Không phải khi “chiến tranh lạnh” bắt đầu thì vấn đề giải quyết nước Đức mới được đem ra tranh cãi, nó thậm chí còn được bắt đầu từ trước khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Khi nắm chắc phần thắng trong tay mình, phe Đồng minh đã nghĩ ngay đến việc phải giải quyết phát xít Đức như thế nào ngay sau khi Đức đầu hàng. Và không ai có thể biết được rằng một vấn đề tưởng chừng đơn giản như thế lại kéo dài dai dẳng trong suốt gần 5 thập kỉ!
Có rất nhiều Hội nghị, Hiệp ước, Hiệp định đã được đưa ra để giải quyết vấn đề Đức trong suốt quá trình xảy ra “chiến tranh lạnh”. Tuy nhiên, do tư tưởng phản động và bất hợp tác của Mỹ cũng như Đồng minh mà chỳng không được thực hiện. Năm 1949, hai Nhà nước Đức ra đời đi theo hai khuynh hướng khác nhau: CHDC Đức đi theo con đường CNXH đã gia nhập khối Cộng đồng tương trợ kinh tế Vacsava và trở thành một khâu quan trọng trong hệ thống XHCN; CHLB Đức dưới sự tham gia kiểm soát của các đế quốc Mỹ, Anh, Pháp đã đi theo CNTB, chủ nghĩa quân phiệt vẫn được duy trì và nuôi dưỡng, CHLB Đức đã tham gia vào khối xâm lược Bắc Đại Tây Dương và trở thành tờn lính đi đầu trong viậc chống phá CNXH và phong trào cộng sản quốc tế.
50 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3679 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đức trong quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g biện pháp nhằm đảm bảo hoàn thành viờc thủ tiêu chế độ quân phiệt Đức trong một thời hạn nhất định, phải thiết lập sự kiểm soát của bốn cường quốc đối với vùng Ruhr; thành lập chính phủ lâm thời yêu hoà bình, dân chủ toàn nước Đức gồm đại biểu các đảng phái và các tổ chức dân chủ của Đức; kí kết hoà ước với Đức theo tinh thần các quyết định Potsdam và tìm cách tạo điều kiện cho Đức có thể thực hiện được nghĩa vụ bồi thường đối với các nước bị Đức xâm lược.
Những đề nghị của Hội nghị Vacsava phù hợp với nguyện vọng của nhân dân yêu chuộng hoà bình ở Đức nói riêng và trên thế giới nói chung nên đã nhận được sự ủng hộ rất lớn. Riêng nhân dân Đức cho đó là một sự giúp to lớn của Liờn Xụ cũng như các nước XHCN trong cuộc đấu tranh cho một nước Đức thống nhất, dân chủ và hoà bình.
II. Diễn biến chính của Chiến tranh lạnh thông qua việc giải quyết vấn đề Đức
Đức bị chia cắt và âm mưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Tây Đức 1948-1955
Sau Hội nghị London và Hội nghị Vacsava, sự đối đầu giữa hai cực Xô- Mỹ và hai khối Đụng- Tây đã trở nên công khai và gay gắt hơn bao giờ hết. Việc giải quyết vấn đề Đức trở thành “điểm núng” trong cuộc đấu tranh này, mà trước hết thể hiện qua Cuộc bao vây phong toả Berlin.
a) Cuộc bao vây phong toả Berlin
Ngay sau khi các nước phương Tây họp Hội nghị London, Liờn Xô đã kịch liệt phản đối, tẩy chay các cuộc họp trong Hội đồng kiểm soát Đồng minh và do đó, hoạt động của cơ quan bốn bên bị tê liệt. Đến ngày 31/3/1948, Tư lệnh Liờn Xụ quyết định phong toả, kiểm soát tất cả các mối liên hệ giữa các khu vực Tây Berlin với Tây Đức, để trả đũa việc phương Tây triệu tập Hội nghị London.
Hành động này gõy khú khăn cho các nước phương Tây trong việc tiếp tế cho Tây Berlin, nhưng không ngăn cản được kế hoạch chia cắt nước Đức. Ngày 7/6/1948, các nước Mỹ, Anh, Pháp chuyển đến cho Liờn Xụ những thoả thuận của Hội nghị London và sau đó đơn phương cho lưu hành đồng tiền mới ở khu vực phía Tây nước Đức.
Tư lệnh Liờn Xụ, nguyên soái Sokolovski lập tức cho tiến hành một cuộc cải cách tiền tệ ở khu vực phía Đông nước Đức và ngày 22/6/1948 bao gồm cả Berlin, và đến ngày 1/7/1948, Liờn Xụ chấm dứt hoạt động của Bộ chỉ huy Berlin, cơ quan bốn bên cuối cùng.
Cuộc phong toả Berlin của Liờn Xụ kéo dài gần một năm. Các nước phương Tây phải tổ chức cầu hàng không để duy trì tiếp tế cho Tây Berlin. Việc phong toả Berlin, tuy có gây cho các nước phương Tây một số khó khăn và tốn kém, nhưng họ đã lợi dụng vấn đề này để tạo ra cái gọi là “Vấn đề Berlin” và tổ chức chiến dịch tuyên truyền vu cáo Liờn Xô đã gây ra cảnh đói khổ của nhân dân Tây Berlin. Mặt khác, họ lấy cớ tổ chức “cầu hàng khụng” tiếp tế cho Tây Berlin để tập trung quân ở Tây Đức. Rất nhiều máy bay tầm xa và nhiều đơn vị lực lượng vũ trang được đưa vào Tây Đức gây nên tình hình quốc tế phức tạp và căng thẳng hơn.
Ngày 6/7/1948, các chính phủ Mỹ, Anh, Pháp lại gửi công hàm cho Liờn Xô đòi huỷ bỏ ngay cuộc phong toả Berlin với lời lẽ hết sức gay gắt. Liờn Xô đã bác bỏ những đề nghị có tính chất tối hậu thư đó, đồng thời tuyên bố sẵn sang thương lượng và giải quyết vấn đề tình hình ở Berlin.
Các cuộc thương lượng về Berlin giữa Liờn Xụ và các nước phương Tây đã kéo dài và không đi đến thoả thuận nào. Tháng 9/1948, Mỹ, Anh và Pháp đã đưa vấn đề Berlin ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Đó lại là một sự vi phạm Hiến chương Liên Hợp quốc vì theo điều 107 của Hiến chương không một cơ quan nào của Liên Hợp quốc có thể can thiệp vào các vấn đề có liên quan đến nước Đức và các lãnh thổ khác trước kia thuộc phe phát xít. Chỉ bốn cường quốc chiếm đóng mới có quyền giải quyết các vấn đề đó.
Chính phủ Liờn Xô đã từ chối tham gia thảo luận vấn đề Berlin ở Hội đồng Bảo an, nhưng trong cuộc thương lượng không chính thức với Chủ tịch Hội đồng, đại biểu Liờn Xụ tỏ ý sẵn sàng giải quyết vấn đề Berlin với các nước phương Tây. Kể từ 15/2/1949, đại diện Liờn Xụ và Mỹ đã nhiều lần gặp nhau và thoả thuận cụ thể là sẽ họp tại Hội đồng Ngoại trưởng bốn nước lớn vào ngày 5/5/1949 và xoá bỏ việc Liờn Xụ hạn chế giao thương giữa vựng Tây Đức với Tây Berlin vào ngày 12/5/1949, và cùng ngày sẽ xoá bỏ các biện pháp trả đũa do phương Tây tiến hành đối với thương mại giữa vựng Tõy và Đông nước Đức.
b) Hội đồng Ngoại trưởng Paris 6/1949
Sau một năm rưỡi gián đoạn, Hội đồng Ngoại trưởng đã họp tại Paris ngày 22/5/1949 để xem xét vấn đề thống nhất nước Đức, chuẩn bị kí kết Hoà ước với Đức và tình hình ở Berlin kể cả vấn đề hối đoái.
Đại biểu Liờn Xô đã kiên trì đòi phải có kế hoạch khắc phục tình trạng chia cắt nước Đức và bốn nước chiếm đóng phải thống nhất chính sách, mau chóng kí kết Hoà ước với nước Đức dân chủ và hoà bình. Để thực hiện chương trình này, Liờn Xô đề nghị khôi phục hoạt động của Hội đồng kiểm tra và Bộ tư lệnh đồng minh ở Berlin, thành lập Hội đồng quốc gia toàn nước Đức phụ trách các vấn đề xây dựng kinh tế quan trọng với nước Đức. Nhưng tiếc rằng tất cả những đề nghị của Liờn Xô đều bị đại biểu Mỹ, Anh, Pháp bác bỏ. Họ đưa ra những đòi hỏi vô lý để giành quyền liểm soát toàn nước Đức, đề ngị thành lập “Hội đồng tối cao” thay cho Hội đồng kiểm tra với phương thức làm việc theo đa số tương đối nhằm ộp Liờn Xô phải phục tùng những ý đồ của họ.
Tuy không chịu đồng ý với những đề nghị của Liờn Xụ nhằm thống nhất nước Đức thành một quốc gia dân chủ và hoà bình, nhưng vì sợ dư luận nhân dân thế giới ngày càng phản đối nờn cỏc nước phương Tây buộc phải thoả thuận là: Hội đồng ngoại trưởng phải được tiếp tục hoạt động nhằm thảo luận việc khôi phục sự thống nhất về kinh tế và chính trị của nước Đức, các cường quốc chiếm đóng phải trao đổi ý kiến trên cơ sở bốn nước cùng với các chuyên gia và tổ chức thích hợp của người Đức tham gia thương lượng nhằm chấm dứt tình trạng chia cắt nước Đức và Berlin. Tuy nhiên, các nước phương Tây đã không nghiêm chỉnh thực hiện những điều cam kết, họ không chịu tiếp tục cuộc thương lượng giữa bốn cường quốc về vấn đề Đức và khẩn trương hoàn thành kế hoạch thành lập nhà nước Tây Đức riêng rẽ.
c) Thành lập hai Nhà nước Đức
Ngày 8/4/1949, Chính phủ các nước Mỹ, Anh, Pháp đã thông qua văn bản quy định thành lập Cộng hoà Liên bang Đức trên cơ sở sáp nhập lãnh thổ ba khu vực chiếm đóng của các nước phương Tây. Đồng thời cũng thành lập Uỷ ban Đồng minh tối cao ở Tây Đức với tư cách là cơ quan kiểm soát cao nhất của ba cường quốc chiếm đóng. Như vậy là các nước Mỹ, Anh, Pháp đã đơn phưong thủ tiêu bộ máy kiểm soát của bốn nước ở Đức, và quyết tâm tiến hành việc chia cắt nước Đức, vi phạm nghiêm trọng những thoả thuận Yalta và Potsdam của Đồng minh chốn phát xít.
Các nước phương Tây đã cho phép triệu tập Hội đồng Quốc hội ở Bon thông qua dự thảo Hiến pháp của Cộng hoà Liên bang Đức. Tiếp đến, ngày 14/8/1949, Quốc hội và Hội đồng liên bang đã triệu tập khoá họp đầu tiên thông qua Hiến pháp và thành lập chính phủ Cộng hoà Liên bang đầu tiên do Konrad Adenauer, thủ lĩnh đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo cầm đầu.
Liờn Xô và các nước XHCN kiên quyết lên án việc thành lập quốc gia riêng rẽ ở Tây Đức. Ngày 1/10/1949, Liờn Xô đã gửi công hàm đến Chính phủ các nước phương Tõy, núi rằng: “Việc thành lập chính phủ riêng rẽ ở Tây Đức là kết quả quá trình chính sách chia cắt nước Đức mà các Chính phủ Mỹ, Anh, Pháp đã thi hành trong những năm gần đõy, đi ngược lại Hiệp định Potsdam”.
Tình hình ở Đức thay đổi do việc thành lập Cộng hoà Liên bang Đức có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với dân tộc Đức và sự nghiệp thống nhất đất nước. Bộ Chính trị Đảng Xã hội thống nhất Đức ra tuyên bố coi ngày 7/9/1949 là ngày “phản bội” nhục nhã dân tộc Đức. Đảng Xã hội thống nhất và Đảng Cộng sản Đức kêu gọi nhân dân Đức thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất để đấu tranh khôi phục thống nhất và phát triển hoà bình Tổ quốc.
Tháng 5/1949, đại biểu của tất cả các đảng phái, tổ chức dân chủ của cả hai miền nước Đức đã họp Đại hội nhân dân Đức lần thứ 3 thông qua Hiến pháp dân chủ mới của Đức. Đại hội bầu ra cơ quan hoạt động thường trực là Hội đồng nhân dân Đức nhằm tiếp tục động viên quần chúng nhân dân đấu tranh cho hoà bình và thống nhất đất nước, và đến ngày 7/10/1949, Hội đồng nhân dân Đức tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Đức, đồng thời thông qua chương rình đấu tranh của nhõn dõn Đức. Đó là: thống nhất nước Đức, kí kết hoà ước, rút hết quân đội chiếm đóng, thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt, khôi phục nền độc lập dân tộc và chủ quyền của nhân dân Đức trên cơ sở dân chủ. Sau đó, Hội đồng nhân dân Đức đã được đổi thành Quốc hội lâm thời.
Như vậy, nước Đức đã bị chia cắt, một ở phía Tây bao gồm lãnh thổ ba vùng chiếm đóng của Mỹ, Anh, Pháp, được các nước tư bản phương Tây thừa nhận và ủng hộ; một ở phía Đụng trên lãnh thổ chiếm đóng của Liờn Xô, được các nước XHCN thừa nhận và ủng hộ. Nhà nước phía Tây có diện tích và dân số gấp đôi, với tiềm lực kinh tế mạnh hơn hẳn nhà nước phía Đông. Sự kiện này xảy ra ngay giữa trung tâm châu Âu, không phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân Đức ở cả hai miền, và chỉ là sản phẩm của cuộc “chiến tranh lạnh” sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, càng làm cho tỡnh tỡnh chõu Âu và thế giới căng thẳng thêm. Vấn đề kí hoà ước với nước Đức thống nhất trở nên phức tạp và khó khăn hơn.
d) Đàm phán về thống nhất nước Đức
Châu Âu trên thực tế đã chia cắt thành hai khu vực ảnh hưởng, các nước phía Đông chịu ảnh hưởng của Liờn Xụ, cỏc nước Tây Âu tập hợp lại dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Trên lãnh thổ nước Đức trước đõy, đã xuất hiện hai nhà nước chịu sự chi phối của cỏc siờu cường, việc thống nhất nước Đức trở nên vô cùng phức tạp và khó khăn. Mỗi bên đều ra sức củng cố vị trí, giành cho mình lợi thế trong cuộc đấu tranh giành quyền chi phối châu Âu và thế giới.
Tháng 9/1950, Hội đồng NATO đã thông qua quyết định thành lập quân đội khối Bắc Đại Tây dương và Bộ chỉ huy NATO ở châu Âu. Đầu năm 1951, Bộ chỉ huy được thành lập do tướng Mỹ Aixenhao cầm đầu. Các lực lượng vũ trang của các nước tham gia NATO, kể cả quân đội chiếm đóng của Mỹ, Anh, Pháp ở Đức đều chịu sự lãnh đạo của Bộ chỉ huy NATO.
Ngay sau khi thành lập Cộng hoà Liên bang Đức, các nước phương Tây đã tính đến việc vũ trang lại Tây Đức và đưa nước này vào NATO. Mùa xuân năm 1950, Uỷ ban quân sự NATO đã đồng ý cho phép Tây Đức khôi phục các lực lượng vũ trang. Tháng 9/1950, tại Hội nghị Ngoại trưởng Anh, Pháp, Mỹ và sau đó tại khoá họp Hội đồng NATO, các nước phương Tây đã thông qua quyết định huỷ bỏ việc hạn chế công nghiẹp chiến tranh ở Tây Đức, khôi phục quân đội Tây Đức và cho phép Tây Đức tham gia “cỏc lực lượng vũ trang liên hiệp” của các nước phương Tây. Đồng thời Mỹ, Anh, Phỏp cũn tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh với Cộng hoà Liên bang Đức và huỷ bỏ quy chế chiếm đóng thi hành từ năm 1949. Rõ ràng các nước phương Tây muốn củng cố và tăng cường sức mạnh cho Cộng hoà Liên bang Đức, sử dụng nước này như một đồng minh hùng mạnh nhằm tiến tới thống nhất nước Đức theo ý đồ của các nước phương Tây, mà thực chất là sáp nhập Cộng hoà Dân chủ Đức vào Cộng hoà Liên bang Đức. Liên tiếp ngày 22/3, rồi ngày 14/9/1950, thủ tướng Tây Đức Adenauer đề nghị tổ chức tổng tuyển cử tự do trên toàn nước Đức để thống nhất nước Đức, hòng giành thắng lợi bằng số cử tri ở phía Tây đông gần gấp ba lần phía Đông.
Trong tình hình như vậy, Liờn Xụ và các nước XHCN cần phải có lập trương chung về vấn đề Đức. Ngày 20/10/1950, Hội nghị Ngoại trưởng tám nước Liờn Xụ, Anbani, Bungari, Hungari, CH Dân chủ Đức, Ba Lan, Rumani và Tiệp Khắc họp ở Praha và đưa ra chương trình thống nhất và phát triển nước Đức thành một nước dân chủ, yêu hoà bình để chống lại chính sách của các nước phương Tõy. Cỏc nước XHCN đòi phải để cho nhân dân Đức được tham gia giải quyết vấn đề thống nhất Tổ quốc và chuẩn bị cho việc kí kết Hoà ước. Tuyên bố được Hội nghị thông qua, đã lên án việc phục hồi chế độ quân phiệt ở Tây Đức là đi ngược lại các nguyên tắc mà các cường quốc đã thoả thuận về vấn đề Đức, đòi phải có sự thống nhất hành động của bốn cường quốc trong việc thành lập một nước Đức thống nhất, dân chủ và yêu chuộng hoà bình và không được tái vũ tang và phát triển công nghiệp chiến tranh ở Tây Đức.
Sau Hội nghị Praha, Liờn Xụ và Cộng hoà Dân chủ Đức tiếp tục đưa ra những sang kiến giải quyết vấn đè Đức. Ngàg 3/11/1950, chính phủ Liờn Xụ gửi công hàm cho ba nước phương Tây đề ngị triệu tập Hội đồng Ngoại trưởng; tiếp theo, ngày 30/11/1950, Thủ tướng nước Cộng hoà Dân chủ Đức Otto Grottewoll đã gửi thư cho chính phủ nước Cộng hoà Liên bang Đức đè nghị mở cuộc thương lượng, đề nghị thành lập “Hội đồng chế định Hiến phỏp” với số lượng đại biểu ngang nhau của hai nước Đức để soạn thảo kế hoạch thống nhất nước Đức và chuẩn bị cho việc kí kết Hoà ước.
Đầu năm 1952, chính phủ Cộng hoà Dân chủ Đức lại đề nghị bốn cường quốc chiếm đóng xúc tiến nhanh chóng việc kí kết hoà ước với Đức. Chính phủ Liờn Xụ hoàn toàn ủng hộ sáng kiến này và ngày 10/3/1952 đã gửi dự thảo Hoà ước sẽ kí với Đức cho chính phủ Mỹ, Anh, Pháp. Trong bản dự thảo đó, chính phủ Liờn Xô đề nghị khôi phục, thống nhất nước Đức và bảo đảm sự phát triển của một nước Đức độc lập, dân chủ, yêu hoà bình; trong vòng một năm, sau khi Hoà ước có hiệu lực, quân đội chiếm đóng sẽ rút khỏi nước Đức và sẽ thủ tiêu tất cả các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Đức. Dự thảo còn quy định phải đảm bảo các quyền dân chủ của nhân Đức và cấm các tổ chức, đoàn thể hoạt động hoạt động trái với nguyên tắc dân chủ và sự nghiệp bảo vệ hoà bình; nước Đức thống nhất không được gia nhập bất cứ liên minh quân sự nào nhằm chống lại các nước trước đõy đã tham chiến chống phát xít. Về vấn đề lãnh thổ, Liờn Xô đề nghị giải quyết theo những nghị quyết của Hội nghị Potsdam năm 1945. Về mặt kinh tế, dự thảo yêu cầu không hạn chế sự phát triển nền công nghiệp hoà bình, ngoại thương, hàng hải của nước Đức. Các điều khoản về quân sự trong dự thảo cho phép nước Đức được vũ trang với quy mô cần thiết để phòng thủ đất nước.
Liờn Xô yêu cầu các nước phương Tây thảo luận và kí kết hòa ước với nước Đức trong thời gian ngắn nhất và giải quyết dứt điểm vấn đề Đức, trên cơ sở thành lập một nước Đức dân chủ và thống nhất với sự tham gia rộng rãi của nhân dân ở cả hai miền nước Đức. Khi nước Đức đã bị chia cắt trên thực tế thì cần phải đảm bảo vai trò và địa vị của Cộng hoà Dân chủ Đức, người đại diện của nhân dân miền Đông nước Đức.
Đáp lại, các nước phương Tây chỉ đồng ý thảo luận vấn đề “tiến hành tổng tuyển cử tự do” để thống nhất nước Đức dưới sự kiểm soát của Liên Hợp Quốc mà thôi. Điều này chứng tỏ Mỹ, Anh và Pháp chỉ tìm cách thống nhất nước Đức bằng cách mở rộng sự kiểm soát của Cộng hoà Liên bang Đức ra toàn thể lãnh thổ nước Đức, thủ tiêu nước Cộng hoà Dân chủ Đức rồi sau đó vũ trang lại nước Đức, biến nước này thành một đồng minh chống Liờn Xụ và các nước XHCN khác.
Lập trường của hai bên hoàn toàn trái ngược nhau cho nên cuộc thương lượng kéo dài và bế tắc.
e) Vấn đề tái vũ trang Tây Đức
Hai nước Đức đã được thành lập và phát triển theo hai hướng hoàn toàn trái ngược nhau, do đó vấn đề thống nhất và kí kết hoà ước với Đức trở nên xa vời, chưa có triển vọng thực tế. Trong khi đó “chiến tranh lạnh” giữa hai phe này ngày càng leo thang, đặc biệt là chiến tranh Triều Tiên, thực chất là một cuộc đọ sức giữa hai hệ thống XHCN và TBCN. Tỡnh thỡnh thế giới rất căng thẳng, dư luận phương Tõy cú nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng mới ở châu Âu. Trong lúc đó, nước Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ đang phải lo đối phó với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nước Mỹ cũng không đủ khả năng đối phó với một cuộc khủng hoảng mới, nếu nó xảy ra ở châu Âu.
Để bảo vệ Tây Âu, các nước phương Tây không có cách nào khác là phải động viên nhân lực và vật lực ở Tây Đức. Bất chấp những thoả thuận về nước Đức ở Yalta và Potsdam, các nước phương Tây chủ chương tái vũ trang Tây Đức.
Tháng 9/1950, Hội nghị Ngoại trưởng NATO họp ở New York đã thông qua chiến lược phòng thủ Tây Âu với việc thành lập một lực lượng quân sự thống nhất và một bộ chỉ huy thống nhất. Cũng trong tháng đó, Tổng thống Mỹ Truman đưa sang châu Âu bốn sư đoàn quân chiến đấu Mỹ và thông báo kế hoạch tăng thêm lực lượng quân sự Mỹ ở lục địa này. Ngày 19/12/1950, Bộ trưởng Ngoại giao các nước NATO thông báo thành lập hệ thống phòng thủ thống nhất dưới sự chỉ huy tối cao của tướng Mỹ Aixenhao. Đồng thời, chính phủ Mỹ ồ ạt tăng ngân sách quốc phòng từ 13.5 tỷ lên 50 tỷ USD nhằm đẩy nhanh việc sản xuất vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường cũng như cung cấp cho các nước Tây Âu vũ khí trang bị mà họ yêu cầu. Số lượng quân đội Mỹ được tăng từ 0.5 triệu lên 3.5 triệu và quân đội của khối quân sự NATO tăng từ 14 sư đoàn lên 50 sư đoàn quân chiến đấu. Hàng trăm căn cứ hải, lục, không quân Mỹ được thành lập trên lãnh thổ các nước Tây Âu. Như vậy, có thể nói cho đến năm 1952, dưới chiêu bài “ngăn chặn sự bành trướng của Nga”, nước Mỹ đã chi phối Tây Âu bằng các kế hoạch kinh tế, chính trị và quân sự hoàn chỉnh.
Nhưng sự phát triển của nền kinh tế Mỹ đầu những năm 50 không cho phép Mỹ chi phí quá lớn cho quốc phòng. Việc đó đòi hỏi sự đúng góp nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Mỹ. Chính phủ Mỹ lo sợ sự phản đối của nhân dân họ, đã yêu cầu các chính phủ Tây Âu đúng góp nhiều hơn vào công cuộc phòng thủ chung. Nhưng lúc này, kinh tế các nước Tây Âu còn chưa phục hồi đầy đủ, hơn nữa Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan còn bị sa lầy ở các thuộc địa bởi phong trào giải phóng dân tộc đang ngày càng lên cao. Chỉ còn một nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh ở Tây Âu là Tây Đức.
Để phục vụ cho chiến lược chống chủ nghĩa cộng sản, Chính phủ Mỹ đã coi thường những thoả thuận ở Yalta và Potsdam, chủ trương tái vũ trang Tây Đức và đưa nước này gia nhập NATO. Vấn đề này thực ra ngay từ khi mới thành lập NATO đã được nêu ra, nhưng bị nhân dân Pháp cựng cỏc nước khác kịch liệt phản đối nên không thể thực hiện được. Đến khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, chính phủ Mỹ lợi dụng để gây sức ép với Pháp và thúc giục các nước Tây Âu mau chóng đi đến nhất trí về vấn đề này. Ngày 12/9/1950, Ngoại trưởng Mỹ Acheson chính thức đề nghị với Ngoại trưởng Anh và Pháp lập các sư đoàn Đức và đặt dưới sự chỉ huy của NATO, điều mà Nghị quyết Potsdam ngăn cấm và trước đõy từng bị chính phủ và nhân dân Pháp kiên quyết phản đối.
Vấn đề tái vũ trang Tây Đức của các cường quốc phương Tây được thể hiện cụ thể một loạt các kế hoạch.
Thứ nhất Kế hoạch Schuman
Để xoa dịu dư luận nhân dân Pháp, và chuẩn bị cho việc tái vũ trang Tây Đức, ngày 18/4/1951, Hiệp định thành lập “Cộng đồng than, thộp chõu Âu” do Ngoại trưởng Pháp Schuman đưa ra hồi tháng 5/1960 đã được kí kết. Hiệp định này quy định thành lập thị trường thống nhất và điều hoà việc sản xuất than và thép ở Tây Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lucxambua. Các nước tham gia Cộng đồng cử ra một cơ quan lãnh đạo tối cao để giải quyết các vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than, thép của các thành viên. Mục đích của Schuman là tạo ra một sự thông cảm giữa nhân dân các nước Tây Âu, đặc biệt là Pháp với Đức. Mỹ nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến của Schuman. Anh lúc đầu có tham gia đàm phán, nhưng sau đó lại từ chối tham gia vì không muốn để ảnh hưởng của Pháp chi phối ở Tây Âu thông qua kế hoạch Schuman.
Việc thành lập Cộng đồng Than- Thộp chõu Âu là kết quả của sự liên kết giữa tư bản độc quyền Pháp và Tây Đức với sự giúp đỡ của Mỹ, cho phép tư bản độc quyền Pháp sử dụng than của Đức với giá rẻ và mở đường cho tư bản độc quyền Tây Đức sử dụng quặng sắt của Pháp. Nhưng quan trọng hơn cả là sau khi thông qua kế hoạch, Tây Đức đã nhận được khoản viện trợ lớn của Mỹ để bước đầu phục hồi nền công nghiệp quân sự và thực hiện kế hoạch tái vũ trang, đưa Tây Đức vào Liên minh quân sự của các nước phương Tây.
Sau khi thành lập Cộng đồng Than- Thộp chõu Âu, chính phủ các nước phương Tây nới rộng một phần quyền hạn cho Tây Đức để họ cộng tác chặt chẽ với chính sách chống Liờn Xụ và chống chủ nghĩa xã hội của Mỹ. Tháng 3/1951, phương Tây cho phép chính phủ Tây Đức được quyền lãnh đạo đời sống kinh tế và một số vấn đề thuộc chính sách đối ngoại, nhưng quyền kiểm soát các lĩnh vực kinh tế quan trọng như sản xuỏtt than, thép và hoá chất vẫn do các cường quốc Mỹ, Anh, Pháp nắm giữ.
Ngày 9/7/1951, các nước Mỹ, Anh, Pháp đơn phương tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh với CHLB Đức, và hang loạt tội pham chiến tranh Đức được thả tự do, các lực lượng cảnh sát Tây Đức được tăng cường, đõy là bước đầu tiên tiến tới thành lập lực lượng vũ trang Tây Đức.
Thứ hai là kế hoạch Klộven.
Vấn đề thành lập quân đội Tây Đức từ lâu bị dư luận Pháp và Tây Âu chỉ trích mạnh mẽ, và bị bộ phận lớn nhân dân lên án ở Tây Đức. Khi nổ ra chiến tranh Triều Tiên, chính phủ Mỹ lại chính thức gợi ý vấn đề tái vũ trang Tây Đức tại Hội đồng Đại Tây Dương tháng 9/1950. Chính phủ Pháp bác bỏ dự án đó và phủ quyết việc Tây Đức gia nhập NATO, vì sợ nhân dân Pháp phản đối mạnh mẽ; ngay trong giới cầm quyền nước Pháp nhiều người cũng không muốn thấy nước Đức quá mạnh, không kiểm soát được. Tháng 10/1950, Thủ tướng Phỏp Plộven đưa ra đề nghị thành lập “Quõn đội châu Âu”, trong đú Tây Đức có thể gia nhập với một số đơn vị nhỏ riêng lẻ, đặt dưới sự lãnh đạo của một cơ quan quyền lực siêu quốc gia. Mục đích của “kế hoạch Plộven” là bước đầu khôi phục lực lượng quân sự Đức và đưa Tây Đức vào hệ thống các khối quân sự của phương Tây với điều kiện Pháp có thể kiểm soát được và duy trì vai trò lãnh đạo của mình ở Tây Âu.
Chủ trương của Pháp từng bước tái lập quân đội Tây Đức và đưa họ vào liên minh quân sự phương Tây đã được Mỹ hoàn toàn ủng hội, nhưng lại tìm cách ngăn chặn ý đồ của Pháp nắm địa vị lãnh đạo trong quân đội châu Âu. Giới cầm quyền Tây Đức bác bỏ việc tham gia “Quõn đội châu Âu’ với những điều kiện do Plộven đưa ra và cương quyết đòi phải được bình đẳng với Pháp, tương xứng với khả năng kinh tế và quân sự của Tây Đức. Lúc này Mỹ coi Tây Đức là đồng minh chính đõy tiềm năng ở Tây Âu cho nên ủng hộ lập trường của Tây Đức. Cuộc thương lượng về “Quõn đội châu Âu” kéo dài một năm rưỡi, cuối cùng, Pháp bị cô lập nên buộc phải nhượng bộ.
Thứ ba là Hiệp ước Bon- Paris 1952.
Ngày 26/5/1952, Hiệp ước về quan hệ giữa ba cường quốc phương Tây với Tây Đức đã được kí kết ở Bon. Ngay trong phần mở đầu đã xác định mục đích của Hiệp ước là đưa Tây Đức vào “Cộng đồng phòng thủ châu Âu”. Hiệp ước tuyên bố huỷ bỏ chế độ chiếm đóng và trao cho Tây Đức toàn quyền giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại; nhưng các lực lượng vũ trang phương Tây vẫn giữ quyền giải quyết vấn đề Đức kể cả vấn đề thống nhất nước Đức. Các nước tham gia kí kết cũn núi rằng, các điều khoản của Hiệp ước phải được áp dụng trên toàn nước Đức và việc xác định dứt khoát biên giới nước Đức phải gác lại cho đến khi kí Hoà ước với nước Đức. Như vậy có nghĩa là các nước phương Tây đòi mở rộng thể chế của CHLB Đức sang cả phía Đông Đức và không thừa nhận biên giới phía Đông của nước Đức đã được thảo thuận ở Potsdam năm 1945.
Tiếp đó, ngày 27/5/1952, tại Paris, các đại biểu Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua lại kí Hiệp ước thành lập “Cộng đồng phòng thủ châu Âu”. Những điều khoản chính của Hiệp ước này đề cập đến việc thành lập “Quõn đội châu Âu”, gồm các lực lượng vũ trang của các nước tham gia Hiệp ước, trừ một số rất ít được giữ lại không dưa vào. Quân đội Tây Đức luỏc đầu sẽ được thành lập với 12 sư đoàn tham gia “quõn đội châu Âu”. Hiệp ước Paris quy định thành lập Bộ chỉ huy chung có quyền giải quyết các vấn đề phòng thủ và xây dựng lực lượng vũ tran các nước thành viên. Hiệp ước Paris phải được Quốc hội các nước thông qua mới có hiệu lực.
Như vậy là các Hiệp ước Bon và Paris đã tạo những điều kiện cần thiết để tái vũ trang nước Đức, khôi phục chủ nghĩa quân phiệt ở Tây Đức và chuẩn bị đưa Tây Đức vào khối NATO thông qua “Cộng đồng phòng thủ châu Âu”. Hành động này vi phạm trắng trợn thoả thuận Potsdam và Yalta, đe doạ hoà bình và an ninh của Liờn Xụ và các nước XHCN khác, làm cho tình hình châu Âu căng thẳng, việc thống nhất và kí Hoà ước với nước Đức càng khó khăn phức tạp thêm. Việc thành lập “Cộng đồng phòng thủ châu Âu” cũng đe dọa nghiêm trọng chủ quyền và độc lập của các nước tham gia, trước hết là Pháp bị mất quyền lãnh đạo và chi phối lực lượng vũ trang của mình, và có nguy cơ bị Tây Đức đe doạ. Chính vì vậy, nhân dân Pháp kể cả những chính khách nổi tiếng của Pháp như Tổng thống Vincent Auriol, tướng De Gau, nguyên soái Juin…kịch liệt chỉ trích Hiệp ước này. Hai năm sau, ngày 30/8/1954, Quốc hội Pháp đã bác bỏ Hiệp ước Bon- Paris, bất chấp sức ép rất mạnh từ phía Mỹ.
Thứ tư là Hiệp ước London- Paris 1954.
Sau khi Hiệp ước Bon- Paris và “Cộng đồng phòng thủ châu Âu” thất bại, giới cầm quyền Mỹ và các nước phương Tõy khác đã cố gắng làm yên long nhõn nhõn Tây Âu bằng một kế hoạch mới. Theo kế hoạch của Anh, 9 nước gồm 6 nước đã tham gia Hiệp ước Bruxen cùng với Mỹ, Anh, Canada đã họp ở London từ 23/9/1954 đến mùng 3/10/1954 và sau đó ở Paris từ 20 đến 23/10/1954 để kí kết một Hiệp ước khác thay thế Hiệp ước Bon- Paris.
Hiệp ước London- Paris gồm hàng loạt nghị định thư, nghị quyết, tuyên bố sửa đổi và sửa đổi Hiệp ước Bruxen, NATO và Bon- Paris. Các nước tham dự Hội nghị đi đến kết luận rằng: Tây Đức cần tham gia NATO, cũn phớa Phỏp nhận được đảm bảo rằng Anh sẽ thường xuyên hợp tác trong việc phòng thủ châu Âu lục địa và sẽ hạn chế số lượn quân Đức tham gia công viẹc phòng thủ đú; các nước Mỹ, Anh và Pháp quyết định “khi nào có thể, sẽ chấm dứt chế độ chiếm đóng ở Cộng hoà Liên bang Đức”; sẽ lấy Hiệp ước Bon làm cơ sở, Hiệp ước Bruxen 1948 được mở rộng cho Tây Đức và Italia tham gia và trở thành “Liờn minh Tây Âu” do một Hội đồng làm việc theo nguyên tắc nhất trí chỉ huy; thiết lập cơ quan kiểm soát vũ khí ở lục địa châu Âu; Tây Đức phải chấp nhận không được sản xuất vũ khí hạt nhân, hoá học, sinh học, vũ khí tầm xa, tàu chiến trên 3000 tấn, máy bay ném bom chiến lược; Anh cam kết sẽ không rút quân khỏi lục địa châu Âu.
Như vây, những kết luận ở Hội nghị London đã thoả mãn được yêu cầu của Pháp: giảm bớt tính chất “siờu quốc gia” của Cộng đồng phòng thủ châu Âu; hạn chế sức mạn lực lượng vũ trang Tây Đức và lôi kéo Anh tham gia vào cam kết phòng thủ châu Âu. Ngày 12/10/1954, Quốc Hội Pháp chấp thuận những kết luận ở London và sau đó một Hội nghị mới được triệu tập ở Paris từ 20 đến 23/10/1954 để kí kết một loạt văn kiện, trong đú có Hiệp ước Paris. Căn cứ vào Hiệp định này, quân đội quốc gia Đức đã được thành lập, có bộ tham mưu, cỏc quõn, binh chủng, các sư đoàn độc lập và Tây Đức trở thành thành viên NATO.
Tất cả các nước tham gia Hiệp ước Bruxen đều trở thành thành viên của Liên minh Tây Âu và có nhiệm vụ đúng góp cho Bộ tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang Tây Âu một số quân nhất định: Pháp 14 sư đoàn, Italia 12 sư đoàn, Bỉ và Hà Lan 5 sư đoàn, Anh 4 sư đoàn và tập đoàn không quân chiến thuật thứ II, Lucxambua 1 trung đoàn. Tây Đức nhận thành lập quân đội quốc gia bước đầu là 500.000 quân phiên chế thành 12 sư đoàn, sau sẽ tăng dần lên 60 và 72 sư đoàn. Tất cả lực lượng vũ trang các nước tham gia Liên minh Tây Âu đều phục tùng Bộ tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang châu Âu hay Bộ chỉ huy tương đương của NATO.
Hiệp ước Paris là một sự thoả hiệp giữa các nước phương Tây, nhằm thống nhất lực lượng để đối phó với Liờn Xụ và các nước XHCN. Giới cầm quyền Mỹ, Anh, Phỏp tỡm mọi cỏch nhõn nhượng nhau để xúc tiến khôi phục nhanh chóng chủ nhgĩ quân phiệt ở Tây Đức, tái vũ trang nước Đức và lôi kéo Tây Đức vào khối quân sự NATO. Hiệp ước Paris gây ra những cản trở mới trên con đường giải quyết vấn đề Đức là một vấn đề hết sức quan trọng và nhạy cảm ở châu Âu. Việc thực hiện Hiệp ước Paris còn làm cho tình hình châu Âu và thế giới trở nên phức tạp và căng thẳng thêm.
Tuy giới cầm quyền các nước đã có thoả hiệp và tìm cách xoa dịu tinh thần đấu tranh của nhân dân, nhưng phong trào nhân dân Tây Âu đấu tranh chống việc phê chuẩn Hiệp ước Paris ngày càng lna rộng, ngau cả trong Quốc hội các nước Tây Âu. Tuy nhiên, chính phủ Anh là nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp ước vào tháng 12/1954. Quốc hội Tây Đức sau 3 lần thoả thuận cũng đã thông qua tháng 2/1955. Hạ viện Italia thông qua ngày 23/12/1954. Ở Pháp, ngày 24/12/1954, Quốc hội đã bác bỏ với 280 phiếu trống và với 259 phiếu thuận. Sau đó do sự vận động và gây sứ ép mạnh mẽ từ phía Mỹ, Anh và toà thánh Vatican, ngày 30/12/1954, Quốc hội Pháp bỏ phiếu lần thứ 2, thông qua với 287 phiếu thuận (tuy đạt được đa số trong cuộc họp Quốc hội, nhưng chỉ đạt tỉ lệ dưới 50% số đại biểu của Hạ viện 627). Như vậy, rõ ràng việc thông qua Hiệp ước Paris ở các nước hết sức khó khăn, do phản ững và sức ép của dư luận nhân dân tiến bộ trên thế giới, trước hết là của nhân dân các nước phương Tây.
Trước những hành động của các cường quốc phương Tõy, Liờn Xô đã bày tỏ thái độ phản ứng hết sức gay gắt.
Ngày 30/11/1954, chính phủ Liờn Xô đã gửi công hàm cho các nước có quan hệ ngoại giao với Liờn Xụ nói rõ: Hiệp ước Paris và đường lối của các nước phương Tây đối với Tây Đức không phù hợp với nhiệm vụ củng cố hoà bình ở châu Âu và khôi phục thống nhất nước Đức. Hiệp ước Paris chỉ nhằm mục đích biến châu Âu thành vũ đài của cuộc chiên tranh đầy mau, lửa. Hiệp ước Paris không phù hợp với Hiệp ước hợp tác và tưong trợ sau chiến tranh giữa Anh và Liờn Xụ kớ năm 1942 và Hiệp ước Liên minh và hợp tác Xụ- Phỏp kớ năm 1944, trong đú cỏc bờn kớ kết cam kết không để cho Đức có khả nănh gây chiến tranh xâm lược một lần nữa. Xuất phát từ quan điểm đó, chính phủ Liờn Xô đề nghị triệu tập Hội nghị của tất cả các nước châu Âu cùng với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Mỹ là hai nước Uỷ viên thưòng trực Hội đồng Bảo an đề bàn về vấn đề thành lập hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu, ở Paris hoặc Moskva vào ngày 29/11/1954. Sở dĩ Liờn Xô đề nghị họp vào thời điểm trước khi các nước châu Âu xét phê chuẩn Hiệp ước Paris chính là nhằm khuyến khích dư luận phương Tây phản đối việc phê chuẩn Hiệp ước này.
Chính phủ Mỹ, Anh, Pháp và các nước phương Tõy khác đã từ chối tham gia Hội nghị với lý do không đủ thời gian chuẩn bị, nhưng thực ra là vì đề nghị của Liờn Xụ về nguyên tắc không phù hợp với lợi ích chính trị của các nước phương Tây ở châu Âu.
Do các nước phương Tây từ chối, Liờn Xụ quyết định triệu tập Hội nghị các nước XHCN châu Âu và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với tư cách quan sát viên ở Moskva từ 29/11 đến 2/12/1954 để thảo luận vấn đề giữ gìn hoà bình và an ninh châu Âu. Hội nghị đã phân tích, đỏnh giá những hậu quả nguy hiểm nếu Hiệp ước Paris được thông qua và xác nhận tính chất quan trọng của việc giải quyết vấn đề Đức trong sự nghiệp củng cố hoà bình ở châu Âu, tuyên bố rằng: muốn giải quyết vấn đề Đức pahỉ từ bỏ kế hoạch phục hồi chủ nghĩ quân phiệt ở Tây Đức và đưa Tây Đức vào các Liên minh quân sự, cần thoả thuận tiến hành bầu cử tự do trên toàn nước Đức vào năm 1955 và trên cơ sở đó thành lập chính phủ chung của nước Đức thống nhất, dân chủ. Sau đú kí hoà ước với chính phủ thống nhất Đức, các cường quốc phải rút hết quân đội chiếm đóng ra khỏi lãnh thổ Đông và Tây Đức.
Để giữ gìn an ninh thực sự ở châu Âu và giải quyết vấn đề Đức, Hội nghị đã đề nghị thành lập hệ thống an ninh tập thể bao gồm tất cả các nước châu Âu không phân biệt chế độ chính trị; công nhận nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền của các nước lớn cũng như nước nhỏ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Các nước tham gia Hội nghị tuyên bố: nếu như Hiệp ước Paris được thông qua thỡ cỏc nước XHCN buộc phải thi hành những biện pháp cấp bách, đàon kết nhau lại để bảo vệ độc lập và thành quả lao động hoà bình của nhõn mỡnh. Hội nghị thông qua quyết định về những biện pháp thống nhất trong việc tổ chức các lực lượng vũ trang cũng như chỉ huy quân đội và những biện pháp cần thiết khác để củng cố khả năng phòng thủ của mình.
Bất chấp phản ứng mạnh mẽ của Liờn Xụ và các nước XHCN khác, Hiệp ước Paris vẫn được phê chuẩn. Để đối phó với nguy cơ mà theo Liờn Xụ là đe doạ an ninh của các nước XHCN và hoà bình ở châu Âu, tháng 5/1955 đã thành lập “Liờn minh quân sự Vacsava” của các nước XHCN. Trước đó, ngày 7/5/1955, chính phủ Liờn Xụ tuyên bố huy bỏ Hiệp ước Đồng minh chống phát xít ngày 26/5/1942 kí với Anh và Hiệp ước Liên minh tương trợ 10/12/1944 kí với Pháp.
Từ đó, hai khối quân sự đối lập hình thành làm cho tình hình ở châu Âu căng thẳng, vấn đề thống nhất và kí kết hoà ước với nước Đức là vấn đề hết sức nhạy cảm và là tiêu điểm đấu tranh giữa hai phe ở châu Âu.
2. Từ đối đầu sang thừa nhận lẫn nhau như hai quốc gia độc lập (1955 – 1972)
Từ ngày 27/10/1955, Hội nghị Ngoại trưởng bốn nước Liờn Xụ, Anh, Pháp, Mỹ đã họp ở Gerneva để tiếp tục bàn và giải quyết ba vấn đề: an ninh Châu Âu và nước Đức, tái giảm vũ khí cà phát triển quan hệ giữa phương Đông và phương Tây. Nhưng do thái độ thiếu thành khẩn của ba nước phương Tõy nờn cỏc vấn đề nêu trong chương trình nghị sự qua 16 phiên thảo luận không đi đến kết quả thiết thực nào. Ba nước phương Tây cho rằng các đề án của họ là phù hợp với lợi ích của nền an ninh Châu Âu. Nhưng thực chất họ lại hoàn toàn không đả động đến vấn đề an ninh của các nước giáp giới nước Đức. Họ tuyên bố chỉ có thể ký kết một hiệp ước an ninh Châu Âu đồng thời với việc đưa một nước Đức thống nhất, mà lại là nước Đức đã vũ trang lại, vào các liên minh quân sự phương Tây mà theo họ có tính chất phòng thủ chỉ đối với nước Đức. Cũn Liờn Xụ cũng đưa ra lập trường của mình về vấn đề an ninh Châu Âu và vấn đề Đức, mà trước hết là phải thành lập một hệ thống an ninh Châu Âu có tất cả các nước Châu Âu và cả nước Mỹ tham gia để đi đến xoá bỏ các khối quân sự. Trên cơ sở đó, giải quyết vấn đề thống nhất Đức bằng cách tạo điều kiện cho hai nước CHDC Đức và CHLB Đức dần dần “gần gũi nhau”, “tỡm hiểu nhau”, Liờn Xụ chủ trương vấn đề thống nhất Đức phải do nhân dân Đức định đoạt lấy, cũn cỏc nước lớn có nhiệm vụ giúp đỡ nhân dân Đức làm sao cho nước Đức khi thống nhất phải là một nước Đức dân chủ, hoà bình. Như vậy là, trước sức ép của Liờn Xụ, những cố gắng của các nước phương Tây nhằm đưa toàn bộ nước Đức vào NATO đã thất bại. Hội nghị Gerneva đã cho toàn thế giới biết rằng nước CHDC Đức là một thực tế hiển nhiên. Việc lập lại sự thống nhất nước Đức thành một quốc gia hoà bình và dân chủ có thể thực hiện được bằng cách làm cho hai nước Đức gần nhau hơn.
Dưới áp lực đấu tranh của nhân dân thế giới, Hội nghị ngoại trưởng Liờn Xụ, Mỹ, Anh, Pháp, CHDC Đức và CHLB Đức đã họp ở Gerneva từ ngày 11/5/1959 để thảo luận vấn đề ký hoà ước với Đức và vấn đề Tây Berlin. Vẫn như các hội nghị trước, trong khi Liờn Xụ cố gắng đưa ra một ý tưởng về một nước Đức thống nhất và hoà bình thì ngày 14/5/1959 Mỹ, Anh, Pháp lại đưa ra cái gọi là “Kế hoạch toàn bộ”.Kế hoạch này đã đem tất cả vấn đề ký hoà ước với Đức, vấn đề Berlin, vấn đề thống nhất Đức, vấn đề an ninh Châu Âu, vấn đề tái giảm vũ khí, vấn đề cấm thử vũ khí hạt nhân, vũ khí nguyên tử gộp lại là một và quy định là “một chính thể không thể phân cắt được”, có nghĩa là giải quyết mỗi vấn đề phải nằm trong sự giải quyết các vấn đề khác. Theo đó, vấn đề Đức chỉ được gải quyết sau khi đã giải quyết các vấn đề khác, cho nên kế hoạch này thực chất là dung Tây Đức thôn tính Đông Đức, dung Tây Berlin để sáp nhập vào Đông Berlin rồi đưa toàn nước Đức vào tập đoàn quân sự Bắc Đại Tây dương. Kế hoạch này không có một chút gì là “hoà bỡnh” mà trái lại là kế hoạch “chiến tranh lạnh” và kế hoạch thực hiện “chớnh sỏch thực lực”. Trước sự đấu tranh quyết liệt của Liờn Xụ và CHDC Đức, ngày 26/5/1959, Mỹ thay mặt các nước phương Tây buộc phải từ bỏ “Kế hoạch toàn bộ” và thay vào đó là “Kế hoạch 7 điểm”. Kế hoạch này chủ trương cắt Đông Berlin ra khỏi CHDC Đức, hợp với Tây Berlin làm một “Khu vực thống nhất không thể chia cắt” do bốn nước lớn Cộng đồng chiếm đóng. Ngoài ra còn quy định bốn nước lớn có thể tuỳ ý bảo lưu bất kỳ số lượng quân đội và hưởng tất cả mọi đặc quyền của những người đang chiếm đóng.
Hội nghị Ngoại trưởng Gerneva là một sự kiện quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế khoảng giữa năm 1959. Trong thời gian Hội nghị, nhân dân các nước trên toàn thế giới đều tập trung theo dõi, báo chí các nước đều dành những trang lớn để bình luận và đưa tin tức về Hội nghị, mong chờ Hội nghị sẽ đi đến những giải pháp cụ thể để kết thúc tình trạng căng thẳng ở nước Đức. Nhưng lịch sử lại một lần nữa chứng minh bản chất của chủ nghĩa đế quốc là không thay đổi, giải quyết vấn đề Đức không thể chủ yếu đưa vào cuộc thương lượng giữa các nước lớn trong Hội nghị quốc tế.
Năm 1960, Đế quốc Mỹ tiếp tục tìm mọi cách củng cố khối NATO, tăng cường vũ trang lại Tây Đức, năng đỡ cho bọn quân phiệt Tây Đức tiến hành những hành động phục thù đụớ với CHDC Đức và hệ thống XHCN. Dưới sự xúi giục và bao che của Đế quốc Mỹ, bọn quân phiệt Tây Đức trắng trợn đòi khôi phục biên giới năm 1937, hiệp ước Mu ních vẫn còn giá trị và Tây Berlin thuộc về Tây Đức. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, vấn đề thủ đô Berlin vẫn chưa được giải quyết, Berlin nằm trọn trong long CHDC Đức và bị chia cắt thành bốn phần lãnh thổ. Đông Berlin là thủ đô của CHDC Đức, cũn Tõy Berlin dưới sự che chở của chế độ chiếm đóng Đế quốc được xây dựng thành một trung tâm gián điệp lớn. Berlin là “Bức màn sắt có lỗ hổng” và qua lỗ hổng ấy có thể thâm nhập vào Đông Âu và cả Liờn Xụ. Ngoài ra, hàng “dũng người” CHDC Đức đã bỏ đất nước chạy sang CHLB Đức. Theo báo cáo của UBKH Nhà nước CHDC Đức thì số người ra đi trong năm 1980 là 199.188 công dân, trong đó 152.291 người vượt qua biên giới tự do sang Tây Berlin. Ngày 18/3/1961, CHDC Đức đã phải đưa vấn đề người di tản ra phiên họp UBTƯ Đảng XHCN thống nhất Đức và đề xuất xem liệu có phải đóng cửa đường biên giới phân định giữa Đông và Tây Berlin không.
Ngày 11/8/1961 tại phiên họp Quốc hội CHDC Đức, Phó thủ tướng Vi ki Stụphơ thông báo về sự phát triển đỏng báo động của dòng người ra đi cà tuyên bố “chớnh phủ nước CHDC Đức không thể ngồi nhìn mãi mà không có hành động gỡ”. Quốc hội đã thông qua một nghị quyết về các biện pháp nhằm ngăn chặn chiến dịch “Săn người” do CHLB Đức và Tây Berlin tổ chức. Quốc hội uỷ quyền cho Hội đồng Bộ trưởng tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết trên cơ sở nhất trí của các nước thành viên khối Vacsava. Sau đấy đúng như kế hoạch, bức tường ngăn Đông và Tây Berlin đã xuất hiện vào đêm ngày 12 rạng ngày 13/8/1961 với chiều dài 46 km, làm cho nhân dân hai bên phải sửng sốt vì khi ngủ dậy đã thấy bức tường mọc lên từ khi nào.
Và thế là, vấn đề Đức không những không có bước phát triển gì mới mà còn đi vào bế tắc hơn.
Vào những năm 70 của thế kỉ XX, tình hình so sánh lực lượng trên thế giới đã thay đổi do sự phát triển lớn mạnh nhanh chóng về mọi mặt của CHDC Đức. Mỹ và các nước Đồng minh của Mỹ đã không thể đảo ngược lại cục diện chính trị ở Đông Đức cũng như châu Âu. Do đó, saukhi lên năm chính quyền, Nixhson đã buộc phải xuống thang về vấn đề Đức, chấp nhận thương lượng với Liờn Xô để tìm ra một giải pháp thoả đáng, phản ánh đúng với thực tế lịch sử đã diễn ra ở Đức kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Trên cơ sở những nguyên tắc đã được thoả thuận giữa Liờn Xụ và Mỹ ngày 9/11/1972, CHDC Đức và CHLB Đức đã kí kết tại Bon “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ quốc tế giữa Đông Đức và Tây Đức. Hiệp định nhấn mạnh rằng, hai nước sẽ “thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện, bình thường với nhau trên cơ sở bình đẳng”. Xuất phát từ trách nhiệm duy trì nền hoà bình và mong muốn góp phần vào việc giảm bớt căng thẳng, đảm bảo an ninh Châu Âu, hai nước sẽ “tuõn thủ thơ những mục đích và nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc”, cụ thể là những nguyên tắc chủ quyền bình đẳng của tất cả các nước, tôn trọng độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết, các quyền của con người và cự tuyệt mọi sự phân biệt đối xử”. Hai nước sẽ “gải quyết các vấn đề tranh chấp hoàn toàn bằng các biện pháp hoà bình và sẽ tự kiềm chế việc đe doạ bằng vũ lực”. Hai bên “cú trách nhiệm phải tô trọng không điều kiện sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước Châu Âu trên phạm vi biên giới hiện tại”. Hiệp định cũng quy định rừ “khụng một nước nào trong hai nước có thể đại diện cho nước kia trên phạm vi quốc tế”. Hai bên cũng quy định sự phát triển hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật, giao thông vận tải, văn hoá và trong các lĩnh vực khác. Hai bên sẽ trao đổi đại diện thường trực được đặt ở nơi có chính phủ trung ương.
Như thế, vấn đề Đức sau một thời gian tồn tại kéo dài trong quan hệ quốc tế đã được giải quyết. Mỹ, Tây Đức và các nước Đồng minh của họ đã buộc phải thừa nhận quyền đại diện cho mình, thừa nhận đường biên giới hiện tại và toàn vẹn lãnh thổ của CHDC Đức cũng như các nước XHCN Đông Âu khác, quyền độc lập và tự chủ trong đối nội đối ngoại của CHDC Đức.
3. Từ Hiệp ước Bon đến việc tái thống nhất nước Đức
Sau năm 1972, tình hình kinh tế của CHDC Đức và CHLB Đức nói chung đã đi vào ổn định, đạt được một số thành tựu đáng kể. Nhưng trong khi tình hình chính trị ở CHLB Đức khá ổn định thì tình hình chính trị ở CHDC Đức lại lâm vào bế tắc và khủng hoảng do chậm thích ứng với những điều kiện mới và không chịu thay đổi cơ chế quản lý cũ đã quan lieu, lỗi thời. Hậu quả là ngay sau lễ kỉ niệm 40 năm ngày thành lập nước CHDC Đức, 7/10/1989, tình hình chính trị, xã hội ở CHDC Đức ngày càng trở nên phức tạp, làn sóng người bao gồm hàng trăm công dân ra đi bất hợp pháp, các cuộc biểu tình nổ ra ở khắp nơi…Ngày 18/10/1989, Eric Hờnờchgơ từ chức Tổng bí thư, Egụn Crenxơ lờn thay. Ngày 9/11/1989, chính phủ CHDC Đức đã buộc phải cho mở cửa ra vào ở một số điểm biên giới, phá bỏ “bức tường Berlin” đã được xây dựng cỏh đó hơn 20 năm, cho phép dân chúng được tự do đi lại sang Tây Đức. Sau sự kiện này, vấn đề tái thống nhất Đức lại được nêu ra, tuy nhiên cũng có rất nhiếu ý kiến trái ngược nhau, thậm chí là mâu thuẫn ngay trong nội bộ nước Mỹ. Về phía Đức, tân Tổng bí thư E.Crenxơ tuyên bố “Sự tồn tại của hai nước Đức là một sự thật lịch sử sau chiến trang thế giới. Tình trạng hai Nhà nước Đức sẽ còn tiếp tục trong một thời gian dài. CHDC Đức quyết không phải là một bang của CHLB Đức mà tồn tại như là một nhà nước XHCN do nhân dân làm chủ”.
Sau hơn hai tuần đảo lộn về chính trị- xã hội ở CHDC Đức, ngày 28/11/1989, Thủ tướng H.Cụn trình bày trước Quốc hội CHLB Đức “Chương trình 10 điểm” về tái thống nhất nước Đức. Kế hoạch chia làm nhiều giai đoạn có phối hợp các bước từ việc lập liên minh tiền tệ, kinh tế đến pháp lý…Trong đó nhấn mạnh vai trò của CHLB Đức.
Ngày 1/2/1990, Thủ tướng CHDC Đức H.Mụđrốp đưa ra đề nghị về những bước đi trên con đường tới thống nhất nước Đức dưới dạng hợp bang hoặc liên bang, thông qua bầu cử ở hai phần của hợp bang, lập Quốc hội và Chính phủ thống nhất. Nhưng cơn lốc của các sự kiện về sau cho thấy có nhiều điểm trong cả hai chương trình của H.Cụn và H.Mụđrốp đã trở nên lạc hậu trước diễn biến của tình hình. Các lực lượng chính trị ở CHLB Đức mà trước hết là Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo, Liên minh xó hụi Thiên chúa ggiỏo… tác động ngày càng mạnh vào nội tình CHDC Đức gây sức ép trong vấn đề tái thống nhất Đức.
Trước tình hình thống nhất nước Đức, từ ngày 30/5/1990 đến 4/6/1990 chính phhủ hai nước Liờn Xụ và Mỹ đã tiến hành cuộc gặp gỡ cấp cao. Phớa Liờn Xụ cho rằng một nước Đức thống nhất gia nhập NATO buộc Liên Xô phải xem xét lại chính sách an ninh của mình. Việc giải quyết khía cạnh quốc tế của việc thống nhất Đức phải gắn liền với quá trình chung Châu Âu, củng cố an ninh ổn định Châu Âu. Cũn phớa Mỹ vẫn giữ quan điểm Đức phải nằm trong khối NATO. Tuy nhiên đã đưa ra “lập trường 9 điểm” mang tính thoả hiệp, trong đó có việc giảm lực lượng vũ trang Tây Đức và đồng minh trên đất Đức, kéo dài thời gian quân đội Liên Xo trên đất Đức, thúc đẩy đàm phán vũ khí tầm ngắn, nước Đức mới có thể trả chi phí cho sự có mặt quan sự của Liờn Xụ trên đất Đức, xác lập khuôn khổ và co chế chính thức của hợp tác Châu Âu, tôn trọng nguyên trạng biên giới ở Tây Âu.
Ngày 12/9/1990, Ngoại trưởng bốn nước Đồng minh (Anh, Pháp, Mỹ, Liờn Xụ) và hia nước Đức đã họp tại Moscow và kí một hiệp ước gọi là “Hiệp ước về quy chế then chốt cho nước Đức”. Về phía CHLB Đức, Thủ tướng H.Cụn đỏnh giá hiệp ước là “một điểm mấu chốt trên con đường thống nhất nước Đức”. Các đảng phỏi khỏc coi đõy là một “bước ngoặt lịch sử đối với nước Đức và Châu Âu”, “một tín hiệu hoà bình đối với toàn Châu Âu”, “mở ra một giai đoạn mới cho Châu Âu”. Về phái Mỹ, tổng thống Mỹ đỏnh giá việc kí hiệp ước là “một sự kiện lịch sử” và qua điện thoại đã chúc mừng Thủ tướng H.Cụn, về phía Liờn Xụ Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Sờvatnatđe tuyên bố “ngày 12/9 là một ngày lịch sử, một đường vạch đậm nét dưới những kết quả dành được từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và bắt đầu mở ra một giai đoạn mới”.
Ngày 3/10/1990, nước Đức chính thức được thống nhất, tên chính thức của Nhà nước mới vẫn là CHLB Đức, bởi vì theo như điều kiện để tiến tới thống nhất hai nước Đức thì Đông Đức sẽ gia nhập Tây Đức với tư cách là 5 bang trong CHLB Đức. Theo logic như vậy Thủ tướng Tây Đức H.Cụn là Tổng thống của nước Đức thống nhất, thủ đô chính thức sẽ chuyển về Berlin, mặc dù hầu hết các bộ và Quốc hội sẽ tiếp tục làm việc ở Bon trong một thời gian. Trước sự kiện trọng đại này Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Gorbachow đã gửi điện tới chúc mừng với những lời lẽ tốt đẹp nhất.
Như vậy là, bất chấp sự đối đầu gay gắt giữa Liờn Xụ và Mỹ về vấn đề Đức suốt từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đức cuối cùng đã thống nhất. Đõy thực sự là một sự kiện vĩ đại bởi nó không những đem lại hoà bình cho hàng trăm triệu nhân dân Đức và nhân dân Châu Âu mà nó còn đánh dấu sự thất bại của Mỹ và Tây Âu trong việc chia rẽ nước Đức và biến Tây Đức thành một căn cứ quân sự hùng mạnh đối đầu với Liờn Xụ, cũng như chiến thắng của nhân dân yêu chuộng hoà bỡnh trờn thế giới.
Vấn đề Đức - một vấn đề đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ và hai khối Đông - Tây trong “chiến tranh lạnh” đã được giải quyết, nó là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác và chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
PHẦN KẾT LUẬN
Không phải khi “chiến tranh lạnh” bắt đầu thì vấn đề giải quyết nước Đức mới được đem ra tranh cãi, nó thậm chí còn được bắt đầu từ trước khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Khi nắm chắc phần thắng trong tay mình, phe Đồng minh đã nghĩ ngay đến việc phải giải quyết phát xít Đức như thế nào ngay sau khi Đức đầu hàng. Và không ai có thể biết được rằng một vấn đề tưởng chừng đơn giản như thế lại kéo dài dai dẳng trong suốt gần 5 thập kỉ!
Có rất nhiều Hội nghị, Hiệp ước, Hiệp định đã được đưa ra để giải quyết vấn đề Đức trong suốt quá trình xảy ra “chiến tranh lạnh”. Tuy nhiên, do tư tưởng phản động và bất hợp tác của Mỹ cũng như Đồng minh mà chỳng không được thực hiện. Năm 1949, hai Nhà nước Đức ra đời đi theo hai khuynh hướng khác nhau: CHDC Đức đi theo con đường CNXH đã gia nhập khối Cộng đồng tương trợ kinh tế Vacsava và trở thành một khâu quan trọng trong hệ thống XHCN; CHLB Đức dưới sự tham gia kiểm soát của các đế quốc Mỹ, Anh, Pháp đã đi theo CNTB, chủ nghĩa quân phiệt vẫn được duy trì và nuôi dưỡng, CHLB Đức đã tham gia vào khối xâm lược Bắc Đại Tây Dương và trở thành tờn lính đi đầu trong viậc chống phá CNXH và phong trào cộng sản quốc tế.
Đến thập kỉ 70, 80 của thế kỉ XX, hai nước Đức đều phát triển mạnh mẽ về kinh tế và ổn định về chính trị, nhưng bước sang giữa thập kỉ 80, CHDC Đức do sự duy trì một cơ chế lạc hậu, lỗi thời trong sản xuất đã vấp phải một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng. Kết quả là vào cuối năm 1989, hàng rào biên giới và bức tường Berlin ngăn cách giữa Đông và Tây Berlin được phá bỏ, xu hướng tái thống nhất nước Đức lại được đưa ra, nhân dân Đức lại có quyền hy vọng vào một tương lai tươi sang. Thực chất của cuộc sáp nhập này là sự xoá bỏ hoàn toàn của CHDC Đức, CHDC Đức trở thành 5 bang của CHLB Đức, chịu sự chi phối của Hiến pháp nước CHLB Đức. Lợi dụng sự mất cảnh giác của CHDC Đức, lợi dụng sự sụp đổ lòng tin của nhân dân CHDC Đức với chính phủ quan liêu, Mỹ và các Đồng ming phương Tây đã tác động mạnh mẽ của CHDC Đức và CHLB Đức, đánh đổ CHDC Đức. Sự sáp nhập đã để lại hậu quả to lớn cho nhân dân CHDC Đức: hàng loạt các xí nghiệp của Nhà nước đã bị đóng cửa, nạn thất nghiệp tăng lên nhanh chóng. Phương thức sản xuất khác hẳn nhau giữa CHDC Đức và CHLB Đức đã làm tê liệt sản xuất của CHDC Đức, nạn lạm phát lại bắt đầu xuất hiện và sự nhen nhóm trở lại của các phần từ phát xít.
Vấn đề Đức được quan tâm bởi sự thống nhất Đức không đơn giản là sự sáp nhập lãnh thổ mà là sự thay đổi hẳn một hệ thống kinh tế, xã hội, chính trị. Và còn bởi chủ nghĩa phát xít mới đang được khôi phục ở Đức, trong khi việc ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình là xu hướng của nhân loại hiện nay. Liệu có thể đảm bảo được rằng nước Đức mới sẽ không là ngòi nổ cho một cuộc “chiến tranh thế giới thứ ba” như hai cuộc chiến tranh trước hay không?
Chiến tranh lạnh đã kết thúc, cuộc đối đầu giữa hai cực Xụ-Mỹ và hai khối Đụng-Tõy kéo dài dai dẳng suốt hơn bốn thập kỷ cuối cùng đã chấm dứt, nhưng hậu quả mà nó để lại thì thật là khắc nghiệt, và minh chứng sống là nước Đức. Dù cuối cùng cũng đã thống nhất song vết thương chia cắt thì vẫn còn mãi. Người ta vẫn thường nhắc đến Đông Đức hay Tây Đức như hai nửa của hai thế giới hoàn toàn khác nhau, và ngày nay dù đã có nhiều cố gắng, thì sự kì thị dân tộc vẫn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta có quyền hy vọng cho một tương lai tươi sáng, một thế giới hòa bình và dân chủ!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Anh Thái (Chủ biên) - Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, 2006.
Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam - Giáo trình lịch sử quan hệ quốc tế 1945 - 1990, Học viện Quan hệ Quốc tế, 2001.
Lê Văn Quang - Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1917 - 1945, Nxb Giáo dục, 2001.
Trương Tiểu Minh - Chiến tranh lạnh và di sản của nã, Nxb CTQG, 2002.
Phạm Giảng - Lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ II đến 1954, Nxb Sử học, Viện sử học.
Võ Thị Thu Hoà - Vấn đề Đức trong quan hệ Quốc tế từ 1945 - 1990, Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP 1991.
Quan hệ Nga - Mỹ vừa là đối tác, vừa là đối thủ, Nxb Thông tấn, 2002.
Trần Bá Khoa - Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mỹ, Nxb CTQG, 2001.
Giáo trình quan hệ quốc tế, Học viện CTQG, TP. Hồ Chí Minh, Viện Quan hệ quốc tế, 2001.
Lý Kiện - Ngọn lửa chiến tranh lạnh, Nxb Thanh niên, 2001.
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_thao_luan_ve_viec_giai_quyet_van_d_5449.doc