DTM Dự án xây dựng khu dân cư Bình Thắng

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 6 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 6 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 9 CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 10 1.1. TÊN DỰ ÁN 10 1.2. CHỦ DỰ ÁN 10 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 10 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 10 1.4.1. Hiện trạng khu vực đầu tư xây dựng dự án 10 1.4.2. Phương án kiến trúc xây dựng 11 1.4.3. Chi phí đầu tư và tiến độ xây dựng dự án 18 CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 20 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 20 2.1.1. Đặc điểm địa hình và địa chất 20 2.1.2. Đặc điểm thuỷ văn 21 2.1.3. Khí hậu thời tiết 21 2.1.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học khu vực dự án 22 2.1.5. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 23 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC DỰ ÁN 26 2.2.1. Lĩnh vực kinh tế 26 2.2.2. Văn hoá xã hội 27 2.2.3. Quốc phòng an ninh và tổ chức chính quyền 28 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 30 3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 30 3.1.1. Các nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng dự án 30 3.1.2. Các nguồn gây tác động trong quá trình hoạt động 31 3.1.3. Dự báo những rủi ro về môi trường do dự án gây ra 32 3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 33 3.2.1 Đối tượng, quy mô bị tác động trong quá trình xây dựng 33 3.2.2 Đối tượng, quy mô bị tác động trong quá trình hoạt động 34 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 35 3.3.1. Tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 35 3.3.2. Tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động 43 3.4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 54 3.4.1. Các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động môi trường 54 3.4.2. Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp 55 CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 56 4.1. PHÒNG NGỪA CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC NGAY TRONG GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ DỰ ÁN 56 4.1.1. Quy hoạch chung của KDC Phú Mỹ 56 4.1.2. Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải 56 4.1.3. Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý thu gom CTR 57 4.1.4. Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống cung cấp điện 58 4.1.5. Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống giao thông 58 4.1.6. Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống công viên và cây xanh 59 4.1.7. Quy hoạch, thiết kế và lắp đặt hệ thống PCCC 59 4.1.8. Các vấn đề quy hoạch, thiết kế liên quan đến BVMT và phòng chống sự cố khác 59 4.2. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG DỰ ÁN 60 4.2.1. Phòng ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên 60 4.2.2. Phòng ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội 64 4.3. KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHU DÂN CƯ 65 4.3.1. Công tác quản lý khu dân cư 65 4.3.2. Các phương án khống chế và giảm thiểu tác động môi trường cụ thể 65 CHƯƠNG 5. CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 75 5.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 75 5.2. CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 71 CHƯƠNG 6. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 76 6.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG 76 6.1.1. Các công trình xử lý môi trường 76 6.1.2 Tiến độ xây dựng 76 6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 77 6.2.1. Biên chế ban quản lý dự án 77 6.2.2. Nhiệm vụ của tổ chuyên trách môi trường 77 6.3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 78 6.3.1. Giám sát chất thải 78 6.3.2. Giám sát môi trường xung quanh 78 CHƯƠNG 7. DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 80 7.1. DỰ KIẾN KINH PHÍ CHO CÔNG TRÌNH XỬ LÝ Ô NHIỄM 80 7.2. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 80 7.2.1. Kinh phí dành cho giám sát chất lượng không khí 80 7.2.2. Kinh phí dành cho giám sát nước thải 81 7.2.3. Kinh phí dành cho giám sát chất lượng nước mặt 81 7.2.4. Kinh phí giám sát chất thải rắn 82 7.2.5. Tổng kinh phí giám sát môi trường 82 CHƯƠNG 8 . THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 83 CHƯƠNG 9. CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 84 9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 84 9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 84 9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 85 KẾT LUẬN 86 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG 86 2. CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH 86 3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG 86 4. NHẬN ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG 87 PHẦN PHỤ LỤC 88 PHỤ LỤC 1. CÁC SƠ ĐỒ BẢN VẼ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 89 PHỤ LỤC 2. VĂN BẢN XÁC NHẬN CỦA UBND VÀ UBMTTQ CẤP XÃ 90 PHỤ LỤC 3. PHIẾU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NỀN 91 PHỤ LỤC 4. MộT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DỰ ÁN 92

doc88 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu DTM Dự án xây dựng khu dân cư Bình Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀN CẦU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ BÌNH THẮNG TẠI XÃ BÌNH THẮNG, HUYỆN DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG Bình Dương, tháng 7 năm 2007 CÔNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀN CẦU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ BÌNH THẮNG TẠI XÃ BÌNH THẮNG, HUYỆN DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN Giám đốc  CƠ QUAN TƯ VẤN Viện trưởng   Phan Đình Tân  GS.TSKH Lê Huy Bá   Tp.HCM, tháng 7 năm 2007 ................................................................................ xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng khu dân cư Bình Thắng tại xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương được phê duyệt tại Quyết định số......................................................ngày.......tháng........năm 2007 của UBND tỉnh Bình Dương. Thủ trưởng cơ quan xác nhận (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)   MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 6 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 6 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 9 CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 10 1.1. TÊN DỰ ÁN 10 1.2. CHỦ DỰ ÁN 10 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 10 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 10 1.4.1. Hiện trạng khu vực đầu tư xây dựng dự án 10 1.4.2. Phương án kiến trúc xây dựng 11 1.4.3. Chi phí đầu tư và tiến độ xây dựng dự án 18 CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 20 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 20 2.1.1. Đặc điểm địa hình và địa chất 20 2.1.2. Đặc điểm thuỷ văn 21 2.1.3. Khí hậu thời tiết 21 2.1.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học khu vực dự án 22 2.1.5. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 23 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC DỰ ÁN 26 2.2.1. Lĩnh vực kinh tế 26 2.2.2. Văn hoá xã hội 27 2.2.3. Quốc phòng an ninh và tổ chức chính quyền 28 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 30 3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 30 3.1.1. Các nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng dự án 30 3.1.2. Các nguồn gây tác động trong quá trình hoạt động 31 3.1.3. Dự báo những rủi ro về môi trường do dự án gây ra 32 3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 33 3.2.1 Đối tượng, quy mô bị tác động trong quá trình xây dựng 33 3.2.2 Đối tượng, quy mô bị tác động trong quá trình hoạt động 34 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 35 3.3.1. Tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 35 3.3.2. Tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động 43 3.4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 54 3.4.1. Các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động môi trường 54 3.4.2. Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp 55 CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 56 4.1. PHÒNG NGỪA CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC NGAY TRONG GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ DỰ ÁN 56 4.1.1. Quy hoạch chung của KDC Phú Mỹ 56 4.1.2. Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải 56 4.1.3. Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý thu gom CTR 57 4.1.4. Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống cung cấp điện 58 4.1.5. Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống giao thông 58 4.1.6. Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống công viên và cây xanh 59 4.1.7. Quy hoạch, thiết kế và lắp đặt hệ thống PCCC 59 4.1.8. Các vấn đề quy hoạch, thiết kế liên quan đến BVMT và phòng chống sự cố khác 59 4.2. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG DỰ ÁN 60 4.2.1. Phòng ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên 60 4.2.2. Phòng ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội 64 4.3. KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHU DÂN CƯ 65 4.3.1. Công tác quản lý khu dân cư 65 4.3.2. Các phương án khống chế và giảm thiểu tác động môi trường cụ thể 65 CHƯƠNG 5. CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 75 5.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 75 5.2. CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 71 CHƯƠNG 6. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 76 6.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG 76 6.1.1. Các công trình xử lý môi trường 76 6.1.2 Tiến độ xây dựng 76 6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 77 6.2.1. Biên chế ban quản lý dự án 77 6.2.2. Nhiệm vụ của tổ chuyên trách môi trường 77 6.3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 78 6.3.1. Giám sát chất thải 78 6.3.2. Giám sát môi trường xung quanh 78 CHƯƠNG 7. DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 80 7.1. DỰ KIẾN KINH PHÍ CHO CÔNG TRÌNH XỬ LÝ Ô NHIỄM 80 7.2. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 80 7.2.1. Kinh phí dành cho giám sát chất lượng không khí 80 7.2.2. Kinh phí dành cho giám sát nước thải 81 7.2.3. Kinh phí dành cho giám sát chất lượng nước mặt 81 7.2.4. Kinh phí giám sát chất thải rắn 82 7.2.5. Tổng kinh phí giám sát môi trường 82 CHƯƠNG 8 . THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 83 CHƯƠNG 9. CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 84 9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 84 9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 84 9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 85 KẾT LUẬN 86 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG 86 2. CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH 86 3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG 86 4. NHẬN ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG 87 PHẦN PHỤ LỤC 88 PHỤ LỤC 1. CÁC SƠ ĐỒ BẢN VẼ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 89 PHỤ LỤC 2. VĂN BẢN XÁC NHẬN CỦA UBND VÀ UBMTTQ CẤP XÃ 90 PHỤ LỤC 3. PHIẾU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NỀN 91 PHỤ LỤC 4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DỰ ÁN 92 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANCT - An ninh chính trị BOD5 - Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 20 0C trong 5 ngày BQLDA - Ban quản lý dự án BTCT - Bê tông cốt thép COD - Nhu cầu oxy hóa học CSGT - Cảnh sát giao thông CTCC - Công trình công cộng CTNH - Chất thải nguy hại CTR - Chất thải rắn CTRSH - Chất thải rắn sinh hoạt DO - Ôxy hòa tan DQTV - Dân quân tự vệ ĐTM - Đánh giá tác động môi trường KDC - Khu dân cư KTXH - Kinh tế xã hội NTSH - Nước thải sinh hoạt NVL - Nguyên vật liệu NVQS - Nghĩa vụ quân sự PCCC - Phòng cháy chữa cháy TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam TDTT - Thể dục thể thao THC - Tổng hydrocacbon THCS - Trung học cơ sở TN&MT - Tài nguyên và Môi trường TSS - Tổng chất rắn lơ lửng UBND - Ủy ban Nhân dân. UBMTTQ - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc WHO - Tổ chức Y tế thế giới XLNT - Xử lý nước thải MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Dĩ An là một huyện của tỉnh Bình Dương có vị trí địa lý thuận lợi, là nơi giáp ranh của 03 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Tp.HCM với hệ thống giao thông thuận tiện gần đường quốc lộ 1A, gần sân bay quốc tế Long Thành và các Cụm cảng Sài Gòn - Đồng Nai,.. Dĩ An có KCN Sóng Thần đang hoạt động rất hiệu quả, có Cụm du lịch Châu Thới – Bình An – suối Lồ Ồ đang là điểm thu hút nhiều du khách cũng như các nhà đầu tư về du lịch,...Nắm được tiềm năng phát triển của khu vực này, UBND huyện Dĩ An đã kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương cho phép quy hoạch tổng thể mặt bằng Khu dân cư – Công nghiệp – Du lịch và Dịch vụ Đông Bắc Bình An và được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt theo văn bản số 2564/UBND.SX ngày 08/7/2002. Khu dân cư Bình Thắng chính là phần khu dân cư nằm trong khu quy hoạch Đông Bắc Bình An đã được UBND Tỉnh phê duyệt. Sự hình thành KDC Bình Thắng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nơi cư ngụ và sinh sống ổn định cho hơn 1.000 dân cư trong khu vực, góp phần giảm thiểu nhu cầu bức xúc về nhà ở của người dân, nhất là dân lao động nhập cư vào địa phương. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Công ty TNHH Hoàn Cầu tiến hành xây dựng Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường (ĐTM) cho Dự án xây dựng khu dân cư Bình Thắng và trình UBND tỉnh Bình Dương xem xét, phê duyệt. 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) (1) Cơ sở pháp lý chính để lập đánh giá tác động môi trường dự án 1. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006; 2. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; 3. Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; 4. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. (2). Các văn bản pháp lý về dự án 1. Văn bản số 2564/UB-SX ngày 8/7/2002 của UBND tỉnh Bình Dương về việc Quy hoạch thổng thể Khu dân cư – Công nghiệp – Du lịch và Dịch vụ tại xã Bình An, huyện Dĩ An; 2. Văn bản 5314/UB.SX ngày 19/12/2002 của UBND tỉnh Bình Dương về việc đầu tư xây dựng Khu biệt thự - nhà ở cao tầng tại ấp Bình Thắng, xã Bình An, huyện Dĩ An; 3. Văn bản số 774/UB -SX ngày 03/03/2005 của UBND tỉnh Bình Dương về việc cho phép san lấp mặt bằng dự án Khu biệt thự cao tầng tại xã Bình Thắng; 4. Văn bản số 6310/UBND-SX ngày 16/12/2005 của UBND tỉnh Bình Dương về việc chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch Khu nhà ở Công Ty TNHH Hoàn Cầu; 5. Văn bản số 3105/UB-SX ngày 04/7/2005 của UBND tỉnh Bình Dương về việc giao đất mương rạch không còn xử dụng để thực hiện dự án; 6. Thông báo số 211/TB.UB ngày 04/5/2007 của UBND huyện Dĩ An về việc thống nhất quy hoạch chi tiết khu dân cư thương mại Bình Thắng phù hợp theo quy hoạch chung của huyện. Các văn bản pháp lý về dự án được đưa ra trong phụ lục 1 của Báo cáo. (3). Các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng 1. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937 - 2005); 2. Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh (TCVN 5938 - 2005); 3. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt (TCVN 5942 - 1995); 4. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm (TCVN 5944 - 1995); 5. Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (TCVN 5949 -1995); 6. Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép (TCVN 6772: 2000); 7. Tiêu chuẩn chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt của Bộ Y tế và Bộ KHCN&MT; 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM Với mục tiêu đề phòng, khống chế và khắc phục các yếu tố gây tác động tiêu cực của dự án Khu dân cư Phú Mỹ đến môi trường khu vực trong suốt quá trình hình thành, xây dựng và hoạt động, Chủ dự án đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nêu trên với sự tư vấn của Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường. Trong quá trình lập báo cáo ĐTM, Chủ đầu tư dự án còn nhận được sự phối hợp, giúp đỡ của Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động – Phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ đầu tư dự án còn nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau: - UBND xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương; - UBMTTQ xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tên và và địa chỉ liên hệ của cơ quan tư vấn: VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (IESEM) Địa chỉ : Số 12 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Quận Gò Vấp, Tp. HCM Điện thoại : 08.2167375 Fax : 08.8946268 Đại diện : GS-TSKH LÊ HUY BÁ Chức vụ : Viện trưởng Các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM bao gồm: 1  Phạm Văn Châu  Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàn Cầu   2  GS.TSKH Lê Huy Bá  Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường (IESEM)   2  Ths Thái Vũ Bình  Trung tâm Công nghệ Phân tích và Dịch vụ Môi trường – CETAS (trực thuộc Viện)   3  CN. Nguyễn Anh Dũng  Trung tâm Công nghệ Phân tích và Dịch vụ Môi trường – CETAS (trực thuộc Viện)   4  KS. Đỗ Tấn Hải  Trung tâm Công nghệ Phân tích và Dịch vụ Môi trường – CETAS (trực thuộc Viện)   5  CN. Nguyến Thị Hàng  Trung tâm Công nghệ Phân tích và Dịch vụ Môi trường – CETAS (trực thuộc Viện)   6  KS. Lê Nguyễn  Trung tâm Công nghệ Phân tích và Dịch vụ Môi trường – CETAS (trực thuộc Viện)   7  CN. Lê Thái Uyên Chi  Trung tâm Công nghệ Phân tích và Dịch vụ Môi trường – CETAS (trực thuộc Viện)   8  KS. Đinh Quang Minh  Trung tâm Công nghệ Phân tích và Dịch vụ Môi trường – CETAS (trực thuộc Viện)   9  KS. Nguyễn Thị Hà  Trung tâm Công nghệ Phân tích và Dịch vụ Môi trường – CETAS (trực thuộc Viện)   CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ BÌNH THẮNG TẠI XÃ BÌNH AN, HUYỆN DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG 1.2. CHỦ DỰ ÁN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀN CẦU Địa chỉ : Số 141 Võ Văn Tần, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại : 08.9303787 Fax: : 08.9260311 Đại diện là : Ông Phan Đình Tân Chức vụ : Tổng giám đốc Công ty 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Khu đất có tổng diện tích 26.855,8 m2 nằm trên địa bàn xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Cách trung tâm huyện Dĩ An 8 km và cách thị xã Thủ Dầu Một 25km về phía Tây Bắc, cách TP.HCM 20km về phía Tây Nam. Vị trí tương đối của khu đất dự án như sau : - Phía Bắc : giáp KCN Dệt May Bình An. - Phía Nam : giáp Công Ty Trung Việt và một phần đất dân cư. - Phía Đông : giáp Công Ty Tân Việt Phát và một phần đất dân cư. - Phía Tây : giáp KCN Dệt May Bình An. Bản đồ vị trí dự án được đưa ra trong phụ lục 2. 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. HIỆN TRẠNG KHU VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN Khu đất dự án có nguồn gốc là đất nông nghiệp của người dân địa phương, khu vực này trước đây chưa có các công trình kiến trúc công cộng, chưa có hệ thống cung cấp điện và cấp thoát nước. Do dự án xây dựng khu dân cư Bình Thắng nằm trong quy hoạch của Khu Đông Bắc Bình An, khu quy hoạch này đã đã được triển khai xây dựng nên hệ thống hạ tầng kỹ thuật như mạng lưới cấp điện, cấp thoát nước, giao thông,.. tại khu vực này hầu như đã được hoàn thiện. Vì vậy khi thiết kế quy hoạch mới, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Khu Dân Cư Bình Thắng sẽ được đấu nối với hệ thống kỹ thuật của Khu Đông Bắc Bình An theo đúng thiết kế được duyệt của Khu Đông Bắc Bình An. 1.4.2. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC 1.4.2.1. Một số định hướng trong quy hoạch xây dựng Khu dân cư Bình Thắng là một phần của khu quy hoạch Đông Bắc Bình An đã được UBND Tỉnh Bình Dương phê duyệt nên về nguyên tắc Quy hoạch KDC Bình Thắng phải tuân thủ theo quy hoạch chung của khu Đông Bắc Bình An và phù hợp với quy hoạch chung của huyện Dĩ An. Có thể tóm tắt định hướng quy hoạch xây dựng KDC Bình Thắng như sau : - Tổ chức khu nhà ở phân ra các khu rõ rệt. - Do quỹ đất hạn chế nên bố cục quy hoạch đất ở được tổ chức bám theo trục đường chính của Khu Đông Bắc Bình An. Bên cạnh việc bố trí dãy nhà liên kế bám theo trục đường chính như thông thường, khu quy hoạch còn dành một quỹ đất thích hợp để tổ chức 03 đơn nguyên cao tầng (09 tầng) tạo điểm nhấn về không gian cho khu vực cũng như đáp ứng nhu cầu đa dạng về nhà ở cho các đối tượng dân cư tại đây. - Bố trí các tuyến giao thông hài hòa với thực tế, vừa bảo đảm giao thông, vừa bảo đảm sự thông thoáng, khang trang tạo cảnh quan đô thị. - Khuôn viên cây xanh và cây xanh được bố trí dọc theo tuyến đường giao thông góp phần cải thiện môi trường sống trong lành, tạo không gian hài hoà và thân thiện. - Tận dụng yếu tố cảnh quan tự nhiên có sẵn để bố trí khu nhà ở tạo một môi trường sống xanh cho đô thị. Tóm lại các hình thức nhà ở, mảng cây xanh, đường giao thông,.. được thiết kế phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm đúng tiêu chuẩn. Tất cả sẽ tạo cho khu quy hoạch một tổng thể hoàn chỉnh, hài hòa với cảnh quan xung quanh, góp phần tích cực vào việc cải thiện và nâng cao dần môi trường sống, tạo những điều kiện tích cực cho việc phát triển đô thị về sau theo định hướng của một khu dân cư, khu đô thị văn minh hiện đại. 1.4.2.2. Giải pháp bố trí mặt bằng Tổng diện tích khu đất dự án là 26.855,8 m2 được bố trí xây dựng cho các hạng mục như nhà ở (khu chung cư cao tầng, nhà phố liên kế, nhà liên kế song lập), khu thương mại – dịch vụ, khuôn viên cây xanh, giao thông. Cân bằng sử dụng đất cho dự án được đưa ra trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Cân bằng sử dụng đất cho dự án KDC Bình Thắng STT  Hạng mục  Tầng cao  Diện tích (m²)  Tỷ lệ (%)   A  ĐẤT Ở  -  12.673,3  47,19   1  Khu dân cư cao tầng (Khu A1)  9  8.906,0  33,16   2  Khu nhà phố liên kế (Khu A2)  3  1.554,8  5,79   3  Khu nhà liên kế song lập (Khu A3)  3  2.212,5  8,24   B  KHU THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ  2  1.453,0  5,41   C  KHUÔN VIÊN CÂY XANH  -  5.354  19,93   D  ĐẤT GIAO THÔNG  -  7,375.50  27,46    CỘNG  -  26,855.80  100,00   Nguồn : Thuyết minh quy hoạch chi tiết KDC Bình Thắng, 5/2007 Bản đồ bố trí mặt bằng tổng thể của dự án được đưa ra trong phụ lục 1 của Báo cáo. 1.4.2.4. Quy mô dân số dự kiến Khu dân cư Bình Thắng được xây dựng sẽ có 253 căn hộ dân cư và 03 căn hộ thương mại. Nếu tính trung bình có 04 người/căn hộ, cộng với 20 người làm việc tại khu thương mại dịch vụ (khu trưng bày mặt hàng đá Grainit của Công ty) thì tổng quy mô dân số toàn KDC là 1.044 người. Dự tính cho quá trình phát triển lâu dài trong tương lai thì quy mô dân số tối đa của KDC Bình Thắng khoảng 1.200 người. 1.4.2.5. Các hạng mục công trình (1). Nhà ở Nhà ở trong KDC Bình Thắng bao gồm Chung cư cao tầng, nhà phố và nhà liên kế song lập. 1). Khu chung cư A1 : Khu chung cư A1 được xây dựng trong khuôn viên khu đất 8.906,3 m2 bao gồm 03 đơn nguyên có diện tích và kiến trúc giống nhau, tất cả đều gồm 09 tầng (kể cả tầng lửng) với tổng số 228 căn hộ (trong đó có 03 căn hộ thương mại - dịch vụ phục vụ nhu cầu mua bán trao đổi hàng ngày của KDC). - Gian phòng thương mại – dịch vụ (tầng trệt và tầng lửng): DTTB: 200 m2. - Căn hộ loại A 03 phòng ngủ (tầng 02 – tầng 8): DTTB:115 m2. - Căn hộ loại B 02 phòng ngủ (tầng 02 – tầng 8): DTTB: 100 m2. - Căn hộ loại C 01 phòng ngủ (tầng 02 – tầng 8): DTTB: 75 m2. 2). Nhà phố liên kế A2 : Nhà phố liên kế A2 được xây dựng trên diện tích khuôn viên 1.554,8 m2 gồm 03 tầng với tổng số 18 căn, với các chỉ tiêu sau đây : - Diện tích khuôn viên khu đất 1 nền : 89,4 – 102,8 m2. - Diện tích xây dựng 1 nền : 65 m2. - Tổng diện tích sàn : 3.510 m2. 3). Nhà liên kế song lập A3 : Nhà phố liên kế song lập A3 được xây dựng trên diện tích khuôn viên 2.212,5 m2 gồm 03 tầng (01 trệt, 01 lửng, 01 lầu) với tổng số 10 căn, với các chỉ tiêu sau đây : - Diện tích khuôn viên khu đất 1 nền : 185 -270 m2. - Diện tích xây dựng 1 nền : 118,7 m2. - Tổng diện tích sàn : 3.579 m2. (2). Khu thương mại – dịch vụ Khu thương mại - dịch vụ được bố trí xây dựng trong khuôn viên khu đất rộng 1.453 m2, trong đó diện tích xây dựng chỉ 782 m2. Khu thương mại – dịch vụ có 02 tầng lầu với chức năng làm khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm đá Granite của Công ty. Tổng diện tích sàn xây dựng của trung tâm thương mại – dịch vụ là 1.576 m2. (3). Đất hoa viên - cây xanh: Tổng diện tích trồng cây xanh là 5.354 m2, chiếm 19,93% tổng quỹ đất. Trong đó: - Diện tích cây xanh tập trung : 548,5 m2. - Diện tích cây xanh hoa viên (cây xanh trong khuôn viên cao tầng): 1.555 m2 - Diện tích cây xanh dọc hành lang QL1A: 3.250,5 m2 - Cây xanh ven đường khác : khoảng 50 cây. Cây xanh đường phố được trồng trên vỉa hè với khoảng cách 10m/cây. Trồng các loại cây bóng mát. Yêu cầu cây trồng không được che khuất tầm nhìn tại các góc rẽ, giao lộ. (4). Quy hoạch đường giao thông Do KDC Bình Thắng nằm trong tổng thể Khu quy hoạch Đông Bắc Bình An nên được thừa hưởng hạ tầng giao thông nói riêng và các hạ tầng cơ sở nói chung của Khu Đông Bắc Bình An. Tuy nhiên ngoài việc sử dụng hệ thống giao thông của khu vực, chủ dự án cũng đã lập quy hoạch hệ thống giao thông nội bộ cho khu dân cư Bình Thắng. Một số thông số về hệ thống đường giao thông khu vực dự án được đưa ra trong bảng 1.2 dưới đây. Bảng 1.2. Các thông số cơ bản về hệ thống đường giao thông khu vực dự án Stt  Loại đường  Chiều rộng  Lòng đường  Lề đường       Lề trái  Lề phải   1  Đường chính  33,0m  9+3+9m  6m  6m   2  Đường tạm  12,0m  8,0m  1m  3m   3  Đường nội bộ  4,5m  3,5m   1m   Nguồn : Thuyết minh quy hoạch chi tiết KDC Bình Thắng, 5/2007 1). Tuyến đường chính khu vực của Khu Đông Bắc Bình An Do khu quy hoạch dân cư Bình Thắng có quy mô nhỏ, lại bám theo trục đường chính của Khu Đông Bắc Bình An vì vậy khu quy hoạch được thiết kế lấy trục giao thông của Khu Đông Bắc Bình An làm trục giao thông chính. Tuyến đường chính khu vực của Khu Đông Bắc Bình An có đặc điểm kỹ thuật như sau : - Bề rộng đường chính 33m trong đó lòng đường rộng 21m (dải phân cách trồng hoa rộng 3m), mỗi vỉa hè rộng 6m. Tổng chiều dài của tuyến đường là 204 m. - Chỉ giới đường đỏ (tính từ tim đường) là 16,5m . - Chỉ giới xây dựng (tính từ tim đường) về bên trái theo hướng mặt cắt là 31,5m, chỉ số này là 19,5m về bên phải theo hướng mặt cắt . - Mặt đường trải bê tông nhựa nóng với Eyc=1.530 daN/cm2. - Vĩa hè lát gạch và trồng cây xanh khoảng cách 10m. - Đường được bố trí chiếu sáng bằng đèn cao áp. - Kết cấu mặt đường dự kiến như sau : + Mô đun đàn hồi yêu cầu : Eyc = 1.530 daN/cm2. + Bê tông nhựa hạt mịn : 5cm. + Bê tông nhựa hạt thô : 7cm. + Nhựa dính bám : 1,1kg/m2. + Cấp phối đá dăm : 35cm. + Cát đầm chặt, chiều cao thay đổi theo chiều cao san nền. Hiện nay tuyến đường chính của Khu Đông Bắc Bình An đã được đầu tư xây dựng gần như hoàn chỉnh, chỉ còn lại đoạn đi qua dự án KDC Bình Thắng là chưa thi công xây dựng. 2). Đường nội bộ và đường tạm - Tuyến đường tạm : Do tuyến đường chính Khu Đông Bắc Bình An chưa được thi công liên thông với Quốc lộ 1A, nên tạm thời sẽ thiết kế 01 con đường tạm dẫn vào khu dân cư từ Quốc lộ 1A hiện hữu. Sau khi trục đường chính hòan thành, đường tạm này sẽ không còn được sử dụng nữa. Tổng chiều dài của tuyến đường tạm là 115,0m, Đường tạm rộng 12m với lòng đường rộng 8m, vỉa hè bên trái rộng 1m, vỉa hè bên phải là 3m. Diện tích mặt đường là 389,5 m2, vĩa hè 225,0 m2. - Đường nội bộ : + Bề rộng đường 4,5m (Trong đó lòng đường rộng 3,5m, vĩa hè 1m) + Mặt đường trải bê tông nhựa nóng với Eyc=1.190 daN/cm2. + Vỉa hè lát gạch và trồng cây xanh cách khoảng 10m. + Đường được bố trí chiếu sáng bằng đèn cao áp. (5). Quy hoạch cấp điện 1). Phụ tải điện: Phụ tải điện cho Khu dân cư Bình Thắng được tính toán theo bảng 1.3 dưới đây. Bảng 1.3. Tính toán phụ tải điện cho Khu dân cư Bình Thắng Stt  Hạng mục  Đơn vị  Số lượng   01  Dân số dự kiến  Người  1.200   02  Tổng số lô trong khu  Nhà  256   03  Chỉ tiêu sử dụng điện chiếu sáng  Kw/nhà  2.4   04  Hệ số cosfi  cosfi  0,8   05  Tổng chỉ tiêu  Kw  491,5   06  Dự phòng 10% * tổng chỉ tiêu  Kw  49,15   07  Tổng công suất ( cho máy biến áp )  KVA  541,00   Nguồn : Thuyết minh quy hoạch chi tiết KDC Bình Thắng, 5/2007 Qua kết quả tính toán ở bảng 1.3 chủ dự án quyết định chọn máy biến áp 600 KVA (trạm giàn) cho KDC Bình Thắng. 2). Nguồn và lưới điện : Nguồn điện cấp cho khu dân cư Bình Thắng là nguồn cấp theo tuyến đường chính của Khu Đông Bắc Bình An đã được thi công, được lấy từ nguồn điện quốc gia 2 tuyến 22KV từ trạm Thủ Đức. Mạng lưới điện phân phối cho khu dân cư được bố trí theo trục đường đi đến các hộ liên tục. Khoảng cách xa nhất giữa hai trụ là 35m. Dùng trụ bêtông ly tâm dài 8,4m và trụ côn thép tráng kẽm kết hợp đường dây hạ thế đi nổi với mạng chiếu sáng lối đi, sân bãi bố trí đi ngầm trong ống. Lưới điện sử dụng điện áp 380V - 3 pha 4 dây, trung tính nối đất . Dùng dây tải cáp LV – ABC 4x70mm2 đến cho hệ thống điện hạ thế cấp đến các hộ tiêu thụ. - Dùng dây tải cáp CV 3x22mm2 cho hệ thống chiếu sáng lối đi, sân bãi được kết hợp với trụ côn thép tráng kẽm cao 08m, khoảng cách trung bình giữa các trụ là 25 -30m. - Hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động bằng 2 chế độ để tiết kiệm điện khi giờ thấp điểm (Đầu hôm tất cả các đèn đều sáng sau 10giờ tắt ½ xen kẽ nhau ). - Lắp một trạm hạ thế 600KVA – 22/0,4KV theo vị trí thể hiện trên bản vẽ quy hoạch cấp cho khu quy hoạch. Đồng thời xây dựng các tuyến cấp điện sinh hoạt đến các lô nhà trên trụ BTCT cao 8,4m, kết hợp trụ côn thép tráng kẽm và mạng lưới chiếu sáng đường phố bằng đèn cao áp Sodium 250w đi ngầm. Chủ dự án còn đầu tư mua sắm và lắp đặt 01 máy phát điện dự phòng có công suất 600 KVA để phòng ngừa trường hợp mất điện lưới ảnh hưởng đến dân cư trong KDC Bình Thắng. Bản vẽ về quy hoạch cấp điện của KDC Bình Thắng được đưa ra trong phụ lục 2. (6). Quy hoạch cấp nước 1). Nguồn cấp nước Khu quy hoạch nằm trong Khu Đông Bắc Bình An có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được thiết kế, đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Vì vậy, Chủ đầu tư sẽ thiết kế mạng lưới cấp nước cho KDC Bình Thắng trên cơ sở đấu nối vào nguồn nước cấp của Khu Đông Bắc Bình An. Hiện nay, KCN Dệt May Bình An nằm sát dự án KDC Bình Thắng đã đi hoạt động và đang sử dụng nguồn nước từ khu quy hoạch chung Đông Bắc Bình An, vì vậy sau khi Chủ dự án thiết kế và lắp đặt hoàn chỉnh mạng lưới cấp nước nội bộ KDC Bình Thắng thì mạng lưới này sẽ được đấu nối vào mạng lưới cấp nước (đã có sẵn) của Khu Đông Bắc Bình An ngay bên cạnh dự án. 2). Tiêu chuẩn cấp nước và nhu cầu dùng nước Nhu cầu dùng nước được tính toán cho các mục tiêu sử dụng như sau : Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt với tiêu chuẩn : q = 180 l/người/ngày. Nhu cầu dùng nước khác: + Nước cho các công trình công cộng, dịch vụ : tạm tính bằng 15% nhu cầu nước sinh hoạt ( Qsh ). + Nước dùng để tưới cây, rửa đường : tạm tính bằng 10% nhu cầu nước sinh hoạt ( Qsh). + Nước thất thoát, rò rỉ : tạm tính bằng 20% nhu cầu dùng nước (Qnc). Nhu cầu dùng nước được tính toán theo bảng 1.4 dưới đây. Bảng 1.4. Tính toán nhu cầu dùng nước cho KDC Bình Thắng Stt  Các yếu tố tính toán  Dân số (người)  Tiêu chuẩn  Nhu cầu ( m3/ng)   1. 2. 3. 4. 5.  Nước sinh hoạt (Qsh) Nước cho CTCC, dịch vụ,.. Nước tưới cây Tổng nhu cầu dùng nước (Qnc) Nước thất thoát, rò rỉ  1.200  180 lít/người /ngày 15 % Qsh 10 % Qsh 20 % Qnc  216,0 32,4 21,6 270,0 54,0    Toång công suất mạng Qm    324,0   Nguồn : Thuyết minh quy hoạch chi tiết KDC Bình Thắng, 5/2007 Lưu cấp nước cần thiết là Qct = Qngày max = Qm x Kngày max = 324 x 1,3 = 417,3 m3/ngày (làm tròn là 420 m3/ngày), trong đó Kngày max là hệ số dùng nước không điều hòa ngày. Lưu lượng cấp nước chữa cháy q = 10l/s cho một đám cháy theo TCVN, số đám cháy xảy ra đồng thời một lúc là 1. 3). Thiết kế mạng lưới cấp nước Do Khu dân cư hoàn toàn chưa có hệ thống đường ống cấp nước, nên bố trí mạng lưới đường ống hoàn toàn mới. Theo qui hoạch dân cư bố trí dọc theo trục đường, vì vậy mạng lưới đường ống được bố trí một bên đường cho các tuyến ống, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo công suất 420 m3/ngày. Hành lang đặt ống sẽ được tuân thủ theo qui hoạch của từng tuyến đường giao thông trong khu dân cư. Để cấp nước cho dân cư, Chủ dự án xin phép đấu mạng lưới phân phối nước vào tuyến ống cấp nước chạy dọc đường chính của khu quy hoạch Đông Bắc Bình An. (7). Phương án thoát nước Qui hoạch Khu dân cư Bình Thắng nằm trong Khu Đông Bắc Bình An đã được đầu tư hệ thống thoát nước chung, do đó thiết kế thoát nước cho khu dân cư Bình Thắng chỉ cần tuân thủ theo thiết kế thoát nước chung của Khu Đông Bắc Bình An trong đó đảm bảo việc thiết kế an toàn mạng lưới thoát nước nội bộ cho khu dân cư trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nuớc chung. Phương án của Công ty là chọn cống thoát nước kín, tiết diện tròn bằng bêtông cốt thép ly tâm, đấu nối bằng phương pháp xảm. Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa được tách riêng biệt. Đối với nước thải sinh hoạt, sau khi xử lý qua hệ thống tự hoại hộ gia đình, nước thải sẽ chảy qua hệ thống hố ga và cống thoát thoát để chảy về hệ thống XLNT tập trung của Khu Đông Bắc Bình An. Hệ thống XLNT tập trung của Khu có công suất thiất kế 1.000m3/ngày được bố trí ở phí Tây Bắc, giáp với rạch Cầu Bà Hiệp, diện tích khu xử lý nước thải tập trung là 5.000 m2. NTSH sau xử lý tập trung đảm bảo đạt TCVN 6772:2000 - mức I trước khi cho chảy ra rạch Cầu Bà Hiệp rồi thoát về sông Đồng Nai cách vị trí xả thải khoảng ?????m Phương án tính toán, bố trí mạng lưới thu gom và thoát NTSH, nước mưa của dự án được đưa ra trong mục 4.3.2.1 (3) của Báo cáo này. 1.4.3. CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG DỰ ÁN 1.4.3.1. Chi phí đầu tư Tổng chi phí đầu tư dự án 181.760.000.000 đồng trong đó : - Chi phí chuẩn bị đầu tư (trước thuế) : 15.023.800.000 đồng; - Chi phí đầu tư (trước thuế) : 125.260.608.000 đồng; - Chi phí đầu tư khác (trước thuế) : 28.949.289.276 đồng. Chi phí đầu tư dự án được đưa ra trong bảng 1.5 dưới đây. Bảng 1.5. Tổng hợp chi phí đầu tư dự án Stt  Hạng mục  Thành tiền   A  Chi phí chuẩn bị đầu tư  15,023,800,000   1  Chi phí bồi thường giải tỏa  2,362,970,000   2  Chi phí chuyển quyền sử dụng đất  12,308,830,000   3  Chi phí khác  352,000,000   B  Chi phí đầu tư  125,260,608,000   5  Khu nhà ở  114,810,530,000   -  Khu Thương mai-Dịch vụ  3,940,000,000   -  Cây xanh  214,700,000   -  Hạ tầng kỹ thuật  6,295,378,000   C  Chi phí đầu tư khác  28,949,289,276   13  Chi phí quản lý dự án  3,757,818,240   14  Chi phí quyết toán, hoàn công.  1,252,606,080   15  Lãi vay ngân hàng  17,675,834,556   16  Dự phòng phí  6,263,030,400   D  Tổng mức đầu tư trước thuế  169,233,697,276   17  Thuế GTGT  12,526,060,800   E  Tổng mức đầu tư sau thuế  181,759,757,876     Tổng mức đầu tư (làm tròn)  181,760,000,000   Nguồn : Thuyết minh quy hoạch chi tiết KDC Bình Thắng, 5/2007 1.4.3. 2. Tiến độ xây dựng dự án Tiến độ xây dựng dự án KDC Bình Thắng được đưa ra trong bảng 1.6 dưới đây. Bảng 1.6. Tiến độ xây dựng dự án KDC Bình Thắng Stt  Hạng mục  Tiến độ   1  San lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội (đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, công viên, khu thể dục thể thao,..).  8/2007 – 6/2008   2  Xây dựng nhà ở (biệt thự đơn lập, liên lập, nhà chung cư cao tầng,..)  7/2008 – 6/2009   Nguồn : Công ty TNHH Hoàn Cầu, 5/2007 CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÀ ĐỊA CHẤT Khu đất quy hoạch xây dựng khu dân cư Bình Thắng có nguồn gốc là đất nông nghiệp. Khu đất nằm sát QL1A và gần đường ĐT743 đi Bình Dương và rạch Cầu Bà Hiệp. Khu vực quy hoạch khá bằng phẳng, địa hình dốc thoải theo hướng Đông sang Tây. Chênh lệch giữa vị trí cao nhất và vị trí thấp nhất khoảng 0,6m, độ dốc trung bình khoảng 1% đến 2% rất thuân lợi cho xây dựng mạng lưới thoát nước. Khu đất này chưa có bản đồ khoan thăm dò địa chất, tuy nhiên khu đất nằm trong vùng thuộc đất xám hình thành trên nền đất phù sa cổ nên có tính chất cơ lý rất tốt. Cường độ chịu nén của đất từ 1 đến 1.5kg/cm2 thuận lợi cho việc xây dựng công trình. 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM THUỶ VĂN (nói rõ hơn) Trong khu đất quy hoạch trước đây đã từng có một vài con rạch nhỏ chảy qua, tuy nhiên hiện trạng khu đất đã được san lấp. Hiện trong khu vực chỉ còn rạch Cầu Bà Hiệp, dự kiến đây là con rạch tiếp nhận nước thải sinh hoạt sau xử lý tập trung của toàn Khu Đông Bắc Bình An. Rạch cầu Bà Hiệp đoạn chảy qua khu Đông Bắc Bình An có chiều rộng trung bình khoảng 6m, độ sâu lòng rạch khoảng 1,6m. Trong khu vực còn có sông Đồng Nai là nơi tiếp nhận nguồn nước từ rạch Cầu Bà Hiệp. Sông Đồng Nai là hệ thống sông chính và vô cùng quan trọng trong việc cấp nước cho các tỉnh trong vùng như Tp.HCM,Đồng Nai, Bình Dương,.. 2.1.3. KHÍ HẬU THỜI TIẾT Khu đất quy hoạch xây dựng Khu dân cư Bình Thắng nằm trong miền nhiệt đới gió mùa có hai mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 5 -10) và mùa khô (tháng 11 - 4). Mùa mưa ấm áp, gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc từ biển thổi vào nên nhiều mây, mưa. Mùa khô tiếp nhận không khí từ miền Bắc vì vậy hơi khô và lạnh về đêm. Một số đặc điểm khí hậu thời tiết của khu vực triển khai dự án như sau : (1). Nhiệt độ - Nhiệt độ trung bình hằng năm : 26,7oC. - Nhiệt độ cao nhất : 39,5oC (tháng 4). - Nhiệt độ thấp nhất : 18,5oC (tháng 12). (2). Độ ẩm - Độ ẩm trung bình hằng năm : 82%. - Độ ẩm tháng cao nhất : 91% (tháng 9). - Độ ẩm tháng thấp nhất : 35%. (3). Chế độ mưa - Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm. - Lượng mưa trung bình năm : 1.633mm. - Lượng mưa năm cao nhất : 2.680mm. - Lượng mưa năm thấp nhất : 1.136mm. - Số ngày mưa trung bình năm : 162ngày - Lượng mưa tối đa trong ngày : 177mm - Lượng mưa tối đa trong tháng : 603mm (4). Chế độ nắng - Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.526 giờ tập trung vào mùa khô, khu vực quy hoạch không có sương mù. (5). Chế độ gió - Về mùa mưa có gió Tây Nam, về mùa khô có gió Đông Bắc, chuyển tiếp 2 mùa có gió Đông và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình từ 5-10m/giây, cao nhất 25-30m/giây. Khu vực quy hoạch ít chịu ảnh hưởng của bão. 2.1.4. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN SINH HỌC KHU VỰC DỰ ÁN Khu đất quy hoạch xây dựng khu dân cư Bình Thắng có nguồn gốc là đất nông nghiệp hoang hoá, đất rạch nước nhỏ, nay là một bãi đất trống đã được giả tỏa và san lấp sơ bộ nên rất ít tài nguyên động thực vật.. - Đối với thực vật cạn : Hiện nay, thực vật cạn tại khu đất dự án chỉ là các loài dạng cỏ, cây thảo nhỏ mọc lên sau quá trình giả tỏa và san lấp chung sơ bộ. - Động vật cạn và lưỡng cư : Cũng như thực vật, tài nguyên động vật tại khu vực cũng rất nghèo. Các động vật sống ở khu vực này chỉ có một số loài thú nhỏ và bò sát, lưỡng cư,.. như chuột, ếch nhái, dế, giun đất,... Các loài động vật nuôi tại các khu dân cư xung quanh cũng rất ít, do khu vực này chủ yếu dành cho sản xuất công nghiệp và kinh doanh buôn bán, một số hộ dân trong vùng có nuôi gia súc, gia cầm như heo, gà, vịt,... với số lượng không đáng kể. - Sinh vật thuỷ sinh : Do nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng của khu Đông Bắc Bình An là sông Đồng Nai nên chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về tài nguyên sinh vật thuỷ sinh sông Đồng Nai trong thời gian gần đây để cung cấp số liệu đáng tin cậy cho dự án. Tham khảo kết quả quan trắc chất lượng nước sông Đồng Nai năm 2006 (trong đó có đoạn tiếp giáp với rạch Cầu bà Hiệp) của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường thuộc Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai chúng tôi có được một số kết quả về tài nguyên sinh vật thuỷ sinh sông Đồng Nai như sau : + Thực vật nổi (Phytoplankton) Thành phần loài tảo sông Đồng Nai phong phú lên với số lượng loài 218 loài, tập trung vào 6 ngành tảo chính, trong đó tảo silic và tảo lục vẫn chiếm ưu thế và đều có xu thế có số loài tăng lên so với các kỳ quan trắc trước. + Động vật nổi (Zooplankton) Kết quả phân tích mẫu động vật nổi tại 15 điểm khảo sát ở lưu vực sông Đồng Nai từ chân đập Trị An tới cửa sông Cái Mép trong tháng 9 năm 2006 đã thu được 34 loài động vật nổi thuộc 7 nhóm: Protozoa, Rotatoria, Cladocera, Copepoda, Copelata, Arthropoda và một số dạng ấu trùng (Larva). Trong đó nhóm có số loài nhiếu nhất là Rotatoria, với 10 loài, chiếm tỷ lệ 29,4%, tiếp đến là Cladocera, Copepoda và nhóm ấu trùng với 6 -7 loài chiếm tỷ lệ từ 17,6 – 20,6%. Các nhóm còn lại chỉ có từ 1 – 3 loài, chiếm tỷ lệ tương ứng là 2,9 – 8,8%. + Động vật đáy (Zoobenthos) Thành phần loài động vật đáy sông Đồng Nai trong đợt khảo sát tháng 9 năm 2006 rất đa dạng, kết quả phân tích đã xác định được 29 loài thuộc 8 nhóm: Oligochaeta, Polichaeta, Mollusca, Decapoda, Echinodermata, Isopoda, Tanaidacae và ấu trùng côn trùng (Insecta). Trong đó nhóm có số lượng loài nhiều nhất là nhóm động vật thân mềm Mollusca với 15 loài (Bivalvia 7 loài, Gastropoda 8 loài), chiếm tỷ lệ 51,7%. Nhóm Oligochaeta cũng có số loài khá cao (6 loài), chiếm tỷ lệ 20,7%, các nhóm còn lại chỉ có 1 – 2 loài, với tỷ lệ tương ứng là 3,4 – 6,9%. 2.1.5. HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Để đánh giá hiện trạng môi trường nền khu vực thực hiện dự án, Viện KHCN và QLMT (IESEM) đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu không khí và nước tại khu vực thực hiện dự án. Vị trí lấy mẫu được thể hiện trong phụ lục 1 của Báo cáo. Các kết quả phân tích và đánh giá chất lượng môi trường tại khu vực dự án được trình bày ở các mục sau đây. 2.1.5.1. Chất lượng không khí và tiếng ồn Tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng không khí tại một số vị trí thuộc khu đất dự án và khu vực dân cư xung quanh chúng tôi có được kết quả ở bảng 2.1. Bảng 2.1. Chất lượng không khí tại khu vực dự án. Stt  Thông số  Đơn vị  K1  K2  K3  K4  TCVN 5937 - 2005   01  Bụi  (g/m3  390  350  240  310  300   02  SO2  (g/m3  230  kph  120  100  350   03  NO2  (g/m3  150  210  100  170  200   04  CO  (g/m3  3.500  kph  2.600  kph  30.000   05  Ồn  dBA  65 -72  60 -78  60 -66  54 -59  60(**)   Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007. Ghi chú : - TCVN 5937 - 2005: Chất lượng không khí - Giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh (trung bình 1 giờ); - (*) TCVN 5938 - 2005: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh (trung bình 1giờ); - (**) TCVN 5949 - 1995: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - mức ồn tối đa cho phép; - Vị trí lấy mẫu chất lượng không khí như sau: + K1 : Vị trí giáp ranh giữa khu đất dự án với đường chính Khu Đông Bắc Bình An + K2 : Vị trí tại khu đất dự án, cách QL1A 15m + K3 : Khu vực trung tâm của khu đất dự án + K4 : Khu vực gần bờ tường Công ty Tân Việt Phát. - Lấy mẫu trong điều kiện thời tiết trời nắng nóng, gió nhẹ Nhận xét : Kết quả phân tích ở bảng 2.1 cho thấy : Nhìn chung chất lượng không khí tại khu vực dự án còn khá tốt, ngoại trừ mẫu K1 và K2 nằm ở vị trí gần đường chính (thi công chưa hoàn chỉnh) và đường QL1A có hàm lượng Bụi và Độ ồn vượt tiêu chuẩn cho phép khá cao thì các điểm lấy mẫu còn lại có các thông số phân tích cơ bản đạt tiêu chuẩn cho phép hoạc vượt tiêu chuẩn ở mức không đáng kể. 2.1.5.2. Chất lượng nước (1). Chất lượng nước mặt Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án đưa ra trong bảng 2.2 dưới đây. Bảng 2.2. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực dự án. Stt  Thông số  Đơn vị  M1  M1’  M2  M2’  TCVN 5942 - 1995, cột B   01  pH  -  6,8  6,7  6,8  6,8  5,5 – 9,0   02  BOD5  mgO2/l  15  18  17  18  <25   03  COD  mgO2/l  29  31  30  32  <35   04  DO  mgO2/l  4  4  4  3  ≥ 2   05  TSS  mg/l  39  42  26  28  80   06  NH3-N  mg/l  0,6  0,9  0,5  0,6  1   07  NO3-N  mg/l  0,2  0,12  0,20  0,17  15   08  NO2-N  mg/l  0,01  0,01  0,01  0,02  0,05   09  Sunfat  mg/l  88  96  77  93  -   10  Florua  mg/l  kph  0,1  kph  kph  1,5   11  Tổng Fe  mg/l  1,1  0,09  1,1  1,3  2   12  Chì  mg/l  vết  kph  vết  vết  0,1   13  Dầu mỡ  mg/l  0,1  0,01  0,01  kph  0,3   14  E.Coli   -  -  -  -  -   15  Tổng Coliform  MPN/ 100ml  4.200  3.100  2.900  4.100  10.000   Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007. Ghi chú: - TCVN 5942 - 1995: Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt (nguồn B : Áp dụng đối với nguồn nước dành cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh). - Vị trí lấy mẫu nước mặt + M1 : Rạch Cầu Bà Hiệp, dưới chân cầu (phía trên điểm xả thải NTSH sau xử lý) – lấy mẫu lúc 10.30 + M1’ : Rạch Cầu Bà Hiệp, dưới chân cầu (phía trên điểm xả thải NTSH sau xử lý – lấy mẫu lúc 13.50 + M2 : Rạch Cầu Bà Hiệp (phía dưới điểm xả thải NTSH sau xử lý khoảng 100m) – lấy mẫu lúc10h45 + M2’ : Rạch Cầu Bà Hiệp (phía dưới điểm xả thải NTSH sau xử lý khoảng 100m) – lấy mẫu lúc14h00 Nhận xét : Kết quả phân tích ở bảng 2.2 cho thấy : Chất lượng nước tại khu vực thực hiện dự án còn khá tốt, tất cả các mẫu phân tích đều có các thông số cơ bản đạt tiêu chuẩn cho phép về chất lượng nước mặt bảo vệ thuỷ sinh (TCVN 5942 - 1995, cột B). (2). Chất lượng nước ngầm Tiến hành lấy mẫu và phân tích 02 mẫu nước ngầm tại khu vực dự án vùng lân cận chúng tôi có được kết quả đưa ra trong bảng 2.3 dưới đây. Bảng 2.3. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án TT  Thông số  Đơn vị  N1  N1  TCVN 5944-1995   01  pH  -  6,7  6,8  6,5 – 8,5   02  Màu  Pt - Co  2,1  3,5  5   03  Độ cứng  mg/l  190  270  300   04  TSS  mg/l  580  340  750   05  Clorua  mg/l  6,2  9,7  200   06  Florua  mg/l  kph  Vết  1,0   07  Nitrat  mg/l  kph  kph  45   08  Sunfat  mg/l  67  126  200   09  Mn  mg/l  <0,1  <0,1  0,1   10  Sắt  mg/l  1,20  1,50  1   11  Chì  mg/l  vết  vết  0,05   12  Hg  mg/l  vết  kph  0,001   13  Kẽm  mg/l  0,03  kph  5,0   14  E.Coli  MPN/100ml  kph  kph  không   15  Coliform  MPN/100ml  kph  5  3   Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007. Ghi chú : - TCVN 5944 - 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm; - N1 : Mẫu nước ngầm tại giếng khoan của KCN Dệt May Bình An, giáp ngã tư đường chính đi vào khu đất dự án (giếng sâu 35m, cách khu đất dự án 30m) - N1 : Mẫu nước ngầm tại giếng khoan của dịch vụ rửa xe máy (Nguyễn Xuân Quá) trên đường QL1A, sát bên cạnh khu đất dự án Nhận xét: Kết quả phân tích ở bảng 2.3 cho thấy chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án còn khá tốt, tuy nhiên cả hai mẫu phân tích đều có hàm lượng Fe cao vượt TCCP 1,2 – 1,5 lần. Mẫu N2 có thông số Coliform vượt TCCP (chủ yếu do phương án bảo quản và sử dụng giếng thiếu vệ sinh). Như vậy, có thể kết luận rằng, nước ngầm tại khu vực này bị nhiễm phèn khá cao, khuyến cáo người dân trong khu vực không nên sử dụng trực tiếp nguồn nước này cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên, do khu vực này đã có mạng lưới cấp nước hoàn chỉnh nên hầu hết người dân không sử dụng nước ngầm, chỉ một số hộ dân kinh doanh dịch vụ khai thác nước ngầm để sử dụng cho các mục đích riêng ngoài ăn uống. 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC DỰ ÁN Để đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nơi thực hiện dự án chúng tôi tham khảo Baóc cáo sốỏ9/BC-UBND “Báo cáo tình hình kinh tế - văn hóa xã hội – quốc phòng an ninh năm 2006 và những định hướng thực hiện năm 2007” của xã Bình Thắng. 2.2.1. CÁC KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM 2006 2.2.1.1 Lĩnh vực kinh tế (1). Nông nghiệp – Phát triển nông thôn 1). Nông nghiệp : Tình hình nuôi trồng thủy sản cá giống và cá bè vẫn được duy trì ổn định đồng thời kết hợp triển khai kế hoạch về việc tiêu độc, sát trùng chuồng trại chăn nuôi gia cầm, trâu bò trên địa bàn xã, hiện không để xảy ra dịch bệnh. Nhìn chung giá trị sản lượng tăng so với cùng kỳ. 2). Công tác phòng chống lụt bão: Tổ chức thi công nạo vét mương thoát nước với chiều dài 935m gồm tổ 5, 6 và rạch thoát nước tổ 7 ấp Trung Thắng. (2). Đầu tư hệ thống cấp điện và cấp nước 1). Cung cấp nước sạch: Hoàn thành đưa vào sử dụng hệ thống nước mạng gồm 07 tuyến, trong đó nhân dân đóng góp 02 tuyến với tổng kinh phí 363 triệu đồng, hiện có trên 220 hộ đang sử dụng. 2). Mạng lưới điện: Đã thực hiện xóa điện kế tổng phục vụ cho các hộ dân trên địa bàn (18 hộ thuộc tổ 01 ấp Ngãi Thắng). Kết hợp phòng Kinh tế và công ty Điện lực khảo sát lưới điện do dân quản lý và đã lập danh sách phục vụ cho chương trình xóa điện kế tổng. (3). Sản xuất Công nghiệp – TTCN Tiếp tục vận động 33 cơ sở sản xuất gạch di dời theo chủ trương của UBND tỉnh Bình Dương, trong năm đã vận động được 19/33 hộ di dời. Hiện có 10/33 cơ sở cam kết ngưng hoạt động và 04 cơ sở giải thể, đang đề nghị xin cấp GCNQSDĐ (Hồ sơ đa được chuyển UBND huyện xem xét giải quyết). Tình hình thực hiện các dự án: Dự án ĐHQG hiện còn 02 hộ đang chờ nhận kinh phí bồi thường di dời; Dự án đường 33m thuộc khu Đông Bắc Bình An do Công ty Areco làm chủ đầu tư đã thực hiện công tác kiểm kê 10/11 hộ, dự kiến sẽ tiếp tục họp dân để thống nhất đơn giá; Dự án khu Trung tâm hành chính xã, đã tổ chức họp dân triển khai kế hoạch giải tỏa đền bù, đến nay cơ bản đã kiểm kê áp giá dứt điểm gồm 11 hộ và đang hoàn chỉnh hồ sơ chuyển Ban quản lý dự án tiếp tục giải quyết. (4). Công tác quản lý đất đai, nhà ở 1). Về đất đai : Đã hoàn thành bản đồ sử dụng đất xã Bình Thắng giai đoạn (2006 – 2010) với diện tích 550,30ha đúng theo kế hoạch Nghị quyết HĐND xã đề ra. Trong năm 2006, đã giải quyết 159 hồ sơ li6n quan đến đất đai, tăng 19 hồ sơ so với năm 2005 (CNQSDĐ 107, HTH 50, cho thuê 02); Xác nhận 247 hồ sơ thế chấp vay vốn (giảm 72 hồ sơ so với năm 2005). 2). Về nhà ở : Xác nhận 62 hồ sơ có nhà xin tách khẩu; Kết hợp Phòng quản lý đô thị xác minh 42 hồ sơ li6n quan về nhà để cấo phép. (5). Vấn đề thu chi ngân sách Ước thực hiện tổng trong năm đạt 3,093 tỷ đồng, tổng chi : 3,052 tỷ, đạt 91,6 %, tình hình thu theo 03 loại quỹ theo Pháp lệnh: - Phòng chống bão lụt : 32.085.000 đồng đạt 149% chỉ tiêu - Quốc phòng an ninh : 90.656.993 đồng đạt 10,5% chỉ tiêu - Lao động công ích : 95.293.000 đồng đạt 85,1% chỉ tiêu Tổ chức hậu kiểm kinh doanh 54 trường hợp, truy thu thuế và nợ đọng thuế trên 36 triệu đồng, đồng thời hướng dẫn ĐKKD theo quy định. Tham mưu xác nhận 49 hồ sơ ĐKKD và thay đổi ngành nghề; Hoàn chỉnh thủ tục đảm bảo giải ngân kịp thời trong năm 2006 các công trình GTNT, Trang bị tài sản cố định phục vụ cho xã và ấp với kinh phí 80 triệu đồng; Thực hiện mua BHYT cho Đại biểu HĐND xã theo quy định. (6) Về xây dựng cơ bản – Giao thông nông thôn 1). Về GTNT : Đã hoàn thành 05 công trình gồm: đường cống trái tuyến Bình Thắng, công trình mương thoát nước tổ 8, 9, 10 ấp Trung Thắng, đường Nghĩa Sơn, đường Bà Hồng ấp Trung Thắng và đường tổ 2, 3, 4 ấp Ngãi Thắng đến nay đã đưa vào sử dụng. Tống vốn đầu tư 1,580 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách xã 232.631.694 đồng, ngân sách tỉnh 1.149 tỷ đồng và vốn huy động 898 triệu đồng), so với kế hoạch đạt 100%. 2). Về XDCB : Trong năm 2006 chưa thực hiện được việc xây dựng Văn phòng trụ sở ấp Quyết Thắng, do đang chờ kết luận của UBND tỉnh Bình Dương trong việc giải quyết tranh chấp đất. 2.2.1.2 Lĩnh vực văn hoá xã hội (1). Giáo dục Chất lượng dạy và học được nấng lên, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt 100%. Xã Bình Thắng có 02 trường tiểu học với 31 lớp, 1.129 học sinh. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt 43,6%. Trong năm 2006 Hội khuyến học đã vận động trợ cấp tiền và vật chất cho 23 em, giúp các em có điều kiện đến trường số tiền 11.500.000 đồng. Trong dịp khai giảng các đơn vị cũng tặng 65 suất học bổng với tổng kinh phí 5.760.000 đồng và nhiều phần quà có giá trị. Thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động phụ huynh hổ trợ kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất số tiền 50.500.000 đồng. (2). Y tế Duy trì khám chữa bệnh cho 2.663 lượt bệnh nhân, trong đó có BHYT 436 lượt; Chăm sóc sức khỏe BM & TE gồm 1290 lượt; Tổ chức tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 91%; Xác định trẻ SDD chiếm 14,6% giảm 0,3% so với năm 2005. Tổ chúc khám sức khỏe học đường, khám từ thiện cho Hôi viên, đối tượng chính sách và lập hồ sơ phục hồi chức năng cho 16 người tàn tật. Ngoài ra còn kết hợp các ngành chức năng kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. (3). Dân số - Gia đình và Trẻ em Hoàn thành 100% công tác điều tra thu thập thong tin, kết thúc chiến dịch truyền thông dân số năm 2006 đạt 82% số người thực hiện các biện pháp tránh thai, trong năm có 05 trường hợp sinh con thứ 3 và có 01/04 ấp đạt ấp Dân số phát triển. Tổ chức thăm và tặng quà cho 45 em nhân dịp Tết Nguyên Đán 9.300.000 đồng từ nguồn kinh phí huyện và các Doanh nghiệp ủng hộ. Tặng 38 phần quà nhân Ngày 1/6, xét cấp học bổng đầu năm học cho 16 em và cấp 904 thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi; Đề nghị cấp 29 thẻ miễn cước phí đi xe buýt cho đối tượng con GĐCS, hộ nghèo và khuyết tật. Hoạt động BTTE, đã vận động được 14.010.000. đồng. (4). Văn hoá thông tin – Truyền thanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM Dự án xây dựng khu dân cư Bình Thắng.doc