Du lịch sinh thái, hướng dẫn cho nhà lập kế hoạch và quản lí

Các đại lý du lịch không bao giờ đóng một vai trò lớn trong ngành du lịch thiên nhiên hoặc du lịch mạo hiểm, và cũng không may mắn lắm trong việc chuyển đổi sang thị trường du lịch sinh thái. Theo Jan Cooper, Phó tổng Giám đốc của công ty Các chuyến Du Hành Ðặc biệt, �95-98% các đại lý du lịch thậm chí không thể đến gần thị trường này� (Kalosh, 1997). Nguyên nhân của việc các đại lý du lịch không bán các chuyến du lịch sinh thái là do họ thiếu thời gian để tự học hỏi về các sản phẩm mang tính chất chuyên môn hóa cao này, và họ cũng thiếu động cơ để làm như vậy khi mà rất nhiều các doanh nghiệp du lịch sinh thái đã không làm việc với cáđại lý bán lẻ trong việc tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm của họ. Ðại lý du lịch đang đương đầu với cơ cấu giảm tiền hoa hồng từ việc bán vé máy bay và sự bùng nổ của việc đăng ký du lịch trực tiếp trên mạng lưới Internet. Một số đại lý du lịch sinh thái đã bắt đầu lấy lệ phí chuyển đổi trên từng vé của khách hàng để bù cho số tiền hoa hồng bị mất, và họ đang cố gắng đưa hết tài chuyên môn của họ vào việc cung cấp thông tin về các chuyến du lịch sinh thái tốt nhất (Kietzke,1998). Nhưng liệu các đại lý có thể hấp dẫn các doanh nghiệp mới không, đây còn là một câu hỏi để mở. Một cách làm cho các đại lý đóng một vai trò có ý nghĩa hơn trong du lịch sinh thái là thông qua làm việc với những �người cung cấp được ưu đãi�, nhờ vào đó các đại lý này có thể lập thành nhóm với các doanh nghiệp du lịch mà họ đề cao để đưa ra được những chuyến du lịch có chất lượng cao với giá tốt nhất (Kutay, 1997). Ðiều này có thể đưa đại lý vào một vị trí tốt hơn để đóng một vai trò hiểu biết mà không phải trả cho việc đào tạo chuyên môn (Kalosh, 1997).

doc272 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3080 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Du lịch sinh thái, hướng dẫn cho nhà lập kế hoạch và quản lí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ST duy trì nhiệm vụ của cơ quan phát triển Bina� Swadaya là giúp đỡ để giảm nghèo đói và bảo vệ môi trường và di sản của Indônesia trong khi hoạt động với tư cách là một doanh nghiệp vì lợi nhuận. BST theo đuổi sứ mệnh của mình thông qua nội dung các chuyến du lịch được nó tổ chức. Các nơi đến điển hình của du lịch BST gồm có những khu vực xa xôi và các bản làng, công viên quốc gia và các khu bảo vệ, và các dự án phát triển Bina� Swadaya. BST đưa tặng phẩm cho mỗi dự án đó vào chi phí của mỗi chuyến du lịch. BST cũng làm việc để giúp vào giáo dục các khách du lịch sao cho lữ hành có trách nhiệm và giúp họ hiểu các vấn đề phát triển từ viễn cảnh duy nhất là sự trưởng thành của một tổ chức phát triển công đồng. Mọi thành viên du lịch của BST đều nhận được một gói tài liệu giáo dục trước chuyến dã ngoại bao gồm các điều lệ của BST về đạo đức đối với du lịch có trách nhiệm. Trong nhiều năm qua, cùng với sự tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ của du lịch đến các vùng nông thôn, BST đă được kêu gọi tổ chức các chương trình đào tạo để giúp các xã và các nhóm cộng đồng thành lập tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái của chính họ. Dựa vào kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực phát triển và kiến thức kinh doanh của mình về công nghiệp du lịch, BST đã trở thành người bênh vực hàng đầu cho sự phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Indonesia. Như vị giám đốc của BST đã nhanh chóng chỉ ra rằng, giúp đỡ các cộng đồng mới phát triển tổ chức kinh doanh� du lịch sinh thái là công việc tốt đối với BST; nó làm tăng con số và tính đa dạng của các nơi đến giành cho khách hàng của nó. Khi được đề nghị mô tả một khách du lịch điển hình của BST, ông giám đốc trả lời:� �Loại du lịch mà BST điều hành thu hút môt� loại lựa chọn khách du lịch. Những người quan tâm muốn hiểu biết đời sống ở vùng nông thôn, người dân sống ra sao, họ kiếm sốngnhư thế nào. Phần lớn các chuyến du lịch của chúng tôi sử dụng các tổ chức kinh doanh qui mô nhỏ, đôi khi có nghĩa là không có tắm bằng nước nóng, vân vân. Dĩ nhiên chúng tôi có thể sắp xếp bất� kỳ kiểu du lịch nào, bao gồm một kiểu với tiện nghi sang trọng, nhưng "khách hàng trung bình" của chúng tôi đang tìm loại nhỏ là loại chúng tôi cung cấp (Sumarwoto , 1997). aaaaacac CÁCCA Mạng lưới Du lịch Sinh thái Inđônêxia (Indecon) đã tổ chức một hội nghị để thảo luận các vấn đề du lịch sinh thái đang nổi lên, bao gồm cả một định nghĩa có thể chấp nhận được. Dựa trên các kết quả của hội nghị này, Indecon định nghĩa du lịch sinh thái là "lữ hành có trách nhiệm đến các vùng tự nhiên được bảo vệ, cũng như đến các vùng tự nhiên không bảo vệ, bảo tồn môi trường (tự nhiên và văn hoá) và cải thiện phúc lợi của người dân địa phương" (Indecon, 1996). Về mục đích, định nghĩa này tương tự với lời văn và mục đích của định nghĩa quốc tế mà Hiệp hội Du lịch Sinh thái (TES) đã dùng. Thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của UNCED, Bộ Môi trường đã soạn thảo một bản báo cáo quốc gia cho Indônesia. Dựa vào Chương trình Nghị sự Toàn cầu 21 và những Nguyên tắc Chỉ đạo chung của Phát triển Quốc gia (GBHN), Chương trình Nghị sự 21- Inđônêxia tạo ra mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường; và cung cấp một mẫu mới để đạt được sự phát triển bền vững ở Indônesia. Du lịch sinh thái� được Bộ xem là một sự phát triển bền vững, nhất quán với các nguyên tắc của Chương trình Nghị sự 21- Inđônêxia. Phù hợp với khuôn khổ của Chương trình Nghị sự 21- Inđônêxia, Indecon thực hiện năm nguyên tắc đối với sự phát triển du lịch sinh thái ở trng nước. 1: Trách nhiệm, quan tâm và cam kết đối với sự bảo tồn ã        Trong các giai đoạn qui hoạch và thiết kế, phảI xem xét� "khả năng tải"� của các nơi đến của du lịch sinh thái. ã        Quản lý toàn bộ số khách du lịch, cơ sở� hạ tầng và các phương tiện� du lịch� phù hợp với khả năng tải của nơi đến. ã        Nâng cao/tăng cường sự� giác ngộ về môi trường của các� cộng� đồng chủ và các khách thăm. ã        Sử dụng các tài nguyên địa phương một cách bền vững. ã        Giảm thiểu tác động tiêu cực của sự phát triển du lịch sinh thái. 2: THAM KHẢO Ý KIẾN và được sự� tán thành của cộng đồng địa phương về sự phát triển của� du� lịch� sinh tháI ã        Lập các đối tác với cộng đồng� địa� phương� trong� quá� trình� qui hoạch và phát triển dự án du lịch sinh thái. ã        Thông báo rõ ràng và trung thực cho cộng đồng địa phương về mục đích và ý đồ phát triển trên khu vực. ã        Dành cho cộng đồng địa phương quyền� tự do� chấp nhận� hay� từ chối các� phát triển du lịch sinh thái trong khu vực � 3: Các� lợi ích� cho� cộng đồng� địa phương ã        Mở ra những cơ hội cho các� cư dân� của� cộng đồng� địa phương� tham� gia� chủ động hay bị động vào sự phát triển du lịch sinh thái . ã        Trao quyền cho cộng đồng địa phương để nâng cao lợi ích kinh tế- xã hội. ã        Cải thiện kỹ năng và tài chuyên môn của cộng đồng địa phương. 4: SỰ NHẬY CẢM VÀ tôn trọng đối với nền văn hoá và truyền thống tín ngưỡng của địa phương ã        Ðưa ra một bộ luật về đạo đức cho với các� khách� du lịch và các� nhà điều hành du lịch ã        Làm việc với cộng đồng địa phương để soạn thảo một điều lệ địa phương về đạo đức cho các khách du lịch và các� nhà� điều hành� du lịch phù hợp với các giá trị� văn hoá xã hội và truyền thống tín ngưỡng của cộng đồng. 5: Tôn trọng các qui định và luật của chính phủ ã        Tôn trọng các luật về quản lý môi trường. ã        Tôn trọng các luật về� bảo vệ� tài� nguyên� thiên� nhiên và các hệ� sinh� thái của�� chúng. ã        Tôn trọng các luật về qui hoạch� không gian. ã        Tôn trọng các luật về quản lý khu vực bảo vệ. ã        Tôn trọng các luật và các qui định khác của chính phủ. du lịch sinh thái� trong thực tiễn � Cochrane (1996) thấy trên thực tế có nhiều khó khăn để phát triển du lịch sinh thái ở các khu vực được bảo vệ của Indônesia, do các vị trí thường rất xa xôi của khu vực- các xa các trung tâm đông dân và chỉ có thể tới được sau những chuyến đi dài, tốn thời gian mà nhiều khách du lịch miễn cưỡng phải chịu đựng. Khi đã tới công viên, khách du lịch mong muốn được xem sự phong phú của đời sống hoang dã và thường thất vọng vì các đặc tính của thú vật, chúng rất dát, cô đơn, sống trên cây và hoạt động vào ban đêm. Hiện tượng này là phổ biến tại các công viên quốc gia và các khu vực được công bố chính thức là các địa điểm tới của du lịch. Theo thời gian, các vấn đề về khả năng đi lại sẽ được dễ dàng nhờ các cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện, đặc biệt là các mối liên hệ bằng đường xá, thuyền, máy bay. Tuy nhiên, việc đánh giá cao các công viên và các nơi lý thú khác sẽ không thay đổi� tốt hơn� lên nếu không có� chương trình� tổng hợp quản lý khu vực bảo vệ. Một ràng buộc nữa là thiếu sự quảng cáo tích cực, gắn với con số hạn chế các khách thăm hiện tại. Cần có sự hợp tác giữa các công viên với Dinas Pariwisata (ban du lịch) trong việc xuất bản các gói quảng cáo. Các tờ rơi và cuốn sách mỏng do Dinas xuất bản thường có ít thông tin về các hấp dẫn tự nhiên. Ðồng thời, bản thân các công viên cũng xuất bản các cuốn sách mỏng sách hướng dẫn có xu hướng tập trung gần hết vào liệt kê các loài, nghiên cứu sinh học và chức năng sinh thái của khu vực bảo vệ. Thông tin từ mỗi khu vực có thể tạo ra một tờ rơi bổ ích nếu chúng được phối hợp với nhau (Sammeng, 1995). Trường hợp nghiên cứu điển hình sự phát triển tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái tại công viên quốc gia Gunung Halimun, Java, Indônesia, là một nỗ lực để đề cập đến các mặt hạn chế được nêu ra ở trên. Ðấy cũng là một cố gắng để làm cho có hiệu quả các cơ chế thu hút cộng đồng vào sự phát triển của du lịch sinh thái� đang được tiến hành ở Indônesia, nhằm thực hiện cả hai mục tiêu bảo tồn và phát triển. Cũng như với các dự án tương tự ở các nơi khác của thế giới đang phát triển, dự án đặc biệt này được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa kỳ (USAID), do đó không chỉ tập trung vào thiết kế và thực hiện mà còn theo dõi và đánh giá dự án. Những điểm sau cùng này chỉ được đề cập ngắn gọn, vì mục đích là nêu bật các cơ chế của sự thu hút cộng đồng đã được trù tính và thực hiện ra sao. Trong chu kỳ sống của một dự án, hãy còn quá sớm để đánh giá với sự sáng suốt nào đó mức độ các mục tiêu bảo tồn và phát triển đã đạt hoặc không đạt, mặc dù với nhiều dự án đang thực hiện giữa chừng, những người ủng hộ dự án tin tưởng rằng công việc có vẻ tốt đẹp. sự phát triển tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái tại công viên quốc gia gunung� halimun (GHNP)   Tổng quan vể dự án Ðược thành lập từ năm 1992, Công viên Quốc gia Gunung Halimun (Núi sương mù) chứa đựng giải rừng nguyên sinh vùng đồng bằng còn lại lớn nhất ở Java và là nơi cư trú của 23 loài có vú, ít nhất hai trong số đó (con vượn Java và con vượn bạc má) là đặc hữu và đang bị đe doạ. Công viên cũng có trên 200 loài chim, trong đó 18 là đặc hữu, và trên 500 loài cây. Người bản xứ Kasepuhan và các cộng đồng Sudan khác sinh sống bên trong và xung quanh công viên và phụ thuộc nặng nề vào các tài nguyên thiên nhiên ở đó. Công viên bảo vệ một lưu vực đầu nguồn quan trọng của Java. Tuy nhiên các tài nguyên của Công viên Quốc gia Gunung Halimun đang bị đe doạ bởi nền nông nghiệp tiểu nông và đồn điền, bởi sự phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác vàng qui mô nhỏ, khai thác một cách không bền vững gỗ củi và các sản phẩm lâm nghiệp không phải gỗ. Trái với các mối đe doạ đối với sự bảo tồn nêu trên, nhiều hoàn cảnh tích cực chưa từng thấy của sự phát triển bền vững du lịch sinh thái đang tồn tại như sau đây: ã        sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Indônesia là 6.6% trong năm 1993, 6.9%�� trong năm 1994 và 7.2% trong năm 1995; ã        một tầng lớp trung lưu lớn hơn bất kỳ trong lịch sử của Indônesia, tầng lớp này khao khát có những cơ hội giải trí và lữ hành dựa vào tự nhiên; ã        việc tạo ra hai ngày nghỉ cuối tuần từ tháng Tư 1995 cho phép tầng lớp trung lưu có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn; ã        việc chỉ định vào năm 1992 Gunung Halimun ("núi sương mù") là công viên quốc gia, chỉ� cách� Jakarta� ba giờ đường ôtô; ã        không gì có thể cạnh tranh được với Gunung Halimun (khu rừng liên tục cuối cùng còn lại ở tây Java) là một nguồn yên tĩnh tự nhiên đối với người Jakarta: một công viên khác duy nhất ở gần, Gunung Gede Pangrango, được biết là bị chật ních tới trên 10,000 người vào một ngày cuối tuần. Ðể chống lại các mối đe doạ đối với khu vực, và để lợi dụng hàng loạt những hoàn cảnh thuận lợi chưa từng có, một côngxoocxiom duy nhất các tổ chức đã cùng đến với mục đích làm việc với các cộng đồng địa phương để phát triển tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái� và chương trình nâng cao nhận thức bảo tồn nhằm thu hút thêm nhiều khách trong nước và quốc tế từ lân cận Jakarta. Côngxoocxiom Gunung Halimun đã ra đời như thế vào năm 1995. Tại sao phải bao gồm các cộng đồng địa phương? Như đã thảo luận ở trên, một trong những trách nhiệm của sự tham gia của địa phương là để người dân có một ý thức về quyền sở hữu trong các dự án và chương trình ảnh hưởng tới họ. Thiết lập các cơ chế để nhân dân tham gia chủ động với tư cách là những người sở hữu và quản lý các tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái là một ưu tiên trong Dự án Phát triển Tổ chức kinh doanh Du lịch Sinh thái Gunung Halimun. Vì thế các khu vực ưu tiên của việc thực thi dự án đã đề cập riêng các vấn đề phân phối công bằng và tìm kiếm sự tham gia của các khu vực khác nhau trong xă hội trong việc ra quyết định, chia sẻ lợi tức và tạo công ăn việc làm. Cái gì đang thực sự diễn ra? Mỗi một xã trong ba xã tham gia đã xây dựng một phức hợp nhà khách, xây dựng các đường mòn với các biển chỉ dẫn thích hợp, phát triển các hàng thủ công bán được, đào tạo các hướng dẫn viên tự nhiên học địa phương, và được đào tạo mạnh mẽ về chế biến đồ ăn và đồ uống. XÂY DỰNG NHÀ khách - Các tiện nghi nhà khách cho tám đến mười người nghỉ đã được các thành viên cộng đồng xây dựng trên đất ban tặng cho cộng đồng, và được xây phù hợp với các thiết kế và vật liệu địa phương. Chúng cũng áp dụng các tiện nghi hiện đại: các xí máy, các buồng tắm, các hố rác tự hoại, các hệ thống trữ nước và cấp nước, các vỏ chăn khâu tay, và các giường trải nệm mới của nhà máy. Bên cạnh mỗi nhà khách có nhà ăn công cộng, có đầy đủ bếp, bàn ăn, các khu vực hành lang/nghỉ ngơi và các chiếu, thảm thủ công. Vườn xung quanh mỗi nhà khách được trồng cây địa phương. LÀM ÐƯỜNG MÒN VÀ biển chỉ dẫn - Mỗi một xã đều xây dựng các đường mòn tới các nơi đến tự nhiên như thác nước, đỉnh núi. Trong nhiều trường hợp, điều này liên quan đến việc nâng cấp các đường mòn lâu nay đã được dân làng sử dụng để đi săn, thu lượm lâm sản hay chặt tre. Các biển hiệu chỉ hướng đi và cung cấp ít nhiều thông tin được ghi bằng tiếng Inđônêxia và tiếng Anh. SẢN XUẤT HÀNG THỦ công - Các cư dân trong mỗi làng đã trải qua đào tạo mạnh mẽ trong sản xuất hàng thủ công để sử dụng ở điạ phương hay để bán cho khách thăm. Các khoá đào tạo đó đã dựa vào thiết kế� và kỹ thuật xây dựng địa phương, nhấn mạnh và mở rộng các sản phẩm làm theo truyền thống ở mỗi vùng. Ðiều có ý nghĩa là việc đào tạo làm hàng thủ công đã mở ra con đường cho các cư dân cao tuổi tham gia vào việc làm lợi từ các phát triển du lịch sinh thái trong khu vực. ÐÀO TẠO HƯỚNG DẪN viên tự nhiên học địa phương - Trong mỗi cộng đồng có khoảng mười cư dân đã trải qua đào tạo sâu về hướng dẫn viên để nâng cao khả năng hướng dẫn các khách thăm qua các con đường mòn rối rắm và các thắng cảnh tự nhiên trong khu vực. Các lớp đào tạo bao gồm: nhận dạng thực vật và động vật địa phương; hiểu biết và đáp ứng các kỳ vọng của khách thăm; học về tầm quan trọng của thời gian và khoảng cách; lường hết các khó khăn cỉa nơi đến; sự cứu giúp ban đầu; và đào tạo ngôn ngữ (theo chừng mực có thể). Các hướng dẫn viên nhận khách thăm vào trong khu vực công viên bây giờ đang làm việc hợp tác với chính quyền quản lý công viên quốc gia. CHẾ BIẾN ÐỒ ĂN VÀ đồ uống - Các nhóm trong mỗi làng tham gia đã trải qua lớp đào tạo sâu về chế biến đồ ăn và đồ uống, có nhấn mạnh đến vệ sinh. Các học viên đã phải thực tập hàng tuần lễ tại một khách sạn nhỏ ở một thành phố lân cận về chế biến thức ăn. Các thành viên của Côngxoocxiom gồm những ai? Côngxoocxiom GHNP đã tiến triển từ việc công nhận rằng để phát triển du lịch, thực hiện thành công các mục tiêu bảo tồn thì một loạt các kỹ năng và tổ chức là quan trọng. Mỗi một đối tác của Côngxoocxiom mang tới dự án một bộ duy nhất các giấy tờ chứng nhận khả năng. Các thành viên của Côngxoocxiom bao gồm: ã        Câu lạc bộ các khoa học về sinh vật học ã        Cơ quan quốc tế bảo vệ động vật hoang dã Hoa kỳ ã        Ban Quản lý Công viên Quốc gia ã        Trường Ðại học tổng hợp Indônesia ã        Tổng công ty McDonald, Indônesia CÂU LẠC BỘ SINH VẬT HỌC (BSCC) - CÂU� lạc bộ các khoa học về sinh vật học đã làm việc với GHNP từ hai chục năm nay. Mặc dù tập trung ban đầu vào các vấn đề đa dạng sinh học bên trong công viên, BScC� tin tưởng rằng các mối quan tâm của cộng đồng về các cơ hội phát triển phải được đáp ứng cùng với các mối quan tâm về bảo tồn. Là người đầu tiên thực thi dự án, BScC có các nhà quản lý hiện trường làm việc bên trong ba cộng đồng của dự án. Họ đang làm việc để tăng cường khả năng của cộng đồng nhằm đáp ứng các mục tiêu của dự án trong khi phát triển tổ chức kinh doanh. Ðiều đó đang được thực hiện thông qua đào tạo chuyên sâu và hỗ trợ theo dõi để đảm bảo các ý tưởng, quan niệm và kinh nghiệm mới được hiểu rõ và áp dụng. CƠ QUAN QUỐC TẾ bảo vệ đời sống hoang dã (wpti) - Là một tổ chức bảo tồn quốc tế, WPTI� mang tới Côngxoocxiom viễn cảnh khu vực và toàn cầu về những vấn đề bức súc về bảo tồn. Chương trình của WPTI ở Indônesia tập trung vào cách giải quyết có thể đứng vững về mặt kinh tế đối với những vấn đề bức xúc về bảo vệ đa dạng sinh học, giúp đỡ� về� kỹ thuật� và� tài chính cho dự án thông qua điều phối viên chương trình Indônesia của nó. CHÍNH QUYỀN QUẢN lý công viên quốc gia: ban giám đốc bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên (phpa), chính phủ indônesia - Ban giám đốc bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên (PHPA) là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm trông nom các khu bảo vệ trên khắp đất nước Indônesia. PHPA làm việc với Côngxoocxiom về những mặt liên quan tới luật pháp và chính sách của việc tiếp cận và sử dụng các tài nguyên trong các khu vực bảo vệ. Hơn nữa, PHPA và BScS đều hợp tác về thiết kế và xây dựng các đường mòn và lập bảng hiệu thích hợp ở trong và xung quanh các cộng đồng thuộc dự án. TRUNG TÂM BẢO VỆ đa dạng sinh học, đại học tổng hợp indônesia - Trung tâm Bảo vệ Ða dạng Sinh học (CBC) tại trường Ðại học Tổng hợp của Indônesia (UI), giúp đỡ theo dõi các tác động môi trường, xã hội và kinh tế của dự án lên các cộng đồng tham gia. Chẳng hạn, các cộng đồng xung quanh Halimun trong lịch sử đã sản xuất các hàng thủ công bằng mây, tre như các rọ, mũ, làn xách tay và các đồ dùng gia dụng truyền thống. Một kế hoạch theo dõi đã được soạn thảo để đảm bảo rằng mọi sự gia tăng trong sản xuất hàng thủ công để bán cho khách du lịch không dẫn đến sử dụng không bền vững các tài nguyên đó. TỔNG CÔNG TY mcdonald - Tổng công ty McDONALD chứng tỏ sự tham gia có một không hai của khu vực tư nhân trong việc giúp đõ các cố gắng bảo tồn ở Indônesia. Họ đã làm một công việc xuất sắc là tập trung các nỗ lực tiếp thị và liên hệ các tài liệu quảng cáo với khách hàng của khách sạn của công ty. Phần lớn trong năm 1997, các tranh vẽ các loài đang bị đe doạ của Gunung Halimun và mô tả các cơ hội du lịch sinh thái do các cộng đồng tham gia cung cấp, được treo trên tường trong các cửa hàng của McDonald ở khắp vùng đô thị Jakarta. Các công ty du lịch sinh thái của GHNP: Tiếp thị mục tiêu Sự phân tích thị trường được tiến hành trong giai đoạn qui hoạch dự án đã kết luận rằng, so với các công viên quốc gia khác của Indônesia thì Gunung Halimun có sức lôi cuốn ít nhất đối với các khách du lịch nước ngoài có thời gian nghỉ hạn chế. Các thị trường mục tiêu đối với Gunung Halimun, theo thứ tự ưu tiên là: ã        tầng lớp trung lưu Indônesia sống ở Jakarta và các quận xung quanh; ã        người nước ngoài sống ở Jakarta và các quận xung quanh; ã        các học sinh đại học và trung học; ã        các khách du lịch nước ngoài. Cho tới nay, thông tin về xuất xứ của du khách thăm dường như chứng tỏ sự đúng đắn của những thị trường này, mặc dù những nỗ lực tiếp đang nhằm để thực hiện những điều tiên đoán. Những nỗ lực tiếp thị để "giới thiệu" các nhà khách cho các đại diện của giới báo chí� và nền công nghiệp du lịch được hình thành đã bao gồm việc phổ biến các chuyến du lịch "fam", chiếu phim âm bản (slide) và việc gửi qua bưu điện các cuốn sách mỏng về dự án và các sách báo xuất bản. Theo dõi các Tổ chức kinh doanh của Du lịch Sinh thái Côngxoocxiom GHNP đang theo dõi tác động xã hội, sinh học và kinh tế của các phát triển dự án từ ngày mở các nhà khách vào đầu năm 1997. CÁC HOẠT ÐỘNG theo dõi về xã hội - Hai chỉ số đầu tiên được theo dõi là sự tham gia của cộng đồng trong dự án và phúc lợi của cộng đồng (được xác định rộng rãi). Các số liệu về sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động của tổ chức kinh doanh được thu thập về số thành viên tích cực, giới, tuổi, nghề nghiệp và nhóm dân tộc. Các phương pháp thu thập số liệu bao gồm các sổ nhật ký (do người quản lý hiện trường trong mỗi làng giữ), việc đánh giá nông thôn có sự tham gia của bà con nông dân (PRA) và các cuộc phỏng vấn. CÁC HOẠT ÐỘNG theo dõi về sinh vật - Các số liệu theo dõi cơ bản về chất lượng nước, khai thác vật liệu cho sản xuất hàng thủ công (chủ yếu là mây, tre), và dân cư động vật có tay và chim muông, được thu thập trước khi các hoạt động của dự án bắt đầu và tiếp tục hàng quí. Các cư dân của mỗi cộng đồng đã được đào tạo trong quá trình thu thập số liệu đó và bây giờ họ đang thực hiện một phần lớn công việc theo dõi. CÁC HOẠT ÐỘNG theo dõi về kinh tế - Các thành viên của cộng đồng, đặc biệt là những người tham gia các công việc thực tế của tổ chức kinh doanh, bắt đầu được trả bằng� tiền mặt� ngay sau khi� mở mỗi nhà nghỉ, về các dịch vụ bao gồm hướng dẫn, khuân vác, nấu ăn, chuyên chở (thường bằng xe máy), bán hàng thủ công và bảo vệ. Bảng 10.1 nêu ra những con số cơ bản (soạn thảo cho năm từ tháng Ba 1997 đến tháng Hai 1998), về các nhà khách nói chung ở Ðông Halimun, Bắc Halimun và Nam Halimun. Do ở gần Jakarta, nhà khách Ðông Halimun nhận được nhiều khách nhất, theo sau là Bắc Halimun và Nam Halimun. Những con số bằng tiền được tính theo đồng rupi, và không được qui ra tiền khác vì trong thời gian này tỷ giá thay đổi mạnh. Số liệu này lấy ở văn phòng dự án Gunung Halimun (thông tin về địa chỉ liên hệ được nêu trong danh sách tham khảo ở cuối chương này). Bảng 10.2� nêu sự phân bố lợi tức của nhà khách và giải thích chi tiết mỗi hạng mục để hiểu rõ hơn về các chi tiêu. Hệ thống phân phối lợi tức được đặt ra bởi những người tham gia tổ chức kinh doanh trong từng xã, với sự giúp đỡ của nhân viên dự án. Việc chia sẻ lợi tức trên thực tế được thực hiện bởi một đại diện chọn ra từ mỗi xã, người này có trách nhiệm trông nom bảo quản sổ ghi và thanh toán.Tiền thu và chi cho từng khoản được thảo luận định kỳ trong các cuộc họp của dự án. Mỗi xã mở một tài khoản ngân hàng để quản lý tiền quỹ của dự án được cóp nhặt từ nhiều khoản khác nhau. Các chủ tài khoản bao gồm vị chủ tịch và người liên lạc dự án của mỗi xã. Ðào tạo cách ghi chép là bước đầu tiên cần thiết để hệ thống này hoạt động có hiệu quả. Bảng 10.1 NHỮNG SỐ LIỆU CƠ BẢN về Nhà khách (theo đồng Rupi) ������������ Hạng mục����������������� Bắc Halimun�������� Nam Halimun������� Ðông Halimun ��� Thuế chính phủ Số khách du lịch tới ................................................................ ........... ..........���� 845 Số ngày nghỉ trung bình .........................................................................������ 1.4 ngày Quốc tịch ������������� Indônesia .............................................................................. 672 (80%) ������������� �Người nước ngoài ................................................................ 173 (20%) Mục đích cuộc viếng thăm ������������� Nghỉ ngơi ........................................................................................ 45% ������������� �Thám hiểm khu rừng ......................................................................������������� 21% ������������� �Nghiên cứu ...................................................................................... 2% ������������� Mục đích khác ............................................................................ 32.3% Tổng chi tiêu của khách du lịch ....................................................������������� 43,851,835Rp Chi tiêu trung bình cho một người .......................................................������������� 51,900Rp Tách riêng các khoản chi ������������� Thuê phòng ..................................................................................������������� 40.1% ������������� �n và Uống ................................................................................. 35.8% ������������� Hướng dẫn viên và khuân vác .......................................................������������� 6.7% ������������� Hàng thủ công� ..............................................................................������������� 8.0% ������������� Công đức� ...................................................................................... 1.9% ������������� Các khoản khác� ............................................................................������������� 7.5% Chi phí các dịch vụ du lịch sinh thái ...........................................��� 21,588,125 Rp Lợi tức của tổ chức kinh doanh ...................................................��� 22,263,710 Rp Lợi ích trực tiếp của những người tham gia (tiền mặt) ................� 13,358,220 Rp Bình quân mỗi năm cho mỗi người ...................................................�� 178,110 Rp Bình quân thu nhập mỗi hộ ...........................................................��� 1,563,984 Rp Phần trăm thu nhập mỗi hộ .........................................................................� 11 %��������� Bảng 10.2 HỆ THỐNG PHÂN PHỐI Lợi tức Nhà khách tại� GHNP Hạng mục ������������������������Bắc Halimun ������������������������Nam Halimun �����������������������ÐôngHalimun Thuế chính phủ ������������5% ������������������������������5% ������������������������������5% Tiền lương �������������������30% ����������������������������30% ����������������������������30% Bảo quản ���������������������15% ����������������������������15% ����������������������������15% Quỹ cộng đồng ���������13.3% ����������������������������15% ����������������������������10% Bảo tồn ������������������������10% ����������������������������15% ����������������������������10% Giáo dục ����������������������10% ����������������������������10% ���������������������������7.5% Sở hữu đất ������������������6.7% �����������������������������������- �������������������������12.5% Tiền vặt �����������������������10% ����������������������������10% ����������������������������10% Mô tả các hạng mục trên Thuế chính phủ ���������Trả cho chính quyền địa phương Tiền lương �������������������Trả lương công nhật cho những người làm việc tại �������������������������������������nhà khách về lau dọn, đăng ký, bảo vệ,vân vân... � Bảo trì�� ����������������������Bảo quản� các� tiện nghi� tại� nhà� khách,� bao gồm �������������������������������������sửa chữa, đồ đạc cố định, đệm mới, thay các dụng cụ ... Quỹ cộng đồng ����������Dùng cho các dự án liên quan đến cộng đồng do những � �����������������������������������người tham gia tổ chức kinh doanh và� các lãnh đạo ������������������������������������������cộng đồng quyết định (như quỹ dùng để nâng cấp các ������������������������������������������thiết bị nhà tắm tại nhà thờ của cộng đồng Hồi giáo) Bảo tồn �����������������������Chủ yếu để đào tạo các hướng dẫn viên, xây dựng các �������������������������������������bảng hiệu và mua bản đồ để treo ở các nhà khách Giáo dục ���������������������Ðể tài trợ cho� các chương trình đào tạo (bao gồm dạy �������������������������������������ngoại ngữ và đào tạo quản lý), và bao các chi phí đi lại �������������������������������������để� tham dự các chương trình đó. Sở hữu đất đai� ����������Trả cho các xã đã dành đất riêng để xây nhà khách Tiền vặt �����������������������Ðể mua các thứ lặt vặt Trong quá trình thực hiện từ trườc đến nay những vấn đề nào đã nổi lên? Không phải lúc nào hình ảnh cũng đi đôi với việc làm, điều này đặc biệt đúng với các dự án thu hút nhiều người tham gia, bao gồm các nhà tài trợ quốc tế, các NGO, các chính phủ và các cộng đồng. Những ưu tiên của các thực thể đó không phải bao giờ cũng trùng khớp với các mục tiêu hay kết quả mong muốn của họ, mặc dù trong giai đoạn thiết kế có tư vấn và qui hoạch cẩn thận. Các phạm vi có vấn đề ở giữa chừng của Dự án Phát triển Tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái có thể được thảo luận tốt nhất bằng cách xem chúng ở cấp cộng đồng và cấp côngxoocxiom.   Ở cấp cộng đồng, các vấn đề về tham gia và đền bù xuất hiện sớm. Khi đất để xây hai nhà khách được "hiến" theo nhiều cách khác nhau trong mỗi cộng đồng tham gia, thì cần đề cập tới các thoả thuận về đền bù và phân phối tiền đền bù. Ðiều này đặc biệt đúng đối với một xã nơi mảnh đất do thanh niên trong làng tặng, nhiều năm trước họ đã bỏ công san lấp để làm sân bóng. Thoả thuận rất khó đạt vì nhóm này được thành lập không chính thức. Một vấn đề khó khăn khác xuất hiện vào cuối năm thứ nhất của dự án, khi có tin đồn rằng dự án có mục đích tuyên truyền đạo Cơ đốc cho dân chúng. Bản chất tế nhị của các quan hệ giữa các nhóm tôn giáo ở Indônesia đã biến tin đồn trên thành ưu tiên số một đối với mọi người tham gia. Công nhân viên của dự án, đa phần là người theo đạo Hồi, đã nhanh chóng mở các cuộc họp của xã để phát biểu lại và khẳng định lại các mục tiêu của dự án với dân làng. Không thể xác định nguồn gốc của các tin đồn, mặc dù chắc chắn là nó xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về dự án hơn là từ sự cố hay sự trao đổi riêng giữa các nhân viên của dự án hay các khách thăm. Tình huống này dùng để nhấn mạnh một giáo lý chủ yếu trong khi chỉ đạo bất kỳ công việc gì ở cấp cộng đồng- ở đó hầu như không bao giờ có đầy đủ thông tin. Mặc dù chắc chắn là một thách thức, cần thiết phải mở rộng các� thông tin ra xa, ngoài những người tham gia tích cực và những người tham dự các cuộc họp "thường xuyên".   Ở cấp côngxoocxiom, một vấn đề lý thú là vai trò của Tổng công ty McDonald. Biên bản ghi nhớ ban đầu giữa các cơ quan tham gia nêu "sự hỗ trợ kỹ thuật" nhận được từ McDonald là sự đóng góp bằng hiện vật cho việc thực hiện dự án. Cho đến nay, sự hỗ trợ kỹ thuật đó đã tới dưới dạng phát triển� chiến lược thị trường. Khó có thể định lượng sự hỗ trợ đó, nhưng điều chắc chắn là sự hỗ trợ tiếp thị của họ là mấu chốt đối với quảng cáo trong thị trường mục tiêu của Jakarta. Thật vậy, McDonald đã thực hiện có hiệu quả mọi thứ họ nói họ sẽ làm. Vấn đề đối với một vài thành viên khác của côngxoocxiom là McDonald cũng đã hưởng lợi nhờ tuyên truyền� khắp nơi sự tham gia của họ vào nỗ lực bảo tồn. Một vấn đề khác là sự chần chừ của các nhân viên ban quản lý công viên trong việc tham gia vào các� hoạt động phát triển của cộng đồng. Ðiều này có thể do vai trò giữ trật tự truyền thống của họ cũng như sự thiếu thành thạo và đào tạo về du lịch và trong việc liên hệ với cộng đồng. Những vấn đề thuộc sự hợp tác và cộng tác giữa các cơ quan hiện ra lờ mờ ở chân trời như các kế hoạch phát triển khác nhau ở trong và xung quanh công viên được tiếp tục nêu ra tại nhiều diễn đàn khác nhau. kết� luận Tiền đề của chương này là sự phát triển thành công du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng- đây là các tổ chức kinh doanh thoả mãn cả mục tiêu bảo tồn� lẫn phát triển- được hỗ trợ bởi sự liên kết giữa các cộng đồng địa phương, các cơ quan chính phủ, các NGO và khu vực tư nhân. Những sự liên kết đó được công nhận là nổi lên từ những lĩnh vực có lợi ích chung cho mỗi khu vực tham gia. Sau đó các chính sách được coi là những cơ chế để hoàn thành các mục tiêu có lợi chung thông qua cộng tác và là sự biểu thị công khai nhu cầu cộng tác và hợp tác để thực hiện các mục tiêu bảo vệ và phát triển. Sau đó, các liên kết phải được xem là một bộ phận chủ yếu của thiết kế và phát triển các tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và là không thể thiếu được để thực hiện một khung chính sách và qui hoạch tích cực cho sự phát triển các doanh nghiệp đó. Tài liệu tham khảo Cochrane, J. 1996. "The Sustainability of Ecotourism in Indonesia: Fact and Fiction," Environmental Change in South-East Asia: People, Politics, and Sustainable Development, Routledge, London. Indecon (Indonesia Ecotourism Network). 1996. Newsletter #2, Jakarta, Indonesia. KLH. 1996. "Draft of National Strategy on Ecotourism Development", Jakarta, Indonesia. Lindberg, K., J. Enriquez, K. Sproule. 1996. "Ecotourism Questioned: Case Studies from Belize," Annals of Tourism Research, vol. 23, no. 3, pp. 543-562. Pedersen, A. 1995. Promotion of Community-based Ecotourism in the Maya Forest, Management Systems International, Washington, D.C. Sammeng. 1995. "Kebijaksanaan dan Langkahlangkah Strategis Pengembangan Ekotourisme," unpublished paper presented at the National Workshop on Ecotourism Development in Indonesia, Bogor, Indonesia. Sumarwoto. 1997. Personal communication, director, Bina Swadaya Tours. United Nations Food and Agriculture Organization (FAO). 1990. "The Community's Tool Box," FAO, Rome. địa chỉ liên hệ với dự án GUNUNG HALIMUN GHNP Community-based Ecotourism Enterprise Project Kantor Konsorsium Pengembangan Ekoturisme Taman Nasional Gunung Halimun jawa Barat JL. Samiaji Raya, No. 33, Bumi Indraprasta Bantarjati, Bogor 16153 Indonesia Tel/fax (62-0251) 336886 e-mail: bcn-nil6@indo.net.id Những người xuất bản và những người cộng tác những người xuất bản Kreg Lindberg là một cố vấn và nhà nghiên cứu độc lập, và phục vụ như một cán bộ nghiên cứu phụ trong Hội Du lịch Sinh thái (TES). Ông quan tâm nghiên cứu các mặt khác nhau của du lịch sinh thái cũng như các tác động kinh tế và xã hội của du lịch nói chung. Ông được xuất bản ở nhiều tạp chí chuyên môn khác nhau, bao gồm Các Biên niên về Nghiên cứu Du lịch, và ở trong các ban biên tập �Tạp chí� Du lịch Bền vững và Tạp chí Du lịch Thái bình dương.Ông đã TƯ VẤN VÀ CHỈ ÐẠO NGHIÊN CỨU Ở úc, Hoa kỳ, Ðan mạch, Trung quốc, Indônesia, Thuỵ điển và Belize cho các tổ chức như Cục Du lịch Khối Cộng đồng Uc, Sở Công viên Quốc gia Hoa kỳ, các Công viên Quốc gia và Sở Ðộng vật Hoang dã của New South Wales (Châu Uc), Quỹ các Ðộng vật Hoang dã Thế giới (WWF-US), Viện Tài nguyên Thế giới, FAO, và Ngân hàng Thế giới. Ông nhận bằng Tiến sỹ về khoa học xã hội trong lâm nghiệp và bằng thấp hơn về kinh tế tại Trường Ðại học Quốc gia Oregon. Ðịa chỉ của ông: c/o The Ecotourism Society; P.O. Box 755, North Bennington, VT 05257; Phone: 802 447 2121; Fax: 802 447 2122; e-mail: ecomail@ectourism.org; Web: www.ecotourism.org. Megan Epler Wood �là Chủ tịch Hội Du lịch sinh thái (TES). Từ năm 1990, bà đã làm việc với các thành viên của ban, các cố vấn và các thành viên trên khắp thế giới để hình thành một tổ chức, tổ chức này xác định du lịch sinh thái� là một công cụ để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cung cấp các cơ hội phát triển bền vững. Bà đã hoạt động như người phát ngôn và giảng viên cho TES về các vấn đề đó và là giảng viên trong các lớp hội thảo tại các nước Trinidad, Fiji, Costa Rica, Kenya và Brazil. Bà giảng tại hội thảo quốc tế hàng năm về qui hoạch và quản lý du lịch sinh thái� cho Trường Ðại học Tổng hợp Geoge Washington� và đã hướng dẫn hai Hội nghị về Sinh thái ở Cósta Rica và U.S. Virgin Islands. Epler Wood là người đề xướng mạnh mẽ các nguyên tắc chỉ đạo và cá chương trình đánh giá cho ngành công nghiệp du lịch sinh thái, và là người xuất bản cuốn sách quốc tế đầu tiên Những Nguyên tắc chỉ đạo của Du lịch Sinh thái cho các Nhà điều hành Du lịch Tự nhiên và là đồng-điều phối viên của Chương trình Ðánh giá Xanh cho các nhà điều hành du lịch tự nhiên ở Ecuador. Bà đã nghiên cứu về làm thế nào để cải thiện sự tham gia của cộng đồng vào du lịch sinh thái, và đã xuất bản một báo cáo phân tích vấn đề đó cho Phân viện Mỹ Latin của Uỷ ban Bảo vệ Thiên nhiên. Epler Wood là tác giả, đồng tác giả và đă xuất bản các thư-tin, các bài báo và các sách cho Hội Du lịch Sinh thái từ năm 1993, và là người sáng lập phân ban xuất bản của Hội Du lịch Sinh thái. Bà đỗ bằng thạc sỹ về Sinh học Ðời sống Hoang dã, là người được nhận Học bổng Fulbright, và đã được bổ nhiệm làm uỷ viênBan chấp hành của Who's Who trong các năm 1999/2000. Bà cũng là một nhà sản xuất phim ảnh và viđêô về thế giới tự nhiên, các phim này đã phát hình bởi The National Audubon Society và The National Geographic Society. Có thể tiếp xúc với bà tại The Ecotourism Society; P.O. Box 755, North bennington, VT 05257; Phone: 802 447 2121; Fax: 802 447 2122; e-mail:ecomail@ecotourism.org; Web: www.ecotourism.org. David Engeldrum là một nhà văn và nhà xuất bản cho HVS Eco Services, một công ty tư vấn môi trường, cống hiến đặc biệt cho công nghiệp du lịch. Ông tốt nghiệp Ðại học Tổng hợp Quốc gia New York tại Stony Brook và thường viết về các vấn đề môi trường. Là phóng viên báo chí và bình luận viên thể thao cho United Press International, ông cũng đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau. Trước đây là đầu bếp, ông đã có nhiều công thức được xuất bản trên tạp chí Các Ðầu bếp ở Long Island. Ðịa chỉ của ông: HVS Eco Services; 372 Willis Ave., Mineola, NY 11501; Phone: 516 248 8828, ext. 235; Fax: 516 742 3059; e-mail: dce@hvs-intl.com. những người cộng tác Alison Allcock là một đồng tác giả của� Chiến lược Du lịch SINH THÁI QUỐC GIA CỦA Úc và hiện nay đang phụ trách Phân tích và Dự báo tại Văn Phòng Nghiên cứu Du lịch tại Cục Công nghiệp, Khoa học và Du lịch của Uc. Có thể liên hệ với bà tại: the Bureau of Tourism Research; CPO Box 1545, Canberra, ACT 2601, Australia; Phone: 61 2 6213 6935; Fax: 61 2 6213 6983; e-mail: aallcock@dist.gov.au. � Dr. William (Bill) T.Borrie là phó giáo sư� tại khoa Giải trí ngoài trời tại trường Lâm nghiệp thuộc Ðại học Tổng hợp Montana. Nghiên cứu của ông tập trung vào kinh nghiệm của khách thăm tại các vùng hoang dã và các công viên, và các mối đe doạ (công nghệ, quản lý, vv) đối với các kinh nghiệm giải trí đó. Những mối quan tâm khác bao gồm khái niệm được nhận thức về sự hoang dã, và cách cư xử� của các khách thăm khu vực được bảo vệ. Ông giảng tại các lớp về quản lý vui chơi vùng đất hoang và quản lý sự hoang dã. Ông đã được bổ nhiệm tại trường Ðại học Tổng hợp Melbourne và trường Bendigo, và đã làm việc tại các vùng được bảo vệ ở Uc, Ðức và Hoa kỳ. Ông là người xuất bản sách và tạp chí cho tờ tạp chí quốc tế Journal of Leisure Sciences. Ông nhận bằng Tiến sỹ tại Khoa lâm nghiệp của Virginia. Dịa chỉ của ông: School of Forestry, University of Montana; Missoula, MT 59812; Phone: 406 243 4286; Fax: 406 2436656;e-mail:borrie@forestry.umt.edu; Web: Hector Ceballos-Lacurain là một kiến trúc sư và nhà môi trường Mêhicô. Ông hiện là Tổng Giám đốc của Chương trình Tư vấn Quốc tế về Du lịch Sinh thái, cố vấn đặc biệt về Du lịch Sinh thái cho IUCN ( Hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên) và là Cố vấn cho Hội Du lịch Sinh thái� và Tổ chức Du lịch Quốc tế. Ông được ghi nhận đã sáng tác ra từ "du lịch sinh thái " và định nghĩa đầu tiên của nó vào năm 1983. Ông Ceballos-Lacurain đã làm công tác nghiên cứu và cung cấp tư vấn cho 63 nước trên khắp thế giới về tất cả các mặt cuả qui hoạch và phát triển du lịch sinh thái, bao gồm cả thiết kế kiến trúc cho các nhà nghỉ sinh thái và các phương tiện khác hợp với môi trường. Ông là tác giả và đồng tác giả của trên 80 cuốn sách, báo cáo và bài báo, và hiện đang thực hiện Chiến lược Du lịch Sinh thái Quốc gia của Yemen. Có thể tiếp xúc với ông tại: Program of International Consultancy on Ecotourism: Camino Real A1, Ajusco 551, Col Xolalpa (telepan) Tlalpan, Mexico City D.F. 14649, Mexico; Phone: 52 5 678 8734; Fax: 52 5 676 5285; e-mail: ceballos@laneta.apc.org. Costas Christ là Giám đốc của Ðoàn Hoà bình Hoa kỳ tại Uganda. Ông là đồng sở hữu của Tamu Safaris, một nhà điều hành du lịch tư nhân chuyên về du lịch sinh thái ở Châu Phi. Ông là Giám đốc Chương trình của Tổng Công ty Bảo tồn Châu Phi, một trong những tổ chức du lịch sinh thái lờn nhất thế giới, từ 1996 đến 1997, và là Ðiều phối viên Khu vực cho Hội Du lịch Sinh thái trong 6 năm trước khi được bổ nhiệm vào Ban Giám đốc, tại đấy ông tiếp tục phục vụ. Giữa các năm 1987 và 1995, ông làm Giám đốc Khu vực cho Châu Phi và các Chương TRÌNH CHÂU Á tại Trường Ðào tạo Quốc tế. Ơ Hoa kỳ, các bài báo và tiểu luận của Costas về lữ hành và công việc đối ngoại đã xuất hiện trên tờ Thời Báo Niu ước, tờ International Herald Tribune, London Sunday Times và� Boston Globe...Ông tốt nghiệp M.A. về Nghiên cứu Quốc tế tại trường Ðại học Tổng hợp Oregon và mới hoàn thành cuốn sách đầu tiên của ông, Mãi đối mặt với Sư tử: Một cuộc hành trình xuyên qua Châu Phi. Ðịa chỉ của ông: Tamu Safaris; P.o. Box 247, West Chesterfield, NH 03466; Phone: 1 800 766 9199. Andy� Drumm �là một nhà môi trường đã dành nhiều thời gian làm hướng dẫn viên tự nhiên và thợ lặn ở các Ðảo Galapagos và Amazon. Ông làm việc với tư cách Chuyên gia Du lịch Sinh thái cho Cục Bảo vệ Thiên nhiên và hiện là Chủ tịch của Các cuộc Phiêu lưu Sinh thái TROPIC, một nhà điều hành du lịch sinh thái có cơ sở tại Ecuador, do ông thành lập vào năm 1993. Ông là chủ tịch của Uỷ hội Amazon của Hiệp hội Du lịch Sinh thái Ecuador và của tổ chức phi lợi nhận Accion Amazonia, tổ chức này xúc tiến việc bảo vệ sự toàn vẹn môi trường và văn hoá, trong sự hợp tác với các tổ chức và cộng đồng bản xứ ở Amazon. Có thể tiếp xúc với ông tại: TROPIC Ecological Adventures; Avenida Republica, 307 y Ajmagro, Edificio Taurus, Apto. #1A, Quito, Ecuador; Phone: 593 2 225 907 hay 93 2 234 594; Fax: 593 2 560 756; e-mail: tropic@uio.sanet.net; Web: www.tropiceco.com. Paul� F. J. Eagles là một giáo sư về Qui hoạch Môi trường tại Ðại học Tổng hợp Waterloo, Khoa Nghiên cứu Vui chơi Giải trí và được bổ nhiệm chéo tại Trường Qui hoạch đô thị và qui hoạch vùng và tại Khoa Sinh vật học. Ông tốt nghiệp cử nhân về Sinh học tại Ðại học Tổng hợp Waterloo, thạc sỹ về Phát triển Tài nguyên tại Ðại học Tổng hợp Guelph và Tiến sỹ về Qui hoạch tại Ðại học Tổng hợp Waterloo. Ông cho đăng trên 200 bài báo trong 25 năm giảng dạy về các vấn đề trong lĩnh vực rộng lớn về qui hoạch môi trường và giải trí.Ông quan tâm đặc biệt đến qui hoạch và quản lý các công viên và cá vùng được bảo vệ, và hiện là Chủ tịch� Ðơn vị Ðặc biệt về Du lịch và các Vùng Bảo vệ, có nhiệm vụ trình báo lên Uỷ hội Thế giới về các Khu Bảo vệ của Hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN). Có thể tiếp xúc với ông tại: Department of Recreation and Leisure Studies, University of Waterloo; Waterloo, Ontario, N2L 3G1, Canada; Phone: 519 888 4567, ext. 2716; Fax: 519 746 6776; e-mail: eagles@healthy.uwaterloo.cai; Web: Tracy A. Farell là một nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Khoa Lâm nghiệp Virginia Tech, chương trình Giải trí tài nguyên Thiên nhiên. Bà nhận bằng Thạc sỹ khoa học về Quản lý Tài nguyên Rừng- Giải trí và Du lịch tại trường Khoa học Môi trường và Lâm nghiệp SUNY. Luận văn nghiên cứu của bà gồm có việc theo dõi cá đường mòn và vị trí cắm trại ở công viên Patagonian, và một nghiên cứu điển hình so sánh các công viên Trung Mỹ để xác định tác động của giải trí, du lịch và du lịch sinh thái và để xây dựng các khuôn khổ ra quyết định khả dĩ giảm nhẹ các tác động không mong muốn tới môi trường. �Ðịa chỉ của bà:� Virginia Tech Department of Forestry; 310 Cheatham Hall, Blacksburg, VA 24061-0324; Phone: 540 231 6958; e-mail: tfarrel@vt.edu. Jill Grant là đồng tác giả của Chiến lược Du lịch Sinh thái Quốc gia của Uc và quản lý Chương trình du lịch sinh thái� Quốc gia trong hai năm. Hiện bà là phó quản lý về Du lịch Môi trường và Bản xứ tại Văn phòng Du lịch Quốc gia, Khoa Công nghiệp, Khoa học và Du lịch, Uc. Có thể liên hệ với bà theo địa chỉ: Office of National Tourism; CPO Box 9839, Canberra ACT 2601. Australia; Phone: 61 2 6213 7037; Fax: 61 2 6213 7098; e-mail:� jillgrant@dist.gov.au. Bryan R. Higgins là Giáo sư Ðịa lý, Ðiều phối viên của Chương trình Qui hoạch, và là Giám đốc� của Lữ hành Giáo dục tại Plattsburgh- Ðại học Quốc gia New York. Ông nhận bằng cử nhân về Sinh học và thạc sỹ và Tiến sỹ Ðịa lý tại Ðại học Minnesota. Ông được tặng trên 30 trợ cấp nghiên cứu của các cơ quan khác nhau từ cấp Liên bang đến cấp quốc gia và địa phương của Hoa kỳ, kể cả Học bổng Nghiên cứu Fulbright năm 1988. Nghiên cứu của ông đề cập đến nhiều đề tài khác nhau trong địa lý và qui hoạch bao gồm các chiều nhân văn của Du lịch Sinh thái, qui hoạch môi trường, phát triển kinh tế, cá người Da đỏ Châu Mỹ,và qui hoạch đô thị và qui hoạch vùng. Có thể tiếp xúc với ông tại: Department of Geography and Planning, Plattsburgh- State University of New York; 101 Broad Street, Plattsburgh, NY 12901; Phone: 518 564 2406; email:higginbr@splava.cc.plattsburgh.edu. Jeffrey L. Marion phục vụ với tư cách Lãnh đạo Ðơn vị� của Ðơn vị Nghiên cứu Công viên Hợp tác chi nhánh của Virginia Tech tại Blacksburg. Ông báo cáo cho Ðơn vị Nghiên cứu Ðộng vật Hoang dã Patuxent của Cục Ðịa chất Hoa kỳ. Ông chuyên nghiên cứu về sinh thái giải trí, một bộ môn tìm cách mô tả các loại, số lượng, và cường độ thay đổi sinh thái do việc thăm các khu vực bảo vệ, bao gồm các quan hệ với các nhân tố quản��� lý, sử dụng có liên quan đến môi trường. Ông đã chỉ đạo nghiên cứu và theo dõi trong nhiều Vườn Quốc gia của Hoa kỳ và các vùng Hoang dã và đang bắt đầu công việc tương tự tại các khu vực bảo vệ ở Trung và Nam Mỹ. Ông nhận bằng Thạc sỹ và Tiến sỹ về quản lý Tài nguyên Công viên và Giải trí tại Ðại học Tổng hợp Minnesota. Có thể tiếp xúc với ông tại: Virginia Tech Department of Forestry; 304 Cheatham Hall (0324), Blacksburg, VA 24061; Phone: 540 231 6603; e-mail: cpsu@vt.edu. Simon McArthur có 10 năm kinh nghiệm về du lịch dựa vào thiên nhiên và quản lý khách thăm, và đã cho đăng nhiều bài về các mặt khác nhau trong các lĩnh vực đó. Ông có kinh nghiệm quốc tế trong du lịch văn hoá và du lịch sinh thái, và đã xem xét và phát triển các kế hoạch trong các lĩnh vực đó cho nhiều hoạt động du lịch khác nhau ở Mêhicô, và Trung và Nam Mỹ. Mới đây, Simon đã tham dự việc soạn thảo sự� phát triển khung chính sách và chiến lược du lịch quốc tế� cho Quỹ Thế giới bảo vệ Thiên nhiên. Simon đã trải qua nhiều năm làm việc trong lĩnh vực phiên dịch với các công viên Tasmania và Sở Ðộng vật Hoang dã, và nhiều năm hơn với Lâm nghiệp của Tasmania, phát triển nhiều chương trình theo dõi và nghiên cứu khách thăm, các chiến lược quản lý khách thăm và chính sách du lịch. Trong một vài năm qua, với tư cách là cố vấn, ông đã lập kế hoạch và tham dự vào việc thành lập các phát triển du lịch và du LỊCH SINH THÁI, VÍ DỤ LÀM VIỆC Ở úc và nước ngoài với một số hoạt động du lịch mạo hiểm quốc tế. Một số trong các dự án mới đây trong lĩnh vực này� bao gồm Chương trình Gây Uy tín CHO DU LỊCH SINH THÁI QUỐC GIA CỦA úc, một Chiến lược Du lịch dựa vào Thiên nhiên đối với các vùng bảo vệ của New South Wales, nhiều Mô hình Quản lý Tác động của Khách thăm, một mô hình Quản lý Tối ưu Du lịch cho Ðảo Kangaroo (NAM NƯỚC Úc), việc phát triển lại Trạm Quarrantine của Sydney, và một kế hoạch quản lý môi trường cho hoạt động của khách sạn xanh đầu tiên của Uc tại vị trí của thế vận hội Olympic năm 2000. Simon là Phó chủ tịch Hiệp hội PHIÊN DỊCH CỦA Úc trong nhiều năm và là Thư ký của Hiệp hội Du lịch Sinh THÁI CỦA Úc. Bạn có thể tiếp xúc với ông tại: Manidis Roberts Consultants; Level 4, 88-90 Foveaux St., Surry Hills, NSW 2010, Uc; Phone: 61 2 9281 9406; e-mail: simonm@mrc.aust.com. Dr. Stephen (Steve) F. McCool là Giáo sư và Ðiều phối viên của Quản lý Giải trí tại Trường Lâm nghiệp của Ðại học Tổng hợp Montana. Dr. McCool� hiện đang tham gia một số dự án nghiên cứu và ứng dụng về các mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên, đặc biệt là sự thích hợp của các phương pháp nhận thức khác nhau đối với qui hoạch tài nguyên thiên nhiên, các chiều của sự tham gia của công chúng trong các quá trình qui hoạch, và một loạt các vấn đề gắn liền với qui hoạch và quản lý vùng bảo vệ. Ông đã giữ các chức vụ ở khoa tại Ðại học Tổng hợp Quốc gia Utah và Ðại học Tổng hợp Wisconsin tại River Falls. Ông nhận bằng Tiến sỹ tại Dại học Tổng hợp Minnesota . Từ 1987 đến 1993, Ông làm giám đốc Viện Nghiên cứu Du lịch và Giải trí tại Ðại học Tổng hợp Montana, và từ 1993 đến 1995, ông làm việc với tư cách đồng lãnh đạo của Ban Khoa học Xã hội của Dự án Quản lý Hệ Sinh thái Lưu vực Nội Columbia. Ông là thành viên của Uỷ hội Quốc tế các Khu vực Bảo vệ và hiện đang làm việc trong Lực lượng Ðặc biệt của IUCN về Du lịch và các Công viên Quốc gia. Ðịa chỉ của ông: School of Forestry, University of� Montana; Misoula, MT 59812; Phone: 406 243 5406; Fax: 406 243 6656; e-mail: smccoo@forestry.umt.edu. Keith W. Sproule đã làm việc về các dự án liên quan đến Du lịch Sinh thái ở CHÂU MỸ LATIN, �ÔNG NAM á và vùng Caribê, ông làm việc cho NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU á, USAID, �Quỹ Ðộng vật Hoang dã , EarthKind International, PACT, Hội Du lịch Sinh thái và công nghiệp du lịch khu vực tư nhân. Ông làm trợ lý kỹ thuật cho Bộ Du lịch và Môi trường của Belize từ 1992 đến 1994, ở đấy ông đã giúp dự thảo các chính sách và luật pháp quốc gia về phát triển du lịch sinh thái. Ông là Phó Giám đốc cho các Chương trình tại Trách nhiệm Bảo vệ Ðộng vật Hoang dã Quốc tế� (WPTI) trong ba năm, cơ quan này điều hành các dự án trên khắp các vùng nhiệt đới. Ông nhận bằng Thạc sỹ về các Quan hệ Quốc tế tại trường Ðại học Tổng hợp Johns Hopkins về đề tài những Nghiên cứu Quốc tế Tiên tiến và bằng cử nhân về Nghiên cứu Môi trường tại Ðại học Tổng hợp Vermont. Ðịa chỉ� liên lạc của ông: 240 Echo Place; Boulder; CO 80302; Phone: 303 448 1812; e-mail: kwsproule@aol.com. George H. Stankey là Nhà nghiên cứu Khoa học Xã hội, làm việc về Chương trình Con Người và các Tài nguyên Thiên nhiên tại Trại Tây bắc Thái bình dương của Sở Lâm nghiệp USDA ở Corvalis, Oregon. Ông đã trải qua gần 30 năm tham gia nghiên cứu, phân tích chính sách, và đào tạo, liên quan đến quản lý các khu vực bảo vệ. Ông đã viết nhiều bài báo về vai trò của du lịch sinh thái trong các vùng bảo vệ và, cùng với đồng tác giả Stephen F. McCool, đã chỉ đạo một số hội thảo về khôn khổ của Những Giới hạn Biến đổi Chấp nhận được (LAC) trong việc quản lý các tác động của du lịch sinh thái� và các kinh nghiệm. Ông tốt nghiệp Tiến sỹ Ðịa lý tại Ðại học Tổng hợp Quốc gia Michigan. Ðịa chỉ của ông: Khoa Tài nguyên rừng, Ðại học Tổng hợp Quốc gia Oregon; Co rvallis,OR 9733; Phone: 541 737 1496; Fax: 541 737 3049; e-mail: stankeyg@ccmail.orst.edu. Ary S. Suhandi là Ðiều phối viên của Tổ chức kinh doanh Bảo tồn cho cơ quan Bả tồn Quốc tế, Inđônêxia. Ông đã làm việc về các dự án phát triển du lịch sinh thái khắp Indônesia trong khu vực công cộng và tư nhân. Ông là cố vấn cho Ngân hàng Phát triển Thế giới, Chính phủ Indonesia và nhiều doanh nghiệp tư nhân. Ông có bằng cử nhân về Sinh học Bảo tồn tại Ðại học Tỏng hợp Quốc gia Indônesia. Bạn có thể tiếp xúc với ông tại: e-mail: arys@cbn.net.id Safari là nơi trước kia các du khách thường ngồi trên lưng lạc đà để được đưa đi ngắm các động vật hoang dại. Nhưng ngày nay, du khách được ô tô đưa đi qua đó để ngắm các động vật hoang dại (chú thích này là của người dịch). . Ghi chú của tác giả: Bài viết này phần lớn dựa trên tám năm quan sát thực địa của tôi khi làm việc với tư cách là một nhà chuyên môn, cố vấn, và điều hành du lịch sinh thái với các cộng đồng bản xứ ở vùng Amazon của Ecuađo và với các cộng đồng Campesino trong dãy núi Andes, về môi trường và phát triển bền vững, chủ yếu là sự phát triển của du lịch sinh thái. Mục này được� phỏng theo bài viết của T. Tapuy, cộng tác viên của RICANCIE, 1997

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDu lịch sinh thái, hướng dẫn cho nhà lập kế hoạch và quản lí (278 trang).doc
Luận văn liên quan