Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật; sự khác biệt về đối tượng của pháp luật giữa Xã hội học pháp luật với lý luận Nhà nước và pháp luật
bài tập lớn xã hội học pháp luật: đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật; sự khác biệt về đối tượng của pháp luật giữa Xã hội học pháp luật với lý luận Nhà nước và pháp luật
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật
II. phân biệt đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật với đối tượng nghiên cứu của lý luận về nhà nước và pháp luật
1. Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật
2. Khác biệt giữa Xã hội học pháp luật và lý luận nhà nước và pháp luật
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Xã hội học pháp luật là một nghành xã hội học chuyên biệt, nghiên cứu những quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong xã hội, trong mối liên hệ với các loại chuẩn mực xã hội khác; nguồn gốc, bản chất xã hội, chức năng xã hội của pháp luật; các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật.
Xã hội học pháp luật là một lĩnh vực lý thú, bổ ích, nhưng còn khá mới mẻ ở nước ta. Dù còn có những ý kiến, quan điểm khác nhau, song đa số các nhà nghiên cứu coi xã hội học pháp luật là nghành khoa học giáp ranh giữa xã hội học và luật học. Và vì vậy, cũng có nhưng đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên đặc thù để phân biệt với các nghành khoa học khác.
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 15706 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật; sự khác biệt về đối tượng của pháp luật giữa Xã hội học pháp luật với lý luận Nhà nước và pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ………..…………………………………………………………1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………………..1
I. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật……………………………..1
II. phân biệt đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật với đối tượng nghiên cứu của lý luận về nhà nước và pháp luật………………...…………….5
Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật………………6
Khác biệt giữa Xã hội học pháp luật và lý luận nhà nước và pháp luật….6
III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ…………………………………………………………7
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Xã hội học pháp luật là một nghành xã hội học chuyên biệt, nghiên cứu những quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong xã hội, trong mối liên hệ với các loại chuẩn mực xã hội khác; nguồn gốc, bản chất xã hội, chức năng xã hội của pháp luật; các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật.
Xã hội học pháp luật là một lĩnh vực lý thú, bổ ích, nhưng còn khá mới mẻ ở nước ta. Dù còn có những ý kiến, quan điểm khác nhau, song đa số các nhà nghiên cứu coi xã hội học pháp luật là nghành khoa học giáp ranh giữa xã hội học và luật học. Và vì vậy, cũng có nhưng đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên đặc thù để phân biệt với các nghành khoa học khác.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật.
Vấn đề xã hội học pháp luật ta thuộc khoa học xã hội học hay khoa học luật học vẫn là đang tranh luận nhiều. Và, từ đó cho thấy việc xác định một cách rõ ràng đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật là vấn đề không hề đơn giản; bời vì, mỗi trường phái xã hội học pháp luật, đề có quan điểm và cách tiếp cận riêng của mình.
Trong xã hội học pháp luật phương Tây truyền thống, một trong những vấn đề quan trọng đối với xã hội học pháp luật là vấn đề tính quy định xã hội của pháp luật, vì ở đây thể hiện thái độ trái ngược đối với tính xơ cứng giáo điều của lý thuyết chuẩn mực. Đồng thời cách quan niệm về tính quy định xã hội của pháp luật cũng đối lập với cách tiếp cận chủ quan, coi pháp luật là công cụ giải quyết bất cứ vấn đề xã hội nào. Bên cạnh đó, xã hội học pháp luật còn đề cập đến các giới hạn của sự điêu tiết pháp luật, về tác động ngược lại của pháp luật đối với các quan hệ xã hội.
Các đại biểu của xã hội học pháp luật thực dụng chuyển sự chú ý từ việc xem xét bản chất của pháp luật sang việc khảo sát mục tiêu, thực tiễn vẫn hành của pháp luật. Các chuẩn mực pháp luật và các nguyên tắc, định chế pháp luật phải được đánh giá trên cơ sở chúng tham gia vào việc đạt mục tiêu của pháp luật như thế nào. Cần nghiên cứu pháp luật như một hiện tượng xã hội trong sự hợp tác với các khoa học xã hội khác; tiến hành phân tích các chế định pháp luật, nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các biến đổi xã hội và các biến đổi của pháp luật. Trào lưu hiện thực trong luật học Mỹ thì cho rằng, đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật là nghiên cứu pháp luật chỉ trong mối liên hệ xã hội qua lại giữa chúng theo cách tiếp cận chức năng. Nó tách biệt “cái hiện có” khỏ “cái phải có”; “cái phải có” cũng chỉ bó hẹp trong việc nghiên cứu thứ pháp luật không được thực hiện trong xã hội, chứ không phải hoạt động của các tổ chức, cơ quan thi hành pháp luật. Đối với trào lưu pháp luật tự do ở Châu Âu, xã hội học pháp luật phải bắt đầu từ việc nghiên cứu pháp luật linh hoạt; nghĩa là không nghiên cứu chính bản thân chuẩn mực pháp luật, mà phải nghiên cứu cái thực tiễn cụ thể - các quan hệ quyền lực chính trị và pháp luật, hợp đồng, sự ủy nhiệm và thừa kế… để tìm ra cái thực sự là những quy tắc ứng xử chung điều khiển con người.
Quá trình phát triển của xã hội học pháp luật ở Liên bang Nga đã dẫn đến sự hình thành ba hướng nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực xã hội học pháp luật, gồm: 1) Tính quy định xã hội học pháp luật; 2) Cơ chế xã hội của hành vi pháp luật và 3) Tính hiệu quả của pháp luật và xây dựng, thực hiện, áp dụng pháp luật. Vào những năm 1980. Các nghiên cứu xã hội học pháp luật. Vào những năm 1980, các nghiên cứu xã hội học pháp luật ở Ba Lan tập trung vào một số hướng chính:
- Thứ nhất: nghiên cứu vị trí của pháp luật trong coe cấu xã hội và các chức năng cơ bản của nó;
- Thứ hai: phân tích sự tác động của pháp luật đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội cũng như mối liên hệ của pháp luật với kinh tê, chính trị, đạo đức;
- Thứ ba: xác định các nhân tố quy định việc sử dụng có hiệu quả pháp luật như là công việc biến đổi xã hội (các vấn đề chính trị của pháp luật);
- Thứ tư: nghiên cứu ý thức pháp luật và quan hệ phap luật.
Gắn với thực tiễn đời sống pháp luật ở Việt Nam hiện nay, thì việc xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật cần xuất phát từ khách thể của khoa học này – pháp luật với tư cách là pháp luật thực định, nghĩa là pháp luật gắn liền với ý chí của nhà nước. Pháp luật là một hiện tượng xã hội, xuất hiện trong xã hội có giai cấp cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Pháp luật là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước, suy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước xây dựng, ban hành pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội.
Dưới góc độ xã hội học pháp luật, pháp luật được tiếp cận nghiên cứu trước hết với tư cách là một hiện tượng xã hội. Hiện tượng pháp luật có những quy luật và tình quy luật của quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự xuất hiện, phát triển của hiện tượng nhà nước và sự phát triển của xã hội nói chung. Nảy sinh từ những tiền đề có tinh chất xã hôi, pháp luật chịu sự quyết định bởi các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, nằm trong mối liên hệ qua lại với các loại chuẩn mực xã hội khác. Mặt khác, sự hoạt động của pháp luật lại có tác động mạnh mẽ tới các lĩnh vực của đời sống xã hội, vì mục đích của pháp luật là điều chỉnh các quan hệ xã hội. Để thực hiện được các chức năng xã hội và phát huy được vai trò của mình, pháp luật phải được đặt trong những điều kiện tác động nhất định. Ngoài ra, các nhà xã hội học pháp luật cũng rất quan tâm nghiên cứu những khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật, hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật(hoạt động xét xử). Tùy thuộc vào mục đích, nhiệm vụ cụ thể, xã hội học pháp luật có thể đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề, khía cạnh xã hội của các chuyên nghành luật như luật Hình sự, luật Dân sự, luật Hành chính.
Với cách tiếp cận và đặt vấn đề như trên, có thể nêu định nghĩa xã hội học pháp luật như sau: “Xã hội học pháp luật là một ngành xã hội học chuyên biệt, nghiên cứu những quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong xã hội, trong mối liên hệ với các loại chuẩn mực xã hội khác; nguồn gốc, bản chất xã hội, các chức năng xã hội của pháp luật; các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật”.
Xuất phát từ định nghĩa xã hội học pháp luật, đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật bao gồm các vấn đề sau:
- Nghiên cứu những quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong đời sống xã hội nói chung, trong mối liên hệ của nó với các loại chuẩn mực xã hội khác nhau, như chuẩn mực chính trị, chuẩn mực tôn giáo, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán, chuẩn mực thẩm mỹ…
- Nghiên cứu tính quy định xã hội của pháp luật thông qua việc phân tích nguồn gốc, bản chất xã hội, vai trò và các chức năng xã hội của pháp luật.
- Nghiên cứu bản chất, phân loại, hậu quả, các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật; các biện pháp phòng chống sai lệch chuẩn mực pháp luật.
- Nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật; các nhân tố xã hội tác động đến công tác xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động này.
- Nghiên cứu hệ thống pháp luật, mục đích xã hội của các quy phạm pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật trong việc đảm bảo sự kiểm soát xã hội và tổ chức đời sống xã hội.
- Nghiên cứu ý thức pháp luật, hành vi pháp luật và lối sống theo pháp luật của các bộ phận dân cư, các nhóm xã hội cũng như các cá nhân trong xã hội.
- Phân tích và thực hiện các hoạt động thống kê, dự báo các xu hướng biến đổi, phát triển của pháp luật trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.
Ngoài những nội dung cơ bản thuộc đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật nói trên, ở những mức độ khác nhau, các nhà xã hội học pháp luật còn chú ý nghiên cứu một số vấn đề như:
- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học pháp luật, tìm hiểu và ghi nhận những đóng góp của các nhà xã hội học pháp luật tiền bối đối với sự phát triển của xã hội học pháp luật ngày nay.
- Nghiển cứu nhằm tìm ra những phương pháp nghiên cứu, khỏa sát, điều tra xã hội học về các vấn đề xã hội của pháp luật mang tính khoa học sâu sắc và có giá trị thực tiễn cao.
Như vậy, có thể thấy, xã hội học pháp luật có một hệ vấn đề nghiên cứu đa dạng, phong phú; chúng sẽ được triển khai nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn theo từng mặt, từng khía cạnh cụ thể của đời sống pháp luật.
II. phân biệt đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật với đối tượng nghiên cứu của lý luận về nhà nước và pháp luật.
Khái niệm đối tượng nghiên cứu của một khoa học: “Đối tượng nghiên cứu của một khoa học là những vấn đề mà khoa học đó đề cập tới hay xem xét, lý giải”.
Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật.
Là những vấn đề mà khoa học này đề cập tới. Cụ thể, nó nghiên cứu các vấn đề sau:
Sự phát sinh, phát triển, tồn tại, thay thế và tiêu vong của Nhà nước và pháp luật để từ đó khái quát hóa, nêu lên quy luật phát sinh và phát triển của nhà nước và pháp luật.
Những đặc tính chung, cơ bản, những biểu hiện cụ thể của nhà nước và pháp luật trong đời sống, những hiện tượng pháp lý cơ bản.
Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật với nhau và những hiện tượng xã hội khác.
Các kiểu nhà nước và pháp luật cơ bản trong lịch sử và chú ý nhiều hơn tới kiểu nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa – kiểu nhà nước và pháp luật lý tưởng mà Việt Nam phấn đấu xây dựng.
Tóm lại: Lý luận nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức về những quy luật phát sinh, phát triển đặc thù, những đặc tính chung và những biểu hiện cụ thể của nhà nước và pháp luật trong đời sống.
Khác biệt giữa Xã hội học pháp luật và lý luận nhà nước và pháp luật.
Với đối tượng nghiên cứu của Lý luận nhà nước và pháp luật, đối tượng nghiên cứu của Xã hội học pháp luật đã nêu trên. Ta thấy:
Nếu như lý luận nhà nước và pháp luật, với tư cách một khoa học pháp lý, quan tâm chủ yếu tới khía cạnh pháp lý của nhà nước và pháp luật, thì xã hội học pháp luật lại chú trọng nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hiện tượng pháp luật, như tính quy định xã hội đối với hiện tượng pháp luật, tính chuẩn mực của quy phạm pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật với các chuẩn mực xã hội khác, các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật…Dựa trên các khảo sát, điều tra xã hội học về các vấn đề, khía cạnh xã hội của hiện tượng pháp luật, Xã hội học pháp luật phát hiện những khe hở, thiếu sót của hệ thống pháp luật hiện hành, của hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật, khái quát thực tiễn, đề xuất những chuẩn mực pháp luật mới góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Trên đây là những tổng kết, nhận định về vấn: đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật; sự khác biệt về đối tượng của pháp luật giữa Xã hội học pháp luật với lý luận Nhà nước và pháp luật.
Trong quá trình làm bài do vốn kiến thức còn hạn hẹp nên bài làm của em không tránh phần thiếu sót. Em xin cám ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Xã hội học pháp luât, TS. Ngọ Văn Nhân, Nxb.Tư Pháp – 2010
Hướng dẫn ôn tập môn học Lý luận Nhà nước và Pháp luật, PGS.TS Nguyễn Thị Hồi, Nxb.Tư Pháp, Hà Nội – 2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật; sự khác biệt về đối tượng của pháp luật giữa Xã hội học pháp luật với lý luận Nhà nước và pháp luật.docx