Dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015

Mục lục Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về lý luận 1.2. Cơ sở thực tiễn 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu 3.2. Đối tượng nghiên cứu 4. Giả thuyết khoa học 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Phạm vi nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu dự báo 8. Bố cục của luận văn Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Quốc tế 1.1.2. Việt Nam 1.2. Dự báo 1.2.1. Khái niệm dự báo 1.2.2. Phân loại dự báo 1.2.3. Cách tiếp cận khi lập dự báo 1.2.4. Các nguyên tắc khi lập dự báo 1.3. Dự báo giáo dục 1.3.1. Khái niệm về dự báo giáo dục 1.3.2. Phân loại dự báo giáo dục 1.3.3. Tổ chức quá trình nghiên cứu dự báo giáo dục 1.3.4. Vai trò của dự báo 1.3.5. Lựa chọn phương pháp dự báo cho vấn đề nghiên cứu 1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến quy mô phát triển giáo dục 1.4.1. Nhân tố kinh tế – xã hội 1.4.2. Các nhân tố bên trong của hệ thống giáo dục 1.4.3. Nhân tố về văn hoá - khoa học – công nghệ 1.4.4. Các nhân tố về chỉ đạo lãnh đạo 1.4.5. Các nhân tố quốc tế 1.5. Vị trí vai trò của cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân và một số đặc điểm của đội ngũ GVTH 1.5.1. Cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.5.2. Một số đặc điểm của đội ngũ giáo viên tiểu học 1.5.3. Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học 1.5.4. Quyền hạn của giáo viên tiểu học Chương 2. Thực trạng đội ngũ GVTH huyện Mê Linh 2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế – xã hội huyện Mê Linh 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.2. Đặc điểm xã hội 2.1.3. Đặc điểm kinh tế 2.2. Thực trạng GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Mê Linh . . 2.2.1. Khái quát về Vĩnh Phúc và giáo dục - đào tạo Vĩnh Phúc . 2.2.2. Thực trạng giáo dục huyện Mê Linh 2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học 2.3.1. Thực trạng giáo dục tiểu học tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Mê Linh Chương 3. Dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Mê Linh đến năm 2015 3.1. Căn cứ xác định nhu cầu phát triển đội ngũ GVTH huyện Mê Linh đến năm 2015 3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo theo nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam 3.1.2. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Mê Linh 3.2. Dự báo quy mô phát triển GDTH huyện Mê Linh đến 2015 3.2.1. Dự báo quy mô học sinh tiểu học huyện Mê Linh từ năm 2005 đến 2015 bằng phương pháp sơ đồ luồng 3.2.2. Dự báo quy mô học sinh tiểu học huyện Mê Linh đến năm 2015 bằng phương pháp ngoại suy xu thế 3.2.3. Phân tích, lựa chọn kết quả dự báo quy mô phát triển học sinh tiểu học đến năm 2015 bằng hai phương pháp dự báo 3.3. Dự báo nhu cầu đội ngũ GVTH huyện Mê Linh đến 2015. . 3.3.1. Dự báo nhu cầu đội ngũ GVTH huyện Mê Linh bằng phương pháp định mức 3.3.2. Dự báo nhu cầu đội ngũ GVTH huyện Mê Linh bằng phương pháp tương quan tỷ lệ 3.3.3. Phân tích kết quả phương pháp dự báo nhu cầu GVTH huyện Mê Linh đến năm 2015 3.3.4. Dự báo nhu cầu GVTH huyện Mê Linh cần ĐT bổ sung 3.4. Một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ GVTH huyện Mê Linh đến năm 2015 3.4.1. Cơ sở xuất phát của việc đề ra giải pháp 3.4.2. Một số giải pháp chủ yếu 3.4.3. Kiểm định tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp. Kết luận và kiến nghị. 1. Kết luận 2. Kiến nghị

doc111 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2628 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
005 đến 2015 như sau: Bảng 14: Học sinh lớp 1 của huyện Mê Linh ở các năm dự báo từ 2005 đến 2015. Năm Số HS lớp 1 Năm Số HS lớp 1 2005 2710 2011 1834 2006 2564 2012 1688 2007 2418 2013 1542 2008 2272 2014 1396 2009 2126 2015 1250 2010 1980 Để tính được số học sinh bậc Tiểu học huyện Mê Linh từ 2005 đến 2015 ta cần có các tỷ lệ sau: Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học hàng năm là 1% (Riêng lớp 1 là 0,5%) Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm là 99%. Theo kết quả trên ta có bảng dự báo quy mô số lượng học sinh Tiểu học huyện Mê Linh từ năm 2005 đến năm 2015 như sau: Bảng 15: Dự báo quy mô phát triển số lượng học sinh Tiểu học huyện Mê Linh đến năm 2015. Năm Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Tổng 2004 SHS mới 2856 3053 3194 3209 3448 15760 Lưu ban 14 30 32 32 34 Lên lớp 2842 3023 3162 3177 2005 SHS mới 2710 2872 3055 3194 3211 15042 Lưu ban 14 29 31 32 32 Lên lớp 2710 2843 3024 3162 2006 SHS mới 2564 2739 2874 3056 3194 14427 Lưu ban 13 27 29 30 32 Lên lớp 2565 2712 2845 3026 2007 SHS mới 2418 2592 2741 2875 3058 13684 Lưu ban 12 26 27 29 31 Lên lớp 2419 2566 2714 2846 2008 SHS mới 2272 2445 2593 2743 2877 12930 Lưu ban 11 24 26 27 29 Lên lớp 2273 2421 2567 2716 2009 SHS mới 2126 2297 2447 2594 2745 12209 Lưu ban 11 23 25 26 28 Lên lớp 2126 2274 2422 2568 2010 SHS mới 1980 2149 2299 2448 2596 11472 Lưu ban 10 22 23 25 26 Lên lớp 1981 2127 2276 2423 2011 SHS mới 1834 2003 2150 2301 2449 10737 Lưu ban 09 20 22 23 25 Lên lớp 1835 1983 2128 2278 2012 SHS mới 1688 1855 2005 2151 2303 9982 Lưu ban 08 19 20 22 23 Lên lớp 1689 1836 1985 2129 2013 SHS mới 1542 1708 1856 2007 2152 9265 Lưu ban 07 17 19 20 22 Lên lớp 1543 1691 1837 1987 2014 SHS mới 1396 1560 1710 1857 2009 8532 Lưu ban 07 16 17 19 20 Lên lớp 1396 1544 1693 1838 2015 SHS mới 1250 1412 1561 1712 1858 7793 Lưu ban 6 14 16 17 19 Lên lớp Ghi chú: SHS mới ( Số học sinh mới ). Năm 2004 ở huyện Mê Linh có: Lớp 1: 2856 học sinh, lưu ban bỏ học là 14 học sinh; lên lớp 2 năm sau là 2842 học sinh. Lớp 2: 3053 học sinh, lưu ban bỏ học là 30 học sinh; lên lớp 3 năm sau là 3023 học sinh. Lớp 3: 3194 học sinh, lưu ban bỏ học là 32 học sinh; lên lớp 4 năm sau là 3162 học sinh. Lớp 4: 3209 học sinh, lưu ban bỏ học là 32 học sinh; lên lớp 5 năm sau là 3177 học sinh. Lớp 5: 3448 học sinh, lưu ban bỏ học là 34 học sinh; lên lớp 6 năm sau là 3414 học sinh. 3.2.2. Dự báo quy mô phát triển học sinh Tiểu học huyện Mê linh đến năm 2015 bằng phương pháp ngoại suy xu thế (theo dãy thời gian). Phương pháp này dựa vào số liệu quan sát được trong quá khứ của đối tượng dự báo, cụ thể là tỷ lệ số học sinh Tiểu học được huy động đến trường so với dân số trong độ tuổi và tỷ lệ tăng dân số hàng năm, để thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng cho đối tượng dự báo. Theo tài liệu của Phòng Thống Kê và Phòng GD-ĐT huyện Mê Linh ta có các số liệu thống kê sau: Bảng 16: Thống kê dân số, số dân trong độ tuổi Tiểu học và tỷ lệ huy động học sinh Tiểu học huyện Mê Linh từ 1995 đến năm 2004: Năm Tổng số dân Dân số trong độ tuổi Tỷ lệ dân số trong độ tuổi/tổng dân số Tổng số học sinh Tỷ lệ học sinh/số dân trong độ tuổi Tỷ lệ tăng dân số (tỷ lệ %) 1995 159735 37872 23,7 24007 63,38 1,6 1996 162290 36098 22,24 23102 63,99 1,4 1997 164562 35785 21,74 22067 61,66 1,2 1998 166536 34056 20,45 21645 63,46 1,2 1999 168534 33560 19,91 20386 60,74 1,1 2000 170387 33011 19,37 19826 60,05 1,1 2001 172261 32754 19,01 17584 53,68 1,07 2002 174104 31206 17,92 16985 54,42 0,9 2003 175670 30712 17,48 16770 54,60 1,15 2004 177693 30137 16,96 15760 52,30 1.1 Với phương pháp này, số năm để tính càng dài thì độ chính xác càng cao. Tuy nhiên do tác động của các nhân tố KT – XH, quy mô dân số, tốc độ gia tăng dân số đến quy mô phát triển giáo dục và sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung, đổi mới giáo dục nói riêng. Từ năm 1995 trở đi nền kinh tế nước nhà đã bước vào thời kỳ đổi mới và phát triển đi lên. Do vậy chúng tôi chọn các năm từ 1995 – 2004 (10 năm) để làm cơ sở tính toán và thực hiện phương pháp ngoại suy xu thế. Từ số liệu thống kê về sự phát triển số người trong độ tuổi vào lớp 1 (6 tuổi ); số người trong độ tuổi đi học Tiểu học và tổng dân số (1995 – 2004). Ta có thể dự báo các thông tin trên từ 2005 – 2015. Trên cơ sở số liệu thống kê quy mô phát triển học sinh Tiểu học huyện Mê Linh từ 1995 – 2004 ta tính được tỷ lệ học sinh đi học tiểu học so với dân số trong độ tuổi đến năm 2015 bằng phương pháp ngoại suy theo dãy thời gian. Để thực hiện phương pháp này cần thiết lập mối quan hệ giữa sự phát triển quy mô học sinh theo thời gian và chọn mô hình toán học thích ứng với quy luật thời gian, ta có thể dùng hàm tuyến tính: Y = a + bt Giải hệ phương trình: ånt=1 Y.t = n.a + b ånt=1 t ånt=1 Y.t = a .ånt=1 + b.ånt=1 t2 Với n = 10 ta có : ånt=1 t = 1 + 2 + 3 + 4 +….9 +10 = 55 (n = 10) ånt=1 t2 = 12 + 22 + 32 + 42 +….92 +102 = 385 ånt=1 yt = 63,38 + 63,99 +….+52,30 = 588,28 [ånt=1]2 = 552 = 3025 (bình phương tổng2 thời gian) ånt=1 tyt = 1 x 63,38 + 2 x 63,99 +.....+ 10 x 52,3 = 3179,7 Thay vào hệ ta có: Các hệ a,b: nå nt=1 tyt - å nt=1 t.å nt=1 yt 10 x 3179,7 - 55 x 588,28 b = = = - 0,67 nå nt=1 t2 - [ å nt=1 t]2 10 x 385 - 552 å nt=1yt - b å nt=1 t 588,28 - 0,67 x 5 a = = = 58,49 n 10 Vậy ta có hàm xu thế: T(t) = 58,49 – 0,67 x t Gọi Y05 là năm dự báo của 2005 ta có : Ta có Y05 = 58,49 – 0,67 x 11 = 51,12 Gọi Y06 là năm dự báo của 2006 ta có : Ta có Y06 = 58,49 – 0,67 x12= 50,45 Gọi Y07 là năm dự báo của 2007 ta có : Ta có Y07 = 58,49 – 0,67x 13 = 49,78 Gọi Y08 là năm dự báo của 2008ta có : Ta có Y08 = 58,49 – 0,67 x14 = 49,11 Gọi Y09 là năm dự báo của 2009 ta có : Ta có Y09 = 58,49 – 0,67 x15 = 48,44 Gọi Y10 là năm dự báo của 2010 ta có : Ta có Y10 = 58,49 – 0,67 x 16 = 47,77 Gọi Y11 là năm dự báo của 2011 ta có : Ta có Y11 = 58,49 – 0,67 x 17 = 47,1 Gọi Y12 là năm dự báo của 2012 ta có : Ta có Y12 = 58,49 – 0,67 x 18 = 46,43 Gọi Y13 là năm dự báo của 2013 ta có: Ta có Y13 = 58,49 – 0,67 x 19 = 45,76 Gọi Y14 là năm dự báo của 2014 Ta có Y14 = 58,49 – 0,67 x 20 = 45,09 Gọi Y15 là năm dự báo của 2015 Ta có Y15 = 58,49 – 0,67 x 21 = 44,42 Từ số dân trong độ tuổi phổ cập Tiểu học (6-14 tuổi) và tỷ lệ học sinh đi học được xác định trên ta tính được số học sinh Tiểu học các năm dự báo theo công thức. (Tổng số 6 – 14 tuổi) x tỷ lệ (Yt) Số học sinh Tiểu học = 100 Bảng 17: Dự báo học sinh Tiểu học huyện Mê Linh từ 2005 đến năm 2015 theo phương pháp ngoại suy xu thế. Năm Tổng số 6-14 tuổi (người) Số học sinh Tiểu học (người) Tỷ lệ học sinh Tiểu học (người) Thời gian (t) 2005 29535 15098 51,12 11 2006 28945 14603 50,45 12 2007 28367 14121 49,78 13 2008 27800 13653 49,11 14 2009 27244 13197 48,44 15 2010 26699 12754 47,77 16 2011 26165 12324 47,1 17 2012 25672 11920 46,43 18 2013 25159 11513 45,76 19 2014 24656 11118 45,09 20 2015 24163 10733 44,42 21 3.2.3. Phân tích, lựa chọn kết quả dự báo quy mô phát triển học sinh Tiểu học đến 2015 theo 2 phương án đã dự báo. Nhìn vào bảng 16 ta thấy số học sinh tiểu học của huyện Mê Linh giảm dần ở mỗi năm. Kết hợp với sự phân tích kết quả 2 phương án dự báo quy mô học sinh tiểu học huyện Mê Linh ta thấy : Phương án 1: Ta biết số lượng học sinh tiểu học huyện Mê Linh năm 2005 là 15042 học sinh. Như vậy theo phương án 1, tính trung bình mỗi năm dự báo huyện Mê Linh giảm đi khoảng 659 học sinh. Nếu mỗi lớp có từ 30 – 35 học sinh thì mỗi năm khối tiểu học sẽ giảm đi khoảng 18 – 21 lớp. Như vậy từ năm 2005 đến 2015 số học sinh Tiểu học của huyện Mê Linh sẽ giảm đi khoảng 7000 học sinh, số lớp tiểu học sẽ giảm đi khoảng 180 – 210 lớp. Đây là kết quả phản ánh khá rõ thực trạng số lượng học sinh, quy mô lớp học của bậc tiểu học huyện Mê Linh. Đó là số lượng học sinh giảm dần, số lớp giảm, quy mô từng hạng một thu hẹp lại. Phương án 2 : Với kết quả dự báo của phương án này từ 2005 – 2015 số học sinh huyện Mê Linh sẽ giảm đi 4365 em, bình quân mỗi năm chỉ giảm 397 em, so với xu thế trước đó số lượng học sinh giảm đi qúa ít, hơn nữa qua bảng thống kê tổng dân số các năm từ 1995 và dự báo những năm tiếp theo chúng ta thấy: Mặc dù dân số của huyện liên tục tăng lên, song mấy năm gần đây do việc thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình nên tỷ lệ dân số trong độ tuổi 6-14 so với tổng số dân trong huyện giảm dần (độ tuổi trung bình tăng lên). Qua bảng 16 chúng ta thấy rõ tỷ lệ dân số trong độ tuổi so với tổng dân số, tỷ lệ học sinh tiểu học so với số dân trong độ tuổi giảm đi đáng kể. Vì vậy đây là phương án mà số học sinh Tiểu học so với dân số trong độ tuổi và tổng dân số lại quá cao, quy mô phát triển học sinh Tiểu học là ít thực tế, không phản ánh đúng sự vận động và phát triển về quy mô học sinh Tiểu học của huyện Mê Linh. Mặt khác, theo thống kê dân số thì số dân trong độ tuổi sinh đẻ đang ở xu hướng giảm; cùng với pháp lệnh dân số mới được ban hành (tháng 2/2003) “các cặp vợ chồng và cá nhân có quyền lựa chọn số con và khoảng cách giữa các lần sinh con”, song tâm lý về quy mô gia đình ít con đã được khẳng định trong các tầng lớp dân cư. Vì vậy trong 2 phương án đã trình bày trên, thì phương án 1 là phương án phù hợp hơn cả. Bởi phương án này vừa có cơ sở là số lượng học sinh hiện tại, vừa phù hợp với yêu cầu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, huy động, phát triển về số lượng học sinh đạt tỷ lệ khả quan hơn so với tổng dân số trong tuổi. 3.3/ Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh đến 2015. Từ kết quả dự báo quy mô phát triển học sinh Tiểu học huyện Mê Linh đến 2015 và các nguyên tắc khi lựa chọn các phương pháp dự báo như đã trình bày ở mục 1.2.4, chương 1, chúng tôi lựa chọn phương án dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh đến 2015 bằng phương pháp định mức và phương pháp quan hệ tỷ lệ. 3.3.1. Dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh đến 2015 bằng phương pháp định mức. Bảng 18: Tỷ lệ số học sinh/lớp huyện Mê Linh từ 2000 – 2004 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Số HS 20386 19826 17584 16985 15760 Số lớp 649 643 638 637 597 Số HS/lớp 31,4 30,8 27,6 26,7 26,4 Qua bảng thống ta thấy số học sinh/lớp huyện Mê Linh biến thiên theo tỷ lệ giảm dần từ 31,4 hs/lớp năm 2000 xuống còn 26,4 năm 2004, đây là xu hướng tất yếu để chuẩn hoá trường lớp và nâng cao chất lượng học sinh Tiểu học. Căn cứ vào thực tế và dựa trên quy định của Bộ thì tỷ lệ số học sinh / lớp củahuyện Mê Linh những năm tiếp theo trong thời gian dự báo sẽ ổn định ở mức 26 học sinh / lớp, đây là một tỷ lệ rất lý tưởng để nâng cao chất lượng dạy và học đối với bậc tiểu học cũng như với các bậc học khác. Theo dự báo quy mô số lượng học sinh từ 2005 – 2015, căn cứ vào định mức giáo viên trên / lớp, định mức hoạt động / lớp mà Bộ GD- ĐT đã quy định cho cấp học : - Tỷ lệ giáo viên / lớp - Tỷ lệ học sinh / lớp - Số lượng học sinh tiểu học qua các năm dự báo. Ta có nhu cầu GVTH xác định bằng phương pháp này được tính theo công thức : Y = P. (S:Q) Trong đó : P là tỷ lệ giáo viên / lớp Q là số lượng học sinh / lớp Y là số lượng giáo viên Tiểu học năm dự báo S là số lượng học sinh năm dự báo Theo cách tính trên ta có nhu cầu giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh đến năm 2015 được dự báo theo bảng sau : Bảng 19: Nhu cầu giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh từ năm 2005 đến 2015. Năm Số HS(ng) Số HS/lớp Số lớp Số GV/lớp Số GV(ng) 2005 15042 26 579 1,15 666 2006 14427 26 555 1,15 638 2007 13684 26 526 1,15 605 2008 12930 26 498 1.15 573 2009 12209 26 470 1,15 541 2010 11472 26 441 1,15 507 2011 10737 26 413 1,15 475 2012 9982 26 384 1,15 442 2013 9265 26 357 1,15 411 2014 8532 26 328 1,15 378 2015 7793 26 300 1,15 345 3.3.2. Dự báo nhu cầu GVTH huyện Mê Linh đến năm 2015 bằng phương pháp quan hệ tỷ lệ. Phương pháp này dựa trên mối quan hệ tỷ lệ giữa hai đối tượng dự báo là số lượng giáo viên TH và số lượng học sinh TH trong một khoảng thời gian nhất định để xác lập hệ số tỷ lệ dự báo trong tương lai. Hệ số tỷ lệ đó được xác định theo công thức : Ki = Yi : Xi Trong đó : Ki là hàm số tỷ lệ của các năm Yi là số lượng giáo viên Tiểu học các năm Xi là số lượng học sinh Tiểu học các năm Trong chương 2, chúng tôi đã thống kê số lượng học sinh, số lượng giáo viên và xác lập mối quan hệ tỷ lệ giữa 2 đối tượng trong 10 năm từ 1996-2005 Bảng 20: Xác định hệ số tỷ lệ của các năm từ 1995 đến 2004. Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Yi 698 702 706 723 741 750 759 761 758 708 Xi 24118 24007 23102 22067 21645 20386 19826 17584 16985 16770 Ki 0,03 0,03 0,031 0,033 0,035 0,04 0,04 0,04 0,043 0,04 Qua bảng ta thấy Ki tương đối ổn định trong khoảng thời gian 3 năm (từ 2000 đến 2002), sau đó tăng nhẹ ở năm 2003 và tiếp tục ổn định ở năm 2004. Vì vậy ta có thể lấy hệ số tỷ lệ Ki làm hệ số dự báo cho các năm tiếp theo là hệ số tỷ lệ trung bình của 5 năm ổn định và gần đây (2000 – 2004): Ki= 1/5 å5n=5 [n=5 (2000 - 2004)] Ki= 1/5 (0,04 + 0,04 + 0,04 +0,043 + 0,04) 0,203 Ki = = 0,04 5 Do đó lượng giáo viên Tiểu học của các năm dự báo (2005-2015) được tính theo công thức Yt = Xi . 0,04 sẽ là: 2005: Y5 = 15042 . 0,04 = 602 …………………………….. ……………………………… ……………………………… ……………………………… 2015: Y15 = 7793. 0,04 = 312 Bảng 21: Dự báo nhu cầu GVTH huyện Mê Linh từ năm 2005-2015. Đơn vị tính: người. Năm Số học sinh Số giáo viên 2005 15042 602 2006 14427 578 2007 13684 548 2008 12930 518 2009 12209 489 2010 11472 459 2011 10737 430 2012 9982 400 2013 9265 371 2014 8532 342 2015 7793 312 3.3.3. Phân tích kết quả các phương pháp dự báo nhu cầu GVTH huyện Mê Linh đến 2015. Bảng 22: So sánh hai phương pháp dự báo nhu cầu GVTH huyện Mê Linh đến năm 2015. Năm Số học sinh Số GVTH tính theo phương pháp định mức Số GVTH tính theo phương pháp tỷ lệ 2005 15760 666 602 2006 15022 638 578 2007 14368 605 548 2008 13565 573 518 2009 12894 541 489 2010 12014 507 459 2011 11122 475 430 2012 10234 442 400 2013 9397 411 371 2014 8560 378 342 2015 7693 345 312 - Dự báo nhu cầu GVTH huyện Mê Linh bằng phương pháp định mức: Phương pháp này thực hiện được là dựa trên số lượng học sinh, số học sinh/lớp theo quy định mà hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc đang áp dụng, để tính số lớp và căn cứ vào quy định biên chế GVTH của Bộ GD-ĐT. Mặt khác do công tác đào tạo GVTH hiện nay của Tỉnh Vĩnh Phúc có thể đáp ứng đủ về số lượng giáo viên cho các nhà trường Tiểu học trong tỉnh, cũng như cho huyện Mê Linh theo quy định GV/lớp. Vì vậy kết quả dự báo đảm bảo cho hoạt động bình thường ở các nhà trường. - Dự báo nhu cầu GVTH huyện Mê Linh bằng phương pháp quan hệ tỷ lệ: Theo phương pháp này cho thấy GVTH huyện Mê Linh hàng năm sẽ ở tình trạng thừa giáo viên. Hơn thế so với số lượng học sinh và số lớp Tiểu học (qua dự báo) từ 2005-2015 thì tỷ lệ giáo viên/lớp không phù hợp với quy định biên chế GDTH. Theo phương án này thì biên chế giáo viên/lớp là rất bất hợp lý. Nhất là qua theo dõi và tìm hiểu thì giáo viên các môn văn hoá lại quá thừa, còn giáo viên nhạc, hoạ, ngoại ngữ…cho bậc Tiểu học thì lại thiếu. Điều này sẽ gây khó khăn cho ngành GD-ĐT huyện Mê Linh và các nhà trường, do vậy kết quả dự báo của phương án này là không phù hợp. Hiện nay đời sống nhân dân huyện Mê Linh ngày càng ổn định và từng bước cải thiện. Ngành GD-ĐT huyện hiện nay, mà đặc biệt là bậc giáo dục Tiểu học đang từng bước dần ổn định và nâng cao về chất lượng, hoàn thành việc phổ cập giáo dục Tiểu học, xây dựng các trường chuẩn Quốc gia, tăng cường khối lớp học 2 buổi/ngày…Chính vì vậy mà yêu cầu về chất lượng giáo viên ngày càng cao (đặc biệt là giáo viên có trình độ năng lực, giáo viên chuẩn và trên chuẩn). Sự nghiệp giáo dục đòi hỏi phải có lực lượng giáo viên không những đủ về số lượng, cơ cấu, trình độ mà còn có chuyên môn, nhiệt tình công tác. Từ yêu cầu cần nâng cao chất lượng GVTH trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước, căn cứ tình hình giáo dục huyện Mê Linh hiện nay và khả năng phát triển trong tương lai, thì việc chọn phương pháp định mức giáo viên/lớp để xác định yêu cầu GVTH huyện Mê Linh đến 2015 là hợp lý và mang tính khoa học nhất. Để kiểm tra tính hợp lý, tính xác thực và độ tin cậy của phương pháp và cách lựa chọn trên, chúng tôi kết hợp với việc sử dựng phương pháp Delphi để tham khảo ý kiến các đồng chí lãnh đạo ngành GD-ĐT huyện, các chuyên viên Phòng GD-ĐT và một số CBQL các nhà trường Tiểu học để khẳng định tính khả thi của các phương pháp trên. Bảng 23: Kết quả tham khảo ý kiến chuyên gia về việc lựa chọn phương pháp dự báo nhu cầu đội ngũ GVTH huyện Mê Linh từ 2005-2015. ý kiến lựa chọn Tổng số Phương pháp định mức Phương pháp quan hệ tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 32 25 78% 7 22% Như vậy ta có bảng dự báo nhu cầu GVTH huyện Mê Linh đến 2015 như sau: Bảng 24: Dự báo nhu cầu GVTH huyện Mê Linh từ 2005-2015. Năm Tổng số HS Tổng số lớp Tổng số GV 2005 15042 538 666 2006 14427 516 638 2007 13684 489 605 2008 12930 462 573 2009 12209 439 541 2010 11472 410 507 2011 10737 398 475 2012 9982 370 442 2013 9265 356 411 2014 8532 328 378 2015 7793 300 345 3.3.4.Dự báo nhu cầu GVTH huyện Mê Linh cần đào tạo bổ sung. Năm 2005 toàn huyện có 666 giáo viên Tiểu học (theo dự báo trên đây năm 2015 toàn huyện chỉ còn 345 giáo viên Tiểu học). Như vậy đến 2015 toàn huyện dư ra 321 giáo viên Tiểu học. Trung bình mỗi năm dư khoảng 29 giáo viên Tiểu học. Song thực tế, theo số liệu thống kê của Phòng GD-ĐT huyện Mê Linh thì số giáo viên có độ tuổi từ 46 – 55 là 205 người. Vậy số chờ nghỉ hưu hàng năm (theo độ tuổi) và giáo viên thuyên chuyển dự kiến các năm như sau: Bảng 25: Bảng dự báo số lượng giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh chờ nghỉ hưu và thuyên chuyển. Năm Chờ nghỉ hưu Thuyên chuyển 2005 16 7 2006 17 7 2007 17 8 2008 18 6 2009 16 6 2010 19 8 2011 18 7 2012 17 9 2013 18 8 2014 17 8 2015 19 8 Mặt khác cũng theo thống kê của Phòng GD-ĐT huyện Mê Linh số giáo viên Tiểu học huyện ngoài chiếm tỷ lệ 20,6%. - Nếu lấy trung bình mỗi năm số giáo viên khác huyện phải thuyên chuyển là 1,3%. Số giáo viên nghỉ hưu hàng năm là 1,8% thì số giáo viên Tiểu học nghỉ hưu và thuyên chuyển là: T05 = 1,3% + 1,8% = 3,1% (1) Lấy năm 2015 là năm cuối của thời gian dự báo thì tỷ lệ giáo viên thừa hàng năm là: (378-345): 378 = 0,087 = 8,7% (2). Lấy (1) – (2) ta có nhu cầu bổ sung giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh hàng năm là: 2,8% - 8,7% = -5,6%. Gọi H là số giáo viên Tiểu học hiện có T1 là số giáo viên giảm đi hàng năm do nghỉ chế độ, thuyên chuyển Số giáo viên theo dự báo hàng năm là: D Ta có Tt= (H-D) + T1 ; T1 = H x ( -5,6%) Theo công thức trên ta có số giáo viên Tiểu học dư ra hàng năm là: Năm 2015: D = 345, H = 378, T1 =378x(-5,6% ) = 22 T15 = (378-345) – 22 = 11 Tương tự như trên ta có bảng thống kê số giáo viên tiểu học huyện Mê Linh hàng năm như sau: Bảng 26: Dự báo số lượng giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh từ năm 2005-2015. Năm Nhu cầu Giáo viên thừa(+), thiếu(-) Tỷ lệ % 2005 666 -24 -3,6 2006 638 -10 -1,56 2007 605 -3 -0,50 2008 573 2 0,34 2009 541 0 0 2010 507 3 0,59 2011 475 3 0,63 2012 442 5 1,13 2013 411 5 1,2 2014 378 9 2,38 2015 345 11 3,18 Qua dự báo chúng ta thấy số giáo viên Tiểu học của huyện Mê Linh từ năm 2005 – 2015 thừa khoảng: -24-10-3+2+3+3+5+5+9+11 = 1. Như vậy số giáo viên theo dự báo từ 2005 – 2015 là hợp lý. Do đó mỗi năm tiếp theo Mê Linh có thể tuyển mới một số giáo viên nhất định, đặc biệt là GV các môn đặc thù, Nhạc, Hoạ… để cân đối tỷ lệ GV giữa các môn. Bảng 27: Dự báo cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Mê Linh đến năm 2015 Năm Số HS Số lớp GVVH GV nhạc GV Hoạ GVĐT 2005 15042 579 666 9 11 5 2006 14427 555 638 11 12 5 2007 13684 526 605 12 14 6 2008 12930 498 573 15 16 7 2009 12209 470 541 16 17 7 2010 11472 441 507 18 18 9 2011 10737 413 475 20 21 9 2012 9982 384 442 23 22 13 2013 9265 357 411 26 25 13 2014 8532 328 378 28 27 14 2015 7793 300 345 32 34 15 Nhưng nhiệm vụ của giáo dục bậc Tiểu học, mà đặc biệt là nhiệm vụ PCGDTH đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ rất quan trọng làm cho GDTH ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Như kết luận Hội nghị TƯ6 lần 2 “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục …”. Vì vậy công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ CBGV là vô cùng quan trọng. (Hơn nữa so với nhu cầu và kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ GVTH của huyện hàng năm. Đồng thời theo kế hoạch đào tạo GVTH của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và các năm tiếp theo). Phấn đấu 2005 tỷ lệ giáo viên Tiểu học đạt trình độ chuẩn là 99%, trên chuẩn ít nhất là 30%. Phấn đấu 2010 tỷ lệ giáo viên Tiểu học đạt trình độ chuẩn là100%, trên chuẩn ít nhất là 75%. Đảm bảo giáo viên dạy chuyên và kiêm các môn nhạc, hoạ, đáp ứng yêu cầu dạy đủ, dạy có chất lượng môn bắt buộc và phấn đấu các trường chuẩn Quốc gia có một Tổng phụ trách đội, học sinh được học các môn khuyến khích như tin học, ngoại ngữ. Giảm tỷ lệ giáo viên yếu, kém bằng con đường bồi dưỡng, đào tạo lại, kết hợp với việc sắp xếp lại đội ngũ giáo viên Tiểu học một cách hợp lý nhất để tạo được hiệu quả cao trong giáo dục. Theo thống kê ngành GD huyện Mê Linh năm 2004 mới có 20,4% giáo viên Tiểu học đạt trình độ trên chuẩn (CĐSP, ĐHSP) và còn 5,5% giáo viên ở trình độ dưới chuẩn. Như vậy: để đạt được tỷ lệ 30% GVTH trên chuẩn vào năm 2005 huyện Mê Linh cần khoảng 200 giáo viên có trình độ CĐSP và ĐHSP, nghĩa là trong vòng 1 năm cần đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ này thêm khoảng 42 giáo viên Tiểu học tốt nghiệp CĐSP, ĐHSP. Vào năm 2010 huyện Mê Linh phải có khoảng 380 giáo viên Tiểu học trở lên có trình độ CĐSP hoặc ĐHSP (đạt trên 75%) và phấn đấu đến 2015 đạt 100% có trình độ đào tạo trên chuẩn. Muốn đạt được mục tiêu đã dự báo thì từ năm 2005, mỗi năm tiếp theo phải có thêm từ 8 – 10% số giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn (vì đến 2004 mới đạt 20,4%). Số giáo viên dưới chuẩn còn 39 người, trong đó có một số người sẽ về nghỉ hưu trong năm, số còn lại đã được Phòng Giáo dục huyện kết hợp với trường Cao Đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc mở lớp THSP hoàn chỉnh nhằm đào tạo đạt theo chuẩn hiện nay. Bảng 28: Dự báo trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Mê Linh đến năm 2015. Năm Tổng số GV Trình độ dưới chuẩn Trình độ đạt chuẩn Trình độ trên chuẩn Sau Đại học SL % SL % SL % SL % SL % 2005 666 100 32 4,8 435 65,3 197 29,6 2 0,3 2006 638 100 0 0 383 60 253 39,7 2 0,3 2007 605 100 0 0 303 50,1 300 49,6 2 0,3 2008 573 100 0 0 241 42,1 328 57,2 4 0,7 2009 541 100 0 0 184 34 353 65,3 4 0,7 2010 507 100 0 0 127 25 376 74,2 4 0,8 2011 475 100 0 0 90 18,9 380 80 5 1,1 2012 442 100 0 0 58 13,1 379 85,8 5 1,1 2013 411 100 0 0 29 7,0 376 91,6 6 1,4 2014 378 100 0 0 11 3 360 95,2 7 1,8 2015 345 100 0 0 0 0 338 98 7 2,0 Đứng trước các yêu cầu trên để đảm bảo cho các nhà trường hoạt động theo hướng phát triển hiệu quả, nâng cao chất lượng; thực chất giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh với số lượng giáo viên như trên qua dự báo là tương đối ổn định. Vấn đề chủ yếu về nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học là củng cố, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên Tiểu học nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của chất lượng đội ngũ và của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Kết quả dự báo với mức độ tin cậy của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Phương pháp dự báo, không có phương pháp nào là vạn năng, là tuyệt đối chính xác; các số liệu sử dụng được tổng hợp, khái quát với mức sai số nhất định; các thông tin phản ánh về đối tượng dự báo trong quá khứ, trong hiện tại… Do đó, kết quả dự báo trong luận văn có đặc trưng xác xuất, vì vậy trong quá trình thực hiện dự báo và vận dụng kết quả dự báo vào việc lập kế hoạch, quy hoạch… cần thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của thực tiễn, nhằm đạt được kết quả cao hơn trong quá trình vận dụng kết quả dự báo vào công tác giáo dục. Những kết quả nghiên cứu, phân tích trên hoàn toàn phù hợp với giả thuyết khoa học của đề tài. 3.4/ Một số biện pháp để đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh đến năm 2015. 3.4.1. Cơ sở xuất phát của việc đề ra biện pháp. Kết luận Hội nghị TƯ 6, BCH Trung ương Đảng khóa IX đã nhấn mạnh việc triển khai chương trình “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện…. Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo…. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài đáp ứng yêu cầu đất nước. Sớm xây dựng chính sách phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài đáp ứng yêu cầu cơ sở. Sớm xây dựng chính sách sử dụng và tôn vinh các nhà giáo, cán bộ quản lý giỏi, có công lao lớn trong sự nghiệp GD-ĐT” [26]. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII cũng xác định việc củng cố, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên các cấp là một trong những nhiệm vụ cấp bách và quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của sự nghiệp GD-ĐT của tỉnh nói riêng và các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước nói chung. Thấm nhuần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã xác định: Từ năm 2002 trở đi chỉ đào tạo GVTH trình độ CĐSP, ĐHSP (trên chuẩn). Giảm tỷ lệ giáo viên yếu kém bằng con đường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; sắp xếp lại đội ngũ giáo viên; bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện, thí nghiệm, y tế, ngắn hạn 2-3 tháng cho giáo viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ yếu (chủ yếu là giáo viên dưới chuẩn ). Như vậy tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Mê Linh nói riêng đã, đang có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, đặc biệt là đội ngũ GVTH. 3.4.2. Một số biện pháp chủ yếu Quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết TƯ 2 (khoá VIII), nghị quyết Đại hội lần thứ IX, Kết luận Hội nghị TƯ 6 lần 2 (Khoá IX). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII và Nghị quyết Đảng bộ huyện Mê Linh về công tác GD-ĐT chúng tôi xin được đề xuất một số biện pháp cụ thể sau đây: - Biện pháp thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định có tính chất pháp quy và dân chủ ở cơ sở. + Xây dựng các văn bản, quy chế, quy ước, nội quy trong ngành GD-ĐT của huyện Mê Linh và của các nhà trường Tiểu học trên cơ sở Hiến pháp, Pháp luật, Điều lệ Tiểu học. Hệ thống văn bản vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính dân chủ, là sự cụ thể hoá các văn bản pháp luật trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của ngành GD -ĐT trong huyện và các đơn vị trường học. + Các văn bản về phát triển quy mô trường, lớp TH một cách hợp lý nhằm thực hiện đúng Điều lệ trường TH, để đáp ứng nhu cầu học tập tốt nhất cho con em nhân dân lao động, tạo mọi điều kiện giảng dạy và giáo dục cho cán bộ giáo viên nói chung và GVTH vươn lên, phát huy tốt vai trò và năng lực của mỗi cá nhân trong nhà trường. + Văn bản thống nhất tổ chức loại hình trường TH ngoài công lập. + Văn bản mang tính pháp quy về tính toán hợp lý định biên giáo viên TH theo quy mô trường, lớp theo hướng xây dựng trường chuẩn Quốc gia. -Biện pháp thứ hai: Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTH. + Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý; trình độ lý luận chính trị cho cán bộ QLTH từ Phòng GD-ĐT đến các nhà trường bằng các hình thức: Cử cán bộ QL đi học các lớp QLGD ở Tỉnh và TƯ. Mở các lớp bồi dưỡng cán bộ – QLGDTH tại địa phương bằng hình thức liên kết với các cơ sở đào tạo theo hình thức tổ chức không chính quy. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, giáo viên. + Động viên khuyến khích cán bộ, GVTH đi học các lớp đào tạo chuẩn và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (trên chuẩn), đặc biệt là những cán bộ giáo viên còn trẻ, còn có thời gian công tác lâu dài. Để tạo điều kiện cho giáo viên học tập , nâng cao trình độ, ngoài lương và các khoản phụ cấp Phòng Giáo dục còn hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập cho người đi học, đồng thời có biện pháp tăng cường số GVTH cho các trường có GV đi học. Đặc biệt chú ý đến các trường đã đạt chuẩn và các trường đang có kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia. + Động viên những cán bộ giáo viên không đủ điều kiện về trình độ, năng lực chuyên môn gần đến tuổi về hưu được về hưu trước tuổi hoặc chuyển sang làm nhân viên văn thư, thư viện, thí nghiệm, y tế (đối với những đối tượng: Nam từ 55 tuổi, Nữ từ 50 tuổi có trình độ dưới chuẩn). + Liên kết với Trường ĐHSP Hà Nội 2, trường CĐSP Vĩnh Phúc (đóng trên địa bàn tỉnh) hàng năm mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý; đào tạo tại chức (không tập trung) cho cán bộ GVTH đạt trình độ Đại học với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm (trên hỗ trợ một phần, huyện đầu tư một phần, giáo viên đi học đóng góp một phần). Phấn đấu đến năm 2005, có khoảng 30% cán bộ GVTH đạt trình độ trên chuẩn, và đến 2010: có khoảng75% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Như vậy bình quân mỗi năm huyện Mê Linh cần phải đào tạo trên chuẩn từ 25 - 30 giáo viên (như đã phân tích) Từ năm 2005 chỉ nhận các giáo viên mới có trình độ CĐSP và ĐHTH (đối với giáo viên văn hoá), ưu tiên người địa phương có bằng khá - giỏi hoặc có thành tích xuất sắc. Tăng tỷ lệ GVTH đi học các lớp CĐ và ĐHSP (nhạc, hoạ đối với giáo viên có năng khiếu) để đảm bảo GVTH dạy tốt 9 môn (kiêm nhiệm), đồng thời đề nghị được bổ sung giáo viên dạy nhạc, hoạ từ nguồn giáo sinh mới tốt nghiệp ra trường. -Biện pháp thứ ba: Triển khai tốt công tác dự báo giáo dục và thường xuyên điều chỉnh kết quả dự báo cho phù hợp với sự biến động thực tế của GDTH. Coi trọng và tăng cường công tác dự báo giáo dục nói chung; dự báo , quy hoạch đội ngũ giáo viên nói riêng của toàn huyện và của các địa phương. Đồng thời, do đặc điểm của kết quả dự báo nên trong quá trình thực hiện cần có sự điều chỉnh từng năm, từng thời kỳ cho phù hợp. Trên cơ sở đó từng bước cụ thể hoá công tác đào tạo giáo viên theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ. Phấn đấu đến năm 2015 hầu hết các nhà trường TH trong huyện có đủ giáo viên dạy các môn học, nâng tỷ lệ số giáo viên có khả năng dạy đủ, dạy tốt 9 môn. Sắp xếp, biên chế cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đầy đủ, hợp lý theo Quyết định số 243 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm xây dựng kế hoạch tổ chức, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng một cách thống nhất, có chất lượng, tạo sự ổn định về mọi mặt cho GD-ĐT nói chung và GDTH huyện Mê Linh ngày càng phát triển ổn định và vững chắc. 3.4.3. Kiểm định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Chúng tôi đã tiến hành kiểm định mức độ cần thiết và khả thi của 3 nhóm biện pháp trên bằng cách thăm dò ý kiến của 32 đồng chí là cán bộ huyện, Phòng GD-ĐT và cán bộ quản lý các nhà trường Tiểu học huyện Mê Linh, kết quả cụ thể như sau: Bảng 29: Kết quả kiểm định tính cần thiết của các nhóm biện pháp. Các biện pháp Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết SL % SL % SL % SL % Biện pháp 1 20 62,5 4 12,5 6 18,75 2 6,25 Biện pháp 2 22 68,75 3 9,375 4 12,5 3 9,375 Biện pháp 3 24 75 4 12,5 3 9,375 1 3,125 Bảng 30: Kết quả kiểm định tính khả thi của các nhóm biện pháp. Các biện pháp Mức độ Rất khả thi Khả thi Bình thường Không khả thi SL % SL % SL % SL % Biện pháp 1 24 75 4 12,5 2 6,25 2 6,25 Biện pháp 2 22 68,75 4 12,5 4 12,5 2 6,25 Biện pháp 3 24 75 4 12,5 3 9,375 1 3,125 Từ kết quả điều tra trên chúng tôi thấy các nhóm biện pháp được đề xuất trong đề tài đã được đông đảo các chuyên viên và chuyên gia đồng tình ủng hộ, có nghĩa là: Các nhóm biện pháp được nêu đều có tính khả thi và phù hợp với điều kiện của huyện cũng như điều kiện của các nhà trường Tiểu học trong huyện Mê Linh hiện nay. Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp triển khai công tác dự báo là rất quan trọng. Vì đó là bước tạo tiền đề cho việc xây dựng quy hoạch GVTH, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVTH của huyện Mê Linh; đồng thời là cơ sở cho UBND huyện xây dựng các chính sách về việc củng cố đội ngũ GVTH và các chế độ ưu đãi cho người đi học nâng cao trình độ. Đó là biện pháp cơ sở ban đầu giúp cho việc thực hiện tốt các biện pháp tiếp theo. Lý luận và thực tiễn cho thấy, có coi trọng công tác dự báo thì công tác đào tạo, bồi dưỡng mới được thực hiện tốt và có dự báo chính xác thì việc tổ chức xây dựng và thực hiện các văn bản về quy định biên chế, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, thực hiện dân chủ… mới có cơ sở để thực hiện một cách nghiêm túc và đạt hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay, huyện Mê Linh có thể thực hiện tốt tất cả các biện pháp được đề xuất, bởi vì sự quan tâm đến giáo dục nói chung và sự quan tâm đến bậc GDTH nói riêng của các cấp lãnh đạo ở địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực, hơn nữa dự báo đội ngũ GVTH huyện Mê Linh đến năm 2015 cho they đén năm 2015 đội ngũ này là tương đối ổn định. Tuy nhiên để thực hiện tốt các biện pháp cần bắt đầu từ việc đầu tư triển khai thực hiện công tác dự báo và cần thiết kết hợp đồng bộ cả ba biện pháp nêu trên nhằm tăng cường, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH nói riêng và GDTH của huyện Mê Linh nói chung. Kết quả kiểm định còn cho thấy sự mong mỏi của đông đảo CBQL giáo dục về đổi mới chất lượng đội ngũ GVTH, một trong những nhân tố quyết định chất lượng GDTH, chất lượng giáo dục ở huyện Mê Linh. Kết quả đó đã khẳng định sự cần thiết của công tác dự báo giáo dục và dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên ở huyện Mê Linh hiện nay là một trong những công tác cơ bản, là tiền đề để thực hiện tốt chức năng quản lý giáo dục. kết luận và kiến nghị 1. Kết luận. Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra những kết luận sau đây: 1.1. Dự báo giáo dục là xây dựng những phán đoán có thể về tình trạng của nền giáo dục trong tương lai, nghiên cứu những triển vọng phát triển của nó nếu có thể được, chỉ ra những thời hạn ít nhiều xác định của những biến đổi sẽ xảy ra, đó chính là những tiên đoán khoa học. Dự báo giáo dục là cơ sở để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục cho mỗi địa phương và của cả quốc gia. Nó gắn liền với thực tiễn giáo dục và là cơ sở thực hiện tốt công tác quản lý giáo dục. Việc dự báo quy mô phát triển GD-ĐT, dự báo nhu cầu giáo viên... là việc không thể thiếu của người làm công tác quản lý giáo dục, nhằm giúp người quản lý đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời và phù hợp, những căn cứ đủ độ tin cậy để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục của đơn vị. Dự báo càng chính xác thì kế hoạch của đơn vị càng có tính khả thi. Dự báo nhu cầu GVTH là một phần không thể thiếu khi lập kế hoạch phát triển hệ thống GDPT. Nếu cấp học Tiểu học phát triển mạnh mẽ, vững chắc sẽ là động lực thúc đẩy, tạo tiền đề vững chắc cho các bậc học trên và tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương góp phần đào tạo những công dân có ích cho xã hội. 1.2. Từ những số liệu thống kê, khảo sát, nghiên cứu thực tế, luận văn đã nêu một cách khái quát về tình hình GD-ĐT huyện Mê Linh, về giáo dục Tiểu học và đội ngũ GVTH trong huyện. Qua kết quả điều tra, tổng hợp, có thể khẳng định rằng: Đội ngũ GVTH huyện Mê Linh có tuổi đời trung bình tương đối trẻ, có khả năng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, song đội ngũ GVTH huyện Mê Linh trong những năm vừa qua một số giáo viên còn yếu về chất lượng, việc phân bổ giáo viên, cơ cấu môn học còn mất cân đối. Việc điều chuyển, bổ sung giáo viên còn bị động, lúng túng, thiếu hiệu quả. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác dự báo giáo viên, dự báo giáo dục thực hiện chưa tốt nên kế hoạch giáo dục luôn bị động và thiếu tính khả thi. 1.3. Dự báo nhu cầu đội ngũ GVTH huyện Mê Linh đến năm 2015. Nhu cầu về giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh theo dự báo của năm 2015 là 345. So với nhu cầu về giáo viên hiện nay giảm 321 người. Phân tích thực trạng và dự đoán cho thấy, số giáo viên cần giảm chủ yếu là ở các bộ môn văn hoá. Song theo tính toán và thực tế hiện nay cho thấy giáo viên dạy các môn năng khiếu, tự chọn và nhân viên hành chính là vẫn còn thiếu. Phân tích thực trạng và dự đoán, số giáo viên về hưu, thuyên chuyển công tác hàng năm cũng cho thấy: Đến năm 2015 huyện Mê Linh thừa 11 giáo viên nêu trong luận văn là phù hợp: GVTH trong huyện giảm dần về số lượng, hợp lý về cơ cấu và nâng cao dần về chất lượng. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn cũng đã nêu ra một số biện pháp cơ bản nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đội ngũ GVTH huyện Mê Linh đến năm 2015, theo hướng ổn định về cơ cấu, số lượng và nâng dần về chất lượng. Tuy nhiên, đặc trưng của các kết quả dự báo là tính xác suất, vì mức độ tin cậy của dự báo phụ thuộc nhiều yếu tố như: Phương pháp dự báo, độ chính xác của các dữ liệu, thông tin phản ánh đối tượng trong quá khứ, trong hiện tại. Đặc biệt là sự biến động về dân số. Nếu những năm tiếp sau 2004 huyện Mê Linh không thực hiện tốt chương trình dân số KHHGĐ có hiện tượng sinh con thứ 3 hoặc đô thị hoá phát triển nhanh tăng thêm dân số chuyển cư … thì chắc chắn sẽ có những con số ngoại sinh so với kết qủa nghiên cứu đã giải trình trong luận văn. Do đó, cần thường xuyên điều chỉnh các kết quả dự báo cho phù hợp với sự biến động của thực tiễn, từ đó áp dụng vào thực tế của từng mặt hoạt động để đạt được hiệu quả cao hơn. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Bộ Giáo dục- Đào tạo - Có quy định về định mức giáo viên/lớp, định mức học sinh/lớp phù hợp với thực tế từng địa phương. Đối với vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc cần quy định định biên tối thiểu về số lượng học sinh/lớp thấp hơn vùng đồng bằng, thành thị. Tăng biên chế cho giáo viên vùng cao, tăng biên chế cho cán bộ chuyên viên Phòng GD-ĐT đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. - Có quy định thống nhất về phân cấp quản lý giáo dục cho các địa phương trong toàn quốc. - Nâng cấp các trường THSP ở các địa phương lên thành trường CĐSP (để đào tạo giáo viên Tiểu học) nhằm củng cố, đáp ứng nhu cầu đào tạo tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng GVTH trên toàn quốc. - Mở rộng quy mô đào tạo giáo viên Tiểu học ở các bộ môn: Ngoại ngữ, tin học, âm nhạc, mỹ thuật... để sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế giáo dục hiện nay. 2.2. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc. - Thực hiện phân cấp quản lý cho ngành giáo dục- đào tạo, giao cho ngành giáo dục- đào tạo quản lý ngân sách giáo dục, quản lý con người và quản lý các hoạt động chuyên môn để thống nhất chỉ đạo chung. - Bổ sung và tăng cường chính sách của địa phương đối với đội ngũ giáo viên nói chung và đặc biệt là đội ngũ giáo viên giảng dạy ở vùng cao, vùng khó khăn của tỉnh. - Tạo điều kiện để thực hiện quyết định 235/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về biên chế trong các trường Tiểu học. - Có sự chỉ đạo, phối hợp thống nhất từ tỉnh tới các huyện, thị để thực hiện tốt Nghị định 35/CP của Chính phủ về chính sách ưu đãi, luân chuyển đối với giáo viên. Quản lý, khai thác và sử dụng tốt các nguồn vốn của Trung ương và các tổ chức quốc tế đầu tư cho giáo dục- đào tạo trên địa bàn. - Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự tham gia của toàn xã hội trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, trong đó có đội ngũ GVTH. 2.3. Đối với huyện Mê Linh. - Tăng cường các biện pháp xây dựng nâng cao chất lượng dạy và học Tiểu học. Đầu tư, khuyến khích đội ngũ GVTH đi học Đại học, đi học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, để tạo điều kiện cho GVTH được hoạt động giáo dục trong một môi trường thuận lợi, giúp họ có nhiều cơ hội để phát huy những khả năng, chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện tu dưỡng. - Tăng cường công tác dự báo giáo dục, tạo cơ sở cho cán bộ quản lý giáo dục thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và giúp cho chính quyền địa phương củng cố hệ thống chính sách, quy định phù hợp với tiềm năng giáo dục, phát huy mọi tiềm năng hiện có, tạo đà thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển mạnh mẽ. - Có chính sách cụ thể nhằm sử dụng, thu hút những cán bộ giáo viên có năng lực; phát huy mọi khả năng của cán bộ giáo viên vào công cuộc đổi mới, xây dựng giáo dục, làm cho giáo dục ngày càng phát triển. - Khắc phục tình trạng bất cập về tỷ lệ giáo viên và cơ cấu bộ môn, cần có cơ chế chính sách điều động giáo viên dạy liên trường, luân chuyển giáo viên tạo nên chất lượng đồng đều giữa các trường trên địa bàn huyện./. phụ lục Phụ lục 1: Phiếu hỏi ý kiến về việc lựa chọn các phương án và kết quả dự báo nhu cầu GVTH huyện Mê Linh. Kính gửi: - Các đồng chí lãnh đạo huyện Mê Linh. - Các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên phòng GD & ĐT. - Các đồng chí CBQL các trường Tiểu học huyện Mê Linh. Công tác dự báo quy mô phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học và nhu cầu đội ngũ giáo viên là rất cần thiết. Chúng tôi xin gửi đến các đồng chí bản tóm tắt hai phương án dự báo nhu cầu GVTH của huyện Mê Linh giai đoạn 2005 - 2015. Với kinh nghiệm công tác của bản thân, chúng tôi xin các đồng chí vui lòng cho biết: Nhận xét về từng phương án dự báo: ............................................................................................................ ............................................................................................................ Theo đồng chí, phương án nào có tính khả thi: ............................................................................................................ ............................................................................................................ Lý do mà đồng chí chọn phương án đó: ............................................................................................................ ................................................................................................................ Giới thiệu vài nét về bản thân đồng chí: Họ tên: ............................................................................................... Tuổi:.................................................................................................... Số năm công tác:................................................................................. Trình độ đào tạo:................................................................................. Chức vụ:.............................................................................................. Phiếu được gửi về bộ phận Tiểu học Phòng GD-ĐT huyện Mê Linh. Xin chân thành cảm ơn đồng chí. Phụ lục 2: Phiếu hỏi ý kiến về mức độ cần thiết của các nhóm biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu đội ngũ GVTH huyện Mê Linh. Kính gửi: ............................................................................................ Để giải quyết tốt nhu cầu đội ngũ GVTH huyện Mê Linh đến năm 2015 chúng tôi có đề xuất các nhóm biện pháp (được gửi kèm theo phiếu này ). Xin đồng chí vui lòng đánh giá mức độ cần thiết của các nhóm biện pháp qua bảng sau: Các biện pháp Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết SL % SL % SL % SL % Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Lưu ý: Nếu đồng chí đồng ý ở mức độ nào thì đánh dấu (x) vào ô của cột đó, mỗi nhóm biện pháp xin đồng chí chỉ đánh một lần. Xin chân thành cảm ơn đồng chí. Phụ lục 3: Phiếu hỏi ý kiến về mức độ khả thi của các nhóm biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu đội ngũ GVTH huyện Mê Linh đến năm 2015. Kính gửi:............................................................................................. Để giải quyết tốt nhu cầu đội ngũ GVTH huyện Mê Linh đến năm 2015 chúng tôi có đề xuất các nhóm biện pháp (được gửi kèm theo phiếu này). Xin đồng chí vui lòng đánh giá mức độ khả thi của các nhóm giải pháp qua bảng sau: Các biện pháp Mức độ Rất khả thi Khả thi Bình thường Không khả thi SL % SL % SL % SL % Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Lưu ý: Nếu đồng chí đồng ý ở mức độ nào thì đánh dấu (x) vào ô của cột đó, mỗi nhóm biện pháp xin đồng chí chỉ đánh một lần. Xin chân thành cảm ơn đồng chí. Phụ lục 4: Thống kê dân số và tỷ lệ tăng dân số của huyện Mê Linh từ năm 1995 đến năm 2004. Năm Tổng số dân ( Người ) Tỷ lệ tăng dân số ( % ) Ghi chú 1995 159735 1,6 1996 162290 1,4 1997 164562 1,2 1998 166536 1,2 1999 168534 1,1 2000 170387 1,1 2001 172261 1,07 2002 174104 0,9 2003 175670 1,15 2004 177693 1,1 Phụ lục 5: Tổng dân số từ 6 – 14 tuổi và tỷ lệ học sinh đi học tiểu học so với độ tuổi. Năm Tổng số dân trong độ tuổi ( Người ) Tỷ lệ học sinh tiểu học/ số độ tuổi. Ghi chú 1995 37872 63,38 1996 36098 63,99 1997 35785 61,66 1998 34036 63,64 1999 33560 60,74 2000 33011 60,05 2001 32754 53,68 2002 31260 54,42 2003 30712 54,60 2004 30137 52,30 Phụ lục 6: Biểu đồ phản ánh quy mô đội ngũ GVTH từ 1995 – 2001. 698 702 706 723 759 750 741 tài liệu tham khảo [1]. Đặng Quốc Bảo (1989): Một số đặc trưng sư phạm - xã hội của mô hình xuất phát trong dự báo phát triển giáo dục phổ thông. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. [2]. Đặng Quốc Bảo (2001): Dự báo giáo dục và một số vấn đề có liên quan đến công tác dự báo giáo dục. [3]. “Báo cáo thống kê đội ngũ GVTH tỉnh Vĩnh Phúc” Phòng Tiểu học – Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc. [4]. Báo cáo thống kê từ năm 1995 đến 2005 của Phòng GD-ĐT huyện Mê Linh [5]. “Báo cáo tổng kết năm học 2004-2005 ngành GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc”. Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc. [6]. Báo cáo tổng kết từ năm 2000 – 2005 của Phòng GD-ĐT huyện Mê Linh . [7]. Báo cáo việc thực hiện kế hoạch dân số các năm từ năm 1995 đến 2005. Phòng Thống kê huyện Mê Linh . [8]. Báo giáo dục và thời đại (4/2002): Chiến lược phát triển GD-ĐT 2001-2010, số 25 ngày 26/4 [9]. Ban văn hoá Trung ương (2001): Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu Nghị quyết ĐH Đảng IX, NXB Chính trị Quốc gia. [10]. Bộ GD- ĐT( 1998): Dự án đổi mới giáo dục tiểu học. [11]. Bộ GD-ĐT (1998): Định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT đến năm 2010. [12]. Bộ GD-ĐT (2001): Quy định tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá công nhận PCTH, NXB Chính trị Quốc gia. [13]. Bộ GD- ĐT (2000): Điều lệ trường Trung học. [14]. Bộ GD - ĐT( 1997): Tổng kết và đánh giá 10 năm đổi mới GD- ĐT (1986- 1996 ). [15]. Đỗ Văn Chấn (1996): Kinh tế học giáo dục - Một số vấn đề về phương pháp luận. [16]. Đỗ Văn Chấn (2002): Dự báo phát triển, Tài liệu giảng dạy lớp Cao học quản lý giáo dục khoá XI Đại học sư phạm Hà Nội I. [17]. Đỗ Văn Chấn (2002): Một số vấn đề về tăng trưởng và phát triển kinh tế, Tài liệu giảng dạy lớp Cao học quản lý giáo dục khoá XI Đại học sư phạm Hà Nội I. [18]. Nguyễn Quốc Chí (1989): Nguyên tắc và phương pháp dự báo ứng dụng và giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam. [19]. Các văn bản pháp quy hiện hành trong ngành GD-ĐT: NXB Chính trị Quốc gia. [20]. “Dự kiến phát triển giáo dục đào tạo của huyện Mê Linh đến năm 2010” Phòng Giáo dục - đào tạo Mê Linh (tháng 3/2001). [21]. “Dự kiến phát triển giáo dục đào tạo của huyện Mê Linh đến năm 2015” Phòng Giáo dục - đào tạo Mê Linh (tháng 4/2004). [22]. Đảng CSVN (2002): Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia [23].. Đảng CSVN (1996): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia. [24]. Đảng CSVN (1997): Văn kiện hội nghị lần thứ 2, BCH Trung ương Khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia. [25]. Đảng CSVN (2002): Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia. [26]. Đảng CSVN (8/2002): Kết luận Hội nghị lần thứ 6, Khoá IX – Tạp chí Xây dựng Đảng. [27]. “Đề án phát triển đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc giao đoạn 2001 – 2005 và định hướng 2010 - 2020” Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc. [28]. Phạm Minh Hạc (1986): Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội. [29]. Phạm Minh Hạc (1999): Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia. [30]. Nguyễn Kế Hào (1992): Học sinh tiểu học và nghề dạy học ở bậc tiểu học, NXB Giáo dục. [31]. Nguyễn Kế Hào - Nguyễn Hữu Dũng: Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ở tiểu học, NXB Giáo dục Hà Nội. [32]. Đặng Vũ Hoạt - Phó Đức Hoà (1998): Quá trình giáo dục Tiểu học, NXB Giáo dục Hà Nội. [33]. Đặng Vũ Hoạt- Nguyễn Sinh Huy- Hà Thị Cúc (1995): Giáo dục học đại cương II. [34]. Nguyễn Sinh Huy- Nguyễn Văn Lê (1995): Giáo dục đại cương I. [35]. “Kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tỉnh Vĩnh Phúc” Sở GD - ĐT tỉnh Vĩnh Phúc. [36]. Phạm Bá Lãm - Phạm Thành Nghị (2000): Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục- Viện nghiên cứu phát triển giáo dục. [37]. Luật Giáo dục (2003): NXB Chính trị Quốc gia. [38]. Hồ Chí Minh (1990): Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội. [39]. Hà Thế Ngữ (1989): Dự báo giáo dục vấn đề và xu hướng, Viện khoa học giáo dục Việt Nam. [40]. Hà Thế Ngữ (1990): Sự hình thành chiến lược một con người. [41]. Hà Thế Ngữ (2001): Giáo dục học, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học quốc gia. [42]. NXB Chính trị Quốc gia (2001): Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngành GD-ĐT Việt Nam. [43] “Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mê Linh lần thứ VII” – Huyện uỷ Mê Linh. [44]. “Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII” – Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc [45]. RaJia Roy Singh (1994): “ Nền giáo dục của thế kỷ XXI” Viện KHGDVN. [46]. Thông tấn xã Việt Nam (2001): Dự báo xu thế phát triển của thế giới đầu thế kỷ XXI, tài liệu tham khảo số 4. [47]. Thái Duy Tuyên (2001): Giáo dục học hiện đại, NXB Đại học quốc gia [48]. Phạm Viết Vượng (2000): Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học quốc gia. [49]. Viện ngôn ngữ học (1994): “ Từ điển tiếng Việt “ NXB Khoa học xã hội Trung tâm từ điển học Hà Nội. [50]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001): Nghị quyết 40, Khoá X về thực hiện phổ cập TH, NXB Chính trị Quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015.doc
Luận văn liên quan