ĐTM Phương Pháp Ma Trận

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 Phần 1 : Giới thiệu tổng quát I/ Giới thiệu về ĐTM 4 1/ Sự ra đời và phát triển của ĐTM . 4 2/ Nguyên tắc tổng quát trong quy trình làm ĐTM . 6 3/ Một số định nghĩa về ĐTM 9 II/ Đánh giá môi trường bằng phương pháp ma trận 12 Phần 2 : Dự án ĐTM trong nhà máy dệ nhuộm tại công ty TNHH Panko Bình Dương I/ Công nghiệp dệt nhuộm 16 1/ Xuất xứ của dự án .16 2/ Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt 16 3/ Đặc điểm của ngành công nghiệp dệt nhuộm 16 II/ Các tác động từ quá trình triển khai và xây dựng dự án .20 1/ Tác động tới môi trường tự nhiên .20 2/ Tác động tới môi trường kinh tế xã hội 23 3/ Đánh giá những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra . 24 4/ Đánh giá về phương pháp sử dụng . 25 KẾT LUẬN .26 TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12986 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu ĐTM Phương Pháp Ma Trận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG  TIỂU LUẬN: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ RỦI RO MÔI TRƯỜNG ĐỀ BÀI: TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn: THS. ĐINH BÁCH KHOA Nhóm sinh viên thực hiện: Ngô Thị Việt Anh - QLMT K50 Nguyễn Thị Oanh - CNMT K50 Đoàn Bảo Châu - CNMT K50 Phùng Thị Điệp - CNMT K50 Đỗ Công Tùng - CNMT K50 Hµ néi - 10/2008   MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………… 2 Phần 1 : Giới thiệu tổng quát I/ Giới thiệu về ĐTM………………………………………………….. 4 1/ Sự ra đời và phát triển của ĐTM…………………………………... 4 2/ Nguyên tắc tổng quát trong quy trình làm ĐTM…………………... 6 3/ Một số định nghĩa về ĐTM……………………………………….. 9 II/ Đánh giá môi trường bằng phương pháp ma trận…………………..12 Phần 2 : Dự án ĐTM trong nhà máy dệ nhuộm tại công ty TNHH Panko Bình Dương I/ Công nghiệp dệt nhuộm……………………………………………..16 1/ Xuất xứ của dự án………………………………………………….16 2/ Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt……………………….. 16 3/ Đặc điểm của ngành công nghiệp dệt nhuộm…………………….. 16 II/ Các tác động từ quá trình triển khai và xây dựng dự án…………….20 1/ Tác động tới môi trường tự nhiên………………………………….20 2/ Tác động tới môi trường kinh tế xã hội…………………………… 23 3/ Đánh giá những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra……... 24 4/ Đánh giá về phương pháp sử dụng………………………………... 25 KẾT LUẬN…………………………………………………………….26 TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU Trước thế kỷ 20, con người còn chưa để ý đến ảnh hưởng do chính họat động phát triển của xã hội tới môi trường. Ngày nay, với dân số lớn và kỹ thuật cao, ảnh hưởng của con người lên môi trường đã trở nên trầm trọng và lâu dài, tới mức toàn lục địa hay toàn cầu.Mỗi hoạt động của con người đều có tác động tới môi trường xung quanh theo chiều hướng thuận lợi hoặc không thuận lợi làm thay đổi căn bản, sâu sắc và rộng lớn tới các điều kiện thiên nhiên và môi trường. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, cân bằng sinh thái bị đảo lộn, chất lượng môi trường bị suy thoái .Ở những nước đang phát triển và có nhiều dự án lớn thì ảnh hưởng lên môi trường càng mạnh. Rút kinh nghiệm của quá khứ, để giảm bớt sự tàn phá, các nước đều có những luật lệ bảo vệ môi trường. Trước khi thực hiện một dự án lớn, một trong những giai đoạn quan trọng là việc viết một Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) (Environmental Impact Assessment Report) (EIA). Khởi đầu từ nước Mỹ, sau đó hệ thống ĐTM đã được rất nhiều quốc gia ứng dụng. . Trong những năm gần đây, khái niệm đánh giá môi trường chiến lược, đặt trong việc xem xét ĐTM ở những bước đầu của việc thiết lập chính sách, trở nên phổ biến và thực tế. Ở Việt Nam, từ đầu những năm 1983, chương trình về tài nguyên thiên nhiên đã bắt đầu nghiên cứu về ĐTM. Năm 1985, trong quy định về điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, Hội đồng bộ trưởng nước CHXHCNVN đã quy định rằng trong xét duyệt luận chứng kinh tế, kỹ thuật của các công trình xây dựng lớn hoặc các chương trình phát triển kinh tế xã hội đều phải tiến hành đánh giá tác động môi trường. Với những việc nêu trên, ĐTM đã thực sự trở thành một yêu cầu quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam với ý nghĩa là một công cụ xử lý một cách tích cực mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Bản tiểu luận dưới đây trình bày sơ lược về lịch sử phát triển ĐTM. Tiếp đó trình bày bảng ĐTM theo phương pháp ma trận thực hiện cho dự án xây dựng nhà máy dệt nhuộm tại công ty TNHH Panko Vina tỉnh Bình Dương. Phần I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT I/ Giới thiệu về ĐTM 1 / Sự ra đời và phát triển của ĐTM Những hoạt động của con người đã gây ra các nguồn ô nhiễm không khí chính: giao thông, công nghiệp, hoạt động đô thị, khai thác hầm mỏ và rất nhiều thứ khác. Để có thể kiểm soát những hoạt động này nhằm giảm sự ô nhiễm, rất cần thiết phát triển luật pháp và các quy tắc ban đầu là để cấm các hoạt động với những ảnh hưởng lớn đến môi trường, thứ hai là để đưa ra một dạng dự báo ảnh hưởng một dự án có thể có đối với môi trường, bằng cách so sánh những ảnh hưởng này với những tiêu chuẩn không khí. Đây chính là lý ro đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ra đời. Đó là một quá trình bao gồm định nghĩa, dự đoán, đánh giá và giảm nhẹ những ảnh hưởng sinh hoạt, xã hội và các khía cạnh liên quan của những hoạt động vì mục đích phát triển , từ đó đưa ra quyết định và cam kết. Mục đích của ĐTM là cung cấp cho các nhà ra quyết định những tư liệu khoa học cần thiết về những hậu quả môi trường của quá trình ra quyết định. Trước khi có những khái niệm cụ thể về ĐTM, việc đưa ra quyết định đối với các hoạt đông phát triển thường dựa vào việc phát triển tính khả thi, hợp lý, tối ưu các nhân tố kinh tế, kỹ thuật, các nhân tố về môi trường bị bỏ qua hoặc không chú ý đúng mực do không có các công cụ phát triển thích hợp. Thực tế ở trong quá khứ đã có rất nhiều những dự án lớn gặp phải khó khăn vì không xem xét đầu đủ mối quan hệ với môi trường xung quanh, một số dự án được coi là không bền vững vì làm suy thoái thiên nhiên, một số khác bị đinh chỉ do phát sinh những mặt chi không được dự tính trước. Do đó việc đảm bảo việc bảo vệ môi trường được quan tâm và kết hợp chặt chẽ với quá trình đưa ra quyết định, để lường trước và tránh, giảm thiểu hoặc bù đắp những ảnh hưởng tới môi trường, để bảo vệ sản xuất và sức chứa của hệ sinh thái và những quá trình sinh học, để đẩy mạnh phát triển bền vững và nắm bắt các cơ hội. Đó cũng chính là mục tiêu của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đánh giá tác động môi trường là một công cụ lập kế hoạch, là một quá trình nghiên cứu được thực hiện để dự báo những hậu quả môi trường có thể gây ra từ một dự án phát triển quan trọng được dự kiến thực thi. Lịch sử của ĐTM, xét là một công cụ hợp pháp, bắt đầu vào cuối năm 1969, khi NEPA (Tổ chức hành động vì môi trường quốc gia) có hiệu lực ở Mỹ. Từ đó, trong một quá trình truyền bá không ngừng, rất nhiều quốc gia và khu vực đã công nhận ĐTM như một công cụ quan trọng. Mỹ là nước đầu tiên phát triển một hệ thống đánh giá tác động môi trường. Khi Rachel Carson viết cuốn “Mùa xuân im lặng” xuất bản năm 1962, những nhận thức xã hội về các vấn đề môi trường ở Mỹ đã đạt được một tỷ lệ khá cao và phát triển mạnh vào cuối những năm 1960. Với nền tảng xã hội như vậy, tổ chức hành động vì môi trường quốc gia của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (NEPA) đã được lập ra và lần đầu tiên, việc xem xét đến ĐTM ở những dự án lớn được bắt buộc như một đạo luật. Ảnh hưởng của NEPA trong khái niệm của hệ thống ĐTM được mở rộng và thúc đẩy chính sách ĐTM ở rất nhiều nước châu Âu và chấu Á. Tiếp theo sáng kiến của Mỹ, rất nhiều nước bắt đầu cung cấp hệ thống ĐTM, ví dụ như Australia (1974), Thailand (1975), France (1976), Philippines (1978), Israel (1981) và Pakistan (1983). Nhìn chung, ĐTM có ảnh hưởng hơn khi được thi hành càng sớm càng tốt, ví dụ như ở thời kỳ hình thành dụ án hay các đạo luật. Khi áp dụng, thời kỳ tiến hành ĐTM, phạm vi và những quá trình của nó thay đổi ở từng nước và từng tổ chức, và mỗi hệ thống có những đặc trưng riêng của họ. Hoạt động của Liên hiệp quốc bắt đầu từ năm 1982, với sự thông qua của Hiến chương quốc tế về tự nhiên ở Hội đồng Liên hiệp quốc. Hiến chương chỉ ra rằng đánh giá tác động môi trường cần bảo đảm giảm những ảnh ưởng có hại đến tự nhiên, việc đánh giá tự nhiên cần bao gồm những yếu tố cơ bản của tất cả các kế hoạch và được công bố và thảo luận công khai. Chương trình quốc tế về môi trường (UNEP) đã tuân theo quy định này, thiết lập một hội đồng ĐTM cấp cao và đưa ra những hướng dẫn chung, kiểm tra những tiêu chuẩn và mẫu, và đến năm 1987 đưa ra “ Mục đích và quy tắc của Đánh giá tác động môi trường”. 13 quy tắc này tạo điều kiện giới thiệu hệ thống ĐTM ở những nước thành viên cũng như đẩy mạnh sự phát triển của các thủ tục ĐTM quốc tế trong trường hợp một số nước muốn mở rộng ranh giới ảnh hưởng đến các nước khác. Năm 1987, Hiệp đồng thế giới về môi trường và phát triển đã đưa ra bản báo cáo (thường được biết đến như báo cáo Bruntland). Nó đã nhấn mạnh vai trò của ĐTM trong việc đẩy mạnh phát triển bền vững. Nó cũng chỉ ra: “khi một dự án có ảnh hưởng lến đến môi trường, cần xem xét kỹ lưỡng ý kiến của cộng đồng, và quyết được cần được cồng đồng phê chuẩn, có thể bằng một cuộc trưng cầu ý dân”. Điều luật 17 của Tuyên bố Rio 1992 về môi trường và phát triển là về ĐTM: “Đánh giá tác động môi trường, như một công cụ quốc gia, cần phải đám trách cho những hoạt động có thể có những ảnh hưởng có hại tới môi trường và là một phần của quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. 2/ Nguyên tắc tổng quát trong quy trình làm ĐTM a/Những dự án nào cần có ĐTM? Bất cứ dụ án nào có thể ảnh hưởng vào môi trường đều cần phải có ĐTM. Để cụ thể, luật môi trường mỗi nước thường cho danh sách những loại dự án cần làm ĐTM ( cộng đồng Âu châu có hai danh sách, danh sách I cho các công trình "nguy hiểm" luôn luôn phải làm ĐTM (nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, nhà máy hóa học...), danh sách II cho các loại công trình khác làm hay không tùy trường hợp (quy mô to hay nhỏ, vị trí công trình, ...) . Luật Môi trường Việt Nam 2006 quy định chủ các dự án sau đây phải lập Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường: a) Dự án công trình quan trọng quốc gia; b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ; d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề; đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung; e) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn; g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường. b/ Môi trường là gì? Môi trường không phải chỉ là thiên nhiên, sinh thái, mà còn là môi trường nhân tạo. Tức là ĐTM cũng cần phải đánh giá ảnh hưởng của dự án vào xã hội địa phương (nhà cửa, sinh sống, giải trí, giao thông, tiếng ồn, chất lượng đời sống nói chung của dân chúng), vào kinh tế (công ăn việc làm, thu hoạch của cả vùng), vào các giá trị văn hóa tín ngưỡng, nhất là các di tích lịch sử có thể có. Một ví dụ là việc xây tòa nhà Quốc hội Việt Nam đã phải tạm dừng lại khi đào bới thấy di tích Hoàng thành Thăng Long. c/ ĐTM viết vào lúc nào? Theo luật hầu hết các nước kể cả Việt Nam, chủ nhân dự án phải viết (thường là thuê một công ty chuyên môn viết, trừ những công ty lớn có đủ nhân viên chuyên môn) và trình ĐTM cùng với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Tuy nhiên, với những dự án lớn, các hoạt động đánh giá tác động môi trường phải được bắt đầu ở giai đoạn nghiên cứu tiền-khả thi để sớm nhận ra những tác động quan trọng nhất. Giai đoạn này gọi là Đánh giá Tác động Môi trường Sơ khởi chủ yếu là để nhận biết sớm những vấn đề quan trọng. d/ Ai là người thẩm định ĐTM? Bản ĐTM sẽ được đọc và thẩm định bởi chính quyền. Những dự án có tầm cỡ quốc gia thì sẽ do chính quyền trung ương (ở Việt Nam là bộ Tài nguyên và Môi trường hay bộ nào khác có thẩm quyền về dự án) thẩm định, những dự án có tầm cỡ địa phương thì do chính quyền tỉnh thẩm định. Dân chúng trong vùng bị ảnh hưởng phải có quyền đọc và góp ý về ĐTM. Do đó, cần có một phần trong ĐTM để tóm tắt những luận điểm chính, bằng ngôn ngữ thường ngày, không dùng những ngôn ngữ kỹ thuật hay luật pháp mà chỉ có chuyên viên hay luật sư mới hiểu được. Phần ngôn ngữ thường ngày này là một khoản tối quan trọng của ĐTM Sự tham dự của công chúng trong lộ trình đánh giá tác dụng vào môi trường là một điều tối cần, vì chính họ là một thành phần của môi trường. Ngoài ra nó cũng ngăn ngừa kiểu làm lấy lệ hay tham nhũng trong việc cứu xét ảnh hưởng môi trường của dự án. e/ Cấu trúc ĐTM Tùy luật các nước có những đòi hỏi chi tiết hơi khác nhau về ĐTM nhưng những điểm chính thì không có gì khác biệt và đều có những phần sau đây: (1)   Dự án và những lựa chọn: Mục đích, các chi tiết kỹ thuật cụ thể của công trình (chẳng hạn nếu là nhà máy thì sẽ có những bộ phận gì, dùng vật liệu gì, tiêu bao nhiêu năng lượng, dùng bao nhiêu công nhân, mặt bàn ra sao, ....). Ngoài ra, cần cho biết những lựa chọn khác và so sánh chúng với dự án hiện tại. Chẳng hạn, nếu dự án là xây một cái cầu treo qua sông thì cần phải kể ra đầy đủ những biện pháp khác như xây kiểu cầu khác, hoặc xây ở chỗ khác, hoặc không xây cầu mà dùng phà, v.v. và cho biết tại sao không dùng những biện pháp đó. "Không làm gì" cũng là một biện pháp, và do đó cũng phải giải thích tại sao nên phát triển dự án này thay vì không làm gì, nếu không làm thì lợi và hại ra sao. Những so sánh này cần phải khách quan và khoa học chứ không được "một chiều" theo kiểu luật sư bào chữa cho thân chủ. (2)   Khung cảnh môi trường nền của dự án: tả rõ môi trường có thể bị ảnh hưởng. Đây không phải chỉ là môi trường thiên nhiên thường chiếm một mà còn cả môi trường con người: cảnh quan, văn hóa, di tích lịch sử, xã hội (đời sống xã hội của dân chúng, giải trí), kinh tế (công ăn việc làm, lợi tức cho địa phương và toàn quốc). (3)   Tác dụng của công trình lên môi trường: phần này là một danh sách các tác dụng mà dự án có thể có lên môi trường. Danh sách này cần đầy đủ và khách quan. Tất cả những hoạt động chi tiết liên quan đến dự án phải được liệt kê, trong các giai đoạn: xây dựng, hoạt động, và dọn dẹp sau khi ngừng hoạt động. Sau đó, tác động của từng hoạt động lên các thành tố môi trường được xem xét và dánh giá. Các thành tố môi trường cần được xem xét gồm các thành tố thiên nhiên và con người, như đã nói ở trên. (4)   Những biện pháp chủ dự án sẽ dùng để khắc phục hay giảm tới mức tối thiểu những tác động xấu của dự án.   (5)   Kết luận - tóm tắt các điểm chính để chứng minh rằng tác động lợi nhiều hơn là hại. Để liệt kê đầy đủ các tác động ở khoản (3) mà không sơ sót, một trong những phương pháp hay dùng là Leopold matrix (ma trận Leopold, hay có thể gọi là bảng tác động môi trường). Theo cách này, người ta làm một cái bảng liệt kê các hoạt động ở hàng trên cùng và những thành tố môi trường dọc cột đầu tiên, rất tỉ mỉ (chẳng hạn, môi trường thiên nhiên được chia làm đất, nước, không khí, động vật, thực vật...). Sau đó, đánh giá sơ lược tác động của mỗi hoạt động lên mỗi thành tố vào ô tương ứng bằng một vài con số: tốt hay xấu, mạnh hay nhẹ, dài hay ngắn, xác xuất lớn hay nhỏ. Sau đó, dựa lên bảng này, tả kỹ những tác động, đánh giá sự trầm trọng và khoảng thời gian tác động cũng như tầm quan trọng của thành tố môi trường bị ảnh hưởng. Một dự án lớn có thể có hàng trăm hoạt động và hàng trăm thành tố môi trường cần xét tới (tổng cộng là nhiều ngàn tác động có thể có), nhưng số tác động cần lưu ý thì ít hơn. Ngoài những khoản kể trên, cũng cần có một đoạn tóm tắt và một đoạn để xác định những vấn đề quan trọng nhất. Vì tác dụng lên môi trường có thể có rất nhiều, mà thời gian quyết định có cho làm hay không thì giới hạn, nên cần tập trung chú ý vào những tác dụng chính, tức là những tác dụng lớn vào những thành tố quan trọng. Do đó, cần có một phần để xác định những vấn đề quan trọng cần nghiên cứu tỉ mỉ hơn. Chẳng hạn, nếu làm một dự án trong một khu thắng cảnh du lịch thì ảnh hưởng lên thiên nhiên, cảnh quan sẽ rất là quan trọng. Nếu xây phi trường thì vấn đề tiếng ồn và giao thông sẽ quan trọng. Nếu xây trong thành phố cổ như Huế hay Hà nội thì di tích lịch sử cần được chú ý. Xây trong khu đông dân cư thì ảnh hưởng vào cư dân cần chú ý. f/ Vai trò của công chúng Vì dân chúng là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất về phương diện môi trường, nên một trong những nguyên tác căn bản trong luật môi trường quốc tế là công chúng vùng ảnh hưởng phải có cơ hội bàn luận và bày tỏ ý kiến, và chủ dự án phải tích cực tìm hiểu ý kiến của dân chúng. Nguyên tắc này được ghi rõ ràng trong các tài liệu và luật lệ của Hội Đánh Giá Tác động Môi Trường Quốc Tế 3/ Một số định nghĩa về ĐTM a/ Theo tổ chức hớp tác và phát triển kinh tế ( OECD) “ Tuyên bố về chính sách môi trường” của OECD năm 1974 là tài liệu quốc tế thống nhất đầu tiên về ĐTM. Tuyên bố này là những hoạt động tiếp nối Hội thảo của Liên hiệp quốc về Môi trường con người 1972. Nó đã xác định phương hướng cho luật pháp môi trường ở những nước thành viên OECD. Năm 1983 một nhóm đặc biệt “ Uỷ ban Ad Hoc vè đánh giá môi trường và hỗ trợ phát triển” được lập ra dưới Uỷ ban môi trường để kiểm tra các quá trình ĐTM, phương pháp và cách tiến hành trong khi vẫn giữ quan hệ gần với Uỷ ban hỗ trợ phát triển (DAC). b/ Theo cộng đồng các nước châu Âu - EU Chỉ thị của EU liên quan đến ĐTM được đưa ra năm 1985. Chỉ thị này đòi hỏi một định nghĩa về ĐTM rõ ràng để thực thi đối với những dự án với ảnh hưởng môi trường quan trọng và những nước thành viên. Hệ thống ĐTM được giới thiệu chính thức năm 1988. Từ 1985, sự cung cấp ĐTM ở các nước EU đã được tiến hành tập trung ở các nước thành viên. Sau đó, do những khác biệt trong cách thức tiến hành đánh giá của các nước, một dự luật đã được xem xét lại vào tháng 12 năm 1995 trong cuộc gặp thượng đỉnh các bộ trưởng bộ Môi trưởng. Dự luật này đã có hiệu lực vào tháng 1 năm 1998. Năm 1993, trong Kế hoạch hành động vì môi trường lần 5 _ Hướng tới sự nhận thức về phát triển bền vững”, hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược đã được đề xuất ra với . Nỗ lực bảo vệ môi trường từ những bước đầu tiên của những nhà soạn luật tới những bước cuối cùng của việc thực thi dự án. Năm 1998 cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã ký kết với Hoa kỳ / Hội đồng kinh tế cho hiệp định châu Âu về đánh giá thông tin, sự tham gia của cộng đồng trong việc đưa ra quyết định và đánh giá sự thực thi luật pháp ( Hiệp định Larhus). Theo Kofi Annan, Hiệp định “là dự án tham vọng nhất trong lĩnh vực dân chủ môi trường được đặt dưới sự ủng hộ của Liên hiệp quốc. c/ Tổ chức ngân hàng thế giới -world Bank “Luật và thủ tục môi trưởng” của Ngân hàng thế giới được ban hành năm 1984 đã chỉ ra sự thống nhất của việc nghiên cứu môi trường từ những bước đầu tiên của việc định hình và chuẩn bị cho một dự án. Năm 1989 Ngân hàng thế giới xuất bản Chỉ thị hoạt động: liên quan đén ĐTM để giới hạn phương pháp và thủ tục cho việc tiến hành ĐTM đốivới những dự án của WB, và hướng dẫn “ Nguồn đánh giá môi trường” với mục đích cung cáp những hướng dẫn phù hợp. Nó trở thành một chỉ thị hoạt động độc lập 4.01 vào năm 1991 và được duyệt lại vào năm 1998. Tháng 1 năm 1999, tài liệu biên soạn OP (Operational procedures), BP (Bank procedures) và GP (Good practices) được xuất bản, là 3 loại chỉ thị hoạt động. Trong những năm gần đây, hoạt động ĐTM trong luật hành chính và những mức độ lập dự án đã được nhiều quốc gia đánh giá đúng, ví dụ như Canada, Hà Lan, Đan Mạch và dựa trên khái niệm của Đánh giá môi trường chiến lược, có thể thấy được nhiều hành động. Trong EU, Kế hoạch hành động môi trường lần 5 - Hướng tới sự nhận thức về phát triển bền vững (1993) là một kế hoạch chỉ ra sự hợp nhất của bảo vệ môi trường hoặc đánh giá trong luật hành chính và dự án của EU. Thủ tục đánh giá môi trường ở những dự án cơ bản và dự án thực hiện được xuất bản năm 1996 và đang được kiểm tra. Ngoài ra, khi Nghị quyết của Nghị viện về luật ĐTM được thông qua ở Nhật, những phần tiếp theo cũng được bổ sung như một nghị quyết. “Để đảm bảo việc đánh giá môi trường được đặt lên hàng đầu trong việc lập kế hoạch và làm luật, nghiên cứu về đánh giá môi trường chiến lược cần được thực hiện và cần có những cân nhắc cụ thể để thiết lập hệ thống đánh giá môi trường chiến lược một cách linh hoạt, dựa trên xu hướng quốc tế và tình hình Nhật Bản.  Sự phát triển của ĐTM   Trước 1970  Xem xét dự án dựa trên phân tích kỹ thuật và kinh tế Xem xét có giới hạn đến những hậu quả về mặt môi trường.   Nửa giữa 1970s  NEPA giới thiệu ĐTM năm 1970 ở Hoa Kỳ Những nguyên tắc cơ bản: hướng dẫn, các quá trình bao gồm sự yêu cầu tham gia của cộng đồng Những phương pháp luận căn bản cho phân tích ảnh hưởng được phát triển (vd: ma trận, mạng lưới) Canada, Australia và New Zealand trở thành những nước đầu tiên theo NEPA năm 1973 – 1974 Điều tra thông tin của cộng đồng giúp hình thành sự phát triển của quá trình.   Nửa sau 1970s và đầu 1980s  Hình thành thêm những hướng dẫn Những nước công nghiệp và đang phát triển giới thiệu ĐTM (Pháp: 1976, Philippines: 1977) bắt đầu sử dụng một cách không chính thức hoặc trong quá trình tìm hiểu (Hà Lan 1978) hoặc đưa ra những thông báo, như 1 phầncủa sự phát triển (Đức, Ireland) Những nước phát triển sử dụng ĐTM (Brazil, Philippines, Trung Quốc, Indonesia) Đánh giá môi trường chiến lược, phân tích nguy hiểm bao gồm trong EA Nhấn mạnh hơn vào mô hình sinh thái, phương pháp dự đoán và đánh giá Cung cấp sự tham gia của cộng đồng.   Giữa 1980s đến cuối thập kỷ  ở châu Âu, những quy tắc cơ bản được ban hành cho các nước thành viên Nỗ lực đánh giá ảnh hưởng tích luỹ WB và những tổ chức quốc tế khác xuất bản Yêu cầu EA Phát triển ĐTM ở châu Á   1990s  Hiệp định Espoo: yêu cầu đánh giá ảnh hưởng qua biên giới Phát triển việc sử dụng hệ thống GIS và những công nghệ thông tin khác Ấn Độ sử dụng ĐTM Hệ thống áp dụng EA ở nhiều nước phát triển Hướng dẫn EA phát triển một cách mau lẹ.   Sau khi đã xác định được các tác động như đã trình bày trên, đánh giá tác động môi trường cần đi vào đánh giá định tính định lượng, so sánh các phương án thực hiện các mục tiêu của dự án phát triển, lựa chọn cái tối ưu theo quan điểm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Để làm việc này, hiện nay trên thế giới đang sư dụng nhiều phương pháp khác nhau, thường được gọi là phương pháp đánh giá tác động môi trường. Các phương pháp này được sắp xếp và phân loại theo nhiều cách khác nhau. Trong đó có một số phương pháp cơ bản như: phương pháp danh mục : liệt kê các điều kiện môi trường - phương pháp ma trận về các tác động và xung đột hoặc các bổ trợ nhau - phương pháp lấy ý kiến chuyên gia – kỹ thuật Delfi - phương pháp sơ đồ mạng lưới ( Hệ thống thông tin địa lý ) - phương pháp mô hình hóa (mô phỏng dự báo ) - phương pháp phân tích vòng đời LCA - phương pháp phân tích đặt tiêu chí MCA II/ Đánh giá môi trường bằng phương pháp ma trận Ma trận môi trường là sự phát triển ứng dụng của các bảng kiểm tra. Một bảng ma trận cũng là sự đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân hậu quả. Trong bảng này các cột đứng thể hiện các hoạt động của dự án, các hàng thể hiện các đặc điểm (các thông số) mối trường có khả năng bị tác động. Phương pháp ma trận môi trường còn gọi là phương pháp ma trận (matrix method) phối hợp liệt kê các hành động của các hoạt động phát triển với việc liệt kê các nhân tố môi trường có thể bị tác động vào một ma trận. Hoạt động được liệt kê trên trục hoành, nhân tố môi trường được liệt kê trên trục tung, hoặc ngược lại. Cách làm này cho phép xem xét quan hệ nhân quả của những tác động khác nhau một cách đồng thời. Thông thường việc xem cét chúng dựa trên sự đánh giá định lượng của các hoạt động riêng lẻ trên từng nhân tố. có thể phân biệt các phương pháp ma trận cụ thể sau: phương pháp ma trận tương tác đơn giản : Simple interaction Matrix. Trục hoành ghi các hành động , trục tung ghi các nhân tố môi trường. Hành động nào có các tác động đến nhân tố môi trường nào thì người ta đánh dấu x, biểu thị có tác động, nếu không thì thôi. Có thể xem phương pháp này là một dạng danh mục môi trường cải tiến, đồng thời xem xét nhiều đến tác động trên cùng một tài liệu. phương pháp ma trận có định lượng : (Quantified Matrix) hoặc định cấp ( Grad Matrix). Trên các ô của ma trận không chỉ ghi có hay không có tác động mà phải ghi mức độ và tầm quan trọng của tác động. Theo qui ước của Leopold, người đầu tiêm đề xuất phương pháp ma trận vào năm 1971, thì mức độ tác động được đánh giá theo 10 cấp. không tác động thì được điểm 1, tác động nhiều nhất được 10. Tầm quan trọng của nhân tố môi trường cũng được ghi điểm theo 10 cấp. Hết sức quan trọng được điểm 10, ít quan trọng nhất được điểm 1. Việc cho điểm đều dựa vào cảm tình của người đánh giá, hoặc của nhóm chuyên gia đánh giá. Tầm quan trọng của các nhân tố môi trường đối vớ từng hoạt động phát triển được xác định bằng cách lấy ý kiến chuyên gia, dựa theo ma trận tương tác giữa các nhân tố môi trường với nhau. Một nhân tố nào đó có khả năng ảnh hưởng tới nhiều nhân tố khác thì được coi là quan trọng hơn các nhân tố ít ảnh hưởng đến các nhân tố khác. Mức độ tác động đến chất lượng chung của môi trường của từng nhân tố được biểu thị bằng mối quan hệ giữa độ đo của nhân tố đó với chỉ tiêu về chất lượng môi trường Ví dụ như độ đục của nước là một nhân tố môi trường. một phương án hành động có thể tạo nên một độ đục bằng 25 JTD chẳng hạn, độ đục đó tương ứng với một chỉ số chất lượng môi trường theo quy ước là 0,6. Tầm quan trọng của độ đục tính được qua ma trận là 20. Như vậy tác động của độ đục được tính bằng : 0,6x20 = 12. Tổng tác động của một phương án tính được bằng hiệu số giữa tác động lúc không thực hiện phương án với tổng tác động lúc thực hiện phương án. Ma trận đánh giá tác động môi trường nổi tiếng nhất là ma trận Leopold kiến nghị dùng để đánh giá các hoạt động phát triển , trên trục tung là 88 nhân tố môi trường thiên nhiên và xã hội. mức độ đánh giá của các hành động được cho điểm từ 1 đến 10 với dấu cộng + cho các tác động tích cực và dấu – cho các tác động tiêu cực. Leopold đề nghị tính toán hai tính chất “ mức độ tác động” và “ tầm quan trọng” riêng cho từng tác động. Mức độ tác động chỉ chi biết tác động đó lan rộng tới đâu, ảnh hưởng của nó sâu sắc thế nào. Tầm quan trọng nói lên nhận thức của con người đối với ý nghĩa của tác động. Cho điểm về mức tác động có thể tiến hành một cách thực nghiệm khách quan. Cho điểm về tầm quan trọng mang tính chủ quan, ước đoán. Để định lượng hóa các tác động môi trường của ma trận, phương pháp cho điểm được use để biểu thị cường độ và ý nghĩa của tác động. Mức độ chi tiết của thang điểm phụ thuộc vào các tài liệu có dùng để nhận dạng và phân tích tác động. Thang điểm có thể tử 1-3, 1-5, hoặc 1-10 (của Leopold), hoặc 1-100. tác động càng mạnh điểm số càng cao. Tổng số điểm cho thấy thành phần hoặc thông số môi trường nào bị tác động nặng nhất do dự àn. Việc cho điểm thường dựa trên cảm tính của cá nhân hoặc nhóm chuyên gia. Ví dụ: trong ĐTM cho đồ án QHMT, việc lựa chọn cách thức cho điểm trong ma trận cần tính đến các yếu tố: Loại đồ án quy hoạch (quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, ngắn hạn hay dài hạn...) Quy mô đô thị (loại 1, 2....) Tính chất đô thị (đô thị vệ tinh, đô thị công nghiệp, đô thị du lịch ...) Hiện trạng MT (mức ô nhiễm, nguyên nhân ô nhiễm Khả năng dự báo những tác động trong tương lai Phương pháp ma trận tương đối đơn giản,được sử dụng một cách khách quan và khá phổ biến, không đòi hỏi quá nhiều số liệu môi trường, sinh thái, cho phép phân tích một cách tường minh các tác động của nhiều hành động khác nhau lên cùng một nhân tố. Tuy nhiên phương pháp cũng có những nhược điểm sau: chưa xét đến tương tác qua lại giữa các tác động với nhau chưa xét được diễn biến theo thời gian của tác động, chưa phân biệt được tác động lâu dài với tác động tạm thời. Do những nhược điểm nói trên của phương pháp ma trận nên người ta cải tiến phương pháp đó, theo hướng không tổng hợp các tác động xấu, xét các tác động riêng với nhau. Điển hình của phương pháp sau là phương pháp giá tài nguyên nước, gọi tắt là WRAM ( Water resources Assessment Methodology). Chỗ khác biệt của nó với phương pháp ma trận thông thường là các chỉ số chất lượng môi trường, mức độ tác động, tầm quan trọng được xét theo những đề án cụ thể, bởi những chuyên gia quen thuộc với các đề án cùng loại và điều kiện địa phương. Các số nói trên được biểu thị bằng số tương đối. số đo từng tác động đước giữ riêng để xét tới các phương án có thể né tránh hoặc hạn chế các tác động tiêu cực. Tuy nhiên phương pháp này cũng không khắc phục trọn vẹn các nhược điểm nói trên. Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp ma trận, ở Canada đề xuất một kiểu ma trận mới gọi là ma trận có thành phần tương tác ( component Interaction Matrix ), cùng với ma trận như ma trận Leopold với danh mục khác về hành động và nhân tố môi trường, người ta bổ xung thêm ma trận mới riêng cho các nhân tố môi trường ( cả tung độ và hoành độ đều liệt kê các nhân tố môi trường ) để xác định những nhân tố môi trường nào có khả năng ảnh hưởng nhiều đến các nhân tố khác, từ đó xác định tầm quan trọng của nó. Sử dụng các phép tính đại số tuyến tính với số liệu như đã nói ở trên có thế tính ra các tác động thứ cấp. Một số cải tiến khác về định thứ bậc của tác động, hoặc các ảnh hưởng cũng đã được đề xuất như bậc theo 4 kiểu : theo định danh (nominal) , theo định thứ tự (ordinal), định khoảng (interval) và định tỷ lệ ( ratio) cũng đã được đề xuất và vận dụng. một số cải tiến về tính cách chỉ số tổng hợp để đánh giá và so sánh các phương án. Phần II: DỰ ÁN ĐTM TRONG NHÀ MÁY DỆT NHUỘM TẠI CÔNG TY TNHH PANKO VINA BÌNH DƯƠNG I/Công nghiệp dệt nhuộm 1/ Xuất xứ của dự án Ngành dệt may Việt Nam đã được hình thành và phát triển hơn một nửa thế kỉ, đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng trong đời sống xã hội và kinh tế Việt Nam. Trong 10 ngành mang lại giá trị xuất khẩu cao nhất nước ta thì ngành dệt may xếp ở vị trí thứ 2 sau ngành công nghiệp dầu khí. Theo chương III, mục \ 2,điều 18 luật bảo vệ môi trường do quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam thông qua tại khóa XI kỳ họp thứ 8 (từ ngày 18/10 đến ngày 29/10/2005 ) thông qua và có hiệu lực từ ngày o1/o7/2006 thì các dự án này có trách nhiệm thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường rồi trình nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường để thẩm định. 2/ Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư theo giấy chứng nhận dự án đầu tư số 462043000346 của công ty trách nhiệm hữu hạn PANKO VINA thì ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho công ty trách nhiệm hữu hạn PANKO VINA tại địa chỉ lô I-CN, khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện bến Cát tỉnh bình dương vào ngày 04 tháng 12 năm 2007 với ngành nghề kinh doàn của công tu là sản xuất gia công dệt, nhuộm, may mặc quần áo các loại. 3/ Đặc điểm của ngành công nghiệp dệt nhuộm a/ Đặc điểm chất thải: Công nghiệp dệt nhuộm bao gồm một số quá trình ướt sử dụng dung môi và các loại hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác (VOCs). Nước thải của quá trình là một nguồn ô nhiễm chính. Nó thường là kiềm và có BOD5 cao (700 đến 2000 mg/l) và COD (khoảng 2000 mg/l), chất rắn, dầu mỡ và có thể có các chất độc hữu cơ, và phenol từ quá trình nhuộm và hoàn tất. Nước thải từ quá trình nhuộm thường có độ màu cao và có thể chứa các kim loại nặng như đồng và crôm. Đối với nguyên liệu là len còn có thể thải ra vi khuẩn và các nguồn bệnh khác. b/Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm Chương trình ngăn ngừa ô nhiềm cần tập trung vào làm giảm việc sử dụng nước và sử dụng hiệu quả các chất hoá học trong quá trình. Những thay đổi trong quy trình như sau: Làm cho quy trình có thể phù hợp với dạng và khối lượng vải (giảm chất thảm từ 10 đến 20%) Sử dụng việc chuyển đổi quá trình in hoa cho sợi nhân tạo (giảm tiêu thụ nước từ 250 đến 2l / kg nguyên liệu và cũng làm giảm tiêu thụ thuốc nhuộm) Sử dụng miếng lót vận hành quá trình nhuộm (giảm 80% năng lượng cần thiết và 90% tiêu thụ nước, cũng như làm giảm sử dụng thuốc nhuộm và muối) Quản lý vận hành tới lượng chất thải nhỏ nhất ở cuối quá trình. Ít sử dụng giá vận chuyển thuốc nhuộm độc Kiểm soát hoá chất Tái sử dụng dung dịch nhuộm từ bể thuốc nhuộm Tái sử dụng và bù lại hoá chất như chất ăn da (giảm giá thành hoá chất khoảng 30%) Sử dụng thiết bị rửa bằng nước Phát triển các biện pháp làm sạch (giảm việc sử dụng nước tới 150m/t của công nghiệp dệt hoặc ít hơn) Tận thu nhiệt từ nước rửa (giảm tiêu thụ năng lượng) c/ Công nghệ xử lý Một hướng tiếp cận thông thường để xử lý nước thải là làm lắng chất rắn lơ lửng, sau đó xử lý sinh học. Phương pháp xử lý vật lý – hoá học cũng được áp dụng. Ở đây, pH được kiểm soát một cách cẩn thận, sau đó phèn được cho thêm như một chất làm đông trước khi việc làm lắng đạt được kết quả xử lý bước đầu. Nếu cần xử lý thêm để làm giảm BOD5, có thể làm thêm ao ôxy hoá (nếu có không gian) (hoặc một quy trình hiếu khí khác, xử lý tới 95 % BOD5). Kết quả thu được là mức độ nh trung bình của 30 đến 50 mg/l BOD5. Hệ thống xử lý yếm khí ít được sử dụng cho chất thải ngành dệt. Cặn và bùn thường chứa các chất hoá học hữu cơ và kim loại độc. Chúng cần được quản lý hiệu quả, và cuối cùng đưa ra vùng đất được quy hoạch riêng. d/ Tiêu chuẩn phát thải Các dự án được đầu tư bởi WB đều phải đáp ứng được các tiêu chuẩn này. Phát thải không khí Phát thải VOC được giảm bằng cách đưa khí được chiết từ khu vực sử dụng dung môi qua hệ thống đun sôi. Chỉ thị  Giá trị tối đa   pH  6 – 9   BOD  50 mg/l   COD  250 mg/l   TSP  50 mg/l   Dầu mỡ  10 mg/l   Tổng crôm  0.5 mg/l   Phenol  0.5 mg/l   Tăng nhiệt độ  < 30C   Coliform  400 MPN /100ml   Cặn có chứa Crôm hoặc những chất độc khác cần được xử lý và lắng ở khu an toàn. Tiêu chuẩn phát thải được đưa ra trên đây có thể đạt được bằng hệ thông kiểm soát ô nhiễm được thiết kế chi tiết, vận hành và duy trì tốt. e/ Quan trắc và báo cáo Lấy mẫu thường xuyên trong khi khởi động hệ thống. Khi hồ sơ của một hoạt động xác định đã được thiết lập, việc lấy mẫu các chỉ thị nói trên cần được thực hiện theo tháng. Dữ liệu quan trắc được phân tích và xem xét trong khoảng thời gian định kỳ và so sánh với tiêu chuẩn hoạt động để có thể có những phản ứng sửa chữa cần thiết. Hồ sơ kết quả quan trắc đợc lưu giữ theo mẫu có sẵn và được báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan. Ma trận đánh giá tác động môi trường       Chất thải và họat động  Tác động xã hội     Sự  Tổng         1  2  3  4  5  6  7  8  9  cố         Thuỷ vực sông  3 3  1 0  3 2  0 0  0 0  0 0  0 0  0 0  2 0  2 2  17/ 7      Thành phần nước mặt  3 3  1 0  3 2  0 1  0 0  0 0  2 2  0 0  3 1  3 0  16/ 9   Môi  Thành phần nước ngầm  3 3  0 0  0 0  0 0  0 0  0 0  1 2  0 0  3 1  2 0  10/ 6   trường  Hệ thống thoát nước  3 3  1 0  3 2  0 0  0 0  0 0  2 2  1 2  3 1  3 1  16/10   sinh  Sinh vật nước  3 2  1 0  2 2  0 0  0 0  0 0  0 0  1 0  1 0  3 0  10 /5   thái  Địa hình  1 0  0 0  0 0  0 0  0 0  0 0  0 0  3 2  0 0  0 0  7 / 3   và  Đất nông nghiệp  1 1  0 0  0 2  0 0  0 0  0 0  0 2  3 2  3 2  0 0  9 / 9   tài  Đất nhà ở  1 1  0 0  0 0  0 0  0 0  0 0  3 2  3 2  3 3  2 0  12 /8   nguyên  Sinh vật cạn  1 0  3 0  2 0  2 0  2 0  0 0  0 2  0 0  1 0  3 0  15 /2      Không khí xung quanh  1 1  3 3  3 0  2 2  0 0  0 0  0 0  1 0  0 0  2 0  15/11                                              Thái độ của công chúng  2 3  2 3  2 3  2 2  2 3  3 3  3 3  3 3  3 3  3 1  25/26      Cạnh tranh cùng ngành  3 3  0 3  0 3  0 1  0 3  1 3  2 3  2 3  0 0  1 1  8/ 22      Cạnh tranh khác ngành  3 3  0 3  0 3  0 1  0 3  1 3  2 3  2 3  0 0  1 1  8/ 22      Việc làm  0 0  0 0  0 0  0 0  0 0  3 3  2 3  2 3  3 3  2 0  13/12      Hiện trạng sử dụng đất  0 0  0 0  2 2  0 0  2 0  2 0  3 3  3 3  2 2  2 0  14/ 8      Giá đất  0 0  0 0  0 0  0 0  0 0  2 0  3 3  2 3  0 0  0 0  11/ 9   Môi  Hệ thống cấp điện  0 0  0 0  0 0  1 0  0 0  1 0  2 3  1 1  2 2  3 2  11/ 9   trường  Hệ thống cấp nước  3 2  0 0  0 0  1 0  0 0  1 0  2 3  1 1  2 2  3 2  14/11   kinh tế  Cảnh quan  3 0  3 0  3 0  0 0  0 0  0 0  2 3  0 0  0 1  3 2  18/ 6   xã hội  An ninh trật tự  0 0  0 0  0 0  0 0  3 0  3 0  3 3  0 1  2 2  2 1  16 /8      Dân trí  3 2  0 2  0 2  0 2  2 2  2 2  2 3  0 2  1 2  0 2  6 / 20      Di tích văn hoá lịch sử  3 0  0 0  0 0  0 0  0 0  0 0  2 0  2 2  2 0  1 0  7 / 2      Giao thông  1 1  2 3  2 0  0 2  0 3  0 0  2 2  2 3  2 2  1 1  15/15      Cơ sở hạ tầng  1 1  0 0  2 0  0 0  0 0  0 0  3 3  1 2  2 2  2 3  14/10      Khu vực dân cư  3 3  3 3  3 3  1 3  3 3  3 0  3 2  2 2  2 2  3 0  29/21      Khu vực giải trí  2 3  3 3  3 3  0 3  3 3  3 0  3 2  2 1  3 2  2 0  25/19      Công nghệ thiết bị  3 3  3 3  3 3  3 3  3 3  0 2  0 2  0 1  0 0  3 3  18/23      Sức khoẻ dân cư  3 3  3 3  3 3  2 3  3 3  0 2  2 3  0 0  2 2  3 0  21/22      Tổng  55/42  29/29  39/35  14/23  18/26  25/18  36/30  35/39  45/45  55/45     1  Nước thải   6  Thay đổi cơ cấu lao động      2  Khí thải   7  Thay đổi mức sống       3  Chất thải rắn  8  Thay đổi cơ cấu sử dụng đất      4  Nhiệt, độ ẩm  9  Di dân tái định cư       5  Tiếng ồn            Thang cho điểm: 0: không tác động 1: tác động không rõ ràng 2: tác động nhiều 3: tác động rất nhiều II/ Các tác động từ quá trình triển khai thực hiện và xây dựng dự án 1/ Tác động đến môi trường tự nhiên a/ Tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống các công trình cho dự án, chất lượng không khí bị tác động do những nguyên nhân : - bụi, khí thải sinh ra do việc san lấp, đào đất, vận chuyển đất đã gây ô nhiễm khong khí xung quanh khu vực. - bụi, khí thải phát sinh do máy móc thi công, do trộn, đổ xi măng, cát… - bụi và các chất khí SO2, NOx, THC do khói thải của xe cơ giới vận chuyển vật liệu gây ô nhiễm không khí xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh và công nhân lao động. - Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn, đốt nóng chảy Bitu để trải nhựa đường ). Các tác nhân gây ô nhiễm này tác động chủ yếu lên công nhân trực tiếp làm đường tại công trường. - Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm… gây tác động mạnh đen khu vực xung quanh. - Bụi sinh ra do công tác chặt cây xanh, thảm thực vật gây ô nhiễm không khí xung quanh khu vực. - Bụi sinh ra do công tác chặt cây xanh, thảm thực vật gây ô nhiễm không khí xung quanh khu vực. - Mùi hôi phát sinh ta từ nước thải, rác thải sinh hoạt của công nhân. Chúng ta thấy rằng tải lượng ô nhiễm phát sinh không nhiều, đồng thời không gian phân bố và thời gian phát tác các chất ô nhiễm từ khí thải của phương tiện vận chuyển là rất lớn nên mức độ ảnh hưởng đên môi trường không khí là không đáng kể. b/ Tác động đến môi trường nước Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thông các công trình cho dự án, chất lượng nước trong khu vực bị tác động do những nguyên nhân sau nước thải sinh hoạt của 50 công nhân xây dựng có chữa cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ (BOD,COD), các chất dĩnh dưỡng (N,P) và vi sinh vật nước mưa chảy tràn qua mặt bằng dự án có chứa cặn bã, đất cát rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Theo tính toán thống kê của WHO, đối với những quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hằng ngày đưa vào môi trường nếu không được xử lý như đưa ra trong bảng sau Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người đưa vào môi trường hằng ngày STT  Chất ô nhiễm  Khối lượng (g/người.ngày)   1  BOD5  45 – 54   2  COD  72 – 102   3  Chất rắn lơ lửng (ss)  70 – 145   4  Dầu mỡ  10 – 30   5  Tổng nito  6 – 12   6  amoni  2,4 – 4,8   7  Tổng photpho  0,8 – 4,0   8  Tổng coliform  106 – 109   Nguồn: WHO, 1993 Nếu trung bình 1 người công nhan sử dụng 100l nước/ ngày thì tổng lượng nước thải mỗi ngày sẽ là 5m3. tải lượng và nồng độ chác các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được đưa ra theo bảng sau. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạtt stt  Chất ô nhiễm  Tải lượng (kg/ ngày)  Nồng độ các chất ô nhiễm      Không xử lý  Có bể tự hoại  TCVN 5945-2005 (cột A)   1  BOD5  2,25 – 2,7  450 – 540  100 - 200  30   2  COD  3,6 – 5,1  720 – 1020  180 - 360  50   3  SS  3,5 – 7,25  700 – 1450  80 - 160  50   4  Dầu mỡ  0,5 – 1,5  100 – 300  -  10   5  Tổng nito  0,3 – 0,6  60 – 120  20 - 40  15   6  amoni  0,12 – 0,24  24 – 48  5 – 15  5   7  Tổng photpho  0,04 – 0,2  8 – 40  -  4   8  Tổng coliform (MPN/ 100ml)  5.104 – 5.107  107 – 1010  104  3000   Nguồn:công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng môi trường TRÍ TÍN tổng hợp từ các nguồn dữ liệu. . So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý bằng bể tự hoại với tiêu chuẩn nước thải (TCVN 5945 2005 cột A) cho thấy: nước thải sinh hoạt trước xử lý có hàm lượng BOD5 , COD, SS cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn. sau khi qua hệ thống xử lý, các chất gây ô nhiễm trong nước đã giảm đáng kể. c/ Tác động của chất thải rắn Lượng rác phát thải sinh ra trong quá trình xây dựng chủ yếu : rác thải sinh hoạt của 50 công nhân xây dựng - các phế phẩm xây dựng như các mẩu sắt, gỗ, bao bì… Theo ước tính mỗi công nhân làm việc tại khu vực dự án thải ra từ 0,5 – 0,8kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Chất thải sinh hoạt này nhìn chung đều là những loại chữa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy Nếu tính trung bình mỗi ngày tại khu vực dự án có 50 cán bộ, công nhân viên làm việc thì tổng khối lượng rác thải sinh hoạt ước tính khoảng 25- 40 kg/ngày. Thành phần chất thải rắn gồm : máy móc hỏng, nguyên nhiên liệu hỏng, vải bông thừa… Mặc dù khối lượng các chất thải rắn sinh hoạt không nhiều nhưng nếu không có biện pháp thu gom tập trung hợp lý thì khả năng tích tụ trong thời gian xây dựng ngày càng nhiều và gây tác động đến chất lượng không khí do phân hủy các chất thải hữu cơ cũng như tác động đến nguồn nước mặt do tăng độ đục nguồn nước. d/ Tác động đến môi trường đất Qúa trình san lấp, đào đất, xây dựng nền móng, đọc cọc betong đều gây tác động đến môi trường đất như làm giảm chất lượng đất, gây chai đất…đồng thời các quá trình này cũng làm tăng nguy cơ chảy tràn làm thoái hóa đất và mất đất gây ảnh hưởng đến thảm thực vật và khả năng giữ nước của đất. Dự án sẽ hạn chế đến mức tháp nhất các tác động này bằng các rải sỏi, đá trên bề mặt đất trống và đường giao thông nội bộ trong khu vực dự án. Mặt khác, trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy vấn đề phát sinh nước thải rất đáng lưu ý. Nếu lượng nước thải phát sinh từ dự án không được quản lý tốt để rò rỉ ra môi trường đất sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường đất cũng như tầng nước ngầm. Ngoài ra còn có dầu mỡ thải phát sinh từ hoạt động của máy móc thiết bị của các phương tiện giao thông, đây là loai chất thải thuộc thành phần nguy hiểm cần được quản lý và thu gom hợp lý nhằm tránh phát thải ra môi trường ngoài đặc biệt là môi trường đất, bởi nếu phát thải ra môi trường đất sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến những khu vực tiếp nhận trực tiếp nguồn thải, làm cho những khu vực đất ở đây trở thành đất chết, không thể trao đổi nước. Do vậy, chủ đầu tư cần chú ý quan tâm đến vấn đề này e/ Tác động đến môi trường sinh thái Hoạt động của dự án cần diện tích để xây dựng nhà máy sản xuất và các hạng mục công trình khác nên phải phá đi một số lượng lớn thảm thực vật. Số lượng sinh vật này mất đi có thể gây một số biến đổi nhỏ về khí hậu và chất lượng môi trường đất, nước…làm tăng hàm lượng các chất ô nhiễm và các chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến các loài thủy sinh sống trong môi trường nước và trên môi trường cạn trong khu vực dự án. Chất thải rắn bao gồm vật liệu xây dựng, gỗ, các kim loại, bao bì nếu rơi vãi vào môi trường nước một phần sẽ phân hủy làm suy giảm chất lượng nước, gây ảnh hưởng tới đời sống sinh vật trong khu vực, một phần chất thải trơ sẽ không phân hủy gây cản trở lưu thông, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới các cơ quan sẽ không phân hủy gây cản trở lưu thông, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên. Tuy nhiên, tại khu vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp chủ yếu là hệ thống thoát nước của khu công nghiệp 2/ Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội - Thái độ của công chúng: tác động liên tục, do công chúng rất quan tâm đến chất lượng khí thải (là điều quan sát trực tiếp được). Ảnh hưởng của ngành công nghiệp dệt nhuộm đến môi trường kinh tế xã hội là rất lớn. Nó gây ra nhiều cạnh tranh - Cạnh tranh cùng ngành: tác động lớn và lâu dài, do những đòi hỏi trong việc cải thiện chất lượng khí thải, nước thải - Cạnh tranh khác ngành: tác động lớn và lâu dài, do nguyên nhân tương tự - Cảnh quan: tác động lớn và liên tục, do cảnh quan đô thị phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng khí, khí thải trong không khí - Giao thông: tác động trung bình, do hàm lượng bụi có thể ngăn cản tầm nhìn, ảnh hưởng đến giao thông - Khu vực dân cư: tác động lớn và liên tục, do những nguyên nhân như trên - Khu vực giải trí: tác động trung bình - Công nghệ thiết bị: tác động lớn và liên tục, bụi và khí có thể làm hỏng thiết bị, đồng thời quyết định công nghệ xử lý được sử dụng. - Sức khoẻ người dân: tác động lớn và liên tục, do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. - Làm thay đổi cơ cấu lao động do thay đổi, tạo công ăn việc làm cho một số lao động ở địa phương. - Làm thay đổi mức sống của người dân, đó là tổng hợp của rất nhiều yếu tố môi trường kinh tế - xã hội, nên tất cả các thành phần trên đều có tác động từ mức trung bình đến lớn vào việc thay đổi mức sống của dân cư trong khu vực này. - Làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, hiện trạng đất ở. - Nhiều nơi phải di dân tái định cư Trong quá trình thi công dự án, môi trương kinh tế xã hội của khu vực sẽ bị tác động do lưu lượng xe vận chuyển nhiều, tập trung một số lượng lớn công nhận thi công của máy móc thiết bị. Tuy nhiên ảnh hưởng sẽ không nhiều bởi các lý do sau: Dự án chỉ thực hiện trong khu vự đã được quy hoạch rõ ràng phục vụ cho phát triển công nghiệp nên không gây tác động nhiều đến đời sống người dân. Hoạt động của công nhân thi công dự án được quản lý chặt chẽ không gây ồn ảo, mất trật tự. Dự án chỉ thực hiện trong khu vực đã được quy hoạch rõ ràng phục vụ cho phát triển Công nhân lao động sẽ được thuê trực tiếp tại địa phương nên biết được tập quán của người dân địa phương 3/ Đánh giá những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra a/ Sự cố hỏa hoạn Hầu hết các nguyên nhiên liệu, sản phẩm chất thai rắn của nhà máy đều là những chất dễ cháy… ngoài ra, các thiết bị trong dây chuyền sản xuất của công ty đều sử dụng điện năng hoạt động, nên nguy cơ cháy nổ do sự cố chập điện gây ra là rất dễ nếu như công ty không có hệ thống dẫn điện và quản lý tốt. Ngoài ra sự cố hỏa loạn còn xảy ra do sét vào mùa mưa bão. Ngoài ra bồn chứa nhiên liệu cũng là nơi dễ xảy ra sự cố cháy nổ. Sự cố cháy nổ xảy ra không chỉ gây nguy hại đến tài sản mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng con người. vì thế công ty cần chú ý khắc phục. b/ Tai nạn lao động Các tai nạn lao động có thể xảy ra do sự bất cẩn về điên, vận hành máy móc và rơi hàng hóa khi bốc dỡ. Xã xuất có thể xảy ra do sự cố này tùy thuộc vào việc chấp hành các nội quy và các quy tắc an toàn trong lao động của công nhân trong quá trình làm việc. Mức độ tác động có thể gây thương tật hay thiệt hại tính mạng cho công nhân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐTM_Phương Pháp Ma Trận.doc