Đóng góp của văn minh A rập cho nhân loại

I.Lí do cho đề tài II.Khái quát vài nét về A rập 1.Điều kiện tự nhiên và dân cư 1.1*Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế 1.2*Dân cư 2.Về xã hội III.Khái quát về sự hình thành và tan rã của đế quốc IV.Đóng góp của văn minh A rập cho nhân loại 1.Trình bày khái niệm văn minh,văn hóa 1.1.Khái niệm văn minh 1.2.Khái niệm văn hóa 1.3So sánh văn minh và văn hóa 2.Những thành tựu của văn minh Arập 2.1*Tôn giáo 2.2* Tiếng A rập 2.3* Văn học 2.4*Nghệ thuật 2.5* Khoa học tự nhiên 2.6* Giáo dục 2.7* Sử học 3.Đóng góp V.Kết luận VI.Tài liệu tham khảo

docx7 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8456 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đóng góp của văn minh A rập cho nhân loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM I.Lí do chọn đề tài Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm,và từ đó loài người đã sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần.Nhưng mãi đến cuối thiên niên kỉ IV TCN,xã hội nguyên thủy bắt đầu tan rã ở Ai Cập,nhà nước bắt đầu ra đời,từ đó loài người mới bước vào thời kì văn minh.Vì vậy khi nói đến các nền văn minh thế giới ,các bạn sẽ nghỉ ngay đến các nền văn minh lớn:Ai Cập,Lưỡng Hà ,Ấn Độ, Trung Quốc,Hi Lạp,La Mã.Vậy các bạn đã nghe nói đến văn minh A rập hay chưa? Nói thật trước đây tôi chưa biết nhiều về văn minh A rập,vì nền văn minh này ra đời muộn hơn các nền văn minh khác rất nhiều vì vậy chắc nó đã cống hiến chẳng bao nhiêu cho nền văn minh nhân loại nhưng quan điểm đó của tôi là nhầm.Khi đọc cuốn sách:"Lịch sử văn minh thế giới của Vũ Dương Ninh" tôi đã nhận ra được nhiều điều,tất cả các nền văn minh dù ra đời sớm hay muộn thì cũng có đóng góp rất lớn cho nhân loại.Thật ra văn minh A rập có rất nhiều điều chúng ta cần quan tâm,khám phá ,tôi thực sự bị cuốn hút với những điều ở trong nền văn minh này.Đến với A rập chúng ta có thể biết được nhiều thứ mà trước đây chưa nghỉ tới,ở đây chính là quê hương của đạo Hồi.Ngoài ra,A rập có một nền văn học khá phát triển,điều đặc biệt nhất trong văn học chính là một tác phẩm văn xuôi rất nổi tiếng mà trong hẳn các bạn ít nhất là một lần đã được nghe hoặc đọc nó.Đó chính là tác phẩm:"Nghìn lẽ một đêm". Ngoài ra, người A rập còn có công lớn trong việc cải tiến và truyền bá hệ thống chữ số.Hơn nữa, A rập còn đạt được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực văn học,khoa học tự nhiên, nghệ thuật và giáo dục. Chắc hẳn các bạn đã có chút thích và muốn khám phá về đất nước A rập phải không.Để hiểu rõ hơn về đất nước A rập cũng như những cống hiến mà A rập đã đóng góp cho nhân loại tôi và các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu.Tôi tin sau khi tìm hiểu xong các bạn cũng sẽ có cùng tâm trạng với tôi và nhất định sẽ muốn tìm hiểu kỉ hơn nữa. Sau đây tôi xin giới thiệu bài viết của mình về sự đóng góp của văn minh A rập cho nhân loại. II.Khái quát vài nét về A rập 1.Điều kiện tự nhiên và dân cư 1.1* Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế Đế quốc A rập rộng lớn và hùng cường được hình thành ở bán đảo A rập vào thế kỉ VII.A rập là bán đảo lớn nhất ở khu vực Tây Á,tiếp giáp với châu Phi và nằm trên đườngnối liền ba đại lục Âu-Phi-Á cả về mặt đường bộ cũng như đường thủy,có diện tích lớn hơn ¼ châu Âu. Bán đảo A rập là một cao nguyên khá cao,phần lớn đất đai là sa mạc khô khan,hoang vắng và thảo nguyên khô cằn đang dần dần bị sa mạc hóa ,nguồn nước hiếm vì quanh năm không có lấy một trận mưa.Vì vậy trên cả bán đảo chỉ có vùng Yêmen ở phía Tây Nam có nguồn nước phong phú,đất đai có thể trồng trọt được.Hơn nữa,nhờ nằm trên con đường buôn bán giữa Tây Á và Bắc phi, nên Yêmen có điều kiện phát triển phát triển vể thương nghiệp. Ngoài Yêmen,dọc theo Hồng Hải ở phiasTaay bán đảo là vùng Hejaz nằm trên con đường buôn bán Đông-Tây(cầu nối giữa khu vực Địa Trung Hải với Ấn Độ và Trung Quốc).Chính vị trí địa lí của vùng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế hàng hóa phát triển.Tại đây hình thành một số thành phố với tư cách là những trung tâm thương mại,văn hóá. 1.2* Dân cư Ngay từ nhiều thế kỉ TCN bán đảo a rập đã là nơi cư ngụ của người nguyên thủy,sông dân cư chủ yếu tập trung ở các miền duyên hải phía Tây và Tây Nam của miền bán đảo cũng như một số ốc đảo hiếm hoi ở miền Trung.Hình thành hai nhóm dân với lối sống khác nhau: · Nhóm người A rập miền Nam hay còn gọi là người Yêmen tự nhận là dòng dõi Quatan · Nhóm dân A rập miền Bắc hay còn gọi là người Nizarites tự nhận là dòng dõi Ismael 2.Về xã hội Đến đầu thế kỉ VII,nhìn chung cư dân A rập còn sống trong giai đoạn mạt hạ của chế độ công xã nguyên thủy,nghĩa là vẫn sống trong từng thị tộc bộ lạc.Sau này do sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa,cơ cấu xã hội của người A rập dần dần tan rã.Trong xã hội xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo và làm xuất hiện mối quan hệ mới đó là chủ nô và nô lệ. Chiến tranh diễn ra liên miên giữa các bộ lạc nhằm tranh giành những vùng đất tốt và nguồn nước Ngoài ra,trong sinh hoạt và phong tục tập quán của người A raapjconf tồn tại khá nhiều tập tục dã man như chế độ đa thê,tục chọc mù mặt một số con vật để tránh vía giữ BÁN ĐỒ HÀNH CHÍNH CỦA A RẬP III.Khái quát về sự hình thành và tan rã của đế quốc A rập .  Nhà nước Arập mãi đến thế kỉ VII mới thành lập. Quá trình thành lập nhà nước Arập gắn liền với quá trình thành lập đạo Hồi do Môhamet (còn đọc là Muhamat) truyền bá. Môhamet xuất thân từ một bộ lạc có thế lực ở Mecca. Năm 610 ông bắt đầu truyền bá đạo Hồi. Năm 622, bị tầng lớp quý tộc Mecca phản đối và hãm hại, Môhamet cùng tín đồ của mình phải chạy lên thành phố Yatơríp ở phía Bắc (cách Mecca 400km). Năm xảy ra sự kiện này (622) được coi là năm thứ nhất của kỉ nguyên Hồi giáo. Môhamet tự xưng là tiên tri, nên từ đó thành phố Yatơríp đổi tên thành Mêdina nghĩa là “thành phố của Tiên tri”. Tại đây, Môhamet dần dần thành lập được một lực lượng chính trị kết hợp với tôn giáo do ông cầm đầu. Để duy trì lực lượng, Môhamet thường xuyên tập kích các đội buôn của Mecca, do đó chiến tranh giữa Mêdina và Mecca đã diễn ra nhiều lần. Năm 628, Môhamet kí hòa ước ngừng chiến 10 năm với Mecca. Năm 629, Môhamet dẫn 2000 tín đồ ở Mêdina đến Mecca và đến thăm đền Caaba. Nhiều người ở Mecca và vung xung quanh cũng theo Hồi giáo. Năm 630, nhận thấy mình đã đủ thế lực để chiếm Mecca, Môhamet đem 10.000 người tiến xuống thành phố này. Mecca không dám chống cự. Môhamet trở thành người đứng đầu nhà nước Arập mới thành lập. Các tượng thần bộ lạc trong đền Caaba bị vứt bỏ. Đền Caaba trở thành thánh thất chính của Hồi giáo và Mecca trở thành thánh địa chủ yếu của tôn giáo này. Năm 632, Môhamet chết. Từ đó, người đứng đầu nhà nước và tôn giáo ở Arập gọi là Calipha (nghĩa là người kế thừa của tiên tri). Để mở rộng đất đai và truyền bá đạo Hồi, Arập tích cực thi hành chính sách xâm lược bên ngoài. Kết quả Arập đã lần lượt chinh phục được Xiri (636), Palextin (638), Ai Cập (642), Ba Tư (651). Sau khi Môhamet chết, từ năm 632 đến năm 661, các Calipha đều do giới quý tộc bầu ra. Năm 661, Calipha Ali vốn là em con chú và là con rể của Môhamet bị giết chết, viên tổng đốc ở Xiri thuộc họ Ômayát đã được lập lên làm Calipha. Từ đó ngôi Calipha trở thành cha truyền con nối. Như vậy, vương triều đầu tiên ở Arập - vương triều Ômayát (661-750) được thành lập. Đamát ở Xiri được chọn làm kinh đô của vương triều này. Triều Ômayát tiếp tục thi hành chính sách chinh phục bên ngoài, kết quả Arập chiếm được một dải ở miền Bắc châu Phi và bán đảo Tây Ban Nha, do đó đến giữa thế kỉ VIII, Arập trở thành một đế quốc rộng lớn, lãnh thổ bao gồm đất đai của ba châu là châu Á, châu Phi, châu Âu. Đông đến lưu vực sông Ấn, Tây giáp Đại Tây Dương. Năm 750, phong trào khởi nghĩa của nhân dân đã lật đổ triều Ômayát. Nhân đó, một địa chủ ở Irắc được lập lên làm Calipha, triều Abát thành lập. Năm 762, triều Abát dời kinh đô đến Bátđa. Đến thế kỉ X, đế quốc Arập không duy trì được sự thống nhất nữa, thế lực ngày càng suy yếu. Năm 1258, kinh đô Bátđa bị quân Mông Cổ chiếm. Đế quốc Arập diệt vong. IV.Đóng góp của văn minh A rập cho nhân loại 1.Trình bày khái niêm văn minh,văn hóa 1.1.Khái niệm văn minh Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người,tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa 1.2.Khái niệm văn hóa Văn hóa là một tồng thể phức tạp, bao gồm tri thức tính ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,pháp luật phong tục và cả những năng lực,thói quen mà con người đạt được trong xã hội 1.3.So sánh văn minh và văn hóa Giống nhau Trước hết văn hóa và văn minh giống nhau ở 1 điểm, đó là đều do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. Khác nhau. Một là văn hóa là độ dày quá khứ, lịch sử. Văn minh chỉ là một lát cắt trong lịch sử. Bởi nói đến văn hóa là nói đến năm tháng, nhiều thế kỉ, thiên nhiên kỉ, nhiều triều đại, trải qua quá trinh tích lũy, sửa đổi bổ sung chứ không phải chốc lát mà có được. Nhưng văn minh lại thiên về những phát minh trong tiến trình phát triển của nhân loại, giúp con người sống tốt hơn, sung sướng hơn, tiện lợi hơn Hai, văn hóa gồm cả giá trị vật chất lẫn tinh thần nhưng văn minh thiên về vật chất, nghiêng sang yếu tố khoa học kỹ thuật nhiều hơn. Ba, văn hóa mang tính quốc gia, dân tộc riêng biệt còn văn minh lại mang tính chất toàn cầu. Văn hóa là đặc trưng cho một dân tộc, một quốc gia còn văn minh lại đặc trưng cho từng thời kì. Văn minh là phương tiện, văn hóa thiên về ứng xử. Nói văn minh là phương tiện bởi văn minh nói đến trình độ phát triển của xã hội loài người, nói đến những tiến bộ của loài người, nhờ những phát minh, sáng chế mà con người có thể sống tốt hơn. Văn hóa là ứng xử, không chỉ là giữa con người với con người mà giữa con người với tự nhiên. Văn hóa không có tiến bộ hay lạc hậu nhưng văn minh có tiến bộ và ngày càng tiến bộ. 2.Những thành tựu của văn minh A rập Như chúng ta đã biết ở thời kì này, các nền văn hóa cổ đại đã bắt đầu lụy tàn,Tây Âu đang chìm đắm" đêm trường trung cổ" thì nền văn hóa hồi giáo của đế quốc A rậplà một nền văn hóa rực rỡ,huy hoàng trong thời Trung đại.Người A rập đã tiếp thu tinh hoa của các nền văn hóa Hi Lạp,Ấn Độ,Ba Tư và các nền văn minh khác trước mình,xây dựng một nền văn hóa A rập độc đáo,để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong sự phát triển của văn hóa nhân loại 2.1 Tôn giáo Khi nhắc đến A rập các bạn nghĩ đến điều gì đầu tiên:văn học,kiến trúc điêu khắc hay khoa học tự nhiên…Còn tôi,tôi nghĩ ngay đến tôn giáo.Hẳn trong chúng ta ai cũng biết A rập chính là quê hương của Đạo Hồi.Vậy trước khi có đạo Hồi cư dân A rập theo tính ngưỡng tôn giáo nào? Đạo Hồi ra đời trong hoàn cảnh nào? phát triển và được truyền bá đến các nước ra sao? Nó bao gồm những loại kinh thánh gì tôi và các bạn cùng nhau tìm hiểu để biết rõ hơn vể Đạo Hồi Như chúng ta được biết trước khi Đạo Hồi xuất hiện cư dân trên bán đảo A rập theo tính ngưỡng đa thần.Họ thờ những hòn đá trên sa mạc,cây cối trong các ốc đảo,các động vật và các hiện tượng tự nhiên trong đó có ba vị nữ thần AI Lat (Thần Mặt Trời), AI Uzza (Thần Vạn năng) và Manat (Thần Vận mệnh) được đặc biệt sùng bái.Người ta thông qua nghi thức tế lễ để làm cho các vị thần,mà bộ lạc mình thợ phụng trở thành thần bảo hộ cho bộ lạc và đồng thời cũng là tổ tiên của bộ lạc.Ngoài ra,ngay tử đầu công nguyên,đạo Do thái và đạo Ki tô đãtruyền bá vào bán đảo A rập, song không gây được ảnh hưởng nhiều.Mặc dù vậy, học thuyết độc thân, một số phong tục tập quán và truyền bá của đạo Do Thái và đạo Ki tô đã từng được lưu truyền ở một số khu vực trên bán đảo và ảnh hưởng khá rõ nét trong sự hình thành giáo lí,giáo luật của đạo Hồi 2.11 Hoàn cảnh ra đời của đạo Hồi Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của bán đảo A rập chúng ta có thể rút ra được kết luận A rập không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp,trái lại A rập có thể phát triển được kinh tế chăn nuôi và thương mại.Trước đây, quý tộc và thương nhân A rập kiếm lời thông qua việc thu thuế cuả các thương nhân quá cảnh qua con đường buôn bán Đông-Tây. Nhưng đến đầu thế kỉ VII con đường buôn bán này đã chuyển sang vùng vịnh Ba Tư ,việc mất quyền thu thuế buộc các quý tộc chủ nô bắt đầu chuyển sang cho vay lấy lãi,bốc lột lao độngcủa dân nghèo một cách thậm tệ hơn đẩy nhanh. Mâu thuẩn giữa chủ nô ngay càng trở nên gay gắt.Hơn nữa, bán đảo A rập đang đứng trước nguy cơ bị các đế quốc bên ngoài xâm lấn:đế quốc Bidantium từ phía Tây,đế quốc Ba Tư từ phía Đông.Hoàn cảnh đó đặt ra cho A râp một vấn đề sống còn cần được giải quyết là phải có một chính quyền tập trung vững mạnh,có khả năng chấm dứt nội chiến,thống nhất các bộ lạc,đẩy lui nguy cơ bị xâm lấn.Song tính ngưỡng đa thần của các bộ lạc không những không đáp ứng được yêu cầu lịch sử nói trên mà còn gây trở ngại cho khuynh hướng hình thành và thống nhất quốc gia.Trong hoàn cảnh đó,vũ khí thích hợp để tập hợp,đoàn kết các bộ lạc trên bán đảothành một khối thống nhất là một tôn giáo mới_một tôn giáo độc thần.Đạo Hồi-một tôn giáo nhất thần đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử như vậy. 2.1.2Đạo hồi Đạo Hồi theo tiếng Ảrập là Ixlam nghĩa là "phục tùng", về sau dân tộc Hồi ở Trung Quốc theo tôn giáo này nên ta quen gọi là Đạo Hồi.  Đạo Hồi là một tôn giáo nhất thần tuyệt đối. Vị thần duy nhất mà Đạo Hồi tôn thờ là thánh Ala. Tín đồ Hồi giáo tin rằng ngoài thánh Ala không có vị thần nào khác. Tất cả những gì trên trời, dưới đất đều thuộc về thánh Ala. Ala đã dựng nên vòm trời mà không dùng cột, chế ngự được mặt trời, mặt trăng, tạo ra mặt đất rồi đặt trên đó đây là núi, kia là sông. Ala cũng sinh ra loài người và biết linh hồn mỗi người ra sao. Ala có một số thiên thần giúp việc, ghi chép những hành vi thiện ác của mỗi người và làm sứ giả. Còn Muhamat là người được Ala giao cho sứ mệnh truyền bá tôn giáo nên chỉ là sứ giả của Ala và là tiên tri của tín đồ. Muhamat cũng công nhận rằng trước ông có nhiều vị tiên tri như Ađam, Nôê, Môidơ, Kitô... nhưng ông là vị tiên tri cuối cùng và vĩ đại nhất. Đạo Hồi cũng tiếp thu nhiều quan niệm của các tôn giáo khác, nhất là của Đạo Do Thái như truyền thuyết về sáng tạo thế giới, thiên đường, địa ngục, cuộc phán xét cuối cùng thiên thần, quỷ Sa tăng... Đạo Hồi còn bắt chước một số nghi thức và tục lệ của Đạo Do Thái như: trước khi cầu nguyện phải rửa mặt và tay chân, khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Mecca và phải phủ phục trán chạm đất; cấm ăn thịt heo, thịt chó, thịt các con vật chết vì bệnh, thịt đã cúng thần và cấm uống rượu. Đạo Hồi chỉ có một điều quan trọng không giống các tôn giáo khác là tuyệt đối không thờ ảnh tượng vì họ quan niệm rằng Ala tỏa khắp mọi nơi, không có một hình tượng nào có thể thể hiện được Ala. Bởi vậy trong thành thất Hồi giáo chỉ trang trí bằng chữ Ảrập chứ không có tượng và tranh ảnh. Chỉ riêng trong đền Caaba ở Mecca có thờ một phiến đá đen từ xưa để lại mà thôi.  Về quan hệ gia đình, Đạo Hồi thừa nhận chế độ đa thê nhưng chỉ cho lấy nhiều nhất là 4 vợ. Đàn ông Hồi giáo có thể lấy người theo Đạo Do Thái hoặc Đạo Kitô làm vợ nhưng không được cưới người theo đa thần giáo. Tuy cho lấy nhiều vợ nhưng Đạo Hồi lại cấm việc lấy nàng hầu. Riêng Muhamat thì ngoại lệ: ông có 10 vợ và 2 nàng hầu  Kinh thánh của Đạo Hồi là kinh Coran, tiếng Ảrập viết là "Kur an", nghĩa là "bài đọc", "bài giảng", trong đó ghi lại những lời nói của Muhamat, nhưng theo tín đồ Hồi giáo, đó là những lời phán bảo của thánh Ala. Kinh Coran được chia làm 144 chương,được sắp xếp theo nguyên tắc dài để trên, ngắn để dưới. Kinh Coran đề cập đến nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực, do đó, đối với người Ảrập, kinh Koran ngoài những nguyên tắc tôn giáo còn là một bản tổng hợp mọi tri thức khoa học, mọi nguyên tắc pháp luật và đạo đức. Lúc đầu, ở Ảrập chưa có pháp luật nào khác ngoài kinh Koran, về sau tuy đã đặt ra pháp luật nhưng vẫn lấy giáo lí của kinh Koan làm nguyên tắc. THÁNH KINH CORAN Tóm lại, "Hồi giáo là gì? ".Theo truyền thuyết, thiên thần, Gabrien đã hỏi Môhamet như vậy. Muhamet đáp: Hồi giáo là tin vào Ala và vị tiên tri của ngài, đọc những kinh cầu nguyện đã chỉ định, bố thí cho người nghèo, nhịn ăn vào tháng Rama đan và hành hương ở thánh địa Mecca. Cầu nguyện, bố thí, nhịn ăn và hành hương là 4 bổn phận của Hồi giáo. Thêm lòng tin vào Ala và vị tiên tri nữa là thành năm cái trụ cột của Hồi giáo.  Giáo lí của Đạo Hồi *Tín điều căn bản đầu tiên của Đạo hồi là tín đồ Hồi giáo chỉ được tin vào một thượng dế duy nhất, tối cao đó là Thánh Ala. *Phải tôn sùng và đề cao Môhamet. *Phải tôn thờ các bạn đồng nghiệp của nhà tiên tri Môhamet. *Tin có kiếp sau:Các tín đồ Hồi giáo tin rằng, sau khi chết con người có thể sống lại và chịu sự phán xét của Thánh Ala vào Ngày tận thế. Thiên đường của Hồi giáo được miêu tả rất hấp dẫn,là một thế giới cực lạc, có suối trong gió mát,có những nàng tiên xinh đẹp,có vườn cây trĩu quả,có suối mật…. Ngược lại địa ngục là nơi ghê rợn, lửa cháy đùng đùng, khói cuộn ngút ngàn.Người bị đày xuống địa ngục cổ đeo gồng xiềng, mình lằn roi vọt,chịu mọi cực hình tra tấn… *Tin tiền định là hạt nhân của thuyết định mệnh Hồi giáo.Các tín đồ Hồi giáo tin rằng số phận con người do Thánh Ala an bài.Trước khi chào đời, tất cả đã được sắp đặt trước, con người không có cách gì cưỡng lại. Đó là định mệnh Giáo luật của đạo Hồi Giáo luật của Đạo Hồi không quá khắt khe,chủ yếu được thể hiện ở năm nghĩa vụ của tín đồ,còn được gọi là ngũ trực (năm cốt đạo) đó là: * Mộ đạo là nguyên tắc cơ bản của Hồi giáo. Để trở thành tín đồ Hồi giáo, chỉ cần tuân theo nguyên tắc này là đủ, tức nói ra một cách long trọng rằng không có thần thánh nào ngoài Allah và Môhamét là đáng tiên tri của người. Qua đó người ấy trở thành người phục tùng thánh Allah, trở thành tín đồ Hồi giáo, người ấy còn phải tuân theo những nghĩa vụ còn lại của tín đồ Hồi giáo chính thống. * Cầu nguyện là nghi lễ bắt buộc phải thực hiện năm lần mỗi ngày, chỉ có những người bệnh tật, yếu đuối và trẻ nhỏ là được giải phóng khỏi việc này. Những người không cầu nguyện năm lần một ngày là những người vô đạo. Cầu nguyện được thực hiện lúc mặt trời mọc, vào buổi trưa, vào buổi giữa chiều, vào lúc mặt trời lặn và trước lúc đi ngủ. Người ta thường thực hiện nó một mình, hoặc là từng nhóm một, thường là ở giáo đường Hồi giáo. Tại giáo đường, vào các ngày thứ năm và các ngày lễ, người ta thường tiến hành những buổi lễ long trọng do những người lãnh đạo được tôn trọng trong giáo đoàn Hồi giáo điều khiển. Trước buổi cầu nguyện, tín đồ Hồi giáo chính thống phải thực hiện nghi lễ tẩy rửa tại một bãi cỏ đạc biệt và hướng về phía Mécca. Trước khi cầu nguyện thì bắt buộc phải nói (thành lời hay lẩm bẩm trong miệng) về chủ ý cầu nguyện của mình, vì chủ ý làm một việc nào đó là rất quan trọng trong Hồi giáo nói chung và luật Hồi giáo nói riêng. Trong trường hợp này, khi cầu nguyện, chủ ý dường như xúi giục đồng ý một điều gì đó, chuẩn bị cho cuộc tiếp xúc long trọng với thánh Allah. Sau đó, người đứng cầu nguyện nâng tay lên ngang mặt, đặt một tay nào vào tay kia và giơ tay thẳng đứng ở trên đầu. Tiếp theo, người ấy quỳ gối xuống và cuối gập đầu xuống đất, đi liền với tất cả những việc làm đó là việc lẩm bẩm biểu thức đức tin và sunah thứ nhất của kinh Coran, ít hơn là những câu kinh khác. Thông thường, tín đồ Hồi giáo không cầu xin thánh Allah điều gì trong lúc cầu nguyện. Trong mỗi lần cầu nguyện, tín đồ Hồi giáo lặp lại nghi lễ cầu nguyện (rakat) hai, có khi ba bốn lần. Vào các ngày thứ năm, số lượng rakat tăng lên, thường đạt tới con số 20 trong thời gian ăn chay. Ngoài năm lần cầu nguyện hàng ngày, những tín đồ Hồi giáo chính thống còn thực hiện những cầu nguyện bổ sung cho người chết, nhân ngày kết hôn, ngày sinh của đứa trẻ, nhân sự kiện hay sự khởi đầu công việc quan trọng. Những buổi cầu nguyện như vậy thường diễn ra với sự hiện diện của imana hay một người am hiểu Hồi giáo. Người ta ngầm hiểu rằng người cầu nguyện cầu xin thánh Allah giúp đỡ, chờ đợi sự chúc phúc của thánh Allah, đặt hy vọng vào sự bảo vệ của thánh Allah. Để những người Hồi giáo chính thống vì công việc hàng ngày mà không quên thời gian cầu nguyện, ở thành phố và nông thôn, người ta dựng những chiếc tháp giáo đường Hồi giáo cao vót ở bên giáo đường, còn đạo sĩ thì cất cao giọng thông báo thời gian cầu nguyện đã tới. Nếu cầu nguyện diễn ra trong thánh đường, thì những người tới đó phảo tiến hành thủ tục tẩy rửa tại một bể đặc biệt có chứa nước tinh khiết, được xây dựng bên cạnh thánh đường. Khi cầu nguyện trong thánh đường, mọi người đều quay mặt về hướng Mécca, tiến hành rakat, lặp lại mọi cử chỉ của imana đứng trước mình cũng đang quay mặt về hướng Mécca. * Ăn chay: tín đồ Hồi giáo chỉ có một đợt ăn chay chính bắt buộc, nhưng lại kéo dài một tháng (ramađan). Trong suốt một tháng, tất cả mọi người, chỉ trừ có trẻ con và người bệnh, từ lúc mặt trời lên cho đến lúc mặt trời lặn, đều không có quyền ăn uống, hơn nữa là vui đùa, giải trí, hút thuốc.. Sau khi mặt trời lặn và trước lúc mặt trời mọc, người ta ăn và uống, một cách rất điềm đạm và sau đó đâu lại vào đấy, nói ra chủ ý của mình là được tha tội và hiến dâng cho Allah. Đến cuối ngày, trước lúc mặt trời lặn, tín đồ Hồi giáo lại cảm tạ thánh Allah, và sau đó mới có thể sử dụng thức ăn trần thế. Việc tuân thủ nghi thức ăn chay được giám sát rất nghiêm ngặt. Nó bắt đầu từ khi xuất hiện trăng non của tháng Ramađan theo mệnh lệnh của quan toà Hồi giáo (kadi). Vì một năm lịch mặt trăng của người Hồi giáo có cả thảy 354 ngày và các tháng theo lịch Hồi giáo kế tiếp lẫn nhau bất chấp mùa trong năm và việc tính lịch thừa nhận trong thế giới hiện đại, nên thời kỳ ăn chay có thể diễn ra không những vào những ngày mùa đông ngắn ngủi mà còn vào cả những ngày mùa hè nóng nực kéo dài, thậm chí cả lúc việc đồng áng nặng nhọc. Nhưng luật là bất di bất dịch, những tín đồ Hồi giáo phải làm việc từ sáng đến tối chiều mà không có thức ăn, không có một giọt nước, hơn nữa, nếu vi phạm thì sẽ bị hình phạt rất nghiêm khắc. Ngoài ramađan, tín đồ Hồi giáo cũng ăn chay vào những dịp khác: nhân thề nguyền, hạn hán, theo quy tắc đền bù những ngày ramađan chưa tiến hành. Không được ăn chay vào ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật (ngoài tháng ramađan). Có thể miễn ăn chay (đối với người già và trẻ em) bằng việc hiến thêm của bố thí. Vào những ngày ăn chay, tín đồ Hồi giáo thường cầu nguyện cẩn thận, còn trong tháng ramađan, năm lần cầu nguyện hàng ngày được bổ sung lần cầu nguyện thứ sáu cũng vào buổi chiều, với 20 rakat, thường là dưới sự điều hành của imana *Bố thí: Mỗi người có tài sản đều phải chia sẻ thu nhập của mình một lần trong năm, dành một phần thu nhập với tư cách là của bố thí cho người nghèo. Của bố thí được những người thu nhập chuyên nghiệp tập hợp lại, người ta thường phân phát nó vào những ngày lễ bằng hiện vật. Ngoài của bố thí bắt buộc (dakiat) với tư cách là nghi lễ tẩy rửa dành cho những người có của và thường được tính theo phần trăm tổng thu nhập của họ, còn có của bố thí bổ sung (sadaka) được biểu thị dưới dạng phần thưởng dành cho những cá nhân riêng biệt, phần thưởng dành cho người nghèo, quà tặng dành cho những nhu cầu hợp ý chúa-xây dựng thánh đường, trường học, bệnh viện. * Hành hương: Đây là rường cột bắt buộc thứ năm và cuối cùng của đức tin. Luật Hồi giáo quy định rằng mỗi tín đồ Hồi giáo khoẻ mạnh một lần trong đời có thể viếng các thánh địa ở Mécca và quỳ lạy Kaaba. Vì thực hiện điều này trên thực tế là không dễ, nên hành hương (hadj) là công việc của lương tâm, danh dự đối với tín đồ Hồi giáo chính thống. Nhiều người cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình, mặc dù chỉ có một số người đạt được điều đó. Hàng năm có khoảng 1 triệu người hành hương đến Mécca. Ngoài ra mỗi người hành hương đều phải tế lễ. Chỉ sau khi thực hiện xong toàn bộ nghi lễ thì người hành hương mới nhận được quyền và có tên gọi danh dự là hodji. Ngoài năm rường cột của đức tin Hồi giáo thường bổ sung một rường cột nữa: cuộc thánh chiến chống lại những kẻ vô đạo. Cuộc thánh chiến như vậy cũng là lời răn thiêng thiêng của tín đồ Hồi giáo chính thống. Điều này không có nghĩa rằng bao giờ cũng phải tiêu diệt mọi người không phải theo tín đồ Hồi giáo. Thời Muhamat, đạo Hồi chỉ mới truyền bá ở bán đảo Ảrập. Sau đó cùng với quá trình chinh phục của Ảrập, đạo Hồi đã truyền bá khắp Tây Á, Trung Á, Bắc Phi và Tây Ban Nha. Trong quá trình ấy, Đạo Hồi đã chia làm hai giáo phái chính là: phái Xumu và phái Shiite. Ngày nay, đạo Hồi được truyền bá rộng rãi trên thế giới, đã thành quốc giáo của 24 nước như: Inđônêxia, Malaixia, Apganixtan, Bănglađet, Pakixtan, Iran, Irắc, các nước A rập Thổ Nhĩ Kì, Xiri, Ai Cập, Libi, Angieerri,… 2.2 Tiếng A rập Trước khi bị người Hồi giáo chinh phục vào khoảng những năm 640, không ai tại Ai Cập, Syrie, Iraq và vùng Bắc Phi nói tiếng Ảrập. Nhưng rồi tiếng Ảrập đã đến với họ như là ngôn ngữ thống trị, ngôn ngữ của tầng lớp lãnh đạo, ngôn ngữ của tôn giáo và nó dần dần đã tiêu diệt các thứ tiếng khác.  Chữ viết Ảrập cũng khá đặc biệt. Giáo sư Robert Hillenbrand thuộc đại học Edinburgh cho biết những đường cong lã lướt của lối viết này là một trong số những đặc tính thẩm mỹ tạo hình đặc trưng nhất của văn minh Hồi giáo.  “Ngoài ý nghĩa về tôn giáo, chữ viết Ảrập còn là một biểu hiệu văn hoá. Hình dáng độc đáo của chữ Ảrập luôn luôn nhắc nhở đến văn minh Hồi giáo. Thật không có một nền văn minh nào sử dụng chữ viết trong nghệ thuật nhiều như là thế giới Hồi giáo cả.”  “Người Hồi viết chữ lên những cái bình, cái khay, lên khăn bàn, lên nhà cửa, vv... không chừa một chỗ nào cả.”  Dù tại những nơi Hồi giáo bành trướng đến, tiếng Ảrập đã lấn áp các ngôn ngữ khác, Hồi giáo vẫn chịu ảnh hưởng của những nền văn hóa bị trị.  Chẳng hạn như trước khi bị Hồi giáo tràn ngập, Persia hay Ba Tư - mà nay là Iran - đã có một nền văn hoá cao, và đã để lại một dấu ấn sâu đậm lên nền văn minh Hồi giáo sơ khai, và dưới sự cai trị của Hồi giáo, tiếng Ba Tư vẫn tiếp tục phát triển.  Trong văn minh Hồi giáo, hầu hết các tác phẩm văn chương đều là thi ca - giống như là văn học thời tiền Hồi giáo và các nhà thơ là những nhân vật có địa vị trong xã hội.  2.3 Văn học Văn học Ả rập có những thành tựu rất xuất sắc, chủ yếu biểu hiện ở hai mặt: Thơ và truyện. Trước khi nhà nước ra đời, ở Ả rập có rất nhiều thơ ca truyền miệng. Lúc bấy giờ trong dân gian có rất nhiều thi sĩ. Họ thường ngâm thơ cho các bộ lạc du mục nghe. Từ nửa thế kỉ VII về sau, thơ ca chép bằng chữ viết ra đời. Kế thừa truyền thống thơ ca đời trước, các bài thơ trong thời kì này tập trung thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời mà phần lớn ca ngợi chiến công, tình yêu,rượu ngon. Thời kì phát triển rực rỡ nhất của thơ ca Ả rập là từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XI. Trên cơ sở nền thơ ca đời trước, giữa thế kỉ IX, hai thầy trò, Abu Tammam đã sưu tầm và hiệu đính thành 1 tác phẩm gồm hai tập lấy tựa đề là : "Anh dũng ca". Trong đó bao gồm tác phẩm của hơn 500 thi sĩ Ả rập thời xưa. Đến thế kỉ X, Abu Lơ Faraj lại soạn 1 tuyển tập thơ lớn gồm gần 20 cuốn lấy tựa đề là:"Thi ca tập". trong đó đưa vào rất nhiều thơ của các tác giả thời trước. Trong thời kì này, ở Ả rập xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng, tiêu biểu là:Abu Nuvat, Abu lơ Ala Maari. Về văn xuôi, nổi tiếng nhất là tập Nghìn lẻ một đêm hình thành từ thế kỉ X đến thế kỉ XII. Những truyện trong tác phẩm này bắt nguồn từ tập "Một nghìn câu chuyện" của Ba Tư ra đời từ thế kỉ VI, dần dần được bổ sung bằng các truyện thần thoại của Ấn Độ, Ai Cập, Hi Lạp... rồi cải biên và gắn lại với nhau thành một truyện dài xảy ra trong cung vua Ả rập. Tập truyện li kì, hấp dẫn này phản ánh cuộc sống, phong tục, tập quán và ước nguyện của nhân dân các dân tộc trong đế quốc Ả rập. Năm 1700, một người ở Xiri đã gửi một bản chép tay tác phẩm này cho nhà phương Đông học Pháp Artoine Galland. Ông đã dịch tác phẩm này ra tiếng Pháp, lấy nhan đề là Nghìn lẻ một đêm và xuất bản lần đầu tiên ở Pari năm 1704. Sau đó, tác phẩm này được dịch ra các thứ tiếng khác và rất được nhiều người ưa thích.  Bản viết tay tiếng Ả Rập của Nghìn lẻ một đêm ghi lại năm 1300 Tóm tắt truyện :Nghìn lẻ một đêm Kho tàng truyện cổ vô cùng đa dạng của Nghìn lẻ một đêm được kết nối xoay quanh một trục đơn giản: Xưa kia ở miền Đông A-rập, thờiSassanid có một vị vua Ba Tư Shahryar. Vị vua ngự trị trên một hòn đảo không rõ tên "ở giữa Ấn Độ và Trung Quốc" (trong các bản dịch tiếng Ả Rập hiện nay thì ông ta là vua của Ấn Độ và Trung Quốc). Vì hoàng hậu ngoại tình nên đâm ra chán ghét tất cả đàn bà, tính nết trở nên hung bạo. Để thỏa cơn thịnh nộ điên loạn, cứ mỗi ngày ông ta cưới một cô gái và sau một đêm mặn nồng lại sai lính đem giết (trong một số bản: ba đêm một lần). Thấy đất nước lâm nguy,Sheherazade xin cha cho mình được một đêm hưởng ân sủng của hoàng thượng. Viên tể tướng rất đau lòng khi thấy con mình như vậy vì ông biết sau đêm đó nàng sẽ chết. Nhưng trước sự quyết tâm của con ông đành phải đem con dâng cho vua Schahriar.Là cô gái thông minh, tài trí lại giàu nghị lực, nên sau nàng đã tìm được cách để thoát khỏi cái chết. Nàng cùng với sự giúp đỡ của em gái nàng là Dinarzade, nàng nhờ em đánh thức mình dậy khi trời sắp sáng và yêu cầu ngàng kể chuyện. Những câu chuyện được xắp sếp khéo léo để đúng khi mặt trời mọc là lúc hấp dẫn nhất, nàng kín đáo dừng lại khi chuyện chưa chấm dứt khiến vua còn nóng lòng muốn nghe đoạn tiếp, không thể ra lệnh xử tử nàng. Trong suốt một nghìn lẻ một đêm, nàng Sheherazade đã liên tục kể những chuyện về tình yêu, chiến tranh và pháp thuật, về những vị vua cũng như bọn ăn mày, về những xứ sở mà kim cương nhiều hơn đá sỏi, về những cô gái đẹp, về cả những mưu toan diễn ra trong các ngõ hẻm hay các khu chợ tại các thành phố phương Đông. Hai nàng cũng kể về những thị trấn, sa mạc, hải đảo xa xôi, nơi các vị phù thủy sử dụng pháp thuật, về các loài ngựa biết bay, chó biết nói, người hóa cá, cá lớn hơn cá voi, chim khổng lồ. Nàng kể về những cặp tình nhân trong các túp lều tồi tàn, họ có thể là người gan dạ hoặc hèn nhát, nhưng tất cả đều đa tình và biết hy sinh vì người yêu. Bối cảnh của các chuyện của nàng ở phương Đông, phần lớn xoay quanh các thành phố huyền thoại Bagdad, Cairo và Damascus. Hàng ngàn đêm trôi qua, cuối cùng nhà vua bị cảm hóa, tình yêu cuộc sống và con người trỗi dậy khiến ông ta đã quên khuấy việc giết người. Cảm phục nàng Sheherazade, vua đã bãi bỏ lệnh bắt con gái để giết một cách tàn nhẫn và đồng ý cưới nàng làm vợ bằng một đám cưới linh đình, sau đó cùng nhau sống hạnh phúc đến bạc đầu và họ có với nhau ba người con trai. Hoàng hậu Sheherazade đang kể truyện cho đức vua Shahryar nghe Ngoài Nghìn lẻ một đêm, ở Ả rập còn có một tập truyện được lưu hành rất rộng, đó là tập Ngụ ngôn. Tập truyện này vốn là của Ấn Độ, viết bằng tiếng Phạn, được truyền sang Ba Tư từ thế kỉ VI, đến thế kỉ VIII thì được dịch ra tiếngA Rập. Sau đó, nguyên bản tiếng Phạn mất, chỉ còn bản tiếng Ả rập, nhờ vậy đã được dịch ra 40 thứ tiếng.Văn học A rập không có tiểu thuyết vì theo cách đánh giá của các nhà đông phương học Âu châu thì người phương đông không ưa những cốt truyện phức tạp. Họ chỉ thích nghe những truyện ngắn và kết thúc có hậu 2.4* Nghệ thuật Cư dân A Rập vốn lấy nền kinh tế chăn nuôi du mục và buôn bán làm nền tảng nên khi quốc gia A rập mới thành lập,nền nghệ thuật A rập,đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc còn rất nghèo nàn.chỉ từ khi vượt ra ngoài biên giới A Rập,tiếp xúc với các nền văn minh đi trước của các nước trong khu vực,tiếp thu và học hỏi nền nghệ thuật của các nước này,nền nghệ thuật A rập mới đạt được các thành tựa đáng kể * Nghệ thuật kiến trúc Nghệ thuật kiến trúc A Rập chủ yếu thể hiện ở việc xây dựng cung điệnvà các thánh đường Hồi giáo.Kiến trúc cũng phản ánh đời sống vật chất và tinh thần,trình độ phát triển cũng như tài năng của người A Rập. Các cung điện xưa của các vua Hồi giáo rất to lớn và lộng lẫy, nhưng còn giữ đến ngày nay không còn nhiều.Tiêu biểu nhất là cung điện Alambra ở Garanađa (Tây Ban Nha). Cung điện Alhambra Các công trình kiến trúc đẹp nhất,được chăm chút nhất là các Thánh đường Hồi giáo.Đặc điểm chung của các Thánh đường Hồi giáo là các mái vòm kiểu Bidantium, cột thon nhỏ kiểu Ba Tư,cửa uốn hình bầu dục,hình móng nhọn và được trang trí rất đẹp. Đại thánh đường ở Mecca  *Nghệ thuật điêu khắc Các nhà điêu khắc A Rập không được phép đục tường,họ chỉ chạm trổ các hình để trang hoàng.Họ khéo đục đá,nặn đồ giả cẩm thạch thành nhiều hình rồi làm cho nó cứng lại.Ngoài ra,các thợ đúc kim loại,thợ làm đồ sành sứ,thợ làm nghề thủy tinh của A Rập cũng làm ra được nhiều sản phẩm đẹp,trên mặt các sản phẩm đó, nghệ thuật trang trí (chạm trổ,khảm hình,khắc chữ) đạt đến trình độ điêu luyện. Điêu khắc trên đá Âm nhạc Âm nhạc lúc đầu cũng bị cấm vì truyền thuyết nói Muhamat cho rằng lời ca, tiếng hát, điệu vũ của phụ nữ cũng như tiếng các nhạc cụ là tiếng dụ dỗ của quỉ sứ để đày con người xuống địa ngục. Về sau, người ta cho rằng: rượu như thể xác, âm nhạc như linh hồn, nhờ hai thứ đó mà cuộc sống con người mới được vui vẻ. Vì vậy, âm nhạc dần dần được thịnh hành. Tuy vậy, nhạc Ả rập thường đơn điệu, buồn tẻ. Trong quá trình ấy, từ thế kỉ VII, ở Ả rập đã biết:"Âm nhạc có thể đo được". Tư liệu này nói lên rằng lúc bấy giờ ở Ả rập đã biết kí âm thể hiện độ cao và độ dài của các nốt nhạc.Trong khi đó ở châu Âu, mãi đến cuối thế kỉ XII mới biết vấn đề đó. Người Ả rập cũng đẫ phát minh ra rất nhiều loại nhạc cụ như: đàn lút(luth), đàn lia(lyre), sáo, trống, chũm chọe, tù và,... Đàn lút giống như đàn măngđôlin, đàn luat lớn gọi là Kitara. Tương truyền rằng, cũng chính ngưới Ả rập là người đầu tiên sử dụng cây đũa nhạc trưởng. Sau khi âm nhạc trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được thì Hồi giáo cũng phải dùng nó trong các buổi lễ. Tuy vậy, cũng như họa sĩ, địa vị của người nhạc sĩ rất thấp kém. Nhạc và vũ thường dành cho nô tì, vì vậy có một số người cho rằng sự làm chứng của nhạc sĩ là không có giá trị. Về sau,do chịu ảnh hưởng của Hi Lạp và Ba Tư nên mới bớt thái đọ khinh thường nhạc. 2.5* Khoa học tự nhiên Là một nước thành lập rất muộn,lúc đầu A rập tương đối lạc hậu về các lĩnh vực khoa học tư nhiên. . Nhưng nhờ học tập được các thành tựu của các nền văn minh xung quanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp nên khoa học của A rập đã phát triển nhanh và đạt được nhiều thành tựa đáng trân trọng. Thế giới A rập huyền bí cũng đã sản sinh cho nhân loại nhiều tài năng, những nhà bác học có tên tuổi gắn liền với nhiều lĩnh vực khoa học. * Thiên văn học Thiên văn học là ngành khoa học khá phát triển ở A rập.Hầu như thành phố nào cũng có đài thiên văn để quan sát bầu trời và các vì tinh tú.Nổi tiếng là đài thiên văn ở Bátđa,thu hút các nhà bác học từ nhiều nơi đến làm việc.Người A rập cũng cho rằng Trái Đất tròn, hơn nữa, Al-Biruni_học giả tiêu biểu nhất của Ả rập cuối thế kỉ X đầu thế kỉ XI còn biết rằng vật gì cũng bị hút về phía trung tâm Trái Đất. Tuy nhiên ông lại không dứt khoát khi nói: hoặc Trái Đất quay xung quanh địa trục một vòng mỗi ngày và mỗi năm quay xung quanh Mặt Trời một vòng hoặc ngược lại, Mặt Trời mỗi ngày quay xung quanh nhật trục một vòng và mỗi năm quay xung quanh Trái Đất nột vòng, cả hai cách giải thích đều đúng. *Toán học Người Arập đã tiếp tục phát triển các môn đại số học, lượng giác học, hình học và hoàn thiện hệ thống chữ số. Nhà Đại số học Arập nổi tiếng nhất là Môhamet Ibơn Muxa tức An Khoaridơmi (780-855). Tác phẩm Đại số học của ông là quyển sách đầu tiên về môn khoa học này. Chính vì vậy chữ Algèbre trong tiếng Pháp và Algebra trong tiếng Anh (Đại số học) là bắt nguồn từ chữ Alfabr (có nghĩa là phục hồi nguyên trạng) trong tiếng Arập. Nhà toán học Abu Apđala al-Battani (850-929) thì lại có nhiều đóng góp về môn Lượng giác học. Các khái niệm sin, cosin, tang, cotang mà ngày nay chúng ta sử dụng là do ông đặt ra. Người Arập còn có công lớn trong việc cải tiến và truyền bá hệ thống chữ số. Từ thế kỷ VIII, Arập đã dịch sách Xitđanta (Siddhantas), tác phẩm thiên văn học của ấn Độ viết từ thế kỷ V TCN. Có lẽ do công việc này mà người Arập đã học tập được 10 chữ số của ấn Độ. Năm 813 An Khoariđơmi (Al-Khwarizmi) đã dùng chữ số ấn Độ trong môn thiên văn học. Khoảng năm 825 ông viết một cuốn sách nhan đề là "An Khoariđơmi viết về con số ấn Độ". Năm 976, Môhamet Ibơn Amát nói khi làm toán nếu không có số nào xuất hiện ở hàng chục thì phải dùng một vòng tròn nhỏ thay vàođể giữ hàng. Người Arập gọi vòng tròn ấy là Sifr nghĩa là trống không, tiếng Latinh đổi thành Zephyrum, người ý gọi tắt là Zero. Về địa lí học Người Ả rập đã dùng phương pháp cùng một lúc lấy vị trí của Mặt Trời ở hai điểm trên mặt đất và tính được 1 độ của Trái Đất dài hơn 90km và chu vi của Trái Đất là 30.000 km như vậy là gần đúng. Do thương nghiệp phát triển sớm, người Ả rập có điều kiện đi đây đi đó nên từ thế kỉ IX, Ả rập đã có một số tác phẩm mô tả về Trung Quốc, Ấn Độ, Xrilanka. Đến cuối thế kỉ X, Ả rập còn có một tác phẩm địa lí rất quan trọng, đó là quyển Địa chí Đế quốc Hồi giáo của Muhamat Al- Mucadaxi. Vào thế kỉ XII, Ả rập có hai nhà địa lí học rất nổi tiếng là Al- Iđrixi và Abu- Apđala Yacut. Theo yêu cầu của Vua Xiri Rôgiê II, Al- Iđrixi đã viết một tác phẩm nhan đề là Sách của Rôgiê. Trong sách này, ông lại chia Trái Đất làm 7 miền khí hậu, mỗi miền lại chia làm 10 phần, mỗi phần có vẽ một bản đồ tương đối chi tiết. Abu-Apđala Yacut mặc dầu cuộc đời trải qua nhiều gian truân nhưng đã hoàn thành được một bộ sách địa lí rất dày, trong đó tập hợp hầu hết những hiểu biết về Trái Đất của thời bấy giờ. * Vật lí học Nhà khoa học tiêu biểu nhất là Al Haitoham sinh năm 965 và lĩnh vực ông có nhiều cống hiến nhất là quang học. Tác phẩm Sách quang học của ông được đánh giá là tác phẩm có tính chất khoa học nhất thời trung đại. Ông giải thích được rằng: " Hình thể của vật và con mắt người ta nhờ một vật trong suốt" tức là ông muốn nói đến thủy tinh thể. Ông cũng đã biết sự khúc xạ của ánh sáng trong không khí và nước, chính vì sự khúc xạ ấy mà Mặt Trời và Mặt Trăng khi ở gần chân trời thì nhìn thấy lớn hơn khi đã lên cao. Cũng do sự khúc xạ ánh sáng trong không khí mà chúng ta nhìn thấy tia sáng Mặt Trời khi Mặt Trời đã xuống tới 19 độ dưới chân trời. Căn cứ vào đó ông tính được lớp khí quyển xung quanh Trái Đất dày đến 15km. Ông còn nghiên cứu tác động của ánh sáng chiếu trên các gương lồi, gương lõm và các thấu kính hội tụ. Những ý kiến của ông có ảnh hưởng rất lớn đối với các nhà khoa học châu Âu. Chính nhờ sự gợi ý của ông mà các nhà khoa học phương Tây đã chế ra được kính hiển vi và kính viễn vọng. *Hóa học Đóng góp của người A rập cũng rất quan trọng. Chính người Ả rập đã chế tạo ra nồi cất trước tiên và đặt tên là al-ambik, do đó nay tiếng Pháp gọi là alambic. Họ cũng đã phân tích được nhiều chất hóa học, đã phân biệt được bazơ và axit, lại còn bào chế được nhiều loại thuốc. Người A rập còn quan niệm rằng kim loại nào phân tích tới cùng đều có những nguyên tố như nhau, do đó có thể làm cho loại này biến thành loại khác. Vì vậy, họ cho rằng từ sắt, đồng,chì có thể tạo ra vàng bạc nhưng muốn thực hiện được thì phải có một chất xúc tác mà họ chưa tìm thấy. * Sinh học Từ thế kỉ IX, Otman Am an-Giahip đã nêu ra thuyết tiến hóa, cho rằng từ khoáng vật tiến hóa thành thực vật rồi đến động vật, đến người. Trong sinh học_lĩnh vực được người Ả rập quan tâm nhiều nhất là thực vật học. Từ sớm, họ đã sớm biết ghép cây, tạo ra các giống mới. Nhà thực vật học tiêu biểu đầu thế kỉ XIII là Baita. Ông đã tổng hợp các kiến thức về thực vật học của người Ả rập thành một tác phẩm lớn, một tác phẩm được coi là cơ sở của môn thực vật học và được sử dụng đến thế kỉ XVI. Một nhà thực vật khác là Avan trong tác phẩm sách của nông dân đã hướng dẫn cách trồng 585 loại cây và 50 loại cây ăn quả, hướng dẫn cách ghép cây, Y học Tuy bị cấm giải phẫu và mổ tử thi nhưng Ả rập vẫn là nước có nền y học rất phát triển. Các thầy thuốc Ả rập đã biết cách chữa triất nhiều loại bệnh thuộc nội ngoại khoa, đặc biệt giỏi về khoa mắt. Có lẽ vì xứ Ả rập nhiều cát gió, nhiều người bị đau mắt nên các thầy thuốc quan tâm đến bệnh này nhiều hơn. Thành tựu y học của Ả rập còn thể hiện ở chỗ nhiều tác phẩm y học đã được biên soạn như: Mười khái luận về mắt của Isac, Sách chỉ dẫ cho các thầy thuốc khoa mắt của Ixa, Bệnh đậu mùa và bệnh sởi của Randi, Tiêu chuẩn y học của Xina... Nhiều tác phẩm trong số này được dịch ra tiến gLatinh và được dùng trong các trường Y khoa ở Tây Âu trong nhiều thế kỉ. Ả rập có một đội ngũ thầy thuốc rất đông đảo, trong đó tiêu biểu nhất là Radi (người châu Âu gọi là Khadet), Xina (người châu Âu gọi là Avixen), Zuhr (người châu Âu gọi là Arendoa). Danh tiếng những người này vang tận Tây Âu, do vậy ngày nay ở Đại học Y khoa Pari vẫn treo chân dung của Radi và Xina. Để chữa bệnh cho nhân dân, nhà nước Ả rập đã thành lập trong toàn đế quốc rất nhiều bệnh viện để chữa bệnh miễn phí cho mọi tầng lớp nhân dân. Lớn nhất trong số bệnh viện đó là bệnh viện Manxua xây ở Cairo vào cuối thế kỉ XIII. Bệnh viện này gồm 4 tòa nhà, trong đó có phòng khám bệnh, phòng phát thuốc, phòng thí nghiệm, phòng bệnh nhân, phòng họp, thánh thất, thư viện, phòng tắm, nhà bếp. Những người bị bệnh mất ngủ được ru ngủ bằng một thứ nhạc êm ái và được nghe những người chuyên môn kể chuyện. Bệnh nhân nghèo khi xuất viện còn được tặng một số tiền để khỏi làm việc nga \ Ngoài các bệnh viện, nhà nước còn tổ chức các đoàn thầy thuốc đến các thầy thuốc để chữa bệnh cho dân. Một số thầy thuốc còn được thường xuyên cử đến các nhà lao để khám bệnh cho các tù nhân. Như vậy, có thể nói, trong thời Trung đại, Ả rập là nước có những thành tựu rất lớn về y học và là nước đứng hàng đầu thế giới về sự nghiệp y tế. 2.6 Giáo dục A rập sở dỉ có nền văn hóa cao như vậy, một phần quan trọng là do sự nghiệp giáo dục.Theo truyền thuyết Môhamét rất khuyến khích việc mở rộng kiến thức.Ông nói: " Kẻ nào từ biệt gia dìnhđể đi tìm hiểu thêm và mở mang trí thức là kẻ đó đang đi trên con đường của Chúa…Mực các ngà bác học còn linh thiêng hơn máu của người tư vi đạo". Tuy không có tổ chức chặt chẽ nhưng chế độ giáo dục của A rập cũng bao gồm ba cấp : tiểu học, trung học và đại học.Xây dựng các trường học đặc biệt trong thời kì hùng mạnh của mình những người cầm đầu đế quốc Arập đã xây dựng 3 trường đại học lớn ở Cairô (Ai Cập), Bátđa (I rắc), Coócđôba (Tây Ban Nha). Trường Đại học Cairô bắt đầu thành lập năm 988.Lúc đầu chỉ là một lớp học ở trong thánh thất gồm 35 sinh viên. Sau đó sinh viên khắp đế quốc A rậpđều về đây học tập,do đó số sinh viên lên đến 10.000 người.Nhà trườngcó một đội ngũ giáo sư khoảng 300 người thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn. Đây là trường cổ nhất ở Ai cập. Bên cạnh hệ thống trường học, trên toàn đế quốc đã xây dựng rất nhiều thư viện * 2.7 Sử học Sử học A rập bắt đầu phát triển ở thế kỉ VIII. Năm 763, Môhamét Ibn Isắc viết về cuộc đời nhà tiên tri Môhamét. Đây là cuốn sách viết bằng văn xuôi đầu tiên còn lại đến ngày nay. Al Tabari (839-923), được coi là nhà sử học Hồi giáo lớn nhất.Ông là người Ba Tư, sinh ở Tabarixtan, mất ở Bátđa. Ông đã dành tới 40 năm để viết cuốn Lịch sử các nhà truyền đạo và các Khalíp, gồm 15 tập lớn. Al Maxuđi -một nhà du lịch, một nhà địa lí, đồng thời là một nhà sử học lớn. do đi nhiều biết rộng Al Maxuđi đã tập hợp nhiều tài liệu văn minh phương đông trong cuốn Những đồng cỏ vàng và những mỏ đá quý. Gần cuối đời, ông cho xuất bản Sách báo trước, bàn về một số tư tưởng triết học, khoa học và lịch sử, nhưng cũng vì nó mà ông bị lưu đày. Ông mất ở Cai rô (Ai Cập) năm 956. 3 Đóng góp Nền văn hóa A rập phát triển rực rỡ và toàn diện. Cư dân A rập đã đóng góp vào kho tàng văn minh nhân loại nhiều thành tựu rất có giá trị, trong đó có hai đóng góp to lớn nhất: · Thứ nhất: Người A rập giữ lại cho loại người nhiều giá trị văn hóa thế giới cổ đại, dịch được sách cổ của Hi Lạp và Rô Ma cổ đại. Bằng chứng là sau khi lập quốc không lâu,A rập đã cho dịch nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Hi lạp, tiếng Xiri, tiếng Phạn…Năm 830, Vương triều Apbátxít xây dựng một trung tâm khoa học bao gồm một viện khoa học, một đài thiên văn và một thư viện. Cơ quan này đã tuyển dụng một đội ngũ đông đảo các phiên dịch viên. Người đứng đầu đội ngủ phiên dịch này là Hunai Ibn Ishak.Riêng ông đã dịch tới hơn một trăm tác phẩm ra tiếng A rập, trong đó có kinh Cựu ước và nhiều tác phẩm của Arixtốt, Platôn, Ptôlêmê… Các ông vua Hồi giáo cũng là những người khuyến khích cho khoa học phát triển bằng cách trả thù lao rất hậu cho những người làm công tác dịch thuật: dịch phẩm cân năng bao nhiêu thì được trả bấy nhiêu vàng. Đến giữa thế kỉ IX, hầu hết các tác phẩm về toán học, thiên văn học, y học của Hi Lạp đã được dịch sang tiếng A rập. · Thứ hai: Người A rập đóng vai trò trung gian cho việc giao lưu văn hóa giữa phương đông và phương tây. Bằng chứng là họ đã nhập cảng nhiều lần ở Châu Á đưa sang Châu Âu như lúa, gạo, mía, chà là, bông, đay, nghệ, dâu tằm và nhiều loại hoa quả. Công lao to lớn của người A rập đối với Châu Âu là truyền bá ba phát minh lớn của Trung Quốc sang Châu Âu, đó là kỉ thuật làm giấy và nghề in, thuốc súng và la bàn. V. Kết luận Qua những thành tựu mà văn minh A rập đã đạt được, chúng ta có thể khẳng định rằng đây là một trong những nền văn minh lớn của thế giới. Cùng với các nền văn minh Ai cập, Lưỡng Hà, ấn độ, Hi Lạp, Rôma, Trung Quốc,A rập cũng đã cống hiến rất nhiều cho nhân loại trên tất cả các lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, khoa học và giáo dục TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách Lịch sử văn minh thế giới của Vũ Dương Ninh ( chủ biên), Nguyển Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng,Đinh Ngọc Bảo. 2.Sách Lịch sử văn hóa cổ trung đại của Lương Ninh (chủ biên), Nguyễn Gia Phu,Đinh Ngọc Bảo, Dương Duy Bằng. 3.Lịch sử thế giới cổ trung đại của Nghiêm Đình Vy (chủ biên), Lại Bích Ngọc, Lương Kim Thoa, Nguyễn Văn Đoan. 4.Lịch sử thế giới trung đại của Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La 5.Giáo trình đại cương lịch sử thế giới của PGS-TS Nguyễn Văn Tận, PGS-TS Lê Văn Anh, Phạm Hồng Việt TÀI LIỆU MỞ RỘNG 6.Các website http:// www.goole.com.vn http:// tailieu.vn  nhanvan.org http:// www.bdu.edu.vn http :www.khoahoc.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐóng góp của văn minh A rập cho nhân loại.docx