Dự án đầu tư xây dựng VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định

Mục Lục Mục Luc . i Đặt vấn đề . 1 Phần 1 . 2 Tên công trình, cơ sở xây dựng dự án 2 I. Tên công trình 2 II. Thời gian xây thực hiện dự án . 2 III. Cơ sở xây dựng dự án . 2 1. Cơ sở pháp lý 2 2. Cơ sở khoa học và thực tiễn 3 2.1. Đặc điểm tự nhiên 4 2.1.1. Vị trí địa lý . 4 2.1.2. Địa hình địa mạo 4 2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, thuỷ triều, tốc độ bồi lắng 5 2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng 7 2.1.5. Đặc điểm của lớp thực bì . 8 2.1.6. Các kiểu Sinh cảnh đất ngập nước . 9 2.1.7. Khu hệ Thực vật 13 2.1.8. Khu hệ động vật . 15 2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội . 17 2.2.1. Đặc điểm về xã hội . 17 2.2.2. Đặc điểm về kinh tế . 19 2.2.3. Tình hình đời sống nhân dân các xã trong vùng đệm 23 2.2.2. Tình hình các cơ sở hạ tầng . 25 2.2.4. Các áp lực ảnh hưởng đến Vườn quốc gia Xuân Thuỷ . 28 2.2.5. Tiềm năng phát triển du lịch trong khu vực 30 2.3. Đánh giá quá trình bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia 32 3. Đặc điểm nổi bật và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng Vườn quốc gia . 37 3.1. Các giá trị nổi bật 37 3.2. Sự cần thiết đầu tư xây dựng Vườn quốc gia . 38 3.2.1. Căn cứ chiến lược bảo vệ môi trường và bảo vệ tự nhiên quốc gia . 38 3.2.2. Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế, du lịch của tỉnh Nam Định 38 3.3.3. Căn cứ tiềm năng nghiên cứu khoa học và giáo dục tuyên truyền 39 Phần 2 . 41 Nội dung dự án đầu tư . 41 I. Mục tiêu 41 II. Luận chứng về quy hoạch vườn quốc gia . 42 2.1. Luận chứng về phạm vi ranh giới và diện tích . 42 2.2. Luận chứng phân khu chức năng . 42 2.2.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt . 43 2.2.2. Phân khu phục hồi sinh thái 44 2.2.3. Phân khu hành chính dịch vụ 46 2.2.4. Vùng đệm . 47 2.3. Luận chứng về phạm vi du lịch sinh thái 48 III. Các chương trình hoạt động 49 1. Chương trình Bảo vệ . 49 1.1. Tổ chức hội nghị ranh giới và đóng cột mốc . 50 1.2. Quản lý bảo vệ rừng 51 1.3. Phòng cháy chữa cháy rừng . 53 1.4. Tổ chức các trạm bảo vệ 54 1.5. Xây dựng trụ sở chỉ đạo công tác bảo tồn thiên nhiên 56 1.6. Nâng cấp tôn tạo đường tuần tra bảo vệ . 58 1.7. Phương pháp tiếp cận 58 2. Chương trình phục hồi sinh thái có sự tham gia của người dân . 58 2.1. Quản lý sử dụng và phục hồi sinh thái đầm tôm . 59 2.2. Quản lý sử dụng và phục hồi sinh thái bãi vạng 60 2.3. Vườn ươm . 62 2.4. Vườn thực vật . 63 2.5. Khoán bảo vệ và khoanh nuôi . 64 2.6. Trồng rừng và cây cảnh quan sinh thái 65 2.7. Phương pháp tiếp cận 66 3. Chương trình nghiên cứu khoa học và đào tạo . 66 3.1. Chương trình nghiên cứu . 66 3.2. Chương trình đào tạo . 67 3.3. Dịch vụ khoa học . 67 4. Chương trình tuyên truyền giáo dục . 68 5. Chương trình du lịch sinh thái . 68 IV. Các giải pháp về quản lý dầu từ và hiệu quả đầu tư 69 1. Giải pháp về tổ chức quản lý . 69 1.1. Phân cấp quản lý 69 1.1.1. Chủ quản đầu tư . 69 1.1.2. Chủ đầu tư 69 1.2. Tổ chức quản lý . 69 1.2.1 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý 69 1.2.2 Biên chế cán bộ, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban . 70 2. Giải pháp vốn đầu tư 73 2.1. Cơ sở xây dựng vốn đầu tư 73 2.2. Tổng hợp mức vốn đầu tư 73 2.3. Nguồn huy động vốn đầu tư . 74 2.4. Kế hoạch vốn và tiến độ đầu tư 75 3. Hiệu quả của dự án . 76 3.1. Khoa học và bảo tồn thiên nhiên 76 3.2. Môi trường . 77 3.3. Kinh tế - Xã hội 77 3.4. Nghiên cứu khoa học và tuyên truyền giáo dục . 77 Phần III . 79 Kết luận và kiến nghị 80 I. Kết luận 80 II. Một số kiến nghị . 80

doc86 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3027 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án đầu tư xây dựng VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Luc Mục Luc i Đặt vấn đề 1 Phần 1 2 Tên công trình, cơ sở xây dựng dự án 2 I. Tên công trình 2 II. Thời gian xây thực hiện dự án 2 III. Cơ sở xây dựng dự án 2 1. Cơ sở pháp lý 2 2. Cơ sở khoa học và thực tiễn 3 2.1. Đặc điểm tự nhiên 4 2.1.1. Vị trí địa lý 4 2.1.2. Địa hình địa mạo 4 2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, thuỷ triều, tốc độ bồi lắng 5 2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng 7 2.1.5. Đặc điểm của lớp thực bì 8 2.1.6. Các kiểu Sinh cảnh đất ngập nước 9 2.1.7. Khu hệ Thực vật 13 2.1.8. Khu hệ động vật 15 2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 17 2.2.1. Đặc điểm về xã hội 17 2.2.2. Đặc điểm về kinh tế 19 2.2.3. Tình hình đời sống nhân dân các xã trong vùng đệm. 23 2.2.2. Tình hình các cơ sở hạ tầng. 25 2.2.4. Các áp lực ảnh hưởng đến Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 28 2.2.5. Tiềm năng phát triển du lịch trong khu vực . 30 2.3. Đánh giá quá trình bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia. 32 3. Đặc điểm nổi bật và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng Vườn quốc gia 37 3.1. Các giá trị nổi bật 37 3.2. Sự cần thiết đầu tư xây dựng Vườn quốc gia 38 3.2.1. Căn cứ chiến lược bảo vệ môi trường và bảo vệ tự nhiên quốc gia 38 3.2.2. Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế, du lịch của tỉnh Nam Định 38 3.3.3. Căn cứ tiềm năng nghiên cứu khoa học và giáo dục tuyên truyền 39 Phần 2 41 Nội dung dự án đầu tư 41 I. Mục tiêu 41 II. Luận chứng về quy hoạch vườn quốc gia 42 2.1. Luận chứng về phạm vi ranh giới và diện tích 42 2.2. Luận chứng phân khu chức năng 42 2.2.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 43 2.2.2. Phân khu phục hồi sinh thái 44 2.2.3. Phân khu hành chính dịch vụ 46 2.2.4. Vùng đệm 47 2.3. Luận chứng về phạm vi du lịch sinh thái 48 III. Các chương trình hoạt động 49 1. Chương trình Bảo vệ 49 1.1. Tổ chức hội nghị ranh giới và đóng cột mốc 50 1.2. Quản lý bảo vệ rừng 51 1.3. Phòng cháy chữa cháy rừng 53 1.4. Tổ chức các trạm bảo vệ 54 1.5. Xây dựng trụ sở chỉ đạo công tác bảo tồn thiên nhiên 56 1.6. Nâng cấp tôn tạo đường tuần tra bảo vệ 58 1.7. Phương pháp tiếp cận 58 2. Chương trình phục hồi sinh thái có sự tham gia của người dân. 58 2.1. Quản lý sử dụng và phục hồi sinh thái đầm tôm 59 2.2. Quản lý sử dụng và phục hồi sinh thái bãi vạng 60 2.3. Vườn ươm 62 2.4. Vườn thực vật 63 2.5. Khoán bảo vệ và khoanh nuôi 64 2.6. Trồng rừng và cây cảnh quan sinh thái 65 2.7. Phương pháp tiếp cận 66 3. Chương trình nghiên cứu khoa học và đào tạo 66 3.1. Chương trình nghiên cứu 66 3.2. Chương trình đào tạo 67 3.3. Dịch vụ khoa học 67 4. Chương trình tuyên truyền giáo dục 68 5. Chương trình du lịch sinh thái 68 IV. Các giải pháp về quản lý dầu từ và hiệu quả đầu tư 69 1. Giải pháp về tổ chức quản lý 69 1.1. Phân cấp quản lý 69 1.1.1. Chủ quản đầu tư 69 1.1.2. Chủ đầu tư 69 1.2. Tổ chức quản lý 69 1.2.1 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý 69 1.2.2 Biên chế cán bộ, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 70 2. Giải pháp vốn đầu tư 73 2.1. Cơ sở xây dựng vốn đầu tư 73 2.2. Tổng hợp mức vốn đầu tư 73 2.3. Nguồn huy động vốn đầu tư 74 2.4. Kế hoạch vốn và tiến độ đầu tư 75 3. Hiệu quả của dự án 76 3.1. Khoa học và bảo tồn thiên nhiên 76 3.2. Môi trường 77 3.3. Kinh tế - Xã hội 77 3.4. Nghiên cứu khoa học và tuyên truyền giáo dục 77 Phần III 79 Kết luận và kiến nghị 80 I. Kết luận 80 II. Một số kiến nghị 80 Đặt vấn đề Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thuỷ bao gồm các cồn cát (Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh) xen kẽ giữa chúng là các bãi bồi ngập triều nằm tại cửa sông Hồng giáp với biển, hay còn gọi là cửa Ba Lạt thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định (trước đây là huyện Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Hà). Ngày 20/9/1988, VQG Xuân Thuỷ chính thức được Quốc tế công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt nam. Ngày 5/9/1994, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Thuỷ đã được Chính phủ quyết định thành lập theo số 4893/KGVX, với diện tích 7.100ha. Ngày 06/12/2002, UBND tỉnh Nam Định đã có tờ trình số 185/VP3 đệ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên thành VQG. Ngày 02/01/2003, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thuỷ đã chính thức được chuyển hạng thành VQG theo quyết định số 01/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 7.100ha. n Hiện tại, VQG Xuân Thuỷ đang bị một sức ép lớn của người dân địa phương về: Khai thác hải sản không hợp lí, săn bắt động vật hoang dã, chặt cây ngập mặn làm củi, lấy cát, nung gạch ngói (làm vật liệu xây dựng)... gây ô nhiễm và mất cân bằng sinh thái... Ngoài ra, việc trồng rừng chưa đúng qui cách với mục đích cải tạo đất và phòng hộ bờ biển các bãi bồi, là nơi kiếm ăn của loài Cò thìa, Mòng bể mỏ ngắn, Rẽ mỏ thìa và một số loài chim bị đe doạ ở mức toàn cầu; Đã làm thay đổi cơ bản sinh cảnh tự nhiên và có thể biến khu vực này thành nơi không còn thích hợp đối với các loài chim đang bị đe doạ. Mặt khác, với cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, trang thiết bị thô sơ, lực lượng bảo vệ còn mỏng, cán bộ và nhân viên ban quản lý chưa có điều kiện để tiếp thu các biện pháp quản lý có hiệu quả từ bên ngoài nên công tác quản lý khu bảo tồn chưa đạt hiệu quả cao không đáp ứng được công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Chính vì vậy, để có được một ranh giới quy hoạch rõ ràng và một khung logic cho các hoạt động của bộ máy VQG trong kế hoạch quản lý, kế hoạch đầu tư xây dựng một cách đồng bộ, thì việc xây dựng một dự án đầu tư là rất cần thiết. Trước tình hình đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Quyết định số 1233 QĐ/BNN-KH ngày 29 tháng 4 năm 2003 cho phép xây dựng “Dự án đầu tư VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định”, trực tiếp giao cho Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp thuộc Viện Điều tra Quy hoạch Rừng thực hiện. Trên cơ sở đó Trung tâm Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng đề cương lập dự án đầu tư và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt theo Quyết định số 2134/QĐ/BNN-KH, ngày 30/6/2003. Trong khoảng thời gian tháng 7-9/2003, Trung tâm Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan trong Viện, các cơ quan chức năng từ trung ương tới cấp tỉnh, huyện, xã và Ban quản lý VQG Xuân Thuỷ triển khai điều tra cơ bản xây dựng các chuyên đề và khảo sát các hạng mục cần thiết xây dựng dự án đầu tư VQG Xuân Thuỷ. Phần 1. Tên công trình, cơ sở xây dựng dự án I. Tên công trình Dự án đầu tư xây dựng VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định II. Thời gian xây dựng dự án Năm 2003 III. Cơ sở xây dựng dự án 1. Cơ sở pháp lý Các văn bản sau là cơ sở về mặt pháp lý xây dựng khu VQG Xuân Thuỷ: Nghị định 194/CT, của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ) ngày 9 tháng 8 năm 1986, về việc thành lập hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. Chiến lược phát triển ngành Lâm Nghiệp Việt Nam đã được phê duyệt trong kỳ họp thứ 11, Quốc Hội khóa 9, tháng 3 năm 1997. Tài liệu hướng dẫn nội dung, phương pháp xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật cho khu rừng đặc dụng, tháng 6 năm 1991 của bộ Lâm Nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT). Nghị định số 02/CP, ngày 15 tháng 1 năm 1994 của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Quyết Định 202 TTg ngày 2 tháng 5 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành bản Quy định về việc khoanh nuôi bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng. Quyết định 245/1998/QĐ-TTg, ngày 21 tháng 12 năm 1998 của thủ tướng chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp Nghị định 52/1999/NĐ-CP, ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đầu tư và xây dựng. Quyết định số 661/2001/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 1 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Quyết định số 26 LN/KH, ngày 19 tháng 1 năm 1995 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), về việc phê chuẩn luận chứng kinh tế kỹ thuật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ. Quyết định số 479/QĐ-UB, ngày 10 tháng 5 năm 1995 của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Nam Hà, về việc chuyển giao ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ về trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nam Hà. Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 2 tháng 1 năm 2003 về việc chuyển hạng khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ thành VQG Xuân Thuỷ, trong đó Điều 2 giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định chỉ đạo xây dựng, trình, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng VQG Xuân Thuỷ. Quyết định 1233/QĐ/BNN-KH, ngày 29/4/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép xây dựng dự án đầu tư các công trình sử dụng vốn chuẩn bị đầu tư lâm nghiệp năm 2003, trong đó giao cho Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng xây dựng dự án đầu tư VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định. Quyết định số 2132/QĐ/BNN-KH, ngày 30/6/2003 về việc phê duyệt đề cương và vốn dự toán đầu tư xây dựng VQG Xuân Thuỷ Quyết định số 872/2003/QĐ-UB, ngày 24 tháng 45 năm 2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của VQG Xuân Thuỷ Quyết định số 1091/QĐ-CT, ngày 8 tháng 5 năm 2003 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc bổ nhiệm có thời hạn chức vụ giám đốc VQG Xuân Thuỷ. 2. Cơ sở khoa học và thực tiễn Dựa trên đặc điểm và các giá trị về tự nhiên, các giá trị khoa học, tài nguyên, văn hoá xã hội của VQG Xuân Thuỷ được điều tra, đánh giá từ những năm giữa thế kỷ XX đến nay. Những giá trị này đã được tổng hợp và đánh giá bổ sung trong các báo cáo dưới đây: Báo cáo chuyên đề thảm thực vật VQG Xuân Thuỷ Báo cáo chuyên đề hệ thực vật VQG Xuân Thuỷ Báo cáo chuyên đề hệ động vật VQG Xuân Thuỷ Báo cáo chuyên đề xây dựng bản đồ lập địa VQG Xuân Thuỷ Báo cáo chuyên đề kinh tế xã hội VQG Xuân Thuỷ Báo cáo tiềm năng phát triển du lịch sinh thái VQG Xuân Thuỷ. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tính đa dạng sinh học, kinh tế xã hội và tiềm năng du lịch sinh thái sẽ được tổng hợp từ các chuyên đề trên. 2.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý VQG Xuân Thuỷ Thuỷ thuộc hữu ngạn sông Hồng tại cửa Ba Lạt có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha, bao gồm Cồn Lu, Cồn Ngạn và Cồn Xanh, cách thành phố Nam Định khoảng 40 km và cách Hà Nội 130km, có toạ độ địa lý: Dài 5’ vĩ độ Bắc; từ 20010’ B đến 20015’B. Rộng 12’ kinh độ đông; từ 106020’Đ đến 106032’Đ. Phía Đông Bắc giáp sông Hồng. Phía Tây Bắc giáp vùng dân cư 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và xã Giao Hải, thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định. Phía Đông Nam và Tây nam giáp biển đông. 2.1.2. Địa hình địa mạo VQG Xuân Thuỷ là bãi triều ngoài đê biển. Bãi triều bao gồm các cồn, lòng sông, lạch triều. Bãi triều được cấu tạo bởi trầm tích cửa sông Hồng và biển Đông bao gồm cát, bùn và sét. Sự bồi đắp trầm tích phù sa theo không gian và thời gian được quyết định bởi: lượng phù sa, động lực dòng chảy của sông, động lực thuỷ triều và tác động của con người (quai đê, trồng rừng, vuông tôm...) đã tạo nên hình thái địa mạo ngày nay. Nhìn chung địa hình thấp từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9m, đặc biệt cồn Lu có dải cát cao từ 1,2-1,5m. Sự phân cắt bãi triều VQG bởi đê biển, sông Trà, lạch triều và hạ lưu sông Vọp thành: Một phần Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh. - Cồn Ngạn: Do quai đê lấn biển đã phân chia một phần diện tích Cồn Ngạn ngoài đê biển thuộc VQG Xuân Thuỷ. Cồn Ngạn thuộc VQG nằm giữa đê quai lấn biển và sông Trà. Hầu hết diện tích phía bắc Cồn Ngạn đã được ngăn đắp thành ô, thửa để nuôi bắt hải sản. Diện tích còn lại tại bắc cửa sông Trà là bãi lầy và đất trồng. Từ bãi lầy đến cuối Cồn Ngạn là rừng ngập mặn sú và trang. - Cồn Lu: Cồn Lu nằm giữa sông Trà và lạch triều chia cắt với Cồn Xanh. Cồn Lu nằm gần song song với Cồn Ngạn. Phía Đông và Đông Nam Cồn Lu có một dải cát cao không ngập triều, một ít diện tích đã có lớp phủ Phi lao, phía đuôi Cồn Lu là một bãi vạng trên đất cát, cát pha, và bãi lầy đất trống. Diện tích còn lại là diện tích ngập mặn Sú và Trang. - Cồn Xanh: Cồn Xanh nằm tiếp giáp với Cồn Lu. Độ cao trung bình Cồn Xanh từ 0,5 – 0,9 m. Cồn Xanh được cấu tạo bởi cát biển. Cồn Xanh đang tiếp tục được bồi đắp để mở rộng diện tích và nâng cao cốt đất. Cồn Xanh luôn luôn ngập nước lúc triều cường (nước lớn). Lúc nước ròng (nước nhỏ) Cồn Xanh gồm 2 dải cát, một dải cát nằm ở vị trí phía đông và một dải cát nằm ở vị trí đông nam. Đây là cồn đã và đang hình thành để mở rộng quỹ đất. - Lòng lạch sông và lạch triều: Lòng lạch sông và lạch triều là địa hình âm, luôn luôn ngập nước thường xuyên. Lòng lạch sông và lạch triều đang được trầm tích phù sa (bùn, sét và cát) bồi đắp, nâng cao cốt đất và thu hẹp dòng chảy. Lòng lạch sông và lạch triều đại bộ phận có lớp trầm tích lầy nhão. Lòng lạch sông và lạch triều có diện tích lớn (khoảng 4000 ha) có tiềm năng mở rộng diện tích đất trong tương lai. Tóm lại địa hình bãi triều VQG phân hoá thành 3 kiểu chính: - Địa hình dương không ngập triều - Địa hình ngập nước thường xuyên - Địa hình đất ngập nước theo chu kỳ 2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, thuỷ triều, tốc độ bồi lắng a. Đặc điểm khí hậu VQG Xuân Thuỷ thuộc khu địa lý đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm khí hậu chung của đồng bằng ven biển, (Vũ Tự Lập, Lê Diên Dực). VQG có khí hậu nhiệt đới hơi ẩm (K=1,5 - 2,00), gió mùa có mùa đông lạnh với 2 tháng nhiệt độ trung bình 250c. Mưa vào mùa hè và mùa thu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài 2 tháng, không có tháng hạn. Mùa xuân kéo dài hơn, ẩm do mưa phùn. Nhịp điệu mùa tại đồng bằng ven biển có những nét độc đáo riêng có lẽ chỉ ở đây mới có thể phân ra 4 mùa trong 1 năm. - Chế độ nhiệt: Tổng lượng bức xạ trong năm dao động 95 - 105 KCal/cm2/năm. Tổng lượng nhiệt năm từ 8.000 - 8.5000c. Nhiệt độ trung bình năm 240c. Nhiệt độ trung bình tháng biến động từ 16,3 - 20,90c. Nhiệt độ thấp nhất xuất hiện vào tháng giêng là 6,80c. Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè là 40,10c. - Chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 1.715 mm. Năm có tổng lượng mưa cao nhất là 2754 mm. Năm có tổng lượng mưa thấp nhất là 978 mm. - Chế độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình là 84%. Độ bốc hơi trung bình năm là 817,4 mm. Độ bốc hơi trung bình tháng biến thiên từ 86 - 126 mm/tháng. Độ bốc hơi cao nhất vào tháng 7. - Chế độ gió: Hướng gió: Mùa đông gió thịnh hành là hướng Bắc. Mùa hạ gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình 3 -4 m/giây. - Thời tiết: Trong 1 năm VQG có những đặc điểm thời tiết chính sau: Thời tiết lạnh và khô hanh về mùa đông. Tiết mát mẻ mưa phùn, ẩm ướt về mùa xuân. Tiết nắng nóng mưa dông, mưa rào về mùa hạ. Tiết mát dịu, mưa ngâu, bão, dông về mùa thu. b. Thuỷ văn: VQG Xuân Thuỷ được cung cấp nước và lượng phù sa của sông Hồng. Tại cửa Ba Lạt có hai con sông chính là sông Trà và sông Vọp. Ngoài ra còn có các lạch sông thoát nước. Sông Trà chạy từ cửa Ba Lạt theo hướng Đông Nam ra biển, dài khoảng 10 km và là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Cồn Lu. Hạ lưu sông Trà đã được phù sa lấp đầy thành bãi bồi và sông chỉ còn là lạch khi nước triều xuống thấp. Sông Vọp bắt nguồn từ cửa Ba Lạt chảy ra biển. Tại hạ lưu sông Vọp kéo dài ra biển là ranh giới phân chia giữa VQG với bên ngoài theo hướng Bắc và Tây bắc. Lượng phù sa tại cửa Ba Lạt đạt bình quân khoảng 1,8 gam/lít. Đây là lượng phù sa chính để tiếp tục bồi lắng lãnh thổ VQG. Ngoài sông Trà, sông Vọp, còn có một lạch triều ngắn chia Cồn Lu và Cồn Xanh. Lạch triều này cũng chảy từ cửa Ba Lạt ra biển. c. Thuỷ triều Thuỷ triều VQG thuộc chế độ nhật triều với chu kỳ khoảng 25 giờ. Thuỷ triều tương đối yếu, biên độ trong một ngày trung bình khoảng 150 - 180 cm. Triều lớn nhất đạt 3,3 m và triều nhỏ nhất là 0,25 m. Do có thuỷ triều mà rừng ngập mặn đã được duy trì và phát triển tốt. Chính nhờ có thủy văn và thuỷ triều đã nâng cốt đất VQG và mở mang lãnh thổ làm tăng quỹ đất. d. Tốc độ bồi lắng Sông Hồng mang một lượng lớn trầm tích nên nước sông có màu nâu đỏ đặc trưng. Lượng trầm tích là 6-7 kg/m3 trong mùa lũ và 11 g/ m3 trong giai đoạn nước thấp (Niên giám 1994). Trung bình hàng năm Sông Hồng đổ ra biển tại cửa Ba Lạt là 114 triệu tấn (TS. Đỗ Văn Nhượng và Ths Hoàng Ngọc Khắc. 2001). Tại VQG Xuân Thuỷ bình quân bồi lắng phù sa nâng cao cốt đất là 6,38 cm/nam (Nguyễn Hoàng Trí, Nguyễn Hữu Thọ. 2001). Tốc độ lấn ra biển hàng năm vài chục mét (30 - 40m) làm cho quĩ đất tăng lên đáng kể. 2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng Lớp phủ thổ nhưỡng bãi triều VQG Xuân Thuỷ có những nhóm, loại đất sau: a. Đất cát biển: (đất cát và cồn cát biển) + Đất cát biển và cồn cát được hình thành bởi quá trình trầm tích cửa sông ven biển do quy luật lắng đọng. Đất cát ven biển VQG Xuân Thuỷ được hình thành lâu ngày gọi là đất cát biển, cồn cát biển là nơi mới và đang được hình thành. Đất cát biển phân bố ở Cồn Ngạn, Cồn Lu (trừ phần đuôi Cồn Lu). Cồn cát biển phân bố toàn bộ ở Cồn Xanh và đuôi Cồn Lu. Sự sai khác giữa đất cát biển và cồn cát biển là đất cát biển đã có hình thành giới thực vật còn cồn cát biển chưa hình thành giới thực vật, vẫn còn ảnh hưởng trực tiếp của động lực thuỷ triều. Do thời gian hình thành lâu hơn cho nên quá trình rửa trôi và tích đọng đã và đang vận hành tạo ra hình thái phẫu diện của đất cát biển khác hẳn cồn cát biển mới đang được hình thành. + Đặc điểm chính của đất cát ven biển là: Toàn bộ phẫu diện là cát, đất rời rạc. Đôi chỗ xen lớp cát pha, đất có phản ứng trung tính (pH=7,0-7,5). Độ chua tiềm tàng rất thấp, hàm lượng mùn <0,8%, N tổng số trung bình khoảng 0,04 - 0,05%, P tổng số < 0.04%. Những diện tích đất cát ven biển thoát triều nhưng vẫn còn ảnh hưởng của triều cường, bị nhiễm mặn ở mức độ ít. Những diện tích còn ngập triều có độ nhiễm mặn cao (mặn nhiều). Do ảnh hưởng của ngập triều đã phân dị đất cát ven biển thành 2 loại: Đất cát mặn ít (Cmi) và đất cồn cát mặn nhiều (Cmn). Những đặc điểm của đất cát ven biển đã khẳng định độ màu mỡ của các loại đất này kém phì nhiêu, nhưng lại rất thích hợp với Dừa và Phi lao. b. Đất mặn nhiều - Mn Đất mặn bãi triều VQG Xuân Thuỷ là loại đất mặn clorua. Đất mặn được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa cửa sông Hồng trong môi trường mặn nước biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của mặn thủy triều. Đất mặn bãi triều thuộc loại đất mặn nhiều vì tổng số muối tan chiếm 0,5 - 1,0% nồng độ clo 0.15 - 0,25%. Đặc tính cơ bản của đất mặn VQG là có nồng độ muối hoà tan cao, hàm lượng magiê cao trội hơn hàm lượng canxi. Điều này rất phù hợp với qui luật phân bố magiê trong đất, vì đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển. Thành phần cơ giới của đất mặn bãi triều được phân hoá như sau: Đất mặn nhiều Cồn Ngạn có thành phần cơ giới thịt nặng, đất Cồn Lu có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình. Đất mặn nhiều lạch sông Vọp, sông Trà lạch triều có nhiều biến động thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng. Đất mặn nhiều VQG có những tính chất hoá học sau: Lượng chất hữu cơ nơi ngập nước thường xuyên, nơi có rừng ngập mặn khá cao trung bình 2,5 - 3,5%. Vì chất hữu cơ phân giải kém, do mặn cao làm cho vi sinh vật hoạt động yếu. Hàm lượng mùn nghèo vì trong môi trường mặn mùn phân tán. Đạm tổng số và đặc biệt đạm hoạt tính nghèo vì phân giải chất hữu cơ kém, Lân tổng số và Kali tổng số đều cao đến rất cao vì mang tính chất phù sa sông Hồng. Phản ứng môi trường đất từ trung tính đến hơi kiềm, canxi trao đổi cao. Đất mặn nhiều VQG Xuân Thuỷ rất thuận lợi cho sú vẹt, đước và trang phát sinh và phát triển thành rừng ngập mặn. c. Đất lầy mặn - Jmn Đất lầy mặn là đất đặc trưng cho vùng đất ngập nước. Nhưng do đặc điểm vị trí địa hình và cấu tạo địa mạo của bãi triều cửa sông ven biển Xuân Thuỷ (nằm ngoài đê ngăn biển, diện tích hẹp, hữu ngạn sông, giáp cửa sông và bãi triều đã và đang được hình thành) cho nên đất lầy mặn chỉ thấy xuất hiện ở cuối Cồn Lu và chỗ địa hình thấp của Cồn Ngạn (cửa sông Trà và đê quai). Đặc điểm chính của đất lầy mặn là: - Có lớp bùn sét loãng ở trên bề mặt đất. - Dưới lớp bùn sét loãng là lớp cát pha sét hoặc sét pha cát chưa cố định, đất nhão và lầy. Dưới lớp đất nhão và lầy là lớp đất đã được cố định. Nguyên nhân chính là đất ngập nước thường xuyên, lớp đất mới và đang được bồi đắp phù sa. Vì chế độ ngập triều cho nên đất vừa lầy lại vừa mặn. Mặc dù diện tích đất lầy mặn không lớn, nhưng là nơi cung cấp thức ăn tập trung và quan trọng của đàn chim nước. Ngoài ra đất lầy mặn còn thấy xuất hiện ở lạch sông và lạch triều ngập nước thường xuyên. Tương lai khi lạch sông và lạch triều tiếp tục được phù sa bồi đắp nâng lạch sông và lạch triều lên khỏi mức nước thuỷ triều thấp nhất sẽ tạo ra những diện tích đất lầy mặn chứa nhiều thức ăn tập trung cho đàn chim nước. - Do nằm ở địa hình thấp và trũng cho nên đất lầy mặn có độ màu mỡ cao hơn đất mặn nhiều. Cụ thể là hàm lượng đạm, lân, kali đều trội hơn đất mặn. Những diện tích đất lầy mặn cần được bảo tồn và phát triển. 2.1.5. Đặc điểm của lớp thực bì Lớp phủ thực bì VQG Xuân Thuỷ được phân hoá thành: Có lớp phủ thực bì là rừng ngập mặn, rừng phi lao và không có lớp phủ thực bì là hiện trạng đất trống và mặt nước a. Rừng ngập mặn Đặc trưng đất ngập nước cửa sông ven biển là rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn Xuân Thuỷ mang đặc điểm chung của rừng ngập mặn bắc Việt Nam. Những đặc điểm chung của rừng ngập mặn là: - Rừng ngập mặn là rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh. - Rừng ngập mặn trưởng thành, cây thấp và nhỏ ( Trần Ngũ Phương). - Rừng có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo. - Rừng ngập mặn được hình thành trong điều kiện đất ven biển còn ngập nước mặn. Đất mặn không thoáng khí, bị glêy hoá, hàng ngày bị ngập nước khi triều lên và được phơi ra khi triều xuống. - Rừng ngập mặn Xuân Thuỷ phân dị thành 2 trạng thái: Rừng sú thuần loài có nguồn gốc rừng tự nhiên thuộc hai cấp tuổi 5 - 10 năm và cấp tuổi > 10 năm. Sú là loài cây bụi, cao1 -2m , thân ngắn, chìa cành nhiều, tán dầy, rộng khá liên tục. Trong quần lạc sú, có thêm nhiều loài mắm, bần. Trạng thái sú đã được sử dụng làm vuông tôm. Rừng trang thuần loài là rừng trồng, gồm 3 cấp độ tuổi: cấp tuổi 10 năm. Thân cao trung bình 4 - 5 m, mật độ 5000 cây/ha. b. Rừng Phi lao Trên dải cao thoát triều (đất không ngập triều) Cồn Lu là rừng phi lao trồng. Rừng phi lao trồng gồm 3 cấp tuổi, cấp tuổi 10 năm. Mật độ trồng 3.300 cây/ha. ở cấp tuổi > 10 năm có đường kính trung bình 15 - 25 cm, chiều cao 10 - 15 m. Đất cồn cát thoát triều, cây phi lao tỏ ra ưa thích, vì vậy rừng phi lao phát triển tốt. c. Hiện trạng đất trống và mặt nước Ngoài lớp phủ rừng ngập mặn, rừng phi lao, VQG Xuân Thuỷ còn có hiện trạng đất trống và mặt nước. - Hiện trạng đất trống: Có những đất trống trên cồn cát, bãi vạng, đất lầy. - Hiện trạng mặt nước là những diện tích đất ngập nước thường xuyên của VQG . Đại bộ phận mặt nước là nước mặn, chỉ có ở cửa sông Trà là nước lợ. 2.1.6. Các kiểu Sinh cảnh đất ngập nước 2.1.6.1. Sinh cảnh thảm rừng cây gỗ ngập mặn Xét theo khía cạnh thảm thực vật, theo Thái Văn Trừng (1998) thì đây chính là Kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới - Kiểu phụ thổ nhưỡng ngập nước mặn hàng ngày. Sinh cảnh này phân bố ở vùng trung tâm, chiếm diện tích chủ yếu phần đất nổi của VQG. Thành phần loài thực vật chủ yếu là Sú (Aegiceras Comiculata), Trang (Kandelia canden), Bần (Sonneratia caseolaris), Mắm (Avicenma marina) và loài cây bụi là Ô rô (Acanthus abracteatus). Rừng dày đặc với cành và rễ nổi đan xen nhau nhằng nhịt rất khó thâm nhập. Độ tàn che đạt tới 0,8-0,9 có nơi hơn. Kiểu sinh cảnh này có một số các ưu hợp thực vật sau: (1) Ưu hợp Sú + Bần + Mắm + Ô rô Ưu hợp này phân bố ở phía bắc gần trụ sở Ban quản lý VQG hiện nay. Khu vực này đất đai đã ổn định, thường là đất phù sa pha cát, có chiều sâu trên 1m. Ba loài này mọc hỗn giao xen kẽ lẫn nhau và thường chia làm ba tầng rõ rệt: Tầng vượt tán (tầng trội) là những cây Bần mọc rải rác vươn lên khỏi tán rừng. Nguồn gốc của loài này được đưa đến từ Quảng Ninh từ khoảng những năm 1990. Đầu tiên chúng được trồng ở gần Ban quản lý và rải rác một số nơi, sau đó tái sinh phát tán vào những lỗ trống của rừng và rải rác trên một vị trí rộng lớn phía bắc VQG. Mật độ bình quân khoảng 150 cây/ha, chiều cao bình quân khoảng 8 - 10 m, đường kính nhỏ khoảng 10-15cm, tán cây rộng và dày, rễ thở phát triển với phạm vi rộng. Loài này phát tán rất nhanh, có nhiều khả năng trong tương lai chúng sẽ chiếm vị trí ưu thế trong rừng ngập mặn của VQG. Tầng tán rừng chính (tầng ưu thế sinh thái): Gồm 2 loài cây gỗ là Sú và Mắm, trong đó Sú chiếm chủ yếu. Nhiều nơi chúng mọc thuần loài tạo tành một bức thành dày đặc kín mít, mật độ đạt tới trên 10.000 cây/ha, nhiều chỗ dưới tán rừng dương như không có ánh nắng lọt xuống. Loài Mắm thường mọc rải rác ở những nơi đất cao ráo, nền cứng phía sau rừng sú, nơi tán rừng thưa hơn. Mắm thường có bộ rễ thở phát triển mạnh và thân cây thường cao hơn rừng Sú khoảng 0,5m. Chiều cao bình quân của tầng rừng này đạt khoảng 5-7m. Đường kính bình quân của 2 loài này nhỏ, thường chỉ đạt 4-6cm. Hai loài này có nguồn gốc tự nhiên, có thể chúng được phát tán từ những rừng tự nhiên và rừng trồng lấn biển từ trước những năm 1980. Tầng cây bụi thảm tươi: Do rừng rất rậm rạp nên thảm tươi dưới rừng hầu như không phát triển. Chỉ có một số loài cói (Cyperus spp.) phát triển được ở các khu vực ven rừng giáp với mép nước của các con sông. Loài cây bụi dưới tán rừng chủ yếu là Ô rô biển. Chúng là loài cây có gai cả thân và lá, phát triển mạnh càng làm cho rừng ngập mặn càng thêm dày khó xâm nhập. Chúng phát triển mạnh dưới tán rừng, đặc biệt là nơi bìa rừng, ven sông suối chúng mọc thuần loài dày đặc. Ngoài ra ngoại tầng cũng khá phát triển với loài phổ biến là Cóc kèn (Derris trifolia). Loài này thường leo lên thân cây gỗ và phát triển mạnh ở những vùng lập địa cao, khô hơn, ngập chiều nông hơn, gần các bờ đe quai lấn biển. Tuy nhiên thân loài dây leo này không dài chỉ khoảng 15 - 25m và thường hiếm khi phủ kín lên tán rừng cây gỗ. Tái sinh dưới tán rừng thưa thớt kém phát triển, chỉ đạt khoảng 800 -1000 cây/ha. Nguyên nhân chủ yếu là do rừng quá dày, cây con không đủ không gian dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên, ở ngoài tán rừng, ven bìa rừng nơi đất tốt có đủ điều kiện thì tái sinh rất phát triển. (2) Ưu hợp rừng trồng thuần loài Trang Rừng này có nguồn gốc do công tác trồng rừng lấn biến từ những năm 1990, có tuổi khoảng từ 5 đến 15 năm. Kiểu ưu hợp này phân bố ở vùng trung tâm của VQG nằm về phía nam của diện tích rừng ngập mặn có trong Vườn. Tuỳ theo rừng cấp tuổi trồng mà rừng có độ cao khác nhau. Khu vực phía bắc, rừng trên 10 năm tuổi, có độ cao bình quân khoảng 4 - 5m. Khu vực phía nam, rừng từ 5 - 10 năm tuổi, có độ cao bình quân khoảng 3m. Rừng thường chỉ có 2 tầng, cây Trang chiếm tầng trên và là tầng ưu thế, tầng dưới là Ô rô. Cũng giống như kiểu ưu hợp trên, ở bìa rừng ven các sông suối, Ô rô và một số loài cói phát triển mạnh, nhiều chỗ mọc thuần loài. Dây leo chưa phát triển, thường chỉ gặp thưa thớt một số dây Cóc kèn. Tái sinh dưới tán rừng kém phát triển chỉ đạt khoảng 1000 cây/ha. (3) Thành phần động vật Kiểu sinh cảnh này rất quan trọng đối với các loài động vật nói chung và các loài chim nói riêng. Đây là nơi chú ẩn, ngủ đêm, nơi đậu của hầu hết các loài chim có trong khu vực. Các loài chim di cư, thường ban ngày kiếm ăn ở các bãi lầy phù sa, bãi cát, hoặc nơi mặt nước biển...., đến khi đêm đến thì trở về cư trú ở trong khu rừng này. Quá trình điều tra đã phát hiện nhiều điểm đậu của các loài chim trong tán rừng. Đối với các loài chim định cư thì đây còn là nơi là tổ sinh sản quan trọng như Bìm bịp, Bắt cô trói cột, Le le, choắt đốm đen, Choắt nhỏ.... Nhiều tổ chim đã được phát hiện trong tán rừng của các loài này. Ngoài ra, kiểu rừng này còn là sinh cảnh quan trọng nhất của các loài động vật như các loài chuột, rái cá, các loài cua, cá, ếch nhái, bò sát và nhiều loài sống bán thuỷ sinh khác. (4) Sinh cảnh rừng trồng Phi lao Đây chính là kiểu phụ nuôi trồng nhân tạo rừng Phi lao chắn cát. Rừng phi lao được trồng thành những rải rừng hẹp trên đất cát sát với biển với mục tiêu chắn cát và sóng. Rừng phi lao có tuổi từ 5 - 20 năm. Do điều kiện lập địa chủ yếu là cát, cộng ảnh hưởng của sóng gió mạnh, nên rừng phi lao thường thấp, phân cành sớm. Tuỳ theo cấp tuổi khác nhau mà chúng có chiều cao khác nhau. Rừng phi lao trên 10 tuổi có chiều cao bình quân khoảng 8-10m, đường kính 15-16cm, mật độ 800 - 1000 cây/ha. Rừng từ 5 - 10 tuổi có chiều cao bình quân khoảng 5 - 6m, đường kinh 5-6cm, mật độ khoảng 1200 cây/ha. Trong kiểu rừng này, ở bìa rừng phía sau so với mặt biển, còn có hai loài cây gỗ khác mọc rải rác là Giá (Excoecaria agallocha) và Tra làm chiếu (Hibicus tiliaceus). Hai loài này thường có chiều cao thấp hơn Phi lao, nhưng tán tương đối phát triển. Đặc biệt là Tra là loài cây có tán rộng, đẹp hoa nhiều và sặc sỡ có thể trồng làm cảnh ở các vùng ven biển. Dưới tán rừng, một số loài cây bụi khá phát triển như Vọng cách (Cleodendrum inerme), Dứa dại biển (Pandanus odoratissimus), Ráng (Pteridium aquilinum). Thảm tươi cũng phát triển tốt hơn ở kiểu rừng trên, bao gồm một số loài trong họ Cỏ (Poaceae) và họ Cúc (Cômpsitaei). Kiểu rừng này là sinh cảnh của một số loài động vật như các loai chuột, bò sát. Là nơi đậu của các loài chim như Diều đầu trắng (Circus acrugnocus), Diều mướp (Circus melanoleucos), Cò đen (Dupetor flavicollis), ó cá (Pandion haliastus), Cắt lớn (Falconpax rusticola) và còn là nơi làm tổ của nhiều loài chim nhỏ khác. Rừng phi lao đóng vai trò phòng hộ chắn sóng, cát bay cho rừng ngập mặn và các hoạt động sản xuất phía sau, đồng thời còn là nơi trú ẩn của các loài chim, bởi vậy cần khuyến khích trồng và bảo vệ. (5). Sinh cảnh đầm tôm Sinh cảnh này chiếm diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở phía bắc trên Cồn Ngạn và một phần nhỏ ở Cồn Lu. Do quá trình canh tác đầm tôm đã tạo ra các sinh cảnh này. Thông thường trên các đầm tôm được tạo ra thành 2 dạng gồm mặt nước không có cây và phần có thực vật che phủ. Diện tích có thực vật thường là dải đất được tôn cao hoặc các diện tích ven bờ đầm. Thực vật trong đầm tôm chủ yếu là Sú (Aegiceras Comiculata), Lau (Saccharum spontaneum), Sậy (Phramites vallatoris) và các loài Cói (Cypeus spp.). Độ che phủ trên các đầm tôm thường chỉ đạt khoảng 30%. Trên bờ đầm là nơi đa dạng nhất về thành phần loài thực vật trong VQG, gồm 3 loài cây gỗ như Giá, Tra làm chiếu, Đẻn biển (Vitex trifolia) và một số loài cây gỗ được nguời dân trồng là Xanh, Sung, Xoan, Mít. Đa dạng nhất vẫn là các loài cây bụi, cây thảo như Vọng cách, Lau, Sậy, các loài trong họ Cỏ, họ Cúc và họ Đậu. Đầm tôm cũng là nơi kiếm và làm tổ của nhiều loài chim trong khu vực như:, Cò đen, Cò lao ấn độ, Cốc biển đen, Diệc lửa, Choắt chân đỏ, Choắt mỏ trắng đuôi đen, Mòng bể đầu đen..., và đôi khi Cò thìa cũng xuất hiện kiếm ăn trên sonh cảnh này. Đầm tôm cũng đem lại nguồn lợi lớn cho một nhóm người dân trong khu vực. Vấn đề đặt ra là nên phát triển nuôi tôm sinh thái để duy trì độ tre phủ ổn định của rừng cũng như duy trì sinh cảnh của các loài chim, đồng thời vẫn đảm bảo thu nhập của người dân. (6) Sinh cảnh cồn cát và bãi cát Kiểu sinh cảnh này chiếm diện tích tương đối lớn trong VQG. Chúng bao gồm hai cồn Xanh lớn, xanh nhỏ và một phần diện tích các bãi cát ven biển chạy dọc Cồn Lu. Các bãi cát có 2 dạng khác nhau đó là cồn cát và bãi cát phẳng. Trên các bãi cát phẳng thường không có thực vật che phủ. Do khu vực là cửa sông Hồng nên một số bãi cát trên Cồn Lu có pha lẫn đất phù sa lắng đọng. Còn các công cát thường tỷ lệ cát chiếm đa số. thực vật trên các cồn cát này chủ yếu là loài Muống biển (Ipomoea pes-caprae), là loài dây bò trên mặt đất. Nhiều nơi, chúng rất phát triển che phủ kín mặt cát. Ngoài ra còn có một số loài cây thảo trong họ Cúc và họ Cỏ. Loài cỏ thường gặp là Cỏ chân nhện (Digitaria ciliaris) mọc dày trên các đụn cát. Trạng thái này là nơi kiếm ăn của một số loài chim như Rẽ mỏ thìa, Choắt lớn mỏ vàng, Mòng bể mỏ ngắn, Nhạn Caspia, Mòng bể chận vàng, Rẽ lưng nâu, Choắt chân màng bé, Cắt lớn.... Trên bãi cát này còn là nơi sinh sống của các loài Cáy, Dạm và nhiều loài côn trùng khác. (7) Sinh cảnh phù sa lây bồi lắng Kiểu sinh cảnh này tập trung ở các cửa sông như cửa Ba Lạt và các Bãi vạng ở phía Nam Cồn Lu. Dạng đất chủ yếu là phù sa và các sản phẩm lắng đọng được đưa từ đất liền tới. Tầng đất dày, lầy thụt và màu mỡ tạo điều kiện cho các sinh vật phù du phát triển mạnh. Tuy không có các loài thực vật bậc cao, nhưng ở đây tập trung nhiều loài thực vật nổi và nhiều loài động vật thuỷ sinh sống phù du khác. Ngoài ra, đây cũng chính là nơi các loài thuỷ sản phát triển mạnh như ngao (vạng), các loài cua, cáy, dạm, các loài cá... Đó là nguồn thức ăn vô tận của các loài chim nước. Hầu hết các các loài chim nước di cư tới đây vì dạng sinh cảnh này. Phải khẳng định rằng nếu không có sinh cảnh này thì một số loài chim di cư sẽ không tồn tại, trong đó có Cò thìa. Một số loài chim nước quan sát thấy thường xuyên xuất hiện kiếm ăn ở đây như Cò thìa, Rẽ mỏ thìa, Rẽ mỏ rộng, Rẽ trán trắng, Choắt đốm đen, Choắt mỏ cong lớn, Choắt mỏ trằng đuôi vằn, Ngỗng trời.... Nguồn thuỷ sản phong phú ở đây đồng thời là nguồn thu nhập rất lớn của người dân các xã Giao Xuân, Giao Hải. Khu vực này có hàng trăm đăng đáy và bãi nuôi vạng, ước tính thu nhập hạng năm lên tới hàng trục tỷ đồng. Chính vì vậy, nơi này đã trở thành vùng cạnh tranh nơi kiếm sống giữa con người và các loài chim nước. Ngoài ra các loài chim còn bị trực tiếp xua đuổi, đánh bắt. Đây là vùng nhạy cảm, cần phải cần phải xây dựng những giải pháp sử dụng khôn khéo đất ngập nước để chia xẻ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản giữa con người và các loài chim tiến tới “cùng chung sống hoà bình” (8) Sinh cảnh mặt nước sông suối và biển Kiểu sinh cảnh này chiếm diện tích lớn nhất trong VQG, bao gồm mặt nước các sông suối và mặt nước biển có độ sâu dưới 6m. Đây cũng chính là sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao nhất của Vườn quốc gia. Hầu hết các loài thuỷ sinh sinh sống trong sinh cảnh này. Nếu được điều tra kỹ lưỡng, chắc chắn nâng cao thành phần loài động, thực vật thuỷ sinh trong Vườn. Theo người dân đánh bắt cho hay vùng biển này là nơi sinh sống của Cá heo và cá Sú vùng là hai loài quý hiếm đang bị đe doạ. Đây cũng là sinh cảnh quan trọng của nhiều loài chim nước như các loài Nhạn, Bói cá, Diều, Ngỗng trời, Vịt trời, Cò giang.... Tuy nhiên kiểu sinh cảnh này vẫn đang bị người dân sử dụng một số phương pháp đánh bắt mang tính chất huỷ diệt như thuốc nổ, điện, lưới vét. Cần có biện pháp quản lý các hoạt động đánh bắt này 2.1.7. Khu hệ Thực vật Thành phần loài thực vật Theo nghiên cứu của Gs.Ts Phan Kế Lộc (1999) đã thống kê được 99 loài thực vật bậc cao có mạch 33 họ. Chuyên đề thực vật phục vụ dự án đầu tư VQG đã phát hiện và thống kê thêm 16 loài thuộc 8 họ, nâng số loài lên 116 thuộc 99 chi, 42 họ. Thực vật nổi đã bước đầu được Viện Nghiên cứu Hải sản và Sở Thuỷ lợi Nam Hà nghiên cứu và đã công bố 64 loài. Biểu 1: Thành phần thực vật bậc cao có mạch VQG Xuân Thuỷ Ngành  Họ  Chi  Loài   1. Khuyết thực vật – Psilotophyta  4  6  6   2. Thực vật hạt kín – Angiospermae  38  93  109   2.1. Thực vật hai lá mầm- Dicotyledones  32  68  85   2.2. Thực vật một lá mầm- Monocotyledones  6  25  34   Tổng số  42  99  116   Thành phần thực vật tương đối nghèo so với rừng nhiệt đới ẩm trên vùng đồi núi, thể hiện ở các ngành thực thực vật. Chỉ có 2 ngành thực vật có mặt tại khu vực VQG, đó là Khuyết thực vật và Thực vật hạt kín. Trong hai ngành này, thực vật hạt kín chiếm đa số. Trong ngành thực vật hạt kín thì lớp thực vật hai lá mầm có thành phần loài hơn gấp hai lần thực vật một lá mầm. Tuy nhiên, thành phần họ và chi thực vật rất đa dạng so với tổng số loài, với chỉ có 116 loài nhưng đó là sự đóng góp của 42 họ, 99 chi thực vật. Có tới 24 họ chỉ có 1 loài trong họ, 6 họ có 2 loài, 4 họ có 3 loài, 2 họ có 4 loài, 6 họ còn lại có từ 5 loài trở lên. Họ có số loài lớn nhất là Họ Cỏ (Poaceae) 18 loài, sau đó là họ Cúc (Compocitae) 14 loài, họ Cói (Cyperaceae) 10 loài và họ Đậu (Leguminosae) 8 loài. Về thành phần loài, qua hai lần điều tra trên phạm vi không quá rộng lớn mới chỉ thống kê được 115 loài thực vật bậc cao có mạch. Tuy nhiên, nếu điều tra kỹ lưỡng hơn với thời gian dài để tìm hiểu sâu và rộng thì thành phần loài có thể tăng lên, nhưng với số lượng không nhiều. Đối với các loài cây gỗ ở rừng ngập mặn thường mọc tự nhiên thuần loài hoặc nếu được trồng thì cũng thuần loài nên chúng càng nghèo về thành phần loài. VQG Xuân Thuỷ có 14 loài cây gỗ, trong đó chỉ có 6 loài tham gia vào rừng ngập mặn tập trung, đó là Mắm biển, Sú, Vẹt dù, Trang, Đước và Phi lao. Các loài này đã tạo ra các diện tích rộng lớn rừng ngập mặn gần như thuần loài. Các loài cây gỗ còn lại hầu hết là các loài được trồng rải rác với số lượng rất ít, không đáng kể. Thành phần loài thực vật đa dạng hơn cả là các loài cây thân thảo phân bố dưới tán rừng Phi lao, bãi cát cố định, ven đường, trên bờ các đầm tôm. Các loài này thường là các loài cỏ nhất niên hoặc đa niên phát triển mạnh vào hè trùng với mùa mưa. Giá trị khoa học và thực tiễn của hệ thực vật Chưa có đầy đủ thông tin về giá trị nguồn gen của các loài thực vật của VQG Xuân Thuỷ. Còn về mặt khoa học thì hệ thực vật trong khu vực bao gồm các các loài phổ biến, chưa bị đe doạ tiêu diệt ngoài tự nhiên. Chúng cũng không phải là các loài quý hiếm hoặc đặc hữu. Tuy nhiên, giá trị thực tiễn của hệ thực vật trong VQG là rất lớn. Chúng đóng vai trò là giá thể của các loài chim nước. Đối với các loài chim định cư thì khu hệ thực vật, đặc biệt là khu hệ sinh thái rừng ngập mặn là nơi kiếm ăn, nơi sinh sống và làm tổ. Còn đối với các loài chim di cư thì rừng ngập mặn là nơi trú ngụ và là nơi cung cấp nguồn thức ăn đáng kể (mặc dù hầu hết các loài chim di cư kiếm ăn ở các bãi bồi phù sa, lầy). Rừng ngập mặn còn có vai trò quan trong trong việc cố định cát, bãi bồi, chắn sóng, phòng hộ cho các hoạt động canh tác thuỷ sản và sản xuất nông nghiệp. Tài nguyên thực vật Các loài cây gỗ chủ yếu là gỗ nhỏ có tác dụng làm củi, hàng rào, đăng đó và cho tanine. Hầu hết các loài cây ăn được là các loài rau dại, hoặc rau trồng đã bỏ hoang phân bố rải rác, không nhiều. Trong số các loài cây có khả năng làm cây cảnh, cây bóng mát có một số loài đáng chú ý như: Bần chua có thể trồng ven đường các vùng ven biển, Tra làm chiếu có hoa đẹp tán rộng có thể trồng làm cảnh hoặc trồng ven đường làm bóng mát, Vẹt dù có thể trồng làm cây cảnh quan các vùng ven biển rất đẹp, một số loài khác có thể trồng làm cảnh như Phi lao, Rứa dại biển, các loài cúc và các loài quyết thực vật. Biểu 2: Tài nguyên khu hệ thực vật VQG Công dụng  Số loài   Cây gỗ củi  14   Cây cho tanine  7   Cây ăn được  7   Cây làm cảnh, bóng mát  15   Cây làm thuốc  43   Đặc biệt đáng chú ý, thành phần cây thuốc trong khu vực tương đối đa dạng, có tới 43 loài có thể làm thuốc, chiếm gần 40% tổng số loài. Tuy nhiên, trong vùng không có các loài cây thuốc có giá trị dược liệu và kinh tế cao. Hầu hết các loài cây thuốc ở đây chỉ chữa được các bệnh thông thường thuộc đường hô hấp và đường ruột như: Vọng đắng, Cứt lợn, Cam thảo đất, Mã đề.... 2.1.8. Khu hệ động vật Thành phần loài Kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước và kết quả đợt khảo sát xây dựng dự án đầu tư đã thống kê được: 10 loài thú; 215 loài chim; 10 loài bò sát, ếch nhái; 107 loài cá;…động vật đáy Biểu 3: Thành phần loài động vật TT  Lớp  Loài  Họ  Bộ   1  Thú  10     2  Chim  215     3  Bò sát  7     4  Lưỡng thê  3      Cá  107      Động vật đáy       Tổng      Đặc điểm khu hệ Khu hệ động vật có xương sống trên cạn VQG Xuân Thuỷ nằm trong khu hệ động vật Đông Bắc, thuộc đồng bằng ven biển Bắc Bộ. Khu hệ được đặc trưng và bao gồm khu hệ động vật đồng bằng và khu hệ động vật vùng đất ngập nước ven biển, đặc biệt với sự phong phú của các loài chim nước và chim di cư trong các tháng từ tháng 10 năm trước tới tháng 6 năm sau. Khu hệ thú, bò sát và ếch nhái nghèo về thành phần và số lượng loài, đây chính là đặc trưng của khu hệ động vật có xương sống ở cạn vùng đất ngập nước ven biển. Khu hệ động vật dưới nước được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như: Dương Ngọc Cường, Trần Minh Khoa (Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn - MERC). Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc (Trường Đại học Sư phạm Hà nội) Tài nguyên động vật Thành phần động vật có xương sống trên cạn nghèo; Trong …loài Động vật đã được ghi nhận cho Xuân Thuỷ, có …. loài Động vật quý hiếm ghi trong danh lục đỏ Việt Nam 1992 và … loài trong danh lục đỏ IUCN/1996 . Biểu 4: Động vật quý hiếm Xuân Thuỷ Đơn vị tính: Loài Lớp  E  V  R  T  Tổng   Thú        Chim        Bò sát        Lưỡng thê        Tổng        Ghi chú: Sách Đỏ Việt Nam/1992: E (Endangered): Loài ở mức nguy cấp V (Vulnerable): Loài ở mức sẽ nguy cấp R (Rare): Loài ở mức hiếm T (Threatened): Loài ở mức bị đe doạ 2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội Do đặc thù của VQG nên trong phạm vi ranh giới không có dân sinh sống. Vì vậy phạm vi điều tra của chúng tôi chỉ đánh giá tình hình kinh tế xã hội 5 xã vùng đệm của VQG qua đó đánh giá được áp lực từ ngoài vào trong VQG. Vùng đệm được xác định là: một phần của Cồn Ngạn (tính từ đê Vành Lược trở về phía đê trung ương cũ), Bãi Trong, và 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Long thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định. 2.2.1. Đặc điểm về xã hội Dân số và mật độ dân số 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ có 46.148 khẩu, 11.464 hộ với diện tích 38,66 km2 (Theo số liệu thống kê của các xã năm 2002). Thực tế cho thấy số người trong một hộ hơi thấp, bình quân là 4 người / hộ, trong mỗi hộ thường là 2 - 3 thế hệ, rất ít có những hộ gia đình đông tới 9 – 10 người và có đến 4 thế hệ cùng chung sống. Mật độ dân cư các xã tương đối đồng đều, trung bình 1.206 người/km2 . Xã có mật độ dân cao nhất 1.331 người/km2, xã có mật độ thấp nhất là 1023 người/km2. Biểu 5: Diện tích, dân số và mật độ dân số vùng đệm. TT  Xã  Diện tích (ha)  Số hộ  Số thôn  Dân số (người)  Mật độ (người/km2)   1.  Giao Thiện  993,5  2445  14  10131  1023   2.  Giao An  821,3  2473  22  9688  1180   3.  Giao Lạc  740,7  2325  22  9850  1331   4.  Giao Xuân  757,7  2357  10  9780  1291   5.  Giao Hải  555,4  1864  18  6699  1207   Tổng 5 xã  3.868,6  11.464  86  46.148  1.206   6  Bãi Trong  3.171,4  0  0  0  0   7  Cồn Ngạn  960,0  0  0  0  0   Vùng đệm  8.000,0  11.464  86  46.148  6   Nguồn: Theo số liệu thống kê các xã năm 2002 Tỷ lệ tăng dân số Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của 5 xã Vùng đệm tương đối đồng đều, bình quân qua các năm là 1,2% (Biểu 6). Trong năm 2002 số người sinh con thứ 3,4 vẫn còn; Thường tập trung ở các xã, thôn có đông thành phần dân thiên chúa giáo. Nguyên nhân chủ yếu là do sự nhận thức của người phụ nữ còn rất nặng nề đối với sinh con một bề và đặc biệt là chịu nhiều ảnh hưởng ràng buộc của đạo luật thiên chúa giáo. Biểu 6: Tỷ lệ tăng dân số các xã vùng đệm 2000 - 2002. Xã  Năm 2000  Năm 2001  Năm 2002    Dân số  Tăng %  Dân số  Tăng %  Dân số  Tăng %   Tổng số  44.733  1,8  45.426  1,5  45.967  1,2   Giao Thiện  9.639  2,0  9.805  1,7  9.950  1,5   Giao An  9.449  1,9  9.583  1,4  9.688  1,1   Giao Lạc  9.596  1,9  9.742  1,5  9.850  1,1   Giao xuân  9.488  2,0  9.642  1,6  9.780  1,4   Giao Hải  6.561  1,6  6.654  1,4  6.699  1,0   Nguồn: Theo các báo cáo của các xã vùng đệm. Tôn giáo và dân tộc Khu vực 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Kinh.Thành phần dân theo đạo thiên chúa giáo, chiếm 41 % tổng số dân trong khu vực. Sự phân bố giữa các xã trong khu vực không đồng đều, trong đó xã Giao Thiện chiếm 72%, xã Giao An 32%, xã Giao Lạc 71%, Giao Xuân 27% và Giao Hải 3,6%. Hiện nay trên địa 5 xã vùng đệm có tất cả 23 nhà thờ lớn nhỏ, riêng ở xã Giao Thiện có một nhà thờ có linh mục. Trong năm có tất cả 6 lễ chính, còn bình thường thì hàng tuần người dân theo đạo thiên chúa vẫn đến nhà thờ để làm lễ cầu nguyện. Cơ cấu lao động Số người trong độ tuổi lao động ở các xã trong vùng đệm là: 23.412 người chiếm 50,7% số dân trong khu vực, trong đó: Số lao động nữ là 12.046 người (chiếm 51,5%). Như vậy, trung bình trong mỗi hộ có khoảng 2 người trong độ tuổi lao động. Biểu 7: Cơ cấu dân số theo giới tính và lao động các xã vùng đệm Đơn vị : người TT  Xã  Tổng dân số  Dân số trong tuổi lao động     Tổng  Nữ  Nam  Tổng  Nữ  Nam   1  Giao Thiện  9.950  5.268  4.682  5.670  2.830  2.840   2  Giao An  9.688  4842  4846  4750  2550  2200   3  Giao Lạc  9.850  5023  4827  5150  2626  2524   4  Giao Xuân  9.780  5022  4758  4538  2359  2171   5  Giao Hải  6.699  3440  3259  3304  1681  1623   Tổng cộng  45.967  23.595  22.372  23.412  12.046  11366   Tỷ lệ %  100  51,3  48,7  50,9  51,5  48,5   Nguồn: Theo số liệu thống kê các xã vùng đệm. Cơ cấu ngành nghề Nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp chiếm 78,6 % số lao động; còn lại là các ngành nghề khác như Thương mại dịch vụ 2%; Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, Xây dựng 3,2% và thuỷ sản chiếm 16,2% số lao động Nguồn lao động trẻ tuổi đời từ 16 - 44 tuổi chiếm 42,9% tổng dân số, trong số đó có khoảng 52% là lao động nữ. Đây cũng là lực lượng chính tham gia hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực VQG. Vào những ngày nông nhàn thì số lao động dư thừa có khoảng 2/3 tổng số lao động. Nguồn nhân lực này đã gây nên áp lực lớn đến tài nguyên khu vực VQG. Nguyên nhân một phần là do không có nghề phụ, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không đảm bảo cuộc sống, mặt khác do sức hấp dẫn lớn của thị trường hàng thuỷ sản hiện nay nên các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và khai thác nguồn lợi tự nhiên đã lôi kéo hầu hết lực lượng lao động dư thừa trong vùng đệm. 2.2.2. Đặc điểm về kinh tế Tình hình sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên 5 xã là 3.868,6 ha trong đó: Đất nông nghiệp 2.885,8 ha chiếm 74,7% ; Đất chuyên dùng 641,2 ha chiếm 16,8% ; Đất ở 261,6 ha chiếm 6,9% ; Đất khác 55,3 ha chiếm 1,6% diện tích tự nhiên. Đất trồng lúa nước chiếm phần lớn đất canh tác (95,9%), diện tích cây công nghiệp và các loại hoa màu chiếm diện tích không đáng kể 4,1 %, phân bố rải rác trong các vườn hộ gia đình. Song nhìn chung hiệu suất sử dụng đất chưa cao, năng suất các loài cây trồng thường thấp, do đất xấu, kỹ thuật canh tác đất nông nghiệp chưa cao, vẫn là các kỹ thuật truyền thống, công tác thuỷ lợi chưa chủ động được tưới tiêu, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Biểu 8: cơ cấu sử dụng đất đai các xã vùng đệm. Đơn vị tính : ha Loại đất  Xã  Tổng cộng  Tỷ lệ %    Giao Thiện  Giao An  Giao Lạc  Giao Xuân  Giao Hải     Tổng diện tích TN.  993,5  821,3  740,7  757,7  555,4  3868,6  100   I.Đất nông nghiệp  761,2  613,7  535,0  561,7  414,2  2885,8  74,7   1. Đất trồng cây HN  431,1  464,1  445,9  488,6  360,2  2189,9  75,9   Đất ruộng lúa 2 vụ  430,3  432,0  442,3  464,4  352,9  2121,9  95,9   Đất màu  0,8  32,1  3,6  24,2  7,3  62,0  4,1   2. Vườn tạp  42,0  33,9  49,6  32,6  22,6  180,7  6,3   3..Mặt nước NTTS  288,1  115,7  39,5  40,5  31,4  515,2  17,8   II. Đất chuyên dùng  154,3  118,5  138,2  132,8  97,4  641,2  16,8   III. Đất ở  52,3  51,5  64,1  58,6  35,1  261,6  6,9   IV. Đất khác  25,7  12,9  3,4  4,6  8,7  55,3  1,6   Nguồn : Số liệu thống kê các xã cung cấp Tháng 7/2003. Sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp hiện là một trong những ngành mũi nhọn, trọng tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế của các xã khu vực vùng đệm VQG Xuân Thuỷ, với 2 ngành chính, đó là trồng trọt và chăn nuôi. * Trồng trọt Từ khi có khoán 10, sản xuất Nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực hơn. Đời sống của ngưUSBC ựðỵ_______________________ú_úg được cải thiện. Hiện nay cơ cấu cây trồng đã được đa dạng hơn, không còn độc canh cây lúa hay cây màu, mà hiện nay vừa trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày cùng rất nhiều loài cây ăn quả. Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Diện tích đất canh tác năm 2002 là 4.435 ha. Trong đó, lúa chiếm 93,4%, mầu chiếm 6,6% diện tích gieo trồng. Sản lượng qui thóc đạt 27.966 tấn/năm, bình quân lương thực đạt 623 kg/người/năm. Như vậy về an ninh lương thực của các xã trong khu vực vùng đệm là đảm bảo. Đây cũng là một thuận lợi cho việc lấy ngắn nuôi dài, để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDự án đầu tư xây dựng VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định.doc