DTM dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 4 I. XUẤT XỨ DỰ ÁN 4 II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 5 III. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 7 IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 8 Chương 1 9 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 9 1.1. TÊN DỰ ÁN 9 1.2. CHỦ DỰ ÁN 9 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 9 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 9 1.4.1. Mục tiêu đầu tư 9 1.4.2. Quy mô dự án 10 1.4.2.1. Vốn, nguồn vốn và hình thức đầu tư 10 1.4.2.2. Loại hình, quy mô khám chữa bệnh 11 1.4.2.3. Quy mô xây dựng công trình 11 1.4.2.4. Trang thiết bị 11 1.4.2.5. Hoá chất sử dụng 13 1.4.2.6. Tổ chức điều hành 14 1.4.3. Kinh phí đầu tư xử lý môi trường 15 1.4.4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật 16 1.4.4.1. Cấp điện 16 1.4.4.2. Cấp nước 16 1.4.4.3. Thoát nước 17 1.4.4.4. Hệ thống giao thông và sân vườn 18 1.4.5. Phương án xây dựng 18 1.4.5.1. Nội dung các hạng mục xây dựng 18 1.4.5.2. Giải pháp xây dựng 19 1.4.6. Tiến độ thực hiện 20 1.4.7. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án 20 Chương 2 21 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 21 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 21 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa hình, địa chất 21 2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thuỷ văn 21 2.1.2.1. Điều kiện về khí tượng 21 2.1.2.1. Điều kiện về thuỷ văn 22 2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 23 2.1.3.1. Môi trường không khí 23 2.1.3.2. Môi trường nước 24 2.1.3.3. Môi trường đất 27 2.1.3.3. Môi trường sinh thái 27 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 27 2.2.1. Điều kiện về kinh tế 27 2.2.1.1. Về tiểu thu công nghiệp và thương mại dịch vụ 27 2.2.1.2. Về sản xuất nông nghiệp 28 2.2.2. Điều kiện về xã hội 28 2.2.2.1. Dân số và lao động 28 2.2.2.2. Giáo dục đào tạo 28 2.2.2.3. Y tế 29 2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng 29 2.2.1.5. Quản lý đô thị 30 2.2.2.6. Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội 30 Chương 3 31 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 31 3.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ MẶT BẰNG, THI CÔNG XÂY DỰNG 33 3.1.1. Các tác động có liên quan đến chất thải 33 3.1.1.1. Tiếng ồn 33 3.1.1.2. Bụi 35 3.1.1.3. Khí thải 36 3.1.1.4. Nước thải 37 3.1.1.5. Chất thải rắn 40 3.1.2. Các tác động không liên quan đến chất thải 41 3.1.2.1. Nguồn gây tác động 41 3.1.1.2. Đối tượng và quy mô bị tác động 41 3.1.1.3. Đánh giá tác động 41 3.2. KHI BỆNH VIỆN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 42 3.2.1. Các tác động có liên quan đến chất thải 43 3.2.1.1. Tiếng ồn 43 3.2.1.2. Bụi và khí thải 44 3.2.1.3. Nước thải 49 3.2.1.4. Chất thải rắn 52 3.2.1.5. Tia phóng xạ (tia Rơnghen) 54 3.2.2. Các tác động không liên quan đến chất thải 55 3.1.2.1. Nguồn gây tác động 55 3.1.1.2. Đối tượng và quy mô bị tác động 55 3.1.1.3.Đánh giá tác động 56 3.3. DỰ BÁO NHỮNG RỦI RO VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 56 3.3.1. Tai nạn lao động 56 3.3.2. Sự cố về điện 57 3.3.3. Sự cố cháy nổ 57 3.3.4. Sự cố từ hệ thống xử lý nước thải 58 3.3.4. Sự cố do thiên tai 58 3.4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 59 3.4.1. Các phương pháp sử dụng trong đánh giá tác động môi trường 59 3.4.2. Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 59 Chương 4 61 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 61 4.1. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU 61 4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng 61 4.1.1.1. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, bụi và khí thải 61 4.1.1.2. Giảm thiểu tác động do nước thải 62 4.1.1.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn 62 4.1.1.4. Giảm thiểu tác động do một số hoạt động khác 63 4.1.2. Khi bệnh viện đi vào hoạt động 64 4.1.2.1. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, bụi và khí thải 64 4.1.2.2. Giảm thiểu tác động do nước thải 68 4.1.2.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn 78 4.1.2.4. Giảm thiểu tác động do tia phóng xạ 82 4.2. PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 84 4.2.1. An toàn lao động 84 4.2.1.1. An toàn cho CBCNV xây dựng trên công trường 84 4.2.1.2. An toàn cho CBCNV làm việc tại Bệnh viện 85 4.2.2. An toàn về điện 86 4.2.3. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ 86 4.2.3.1. Biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ 86 4.2.3.2. Ứng phó khi xảy ra cháy nổ 87 4.2.4. Biện pháp khắc phục sự cố từ hệ thống xử lý nước thải 88 4.2.5. Biện pháp chống thiên tai 88 4.2.5. Biện pháp chống sét 89 Chương 5 90 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 90 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 90 5.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng bệnh viện 90 5.1.2. Khi bệnh viện đi vào hoạt động 90 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 91 5.2.1. Giám sát chất thải 91 5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường xung quanh 92 Chương 6 94 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 94 6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 94 6.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ 94 6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA UBND CẤP XÃ VÀ UBMTTQ CẤP XÃ 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97 I. KẾT LUẬN 97 II. KIẾN NGHỊ 98 III. CAM KẾT 98

doc112 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6123 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu DTM dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 4 I. XUẤT XỨ DỰ ÁN 4 II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 5 III. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 7 IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 8 Chương 1 9 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 9 1.1. TÊN DỰ ÁN 9 1.2. CHỦ DỰ ÁN 9 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 9 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 9 1.4.1. Mục tiêu đầu tư 9 1.4.2. Quy mô dự án 10 1.4.2.1. Vốn, nguồn vốn và hình thức đầu tư 10 1.4.2.2. Loại hình, quy mô khám chữa bệnh 11 1.4.2.3. Quy mô xây dựng công trình 11 1.4.2.4. Trang thiết bị 11 1.4.2.5. Hoá chất sử dụng 13 1.4.2.6. Tổ chức điều hành 14 1.4.3. Kinh phí đầu tư xử lý môi trường 15 1.4.4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật 16 1.4.4.1. Cấp điện 16 1.4.4.2. Cấp nước 16 1.4.4.3. Thoát nước 17 1.4.4.4. Hệ thống giao thông và sân vườn 18 1.4.5. Phương án xây dựng 18 1.4.5.1. Nội dung các hạng mục xây dựng 18 1.4.5.2. Giải pháp xây dựng 19 1.4.6. Tiến độ thực hiện 20 1.4.7. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án 20 Chương 2 21 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 21 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 21 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa hình, địa chất 21 2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thuỷ văn 21 2.1.2.1. Điều kiện về khí tượng 21 2.1.2.1. Điều kiện về thuỷ văn 22 2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 23 2.1.3.1. Môi trường không khí 23 2.1.3.2. Môi trường nước 24 2.1.3.3. Môi trường đất 27 2.1.3.3. Môi trường sinh thái 27 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 27 2.2.1. Điều kiện về kinh tế 27 2.2.1.1. Về tiểu thu công nghiệp và thương mại dịch vụ 27 2.2.1.2. Về sản xuất nông nghiệp 28 2.2.2. Điều kiện về xã hội 28 2.2.2.1. Dân số và lao động 28 2.2.2.2. Giáo dục đào tạo 28 2.2.2.3. Y tế 29 2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng 29 2.2.1.5. Quản lý đô thị 30 2.2.2.6. Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội 30 Chương 3 31 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 31 3.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ MẶT BẰNG, THI CÔNG XÂY DỰNG 33 3.1.1. Các tác động có liên quan đến chất thải 33 3.1.1.1. Tiếng ồn 33 3.1.1.2. Bụi 35 3.1.1.3. Khí thải 36 3.1.1.4. Nước thải 37 3.1.1.5. Chất thải rắn 40 3.1.2. Các tác động không liên quan đến chất thải 41 3.1.2.1. Nguồn gây tác động 41 3.1.1.2. Đối tượng và quy mô bị tác động 41 3.1.1.3. Đánh giá tác động 41 3.2. KHI BỆNH VIỆN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 42 3.2.1. Các tác động có liên quan đến chất thải 43 3.2.1.1. Tiếng ồn 43 3.2.1.2. Bụi và khí thải 44 3.2.1.3. Nước thải 49 3.2.1.4. Chất thải rắn 52 3.2.1.5. Tia phóng xạ (tia Rơnghen) 54 3.2.2. Các tác động không liên quan đến chất thải 55 3.1.2.1. Nguồn gây tác động 55 3.1.1.2. Đối tượng và quy mô bị tác động 55 3.1.1.3.Đánh giá tác động 56 3.3. DỰ BÁO NHỮNG RỦI RO VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 56 3.3.1. Tai nạn lao động 56 3.3.2. Sự cố về điện 57 3.3.3. Sự cố cháy nổ 57 3.3.4. Sự cố từ hệ thống xử lý nước thải 58 3.3.4. Sự cố do thiên tai 58 3.4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 59 3.4.1. Các phương pháp sử dụng trong đánh giá tác động môi trường 59 3.4.2. Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 59 Chương 4 61 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 61 4.1. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU 61 4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng 61 4.1.1.1. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, bụi và khí thải 61 4.1.1.2. Giảm thiểu tác động do nước thải 62 4.1.1.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn 62 4.1.1.4. Giảm thiểu tác động do một số hoạt động khác 63 4.1.2. Khi bệnh viện đi vào hoạt động 64 4.1.2.1. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, bụi và khí thải 64 4.1.2.2. Giảm thiểu tác động do nước thải 68 4.1.2.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn 78 4.1.2.4. Giảm thiểu tác động do tia phóng xạ 82 4.2. PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 84 4.2.1. An toàn lao động 84 4.2.1.1. An toàn cho CBCNV xây dựng trên công trường 84 4.2.1.2. An toàn cho CBCNV làm việc tại Bệnh viện 85 4.2.2. An toàn về điện 86 4.2.3. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ 86 4.2.3.1. Biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ 86 4.2.3.2. Ứng phó khi xảy ra cháy nổ 87 4.2.4. Biện pháp khắc phục sự cố từ hệ thống xử lý nước thải 88 4.2.5. Biện pháp chống thiên tai 88 4.2.5. Biện pháp chống sét 89 Chương 5 90 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 90 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 90 5.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng bệnh viện 90 5.1.2. Khi bệnh viện đi vào hoạt động 90 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 91 5.2.1. Giám sát chất thải 91 5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường xung quanh 92 Chương 6 94 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 94 6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 94 6.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ 94 6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA UBND CẤP XÃ VÀ UBMTTQ CẤP XÃ 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97 I. KẾT LUẬN 97 II. KIẾN NGHỊ 98 III. CAM KẾT 98 PHẦN PHỤ LỤC MỞ ĐẦU I. XUẤT XỨ DỰ ÁN Đất nước ngày càng phát triển, xã hội ngày càng đi lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Do đó, việc ban hành Nghị định về chính sách khuyến khích xã hội hoá đời sống sức khoẻ tinh thần lẫn vật chất là phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập, là việc làm cần thiết và chính đáng. Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, tỉnh Quảng Nam đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đặc biệt là các lĩnh vực văn hoá xã hội, tạo động lực thúc đẩy các địa phương trong tỉnh cùng phát triển. Công tác y tế của tỉnh cũng không ngừng vươn lên, cố gắng phục vụ tốt nhân dân. Thế nhưng việc chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho cộng đồng dân cư vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các bệnh viện luôn ở trong tình trạng quá tải. Trước tình hình đó, Công ty cổ phần XD – TM & DV Hoàng Quốc đã quyết định đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc quy mô 400 giường trên khu đất ven sông Kỳ Phú thuộc khu tái định cư ADB tại phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Quyết định số 2895/QĐ-UBND ngày 01/9/2008. Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc ra đời phù hợp với Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. Khi đi vào hoạt động bệnh viện sẽ góp sức cùng ngành y tế Quảng Nam giáo dục sức khoẻ, tham gia khám, chuẩn đoán và điều trị bệnh nhằm giải quyết phần nào sự quá tải của các cơ sở y tế Nhà nước, cung cấp thêm loại hình dịch vụ khám chữa bệnh theo nhu cầu cho nhân dân. Đặc biệt, bệnh viện sẽ ưu tiên dành 20% số giường bệnh miễn phí cho người nghèo và giảm 50% viện phí cho các đối tượng có thu nhập thấp và đối tượng chính sách. Với mục tiêu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, đồng thời đánh giá những tác động tích cực, tiêu cực đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội từ hoạt động của Dự án, Công ty Cổ phần XD – TM & DV Hoàng Quốc đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Công ty Cổ phần Nam Kỳ và Trung tâm Quan trắc & Phân tích môi trường Quảng Nam tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án ĐTXD bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc” theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005. II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 1. Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án - Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch nước công bố ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2008 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Theo đó dự án xây dựng bệnh viện với quy mô từ 50 giường bệnh trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. - Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Quyết định số 40/2007/QĐ-UBND ngày 25/09/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Các tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực thực hiện dự án. - Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc. - Kết quả đo đạc, phân tích môi trường nền tại khu vực dự án do cơ quan tư vấn phối hợp với Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ thực hiện. 2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế tại quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động , 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 365:2007 - Bệnh viện đa khoa - Hướng dẫn thiết kế. - Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế QCVN 02:2008/BTNMT ban hành kèm theo quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Tiêu chuẩn TCVN 5949-1998 (Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép) - Tiêu chuẩn TCVN 5937-2005 (Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh) - Tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 (Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt) - Tiêu chuẩn TCVN 5944-1995 (Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm) - Tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 (Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải) - Tiêu chuẩn TCVN 6772-2000 (Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép) - Tiêu chuẩn TCVN 6561-1999 (Tiêu chuẩn An toàn bức xạ ion hoá tại các cơ sở y tế) 3. Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng - Lê Thạc Cán, Đánh giá tác động môi trường phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. - Lê Xuân Hồng, Cơ sở đánh giá tác động môi trường, NXB Thống kê, 2006. - World health organization, Assessment of sources of air, water and land pollution, Geneva, 1993. - Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Tập 1,2,3, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2002. - Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1997. - PGS.TSKH Nguyễn Xuân Nguyên, Nước thải và công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2003. - Trần Đức Hạ, Xử lý nước thải đô thị, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2006. - Lâm Minh Triết (chủ biên), Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân, Xử lý nước thải Đô thị và Công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2004. - Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, Quản lý chất thải rắn, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2001. - Các báo cáo đánh giá tác động môi trường (đã được phê duyệt). - Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2007. - Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 2007, phương hướng nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2008 và số liệu thống kê của phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. III. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM - Phương pháp thống kê: Ứng dụng trong việc thu thập và xử lý các số liệu khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội tại khu vực Dự án. - Phương pháp điều tra, khảo sát: Trên cơ sở các tài liệu về môi trường đã có sẵn, tiến hành điều tra, khảo sát khu vực dự án nhằm cập nhật, bổ sung các tài liệu mới nhất, cũng như khảo sát hiện trạng môi trường trong khu vực Dự án. - Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước và tài nguyên sinh vật tại khu vực Dự án. - Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập năm 1993: Nhằm dự báo và ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của Dự án. - Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam hiện hành. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc do Công ty cổ phần XD – TM & DV Hoàng Quốc chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Công ty cổ phần Nam Kỳ và Trung tâm Quan trắc & Phân tích môi trường Quảng Nam. Công ty cổ phần XD – TM & DV Hoàng Quốc Đại diện: Ông Huỳnh Quốc Trung - Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Địa chỉ liên hệ: Lô E2, Cụm công nghiệp-TTCN Trường Xuân, phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. * Những thành viên trực tiếp tham gia thực hiện báo cáo: 1. Nguyễn Quang Thành - Phó giám đốc 2. Nguyễn Văn Cúc - Trưởng phòng Kế hoạch Công ty cổ phần Nam Kỳ Đại diện: Ông Hà Phước Tùng - Giám đốc Địa chỉ liên hệ: 294 Trưng Nữ Vương, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. * Những thành viên trực tiếp tham gia thực hiện báo cáo ĐTM: 1. Nguyễn Dần Quang - Nhân viên 2. Nguyễn Khắc Hoa - Nhân viên Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Quảng Nam Đại diện: Ông Lê Văn Việt – Phó Giám đốc phụ trách Địa chỉ liên hệ: 102A/1 Hùng Vương, Tam Kỳ, Quảng Nam. * Những thành viên trực tiếp tham gia thực hiện báo cáo ĐTM: 1. CN. Nguyễn Viết Thuận - Phó Giám đốc - Chủ trì 2. ThS. Nguyễn Văn Thanh - Chuyên viên 3. KS. Nguyễn Hoàng Tú - Chuyên viên 4. KS. Nguyễn Thế Công - Chuyên viên 5. KS. Trương Thị Trâm Chi - Chuyên viên 6. KS. Hoàng Thị Kim Chung - Chuyên viên Và các thành viên khác của Trung tâm. Chương 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN Tên dự án: Bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc 1.2. CHỦ DỰ ÁN Chủ dự án: Công ty cổ phần XD – TM & DV Hoàng Quốc Đại diện: Ông Huỳnh Quốc Trung Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Tổng Giám đốc Địa chỉ liên hệ: Lô E2, Cụm công nghiệp-TTCN Trường Xuân, phường Trường Xuân, tp Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Điện thoại: (0510)3.841344 – 3.841343 Email: Hoangquocjsc@gmail.com Website: www.hoangquoc.net.vn 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Dự án Bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc được đầu tư xây dựng tại phường Tân Thạnh - TP Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam. Địa điểm thực hiện dự án nằm ven sông Kỳ Phú, cách trung tâm thành phố Tam Kỳ khoảng 3 km về phía Đông, cách khu dân cư gần nhất khoảng 200 m về phía Đông Nam và tiếp giáp với khu dân cư đang quy hoạch phía Tây và Tây Nam của dự án. Ranh giới khu đất xây dựng án được xác định như sau: + Phía Đông Nam: giáp đường quy hoạch 17,5 m; + Phía Tây : giáp đường quy hoạch 17,5 m; + Phía Tây Bắc : giáp đường quy hoạch 17,5 m; + Phía Đông Bắc : giáp đường quy hoạch ven sông 27 m. Tổng diện tích mặt bằng: 38.821 m2 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Mục tiêu đầu tư - Xây dựng mới bệnh viện đa khoa với quy mô 400 giường, nhằm phục vụ nhanh chóng và kịp thời cho nhu cầu khám chữa bệnh, góp phần giảm bớt sự quá tải của các bệnh viện tuyến trên, đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Đồng thời, việc xây dựng mới bệnh viện tư nhân, tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu được lựa chọn loại dịch vụ, các y bác sỹ mà mình tin cậy để khám chữa bệnh theo nguyện vọng. - Xây dựng bệnh viện hoàn chỉnh và vững mạnh về độ ngũ chuyên môn giỏi, đầu tư các thiết bị công nghệ kỹ thuật cao nhằm chuẩn đoán nhanh, chính xác để rút ngắn thời gian điều trị và giảm chi phí chữa trị cho người bệnh. 1.4.2. Quy mô dự án 1.4.2.1. Vốn, nguồn vốn và hình thức đầu tư * Tổng vốn đầu tư: 1.000.086.000.000 đồng (Bằng chữ: Một nghìn tỉ không trăm tám mươi sáu triệu đồng y) Trong đó: - Vốn cố định: 982.096.000.000 đồng + Xây lắp, giải toả đền bù: 361.300.000.000 đồng + Đầu tư trang thiết bị : 464.775.000.000 đồng + Kiến thiết cơ bản : 65.740.000.000 đồng + Dự phòng : 89.281.000.000 đồng - Vốn lưu động: 17.990.000.000 đồng + Định phí : 28.250.000.000 đồng + Chi phí quản lý : 1.412.540.000 đồng + Chi phí dự phòng : 282.500.000 đồng + Bảo dưỡng thiết bị : 633.720.000 đồng + Vật tư + thuốc các loại : 2.700.000.000 đồng + Vốn dự trữ : 2.700.000.000 đồng + Vòng quay vốn lưu động: 2 vòng * Nguồn vốn đầu tư: - Vốn tự có của Doanh nghiệp : 300.086.000.000 đồng - Vốn vay bổ sung : 700.000.000.000 đồng * Hình thức đầu tư: Dự án đầu tư xây dựng mới hoàn toàn. 1.4.2.2. Loại hình, quy mô khám chữa bệnh Ước tính số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa Hoàng Quốc được liệt kê dưới đây: Bảng 1.1- Loại hình, quy mô khám chữa bệnh tại bệnh viện TT  Loại hình khám chữa bệnh  Quy mô (lượt người/tháng)   1  Khám bệnh thông thường  6.000 – 7.000   2  Xét nghiệm, siêu âm, nội soi, X-quang  13.000 – 14.000   3  Phẫu thuật (tiểu, trung, đại phẫu)  2.000 – 2.500   4  Sinh + thủ thuật phụ khoa  2.000 – 3.000   5  Điều trị nội trú  3.000   6  Điều trị ngoại trú  1.000   7  Điều trị, chăm sóc sức khoẻ ngoại trú  1.500   1.4.2.3. Quy mô xây dựng công trình Quy mô giường bệnh ở các khoa điều trị dự kiến là 400 giường bao gồm các hạng mục được liệt kê như sau: Bảng 1.2- Quy mô giường bệnh từng hạng mục của bệnh viện TT  Hạng mục  Quy mô (giường)   1  Khoa khám bệnh và buồng cấp cứu  40   2  Khoa gây mê hồi sức nội - ngoại  40   3  Khoa nội  85   4  Khoa ngoại  90   5  Khoa nhi  40   6  Khoa sản  40   7  Khoa tai mũi họng  5   8  Khoa mắt  20   9  Khoa dịch vụ  40   1.4.2.4. Trang thiết bị Bệnh viện sử dụng các máy móc, thiết bị mới hoàn toàn, trong đó một số sản phẩm sản xuất trong nước còn phần lớn các trang thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài, được liệt kê cụ thể dưới đây: Bảng 1.3- Danh mục các máy móc, thiết bị của bệnh viện TT  Hạng mục  ĐVT  Số lượng   A  Thiết bị trong nước   1  Giường Inox, nệm + Tủ đầu giường  Cái  550 + 550   2  Bàn sanh + Dụng cụ sanh và khám phụ khoa  Cái  10 + 20   3  Xe đẩy băng ca Inox + Xe lăn tay  Cái  20 + 60   4  Dụng cụ xét nghiệm  Bộ  20   5  Máy điện tim tự động  Bộ  10   6  Máy đo điện não  Bộ  4   7  HT rửa tay tiệt trùng MD 2.200T  Cái  6   B  Thiết bị nhập khẩu   1  Đèn mổ  Bộ  6   2  Máy X-quang CIAM truyền hình  Bộ  2   3  Máy gây mê giúp thở  Cái  10   4  Máy giúp thở tự động  Cái  10   5  Máy CT-scanner  Cái  2   6  Máy chụp RMI  Cái  2   7  Máy cắt đốt phẫu thuật  Cái  6   8  Máy hút phẫu thuật  Cái  6   9  Máy soi cổ tử cung  Cái  5   10  Máy đốt điều trị  Cái  4   11  Máy mổ nội soi (đủ bộ)  Bộ  6   12  Máy theo dõi nồng độ O2, CO2, PO2  Cái  30   13  Dụng cụ mổ đại + trung + tiểu phẩu  Bộ  30   14  Máy giác hút sanh  Bộ  10   15  Monitor theo dõi tim thai  Bộ  20   16  Lồng ủ ấm thai nhi  Bộ  20   17  Máy hút đàm  Cái  20   18  Máy cắt đốt siêu âm  Cái  4   19  Máy cắt đốt qua nội soi  Cái  4   20  Dụng cụ nội soi các loại  Bộ  16   21  Bình bốc hơi Halothom  Bộ  6   22  Máy siêu âm đen trắng + màu  Bộ  4 + 4   23  Máy siêu âm 3 chiều + 4 chiều  Bộ  4 + 4   24  Máy đo điện tim 6 cần  Cái  10   25  Máy X quang 500 MA truyền hình  Bộ  4   26  Máy X quang di động  Bộ  5   27  Máy chụp X quang toàn cảnh  Cái  3   28  Máy chụp X quang răng  Cái  2   29  Máy chụp X quang Mamography  Cái  2   30  Cassette có màng tăng sáng các loại  Cái  40   31  Máy in phim CT-RMI  Cái  2   32  Đèn diệt trùng  Cái  150   33  Hệ thống camera quan sát (8 mắt)  Bộ  12   34  Xe cấp cứu Ambulance  Chiếc  6   35  Hệ thống Oxy VACUM  Bộ  1   36  Hệ thống khí trung tâm  Bộ  1   37  Máy hấp  Cái  6   38  Máy huyết học tự động Hamatil  Bộ  4   39  Máy sinh hóa tự động  Bộ  4   40  Máy xét nghiệm nước tiểu Clinitet  Bộ  4   41  Máy lon đồ Modica Na, K, Cl  Bộ  4   42  Máy đông máu 4 thông số  Bộ  4   43  Kính hiển vi điện tử  Bộ  10   44  Máy li tâm máu  Bộ  4   45  Máy li tâm nước tiểu  Cái  4   46  Đèn đọc Film X quang (1film và 2 film)  Cái  20   47  Máy đo độ loãng xương  Cái  4   48  Máy rửa phim X quang tự động  Bộ  6   49  Máy nội soi dạ dày các loại  Bộ  4   50  Máy nội soi đại tràng các loại  Bộ  4   51  Máy nội soi phế quản, phổi  Bộ  4   52  Máy nội soi TMH  Bộ  4   53  Máy nội soi niệu (ống trứng)  Bộ  4   54  Máy tán sỏi niệu  Bộ  2   55  Máy điều hòa nhiệt độ  Bộ  50   56  Máy tán sỏi niệu qua nội soi  Bộ  6   57  Máy phát điện dự phòng 500 KVA  Cái  2   58  Hệ thống xử lý nước thải  HT  1   59  Lò đốt rác y tế  HT  1   1.4.2.5. Hoá chất sử dụng Bệnh viện sử dụng các hoá chất được sản xuất trong nước và các hoá chất ngoại nhập, dưới đây là các hoá chất chính được sử dụng tại bệnh viện: Bảng 1.4- Danh mục hoá chất sử dụng TT  Hoá chất  Nguồn cung cấp   1  Acid Acetic  Việt nam   2  Acid Salicylic (tinh thể)  Trung Quốc   3  Acid Oxalic  Trung Quốc   4  Acid Citric (tinh thể)  Trung Quốc   5  Acid Chlohydric  Trung Quốc   6  Acid Formic  Trung Quốc   7  Acid Nitric  Trung Quốc   8  Albumin  Đức   9  Alpha Amylase  Đức   10  Ampicillin 10 mcg  Việt Nam   11  Alkanlin Phosphastese  Đức   12  Bacitracin  Việt Nam   13  CK-UV  Đức   14  Cidezyme  Mỹ   15  Các loại kháng huyết thanh  Việt nam   16  EDTA 2,5 ml  Tây Ban Nha   17  Formol  Việt nam   18  Gentamycin 10 mcg  Việt Nam   19  Hoá chất tiệt trùng phòng mổ Anios special DJP  Pháp   20  Hoá chất giải điện đồ  Pháp   21  Hemostat  Đức   22  Hexagon HBsAg  Đức   23  ISE fluid Pack 180  Mỹ   24  Natri citrat  Trung Quốc   25  Natri hydroxyt  Trung Quốc   26  Norfloxacin 10 mcg  Việt Nam   27  Sulfolyer (dd ly giải hồng cầu)  Đức   28  Stromatolyer (dd ly giải bạch cầu)  Đức   29  Thuốc thử Hexagon Tropomin  Pháp   30  Total protein liquicolor  Đức   1.4.2.6. Tổ chức điều hành a. Các phòng ban chức năng - Cơ cấu phòng ban gồm: Phòng hành chính, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng y vụ, phòng tài chính quản trị. - Các bộ phận: + Khu khám chữa bệnh gồm các khoa: Ngoại, Nội, Sản, Nhi, Răng - Hàm - Mặt, Tai - Mũi - Họng. + Khu vực cận lâm sàng (cùng với khu khám bệnh): Siêu âm, Xét nghiệm, điện tim, chụp X-quang, chụp CT. + Khu điều trị bệnh: Hồi sức cấp cứu, khoa ngoại, khoa sản, khoa nội, khoa nhi. b. Đội ngũ nhân viên Bảng 1.5- Số lượng nhân sự của bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc TT  Nhân sự  Số lượng   1  Thạc sỹ - Bác sỹ  200   2  Dược sỹ đại học  30   3  Dược sỹ trung học  50   4  Y sỹ, Y tá trung học  80   5  Hộ lý  80   6  Kỹ thuật viên  10   7  Nhân viên khoa dược  10   8  Hành chính  40   Tổng cộng  500   c. Nguồn nhân viên - Đăng ký tuyển chọn cán bộ nhân viên trong nước và nước ngoài. - Tuyển sinh từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp. - Những bác sỹ làm việc ngoài giờ của bệnh viện đa khoa Quảng Nam. - Mời các chuyên gia y tế nước ngoài về làm việc ngắn hạn và dài hạn tại bệnh viện. d. Chế độ làm việc - Tuỳ theo khoa phòng, bộ phận chuyên môn, bệnh viện sẽ bố trí thời gian làm việc cho phù hợp, đảm bảo chế độ làm việc 8 giờ/ngày theo các kíp trực, thực hiện 24/24 giờ được phân công các ca trực liên tục, đảm bảo việc chăm sóc bệnh nhân với phương châm “Lương y như từ mẫu”. - Việc quản lý bệnh viện thực hiện theo chế độ thủ trưởng từng phòng và khoa có người phụ trách. Hằng ngày, thực hiện chế độ giao ca từng khoa và toàn bệnh viện. Bệnh viện tổ chức công đoàn mua bảo hiểm xã hội, y tế, công đoàn nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 1.4.3. Kinh phí đầu tư xử lý môi trường * Dự toán kinh phí đầu tư cho các công trình xử lý môi trường - Hệ thống thu gom và xử lý nước thải : 2.500.000.000 đồng - Thu gom, xử lý chất thải rắn y tế : 4.000.000.000 đồng - Hệ thống PCCC : 1.500.000.000 đồng - Hệ thống chống sét : 1.000.000.000 đồng - Trồng cây xanh : 5.000.000.000 đồng * Dự toán kinh phí vận hành - Vận hành hệ thống xử lý nước thải: + Chi phí điện năng : 20.000.000 đồng/năm + Chi phí hoá chất : 10.000.000 đồng/năm + Chi phí quản lý (nhân công) : 25.000.000 đồng/năm + Chi phí sửa chữa : 25.000.000 đồng/năm Vậy: Chi phí vận hành trong 1 năm: 80.000.000 đồng - Vận hành lò đốt rác y tế: + Chi phí điện năng : 10.000.000 đồng/năm + Chi phí nhiên liệu : 30.000.000 đồng/năm + Chi phí quản lý (nhân công) : 25.000.000 đồng/năm + Chi phí sửa chữa : 20.000.000 đồng/năm Vậy: Chi phí vận hành trong 1 năm: 85.000.000 đồng 1.4.4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật 1.4.4.1. Cấp điện - Nguồn cung cấp điện cho bệnh viện sẽ được lấy từ mạng lưới điện Quốc gia tại địa bàn. Chủ đầu tư sẽ thoả thuận với Điện lực tỉnh về điểm đấu nối điện khi dự án được phê duyệt và triển khai các bước tiếp theo. - Xung quanh bệnh viện sử dụng hệ thống đường dây cáp điện CADIVI tiết diện 150 mm2. - Ngoài ra, để đề phòng trường hợp mất điện từ lưới điện Quốc gia, bệnh viện sẽ đầu tư một máy phát điện 500 KVA, đảm bảo nguồn điện được cấp liên tục cho hoạt động của bệnh viện. 1.4.4.2. Cấp nước a. Nguồn cung cấp nước Nước sinh hoạt sử dụng nước của nhà máy nước thành phố Tam Kỳ, bằng hệ thống đường ống PVC φ200. Để đảm bảo chất lượng nước ổn định, Chủ Dự án đầu tư xây dựng bể chứa nước theo nhu cầu sử dụng, đồng thời để phòng khi có sự cố hoả hoạn xảy ra. b. Nhu cầu dùng nước Tính toán nhu cầu sử dụng nước tại bệnh viện theo TCVN 4513 – 88 (Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế) như sau: - Nhu cầu nước cho bệnh nhân: Q1 = N1 x qbv = 400 x 400 = 160 (m3/ngđ) Trong đó: + N1: Số giường bệnh, N1 = 400 giường. + qbv: Tiêu chuẩn cấp nước cho 1 giường bệnh, qbv = 400 l/người/ngđ. - Nhu cầu nước cho CBCNV: Q2 = 20%Q1 = 20% x 160 = 32 (m3/ngđ) - Nhu cầu dùng nước cho người phục vụ bệnh nhân: Q3 = 30%Q1 = 30% x 160 = 48 (m3/ngđ) - Nhu cầu tưới nước: Qt = F x qt = 20.550 x 4 = 82 (m3/ngđ) Trong đó: + F: diện tích vườn hoa, F = 20.550 m2 + qt: Tiêu chuẩn tưới nước, qt = 4 l/m2/lần (mỗi ngày tưới 1 lần) - Nhu cầu nước dự trữ cứu hoả: Tính toán theo TCVN 2622-1995 (Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế) Lượng nước dự trữ yêu cầu phải đảm bảo chữa cháy trong vòng 2 giờ bổ sung nước liên tục Qcc = qcc x t = 15 x 3600 x 2 = 108 (m3/ngđ) Với qcc: Lưu lượng nước chữa cháy trong 1 giây (cho loại hình bệnh viện với quy mô 400 giường bệnh), qcc = 15 l/s. Như vậy, tổng lượng nước sử dụng trong một ngày đêm là: Q = Q1 + Q2 + Q3 + Qt + Qcc = 322 (m3/ngđ) 1.4.4.3. Thoát nước - Nước mưa chảy tràn theo hệ thống mương dọc đường nội bộ của bệnh viện rồi thoát ra sông Kỳ Phú. - Nước thải vệ sinh được xử lý sơ bộ trước khi xử lý triệt để tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện. - Nước thải ra từ quá trình rửa phim, giặt giũ được xử lý sơ bộ tại hầm riêng trước khi đưa ra hệ thống xử lý nước thải tập trung. - Nước thải sinh hoạt và nước thải y tế được tập trung xử lý tại hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra sông Kỳ Phú. 1.4.4.4. Hệ thống giao thông và sân vườn - Quy hoạch hệ thống đường nội bộ đảm bảo tính liên hoàn, hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại và đảm bảo đủ lớn để xe di chuyển dễ dàng khi có sự cố. Đường nội bộ sử dụng bêtông đá 4x6 mác 150 dày 100 làm nền, bên trên là lớp bêtông đá 1x2 mác 200 dày 50. - Sân vườn tổ chức trồng cây xanh có tán lớn để tạo bóng mát, cải thiện khí hậu khu bệnh viện, phần còn lại trồng cỏ và hoa để trang trí, tạo mỹ quan, đồng thời góp phần làm giảm bức xạ Mặt trời, hạn chế không khí oi bức giữa trưa nắng. 1.4.5. Phương án xây dựng 1.4.5.1. Nội dung các hạng mục xây dựng Bảng 1.6 – Bảng các hạng mục công trình của bệnh viện TT  Hạng mục công trình  Diện tích (m2)  Tầng cao xây dựng   1  Khối khám chữa bệnh - Cấp cứu - Khám chữa bệnh - Hành chính - Kỹ thuật - Các khu chức năng  3.500  9 tầng   2  Khu cách ly (Các khoa lây nhiễm)  550  2 tầng   3  Khu nghỉ dưỡng (gồm 6 biệt thự)  540  1,5 tầng   4  Khu ở thân nhân  640  2 tầng   5  Nhà điều hành  490  2 tầng   6  Khu ở chuyên gia (gồm 2 block)  940  2 tầng   7  Nhà để xe  350  1 tầng   8  Nhà đại thể  112  1 tầng   9  Nhà bảo vệ  80  1 tầng   10  Khu xử lý chất thải  112  1 tầng   11  Vườn hoa nội bộ - Vườn hoa, tượng đài - Hồ nước - Cây xanh cách ly - Đường đi dạo  11.882    12  Vườn hoa công cộng - Vườn hoa - Hồ nước - Đường đi dạo  8.668    13  Đất giao thông hạ tầng  10.957    Tổng cộng  38.821    Nguồn: Dự án ĐTXD Bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc 1.4.5.2. Giải pháp xây dựng Công trình được xây dựng trên nền đất yếu, cường độ chịu lực của đất từ 4 – 0,5 kg/cm2 nên giải pháp xây dựng được thực hiện như sau: - Phần kết cấu: Gia cố móng bằng cột BTCT 300 x 300, chiều dài dựa vào kết quả khảo sát địa chất khu vực là 48 m, móng BTCT mác 200. Cột đà BTCT, công trình gồm 9 tầng và sàn mái bằng BTCT kết cấu tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn xây dựng quy định. - Phần kiến trúc: Bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc là công trình phục vụ chuyên ngành đòi hỏi phải sử dụng nhiều vật liệu xây dựng và thiết bị đặc chủng nhằm tránh ô nhiễm môi trường và đảm bảo vô trùng, vì vậy giải pháp sử dụng vật liệu xây dựng được thực hiện như sau: + Toàn bộ tường ốp gạch men 200 x 250, cao 1,5 m (6 lớp) bao gồm: Tường trong phòng và tường hành lang, hệ thống phòng mổ sử dụng gạch men kích thước lớn hơn 250 x 400. + Phần tường trần không được ốp gạch men sẽ sử dụng trét mastic + sơn flinkote, sử dụng sơn ICI đặc chủng cho từng khu vực cũng như sử dụng từng loại riêng biệt cho cả bên trong và bên ngoài. + Hệ thống phần phòng mổ đóng trần thạch cao, khung nổi, sơn đặc chủng (có thể lau chùi dễ dàng). + Toàn bộ cửa (cửa đi và cửa sổ) sử dụng cửa inox kín có khung bảo vệ, riêng hệ thống phòng mổ sử dụng cửa inox lambri có gắn hệ thống tự động. 1.4.6. Tiến độ thực hiện Tổng tiến độ: 31 tháng kể từ khi công trình khởi công thực hiện. - Khởi công xây dựng: Ngay sau khi có giấy phép xây dựng. - Thời gian xây dựng: 24 tháng kể từ ngày khởi công. - Thời gian xây dựng các công trình xử lý môi trường: Từ tháng thứ 20 đến tháng thứ 25 kể từ ngày khởi công. - Thời gian lắp đặt thiết bị: Từ tháng thứ 20 kể từ ngày khởi công. - Hoàn thiện công trình: Từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 30 kể từ ngày khởi công. - Chính thức đi vào hoạt động : Tháng thứ 31 kể từ ngày khởi công. 1.4.7. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc có những ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội như sau: - Cùng với bệnh viện nhà nước điều trị và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tại tỉnh nhà và các tỉnh lân cận, giảm bớt sự quá tải của các bệnh viện công, hạn chế tử vong do phải chuyển đi xa, giảm bớt sự tốn kém cho người điều trị. - Bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc khi đi vào hoạt động sẽ thu hút thêm nguồn lao động ngành y có chuyên môn nghiệp vụ cao, giải quyết việc làm và tạo thu nhập chính đáng cho số cán bộ phục vụ trực tiếp và một số bác sỹ liên kết từ bệnh viện bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam. Đồng thời khi bệnh viện hoạt động sẽ tạo ra một số loại hình dịch vụ góp phần giải quyết một số lao động nhàn rỗi. Sự ra đời của bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc hoàn toàn phù hợp với yêu của xã hội hiện tại và tương lai. Đồng thời cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về việc thực hiện xã hội hoá y tế và tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài vào tỉnh nhà. ơ Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa hình, địa chất Bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc được xây dựng tại phường Tân Thạnh – TP Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam. Nằm trong vùng nội thành của thành phố Tam Kỳ, cách Quốc lộ 1A khoảng 700 m về phía Đông, cách trung tâm cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Đông Nam, cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi khoảng 65 km về phía Đông Bắc và khá gần khu dân cư mới đang được quy hoạch. - Khu vực công trình có địa hình trũng thấp nên phải san lấp mặt bằng để đạt cao trình vượt lũ trước khi tiến hành thi công xây dựng. - Theo kết quả khoan khảo sát địa chất công trình tại khu vực dự án: + Lớp 1: Lớp đất nguyên thổ pha tạp chất hữu cơ bị phân huỷ xen lẫn cát, lớp đất này có cường độ biến thiến 0,2 – 0,4 kg. + Lớp 2: Đất sét màu xám lẫn nhiều chất hữu cơ và bột cát ở trạng thái dẻo mềm đến dẻo nhão, có chỗ là dạng bùn sét. + Lớp 3: Đất sét màu xám lẫn đất bột và cát nhuyễn trạng thái chảy dẻo đến dẻo nhão. + Lớp 4: Cát hạt mịn màu xám xanh, đôi chỗ có lẫn bùn, trạng thái chặt, mực nước ngầm dao động cách mặt đất trung bình từ 1,7 – 2,2 m. 2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thuỷ văn Vị trí thực hiện Dự án thuộc địa phận TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nên điều kiện khí tượng thuỷ văn mang đặc tính của khu vực tỉnh Quảng Nam và khí hậu nhiệt đới gió mùa. 2.1.2.1. Điều kiện về khí tượng Theo số liệu đo đạc năm 2007 của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Nam, các đặc trưng khí hậu tỉnh Quảng Nam cụ thể: a) Nhiệt độ không khí Nhiệt độ trung bình năm là 25,80C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 29,30C vào tháng 6, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 21,20C vào tháng 1. Biên độ nhiệt ngày đêm đạt giá trị lớn nhất trong mùa có gió Tây Nam. b) Số giờ nắng Số giờ nắng trung bình năm là 2.026 giờ, tháng có số giờ nắng ít nhất là 39 giờ vào tháng 1, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là 279 giờ vào tháng 7. c) Độ ẩm không khí Độ ẩm trung bình năm là 86%, độ ẩm trung bình thấp nhất được ghi nhận là 78% vào tháng 6, độ ẩm trung bình cao nhất được ghi nhận là 92% vào tháng 1 và tháng 10. d) Mưa Hằng năm, tại khu vực Quảng Nam có một mùa mưa và một mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, mưa lớn tập trung vào tháng 10 và 11. Các tháng có ít mưa nhất trong năm từ tháng 4 – 7. Lượng mưa trung bình năm là 287 mm, lượng mưa trung bình nhỏ nhất là 18 mm vào tháng 6, lượng mưa trung bình lớn nhất là 1.196 mm vào tháng 11. e) Gió Chế độ gió khu vực Dự án chia 2 mùa rõ rệt: + Gió Đông Bắc kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. + Gió Nam, Đông Nam và Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9. Tần suất của hướng gió Đông Bắc chiếm khoảng 50(70%, trong đó gió có tốc độ 6(10 m/s chiếm ưu thế và đạt tới 40%; gió có tốc độ 10(15 m/s đạt khoảng 15% và có sự xuất hiện của gió vượt quá 20 m/s. Tần suất của hướng gió Nam, Đông Nam và Tây Nam chiếm khoảng 35(60%, trong đó gió có tốc độ 6(10 m/s chiếm ưu thế và đạt khoảng 35%; gió có tốc độ 11(15 m/s đạt khoảng 15% (vào tháng 7). Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Nam 2.1.2.1. Điều kiện về thuỷ văn Khu vực xây dựng Bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc cách sông Kỳ Phú khoảng 150 m về phía Tây. Sông Kỳ Phú nối tiếp sông Bàn Thạch kể từ cầu Kỳ Phú về phía hạ lưu. Sông Bàn Thạch là một những con sông lớn của thành phố Tam Kỳ. Sông Bàn Thạch hợp lưu với sông Tam Kỳ từ phía Tây Nam xuống khu phía Đông của thành phố hình thành sông Trường Giang rồi đổ ra Biển Đông. Lưu lượng lớn nhất ghi nhận được tại sông Bàn Thạch là 96,6 m3/s. Hệ thống sông này chịu tác động của thủy triều, chủ yếu là chế độ bán nhật triều, thường bị nhiễm mặn trong mùa khô. Mức thuỷ triều cao nhất và thấp nhất trong mùa khô phân biệt là 0,46 m và - 0,56 m với mức độ thay đổi của thuỷ triều là 1 m. Bảng 2.1- Mức lũ tại sông Bàn Thạch Tần suất lũ  5%  10%  20%  50%   Chu kỳ tái diễn  1 lần trong 20 năm  1 lần trong 10 năm  1 lần trong 5 năm  1 lần trong 2 năm   Mực nước (m)  3,75  3,20  2,90  2,20   Khu vực thực hiện dự án nằm ven sông Kỳ Phú nên chịu tác động rất lớn do chế độ thuỷ văn của tuyến sông này. Vùng dự án thường xảy ra tình trạng ngập lụt trên diện rộng vào mùa mưa. Do đó trước khi tiến hành xây dựng công trình Chủ dự án sẽ nâng cao cốt nền đến cao trình 3,1 m. Đây là cao trình phù hợp với quy hoạch tổng thể của thành phố Tam Kỳ, có khả năng hạn chế được các trận lũ nhỏ và trung bình. Đối với các trận lũ lớn, trong quá trình hoạt động Chủ Dự án sẽ có các giải pháp phòng chống thiên tai (trình bày cụ thể ở mục 4.2.5). 2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên Để đánh giá sơ bộ hiện trạng chất lượng môi trường khu vực, đơn vị tư vấn phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ tiến hành khảo sát, lấy mẫu tại một số vị trí đặc trưng của khu vực Dự án và vùng lân cận và phân tích một số chỉ tiêu đặc trưng. Đây được xem là số liệu nền để theo dõi sự biến đổi môi trường có thể gây ra bởi các hoạt động của dự án trong thời gian tới. 2.1.3.1. Môi trường không khí Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy khu vực thực hiện dự án không nằm gần những tuyến đường trung tâm của thành phố Tam Kỳ nên lượng xe lưu thông qua lại không nhiều. Hiện tại khu vực chưa có các cơ sở sản xuất công nghiệp do đó mức độ ảnh hưởng từ các nguồn gây ô nhiễm đến môi trường không khí là không đáng kể. Chất lượng môi trường không khí khu vực còn khá trong lành, chưa thấy dấu hiệu bị ô nhiễm môi trường. Để đánh giá sơ bộ hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án các đơn vị tư vấn đã tiến hành lấy 02 mẫu không khí tại hai vị trí khác nhau (01 mẫu trong khu vực dự án và 01 mẫu cách khu vực Dự án khoảng 100 m về hướng Tây Nam). Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường không khí được thể hiện ở bảng 2.2: Bảng 2.2 – Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường không khí tại khu vực Dự án TT  Chỉ tiêu  Phương pháp phân tích  ĐVT  Kết quả phân tích  TCVN 5937-2005       KK1  KK2    1  Nhiệt độ  Đo trực tiếp  0C  26,8  26,6  -   2  Độ ẩm  Đo trực tiếp  %  87  85  -   3  Tiếng ồn  TCVN 5949-1995  dBA  62,2  60,4  50(*)   4  Vận tốc gió  KTTV-TCN-2001  m/s  0,4  0,4  -   5  Hướng gió  KTTV-TCN-2001  -  NE  NE  -   6  VOC  Hấp thụ trên ống than và đo trên máy sắc ký khí GC/FID  mg/m3  KPH  KPH  KPH   7  NOx  TCVN 6137-1996  mg/m3  0,006  0,005  0,2   8  SOx  TCVN 5971-1995  mg/m3  0,002  0,002  0,35   9  CO  TCVN 5972-1995  mg/m3  1,06  1,02  30   10  Bụi  TCVN 5067-1996  mg/m3  0,25  0,22  0,3   Nguồn: Công ty cổ phần XD – TM & DV Hoàng Quốc. Ghi chú: - TCVN 5937-2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. - (*): TCVN 5949:1998: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép (đối với khu vực đặc biệt yên tĩnh, từ 6h – 18h). - KPH: Không phát hiện. - Thời gian lấy mẫu:02/12/2008 - Vị trí lấy mẫu: + KK1: Trong khu vực Dự án; + KK2: Cách khu vực Dự án khoảng 100 m về hướng Tây Nam. Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy tất các các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5937-2005). Điều này phù hợp với tình tình thực tế tại khu vực triển khai Dự án. 2.1.3.2. Môi trường nước a. Môi trường nước mặt Tại thời điểm lấy mẫu, chúng tôi không thấy rác rưởi trôi nổi trên bề mặt và hai bên bờ, nước sông khá trong do mật độ dân cư tại đây còn thấp, xung quanh chưa có các cơ sản xuất công nghiệp. Sơ bộ có thể đánh giá sông Kỳ Phú đoạn gần khu vực thực hiện dự án vẫn chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm môi trường. Để kiểm tra chất lượng môi trường nước sông Kỳ phú đoạn qua khu vực dự án các đơn vị tư vấn đã tiến hành lấy 03 mẫu nước tại hai vị trí trên đoạn sông này. Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt được thể hiện ở bảng 2.3: Bảng 2.3 – Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước mặt trong khu vực Dự án TT  Chỉ tiêu  Phương pháp phân tích  ĐVT  Kết quả phân tích  TCVN 5942-1995 (loại B)       NM1  NM2  NM3    1  pH  TCVN 6492-2000  -  7,46  7,45  7,60  5,5 – 9   2  SS  TCVN 6625-2000  mg/l  36  29,01  30,14  80   3  BOD5  TCVN 6664-2000  mg/l  2,2  3,8  4,0  < 25   4  COD  TCVN 6491-1999  mg/l  5  8  8  < 35   5  Cl ˉ  TCVN 6494-2000  mg/l  14,54  13,12  20,50  -   6  NO3ˉ  TCVN 6494-2000  mg/l  1,729  2,303  2,378  15   7  Fe tổng  TCVN 6177-1996  mg/l  1,036  0,502  0,512  2   8  NH4+  TCVN 6179-1-1996  mg/l  0,996  0,920  0,928  1   9  Cu  TCVN 6193-1996  mg/l  0,00237  0,00127  0,00129  1   10  Hg  TCVN 5991-1995  mg/l  KPH  0,00032  0,00036  0,002   11  Zn  TCVN 6193-1996  mg/l  0,01011  0,00685  0,00692  2   12  Dầu mỡ  TCVN 7875-2008  mg/l  0,2  0,2  0,24  0,3   13  Coliform  TCVN 6187-2-1996  MPN/100ml  95  100  110  10.000   Nguồn: Công ty cổ phần XD – TM & DV Hoàng Quốc. Ghi chú: - TCVN 5942-1995 (cột B): Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. Áp dụng đối với nước mặt không dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. - KPH: Không phát hiện. - Vị trí lấy mẫu:+ NM1: tại khu vực xả nước thải dự kiến. + NM2: cách khu vực xả thải khoảng 100 m về phí Nam. + NM3: cách khu vực xả thải khoảng 100 m về phí Bắc. - Thời gian lấy mẫu: + NM1: vào lúc 8h ngày 02/12/2008. + NM2: vào lúc 8h ngày 08/01/2009. + NM3: vào lúc 16h ngày 08/01/2009. Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu nước mặt được so sánh với TCVN 5942-1995 (loại B) cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu của mẫu nước đều nằm trong giới hạn cho phép. Nước sông Kỳ Phú hiện nay chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh hay các kim loại nặng. b. Môi trường nước ngầm Khi khảo sát chất lượng nước ngầm trong và xung quanh khu vực thực hiện dự án, qua thăm dò một số hộ dân nơi đây chúng tôi được biết nguồn nước ngầm vẫn được nhiều người dân sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Theo những hộ dân này thì chất lượng nước ngầm khá tốt, không có mùi khó chịu, chưa phát hiện thấy dấu hiệu nhiễm bệnh do nước ngầm. Để kiểm tra chất lượng môi trường ngầm trong khu vực các đơn vị tư vấn đã tiến hành lấy 01 mẫu nước ngầm tại giếng nhà hộ dân gần khu vực dự án (cách khu vực dự án khoảng 200 m về hướng Tây Bắc). Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường nước ngầm được thể hiện ở bảng 2.4: Bảng 2.4 – Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước ngầm khu vực Dự án TT  Chỉ tiêu  Phương pháp phân tích  ĐVT  Kết quả phân tích  TCVN 5944-1995       NN    1  pH  TCVN 6492-2000  -  7,11  6,5 – 8,5   2  TS  TCVN 4560-1988  mg/l  411  750 – 1500   3  Độ cứng  TCVN 6224-1996  mg/l (CaCO3)  47,5  300 – 500   4  NO3ˉ  TCVN 6494-2000  mg/l  2,044  45   5  SO4 2ˉ  TCVN 6494-2000  mg/l  44,236  200 – 400   6  Fe tổng  TCVN 6177-1996  mg/l  0,34  1 – 5   7  Cu  TCVN 6193-1996  mg/l  0,00212  1   8  Hg  TCVN 5991-1995  mg/l  KPH  0,001   9  Zn  TCVN 6193-1996  mg/l  0,01102  5   10  Mn  TCVN 6193-1996  mg/l  0,011  0,1 – 0,5   11  As  TCVN 6626-2000  mg/l  0,00137  0,05   12  Coliform  TCVN 6187-2-1996  MPN/100ml  4  3   13  Fecal.Coli  TCVN 6187-2-1996  MPN/100ml  KPH  0   Nguồn: Công ty cổ phần XD – TM & DV Hoàng Quốc. Ghi chú: - TCVN 5944-1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. - KPH: Không phát hiện. - Vị trí lấy mẫu: Giếng nhà bà Nguyễn Thị Hoà – Khối phố 1 – Phường Tân Thạnh – TP Tam Kỳ (cách khu vực dự án khoảng 200 m về hướng Tây Bắc). - Thời gian lấy mẫu: 02/12/2008. Nhận xét: So sánh kết quả phân tích mẫu nước ngầm với TCVN 5944-1995, cho thấy: - Hầu hết các chỉ tiêu của mẫu nước đều nằm trong giới hạn cho phép. - Chỉ tiêu Coliform tại vị trí lấy mẫu vượt giới hạn cho phép (1,33 lần). 2.1.3.3. Môi trường đất Thành phần thổ nhưỡng của khu đất trong khu vực thực hiện dự án chủ yếu là đất phù sa bồi đắp. Hằng năm, sau các trận lụt vùng đất này sẽ bồi đắp một lượng phù sa lớn rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hiện tại khu đất dự án và vùng lân cận đang được sử dụng làm đất canh tác nông nghiệp. 2.1.3.3. Môi trường sinh thái - Thực vật tại khu đất thực hiện dự án khá đơn giản, chủ yếu là đồng lúa, hoa màu và cỏ dại. - Động vật bao gồm các loài sống dưới nước (như: cá, tôm, cua, nghêu, ốc, các phiêu sinh vật,…) và một số loài ưa ẩm, sống trong đầm lầy như: ốc, sên,… Hiện tại, trong khu vực dự án không có các loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ. 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 2.2.1. Điều kiện về kinh tế 2.2.1.1. Về tiểu thu công nghiệp và thương mại dịch vụ Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển đảm bảo cho nhu cầu sản xuất, xây dựng và đời sống, tạo thêm việc làm có thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách địa phương. Năm 2007, giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 15 tỷ đồng, thương mại dịch vụ 84,8 tỷ. 2.2.1.2. Về sản xuất nông nghiệp a) Trồng trọt - Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm: 225 ha + Vụ Đông Xuân : 110 ha, năng suất bình quân: 55,45 tạ/ha + Vụ Hè Thu : 115 ha, năng suất bình quân: 53,9 tạ/ha. Năng suất bình quân cả năm: 54,6 tạ/ha - Tổng diện tích cây rau màu các loại: 7 ha b) Về chăn nuôi Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được chú trọng. Do vậy, đàn gia súc, gia cầm tại địa phương năm 2007 vẫn giữ mức ổn định với số lượng tổng cộng gần 4000 con. c) Về nuôi trồng thủy sản Địa phương phối hợp với các ngành chức năng của thành phố hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân trong phường nuôi cá tràu lai, cá rô phi, cá trê lai, ếch,… với tổng diện tích 0,5 ha, bước đầu cho thấy các hộ nuôi cá nước ngọt cho kết quả khả quan. 2.2.2. Điều kiện về xã hội 2.2.2.1. Dân số và lao động - Tổng diện tích đất tự nhiên của phường Tân Thạnh là 5.1985 km2 - Phường gồm 8 khối phố, có 1.947 hộ dân với 8.215 nhân khẩu (trong đó nữ chiếm 48,5%), mật độ dân số là 1.580 người/km2 - Số người trong độ tuổi lao động chiếm 62% dân số phường, trong đó: + Lao động ngành nông nghiệp: chiếm 15% + Lao động ngành TTCN và thương mại – dịch vụ: chiếm 30% + Lao động trong các ngành nghề khác: chiếm 55 % - Tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm 5,58%. 2.2.2.2. Giáo dục đào tạo Toàn phường hiện có: 1 trường Mầm non, 1 trường Tiểu học và 1 trường Trung học cơ sở. Tổng số học sinh toàn phường năm học 2007 – 2008 là: 2.174 học sinh Trong đó: + Bậc Mầm non : 354 học sinh; + Bậc Tiểu học : 525 học sinh; + Bậc THCS : 1.295 học sinh. Nhìn chung lĩnh vực giáo dục trong mấy năm qua có nhiều tiến bộ, chất lượng giảng dạy và học tập không ngừng được nâng cao, uy tín của các trường tiếp tục được nâng lên, phụ huynh rất quan tâm cho sự nghiệp giáo dục. Công tác xã hội hoá giáo dục được nhân dân, phụ huynh đóng góp cả tinh thần và vật chất, tạo điều kiện cho việc giảng dạy, học tập đạt kết quả tốt. Kết quả đã hoàn thành công tác phổ cập tiểu học và THCS, đang điều tra bậc THPT. 2.2.2.3. Y tế - Phường hiện có 1 trạm y tế cơ bản kiên cố với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đội ngũ cán bộ trạm y tế hiện có: 13 người Trong đó: + Y sĩ : 2 người; + Nữ hộ sinh : 2 người; + Cộng tác viên y tế : 9 người. - Công tác y tế của phường đã có nhiều cố gắng, thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia, tổ chức khám và điều trị bệnh cho dân tại trạm, thường xuyên chú trọng khám bệnh cho người già và trẻ em. Đồng thời, phát huy tốt đội ngũ nhân viên sức khỏe cộng đồng, theo dõi nắm bắt tình hình dịch bệnh ở địa bàn dân cư, hướng dẫn nhân dân chủ động phòng ngừa dịch bệnh, kiểm tra xử lý vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. 2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng tại phường Tân Thạnh tương đối phát triển: - Mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh, hầu hết các tuyến đường đều đã được trải nhựa hoặc bêtông hóa, chỉ còn một phần nhỏ là đường đất. - Nguồn nước: Phần lớn các hộ dân trong phường đã được dùng nước sạch của Nhà máy nước Tam Kỳ. - Nguồn điện: 100% hộ dân đã được thắp sáng bằng nguồn điện của hệ thống lưới điện Quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM BV Hoang Quoc.doc