MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Xuất xứ của dự án 1
2. Các căn cứ để lập báo cáo 2
2.1. Căn cứ pháp lý 2
2.2. Căn cứ kỹ thuật 3
2.3. Nguồn cung cấp số liệu và dữ liệu 3
2.3.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo 3
2.3.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu của chủ dự án tạo lập 4
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 4
4. Tổ chức thực hiện ĐTM 5
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 6
1.1. Tên dự án 6
1.2. Chủ dự án 6
1.3. Vị trí địa lý của dự án 6
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 7
1.4.1. Mục tiêu của dự án 7
1.4.2. Hình thức đầu tư 7
1.4.3. Nội dung đầu tư 7
1.4.3.1. Cơ cấu tổ chức quy hoạch và phương án đề xuất 7
1.4.3.2. Quy hoạch sử dụng đất 8
1.4.3.3. Tổ chức không gian quy hoạch - kiến trúc 9
1.4.3.4.Giải pháp thiết kế hạ tầng , kết cấu và kiến trúc 10
1.4.4. Tổng mức chi phí đẩu tư xây dựng 16
1.4.5. Tiến độ thực hiện 16
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 17
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 17
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 17
2.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn 17
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 18
2.1.3.1. Môi trường không khí 19
2.1.3.2. Môi trường nước 20
2.1.3.3. Hiện trạng môi trường đất 21
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 22
2.2.1. Điều kiện về kinh tế 22
2.2.2. Điều kiện về xã hội 24
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 25
3.1. Đánh giá tác động 25
3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 25
3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 27
3.1.3. Đối tượng bị tác động 27
3.1.3.1. Trong giai đoạn thi công công trình 27
3.1.3.2. Trong giai đoạn công trình đi vào hoạt động 28
3.1.4. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra 28
3.1.5. Đánh giá các tác động môi trường chủ yếu của dự án 29
3.1.5.1. Đánh giá các tác động môi trường trong giai đoạn giải phóng mặt bằng 29
3.1.5.2. Đánh giá tác động tới môi trường trong giai đoạn thi công 30
3.1.5.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án hoàn thành 38
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 41
3.2.1. Về mức độ chi tiết của các đánh giá 41
3.2.2. Về độ tin cậy của các đánh giá 41
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 42
4.1. Đối với các tác động xấu 42
4.1.1. Nguyên tắc giảm thiểu cơ bản của dự án 42
4.1.2. Giảm thiểu tác động xấu và sự cố môi trường trong giai đoạn giải phóng mặt bằng 44
4.1.2.1. Mục tiêu và nguyên tắc kế hoạch giải phóng mặt bằng 44
4.1.2.2. Tổ chức thực hiện 44
4.1.2.3. Giảm thiểu tác động do mất đất canh tác 45
4.1.2.4. Tổ chức truyền thông và cập nhật các thông tin tư vấn của cộng đồng 45
4.1.3. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng 45
4.1.3.1. Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường nước 45
4.1.3.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường không khí 46
4.1.3.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn gây ra 47
4.1.3.4. Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường đất 47
4.1.3.5. Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường kinh tế - xã hội 48
4.1.4. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 49
4.1.4.1. Giảm thiểu tác động tới môi trường nước 49
4.1.4.2. Giảm thiểu tác động tới môi trường không khí, tiếng ồn 52
4.1.4.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn 52
4.2. Đối với sự cố môi trường 54
4.2.1. Sự cố môi trường trong giai đoạn thi công dự án 54
4.2.2. Sự cố môi trường trong giai đoạn dự án hoàn thành 56
CHƯƠNG 5:CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 57
5.1. Chương trình quản lý môi trường 57
5.1.1. Danh mục các công trình xử lý môi trường 57
5.1.2. Các công trình xử lý môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 57
5.1.3. Các công trình xử lý môi trường trong giai đoạn khu nhà ở thương mại Bắc Vinh đi vào hoạt động 58
5.1.4. Chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn khu nhà ở thương mại Bắc Vinh đi vào hoạt động 60
5.2. Chương trình giám sát môi trường 60
5.2.1. Giám sát chất thải 61
5.2.2. Giám sát môi trường xung quanh 61
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 61
6.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã 61
6.1.1. Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội 61
6.1.2. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội 61
6.1.3. Kiến nghị đối với chủ dự án 61
6.2. Ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã 61
6.1.1. Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội 61
6.1.2. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội 61
6.1.3. Kiến nghị đối với chủ dự án 61
6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án trước các ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 61
1. Kết luận 61
2. Kiến nghị 61
3. Cam kết 61
72 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3692 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu DTM Khu nhà ở thương mại Bắc Vinh tại xã Nghi Kim - TP Vinh - Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Nghệ An, hiện là một trong 4 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam và đã được Chính phủ quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Những năm gần đây, cùng với đà phát triển kinh tế của cả nước cũng như của tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh có những thay đổi đáng kể. Đời sống kinh tế được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng thêm, nhu cầu sống của người dân ngày càng tăng. Thành phố cũng đã được đầu tư nhiều để xây dựng cơ sở hạ tầng và xã hội. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách dành cho thành phố còn hạn hẹp, nên cơ sở hạ tầng vẫn chưa được hoàn chỉnh, các khoảng trống, cây xanh, mặt nước cần thiết cho một đô thị sinh thái gần như chưa đáp ứng được yêu cầu.
Hiện tại thành phố Vinh có diện tích tự nhiên gần 105m2, dân số khoảng 300.000 người (năm 2008). Dự kiến đến năm 2010 là 450.000 người, trong đó nội thị là 375.000 người và đến năm 2025 quy mô là 800.000 người và nội thị là 685.000 người. Với quy mô dân số, tốc độ phát triển, thu nhập cũng như nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của người dân thành phố thì nhu cầu nhà ở tiện nghi đang trở nên hết sức bức thiết.
Trước tình hình này, thành phố Vinh đã nhanh chóng đề ra kế hoạch dài hạn phát triển bền vững không gian đô thị của trung tâm thành phố theo hướng hiện đại văn minh và bền vững về mặt sinh thái. Chính sách kinh tế của tỉnh Nghệ An trong thời gian gần đây cũng đã thực sự tạo ra bước đột phá trong việc khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế có thể cùng tham gia đầu tư vào các khu dân cư, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, cũng như hình thành nếp sống văn minh đô thị.
Để tạo điều kiện cho khu đô thị mới hiện đại, văn minh có môi trường đô thị sinh thái hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu chất lượng sống ngày càng cao của người dân trên địa bàn, nên Dự án xây dựng Khu nhà ở thương mại Bắc Vinh tại xã Nghi Kim - TP Vinh - Nghệ An là phù hợp và cần thiết. Đây là một dự án xây dựng khu dân cư đô thị phức hợp cộng đồng nhà ở bao gồm các kiến trúc nhà ở đa dạng kèm theo các hệ thống công trình dịch vụ công cộng hoàn chỉnh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, đảm bảo sự thoải mái và tiện nghi cho cư dân, góp phần cải thiện cảnh quan đô thị của khu vực nói riêng và thành phố nói chung.
Tuy nhiên, khi khu nhà ở thương mại (bao gồm: khu chung cư thấp tầng, khu nhà ở xã hội, khu nhà phố liền kề, khu nhà biệt thự, khu dịch vụ thương mại, khu nhà trẻ mẫu giáo, khu thể dục thể thao) đi vào hoạt động, bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xã hội tất yếu cũng sẽ phát sinh nhiều vấn đề về môi trường. Thực hiện quy định của Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) nước CHXHCN Việt Nam, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trường Sơn đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tiến hành nghiên cứu khảo sát và lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Xây dựng khu nhà ở thương mại Bắc Vinh tại xã Nghi Kim, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Báo cáo được lập với những mục đích sau:
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường nền khu vực thực hiện Dự án.
- Phân tích khoa học và dự báo những tác động tích cực và tiêu cực, các tác động trực tiếp và gián tiếp do hoạt động của Dự án tới môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực thực hiện Dự án và các vùng phụ cận.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật công nghệ giúp phòng tránh và giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường xung quanh trong quá trình hoạt động của Dự án nhằm bảo vệ môi sinh và đảm bảo sức khoẻ cộng đồng dân cư sống trong khu vực.
Báo cáo này còn cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm quản lý tốt vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động của khu đô thị, đồng thời cũng giúp cho Chủ đầu tư có những thông tin cần thiết để lựa chọn các giải pháp tối ưu nhằm khống chế, kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ sức khoẻ công nhân và môi trường.
2. Các căn cứ để lập báo cáo
2.1. Căn cứ pháp lý
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được lập trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lý hiện hành sau đây:
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (29/11/2005).
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ – CP.
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 21/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng.
- Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về Đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/04/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số: 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/03/2008 của Bộ Trưởng Bộ XD về việc Ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số: 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Trưởng Bộ XD về việc Ban hành: “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”.
- Quyết định số: 2828/QĐ.UBND-ĐT ngày 08/07/2008 của UBND Tỉnh Nghệ An về việc cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trường Sơn được khảo sát, lập quy hoạch chi tiết xây dựng: Khu nhà ở thương mại kết hợp nhà ở xã hội tại xã Nghi Kim - TP Vinh - tỉnh Nghệ An.
- Quyết định số: 4133/QĐ.UBND-ĐT.C ngày 23/9/2008 của UBND Tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nhà ở thương mại Bắc Vinh.
- Quyết định số 319/QĐ-TTG về việc rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 trên địa bàn cả nước, trong đó rà soát, kiểm tra thực trạng, công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 5 năm 2006 - 2010 nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng do thủ tướng chính phủ ban hành.
- Văn bản 5432/UBND-DT.C ngày 27/8/2008 về việc đổi tên gọi dự án: Khu nhà ở thương mại Bắc Vinh.
2.2. Căn cứ kỹ thuật
- Quyết định số 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường và Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Căn cứ TCVN 4449:1987 quy hoạch xây dựng đô thị - tiêu chuẩn thiết kế.
- Căn cứ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, ban hành theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 18/12/1996 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng.
- Tiêu chuẩn về quy phạm thiết kế QHXD đô thị 20TCN (82-81) của Bộ Xây dựng.
2.3. Nguồn cung cấp số liệu và dữ liệu
2.3.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
- Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Tiêu chuẩn Việt Nam - 2005.
- Các biện pháp chống nóng, chống ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà công nghiệp – PGS Hồng Hải Vi – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – 1993.
- Môi trường sinh thái – Jacques vernier – Nhà xuất bản thế giới -1993.
- Môi trường –Tiến sĩ KH Lê Huy Bá – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – 1997.
- Xử lý nước thải – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội – Nhà xuất bản Xây dựng -1996.
- Alexander P.Economopoulos - Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution. Parts I+II - WHO, Geneva, 1993.
- WHO - Management of the Environment - Geneva, 1990.
- Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội của hội đồng nhân dân xã Nghi Kim năm 2008 và phương hướng năm 2009.
- Niên giám thống kê thành phố Vinh năm 2008.
2.3.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu của chủ dự án tạo lập
- Báo cáo: “Dự án Đầu tư Xây dựng khu nhà ở thương mại Bắc Vinh” do Công ty Cổ phẩn đầu tư xây dựng Trường Sơn (chủ dự án) cung cấp .
- Thuyết minh Quy hoạch xây dựng khu nhà ở thương mại Bắc Vinh do Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Đầu tư Xây dựng Nhà Việt (đơn vị tư vấn thiết kế) cung cấp.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Đánh giá tác động môi trường là một quá trình đòi hỏi phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để nhận dạng các tác động tiềm năng. Có thể liệt kê các phương pháp đã sử dụng trong báo cáo này như sau:
Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội, môi trường tại khu vực thực hiện dự án.
Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng trong quá trình điều tra các vấn đề về môi trường, kinh tế xã hội, lấy ý kiến tham vấn lãnh đạo UBND, UBMTTQ xã Nghi Kim và cộng đồng dân cư xung quanh.
Phương pháp mạng lưới: Chỉ rõ các tác động trực tiếp và các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau.
Phương pháp tổng hợp, so sánh: Dùng để tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án.
Phương pháp ma trận: là phương pháp đánh giá tổng hợp các hoạt động của dự án với từng thông số hoặc các thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân, kết quả. Đây là phương pháp có độ tin cậy cao và trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường có tính khả thi.
Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO: Được sử dụng để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh khi triển khai xây dựng và thực hiện dự án.
Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Nhằm xác định vị trí các điểm đo đạc, lấy mẫu các thông số môi trường phục vụ cho việc phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án.
Phương pháp hội thảo khoa học: Tham vấn ý kiến các chuyên gia về các vấn đề môi trường của dự án.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu nhà ở thương mại Bắc Vinh, địa điểm xã Nghi Kim, TP Vinh, Nghệ An do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trường Sơn là đơn vị chủ đầu tư, thực hiện với sự tư vấn của Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường.
Địa chỉ : 236 Phong Định Cảng, TP Vinh, Nghệ An
Điện thoại : 0383.250236; Fax: 0383.592198
Người đứng đầu: Phạm Anh Tuấn; Chức vụ: Giám đốc
Danh sách cán bộ trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án:
Bảng 1. Danh sách những người tham gia lập báo cáo
STT
Họ và tên
Chuyên môn
Nhiệm vụ
1
Nguyễn Văn Khang
Cử nhân Kinh tế
Chủ đầu tư phối hợp cùng tư vấn
2
Phan Văn Việt
Kỹ sư Công nghệ Môi trường
Chủ nhiệm
báo cáo
3
Lê Minh Tuấn
Thạc sỹ Khoa học Môi trường
Chuyên viên
4
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Cử nhân Môi trường
Chuyên viên
5
Nguyễn Ngọc Tú
Kỹ sư Công nghệ Môi trường
Chuyên viên
6
Đặng Văn Mạnh
Cử nhân Môi trường
Chuyên viên
7
Lương Thế Lượng
Cử nhân Địa lý – Môi trường
Chuyên viên
8
Phan Thị Hồng
Cử nhân Tin học
Chuyên viên
CHƯƠNG 1:
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
“Khu nhà ở Thương mại Bắc Vinh”
1.2. Chủ dự án
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trường Sơn
Địa chỉ: Khu CNN Trường Thạch, xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Đại diện là ông: Nguyễn Văn Khang; Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại: 0383.851115
1.3. Vị trí địa lý của dự án
Vị trí khu đất thuộc xã Nghi Kim, nằm dọc theo đường Đặng Thai Mai, được giới hạn bởi:
- Phía Bắc giáp: Đường liên thôn, xóm 3, xã Nghi Kim nối ra QL1A;
- Phía Nam giáp: Khu dân cư mặt tiền đường Đặng Thai Mai;
- Phía Đông giáp: Đường quy hoạch và đất ở chia lô;
- Phía Tây giáp: Đường vào UBND xã Nghi Kim;
Khu đất cách Trại tạm giam Nghi Kim khoảng 300m, cách bãi rác Đông Vinh khoảng 1.000 và cách khu dân cư 30 - 50m.
Diện tích quy hoạch: 6,319 ha.
Hiện trạng sử dụng đất:
Khu đất chủ yếu là đất nông nghiệp.
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất
STT
Thành phần đất
Diện tích(m2)
Tỷ lệ (%)
1
Đất trồng lúa và hoa màu
46.627,40
72,23
2
Đất trồng cỏ
10.531,36
18,62
3
Đất bị khai thác
4.252,52
6,36
4
Đất mộ xây
57,27
0,08
5
Đất khác
1.722,05
2,71
Tổng cộng
63.190
100,00
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mục tiêu của dự án
Xây dựng khu nhà ở thương mại bao gồm khu chung cư thấp tầng kết hợp với siêu thị, dịch vụ, các công trình công cộng, các khu nhà ở biệt thự vườn và nhà ở liền kề. Bố cục về không gian kiến trúc, thiết kế về Đô thị mang tính hiện đại phù hợp với định hướng quy hoạch chung của khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái bền vững, đáp ứng nhu cầu mở rộng thành phố hiện tại.
1.4.2. Hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới khu nhà ở thương mại.
1.4.3. Nội dung đầu tư
1.4.3.1. Cơ cấu tổ chức quy hoạch và phương án đề xuất
Định hướng xây dựng và phát triển không gian
- Khai thác tối đa quỹ đất dọc theo tuyến đường bao quanh khu đất để xây dựng các dãy nhà liền kề và công trình dịch vụ thương mại. Bám theo các trục đường quy hoạch nhỏ và các đường giao thông nội bộ xây dựng các khu nhà biệt thự, khu nhà vườn. Chọn đường đi vào UBND xã Nghi Kim QH 16m làm tuyến tiếp cận chính để tạo trục chính cho cả khu Quy hoạch. Ngoài ra còn mở thêm các tuyến tiếp cận khu đất tạo hướng mở tạo nên sự bề thế và thông thoáng cho cả khu. Bên cạnh là khu chung cư 5 tầng và nhà ở xã hội, khu cây xanh là điểm kết nối các khu thuận lợi cho việc xây dựng các công trình công cộng như khu thể thao, nhà trẻ và công viên thư giãn.
- Khai thác hiệu quả quỹ đất trong xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng.
- Tổ chức phân lô đơn vị nhà ở hợp lý trong sử dụng có bố cục không gian kiến trúc hài hòa, thích hợp cho môi trường sống lâu dài của người dân.
- Phát triển các khoảng xanh, khu thể dục thể thao tương ứng trong khu vực, bảo đảm vệ sinh môi trường cũng như cảnh quan khu vực.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu phục vụ theo quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam.
Phương án cơ cấu quy hoạch phân khu chức năng
Trên cơ sở định hướng quy hoạch ở trên và đặc điểm tự nhiên - xã hội của khu vực quy hoạch, cơ cấu phân khu chức năng bao gồm:
- Khu chung cư thấp tầng;
- Khu nhà ở xã hội;
- Khu nhà phố liền kề;
- Khu nhà ở biệt thự vườn loại A;
- Khu nhà ở biệt thự vườn loại B;
- Khu dịch vụ thương mại;
- Khu nhà trẻ mẫu giáo;
- Khu thể dục thể thao (TDTT) + cây xanh.
1.4.3.2. Quy hoạch sử dụng đất
Tổ chức các lối tiếp cận khu quy hoạch từ đường Đặng Thai Mai và đường vào UBND xã Nghi Kim. Hệ thống các mạng đường giao thông nội bộ được tổ chức theo dạng hình ô bàn cờ nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất cao của các khu chức năng, đặc biệt là các khu ở.
Khu trung tâm thương mại và dịch vụ là cửa ngõ cho trung tâm của toàn khu, được bố trí bám theo trục đường vào UBND xã Nghi Kim nhằm tạo được điểm nhìn tốt, cũng như thuận tiện trong giao dịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân sống nơi đây.
Sân chơi TDTT, nhà trẻ, công viên cây xanh: được bố trí ở trung tâm khu quy hoạch và một vài điểm nghỉ để trồng công viên cây xanh, tạo môi trường khí hậu tốt cho khu quy hoạch.
Khu vực công trình nhà ở:
- Nhà ở chung cư 5 tầng số lượng: 2 nhà xây dựng căn hộ có diện tích sàn từ 50-100m2/hộ. Tổng căn hộ khoảng 80 hộ.
- Nhà ở xã hội 5 tầng, căn hộ có diện tích sàn từ 35-60m2/hộ. Tổng số căn hộ khoảng 50 hộ. Nhà ở xã hội bố trí cạnh nhà chung cư cao tầng tạo nên cụm công trình đồng nhất đồng thời góp phần làm hài hòa cho toàn khu cũng như giải quyết vấn đề ở cho người dân.
- Nhà ở biệt thự loại A, có diện tích đất từ 750-800m2/hộ, mật độ xây dựng 20-30% tầng cao trung bình 2 tầng, chỉ tiêu đất ở 35m2/người.
- Nhà ở biệt thự loại B, có diện tích đất từ 300-400m2/hộ, mật độ xây dựng 35-40%, tầng cao trung bình 2.5, chỉ tiêu đất ở 25m2/người.
- Nhà phố liền kề, có diện tích đất từ 145-200m2/hộ, mật độ xây dựng 60-70% tầng cao trung bình 3.0 tầng, chỉ tiêu đất ở 20m2/người.
Bảng 1.2: Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất
STT
Ký hiệu
Thành phần đất
Diện tích (m2)
Tỷ lệ (%)
Tầng cao
1
CC
Chung cư 5 tầng
5.061,97
8,01
5
2
OXH
Nhà ở xã hội
2.525,25
3,99
5
3
LK
Khu nhà liền kề
13.649,13
21,06
3
4
BTA
Khu biệt thự loại A
3.176
5,02
2
5
BTB
Khu biệt thự loại B
10.760,64
17,02
2,5
6
TM
Dịch vụ thương mại
3.223,99
5,10
2
7
NT
Khu nhà trẻ - mẫu giáo
2.503,18
3,96
1
8
TDTT-CX
Khu TDTT - Cây xanh
6.723,84
10,64
9
Giao thông & đất khác
15.566,00
24,66
Tổng cộng
63.190,00
100,00
1.4.3.3. Tổ chức không gian quy hoạch - kiến trúc
* Tổng diện tích khu đất : SKĐ= 63.190 m2.
* Diện tích đất xây dựng : SXĐ= 16.620 m2.
Mật độ xây dựng : SXĐ /SKĐ= 26,30%.
Khu chung cư 5 tầng: 5.061,97 m2
Bố trí quỹ đất dành cho xây dựng chung cư 5 tầng ở trục trung tâm của khu quy hoạch tạo mối quan hệ dạng gắn kết cung như tiếp cận dễ dàng thuận tiện, tầng đế sử dụng một phần làm nhà xe và quản lý... mật độ xây dựng 28%.
- Số lượng nhà : 2
- Tổng diện tích xây dựng : 1.400 m2
- Tổng diện tích sàn : 6.500 m2
Khu nhà ở xã hội: 2.525,25 m2
Bố trí nhà ở xã hội cạnh khu chung cư tạo nên sự thống nhất về hình dáng và đồng nhất trong quy hoạch, tầng 1 sử dụng một phần làm nhà xe và quản lý một phần bố trí các hộ, mật độ xây dựng 28%
- Số lượng nhà : 1
- Tổng diện tích xây dựng : 700 m2
- Tổng diện tích sàn : 3.200 m2
Khu nhà phố liền kề: 1.364 913 m2
Có diện tích bình quân từ 148-200 m2/hộ (8x18.5m, 8x22m, 9.5x22m). Bố trí chủ yếu thành dãy phố liên tục dọc theo các đường quy hoạch. Dãy phố có chiều cao trung bình là 03 tầng (01 trệt và 02 lầu)
- Số lượng nhà : 79 nhà
- Diện tích xây dựng m2/1 công trình : 90-120 m2
- Diện tích xây dựng : 79.000 m2
- Tổng diện tích sàn : 237.000 m2
Khu nhà biệt thự vườn loại A: 3.176 m2
Đây là điểm riêng đặc biệt của khu quy hoạch, các lô đất rộng lý tưởng cho việc xây dựng các công trình biệt thự sinh thái thân thiện với môi trường. Tránh được hiện tượng nhập hợp các lô nhỏ thành lô to ở các khu tạo nên mất cân đối và ảnh hưởng mỹ quan chung, diện tích bình quân từ 750-800 m2/hộ. Tầng cao trung bình là 2 tầng.
- Số lượng nhà : 4 nhà
- Diện tích xây dựng m2/1 công trình : 250 m2
- Diện tích xây dựng : 800 m2
- Tổng diện tích sàn : 1.600 m2
Khu nhà biệt thự vườn loại B: 10.760,64 m2
Diện tích bình quân từ 260-380 m2/hộ. Tầng cao trung bình là 2,5 tầng.
- Số lượng nhà : 33 nhà
- Diện tích xây dựng m2/1 công trình : 120 m2
- Diện tích xây dựng : 3.960 m2
- Tổng diện tích sàn : 7.920 m2
Khu dịch vụ thương mại: 3.223,99 m2
- Tầng cao trung bình : 2 tầng
- Số lượng nhà : 1 nhà
- Diện tích xây dựng m2/1 công trình : 1.200 m2
- Diện tích xây dựng : 1.200 m2
- Tổng diện tích sàn : 2.400 m2
Nhà trẻ - mẫu giáo: 2.530,18 m2
- Tầng cao trung bình : 1 tầng
- Số lượng nhà : 1 nhà
- Diện tích xây dựng m2/1 công trình : 600 m2
- Diện tích xây dựng : 600 m2
- Tổng diện tích sàn : 600 m2
1.4.3.4.Giải pháp thiết kế hạ tầng , kết cấu và kiến trúc
San nền
Hiện tại khu đất có địa hình tự nhiên tương đối bằng phẳng, chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp.
- Cao nhất: 4,7 m.
- Thấp nhất: 4,15 m.
- Cao độ cao bình quân: 4,4 m.
Nguyên tắc thiết kế:
Cao độ san nền dựa vào trục đường Đặng Thai Mai, hướng dốc thoát nước chung của khu vực. Do vậy ta có cao độ nền: cốt cao nhất lấy theo cốt đường Đặng Thai Mai. Độ dốc san nền i= 0.2%.
Giải pháp kết cấu
Phần móng
Căn cứ tính chất, qui mô điều kiện địa chất công trình, giải pháp móng cho công trình cụ thể như sau:
Sử dụng giải pháp móng cọc khoan nhồi đường kính 120cm (CN120): sức chịu tải khoảng 550-600 tấn và cọc khoan nhồi đường kính 100cm (CN100): sức chịu tải 400-450 tấn. Mũi cọc được cắm vào lớp cuội sỏi trạng thái chặt một đoạn có chiều sâu không nhỏ hơn 2m.
Dầm móng có kích thước 500x1200, 400x800,...
Phần thân
Căn cứ vào tính chất sử dụng, qui mô và tải trọng của công trình, phương án kết cấu phần thân là hệ kết cấu lõi cứng chịu lực bao gồm vách cứng kết hợp cột, dầm và sàn BTCT.
Trong hệ kết cấu này, vách cứng đóng vai trò cùng chịu phần lớn tải trọng ngang (động đất và gió). Hệ cột chủ yếu chịu tải trọng đứng.
Các kích thước cấu kiện cơ bản như sau:
Hệ sàn caro có chiều dày sàn là 102, 140, 150 ...
Hệ sàn thường có chiều dày 100, 120, 140 ...
Hệ cột BTCT: cột giữa tiết diện 900x900, 800x800, cột biên tiết diện 400x600 và 700x700...
Dầm có tiết diện 350x350, 250x550, 220x400...
Hệ thống giao thông
Giao thông đối ngoại
Trục giao thông đối ngoại chính tại khu vực quy hoạch là đường Đặng Thai Mai QH 52m hiện tại là 30m, đường đi UBND xã Nghi Kim và các tuyến đường QH khác nối liền với các vùng lân cận. Đặng Thai Mai là một định hướng chiến lược rất quan trọng nối liền đường tránh QL1 Vinh tới Thị xã Cửa Lò. Đường đi UBND xã Nghi Kim là tuyến đường huyết mạch liên xã mặc dù hiện tại còn rất nhỏ song định hướng tương lai thì đây là tuyến đường rất quan trọng và sẽ phải mở rộng.
Giao thông đối nội
Được hình thành phù hợp với định hướng quy hoạch chi tiết của khu ở, lộ giới 12m và 15m. Kết cấu đường là đường nhựa hiện đại. Các trục đường nội bộ được nối liên hoàn với nhau trong khu quy hoạch, đảm nhận tốt chức năng giao thông bên trong và đáp ứng được yêu cầu giao thông trong những tình huống khẩn cấp khi có sự cố (Cứu thương, cứu nạn, chữa cháy... )
Bảng 1.3: Tổng hợp các tuyến đường trong khu quy hoạch
STT
Tên đường
Ký hiệu mặt cắt
CGXD (m)
Lòng đường (m)
Vỉa hè (m)
1
Đường quy hoạch
Mặt cắt 1-1
30
15
2x7.5
2
Đường quy hoạch
Mặt cắt 2-2
15
9
2x3
3
Đường quy hoạch
Mặt cắt 3-3
12
6
2x3
4
Đường quy hoạch
Mặt cắt 4-4
11.5
6
2x2.8
Hệ thống cấp nước và thoát nước
Hệ thống cấp nước
- Nguồn nước:
Nguồn nước cấp cho khu quy hoạch được lấy từ nguồn nước sạch của nhà máy nước thành phố tại điểm đấu nối trên đường Đặng Thai Mai phía gần đường quy hoạch rộng 16m. Trong khu quy hoạch chỉ thiết kế mạng cấp nước sinh hoạt và cứu hỏa đến các phân khu chức năng và các công trình.
- Tính toán công suất:
Bảng 1.4: Tính toán công suất nước sinh hoạt
TT
Quy mô dân số
Số người
T/C cấp nước
l/người.ngđ
Công suất
m3/ngđ
1
Dân số của nhà chia lô, biệt thự, nhà ở chung cư và các công trình công cộng khác
1200
120
144
Công suất nước sinh hoạt
144
Bảng 1.5: Tính toán công suất nước chữa cháy
TT
Tên công trình
Cột nước chữa cháy
T/C cấp nước
l/giây
Công suất
m3
1
Nhà ở chung cư tính cho 30 phút dập tắt một đám cháy
2
5
36
Công suất nước chữa cháy
36
- Vạch tuyến mạng lưới đường ống:
Dựa vào mặt bằng tổng thể quy hoạch, lưu lượng tính cho từng khu vạch tuyến đường ống như sau:
Mạng lưới cấp nước trong Quy hoạch được bố trí theo mạng lưới vòng, đảm bảo an toàn cho cấp nước sinh hoạt và chữa cháy. Tuyến chính sử dụng đường ống bằng thép tráng kẽm D80 - D100, các tuyến nhánh phụ sử dụng đường ống bằng thép tráng kẽm từ D40 đến D60. Các tuyến ống được chôn sâu so với cốt vỉa hè từ 40cm đến 60cm, vị trí ống xem tên mặt cắt kỹ thuật. Hệ thống cấp nước chữa cháy được bố trí chung với hệ thống nước sinh họat, các trụ và họng cứu hỏa D80 được bố trí đều và thuận tiện với khoảng cách từ 140m đến 170m một trụ.
Hệ thống thoát nước
Hướng thoát nước chính từ Tây chảy xuống Đông theo độ dốc địa hình sau đó thoát trực tiếp ra mương tiêu vào các mương nội bộ. Nếu đường quy hoạch thi công hoàn chỉnh thì hệ thống thoát nước được san về cống thoát theo hướng Bắc qua Nam và Tây xuống Đông theo hệ thống thoát nước chung của thành phố.
- Căn cứ vào hiện trạng thoát nước của khu vực, hệ thống thoát nước được thiết kế hoàn toàn mới, các tuyến mương được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy đảm bảo tiêu thoát nước cho cả khu vực.
- Mạng lưới thoát nước theo dạng xương cá, nước mưa chảy vào giếng thu trên đường vào hệ thống cống nhánh, rồi chảy về hệ thống cống chính, sau đó chảy về cống chính nằm trong đất quy hoạch thoát theo cống dọc của đường Đặng Thai Mai. Hệ thống thoát nước thiết kế bằng mương xây gạch chỉ, có nắp đan, được đặt dưới vỉa hè, độ dốc thủy lực 0.05 - 0.1%.
- Tính toán, thiết kế hệ thống thoát nước:
Lưu lượng tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn (tiêu chuẩn thiết kế 20TCN 51-84 Bộ Xây dựng), công thức tính toán như sau:
T = t0 + t1 + t2 (phút) (1)
T: Thời gian mưa tính toán lấy bằng thời gian tụ nước tính từ điểm xa nhất của lưu vực.
t0: Thời gian nước chảy đến rãnh đường lấy t0 = 10 (phút)
t1: Thời gian nước chảy theo rãnh đường đến giếng thu
t1 = 1.25 x L1/60V1 (phút)
L1: Chiều dài rãnh đường (m)
V1: Tốc độ chảy ở cuối rãnh đường (m/s)
1.25: Hệ số thay đổi vận tốc dòng chảy phụ thuộc theo chiều cao lớp nước
t2 = K x L2/60V2 (phút)
L2: Chiều dài mỗi đoạn cống tính toán (m)
V2: Tốc độ chảy ở mỗi đoạn mương (m/s)
K: Hệ số vận tốc phụ thuộc vào độ dốc địa hình
Q = q x ( x F (l/s) (2)
Trong đó:
q: Tra bảng cường độ mưa (l/s ha) được giá trị của q
(: Hệ số mặt phủ (hệ số dòng chảy) lấy theo tính chất mặt phủ trong bước quy hoạch tạm thời lấy = 0,6
F: Diện tích lưu vực (ha)
Chu kỳ vượt qua cường độ tính toán: P = 1 năm.
Hệ thống cấp điện
Phương án cấp điện
Nguồn điện được lấy từ nguồn điện cao thế trên đường quy hoạch rộng 16m và xây dựng mới đường dây men theo khu đất theo đường Đặng Thai Mai đến trạm biến áp.
Cơ sở tính toán thiết kế
Từ đường dây trên không 10KV tại cột trụ trung gian trên đường quy hoạch rộng 16m. Xây dựng mới đường dây trên không 10KV dẫn điện đến trạm biến thế (Đường dây này đi theo mép ranh giới đường Đặng Thai Mai của khu đất quy hoạch)
Trạm biến thế được xây dựng tại các lô đất công cộng. Máy biến thế chọn loại có 1 nấc 10KV
Tiêu chuẩn cấp điện cho khu vực đô thị:
- Cấp điện cho các biệt thự loại A: 5KW/BT
- Cấp điện cho các biệt thự loại B: 4KW/BT
- Cấp điện cho các nhà liền kề: 2KW/hộ
- Cấp điện cho khu chung cư: 30W/m2
- Cấp điện cho khu nhà ở xã hội 20W/m2
- Cấp điện cho khu TT thương mại + nhà trẻ: 25W/m2
- Lấy hệ số đồng thời sử dụng điện giữa các hộ Kđt = 0.7
- Chiếu sáng công cộng lấy 10KW/Km
Phân tích công suất của các trạm biến thế
Phân tích công suất các trạm biến thế chỉ tính cho 37 biệt thự, 80 nhà liền kế và 2 khu chung cư cao cấp và dịch vụ thương mại, khu nhà ở xã hội và nhà trẻ. Đối với khu chung cư khi đầu tư xây dựng phải lắp trạm biến áp riêng.
Tổng số biệt thự loại A là 4 hộ, ta có:
P1 = số BT x 5KW/BT = 4BT x 5KW/BT = 20 KW
Tổng số biệt thự loại B là 34 hộ, ta có:
P2 = số BT x 4KW/BT = 34BT x 4KW/BT = 136 KW
Tổng số hộ liền kế là 80 hộ ta có:
P3 = số hộ x 2KW/nhà = 80 hộ x 2KW/nhà = 160KW
Công suất cần cấp cho chung cư cao cấp:
P4 = Sxd x 30W/m2 x số nhà = 7200m2 x 30W/m2 = 216KW
Công suất cần cấp cho TT thương mại:
P5 = Sxd x 30W/m2 x số nhà = 3600m2 x 20W/m2 = 72KW
Công suất cần cấp cho khu nhà ở xã hội:
P6 = Sxd x 25W/m2 x số nhà = 2000m2 x 25W/m2 = 50KW
Công suất cần cấp cho khu vực nhà trẻ:
P7 = Sxd x 25W/m2 = 420 x 25W/m2 = 10.5KW
Công suất cần cấp cho chiếu sáng công cộng:
P8 = 10KW
Tổng công suất tính toán cần cấp cho khu quy hoạch là:
Ptt = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 + P7 + P8) x Kđt
= 674.5KW x 0.7 = 472.15KW
Công suất điện tính toán toàn khu vực là: Ptt = 472KW
Lấy hệ số cos( của máy biến thế là 0.85, ta có công suất biểu kiến của máy biến thế là:
472KW/0.85 = 555 KVA
Đầu tư xây dựng ba trạm biến áp. Trạm biến áp có công suất là 630KVA-35/0.4KV. Phần cấp điện chi tiết của các trạm xem bản vẽ bản đồ quy hoạch cấp điện.
Lựa chọn kiểu trạm biến áp: là trạm treo, vị trí biến áp được đặt tại góc các khu đất công cộng.
Giải pháp lắp đặt cáp điện hạ thế
Đường dây hạ thế dùng cáp chôn ngầm luồn trong ống nhựa Tiền Phong chôn sâu 0.7mét.
Từ trạm biến thế cáp trục chính dẫn điện đến các tủ lắp công tơ (các tủ lắp công tơ đặt cách hàng rào các hộ gia đình 0.6 mét, không nằm trên cổng ra vào của các hộ gia đình). Đường cáp ngầm hạ thế đặt cách chỉ giới xây dựng 0.5m.
Hệ thống thông tin liên lạc
- Phát triển mạng cáp quang và thu phát truyền thanh truyền hình khép kín và khai thác các dịch vụ truyền hình.
- Phát triển dịch vụ điện thoại, báo chí mạng Internet phủ sóng trên toàn khu.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ thống phòng cháy chữa cháy được bố trí phù hợp trong khu dân cư và trong các khu vực công trình công cộng. Quy mô, thiết bị được bố trí đáp ứng các quy định của Nhà nước về an toàn phòng cháy, chống cháy nổ. Các họng cứu hỏa được bố trí trực tiếp lấy nước từ hệ thống đường ống cấp nước, đáp ứng yêu cầu dập tắt khi có đám cháy xảy ra.
1.4.4. Tổng mức chi phí đẩu tư xây dựng
Tổng mức đầu tư toàn bộ khu quy hoạch (A + B + C) là: 160.478.000.000đ
Trong đó:
A (Chi phí xây dựng công trình kiến trúc): 139.860.000.000đ
B (Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng): 2.318.976.000đ
C (Chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm: đường giao thông, cấp điện, thoát nước, cấp nước) ước tính: 18.300.000.000đ
1.4.5. Tiến độ thực hiện
Bảng 1.6: Tiến độ thực hiện dự án
Néi dung thùc hiÖn
Năm 2008
N¨m 2009
N¨m 2010
Năm 2011
Năm 2012
N¨m 2013
- Nghiên cứu thị trường; xem xét chủ trương đầu tư; làm các thủ tục về quyền sử dụng đất;
- Thiết kế cơ sở, lập dự án đầu tư;
- Thiết kế kỹ thuật thi công; thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán; lựa chọn nhà thi công, giám sát;
- Thi công cọc;
- Thi công móng và tầng hầm;
- Xây dựng thô.
- Thi công hoàn thiện; chuẩn bị đưa công trình vào vận hành thử;
- Vận hành thử; thanh toán vốn với các nhà thầu và đưa công trình vào sử dụng.
CHƯƠNG 2:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
Địa hình, địa mạo
- Đây là khu vực với hiện trạng chủ yếu là đất nông nghiệp và một phần là đất bỏ hoang do kém năng suất.
- Khu đất quy hoạch có độ cao địa hình tương đối bằng phẳng biến thiên từ 4,20 đến 4,60m, trung bình khoảng 4,40.
Địa chất công trình
Theo khảo sát thăm dò địa chất cho thấy nền đất ở đây ổn định về chiều sâu và chiều ngang, cấu tạo địa chất gồm nhiều lớp đất sét pha cát màu vàng, nâu, xám đen ở trạng thái nhão, chặt, vừa. Sức chịu tải trung bình của nền đất R = 1,0 -1,5kg/cm2 phù hợp với việc lu nền có hệ số K = 0,9 - 0,95.
Từ mặt đất trở xuống độ sâu 10 m được chia thành 3 lớp đất với đặc tính sau:
+ Lớp 1: Đất sét màu vàng đến xám tro nhạt, đất ẩm kết cấu mềm rời. Chiều dày trung bình 3,5 – 4,0m.
+ Lớp 2: Đất á sét pha cát màu vàng nâu, xám tro, có lẫn chất dính và tạp chất hữu cơ, hàm lượng hạt cát chiếm đa số, đất ẩm bão hoà nước, kết cấu mềm rời. Chiều dày trung bình 5,5 m.
+ Lớp 3: Đất sét màu xám đen, xám tro có lẫn chất hữu cơ đã phân giải, trạng thái chảy, kết cấu kém chặt.
Lớp 1 và 3 có tính năng xây dựng tốt, lớp 2 đất á sét có tính năng xây dựng kém hơn, ổn định chậm, các lớp đất có thành phần cát nhiều dễ xảy ra hiện tượng cát chảy nên khi xây dựng các công trình, nhất là công trình ngầm phải có biện pháp thi công phù hợp. (Nguồn: Công ty tư vấn thiết kế xây dựng thủy lợi Nghệ An)
2.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn
Điều kiện khí tượng
Khí hậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 240C
- Nhiệt độ cao tuyệt đối: 42,10C
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 40C
- Độ ẩm trung bình năm: 85-90%
- Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Keal/ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm là 2000 mm.
Gió có hai mùa gió đặc trưng:
+ Gió Tây Nam - gió khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9
+ Gió Đông Bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Điều kiện thủy văn
Trong khu vực dự án không có sông suối chảy qua, nguồn nước ngầm ở độ sâu 2,0 m và ổn định ở độ sâu 15 - 20 m. Nước ngầm mạch sâu chất lượng và trữ lượng rất tốt và dồi dào, có thể sử dụng nước ngầm để cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của khu dân cư.
Ngoài ra, khu vực có 01 mương thuỷ lợi và 01 mương thoát nước mặt, nước thải chảy từ phía Đông về phía Tây dọc theo đường Đặng Thai Mai.
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
2.1.3.1. Môi trường không khí
Nhìn chung, môi trường không khí tại thành phố Vinh và khu vực thực hiện dự án là trong lành (bụi, khí thải, tiếng ồn không lớn).
Nguồn phát sinh yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực chủ yếu là do các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường Đặng Thai Mai, đường đi UBND xã Nghi Kim và các tuyến đường QH khác nối liền với các vùng lân cận, khu vực thực hiện dự án lại có nhiều lớp cây cách ly, vì vậy môi trường ít bị ảnh hưởng.
Bảng 2.1: Chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án
TT
Thông số
Đơn vị đo
Kết quả
TCVN
5937- 2005
(TB 1 giờ)
K1
K2
K3
1
Nhiệt độ
0C
24,7
25,9
24,2
-
2
Độ ẩm
%
85,2
84,8
85,5
-
3
Bụi lơ lửng
mg/m3
0,12
0,15
0,18
0,3
4
NO2
mg/m3
0,05
0,09
0,07
0,2
5
CO
mg/m3
2,842
3,649
2,691
30
6
SO2
mg/m3
0,15
0,18
0,19
0,35
7
Tiếng ồn
dBA
64,1
62,4
65,7
75
(TCVN 5949-1998)
(Nguồn: Trung tâm Kiểm định an toàn thực phẩm - MT, Trường Đại học Vinh tháng 03/2009).
Ghi chú:
+ K1: Mẫu không khí trong khu vực thực hiện Dự án
+ K2: Mẫu không khí lấy ngoài khu vực thực hiện dự án, tại nhà ông Hải thuộc khu dân cư xóm 3, xã Nghi Kim.
+ K3: Mẫu không khí lấy ngoài khu vực thực hiện dự án,tại nhà bà Thanh thuộc khu dân cư xóm 12, xã Nghi Kim.
Nhận xét: Qua kết quả đo đạc và phân tích cho thấy nồng độ bụi, các loại khí nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh TCVN 5937: 2005 và tiếng ồn đều thấp hơn TCVN 5949:1998.
2.1.3.2. Môi trường nước
A. Nước mặt:
- Tại khu vực thực hiện dự án, nguồn nước mặt chủ yếu là nước trồng lúa và ao với diện tích vừa và nhỏ.
- Ao hồ tại đây không sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản.
- Khu đất cách vùng trồng rau hơn 500m.
Bảng 2.2: Kết quả phân tích mẫu nước mặt
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị đo
Kết quả
QCVN 08:2008/BTNMT
M1
B1
1
Độ đục
NTU
4
-
2
pH
Thang pH
6,97
5,5 ( 9
3
TSS
mg/l
6
50
4
DO
mg/l
5,01
( 4
5
Độ cứng
mg/l
43
-
6
BOD5
mg/l
13
( 15
7
COD
mg/l
24
( 30
8
NO2- (tính theo N)
mg/l
0,017
0,04
9
NO3- (tính theo N)
mg/l
1,1
10
10
Cl-
mg/l
93
600
11
Coliform
MPN/100ml
105
7500
12
Fe
mg/l
0,32
1,5
13
Tổng P
mg/l
0,08
0,3
14
SO42-
mg/l
36
-
(Nguồn: Trung tâm Kiểm định an toàn thực phẩm - MT, Trường Đại học Vinh tháng 03/2009).
Ghi chú:
+ M1: Mẫu nước mặt khu vực thực hiện dự án (nước ao khu vực dự án).
Nhận xét:
Giá trị tất cả các chỉ tiêu phân tích đều đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1).
B. Nước dưới đất
Bảng 2.3 : Kết quả phân tích mẫu nước dưới đất khu vực
Số TT
Thông số phân tích
Đơn vị đo
Kết quả đo
QCVN
09:2008/BTNMT
N1
N2
1
Nhiệt độ
0C
23,9
23,5
-
2
pH
thang pH
6,54
6,96
5,5 ( 8,5
3
TDS
mg/l
187
192
1500
4
COD (KMnO4)
mg/l
2,3
2,7
4
5
NO2- (tính theo N)
mg/l
0,009
0,014
1,0
6
NO3- (tính theo N)
mg/l
2,8
3,5
15
7
NH3
mg/l
0,77
0,98
-
8
SO42-
mg/l
5,2
4,7
400
9
Cl-
mg/l
91
109
250
10
Fe
mg/l
0,7
0,58
5
11
Cu
mg/l
0,12
0,9
1,0
12
Mn
mg/l
0,18
0,23
0,5
13
Zn
mg/l
0,16
0,27
3,0
14
Coliform
MPN/100ml
0
0
3
(Nguồn: Trung tâm Kiểm định an toàn thực phẩm - MT, Trường Đại học Vinh tháng 03/2009).
Ghi chú:
Vị trí điểm lấy mẫu:
+ N1: Mẫu nước giếng khoan lấy ngoài khu vực thực hiện dự án, tại nhà ông Hải thuộc khu dân cư xóm 3, xã Nghi Kim.
+ N2: Mẫu nước giếng khoan lấy ngoài khu vực thực hiện dự án, tại nhà ông Hùng thuộc khu dân cư xóm 12, xã Nghi Kim.
Nhận xét: Giá trị tất cả các chỉ tiêu phân tích đều đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước dưới đất QCVN 09:2008/BTNMT.
2.1.3.3. Hiện trạng môi trường đất
Vị trí xây dựng khu nhà ở thương mại Bắc Vinh thuộc xã Nghi Kim phần lớn là đất nông nghiệp trồng lúa và hoa màu như lạc, rau muống, bắp cải, rau bầu...
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu môi trường đất khu vực dự án
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
P.pháp phân tích
Đ1
Đ2
1
Thành phần cơ giới của đất:
- Cấp hạt: 2 ( 0,2 mm
- Cấp hạt: 0,2 ( 0,02 mm
- Cấp hạt: ( 0,002 mm
%
%
%
53,0
29,1
9,3
52,0
30,1
9,7
TCVN 5257 – 90
2
Hàm lượng K2O tổng số
%
0,014
0,006
TCVN 4053 – 85
3
Hàm lượng CaO
g/kg đất khô
22,9
25,5
TCVN 4053 – 85
4
Hàm lượng Al2O3
g/kg đất khô
150
155
AEA
5
Mùn
%
1,25
1,49
Tiurin
(Nguồn: Trung tâm Kiểm định an toàn thực phẩm - MT, Trường Đại học Vinh tháng 03/2009)
Ghi chú: Vị trí lấy mẫu
- Đ1: Mẫu đất được lấy trong khu vực thực hiện dự án.
- Đ2: Mẫu đất được lấy ngoài khu vực thực hiện dự án, nằm về phía Đông cách khu vực thực hiện dự án khoảng 100 m, thuộc khu dân cư xóm 12 xã Nghi Kim.
Tại khu vực dự án và xung quanh là đất cát bạc màu, về mặt kết cấu, đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ xốp kém, cấu trúc rời rạc, hàm lượng dinh dưỡng nghèo.
Môi trường đất khu vực dự án nhìn chung chưa có dấu hiệu ô nhiễm các yếu tố hoá học vì vùng đất chỉ đơn thuần nông nghiệp lúa nước và hoa màu.
Như vậy, hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, nên chủ đầu tư và đơn vị thi công trong quá trình triển khai, thực hiện dự án phải tuân thủ các biện pháp bảo vệ nhằm giữ gìn môi trường nền của khu vực.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1. Điều kiện về kinh tế
Phát huy lợi thế của xã nằm phụ cận thành phố Vinh, những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, cùng chủ trương sát thực của Đảng ủy, chính quyền địa phương, Nghi Kim đã có bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ tiêu phát triển kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực tạo nên những chuyển biến tích cực. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, bộ mặt vùng quê thay đổi nhanh chóng, nhất là những tín hiệu vui trong khai thác tiềm năng và thu hút đầu tư.
Năm 2008, tổng giá trị sản xuất ở Nghi Kim đạt 126 tỷ đồng (tăng 12 tỷ đồng so với năm 2007), tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15%. Đây là những con số khá ấn tượng mà Nghi Kim phấn đấu đạt được trong phát triển kinh tế, tạo bước đột phá quan trọng để xã sớm hoàn thành các mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra.
Trong năm, xã đã xây dựng, triển khai kịp thời các đề án về huy động nội lực và các nguồn lực để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện tốt các chế độ ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất, xây dựng các công trình trọng điểm, kết cấu cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Bên cạnh đó, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể phát huy phong trào thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hoá - xã hội. Nhờ vậy, giá trị sản xuất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế tăng trưởng mạnh. Trong đó, giá trị sản xuất của ngành Nông - Lâm - Ngư đạt 28,8 tỷ đồng, tăng 1,8 tỷ đồng so với năm 2007; ngành Công nghiệp - Xây dựng đạt 36 tỷ, tăng 1 tỷ đồng; Dịch vụ - Thương mại đạt 61,2 tỷ đồng, tăng 5,2 tỷ đồng.
Đáng ghi nhận nhất trong phát triển kinh tế năm 2008 là xã đã thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bằng những chính sách phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, UBND xã đã chỉ đạo thực hiện tốt mục tiêu tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đến cuối năm 2008, sản xuất công nghiệp chiếm tới 28,5% (tăng 8,5%), dịch vụ - thương mại chiếm 48,5% (tăng 0,5%).
Công tác khuyến nông cũng được triển khai thực hiện có hiệu quả trên địa bàn. Trong năm, Ban khuyến công xã tổ chức tập huấn cho nông dân triển khai các đề án áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 1.808,6 tấn, tổng đàn trâu bò 993 con, đàn lợn 5.830 con, tổng đàn gia cầm tăng lên 19%, đây thực sự là một tín hiệu vui góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Nghi Kim.
Điểm nổi bật là cấp ủy Đảng, chính quyền xã Nghi Kim đã xác định đúng trọng tâm phát triển kinh tế mũi nhọn của địa phương, đặc biệt là đẩy mạnh tốc độ phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ - thương mại. Các lĩnh vực này đã và đang phát triển mạnh mẽ, đa dạng, tạo nguồn thu chủ yếu, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
2.2.2. Điều kiện về xã hội
Song song với phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội Nghi Kim cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào khuyến học phát triển mạnh mẽ, từ các tổ chức đến dòng họ, làng, xóm đều hăng hái thi đua tạo nên một phong trào học tập tích cực. Nhờ vậy, đã động viên, khích lệ các em học sinh phấn đấu học tập ngày càng tốt hơn. Chất lượng giáo dục đào tạo đặc biệt được quan tâm, số giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi các cấp, học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng. Riêng năm 2008, toàn xã có 81 em học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng và 71 gia đình hiếu học xuất sắc. Mạng lưới y tế được tăng cường và đẩy mạnh. Công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được quan tâm có chất lượng.
Bên cạnh đó, xã đặc biệt quan tâm đến công tác xuất khẩu lao động. Năm 2008, toàn xã có 30 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tổng dư nợ vay vốn ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lao động và sinh viên là 1,3 tỷ đồng cho 238 người vay, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) giảm xuống còn 5,6%.
Công tác chính sách xã hội được thực hiện đảm bảo. Năm 2008, xã thu quỹ đền ơn đáp nghĩa được gần 20 triệu đồng, đầu tư cho việc sửa chữa đài tưởng niệm, xây dựng nhà tình nghĩa, cấp sổ tiết kiệm cho đối tượng chính sách… trên địa bàn với tổng số tiền hơn 40 triệu đồng.
Với mục tiêu gắn phát triển kinh tế với đời sống văn hóa – xã hội, cấp ủy Đảng, chính quyền phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn có nhiều chủ trương tích cực trong hoạt động văn hóa – xã hội. Trong năm, xã đã triển khai tốt hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, tổ chức thành công các giải bóng đá, bóng chuyền mừng Đảng mừng Xuân, hoạt động hè cho thanh thiếu niên. Đồng thời, chỉ đạo các xóm xây dựng hương ước, quy ước xóm, triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Đến nay, 100% xóm có nhà văn hóa; xây dựng 10 đơn vị đạt tiêu chuẩn làng văn hóa cấp huyện, tỉnh; xét công nhận 1.993 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (tăng 3% so với kế hoạch). Tổ chức cho 570 lượt người tham gia các lớp xóa đói giảm nghèo và móc sợi xuất khẩu; 6 lớp học tiếp thu kỹ thuật trồng cây dưa hấu, chăn nuôi và phòng trừ sâu bệnh cho bà con nông dân.
CHƯƠNG 3:
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Với bất kỳ một dự án đầu tư xây dựng khu đô thị nào, việc giải phóng mặt bằng, xây dựng và vận hành công trình sẽ có những tác động tiêu cực và tích cực tới môi trường xung quanh khu vực tiếp nhận dự án. Chính vì vậy, công tác đánh giá tác động môi trường là rất cần thiết. Đó là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của khu vực, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và bảo vệ môi trường.
3.1. Đánh giá tác động
3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Giai đoạn giải phóng mặt bằng
Hiện trạng khu vực dự án chủ yếu là đất ruộng, đất vườn, mương tưới tiêu. Nguồn phát sinh ô nhiễm môi trường trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ các hoạt động sau:
- Giải phóng mặt bằng chuẩn bị xây dựng;
- Vận chuyển bùn đất, chất thải phá dỡ các công trình;
Giai đoạn thi công
Trong quá trình thực hiện dự án, việc giải toả, phá dỡ, san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống hạ tầng và công trình kiến trúc mới... sẽ dẫn đến ảnh hưởng tới môi trường. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn này bao gồm:
- Ô nhiễm do bụi đất, đá gây tác động trực tiếp đến người công nhân thi công công trình và cộng đồng dân cư và các công trình hiện có ở xung quanh dự án.
- Ô nhiễm khói thải từ các phương tiện vận tải và thi công. Nguồn ô nhiễm này ảnh hưởng không lớn do môi trường thoáng, rộng.
- Ô nhiễm tiếng ồn do các phương tiện vận tải và máy móc thi công gây ra.
- Ô nhiễm nước thải sinh hoạt của công nhân trực tiếp thi công, từ các khu tập kết vật liệu.
- Chất thải rắn như đất cát, cốp pha, sắt thép vụn trong quá trình thi công xây dựng, chất thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân thi công.
Bảng 3.1: Nguồn tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng
TT
Các loại
chất thải
Nguồn gây ô nhiễm
Thành phần của các chất
gây ô nhiễm
1
Nước thải
- Nước thải sản xuất: Nước thải do vệ sinh dụng cụ xây dựng…
- Nước thải sinh hoạt và các hoạt động khác
- Chứa nhiều hàm lượng cặn lơ lửng cao, dầu mỡ công nghiệp.…
- Chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ, cặn lơ lửng, dầu mỡ, vi khuẩn
2
Khí thải
- Hoạt động của xe chở nguyên vật liệu xây dựng
- Tạo ra khí thải COx, NOx, SOx, CnHm, bụi, tiếng ồn
3
Chất thải rắn
- Chất thải rắn từ quá trình xây dựng.
- Chất thải rắn sinh hoạt
- Bao bì các loại, giấy loại, túi ni lông, hồ vữa, cây que các loại, …
- Thực phẩm dư thừa, giấy loại, bao bì…
Giai đoạn vận hành dự án
Trong giai đoạn này, nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường chủ yếu sẽ bắt nguồn từ các hoạt động sau:
- Dòng giao thông hoạt động trong khu vực dự án;
- Rác thải, nước thải phát sinh từ sinh hoạt của nhân dân;
- Phát triển dân số: tác động đến môi trường nước do chất thải sinh hoạt của cư dân đô thị.
Dân số tăng lên kéo theo sự tăng mạnh về nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu (điện, than, xăng dầu....) làm gia tăng tải lượng các chất ô nhiễm vào khí quyển và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí đô thị.
Trong các hoạt động sinh hoạt, quá trình đốt cháy nhiên liệu hoá thạch (đun nấu) là quá trình phát thải nhiều tác nhân gây ô nhiễm với tải lượng tuỳ theo khối lượng, chủng loại nhiên liệu sử dụng. Nhưng chỉ có khả năng gây ô nhiễm không khí cục bộ trong từng phòng hoặc từng hộ gia đình của các khu dân cư, ít ảnh hưởng đến môi trường chung.
Sự gia tăng dân số đô thị cũng kéo theo sự gia tăng cường độ tiếng ồn sinh hoạt trong khu vực dân cư, khu vực thương mại, khu vui chơi...
- Hoạt động giao thông trong khu nhà ở thương mại Bắc Vinh sau khi dự án hoàn thành cũng là một nguồn gây ô nhiễm về không khí và tiếng ồn cho khu vực.
- Việc hoàn thiện các tuyến đường cống thoát nước sẽ có những tác động nhất định đến môi trường nước của khu vực dự án. Vì vậy trong khi xây dựng cụ thể, cần phải tính toán đến việc ảnh hưởng dòng chảy của các tuyến này và có biện pháp xử lý thích hợp.
Bảng 3.2: Nguồn tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành
TT
Các loại
chất thải
Nguồn gây ô nhiễm
Thành phần của các chất
gây ô nhiễm
1
Nước thải
- Nước thải sản xuất: Nước thải do vệ sinh nhà, giặt là, tắm rửa.
- Nước thải sinh hoạt và các hoạt động khác
- Chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ, cặn lơ lửng, dầu mỡ, vi khuẩn
2
Khí thải
- Từ các căn hộ, xe ra vào văn phòng …
- Tạo ra khí thải COx, NOx, SOx, mùi, bui, tiếng ồn
3
Chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt
- Bao bì các loại, giấy loại, túi ni lông, các phần dư thừa của thực phẩm …
3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Đó là các tác động kinh tế - xã hội sẽ nảy sinh trong công tác đền bù đất canh tác và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề.
- Làm các thủ tục để được giao đất, đo đạc khu đất, cắm mốc giới.
- Sự nhập cư số lượng lớn công nhân xây dựng.
- Khả năng sụt lún đất trong quá trình thi công và xây lắp hoặc làm thay đổi mực nước ngầm trong khu vực dự án.
- Tiếng ồn sinh ra do hoạt động căn hộ, văn phòng cho thuê, tivi, catset, xe cộ ra vào.
- Tai nạn lao động có thể xảy ra với công nhân trong quá trình xây dựng.
- Khả năng gây chấn động làm rạn nứt các công trình hoặc nhà dân kề bên khu vực dự án.
- Làm biến đổi hệ sinh thái khu vực.
3.1.3. Đối tượng bị tác động
3.1.3.1. Trong giai đoạn thi công công trình
Khu vực thực hiện dự án cách khu dân cư khoảng 30m và cách cây xăng, đơn vị bộ đội, khu chế biến thực phẩm khoảng 150m, cho nên khi thi công công trình đều có những ảnh hưởng nhất định đến khu dân cư và các công trình này.
- Môi trường không khí: Tác động đến môi trường chủ yếu trong quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng dự án. Tuy nhiên, ô nhiễm không khí ở giai đoạn này chỉ mang tính tạm thời trong thời gian thi công công trình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTM Khu nhà ở thương mại Bắc Vinh tại xã Nghi Kim - TP Vinh - Nghệ An.doc