rừng thông trùng điệp phủ xanh cả một ngọn núi cao. Nếu ta để ý kĩ thì có thể nhận ra đa phần Thông trên núi LangBiang phần lớn là thông 3 lá (pinus kesiya rovle ex Gordon- độ cao từ 1000- 1800m). Thực vật trên cao nguyên Lang Biang chủ yếu gồm những rừng ôn đới thuần nhất, rất điển hình là những quần Thông hai lá và Thông ba lá rộng mênh mông (đến hơn 180.000 ha). Cả hai loại rừng này đều có một sản lượng khá cao (ít nhất trên 10 m3/ ha/năm). Ngoài ra đều là rừng cây họ Dầu (đặc biệt là cây họ dầu trà beng) làm chứng cho những khu vực có khí hậu khô hạn hơn.  Ngoài ra ở đây còn có họ Hoà Thảo (Gramineae) và họ Lát (Cyperaceae) chiếm diện tích lớn. Họ Lan (Orchidaceae) rất đặc biệt về màu sắc và hình dáng với nhiều loại như Bạch lan, Hồng lan, Thanh lan…Với 2 loài hoa mang tên Lang Bi-an: Dendrobium langbianense, Oberonia langbianensis… Về các loài thuộc ngành Dương xỉ, cao nguyên Lang Biang là một trong những trung tâm phong phú nhất về thành phần loài. Riêng họ Thông đất ở đây đã Hình 11: Rừng Thông Đà Lạt Nguồn:(www) có 10 loài trong khi cả nước chỉ có 11 loài. Sự có mặt của những họ Nắp ấm, Chuối rừng, Mây nước, Dứa dại đã biểu hiện cho tính cổ nhiệt đới của hệ thực vật ở vùng cao nguyên này. Đây cũng là nơi tập trung nhiều nhất của các loài thuộc ngành Hạt trần là thành phần quan trọng nhất cấu trúc nên các kiểu rừng ở cao nguyên Lang Biang, đặc biệt là rừng thưa thuần loại cây lá kim hoặc rừng hỗn giao với cây lá rộng... Trên núi Lang Biang lại có những loài cây rất to như Chò sót, Chò nước, Pơ mu, cùng với nhiều cây gỗ quý: Thông nàng, Thông tràm, Thông 5 lá, Ngo tùng. Thảm thực vật trên những đỉnh núi cao, gió mạnh, có lắm sương mù hình thành Hình 12: Vườn Hoa Đà Lạt Nguồn: (www) nên những trảng cây gỗ lùn. Những cây gỗ chỉ cao 3 - 5m gồm một số loài Dẻ, Đỗ quyên, Côm, Sến. Thật là thú vị khi ngay ở miền nhiệt đới - á xích đạo, người ta lại có thể thấy ở chợ dưới đồng bằng bán những hoa mimôza, glaiơn, lan rừng, dâu tây, đào, hồng, bắp cải, su su, actisô… tất cả đều từ cao nguyên nổi tiếng này cung cấp.  Rừng Lang Biang còn nhiều thú lớn như voi, cọp, beo, gấm, min, bò rừng, lợn rừng, nai… và nhiều loài thú thỏ như thỏ, gà gô, công…  Các loài chim cũng rất nhiều, hấp dẫn những nhà khoa học muốn sưu tầm chim như: Bách thanh, Sáo sậu, Cu gáy, Gà gô, Bìm bịp, Chèo bẻo, các loài Phường chèo đỏ, Bạc má bụng vàng, Mỏ chéo… Bên cạnh chim, côn trùng ở rừng thông còn có thể bắt gặp một số loài lưỡng thê và bò sát như ếch, cóc, thằn lằn bay và một số loài rắn. Các yếu tố tự nhiên từ bao đời nay góp phần hình thành nên một thảm thực vật đa dạng với hơn 3.000 loài thực vật, điều này đã giúp cho cao nguyên Lang Biang vẽ nên một bức tranh sinh động về thành phần thực vật tự nhiên. Và đây cũng là điểm thu hút du khách và phát triển kinh tế nơi đây. 4. Langbiang - phát triển kinh tế và du lịch: 4.1. Langbiang và du lịch: Nếu đã một lần đến Langbiang, du khách khó có thể quên được vùng đất này. Langbiang với những đỉnh núi cao ngất, có đỉnh cao tới 2169m, khí hậu luôn trong lành, mát mẻ quanh năm. Thưc vật phong phú với nhiều loại và đặc biệt là luôn có sự thay đổi theo độ cao, điểm giữa rừng thông mênh mông xanh ngát là những bông hoa mimoda vàng rực, hay hoa cẩm tú cầu… Mặt khác, đứng trên đỉnh núi, ta có thể phóng tầm mắt về mọi hướng để tận hưởng vẻ đẹp của xứ sở sương mù này. Đấy là khi bạn muốn tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, lãng mạn của Langbiang. Còn phía dưới chân Langbiang là cả một thung lũng rộng lớn – Thung Lũng Trăm Năm. Ở nơi đây du khách có thể tổ chức sinh hoạt tập thể, đốt lửa trại, hoặc nghe, xem những làn điệu, những ca khúc mang đậm nét văn hóa của các dân tộc ít người nơi đây, và đặc biệt du khách còn có thể thưởng thức rượu cần, thịt nướng khi say sưa trong điệu nhảy của các sơn nữ, sơn nam. Ngày nay Langbiang đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Đến đây du khách có thể thử sức với chính mình, để chinh phục đỉnh Langbiang này. Du khách có thể lên đỉnh núi bằng xe U oat hoặc theo lối mòn mà leo lên, vừa lên vừa cảm nhận vẻ đẹp và sự thay đổi khí hậu, hệ thực vật nơi đây theo độ cao. Không chỉ thế du khách có thể qua đêm tên đỉnh núi để tận hưởng cái lạnh và thú vị nơi đây. Trong tương lai, khu du lịch Langbiang còn dự kiến tổ chức các trò chơi mạo hiểm như nhảy dù lượn, leo vách đá bằng dây… Ngoài ra, kết hợp trồng rừng tạo bóng mát, trồng thêm hoa cảnh để tăng thêm vẻ đẹp của Langbiang, sẽ xây dựng bảo tàng nhỏ để giới thiệu về các loài động vật đặc trưng của Langbiang để thu hút và tăng thêm kiến thức cũng như lòng yêu thiên nhiên của du khách. Đồng thời, kết hợp với việc giới thiệu về văn hóa dân tộc nơi đây, để tăng phần thu hút du khách. Trong tương lai, Khu du lịch Lang Biang hy vọng rằng với những dịch vụ hấp dẫn và cảnh quan còn mang đậm nét thiên nhiên hoang sơ sẽ là điểm dừng chân không thể thiếu với du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ dưỡng tại Đà Lạt. 4.2. Langbiang và kinh tế: Ngoài nguồn thu đáng kể về du lịch, Langbiang còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành kinh tế khác. Tuy ở miền nhiệt đới – á xích đạo nhưng ở đây vẫn phát triển những cây trồng ôn đới như atiso, bắp cải, sà lách, su su, dâu tầm… trên những cánh đồng ngay dưới thung lũng và hàng năm mang Hình 13: Núi LangBiang từ xa nhìn đến Nguồn: (www.) lại nguồn thu đáng kể cho cư dân nơi đây. Nói đến Langbiang thì ta thường nghĩ ngay đến loài cây đặc trưng nơi đây đó là cây thông. Thông ở đây trồng với diện tích lớn, chủ yếu là trồng để lấy gỗ Cây thông ba lá cho gỗ mềm nhẹ, thẳng, dễ chế biến nên được dùng nhiều trong xây dựng, làm giấy, làm gỗ dán, hàng gỗ thủ công mỹ nghệ. Nhựa Thông ba lá khá tốt, thông cho nhiều nhựa, trung bình 1 hecta rừng cho 1 tấn nhựa. Bên cạnh gỗ thông, rừng còn nhiều cây lấy gỗ khác, trữ lượng cũng rất đáng kể, đó là những cây Dẻ, Giổi, Xoan, Ngọc lan, Kim giao... Đây là những loài gỗ tốt, vân rất đẹp, bền không bị mối mọt, có mùi tinh dầu dễ chịu. Người ta cũng có thể chiết một số loài tinh dầu quý, nhất là cây Pơ-mu và Bách tùng. Ngoài những cây lấy gỗ, nhựa, thực vật nơi đây còn có nhiều loài cây thuốc quý hiếm như Kinh giới, Đơn buốt, Đại bi, Nam sâm, Ngưu tất nam…mang lại nguồn thu nhập cao. Ngoài các nguồn tài nguyên trên, động vật rừng ở đây cũng cung cấp một nguồn lợi đáng kể cho đời sống con người. Động vật có chất lượng thịt cao, ngon và bổ. Chúng dễ dàng trở thành các món ăn đặc sản đối với thực khách từ các nơi đến đây và dân địa phương từ trước đến nay. Chúng còn cung cấp dược liệu như cao khỉ, cao ban long (từ các loài Nai, Hươu, Hoẵng), cao gấu, cao trăn, mật khỉ, mật gấu… Sự ưa chuộng nguồn dược liệu qúy giá này của du khách từ các nơi đến đây, kể cả châu Âu và một số nước châu Á, đã làm cho giá cả của các loài động vật cho dược liệu và các sản phẩm lấy từ chúng ngày càng cao, một số dược liệu cao cấp như cao hổ cốt, mật gấu, sừng tê và nhung nai rất đắt và không có giá nhất định...Bên cạnh việc săn bắt động vật lấy thịt, dược liệu, còn phải kể đến sự khai thác động vật tự nhiên lấy da, lông. Tuy mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng cũng cần có biện pháp sử dụng hợp lý để không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này và phát triển kinh tế lâu dài hơn. II. Chợ Đà Lạt. 1. Khái quát chung: Chợ Đà Lạt là một trung tâm thương mại của thành phố Đà Lạt tọa lạc trên trục đường chính là đường Nguyễn Thị Minh Khai và được xem là con tim của thành phố Đà Lạt. Chợ Đà Lạt gồm khu Hòa Bình, vòng qua các đường Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Đại Hành, Trương Công Định… Khu chợ đêm chạy dọc ngay chân cầu thang nối khu Hòa Bình với tầng lầu chợ Đà Lạt, dọc theo khu Hòa Bình… Chợ Đà Lạt có lich sử cũng khá lâu đời với nhiều tên gọi khác nhau. Đây là nơi mua sắm lý tưởng với nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã… Chợ Đà Lạt không chỉ là nơi phát triển kinh tế khá năng động mà còn là nơi khu hút khách du lịch đến tham quan thành phố này. 2. Lịch sử hình thành: Năm 1929, công sứ Pháp Chassaing cho dựng một ngôi chợ lộp tôn, đóng bằng cây rừng nên gọi là chợ Cây (rạp chiếu bong Hòa Bình bây giờ). Năm 1937, sau một trận hỏa hoạn lớn, công ty SIDEC xây dựng một ngôi chợ mới bằng gạch để thay thế chợ Cây. Năm 1958, chợ Đà Lạt hiện nay được khởi công xây dựng trên một vùng đất sình lầy trồng xà- lách- son, do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế, nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu thi công, hoàn thành vào năm 1960. Về sau, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tham gia chỉnh trang chợ Đà Lạt. Ngày 03/04/1993, khởi công xây dựng khối B chợ Đà Lạt do kiến trúc sư Lê Văn Rọt và Trần Hùng thiết kế. Công trình do ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt và ngân hàng Việt Hoa tạ thành phố Hồ Chí minh hợp tác đầu tư. 3. Đặc điểm chợ Đà Lạt: Được xây dựng từ năm 1958- 1960, chợ Đà Lạt có kiến trúc hiện đại nhất Hình 14: Chợ Đà Lạt Ngày nay Nguồn: ( www.ita.dalat.vn) thời bấy giờ với dáng vẻ vừa bề thế vừa thanh nhã, mỹ thuật. Chợ được chia làm 3 khu A, B, C với tổng số 1356 quầy, sạp. Chợ nằm ngay chân đồi, thông với đỉnh đồi bằng con dốc nối với khu Hòa Bình qua một chiếc cầu ở tầng 2 và với Hồ Xuân Hương ở tầng trệt. Tất cả tạo cho Đà Lạt có một vị trí ngoạn mục mà chỉ có được ở những thành phố cao nguyên nhiều đồi núi. Chợ được thiết kế với 2 tầng lầu: mỗi tầng được bày trí những mặt hàng khác nhau rất trật tự. Tầng trệt chợ bày bán đủ các mặt hàng nhất là các đăc sản địa phương như hoa, trái cây, mứt kẹo… Tầng 1 là nơi dành cho ăn uống với đủ các món chay mặn với giá rất hợp túi tiền. Tầng 2 là một không gian thú vị để thưởng thức món cà phê và ngắm nhìn phong cảnh. Xung quanh chợ cũng có những quán lớn, nhỏ, những shop quần áo… Chợ Đà Lạt là chợ đầu tiên trong cả nước có quầy rau, củ, quả sạch và khu bán thịt heo an toàn nhằm đảm bảo an toàn cho khách, nhất là khi Đà Lạt đang vào mùa cao điểm du lịch. Chợ Đà Lạt không hoạt động về đêm, đóng cửa lúc 18h, nếu du khách muốn mua hàng phải qua chợ Âm Phủ hay đi chợ đêm. Chợ đêm Đà Lạt là nét hấp dẫn của thang phố cao nguyên, góp phần tạo không khí trong đêm cho khách du lịch nhàn tản. Nét độc đáo hơn cả ở chợ đêm chính là khu “chợ la”, khu này bán chủ yếu là mặt hàng quần áo, hoạt đông từ 16h đến 22h, là nơi thu hút nhiều khách vãn lai. Chợ đem Đà Lạt còn một góc nhỏ bán các mặt hàng ăn nhẹ: ốc, hột vịt lộn… đặc biệt là món sữa đậu nành nóng trong khí trời se lạnh của thành phố sương mù này. Nếu muốn khám phá thành phố trong đêm thì xe đạp đôi là chọn lựa lý tưởng ngay cạnh chợ. Năm 2003, chợ đã gắn hệ thống camera tự động nên giảm thiểu tới mức thấp nhất nạn móc túi. Chợ cũng lùi thời gian đóng cửa vào ban đêm với các mặt hàng khô, đặc sản, quần áo để phục vụ nhu cầu mau sắm của du khách. 4. Phát triển kinh tế chợ Đà Lạt: Chợ Đà Lạt ngay trung tâm thương mại của thành phố Đà Lạt nên có điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cũng như du lịch và thương mại. Chợ Đà Lạt với nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Đến chợ bạn tha hồ lựa chọn những mặt hàng tươi sống như rau quả, đặc biệt là rau ôn đới như su su, xà lách, dâu tây…hay các mặt hàng sấy khô như mứt kẹo, đặc biệt là món mứt hồng, mứt bơ… chợ còn là nơi an tâm của các bà nội chợ với các mặt hàng rau củ, cá tôm tươi sống hợp vệ sinh… và còn nhiều mặt hàng khác như: áo len, nón… Tất cả dều mang lại nguồn lợi đáng kể cho thành phố Đà Lạt. Chợ Đà Lạt là nơi trao đổi buôn bán của khách thập phương. Khách từ các vùng miền khác đến đây để mua bán, giao lưu kinh tế, góp phần mang lại lơi nhuận cho thành phố. Đến chợ Đà Lạt không ai là không thích thú , thu hút bởi những đặc sản nổi tiếng của vùng. Rượu Đà Lạt không chỉ là thức uống mà cìn là cái hồn tinh túy của thành phố sương mù, đặc biệt là rượu vang và rượu cần, mà khi nếm thử bạn khó có thể quên được hương vị của phố núi này. Trái cây vô cùng phong phú và đa dạng với hồng giòn, hồng trứng, dâu tây, bơ… bạn tha hồ mà lựu chọn. Nói đến su su, atiso, khoai tây… ta lại nghĩ ngay đến Đà Lạt vì đây là nơi cung cấp nhiều và chất lượng nhất, ngoài ra còn vô số đặc sản nổi tiếng khác như: mứt các loại, hoa, trà… Tất cả đều dễ dàng thưởng thức khi đến chợ Đà Lạt, vì thế mà hàng năm chợ Đà Lạt thu hút một số lương lớn khách kể cả khách du lịch và mang lại doanh thu cao cho tỉnh Lâm Đồng. Với sự đầu tư phát triển của ủy ban nơi đây, chợ Đà Lạt ngày càng hoàn thiện hơn, giao thông đi lại thuận tiện với nhiều laoij hình chuyên chở, cơ sở hạ tầng cũng được trang bị tốt hơn. Chính vì vậy mà chợ Đà Lạt ngày càng phát triển và trở thành trung tâm thương mại của thành phố Đà Lạt. Một số đặc sản ở Đà Lạt Rượu Đà Lạt Không chỉ là một thức uống, rượu vang và rượu cần ở Đà Lạt còn gọi là đặc sản, là cái hồn tinh túy của xứ sở sương mù. Nổi tiếng nhất là thương hiệu vang Đà Lạt. Có mặt từ năm 1999, vang Đà Lạt nhanh chóng trở thành thức uống và món quà được nhiều người ưa chuộng. Ngoài rượu vang Đà Lạt còn có món đặc sản rượu cần của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Hương rượu cần ngon không kém một loại rượu nổi tiếng nào. Bạn sẽ được thưởng thức rượu cần với đồng bào người dân tộc trong những đêm hội cồng chiêng do nhiều công ty du lịch lữ hành ở Đà Lạt tổ chức. Trong không khí giao lưu đầm ấm, trong tiếng cồng chiêng rộn rã, chén rượu cần được mang ra cho mọi người cùng thưởng thức hương vị của phố núi… Trái cây Đà Lạt Hồng: trái rộ vào mùa thu với các loại: hồng giòn, hồng tàu, hồng khía, hồng trứng… Bơ có vào mùa hè, trái không to như bơ Buôn Mê Hình 15: Dâu Tây Đà Lạt Nguồn: (www.dalat.gov.vn) Thuộc, nhưng dẻovà béo hơn. Đào lông thường có vào cuối xuân, đầu mùa hạ Dâu tây: thì thường có vào mùa khô, trái dâu màu đỏ, ở Đà Lạt có 2 loại: dâu tây Pháp màu đỏ nhạt, trái nhỏ nhưng vị ngọt hơn dâu Mỹ - trái to và hơi chua,ngoài ra cỏn có kiqi…. Mứt miền ôn đới: Nhiều loại mứt cho bạn tha hồ lựa chọn như: mứt hồng (hay còn gọi là hồng khô), được làm từ trái hồng chín phơi khô, mứt mận, mứt đào, mứt dâu tây, mứt dâu tằm, khoai lang dẻo,… Trà Trà Bảo Lộc nổi tiếng thơm ngon từ xưa đến nay. Chỉ riêng trà đã có trên dưới 10 loại, với nhiều cơ sở chế biến. Hoa Đà Lạt: Được mệnh danh là vương quốc của các loài hoa, Đà Lạt ấp ủ trong mình hương sắc của đất trời rồi ban tặng cho con người. Mỗi loài hoa mang một tiếng nói riêng, hoa cho ngày đầu hò hẹn, hoa thay lời tỏ Hình 16: Nét đẹp riêng của Đà Lạt là Hoa Nguồn: (www.dalat.gov.vn) tình nồng nàn, hoa nói hộ những lời chia xa, hoa dành cho nỗi nhớ nhung da diết... Đà Lạt có hàng trăm, hàng ngàn loài hoa, hoa nào cũng đẹp, cũng mang dáng dấp riêng. Đặc trưng và tiêu biểu nhất là hoa anh đào, mimosa, phượng tím, ngoài ra phải kể đến hoa lan, cẩm tú cầu, dã quỳ,... Các loại rau củ: Đà Lạt còn là Xứ sở của các loại rau quả. Rau quả Dà Lạt có chất lượng cao, không những cung cấp cho các tỉnh trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài. Ở đây có nhiều chủng loại Rau quả như: Cải bắp, Cải thảo, Bó xôi, Súp lơ, Atiso, Cần tây, Cà rốt, Khoai tây…. III. Dân tộc K’Ho: 18h30’ chúng tôi lại lên xe tiếp tục chuyến hành trình của ngày hôm nay. Đêm nay là đêm đầy thú vị và lạ lẫm với chúng tôi vì chúng tôi được giao lưu văn Hình 17: Giao lưu văn hóa Còng Chiên, nét văn hóa đặc sắc của người Lạch. Nguồn: (www.dalatngaynay.com) hoá với người Lạch (hay gọi Lạt) là một tộc người thuộc dân tộc K’Ho tại xã Lát huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. 1. Khái quát về dân tộc K’Ho: K’Ho là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam. K’Ho bao gồm nhiều nhóm như K’Ho Srê, K’Ho Chil, K’Ho Lạt… có gần 100,000 người, cư trú chủ yếu trên cao nguyên Di Linh. Dân tộc này thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khomer. Vì có nhiều nhóm tạo thành nên có phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, sắc thái văn hoá cũng khác nhau và rất phong phú, đa dạng. Nhóm K’Ho Lạt cư trú tập trung ở xã Lát và một số vùng thung lũng xung quanh Đà Lạt, do có điều kiện tiếp xúc, giao lưu lâu dài với người Kinh nên đời sống kinh tế cũng có những tiến bộ nhất định. Đây cũng là nhóm dân tộc mà chúng tôi may mắn được giao lưu đêm nay. 2. Sinh hoạt văn hóa xã hội truyền thống: Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là những khúc hát mang đậm sắc thái Tây Nguyên. Vẻ đẹp đầy quyến rủ và hoang sơ của các sơn nam, sơn nữ, nhịp nhàng bên bếp lửa bập bùng. Không khí thật thú vị, càng thú vị hơn khi chúng tôi được Hình 18: Người Lạch Sinh hoặt tập thể bằng cách đốt lửa nhảy múa Nguồn: (www.phuot.com) thưởng thức món rượu cần, cùng với thịt nướng, say sưa trong đêm giao lưu mặc dù ngoài trời đang rất lạnh, không chỉ thế chúng tôi còn được tham gia nhảy múa cùng các sơn nam, sơn nữ với những lời ca mộc mạc, vũ điệu rộn ràng trong điệu hát cồng chiêng: “Mời rượu chào khách”, “Lên rẫy”, “Tình anh em”, “Em đi tỉa bắp”… 2.1. Trang phục: Đấy là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi với dân tộc này. Tìm hiểu về họ chúng ta càng thấy thú vị hơn. Dân tộc K’Ho cũng như những dân tộc khác, họ cũng có những trang phục truyền thống của họ. Trang phục của đàn ông là khố bằng vải bản rộng, dài khoảng 1,5 - 2 m, có hoa văn theo dải dọc. Phụ nữ dùng váy bằng một tấm vải quấn quanh người rồi giắt cạp. Vay nền đen, có diềm hoa văn trắng. Nếu thời tiết lạnh, họ khoác thêm chăn (ùi) ra ngoài. Phụ nữ dùng vòng cổ, vòng tay, cườm và khuyên căng tai làm đồ trang sức. 2.2. Ẩm thực: Người Cơ Ho thường ăn ba bữa, theo tập quán ăn bốc, lương thực chính là gạo ăn với thực phẩm như cá, thịt, rau. Trước kia, họ nấu ăn bằng ống nứa, sau này mới dùng các dụng cụ nấu ăn bằng đất nung, đồng, gang. Các món ăn thường chế biến khô để thuận tiện cho ăn bốc. Thực phẩm kho hoặc luộc, canh được chế biến từ rau trộn với tấm và cho thêm ớt, muối. Thức uống là nước suối, dụng cụ trữ nước uống là những quả bầu khô hoặc ghè. Người Cơ Ho hút các loại cây thuốc phơi khô cuốn lại, rượu cần (tơrnơm) làm từ gạo, ngô, sắn...với men chế biến từ cây rừng rất được ưa chuộng trong các bữa tiệc, lễ hội... 2.3. Nhà ở: Người Cơ Ho ở nhà sàn dài bằng gỗ, hai mái uốn cong, lợp bằng cỏ tranh, có liếp nghiêng ra phía ngoài và cũng lợp tranh để chống lạnh. Trước cửa ra vào là cầu thang lên xuống, vách đối diện với cửa để ché, giỏ đựng đồ đạc và bàn thờ. Mọi sinh hoạt chủ yếu (ăn uống, nghỉ ngơi, tiếp khách) đều diễn ra quanh bếp lửa trong nhà. 2.4. Tín ngưỡng: Người Cơ Ho tin rằng mọi mặt của đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định. Tín ngưỡng về siêu nhiên trong quan niệm của người Cơ Ho có tính chất đa thần...Thần linh (yang) là thế lực phù hộ cho con người vị và ma quỷ (chà) lại gây tai họa. Vị thần tối cao là Nđu, rồi có thần Mặt Trời, Mặt Trăng, thần Núi, thần Sông, thần Đất, thần Lúa...Họ cúng tế trong những dịp thực hiện hoặc xảy ra những sự kiện quan trọng và liên quan đến nông nghiệp. Trong các nghi lễ cúng tế, tuỳ tầm quan trọng của buổi lễ họ dùng trâu, lợn, dê, hoặc gà để tế sống cùng với rượu. Đến nay các lễ nghi phong tục cổ truyền của người Cơ Ho vẫn còn được bảo lưu. Nhưng bên cạnh đó, mấy chục năm lại đây một bộ phận khá lớn người Cơ Ho đã tin theo những tôn giáo du nhập từ bên ngoài như Thiên chúa giáo, nhất là Tin Lành. 2.5. Lễ hội: Hằng năm, người K’ho tổ chức ăn Tết khi mùa màng đã thu hoạch xong (thường vào tháng 12 dương lịch). Tết này có ý nghĩa đón tết về nhà (Nhô Lir Bông hay Nhô Lirrong). Theo tập quán mỗi gia đình thay phiên nhau mỗi năm hiến một con trâu để cả Bon tổ chức lễ đâm trâu (Nho sa roowpu) trong dịp này. Lễ tổ chức ngoài trời trước nhà chủ có vật hiến, nhà già làng hay trên mảnh đất rộng, bằng phẳng, cao ráo trong làng với cây nêu trang trí sặc sỡ. Mọi người nhảy múa theo tiếng cồng chiêng. Thịt trâu được chia cho từng gia đình, còn máu trâu bôi vào trán của những người đi dự lễ như một sự cầu phúc. Lễ tết kéo dài 7- 10 ngày, trong các ngày tết dân làng đến chung vui với từng gia đình. Trong từng gia đình người ta cũng tổ chức tế gà, bôi máu lên dựa thóc, sàn kho, cửa ra vào, cửa sổ. Sau tết người ta mới được ăn lúa mới và thực hiện các công việc lớn như làm nhà, chuyển làng. Mặt khác, ngoài việc thờ cúng thần linh và những tập tục, lễ hội thì người K’Ho còn có những kiêng cấm và hình phạt thỏa đáng đối với những người vi phạm như: ăn cắp, bội tín, loạn luân… Tất cả đều nhằm xây dựng cuộc sống ấm no cho buôn làng. 2.6. Xã hội: Đơn vị tổ chức xã hội cao nhất của người K’Ho là Bon. Bon vừa là đơi vị tổ chức xã hội mà còn là đơn vị kinh tế tự cấp, tự túc. Bon là làng truyền thống theo kiểu một công xã nông thôn hoặc công xã láng giềng mang đậm dấu vết của công xã mẫu hệ. Họ cư trú trong những căn nhà dài, kế cận nhau theo nhóm dòng họ. Những Bon này thường thành lập kế nguồn nước. Đứng đầu Bon là quăng bon (Kuang bon) - là người được dân trong bon tín nhiệm. Về quyền lợi kinh tế, quăng bon cũng như những thành viên khác, nhưng về tinh thần, ông là người có uy tín tuyệt đối so với các thành viên khác trong Bon. Trong xã hội truyền thống của người K’Ho tồn tại hai hình thức gia đình: gia đình lớn mẫu hệ và gia đình nhỏ mẫu hệ. Vì theo chế độ mẫu hệ, con cái sinh ra đều theo họ mẹ, quyền thừa kế tài sản đều thuộc về con gái. Người K’Ho cũng có Họ và họ ý thức rất rõ về Họ của mình. Các thành viên trong họ có quyền bình đẳng về việc sử dụng đất đai và tham dự bàn bạc những quyết định cùa họ, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ đất đai, danh dự của dòng họ, yêu thương, giúp đỡ nhau… 2.7. Hôn nhân: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã được xác lập và duy trì một cách khá chặt chẽ trong xã hội. Người phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân (người phụ nữ có quyền đi cưới chồng). Trong hôn nhân của người K’Ho cũng có Hình 19: Đám cưới của người Lạch – Langbiang Nguồn: www. Vietbao.com nhiều điều cấm kỵ như cấm kết hôn trong những người còng dòng họ, trừ con cô, con cậu có thể lấy nhau theo luật tục. Sau khi vợ chết người chồng có thẻ kết hôn với người em gái của vợ nếu đôi bên ưng thuận và ngược lại. Hôn nhân của người K’Ho dựa trên cơ sở ưng thuận của hai bên trai gái, cha mẹ không quyết định. Đấy là vài nét về văn hóa cũng như xã hội người K’Ho. Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu vài nét về kinh tế của dân tộc này. 3. Kinh tế của người K’Ho: Kinh tế chủ đạo là trồng trọt, tùy theo đặc điểm địa lý và xã hội của từng nhóm mà có những nét khác nhau, chủ yếu là lúa rẫy và lúa nước. Ngoài trồng trọt còn nhiều ngành kinh tế phụ: săn bắn, hái lượm những loại ở rừng và đánh bắt cá dưới sông suối… Trong gia đình có nuôi một số loài như trâu, bò, dê, heo, gà… Trâu, bò chủ yếu dùng cho sức kéo đối với những vùng làm ruộng, còn lại chủ yếu dùng tong dịp tế lễ hiến sinh và vào đời sống của đồng bào. Ngoài ra người K’Ho còn phát triển nghề thủ công nhằm cung cấp những sản phẩm cần thiết để cung cấp cho buôn làng. Sản phẩm dư thừa thì mang đi trao đổi ở các chợ, thị trấn trong vùng, phổ biến nhất là dệt vải thổ cẩm, đan đát đồ mây, tre, cối… Và chính những mặt hàng này còn phục vụ cho ngàh du lịch với việc cung cấp hàng lưu niệm cho du khách. Phần 3: Kết luận về chuyến đi Trong thời gian 10 ngày đi thực tế các thầy đã dẫn dắt chúng em lặn lội trên những miền đất nước từ miền đồng bằng sông Cửu Long mênh mông biển lúa đến vùng Đông Nam Bộ với bạt ngàn những rừng Cao Su, đất xám bạc màu. Với miền Tây Nguyên có bề mặt địa hình gợn song., được phủ một lớp đất lắm màu nâu, vàng đỏ…, bên cạnh những vườn Cà phê rộng lớn, những cánh rừng Thông bạt ngàn. Đến một Duyên hải Nam Trung Bộ đầy gió, cát với biển xanh rờn, cảnh vật đa dạng đầy màu sắc trắng, vàng, đỏ… Hay một vùng núi cao với đỉnh Langbiang hiện ra sừng sững trong sương mờ ảo… Tất cả đã tạo nên một chuyến đi thất thú vị và đầy ý nghĩa. Qua chuyến đi này đã giúp cho tất cả các bạn lớp sư phạm Địa Lý khóa 33, trường Đại Học Cần Thơ có thể cũng cố những kiến thức đã học và học tốt hơn các môn chuyên ngành tiếp theo./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐôi nét về địa lí thành phố du lịch đà lạt.doc
Luận văn liên quan