Xứ Nghệ (bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) có tài nguyên, tiềm năng du lịch phong phú và độc đáo, là điểm du lịch có tầm quan trọng, mang ý nghĩa quốc gia. Xứ Nghệ về mọi mặt đang ngày một phát triển, đổi mới và đi lên, đặc biệt có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú. Hiện nay tại xứ Nghệ còn lưu giữ rất nhiều các di tích liên quan đến cuộc đời sự nghiệp của những bậc vĩ nhân mà nhân dân cả nước biết ơn và ngưỡng mộ, đó là cả một kho tàng lịch sử - văn hoá quý giá, mà chưa được khai thác một cách triệt để vào việc phát triển du lịch. Vì vậy, cần phải có biện pháp để phát triển chúng trong du lịch để vừa nhìn lại được những giá trị hào hùng của lịch sử, vừa nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về sức mạnh tiềm tàng của cha ông, phát huy được thế mạnh của một vùng, và để ngọn núi, con sông cũng được tự hào về quá khứ .
3.2.1. Giải pháp về vốn
Mục tiêu là huy động tối đa các nguồn vốn để giải quyết các nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng, các dịch vụ và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch
Huy động vốn từ nguồn tích luỹ doanh thu du lịch. Nếu như tốc độ phát triển du lịch hiện nay của cả nước thì nguồn vốn tích luỹ từ thu nhập có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cơ bản vào khoảng từ 10-14% nguồn vốn cho các dự án phát triển du lịch cả nước. Vấn đề là sự phân phối và điều tiết của nhà nước đối với nguồn vốn này cho địa phương và hiệu quả các dự án
65 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2872 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Du lịch Sông Lam - Hành trình tìm hiểu di tích và danh nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Më §ÇU
Tính cấp thiết của đề tài
Xứ Nghệ (bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) có tài nguyên, tiềm năng du lịch phong phú và độc đáo, là điểm du lịch có tầm quan trọng, mang ý nghĩa quốc gia. Xứ Nghệ về mọi mặt đang ngày một phát triển, đổi mới và đi lên, đặc biệt có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú. Hiện nay tại xứ Nghệ còn lưu giữ rất nhiều các di tích liên quan đến cuộc đời sự nghiệp của những bậc vĩ nhân mà nhân dân cả nước biết ơn và ngưỡng mộ, đó là cả một kho tàng lịch sử - văn hoá quý giá, mà chưa được khai thác một cách triệt để vào việc phát triển du lịch. Vì vậy, cần phải có biện pháp để phát triển chúng trong du lịch để vừa nhìn lại được những giá trị hào hùng của lịch sử, vừa nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về sức mạnh tiềm tàng của cha ông, phát huy được thế mạnh của một vùng, và để ngọn núi, con sông cũng được tự hào về quá khứ. Tiêu biểu nhất là sông Lam, con sông vẫn chảy miết cùng với lịch sử quê hương xứ Nghệ, con sông đã sống cùng dân Nghệ qua những ngày lao khổ, lầm than. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, tả ngạn sông Lam đã hai lần được chọn đóng Đế đô của cả nước. Lần thứ nhất, năm 722, Mai Hắc Đế xây thành Vạn An ở La Nam thuộc huyện Nam Đàn. Lần thứ hai, năm 1788, Nguyễn Huệ xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở chân núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân, thuộc thành phố Vinh. Có thể coi sông Lam, con sông chảy qua làng Kim Liên, qua núi Quyết, Bến Thuỷ, Cửa Hội... là điểm hội tụ, là nơi hình thành và phát triển văn hoá xứ Nghệ, là trung tâm du lịch của xứ Nghệ. Khai thác dòng sông Lam thơ mộng như một dải lụa dát vàng tô điểm cho từng vùng, từng cảnh không những giúp phát triển du lịch tại Tỉnh Nghệ An mà còn tạo ra sự phối kết hợp nhịp nhàng với du lịch các vùng phụ cận, trong đó có Hà Tĩnh, nhằm gìn giữ nền văn hoá, tinh hoa xứ Nghệ. Đã có một số hoạt động nhằm đưa du lịch sông Lam vào phát triển chung với tổng thể du lịch của Tỉnh và của cả nước, nhưng sau một vài thất bại, việc đó trở nên khó khăn và không được quan tâm nữa. Đó là một điều đáng tiếc.
Là một người con của xứ Nghệ, với tình cảm yêu mến dành cho sông Lam, cho quê hương xứ Nghệ, cùng với những kiến thức học được trong thực tế cũng như trên giảng đường của một sinh viên chuyên ngành Văn hoá du lịch tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “Du lịch sông Lam - hành trình tìm hiểu di tích và danh nhân ”. Với mong muốn đóng góp một phần công sức của mình cho sự nghiệp phát triển ngành du lịch của tỉnh nhà, đóng góp chung vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của xứ Nghệ.
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Du lịch sông Lam đã có một vài bài báo đề cập đến nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở dạng những bài cảm tác ca ngợi về vẻ đẹp của nó mà chưa có công trình nào nghiên cứu sâu dưới góc độ phát triển du lịch.
Cũng đã có một số công ty nghiên cứu phát triển du lịch sông Lam, nhưng đang chú trọng vào du lịch thắng cảnh vui chơi giải trí đơn thuần, chưa đi sâu vào giá trị nhân văn sâu sắc của các các điểm di tích gắn liền với các danh nhân nổi tiếng quốc gia.
Người viết đưa vào đề tài này một ý tưởng mới về sự phát triển du lịch trên một dòng sông mang nhiều ý nghĩa đối với cư dân một vùng đất địa linh nhân kiệt, mảnh đất xứ Nghệ - mảnh đất học, mảnh đất nuôi lớn nhiều nhân tài cho đất nước. Du lịch chuyên sâu về lịch sử - văn hoá không phải là dễ áp dụng cho rộng rãi đối tượng, song nếu tiến hành du lịch sông Lam thành công sẽ là cơ hội để phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch địa phương trong tổng thể du lịch quốc gia.
3. Mục đính, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng việc khai thác các điểm du lịch gắn liền với dòng sông Lam, cũng như những thế mạnh, tiềm năng của các di tích gắn liền với dòng sông Lam, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển các điểm du lịch bên dòng sông nhằm biến sông Lam thành một địa điểm du lịch lịch sử - văn hoá có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển tiềm năng du lịch lịch sử - văn hoá của khu danh thắng sông Lam - Tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh .
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Không gian nghiên cứu
Cuộc khảo sát được tiến hành trên một số điểm du lịch nổi bật bên bờ dòng sông Lam (từ Cửa Hội ngược dòng chảy lên qua 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh).
3.3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ đầu 2009 trở về trước
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
4.2. Đánh giá thực trạng việc khai thác các di tích lịch sử gắn liền với dòng sông Lam trong việc phát triển du lịch ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
4.3. Làm rõ được thế mạnh của các di tich lịch sử - văn hoá gắn liền với dòng sông Lam trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với du lịch hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
4.4. Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của các di tích lịch sử - văn hoá gắn liền với dòng sông Lam nhằm phát triển ngành du lịch của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
5. Giả thuyết khoa học
Các di tích văn hoá - lịch sử gắn liền với dòng sông Lam là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến với mảnh đất xứ Nghệ. Nếu chúng ta biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của những điểm du lịch đó thì sẽ thu hút được ngày càng đông lượng du khách trong và ngoài nước đến với du lịch Nghệ An và Hà Tĩnh trong thời gian tới.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu
Trên cở sở các thông tin thứ cấp thu được từ các nguồn tư liệu xuất phát từ các đề tài nghiên cứu đã được công bố; các bài viết tham luận, hội thảo khoa học; thông tin từ mạng internet; các xuất bản phẩm của Bộ văn hoá thể thao và du lịch, các tài liệu ở những địa bàn nghiên cứu khảo sát là những tư liệu cụ thể về các địa điểm du lịch gắn liền với dòng sông Lam, từ đó tổng hợp phân tích các tư liệu, số liệu có liên quan đến chủ đề, mục đích nghiên cứu.
6.2. Phương pháp quan sát
Đề tài dựa vào sự quan sát khách quan khi đi nghiên cứu trên địa bàn để nắm bắt được thực tế hình ảnh và thực trạng các địa điểm du lịch bên dòng sông Lam.
6.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê số liệu
Đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu. Trên cơ sở các thông tin sẵn có trong các tài liệu, tác giả rút ra được các thông tin cần thiết nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu đi vào ba chương.
Chương 1. Đánh giá tiềm năng du lịch của địa bàn nghiên cứu
Chương 2. Hiện trạng phát triển du lịch sông Lam trong tổng thể du lịch xứ Nghệ
Chương 3. Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch sông Lam
NỘI DUNG
PhÇn I: C¬ së Lý luËn vµ thùc tiÔn cña ®Ò tµi
1. Du lịch là gì?
Đã có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch, nhưng hầu hết các tác giả đều nhìn nhận từ đặc điểm di chuyển của khách du lịch như Kins - một học giả người Thuỵ Sỹ cho rằng: “ Du lịch là hiện tượng những người đi đến những nơi không phải cư trú thường xuyên bằng phương tiện vận tải và các dịch vụ du lịch”. Hay nhà kinh tế học người Anh Odgilvi thì đưa ra khái niệm “ Khách du lịch là người đến đất nước khác theo nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu không phải làm thương mại”. Sâu xa hơn một chút hai học giả Hunsiker và Krap lại đưa ra khái niệm: “ Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không phải cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến các cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích ngành nghề, kiếm lời hoặc đến thăm có tính chất thường xuyên”. Thực chất du lịch nhìn từ mặt nội dung hoạt động của nó là quá trình du ngoạn của con người theo một lịch trình nhất định để được thưởng thức cái đẹp, cái mới lạ, không nhằm mục đích sinh lợi bằng đồng tiền. Căn cứ vào thực chất đó, để đi sâu vào bản chất đích thực của du lịch và tìm ra một khái niệm tổng quát nhất, trong cuốn Tổng quan du lịch PGS.TS. Trần Nhoãn đã đưa ra như sau: “ Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những sắc thái văn hoá và cảnh quan thiên nhiên vùng, miền khác với nơi cư trú thường xuyên”.
2. Các nguồn lực để phát triển du lịch.
Để phát triển du lịch bền vững thì bất cứ một quốc gia nào cũng phải tập trung khai thác các nguồn lực phát triển của đất nước, bao hàm cả nguồn nội lực và ngoại lực. Có 7 nguồn lực để phát triển du lịch gồm :
2.1. Hệ thống di sản văn hoá
Bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, đó là những sản phẩm vật chất, tinh thần cố giá trị phản chiếu lịch sử, văn hoá của quốc gia, hoặc của từng tộc người trong cộng đồng dân tộc. Di sản là cái gốc mang tính tiền đề để xây dựng những điểm du lịch nổi tiếng, hầu hết các chương trình du lịch đều khai thác từ các thành tố của di sản văn hoá để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Nhờ những di sản văn hoá này mà thế hệ sau có thể hiểu rõ được thế hệ trước và hoà mình vào quá khứ quốc gia, dân tộc. Vì vậy việc bảo tồn hệ thống di sản văn hoá là việc vô cùng quan trọng để tôn vinh giá trị văn hoá quốc gia và phát triển du lịch bền vững.
2.2. Hệ thống cảnh quan thiên nhiên
Cảnh quan thiên nhiên là sự hợp thành của các yếu tố vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, và sinh vật. Việt Nam là một đất nước được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú có đồng bằng, có núi, cao nguyên, rừng, sông, biển, đảo, hang động và cả vùng trời rộng lớn. Những đồng quê trù phú, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và không thiếu những cảnh quan ngoạn mục mà không bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới có được. Là nguồn gốc để tạo các chương trình du lịch sinh thái, như du lịch biển, leo núi, du lịch hang động, du lịch đồng quê, du lịch mạo hiểm…
2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Để đảm bảo cho du khách một chuyến đi thực sự thoả mãn, hài lòng cần có một hệ thống đồng bộ những cơ sở hạ tầng như: đường sá và phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc, hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống, cơ sở y tế, ngân hàng, vui chơi giải trí… Hệ thống cơ sở hạ tầng giữ vị trí “hậu cần” trong phát triển du lịch, có đóng góp quan trọng trong việc tăng hay giảm số ngày lưu trú, mức chi tiêu của khách.
Việt Nam mặc dù mới chập chững bước vào nền kinh tế thị trường và du lịch cũng mới phát triển vài thập kỷ gần đây, nhưng nói chung cơ sở vật chất du lịch cũng đã được xây dựng có hệ thống, đủ đáp ứng một số nhu cầu du lịch cơ bản. Trong những năm sắp tới tin rằng hệ thống sẽ được xây dựng và khắc phục đồng bộ để du lịch Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của quốc gia.
2.4. Nguồn lực dân cư – lao động
Yếu tố dân cư - lao động là nguồn lực chi phối trực tiếp đến tốc độ phát triển du lịch.
Con người trong xã hội có mức thu nhập cao, thời gian rỗi nhiều, có thói quen đi du lịch, sẽ tạo ra nhu cầu lớn, ắt sẽ tạo ra nguồn khách du lịch dồi dào. Yếu tố này trực tiếp ảnh hưởng trong quá trình tạo nguồn khách du lịch.
Nguồn dân cư – lao động cung ứng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch đòi hỏi một lực lượng lao động lớn. Nơi nào có lực lượng lao động đông đảo, tay nghề cao đồng nghĩa với việc nơi đó sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Nguồn dân cư – lao động trực tiếp tạo ra môi trường du lịch tốt hoặc xấu trong hoạt động du lịch. Thái độ ứng xử của cư dân địa phương tại điểm du lịch đối với khách có thể để lại ấn tượng tốt hay xấu trong lòng du khách.
Việt Nam là một đất nước có nguồn lực dân cư – lao động khá đông đảo, nhu cầu du lịch cao, nguồn lao dộng dồi dào khiến thị trường du lịch diễn ra sôi động, đáp ứng tốt, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch bền vững. Nhưng để duy trì và phát triển du lịch mạnh mẽ hơn, hiện nay nhà nước ta đã tiến hành các công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ làm nghề du lịch, đồng thời nâng cao nhận thức về du lịch cho cộng đồng dân cư, đặc biệt là cư dân có tuyến điểm du lịch.
2.5. Đường lối chính sách phát triển du lịch
Để đảm bảo cho sự tăng trưởng du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước, Đảng và nhà nước đề ra các chính sách, chiến lược phù hợp, đúng đắn nhằm đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn tương xứng với tiềm năng của đất nước. Đặc biệt, các Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X đều nhấn mạnh đến việc phát triển du lịch để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và thu hút khách quốc tế. Đường lối chính sách phát triển du lịch giữ vị trí “mở đường” trong các nguồn lực phát triển.
2.6. Những cơ hội để phát triển du lịch
Kỷ niệm các sự kiện lịch sử, các giải thể thao lớn, các lễ hội, hội nghị, hội thảo quốc tế, cuộc thi hoa hậu, thời trang… là những dịp ngắn ngủi nhưng là thời cơ vàng để xúc tiến hoạt động du lịch. Nó vừa giúp tuyên truyền, quảng bá những giá trị văn hoá, lịch sử của đất nước đón khách, vừa giúp kéo dài thời vụ du lịch. Đó là nguồn lực để phát triển du lịch bền vững.
Qua quá trình đổi mới và hội nhập, Việt Nam đang ngày càng nâng cao vị thế trên trường quốc tế, chúng ta cần mạnh dạn đăng cai các hoạt động mang tính quốc tế và phát huy các sự kiện đó vào phát triển du lịch bền vững.
2.7. Nguồn lực bên ngoài để phát triển du lịch
Trong xu thế hội nhập quốc tế, quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia tăng trưởng vượt bậc. Nguồn lực bên ngoài giữ vị trí khách quan ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động du lịch. Nguồn lực bên ngoài chủ yếu gồm: vốn, chuyển giao công nghệ, và kinh nghiệm quản lý. Việt Nam hiện nay đang mở cửa để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài từ các nước phát triển. Vốn đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, cùng với việc đổi mới công nghệ, ứng dụng, nâng cao kinh nghiệm quản lý đưa du lịch Việt Nam tiến xa hơn tầm khu vực.
3. Ý nghĩa của du lịch trong sự phát triển nền KT - XH
3.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển Du lịch
Du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách quốc gia, đặc biệt là các địa phương phát triển du lịch.
Hoạt động du lịch phát triển, tạo nguồn thu ngân sách cho các địa phương từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn.
Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo.
Trước hết hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành, yêu cầu về sự hỗ trợ liên ngành là cơ sở cho các ngành khác ( như giao thông vận tải, tài chính, bưu điện, công nghiệp, nông nghiệp, hải quan,…) phát triển, đối với nền sản xuất xã hội, du lịch mở ra một thị trường tiêu thụ hàng hoá. Mặt khác, sự phát triển du lịch tạo ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật ở các ngành kinh tế khác.
Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng… Đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện và nhu cầu đi lại, vận chuyển thông tin liên lạc… của khách du lịch, cũng như những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động nên các ngành này phát triển.
3.1.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch nội địa
Tham gia tích cực vào quá trình tạo nguồn thu nhập quốc dân, làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội.
Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Hay nói cách khác du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng.
Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khoẻ cho nhân dân lao động và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế được hợp lý hơn. Vào trước và sau thời vụ du lịch, khi khách du lịch quốc tế vắng có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật ấy vào phục vụ khách nội địa. Theo cách đó vừa có tác động thúc đẩy sự phát triển của du lịch nội địa, vừa tận dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật.
3.1.2. Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch quốc tế
Tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Cùng với hàng không dân dụng , kiều hối, cung ứng tàu biển, bưu điện quốc tế, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác, du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho các quốc gia nhiều ngoại tệ. Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế, nhiều nước trong khu vựcvà trên thế giới đã thu hàng tỷ USD mỗi năm thông qua việc phát triển du lịch.
Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất.
Du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hoá công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế,…theo giá bán lẻ cao hơn. Được trao đổi thông qua con đường du lịch, các hàng hoá được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế.
Du lịch không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ”, mà còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hoá du lịch. Đó là các cảnh quan thiên nhiên khí hậu và ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, những giá trị của những di tích lịch sử - văn hoá, tính độc đáo trong truyền thống phong tục, tập quán… mà không bị mất đi qua mỗi lần bán, thậm chí giá trị và uy tín của nó còn tăng lên qua mỗi lần đưa ra thị trường, nếu như chất lượng phục vụ du lịch cao.
Với hai hình thức xuất khẩu trên cho thấy hàng hoá và dịch vụ bán thông qua du lịch đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn, do tiết kiệm được đáng kể các chi phí đóng gói bao bì, bảo quản và thuế xuất nhập khẩu, có khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi suất cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp có khả năng thanh toán.
Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay, là giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội và trong số người có việc làm. Do vậy, các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn, thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp.
Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế, cụ thể thông qua các mặt sau:
Các tổ chức quốc tế mang tính chính phủ và phi chính phủ về du lịch tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
Du lịch quốc tế phát triển tạo sự phát triển đường lối giao thông quốc tế.
Du lịch quốc tế như một đầu mối “xuất - nhập khẩu” ngoại tệ, góp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế.
Tại Việt Nam, du lịch là cầu nối giao lưu kinh tế có quan hệ chặt chẽ với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Trong kinh doanh du lịch quốc tế, khách du lịch có thể là thương nhân. Mở rộng du lịch quốc tế gắn liền với tăng lượng khách, trong đó sự đi lại, tìm hiểu thị trường của khách thương nhân được chú trọng. Từ đó, du lịch thúc đẩy đầu tư, buôn bán quốc tế…Thực tiễn phát triển kinh tế ở Thái Lan, Malaysia, Singapore… đã chọn du lịch là hướng mở cửa nền kinh tế.
3.2. Ý nghĩa xã hội của việc phát triển du lịch đối với đất nước
Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là người dân tại những nơi có tuyến điểm du lịch.
Du lịch làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước kinh tế phát triển. Do sự đầu tư về mọi mặt như giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hoá… cho những vùng có tài nguyên du lịch góp phần làm giảm sự tập trung dân cư căng thẳng ở những trung tâm dân cư.
Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà. Về kinh tế: quảng bá sản phẩm, hàng hoá nội địa ra nước ngoài thông qua du khách, tăng lượng hàng hoá xuất khẩu. Về xã hội: là phương tiện tuyên truyền, quảng bá cho thành tựu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giới thiệu về con người, phong tục tập quán…
Du lịch đánh thức nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của các dân tộc. Vì khách du lịch rất thích mua đồ lưu niệm mang tính dân tộc, đó là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cổ truyền. Ngoài ra, khách du lịch văn hoá thường tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá dân tộc, do đó việc tôn tạo, bảo dưỡng các di tích đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Nghề thủ công phục vụ cho các mục đích đó có điều kiện phục hồi, phát triển hơn.
Du lịch làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân thông qua người ở địa phương khác, khách nước ngoài.
Du lịch làm tăng tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và của nhân dân giữa các quốc gia với nhau.
4. Sự phát triển du lịch trên Thế giới nói chung
Du lịch là ngành “công nghiệp không khói” đang trên đà phát triển mạnh trên Thế giới. Từ thời kỳ cổ đại, du lịch đã xuất hiện tập trung ở các trung tâm kinh tế, văn hoá của loài người như Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, La Mã… với các biểu hiện về lưu trú, ăn uống, giao thông. Trong thời kỳ phong kiến, du lịch tiếp tục mở rộng ở các nước châu Âu chủ yếu là du lịch công vụ, du lịch tôn giáo. Thời kỳ cận đại, du lịch quốc tế bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là du lịch châu Mỹ - châu Âu. Ở thời kỳ hiện đại, du lịch phát triển rầm rộ với dịch vụ phong phú, tiện nghi, cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt trên mọi hình thức và phương diện. Trong điều kiện kinh tế - chính trị ngày càng ổn định, các quốc gia càng đòi hỏi giao lưu văn hoá, kinh tế, cho nên du lịch ngày càng phát triển, người ta cho rằng ngành du lịch là “con gà đẻ trứng vàng”.
Phương tiện vận chuyển, dịch vụ được hoàn thiện, phong phú giúp khách có khả năng đi xa hơn, nhanh hơn, nhu cầu tăng lên, kéo theo du lịch của các nước trên thế giới có sự phát triển nhanh chóng. Lượng khách du lịch quốc tế đã tăng từ 350 triệu lượt năm 1985 lên 592 triệu năm 1996, xu thế đạt 637 triệu năm 2000 và 937 triệu vào năm 2010. Về thu nhập du lịch từ 1960-1996 tăng khoảng 54 lần từ 6,8 tỷ USD lên 432 tỷ USD. Sự phân bố luồng khách du lịch quốc tế cũng có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ trọng khách du lịch đến châu Âu, châu Mỹ đang có xu hướng giảm rõ nét, trong khi đó số lượng khách du lịch đến khu vực Đông Á - Thái Bình Dương lại tăng lên đáng kể. Theo dự báo của WTO, đến năm 2010 thị phần đón khách du lịch quốc tế của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương đạt 22,8% thị trường toàn thế giới, sẽ vượt châu Mỹ, trở thành khu vực đứng thứ hai sau châu Âu, và đến năm 2020 sẽ là 27,34%.
Trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, du lịch các nước Đông Nam Á (ASEAN) có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực. Theo dự báo của WTO, năm 2010 lượng khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á là 72 triệu lượt, với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 1995-2010 là 6%/năm.
Trong khu vực Đông Nam Á, các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Brunây là những quốc gia có tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch quốc tế lớn nhất thế giới.
Mức chi tiêu của khách cũng ngày một tăng. Những năm trước, tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho các dịch vụ cơ bản (ăn, ở, vận chuyển) chiếm phần lớn. Hiện nay thì tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm, tham quan, giải trí) tăng lên.
Các quốc gia trên thế giới đang không ngừng nghiên cứu, đổi mới trong hoạt động du lịch nhằm đem về hiệu quả cao nhất, trong đó mỗi nước đều có hướng phát triển riêng để tự khẳng định được mình trên thị trường du lịch thế giới.
5. Sự phát triển du lịch ở Việt Nam
Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, kinh tế và chính trị. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa, vừa thông rộng với đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và đường không. Nước ta có chế độ chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào,tài nguyên phong phú, có sức hấp dẫn du lịch.
Năm 1996, Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, khu vực, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu nghiên cứu thị trường và tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Số lượt khách du lịch nước ngoài đến tham quan tăng nhanh, cơ sở cung cấp dịch vụ trong nước đang dần dần được phát triển về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách trong và ngoài nước. Nếu so sánh số lượt khách các năm cho thấy: năm 1991 đón 300.000 lượt khách, 1996 đón 1.600.000, năm 2000 lên đến 2.140.000. Như vậy, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thời kỳ 1991-2000 đạt 7,1 lần, khách du lịch nội địa tăng 7,5 lần, từ 1.500.000 lượt lên 11.300.000 triệu lượt. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thu nhập xã hội từ du lịch cũng tăng với tốc độ đáng kể, đạt mức trung bình mỗi năm trên 2,5%/năm, năm 1991 là 2.240 tỷ đồng, đến năm 2000 đạt 17.400 tỷ đồng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển khá nhanh. Năm 1991 cả nước mới có trên 11,4 nghìn phòng khách sạn thì đến năm 2000 đã có 66,7 nghìn phòng. Nhiều khách sạn cao cấp được xây dựng, một số khu vui chơi giải trí, thể thao, sân golf được đưa vào hoạt động.
Đến hết năm 2000, đã có 194 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào ngành du lịch được cấp phép , với tổng số vốn đăng ký là 5,78 tỷ USD.
Từ đó cho đến nay, du lịch Việt nam đã có những bước nhảy vọt so với một số nước trong khu vực, dân cư dần nhận thức được vai trò của du lịch trong đời sống để phát triển nó có hệ thống, phong phú, thu hút lượng khách đông đảo hơn. Vấn đề mới đặt ra không còn là thiếu khách nữa mà phải làm thế nào để khách du lịch muốn quay lại Việt Nam nhiều hơn mà thôi. Hi vọng rằng trong tương lai không xa Du lịch Việt Nam bắt kịp các nước phát triển trên Thế giới.
PhÇn II: KÕt qu¶ nghiªn cøu
Ch¬ng 1. ®¸nh gi¸ tiÒm n¨ng du lÞch cña ®Þa bµn nghiªn cøu
Như đã nói ở trên, địa bàn nghiên cứu của đề tài nằm dọc trên hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
1.1. Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Nghệ An
1.1.1. Địa lý
Nghệ An nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, có toạ độ địa lý từ 18033’ đến 20000’ vĩ độ Bắc và 103052’ đến 105048’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài trên 82 km bờ biển. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 16.488 km2, chiếm 5,1% diện tích cả nước.
1.1.2. Địa hình
Nghệ An Là tỉnh nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam bị chia cắt bởi các dãy đồi núi cao và hệ thống sông suối chằng chịt, trong đó đồi núi chiếm 83% diện tích toàn tỉnh với đỉnh cao nhất Puxalaileng tại Na Ngoi - Kỳ Sơn cao 2711 m. Cấu tạo địa hình của tỉnh có thể chia làm 3 vùng: Địa hình núi, đồi và đồng bằng.
Vùng núi phân bố trên diện rộng, nhiều vùng có nhiều đỉnh núi cao trên 1000m, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc sườn núi lớn từ 40- 500, xen kẽ vùng núi sâu còn có các thung lũng hẹp và sâu tạo nên địa hình rừng núi rất hiểm trở là điều kiện tổ chức các loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch leo núi, du lịch cảm giác mạnh, du lịch sinh thái…
Vùng đồi có đặc điểm là đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải, xen kẽ thung lũng, là nơi có nhiều tiềm năng du lịch nhân văn, vừa là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm để phục vụ phát triển du lịch.
Vùng đồng bằng là nơi có nhiều tài nguyên nhân văn và tài nguyên biển xen kẽ nhau tạo thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, cung cấp lương thực, thực phẩm cho ngành.
Hệ thống sông ngòi của tỉnh dày đặc, có bờ biển dài 82 km. Giao thông đuờng bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường không đều thuận lợi: có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh dài 94km, có cảng biển Cửa Lò, sân bay Vinh.
1.1.3. Khí hậu - Thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
1.1.4. Tài nguyên tự nhiên
Đây là vùng có tài nguyên rừng vô cùng phong phú với trữ lượng thực vật, động vật cao, có nhiều loài quý hiếm. Khu vực có nhiều núi đá vôi, hang động nổi tiếng, là nơi các nhà khảo cổ đã phát hiện nơi cư trú của người Việt cổ. Do cấu tạo địa hình phức tạp, hình thành nhiều loại thác khác nhau đẹp và có độ cao lên tới gần 200m. Tài nguyên nước chủ yếu là nước mưa và nước của các hệ thống sông, suối với lưu lượng mưa trung bình hàng năm trên 1200mm - đến 2000mm, đã cung cấp nguồn nước trên địa bàn, có cả nguồn nước khoáng và suối nước nóng phục vụ du lịch chữa bệnh. Sông Lam là con sông lớn nhất chảy qua tỉnh. Nơi đây có hệ thống ao hồ tự nhiên nhân tạo phân bố khắp nơi với diện tích lớn để phát triển kinh tế, dịch vụ, và có cảnh quan thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Tài nguyên biển thuận lợi phát triển du lịch với nhiều loại hải sản chất lượng cao. Có nhiều bãi biển đẹp được khách du lịch biết đến và hàng năm thu hút hàng vạn khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
1.1.5. Tài nguyên nhân văn
Nghệ An là mảnh đất cổ xưa thuộc đất Việt thường, đời Tần thuộc Tượng Quân, đời Hán thuộc Cửu Chân, đời Ngô chia quận Cửu Chân và đặt là Cửu Đức, đời Tống đặt là Châu Hoan, sau đổi thành Nhật Nam, đời đường đặt là Ba Châu ( Hoan, Diễn, Đường Lâm ). Đến đời Đinh Lê đặt tên là Châu Hoan, đời Lý 1010 lấy Châu Hoan làm trại, năm 1030 đời Lý Thái Tông đổi tên là Châu Nghệ An và tên Nghệ An xuất hiện từ thời đó.
Với lịch sử lâu đời gắn với các cuộc chiến tranh Nghệ An là nơi đào tạo, cống hiến cho đất nước biết bao thế hệ nhân tài kiệt xuất, các nhà khoa học lỗi lạc góp phần xây dựng đất nước, quê hương.
Về di tích lịch sử và văn hoá có gần 1000 loại đã được nhận biết, trong đó có 156 di tích lịch sử gồm 129 di tích cấp Quốc gia và 37 cấp địa phương, hầu hết chúng được tập chung ở các vùng đồng bằng như : Hưng Nguyên, Nam Đàn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Vinh, Nghi Lộc, Yên Thành. Phần lớn các di tích được xếp hạng tại Nghệ An là các di tích lịch sử, văn hoá trong đó nhóm di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng gắn liền với cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống tài nguyên nhân văn của tỉnh cũng như là tài nguyên thu hút được nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.
1.1.6. Văn hoá - Con người
Nghệ An là một mảnh đất đã sản sinh nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn nổi tiếng như Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Mai Hắc Ðế, thi sĩ Hồ Xuân Hương... Cũng như các tỉnh khác của Việt Nam, truyền thống văn hóa của tỉnh rất phong phú. Là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa, ngôn ngữ riêng giàu truyền thống. Nghệ An là xứ sở của nền văn hóa dân gian đặc sắc với những điệu hò, hát phường vải, hát đò đưa... Du khách đến với bất kỳ lễ hội nào của tỉnh Nghệ An đều có thể thưởng thức loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc này.
Các dân tộc ít người của tỉnh Nghệ An có những loại hình âm nhạc riêng. Dân tộc Khơ-mú có âm nhạc nữ đuổi chim thú, nhạc khí gắn trên gậy chọc lỗ, tra hạt. Thăm đao là loại nhạc cụ bằng tre nứa; đàn môi được chế tạo bằng những mảnh cật tre vót mỏng. Ngoài ra họ còn có nhiều loại sáo, khèn... Còn người H'Mông lại có nhiều loại khèn và đàn môi để bày tỏ tình cảm, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương đất nước.
Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư, Rước Hến, Ðua thuyền... Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội đền Cuông, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen. Miền núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ mừng nhà mới, lễ uống rượu cần.
1.2. Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Hà Tĩnh
1.2.1. Vị trí địa lý
Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và từ 103°48’ đến 108°00’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước Lào, phía Đông giáp biển Đông.
1.2.2. Địa hình
Hà Tĩnh cách Hà Nội 340 km, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông. Phía tây tỉnh là những dãy núi cao 1.500 m, đỉnh Rào Cọ 2.235 m, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp; tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển; sau cùng là những bãi cát ven biển cùng với nhiều vũng, vịnh, tiêu biểu là cảng biển nước sâu Vũng Áng và bãi biển Thiên Cầm.
1.2.3. Khí hậu - Thời tiết
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa: Mưa trung bình hằng năm từ 2500 mm đến 2650 mm. Hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm.
Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn.
1.2.4. Một số đặc điểm khác
Gần như có vị trí, địa hình giống nhau, lại được tách ra từ một tỉnh xưa kia cho nên về đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, Hà Tĩnh cũng giống Nghệ An. Song du lịch Hà Tĩnh còn chưa phát triển bằng Nghệ An và các tỉnh trong khu vực, kinh tế còn nhiều khó khăn, còn vùng nghèo đói chưa khắc phục hết, song trong những năm vừa qua tỉnh đã cố gắng hết mình và đạt được những thành tựu đáng kể.
1.3. Đánh giá tiềm năng du lịch sông Lam
1.3.1. Giới thiệu chung về sông Lam
Sông Lam là một con sông lớn của Nghệ An, bắt nguồn từ Lào và vùng núi phía tây Nghệ An. Trên thượng nguồn dòng sông Lam có hai nhánh, một nhánh gọi là Nậm Nơn và một nhánh gọi là Nậm Mộ. Hai nhánh này nhập lại cùng với sông Con (chảy từ Nghĩa Đàn, Tân Kỳ) gọi là Cửa Rào về thành một con sông lớn từ đó có tên gọi là sông Cả cắt Nghệ An ra làm hai phần hữu ngạn và tả ngạn. Chảy qua các huyện Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên và đổ ra biển Cửa Hội.
Đây là con sông chảy giữa vùng đất Lịch Sử địa linh nhân kiệt, trên mảnh đất này từ ngàn xưa đã sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, nhiều danh nhân văn hoá và gần đây nhất là chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta.
1.3.2. Di sản văn hoá đôi bờ sông Lam
( Khu lưu niệm nhà cụ Phan Bội Châu
Là khu di tích lưu niệm về nhà yêu nước, nhà văn hoá, nhà thơ Phan Bội Châu nằm ở thôn Sa Nam, xã Đông Liệt, thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn. Là ngôi nhà mà cụ Phan Bội Châu đã sinh ra và sống tới năm 38 tuổi. Công trình đã được tôn tạo để trở thành khu lưu niệm đón khách trong và ngoài nước đến thăm từ tháng 10/1990. Công trình với ngôi nhà đơn sơ ấy nhưng đã góp phần làm nên cốt cách nhà văn hoá, nhà yêu nước, nhà thơ Phan Bội Châu. Khu di tích lưu niệm trên diện tích 2000m2 gồm hai ngôi nhà gỗ lợp lá tranh, các gian ngăn bằng phên nứa. Nơi đây còn lưu giữ những hiện vật quý gắn với cuộc đời của cụ Phan sống ở quê hương Nam Đàn. Bên cạnh là nhà lưu niệm, nơi trưng bày các tư liệu, hình ảnh và hiện vật tái hiện lại cuộc đời và sự nghiệp cứu nước của cụ.
( Khu di tích vua Mai Hắc Đế
Khu di tích thuộc huyện Nam Đàn, nằm trong quần thể du lịch núi Đụn, hiện có hai hạng mục công trình tiêu biểu, đó là: đền thờ Mai Hắc Đế, lăng mộ Mai Hắc Đế.
Khu đền này có ba toà: thượng điện, trung điện, hạ điện.
• Thượng điện: là nơi dành riêng thờ gia đình vua Mai.
• Trung điện: là nơi thờ hai vị tướng của vua Mai.
• Hạ điện: là nơi thờ cộng đồng và là nơi dành chuẩn bị làm hành lễ. Đền thờ còn lưu giữ một số tài liệu hiện vật như: long ngai, bài vị và các hiện vật có giá trị văn hoá khác.
Từ đền thờ vua Mai, du khách theo đê 42 hoặc du thuyền theo tả ngạn sông Lam khoảng 2 km về phía Tây sẽ đến khu mộ vua Mai. Hiện nay, khu mộ nằm giữa một thung lũng đẹp dưới chân Đụn Sơn, dãy núi có tiếng là “địa linh” xưa nay, đồng thời là một danh sơn xứ Nghệ. Đến nay, trong dân gian xứ Nghệ vẫn còn lưu một bài vè nói về sự linh địa của địa danh này:
“Đụn Sơn phân giải
Bò Đái thất thanh
Nam Đàn sinh thánh”.
Đứng từ khu mộ, phóng tầm mắt nhìn xa về bốn hướng, du khách sẽ ngỡ như mình đang lạc vào một bức tường thành thiên nhiên, bởi bốn bề đều có núi non án ngự (ba phía Đông, Tây, Bắc đều được che chắn bởi các ngọn núi của dãy Đụn Sơn, phía trước là dòng sông Lam chảy cắt ngang qua).
Tương truyền rằng, sau khi Vua Mai bị thương nặng nghĩa quân của ông đã lui về căn cứ này để bảo toàn lực lượng. Tại đây ông đã qua đời, các binh sĩ đã bí mật mai táng, về sau mới xây mộ đá. Cho đến năm Minh Mệnh thứ hai (1821) mộ được xây theo kiểu “Thượng miếu, hạ mộ”. Nay mộ được xây cất cẩn thận khang trang, tiện để tham quan.
Lễ hội:
Hàng năm, tại đền và mộ vua Mai có nhiều kỳ lễ trọng: hội đền rằm tháng giêng, giỗ vua Mai 16/9, giỗ Mai Hoàng hậu 15/7 (âm lịch). Trong đó, kỳ lễ hội Vua Mai vào rằm tháng giêng được tổ chức có quy mô lớn nhất như: lễ hội rước kiệu, vật, đua thuyền, chọi gà, đánh đu, cờ người, múa hát… Mỗi kỳ lễ hội như vậy kéo dài trong 3 ngày 14, 15, 16.
Năm 1996 khu di tích này đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng di tích “lịch sử văn hoá” cấp Quốc gia.
( Quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/05/1890. Tên thật là Nguyễn Sinh Cung (giọng địa phương phát âm là Côông), tự là Tất Thành, sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên nôm là làng Chùa) cùng huyện Nam Đàn và sống ở đây cho đến năm 1895.
Kim Liên là khu di tích về Bác Hồ, cách thành phố Vinh 13 km theo QL49 và cách thủ đô Hà Nội trên 300 km về phía Nam với các tài nguyên hấp dẫn khách du lịch như:
- Làng Sen (quê nội)
Từ TP Vinh theo đường 49 đến cây số 13 rẽ vào con đường đất đỏ rợp bóng cây Bạch Đàn và hàng Phi Lao, đến Làng Sen, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng). Cảnh đầu tiên mà du khách sẽ thấy thích thú là làng có rất nhiều hồ thả sen suốt hai bên đường. Ngôi nhà chủ tịch Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, 5 gian, lợp tranh mộc mạc với những vật dụng thân thuộc hàng ngày của gia đình Bác, cũng là nơi gắn với thời niên thiếu cùng với gia đình và cũng là nơi Bác đã chứng kiến những cuộc bình luận về thơ văn, thời cuộc của thân phụ - ông Nguyễn Sinh Sắc với bạn bè như cụ Phan Bội Châu, cụ Vương Thúc Quý. Nhà được dựng năm 1901 do công sức và tiền của dân làng góp lại tặng ông Nguyễn Sinh Sắc khi ông đỗ phó bảng, đem lại vinh dự cho cả làng. Từ bấy đến nay, ngôi nhà đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ được vẻ điền viên như xưa.
- Làng Chùa (quê ngoại)
Làng Chùa tên chữ là Hoàng Trù, là cái nôi văn hóa đồng quê xứ Nghệ. Làng Hoàng Trù xưa có tên Nôm là Cồn Trùa sau thành làng Chùa. Cách làng Sen 2 km, đến cụm di tích Hoàng Trù, sau cánh cổng tre rộng mở là lối đi giữa hai bờ dậu Mận Hảo dẫn chúng ta đến một ngôi nhà thờ và hai ngôi nhà tranh thân thuộc giữa những hàng cau thẳng tắp cao vút, giống những ngôi nhà của cư dân vùng này thuở trước, nhưng lại là nơi nổi tiếng trong và ngoài nước vì đây là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và được mẹ nuôi dạy trong những năm ấu thơ. Nơi đây vẫn đang lưu giữ ngôi nhà 3 gian gia đình Bác từng sống với những vật dụng đơn sơ, giản dị, tất cả đều được giữ nguyên vẹn như trước đây.
- Mộ bà Hoàng Thị Loan
Bà là người mẹ Việt Nam tiên tiến có công nuôi dưỡng, dạy dỗ những người con yêu nước, trong đó có cậu bé Nguyễn Sinh Cung, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1985, nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 95 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Nghệ An đã xây phần mộ bà trên núi Động Tranh, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn. Từ chân núi đi gần 300 bậc đá, lên đến phần mộ bà. Phía trên mộ có mái che là dàn bê tông được cách điệu như hình chiếc khung cửi thuở sinh thời bà vẫn dệt vải để kiếm tiền nuôi con.
- Núi Chung:
Nơi gắn liền với cuộc đời thơ ấu của Bác Hồ.
Tại điểm du lịch này có thể tổ chức các sản phẩm du lịch văn hoá lịch sử, đồng thời xây dựng các sản phẩm du lịch bổ sung để đáp ứng nhu cầu số lượng lớn khách tham quan.
- Lễ hội: lễ hội Làng Sen tổ chức hàng năm vào tháng năm (trùng với sinh nhật Bác).
( Khu di tích núi Dũng Quyết
Khu du lịch núi Quyết nằm ở chân núi Quyết, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, với di tích Phượng Hoàng Trung Đô do vua Quang Trung xây dựng. Trên đường vào Nam ra Bắc qua phà Bến Thuỷ, nhìn về phía tây, có một dãy núi nhỏ, đó là rú Quyết ngút ngàn thông reo có diện tích 56 ha, với tiểu khu di tích thành cổ, nhà bia...
Nguyễn Huệ đã cho xây thành, dựng lầu điện tại đây. Phượng Hoàng Trung Đô được xây ở khoảng giữa núi Quyết và núi Kỳ Lân (rú Mèo), nay còn dấu tích của thành hình tam giác. Đó là thành nội, chu vi 1.680m giữa có lầu rồng ba tầng. Thành ngoại cấu tạo hình thang, chu vi 2.820m. Từ trên thành có thể nhìn thấy sông Lam, sông Vĩnh Doanh và kênh nhà Lê uốn lượn giữa cánh đồng Hưng Nguyên, Nam Đàn trải rộng. Hướng về phía đông có thể dõi về hòn Ngư, hòn Mát, cận kề với tám cảnh đẹp của Nghi Xuân (Nghi Xuân bát cảnh). Từ chân núi Quyết, du khách có thể đi thuyền xuôi sông Lam tham quan nhiều điểm di tích nổi tiếng khác.
( Khu di tích Nguyễn Du (xã Tiên Điền huyện Nghi Xuân)
Nguyễn Du (1765- 1820) là đại thi hào Việt Nam - danh nhân Văn hoá Thế giới, quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân. Sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, với những biến cố dữ dội của đất nước, Nguyễn Du để lại cho nền văn học nước nhà những tác phẩm thơ kiệt xuất trường tồn mãi với thời gian.
Toàn bộ khu di tích Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền nằm rải rác trên vùng đất rộng chừng 20 ha từ bờ nam Sông Lam đến xứ Đồng Cùng, bao gồm đền thờ Nguyễn Huệ Đại Vương, cầu Tiên, khu lưu niệm, đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng, mộ Nguyễn Du. Phần trọng tâm của khu di tích là khu lưu niệm và khu mộ Nguyễn Du. Năm 2001-2003, Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du đã được Bộ văn hoá Thông tin đầu tư tu bổ, tôn tạo lại khang trang.
Khu lưu niệm Nguyễn Du rộng khoảng 2 ha, từ cổng chính đi vào qua bệ đá khắc hai chữ "Hạ Mã", lần lượt đến nhà khách, nhà tư văn, bia tưởng niệm Nguyễn Quỳnh, nhà thờ Nguyễn Du, nhà trưng bày bảo tàng Nguyễn Du.
Nhà Tư văn 1, Tư văn 2 làm bằng gỗ lim lợp ngói vảy, xung quanh có tường cao. Hai nhà này là nhà văn thánh của huyện Nghi Xuân do Nguyễn Nghiễm đưa về năm 1790 bị cháy, người trong họ Nguyễn và quan viên trong huyện dựng lại, đây là trung tâm sinh hoạt văn hoá của những người trong họ và bạn bè thân thích.
Nhà thờ Nguyễn Du được xây dựng vào năm 1825 trên mảnh vườn nhà tại làng Tiên Điền, gồm thượng điện, hạ điện, bên phải nhà thờ là nhà trưng bày. Trong nhà có bàn thờ bằng vôi cát, một bàn nhỏ để góc bút nghiên, trên bàn thờ có một bức hoành đề chữ “ Hồng Sơn thế phả” do Hoàng Phù phái tước Trung hiến Đại phu tặng vào năm thứ 55 triều Càn Long đời nhà Thanh, phía ngoài nhà thờ treo bức đề chữ “ Địa linh nhân kiệt”.
Từ cổng chính đi vào bên phải nhà thờ Nguyễn Du là nhà trưng bày bảo tàng. Nội thất nhà trưng bày ngoài một số tài liệu tranh ảnh minh hoạ tác phẩm của Nguyễn Du thì có một số hiện vật quý như: nghiên mực, đĩa mai hạc Nguyễn Du được tặng trong thời gian đi sứ, nậm và chén uống rượu, gạc nai treo áo, la bàn dùng đi săn, bức phù điêu bằng gỗ ghi lại hình ảnh rước Tiến sĩ, hoàn sắc của Nguyễn Nghiễm.
Ngoài khu lưu niệm là phần mộ đại thi hào Nguyễn Du ở sứ Đồng Cùng , mộ được xây bằng gạch trên diện tích 702m2 bao gồm 3 phần: nhà chứa bàn thờ bia đá, phần mộ và vườn cây. Cổng mộ có 4 cột tứ trụ cao trên 3m, bằng gạch trát xi măng, phần mộ được bao quanh bằng hàng rào 9 x 16m, hàng rào thấp bằng gạch trát xi măng cẩn thận, vườn mộ được trồng một số cây cảnh như bàng, keo, phi lao, đặc biệt là rặng tre ngà đung đưa trong gió, sân gạch khang trang rộng khoảng 6 x 8 m. Bước đến nhà chứa bia đá, đi qua cánh cửa gỗ thấp nhiều song thẳng màu nâu đỏ. Bên trong có bia bằng đá Thanh đề dòng chữ “Danh nhân văn hoá thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)”. Quanh bia khắc hình hoa văn thế kỷ XVIII theo luật đường triện. Lư hương tròn trắng được đặt trước mộ hình khối chữ nhật, cao 1,2 m; rộng 1,3 m; dài 2,3 m, vỉa bao quanh mộ được ốp đá đen. Nền mộ lát gạch Cẩm Trang, bia tường hình cuốn thư màu trắng đỉnh có hình long chầu nguyệt, hai bên là hình 2 ông nghê được người dân xây dựng rất khéo léo.
Từ khu lưu niệm về phía đông vài trăm mét là đến đền thờ Nguyễn Nghiễm còn gọi là đền Đức Đại Vương. Cách đền Nguyễn Nghiễm vài trăm mét là đền Nguyễn Trọng, đền có bia đặt trước tiền sảnh nội dung bia là bài ca tựa như “ Gia Huấn ca” của Nguyễn Trãi dùng để khuyên con cháu bảo vệ đạo lý của cha ông để lại.
Tóm lại, sông Lam mặc dù không là con sông màu mỡ phù sa, song lại là cái nôi của văn hoá xứ Nghệ. Nhắc đến xứ Nghệ, người ta không thể không nhắc đến sông Lam, với chiều dài của con sông xuyên suốt cả một vùng và xuyên suốt lịch sử đã tạo ra nhiều tiềm năng về cảnh quan và ý nghĩa tâm linh – tinh thần. Sông Lam có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, trong đó du lịch văn hoá là tiềm năng to lớn mà không phải con sông nào cũng có được. Cần phải biết khai thác và phát huy những thế mạnh đó trong phát triển du lịch để nâng cao sự hiểu biết của thế hệ trẻ về lịch sử và phát triển du lịch địa phương.
Ch¬ng 2. hiÖn tr¹ng ph¸t triÓn du lÞch s«ng lam trong tæng thÓ du lÞch xø nghÖ
2.1. Hiện trạng phát triển du lịch sông Lam trong tổng thể du lịch xứ Nghệ từ năm đầu 2009 trở về trước
Xứ Nghệ trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực du lịch, việc khai thác những nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn vào việc phát triển du lịch đã được triển khai có hệ thống, vì vậy lượng khách du lịch đến Nghệ An va Hà Tĩnh trong những năm vừa qua có sự gia tăng đáng kể, góp phần làm tăng doanh thu ngành du lịch trong bối cảnh hội nhập.
2.1.1. Đánh giá tổng hợp khách du lịch thời kỳ năm 2002-2008 của toàn tỉnh Nghệ An
Bảng HT-1: Khách du lịch đến Nghệ An giai đoạn 2002-2008
Đơn vị: 1. Người
2. Ngày
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
1.Tổng số khách
634.689
762.145
1.046.265
1.400.820
1.587.654
2.009.419
2.767.551
Trong đó
Khách quốc tế
Khách nội địa
20.815
613.874
15.768
746.377
26.362
1.019.903
40.897
1.359.973
44.093
1.543.561
69.735
1.939.684
84.279
2.683.272
2.Ngày khách lưu lưu trú bình quân
-
-
-
-
-
1,54
1,53
Khách quốc tế
1,65
1,74
2,02
1,45
1,48
-
-
Khách nội địa
1,82
1,81
1,47
1,52
1,55
-
-
Nguồn: Sở VH,TT&DL Nghệ An, 2009
Qua bảng tổng hợp trên dễ dàng nhận thấy những con số tăng lên đáng kể, phân tích tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch đạt khoảng 23%. So sánh tỷ trọng khách du lịch quốc tế và nội địa cho thấy khách du lịch quốc tế đạt 3% tổng số khách đến Nghệ An. Xem xét về mức độ tăng trưởng hàng năm cho thấy: Mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế hàng năm đạt tốc độ trung bình là 21,85%, có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, song số lượng vẫn còn quá thấp so với khách nội địa. Lượng khách du lịch nội địa đến Nghệ An tăng ồ ạt trong những năm qua, so sánh số liệu năm 2002, khách nội địa đến tỉnh đạt 613.874 và năm 2008 lên đến 2.683.272 lượt khách tăng gấp 4,3 lần. Nguồn khách đến Nghệ An chủ yếu là cán bộ công nhân viên, dân cư của các thành phố từ các tỉnh phía Bắc về nghỉ mát, nghỉ dưỡng, hoặc công tác, hội họp kết hợp tham quan du lịch.
Do đặc điểm vị trí địa lý của Tỉnh nằm trên đường vận chuyển giữa Bắc-Nam; Việt Nam - Lào - Thái Lan nên khách du lịch đến Nghệ An ít và có thời gian ngắn, biểu đồ biểu diễn độ dài lưu trú trung bình của khách trong thời kỳ không đều. Nguyên nhân là do Nghệ An nằm trên trục đường trung chuyển Bắc - Nam và Đông - Tây nên khách có thể không lưu trú để tiết kiệm thời gian đi du lịch, tài nguyên tuy nhiều nhưng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế và khách có yêu cầu cao, sản phẩm dịch vụ du lịch chưa hấp dẫn để níu kéo khách quyết định lưu trú tại Nghệ An.
Bảng HT2- Doanh thu từ du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2002-2008.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng doanh thu
172.043
191.853
266.811
385.396
459.751
578.744
744.988
Khách nội địa
162.726
183.068
252.294
360.312
425.965
572.720
735.148
Khách quốc tế
9.317
8.785
14.517
25.000
33.186
6.024
9.840
1-Doanh thu d.v du lịch
131.807
155.190
230.229
346.651
419.502
532.932
686.665
Lưu trú
53.675
63.151
91.245
140.124
172.449
226.113
287.847
Ăn uống
57.163
66.150
102.348
161.039
188.826
244.533
322.797
Lữ hành
4.568
4.752
8.299
9.774
16.098
18.171
23.319
Vận chuyển khách
4.247
5.083
8.980
8.188
11.618
13.125
18.848
Dịch vụ khác
12.154
16.054
19.357
27.526
30.511
30.990
33.854
2-Doanh thu d.v bán hàng cho khách du lịch
40.236
36.663
36.582
38.745
40.249
45.812
58.323
Nguồn: Sở VH,TT&DL Nghệ An,2009
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Du lịch Sông Lam - Hành trình tìm hiểu di tích và danh nhân.doc