MỤC LỤC
Mở đầu
Kinh tế tri thức - một sản phẩm mới cực kì quan trọng, có thể nói là hết sức cơ bản của thời đai thông tin.Theo nhận định của Francis Bacon: “Tri thức là sức mạnh”luôn đúng với mọi thời đại tuy nhiên, chưa bao giờ vai trò của tri thức lại nổi bật như hiện nay. Kinh tế mới là động lực quyết định nhất thúc đẩy sự phát triển của nhân loại, là thời cơ và thách thức đối với vận mệnh của các quốc gia lớn nhỏ Góp một phần rất quan trọng và tồn tại song song với nền kinh tế tri thức thì không thể không nói đến khoa học công nghệ hiện đại và đây cũng là con đường đi đến công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng IX đã khẳng định nhiệm vụ đẩy mạnh hiện đại hoá, hiện đại hoá nhằm phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp. Đó là nhiệm vụ hết sức nặng nề bởi lẽ xét toàn cục,nước ta chưa thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển,trình độ phát triểnchung còn thấp kém, khoảng cách giữa nước ta và các nước không những chậm được thu hẹp mà còn có nguy cơ mở rộng. Hiện nay GDP bình quân đầu người của nước ta bằng khoảng 1/12 mức bình quân chung của thế giới, thuộc nhóm các nước nghèo nhất thế giới. Trong điều kiện đó việc tìm ra con đường hợp lý, đưa ra những giải pháp thích ứng để đạt mục tiêu đã xác định có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội IX đã xác định: “con đường công nghiệp hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với những nước đi trước, vừa có những bước đi tuần tự vừa có những bước đi nhảy vọt”. Vì vậy công nghiệp hoá - hiện đại là mục tiêu trước tiên và cần thiết để đưa nước ta ngày một giàu mạnh.
I. Một số quan niệm về kinh tế tri thức
1. Về tên gọi
2. Khái niệm
3. Đặc trưng của kinh tế tri thức
II. Động lực cho sự phát triển kinh tế tri thức
1. Động lực của kinh tế tri thức theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WBI).
2. Động lực của kinh tế tri thức theo cách tiếp của GS.TS Hoàng Xuân Phương
3. Các nước đang phát triển có thể rút ra được gì?
III. Kết luận
23 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3839 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN
Môn: Kinh tế tri thức
Chuyên đề 2: Động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức
MỤC LỤC
Mở đầu
I. Một số quan niệm về kinh tế tri thức
1. Về tên gọi
2. Khái niệm
3. Đặc trưng của kinh tế tri thức
II. Động lực cho sự phát triển kinh tế tri thức
1. Động lực của kinh tế tri thức theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WBI).
2. Động lực của kinh tế tri thức theo cách tiếp của GS.TS Hoàng Xuân Phương
3. Các nước đang phát triển có thể rút ra được gì?
III. Kết luận
MỞ ĐẦU
Kinh tế tri thức - một sản phẩm mới cực kì quan trọng, có thể nói là hết sức cơ bản của thời đai thông tin.Theo nhận định của Francis Bacon: “Tri thức là sức mạnh”luôn đúng với mọi thời đại tuy nhiên, chưa bao giờ vai trò của tri thức lại nổi bật như hiện nay. Kinh tế mới là động lực quyết định nhất thúc đẩy sự phát triển của nhân loại, là thời cơ và thách thức đối với vận mệnh của các quốc gia lớn nhỏ…Góp một phần rất quan trọng và tồn tại song song với nền kinh tế tri thức thì không thể không nói đến khoa học công nghệ hiện đại và đây cũng là con đường đi đến công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng IX đã khẳng định nhiệm vụ đẩy mạnh hiện đại hoá, hiện đại hoá nhằm phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp. Đó là nhiệm vụ hết sức nặng nề bởi lẽ xét toàn cục,nước ta chưa thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển,trình độ phát triểnchung còn thấp kém, khoảng cách giữa nước ta và các nước không những chậm được thu hẹp mà còn có nguy cơ mở rộng. Hiện nay GDP bình quân đầu người của nước ta bằng khoảng 1/12 mức bình quân chung của thế giới, thuộc nhóm các nước nghèo nhất thế giới. Trong điều kiện đó việc tìm ra con đường hợp lý, đưa ra những giải pháp thích ứng để đạt mục tiêu đã xác định có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội IX đã xác định: “con đường công nghiệp hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với những nước đi trước, vừa có những bước đi tuần tự vừa có những bước đi nhảy vọt”. Vì vậy công nghiệp hoá - hiện đại là mục tiêu trước tiên và cần thiết để đưa nước ta ngày một giàu mạnh.
I. Một số quan niệm về kinh tế tri thức
1. Về tên gọi
Những năm gần đây trong nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và trong nhiều văn bản chiến lược phát triển của các quốc gia, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế như:
“Kinh tế thông tin-information economy”, “kinh tế mạng – network economy”, “kinh tế số - digital economy”(nói lên vai trò quyết định của công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế).
“Kinh tế học hỏi – learning economy” (nói lên động lực chủ yếu của nền kinh tế là sự học tập suốt đời của con người).
“ Kinh tế dựa vào tri thức – knowledge based economy”, “ kinh tế dẫn dắt bởi tri thức – knowledge driven economy”, “kinh tế tri thức – knowledge economy” ( nói lên vai trò quyết định của tri thức và công nghệ đối với phát triển kinh tế).
“ Kinh tế mới – new economy” ( là tên gọi chung, không xác định nội dung).
Trong số các tên gọi trên, kinh tế tri thức là tên gọi thường dùng nhất. Tổ chức OECD chính thức dùng từ năm 1996. Tên gọi này nói lên được nội dung cốt lõi của nền kinh tế mới, còn kinh tế thông tin, kinh tế số chỉ mới nói về công nghệ thông tin, mặc dù công nghệ thông tin là nội dung chủ yếu nhất nhưng không bao gồm được các yếu tố tri thức và công nghệ khác.
2. Khái niệm
Kinh tế tri thức là một khái niệm xuất hiện vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nó không có trong chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như trong các tài liệu triết học trước đó. Nhưng chỉ mới gần đây nó mới rộ lên, nhất là từ khi phát triển máy tính cá nhân, rồi Internet và xa lộ thông tin. Do đó đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về kinh tế tri thức:
Theo Giáo sư - Viện sĩ Đặng Hữu, kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Kinh tế tri thức phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, theo đó, trong từng sản phẩm và trong tổng sản phẩm quốc dân thì hàm lượng lao động cơ bắp, hao phí lao động cơ bắp giảm đi rất nhiều trong khi hàm lượng tri thức, hao phí lao động tri thức tăng lên vô cùng lớn. Những ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ là những ngành có tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế của đất nước.
Năm 1996, OECD đưa ra định nghĩa: “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống” .
Năm 2000, APEC cũng quan niệm: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh tế.
Theo GS.TS Hoàng Xuân Phương thì có hai cách định nghĩa về nền kinh tế tri thức:
Thứ nhất, đó là nền kinh tế của các tri thức hay còn gọi là nền quản trị tri thức, theo đó những hiểu biết hay công nghệ kết tinh từ quá trình đầu tư và lao động trở thành những sản phẩm cụ thể, những mặt hàng có thể trao đổi, buôn bán, sang nhượng hay góp vốn trong các thị trường.
Thứ hai, đó là nền kinh tế dựa trên tri thức. Ở đây sự hiểu biết trở thành công cụ, một thứ nhà máy vô hình để sản xuất ra các thứ hàng hóa và tích thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vai trò của sự hiểu biết (know-how) rất quan trọng bởi có tính cạnh tranh cao nhờ vào khả năng phi vật thể hóa (dematerialisation) trước ba sức ép lớn lên nền kinh tế hiện nay gồm tài nguyên cạn kiệt, dân số gia tăng và biến đổi khí hậu.
Định nghĩa thứ hai mỗi ngày mỗi được sử dụng nhiều hơn bởi chiều hướng chuyển đổi sang nền kinh tế mới là tất yếu và toàn cầu. Sự chuyển đổi này bắt đầu từ các nền kinh tế với hạ tầng gồm hai thành phần là tư bản vốn (capital) và sức lao động (labor) sang nền kinh tế được bổ sung hạ tầng thứ ba là hệ thống tri thức (knowledge) bao gồm các hiểu biết, công nghệ và kỹ năng.
Có nhiều ý kiến khác nhau về việc nước ta đã có hay đã sẵn sàng cho tiến trình hội nhập kinh tế tri thức. Nếu xét theo định nghĩa thứ nhất thì chúng ta chưa có và rất khó có nền kinh tế tri thức bởi yếu kém cả ba cơ sở hạ tầng.
Nhưng xét theo định nghĩa thứ hai thì người Việt Nam với tư chất thông minh và sáng tạo đang xâm nhập nhanh chóng vào kinh tế tri thức và tạo ra lợi nhuận tăng thêm từ quá trình chuyển đổi đó.
Tuy có nhiều cách hiểu, quan niệm khác nhau song chúng ta có thể hiểu kinh tế tri thức một cách chung nhất là: “ Kinh tế tri thức là một giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế sau kinh tế công nghiệp với vai trò của sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trong tăng trưởng kinh tế ngày càng trở nên quan trọng. Tri thức đã trở thành nhân tố hàng đầu của sản xuất, vượt lên trên các nhân tố sản xuất cổ truyền vốn và lao động”.
3. Đặc trưng của kinh tế tri thức
Thứ nhất: vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức. Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo nên sự tăng trưởng cao; của cải được tạo ra dựa vào tri thức nhiều hơn dựa vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao động cơ bắp. Công nghệ cao, đặc biệt công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tổng sản phẩm tăng nhanh, nhưng tổng tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu… không tăng bao nhiêu, và số lượng lao động trong khu vực sản xuất hàng hóa ngày càng ít đi rõ rệt.
Thứ hai: sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy sự phát triển. Kinh tế phát triển là do sáng tạo, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Sáng tạo là linh hồn của sự đổi mới. Trước đây, người ta coi trọng những công nghệ đã chín muồi, còn bây giờ là những công nghệ mới, bởi lẽ, cái chín muồi là cái sắp tiêu vong.
Thứ ba: công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, mạng thông tin phủ khắp nước và trên thế giới liên kết các tổ chức, gia đình và quốc gia. Mạng thông tin trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế.
Thứ tư: kinh tế tri thức là nền kinh tế học tập. Giáo dục và đào tạo được đầu tư cao hơn hẳn so với các dự án đầu tư về cơ sở vật chất (nhà máy, công trường…). Mọi người có điều kiện thuận lợi để học tập, không ngừng phát triển tri thức, nâng cao kỹ năng, phát triển sức sáng tạo, thúc đẩy đổi mới. Xã hội học tập là nền tảng của kinh tế tri thức.
Thứ năm: kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa. Quá trình phát triển kinh tế đi liền với quá trình kinh tế thị trường, phát triển thương mại thế giới và quá trình toàn cầu hóa, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Các sản phẩm và thị trường ngày càng có tính toàn cầu. Người ta thường gọi kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức.
Thứ sáu: kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển bền vững, trong đó, các công nghệ sạch, tiêu hao ít nguyên liệu, năng lượng, chất thải công nghiệp ít hơn, hạn chế ảnh hưởng làm ô nhiễm môi trường, bảo đảm được yêu cầu phát triển bền vững.
II. Động lực cho sự phát triển kinh tế tri thức
1. Động lực của kinh tế tri thức theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WBI).
Ngân hàng Thế giới cho rằng các nền kinh tế tri thức cần dựa trên bốn trụ cột sau:
Hình 1: Tứ trụ của nền kinh tế tri thức
Thứ nhất: Môi trường kinh tế và thể chế xã hội thuận lợi cho sáng tạo và sử dụng tri thức. Một môi trường và thể chế theo luật, cho phép dòng chảy tự do của tri thức, hỗ trợ đầu tư cho công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT), khuyến khích việc làm chủ doanh nghiệp như trọng tâm của kinh tế tri thức.
Môi trường kinh tế và thể chế xã hội thuận lợi cho sáng tạo và sử dụng tri thức trước hết là việc của chính quyền và bộ máy lập pháp. Một thách thức là làm sao để nâng cao được dân trí toàn xã hội. Khi dân trí được nâng cao, người dân sẽ có thêm động lực và khả năng tìm kiếm dòng chảy tri thức, hoạt động sáng tạo cũng như tăng xu hướng làm chủ doanh nghiệp. Vì những cán bộ của bộ máy chính quyền và địa phương là những công dân có ảnh hưởng nhiều hơn đến môi trường kinh tế và thể chế xã hội, việc nâng cao được quan trí, như dân gian thường nói, là một điều hệ trọng. Những yếu kém về tri thức của một số quan chức mà người dân đôi khi được biết như chuyện “ngực lép xe máy”, chuyện “100% tiến sĩ”,... cho thấy đây là một thách thức lớn khi ta muốn đến nền kinh tế tri thức.
Ví dụ: GS Ngô Bảo Châu => Nhà nước ta tạo môi trường thuận lợi cho GS hoạt động và phát triển trong nước như xây dựng viện toán học....
Thứ hai: Giáo dục và đào tạo có chất lượng cao để người dân được giáo dục và đào tạo năng lực sáng tạo, chia sẻ, và sử dụng tri thức.
Giáo dục và đào tạo là chuyện sống còn của đất nước. Đương nhiên nếu giáo dục không làm được sứ mạng đào tạo được những người có tinh thần và khả năng sáng tạo, sẽ không có cách nào tiến đến kinh tế tri thức. Nói riêng về đào tạo người lao động có tri thức trong công nghiệp, nhìn theo năm nhóm ngành:
A: Hàm lượng lao động cao và làm việc giản đơn như may mặc, giày dép...
B: Hàm lượng lao động cao và sử dụng nguyên liệu nông lâm ngư nghiệp như chế biến thực phẩm
C: Hàm lượng tư bản cao và sử dụng tài nguyên khoáng sản như thép, hóa dầu...
D: Hàm lượng lao động cao và lành nghề, làm các sản phẩm như đồ điện gia dụng, xe máy, bơm nước, linh kiện điện tử...
E: Hàm lượng công nghệ cao và làm máy tính, công nghệ thông tin và truyền thông, xe hơi, đồ điện tử cao cấp...
Ở Đông Á, Trung Quốc tập trung vào A và lắp ráp trong D; Thái Lan và các nước Đông Nam Á 4 có lợi thế trong B và D; Nhật Bản và các nước NIEs giữ lợi thế ở D và đang tăng phần sản xuất bên ngoài nên Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á đang dịch chuyển về D. Việt Nam đang chủ yếu làm A và B. Rõ ràng muốn chuyển dịch qua các nhóm ngành khác như C, D, và E, chúng ta phải đối mặt với bài toán đào tạo người lao động có tri thức cao hơn, làm được những việc ở các nhóm ngành này.
Khi đặc trưng của nền kinh tế tri thức là vốn hóa trí tuệ thì việc giáo dục là nhân tố phát triển bền vững, hình thành ra vốn con người (human capital). Trình độ tri thức hóa nền kinh tế một nước được xác định theo hai tiêu chí. Thứ nhất tỷ lệ vốn con người tức giá trị các tri thức đưa vào ứng dụng trong nền kinh tế so với giá trị các tài nguyên hữu hình phải được tăng dần. Tiêu chí phi vật thể hóa này thường được gọi là sự thay thế nguyên tử vật chất bằng các bit và bytes thông tin.
Tiêu chí thứ hai dựa trên tỷ lệ công nhân tri thức (knowledge workers) so với người lao động chân tay. Ở Mỹ lực lượng công nhân tri thức gồm từ kiến trúc sư, nhà tạo mẫu, nhân viên ngân hàng, thầy giáo, giới khoa học… cho đến chuyên gia phân tích chính sách chiếm đến 60%. Ở nhiều nước khác tỷ lệ này cao hơn do thiếu thốn tài nguyên thiên nhiên hay do đã phát triển một nền giáo dục cao hơn, thực dụng hơn và đa dạng từ nhà trường, học viện đến tích lũy trải nghiệm và đào tạo, tái đào tạo.
Trái với lề lối tiếp nhận từ chương, nền giáo dục hướng tới kinh tế tri thức đòi hỏi khả năng tranh luận, sáng tạo và thực nghiệm. Đây hẳn là một định hướng mà giáo dục nước ta phải tính đến bởi việc tăng trưởng GDP nay không thể tách rời trình độ công nhân. Chúng ta có thể có những công nghệ tốt, nhưng nếu thiếu vốn con người để điều hành khai thác và nâng cao chúng thì không thể tiếp tục duy trì khả năng cạnh tranh. Trên căn bản này Ngân hàng Thế giới đang đầu tư cho chương trình Giáo dục hướng tới Kinh tế Tri thức (EKE) nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế mới này.
Ở Việt Nam đã bàn nhiều về giáo dục, đã có Nghị quyết T.Ư, đã có luật Giáo dục, chẳng còn thiếu thứ gì, mà vẫn ì ạch. Muốn tiến nhanh và vững trong thời đại kinh tế tri thức, ưu tiên hàng đầu phải đặt vào việc chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục, và hơn nữa, phải nhanh chóng tiến tới phổ cập đại học - chứ không chỉ dừng ở trung học cơ sở hay trung học phổ thông. Mới nghe tưởng chừng là một mục tiêu quá xa vời, nhưng suy nghĩ kỹ hơn và nhìn xu thế ở các nước ngay trong khu vực, chứ chưa nói tới các nước tiên tiến trên thế giới, còn đối với Việt Nam không có cách lựa chọn nào khác nếu thật sự muốn vươn lên nhanh bằng con đường trí tuệ. Phổ cập đại học sẽ giải quyết được nạn thất học, nhu cầu học tập chính đáng của nhân dân, sẽ có điều kiện tốt hơn để phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ, mở rộng các cánh cửa vào kinh tế tri thức, đồng thời là biện pháp gián tiếp giải quyết nhiều vấn đề bức xúc: phát triển dân chủ, hạn chế và chống tội phạm, tạo công ăn việc làm ổn định.
Thứ ba là hệ thống cách tân
Một mạng lưới các trung tâm nghiên cứu, đại học, tổ chức chuyên gia cố vấn, doanh nghiệp tư nhân, các nhóm cộng đồng là cần thiết để thu nhận được kho tri thức toàn cầu luôn không ngừng tăng, truyền bá và thích ứng chúng cho các nhu cầu của đất nước, và sáng tạo ra các tri thức mới cần thiết. Xây dựng được một hệ thống cách tân là một thách thức rất lớn, tức hệ thống các tổ chức đóng vai trò thu nhận và sáng tạo tri thức chủ yếu trong xã hội. Việc này liên quan tới những thách thức lâu nay của ta như chất lượng giáo dục đại học và nghiên cứu. Một khía cạnh ở đây là thách thức về tính cách tân của các tổ chức trong xã hội. Quản trị tri thức (knowledge management)- lý thuyết và thực tiễn về quá trình sáng tạo, thu nạp và sử dụng tri thức để nâng cao hiệu quả của các tổ chức- là một công cụ rất đáng quan tâm cho cuộc cách tân này.
Có thể lấy thí dụ về quản trị tri thức của các công ty Nhật Bản, được mô hình hóa trong cuốn sách nổi tiếng của Nonaka và Takeuchi. Sự vượt lên kỳ diệu của Nhật Bản từ hoang tàn đổ nát sau Đại chiến thế giới thứ hai là điều đáng tìm hiểu và học tập. Khi này các công ty Nhật Bản phải vươn lên trong cuộc cạnh tranh quốc tế khốc liệt. Họ cần có công nghệ mới, thiết kế sản phẩm mới, quá trình sản xuất mới, cách tiếp cận thị trường mới. Các công ty Nhật đã thực hiện được hiệu quả quá trình sáng tạo những tri thức cần cho phát triển kinh tế. Mọi thành viên của các công ty được khuyến khích chia sẻ tri thức mình tích lũy được với đồng nghiệp, góp vào tài sản tri thức của công ty, cùng nhau hợp sức tạo ra tri thức công nghệ và sản phẩm mới của công ty. Cách họ làm dựa trên sự tương tác liên tục theo một dòng xoắn ốc không ngừng tăng giữa các khía cạnh của tri thức ẩn và tri thức tường minh của các cá thể, nhóm và tổ chức. Công thức của sự thành công của các công ty Nhật Bản là: Sáng tạo tri thức --> Liên tục cách tân --> Ưu thế cạnh tranh
Thứ tư là hạ tầng cơ sở thông tin:
Một hạ tầng cơ sở thông tin động, từ radio đến Internet, là cần thiết để cho phép dễ dàng liên lạc, phổ biến, và xử lý thông tin. Mặc dù còn những tranh luận, giả sử ta thừa nhận bốn trụ cột này để xem ta sẽ gặp những thách thức nào khi phải xây dựng chúng.
Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) là hạ tầng cơ sở để thực hiện hầu hết các hoạt động của kinh tế tri thức, là phương tiện hữu hiệu hỗ trợ cho ba trụ cột nêu ở trên về giáo dục và đào tạo, hệ thống cách tân, môi trường kinh tế và thể chế xã hội thuận lợi cho việc sáng tạo và sử dụng tri thức. Thách thức trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở CNTT&TT là chuyện thời sự của ta hiện nay khi Nhà nước đang đặt mục tiêu tăng tốc để trở thành một nước mạnh về CNTT&TT.
Đang và sẽ sớm có nhiều bàn luận về thách thức này, nên ta không phân tích gì ở đây, chỉ nêu hai thí dụ cho thấy CNTT&TT có thể ảnh hưởng ra sao trong nền kinh tế tri thức, đồng thời cũng cho thấy những thách thức trong việc đưa CNTT&TT vào hỗ trợ những hoạt động kinh tế như vậy.
Ví dụ về ngành du lịch. Không phải mọi người liên quan đến làm du lịch của ta đều biết rằng ngày nay các du khách nước ngoài sau mỗi chuyến đi thường viết những nhận xét để trên Web cho mọi người tham khảo, và mỗi người trước khi quyết định đi đâu ở đâu đều tìm xem nhận xét của người khác. Những chuyện tưởng nhỏ như cái hay điều dở tại một thắng cảnh, tại một khách sạn xa xôi ở Việt Nam đều được lên mạng. Những chuyện như đi suốt buổi không tìm ra nhà vệ sinh, như giá cao phục vụ dở, hơn 70% du khách được hỏi đã nói không muốn quay lại Việt Nam,... dễ dàng được biết qua Internet, và có thể làm một lượng lớn du khách thay vì chọn Việt Nam, sẽ chọn Thái Lan, nơi ngành du lịch thường nhận được những đánh giá tốt trên mạng.
Ví dụ về CNTT&TT hỗ trợ con người vượt qua rào cản ngôn ngữ để tăng hiểu biết. Tri thức loài người được diễn đạt theo các ngôn ngữ khác nhau. May thay những chương trình dịch tự động tiếng nói và chữ viết, tuy chất lượng chưa thật cao nhưng đang được cải thiện rất nhanh do tiến bộ của CNTT, đã cho phép con người ở một mực độ chấp nhận được trong rất nhiều công việc, đọc được các tài liệu hay các trang Web viết trong ngôn ngữ khác, nghe hiểu được tiếng nói trong ngôn ngữ khác. Có được những hỗ trợ này để người Việt hiểu được tiếng nói và chữ viết trong nhiều ngôn ngữ khác cũng là một thách thức của CNTT&TT trong nền kinh tế tri thức. 2. Động lực của kinh tế tri thức theo cách tiếp của GS.TS Hoàng Xuân Phương.
Trên thực tế sự chuyển mình từ nền kinh tế truyền thống với các dạng tài nguyên là đất đai nông nghiệp, nguyên liệu công nghiệp, dịch vụ thương nghiệp cùng với đồng vốn tư bản sang nền kinh tế mới mà tri thức con người trở thành tài nguyên chủ đạo đang được thúc đẩy mạnh mẽ bởi ba động lực:
Hình 2 - Toàn cầu hóa, kiến thức và mạng lưới thông tin là 3 động lực phát triển kinh tế tri thức.
Thứ nhất: Hiện tượng toàn cầu hóa
Khoảng cách giữa người với người của các nền văn hóa và giữa nước với nước của các vùng địa lý nay rút ngắn hơn bao giờ hết nhờ những tiến bộ vượt bậc trong hai lãnh vực giao thông (transportation) và liên lạc (communication). Một nhu cầu xuất hiện hay một sản phẩm làm ra ở nơi này sẽ nhanh chóng có mặt ở nơi khác, tạo nên các luồng chu chuyển và cũng mặc nhiên hỗ trợ việc hợp lý hóa phân công lao động trên khắp thế giới.
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa là bước tất yếu, có những mặt tiêu cực cần đấu tranh chống lại, nhưng vẫn phải chấp nhận nó, chịu chơi với nó, hơn nữa tuân thủ các luật chơi mới để tìm cách vươn lên. Mà luật chơi mới là: ganh đua, cạnh tranh trí tuệ. Nói cách khác, sân chơi mới là kinh tế tri thức.
Vì vậy không thể phát triển kinh tế tri thức mà từ chối toàn cầu hóa, cũng như không thể cạnh tranh nổi trong nền kinh tế toàn cầu hóa nếu không mở được cánh cửa vào kinh tế tri thức. Những diễn biến gần đây cho thấy ta hội nhập quốc tế mà không theo kịp họ trong kinh tế tri thức thì sẽ thua thiệt.
Toàn cầu hóa chỉ mới biểu hiện tính hệ thống của thế giới trên phương diện kinh tế, thương mại. Còn có những biểu hiện khác của tính hệ thống của thế giới, nhất là trong quan hệ thiên nhiên – con người mà ta phải chú ý để đối phó kịp thời trong thời đại kinh tế tri thức. Chẳng hạn tin tức cho biết nếu các nước giàu không thay đổi chính sách phát triển công nghiệp của họ thì tới giữa thế kỷ XXI, với mực nước biển dâng cao dần do nhiệt độ của đất tăng lên, hiệu ứng nhà kính, Ai Cập, Việt Nam và Ba Lan sẽ là ba nước bị thiên tai nặng nề nhất. Trước viễn cảnh đó, các nước nghèo không thể khoanh tay ngồi đợi thảm họa đến để rồi kêu gọi sự giúp đỡ nhân đạo của thế giới mà phải nhanh chóng chủ động thu hẹp khoảng cách trí tuệ với các nước giàu. Chỉ có như thế mới ngăn được xu thế các nước giàu độc quyền phát triển các ngành công nghiệp cao, vừa sạch sẽ vừa thu lời nhiều, sử dụng toàn cầu hóa và khoảng cách số để chuyển tất cả các ngành công nghiệp năng lượng và chế biến ô nhiễm sang cho các nước nghèo hứng chịu hậu quả.
Thứ 2: Cường độ thông tin và khối lượng tri thức nay trở thành khổng lồ
Mỗi người đều có khả năng học hỏi kinh nghiệm từ những người khác và nhờ đó hình thành kiến thức riêng cho mình hay cho doanh nghiệp mình. Đây quả là một quá trình giải phóng tri thức và thường được nhận diện như thời đại của sự bùng nổ thông tin.
Công nghệ cao đặc biệt là công nghệ thông tin đang cung cấp cho chúng ta những phương pháp mới để phối hợp các tri thức có liên quan nhằm tạo ra tri thức mới và hỗ trợ hợp tác trong phân phối kiến thức. Khả năng này của công nghệ thông tin trong sản xuất và phân phối tri thức gần đây đã có những thay đổi rất quan trọng, do đã có sự thay đổi công nghệ rất mạnh mẽ và do sự sẵn sàng tahy đổi cũng như khả năng thực hiện của các tổ chức nhằm khai thác cơ hội mới đó.
Hiện nay chúng ta đang đứng giữa cơn lốc nên cũng chưa xác định được gió sẽ ngả theo chiều nào. Cách đây khoảng một năm thị trường chứng khoán ở Mỹ bốc lên đột ngột theo sự bùng nổ các công ty dot.com, nhiều người tưởng thế giới này chỉ có đầu tư vào đó mới là khôn ngoan nhất. Nhưng rồi cũng xẹp xuống như bong bóng. Thất bại dẫn đến thất vọng. Sau một thời các ngành kinh doanh dựa vào công nghệ thông tin phát đạt chưa từng thấy, nay bóng ma suy thoái lại rình rập. Thị trường vi tính chững lại, hàng loạt công ty công nghệ cao, kinh doanh điện tử, ngay cả ở Silicon Valley, bắt đầu những cuộc sa thải, co cụm lại để chống đỡ luồng khí lạnh có cơ lan tràn (riêng cổ phiếu Microsoft đã sụt hàng chục tỷ USD). Tuy nhiên, nhiều người đánh giá, đây chỉ là thời kỳ tạm lắng để chuẩn bị bùng lên theo một hướng mới.
Chính vì thế mà Chính phủ Nhật Bản, mặc dù kinh tế còn ảm đạm, vẫn dự định đầu tư 30 tỷ USD vào công nghệ thông tin trong vài năm tới, coi đó là một trong các hướng chính để thoát ra khỏi thế trì trệ kéo dài mấy năm nay. Nói cho đúng, Nhật Bản đã gặp khó khăn vì đã ngủ quên trên những thành tựu công nghiệp điện tử dân dụng trong thập kỷ 80, cho nên chậm bước trong cách mạng số hóa qua Internet. Hiện nay, đến lượt Mỹ hình như cũng đã quá say sưa với những thành công theo hướng số hóa nên có nguy cơ sắp tới sẽ bị các đối thủ qua mặt khi tiến vào thời đại hậu vi tính.
Các bộ óc lớn đang chuẩn bị cho một bước ngoặt công nghệ mới: Sau máy tính cá nhân là gì? Phải chăng là Truyền thông đa phương tiện không dây, từ điện thoại di động 3G, 4G, phát triển lên truyền thông đa phương tiện gọn nhẹ, nhanh chóng mà không cần dây nhợ lòng thòng, cho phép không chỉ điện thoại, thư điện tử và fax, mà cả kết nối Internet, truy cập Web, thực hiện mọi dịch vụ điện tử hai chiều, ở đâu cũng nhận được và gửi đi được mà không cần đến máy tính cá nhân hay để bàn cố định như hiện nay. Có nghĩa là xã hội đa phương tiện không dây đang tới gần. Các hãng Nokia (Phần Lan), Ericsson (Thụy Điển), DoCoMo (NTT Nhật Bản) hiện đã đi trước Motorola của Mỹ trong cuộc chạy đua về cái đích đó.
Trong khi chờ đợi, mọi việc bớt ồn ào, không khí trầm lắng hồi hộp trước những thay đổi lớn có phần dự đoán được nhưng cũng nhiều phần chưa thể lường hết. Bên cạnh đó, nào là bản đồ gen người, nhân bản người vô tính, thực phẩm biến đổi gen, rồi bệnh bò điên, dịch súc vật lở mồm long móng, v.v..., biết bao nhiêu chuyện rắc rối nảy sinh từ cách mạng công nghệ và toàn cầu hóa. Kinh tế tri thức không phải chỉ có mầu hồng. Tình hình không phải chỉ sôi động một chiều có những cơ hội phất lên hiếm có, mà cũng lắm bước thăng trầm ẩn chứa không ít rủi ro bất trắc. Đây không phải là thứ trận địa cứ ào ào xông lên xung phong và chiếm lĩnh được, mà cần có chiến lược thông minh, chuẩn bị kỹ và tổ chức tốt.
Thứ 3: Sự kết nối thành mạng
Con người ngày nay đã thành công tuyệt vời trong việc kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền thông ICT, đặc biệt qua mạng internet, và nhờ đó thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa cũng như quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin để hình thành nền tảng tri thức cùng các sáng tạo phục vụ con người, doanh nghiệp, và xã hội.
Vì là sự vật lộn trí tuệ nên cần có quyết tâm, dũng cảm, nhưng đầu óc và tài năng mới thật sự quan trọng. Phải thực hiện cuộc cách mạng tư duy, thay đổi hẳn cách nghĩ trong hàng loạt vấn đề đời sống kinh tế, xã hội cũng như khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục. Có người gọi kinh tế tri thức là kinh tế mạng, để nhấn mạnh rằng chưa bao giờ thế giới tràn ngập những tổ chức mạng như bây giờ, cho nên cách nghĩ, cách quản lý, cách làm việc theo một hệ thống có trên có dưới, tôn ti trật tự theo kiểu phong kiến hay tư bản thời công nghiệp hiện đại cũng đã lỗi thời.
Nói theo thuật ngữ khoa học, chưa bao giờ thế giới bộc lộ tính hệ thống phức tạp cao như bây giờ. Không gian mở rộng, thời gian rút ngắn, thông tin dồn dập, các loại hiệu ứng dây chuyền (kiểu như khủng hoảng tài chính châu á vừa qua), hiệu ứng phụ (kiểu như các hiệu ứng môi trường), hiệu ứng cộng năng (như Internet), ngày càng tác động mạnh. Sự vật biến hóa theo những quy luật phi tuyến (cấp số nhân hay hàm mũ: chẳng hạn cứ 18 tháng, tính năng máy tính tăng gấp đôi nhưng giá thành còn bằng nửa), với độ ngẫu nhiên và phức tạp không ngừng tăng lên. Nhiều vấn đề quản lý kinh tế xã hội đều không thể nhìn nhận theo tầm mắt và quan niệm cũ.
Hơn bao giờ hết, thành công trên các lĩnh vực kinh doanh hay khoa học, công nghệ thường bắt nguồn ở những ý tưởng mới, ngược lại thất bại thường do tư duy xơ cứng, không chuyển kịp tình hình. Đã bước sang kỷ nguyên kinh tế tri thức với những đột biến công nghệ liên tục thì trên mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, đối với từng người hay từng cộng đồng sự thành bại được quyết định trước hết bởi khả năng nhận thức được kịp thời những thay đổi và thích ứng mau lẹ với những thay đổi đó, kể cả bằng cách tự thay đổi và hoàn thiện bản thân. Nhìn lại xã hội Việt Nam ta cũng thấy rõ mọi thành công hay hư hỏng đều có nguồn gốc sâu xa là tư duy có đổi mới kịp tình hình hay không.
Vai trò tiên phong của công nghệ thông tin
Nổi lên trong cả ba động lực thúc đẩy nền kinh tế tri thức là vai trò tiên phong của công nghệ thông tin, không chỉ như những công cụ rời rạc gồm máy tính và đường truyền mà là một cơ cấu tổ chức ở các cấp độ để trở thành thứ nhà máy vô hình xuyên thấu các hoạt động doanh nghiệp và cho ra các sản phẩm thông tin chính xác, có giá trị cao và phục vụ kịp thời kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Theo kinh nghiệm ở nhiều nước và nhiều loại hình doanh nghiệp thì việc tái cơ cấu công nghệ thông tin bắt nguồn bởi quá trình tách lớp: hoặc từ các bộ phận quản trị (administrative) như hành chánh tổng hợp và kế toán tài vụ, hoặc từ các cơ phận điều hành (directive) như kế hoạch hay kinh doanh. Trong trường hợp thứ nhất, người đứng đầu bộ phận là Trưởng Công nghệ Thông tin (IT Head) hay Giám đốc Công nghệ Thông tin (IT Director).
Chức danh Giám đốc Thông tin hay CIO (Chief Information Officer) được công nhận lần đầu ở Mỹ vào năm 1995 là kết quả của trường hợp tách lớp thứ hai. Theo đó, CIO là thành viên của Ban điều hành (Directive Panel) giữ hai chức năng: vừa là người quản lý bộ phận công nghệ thông tin bên trong doanh nghiệp, vừa là người khai thác thông tin từ các nguồn khác nhau để đề ra các chiến lược có tính cạnh tranh cao. Chính nơi vai trò CIO mà sự chuyển hóa thông tin thành tri thức trở nên rõ nét, tạo thành công cụ đỉnh cao cho việc phát triển doanh nghiệp và thăng tiến con người.
3. Các nước đang phát triển có thể rút ra được gì?
Những tiến bộ có tính bùng nổ của lực lượng sản xuất những năm gần đây, đặc biệt là ở các nước phát triển và các nước công nghiệp mới do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đang làm xuất hiện một hình thái kinh tế mới dựa chủ yếu trên việc sản xuất, phân bố và sử dụng tri thức. Nhiều người gọi đó là “kinh tế tri thức” hoặc “kinh tế mới”, hay “kinh tế hậu công nghiệp”. Có thể nói trước rằng khái niệm kinh tế tri thức (KTTT) ra đời phản ánh một quan niệm phát triển mới về chất của nền kinh tế thế giới và tri thức vừa là nội dung vừa là động lực của sản xuất.
Không ít nhà phân tích cho rằng dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghiệp và toàn cầu hóa, KTTT đang hình thành ở nhiều nước phát triển và sẽ trở thành một xu thế quốc tế lớn trong một hoặc hai thập kỷ tới. Tuy nhiên, bao giờ thì nền KTTT sẽ hiện hình một cách hoàn chỉnh và lan tỏa ra toàn thế giới thì còn có nhiều ý kiến khác nhau, những người lạc quan nhất cho rằng điều đó sẽ xảy ra vào khoảng nửa cuối thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21; Liên Hợp Quốc thì dự báo vào thập kỷ thứ 3; một số người khác lại cho rằng giai đoạn quá độ sang KTTT sẽ kéo dài suốt thế kỷ 21 và đối với Việt Nam quan trọng là thời gian dự báo này trùng với giai đoạn chúng ta đang xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Bất luận thế nào thì cũng đang diễn ra trên thực tế sự quá độ sang một nền kinh tế khác với nền kinh tế tồn tại cho tới nay.
Quá trình chuyển giao này đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong các nền kinh tế đã phát triển, đặc biệt là ở Mỹ, Canađa, Tây Âu, Nhật, Singapore, Hồng Kông, ôxtrâylia. Các nước công nghiệp mới từ một số năm gần đây cũng đã hướng mạnh vào KTTT. Quá trình quá độ sang KTTT không hoàn toàn loại bỏ các nước đang phát triển. Không ít nước trong số này (như Trung Quốc, ấn Độ, Malaixia, Thái Lan...) đã tập trung nỗ lực phát triển một số ngành KTTT.
Do tính quá độ đó nên sẽ có sự đan xen giữa các nhân tố của nền kinh tế cũ và những nhân tố của nền kinh tế mới; ngay trong từng lĩnh vực sản xuất cụ thể dù là nông nghiệp hay công nghiệp, những yếu tố truyền thống để tạo nên các sản phẩm vẫn tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của chúng trong cấu thành sản phẩm ngày càng giảm đi, và ngược lại giá trị của phần chất xám (vốn con người, công nghệ cao và thông tin) ngày càng chiếm vị trí áp đảo.
Đồng thời, công nghệ thông tin, Internet, công nghệ viễn thông, công nghệ gen...đã và đang tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ và kỹ nghệ mới. Những phương tiện này cũng đã dần thay đổi nếp sống, nếp nghĩ cũng như cách làm việc và giải trí của xã hội.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt là nghiên cứu của Nhóm đặc trách thuộc APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương) về KTTT vừa mới công bố, cho thấy ở hầu hết các nước thuộc Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), một số nền kinh tế phát triền trong APEC như Mỹ, Canada, Nhật, Singapore, ôxtrâylia, các yếu tố của KTTT đã phát triển ở mức khá cao.
Trong các nước thuộc OECD, các ngành công nghiệp dựa trên tri thức (công nghệ cao và tương đối cao, thông tin, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ cộng đồng, xã hội và chăm sóc sức khoẻ) đã đóng góp trên 40% GDP. Tỷ lệ này là 57,3% ở Singapore; 55,3% ở Mỹ; 53% ở Nhật; 51% ở Canada và 48% ở ôxtrâylia. ở những nước này, các cơ sở hạ tầng thông tin (ITC) được đặc biệt quan tâm đầu tư và phát triển mạnh, đảm bảo tốt các nhu cầu thông tin với giá cả ngày càng giảm.
Đây là một trong số các lĩnh vực có mức tăng trưởng cao nhất: Ôxtrâylia và Canada có tới 50% số người sử dụng điện thoại di động; 40% có máy computer; 30% sử dụng mạng Internet. Thương mại điện tử, một lĩnh vực quan trọng của KTTT, phát triển hết sức nhanh chóng, đặc biệt là ở Mỹ, Canada, Ôxtrâylia. Mức tăng trong lĩnh vực này trong vài năm qua đạt tới vài trăm %/năm. Nhiều nước phát triển đã thay đổi rõ rệt chính sách, chuyển hẳn ưu tiên cho việc tăng đầu tư vào phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục. Năm 1995, tổng đầu tư của nhà nước cho nghiên cứu khoa học, công nghệ mới và phát triển giáo dục chiếm 8,8% GDP ở Canada; 8,4% ở Mỹ; 6,8 % ở Ôxtrâylia và 6,6% ở Nhật. Tính từ giữa thập niên 80 trở lại đây, mức tăng bình quân đầu tư vào lĩnh vực này của các nước trên đạt 2,8 %/năm. Việc phát triển các ngành KTTT kéo theo đòi hỏi có một đội ngũ công nhân tri thức (những người lao động được đào tạo có kiến thức và trình độ nghề nghiệp cao). Đội ngũ này trong các nước phát triển tăng lên nhanh chóng.
Hiện nay tỷ lệ công nhân tri thức chiếm gần 40% lực lượng lao động trong các nước nói trên; dự kiến đến năm 2010 sẽ tăng lên đến 80%. Riêng ở Mỹ, chỉ riêng trong lĩnh vực công nghệ thông tin vốn chỉ chiếm khoảng 8,3% tổng sản phẩm quốc nội nhưng đã đóng góp gần một phần ba sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ và một nửa sự tăng trưởng về năng suất của nước này từ năm 1995 đến năm 1999. Số người làm việc liên quan đến lĩnh vực Internet tăng gấp đôi trong năm 1999 và thu nhập hàng năm của ngành này tăng 74%.
Đối với các nước chậm phát triển hơn trong APEC, nghiên cứu của Nhóm đặc trách nói trên cũng chỉ ra rằng hầu hết các nền kinh tế thuộc loại công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông cũng đã chuyển mạnh theo hướng phát triển KTTT và đã đạt được nhiều tiến bộ. Một số nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Chi-lê cũng đã tích cực chuẩn bị các cơ sở cơ bản cho phát triển KTTT, đặc biệt là đã tập trung xây dựng và phát triển những ngành kinh tế dựa trên tri thức như thông tin, công nghệ phần mềm, nghiên cứu và ứng dụng một số công nghệ hiện đại, dịch vụ, đào tạo-giáo dục...
Trước tình hình đó, APEC đang tích cực nghiên cứu và xây dựng chương trình hợp tác giữa các thành viên nhằm cùng nhau phát triển KTTT. Vấn đề này đang dần dần trở thành một chủ đề và nội dung quan trọng trong hợp tác APEC.
Như vậy, có thể thấy phát triển KTTT đang trở thành xu hướng của thế giới, trước hết là trong các nước phát triển và các nước công nghiệp mới và là vấn đề mới trong hợp tác quốc tế. Nó phản ánh một quan điểm phát triển chiều sâu mới của nền kinh tế thế giới. Động lực chủ yếu của xu hướng này là sự bùng nổ của tiến bộ KH&CN trong nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin-tin học, quản lý và sinh học, và do xu thế toàn cầu hoá.
III. Kết luận
Như vậy từ những thập liên cuối thế kỷ XX cho tới nay, khoa học và công nghệ có những bước phát triển kỳ diệu, đặc biệt là sự bùng nổ và sự hội tụ của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nanô, đúng như tiên đoán của C.Mác và Angghen từ giữa thế kỷ XX: “Khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”; “giá trị của lao động cơ bắp trong sảm phẩm làm ra sẽ giảm còn cực nhỏ”; “lực lượng sản xuất tinh thần”; “sự xuất hiện công nhân khoa học”...thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
Còn ở Việt Nam thì kinh tế tri thức là con đường ta cần đi và đi càng sớm càng tốt. Có những nghiên cứu chỉ ra kinh tế tri thức đã xuất hiện ở Việt Nam qua sự phát triển CNTT&TT. Theo đuổi khoa học hiện đại và công nghệ cao là một cách ta cần làm trong kinh tế tri thức, nhưng không phải duy nhất. Để một đất nước còn hạn chế về khoa học và công nghệ như ta có được sản phẩm công nghệ cao cạnh tranh với thiên hạ là vô cùng gian truân. Nếu không biết và đặt mục tiêu không thích hợp, ta dễ rơi vào tình huống “người đi chân đất muốn đóng giày bán cho thiên hạ”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức.doc