Tên cơ sở: Cơ sở tôm giống Tiến Dũng.
BẢN CAM KẾT GỒM 7 PHẦN:
I. THÔNG TIN CHUNG
II. ĐỊA ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ
III. QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH
IV. NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG
V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
5.1. Các loại chất thải phát sinh
5.1.1. Khí thải, tiếng ồn
5.1.2. Nước thải
5.1.3. Chất thải rắn
5.2. Các tác động khác
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
6.1. Biện pháp giảm thiểu khí thải, tiếng ồn
6.2. Biện pháp giảm thiểu nước thải
6.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
6.4. Giảm thiểu các tác động khác
6.5. Phương pháp phòng chống và ứng cứu sự cố do nguy cơ tai nạn về cháy nổ
VII. CAM KẾT THỰC HIỆN
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3469 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu ĐTM cơ sở nuôi tôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. THÔNG TIN CHUNG:
- Tên cơ sở: Cơ sở tôm giống Tiến Dũng.
- Chủ cơ sở: Trần Trung Dũng.
- Ngành nghề kinh doanh: thuần hoá tôm giống – nuôi tôm hầm đất và dịch vụ tôm Post P12 – P15.
- Địa điểm thực hiện: Số 82, ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
- Số điện thoại: 0780.752115.
II. ĐỊA ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ
Cơ sở sẽ xây dựng tại số 82, ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau là khu vực dân cư thưa thớt, việc kinh doanh mua bán, vận chuyển của Cơ sở chủ yếu là giao thông đường thuỷ (giáp kênh Cả Đài).
Vị trí: + Phía Đông: Giáp hộ Lê Sáu.
+ Phía Tây: Giáp hộ Huỳnh Minh Hiền.
+ Phía Nam: Giáp hộ Trần Văn Hổ.
+ Phía Bắc: Giáp kênh Cả Đài.
Nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải, chất thải rắn:
- Khí thải: sẽ phát tán ra môi trường xung quanh Cơ sở, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép TCVN 5939:2005.
- Nước thải: nước thải từ các bể ương, sinh hoạt… của Cơ sở sau khi xử lý sẽ được thải ra kênh Cả Đài, đảm bảo theo tiêu chuẩn cho phép TCVN 5945:2005.
- Chất thải rắn:
+ Đối với rác thải sinh hoạt: rác thải phát sinh từ các quá trình hoạt động của Cơ sở sẽ được phân loại và xử lý riêng theo từng thành phần phát sinh. Chất hữu cơ dễ phân huỷ sẽ được chôn lấp tại phần đất của Cơ sở, sau khi rác bị phân huỷ thì sẽ được tận dụng lại làm phân bón cho cây, các thành phần còn lại thì được tận dụng lại hoặc bán phế liệu.
+ Rác từ hoạt động sản xuất: Rác thải loại ra từ quá trình kinh doanh của Cơ sở được thu gom để tận dụng lại hoặc bán phế liệu với giá rẽ tuỳ theo mục đích của người sử dụng.
III. QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH:
3.1. Quy mô kinh doanh:
- Tổng vốn đầu tư: 300.000.000 đồng. (Ba trăm triệu đồng)
Trong đó:
+ Vốn cố định: 120.000.000 đồng. (Một trăm hai mươi triệu đồng)
+ Vốn lưu động: 180.000.000 đồng. (Một trăm tám mươi triệu đồng)
- Nhân lực:
+ Cán bộ quản lý: 01 người.
+ Công nhân: 03 người.
3.2. Công suất sản xuất:
Lượng tôm giống Cơ sở mua bán không ổn định, biến thiên theo mùa vụ, thời tiết trong năm. Mùa nắng thì mua, bán nhiều hơn mùa mưa, trung bình khoảng 5 – 10 triệu Post/năm.
3.3 Phương thức kinh doanh:
Cơ sở kinh doanh theo phương thức mua đi bán lại, tôm giống được mua về bằng xe tải từ các tỉnh như: Đà Nẵng, Phan Rang, Cà Ná … khi mua về tôm được ương, thuần hoá ở các hồ được xây bằng xi măng. Sau đó, khách hàng đến mua về hoặc Cơ sở sẽ giao hàng bằng vỏ hoặc cao tốc tận nơi cho khách hàng nếu họ có yêu cầu.
3.4. Danh mục các thiết bị, máy móc của Cơ sở:
STT
TÊN THIẾT BỊ
SỐ LƯỢNG
ĐVT
GHI CHÚ
01
Máy nén BLOWER
1
Cái
02
Máy thổi khí BLOWER
4
Cái
03
Ống dẫn
100
m
04
Nhiệt kế
4
Cây
05
Máy đo Oxy
2
Cái
06
Máy đo pH
2
Cái
07
Máy đo độ mặn
2
Cái
08
Kính hiển vi
1
Cái
09
Cân
2
Cái
10
Tủ lạnh
1
Cái
11
Cối xay thịt
1
Cái
12
Vợt lưới
1
Cây
13
Bình Oxy
2
Bình
14
Máy phát điện
1
Cái
15
Môtơ bơm nước
2
Cái
16
Máy bơm nước
1
Cái
Các trang thiết bị của Cơ sở đều được đầu tư mới hoàn toàn
IV. NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG:
Nguyên liệu và nhiên liệu:
Nguyên liệu: tôm giống
Nhiên liệu: xăng, dầu dùng để chạy máy phát điện dự phòng, vỏ, ca nô, khí Oxi dùng để cung cấp cho tôm.
Điện, nước:
Điện:
Nguồn cung cấp điện: Cơ sở sử dụng nguồn điện Quốc gia để phục vụ cho sinh hoạt và kinh doanh, ngoài ra thì Cơ sở sẽ dùng máy phát điện để dự phòng khi nguồn điện bị gián đoạn.
Nhu cầu sử dụng điện: trung bình khoảng 400 Kw/tháng.
Nước:
- Nguồn cung cấp nước: Cơ sở sử dụng nguồn nước từ cây nước tự khoan để phục vụ cho sinh hoạt và nguồn nước sông để phục vụ cho việc kinh doanh tôm giống của Cơ sở, vào mùa mưa thì nước sông sẽ không đủ độ mặn để ương tôm nên Cơ sở sẽ mua nước biển.
Nhu cầu sử dụng nước trung bình khoảng:
+ Nước ngọt: trung bình khoảng 20 m3/tháng
+ Nước mặn: trung bình khoảng 60 m3/tháng
V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG:
5.1. Các loại chất thải phát sinh:
5.1.1. Khí thải, tiếng ồn:
Khí thải:
+ Nguồn phát sinh:
- Khí thải phát sinh từ chạy máy phát điện dự phòng.
- Phương tiện giao thông của Cơ sở và khách hàng khi đến cơ sở mua bán sẽ làm phát sinh khí thải có chứa sản phẩm của quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ.
+ Thành phần: chủ yếu là SO2, CO, …
+ Tổng lượng phát sinh: không đáng kể, đảm bảo giới hạn cho phép so với TCVN 5939:2005
Tiếng ồn:
+ Nguồn phát sinh:
- Tiếng ồn cũng do các phương tiện giao thông của Cơ sở và khách hàng khi đến mua bán vận chuyển và nguồn ồn từ các phương tiện lưu thông trên sông cũng làm ảnh hưởng một phần đến Cơ sở;
- Tiếng ồn phát sinh từ máy phát điện dự phòng, khi đột xuất xảy ra trường hợp mất điện thì Cơ sở cho máy phát điện hoạt động để cung cấp điện cho quá trình sụt khí ở các bể ương và sinh hoạt, tuy nhiên nguồn này không thường xuyên nên không đáng kể.
+ Tải lượng: không ổn định, đôi lúc có thể vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5949:1998 nhưng không thường xuyên.
5.1.2. Nước thải:
Trong quá trình hoạt động của Cơ sở phát sinh ra nhiều loại nước thải với thành phần và tải lượng khác nhau, nồng độ các chất ô nhiễm đôi lúc có thể vượt giới hạn cho phép. Dựa vào nguồn phát sinh, có thể phân loại nước thải gồm:
Nước thải sinh hoạt: Nước thải do nhu cầu vệ sinh cá nhân, sinh hoạt hàng ngày tại Cơ sở.
+ Thành phần: chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy, SS, …
+ Tổng lượng phát sinh: khoảng 20m3/tháng.
Nước thải sản xuất: Nước thải được phát sinh trong các quá trình hoạt động của trại tôm giống chủ yếu là nước thải từ các bể ương, nước vệ sinh bể…
+ Thành phần: chủ yếu là chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, SS, …
+ Tổng lượng phát sinh: khoảng 60m3/tháng.
5.1.3. Chất thải rắn:
- Rác thải sinh hoạt:
+ Nguồn phát sinh: từ việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của Cơ sở.
+ Tổng lượng phát sinh trong ngày: rất ít
+ Thành phần: bọc nilon, thức ăn dư thừa, vỏ trái cây, giấy, ….
- Rác thải sản xuất:
+ Nguồn phát sinh: từ việc mua bán, vận chuyển hàng của khách và các hoạt động tại Cơ sở,…
+ Tổng lượng phát sinh trong ngày: biến thiên theo lượng hàng nhập xuất trong quá trình kinh doanh, nhưng với số lượng không đáng kể.
+ Thành phần: bọc nilon, bao bì, giấy, ….
5.2. Các tác động khác:
Cơ sở mua bán, vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm bằng đường sông có thể sẽ gây nên sự xói lở bờ sông;
Trong quá trình mua bán, vận chuyển có thể gây ách tắc giao thông trong khu vực;
Quá trình xuất nhập hàng có thể gây ảnh hưởng đến an toàn lao động cho công nhân;
Tôm có thể chết trong khi được dèo tại Cơ sở, do đó cần sớm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời để tránh tình trạng tôm chết với số lượng nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường nước và phát sinh dịch bệnh.
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC:
Vì Cơ sở kinh doanh với ngành nghề là thuần hoá tôm giống nên nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là nước thải, nhưng ngoài việc đảm bảo môi trường nước tại Cơ sở không bị ô nhiễm thì Cơ sở cũng sẽ thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khác như sau:
6.1. Biện pháp giảm thiểu khí thải, tiếng ồn:
- Khí thải được phát sinh từ việc chạy máy phát điện dự phòng nhưng tải lượng rất ít vì sự cố mất điện rất ít khi xảy ra. Khi sử dụng máy phát điện thì Cơ sở sẽ đặt máy nơi thông thoáng, cách xa khu vực tập trung đông người và trồng cây xanh xung quanh nhằm tạo bóng mát và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép TCVN 5939:2005.
- Cơ sở thường xuyên quét dọn vệ sinh xung quanh để hạn chế bụi, nhất là vào những ngày trời nắng và gió mạnh nhằm bảo vệ môi trường và tạo vẻ mỹ quan cho Cơ sở nói riêng và cho khu vực nói chung.
- Các biện pháp trên ngoài việc giảm thiểu ô nhiễm không khí thì cũng làm giảm mức ồn phát sinh tại Cơ sở, hạn chế gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thính giác của mọi người làm việc ở Cơ sở, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép TCVN 5949:1998.
- Ngoài ra, Cơ sở sẽ đầu tư mới các thiết bị máy móc, thường xuyên theo dõi, sửa chữa, bảo trì chúng, nhất là máy phát điện dự phòng, máy chạy vỏ vì đây là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn.
6.2. Biện pháp giảm thiểu nước thải:
Nước thải sinh hoạt: Vì Cơ sở chỉ có 4 người nên lượng nước thải hàng ngày là không đáng kể nhưng để đảm bảo vệ sinh môi trường thì lượng nước này sẽ được dẫn vào hầm tự hoại để xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm trước khi được thải ra nguồn tiếp nhận.
Quy trình xử lý:
Nước thải sản xuất:
Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu tại Cơ sở, dù lưu lượng phát sinh tương đối nhiều nhưng thành phần và nồng độ các chất gây ô nhiễm thì không đáng kể vì quá trình ương tôm cần nguồn nước rất sạch (nước sông trước khi cho vào các bể ương đã được xử lý để thích hợp với môi trường sống của tôm) thì con tôm mới có thể sống được, mà nước trong các bể ương chỉ lưu trữ trong khoảng 1 – 2 ngày nên nước thải từ các bể ương này ô nhiễm không đáng kể, thành phần chủ yếu là chất hữu cơ, chất dinh dưỡng … do lượng thức ăn thừa trong bể tạo nên.
Tuy nhiên, nước thải vẫn phải xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Để bảo vệ môi trường thì nguồn nước này sẽ được xử lý như sau:
+ Nước thải từ các bể ương sẽ được dẫn qua bể lọc, tại đây nước thải sẽ được xử lý bởi các cơ chế: các chất rắn có trong nước thải sẽ bị giữ lại ở các lỗ rổng, lắng cặn, sự hấp phụ của các vật liệu lọc, sự phân huỷ chất dinh dưỡng, chất hữu cơ bởi các vi sinh vật có trong bể. Nguyên liệu lọc ở bể chủ yếu là: đá, sỏi, cát, và các vi sinh vật bám trên bề mặt nguyên liệu lọc, sau một thời gian vận hành thì hiệu suất xử lý của bể sẽ giảm do thành phần của chất thải nhiều sẽ bít các lỗ rổng, kéo dài thời gian lọc nước của bể, nên cần phải rửa hoặc thay nguyên liệu lọc khác.
+ Sau khi được xử lý ở bể lọc thì nước thải sẽ tự chảy sang bể lắng kết hợp khử trùng nhằm loại bỏ các chất rắn còn sót lại, các chất rắn sẽ lắng xuống đáy bể nhờ trọng lực của bản thân chúng. Tại đây ngoài chức năng lắng cặn thì nước thải còn được khử trùng các vi khuẩn gây bệnh trước khi thải ra nguồn tiếp nhận, chất khử trùng là Chlorine, nhưng cần phải đảm bảo đủ thời gian tiếp xúc của Chlorine với nước thải và lượng Chlorine dư khuếch tán hết thì mới đảm bảo được hiệu suất xử lý của bể.
+ Nước thải sẽ khi đã được xử lý triệt để tại bể lắng và kết hợp khử trùng thì sẽ được thải ra nguồn tiếp nhận, nước thải sau xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005.
Quy trình xử lý:
6.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn:
Rác thải sinh hoạt:
Do số lượng lao động ít và họ không nghỉ lại Cơ sở nên lượng rác thải phát sinh tại Cơ sở là không đáng kể, tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh môi trường thì rác thải sinh hoạt sẽ được chứa trong các sọt rác, cần xé…, vì thành phần của rác thải có nhiều loại gồm: các chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất hữu cơ khó phân huỷ, chai, lon … nên rác thải sẽ được phân loại trước khi xử lý.
Do trong vùng này không có xe thu gom rác và bãi xử lý rác tập trung nên hầu hết người dân trong khu vực nói chung và Cơ sở nói riêng là xử lý tại chỗ.
Đối với Cơ sở, rác thải sẽ được thu gom tập trung lại mỗi ngày, các chất hữu cơ khó phân huỷ, chai, lon …sẽ được tận dụng lại hoặc bán phế liệu, còn các chất hữu cơ dễ phân huỷ được chôn lấp ở phần đất gia đình, rác sẽ tự phân huỷ và sau đó được tận dụng làm phân bón cho cây trồng.
Ngoài ra, để đảm bảo cảnh quan trong khu vực luôn sạch sẽ, thoáng mát thì vấn đề vệ sinh luôn được Cơ sở quan tâm hàng đầu. Những công việc được thực hiện như sau:
Trang bị cơ sở thoáng mát, đủ ánh sáng.
Rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất được thu gom, dọn dẹp thường xuyên và để đúng nơi qui định trước khi xử lý.
Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho công nhân làm việc tại Cơ sở.
Rác thải sản xuất: tại Cơ sở thì tải lượng rác thải sản xuất phát sinh hàng ngày là rất ít, nếu có thì Cơ sở sẽ tận dụng lại để sử dụng cho các mục đích khác hoặc bán phế liệu. Còn với những loại không thể tận dụng lại được thì sẽ bỏ vào các thùng rác tại Cơ sở và được thu gom, xử lý cùng với rác thải sinh hoạt.
Quy trình xử lý:
6.4. Giảm thiểu các tác động khác:
Xây dựng, bao chắn bờ sông nơi lên xuống hàng để hạn chế sự xói lở.
Khi xuaát nhaäp haøng sẽ saép xeáp phương tieän chôû haøng cũng như giao haøng vaøo những thời ñieåm thích hợp khoâng ñeå xaûy ra aùch taéc hay caûn trôû giao thoâng trong khu vöïc.
Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra đăng kiểm đối với các phương tiện vận chuyển. Người lái phải có giấy phép, tuân thủ luật lệ giao thông đường thuỷ, không chở hàng vượt tải trọng cho phép.
- Cơ sở luôn quan tâm đến vấn đề an toàn lao động và sức khoẻ cho công nhân, thuờng xuyên nhắc nhỡ họ nên cẩn thận trong các quá trình làm việc, khám sức khoẻ định kỳ, trang bị tủ thuốc gia đình cho công nhân.
- Cơ sở sẽ thường xuyên quan tâm theo dõi, cải tạo nguồn nước trong các bể ương, tập huấn kỹ thuật nuôi tôm cho công nhân làm việc tại Cơ sở. Phải có biện pháp phát hiện, xử lý kịp thời các mầm bệnh đột xuất xảy ra đối với tôm trữ trong các hồ.
6.5. Phương pháp phòng chống và ứng cứu sự cố do nguy cơ tai nạn về cháy nổ
An toàn về điện:
+ Các hệ thống điện phải được kiểm tra định kỳ, thường xuyên để tránh phát sinh tia lửa điện ở những khu vực nhạy cảm vì chúng dễ dàng gây nên sự cố cháy nổ.
+ Hệ thống điện cần có hành lang an toàn, hệ thống bảo vệ phải có các rơle thường xuyên kiểm tra các thiết bị sử dụng điện. Cho công nhân học tập cách sử dụng điện an toàn.
Phòng chống cháy nổ:
+ Có quy định, nội quy về an toàn phòng cháy chữa cháy.
+ Không lưu trữ xăng dầu với số lượng nhiều tại Cơ sở, nơi chứa xăng, dầu sẽ được lưu trữ cách xa đối với nguồn phát lửa.
+ Khi tiếp nhiên liệu cho các thiết bị, máy móc tránh để rơi rớt ra ngoài gây ảnh hưởng đến môi trường.
+ Có các biện pháp về phòng cháy, chữa cháy như trang bị phương tiện và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháy (bình chữa cháy…).
+ Công nhân làm việc tại cơ sở được tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy và ứng cứu khi sự cố xảy ra.
+ Luôn nhắc nhở mọi người phải có ý thức tự giác để bảo vệ môi trường cho cơ sở và khu vực xung quanh.
VII. CAM KẾT THỰC HIỆN:
Cơ sở cam kết thực hiện việc bảo vệ môi trường đúng như các nội dung trong Bản cam kết Bảo vệ môi trường đã nêu và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường hay vi phạm các Công ước Quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam đã quy định.
Cái Nước, ngày ..… tháng 9 năm 2007
CHỦ CƠ SỞ
MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG: 1
II. ĐỊA ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ 1
III. QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH: 2
3.1. Quy mô kinh doanh: 2
3.2. Công suất sản xuất: 2
3.3 Phương thức kinh doanh: 2
3.4. Danh mục các thiết bị, máy móc của Cơ sở: 2
IV. NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG: 3
Nguyên liệu và nhiên liệu: 3
Điện, nước: 3
V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG: 3
5.1. Các loại chất thải phát sinh: 3
5.1.1. Khí thải, tiếng ồn: 3
5.1.2. Nước thải: 4
5.1.3. Chất thải rắn: 4
5.2. Các tác động khác: 5
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC: 5
6.1. Biện pháp giảm thiểu khí thải, tiếng ồn: 5
6.2. Biện pháp giảm thiểu nước thải: 6
6.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn: 7
6.4. Giảm thiểu các tác động khác: 8
6.5. Phương pháp phòng chống và ứng cứu sự cố do nguy cơ tai nạn về cháy nổ 8
VII. CAM KẾT THỰC HIỆN: 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BCK CO SO NUOI TOM.doc