Đối tượng nghiên cứu của xã hội học chính trị

Khái niệm: I.1. Chính trị: Chính trị là mối quan hệ lợi ích mà cơ bản nhất là lợi ích kinh tế giữa các giai cấp, các nhóm xã hội và của nhân dân trong cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề quyền lực Nhà nước vì sự tiến bộ của xã hội ở một trình độ phát triển và văn minh nhất định. (T.s Nguyễn Quốc Tuấn – Nhập môn chính trị học, NXB tổng hợp TP HCM, 2008) I.2. Xã hội học chính trị: Xã hội học chính trị là môn học nghiên cứu các các loại hình hoạt động xã hội của con người như văn hóa, tôn giáo, chiến tranh. Nó khác căn bản với chính trị ở chỗ không phải là các hoạt động của các chính khách mà ngiên cứu những hiện tượng chính trị trong xã hội thông qua những tương tác của các nhóm dân cư. Vì vậy , xã hội học chính trị còn được hiểu như là mối quan hệ giữa các cấu trúc - chức năng. Xã hội học chính trị là xã hội học về chính trị, là môn học nghiên cứu hình thức của các cấu trúc chính trị - xã hội. (T.s Vũ Quang Hà – Đề cương bài giảng Xã hội học chính trị) Xã hội học chính trị có mối quan hệ tương hỗ, biện chứng, nhân quả xét về mặt nội dung lý luận với chính trị học. I.3. Chính trị học: là một bộ phận của khoa học nghiên cứu lĩnh vực chính trị. Nó nghiên cứu lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội như là một chỉnh thể nhằm làm sáng tỏ những quy luật và tính quy luật chung nhất trong các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia cũng như trong mối quan hệ qua lại giữa các tổ chức liên quan tới việc hình thành, phát triển của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. (Tập bài giảng chính trị học, NXB chính trị quốc gia, 2000) Với các vấn đề của chính trị, việc nghiên cứu nó với tư cách là nghiên cứu khoa học sẽ không dừng lại ở nghiên cứu chuyên biệt mà tất yếu phải mở rộng theo hướng liên ngành, theo quan điểm phức hợp, hệ thống, nhiều chiều. Do đó, Xã hội học chính trị sẽ là môn nghiên cứu liên ngành ( Triết học, Xã hội học, Chính trị học, .). Việc xác định đối tượng nghiên cứu chính trị của xã hội học chính trị còn là sự phân định sự khác biệt giữa xã hội học chính trị với các môn khoa học khác, nhất là với chính trị học. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC CHÍNH TRỊ II.1. Xã hội học chính trị nghiên cứu sự khát vọng mang tính xã hội của con người trong quá trình tham gia vào quyền lực nhà nước. II.2. Xã hội học chính trị nghiên cứu các hoạt động xã hội có liên quan tới lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp, đảng phái, dân tộc, quốc gia. II.3. Xã hội học chính trị nghiên cứu lịch sử phát triển của một xu hướng chính trị trong các giai đoạn được thể hiện qua phong tục tập quán, tôn giáo, nhà nước. II.4. Xã hội học chính trị nghiên cứu tính quy luật của các thể chế chính trị và chuẩn mực xã hội: Danh mục tài liệu tham khảo 1. T.s Vũ Quang Hà – Đề cương bài giảng Xã hội học chính trị. 2. T.s Vũ Quang Hà (chủ biên), Th.S Nguyễn Thị Hồng Xoan – Xã hội học đại cương, NXB ĐH quốc gia Hà nội, 2003. 3. T.s Nguyễn Quốc Tuấn – Nhập môn chính trị học, NXB tổng hợp TP HCM, 2008. 4. Tập bài giảng chính trị học, NXB chính trị quốc gia, 2000 5. Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn An - Thể chế chính trị thế giới đương đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. 6. Học viện chính trị quốc gia tpHCM - Chính trị học những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị - hành chính, 2009. 7. Thanh Lê – Xã hội học chuyên biệt,

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6537 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đối tượng nghiên cứu của xã hội học chính trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC CHÍNH TRỊ Khái niệm: I.1. Chính trị: Chính trị là mối quan hệ lợi ích mà cơ bản nhất là lợi ích kinh tế giữa các giai cấp, các nhóm xã hội và của nhân dân trong cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề quyền lực Nhà nước vì sự tiến bộ của xã hội ở một trình độ phát triển và văn minh nhất định. (T.s Nguyễn Quốc Tuấn – Nhập môn chính trị học, NXB tổng hợp TP HCM, 2008) I.2. Xã hội học chính trị: Xã hội học chính trị là môn học nghiên cứu các các loại hình hoạt động xã hội của con người như văn hóa, tôn giáo, chiến tranh. Nó khác căn bản với chính trị ở chỗ không phải là các hoạt động của các chính khách mà ngiên cứu những hiện tượng chính trị trong xã hội thông qua những tương tác của các nhóm dân cư. Vì vậy , xã hội học chính trị còn được hiểu như là mối quan hệ giữa các cấu trúc - chức năng. Xã hội học chính trị là xã hội học về chính trị, là môn học nghiên cứu hình thức của các cấu trúc chính trị - xã hội. (T.s Vũ Quang Hà – Đề cương bài giảng Xã hội học chính trị) Xã hội học chính trị có mối quan hệ tương hỗ, biện chứng, nhân quả xét về mặt nội dung lý luận với chính trị học. I.3. Chính trị học: là một bộ phận của khoa học nghiên cứu lĩnh vực chính trị. Nó nghiên cứu lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội như là một chỉnh thể nhằm làm sáng tỏ những quy luật và tính quy luật chung nhất trong các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia cũng như trong mối quan hệ qua lại giữa các tổ chức liên quan tới việc hình thành, phát triển của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. (Tập bài giảng chính trị học, NXB chính trị quốc gia, 2000) Với các vấn đề của chính trị, việc nghiên cứu nó với tư cách là nghiên cứu khoa học sẽ không dừng lại ở nghiên cứu chuyên biệt mà tất yếu phải mở rộng theo hướng liên ngành, theo quan điểm phức hợp, hệ thống, nhiều chiều. Do đó, Xã hội học chính trị sẽ là môn nghiên cứu liên ngành ( Triết học, Xã hội học, Chính trị học,….). Việc xác định đối tượng nghiên cứu chính trị của xã hội học chính trị còn là sự phân định sự khác biệt giữa xã hội học chính trị với các môn khoa học khác, nhất là với chính trị học. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC CHÍNH TRỊ Xuất phát từ khái niệm Xã hội học chính trị: Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học chính trị là nghiên cứu những hiện tượng chính trị trong xã hội ( văn hóa, tôn giáo, chiến tranh,…) thông qua những tương tác của các nhóm dân cư. Theo Marx, đối tượng của Xã hội học chính trị nghiên cứu: II.1. Xã hội học chính trị nghiên cứu sự khát vọng mang tính xã hội của con người trong quá trình tham gia vào quyền lực nhà nước. Khát vọng xã hội đó là những mong muốn, nguyện vọng vì lợi ích tập thể, cộng đồng chứ không phải là khát vọng mang tính cá nhân, riêng lẻ. Trong quá trình tham gia vào chính quyền, vào bộ máy Nhà nước cũng có không ít người có tham vọng riêng, muốn đứng trên tất cả mọi người. Tuy nhiên, vì đó là tham vọng mang tính cá nhân nên nó sẽ nhanh chóng bị loại bỏ, những người này sẽ bị đào thải ra khỏi nhóm, tập thể bởi vì lợi ích, khát vọng ở đây đề cao tính xã hội, cộng đồng. Trong thời kỳ chiến tranh mọi người tham gia vào xây dựng chính quyền với mong muốn, khát vọng giành được độc lập,tự do, người dân ai cũng có cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Ngày nay, khát vọng đó không phải là mong muốn sự công bằng, dân chủ, văn minh, kinh tế phát triển, nhà nhà no ấm, người người hạnh phúc. Trong tác phẩm: “Đổi mới khoa học xã hội trước thách thức của thời đại” của ban khoa học thành ủy Tp Hồ Chí Minh có nêu lên nguyện vọng của từng giai cấp, tầng lớp cần được đáp ứng. Cụ thể: + Đối với công nhân viên chức phải có chế độ tiền lương hợp lí, phúc lợi xã hội cần thiết đảm bảo, đời sống vật chất và văn hóa cho người lao động. + Đối với nông dân phải giải quyết tốt quan hệ giữa nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi của nông dân. Nhà nước phải rà soát lại chính sách, quan hệ đến nông dân, bãi bỏ những chính sách không phù hợp. + Đối với tri thức, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo quyền tự do sáng tạo. Đánh gia đúng năng lực và tạo điều kiện cho năng lực được sử dụng đúng và phát triển. + Phát huy vai trò của phụ nữ trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất. Tác phẩm cũng nêu lên khát vọng của người dân về bộ máy chính quyền: đó là mong muốn xây dựng một bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng, làm viêc hiệu quả. Ngoài ra, khát vọng xã hội còn được thể hiện cụ thể qua hình thức trưng cầu dân ý. Hình thức này đã có và tồn tại từ lâu ở một số nước châu Âu, Trung Đông và châu Mỹ. Ở Việt Nam hình thức này chưa được áp dung mặc dù điều này đã được ghi nhận thành nguyên tắc hiến định và nó được đề cập trong hiến pháp 1946 và hiến pháp 1992. Tuy nhiên vào năm 2006 Quốc hội cũng đã tiến hành soạn thảo bộ luật trưng cầu dân ý. Mục đích của bộ luật này là tạo điều kiện để người dân thể hiện ý kiến của mình, thể hiện nguyện vọng và lợi ích của mình. II.2. Xã hội học chính trị nghiên cứu các hoạt động xã hội có liên quan tới lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp, đảng phái, dân tộc, quốc gia. Giữa lợi ích xã hội và hoạt động xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Lợi ích xã hội vừa là mục tiêu, vừa kích thích hoạt động xã hội của cá nhân hay một nhóm xã hội. Hoạt động xã hội sẻ làm nảy sinh nhu cầu xã hội của các thành viên, nhu cầu càng cao, phong phú càng kích thích hoạt động của con người hiệu quả hơn. Các hoạt động xã hội này được biểu hiện thong qua các chính sách xã hội và công tác xã hội. Chính sách xã hội là sự tổng hợp các phương thức, các biện pháp của Nhà nước, của các đảng phái và các tổ chức chính trị khác nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân phù hợp với trình độ phát triển đất nước về kinh tế, văn hoá, xã hội… Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá và thể chế hoá bằng pháp luật những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, chính sách xã hội là sự tác động của Nhà nước vào việc phân phối và ổn định hoàn cảnh sống của con người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong lĩnh vực thu nhập, việc làm, sức khoẻ, nhà ở và giáo dục trên cơ sở mở rộng, bình đẳng và công bằng xã hội trong một bối cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định. Như vậy, nhiệm vụ của xã hội học chính trị là nghiên cứu các ảnh hưởng của các chính sách xã hội tới các nhóm người khác nhau trong xã hội nói riêng và cả dân tộc nói chung.Ví dụ: óSau cách mạng tháng 8 năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mới ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những chính sách xã hội có ý nghĩa quyết định đối với đời sống của nhân dân như: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặt ngoại xâm. ó Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX về công tác dân tộc đã khẳng định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay là: “Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế – xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước. óXóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo.. Nghị quyết Quốc hội Việt Nam về nhiệm vụ năm 1993 đã đánh giá cao tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái "trong nhân dân đã phát triển nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ nhau và phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa..." Sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy ngày 17 tháng 10 là "Ngày vì người nghèo", đó cũng là ngày Liên hợp quốc chọn là ngày "Thế giới chống đói nghèo". Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo". Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc công bố. Một bộ phận cấu thành quan trọng khác của hoạt động xã hội là công tác xã hội. Công tác xã hội là toàn bộ các hoạt động theo những phương pháp nhất định (không phải chỉ gồm các chính sách, điều luật…) nhằm cải thiện phúc lợi của một cá nhân, nhóm, cộng đồng và xã hội. Vậy công tác xã hội chính là cầu nối giữa khoa học với thực tiễn, giữa chính sách xã hội với kết quả hoạt động của nó thông qua hoạt động của những nhóm xã hội bằng những phương pháp, cách thức riêng. Như vậy, vịêc nghiên cứu tác động của các tổ chức xã hội như: tổ chức phát triển cộng đồng, hội chữ thập đỏ, hội bảo trợ người tàn tật, các nhà mở cho trẻ lang thang, cơ nhỡ,… lên các nhóm cộng đồng trong xã hội là nhiệm vụ của xã hội học chính trị. II.3. Xã hội học chính trị nghiên cứu lịch sử phát triển của một xu hướng chính trị trong các giai đoạn được thể hiện qua phong tục tập quán, tôn giáo, nhà nước. Trước hết, phong tục, tập quán là một khái niệm phức tạp, có thể hiểu là “những thói quen đã được mọi người tuân thủ tại một địa phương trong một hoàn cảnh bắt buộc phải chấp nhận lề thói ấy như một phần luật pháp của địa phương”. Như vậy, phong tục tập quán thực chất là những quy tắc xử xự mang tính cộng đồng, phản ánh nguyện vọng qua nhiều thế hệ của toàn thể dân cư trong một cộng đồng tự quản (làng, xã, khu vực). Các quy tắc này được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tộc người hoặc mang tính khu vực. Việc ghi nhận kế thừa, phát huy truyền thống đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp trong gia đình là một trong những nhiệm vụ cơ bản của nước ta. Trong quá trình đổi mói và hội nhập quốc tế hiện nay, cần phải phát huy những nét đẹp của văn hoá truyền thống bên cạnh đó cần phải kiên quyết loại bỏ dần những phong tục, tập quán lạc hậu. Việc duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp là phù hợp với xu hướng chính trị xã hội phát triển ngày nay. (Ví dụ như hướng đến bình đẳng giới, quyền bình đẳng của người phụ nữ trên các lĩnh vực dân sự, chính trị; kinh tế, xã hội và văn hoá để góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới ở nước ta hiện nay; tư tưởng trọng nam khinh nữ ngày nay đang được cải thiện dần nhằm hướng đến sự bình đẳng giới…) Về mặt tôn giáo, nhà nước ta đã có các chính sách hỗ trợ cho các tôn giáo khác nhau, góp phần phát triển văn hoá tôn giáo ở nước ta nhằm phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo. Hiện nay, tôn giáo được nhà nước quan tâm, chú ý hơn, nhân dân có quyền tự do tín ngưỡng, được theo bất kỳ tôn giáo nào mà họ muốn. Chính phủ Việt Nam cũng tuyên bố rằng các quyền con người khác được đảm bảo ở Việt Nam: quyền tự do cư trú, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật, quyền được học hành, chăm sóc y tế... Trước đổi mới (năm 1986), nước ta còn ở thời kỳ bao cấp, hầu hết sinh hoạt diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản. Nước ta sau đổi mới đã có những thay đổi rõ rệt và tích cực hơn. Đổi Mới về chính trị ở Việt Nam là chuyển từ việc lãnh đạo kinh tế chủ quan, duy ý chí sang tôn trọng quy luật khách quan của thị trường. Trên lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam chuyển từ chú trọng quan hệ hợp tác với các nước XHCN sang chú trọng quan hệ hợp tác đa phương, làm bạn với tất cả các nước, trên quan điểm bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập các tổ chức khu vực ASEAN, APEC, WTO...Đại hội Đảng lần X lần đầu tiên lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, lần đầu tiên cho phép Đảng viên tự ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Lịch sử phát triển của một xu hướng chính trị trong các giai đoạn được thể hiện rõ qua phong tục tập quán, tôn giáo, nhà nước như đã nêu trên. Đây chính là một trong những vấn đề mà xã hội học chính trị cần phải nghiên cứu. II.4. Xã hội học chính trị nghiên cứu tính quy luật của các thể chế chính trị và chuẩn mực xã hội: Thể chế chính trị của một quốc gia – dân tộc vừa có tính phổ biến vừa có tính đặc thù. Tính phổ biến cho thấy những nét tương đồng, tất yếu mà chính trị và sự vận động của đời sống chính trị, dù ở thời gian và không gian chính trị nào cũng đều bị chi phối như nhau với nghĩa là khách quan, là quy luật. Theo đó, V.I. Lê Nin đã từng nhấn mạnh rằng, chính trị có logic khách quan của nó. Nó biểu hiện thành những nguyên lý, quy luật và những tính quy luật của đời sống chính trị và hoạt động chính trị. Thể chế chính trị là “hệ thống các định chế, các giá trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc, là cơ sở chính trị - xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội nhằm bảo vệ quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền”. (Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn An (2003): Thể chế chính trị thế giới đương đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.) Như vậy, thể chế chính trị trước hết là hệ thống các giá trị tạo thành các nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, của hệ thống chính trị. Hơn nữa, thể chế chính trị cũng quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội và thể chế nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống thể chế chính trị. Nhà nước chính là cơ quan quyền lực tối cao ban hành thể chế. Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm 3 thành tố chính: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, và các tổ chức chính trị - xã hội. Tương ứng với nó, thể chế chính trị cũng bao gồm thể chế Nhà nước, thể chế Đảng Cộng sản, và thể chế của các tổ chức chính trị-xã hội, và thể chế điều tiết mối quan hệ giữa các thành tố đó. Thể chế chính trị của xã hội chủ nghĩa là công cụ để nhân dân lao động thể hiện và thực hiện quyền lực (quyền làm chủ) của mình đối với sự phát triển xã hội. Mọi đường lối và chủ trương của Đảng cộng sản cầm quyền đều là sự phản ánh khát vọng quyền lực và lợi ích chính đáng của nhân dân theo quan điểm của giai cấp công nhân. Toàn bộ hệ thống pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là sự cụ thể hoá mục tiêu của Đảng Cộng sản, vừa là sự thể chế hoá về mặt pháp lý ý chí sử dụng quyền lực của nhân dân. Chỉnh thể hệ thống chính trị gồm: Đảng cộng sản là hạt nhân lãnh đạo, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là trung tâm quyền lực và các tổ chức chính trị - xã hội, là đại diện của các nhóm tổ chức quần chúng. Thể chế chính trị không chỉ được tổ chức và hoạt động theo “chủ quyền tối thượng của nhân dân”, vì lợi ích của nhân dân mà còn phải đặt dưới sự kiểm tra giám sát của nhân dân. Vì vậy toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân lao động là đặc trưng của thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa. Chuẩn mực xã hội cũng có những quy luật phát triển của nó và xã hội học chính trị cũng nghiên cứu tính quy luật của chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực xã hội: là các tiêu chuẩn hành vi được hình thành dựa trên những gì một nhóm hay một cộng đồng tán thành trong suy nghĩ và tư cách đạo đức. (T.s Vũ Quang Hà (chủ biên), Th.S Nguyễn Thị Hồng Xoan – Xã hội học đại cương, NXB ĐH quốc gia Hà nội, 2003) Trên cơ sở giá trị mà các nhóm hoặc cộng đồng hình thành nên các tiêu chuẩn hành vi (hay còn gọi là các chuẩn mực) trong phần lớn các trường hợp. Chúng ta không thể quan sát được trực tiếp các chuẩn mực, mà chỉ có thể nhận thức được thông qua những ý kiến và hành động cụ thể. Chuẩn mực được hình thành khi các thành viên trong nhóm bắt đầu phản ứng và có hình thức trừng phạt nào đó mỗi khi có sai phạm.Các chuẩn mực không vĩnh cửu với thời gian. Việc nghiên cứu tính quy luật của các thể chế chính trị và chuẩn mực xã hội sẽ góp phần vào nghiên cứu hình thức của cấu trúc chính trị xã hội dưới góc độ xã hội học của xã hội học chính trị. Danh mục tài liệu tham khảo T.s Vũ Quang Hà – Đề cương bài giảng Xã hội học chính trị. T.s Vũ Quang Hà (chủ biên), Th.S Nguyễn Thị Hồng Xoan – Xã hội học đại cương, NXB ĐH quốc gia Hà nội, 2003. T.s Nguyễn Quốc Tuấn – Nhập môn chính trị học, NXB tổng hợp TP HCM, 2008. Tập bài giảng chính trị học, NXB chính trị quốc gia, 2000 Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn An - Thể chế chính trị thế giới đương đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. Học viện chính trị quốc gia tpHCM - Chính trị học những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị - hành chính, 2009. Thanh Lê – Xã hội học chuyên biệt,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐối tượng nghiên cứu của xã hội học chính trị.doc
Luận văn liên quan