Đóng góp của tự lực văn đoàn qua hai tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh và nửa chừng xuân của Khái Hưng

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam chuyển mình với nhiều thay đổi lớn lao trên mọi phương diện. Hòa chung vào dòng chảy của xã hội, văn học Việt Nam có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc với nền văn học phương Tây hiện đại nên đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Những ảnh hưởng ấy đã nhanh chóng đưa văn học tiến gần và tiến nhanh hơn đến “quỹ đạo” của quá trình hiện đại hóa. Một nền văn học mới ra đời với những quan niệm thẩm mĩ mới đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự cách tân, để văn học phát triển phù hợp với thời đại. Trước những yêu cầu trên, nhiều nhóm phái văn học đã ra đời đáp ứng có hiệu quả nhu cầu của tầng lớp độc giả mới. Trong đó Tự lực văn đoàn đã nhanh chóng vươn lên chiếm giữ vị trí “chủ soái” trên văn đàn trong suốt những năm 30 của thế kỉ XX: “Tự lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại” [24, 550 - 551]. Với khoảng 10 năm hoạt động của mình, Tự lực văn đoàn đã có nhiều đóng góp cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết. Trong sự tồn tại phát triển của nhóm, chúng ta không thể không nhắc đến hai cây bút trụ cột Nhất Linh và Khái Hưng. Bằng tài năng nghệ thuật và sức sáng tạo không mệt mỏi, hai ông đã có những đóng góp quan trọng cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, góp phần làm rạng danh tên tuổi của nhóm. Là những cây bút tài năng, tâm huyết với cuộc sống và nghệ thuật, Nhất Linh, Khái Hưng không chỉ để lại một số lượng tác phẩm tương đối lớn mà những sáng tác của hai ông có nhiều ảnh hưởng tới tư tưởng của tầng lớp thanh niên trí thức Việt Nam những năm 30 và tạo được sự ngưỡng mộ đối với độc giả yêu mến văn học. Cả Nhất Linh và Khái Hưng đều sáng tác ở nhiều thể loại, song có lẽ thành công nhất vẫn là thể loại tiểu thuyết, trước hết là tiểu thuyết luận đề, và sau đó là tiểu thuyết tâm lý. Những tác phẩm của Tự lực văn đoàn nói chung và của Nhất Linh, Khái Hưng nói riêng, giờ đây đã quá quen thuộc với độc giả yêu văn học và giới nghiên cứu phê bình. Vị trí của hai ông ngày càng được khẳng định vững chắc. Số lượng lớn các bài viết và những công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của hai ông là minh chứng hùng hồn khẳng định điều đó. Những thành công trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh và Khái Hưng đã góp phần quan trọng dần từng bước tạo ra diện mạo mới cho văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa chừng xuân của Khái Hưng là hai cuốn tiểu thuyết luận đề vừa là mở đầu, vừa là có giá trị nhất, góp tiếng nói tố cáo, phê phán mạnh mẽ những hủ tục lạc hậu và bênh vực quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân của con người. Trong tác phẩm của mình, hai nhà văn đặc biệt quan tâm tới thân phận đáng thương của người phụ nữ trong chế độ đại gia đình phong kiến. Hai ông đã xây dựng khá thành công hình tượng những người con gái có cá tính mạnh mẽ, dám đấu tranh chống lại nền giáo lý lạc hậu đã tồn tại, ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân Việt Nam hàng ngàn năm qua. Đó là những cô gái tân thời có học hành, được tiếp xúc với văn minh phương Tây nên thấu hiểu sâu sắc những bất công trong xã hội mà bản thân họ là những nạn nhân phải gánh chịu. Vì thế khát vọng hạnh phúc, khát vọng tình yêu ở những người phụ nữ này mạnh mẽ hơn ai hết, và hành động chống đối lại xã hội ấy là điều hoàn toàn hợp với quy luật khách quan của tiến bộ xã hội. Tác phẩm của Nhất Linh và Khái Hưng chính là những tiên báo cho sự phát triển tất yếu của xã hội. Đây chính là đóng góp của Tự lực văn đoàn đối với tiến trình hiện đại văn học dân tộc. Đến với tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, chúng tôi muốn góp một tiếng nói khẳng định vai trò của văn đoàn này trong lĩnh vực đổi mới trên cả phương diện: nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết. MỤC LỤC Trang më ®Çu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề . 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .10 3.1. Đối tượng 10 3.2. Phạm vi nghiên cứu 11 4. Phương pháp nghiên cứu 11 5. Đóng góp của luận văn 11 6. Cấu trúc luận văn 12 NỘI DUNG . 13 Chương 1: ĐÓNG GÓP CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM. 13 1.1. Cơ sở lịch sử - văn hóa - xã hội cho sự ra đời của Tự lực văn đoàn 13 1.1.1. Những cơ sở lịch sử - văn hóa- xã hội của công cuộc hiện đại hóa nền văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX. 13 1.1.2. Sự ra đời của Tự lực văn đoàn 17 1.2. Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn 20 1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết, tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn 20 1.2.2. Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh và Khái Hưng .24 1.3. Vai trò của Tự lực văn đoàn đối với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc .30 1.3.1. Cổ vũ cho phong trào thơ mới 32 1.3.2. Hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết .33 Chương 2: BƯỚC CHUYỂN TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NHẤT LINH VÀ KHÁI HƯNG 36 2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn .36 2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong nghiên cứu văn học .36 2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn 39 2.2. Con người theo mô hình đạo đức lễ giáo phong kiến 42 2.2.1. Mâu thuẫn giữa con người cá nhân với đại gia đình phong kiến 42 2.2.2. Nhân vật đại diện cho nền luân lý phong kiến cũ 46 2.3. Con người theo mô hình phương Tây hiện đại .53 2. 3.1. Nhân vật trí thức Tây học .53 2.3.2. Nhân vật phụ nữ đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân 60 Chương 3: NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG ĐOẠN TUYỆT VÀ NỬA CHỪNG XUÂN 72 3.1. Hiện đại hóa trong cốt truyện và kết cấu 72 3.1.1. Hiện đại hóa trong cốt truyện: .73 3.1.2. Hiện đại hóa trong kết cấu .78 3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật 84 3.2.1. Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại 86 3.2.2. Miêu tả tâm lý qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm: 92 3.3. Hiện đại hóa trong ngôn ngữ và giọng điệu 96 3.3.1. Hiện đại hóa trong ngôn ngữ .96 3.3.2. Hiện đại hóa trong giọng điệu .102 KẾT LUẬN 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 113

doc121 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9729 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đóng góp của tự lực văn đoàn qua hai tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh và nửa chừng xuân của Khái Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y Loan tới chỗ “đoạn tuyệt” với gia đình. Để đáp trả sự bất công ngược đãi của mẹ chồng, các nàng dâu mà cụ thể ở đây là Loan đã thể hiện sự khôn ngoan, can đảm và bướng bỉnh mỗi khi xảy ra xung đột: “- Làm cái gì mà huỳnh huỵch trong ấy thế? Có dạy vợ thì lúc khác hãy dạy, để yên cho người ta ngủ. Loan nói: - Ai dạy ai? Động một tý là dạy. Tôi không cần ai dạy tôi. Thân cầm cái gối lăm le ném vào Loan: - Phải có thế mới là đồ mất dạy. Loan đáp: - Mất dạy là đánh người đàn bà yếu ớt, hèn nhát một lũ… Bà Phán vội quá, đi chân đất vào buồng, nhìn Loan hỏi: - Mợ nói gì thế? … Mày nói gì thế, con kia? Loan quay mặt vào trong không đáp. Bà Phán nói tiếp: - Bà thử đánh mày một cái tát, xem mày bảo hèn nhát nữa không? Loan nói: - Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi. - Tao có quyền, mày cứ chửi lại xem nào. Loan quay lại: - Tôi không quen chửi, chửi người khác tức bẩn mồm mình. Lần đầu bà Phán thấy một câu như vậy ở miệng Loan nói ra. Bà nhảy chồm lên, hai mắt tròn xoe rồi sấn tới nắm lấy Loan tát túi bụi… - Tha gì, đánh cho chết! Rồi bà Phán vừa thở vừa bảo Thân: - Tao không thèm tát nữa. Bẩn tay. Mày dần xác nó ra cho tao. Loan vuốt tóc ngẩng lên nhìn thẳng vào mặt mẹ chồng: - Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai.” [41, 144]. Đoạn đối thoại trên đã bộc lộ quá trình phát triển tâm lý của các nhân vật. Từ “mợ” chuyển sang “mày” rồi “con kia”. Ngôn ngữ của bà Phán rất phong phú, sống động thể hiện đầy đủ các sắc thái tâm lý trong cuộc xung đột và lột tả được đầy đủ bản chất độc đoán, hách dịch của bà ta. Qua đó chân dung một bà mẹ chồng lắm điều, độc ác và xảo trá được khắc họa một cách sinh động rõ nét. Cũng thông qua đoạn đối thoại trên, người đọc nhận thấy nỗi căm phẫn của Loan trước những kẻ độc ác trong gia đình chồng, cô đã phản ứng hết sức quyết liệt chống lại sự ngược đãi của chồng và mẹ chồng. Dù xuất hiện không nhiều trong tác phẩm, nhưng ngôn ngữ của bà huyện Tịch quả thật đã gây được ấn tượng rất đặc biệt. Đến một người can đảm dám đấu tranh với mẹ chồng như Loan mà “thoạt trông thấy” bà ta cũng phải “vội lẩn vào buồng”. Ngôn ngữ của bà huyện Tịch biểu lộ đầy đủ tính cách và thái độ miệt thị, căm ghét đối với những người con gái mới như Loan: “Thế nào, cô trắng răng đã về rồi đấy ư” [41, 86]. Trong quan niệm của bà ta, những kẻ có học là những kẻ lắm lý sự, cứng đầu, làm mất đi nền nếp gia phong đã có từ bao đời nay: “Đấy, tôi đã can chị, chị không nghe, cứ đi rước những thứ ấy về. Rước những hạng tân thời ấy về để nó làm bại hoại gia phong nhà mình. Nó học giỏi mặc nó chứ, nhà mình là nhà có phép tắc, nề nếp” [41, 86]. Qua ngôn ngữ đối thoại, người đọc nhận ra tính cách xấu xa của bà huyện Tịch, bà ta là kẻ chuyên đi rèm pha, xúc xiểm và kích động người khác. Không chỉ có bà huyện Tịch, các cô em chồng Loan cũng là những kẻ có khiếu “đổ thêm dầu vào lửa” mỗi khi Loan và mẹ chồng có chuyện xích mích: “Biên chữ thì ai xem được. Nhà tôi có ai đỗ bằng nọ bằng kia như chị đâu mà bảo xem nổi” [41, 85]. Thương thay cho tình cảnh của Loan, một mình đơn độc trong gia đình toàn những kẻ độc ác, nhỏ nhen. Kích bác mẹ chưa đủ, các cô em còn kích động cả anh trai mình để gây mối bất hòa giữa Loan và Thân khiến cho mọi việc càng thêm căng thẳng và phức tạp : “Cũng tại anh cả nhu nhược nên người ta mới xỏ chân lỗ mũi khinh mẹ mình được” [41, 86]. Những trang đối thoại giữa Mai và bà Án trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân mới là những trang đối thoại đặc sắc, thể hiện được cá tính của mỗi nhân vật đồng thời bộc lộ tài năng của Khái Hưng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Trong lần hội kiến đầu tiên, với ngôn ngữ và thái độ trịch thượng, lấn át, bà Án đã chỉ cho Mai biết vị trí của nàng ở đâu: “- Năm nay cô bao nhiêu tuổi? - Bẩm bà lớn con hai mươi. - Cha mẹ cô làm gì? Nghe bà Án lục vấn như bắt một người có tội cung khai mọi điều, Mai cũng nén lòng tức mà trả lời cho xong xuôi: - Bẩm cha con đậu tú tài và đã mất rồi. Mẹ con cũng qua đời. Bà Án cười: - Thảo nào! Hai chữ thảo nào đi kèm theo một tiếng cười khinh bỉ, làm Mai ứa nước mắt. Nhưng bà Án sợ Mai không hiểu lại nói tiếp luôn: - Con có cha như nhà có nóc. Cô là gái mà lại mồ côi cha mẹ thì tránh sao cho khỏi sự lầm lỡ” [41, 126]. Là một người đàn bà khôn ngoan, bà Án đã nhận ra điểm yếu của đối phương và tìm lời lẽ nhằm vào điểm yếu đó. Biết Mai là một người rất tự trọng nên bà đánh thẳng vào lòng tự ái của cô: “Thôi tôi hiểu rồi, cô chẳng yêu con tôi đâu. Chẳng qua cô chỉ muốn làm bà lớn đấy thôi. Phải, bà tham ít nữa lại bà huyện… To lắm!” Ngôn ngữ đối thoại đã thể hiện rõ tính cách của bà Án, một người phụ nữ khôn ngoan, quỷ quyệt, biết tùy cơ ứng biến trong từng hoàn cảnh. Ngôn ngữ của bà rất sắc sảo, để đạt được mục đích khi thì bà ngon ngọt dụ dỗ, lúc dọa dẫm nạt nộ. Thông qua ngôn ngữ đối thoại, chân dung một người phụ nữ trưởng giả hiện lên sắc nét, bà biết sử dụng uy quyền của một kẻ có tiền có thế trong tay. Ngôn ngữ đối thoại được sử dụng nhiều trong tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng và tham gia rất hiệu quả vào việc khắc họa chân dung nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật đã có bản sắc riêng, được cá thể hóa cao: ngôn ngữ của Loan thẳng thắn, táo bạo; ngôn ngữ của Dũng mập mờ đầy suy tư, ngôn ngữ của bà Phán Lợi, bà Án là thứ ngôn ngữ mỉa mai, châm chọc và độc đoán. 3.2.2. Miêu tả tâm lý qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm: Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa, độc thoại nội tâm là: “Lời phát ngôn của nhân vật với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [19, 122]. Trong tác phẩm, nhân vật vừa là người nói vừa là người nghe những tiếng nói bên trong của chính mình. Những dòng độc thoại nội tâm là những khoảnh khắc nhân vật bộc lộ một cách chân thực nhất những suy nghĩ, cảm xúc về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình. Là tiếng nói chân thành nhất xuất phát từ đáy lòng nhân vật. Vì thế ngôn ngữ độc thoại nội tâm giúp người đọc khám phá phần sâu kín nhất trong tâm hồn nhân vật. Là một cô gái trọng tự do cá nhân, được hấp thụ một nền văn minh mới nên mọi hành động, lời nói của Loan đều nhằm bảo vệ cho cái mới và đấu tranh chống lại lễ giáo phong kiến hà khắc. Là nạn nhân của gia đình nệ cổ, Loan phải sống trong cảnh đời đầy đọa, tù túng, ngột ngạt trong gia đình chồng. Tâm trí nàng lúc nào cũng bị ám ảnh về một cuộc sống ngột ngạt, không lối thoát. Khi miêu tả những trạng thái tâm lý bế tắc của Loan, Nhất Linh đã sử dụng những dòng độc thoại nội tâm nhằm khơi sâu, khám phá đời sống nội tâm của nhân vật. Khi nhà trai đến đón dâu, nghe tiếng pháo nổ ran Loan đã liên tưởng cuộc đời mình rồi đây cũng sẽ như xác pháo tan tành kia: “Nàng im bặt đưa mắt nhìn ra ngoài nhà mơ màng nghĩ đến những xác pháo đỏ rực, biểu hiện của sự vui mừng mà nàng vẫn thấy trong những ngày tết hay trong những đám cưới của các bạn cũ. Nàng lẩn thẩn so sánh tiếng nổ của chiếc pháo với tiếng cười của nàng hồi nãy, vì nếu tiếng pháo kia làm cho xác pháo tan tành thì tiếng cười của nàng là tiếng cười đưa nàng đến một cảnh chết” [41, 63 - 64]. Sống trong bầu không khí bức bối, tù hãm, Loan luôn hướng tầm mắt ra ngoài bầu trời cao rộng với niềm khao khát một ngày nào đó mình sẽ thoát khỏi cảnh ngộ này: “Loan thẫn thờ đưa mắt ngước lên cao, qua mấy cành bàng điểm lộc non, da trời xanh trong nhẹ vờn mấy làn mây trắng. Nàng nghĩ đến bao nhiêu sự sung sướng nó đợi nàng ở những nơi đâu đâu, mà nàng không bao giờ đi tới, bị những sợi dây vô hình rất chặt nó giữ nàng ở lại đây, không tài nào thoát ra được” [41, 65]. Ôm ấp mối tình dang dở về nhà chồng, Loan luôn sống trong cảm giác nhớ nhung, tiếc nuối người cũ. Hình ảnh Dũng luôn hiện về trong tâm trí cô với nỗi nhớ khôn nguôi. Dù đang ở đâu hay làm bất cứ việc gì Loan cũng tưởng tượng ra cuộc sống tự do của người yêu: “Con đường trắng lúc quanh co dưới chân đồi, lúc vòng khuất sau một túp quán lá ở cạnh rừng đã gợi cho Loan nghĩ đến cái đời cầu sương điếm cỏ, và đã cho nàng cái cảm tưởng được sống trong giây phút cái đời của Dũng đương sống” [41, 107]. Loan luôn có sự so sánh liên tưởng về hai cuộc sống trái ngược nhau của nàng và Dũng, một cảnh đời ngột ngạt, bế tắc của Loan với cảnh đời tự do phóng khoáng của Dũng. Qua những dòng độc thoại nội tâm, người đọc thấy hiện lên hai không gian đối lập nhau trong trí tưởng tượng phong phú của cô: “Loan bùi ngùi liên tưởng đến những người tự dấn thân vào một cuộc đời ảm đạm, đi bên cạnh những sự sung sướng… đời nàng xoay về cảnh nào chỉ lát nữa nàng sẽ rõ, nàng đương ở một ngã ba, hiện giờ còn vẽ ra trước mắt nàng, một cảnh đời nàng thấy lộng lẫy, nhưng chất chứa đầy những sự nguy hiểm, nàng còn sợ chưa dám cả gan bước vào, và một cảnh đời bằng phẳng đầy những sự tầm thường nhỏ mọn mà có lẽ là cảnh đời của nàng về sau đây” [41, 42]. Loan luôn tưởng tượng ra cuộc sống giữa một không gian khoáng đạt tràn đầy niềm hạnh phúc của người nàng yêu: “Thẫn thờ, nàng chạnh nhớ đến Dũng ở nơi xa xôi, tưởng như Dũng đang đi trên một con đường dài đầy cát bụi, để mặc gió thổi tóc phất phơ và mỉm cười vui vẻ đón chào những cảnh non sông rộng rãi, những ngày đầy đủ của một cuộc đời phiêu lưu hành động” [41, 79]. Nghĩ đến Dũng nàng lại chạnh thương thân mình: “Loan thương cho Loan lạc loài vào đây, chưa biết ngày nào ra được để sống một cuộc đời rộng rãi, thảnh thơi” [41, 86]. Nỗi chán chường cuộc sống hiện tại cộng với tình yêu sâu sắc dành cho Dũng đã khiến Loan đôi lúc có những ý nghĩ tiêu cực, cô mong một cái chết bên cạnh người yêu sẽ giải thoát cô khỏi cuộc đời tù hãm: “Nàng thầm mong cho chiếc xe kia đâm vào thân cây hay hốc đá và tan tành ra như cám, để nàng được hưởng một cái chết mạnh mẽ bên người nàng vẫn yêu mà nay nàng càng thấy yêu, để khỏi trở về cái cảnh đời khốn nạn, nhỏ nhen nó giày vò nàng bấy lâu, chưa biết bao giờ buông tha nàng ra” [41, 111]. Như một người “say” giữa cuộc đời đầy cạm bẫy, Loan dường như sống với những mơ tưởng nhiều hơn là với cuộc sống thực, với những dòng suy tưởng miên man về một cuộc sống tự do mà nàng không thể có được. Chỉ một tiếng sáo ở nơi xa vọng lại cũng khiến cho Loan liên tưởng đó là: “Lời than vãn của một xuân nữ đa tình ngồi trong vườn đầy hoa thơm, nhớ tới người tình nhân xa vắng. Rồi mơ mộng, Loan tưởng như người tình đó giống Dũng… và thẫn thờ để tiếng sáo du dương đưa tâm hồn nàng phiêu lưu về những cảnh mộng xa xăm” [41, 72]. Nếu như tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài đưa nhân vật Mị trở về với những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ thì tiếng sáo ở đây lại đưa Loan đến với những cảnh mộng xa xăm không có thực. Trở về với thực tại đang sống: “Loan không biết trong mấy tháng nay có phải nàng đã sống thật hay là liên miên trong giấc mộng dài. Nàng thấy ngày nào cũng giống ngày nào, nối tiếp nhau một cách nặng nề, buồn tẻ” [41, 135]. Trong Đoạn tuyệt, các cụm từ như: giấc mộng dài, giấc mộng xa xăm, cuộc đời đầy đọa, cuộc đời cằn cỗi, năm tháng mỏi mòn, nơi tù hãm… được lặp đi lặp lại nhiều lần đã thể hiện tâm trạng bế tắc và niềm khát khao cháy bỏng được thoát khỏi cảnh sống ngột ngạt, tù hãm để đến với thế giới tự do trong tâm hồn Loan: “Cũng giống như nước mưa in bóng những đám mây trắng bay qua, làn nước thu của đôi mắt Loan như long lanh thoáng in hình ảnh một giấc mộng xa xăm. Nhìn bóng mây Loan thẫn thờ nghĩ đến Dũng, bây giờ không biết trôi dạt tận nơi nào. Bấy lâu mê mải với cuộc đời phiêu lưu, không biết có khi nào chàng dừng chân tưởng nhớ tới người bạn gái xưa lẩn quất trong nơi tù hãm, và năm tháng vẫn mỏi mòn trông chàng, tuy biết rằng không còn ngày xum họp nữa” [41, 138]. Cuộc sống tuyệt vọng đã khiến niềm khát khao tự do trong Loan mạnh đến mức niềm hạnh phúc được làm mẹ cũng không đủ sức kéo Loan về với gia đình, trái lại nàng còn cảm thấy đau khổ hơn khi nghĩ rằng đứa bé sẽ là sợi dây trói buộc đời nàng mãi mãi: “Rồi nàng đau đớn nghĩ rằng nàng đã có thai hai tháng nay. Đứa con ấy sẽ là cái dây buộc chặt nàng vào cái đời đầy đọa này. Nàng lấy làm lạ rằng cái chí muốn thoát ly mạnh đến nỗi con nàng mà nàng cũng không mong mỏi nó ra đời. Nàng rưng rưng muốn khóc, tủi cho thân phận đứa bé ở trong bụng và tủi cho nàng có một cái vui sướng làm mẹ cũng không thiết nữa” [41, 79]. Để thoát ly khỏi gia đình phong kiến, có cuộc sống tự do như ngày nay, Loan đã phải đánh đổi bằng bao nhiêu năm tuổi thanh xuân của mình trong cay đắng, tủi nhục, thậm chí tay nàng đã phải nhuốm máu một cách vô ích để rồi phải ra hầu tòa và đương đầu với phe đối địch toàn những người căm ghét nàng. Nhưng cuối cùng thì cuộc sống của Loan đã được trả lại cho Loan tự quyết định, nàng có quyền làm chủ cuộc đời của mình, làm chủ số phận mình là niềm hạnh phúc vô biên mà cô không ngờ có ngày mình đạt được: “Loan thấy trong lòng vui sướng vì nàng nhận ra rằng nàng không lầm, sự ao ước bấy lâu sống một cuộc đời khoáng đạt là sự ao ước đích đáng do sự nhu cầu thiết thực của tâm hồn mà ra. Có sống thế này, nàng mới cảm thấy rõ cái buồn tẻ trống không của một cuộc đời sống dựa vào người khác, sống dựa vào gia đình, quanh quẩn trong vòng lễ nghi phiền phức. Có sống thế này, nàng mới được nếm cái vui thú của sự làm việc, của sự phấn đấu, nàng mới nhận thấy cái giá trị của một đời rộng rãi, tự lập” [41, 187]. Đến Lạnh lùng, nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nhất Linh đã đạt đến trình độ cao. Sự tự ý thức về quyền hạnh phúc đã đẩy nhân vật Nhung đến quá trình tự giải phóng. Qua những dòng độc thoại nội tâm, độc giả đồng cảm và thấu hiểu với tâm trạng bên trong sâu kín của nhân vật. Tài năng nắm bắt chính xác những biểu hiện tâm lý sinh động của nhân vật đã tạo nên sức sống nội tại mãnh liệt và góp phần vào thành công của tác phẩm, đưa Nhất Linh lên vị trí những cây tiểu thuyết suất sắc của thời đại. 3.3. Hiện đại hóa trong ngôn ngữ và giọng điệu 3.3.1. Hiện đại hóa trong ngôn ngữ Trong đời sống hàng ngày, ngôn ngữ thường rất đơn giản và dễ hiểu bởi nó được sử dụng với mục đích giao tiếp, truyền đạt thông tin. Ngôn ngữ trong văn chương là ngôn ngữ được lựa chọn, là chất liệu, phương tiện mang đặc trưng của văn học. Trong một tác phẩm, bên cạnh vấn đề nhân vật, cốt truyện và kết cấu, ngôn ngữ cũng chiếm giữ một vị trí quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm bởi ngôn ngữ chính là yếu tố đầu tiên mà người nghệ sĩ sử dụng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật: “Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được coi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. M. Go-rơ-ki khẳng định ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [19, 215]. Trong văn chương, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của nhà văn: “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học, nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ. Nhà văn phải tạo cho mình một hệ thống và một phong cách ngôn ngữ riêng” [10, 732]. Đầu thế kỉ XX, vấn đề ngôn ngữ và việc đổi mới ngôn ngữ trong tác phẩm văn học bắt đầu được quan tâm đề cập tới mà Tự lực văn đoàn là nhóm đi tiên phong trong việc đổi mới và phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc. Điều này được thể hiện rất rõ trong tôn chỉ hoạt động của nhóm đã được công bố trên báo Phong hóa: “Dùng lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật có tính cách An Nam”. Trung thành với mục đích tôn chỉ của mình, Tự lực văn đoàn đã có nhiều công lao trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc: “Với Tự lực văn đoàn tiếng Việt trong sáng hơn, chấm dứt những câu văn biền ngẫu chồng chất điển tích và từ Hán Việt. Với Tự lực văn đoàn cũng không còn những câu lai căng, cộc lốc như văn chương của Hoàng Tích Chu, mà là những lời ăn tiếng nói của nhân dân được chọn lọc, gọt giũa, trau chuốt đưa vào tác phẩm. Có thể nói: Tự lực văn đoàn đã góp phần hiện đại hóa ngôn ngữ văn chương Việt Nam” [ 24, 117]. Quá trình hiện đại hóa trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn nói chung và của hai tác giả Nhất Linh, Khái Hưng nói riêng thể hiện trước hết ở việc từ bỏ lối văn biền ngẫu cân đối nhịp nhàng, có vần có điệu. Đến tiểu thuyết Tự lực văn đoàn: “Văn xuôi trở thành một lối văn trong sáng, khúc triết, đại chúng. Ngôn ngữ nhất là ngôn ngữ về tình cảm, cảm giác, màu sắc trở nên phong phú và có khả năng diễn đạt những khía cạnh sâu xa nhất của lòng người” [11, 137]. Trong Đoạn tuyệt và Nửa chừng xuân, các nhà văn đã sử dụng những câu văn ngắn gọn, giản dị, đặc biệt Nhất Linh, Khái Hưng đã có ý thức trong việc sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ mới, hợp với thời đại. Sự sáng tạo ngôn ngữ trong một tác phẩm văn học không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ bản thân tác phẩm đó mà nó còn xuất phát từ hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm. Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn mang đậm phong cách tiểu tư sản bởi đối tượng chính của Tự lực văn đoàn là tầng lớp trí thức tiểu tư sản, học sinh, sinh viên. Vì thế ngôn ngữ nhân vật luôn là: “Thứ ngôn ngữ nhiều lý lẽ của những con người tiểu tư sản thời kỳ đầu mang đậm chất lạc quan luôn ý thức về quyền lợi và vị trí cá nhân của mình trong xã hội, cũng như luôn tin tưởng vào những lý tưởng tư sản mà họ tiếp nhận trong sách vở” [63, 192]. Tư tưởng ấy thầm nhuần trong ngôn ngữ của Loan: “Em có quyền lập thân em”; “Bà cũng là người tôi cũng là người, không ai hơn kém ai”. Đó còn là thứ ngôn ngữ lãng mạn, mộng mơ và đắm say trong tình yêu giữa Mai và Lộc: “Anh xin thề với em rằng, anh xin viện những sự thiêng liêng nhất trên đời, anh thề với em rằng, đối với anh, chỉ mình em là vợ, là người vợ mà anh đã, mà anh vẫn, mà anh sẽ mãi mãi đem hết tâm trí, đem hết linh hồn ra anh yêu mến” [25, 241]. Đánh giá cao những bước tiến của Tự lực văn đoàn trong việc hiện đại hóa ngôn ngữ dân tộc, GS Phong Lê trong bài viết: “Văn xuôi những năm 20 (thế kỉ XX) phòng chờ cho bước chuyển giai đoạn sau 1932” đã nhận xét: “Sau công khởi đầu làm trong sáng và giản dị câu văn, vào mở đầu những năm 30, văn xuôi Tự lực văn đoàn với hai đại biểu xuất sắc là Khái Hưng và Nhất Linh sẽ nhường dần vị trí cho những người rồi sẽ có tư cách là những bậc thầy hoặc thợ cả đủ sức leo lên những tầng cao nhất của giàn giáo công trường văn xuôi quốc ngữ Việt Nam…” [39, 12]. Sự sáng tạo ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng còn được thể hiện ở việc sử dụng nhiều dạng thức ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ độc thoại và đối thoại của nhân vật. Các dạng thức ngôn ngữ được sử dụng trong Đoạn tuyệt và Nửa chừng xuân rất phong phú, đa dạng góp phần làm nên diện mạo mới cho ngôn ngữ của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại giai đoạn đầu thế kỉ XX. Ngôn ngữ người kể chuyện trong hai cuốn tiểu thuyết trên rất chủ động, tỉnh táo, người kể chuyện không đứng ra giảng giải, thuyết minh mà bình tĩnh quan sát và kể lại sự việc một cách khách quan. Truyện được kể bằng lối văn điềm tĩnh, khoan thai nhưng cũng hết sức dịu dàng và tinh tế: “Lòng yêu đời và tính dễ vui, cô như đã nhận được từ của ông cha truyền lại, khiến cô cảm thấy tâm trí phấn khởi trong cảnh xuân đầm ấm. Cô đi thoăn thoắt hé cặp môi thắm cười với gió xuân. Cái vui sướng hồn nhiên cội rễ ở trong lòng như theo hơi thở bay ra hòa hợp với làn không khí êm đềm mới mẻ” [25, 50]. Diễn tả tâm trạng nhân vật trong cuộc gặp gỡ giữa Loan – Dũng trước ngày Dũng lên đường đi xa và Loan phải đi lấy chồng, Nhất Linh đã sử dụng ngôn ngữ hết sức dịu dàng tinh tế: “Rồi hai người lặng lẽ cùng ngồi nhìn hạt mưa bay. Loan rùng mình, cởi khăn san quàng phủ lên đầu, vì gió lạnh nổi lên lọt vào phòng. Loan cảm thấy sự lạnh lẽo của cuộc đời nàng khi Dũng đi xa” [41, 31]. Nhà văn đã hóa thân vào nhân vật, thể hiện đời sống nội tâm nhân vật bằng ngôn ngữ của chính mình. Vì thế ngôn ngữ của nhà văn và ngôn ngữ nhân vật đã hòa vào nhau, khó lòng phân biệt đâu là ngôn ngữ nhà văn, đâu là ngôn ngữ nhân vật: “Bỗng thấy trong dạ nao nao, rưng rưng muốn khóc, Dũng đặt chén xuống bàn, rồi nện mạnh gót giày trên sàn gác, lững thững đi về phía cửa sổ. Nhìn những giọt mưa ngòng ngoèo chảy trên mặt kính, Dũng bùi ngùi nhớ lại những ngày mới gặp Loan, mới quen Loan, nghĩ tới cái tình yêu Loan kín đáo lúc buổi đầu, nỗi thất vọng khi biết Loan đã là vợ chưa cưới của người khác. Dần dần, chàng đổi tình thất vọng ra tình bạn bè, rồi cuộc đời thay đổi cho đến ngày nay”[25, 33]. Như vậy nhà văn đã trở thành người bạn đồng hành bên nhân vật, cùng nhân vật trải nghiệm những vui buồn trong cuộc sống. Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng đã bắt đầu xuất hiện ở ngôi thứ nhất chứ không còn đơn giản là ở ngôi thứ ba tách biệt như trong truyện cổ. Sự sáng tạo ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng còn được thể hiện ở việc sử dụng ngôn ngữ miêu tả. Ngòi bút của hai nhà văn tỏ ra hết sức nhạy cảm và tinh tế khi miêu tả cảnh sắc thiên nhiên. Điều đáng nói là đằng sau bức tranh thiên nhiên là những bức tranh tâm trạng phức tạp của nhân vật. Người nghệ sĩ Khái Hưng đã vẽ lên một bức họa tuyệt đẹp, trong đó phản chiếu bức tranh tâm trạng của nhân vật Mai: “… rảo bước trên con đường đỏ thẳng vút, hai bên cỏ xuân mơn mởn. Cô tưởng tượng đương đi trên dẫy chiếu miến hồng viền cạp xanh, thốt nhiên cô mỉm cười. Cô mỉm cười vì nhớ những chuyện cụ Tú kể cho cô nghe khi cô còn bé, những truyện thần tiên, kỳ dị, tả những cảnh lạc thú ở chốn bồng lai, những chuyện hôn nhân của các đế vương, công hầu, chép những sự kiêu xa hoa lệ. Cô nghĩ thầm, “con đường giải hoa đưa cô dâu về nhà chú rể dễ đã sánh kịp con đường gấm thiên nhiên này!” [25, 50]. Niềm vui của Mai đã lan tỏa vào không gian, bao phủ lên cảnh vật một sức sống mới như chính sức sống và niềm hân hoan đang trào dâng trong lòng nhân vật. Tâm trạng chán chường của Loan đã được Nhất Linh miêu tả qua cảnh vật: “Sau mấy rặng soan thưa lá, dòng sông Nhị thấp thoáng như một dải lụa đào. Bên kia sông, gió thổi cát ở bãi tung lên trông tựa một đám sương vàng lan ra che mờ mấy cái làng con ở chân trời. Xa nữa là dãy núi Tam Đảo màu lam nhạt, đứng sừng sững to tát nguy nga, ngọn núi lù mù lẫn trong ngàn mây xám” [41, 45]. Những bức tranh thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng nhân vật là một trong những nét đặc trưng của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Nhất Linh và Khái Hưng đã sử dụng ngôn ngữ trong sáng, hình ảnh sinh động khi miêu tả thiên nhiên. Qua ngòi bút của hai tác giả, những bức tranh thiên nhiên trong Đoạn tuyệt và Nửa chừng xuân hiện lên sống động với đầy đủ âm thanh, sắc màu đầy quyến rũ và hấp dẫn. Không sử dụng những nét chấm phá sơn thủy hữu tình theo kiểu thiên nhiên trong văn học Trung đại, mà thiên nhiên trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn vừa nên thơ trữ tình vừa thẫm đẫm cảm xúc chủ quan của nhà văn. Tất cả những điều đó đã tạo nên sự khác biệt và mới lạ trong ngôn ngữ miêu tả của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn so với tiểu thuyết truyền thống. Một khía cạnh nữa cũng hết sức quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ miêu tả trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đó là ngôn ngữ miêu tả thế giới nội tâm, những rung cảm xúc động tinh tế trong tâm hồn nhân vật: “Bỗng nàng luôn luôn chớp mắt cảm động, nàng nghĩ đến chiếc gương này trước kia không biết đã bao nhiêu lần in bóng người nàng yêu, mà có lẽ bấy lâu chỉ in vẻ mặt đau đớn, ưu tư của người đó. Nay người soi gương đã đi xa, thật xa… và bỏ nàng lại với những ngày dài đằng đẵng của một đời mà nàng chắc là buồn tẻ, đìu hiu. Nàng chưa từng thấy bao giờ yêu Dũng một cách tha thiết như lúc đó” [41, 44 – 45]. Thông qua ngôn ngữ miêu tả, tình yêu trong Đoạn tuyệt và Nửa chừng xuân được thể hiện với nhiều cung bậc khác nhau, khi thì nhẹ nhàng tinh tế: “Bữa cơm hôm ấy, Mai cố làm thật lịch sự, tuy chỉ có cơm hẩm và một con cá chép, vừa nấu, vừa rán, bày trong một cái mâm gỗ sơn son, nhưng mà Lộc cho là xưa nay chưa được ăn bữa cơm nào ngon miệng bằng” [25, 81], lúc thì hết sức sâu sắc và cảm động: “Rồi một buổi chiều, buổi chiều ấy Mai còn bao giờ quên được! Đứng bên làn nước biếc in trời. Lộc ngỏ lời xin lấy Mai làm vợ. Biết bao âu yếm trong đôi cặp mắt nhìn nhau… Mai nhỏ lụy rồi quay mặt đi… Mai sung sướng quá… Mai không ngờ đâu lại có ngày hôm ấy trong đời Mai” [25, 83]. Để diễn tả những cung bậc khác nhau trong thế giới tình yêu đầy màu sắc, Nhất Linh và Khái Hưng đã sử dụng rất nhiều từ láy để mô tả cảm xúc của nhân vật như: mê man, nồng nàn, sung sướng, êm đềm, dịu dàng, man mác, đắm đuối, đằm thắm, nũng nịu, bẽn lẽn, lạnh lùng… Khi diễn tả thế giới nội tâm phong phú trong tâm hồn nhân vật, hàng loạt các từ láy đã được sử dụng như: hồi hộp, lo lắng, thấp thỏm… Việc sử dụng nhiều từ láy trong tác phẩm có tác dụng làm tăng sắc thái biểu cảm, làm câu văn trở nên giàu tính nhạc, tăng số lượng từ thuần Việt và hạn chế sử dụng các từ Hán Việt: “Không chỉ làm tăng số lượng từ thuần Việt trong câu văn của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn mà còn làm tăng lên rất nhiều sắc thái biểu cảm của câu văn, làm cho câu văn của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn không chỉ diễn tả được những trạng thái phong phú, tế vi nhất của đời sống tâm hồn con người và làm cho câu văn của Tự lực văn đoàn giàu tính nhạc giàu chất họa và chất thơ” [63, 200]. Với những đặc điểm trên, ngôn ngữ của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã đạt đến sự tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm, để lại những ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Đánh giá về ngôn ngữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Giáo sư Phan Cự Đệ đã cho rằng: “Các nhà văn Tự lực văn đoàn đã xây dựng được một thứ ngôn ngữ giản dị, trong sáng, có khả năng phản ánh được những tâm lý phức tạp, tinh tế” [10, 95]. 3.3.2. Hiện đại hóa trong giọng điệu Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người có một giọng điệu riêng mang đậm dấu ấn cá nhân. Đó có thể là giọng bình tĩnh, nhẹ nhàng hay gắt gỏng thô lỗ. Giọng điệu trong cuộc sống hàng ngày là sắc thái tình cảm, cảm xúc của chủ thể phát ngôn được biểu hiện qua lời nói. Giọng điệu của mỗi người được quy định bởi cá tính, trình độ học vấn của người đó. Khi đi vào tác phẩm văn chương, giọng điệu nghệ thuật đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với giọng điệu ngoài cuộc sống. Các tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa giọng điệu là: “Thái độ, tình cảm lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [19, 134]. Ngoài ra giọng điệu còn “phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [19, 134]. Mỗi nhà văn có một giọng điệu riêng, người đọc có thể nhận ra tác giả là ai khi đọc một tác phẩm văn học. Vì thế, giọng điệu đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để nhận diện nhà văn. Cần chú ý phân biệt giọng điệu trong lời nói với giọng điệu trong văn học. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện đã định nghĩa giọng văn là: “cấu trúc bất biến của một nhà văn có phong cách riêng đánh dấu đặc trưng sử dụng ngôn ngữ, trong đó phản ánh quan hệ giữa nhà văn với hiện thực cuộc sống, với ngôn ngữ đang dùng và không phụ thuộc vào thể loại và đối tượng được nói đến” [21, 160]. Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ phản ánh sự sáng tạo của nhà văn, gắn với cách nói, điệu nói là sắc thái tình cảm của người nghệ sĩ trước những vấn đề hiện thực được phản ánh. Nó góp phần vào việc định hình phong cách của nhà văn cũng như giúp cho các hình thức nghệ thuật khác như: ngôn ngữ, nhịp điệu, kết cấu có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo nên tính chỉnh thể, toàn vẹn và thống nhất trong tác phẩm. M. B. Khrapchencô đã khẳng định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của một thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó” [31, 167]. Trong một tác phẩm, có thể xuất hiện nhiều giọng điệu khác nhau, nhưng bao giờ cũng nổi lên một chất giọng chủ đạo mà Khrapchecô gọi đó là hiện tượng “âm chủ”. Bên cạnh giọng chủ đạo, các giọng điệu khác sẽ tạo nên sự phong phú, tránh sự đơn điệu và hỗ trợ cho giọng chủ đạo. Nói về vấn đề này, Trần Đăng Suyền trong Chủ nghiã hiện thực Nam Cao đã nhận xét: “Có giọng điệu chủ yếu và có giọng điệu khác. Giọng điệu chủ yếu tạo thành âm hưởng chung, bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. Nó quyết định nhiều khâu, nhiều yếu tố trong việc xây dựng tác phẩm, kể cả cách thức phương thức xây dựng nhân vật” [58, 222 – 223]. Vì vậy, vấn đề đặt ra khi nghiên cứu giọng điệu trong tác phẩm là phải chỉ ra đâu là giọng điệu chủ đạo trong tác phẩm đó. Giọng điệu nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với cảm hứng sáng tác của nhà văn. Nếu cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca thì trong tác phẩm của mình, nhà văn sẽ sử dụng giọng điệu chủ đạo mang âm hưởng ngợi ca. Ngược lại, nếu nhà văn có cảm hứng phê phán, giọng điệu châm biếm mỉa mai sẽ trở thành giọng điệu chủ đạo xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Vì thế, bên trong cảm hứng, giọng điệu luôn ẩn chứa tình cảm, thái độ của người nghệ sĩ. Xuất phát từ sự cảm thông sâu sắc với cuộc sống bất hạnh của con người trong chế độ đại gia đình phong kiến và những quan niệm nghệ thuật mới mẻ, các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã thể hiện quan niệm nghệ thuật mới về con người, mở ra khả năng khám phá con người trên nhiều bình diện. Các nhà văn đặc biệt quan tâm tới vấn đề giải phóng cái tôi cá nhân khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, mong muốn con người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, đồng thời lên tiếng tố cáo sự bất hợp thời của xã hội phong kiến đang chà đạp lên nhân quyền con người. Chính cái nhìn ấy đã chi phối phần lớn giọng điệu của các nhà văn Tự lực văn đoàn, tạo nên nét đặc sắc riêng cho giọng điệu trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung và của hai tác giả Nhất Linh, Khái Hưng nói riêng. Nếu giọng điệu nghệ thuật chủ đạo của Nam Cao là giọng xót xa thương cảm trước bi kịch của những kiếp người khốn khổ; giọng điệu nghệ thuật của Nguyên Hồng là giọng châm biếm, hài hước nhằm phê phán sự giả dối của xã hội thực dân phong kiến thì ở Nhất Linh, Khái Hưng là sự pha trộn đan xen giữa nhiều giọng điệu tạo nên sắc thái đa dạng, phong phú. Đó là giọng điệu tâm sự thể hiện những băn khoăn trăn trở, giọng điệu triết lý suy ngẫm, giọng điệu mỉa mai châm biếm, giọng điệu trữ tình nhẹ nhàng bay bổng, giọng điệu lạc quan tin tưởng. Trong Nửa chừng xuân, người đọc bắt gặp rất nhiều khung cảnh thơ mộng, đẹp đẽ và êm ái. Các nhân vật trong đó thường là những con người lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào cuộc sống và mang trong mình một tình yêu lý tưởng mộng mơ. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là một giọng văn nhẹ nhàng bay bổng đầy chất lãng mạn và hấp dẫn người đọc: “Văn Khái Hưng nhẹ nhàng, bay bướm, giàu hình ảnh và nhạc điệu, phù hợp với nội dung lãng mạn” [66, 317]. Vì vậy, người đọc dễ dàng nhận ra giọng điệu chủ đạo trong Nửa chừng xuân là giọng điệu trữ tình nhẹ nhàng mà sâu lắng: “Mai vui chân rảo bước trên đường, chẳng bao lâu đã đến Bến Cốc. Cô ngồi nghỉ chờ phà trên bờ sông cao thẳng như bức tường, cúi xuống ngắm nước trong xanh chảy mạnh khiến cái phà ở bờ bên kia chở sang bị trôi giạt mãi ra xa, và người lái phải lấy sào đẩy phà lên ngược dòng rất là khó nhọc. Mai ngắm chú lái phà lấy làm thương hại. Khi sang tới bờ bên kia cô đưa đãi chú những năm xu tiền đò; cô muốn ai ai cũng sung sướng như cô” [25, 53]. Hay: “Mảnh trăng thượng tuần như cặp sừng trâu treo lơ lửng trên nóc nhà hàng xóm trông nhợt nhạt có vẻ lãnh đạm vô tình. Tiếng bà chủ nhà láng giềng the thé tính tiền công tát nước với bọn điền tốt ở bên cạnh ngọn đèn dầu, ánh sáng lấp loáng qua khe hàng rào tre khô nhắc người lão bộc nhớ tới cảnh trù phú tấp nập của nhà cụ Tú mười năm về trước” [25, 57]. Yếu tố tạo nên giọng trữ tình sâu lắng trong đoạn văn trên là trạng thái tâm hồn nuối tiếc, vấn vương của người lão bộc về một thời dĩ vãng xa xôi. Những hồi tưởng về một thời quá khứ tươi đẹp là yếu tố cơ bản tạo nên âm hưởng giọng điệu này. Người đọc thực sự xúc động mỗi khi được chứng kiến những phút giây Mai thả hồn vào không gian êm đềm thơ mộng: “Hai bên đường, lá ngô trước gió rung động, lao xao. Cô cũng thấy người cô rung động. Cái rung động, cái cảm giác của sự sung sướng hồn nhiên của tuổi thanh xuân chứa chan hi vọng như cái khí lực bồng bột chứa trong cây, phát ra các búp non trên cành tơ mơn mởn” [25, 52]. Các nhân vật trong Nửa chừng xuân là những con người yêu đời, lạc quan, nên cái nhìn cuộc sống của họ cũng phản chiếu một sắc hồng tươi mới. Vì vậy ngoài giọng trữ tình nhẹ nhàng sâu lắng, tác phẩm còn có giọng điệu lạc quan tin tưởng: “Nhưng em ạ, sao anh không nghĩ tới xã hội đem hết nghị lực, tài trí ra làm việc cho đời. Rồi thỉnh thoảng hưởng một vài giờ thư nhàn mà tưởng nhớ tới em, mà yêu dấu cái hình ảnh dịu dàng của em, cái linh hồn cao thượng của em. Trời ơi! Anh sung sướng quá, anh trông thấy rõ rệt con đường tương lai sáng sủa của anh rồi. Đời anh từ nay thế nào rồi cũng đổi khác hẳn” [25, 262]. Hay diễn tả tâm trạng phấn chấn vui sướng của hai tâm hồn đang sống trong những giây phút hạnh phúc: “Trong lò sưởi ngọn lửa đỏ tươi vùn vụt bốc lên. Bụi than văng lấm tấm như hoa, tiếng củi cháy lách tách reo vui. Hạnh phúc như bao bọc âu yếm hai tâm hồn khoáng đạt…” [25, 262]. Trong Đoạn tuyệt, người đọc cũng thường bắt gặp giọng điệu này trong suy nghĩ của Dũng và Loan: “Có lẽ em còn vất vả nhiều, nhưng em không ngại. Trong bao lâu em chỉ ao ước sống cái đời tự do rộng rãi, không bó buộc, bây giờ được như thế này, em hãy vui đã” [41, 177]. Thoát ly khỏi gia đình chồng, được sống cuộc đời tự do, tự lập là niềm mơ ước bấy lâu của Loan, cô cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng: “Loan thấy trong lòng vui sướng vì nàng nhận ra rằng nàng không lầm, sự ao ước bấy lâu sống một cuộc đời khoáng đạt là sự ao ước đích đáng do sự nhu cầu thiết thực của tâm hồn mà ra… có sống thế này, nàng mới được nếm cái vui thú của sự làm việc, của sự phấn đấu, nàng mới nhận thấy cái giá trị của một đời rộng rãi, tự lập” [41, 187]. Đặc biệt, giọng điệu lạc quan tin tưởng thể hiện rõ trong suy nghĩ và hành động của nhân vật Dũng. Chàng mơ ước một cuộc sống tương lai tốt đẹp sẽ đến với người dân quê. Chàng ước và chàng tin vào điều đó: “Tôi không nghĩ như anh, vì tin ở sự tiến bộ. Ta có thể làm cho họ hơn lên được. Có lẽ họ đã quen với cái khổ lắm nên họ không biết khổ nữa… Ta phải tin rằng sự ao ước ấy có thể thành sự thực và làm cho dân quê cũng ước mong một cách thiết tha như ta” [41, 93 – 94]. Những nhân vật trí thức tiến bộ trong Đoạn tuyệt thường thể hiện những băn khoăn trăn trở về cuộc sống, mong tìm cho mình một lối thoát giữa xã hội đầy rẫy những tập tục phong kiến lạc hậu. Thông qua các nhân vật, nhà văn đã bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, về con người và thế giới xung quanh. Vì thế người đọc còn bắt gặp giọng điệu triết lý, suy ngẫm thể hiện những suy nghĩ tâm sự của nhân vật và cũng là của chính nhà văn: “Chế độ đại gia đình, không có những sợi dây thân ái tự nhiên ràng buộc người nọ với người kia, thì đành lấy những dây liên lạc giả dối mà ràng buộc lấy nhau vậy” [41, 68]. Là một con người có ý thức sâu sắc về nhân quyền và vị trí của cá nhân trong cuộc sống, Loan cảm thấy đau đớn xót xa cho kiếp sống chỉ mang tính chất tồn tại của mình, cô nhận ra cuộc sống của mình thật vô nghĩa và cô thà chết còn hơn phải sống một kiếp “sống mòn”: “Nếu như phải gặp cái chết chăng nữa, cái chết ấy cũng không đáng thương bằng chết dần chết mòn” [41, 88]. Nghịch lý thay, Loan nhận ra tấn bi kịch tinh thần mà cô đang phải chịu đựng lại do chính sự có học, có hiểu biết của cô gây ra: “Chứ nếu sự học đó chỉ là một tai ách thì thà đừng đi học còn hơn. Chị nghĩ mà xem em không đi học thì có lẽ em đã không đến nỗi khổ sở” [41, 90]. Giọng điệu triết lý suy ngẫm giúp người đọc hiểu hơn về cuộc xung đột giữa hai phe cũ – mới và nhận thức về cuộc sống thêm sâu sắc. Có thể nói rằng, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn có sự hòa hợp giữa các giọng điệu, và chính điều đó đã làm nên sức hấp dẫn cho tiểu thuyết của văn đoàn này. Tự lực văn đoàn đã kế thừa có chọn lọc và sáng tạo, đồng thời tiếp thu những tinh hoa của tiểu thuyết phương Tây hiện đại, các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã thể hiện được tài năng của mình trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Từ bỏ hệ thống thi pháp văn học Trung đại, đến với hệ thống thi pháp văn học hiện đại, Tự lực văn đoàn đã mang đến một luồng sinh khí mới cho tiểu thuyết Việt Nam. Từ cách miêu tả tâm lý nhân vật, cách kết cấu tác phẩm cho đến ngôn ngữ, giọng điệu đều thể hiện sự đổi mới, cách tân. Nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn không còn là những biểu tượng của đạo đức phong kiến mà là những “nhân vật sống” có chân dung sinh động, đặc biệt, có đời sống nội tâm phong phú và diễn biến tâm lý phức tạp. Điểm cách tân nổi bật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là đã xóa bỏ lối kết cấu chương hồi, tổ chức tác phẩm theo kết cấu hiện đại: kết cấu theo quy luật tâm lý. Thời gian nghệ thuật linh hoạt hơn, không theo trình tự thời gian cơ học mà theo dòng cảm xúc của nhân vật. Không gian nghệ thuật đã mở ra nhiều lĩnh vực của đời sống. Thiên nhiên được chú ý miêu tả, đặc biệt qua tâm lý nhân vật. Ngôn ngữ được sử dụng trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trong sáng, giản dị và gần gũi với đời thường. Có thể nói, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là một sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Tinh hoa của nền văn học quá khứ, cổ truyền của dân tộc đã được hòa quyện nhuần nhụy với thành tựu của nền văn học hiện đại phương Tây tạo nên sắc màu mới cho tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đáp ứng được thị hiếu thẩm mĩ của con người thời đại mới. Mặc dù còn những điểm hạn chế nhất định, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp quan trọng của Tự lực văn đoàn vào việc hiện đại hóa văn học Việt Nam. KẾT LUẬN 1. Sự ra đời của Tự lực văn đoàn đã mở ra một hướng đi mới cho văn học Việt Nam trong chặng đầu của quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Các tác giả đã có nhiều sáng tạo trong việc kết hợp giữa văn minh phương Tây hiện đại và chắt lọc những tinh hoa văn học dân tộc để làm nên những đặc điểm nổi bật cho tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Với những cách tân, đổi mới trên cả hai phương diện: nội dung và hình thức nghệ thuật, Tự lực văn đoàn đã đem đến cho tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 một diện mạo mới, góp phần đưa tiểu thuyết hòa nhập vào quỹ đạo chung của công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà. So với hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ, Tự lực văn đoàn đã đưa ra những quan niệm hết sức tiến bộ về nội dung cũng như những thủ pháp nghệ thuật rất mới mẻ có ý nghĩa khởi đầu cho quá trình hiện đại hóa nền tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XX. Dù không phải nhóm duy nhất, nhưng là nhóm đầu tiên và quan trọng nhất đã tham gia vào công cuộc cải cách nền văn học Việt Nam. Những đóng góp của Tự lực văn đoàn nói chung và của Nhất Linh Khái Hưng nói riêng cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại là không thể phủ nhận. 2. Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn nổi bật tư tưởng chống lễ giáo phong kiến, đòi giải phóng con người cá nhân. Đặc biệt, các tác giả rất chú trọng vấn đề tự do cá nhân và hạnh phúc riêng tư của người phụ nữ. Tuy nhiên, vấn đề này mới chỉ được đặt ra đối với những người phụ nữ thuộc tầng lớp trên, tầng lớp trung lưu tư sản hay tiểu tư sản thành thị. Vấn đề cải cách xã hội cũng đã được đặt ra trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn. Mục đích của họ khi viết loại tiểu thuyết này là soi rọi luồng ánh sáng văn minh, mới lạ vào cuộc sống vốn ảm đạm của người dân quê. Vấn đề cải cách nông thôn cũng đã được các tác giả Tự lực văn đoàn nhìn nhận ra. Đây là một điểm tiến bộ của văn đoàn so với thời điểm bấy giờ, nhưng tiếc rằng họ lại giải quyết vấn đề theo tinh thần cải lương tư sản. Nhất Linh, Khái Hưng đã xây dựng được một hệ thống nhân vật nữ đặc sắc gồm hai tuyến đối lập nhau. Một bên là những người phụ nữ tân học đại diện cho hệ tư tưởng tư sản, một bên là những người phụ nữ đại diện cho gia đình phong kiến với những lề thói cổ hủ, bất hợp thời. Trong cuộc đấu tranh giữa hai tuyến nhân vật này, các nhà văn luôn đứng về phía những người phụ nữ có học, có lý tưởng sống, bênh vực và bảo vệ quyền tự do cá nhân, quyền tự do lựa chọn hạnh phúc của họ. Thông qua hệ thống nhân vật nữ trong hai tác phẩm Đoạn tuyệt và Nửa chừng xuân, Nhất Linh và Khái Hưng đã đề cập được một vấn đề có tính chất thời sự mang ý nghĩa xã hội sâu sắc và bước đầu mở ra hướng đi mới cho những nạn nhân của xã hội phong kiến. Hình tượng và luận đề trong hai tác phẩm có sự gắn bó kết hợp nhuần nhị nên đã tạo được sức khái quát cao mà vẫn không đẩy tác phẩm vào tình trạng minh họa một cách công thức, cứng nhắc. 3. Không chỉ đóng góp về mặt nội dung, ở phương diện nghệ thuật, Nhất Linh và Khái Hưng đã có nhiều đóng góp cho quá trình hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết. Bằng bút pháp nghệ thuật hiện đại, tiểu thuyết Nhất Linh, Khái Hưng đã phá vỡ cốt truyện, kết cấu, chủ đề và những mô típ quen thuộc trong văn học truyền thống. Đặc biệt phải kể tới sự cách tân về mặt ngôn ngữ, giọng điệu và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Các nhà văn thường đi sâu vào thế giới cảm giác để miêu tả thế giới nội tâm nhân vật. Nhân vật của họ có khả năng cảm nhận sự biến chuyển của thời cuộc, của thế giới xung quanh, có thể cảm nhận và thấu hiểu được tâm tư của người khác. Đó là một điểm mà trước đó chưa có trong văn học trung đại. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là những dòng hồi ức, những kỉ niệm, chúng đóng vai trò là tác nhân thúc đẩy sự vận động và phát triển tâm lý của nhân vật. Nhờ đó người đọc có thể khám phá thế giới nội tâm nhân vật ở tầng rộng hơn, sâu hơn. Không gian nghệ thuật được mở ra với sự xuất hiện của những bức tranh thiên nhiên sinh động và chân thực làm nền cho nhân vật bộc lộ tâm lý, tính cách. Thời gian nghệ thuật được mở ra nhiều chiều, linh hoạt hơn, sắc nét hơn chứ không đơn thuần theo trình tự thời gian vật lý. Sự xuất hiện thời gian tâm lý với sự đan xen giữa quá khứ – hiện tại và tương lai đã tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Điểm nổi bật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là đã xóa bỏ lối kết cấu chương hồi, tác phẩm được kết cấu theo quy luật tâm lý, diễn tiến của cốt truyện diễn ra theo dòng cảm xúc của nhân vật. Những dòng độc thoại nội tâm trong Đoạn tuyệt và Nửa chừng xuân giúp người đọc thấy được sự phát triển trong suy nghĩ và tính cách của mỗi nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại cũng đã phần nào được cá thể hóa rõ nét. Có thể nói thành công mà Tự lực văn đoàn đã thu được trong việc cách tân thể loại tiểu thuyết đã đưa văn học Việt Nam thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, tiến đến hệ thống thi pháp văn học hiện đại, nhanh chóng bắt kịp với sự phát triển chung của văn học trong khu vực và trên thế giới. Đây là một sự nỗ lực đáng ghi nhận và cũng là đóng góp rất lớn mà Tự lực văn đoàn đã đem đến cho văn học Việt Nam. 4. Với đề tài: Đóng góp của Tự lực văn đoàn qua hai tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa chừng xuân của Khái Hưng, chúng tôi xin góp một ý kiến nhỏ bé vào việc ghi nhận những đóng góp của Tự lực văn đoàn nói chung và của Nhất Linh, Khái Hưng nói riêng cho công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm 1930. Việc nghiên cứu tiểu thuyết cùng những đóng góp của Tự lực văn đoàn là một vấn đề hấp dẫn và lý thú song cũng không ít những khó khăn và phức tạp. Trong đề tài của chúng tôi, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy chúng tôi mong muốn sẽ nhậ n được những lời góp ý chân thành của các thầy cô về những vấn đề đã triển khai trong luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân (2002), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 2. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du – Hà Nội. 3. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. A. Brech (1965), Sân khấu (tập 2). 5. Trương Chính (1997), Tuyển tập (tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội. 6. “Chuyện trò với Hoàng Xuân Hãn”,Tạp chí Sông Hương, Huế, số 37 tháng 4 – 1989. 7. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 8. Vũ Thị Khánh Dần (1997), Tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách mạng tháng Tám, Luận án phó tiến sĩ, Viện Văn học, Hà Nội. 9. Phan Cự Đệ (2000), Tự lực văn đoàn - con người và văn chương, Tuyển tập Phan Cự Đệ (tập 1), Nxb Văn học, Hà Nội. 10. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, H 11. Nhóm Lê Quý Đôn (1957), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, Tập 3, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 12. Hà Minh Đức (1989), Nhà văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội. 13. Hà Minh Đức (chủ biên), (2001), Lý luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Hà Minh Đức (2007), Tự lực văn đoàn Trào lưu – tác giả, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 15. Vu Gia (1993), Khái Hưng - nhà tiểu thuyết, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 16. Vu Gia (1994), Thạch Lam – Thân thế và sự nghiệp, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 17. Vu Gia (1995), Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 18. Dương Quảng Hàm (1950), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Giáo dục Quốc gia xuất bản, Hà Nội. 19. Lê Bá Hán (chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Lê Thị Đức Hạnh (1991), “Mấy ý kiến đánh giá về Tự lực văn đoàn”, Tạp chí văn học (số 3). 21. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam (từ thế kỉ X đến thế kỉ XX), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 23. Mai Hương (Tuyển chọn) (2000), Nhất Linh cây bút trụ cột, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 24. Mai Hương (tuyển chọn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 25. Khái Hưng (1992), Nửa chừng xuân, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 26. Khái Hưng (1989), Hồn bướm mơ tiên, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945), Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 27. Khái Hưng (1989), Gia đình, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945), Tập 4, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Khái Hưng (1989), Thừa tự, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945), Tập 4, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 29. Khái Hưng (1989), Thoát ly, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945), Tập 4, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 30. Trần Đình Hượu (1991), “Tự lực văn đoàn nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử văn học phương Đông”, Sông Hương (số 4). 31. M. B. Khrapchencô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học (Lê Sơn và Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội 32. M. B. Khrapchenco (1984), Sáng tạo nghệ thuật – hiện thực – con người, Nguyễn Hải Hà, Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Nguyễn Hoành Khung (1989), Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945), Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 34. Thạch Lam (1941), Theo giòng, Nxb Đời nay, Hà Nội. 35. Mã Giang Lân (chủ biên) (2000), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 36. Phong Lê (1968), “Sống mòn – Tâm sự Nam Cao”, Tạp chí văn học (số 9). 37. Phong Lê (2003), Văn học Việt Nam hiện đại lịch sử và lý luận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 38. Phong Lê (2009), “Tiếp tục nhìn lại Tự lực văn đoàn”, báo Giáo dục thời đại, số xuân (157), 39. Phong Lê (2002), “Văn xuôi những năm 20 (thế kỉ XX) phòng chờ cho bước chuyển giai đoạn sau 1932”, Tạp chí văn học (số 5). 40. Nhất Linh (1972), Viết và đọc tiểu thuyết, Nxb Đời nay. 41. Nhất Linh (1992), Đoạn tuyệt, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 42. Nhất Linh (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 43. Phương Lựu (1995), Tìm hiểu lí luận văn học phương Tây hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội. 44. G. N. Pôxpêlôp (chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 45. Trương Thanh Mại (1937), “Phê bình Lạnh lùng của Nhất Linh”, Sông Hương (số 22) 46. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội. 47. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 48. Nguyễn Đăng Mạnh (1997), “Quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX”, Tạp chí văn học (số 5). 49. Vương Trí Nhàn (2000), Những lời bàn về tiểu thuyết trong Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 50. Nhiều tác giả (1987), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 51. Nhiều tác giả (1994), Thạch Lam văn chương và cái đẹp, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 52. Nhiều tác giả (2005), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 53. Phạm Thế Ngũ (1965), Văn học sử giản ước tân biên, Quốc Học tùng thư, Sài Gòn. 54. Nhiều tác giả (1995), Những bậc thầy văn chương thế giới – tư tưởng và quan niệm, Nxb Văn học, Hà Nội. 55. Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại, Tập 1, Nxb Văn học – Hội nghiên cứu giảng dạy văn học thành phố HCM. 56. Hoàng Ngọc Phách (1988), Tố Tâm, Nxb Đại học và GDCN, H. 57. Nguyễn Hữu Sơn (2005), Văn học trung đại Việt Nam quan niệm con người và tiến trình phát triển, Nxb Khoa học – Xã hội, Hà Nội. 58. Trần Đăng Suyền (2002), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, Nxb Khoa học Xã hội , Hà Nội. 59. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới - Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội. 60. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 61. Trần Đình Sử (2000), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 62. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 63. Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 64. Hoài Thanh (1982), Đánh giá nhân sinh quan Tiêu sơn tráng sĩ, Tuyển tập Hoài Thanh (tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội. 65. Bùi Việt Thắng (Biên soạn) (2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 66. Bạch Năng Thi, Phan Cự Đệ (1991), Văn học Việt Nam 1930 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 67. Nguyễn Ngọc Thiện (chủ biên), (1996), Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ thuật 1935 – 1939, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 68. Ngô Văn Thư (2006), Bàn về tiểu thuyết Khái Hưng, Nxb Thế giới, H 69. Phan Trọng Thưởng – Nguyễn Cừ (2001) (tuyển chọn), Văn chương Tự lực văn đoàn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 70. Trần Thị Việt Trung (2002), Lịch sử phê bình văn học Việt Nam (giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 71. Nguyễn Văn Xung (1958), Bình giảng về Tự lực văn đoàn, Nxb Tân Việt, Sài Gòn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐóng góp của Tự Lực Văn Đoàn qua hai tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của Nhất Linh và Nửa Chừng Xuân của Khái Hưng.doc
Luận văn liên quan