Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án: Khai thác, chế biến đá xây dựng xã Chu Á - Thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai

4. Mục tiêu của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường 4.1. Mục tiêu chung: Mục tiêu của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác của mỏ đá nhằm: Đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người. 4.2. Mục tiêu cụ thể: + Đối với bãi thải: Do địa hình bãi thải tương đối bằng phẳng nên sau khi kết thúc khai thác toàn bộ thải được đổ về moong khai thác cũ, diện tích của các bãi thải sẽ được phủ xanh bằng cây keo lá tràm, diện tích xung quanh được trồng cỏ chống xói mòn. + Đối với khu vực khai thác: Sau khi kết thúc khai thác sẽ để lại địa hình dạng hố mỏ; khi hoàn phục sẽ tiến hành làm hồ nuôi thủy sản. Toàn bộ bờ mỏ sẽ được đắp đê quai và trồng cây xanh quanh hồ theo đúng quy chuẩn an toàn bờ mỏ trong khai thác mỏ lộ thiên. + Đối với các công trình phụ trợ (nhà ăn, nhà điều hành, .): được tháo dỡ theo đúng quy định đảm bảo không gây nguy hiểm cho con người, sinh vật và môi trường;

doc47 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5611 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án: Khai thác, chế biến đá xây dựng xã Chu Á - Thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Công ty TNHH Châu Phát được UBND tỉnh Gia Lai cấp giấy phép khai thác mỏ đá xây dựng tại xã Chư Á, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai tại Quyết định số 1849/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 12 năm 2010. Tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường đó được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật liên quan đối với việc bảo vệ môi trường trong và sau khi kết thúc khai thác mỏ, Công ty TNHH Châu Phát đã hợp đồng với Công ty TNHH Kiều Nguyễn lập dự án cải tạo phục hồi môi trường của Dự án khai thác mỏ đá xây dựng tại xã Chư Á thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, công suất khoảng 30.000m3 đá /năm” nhằm đánh giá các tác động môi trường, đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình khai thác và phương án phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác mỏ. Công ty TNHH Kiều Nguyễn được thành lập theo giấy phép kinh doanh số: 5900 583 586 ngày 24 tháng 6 năm 2009 và thay đổi lần thứ hai ngày 30 tháng 6 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp; Địa chỉ Công ty: 08 Phan Đăng Lưu, phường Thống Nhất, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; Trong quá trình lập Dự án Cải tạo, phục hồi môi trường tập thể tác giả đã nhận được sự chỉ đạo hướng dẫn tận tình của Chính quyền địa phương, sự giúp đỡ của Công ty TNHH Châu Phát và Công ty TNHH Kiều Nguyễn. Nhân đây tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn./. Chương I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN 1. Thông tin chung - Tên chủ đầu tư: Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Phát; - Địa chỉ liên lạc: 223 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. - Điện thoại: 059.3830612; Fax: 059.3830612 - Giấy phép kinh doanh và đăng ký thuế số 5900 653554 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai đăng ký lần đầu ngày 12 tháng 11 năm 2009 cho Công ty TNHH một thành viên Châu Phát - Hình thức đầu tư và quản lý dự án. + Đầu tư mới hoàn toàn để sản xuất; + Vốn đầu tư bằng tài sản tự có của chủ đầu tư kết hợp vốn vay của ngân hàng (vay theo dự án đầu tư) + Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án . 2. Cơ sở để lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường 2.1 Cơ sở pháp lý lập dự án: - Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005; - Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; - Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005; - Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản. - Nghị định 07/2009/NĐ-CP ngày 22/1/2009 của Chính Phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 160/2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định số 63/2008/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản thông qua ngày 13/5/2008; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT; - Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; - Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư số 34/2009/BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; - Quyết định số 1849/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Gia Lai v/v cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho Công ty TNHH Châu Phát tại mỏ đá xây dựng xã Chư Á, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; - Giấy xác nhận đăng ký bản CKBVMT số 521/XNĐK ngày 13 tháng 12 năm 2010 của UBND thành phố Pleiku của Dự án khai thác khoáng sản tại mỏ đá xây dựng xã Chư Á, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; Hướng dẫn số 275/SXD-HD ngày 28/7/2010 của Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu từ ngày 01/01/2010. Thông báo giá Quý I năm 2011 của liên ngành tỉnh Gia Lai - Các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; - Căn cứ kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011 và những năm tiếp theo. 2.2. Tài liệu cơ sở - Căn cứ Dự án khai thác mỏ của chủ đầu tư đã được phê duyệt; - Căn cứ Bản cam kết và bảo vệ môi trường kèm theo Giấy xác nhận đăng ký bản CKBVMT số 521/XNĐK ngày 13 tháng 12 năm 2010 của UBND thành phố Pleiku cấp cho chủ đầu tư; - Các tài liệu nghiên cứu địa chất khu vực các giai đoạn trước; - Các tài liệu liên quan đến hoạt động đầu tư và xây dựng của Công ty; - Các quy trình, quy phạm hiện hành về cơ sở lập dự án đầu tư khai thác mỏ lộ thiên; 2.3. Đơn vị tư vấn - Tên tổ chức: Công ty TNHH Kiều Nguyễn - Địa chỉ: 08 Phan Đăng Lưu - phường Thống Nhất – thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai; - Giấy chứng nhận kinh doanh số: 5900 583 586 thay đổi lần thứ hai ngày 30 tháng 6 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp. Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo TT  Họ và tên  Chức vụ  Nghề nghiệp   1  Kiều Văn Cường  Chủ nhiệm  Kỹ sư khai thác mỏ   2  Đỗ Thành Trung  Thực hiện  Kỹ sư địa chất   3  Nguyễn Thị Thuý Hà  Thực hiện  Kỹ sư Công nghệ môi trường   4  Nguyễn Hữu Thọ  Thực hiện  Cử nhân Kinh tế   5  Kiều Hồng Quân  Thực hiện  Trắc địa Thủy Lợi   3. Vị trí địa lý Mỏ đá xây dựng xã Chư Á, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai cách đường Lê Duẩn về phía tây của mỏ khoảng 3km, cách trung tâm thành phố Pleiku về phía tây khoảng 12km có toạ độ các điểm khép góc như sau: Bảng kê tọa độ các điểm góc mỏ đá xây dựng Xã Chư Á Số hiệu điểm góc  Tọa độ VN2000    X(m)  Y(m)   1  1546.946  0453.039   2  1547.079  0452.904   3  1547.194  0453.004   4  1547.196  0453.083   5  1547.105  0453.176   Thuộc tờ bản đồ xã Chư Á, thành phố Pleiku kinh tuyến trục 1080 30’ tỷ lệ 1/10.000 Tổng diện tích khu mỏ là: 3,7ha (Vị trí mỏ đá được thể hiện trên bản vẽ khu vực khai thác) Nguồn: Dự án khai thác mỏ 4. Mục tiêu của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường 4.1. Mục tiêu chung: Mục tiêu của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác của mỏ đá nhằm: Đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người. 4.2. Mục tiêu cụ thể: + Đối với bãi thải: Do địa hình bãi thải tương đối bằng phẳng nên sau khi kết thúc khai thác toàn bộ thải được đổ về moong khai thác cũ, diện tích của các bãi thải sẽ được phủ xanh bằng cây keo lá tràm, diện tích xung quanh được trồng cỏ chống xói mòn. + Đối với khu vực khai thác: Sau khi kết thúc khai thác sẽ để lại địa hình dạng hố mỏ; khi hoàn phục sẽ tiến hành làm hồ nuôi thủy sản. Toàn bộ bờ mỏ sẽ được đắp đê quai và trồng cây xanh quanh hồ theo đúng quy chuẩn an toàn bờ mỏ trong khai thác mỏ lộ thiên. + Đối với các công trình phụ trợ (nhà ăn, nhà điều hành,….): được tháo dỡ theo đúng quy định đảm bảo không gây nguy hiểm cho con người, sinh vật và môi trường; Chương II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 1. Khái quát chung về khu vực khai thác khoáng sản 1.1. Đặc điểm địa hình: Mỏ nằm trên khu vực đất ruộng bằng phẳng, xung quanh khu vực này có một số mỏ đá đang được khai thác để cung cấp cho các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố Pleiku và các huyện lân cận. Mỏ có độ cao + 700÷ +710m. Trên khu khai thác không có sông suối chảy qua, chỉ có vài khe cạn, rãnh xói, quanh năm không có nước, chỉ có nước chảy lúc đang mưa và nhanh chóng khô cạn sau khi hết mưa. 1.2. Khí hậu: Mỏ nằm vùng khí hậu cận nhiết đới, thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. - Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. - Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến 4 năm sau. * Lượng mưa vào mùa mưa tới 400-450mm, lượng mưa về mùa khô dưới 50mm, tháng 1-2 thường không có mưa * Hướng gió: Mùa mưa thường là Tây Nam còn về mùa khô hướng gió là đông bắc, tốc đọ gió 4-4m/s. Trong vùng không có bão lớn, chỉ có mưa to và gió lốc đến cấp 4 cấp 5. * Nhiệt độ không khí + Nhiệt độ trung bình trong năm là : 21,60C + Thấp nhất là 18,80 C. + Cao nhất là 27,60 C. Nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khoảng 8-120C. * Độ ẩm không khí Độ ẩm trung bình trong năm là 70,5 - 82,2%. Lượng bốc hơi khá cao nhất là mùa khô là 180-220, mùa mưa giảm xuống còn 60-70mm, giá trị trung bình 60-200mm. 1.3. Đặc điểm địa chất thuỷ văn: Theo tài liệu thăm dò tại mỏ cho thấy tại mỏ có các đơn vị chứa nước như sau: * Đặc điểm nước mặt Trong phạm vi mỏ không có các dòng nước mặt thường xuyên. Nước mặt chỉ tồn tại trong ruộng trồng lúa nước ở phần địa hình thấp. Nhìn chung mức độ ảnh hưởng của nước mặt đối với điều kiện khai thác không lớn. Vào mùa mưa xuất hiện nước mặt tại moong khai thác nhưng có thể thoát nước bằng phương pháp tháo khô cướng bức * Đặc điểm các tầng chứa nước dưới đất Căn cứ vào dạng tồn tại của nước dưới đất và chiều sâu kết thúc khai thác, trong diện tích thăm dò thì tầng nước dưới đất không ảnh hưởng đến công tác khai thác tại mỏ. Toàn khu mỏ chỉ có một tầng chứa nước duy nhất là tầng chứa nước khe nứt - lỗ hổng trong đá bazan hệ tầng Túc Trưng. Chiều sâu tầng chứa nước khoảng 60m. Tuy nhiên do chủ đầu tư dự định khai thác với độ sâu +689m ( bình quân -16m so với mặt đất tự nhiên) nên nước trong tầng chứa nước không xuất hiện. Vào mùa khô khai thác không gặp nước. * Dự báo lượng mưa trên mỏ. - Các nguồn nước có khả năng chảy vào mỏ Khi khai thác mỏ, các nguồn nước sau có khả năng chảy vào mỏ: + Nước mưa rơi trực tiếp vào moong khai thác; + Nước mặt chảy tràn vào moong khai thác; - Tính toán lượng nước chảy vào moong khai thác Lượng nước chảy vào mỏ có ba nguồn chính: Nước mưa rơi trực tiếp xuống mỏ, nước dưới đất chảy vào moong khai thác khi khai thác xuống sâu và nước mặt chảy vào moong khai thác. Nếu loại trừ lượng nước chảy vào moong khai thác bằng biện pháp đắp đê bao quanh khai trường thì chỉ còn hai nguồn nước chảy vào mỏ là nước mưa và một phần nhỏ nước dưới đất ( vì mỏ nằm trên mực nước ngầm) + Lượng mưa rơi trực tiếp xuống moong khai thác: Lượng nước này được tính theo công thức: Q = F ( Z Trong đó: F: Diện tích hứng nước, chính là diện tích mỏ ( 38.000m2). Z: Lượng mưa ngày lớn nhất (228 mm). Q = 8.664m3/ngày Kết quả tổng lượng nước chảy vào mỏ ngày lớn nhất, cho thấy lượng nước mưa rơi trực tiếp xuống moong khai thác chiếm phần lớn. Còn lượng nước dưới đất thường xuyên chảy vào mỏ không lớn. Với lượng nước trên có thể tháo khô cưỡng bức ra khỏi mỏ một cách dễ dàng. Kết quả tính trữ lượng nước chảy vào moong khai thác Cao độ đáy moong (m)  Diện tích ( m2)  Lượng nước dưới đất chảy vào mỏ ( m3/ngày)  Lượng nước mưa chảy vào mỏ lớn nhất (m3/ngày)  Tổng lượng nước chảy vào mỏ lớn nhất (m3/ngày)   689  38.000  0  8.664  8.664   1.4. Đặc điểm địa chất công trình: Kết quả thăm dò đã xác định được trong diện tích mỏ có mặt lớp đất đá sau: * Nhóm đất mềm Phân bố trên mặt, bao trùm toàn khu mỏ và nằm xen kẹp giữa hai lớp đá cứng. Thành phần lớp mặt gồm bột, sét màu xám, xám đen chứa mùn thực vật chiều dày thay đổi từ 0,5÷0,7m và lớp đất xen kẹp chiều dày thay đổi từ 2,8÷3,8m chủ yếu là bột sét lẫn kết vón laterit và các dăm sạn bazan phong hoá dở dang. Lớp đất phủ đã được bóc hết khi khai thác nên ảnh hưởng không đáng kể đến việc khai thác, tuy nhiên ở lớp đất xen kẹp có bề dày tương đối lớn từ 2,8÷3,8m, khi khai thác lớp dưới cũng tạo thành bờ moong khai thác nên phải tính toán kỹ lớp này. * Nhóm đá cứng Nhóm đá cứng bao gồm lớp 2 và lớp 4. - Lớp 2: là lớp bazan khối cứng. Đá rắn chắc, ít nứt nẻ, bề dày 4,2÷4,8m. - Lớp 4: là bazan đặc sít. Đá rắn chắc, ít nứt nẻ, bề dày chưa xác định do chủ đầu tư phải tính toán khả năng xuống sâu có lợi cho việc khai thác mỏ nên việc tiến hành khoan chỉ dừng ở mức độ khoan sâu tối đa là 18m so với mặt đất tự nhiên vẫn chư gặp đất, dự đoán độ sâu gặp đất khoảng - 25m so với mặt đất tự nhiên ( nguồn: theo lỗ khoan giếng nước gần mỏ). Tóm lại: Vào mùa mưa xuất hiện nước mặt tại moong khai thác nhưng có thể thoát nước bằng phương pháp tháo cưỡng bức. Độ bền cơ lý của đá cao. Đặc điểm địa chất thủy văn, địa chất công trình mỏ thuộc loại đơn giản. Lớp phủ mỏng, đá được khai thác lộ thiên, bờ moong sẽ rất ổn định với góc dốc lớn (theo thực tế khai thác tại mỏ đạt từ 76÷85o). Việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cũng như công tác khoan thăm dò đơn giản. 1.5. Khái quát chung khu mỏ. BẢNG TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN DỰ TÍNH Tổng hợp kết quả tính trữ lượng bằng phương pháp khối địa chất ( tính đến cote +689m) Khối, cấp trữ lượng  I-122  II-121  Tổng cộng   Tổng khối lượng các loại đất đá có trong mỏ (m3)  Đất phủ + xen kẹp  40.885  97.244  138.129    Đá cứng  138.166  311.096  449.262   Tổng khối lượng đất đá    587.391   Tỷ lệ % đá đạt yêu cầu chỉ tiêu tính trữ lượng  Đất phủ + xen kẹp  100  100     Đá cứng  100  100    Trữ lượng đá đạt yêu cầu chỉ tiêu tính trữ lượng  Đất phủ + xen kẹp  40.885  97.244  138.129    Đá cứng  138.166  311.096  449.262   Tổng TL đá toàn mỏ    449.262   Tổng TL khoáng sản phụ đi kèm    0   Tổng khối lượng đất bóc trong mỏ  40.885  97.244  138.129   5.1.3. Điều kiện kỹ thuật khai thác: - Điều kiện khai thác - Độ sâu tính trữ lượng: Đến cote +689m. - Hệ số đất bóc đối với đá xây dựng (đất phủ và đá bán phong hóa): (0,5 * Công suất khai thác mỏ: - Công suất dự kiến khai thác tại mỏ là 30.000m3 đá thành phẩm/năm. - Với mặt bằng chuẩn bị cuả mỏ, nếu có yêu cầu về khối lượng của các dự án trong khu vực đơn vị sẽ tập trung thêm năng lực về thiết bị để tăng công suất thiết kế lên khi cần thiết. * Tuổi thọ của mỏ: Tuổi thọ mỏ được xác định theo công thức: T = 95%Q/A + Tc Trong đó: T: Tuổi thọ mỏ. Q: Trữ lượng mỏ đưa vào thiết kế, Q = 449.262 m3. 95%: Là tỷ lệ khoáng sản khai thác được sau khi trừ đi 5% do sự hao hụt do đất đá xen kẹp và tổn thất trong quá trình khai thác. A: Công suất mỏ, A = 30.000m3 đá/năm; Tc: Thời gian xây dựng cơ bản, phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ, Tc = 0,8năm. Ta tính ra T = 14,8 năm * Chế độ làm việc: Chế độ làm việc của mỏ tuân theo chế độ làm việc thường áp dụng cho các mỏ khai thác lộ thiên trong nước và khu vực, cụ thể: Số ngày làm việc trong năm: 176 ngày. Số ca làm việc trong ngày: 1 ca vào ban ngày. Số giờ làm việc trong 1 ca: 7h. - Tổ khai thác đá : 18 người Có nhiệm vụ khoan nổ mìn, sơ chế đá Sản phẩm của tổ khai thác là đá nguyên liệu đầu vào + Thợ khoan nổ mìn: 06 người + Lao động thủ công: 12 người - Tổ bốc xúc vận tải: 05 người. Nhiệm vụ của tổ này là xúc bốc và vận chuyển đá khai thác, đá thành phẩm và đất đá thải bao gồm: + Thợ máy đào: 01 + Thợ máy xúc lật: 01 + Lái xe ô tô: 03 - Tổ chế biến: 05 người Có nhiệm vụ nhận đá nguyên liệu, chế biến ra các loại đá sản phẩm : 4x6; 2x4, 1x2 và đá bột theo yêu cầu của đơn vị. Tổ trực tiếp quản lý máy nghiền – sàng, trạm phát điện, hệ thống bơm, đường ống, bể nước chống bụi. Trực tiếp xuất đá sản phẩm lên phương tiện theo lệnh của đội và doanh nghiệp. Số lượng: 05 người (04 người làm trên 01 máy, 01 người thay đổi ca) 7.3.2.2. Quản lý gián tiếp: 5 người + Giám đốc điều hành mỏ: 01 người; phụ trách trung, chịu trách nhiệm mọi mặt công tác sản xuất và kỹ thuật an toàn lao động của mỏ. + Kế toán, thủ quỹ : 02 người + Nhân viên cấp phát vật tư: 01 người + Bảo vệ : 01người Tổng biên chế lao động: 33 người Sơ đồ bố trí nhân lực của chủ đầu tư:  2. Phương pháp khai thác Dựa vào địa hình khai thác có địa hình bằng phằng, đá xây dựng lộ trên mặt bằng, sử dụng phương pháp khai thác lộ thiên bằng cơ giới. Các khâu công nghệ: Phá vỡ đất đá bằng khoan bắn mìn lỗ khoan trung bình, bốc xúc bằng máy xúc thuỷ lực, vận chuyển bằng ôtô, nghiền đập bằng tổ hợp liên hợp. 2.1. Trình tự khai thác Dựa vào phương án mở vỉa đã chọn, trình tự khai thác được tiến hành: Đào đường hào mở vỉa và bóc tầng phủ xuất phát từ góc phía đông nam mỏ để khai thác trước và khai thác từ trên xuống dưới. Khai thác từ phía đông nam sang phía tây bắc, moong hướng về phía đông nam. - Biện pháp thi công: Trong quá trình bóc tầng phủ được tiến hành bằng máy đào kết hợp với ôtô vận chuyển. Khoan nổ tạo mặt bằng với máy khoan cầm tay đường kính 42mm, khoan khai thác bằng máy khoan thuỷ lực có đường kính lỗ khoan 76mm. Trình tự khai thác được tiến hành từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới được tóm tắt như sau: - Tiến hành bóc tầng phủ và tạo mặt bằng. - Khoan tạo lỗ và nổ mìn phá đá bằng vật liệu nổ công nghiệp. - Sơ chế và phân loại đá bằng búa đập kết hợp với thủ công. - Xúc bốc, vận chuyển tới bãi chế biến để sản xuất các loại đá thành phẩm theo yêu cầu. Tuyến công tác được chia thành 3 phân khu: Khu vực I: Khu vực đã nổ mìn chế biến sơ bộ và xúc vận chuyển. Khu vực II: Khu vực khoan. Khu vực III: Khu vực dự trữ khoan. 2.2 Hệ thống khai thác a. Hệ thống khai thác Hệ thống khai thác có liên quan chặt chẽ với đồng bộ thiết bị khai thác sử dụng cho mỏ. Mặt khác hệ thống khai thác được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện địa hình của mỏ, phù hợp với công suất thiết kế của mỏ...Hệ thống khai thác theo Dự án đầu tư lập đã được phê duệt là: Hệ thống khai thác lộ thiên theo lớp bằng, đường kính lỗ khoan d=76mm, tuyến khai thác phát triển dọc một bờ khai thác, khấu từ trên xuống, từ ngoài vào trong, xúc vận chuyển trực tiếp tại chân tầng b. Các thông số của hệ thống khai thác Được tính toán trong báo cáo dự án đầu tư xây dựng công trình với các thông số cơ bản và giá trị như nêu trong bảng: Bảng II.3 STT  CÁC THÔNG SỐ  KÝ HIỆU  ĐƠN VỊ  SỐ LƯỢNG   1  Chiều cao tầng khai thác  Ht  Mét  4-5   2  Góc nghiêng sườn tầng khai thác  (t  Độ  80-85   3  Góc nghiêng sườn tầng kết thúc  (kt  Độ  55-60   4  Chiều cao tầng kết thúc khai thác  Hkt  Mét  16   5  Chiều dài tuyến công tác tối thiểu  Lct  Mét  90    - Block khoan nổ mìn:  Lkn  m  30    - Block đang xúc bốc:  Lxb  m  30    - Block dự trữ khoan:  Ldt  m  30   6  Chiều rộng dải khấu  A  Mét  10.8   7  Chiều rộng đai bảo vệ  Bbv  Mét  3,3   Nguồn: Dự án khai thác mỏ Sơ đồ công nghệ khai thác đá xây dựng Chư Á như sau: 2.2.3. Các khâu công nghệ a) Công tác khoan nổ mìn - Các chỉ tiêu tính toán, lựa chọn Được tính toán lựa chọn trong báo cáo dự án đầu tư xây dựng công trình với các thông số cơ bản và giá trị như nêu trong bảng sau: Bảng II.4 TT  TÊN CHỈ TIÊU  Ký hiệu  Đơn vị  Số lượng   1  Đường kính lỗ khoan  d  mm  76   2  Đường kháng chân tầng  W  m  2,7   3  Chiều sâu khoan thêm  Lkt  m  0,5   4  Khoảng cách giữa các lỗ khoan trong hàng  a  m  2,7   5  Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan  b  m  2,7   6  Số hàng lỗ khoan trong một đợt nổ  N  hàng  5   7  Chỉ tiêu thuốc nổ đơn vị  Q  kg/m3  0,34   8  Lượng thuốc nổ nạp trong một lỗ khoan:  Q  kg  12   9  Chiều cao nạp thuốc:  Lth  m  3   10  Chiều dài nạp bua:  Lb  m  2,5   11  Xuất phá đá của một mét khoan  P  m3/mk  6,3   12  Khối lượng thuốc nổ lớn nhất trên một đợt nổ  Q  kg  500   13  Mạng nổ mìn là mạng tam giác đều   14  Công nghệ nổ mìn lựa chọn cho mỏ là nổ mìn bằng dây nổ (dưới lỗ) và kíp điện vi sai (trên mặt), chiều dài dây nổ tính bằng 1,1 lần chiều dài lỗ khoan. Dùng thuốc thông dụng dùng trong mỏ là thuốc nổ Nhũ tương chịu nước và thuốc AD1   Nguồn: Dự án khai thác mỏ b) Phá đá quá cỡ Khi nổ mìn khai thác, vì nhiều lý do đá nổ ra sẽ có một khối lượng nhỏ đá quá cỡ không phù hợp với dung tích của gầu máy xúc, lưỡi máy gạt, thiết bị vận tải, v.v. do đó, phải tiến hành phá đá quá cỡ. Trước đây, các mỏ đá lộ thiên công tác phá đá quá cỡ chủ yếu sử dụng phương pháp khoan nổ mìn bằng lỗ khoan con. Phương pháp này có nhược điểm là mất an toàn, đá văng xa, tiếng ồn lớn. Hiện nay công nghệ phá đá quá cỡ trên mỏ lộ thiên là dùng các đầu đập thuỷ lực được gắn trên các máy xúc thuỷ lực, ưu điểm của phương pháp này là: tiếng ồn nhỏ, an toàn tuyệt đối cho người lao động gần khu vực có đá quá cỡ. Đơn vị tư vấn đề nghị chủ đầu tư sử dụng biện pháp này. c) Công tác xúc bốc * Sản lượng đá cần xúc bốc - Khối lượng xúc đá nguyên khai: 45.000 m3/năm - Khối lượng bóc đất phủ: 10.000 m3/năm = 13.000m3 đất rời/năm - Khối lượng đá thành phẩm 30.000 m3/năm Tổng khối lượng là: 85.000m3 đất đá rời/năm * Phương pháp xúc bốc, vận chuyển Đối tượng của khâu xúc bốc tại mỏ là đá nổ mìn và đất phủ. Dự án sử dụng 01 máy xúc thuỷ lực có dung tích gầu 1,25 ( 1,5m3 đủ đáp ứng yêu cầu cho công tác bóc phủ và xúc bốc đá nổ mìn trên tầng. Dự kiến dùng máy xúc thuỷ lực hiệu kobeko cho công tác xúc bốc. Đất phủ xúc bốc trực tiếp lên ôtô vận chuyển đi san lấp, đắp nền; đá nguyên liệu được đập vỡ bằng nổ mìn xúc bốc lên ôtô vận chuyển về trạm đập. d) Công tác vận tải Đối tượng của khâu vận tải trong mỏ là đất phủ cần phải bóc và đá khai thác với tổng khối lượng trung bình là 58.000 m3 đá rời/năm. Trong đó: Đất phủ:  10.000 m3 nguyên khối = 13.000m3 nguyên khai nở rời   Đá khai thác:  30.000 m3 nguyên khối = 45.000m3 nguyên khai nở rời   Khối lượng vận tải trung bình trong ngày là: 330 m3/ngày Đất phủ trong quá trình khai thác được vận chuyển ra làm mặt bằng bãi chế biến thủ công, cách khu vực khai khoảng 100m; đá khai thác vận chuyển ra trạm nghiền sàng của chủ đầu tư với cung độ vận tải trung bình là 100m. Dùng ô tô tự đổ có tải trọng 12 tấn , năng suất trung bình với cung độ vận tải nêu trên là 120-150 m3/ca. Do đó, tổng số xe cần sử dụng để vận tải cho khâu khai thác tại mỏ là 1,5 chiếc. Ngoài ra, để vận chuyển đá thành phẩm chân công trình, cần sử dụng 01 ô tô cùng loại. Tổng số ô tô sử dụng: 2 chiếc. e) Công tác san gạt Để san gạt đất phủ cần phải bóc và một phần khối lượng đá nổ mìn trong khi xúc bốc lên phương tiện vận tải, khối lượng đất bóc (đất phủ + đá thải) trung bình hàng năm là: 13.000m3 nở rời/năm. Khối lượng này sử dụng xe xúc lật làm việc tại trạm đập nghiền. f) Công tác chế biến đá Chế biến đá là khâu quyết định sản phẩm đã khai thác thành sản phẩm thương phẩm, đồng thời nó cũng quyết định hiệu quả của quá trình khai thác và chế biến. Vì vậy việc chọn một công nghệ chế biến và các thiết bị chế biến để đem lại hiệu quả kinh tế cao là một yêu cầu quan trọng. Đối với mỏ đá Chư Á, chế biến khoáng sản chính là công việc tổ chức đập, nghiền và sàng phân loại thành các loại đá khác nhau theo yêu cầu của thị trường. * Công suất chế biến đá Toàn bộ khối lượng đá nguyên khai khai thác được của mỏ đều được chuyển tới khu vực chế biến (nghiền sàng). Như vậy, công suất đầu vào của công tác nghiền sàng đá là: A0 = 30.000 m3 đá nguyên khối/năm. Các sản phẩm đầu ra sau chế biến cụ thể như sau: - Đá kích cỡ 2 x 4 cm:  6.000m3/năm   - Đá kích cỡ 4 x 6 cm:  12.000m3/năm   - Đá kích cỡ 1 x 2 cm:  12.000m3/năm   Với tỷ lệ tiêu hao đá nguyên liệu trong thực tế: - Đá kích cỡ 1 x 2 cm:  45% m3 nguyên liệu/m3 đá sản phẩm   - Đá kích cỡ 0 x 4 cm:  40% m3 nguyên liệu/m3 đá sản phẩm   - Đá mi bụi:  15% m3 nguyên liệu/m3 đá sản phẩm   * Qui trình công nghệ: Dựa vào chủng loại và qui cách sản phẩm nêu trên, qui trình công nghệ theo loại thiết bị được chọn lựa như sau: đá nguyên liệu được ô tô chở từ khai trường hoặc từ bãi dự trữ đựợc đổ vào Bunke, từ Bunke đá được băng tải chuyển vào máy đập hàm; trước khi đưa vào máy máy đập hàm, đất cát lẫn trong đá nguyên liệu qua khe hở rơi xuống băng tải để bỏ ra ngoài. Qua máy đập hàm, đá hỗn hợp được băng tải đưa lên sàn rung. Đá trên sàn với lưới sàn 6x6cm được rót vào máy nghiền côn, đá được chuyển qua các băng tải làm thành chu kỳ khép kín ở công đoạn này. Đá lọt qua lưới sàn 6x6cm rơi xuống lưới sàn 4x4cm, loại trên sàn được bằng tải đưa ra đống đá 4x6cm. Đá lọt qua lưới sàn 4x4cm lại lần lượt được đưa qua các lưới sàn 2x2cm và qua lưới sàn 1x1cm. Đá nằm lại trên lưới sàn 4x4cm là đá 2x4 và đá nằm lại trên lưới sàn 2x2cm là đá 1x2. Cuối cùng là loại đá mạt (0-0.5cm) là đá lọt qua lưới sàn 1x1cm. * Thiết bị nghiền sàng: Dựa vào khối lượng đá nguyên liệu cần chế biến trong một ngày là 150m3 và 01 ngày làm việc của máy là 6h, khối lượng 1h làm việc của máy (hệ số làm việc của máy là 0.9) sẽ là: 150m3/6/0.9 = 27m3/h. Để đáp ứng khối lượng tên cần một tổ hợp đập - nghiền – sàng liên hợp CM-739/CM740 có năng suất 25m3/h do Liên Xô cũ chế tạo. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ KHI NGHIỀN SÀNG 2.4 Lựa chọn đồng bộ thiết bị Căn cứ vào tính chất cơ lý của đá xây dựng Chư Á, căn cứ vào mục tiêu đầu tư và khả năng đầu tư trang bị đã được lựa chọn của Công ty TNHH Châu Phát, căn cứ vào điều kiện, tính chất khai thác, sản lượng mỏ, chọn các thiết bị sản xuất đầu tư theo kiểu tận dụng MMTB sẵn có của đơn vị; Dựa vào công suất khai thác, chế độ làm việc của mỏ và năng suất thiết bị, số lượng thiết bị sản xuất chính và nhân lực được nêu trong bảng: Bảng II.5 TT  Loại thiết bị  Đơn vị  Mã hiệu  S.lượng  G.chú   1  Máy khoan tự hành  Cái   01  Thuê ngoài   2  Búa đập đồng bộ ( 110  Cái  Cobelco  01  Lắp búa vào máy đào   3  Máy đào V = 1,25 m3  Cái  Cobelco  01  Xe cũ của chủ đầu tư   4  Ô tô tự đổ 12 tấn  Cái  Kamaz  02  Xe cũ của chủ đầu tư   5  Máy xúc lật V = 2,4m3  cái  Kawasaki  01  Xe cũ của chủ đầu tư   6  Nghiền sàng, chế biến  Bộ  736-740  01  Đầu tư mới   7  Kéo điện trung thế và hạ thế  trạm  250KVA  01  Đã đầu tư   Nguồn: Dự án khai thác mỏ Đặc tính kỹ thuật của thiết bị Thiết bị sản xuất chính được 1số sử dụng thiết bị của dây chuyền cũ giá trị sử dụng 80% 2.5. Tổng hợp nhu cầu năng lượng, nhiên liệu và nước phục vụ sản xuất Nhu cầu về năng lượng, nhiên liệu, nước phục vụ khai thác, chế biến sản xuất 30.000m3 nguyên khối/năm sản phẩm tính theo định mức như nêu trong bảng sau: Tạm quy đổi 30.000m3 đá nguyên khối = 82.200tấn; đất bóc 10.000m3 nguyên khối = 20.000tấn (tỷ trọng đá 2,74kg/m3, đất lẫn đá 2kg/m3 ) BẢNG TỔNG HỢP NGUYÊN NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG Bảng II.6 TT  Nguyên, nhiên liệu sử dụng  Định mức tiêu hao  Nhu cầu hàng năm của mỏ     Đơn vị  Giá trị    1  Nhiên liệu      1.1  Dầu điezel  kg/tấn  0,887  72.911 kg   1.2  Xăng (5% lượng dầu điezel)  kg/tấn  0,04  2.916 kg   1.3  Dầu thuỷ lực mỡ bôi trơn  kg/tấn  0,04  2.916 kg   2  Thuốc và vật liệu nổ      2.1  Thuốc nổ (cả nổ lần 2)  kg/tấn  0,14  11.508kg   2.2  Kíp nổ  cái/ tấn  0,0016  132 chiếc   2.3  Dây điện  m/ tấn  0,036  3.000mét   2.4  Dây nổ  m/ tấn  0,018  1.480mét   3  Nguyên, nhiên liệu khác      3.1  Điện năng  KW/tấn  0,428  35.187 KW   3.2  Nước công nghiệp (dùng tưới bụi đường và bụi khoan)  m3/ngày  16,7  2.940m3   3.3  Nước sinh hoạt  m3/ngày  0,6375  112m3   Ghi chú: Tính theo thiết kế 1 năm làm 176 ngày, mỗi ngày làm 1 ca 7h. a) Nhu cầu về năng lượng và phương thức cung cấp Hiện tại Công ty đã hạ trạm điện hạ thế (250 KVA) ở khu vực chế biến. b) Nhu cầu về nhiên liệu, thuốc nổ và phương thức cung cấp Nhu cầu về nhiên liệu trong năm của mỏ: Dầu diezen 72.911 kg/năm, xăng 2.916 kg/năm, mỡ 2.916 kg/năm, thuốc nổ 11.508kg/năm. Xăng dầu do trạm xăng dầu xã Chư Á cung ứng, thuốc và vật liệu nổ do Công ty hoá chất mỏ Tây Nguyên cung ứng. c) Nhu cầu về cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt và phương thức cung cấp * Nước sản xuất: 2.940m3/năm trong đó bao gồm để chống bụi trong quá trình nghiền sàng, rửa xe, và cho tưới đường... + Cung cấp cho trạm nghiền sàng: 10m3/ca; tổng lượng nước phục vụ nghiền sàng là 10m3 x 176ngày = 1.760m3/năm. + Cung cấp tưới đường: Dùng xe tưới chuyên dụng bơm nước từ hố thu nước tại mỏ để tưới đường, bình quân tưới ngày 02lần tương ứng khoảng 5m3. Tổng lượng nước tưới đường trong năm khoảng 176ngày x 5m3 = 880m3. + Nước rửa xe khoảng 300m3/năm * Nước sinh hoạt: Nước sinh hoạt phục vụ cho hoạt động vệ sinh cá nhân, sinh hoạt, toilet của công nhân viên được tính toán như sau: - Tính lượng nước sinh hoạt Với 33 công nhân tham gia thi công trực tiếp tại mỏ, lượng nước thải sinh hoạt của cơ sở được ước tính: + Nước dùng cho vệ sinh, tắm, rửa của công nhân trong khu mỏ: Tại mỏ công nhân là người địa phương nên hết ca làm việc về tắm rửa tại nhà. Số công nhân còn lại tại mỏ là bảo vệ và lái máy ước khoảng 5 người sử dụng Q cấpSh/VS = 5 người x 45lít/ng.ca(*) = 0,225m3/ngày (*) Theo tiêu chuẩn 20TCN-33-85 Bộ Xây dựng, lượng nước dùng cho vệ sinh, tắm, rửa tính cho 1 công nhân là 45 lít/ca. + Nước dùng nhu cầu chuẩn bị bữa ăn của công nhân trong khu mỏ: Q cấpSh/NA = 33 người x 25lít/ng(**) = 0,825 m3/ngày Tại mỏ công nhân ăn tại nhà ăn tập thể chủ yếu là bữa trưa nên khối lượng nước dùng cho chuẩn bị bữa ăn là 0,825/2 =0,4125m3/ngày. (**) Theo tiêu chuẩn TCVN 4474-87, lượng nước sử dụng cho nhà ăn tập thể tính cho 1 công nhân là 25 lít/ngày. Tổng lượng nước dùng cho sinh hoạt của công nhân mỏ: QcấpSH = Q cấpSH/VS + Q cấpSH/NA = 0,225 + 0,4125 = 0,6375m3/ngày Thực tế số công nhân ăn trưa tại mỏ có thể giảm hơn nữa do về nhà ăn cơm bởi vậy lượng nước sinh hoạt có thể sẽ ít hơn theo tính toán. Tổng lượng nước sinh hoạt trong cả năm ( 176ngày) là: 176ngày x 0,6375 = 112m3. - Giải pháp cấp nước Nguồn nước được lấy từ giếng khoan. Nước cho sinh hoạt được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn cho sinh hoạt. * Giải pháp cấp nước - Nguồn nước cho sinh hoạt được lấy từ giếng khoan, qua xử lý đảm bảo tiêu chuẩn cho sinh hoạt. - Cung cấp tưới đường: Dùng xe tưới chuyên dụng bơm nước từ suối cạnh mỏ - Nước chống bụi trong khi khoan được bơm trực tiếp vào hệ thống tưới, hút bụi của máy khoan. Sơ đồ hoạt động tổng quát của dự án khai thác mỏ: THỜI KỲ  HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN  CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN       3. Tác động đến môi trường Dự án Khai thác chế biến đá xây dựng xã Chư Á, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Quá trình thực hiện dự án sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho môi trường xung quanh trong cả 3 giai đoạn của dự án bao gồm: - Giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng các hạng mục cơ bản. - Giai đoạn khai thác mỏ đá. - Giai đoạn đóng cửa mỏ. Các tác động đến môi trường có thể trình bày tóm tắt trong Bảng II-7. Bảng II-7: Hạng mục thực hiện và tác động đến môi trường của dự án TT  Các hoạt động của Dự án  Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường   I  Giai đoạn mở mỏ và xây dựng cơ bản   1  Giải tỏa mặt bằng  - Chiếm dụng đất. - Thay đổi cảnh quan, sinh thái.   2  Xây dựng cơ sở hạ tầng mỏ và Bóc tầng phủ  - Bụi, tiếng ồn và khí thải, chất thải rắn - Phá bỏ thảm thực vật hiện có   II  Giai đoạn khai thác và chế biến đá   1  Nổ mìn  - Bụi, tiếng ồn và chấn động   2  Tháo khô mỏ  - Nước thải từ mỏ   3  Xúc bốc, vận chuyển  - Bụi và đất rơi vãi khi vận chuyển   4  Nghiền sàng  - Bụi, tiếng ồn và chấn động   5  Sinh họat, sửa chữa, bảo dưỡng xe, máy  - Nước thải và chất thải rắn từ mỏ   III  Giai đoạn đóng cửa mỏ    Kết thúc khai thác  - Giảm nguồn cung đá thương phẩm - Công nhân thất nghiệp    Cải tạo, phục hồi môi trường mỏ  - Thay đổi địa hình, cảnh quan   Ngoài những yếu tố tiêu cực nêu trên, dự án cũng có các yếu tố tích cực đến môi trường: - Mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương - Tạo công ăn việc làm cho người lao động, - Nâng cấp cơ sở hạ tầng trong khu vực (đường, điện …). Với đặc thù của cơ sở khai thác đá, Các tác động của dự án đến môi trường chủ yếu tập trung trong giai đoạn khai thác, chế biến và phân phối sản phẩm bởi các hoạt động này diễn ra thường xuyên, hàng ngày và kéo dài suốt quá trình 14,8 năm( theo tuổi thọ mỏ) khai thác mỏ. Các tác động trong giai đoạn giải phóng mặc bằng và giai đoạn đóng cửa mỏ đều diễn ra trong giai đoạn ngắn và mức độ tác động đơn giản, tuy nhiên cũng được Chủ đầu tư và cơ quan tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phân tích và trình bày đầy đủ. Các tác động tới môi trường khi dự án được thực hiện như sau: 3.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm khi XDCB Thời gian mở mỏ, san lấp mặt bằng và xây dựng nhà xưởng bao gồm các công việc chính sau: Chuẩn bị mặt bằng, xây dựng nhà làm việc, tập kết nguyên vật liệu xây dựng, vận chuyển đất đá và thi công xây dựng nhà xưởng, làm đường giao thông nội bộ, vận chuyển bốc dỡ và lắp đặt thiết bị, xây dựng đường điện trung thế, bóc lớp phủ tầng đầu tiên và làm hào giao thông,… Trong giai đoạn này Chủ đầu tư thực hiện khối lượng công việc tương đối, trong đó có sử dụng một khối lượng đáng kể đất đá trong việc san ủi mặt bằng,… Những công việc trên sẽ tạo ra những tác động đáng kể đến môi trường. 3.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải Trong giai đoạn này, các tác nhân phát thải ra môi trường rất nhỏ về cả số lượng và loại hình. Nguồn thải đáng kể nhất là chất thải rắn bao gồm cây cối phát sinh từ công tác phát quang và chất thải xây dựng phát sinh từ công tác thi công xây dựng nhà ở, kho bãi và làm đường giao thông trong mỏ. 3.1.1.1. Ô nhiễm chất thải rắn Nguồn thải phát sinh: - Cây cối phát quang trong quá trình chuẩn bị mặt bằng. Loại chất thải này chủ yếu là các loại cây bụi. Chất thải này nếu không được xử lý luôn, khi bị ẩm do nước mưa bị phân huỷ sẽ gây ra ô nhiễm rất lớn, đặc biệt là gây mùi khó chịu. Khối lượng ước tính trung bình 0,2m3 chất thải/1m2 diện tích mặt bằng. Tổng lượng chất thải rắn tính toán trong cả giai đoạn khoảng 6.000m3. - Chất thải xây dựng như gạch, đá, vôi vữa rơi vãi hoặc loại bỏ trong quá trình thi công xây dựng là không có vì mỏ chỉ làm lán trại tạm. - Chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng tại khu vực mỏ thực chất không nhiều do số lượng lao động thi công trong giai đoạn này chỉ khoảng 5-10 lao động và đa số là các lao động địa phương, làm 7h/ngày và ăn trưa, nghỉ ngơi tại nhà riêng. - Chất thải nguy hại do các quá trình chùi, rửa, bảo trì máy móc và các bình acquy của các phương tiện khai thác và vận chuyển thải ra tuy nhiên lượng chất thải này được dự báo không nhiều. 3.1.1.2. Ô nhiễm bụi Bụi phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu từ các nguồn sau: - Bụi phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng ... là rất ít , hiện tại toàn bộ khu văn phòng, bãi chế biến chủ đầu tư đã thực hiện trước khi cấp phép khai thác mỏ - Bụi phát sinh từ quá trình bóc đất phủ: Theo kết quả tính toán trữ lượng mỏ thì tổng khối lượng đất phủ phải bóc là khoảng 138.129m3; trong giai đoạn đầu chủ đầu tư tiến hành bóc phủ khoảng 10.000m3 ( lớp phủ trên cùng) tương đương khoảng 20.000tấn ( tỷ trong đất đá là 2tấn/m3). Theo kỹ thuật đánh giá nhanh của WHO thì trong hoạt động xúc bốc hệ số phát tán bụi là k =0,1 kg/tấn đất, đá được xúc bốc, nên lượng bụi phát tán do xúc bốc khối lượng đất nói trên được tính như sau: ( bụi phát tán = V Thể tích đất, cát xúc bốc x k = 20.000 m3 x 0,1kg/tấn = 2.000tấn. Tuy nhiên lượng bụi phát tán vào không khí còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, gió, độ ẩm không khí… Quá trình bóc lớp phủ dự kiến 1 tháng (30 ngày). Như vậy, mỗi ngày cần bốc 20.000tấn/30ngày = 667tấn/ngày tương ứng với lượng bụi phát tán vào không khí khoảng 66,7 kg bụi/ngày. 3.1.1.3. Nguồn ô nhiễm do khí độc Khí độc chủ yếu là các loại như: COx, SO2, NOx, CnHn... phát sinh do quá trình đốt cháy nhiên liệu của các động cơ hoạt động tại mỏ. Trong đồng bộ thiết bị thi công thì với cung đường vận chuyển ngắn khoảng 140m cả đi lẫn về và khoảng 176m để trở đầu xe, thì tỷ lệ xe máy làm việc đạt công suất như sau: 01 máy đào kèm 02 ôtô và 1máy ủi. Trong giai đoạn này thời gian tồn tại ngắn khoảng 30 ngày nên mức độ ảnh hưởng là nhỏ. 3.1.1.4 Ô nhiễm nước thải Trong giai đoạn này được thực hiện vào mùa khô nên không có nước mưa chảy tràn. Xây dựng nhà xưởng được xây dựng kiểu lán trại tạm, cây gỗ và thưng lợp bằng tol, thời gian xây dựng ngắn, lượng công nhân không đáng kể khoảng 5-10người nên tác động môi trường là không đáng kể. 3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 3.1.2.1. Chiếm dụng đất Dự án thực hiện dự kiến sẽ chiếm một phần diện tích cho 14,8 năm . Diện tích chiếm dụng: 4,8ha. - Diện tích khu khai trường là 3,8ha; - Bãi chế biến, nhà ở, bãi thải khoảng 1ha hiện chủ đầu tư đang quản lý. Toàn bộ 3,8 ha là đất hoang và lúa 1 vụ. Chủ đầu tư phải có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và người dân trong quá trình thực hiện. 3.1.2.2. Thay đổi cảnh quan khu vực Giai đoạn này, Chủ đầu tư tiến hành phát quang khu vực, xây dựng cơ sở hạ tầng như lán trại và đường giao thông trong mỏ. Do diện tích của khu mỏ không có người dân sinh sống, nên trong suốt quá trình xây dựng mỏ và tổ chức khai thác ít ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân ở đây. 3.1.2.3. Biến đổi hệ sinh thái vùng Quá trình phát quang, xây dựng cơ sở hạ tầng đã loại bỏ 1 một phần hệ sinh thái thực vật tồn tại lâu năm trên vùng diện tích mỏ. Tuy nhiên hệ sinh thái bị loại bỏ chỉ là đất hoang và lúa 1 vụ sự biến đổi này không mang tính hủy diệt và có thể bỏ qua. 3.1.3. Đối tượng và quy mô tác động 3.1.3.1. Các hộ dân trong vùng dự án Đối tượng tác động đầu tiên là các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Các hộ dân này sẽ bị thu hồi diện tích canh tác và chấp nhận được bồi thường kinh tế và canh tác tại vị trí mới mà Chủ đầu tư và Chính quyền địa phương bố trí hoặc chuyển đổi sang hình thức kinh tế khác. Thay đổi này có thể đem lại những khó khăn nhất định cho các hộ dân như môi trường sinh hoạt bị thay đổi, tiếp nhận vùng canh tác mới lạ, giá trị kinh tế bồi thường chưa thoả đáng hoặc không được sử dụng đúng mục đích. Do vậy, Chủ đầu tư phải phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương để có những biện pháp hỗ trợ đền bù tái định cư hợp lý cho người dân trong vùng dự án. - Ngoài ra các hộ dân có đất trong khu vực giải phóng mặt bằng, sau khi trao đất cho Công ty TNHH Châu Phát sử dụng, nếu có nhu cầu lao động tại mỏ Công ty sẽ tạo những điều kiện thuận lợi nhất để có thể làm việc tại mỏ. 3.1.3.2. Môi trường tự nhiên a) Tác động đến môi trường không khí Khi mỏ đi vào hoạt động các phương tiện chuyên chở máy xúc, ... sẽ tiêu hao một lượng nhiên liệu để vận hành động cơ, do vậy sẽ sinh ra bụi, tiếng ồn và khí thải tác động đến môi trường khu vực. b) Tác động của tiếng ồn và độ rung Tiếng ồn, độ rung phát sinh do việc chuẩn bị mặt bằng, bóc lớp phủ và xây dựng các công trình gây ra bởi các máy móc, thiết bị thi công xây dựng như xe vận tải, xe bốc xúc, nổ mìn, máy trộn bê tông, máy nổ, máy bơm, máy hàn, máy mài, cắt kim loại v.v... c) Tác động đến môi trường nước mặt Nhu cầu sử dụng nước của mỏ không lớn, song quá trình triển khai dự án có ảnh hưởng nhỏ tới nguồn nước, sẽ làm tăng độ đục của nguồn nước. Tại mặt bằng dự án khi có mưa to, hàng ngàn khối nước chảy qua khai trường cuốn theo đất đá sẽ bồi lấp các rãnh thoát và cản trở dòng chảy thoát nước của khu vực. d) Tác động đến vấn đề an toàn giao thông và lao động Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu sẽ làm gia tăng tai nạn giao thông. Ngoài ra, trong quá trình thi công, hoạt động của các máy móc, thiết bị xây dựng có thể dẫn tới tai nạn lao động tại khu vực thi công nếu người sử dụng và công nhân tại công trường không được hướng dẫn cẩn thận và không có trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp. Một trong những nguyên nhân gây tai nạn lao động cần đặc biệt quan tâm trong quá trình thi công là hoạt động nổ mìn. Trong dự án đầu tư, phương pháp nổ mìn sẽ áp dụng là phương pháp nổ mìn vi sai, được tiến hành vào thời gian công nhân nghỉ làm việc. Tuy nhiên bất kỳ sai sót nào trong quá trình tiến hành nổ cũng sẽ dẫn đến tai nạn nghiêm trọng. e) Môi trường kinh tế xã hội Quá trình ngắn nên chưa có tác động lên kinh tế xã hội của vùng dự án. 3.1.4. Các sự cố phát sinh Trong giai đoạn khảo sát, thiết kế và chuẩn bị mặt bằng dự án, các sự cố có thể phát sinh bao gồm: - Bất hoà giữa người dân địa phương và Chủ đầu tư về phương án đền bù. Sự cố này hoàn toàn có thể giải quyết được khi Chủ đầu tư phối hợp cùng Chính quyền địa phương giải quyết. - Dự án không được sự đồng tình ủng hộ của người dân địa phương do tâm lý lo sợ ô nhiễm môi trường dẫn đến việc gây khó dễ, phiền hà cho Chủ đầu tư. Giai đoạn bị kéo dài bởi các khó khăn như trên chưa được giải quyết, làm chậm cả quá trình triển khai dự án. 3.1.5. Đánh giá - Đối với dự án khai thác đá, giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng các hạng mục cơ bản không phải là giai đoạn tác động chính của dự án. Những tác động có liên quan tới chất thải của dự án là có nhưng chỉ ở mức độ rất nhỏ, phạm vi hẹp, thời gian thi công rất ngắn và đều mất đi khi dự án chuyển sang giai đoạn tiếp theo. - Tác động đáng kể nhất là chiếm dụng đất giao khoán rừng của người dân, do vậy chủ đầu tư phải phối hợp cùng các cơ quan quản lý để có thể giải quyết tốt phương án đền bù theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương. 3.2. Giai đoạn khai thác và chế biến đá 3.2.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 3.2.1.1. Ô nhiễm chất thải rắn Đây là giai đoạn phát sinh ô nhiễm chất thải rắn chính của dự án. Chất thải rắn phát sinh từ các nguồn thải sau: a) Đất, đá thải trong khai trường: Đất đá thải trong khai trường gồm, đá xen kẹp không đạt tiêu chuẩn được loại ra trong quá trình khai thác: Theo kinh nghiệm một số mỏ đá xây dựng tại tỉnh Gia Lai trong đó có các mỏ thuộc xã Chư Á... tỉ lệ đất và các tạp chất mà chúng không thể sử dụng để làm vật liệu xây dựng chiếm khoảng 2%. Như vậy, với hệ số đất bóc là 0,02, dung trọng đất đá thải khoảng 2,0tấn/m3 thì khối lượng đất, đá thải dự báo phát sinh trung bình như sau: Bảng II-8:Tính toán khối lượng đất bóc và đá thải đối với ngày khai thác bình thường Đá nguyên khối  Hàng năm  Ngày khai thác  Giờ khai thác    30.000 m3 /năm  170,5m3/ngày  24,4m3/giờ   Mức phát thải Đất đá thải  600 m3/năm  3,4m3/ngày  0,49m3/giờ    1.200 tấn/năm  6,8tấn/ngày  0,98tấn/giờ   Ghi chú: Tính theo thiết kế 1 năm làm 176 ngày, mỗi ngày làm 1 ca 7h. b) Đất, đá rơi vãi Chất thải phát sinh từ giai đoạn này có khối lượng không lớn, phát sinh từ quá trình bốc xúc và vận chuyển đất đá. Chất thải rắn phát sinh từ nguồn này chủ yếu đất đá do vận chuyển làm rơi vãi. Việc san ủi bóc phủ có thể gây sạt lở, trôi bùn đất, rơi vãi bùn đất trên đường chuyên chở. Ngoài ra đất đá bị bắn tung rơi vãi do nổ mìn cũng là một nguồn phát sinh chất thải c) Bùn thải trong quá trình khai thác Nguồn thải này phát sinh khi trời mưa to đến rất to. Lượng đất cát bề mặt bị nước mưa rửa trôi chảy theo hướng từ trên cao xuống, từ các điểm cao của khai trường xuống sân công nghiệp và mương máng thoát nước của nhà máy và khu vực. Tác động này trong giai đoạn khai sẽ ở mức độ lớn hơn nhiều so với tác động khi chưa có dự án do lớp phủ bề mặt là các thảm thực vật có tác dụng chống rửa trôi trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và khai thác đã phá bỏ phần lớn. Nguồn thải này phát sinh sẽ gây ô nhiễm bề mặt khu mỏ, gây tắc các đường mương máng dẫn nước của khu mỏ và khu lân cận. d) Chất thải sinh hoạt - Chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tại khu vực mỏ tạo ra như vỏ đồ hộp, bao bì, đồ ăn thừa,... Ước tính có khoảng 33 công nhân tham gia thi công trong suốt giai đoạn thi công dự án. Lượng phát thải tính cho 1công nhân là khoảng 0.2 – 0,3 kg/người/ngày. Như vậy tổng lượng phát thải này tính toán vào khoảng 6,6–9,9 kg/ngày. đ) Chất thải nguy hại Nguồn chất thải nguy hại được nhận dạng bao gồm: - Dầu nhớt thải phát sinh tại khu khai trường và xưởng cơ khí. - Giẻ lau do sửa chữa và lau chùi máy móc bị nhiễm dầu nhớt. Chất thải do các quá trình chùi rửa, bảo trì máy móc và các bình acquy của các phương tiện khai thác và vận chuyển thải ra, tuy nhiên lượng chất thải này được dự báo là không nhiều. 3.2.1.2. Ô nhiễm nước thải Nguồn gốc ô nhiễm nước thải trong hoạt động khai thác bao gồm: - Nước mưa chảy tràn, đặc biệt là vào mùa mưa mang theo nhiều cặn lơ lửng. - Nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc trên mỏ, chủ yếu chứa cặn bã, các chất hữu cơ bị phân huỷ, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật. a) Ô nhiễm nước mưa chảy tràn Loại nước này sinh ra do lượng nước mưa rơi trên mặt bằng khu vưc dự án. Nước mưa chảy tràn có chất lượng phụ thuộc vào độ trong sạch của khí quyển và lượng các chất rửa trôi trên mặt bằng khu vực dự án. Thành phần nước mưa chảy tràn gồm các chất hoà tan lắng đọng trên bề mặt cơ sở sản xuất, các chất lơ lửng bị nước mưa cuốn trôi. Lượng nước mưa chảy tràn theo tính toán phụ thuộc lượng mưa và diện tích mặt bằng của khu mỏ. Quá trình khai thác với rất nhiều máy móc, thiết bị cơ giới và xe vận tải thì các chất ô nhiễm như dầu, mỡ rơi vãi, vật liệu thừa và chất thải sinh hoạt của công nhân rất dễ xâm nhập vào nước nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận. - Tính toán lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất Để tính toán được tác động lớn nhất của nguồn thải này, Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn môi trường đề xuất phương pháp tính lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất trong năm có thể xảy ra để có biện pháp thoát nước hợp lý, chống tình trạng gây lũ, xói lở cho vùng thấp và ứ đọng nước ô nhiễm. Lượng nước mưa lớn nhất ngày đêm chảy tràn trong khu vực có thể xác định như sau: Qmax = F. W (m3/ngày.đêm) (4-2) Trong đó: + F - diện tích mặt bằng khu vực dự án (m2) F = 3,8 ha = 38.000m2 + W - lượng mưa ngày trung bình tháng lớn nhất của năm 2009 + Tháng có lượng mưa ngày trung bình lớn nhất trong năm 2009 là tháng 9 năm 2009. Wmax = 645,3mm (quan trắc được tại trạm Pleiku - Nguồn: niên giám thống kê 2009). Qmax = 38.000 x 645,3 /31 /1.000 = 791 m3/ngày.đêm - Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa: với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó). Hàm lượng chất bẩn trong nước mưa đợt đầu tại khu vực mỏ được ước tính như sau: + Hàm lượng BOD5 khoảng: 35 - 50 mg/l; + Hàm lượng TSS khoảng: 500 - 1.100 mg/l. + Hàm lượng COD khoảng 81mg/l Nguồn: Giá trị các định mức theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới . Ngoài ra, trong thành phần của nước mưa có chứa kim loại nặng do hoà tan từ khoáng vật, dầu mỡ cuốn trôi từ bề mặt, tuy vậy tải lượng dự đoán là rất ít. b) Ô nhiễm nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động vệ sinh cá nhân, sinh hoạt, toilet của công nhân viên có thể gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận bởi các chất hữu cơ ở dạng lơ lửng, hòa tan và các vi khuẩn như coliform nếu không được xử lý. - Tính lượng nước thải sinh hoạt Với 33 công nhân tham gia thi công trực tiếp tại mỏ, lượng nước thải sinh hoạt của cơ sở được ước tính: + Nước dùng cho vệ sinh, tắm, rửa của công nhân trong khu mỏ: Tại mỏ công nhân là người địa phương nên hết ca làm việc về tắm rửa tại nhà. Số công nhân còn lại tại mỏ là bảo vệ và lái máy ước khoảng 5 người sử dụng Q cấpSh/VS = 5 người x 45lít/ng.ca(*) = 0,225m3/ngày (*) Theo tiêu chuẩn 20TCN-33-85 Bộ Xây dựng, lượng nước dùng cho vệ sinh, tắm, rửa tính cho 1 công nhân là 45 lít/ca. + Nước dùng nhu cầu chuẩn bị bữa ăn của công nhân trong khu mỏ: QcấpSh/NA = 33 người x 25lít/ng(**) = 0,825 m3/ngày Tại mỏ công nhân ăn tại nhà ăn tập thể chủ yếu là bữa trưa nên khối lượng nước dùng cho chuẩn bị bữa ăn là 0,4125m3/ngày. (**) Theo tiêu chuẩn TCVN 4474-87, lượng nước sử dụng cho nhà ăn tập thể tính cho 1 công nhân là 25 lít/ngày. Tổng lượng nước dùng cho sinh hoạt của công nhân mỏ: QcấpSH = QcấpSH/VS + QcấpSH/NA = 0,225 + 0,4125 = 0,6375m3/ngày + Tổng lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân mỏ: QthảiSH = QcấpSH*80% = 0.6375 * 80% = 0,51 m3/ngày Thực tế số công nhân ăn trưa tại mỏ có thể giảm hơn nữa do về nhà ăn cơm bởi vậy lượng nước thải có thể sẽ ít hơn theo tính toán. 3.2.1.3. Ô nhiễm bụi Bụi chủ yếu phát sinh ở các công đoạn: khâu khai thác đá (chủ yếu từ khâu nổ mìn, đập đá, bốc xúc đá, khâu chế biến đá và khâu vận chuyển về trạm nghiền. a) Bụi phát sinh từ khâu khai thác Khi nổ mìn, từ khối đá sẽ vỡ ra thành những tảng, cục, hòn, … với các kích cỡ khác nhau. Trong số đó có những hạt kích thước cỡ phần trăm, phần mười mm, được đưa vào không khí gây hiện tượng ô nhiễm bụi. Đồng thời khi nổ mìn, các chất NO2, SO2, CO… cũng được giải phóng và phát tán vào không khí.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án- Khai thác, chế biến đá xây dựng xã Chư Á - thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai.doc