Ebook Kinh nghiệm thi Ngân Hàng

1. Đọc kỹ câu hỏi là yếu tố quyết định: hỏi gì trả lời nấy thật xúc tích. Người chấm có bảng điểm rất cụ thể, bạn có viết bổ sung thêm cũng không được thêm điểm mà còn lãng phí thời gian. - Khi hỏi so sánh: nêu cả phần giốn và phần khác - Khi hỏi điểm khác biệt: chỉ nêu các điểm khác nhau - Câu trắc nghiệm: chỉ chọn a/b/c. không nên mất thời gian đánh lại cả câu hỏi và câu trả lời - Khi chỉ hỏi đúng sai: chỉ cần chọn Đ/S không nên giải thích - Khi câu hỏi có nhiều phần: trả lời từng phần riêng biệt, không nên lồng các câu trả lời vào cùng 1 đoạn văn ==> khó khăn cho người chấm lựa các ý (mất thiện cảm là bạn xui đó) 2. Tận dụng những yếu tố được điểm thưởng: - Khi gặp bài so sánh nên kẻ bảng, viết các tiêu chí so sánh rõ ràng, không trùng lặp (đánh giá cao tư duy làm việc) - Trình bày rõ ràng, sạch sẽ 2. Để chuẩn bị có buổi phỏng vấn bạn nên cố gắng giữ một phong thái tốt, sắc mặt tốt, ăn mặc chỉnh tề (nhưng không nên quá cầu kỳ và màu mè). Không nên để ấn tượng ban đầu quá chói mắt. Khi vào phòng phỏng vấn, nên đi thẳng người, tự tin, bước vào hơi cúi chào giám khảo, chủ động ngồi và giới thiệu về bản thân một cách trôi chảy (chú ý: không nên nói ngọng ^^). Về cơ bản, phỏng vấn sẽ không nhắc lại nghiệp vụ quá nhiều (trừ trường hợp thi viết của bạn sai 1 câu cơ bản, họ sẽ hỏi lại) mà chỉ chú trọng đến xem xét các khả năng thực tế của bạn như: ngoại hình, giọng nói, tác phong, khả năng phản ứng, khả năng giao tiếp . Tự tin luôn là một lợi thế. Sau phỏng vấn, dù được hay không nên ra về bằng một nụ cười và một lời cảm ơn các vị giám khảo đã bớt chút thời gian lắng nghe về bạn. 3. Nếu khách hàng cho tiền em thì em có nhận không- trả lời : KHÔNG. VÌ của biếu là của lo, của cho là của nợ.

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ebook Kinh nghiệm thi Ngân Hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc kỹ câu hỏi là yếu tố quyết định: hỏi gì trả lời nấy thật xúc tích. Người chấm có bảng điểm rất cụ thể, bạn có viết bổ sung thêm cũng không được thêm điểm mà còn lãng phí thời gian. - Khi hỏi so sánh: nêu cả phần giốn và phần khác - Khi hỏi điểm khác biệt: chỉ nêu các điểm khác nhau - Câu trắc nghiệm: chỉ chọn a/b/c... không nên mất thời gian đánh lại cả câu hỏi và câu trả lời - Khi chỉ hỏi đúng sai: chỉ cần chọn Đ/S không nên giải thích - Khi câu hỏi có nhiều phần: trả lời từng phần riêng biệt, không nên lồng các câu trả lời vào cùng 1 đoạn văn ==> khó khăn cho người chấm lựa các ý (mất thiện cảm là bạn xui đó) 2. Tận dụng những yếu tố được điểm thưởng: - Khi gặp bài so sánh nên kẻ bảng, viết các tiêu chí so sánh rõ ràng, không trùng lặp (đánh giá cao tư duy làm việc) - Trình bày rõ ràng, sạch sẽ Để chuẩn bị có buổi phỏng vấn bạn nên cố gắng giữ một phong thái tốt, sắc mặt tốt, ăn mặc chỉnh tề (nhưng không nên quá cầu kỳ và màu mè). Không nên để ấn tượng ban đầu quá chói mắt. Khi vào phòng phỏng vấn, nên đi thẳng người, tự tin, bước vào hơi cúi chào giám khảo, chủ động ngồi và giới thiệu về bản thân một cách trôi chảy (chú ý: không nên nói ngọng ^^). Về cơ bản, phỏng vấn sẽ không nhắc lại nghiệp vụ quá nhiều (trừ trường hợp thi viết của bạn sai 1 câu cơ bản, họ sẽ hỏi lại) mà chỉ chú trọng đến xem xét các khả năng thực tế của bạn như: ngoại hình, giọng nói, tác phong, khả năng phản ứng, khả năng giao tiếp …. Tự tin luôn là một lợi thế. Sau phỏng vấn, dù được hay không nên ra về bằng một nụ cười và một lời cảm ơn các vị giám khảo đã bớt chút thời gian lắng nghe về bạn. Nếu khách hàng cho tiền em thì em có nhận không- trả lời : KHÔNG. VÌ của biếu là của lo, của cho là của nợ. Các chỉ tiêu về tài chính : Ăn mặc gọn gàng chỉnh tề phù hợp với phong cánh làm việc của công ty, với ngành. - Xin các bạn đừng run và bớt lo lắng lại. Cứ nghĩ là mình sẽ đậu và không thua kém ai. PV họ chỉ chú ý đến cách giao tiếp, tác phong của chúng ta xem ta có tự tin khi giao tiếp hay không, và rất ít các câu hỏi về chuyên ngành vì đã có vòng thi viết rồi. - Cái nào bạn biết thì nói, không biết thì đừng nói bậy. Nếu không biết thì có thể nói lách wa 1 tí, hay nói mình còn thiếu sót sẽ trả lời các anh chị sau nếu có cơ hội.... - Hỏi gì thì trả lời đó, ngắn gọn và đủ ý là càng tốt. Vì chúng ta đang xin việc chứ không phải thi MC. Người ta sẽ hỏi những câu hỏi hướng theo câu trả lời của bạn - Đừng tán dương mình nhiều wá, chỉ nêu những cái nổi bật, vì trong hồ sơ người ta đã nắm các thông tin về bạn rồi. - Lễ phép là điều không thể thiếu, chú ý từng cử chỉ một, ra vào khép cửa nhẹ nhàng - Mỉm cười nhẹ khi trả lời các câu hỏi, để không khí pv được tốt hơn và tự tin hơn - Hãy suy nghĩ kĩ trước khi trả lời, tránh tình trạng do run nên nói lắp bắp, và không rõ ràng - Nhìn thẳng vào mặt người đang phỏng vấn, không nên nhìn ngó vào chỗ khác. . Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị! I am Mao. I’m from Nghe An. I’m 23. I am single.Nowadays, I live in 21 Che lan vien street, da nang city. Anh/chị có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không có? Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn có thể phản hồi bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm lợi cho công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công việc. Tránh các câu trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn. Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành công trong quá khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề đấy! Điểm mạnh của Anh/Chị? Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về công ty. Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa? Hãy xác định các thành công đã đạt được của bạn và trả lời. Hãy cố gắng chọn lựa những thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị của công việc. Điểm yếu của anh chị ? Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành yếu điểm. Bạn có thể nói như sau: "Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì thế thỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục yếu điểm này." hay đề cập đến một khoá huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó. Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập một cách quá cụ thể. Mức lương mong muốn của Anh/Chị? Hãy có gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tư. Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: "Ông đã biết được mức lương của tôi ở công ty Ajax, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại Accme. Có lẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này". Kế hoạch của bạn khi vào làm việc tại ngân hàng và trong 5 năm tới Bạn không ngần ngại , hãy trả lời bằng một câu hỏi đối với cán bộ TD: "Trước khi trình bày câu hỏi này,cho tôi đựơc hỏi anh,chị là CV của tôi khi được nhận vào làm tại NH sẽ gồm những CV gì ? Ngân Hàng có kế hoạch sử dụng tôi như thế nào ? Sau khi biết được CV khi được nhận vào làm tại NH và yêu cầu của NH đối với khả năng của tôi.Tôi sẽ lập một Beat plan,lập một kế hoạch làm việc cho tôi trình cán bộ quản lý trực tiếp tôi xem xét. Trong 5 năm tới tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt CV, nhiệm vụ đựơc giao đồng thời không bỏ qua cơ hội phấn đấu để được đề bạt,bổ nhiệm là Trưởng P.Giao dịch , hoặc Giám Đốc Chi Nhánh NH tại .....Mục tiêu phấn đấu của tôi trong 5 năm tới là tên tuổi của mình sẽ gắn liền với sự thành đạt và phát triển của Ngân Hàng . Lưu ý cần tránh các câu nói không thực tế hay gây tác động xấu đến vị trị hiện tại. Anh/Chị muốn biết điều gì về công ty? Bạn có thể đã tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn qua các nguồn thông tin như báo chí, bạn bè, Internet. Tuy nhiên, bạn nên nói rằng bạn muốn được biết nhiều hơn nữa; và sau đó chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi thông minh. Hãy tạo ra một cuộc trao đổi thông tin sinh động!! Tại sao Anh/Chị nộp đơn vào vị trí này? Bạn có thể trình bày như sau: "Qua quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp các kinh nghiệm và kỹ năng đã có được trong quá khứ cho công ty". Nếu có thể, bạn nên bày tỏ niềm khao khát được làm việc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên sức hút với bạn. 10. Năng lực cá nhân nào khiến Anh/Chị nghĩ rằng sẽ đạt được thành công tại đây? Nếu câu hỏi này được đưa ra sau khi bạn đã có được đầy đủ các thông tin về vị trí, hãy nói về 2 hay 3 kỹ năng chính (minh hoạ bằng các thành công) mà bạn tin rằng sẽ rất hữu ích cho công việc đang phỏng vấn. Hãy chú ý đến nội dung và thời lượng để chắc chắn là các thông tin được trình bày đầy đủ, hiệu quả. 11. Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị? Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để có được nội dung trả lời phù hợp. Trong trường hợp không nắm vững về thông tin này, bạn có thể trả lời chung chung như: "Tôi thích có được những thách thức trong công việc và làm việc tập thể". 12. Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình? Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách tích cực nhất. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đang cố gắng quyết định "sự phù hợp" của bạn với công ty. Khả năng xác định chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp. 13. Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty? Hãy thực tế và trả lời rằng bạn có thể làm được điều này sau 6 tháng hay 1 năm. Dĩ nhiên, sự lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này rất quan trọng. Bạn đã biết đầy đủ các thông tin về vị trí để có được câu trả lời thuyết phục không? (nếu đây là công việc mới, 6 tháng đã là rất tốt rồi!!). Hoặc kể từ khi làm nhân viên cho công ty, tôi nghĩ rằng đóng góp là sự tích luỹ từng ngày, từng giờ, tôi sẵn sàng đóng góp ngay từ ngày đầu tiên làm việc. 14. Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí này sao? Câu hỏi này có nghĩa là: "Tôi sợ rằng Anh/Chị chỉ muốn có được công việc vì tình thế bắt buộc và sẽ rời bỏ ngay khi có cơ hội tốt hơn". Câu trả lời của bạn phải giải toả mối lo lắng này. Ví dụ "Ông/Bà có thể đúng, tuy nhiên sau khi nghỉ việc ở công ty XYZ, tôi mong muốn được làm những điều mình cảm thấy hài lòng và yêu thích – (mô tả nội dung của công việc phỏng vấn). Lợi thế khi Ông/Bà tuyển dụng tôi chính là các năng lực và kinh nghiệm đặc biệt mà tôi có thể đóng góp cho công ty khi cần." 15. Phong cách quản lý của Anh/Chị? Bạn có thể đề cập đến các phương thức thiết lập mục tiêu và lôi cuốn mọi người cùng thực hiện. Hãy mô tả các kỹ năng bạn thường sử dụng để khơi dậy động lực và sức mạnh làm việc của đội ngũ nhân viên hay sự ứng biến linh hoạt khi tình huống thay đổi. Bạn nên dựa vào phong cách quản lý của công ty để có câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, hãy trả lời mềm dẻo và tuỳ theo tình huống. 16. Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và cách giải quyết Hãy liên hệ đến 1 trong số các thành công của bạn khi giải quyết dạng tình huống này. Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty, làm nổi bật các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân viên. 17. Là một nhà quản lý, Anh/Chị tìm kiếm điều gì khi tuyển dụng nhân viên? "Các kỹ năng, tinh thần sáng tạo và sự thích ứng - dù cho chuyên môn có phù hợp với công ty hay không". Câu trả lời này sẽ giúp người phỏng vấn quyết định điều bạn có thể làm, sẽ làm và sự phù hợp của bạn đối với tổ chức của họ. 18. Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã từng phải sa thải một nhân viên nào đó chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết? Nếu có, bạn có thể trả lời như sau "Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đề này và đã giải quyết theo hướng có lợi cho cả người lao động và công ty. Tôi tuân thủ các chính sách kỷ luật của công ty trước khi đưa ra quyết định sa thải". Đừng đi vào chi tiết nếu người phỏng vấn không hỏi thêm. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sa thải nhân viên nào, hãy trình bày là bạn sẽ sử dụng các nguyên tắc kỷ luật trước khi quyết định sa thải nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty. 19. Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì? Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc qua người khác, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ "tôi" và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty). 20. Mô tả một số tình huống khi Anh/Chị phải chịu đựng áp lực công việc và hoàn thành đúng thời hạn? Hãy liên hệ đến các thành công của bạn. Trình bày 1 hay 2 tình huống chứng tỏ khả năng làm việc dưới áp lực cao và hoàn thành đúng thời hạn của bạn. 21. Hãy trình bày về một tình huống trong công việc khiến Anh/Chị tức tối? Bạn có thể trình bày về kinh nghiệm này, kèm theo các kỹ năng đã được sử dụng để quản lý và cải thiện tình hình. Tránh mô tả các tình huống công việc giống như công ty đang phỏng vấn nếu bạn không muốn nhấn mạnh khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực của chính mình. 22. Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà Anh/Chị đã thất bại và nguyên nhân tại sao? Câu hỏi này giả định rằng bạn đã từng thất bại trong một số mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể thành thật nói ra điều này. Ngược lại, nếu đã từng có những mục tiêu mà bạn không thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại và đừng quên giải thích là những trở ngại này vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn bạn nên thảo luận về một mục tiêu mà bạn đã "suy nghĩ lại" khi nhận ra được tính bất khả thi của nó. 23. Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc? Chỉ mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã tiến hành khắc phục hay lập kế hoạch khắc phụ vấn đề này. Đừng đi vào chi tiết. Nếu người phỏng vấn muốn biết thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi. 24. Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình? Hãy trình bày 1 hay 2 tình huống mà bạn đã chuyền đổi một cách thành công từ một sơ suất hay đánh giá không đúng thực tế thành kinh nghiệm hữu ích. Hãy nhấn mạnh vào kết quả tích cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi. 25. Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này? Hãy lựa chọn 2 hay 3 xu hướng phát triển quan trọng để thảo luận. Đấy chính là cơ hội để bạn thể hiện những suy nghĩ của mình về tương lai, nền kinh tế, thị trường và các tiến bộ công nghệ của ngành nghề đang theo đuổi. 26. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại? Nếu bạn đã trình bày về vấn đề này trong phần tự giới thiệu dài 02 phút, có thể người phỏng vấn sẽ không nêu lại câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu phải trả lời, hãy trình bày thật ngắn gọn. Nếu đó là do áp lực rút giảm từ những khó khăn về kinh tế, bạn nên làm rõ. Bạn cũng có thể giải thích lý do nghỉ việc là vì mong muốn có một bước tiến xa hơn trong nghề nghiệp. Nhưng tuyệt đối không được nêu lên các mâu thuẫn với đồng nghiệp hay người chủ cũ. 27. Theo Anh/Chị thế nào là môi trường làm việc lý tưởng? Đây chính là câu hỏi mà bạn có thể mang vào một số giá trị và kinh nghiệm riêng của bản thân. Tuy nhiên, đừng làm cho nó có vẻ quá tuyệt vời hay không thực tế. 28. Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Chị về người chủ trước? 30. Trách nhiệm về tài chính của Anh/Chị đối với công ty ra sao? Bạn có thể đề cập đến các trách nhiệm quản lý ngân sách, tính toán số lượng nhân viên, kích cỡ dự án và chiến dịch bán hàng mà bạn trực tiếp chỉ huy. 31. Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong thời gian gần đây? Hãy trả lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bạn,ví dụ như: đó là do áp lực công việc hay phương thức quản lý của tổ chức. 32. Minh hoạ về thời gian khi Anh/Chị là người lãnh đạo? Dẫn chứng các ví dụ về những thành công của bạn, nhằm chứng minh cho các kỹ năng lãnh đạo. 33. Anh/Chị cho rằng cấp dưới nghĩ sao về mình? Trong câu trả lời này, bạn nên tỏ ra càng tích cực càng tốt. Hãy liên hệ đến các điểm mạnh, kỹ năng và đặc điểm cá nhân, tuy nhiên phải tỏ ra thành thật. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng kiểm tra được điều này đấy!!! 34. Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Chị thích nhất và ghét nhất? Hãy trở lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi này. Bạn có thể nêu lên những điều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích cực hơn là kể lễ về các tiêu cực. 35. Hãy kể lại một số thành công nổi bật của Anh/Chị trong công việc vừa qua. Câu trả lời này hoàn toàn không gây khó khăn vì bạn đã lựa chọn sẵn các thành công để trình bày. Hãy sẵn sàng mô tả 03 hay 04 thành công thật chi tiết. Nếu có thể, cố gắng liên hệ câu trả lời với những thách thức mà bạn đang phải đối mặt. 36. Tại sao Anh/Chị không tìm một công việc mới sau nhiều tháng? Bạn có thể nhận thấy câu hỏi này hơi xúc phạm, tuy nhiên đừng đón nhận nó dưới tư cách cá nhân. Hãy đơn giản trả lời thật ngắn gọn, "Tìm một công việc nào đó không quá khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc lại cần nhiều thời gian và suy nghĩ thận trọng". 37. Anh/Chị nghĩ gì về người chủ trước đây? Hãy tỏ ra càng khách quan càng tốt, và tránh đào sâu vào vấn đề này. Đây thực ra chỉ là một câu hỏi dọ ý bởi vì hầu hết các ông chủ đều không muốn có những người cấp dưới bất đồng và khó tính. Nếu bạn thích người chủ trước đây, hãy nói ra điều này cùng với các lý do. Nếu không thích, bạn cũng chỉ nên nghĩ về những điểm tích cực để trình bày. 38. Nếu tôi nói chuyện với người chủ trước đây của Anh/Chị, ông ta hay bà ta sẽ cho đâu là các điểm mạnh và điểm yếu của Anh/Chị? Hãy nhất quán với những điều mà người chủ trước đây sẽ nói về bạn. Bạn nên nêu ra các điểm yếu theo hướng trình bày tích cực. Người chủ cũ có lẽ cũng muốn nêu ra những nhận xét tốt về bạn, vì thế hãy thuật lại chi tiết một vài điều thành công mà bạn đã làm cho ông ta hay bà ta. 39. Nếu được lựa chọn công việc và công ty, Anh/Chị sẽ quyết định nơi làm việc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay? Hãy nói về công việc mục tiêu và điều gì tạo ra sức hút đối với bạn trong công ty đang phỏng vấn. 40. Theo nhận định riêng của Anh/Chị, mức lương thích hợp của vị trí này là bao nhiêu? Bạn có thể muốn trả lời câu hỏi này như sau: "Xin được hỏi mức lương cơ bản cho các công việc tương tự trong công ty là bao nhiêu?" hay "Là một nhân viên giỏi, tôi hy vọng sẽ nhận được mức lương cao hơn mức trung bình dành cho vị trí này". Nếu công ty không có mức lương rõ ràng, chính bạn sẽ phải dự đoán trước về điều này. Tuy nhiên, bạn nên nâng cao giá trị của mình bằng cách nói rằng bạn muốn được biết thêm về các trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc trước khi bàn đến mức lương. 41. Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì? Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá. Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhận viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào. 42. Anh/Chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm lý? "Hoàn toàn không có vấn đề nào cả." (Câu nói này chứng tỏ bạn là một ứng viên rất "đáng gờm"). 43. Dạng công việc hay công ty nào Anh/Chị đang cân nhắc đến trong thời gian này? Câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công việc cụ thể mà bạn đang phỏng vấn. 44. Anh/Chị thường đọc gì? Hãy trả lời thành thật! Nếu có thể, đề cập đến một số sách, báo bạn thường đọc để cập nhật các kiến thức trong lãnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, cũng không có vấn đề gì nếu bạn xem việc đọc sách như là một hình thức để giải trí và thư giãn tinh thần. 45. Điều gì tạo động lực cho Anh/Chị nhiều nhất? Hãy sử dụng những nền tảng và nhận định về sự nghiệp của chính bạn, tuy nhiên, nên trả lời theo hướng chung chung. Đó có thể là sự hài lòng khi vượt qua các thách thức trong công việc, phát triển tinh thần đồng đội, hoàn thành các mục tiêu của công ty. 46. Nêu lên 01 hay 02 ví dụ thể hiện sự sáng tạo của Anh/Chị? Nhắc đến các thành công trong mối tương quan với công ty và vị trí đang phỏng vấn nếu có thể. 47. Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị? Liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn là trả lời một cách chung chung. Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế! Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài. 48. Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới? Đây là một câu hỏi rất quan trọng, bạn cần phải có thời gian suy nghĩ để trả lời thật hợp lý. Khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đề cập đến các nguyên tắc quản lý. Khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hiểu các kỳ vọng của họ để có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp. 49. Anh/Chị có những hoạt động giải trí nào? Câu trả lời sẽ cho biết bạn có tìm được sự cân bằng trong cuộc sống không. Tuy nhiên, tránh đề cập đến những hoạt động làm cho người phỏng vấn nghi ngờ thời gian bạn dành cho công việc. Hãy nhớ là các sở thích và hoạt động giải trí hoàn toàn có thể liên quan đến tính cách cá nhân và các giá trị của chính bạn. 50. Hãy cho biết điểm yếu của bạn là gì ? Khi bị hỏi về điểm yếu và nhược điểm, cách tốt nhất theo mình là hãy nói tới 1 điểm nào đó là điểm yếu nhưng thực ra là điẻm mạnh của mình ( hơi khó hỉu pải ko?). Ví dụ cụ thể nhé: Nếu vị trí tuyển dụng của mình là tư vấn viên, điểm yếu bạn có thể nói là " nói nhiều". hay ví dụ vị trí bạn tuyển dụng cần 1 người cản thận, tỉ mỉ, bạn có thể nói điểm yếu của mình là tính " cầu toàn", khi làm việc gì cũng muốn làm cho trọn vẹn nên đôi khi bạn bè có phàn nàn là nên làm qua loa thôi... Còn một ý kiến khác thì cho rằng "có tài có tật". Nếu bạn biết chắc nhà tuyển dụng đó thực sự hiểu và đang tìm kiếm nhân tài (như vị trí có các vị trí sáng tạo, nghiên cứu,...) cộng thêm bạn tự tin vào năng lực của mình mà ko để ý đến nhược điểm ko liên quan mấy, bạn có thể nói thẳng ra. (ví dụ nhược điểm bướng bỉnh, lơ đễnh,...), nhưng đó chỉ là dành cho các nhân tài luôn tin vào khả năng bản thân, những vấn đề khác chỉ là "muỗi" thôi. Chứ đa số mọi người vẫn phải chuẩn bị trước. Ngoài ra Đây là một số Câu hỏi thông dụng mà các nhà Tuyển dụng ưa thích.Các Bạn tham khảo thêm ha 1. Bạn hãy giới thiệu về mình? 2. Thất bại lớn nhất mà bạn đã trải qua? 3. Gia đình của bạn có những ai? 4. Bạn là con thứ mấy trong gia đình? 5. Kể về kỷ niệm lần đầu tiên bạn kiếm được tiền? 6. Ước mơ của bạn là gì? 7. Điểm mạnh của bạn? 8. Điểm yếu nhất của bạn là gì? 9. Bạn có lý tưởng sống không? 10. Điều gì là quan trọng nhất với bạn? 11. Nếu được ví mình như một loài hoa thì bạn sẽ là hoa gì? 12. Con vật nào bạn thích nhất? 13. Con vật nào bạn ghét nhất? 14. Nếu trở thành một con vật, bạn muốn trở thành con vật gì? 15. Cuốn sách bạn đọc gần đây nhất là cuốn nào? 16. Khi ra quyết định, bạn thường tham khảo ý kiến của ai? 17. Thần tượng của bạn là ai? 18. Trong gia đình ai là người ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất? 19. Hãy nói về quê hương bạn? 20. Bạn thường đọc sách gì? 21. Bạn bè của bạn là những người như thế nào? 22. Sở thích của bạn? 23. Kể ra 5 thói quen tốt của bạn? 24. Kể ra 3 đặc điểm mọi người hay chê bạn? 25. Hồi còn đi học, môn nào bạn học kém nhất? Vì sao? 26. Bạn đã từng làm việc ở những công ty nào? 27. Vì sao bạn lại bạn lại định bỏ chỗ làm hiện nay? 28. Tại sao bạn lại thay đổi nhiều nơi làm việc như vậy? 29. Bạn nhận xét như thế nào về đồng nghiệp của bạn? 30. Điều gì làm bạn thất vọng nhất? 31. Đồng nghiệp của bạn nhận xét như thế nào về bạn? 32. Đặc điểm nào ở bạn mà mọi người không thích khi tiếp xúc với bạn? 33. Sếp cũ của bạn có thích bạn không? 34. Điều nuối tiếc nhất mà bạn chưa làm được cho sếp của bạn? 35. Điều bạn còn trăn trở chưa làm được là gì? 36. Bạn nghĩ gì về những người sếp trước đây? 37. Bạn đã bao giờ bị buộc phải nghỉ việc? 38. Hãy kể về một số thành tích nổi trội của bạn trong công việc? 39. Nếu chỉ được lựa chọn giữa gia đình và công việc bạn sẽ chọn gì? 40. Bạn biết đến công ty này như thế nào? 41. Bạn đã biết gì về công ty rồi? 42. Theo bạn tại sao công ty này lại thành công? 43. Công ty này có gì chưa ổn không? 44. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây? 45. Công ty tôi đã có gì hấp dẫn bạn chăng? 46. Bạn đã gặp những ai ở công ty này? Họ nói gì với bạn? 47. Bạn đã được đào tạo những gì về lĩnh vực này? 48. Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này rồi? 49. Bạn có đặt mục tiêu cho buổi phỏng vấn này? 50. Bạn hãy cho biết kế hoạch công việc nếu bạn trúng tuyển? 51. Đâu sẽ là khó khăn cản trở bạn trong công việc này? 52. Khi làm việc nhóm bạn thường đảm nhận vị trí nào, trưởng nhóm hay thành viên? 53. Trong nhóm làm việc, mọi người đánh giá năng lực của bạn như thế nào? 54. Bạn thường không thích làm việc với những người như thế nào? 55. Bạn cần thời gian bao lâu để thích nghi với công việc? 56. Đây có phải là nghề mà bạn thực sự mong muốn và quyết tâm theo đuổi? 57. Bạn có thích tính kỷ luật không? Vì sao? 58. Bạn đề cao yếu tố nào nhất trong công việc: kỷ luật, trung thực, tự do? 59. Bạn thích làm việc trong môi trường kỷ luật về giờ giấc hay tự do thời gian? 60. Bạn có ngại phải đi công tác xa nhà? 61. Theo bạn ai là người trả lương cho bạn? 62. Mức lương như thế nào thì bạn có thể làm việc? 63. Mức thu nhập như thế nào đủ để bạn trang trải cuộc sống và yên tâm công tác? 64. Ngoài xin việc ở đây bạn còn đang nộp hồ sơ ở những nơi nào? 65. Những điều gì khiến bạn lo lắng khi bắt đầu công việc? 66. Bạn muốn làm việc ở đây bao lâu nếu bạn được tuyển dụng? 67. Bạn có khả năng làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực? 68. Theo bạn công việc hiện nay đòi hỏi những kỹ năng nào? 69. Làm thế nào để tôi đánh giá bạn làm việc hiệu quả đây? 70. Những yếu tố nào sẽ giúp bạn làm việc tốt nhất? 71. Bạn có sẵn sàng làm ngoài giờ? 72. Bạn có khả năng làm việc vào ban đêm không? 73. Trong trường hợp đột xuất phải làm việc vào ngày nghỉ, bạn có đồng ý không? 74. Khi rời khỏi công ty bạn bàn giao như thế nào? 75. Theo bạn cá nhân phải tôn trọng tập thể hay tập thể phải vì cá nhân? 76. Bạn có nghĩ rằng công việc này sẽ phù hợp với bạn? 77. Bạn có kế hoạch gì để nâng cao chuyên môn? 78. Bạn tưởng tượng như thế nào về môi trường làm việc ở đây? 79. Bạn muốn có một người sếp như thế nào? 80. Bạn có khả năng đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu? 81. Triết lý của bạn trong công việc? 82. Tại sao tôi phải nhận bạn vào làm việc? 83. Các nguyên tắc của bạn trong công việc là gì? 84. Điều gì làm bạn mất tập trung trong công việc? 85. Bạn có dám đối mặt với những thử thách, khó khăn? 86. Công việc lý tưởng của bạn là như thế nào? 87. Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bạn là gì? 88. Bạn đánh giá như thế nào về khả năng giao tiếp ứng xử của bản thân? 89. Bạn có khả năng nói trước công chúng? 90. Khó khăn của bạn khi trình bày trước mọi người? 91. Bạn đã thuyết phục được bao nhiêu người làm theo bạn? 92. Bạn có khả năng lãnh đạo không? 93. Hãy kể về công việc do bạn làm lãnh đạo? 94. Hãy kể về một tình huống khó khăn nhất và cách giải quyết của bạn? 95. Bạn biết gì về kế hoạch của công ty trong năm nay? 96. Bạn có câu hỏi nào dành cho tôi không? 97. Khi nào thì bạn có thể bắt đầu công việc? 98. Điều kiện làm việc như thế nào sẽ phù hợp với bạn? 99. Nếu bạn có đủ tiền bạc, ai đó khuyên bạn nên nghỉ sớm, bạn có đồng ý không? 100. Bạn nghĩ sao nếu bạn thất bại trong buổi phỏng vấn này? 101. Theo bạn trong cuộc phỏng vấn hôm nay tỷ lệ thành công của bạn là bao nhiêu? Hãy chú ý tới ngôn ngữ cơ thể khi đi phỏng vấn bởi điều này giữ vai trò quan trọng quyết định bạn có vượt qua cuộc phỏng vấn tuyển dụng đó không. Giao tiếp phi lời nói có thể truyền đạt 90% thông điệp của bạn tới người phỏng vấn. Bước 1: Ngồi ngay ngắn. Ngồi ở tư thế thẳng, nhưng thật thoải mái, nghiêng 10 hay 15 độ về phía người phỏng vấn. Tư thế này giúp bạn gửi thông điệp bạn là ứng cử viên có hứng thú với công việc. Bước 2: Kiểm soát đôi tay. Điều tốt nhất đối với đôi tay là hãy để chúng được thả lỏng trên đùi hay trên bàn. Dùng tay nghịch tóc, mặt hay cổ thể hiện sự lo lắng hay không chắc chắn. Những chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể đồng ý việc đặt tay lên mũi, môi hay tai có thể là dấu hiệu bạn đang nói dối. Bước 3: Không nên khoanh tay. Khoanh tay trước ngực như thể bạn đang trong tư thế tự vệ. Nó gửi thông điệp tới người tuyển dụng, ứng cử viên đang bị đe dọa hay không được thoải mái và muốn kết thúc cuộc phỏng vấn tại đó hay ứng cử viên không đồng tình những gì người phỏng vấn đang nói. Bước 4: Đặt cả hai chân lên sàn. Vắt chéo chân dưới mắt cá hoặc để hai chân dưới sàn thể hiện sự tự tin và năng lực chuyên môn vững chắc. Rung hay luôn di chuyển chân có thể kích thích sự cáu giận hay bạn đang lo lắng. Bước 5: Luôn giữ ánh mắt giao tiếp. Giữ ánh mắt thẳng hướng người phỏng vấn cho thấy bạn đang chủ động lắng nghe và rất hào hứng. Liếc mắt xung quanh khiến người đối diện có cảm giác bạn không trung thực. Nhìn xuống thể hiện bạn là người không tự tin cho công việc. Bước 6: Thật tỉnh táo với những hành động của miệng. Mắm môi hay xoắn môi qua lại nghĩa là bạn đang không tán thành những gì vừa được nghe. Nghiến môi cũng thể hiện sự lo lắng của bạn. Cố gắng giữ cho miệng được thư giãn. Bước 7: Tư thế của đầu, giữ cho đầu luôn thẳng nhìn chắc chắn và có thể tin tưởng, nó gửi thông điệp rằng bạn đang rất nghiêm túc. Để thân thiện và thư gian hơn, bạn có thể nghiêng đầu qua một bên một chút. Lời khuyên Không nên nhìn chằm chằm vào người phỏng vấn quá lâu, sẽ khiến họ cảm thấy không thoải mái và cảm giác như bạn đang áp bức. Vì kỹ năng giao tiếp, đặt câu hỏi, đàm phán và thuyết phục là kỹ năng quan trọng bậc nhất khi sau này bạn làm TD. Bạn có thể thể hiện chút hiểu biết của mình về thị trường, về kinh tế bằng việc đặt lại câu hỏi với họ "Em thấy NH mình thời gian vừa qua đã đạt được hiệu quả hoạt động rất ấn tượng, vậy mình định hướng thế nào với thị trường XYZ trong năm tới ạ?", "Em thấy ngành phân phối hàng tiêu dùng (hay cái j tương tự như vậy) phát triển rất tốt năm vừa rồi, e sẽ tập trung khai thác các khách hàng mảng này nếu trở thành nhân viên của Ngân hàng"...Ah, nhỡ người ta có hỏi vì sao thì b cũng phải chuẩn bị trước, đại khái là "ngành hàng này tuy tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp, nhưng các DN thuộc ngành này có vòng quay vốn nhanh, khả năng sd vốn linh hoạt, nên khả năng trả nợ khá tốt. Hơn nữa, đặc điểm của "một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu" là nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Nước lên thì thuyền lên, giá mua đầu vào tăng thì giá bán tăng, người tiêu dùng vẫn cứ phải dùng... Mình lấy ví dụ về 1 ngành hàng thế, còn nhiều ngành khác các bạn tham khảo thêm trên mạng nhé! Để chuẩn bị kiến thức tổng hợp tốt để có cái mà trao đổi với ngta, các b nên xem qua trang vneconomy.vn và trang web của NHNN VN nhé. 10 câu hỏi gây ấn tượng với nhà tuyển dụng: 1 Kế hoạch 5 năm của công ty là gì? 2 Một ứng cử viên lý tưởng cho vị trí này phải là người như thế nào? 3 Nhiệm vụ chính của tôi sẽ là gì nếu tôi được nhận vào làm việc tại công ty? 4 Nếu được tuyển dụng, tôi vẫn được đào tạo thêm về chuyên môn chứ? 5 Điều gì mà quí vị (người phỏng vấn) cảm thấy thích thú nhất khi làm việc tại công ty? 6 Theo quí vị thì cá nhân tôi có thể đóng góp gì cho sự phát triển của công ty? 7 Ở vị trí này, tôi sẽ có những cơ hội thăng tiến nào? 8 Văn hóa nổi bật công ty mình là gì? 9 Khi nào anh/ chị có thể đưa ra quyết định lựa chọn một ứng viên. 10 Tôi có thể liên hệ với anh/ chị nếu tôi có thắc mắc chứ?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh nghiệm thi Ngân Hàng.doc
Luận văn liên quan