Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của Thủ đô, mức sống của người dân Hà Nội đã được cải thiện đáng kể. Nhu cầu về nhà ở, điều kiện sinh hoạt và làm việc cả người dân Hà Nội ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không bắt kịp với tốc độ đô thị hoá dẫn đến tình trạng quá tải về nhà ở và các văn phòng làm việc.
Thực hiện kế hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, trong những năm qua Nhà nước và thành phố Hà Nội rất quan tâm đến quy hoạch cải tạo, xây dựng Thủ đô và đã thu được nhiều chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên sự phát triển mới chỉ đáp ứng được một phần so với nhu cầu về nhà ở, văn phòng cho thuê và các công trình công cộng, hạ tầng xã hội ngày một tăng cao.
Hiện nay, nhu cầu về đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang ngày một tăng mạnh theo đà phát triển của thị trường bất động sản.
Sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội còn đi đôi với tăng dân số, các khu nhà ở mọc lên không ngừng cũng không đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng của người dân về nhà ở. Theo số liêu thống kê, hiện nay bình quân diện tích nhà ở trên đầu người của thủ đô Hà Nội là 5,7m2/người, mục tiêu chương trình phát triển từ nay đến 2010 phải đạt 7 - 8m2/người. Để đạt được mục tiêu đó, từ nay đến 2020 hàng năm Hà Nội cần có thêm quỹ nhà từ 2 - 3 triệu m2/năm. Để giải quyết vấn đề nhà ở đang ngày càng trở nên bức thiết Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội đã ra nghị quyết đẩy mạnh việc xây dựng nhiều hơn nữa các khu đô thị mới nhằm kéo dãn mức độ tập trung quá cao ở trung tâm thành phố, mở ra nhiều tuyến đô thị mới xung quanh Hồ Tây, Nghĩa Đô, khu Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, khu Yên Hoà, Trung Hoà, An Khánh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất...
144 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4771 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu ĐTM Dự án Xây dựng Tòa nhà cao tầng 275 Hoàng Quốc Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của Thủ đô, mức sống của người dân Hà Nội đã được cải thiện đáng kể. Nhu cầu về nhà ở, điều kiện sinh hoạt và làm việc cả người dân Hà Nội ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không bắt kịp với tốc độ đô thị hoá dẫn đến tình trạng quá tải về nhà ở và các văn phòng làm việc.
Thực hiện kế hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, trong những năm qua Nhà nước và thành phố Hà Nội rất quan tâm đến quy hoạch cải tạo, xây dựng Thủ đô và đã thu được nhiều chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên sự phát triển mới chỉ đáp ứng được một phần so với nhu cầu về nhà ở, văn phòng cho thuê và các công trình công cộng, hạ tầng xã hội ngày một tăng cao.
Hiện nay, nhu cầu về đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang ngày một tăng mạnh theo đà phát triển của thị trường bất động sản.
Sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội còn đi đôi với tăng dân số, các khu nhà ở mọc lên không ngừng cũng không đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng của người dân về nhà ở. Theo số liêu thống kê, hiện nay bình quân diện tích nhà ở trên đầu người của thủ đô Hà Nội là 5,7m2/người, mục tiêu chương trình phát triển từ nay đến 2010 phải đạt 7 - 8m2/người. Để đạt được mục tiêu đó, từ nay đến 2020 hàng năm Hà Nội cần có thêm quỹ nhà từ 2 - 3 triệu m2/năm. Để giải quyết vấn đề nhà ở đang ngày càng trở nên bức thiết Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội đã ra nghị quyết đẩy mạnh việc xây dựng nhiều hơn nữa các khu đô thị mới nhằm kéo dãn mức độ tập trung quá cao ở trung tâm thành phố, mở ra nhiều tuyến đô thị mới xung quanh Hồ Tây, Nghĩa Đô, khu Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, khu Yên Hoà, Trung Hoà, An Khánh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất...
Với diện tích 3.525 m2 nằm trên phố Hoàng Quốc Việt, khu đất có vị trí
thuận lợi để phát triển xây dựng nhà ở và văn phòng. Dự án sẽ góp một phần vào quỹ nhà chung của Thành phố, giải quyết một phần nhu cầu về nhà ở và nơi làm việc trong điều kiện vẫn còn thiếu như hiện nay.
Do tồn tại lịch sử của quá trình quản lý, sử dụng khu đất tổ 17 phường Nghĩa Tân quận Cầu Giấy đã tồn tại từ năm 1990-1991 đến nay. Việc xử lý các vi phạm về xây dựng đã được đoàn Thanh tra Thành phố và đoàn Thanh tra nhà nước xem xét, kết luận với nội dung: việc xây dựng 33 kiốt để cho thuê của Công an thị trấn Nghĩa Đô khi chưa được các cấp có thẩm quyền xét duyệt, những người làm sai đã được xử lý theo pháp luật, luôn trong tình trạng khiếu kiện vượt cấp, tạo nên một điểm nóng về quản lý đô thị. Nội dung khiếu kiện xoay quanh mục đích đòi được giải quyết quyền lợi về nhà đất đang sử dụng một cách có tình có lý, nhưng những phương án trước đây được một số công ty kinh doanh nhà nêu ra đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt của các hộ dân, chưa giải quyết tận gốc của vấn đề phức tạp trên. Để giải quyết dứt điểm vụ việc theo đúng quy định của pháp luật đảm bảo yêu cầu về quy hoạch và phát triển đô thị của Thành phố, Thanh tra thành phố đã kiến nghị UBND thành phố điều chỉnh cục bộ quy hoạch khu đất từ chức năng công cộng sang công trình cao tầng có chức năng hỗn hợp (nhà ở cho các hộ dân và công trình dịch vụ công cộng), thực hiện phương thức xã hội hoá đầu tư công trình trên đất. Đơn vị được giao chủ đầu tư phải đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân theo quy định của pháp luật.
Từ những nhận định, đánh giá trên và thực hiện Công văn số 1336/UBND-KH&ĐT của UBND Thành phố Hà Nội giao cho Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Gia Bách, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc là chủ đầu tư lập và thực hiện dự án Đầu tư cải tạo và chỉnh trang đô thị tại khu đất tổ 17 phường Nghĩa Tân quận Cầu Giấy.
Để có cơ sở xem xét những tác động đến môi trường từ việc cải tạo và chỉnh trang khu đô thị, đồng thời nhằm thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường và những quy định về quản lý môi trường của thành phố Hà Nội, liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Gia Bách và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Phương Bắc tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
* Loại dự án
Đây là dự án được đầu tư xây dựng mới và vị trí xây dựng dự án không nằm trong khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế xuất.
2. Các căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
2.1. Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật làm căn cứ cho ĐTM
2.1.1. Các văn bản pháp luật
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29-11-2005 (luật số 52/2005/QH).
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 thánh 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9-8-2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật đất đai.
Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình.
Nghị định 21/2008/NĐ-CP ban hành ngày 28/02/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn.
Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng.
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/04/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004 ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004 ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất.
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Thông tư 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.
Thông tư 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 về Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
Quyết định số 23/2006 - QĐ - BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại.
QCXDVN số 01:2008/BXD ban hành theo quyết định 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng.
Quy chuẩn và Tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường năm 1999, 2005, 2008, 2009.
2.1. 2. Các văn bản kỹ thuật
Thuyết minh dự án Đầu tư cải tạo và chỉnh trang đô thị tại tổ 17 phường Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội.
Các số liệu về dân số, đất đai trong phạm vi nghiên cứu khảo sát ngoài thực địa tại thời điểm tháng 5/2010 do địa phương cung cấp.
Các số liệu hiện trạng môi trường tại khu vực dự án, tháng 5/2010 do Công ty Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long phối hợp với Viện Vật lý – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam khảo sát đo đạc tại thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm.
Các số liệu về hiện trạng môi trường vật lý - sinh học, hiện trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất khu vực dự án do Công ty Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long khảo sát kết hợp với chủ dự án thực hiện vào tháng 5/2010.
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong ĐTM
1. TCVN 6962 - 2001: Rung và chấn động - Rung do hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng - Mức rung tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và dân cư.
2. TCVN 5949 - 1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư.
3. TCVN 5948 - 1999: Tiếng ồn phương tiện giao thông vận tải đường bộ, mức ồn tối đa cho phép.
4. QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
5. QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
6. QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
7. QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
8. QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
9. QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
10. QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
11. QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
12. QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
13. TC 3733/2002 - QĐ-BYT của Bộ Y tế: Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc, 7 thông số vệ sinh lao động.
2.3. Nguồn tài liệu tham khảo
1. Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
2. Trần Ngọc Chấn (2002), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập 1,2,3. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
3. Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga (1999), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản KHKT - Hà Nội.
4. Số liệu về khí tượng thuỷ văn khu vực thành phố Hà Nội.
5. Sổ tay an toàn, vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ trên công trường xây dựng - NXB xây dựng, của Tổ chức Lao động Quốc tế.
6. Trần Đức Hạ - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Bài giảng về công nghệ xử lý nước thải.
7. Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
8. Lê Trình (2000), Đánh giá tác động môi trường - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
9. Huỳnh Thị Minh Hằng (2006), Địa chất Môi trường, Nhà xuất bản đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
10. H.Koren & M Biseri Lewis (1995), Handbook of environmental Health and Safety.
11. World Health Organization, Assesment Of Sourses Of Air, And Water and Land Pollution, A Guide To Rapid Sourses Inventory Techniques and Their Use Informulating Environmental Strategies Genneva 1993.
12. Wastewater Treatmemt (Biological and Chemical Processes By M. Hêng, et al. Springer, 1995).
13. Nguyễn Thị Kim Thái (2003), Sinh thái học và bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
14. Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hồng (2001), Kỹ thuật môi trường, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
Phương pháp đánh giá nhanh: Trên cơ sở hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra do các hoạt động trong giai đoạn thi công. Phương pháp này cho phép đánh giá nhanh tổng thể một quá trình phát thải tuy nhiên kết quả này sẽ cho một giá trị tương đối đúng do nhiều nguyên nhân như:
- Điều kiện phương tiện.
- Hệ thống giao thông.
- Các quá trình đốt cháy nhiên liệu.
- Việc dùng các hệ số cho các loại nguyên nhiên liệu là tương đối.
Phương pháp phân tích hệ thống: Tập hợp các số liệu đã thu thập và các kết quả phân tích đo đạc ở khu vực và trong phòng thí nghiệm, rút ra đặc điểm ảnh hưởng môi trường khu vực là đúng với hiện trạng môi trường ở thời điểm thực hiện. Nó sẽ có sự chênh lệch về số liệu khi thực hiện ở các thời điểm thời gian khác nhau nhưng khả năng chênh lệch sẽ cho một kết quả không sai khác lớn với sự ô nhiễm và không ô nhiễm.
Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động đến môi trường trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn về môi trường bắt buộc do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Khoa học Công nghệ ban hành. Tổng hợp các số liệu thu thập được, so với tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam và các tiêu chuẩn về môi trường của thế giới (ví dụ WHO). Kết hợp với điều tra, phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại khu vực thực hiện Dự án. Từ kết quả đó rút ra những lợi ích của việc thực hiện Dự án và các tác động đến tài nguyên môi trường, đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường. Trên cơ sở số liệu dữ liệu thực hiện thì Dự án có cơ sở số liệu chính xác để so sánh hoàn toàn đúng với thời điểm thực hiện.
Phương pháp liệt kê: Chỉ ra các tác động và có khả năng thống kê đầy đủ các tác động cần chú ý trong đánh giá tác động môi trường của Dự án.
Phương pháp mạng lưới: Chỉ rõ các tác động trực tiếp và các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau giữa các tác động.
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu thu thập được, so với tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam và các tiêu chuẩn về môi trường của thế giới (ví dụ WHO). Kết hợp với điều tra và phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại khu vực thực hiện Dự án. Từ kết quả đó rút ra những lợi ích của việc thực hiện Dự án và các tác động đến tài nguyên môi trường, đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án giảm thiểu ô nhiễm và công nghệ áp dụng xử lý các nguồn gây ô nhiễm.
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu và khảo sát thực địa: Điều tra hiện trạng môi trường khu vực và vùng tiếp giáp, lấy mẫu và phân tích hiện trạng môi trường bao gồm: Môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí; thu thập các số liệu về khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội, môi trường tại khu vực;
* Thiết bị sử dụng trong đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường
a. Khảo sát đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án
Căn cứ nội dung đề cương của báo cáo, đoàn cán bộ khảo sát của Công ty Tư vấn và Chuyển giao CNMT Thăng Long và Viện Vật lý – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành khảo sát hiện trường khu vực Dự án và vùng lân cận với các nội dung khảo sát bao gồm.
a.1. Môi trường không khí
Đoàn khảo sát đã sử dụng các thiết bị đo nhanh tại hiện trường bằng các thiết bị hiện số, đồng thời cũng tiến hành hấp thụ các tác nhân hoá học vào các dung dịch hấp thụ tương ứng và sau đó bảo quản trong các hòm chuyên dụng lưu mẫu, bảo quản mẫu, chuyên chở về phòng thí nghiệm để phân tích trên các thiết bị có độ chính xác cao. Các số liệu trong báo cáo là kết quả của 2 phương pháp này.
Các chỉ tiêu đo đạc phân tích:
Điều kiện vi khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.
Hàm lượng bụi: bụi tổng số, bụi PM10.
Các tác nhân hoá học trong môi trường không khí xung quanh: CO, NO2, SO2.
Tiếng ồn: tiếng ồn tương đương Leq, Lmax, Lmin (dBA).
Gia tốc rung: Lva(x) , Lva(y), Lva(z) (m/s2).
a.2. Môi trường nước
Đoàn khảo sát đã tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường nước khu vực gồm:
Lấy mẫu, phân tích đánh giá chất lượng nước ngầm, nước sinh hoạt, nước mặt.
Một số chỉ tiêu phân tích: pH, độ cứng, TSS, NO3-, SO42-, Cl-, tổng Fe, Ca2+, Al3+, Mn2+, As, Zn, Cr, Cd, tổng Coliform.
a3. Môi trường đất
Lấy mẫu đất từ các nguồn hiện có xung quanh dự án
Các chỉ tiêu phân tích: Zn, As, Pb, Cr, dầu mỡ.
b. Điều tra thu thập các số liệu về khí tượng thủy văn
Thu thập các số liệu về khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, lượng mưa, gió trong khu vực xây dựng dự án.
c. Điều tra xã hội học của dân cư trong vùng dự án thực hiện, trong đó điều tra tình hình sức khoẻ của dân cư trong vùng
Đoàn cán bộ khảo sát trực tiếp tiến hành phỏng vấn một số gia đình sinh sống các tuyến đường xung quanh khu vực dự án.
d. Các phương tiện lấy mẫu, đo đạc, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường
Các phương tiện lấy mẫu tại hiện trường và phân tích là các máy của các nước Anh, Ý, Mỹ, Nhật đang được sử dụng hiện tại ở Việt Nam và trên thế giới.
4. Tổ chức thực hiện
Các bên tham gia tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm có đơn vị chủ trì lập báo cáo và đơn vị tư vấn lập báo cáo.
4.1. Đơn vị chủ trì lập báo cáo
- Đơn vị chủ trì việc lập báo cáo ĐTM là Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Gia Bách, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc.
- Địa chỉ: 275 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
- Điện thoại: 04. 38363326 Fax: 04.38363326
- Chủ dự án có các nhiệm vụ sau:
+ Cung cấp các số liệu, thông số kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng dự án và hoạt động của dự án cho cơ quan tư vấn.
+ Hướng dẫn đoàn cán bộ khảo sát của Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long thu thập số liệu, điều tra, lấy mẫu phân tích tại các khu vực trong dự án.
4.2. Cơ quan tư vấn lập báo cáo
- Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM là Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long.
- Địa chỉ: 26/1 ngõ Toàn Thắng, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.22422.104. Fax: 04.7500.7576
- Dựa trên hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư - liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Gia Bách, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc và cơ quan tư vấn - Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long đã tiến hành đợt khảo sát thực địa, lấy mẫu và đo đạc các thành phần môi trường, thu thập số liệu khu vực dự án và khu vực xung quanh. Những nội dung chủ yếu của công tác xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan tư vấn thực hiện bao gồm:
+ Xây dựng đề cương chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư cải tạo và chỉnh trang đô thị tại tổ 17 phường Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội”.
+ Khảo sát thực địa để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc lập báo cáo ĐTM đầy đủ, ngoài việc thu thập các tài liệu đã có liên quan đến dự án, cơ quan tư vấn đã tổ chức các đợt khảo sát thực địa trong toàn vùng dự án để điều tra nghiên cứu các yếu tố tài nguyên, điều kiện tự nhiên, hiện trạng môi trường trong vùng dự án, đồng thời tiến hành khảo sát, điều tra về mặt kinh tế xã hội, thu thập ý kiến của lãnh đạo địa phương và cộng đồng cư dân về dự án:
Thu thập tài liệu kỹ thuật khu vực xây dựng, tài liệu kinh tế - xã hội khu vực dự án.
Đo đạc, quan trắc chất lượng môi trường đất, nước, không khí các khu vực dự kiến xây dựng, điều kiện kinh tế - xã hội...
Dưới đây là danh sách tập thể cán bộ tham gia thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Danh sách thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM
TT
Họ và tên
Trình độ
Chức vụ
Cơ quan
1
Phạm Quang Thanh
-
Giám đốc
Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc
2
Đoàn Mạnh Trung
-
Giám đốc
Công ty CP đầu tư xây dựng Gia Bách
Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
- Tên dự án: Đầu tư cải tạo và chỉnh trang đô thị tại tổ 17 phường Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội.
- Địa điểm thực hiện: tổ 17 phường Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội.
1.2. Chủ dự án
- Chủ dự án: Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Gia Bách, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc.
- Đại diện: Ông Phạm Quang Thạnh & Ông Đoàn Mạnh Trung
- Địa chỉ: 275 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
- Điện thoại: 04.38363326
1.3. Vị trí địa lý của dự án
Khu đất lập dự án nằm trên đường Hoàng Quốc Việt thuộc địa phận tổ 17 phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ranh giới ô đất được xác định bởi các mốc từ 1 đến 19 tại bản đồ hiện trạng, chỉ giới đường đỏ và định vị ô đất tỷ lệ 1/500 do Viện Quy hoạch lập với diện tích khoảng: 3.525m2.
Ranh giới khu đất như sau:
+ Phía Đông giáp công trình Công ty VINACONEX3
+ Phía Tây giáp phố Nghĩa Tân
+ Phía Nam giáp khu nhà B19, B20.
+ Phía Bắc giáp mặt đường Hoàng Quốc Việt.
Hình 1.1 – Vị trí địa lý khu đất thực hiện dự án
Chú thích: (1) – Khu vực dự án (2) – Đường Hoàng Quốc Việt
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mục tiêu của dự án
Tiếp tục thực hiện những định hướng cải tạo và xây dựng Thủ đô theo các dự án phát triển đô thị phù hợp với điều kiện quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Xây dựng một tổ hợp công trình kiến trúc quan trọng trên tuyến đường Hoàng Quốc Việt.
Đầu tư các căn hộ để ở (các tầng trên của khối tháp) được thiết kế và xây dựng đồng bộ đảm bảo mỹ quan đồng thời đáp ứng được nhu cầu về một nơi ở tiện nghi và đẹp. Đáp ứng nhu cầu về nhà ở hợp pháp, góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại khu vực, mang lại lợi ích cho nhân dân tại tổ 17 phường Nghĩa Tân quận Cầu Giấy xoá đi một điểm nóng về khiếu kiện kéo dài, phức tạp.
Đầu tư hệ thống văn phòng làm việc đạt tiêu chuẩn cao để cho thuê, đáp ứng nhu cầu về văn phòng trong môi trường làm việc năng động và hiện đại. Cung cấp nhu cầu cho các doanh nghiệp trên địa bàn về văn phòng cho thuê, với chất lượng, tiện nghi và giá cả hợp lý.
Đầu tư trung tâm thương mại với hệ thống dịch vụ cao cấp, hiện đại, cung cấp và đáp ứng hiệu quả nhu cầu về kinh doanh, mua bán và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp và người dân trong khu vực lân cận.
Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, bao gồm: đường nội bộ, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy…, đảm bảo theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Góp phần làm đẹp thêm bộ mặt kiến trúc cảnh quan khu dân cư Nghĩa Tân, văn minh tuyến phố, đồng bộ hoàn chỉnh về công trình nhà ở, công cộng và hạ tầng xã hội.
Tăng sức hấp dẫn cho khu nhà ở Nghĩa Tân nói riêng và khu dịch vụ tổng hợp đường Hoàng Quốc Việt nói chung.
Đây là một dự án có tính khả thi cao, hứa hẹn mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của UBND Thành phố Hà Nội. Mang lại hiệu quản kinh tế xã hội và hiệu quả tài chính cho người dân, Nhà nước và Chủ đầu tư.
1.4.3. Quy mô đầu tư của dự án
Dự án đầu tư cải tạo và chỉnh trang đô thị tại tổ 17 phường Nghĩa Tân quận Cầu Giấy nằm giáp mặt đường Hoàng Quốc Việt. Dự án được đầu tư xây dựng mới, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài nhà bao gồm trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cao tầng nhằm kinh doanh khai thác dự án lâu dài theo quy hoạch, thiết kế được phê duyệt.
Tổng diện tích khu đất là : 3.525 m2
Diện tích xây dựng : 2790 m2
Mật độ xây dựng khối đế : 80%
Mật độ xây dựng khối cao tầng : 60%
Diện tích sàn tầng hầm : 8.370 m2
Diện tích sàn khối đế : 22.560 m2
Diện tích sàn khối cao tầng : 57.105 m2
Tầng cao công trình : 35 tầng
Tầng hầm : 5 tầng (mỗi tầng sâu 3m)
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà đồng bộ, hoàn chỉnh bao gồm: sân đường nội bộ, bồn hoa xây xanh, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy… đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành và phù hợp với các chức năng của công trình, đồng thời khớp nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu nhà ở Nghĩa Tân cũng như hạ tầng kỹ thuật của toàn khu.
Tổ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và căn hộ cao cấp tại tổ 17 phường Nghĩa Tân quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội được bố trí theo hình 1.2.
Mặt bằng tổng thể công trình được thiết kế tuân thủ các chỉ tiêu về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, diện tích xây dựng công trình, tổng diện tích sàn.
Công trình được thiết kế theo hình khối tháp, với 35 tầng nổi và 5 tầng hầm. Vị trí công trình được xác định, thể hiện rõ trong bản vẽ định vị công trình.
Giải pháp quy hoạch được đề xuất đảm bảo hài hoà với quy hoạch chung khu vực.
1.4.4. Thiết kế của dự án
Hệ thống bồn hoa bao quanh chân công trình kết hợp với các vách kính mảng lớn bao che tạo không gian mở, tạo cảm giác làm việc thoải mái cho nhân viên, cũng như cho khách đến liên hệ giao dịch.
Xây dựng một toà tháp đôi có khối đế làm dịch vụ thương mại cao 5 tầng trong điều kiện xây dựng tổ hợp đa chức năng trên khuôn viên quy hoạch có diện tích hạn chế. Phương án kiến trúc là sự kết hợp hài hoà vào khung cảnh đô thị, ngôn ngữ hình khối đơn giản được cân nhắc nhằm đảm bảo được nguyên tắc quản lý quy hoạch chung của Thành phố. Phương án tổ chức hình khối kiến trúc công trình ngoài việc thoả mãn công năng sử dụng còn biểu đạt được đặc điểm tính chất của công trình đa chức năng nằm trên trục đường Hoàng Quốc Việt, điểm nhấn quy hoạch quan trọng của góc nhìn Thành phố.
Hình thức kiến trúc mặt đứng công trình theo hướng bề thế, hiện đại, sang trọng và có tính thẩm mỹ cao.
Các vị trí trong toà nhà đều được hưởng các cảnh quan kiến trúc xung quanh, tận dụng được ánh sáng tự nhiên…
Công trình được thiết kế chú trọng tạo biểu tượng đặc trưng cũng như mang một sắc thái riêng của tổ hợp trung tâm văn hoá mang sắc thái văn phòng, dịch vụ thương mại và căn hộ là đối tượng sử dụng chính.
Hình khối mạch lạc, đứng vững trên một chân đế chắc chắn ăn sâu vào nền đất thông qua tầng ngầm…
● Các tầng hầm - Gara ô tô xe máy và các hệ thống kỹ thuật khác.
Sử dụng toàn bộ không gian tầng hầm dưới phần ngầm công trình. Sử dụng phương án giao thông hầm lên xuống mạch lạc không chồng chéo với việc tách 2 luồng giao thông lên xuống 1 chiều đem lại hiệu quả sử dụng tầng hầm tối ưu nhất.
Tầng hầm của công trình gồm 2 tầng cho các tuyến giao thông cho xe từ cốt tự nhiên đi xuống, tầng hầm 1 là khu vực ưu tiên cho phương tiện giao thông xe máy, tầng hầm 2 sử dụng để làm gara ôtô.
Công trình và cụm giao thông đứng chính cho công trình phần cao tầng, gồm 2 cụm thang lớn đi lên các tầng trên cho khối tháp. Không gian khối đế cũng thuận tiện cho việc tổ chức giao thông tĩnh và các bộ phận kỹ thuận tổ hợp cho toà nhà.
* Tầng hầm và tầng 1:
Công trình có số tầng cao là 35 và 5 tầng hầm, với diện tích sàn phục vụ văn phòng 4.855 m2 tương ứng khoảng 760 người, như vậy nhu cầu về diện tích để xe là tương đối lớn. Vì vậy ở tầng hầm toàn bộ diện tích là dành cho để xe, chỉ trừ một phần diện tích cho bể nước, bể phốt và phòng kỹ thuật. Phần lớn diện tích ở tầng 1 dành cho trung tâm thương mại, còn lại là bố trí sảnh đón và giao thông theo trục đứng lên các văn phòng ở các tầng trên. Phòng kỹ thuật điện cũng được đặt ở tầng 1 chứ không phải ở tầng hầm để tránh những sự cố do ngập lụt hay do khi hậu ẩm ướt của miền Bắc gây ra.
* Các tầng 2 đến 8:
Diện tích khối đế của công trình được bố trí làm siêu thị, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê. Khu văn phòng được ngăn chia linh hoạt theo nhu cầu bằng vách thạch cao xương tôn đảm bảo linh hoạt trong bố trí các phòng ban.
* Các tầng 8 đến 34:
Diện tích khối tháp chủ yếu là căn hộ cao cấp, với phương pháp bố trí giao thông hành lang giữa nên hai khối thang máy và thang bộ phục vụ giao thông chính được đặt giữa của hai khối tháp, giao giữa trục 3-5; 9-11 với trục C-D. Hành lang rộng 2m đảm bảo độ thông thoáng cũng như thoát người.
Một phòng kỹ thuật điện cho mỗi tầng, đảm bảo chế độ hoạt động độc lập đối với các tầng khác.
* Tầng áp mái:
Bố trí khu cafe + nhà hàng, phòng giải trí, thể thao...
* Tầng kỹ thuật:
Bố trí buồng kỹ thuật của thang máy và thang thoát hiểm cho phép đi lên được tầng này để có thể thoát người ra sân thượng khi có sự cố. Bể chứa nước sinh hoạt cho toàn nhà được đặt ở phía trên tầng tum.
* Thiết kế giao thông trong khu vực dự án
- Công trình nằm trên trục đường chính Hoàng Quốc Việt nên việc liên hệ giao thông trong khu vực cũng như với thành phố rất thuận lợi.
- Chỗ để xe tầng hầm kết hợp với để xe ngoài trời phía ngoài tầng 1 (khoảng 30 ô tô và 400 xe máy) đảm bảo khoảng 60% tổng số nhân viên làm việc tại đây, phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn thiết kế.
- Việc liên hệ đi lại (theo chiều đứng) giữa các tầng được đảm bảo bởi 1 thang bộ và 3 thang máy có thông số kỹ thuật thích hợp để vận chuyển và phục vụ cho nhu cầu di chuyển của các khu văn phòng phía trên. Các văn phòng trên cùng 1 tầng liên hệ với nhau (theo phương ngang) bằng sảnh tầng và hành lang giữa.
- Ngoài ra còn một thang cứu hoả được bố trí đặt về phía đối diện với thang chính, do vậy đảm bảo được khả năng thoát người khi công trình gặp sự cố hay hoả hoạn. Theo thang thoát này lối thoát nạn sẽ dẫn thẳng ra phía ngoài tòa nhà.
1.4.5. Kết cấu của công trình
a. Tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng:
Tất cả các cấu kiện bê tông cốt thép và kết cấu thép đều được thiết kế tính toán và kiểm tra theo tiêu chuẩn Việt Nam.
- TCVN 2737 - 1995 Tiêu chuẩn thiết kế - Tải trọng và tác động.
- TCXDVN 356 - 2005 Tiêu chuẩn thiết kế – Kết cấu bê tông cốt thép.
- TCVN 375 - 2006 Tiêu chuẩn thiết kế - Động đất.
- TCVN 338 - 2005 Tiêu chuẩn thiết kế - Kết cấu thép.
- TCXD - 45-78 Tiêu chuẩn thiết kế - Nền, nhà và công trình
- TCXD 198 : 1997 Nhà cao tầng - Thiết kế kết cấu BTCT toàn khối.
- TCXD 205: 1998 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 269 : 2002 Cọc - Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục.
- TCXD 195 : 1997 Nhà cao tầng - Thiết kế cọc khoan nhồi
Các văn bản tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành khác.
b. Vật liệu xây dựng phần thô:
Các vật liệu xây dựng chính sử dụng như sau:
* Bê tông móng:
Sử dụng bê tông cấp bền nén B22,5 (Tương đương bê tông mác 300), Rn=130 kG/cm2
* Bê tông phần thân:
Sử dụng bê tông cấp bền nén B22,5 (Tương đương bê tông mác 300), Rn=130 kG/cm2 cho toàn bộ phần thân.
* Cốt thép Sử dụng trong công trình:
Cốt thép AI, cường độ tính toán: Ra = 2300kG/cm2 ((<10).
Cốt thép AII, cường độ tính toán: Ra = 2800 kG/cm2 (10((<18)
Cốt thép AIII, cường độ tính toán: Ra = 3600 kG/cm2 (((18)
Cốt thép cọc nhồi sử dụng loại AII: Ra = 2800 kG/cm2
* Các vật liệu khác sử dụng trong công trình:
Tường gạch biên và khu vệ sinh sử dụng gạch đặc mác 75, vữa XM mác 75. Tường gạch khác sử dụng gạch rỗng mác 50, vữa XM mác 50.
c. Kết cấu phần thân:
Căn cứ vào tính chất sử dụng, qui mô và tải trọng công trình, đề xuất sử dụng phương án kết cấu phần thân là kết cấu dầm, sàn BTCT kết hợp với hệ cột BTCT và hệ vách cứng tại các vị trí thang máy và thang bộ.
Trong hệ kết cấu này, kết cấu vách và hệ cột BTCT đồng thời chịu tải trọng ngang và tải trọng đứng.
Sơ đồ bố trí hệ vách cứng tập trung tại hai đầu công trình có tác dụng giảm độ xoắn công trình khi dao động vì tâm cứng công trình gần với trọng tâm của nó.
Các kích thước cấu kiện cơ bản như sau:
- Bề dày sàn là 250 mm cho các sàn và 120 mm cho sàn mái.
- Hệ cột BTCT:
+ Cột giữa tiết diện 900 x 900 mm từ tầng hầm đến tầng 3, 800 x 800 mm tầng 3-9, 700 x 700 mm tầng 9- mái.
+ Cột biên tiết diện 700 x 1000 mm .
- Vách thang máy và thang bộ có chiều dày 400 mm .
- Dầm chính , tiết diện 800 x 600 mm , 800 x 500 mm , 300 x 600 mm.
- Dầm phụ tiết diện 220 x 400 mm, 220 x 500 mm.
d. Giải pháp móng, cọc, tầng hầm
Tại khối cao tầng tập trung nhiều tải trọng, sử dụng phương án móng cọc khoan nhồi có đường kính 1,2m. Sức chịu tải của một cọc theo tính toán là 650 tấn.
Đài cọc: chiều dày đài cọc (Hđài cọc) được lựa chọn chủ yếu dựa trên khả năng chọc thủng tại vị trí chân cột, theo tiêu chuẩn thiết kế Hđài cọc > 2*Dcọc, các đài đơn được bố trí độc lập, trọng tâm đài trùng với trọng tâm cấu kiện đứng (cột, vách) và được liên kết với nhau bằng dầm móng.
Tại các vách tầng hầm, sử dụng cọc BTCT tiết diện 300x300mm, sức chịu tải của một cọc là 60 tấn.
Cọc khoan nhồi và cọc BTCT sử dụng bê tông cấp bền nén B22,5 (Tương đương bê tông mác 300), Rn=130 kG/cm2. Đài cọc cao 2,5m và 2m, đài cọc cho thang máy cao 2,5 m. Khoảng cách giữa các cọc là 2,5d (d là đường kính cọc). Khoảng cách từ mép cọc đến mép đài là 0,2 m. Bê tông đài cọc, giằng móng cấp bền nén B22,5 (tương đương bê tông mác 300).
Giằng móng điển hình kích thước 600x1000, 1000x1500 (mm) vừa có tác dụng đỡ tường tầng một, vừa có tác dụng chống lún lệch cho đài cọc.
Quy trình thi công tầng hầm dự án cơ bản gồm các bước sau:
- Thi công tường vây, thi công cọc khoan nhồi có cột chống thép hình.
- Đào đất đến đáy sàn hầm 1 (cao độ -3.000).
- Thi công hệ dầm sàn chống tầng hầm 1.
- Đào đất đến cao độ đáy sàn tầng hầm 2 (cao độ -6.000); đào đất cục bộ cho các đài móng.
- Thi công đài sàn hầm 2 và đài móng.
- Tiếp tục thi công giống các bước trên đến sàn tầng 5 (cao độ -15.000).
- Thi công cột vách tầng hầm 5, hầm 4, hầm 3, hầm 2, hầm 1.
Với ưu điểm hạn chế tối đa ảnh hưởng đối với các công trình xung quanh, tránh sụt lún, rút ngắn tiến độ thi công công trình, Chủ đầu tư đã lựa chọn phương pháp thi công Top-down là giải pháp thi công tầng hầm dự án.
Công nghệ thi công Top-down (từ trên xuống), là công nghệ thi công phần ngầm của công trình nhà, theo phương pháp từ trên xuống, khác với phương pháp truyền thống: thi công từ dưới lên. Trong công nghệ thi công Top-down người ta có thể đồng thời vừa thi công các tầng ngầm (bên dưới cốt ± 0,00 (cốt ± 0,00 tức là cao độ mặt nền hoàn thiện của tầng trệt công trình nhà, đọc là cốt không)) và móng của công trình, vừa thi công một số hữu hạn các tầng nhà, thuộc phần thân, bên trên cốt không (trên mặt đất)
Trong công nghệ Top-down, các tầng hầm được thi công bằng cách thi công phần tường vây xung quanh nhà (sau này phần trên đỉnh của tường vây dùng làm tường bao của toàn bộ các tầng hầm) và hệ cọc khoan nhồi (nằm dưới chân các móng cột) bên trong mặt bằng nhà. Bắt đầu thi công top-down từ mặt nền tầng hầm thứ nhất (sàn tầng hầm đầu tiên), bên dưới mặt đất. Khi đó, tầng hầm thứ nhất được thi công bằng phương pháp từ dưới lên (bottom-up) truyền thống, phần tường vây trên đỉnh có nhiệm vụ như hệ tường cừ giữ thành hố đào. Trường hợp này cũng có thể gọi là bán Top-down hay "Sơ mi" top-down (semi-top-down).
Hệ tường vây bao quanh công trình kết hợp với hệ dầm sàn, hệ dầm thép tạo thành hệ kết cấu có độ ổn định cao, đã giải quyết triệt để vấn đề chống vách đất, ảnh hưởng, lún nứt các công trình liền kề.
Riêng các cọc khoan nhồi bê tông nằm dưới móng cột ở phía trong mặt bằng nhà thì không thi công tới mặt đất mà chỉ tới ngang cốt móng (không tính phần bê tông đầu cọc nhồi, phải tẩy bỏ đi sau này). Phần trên chịu lực tốt, ngay bên dưới móng của các cọc nhồi này được đặt sẵn các cốt thép bằng thép hình, chờ dài lên trên tới cốt không (cốt nền ngay tại mặt đất). Các cốt thép hình này, là trụ đỡ các tầng nhà hình thành trong khi thi công Top-down, nên nó phải được tính toán để chịu được tất cả các tầng nhà, mà được hoàn thành trước khi thi công xong phần ngầm (gồm tất cả các tầng hầm cộng thêm một số hữu hạn các tầng thuộc phân thân đã định trước). Tiếp theo đào rãnh trên mặt đất (làm khuôn dầm), dùng ngay mặt đất để làm khuôn hoặc một phần của khuôn đúc dầm và sàn bê tông cốt thép tại cốt không. Khi đổ bê tông sàn cốt không phải chừa lại phần sàn khu thang bộ lên xuống tầng ngầm, để (cùng kết hợp với ô thang máy) lấy lối đào đất và đưa đất lên khi thi công tầng hầm. Sàn này phải được liên kết chắc với các cốt thép hình làm trụ đỡ chờ sẵn nêu trên, và liên kết chắc với hệ tường vây (tường vây là gối đỡ chịu lực vĩnh viễn của sàn bê tông này). Sau khi bê tông dầm, sàn tại cốt không đã đạt cường độ tháo dỡ khuôn đúc, người ta tiến hành cho máy đào chui qua các lỗ thang chờ sẵn nêu ở trên, xuống đào đất tầng hầm ngay bên dưới sàn cốt không. Sau đó lại tiến hành đổ bê tông sàn tầng hầm này, ngay trên mặt đất vừa đào, rồi tiến hành lắp ghép cốt thép cột tầng hầm, lắp ván khuôn cột tầng hầm và đổ bê tông chúng.
Cứ làm như cách thi công tầng hầm đầu tiên này, với các tầng hầm bên dưới. Riêng tầng hầm cuối cùng thay vì đổ bê tông sàn thì tiến hành thi công kết cấu móng và đài móng.
Đồng thời với việc thi công mỗi tầng hầm thì trên mặt đất người ta vẫn có thể thi công một hay vài tầng nhà thuộc phần thân như bình thường. Sau khi thi công xong hết các kết cấu của tầng hầm người ta mới thi công hệ thống thang bộ và thang máy lên xuống tầng hầm.
e. Kết cấu bao che và tường ngăn:
Kết cấu bao che mặt ngoài công trình chủ yếu vách kính khung nhôm an toàn còn lại được xây bằng gạch rỗng vữa xi măng M50, tường ngăn giữa các văn phòng bằng vách thạch cao xương tôn dày 100, tường ngăn các khu WC, phòng kỹ thuật được xây gạch đặc dày từ 110 - 220 mm. Gạch xây mác 75, vữa xây xi măng cát vàng mác 50.
f. Vật liệu hoàn thiện
- Mặt ngoài chủ yếu dùng vách kính an toàn cho khối đế, khối tháp các bề mặt xây hoặc bê tông được ốp gạch inax màu.
- Sàn khu sảnh chính tầng 1 lát granit nhân tạo theo hoa văn chỉ định.
- Sàn hành lang, văn phòng các tầng lát granit nhân tạo 500x500, ốp chân tường cùng loại thạch cao 150.
- Sàn khu vực để xe phủ lớp vữa xi măng tự dàn phẳng dày 20 sơn phủ epoxy, phòng kỹ thuật tầng hầm láng vữa xi măng 100# dầy 30. Khu để xe tầng 1 lát gạch silicat tezzaro chống trơn 300x300.
- Sàn khu vệ sinh lát gạch chống trơn 300x300, tường ốp gạch men kính 300,300, trần thạch cao chống ẩm, dùng thiết bị vệ sinh liên doanh.
- Phần sân thượng lát 2 lớp gạch lá nem dốc 2% về rãnh thoát nước mái, rãnh thoát nước láng vữa xi măng chống thấm.
- Vách ngăn trong các khu văn phòng dùng vách thạch cao chống thấm xương tôn dập.
- Trần toàn bộ khu văn phòng dùng thạch cao xương nổi 600x1200.
- Cửa chính vào sảnh dùng cửa kính cường lực, điều khiển từ. Cửa chính các văn phòng dùng của kính đẩy thuỷ lực. Cửa thông phòng dùng cửa gỗ công nghiệp, cửa khu wc dùng cửa nhôm kính.
* Một số giải pháp thi công
a. Thi công phần ngầm
- Thi công cọc khoan nhồi
Trình tự hợp lý tiến hành khoan nhồi như sau:
Tiến hành các công tác chuẩn bị như làm hè rãnh và hố thu hồi dịch khoan. Chế tạo dịch khoan. Đặt ống dẫn dịch khoan tới hố đào.
Quy định sơ đồ di chuyển máy đào theo trình tự các cọc nhằm tuân thủ nguyên tắc kỹ thuật và sự hợp lý trong di chuyển máy.
Định vị lỗ khoan (nên sử dụng dưỡng bê tông cốt thép)
Khoan mồi khoảng 1 m đầu
Lắp và đưa ống vách vào vị trí
Khoan tạo lỗ có dung dịch giữ thành vách
Lắp cốt thép
Lắp ống tremi và ống xục khí
Xục rửa giàm hàm lượng cát trong lỗ khoan
Đổ bê tông
Rút ống vách
- Thi công móng tầng hầm
+ Chống thấm tầng hầm:
* Vật liệu chống thấm: Sử dụng các sản phẩm của Sika, bao gồm:
- Sikadur 732: Chất kết nối epoxy 2 thành phần.
- SikaGrout 214-11: Vữa trộn sẵn không co ngót.
- Sikaproof Membrane: Màng phủ nhũ tương bitum/cao su gốc nước đàn hồi. Lớp màng này có tác dụng co giãn, cho phép biến dạng nhiệt của lớp Sika-Latex độc lập với bê tông sàn phía dưới.
- Sika Latex: Nhũ tương cao su tổng hợp, là sản phẩm phụ gia chống thấm cho vữa xi măng, độ bám dính tốt.
- Sikaflex PRO 2HP: Hợp chất trám khe co giãn, 1 thành phần, gốc polyurethane, dinh để trám khe co giãn trong trường hợp thi công có mạch ngừng.
* Phương pháp thi công:
- Tại các vị trí đặt ống nhựa, đục mặt trên của bê tông (10 x 10mm). Làm sạch vệ sinh, bơm Sikaflex PRO 2HP vào khu vực vữa đục và bảo dưỡng qua đêm.
- Trong trường hợp chưa lắp đặt ống nhựa, tiến hành lắp dựng ván khuôn, đổ SikaGrout 214-11 và cố định khi vữa chưa đông kết. Hoàn thiện sản phẩm trên cũng bằng sản phẩm Sikaflex PRO 2HP.
- Phủ lớp Sikaproof Membrane đầu tiên nền mặt bê tông khô bằng chổi hoặc theo phương pháp phun ( pha loãng theo tỷ lệ 20-50% nước). Mật độ tiêu thụ khoảng 0,3 kg/m2 cho lớp lót và 0,6 kg/m2 cho lớp tiếp theo. Lớp thứ hai không sử dụng nước để pha loãng.
- Chỉ tiến hành quét lớp thứ hai sau khi lớp thứ nhất đã khô.
- Quét ít nhất 3 lớp Sikaproof Membrane cho các bề mặt cần chống thấm.
- Trát lớp vữa Sika Latex dày 2-3cm bao phủ trên bề mặt lớp Sikaproof Membrane sau khi đã để khô 3 tiếng. Trộn lớp vữa Sika Latex theo tỷ lệ quy định: 40 lít phụ gia Sika Latex/m3 vữa. Tỉ lệ xi măng cát trộn theo tỉ lệ 3 cát-1xi măng.
- Sử dụng Sikaflex PRO 2HP cho các vị trí tiếp giáp giữa các cấu kiện bê tông hoặc các điểm tiếp giáp giữa bê tông và ống nhựa thoát nước.
Cung cấp và lắp đặt hệ thống chống thấm các ga thu nước bằng sản phẩm được kiến trúc sư lựa chọn hoặc chỉ định trên bản vẽ, bao gồm các lớp ít nhất như sau:
- Lớp vữa bảo vệ xi măng cát (1:3) tạo dốc có phụ gia chống thấm và làm cứng bề mặt dày nhất 30mm..
- Lớp vữa chống thấm Sika Latex dày 20mm.
- Thi công kết cấu phần thân
+ Công tác bê tông, ván khuôn
Công tác bê tông đổ tại chỗ, bao gồm: bê tông cốt thép, vật liệu bê tông, phụ gia, tiến độ đổ bê tông tại chỗ, công tác hoàn thiện bề mặt bê tông.
Công tác bê tông bao gồm: bê tông cho các kết cấu chịu lực như dầm, cột, vách tường chịu lực, bản cầu thang, các bể nước, bể xử lý chất thải, cứu hoả, các kết cấu kiến trúc như bồn hoa.... và các kết cấu khác được thể hiện trên bản vẽ.
+ Công tác cốt thép
* Lắp dựng cấu kiện thép
- Làm sạch cấu kiện các bề mặt bê tông hoặc khối xây nối với cấu kiện trước khi lắp dựng kết cấu thép.
- Lắp đặt các thép kết cấu theo đúng yêu cầu kỹ thuật và vị trí chỉ định của bản vẽ.
- Kiểm tra các mối nối bu lông, mối hàn, mối buộc trước khi tiến hành các công tác khác.
- Làm sạch vệ sinh các vết nối, các vết hàn theo yêu cầu kỹ thuật và theo TCVN.
- Di chuyển các vật liệu thừa, phế thải sau khi đã lắp đặt xong cấu kiện thép.
- Không sử dụng các thiết bị cắt bằng nhiệt trong khi lắp dựng kết cấu thép.
- Không mở rỗng lỗ khoan trên thép nếu không được yêu cầu, tránh trường hợp làm giảm khả năng chịu lực của bu lông.
- Nếu nối các cấu kiện bằng bu lông, sử dụng bu lông cường độ cao, đạt tiêu chuẩn TCVN hoặc các tiêu chuẩn được Kiến trúc sư chấp nhận.
- Nếu nối các cấu kiện bằng mối nối hàn, phải tuân thủ các yêu cầu chung về công tác hàn phía trên. Mối hàn cần được kiểm tra kỹ bởi các cơ quan hoặc đại diện có chức năng.
1.4.6. Thông gió, chiếu sáng tự nhiên
- Khu vực để xe ở tầng hầm được thông thoáng và chiếu sáng bằng các cửa sổ kính có hoa sắt bảo vệ, lưu ý đến yếu tố thẩm mỹ và an ninh.
- Với đặc điểm hình dáng mặt bằng là hình ô van, hệ thống thang đặt ở hai phía của hành lang. Giao thông phương ngang được đặt theo chiều dọc của ngôi nhà, việc chiếu sáng chủ yếu dùng ánh sáng nhân tạo, thông gió cưỡng bức tối thiểu.
- Các khu văn phòng đều có tối thiểu một bề mặt tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài nên đều được chiếu sáng và thông gió tự nhiên.
1.4.7. Hệ thống cấp, thoát nước
Trong quá trình triển khai thi công, dự án sẽ thực hiện khai thác nguồn nước ngầm. Nguồn nước ngầm này chỉ sử dụng trong quá trình thi công, khi dự án hoàn thành, nguồn nước cung cấp cho dự án sẽ là nguồn nước máy của Thành phố. Mạng lưới đường ống cấp nước, phương án cấp nước cho công trình như sau:
* Bể nước mái
Nước từ ngoài theo ống D80 vào bể chứa, được máy bơm bơm lên bể nước mái. Nước từ bể nước mái xuống cấp cho nhu cầu sinh hoạt và cứu hoả. Dung tích bể nước mái là 100 m3. Dung tích bể được tính toán dựa trên nhu cầu dùng nước như sau:
Dung tích điều hoà của bể chứa nước mái: Wbể = Wsh + Qcc
Trong đó:
Wbể: dung tích điều hoà lượng nước sinh hoạt của bể chứa nước mái
Wsh: lượng nước sinh hoạt cần dùng
Qcc: dung tích dự trữ 10 phút đầu cho chữa cháy (Nhu cầu cứu hoả cho hệ cứu hoả vách tường là 2,5 l/s cho một đám cháy. Tòa nhà có thiết kế hai khối phía trên. Giả sử 2 đám cháy xảy ra đồng thời thì lưu lượng dự trữ cho chữa cháy cho 10 phút đầu là: 3m3)
Bể nước mái sẽ được xây dựng với dung tích hữu ích là 100m3
Bể chứa nước mái sẽ bao gồm nước vào, các đường nước ra cấp cho toàn bộ công trình, ống xả tràn, xả đáy, cửa kiểm tra, lỗ thông hơi, hố lắng cặn…
Căn cứ vào yêu cầu về lưu lượng và áp lực cần thiết tại mỗi khu vệ sinh chọn sơ đồ cấp nước từ bể mái xuống các khu vệ sinh dùng nước như sau:
Phân chia mạng lưới cấp nước thành 4 vùng riêng biệt:
Vùng 1: Cấp nước cho các khu vệ sinh từ tầng 30 đến tầng áp mái. Nước cấp đến các khu vệ sinh bằng phương pháp tự chảy.
Vùng 2: Cấp nước cho các khu vệ sinh từ tầng 20 đến tầng 29.
Nước cấp đến các khu vệ sinh qua van giảm áp.
Vùng 3: Cấp nước cho các khu vệ sinh từ tầng 10 đến tầng 19.
Nước cấp đến các khu vệ sinh qua van giảm áp.
Vùng 4: Cấp nước cho các khu vệ sinh từ tầng 1 đến tầng 9.
Nước cấp đến các khu vệ sinh qua hai đợt van giảm áp.
* Bể nước ngầm
Bể nước ngầm được xây dựng với dung tích 524 m3. Nhu cầu cấp nước cơ bản được tính toán như sau:
Wbể = Wsh + Wcc
Trong đó:
+ Wsh: lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt
+ Wcc: lưu lượng nước dự trữ cho chữa cháy trong vòng 3h. (Nhu cầu cứu hoả cho hệ cứu hoả vách tường là 2,5 l/s cho một đám cháy. Tòa nhà có thiết kế hai khối phía trên. Giả sử 2 đám cháy xảy ra đồng thời thì lưu lượng dự trữ cho chữa cháy là 54 m3).
Tòa nhà sau khi xây dựng, ngoài chức năng làm trung tâm thương mại, khu văn phòng... còn có 380 căn hộ cao cấp (Thuyết minh dự án). Giả sử mỗi căn hộ cao cấp có 4 người ở, thì nhu cầu cấp nước là 304m3 (Định mức nước sử dụng cho một người là 200l/ngày.đêm – QCVN 01:2008/BXD).
Số người còn lại (khoảng 8.500 người) làm việc trong các cơ quan hành chính, trung tâm thương mại do đó ước tính định mức nước sử dụng không lớn, khoảng 20l/người.ngày. Vậy, lượng nước cần sử dụng sẽ là 20 x 8500 = 170000l tương đương với 170m3/ngày.
Với tính toán như trên, dung tích bể nước mái và bể nước ngầm đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước cần thiết cho tòa nhà.
Trên đường ống dẫn nước vào bể bố trí van phao D80, ống tràn dạng xi phông có nắp, ống thông hơi, van xả cặn đặt tại vị trí rốn thu nước để xả cặn vào hố thu bố trí cạnh bể và dùng bơm nước thải loại chìm để đưa nước vào mạng lưới thoát nước bên ngoài.
* Bơm cấp nước sinh hoạt
Lưu lượng cấp nước sinh hoạt cần thiết: Q = 50 m3/h
Cột áp nước cấp sinh hoạt cần thiết: H = Hhh + (h + Hcb (m)
Chọn 3 máy bơm (2 máy bơm làm việc, 1 máy bơm dự phòng chung cho cả 2 khối nhà) ống đứng cấp nước lên bể mái D50.
* Hệ thống thoát nước
- Thoát nước thải sinh hoạt
Nước thải từ các chậu xí thu về ống đứng thoát nước xí, thu về ngăn chứa bể tự hoại.
Nước thải từ các chậu rửa, rửa sàn thu về ống đứng thoát nước rửa, thu về hố ga thoát nước bên ngoài.
Ống thông hơi đặt song song với ống đứng thoát nước, thông hơi cho ống thoát nước xí, rửa đặt riêng.
Đối với ống nhánh thoát nước thải chậu xí: thiết kế ống nhánh thoát cho 1 xí có đường kính D110, độ dốc 2% về phía ống đứng thoát nước xí.
Đối với ống thoát nước rửa: ống nhánh thoát cho chậu rửa, thoát sàn, D43, D48, D65, D76 độ dốc 2% về phía ống đứng thoát nước rửa.
Hệ thống thoát nước thải và nước bể phốt của công trình được thu gom lại bởi hệ thống ga thu và cống thu D250 uPVC. Sau đó nước thải sẽ được dẫn vào hệ thống thoát nước chung của Thành phố.
Dung tích bể tự hoại:
Dung tích tính toán của bể phốt VBTH = 0,75QThải + 4,25 (m3)
QThải = 80%QSH = 0,80 x 474 = 379,2(m3)
Vậy dung tích bể tự hoại : V = 0,75 x 379,2 + 4,25 = 288,65 (m3).
- Thoát nước mưa
Nước mưa mái của toà nhà được thu qua các phễu thu chảy vào các ống đứng thoát nước mưa được thu về các hố ga của hệ thống thoát nước ngoài nhà.
Chọn ống D125, phễu thu nước D150 đảm bảo yêu cầu theo quy định vì khả năng thoát nước của ống D125 là 389(m2) khi cường độ mưa là lớn nhất.
Nguyên tắc và giải pháp thiết kế hệ thống thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước mưa quanh công trình được thiết kế là hệ thống rãnh thu kích thước trung bình 400x450mm đậy tấm đan bê tông cốt thép.
Nước mưa của công trình sau khi được thu gom bởi hệ thống rãnh quanh nhà sẽ được dẫn ra hệ thống thoát nước chung bằng cống D300 bê tông cốt thép mác 300.
1.4.8. Hệ thống cấp điện
Nguồn điện hạ thế 380/220V cung cấp cho công trình được lấy từ trạm biến áp trong khu vực quy hoạch. Ngoài ra, để bảo đảm việc cung cấp điện liên tục cho toàn bộ phụ tải, bố trí một máy phát điện Diesel dự phòng kèm thiết bị chuyển đổi nguồn tự động (ATS). Máy phát điện dự phòng dự kiến đặt tại phòng kỹ thuật tầng hầm.
Lưới cung cấp điện 0,4kV đi từ tủ điện hạ thế tổng của công trình đến các bảng phân phối điện ở các tầng dự kiến đi bằng các tuyến cáp lõi đồng cách điện PVC 0,6/1kV, đi trong hộp kỹ thuật, thang cáp hoặc máng cáp.
Trong mỗi khu văn phòng bố trí một bảng phân phối điện, trong đó lắp các aptomát để bảo vệ và phân phối điện đến các thiết bị dùng điện. Dây dẫn điện đi trong nhà dùng dây lõi đồng, cách điện PVC 0,6/1kV. Dây dẫn điện được đi theo máng cáp và được luồn trong ống nhựa cứng chôn ngầm tường, trần hoặc đi trên trần giả.
Mỗi khu vực sử dụng điện trong công trình tuỳ theo chức năng sử dụng được bố trí các công tơ đo đếm điện năng riêng để tính toán tiền điện sử dụng hàng tháng. Các khu vực công cộng của toà nhà được cấp điện từ tủ điện tầng hầm và có bố trí công tơ đo đếm riêng.
Hệ thống điện chiếu sáng trong công trình
Hệ thống chiếu sáng trong nhà được thiết kế theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng (TCXD 16:1986), chiếu sáng trong công trình chủ yếu dùng đèn huỳnh quang; chiếu sáng các khu vực phụ trợ như: cầu thang, hành lang, gara, kho, khu WC, v.v... chủ yếu dùng đèn huỳnh quang. Tại các khu vực có yêu cầu về thẩm mỹ cao, sử dụng các loại đèn trang trí lắp trên tường, trần... Độ rọi tối thiểu tại các khu vực như sau:
- Văn phòng: 300 lux
- Phòng khách, phòng ăn: 150 lux
- Phòng ngủ, bếp: 100 lux
- Hành lang, cầu thang, khu WC, kho, gara: 50 lux
Hệ thống điện chiếu sáng được bảo vệ bằng các áp-tô-mát lắp trong các bảng điện, điều khiển chiếu sáng bằng các công tắc lắp trên tường cạnh cửa ra vào, lối đi lại, ở những vị trí thuận lợi nhất.
Các đèn chiếu sáng sự cố và các đèn báo lối ra sẽ được bố trí tại tất cả các lối ra vào như: sảnh chính, hành lang, cầu thang và một số khu vực công cộng khác. Nguồn điện cấp cho hệ thống chiếu sáng này được lấy từ tủ điện tầng hầm (TĐH).
Hệ thống chiếu sáng bên ngoài công trình
Chiếu sáng ngoài nhà sử dụng các loại đèn chiếu sáng sân vườn, nhằm đảm bảo ánh sáng cho giao thông và bảo vệ bên ngoài công trình. Các loại đèn được dùng như đèn đường, bóng thủy ngân cao áp, lắp trên cột thép bát giác, đèn cây, đèn nấm...tuỳ theo cảnh quan nơi lắp đặt. Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà được vận hành tự động hoặc bằng tay. Tủ điều khiển hệ thống chiếu sáng ngoài nhà được đặt tại phòng thường trực, do các nhân viên bảo v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐTM Dự án Xây dựng Tòa nhà cao tầng 275 Hoàng Quốc Việt.doc