Facebook một số tác dụng và tác động tiêu cực đến đời sống sinh viên hiện nay

Để tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của Facebook đối với sinh viên trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó để tìm ra những biện pháp góp phần giúp sinh viên sử dụng Internet, Facebook có định hướng đúng đắn, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu ý kiến của một số sinh viên tại trường Đại học, Cao đẳng của Việt Nam.

docx40 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8173 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Facebook một số tác dụng và tác động tiêu cực đến đời sống sinh viên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Tính cấp thiết của đề tài. Xã hội loài người không ngừng phát triển, văn minh loài người cũng không ngừng tiến bộ theo thời gian. Cùng với sự phát triển đó là sự tiến lên của công nghệ thông tin. Nó đã đem lại nguồn lực mạnh để cải biến không ngừng nhiều mặt của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa.... Sự phát triển của toàn xã hội luôn song hành với sự phát triển của công nghệ thông tin. Điều đó chưng tỏ công nghệ thông tin là một yếu tố không thể thiếu trong sự đi lên của xã hội. Từ thời cổ đại, sơ khai cho tới thời công nghệ thông tin ra đời nó đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử loài người. Con người đã biết nắm bắt, tận dụng mọi khả năng của mình. Minh chứng cho sự ra đời tiến bộ đó chính là chiếc máy tính điện tử đầu tiên tại Hoa Kỳ. Nó không chỉ giúp con người tính toán, lưu trữ, soạn thảo văn bản mà còn rất nhiều ứng dụng hiện đại hơn để thảo mãn nhu cầu của con người. Điều tuyệt vời hơn nữa đó là sự xuất hiện của Internet. Nó đã giúp con người có nhiều thông tin, liên kết giữa con người với con người trong một xã hội lớn. Nhưng sự xuất hiện của Internet cũng mang lại nhiều bất cập cho con người. Điều đó được thể hiện rõ nét qua các mạng xã hội. Khi ta sử dụng các mạng xã hội như: Facebook.com, Google.com, Yahoo.com, wikipedia.org....Chúng ta đều nhận thấy những tính năng nổi bật của những mạng xã hội này. Đó là một dịch vụ mà chúng ta có thể: xây dựng một frofile công khai hoặc bán công khai, kết nối danh sách những người sử dụng khác với những người mà họ chia sẻ mối quan hệ, xem xét và nghiên cứu danh sách các liên kết của họ và chúng được tạo nên bởi các cá nhân khác cùng hệ thống. Tuy nhiên ngoài những tính năng nổi trội trên thì mạng xã hội cũng là nỗi lo của thế giới và Facebook là một minh chứng cụ thể. Facebook là một mạng xã hội có sự phát triển vượt bậc chỉ trong một thời gian ngắn. Nó là một trong những trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới, với hơn 400 triệu người sử dụng tích cực( thống kê vào tháng 2 năm 2010 ). Facebook đã gắn kết thế giới trở thành một trải nghiệm văn hóa bao quát chung cho mọi người trên thế giới. Mang xã hội này được rất nhiều bạn trẻ ưa thích và sử dụng, điển hình là sinh viên thế giới nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng. Facebook mang lại cho ta tất cả sự chia sẻ về tin tức, hình ảnh và mọi người có thể nói chuyện trực tiếp qua giao diện của facebook. Đó là những cách thức liên lạc mới và cũng là đặc điểm để faacebook cuốn hút nhiều fan tới vậy. Những quy mô, tốc độ phát triển và thâm nhập của mạng xã hội này đã đặt ra những câu hỏi phức tạp về xã hội, chính trị, quy định và chính sách. Các chính phủ hà khắc sẽ đối phó với thứ quyền lực mới này của người dân như thế nào?. Một hệ thống lớn đến vậy có nên bị chỉnh lý?. Chúng ta cảm thấy như thế nào về cách thức liên lạc hoàn toàn mới được hàng trăm triệu người sử dụng và hoàn toàn do một công ty điều khiển?. Chúng ta có đang mạo hiểm tự do của mình khi giao phó nhiều thông tin cá nhân đến vậy cho một thực thể thương mại?. Sự căng thẳng xung quanh những câu hỏi này sẽ tăng lên nếu facebook tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới. Hay là những hiệu ứng lan tỏa, ảnh hưởng của những thông tin, hình ảnh, văn hóa phẩm bị cấm khi được up lên facebook mà không có sự ngăn cấm và sự lan tỏa đó khủng khiếp đến mức nào?. Đó chính là lý do chúng tôi những sinh viên khoa vận tải kinh tế- ĐH giao thông vận tải-k52 đi tới quyết định chọn đề tài: “ Facebook một số tác dụng và tác động tiêu cực đến đời sống sinh viên hiện nay”. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. Mục đích. Việc nghiên cứu về mạng xã hội facebook để giúp cho mọi người có thêm những hiểu biết về mạng xã hội nói chung và mạng xã hội facebook nói riêng. Và cũng để mọi người biết được những tác động của facebook đối với toàn xã hội, đặc biệt là đối với đời sống sinh viên. Từ đó mọi người có thể khắc phục những hạn chế khi sử dụng facebook. 2.2. Nhiệm vụ. Thứ nhất, là đưa ra những nét khái quát về mạng xã hội facebook. Thứ hai, tìm hiểu về việc sử dụng facebook ở trong và ngoài nước nhưng đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên. Thứ ba, nhận định ra các yếu tố tiêu cực, những nguyên nhân xuất hiện chúng để từ đó đưa ra các giải pháp hữu ích cho mọi người. Phương pháp nghiên cứu đề tài. Bài viết có sử dụng các phương pháp: phân tích-tổng hợp, so sánh....Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra tình hình thực tế, tìm thông tin trên Internet để thu thập số liệu và tài liệu có liên quan đến đề tài. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài này có đối tượng và phạm vi nghiên cứu rất rộng, đó là những người sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên hiện nay. Do vậy, bài viết chỉ khái quát, đưa ra một số ví dụ cụ thể trên cơ sở để đánh giá chung. Kết cấu của đề tài. Đề tài được trình bày dưới hình thức ba phần cơ bản là: phần mở đầu, phần nội dung, và phần kết luận. Cụ thể như sau: Phần mở đầu, bao gồm các phần: Tính cấp thiết của đề tài. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. Mục đích. Nhiệm vụ. Phương pháp nghiên cứu đề tài. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Kết cấu của đề tài. Phần nội dung gồm có: Chương I: Facebook: Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển. Khái niệm. Sự hình thành và phát triển của facebook. Lịch sử hình thành. Sự phát triển. Sự du nhập facebook vào Việt Nam. Chương II: Tính hai mặt của facebook đối với đời sống sinh viên. 2.1. Những tác động của facebook tới toàn xã hội. 2.2. Những tác động của facebook tới đời sống sinh viên. 2.2.1. Thực trạng sử dụng facebook của sinh viên hiên nay. 2.2.2. Tác động của facebook với sinh viên. 2.2.3. Một số nguyên nhân tồn tại. 2.3. Môt số kiến nghị nhằn giảm thiểu sự tác động tiêu cực của facebook cho xã hội. 2.3.1. Đối với cá nhân. 2.3.2. Đối với nhà quản lý. Phần kết luận. Nội dung: Chương I: Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của facebook. Khái niệm Mạng xã hội (social network) là dịch vụ kết nối giữa những người sử dụng Internet với nhau, nó không phân biệt thời gian, không gian, lứa tuổi, nghề nghiệp, miễn là người có nhu cầu nào đó khi sử dụng Internet (hay mạng xã hội). Mạng xã hội suất hiện lần đầu tiên vào năm 1995. Đầu tiên là sự xuất hiện của trang Classmate với mục đích kết nối bạn đọc, kế tiếp là sự ra đời của trang Sixdegrees vào văm 1997 với mục đích giao lưu, kết bạn trên cơ sở là sở thích của người dùng. Dần dần các trang xã hội khác xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô và phạm vi nhỏ. Cho đến nay trên thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau như: Myspace, Friendster, ....Đặc biệt là sự xuất hiện của mạng xã hội Facebook vào năm 2004, nó nhanh chóng trở thành mạng xã hội nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu. Sau đó nó lan nhanh tới các nước Châu Âu, Châu Á,...và chiếm lãnh trong thị trường mạng. Facebook là một website mạng xã hội truy cập miền phí do công ty facebook, Inc điều hành, là loại hình sở hữu tư nhân. Các thành viên trên facebook được phép hoạt dựa trên một số nguyên tắc nhất định của hệ thống. Mọi người có thể tham gia các hoạt động như: gia nhật các tổ chức theo thành phố, nơi là việc, trường học,...để giao lưu, học hỏi, chia sẻ thông tin, trạng thái tâm lý của mình,...hay có thể giả trí bằng các trò chơi trên facebook,... Tên” Facebook” có nguồn gốc từ tên một trang thông tin và hình ảnh của ký túc xá tại trường đại học ở Mỹ. Trên trang đó là những tấm ảnh của sinh viên khóa đầu vào trường đi kèm với nó là tên tuổi của họ. Mỗi ký túc xá có một facebook riêng, sinh viên của ký túc xá sẽ đăng ký bằng tài khoản riêng của mình. Facebook ở các ký túc xá giống như môt cuốn sổ chứa các hình ảnh kèm theo thông tin cơ bản của sinh viên. Sự hình thành và phát triển. Lịch sử hình thành Facebook đang gắn kết thế giới. Nó đã trở thành một trải nghiệm văn hóa bao quát chung cho mọi người trên thế giới đặc biệt là những người trẻ tuổi như sinh viên. Khởi đầu chỉ bình thường là một dự án tại trường đại học cuả sinh viên 19 tuổi- Mark Zuckerberg, nhưng nó đã trở thành một tổ chức quyền lực về công nghệ với tầm ảnh hưởng chưa từng thấy đối với cuộc sống hiên đại, cả công khai lẫn riêng tư. Lượng thành viên trải dài trên nhiều thế hệ, vùng địa lý, ngôn ngữ và tầng lớp. Nhà tỷ phú trẻ, một CEO tài ba, và cũng chỉ là một cậu sinh viên năm thứ hai của trường đến từ ký túc xá của trường Đại học Harvard. Mark Zuckerberg và những người bạn cùng phòng của mình đã có một ý tưởng với sức thay đổi cả thế giới. Chỉ với chiếc bảng trắng dài hai mét rưỡi- công cụ động não của anh chàng mê máy tính Zurkerberg. Facebook đầu tiên được xây dựng là một phiên bản “HOT OR NOT” với tên gọi Facemarsh. Mục đích của nó chỉ là: tìm ra những người được bạn hâm mộ nhất trường, sử dụng loại mã máy tính đáng lẽ để xếp hạng chò trơi cờ vua. Các ảnh hưởng cho trang web Facemarsh đến từ những cái gọi là “Facebook” được duy trì bởi mỗi ký túc xá thuộc Harvard nơi sinh viên sống. Nhưng trang web này nhanh chóng bị người quản lý Harvard tắt đi vài ngày sau đó. Zuckerberg bị ban quản lý phạt vì vi phạm an ninh, xâm phạm bản quyền, xâm phạm quyền tự do cá nhân và đối mặt với việc đuổi học, nhưng sau đó thì những cáo buộc đã được hủy bỏ. Chính những khó khăn bước đầu này đã thôi thúc Zurkerberg cảm nhận được rằng nghị lực đang thôi thúc anh phát triển tranh web để cho nó ngày một đi lên, cũng như sẽ chứng minh cho những người không ủng hộ anh sẽ rằng họ đã sai lầm và điều anh đang làm là đúng đắn. Những việc làm của anh mang lại khá nhiều lợi ích cho nhiều người trong đó có những người bạn thân của anh trong trường đại học. Những định hướng ban đầu chắc gì đã là như vậy nếu như không có những khó khăn, thách thức mà anh phải vượt qua. Theo những gì anh biết thì anh còn phải thấy cảm ơn những người đã suýt chút nữa làm ông phải nghỉ học khi đang học đại học. Trên đỉnh cao của thách thức, ta luôn luôn tìm thấy được một con đường trải đầy những vinh quang và ánh mặt trời rực rỡ. Chính từ đây nhiều người cũng rút ra cho mình những bài học thực tế mà có khi chúng ta chưa bao giờ gặp nó trên sách vở. Học kỳ tiếp theo, Zurkerberg đã thành lập ra “ The facebook.com” trang web này mượn ý tưởng của facemash và Course Match cùng một hệ thống có tên Friendster mà Zurkerberg là thành viên. Friendster là một mạng xã hội, một hệ thống mời các cá nhân lập nên một “ tiểu sử” của chính mình bao gồm dữ liệu về sở thích, gu âm nhạc và các thông tin cá nhân khác. Từ những hệ thống như vậy, mọi người liên kết trang cá nhân của mình với trang bạn bè, từ đó xác định” mạng xã hội” cho riêng mình. Từ những hiểu biết đơn giản này, cùng với mong muốn của Zurkerberg là lập nên một danh mục đáng tin cậy dựa trên những thông tin thật từ sinh viên, trở thành khái niệm nòng cốt của “ The facebook”. Zurkerberg nói: “ Công trình của chúng tôi bắt đầu chỉ là giúp mọi người chia sẻ nhiều hơn ở Harvard, để giúp mọi người có thể thấy được nhiều hơn về những gì đang diễn ra trong trường. Tôi tạo ra nó để có thể cập nhật thông tin của bất cứ ai, và bất cứ ai cũng có thể chia sẻ những gì mình muốn.”. Hệ thống này của anh không phải là một trang web tìm bạn như Friendster, nó là một công cụ liên lạc cơ bản, nhằm giải quyết những vấn đề đơn giản đó là cập nhật về những người bạn cùng trường và những gì đang xảy ra về họ. Chiều thứ tư, ngày 04/2/2004 Zurkerberg đã kích chuột vào kết nối tài khoản giữa anh với Marage.com. “The facebook.com” bắt đầu hoạt động với đầy dẫy những khó khăn tiếp theo. 1.2.2. Quá trình phát triển. Mạng xã hội này ban đầu chỉ dành cho sinh viên trường Đại hoc Harvard. Chỉ sau hơn 1 tháng, 50% sinh viên Harvard sử dụng dịch vụ. Từ thành công với sinh viên Đại học Harvard Zurkerberg đã cùng với những người bạn của mình là: Eduaro Saverin, Dustin Moskivitz và Andrew Mccollum đẩy mạnh việc quảng bá trang web trên các trường Đại học ở Mỹ và Canada. Mạng xã hội này đã phát triển như vũ bão, những sinh viên đã cảm thấy đây chính sác là thứ mà họ muốn và mong đợi. 04/02/2011 facebook chính thức tròn 7 tuổi. Hiện facebook có tới khoảng 600 triệu người dùng khắp trên thế giới, và cứ có 10 người Mỹ thì có k hoảng 4 người dùng facbook. Và dưới đây là quá trình phát triển của nó: Tháng 9/2004, trụ sở của Facebook chuyển về Palo, Alto, California, thefacebook.com chuyển thành facebook.com. Facebook nhận khoản tiền đầu tư đầu tiên từ người đồng sáng lập PayPal. Tháng 12/2004, 10 tháng sau khi thành lập, 5,5 triệu người đã dùng Facebook. Phạm vi của Facebook không còn giới hạn trong các trường đại học mà mở rộng ra cả nhóm trường trung học, nhân viên của Apple, Microsoft cũng như bất kỳ ai có địa chỉ email hợp pháp. Tháng 10/2005, Facebook đẩy mạnh các tính năng phục cho người dùng, cụ thể thêm tính năng chia sẻ hình ảnh. Tháng 6/2005, phiên bản Facebook Mobile được đưa vào hoạt động. Tháng 10/2007, số lượng người sử dụng Facebook vượt con số 50 triệu. Facebook không ngừng cải tiến tính năng, tùy chỉnh tính năng riêng tư cho người sử dụng. Microsoft mua lại 1,6% cổ phần của Facebook với giá 240 triệu USD, như vậy Facebook được định giá khoảng 15 tỷ USD. Microsoft được quyền đặt quảng cáo quốc tế trên Facebook. Tháng 4/2008, Facebook hoạt động với 21 ngôn ngữ khác nhau. Số thành viên vượt 100 triệu. Tháng 10/2008, Facebook ký hợp đồng quảng cáo với Microsoft; Facebook Ads được đưa vào hoạt động. Tháng 10/2008, Facebook thông báo thành lập trụ sở quốc tế tại Dublin – Ireland, nơi thuế doanh nghiệp thuộc loại thấp nhất ở châu Âu. Tháng 9/2009, Facebook công bố có lãi lần đầu tiên. Tháng 4 và tháng 10/2009, số lượng người dùng lần lượt vượt 300 và 400 triệu người. Tháng 10/2010, số lượng người dùng chạm mức 500 triệu người. Tháng 11/2010, theo số liệu từ Second Market, Facebook có giá trị 41 tỷ USD và trở thành công ty web lớn thứ 3 tại Mỹ sai Facebook và Amazon. Tháng 1/2011, hơn 600 triệu người trên thế giới có tài khoản Facebook Facebook thành công nhờ vào các dịch vụ trực tuyến. Người dùng dành nhiều thời gian cho Facebook bởi kho trò chơi đồ sộ, giao diện đơn giản, ổn định, độ bảo mật cao. Hiện khoảng hơn 500 nghìn ứng dụng đang hoạt động trên Facebook. 10 quốc gia có lượng người sử dụng Facebook nhiều nhất thế giới là Mỹ, Anh, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Ý, Canada, Philipin, Tây Ban Nha và Mexico. Nghiên cứu của website Compete.com xếp hạng Facebook là trang mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất thế giới tính theo số lượng người dùng thực tế. Tạp chí Entertainment Weekly đưa Facebook vào những danh sách những điều tuyệt vời nhất của thập kỷ. Còn theo Social Media Today, khoảng 41,6% người Mỹ có tài khoản Facebook. Tăng trưởng số lượng người dùng của Facebook tại Việt Nam thuộc top dẫn đầu thế giới. Số lượng người sử dụng Facebook tăng đều đặn trong năm 2009. Trong tuần kết thúc vào ngày 13/10/2010, số lượng người truy cập Facebook còn nhiều hơn cả Google. Facebook cũng được coi như mạng xã hội hàng đầu tại 8 thị trường châu Á bao gồm Philippin, Úc, Indonexia, Malaysia, Singapore, New Zealand, Hồng Kông và Việt Nam. Tại thị trường châu Á khác như Ấn Độ, Nhật hay Hàn Quốc, mạng xã hội Ourkut, Mixi và CyWorld được ưa chuộng. Phần lớn doanh thu của Facebook đến từ quảng cáo. Microsoft là đối tác quảng cáo độc quyền của Facebook về quảng cáo trên banner. Theo công ty nghiên cứu về tiếp thị trên mạng Internet comScore, Facebook thu nhập thông tin về người dùng không kém Google hay Microsoft, thế nhưng ít hơn so với Yahoo. Năm 2010, nhóm an ninh của Facebook bắt đầu đẩy mạnh các nỗ lực giảm rủi ro liên quan đến sự riêng tư của người dùng. Trước đó vào năm 2007, Facebook đưa ra Facebook Beacon, công cụ thông báo cho mọi người biết những gì mà bạn bè họ đang mua trên mạng. Một bản đồ về sự phân bố của mạng xã hội trên khắp thế giới vào tháng 6-2010 vừa được Alexa và Google Trends công bố cho thấy Facebook vẫn là mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhất. Sự phân bố mạng xã hội trên khắp thế giới vào tháng 6, Facebook vẫn là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất (màu vàng) – Nguồn: Vincos.it Nhìn trên bản đồ ta có thể nhận thấy được sự lan tỏa của facebook trên toàn thế giới như thế nào. Theo kết quả của tổ chức thông kê Internet Hitwise, từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 11 năm 2010, có tới 8,93% lượng người dùng Internet truy cập facebook; Google đứng thứ hai với 7,19%, tiếp theo là Yahoo Mail (3,52%) Yahoo.com (3,3%). Youtobe chỉ đứng thứ năm với 2,65%. Đây là lần đầu tiên facebook nhận danh hiệu “website được truy cập nhiều nhất” của Hitwise. Danh hiệu này từng thuộc về Google nhiều năm liên tục. Năm 2012, Công ty quản lý mạng xã hội khổng lồ thế giới Facebook đã chính thức nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) ngay sau khi thị trường chứng khoán New York kết thúc phiên giao dịch ngày 1/2. Thương vụ IPO “khủng” này được Facebook đặt mục tiêu huy động khoảng 5 tỉ USD. Tuy nhiên, con số 5 tỉ USD chỉ là số tiền được đưa ra để làm cơ sở tính phí và nhiều khả năng có thể thay đổi. Trong hồ sơ gửi lên chứng khoán Mỹ, facebook đầu tiên bật mí những con số bí mật về tình hình hoạt động của công ty: Facebook có khoảng 845 triệu người dùng. Khoảng 483 triệu thành viên truy cập facebook hằng ngày. Hơn 425 triệu thành viên truy cập facebook thông qua di động trong tháng 11/2011. Mỗi ngày có 2.7 tỷ lượt nhấn “like” và viết comment. Khoảng 250 triệu bức ảnh được tải lên mỗi ngày. Ứng dụng facebook cho di động là chương trình được tải về nhiều nhất trên dòng smartphone. Facebook đạt doanh thu 3.711 tỷ USD (khoảng 77.900 tỷ đồng ), trong năm 2011 tăng 88% so với thành tích 1.974 tỷ ( khoảng 41.454 tỷ đồng ) trong năm 2010. Facebook đạt lợi nhuận ròng 1 tỷ USD (khoảng 21.000 tỷ đồng ) trong năm 2011 tăng 65% so với thành tích 606 triệu USD (khoảng 12.726 tỷ đồng) trong năm 2010. Doanh thu 2010 tăng 154% so với năm 2009, năm 2011 tăng 88% so với năm 2010. trì Nhà mạng đang duy trì lượng tiền mặt 3.9 tỷ ( khoảng 81.9 tỷ đồng) Doanh thu quảng cáo năm 2011 đạt 3.2 tỷ USD (khoảng 67.200 tỷ đồng), tăng cao so với 1.9 tỷ đồng (khoảng 39.900 tỷ đồng) của 2010. Khối lượng quảng cáo tăng 41% trong năm 2011, trong khi quảng cáo tăng 18%. Tỷ lệ doanh thu năm 2011 chiếm quảng cáo chiếm 85%, 2010 chiếm 95% năm 2009 chiếm 100%. Facebook là một mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Ngoài những tính năng vượt trội so với nhiều mạng xã hội khác, Facebook còn cho phép bạn liên kết tài khoản trên Facebook với các ID khác, điều này có nghĩa là nếu bạn thực hiện đăng nhập vào một ID được liên kết, bạn sẽ tự động đăng nhập vào tài khoản Facebook. Bạn có thể liên kết tài khoản Facebook với Google, Yahoo , MySpace hoặc những Open ID khác. Nhưng sinh ra đã là một mạng xã hội, đặt biệt là được nhiều người hưởng ứng và sử dụng nên nó luôn có sự cạnh tranh với các mạng xã hội khác, điển hình là Google- là một trong những mạng xã hội được người dùng nhiều trên thế giới. Facebook và Google luôn cạnh tranh nhau để đưa ra cho nhười dùng những dịch vụ tốt nhất. Không chỉ là sự cạnh tranh mà cũng tồn tại sự liên kết như facebook với Yahoo. Việt Nam đang là nước có sự phát triển Internet nóng nhất thế giới với 28 triệu lượt người dùng Internet/ tháng. Số liệu thống kê gần đây cho thấy ngay cả vào thời điểm các website ở Việt Nam bị giảm lượng truy cập thì vẫn có một trang mạng phát triển trên cả ba khía cạnh: số người sử dụng, lượng truy cập và độ ‘phủ’: Facebook. Facebook được cho là tình cờ chiếm được ưu thế ở Việt Nam kể từ sau khi Blog 360 độ của Yahoo ngừng hoạt động vào tháng 7-2009. Nhiều thành viên Blog 360 độ, đặc biệt là giới sinh viên, học sinh, công nhân viên chức trẻ... đi tìm một không gian cộng đồng mới trên mạng và sau khi lang thang qua nhiều trang web, dần dần họ đã tụ về bến đỗ Facebook, hoặc ít nhất cũng có tài khoản đăng kí trên Facebook. Nhiều bạn trẻ Việt bắt đầu ‘nghiện’ Facebook như Blog 360 độ trước đây. Họ dùng trang mạng xã hội này để giao lưu kết bạn, nhắn tin, chia sẻ quan điểm, tâm trạng, cảm xúc, thông tin, hình ảnh, nhạc, clip quay, tham gia các trò chơi giải trí như ‘Barn Buddy’, ‘Mafia Wars’, ‘Happy Farm’ và cả tranh thủ quảng cáo sản phẩm kinh doanh, từ bán quần áo tới giới thiệu các loại dịch vụ khác. “Mạng xã hội Facebook cho phép ta truy theo nhất cử nhất động của bạn bè trên mạng” - nhà văn Trang Hạ viết trên trang Facebook của chị. Trong một bài viết mới tải lên Notes ngày 30-10, Hạ kể lại rằng một người ‘sếp’ của chị “gần hai năm trước là người đã nghiêm cấm nhân viên của mình lên Facebook trong giờ làm việc, cho dù lên bằng chiếc máy tính xách tay cá nhân chứ không sử dụng máy cơ quan” nay chính ông lại... lên mạng xã hội Facebook để kết nối với nhiều người. Khi facebook ở Việt Nam đã bị chặn. Đầu năm 2012, ông Nguyễn Thanh Lâm, Giám đốc VTC, cũng là đơn vị chủ quản mạng xã hội Go.vn, phát biểu: “Việc Facebook bị chặn ở Việt Nam do các đơn vị cung cấp dịch vụ cân nhắc lợi ích kinh tế, chứ không phải chính trị như nhiều người nghĩ". Facebook bị chặn chưa bao giờ đồng loạt trên phạm vi toàn quốc, mà chỉ thỉnh thoảng ở nơi này nơi kia. Điều này do đơn vị cung cấp dịch vụ cân nhắc ‘đóng cửa’ những dịch vụ không sinh lời để thông đường cho những dịch thu được nhiều tiền hơn tại những vùng nhất định. Cụ thể, khi dịch vụ có thể mang lại tiền như Voice, IP... tăng, nhà mạng sẽ ‘rào’ đường truyền của các dịch vụ không tạo ra tiền mà tiêu tốn băng thông. Do đó người dùng Facebook ở Việt Nam buộc phải thành thạo việc đổi DNS, vượt tường lửa, dùng phần mềm chuyên dụng mới có thể truy cập được. Chọn Facebook làm nơi chia sẻ kết nối với bạn bè gần hai năm nay, Hải Âu, một kỹ sư xây dựng đang sống tại quận 12, nói: “Ở nhà, tôi chọn dịch vụ của Viettel, do đã đổi DNS hoặc file host nên vào Facebook vi vu. Đến công trình phải xài thiết bị kết nối 3G cũng của Viettel để lên mạng nhưng với Facebook đừng hòng mà truy cập.” Đối với sinh viên, những fan hâm mộ của facebook dùng facebook để giết thời gian rảnh rỗi thì luôn bức xúc về việc facebook bị chặn. Minh chứng là khi chúng tôi thăm dò ý kiến của các bạn sinh viên của các trường đại học như: giao thông, thủy lợi, ngân hàng.... Trong mục các bạn có ý kiến gì khi facebook bị chặn thì đa phần các bạn đều tick vào phần không hài lòng, chỉ phần ít nói không quan tâm. Vậy facebook có phải là cuộc sống cuộc sống của sinh viên hay không, nó đã tác động như thế nào vào cuộc sống của họ, tích cực hay têu cực. Chương 2. Tính hai mặt của Facebook 2.1. Tác động của Facebook cho toàn xã hội Như ta đã biết , mạng xã hội - Facebook được hình thành và phát triển trong 8 năm qua, hẳn đó đã để lại một số những ảnh hưởng nhất định tới đời sống xã hội bao gồm : kinh tế , chính trị ,văn hóa , tư tưởng … Facebook được coi như một công cụ hữu ích để giải quyết một số vấn đề chính trị ở mỗi quốc gia sử dụng Facebook rộng rãi. Ví dụ như : Mỹ, Trung Quốc , Thái Lan, Colombia,…Tại bang New Hamsphine của mỹ, trong cuộc tranh cử giữa các ứng cử viên của Đảng cộng hòa và Đảng dân chủ thì mạng xã hội Facebook đã được đưa vào sử dụng nhằm giúp mọi người tìm hiểu về các ứng cử viên, đưa ra ý kiến của mình , cùng tham gia vào cuộc tranh luận trước 1 câu hỏi nào đó về ứng cử viên. Từ đó, mọi người sẽ đưa ra sự lựa chọn người mình tín nhiệm và bầu cho họ. Chương trình này đã có khoảng hơn 1 triệu người tải ứng dụng US polities. Tại Thái lan, Facebook được sử dụng rộng rãi với hơn 6 triệu người dùng, chính vì vậy mà chính phủ Thái lan đã dùng facebook để tiếp cận cử tri. Hiện nay , thủ tướng Thái Lan đã có hơn 5 trăm nghìn người hâm mộ cao hơn cả thủ tướng Anh. Theo nhận định chung, trong các cuộc tranh cử ứng cử viên giành chiến thắng thường là người có nhiều bạn trên facebook hơn đối thủ của họ. Vì vậy facebook đã đang và sẽ trở thành “chiến trường “ dành cho các chính trị gia trong cuộc đua giành lá phiếu cử tri. Đặc biệt, sự ảnh hưởng to lớn của facebook được thể hiện trong câu chuyện của anh chàng Oscar Morales – người Colombia . Ban đầu câu chuyện chỉ ở mức cá nhân nhưng sau đó nó đã trở thành câu chuyện của cả nước Colombia . chỉ ở trong 1 phòng ngủ cùng với chiếc máy tính của mình Morales đã làm nên 1 sự kiện lớn bất ngờ mà chính anh không ngờ tới . Đó là sự kiện chống lại tổ chức FARC- lực lượng cách mạng vũ trang Colombia , tổ chức này đã giam giữ nhiều con tin là người Colombia . Bất bình trước cảnh đó bấy lâu, Morales đã chia sẻ tâm sự của mình trên facebook, kêu gọi mọi người đấu tranh chống lại FARC . Điều này đã được rất nhiều người ủng hộ. Sau đó đã có nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại một số thành phố của Colombia. Buổi đầu, cuộc biểu tình có khoảng 100 người rồi tăng lên là 1500 người và nó đạt tới con số 8000 người tham gia. Trong đó có 3500 thành viên mang tên thật và sự kiện này đã được chính phủ rất ủng hộ. Còn ở Trung Quốc, nhiều thanh niên đã dùng mạng xã hội facebook để kêu gọi biểu tình chống lại chính phủ, nhất là trong dịp lỷ niệm 20 năm sự kiện Thiên An Môn (4/60). Vì thế, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh chặn tất cả các mạng xã hội. Ở Thái Lan, phe áo đỏ đã coi facebook như là một công cụ đắc lực để chống lại chính phủ…Đây là mặt trái của việc sử dụng facebook cần được ngăn chặn kịp thời. Cũng như nhiều mạng xã hội khác, trên facebook cũng có nhiều trang quảng cáo. Đây chính là phương tiện truyền thông giúp cho nhiều nhà kinh doanh giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình cho nhiều người. Do đó mọi người có thể trao đổi mua bán nhanh tiện dụng. Tuy nhiên, khi mọi người quan tâm tới lĩnh ực này thì cần phải chú ý, có một số quảng cáo không chính xác mang tính lừa đảo. Hơn nữa, khi vào một số mục còn có cả virut ảnh hưởng tới máy tính của người dùng. Thông qua facebook, mọi người có thể chia sẻ những nét đẹp truyền thống của các vùng miền, dân tộc tới mọi người ngay cả những bạn bè khắp năm châu. Trên facebook có rất nhiều nhóm, tổ chức tình nguyện tự phát hoặc những trang đóng góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai… Đó là nơi mọi người có hoạt động ý nghĩa và thiết thực. Nhưng điều đang là vấn nạn trên facebook hiện nay là có nhiều văn hóa phẩm không chính thống được tung lên mạng làm ảnh hưởng xấu tới nhân cách con người, mà nó lại được rất nhiều người ưa thích. 2.2. Tác động của facebook đối với đời sống sinh viên 2.2.1. Thực trạng sử dụng facebook của sinh viên hiện nay. Nhìn chung, sinh viên là thành phần chủ yếu sử dụng các mạng xã hội nói chung và facebook nói riêng. Và sinh viên cũng chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ facebook. Do đó, chúng tôi đã có cuộc khảo sát về việc sử dụng facebook của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng với khoảng 300 phiếu. những phiếu đó là ý kiến của sinh viên năm nhất, hai, ba của các trường: ĐH giao thông vận tải hà nội, đh lao động – xã hội, học viện hành chính, học viện ngân hàng. Qua đó, chúng tôi ghi nhận được một số kết quả như sau: So với các web khác, facebook có số lượng sinh viên sử dụng nhiều nhất, tiếp đến là yahoo, zingme với số lượng ít hơn, còn các web như yume, twitter, rất hiếm hoi. Trong số những người sử dụng facebook thì chúng tôi thấy rằng: số sinh viên sử dụng facebook năm thứ nhất là 37%, sinh viên năm thứ hai là 41%, sinh viên năm thứ ba là 22%. Về thời gian sử dụng facebook trong 1 ngày, có 58% sinh viên sử dụng dưới một tiếng, 29% sinh viên sử dụng từ 1 – 3 tiếng, còn lại là sử dụng trên 3 tiếng. những người sử dụng facebook dưới một tiếng cảm thấy bình thường khi không sử dụng facebook hay khi facebook bị chặn, số còn lại thì thấy hơi khó chịu hoăc khó chịu nếu không dùng facebook và cảm thấy không hài lòng khi facebook bị chặn. Về mục đích sử dụng facebook của sinh viên. Hầu hết sinh viên sử dung facebook để làm quen bạn mới, giữ liên lạc với bạn cũ, chia sẻ thông tin ( hình ảnh, video,status) và tag ở bạn bè những thông tin về họ. bên cạnh đó một số sinh viên sử dụng facebook để mua bán kinh doanh, làm quiz , chơi game, nghe nhạc, xem phim, video clip, thậm chí có sinh viên còn sử dụng facebook để trả thù ai đó bằng các hình thức khác nhau 2.2.2. Tác động của facebook đối với sinh viên. Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội facebook và các tính năng, lợi ích của nó đã thu hút hàng ngàn, hàng triệu người tham gia, trong đó giới trẻ chiếm tỷ lệ cao nhất. Vậy giới trẻ mong muốn sẽ có những thay đổi gì từ hệ thống kênh truyền thông này?... Thời gian gần đây truyền thông qua mạng xã hội facebook đã rất phát triển và thu hút hàng triệu người tham gia. Với giới trẻ thì việc ra đời của kênh truyền thông này càng thích thú hơn, thu hút hơn và gần như là trở thành một trong những hoạt động không thể thiếu của họ. Theo một khảo sát của chúng tôi thì các học sinh- sinh viên mong muốn các trường áp dụng hệ thống kênh truyền thông mạng xã hội vào việc trao đổi thông tin, dữ liệu giữa họ với giáo viên và những người bạn của họ, trong khi phản ứng của các trường thì còn khá rụt rè và cẩn trọng trong việc triển khai hệ thống truyền thông mạng xã hội này. Sau Yahoo! 360, có thể nói Facebook là trang mạng được giới trẻ ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Một bạn trẻ tên Sơn tại Sài Gòn nhận xét: "Hiện nay Facebook đã trở thành một trào lưu mới, một blog mới thay thế cho Yahoo! 360, thu hút sự tham gia của rất nhiều người, từ già tới trẻ. Khả năng lưu truyền thông tin của nó quá nhanh và mạnh nên có một số điều nhà nước không kiểm soát được. Em thấy Facebook rất hay, rất tốt, giúp cập nhật thông tin lẹ hơn. Từ một người có thể truyền tới nhiều người khác trong cùng một list. Tuy nó không cho phép mình viết entry nhiều như Yahoo! 360 nhưng nó có nhiều chức năng thân thiện và giải trí nhiều hơn.”.  Tiện ích, dễ sử dụng, và miễn phí là những yếu tố lôi cuốn giới trẻ đến với Facebook ngày một đông  Facebook sẽ giúp bạn ít nhiều trong việc thỏa mãn nhu cầu xem phim, nghe nhạc hay thậm chí muốn dò tìm những người dùng không còn muốn làm bạn với bạn trên Facebook… Làm cách nào để cập nhật trình trạng vui hay buồn của bạn sinh động nhất?. Những sinh viên Việt nói chung và sinh viên đại học giao thông vận tải nói riêng, thì họ đều coi facebook như một người bạn của mình. Thông qua facebook họ có thể chia sẻ những suy nghĩ của họ trên “face” (cách mà giới trẻ gọi với nhau) cho bạn bè biết. Và chia sẻ những sự kiện mà họ cảm nhận trong ngày ở trường hay trên đường về nhà...Faceook cũng là nơi của thế giới game nơi mà mỗi khi trở về nhà đã làm cho những người trẻ kia xua tan đi nhưng muộn phiền trên lớp. Facebook là một cánh cổng của sự liên kết và trao đổi thông tin. Trên facebook chúng ta có thể tìm kiếm bạn bè, liên lạc với những nười bạn đã lâu ta không gặp mặt hay những hoạt động chia sẻ thông tin trên facebook. Điển hình là sinh viên ngoại thương đã sử dụng facebook để ôn thi. thay vì phải “cai” Facebook, sinh viên Ngoại thương lại ngày đêm “ăn ngủ” ôn thi cùng Facebook. Có một tài khoản Facebook mang tên “Đề thi FTU” với gần 5.000 friend và hơn 1.000 subscriber được sinh viên FTU thường xuyên dõi theo từng “nhất cử nhất động” bởi có rất nhiều tài liệu ôn tập cũng như đề thi các năm trước. Thay vì bù đầu ôn thi, nhiều sinh viên chuyển xang ôn nhóm trên facebook Ngoài ra còn có một loạt các hội nhóm: Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn Thuế, Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn Marketing , Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn Vận tải – Logistics, Study in FTU... T.T. Huy (khoa Tài chính Ngân hàng K49)  ôn thi môn Pháp luật đại cương bằng cách ôm máy tính vào Facebook để check các câu hỏi và câu trả lời của các bạn khác. “Đọc tranh luận của các bạn làm mình hiểu rõ các vấn đề hơn. Ôn thi thế này rất thoải mái và hiệu quả nhé". Thanh Tùng (khoa Kinh tế Đối ngoại) hồ hởi khoe: "Tối nào bọn tớ cũng hẹn nhau online để cùng thảo luận. Học bài vừa "vào nhanh", vừa đỡ buồn ngủ". Cũng bởi thế mà hàng đêm, các nick trên facebook của sinh viên FTU vẫn sáng xanh. Đừng tưởng các bạn ấy tán gẫu nhé, họ đang cùng nhau ôn thi đấy! Ra đời và phát triển trong vòng 8 năm, nhưng facebook đã có những dấu ấn mạnh mẽ với người dùng bởi những tính năng vượt trội của nó như đưa ảnh lên facebook, nói chuyện trực tuyến, tự do bình luận về những gì mình cho là hay và ấn tượng....Trong sinh viên hiện nay, có không ít nhưng bạn sinh viên có sự nhút nhát trong giao tiếp, thiếu tự tin khi chia sẻ thì facebook giúp các bạn cải thiện trong vấn đề giao tiếp để tiến tới những thành công sau này trên con đường tìm kiếm những công việc của bạn. Chính vì vậy facebook đã đi vào trong lòng mỗi bạn trẻ. Sinh viên là lực lượng tiên phong của đất nước, xã hội có phát triển thì đây là nguồn lực tri thức sau này xẽ đi xây dưng đất nước. Hòa cùng xu thế hội nhập ngày nay sinh viên có khả năng trau dồi học hỏi. Theo ý kiến đóng góp của ột bạn sinh viên lớp công nghệ thông tin trường Bưu chính viễn thông bạn Anh Thư chia sẻ:” Tô tìm thấy được mình, tìm thấy được thế giới tương lai trong facebook và tôi nhận thấy rằng tôi sống không thể thiếu facebook. Một ngày lịch làm việc của tôi phải có chút thời gian dành cho facebook”. Trong sự kiện 31/3/2012 giờ trái đất thì cộng đồng facebook các bạn sinh viên của nhiều trường đại học đã cùng nhau hưởng ứng một giờ trái đất thân yêu. Bạn và tôi hãy cùng hành động. Sự kiên này đã thu hút được 189700 sinh viên cả nước tham gia vào. Sức mạnh của tương lai vô cùng manh liệt vì facebook đối với đời sống sinh viên là vô cùng cần thiết. Bạn đã trải nghiệm nó bao giờ chưa, nếu chưa thì đừng chần chừ gì nữa vì nó là làn sóng của sinh viên trên thế giới nhất là những con người có niềm đam mê học hỏi. Chúng tôi tin rằng facebook sẽ không làm bạn thất vọng. Xét về mặt tích cực của facebook thì đã đem đến cho cư dân mạng một nơi giao lưu, kết bạn chia sẻ cực kỳ lý tưởng mà không mạng xã hội nào cũng có thể làm được. Nó còn là công cụ giải trí, xả stress, giãi bầy tâm sự, trút ỏ phiền muộn. Đối với nhu cầu cá nhân thì nó là cầu nối giữa gia đình, bạn bè đồng nghiệp. Đối với doanh nghiệp, tổ chức thì đó là nơi để hội họp truyền tin, là kênh quảng cáo hữu hiệu. Nhưng xét về mặt tiêu cực thì facebook bị cho là “ chất gây nghiện” nguy hiểm hơn cả game online. Đối với nhiều bạn trẻ, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập. Có nhiều bạn mải mê Facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều bạn sau khi quay lại bàn học vẫn "lưu luyến" với "anh Face" mà không thể tập trung. Chính điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của chúng mình. Chưa kể đến việc giảm thị lực khi bạn dành cả tiếng đồng hồ, thậm chí là vài tiếng để cắm cúi nhìn màn hình máy tính. Nếu bạn cứ ngồi lâu một chỗ thì cơ thể cũng sẽ trì trệ hơn. Một nghiên cứu mới đây ở một số trường đại học của chúng tôi cho thấy: Những SV sử dụng FB có kết quả học tập kém hơn 20% so với SV khác. Ngoài giờ học, 88% SV không sử dụng FB tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, 75% SV sử dụng FB không nghĩ rằng mạng xã hội này làm giảm sút kết quả học tập. Đây cũng là điều khiến các bậc phụ huynh đang rất lo ngại khi con em mình ngồi suốt trước máy tính. Điều đáng chú ý ở đây là 40% các bạn nữ đã chọn facebook là một trong ba những điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Theo một điều tra nhỏ của 3000 phụ huynh và 3000 các bạn học sinh, sinh viên trên địa bàn hà nội và một số tỉnh lân cận thì có một bất ngờ đã được khám phá: gờ đây tivi, tạp chí không còn ảnh hưởng quá mạnh đến các teengirl nữa, mà thay vào đó là facebook. Cuộc sống của họ giờ đang chịu ảnh hưởng lớn từ một trong những mạng xã hội lớn nhất hành tinh, 60% các bạn nữ đã thừa nhận facebook là một trong những thứ quan trọng nhất trong cuộc sống đó là gia đình bạn bè và facebook, trong khi chỉ có 6% các bạn nam đồng ý với điều này. Với tình trạng các teen dành thời gian cho “cuộc sống ảo” đôi khi còn nhiều hơn cho cuộc sống thực. Những trang anti cá nhân như anti ca sĩ, hot girl… cũng có những tác động nhất định, tuy nhiên không nhiều và không nghiêm trọng. Một số phần tử xấu còn lập nên những trang Facebook mang tên những nhà lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam như chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là một sự xúc phạm cá nhân có chủ đích, với mục đích rõ ràng đó là bôi xấu hình ảnh của đội ngũ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Cộng đồng sử dụng Facebook cần có một cái nhìn tỉnh táo, tránh trường hợp dễ dàng tin tưởng, bị lôi kéo, gây nên những hành vi trái với pháp luật. Một số mặt tiêu cực của việc sử dụng Facebook quá nhiều đối với sinh viên được chỉ ra như sau: • Gia tăng tính tự kỷ đối với sinh viên thường xuyên dùng Facebook; • Có các biểu hiện rối loạn tâm lý bao gồm gia tăng các hành vi thù ghét xã hội, có khuynh hướng hung hăng, gây gổ ở những bạn "nghiện" Facebook. • Phải vắng mặt ở trường hay các nơi tương tự vì sự gia tăng của các triệu chứng đau bụng, ngủ không ngon, lo âu, bồn chồn hay sa sút về mặt sức khỏe đối với những sinh viên sử dụng quá mức Facebook hay trò chơi điện tử hàng ngày.  • Các học sinh có kết quả học tập kém thường kiểm tra Facebook ít nhất 15 phút 1 lần trong quá trình học tập. • Các học sinh có tỷ lệ lơ đễnh khi nghe giảng cao thường vào Facebook trong khoảng thời gian 15 phút trong giờ học. Facebook là nơi chia sẻ thông tin, hình ảnh. Nhưng đó cũng là nơi xuất hiện những hình ảnh mang tính đồi trụy, có nội dung không lành mạnh, khi chúng tôi phát phiếu điều tra các bạn sinh viên thì đa phần mọi người đều tick vào phần có ảnh hưởng bởi những hình ảnh trên fabook. Vậy tại sao facebook lại vẫn tồn tại trong xã hội của chung ta tới tận bây giờ, hay chúng ta sử dụng facebook chỉ để chứng minh một điều là chúng ta có một nền công nghệ thông tin phát triển. Facebook cũng có mặt tốt mặt không tốt vậy chúng ta hãu đẩy lùi mặt xấu cố gắng tích cực phát huy những mặt tích cực để xây dựng một xã hội Việt Nam phát triển để sánh vai với các cường quốc như lời Hồ Chủ Tịch nói. 2.2.3. Một số nguyên nhân tồn tại. Chúng ta có thể thấy được facebook có một sức hút mạnh mẽ đối với toàn xã hội đặc biệt là đối với sinh viên hiện nay, bởi vì: Thứ nhất, tài khoản facebook dễ dàng đang ký, dẽ dàng sử dụng chỉ cần bạn có máy tính và máy của bạn có kết nối internet. Khi bạn mở trang facebook.com, hệ thống sẽ đưa cho bạn các thủ tục đăng ký. Bạn cần một địa chỉ email và điền một số thông tin theo mẫu không nhất thiết phải những thông tin chính sác. Về việc sử dụng facebook thì khá đơn giản bởi facebook có giao diện đơn giản và thân thiện giúp cho người sử dụng có thể hoạt động dẽ dàng trên facebook. Thứ hai, khả năng kết nối của facebook: Đây cũng chính là khả năng đặc trưng của facebook, bạn dễ dàng kết bạn với bất kỳ ai trên thế giới, chỉ cần bạn đánh tên người đó vào ô tìm kiếm bạn bè, hệ thống sẽ đưa cho bạn một loạt danh sách những tên mà giống với tên bạn đang muốn tìm, bạn có thể kết bạn với tất cả những tên đó hay là một số người mà bạn muốn kết bạn chỉ với một cú click chuột. Trên facebook còn có tính năng chat trực tuyến giúp bạn vừa có thể nói chuyện với bạn bè vừa có thể comment những thông tin mà bạn bè bạn post lên hay nhấn vào nút like vào những chia sẻ của bạn bè bạn mà bạn thấy tâm đắc nhất. Phía bên phải màn hình sẽ cho bạn biết những ai đang online và bạn có thể chat với họ. Hơn nữa facebook còn hỗ trợ chức năng kết nối với các mạng xã hội khác. Do đó, cho phép người dùng có thể cập nhật thông tin tự động từ blog hoặc từ các mạng xã hội khác như Twitten Wordpress...lên facebook. Thứ ba, facebook có tính năng chia sẻ: khi sử dụng facebook bạn có thể chia sẻ mọi thứ với rất nhiều người có thể là bạn bè hay không là bạn bè những: tâm tư, tình cảm, tin tức, hình ảnh, video, game, ứng dụng khác (xem bói,...). đặc biệt trên facebook còn có tính năng tao nhóm, tạo sự kiện trực tuyến. Mọi người có thể tạo nhóm mà lớp mình dang học, lớp học trước kia, tổ chức từ thiện,... Thứ tư, facebook có nhiều ứng dụng như ame online được chạy trên nền facebook. Có nhiều trò chơi thú vị để bạn giải trí như làm vườn( s Barnbuddy, sunshine, farm town,...), game quản lý nhà hàng( Restaurant)... Cuối cùng, với hai tính năng kết nối và chia sẻ cuả mình thì facebook đã trở thành một công cụ đắc lực cho chính trị của một số quốc gia. Nó là phương tiện chuyền thông nhanh và hiêu quả nhất để chính phủ tiếp nhận với nhân dân. Vì vậy, facebook đã thu hút được nhiều người tham gia, đặc biệt là giới trẻ, và đo cũng là những nguyên nhân tồn tại của nó 2.3. Một số kiến nghị để giảm thiểu tác hại cuả facebook 2.3.1. Đối với mỗi cá nhân: Để giảm thiểu những tác hại của facebook đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất đó là ý thức của mỗi cá nhân. Bởi vì, mọi tác động mọi tác động của facebook nảy sinh ra là do ý thức của người sử dụng. Nếu ý thức không tốt thì sẽ dẫn đến các hành vi xấu trên facebook. Những người có những hành vi như vậy chỉ coi facebook là một mạng xã hội chỉ mang tính chất giải trí và không biết được mặt lợi ích của facebook ví dụ như : Đưa văn hóa phẩm đồi trụy lên facebook, phát tán virut, đưa quảng cáo giả để lừa gạt mọi người hay có những bình luận mang tính chất quá mức ảnh hưởng đến tâm lý, danh dự, nhân phẩm của người khác,...Khi nhà mạng đưa ra những tính năng để thu hút người dùng và cũng chỉ mục đích nâng cao tính hiện đại của công nghệ thông tin, nâng cao đời sống tinh thần của mọi người, thì nhiều người lại quá lạm dụng và ham mê quá độ. Có người dùng không kiểm soát được các hành vi cá nhân của mình, quá say mê với những ứng dụng trên facebook. Với những nhận định trên, chúng tôi dưa ra một số giải pháp giúp người dùng facebook hạn chế được những tác hại: Thứ nhất, mỗi người phải ý thúc về việc mình làm. Trược khi muốn đưa nội dung gì lên facebook thì cần phải xem xét đến việc nó có hại gì cho ai không, đừng chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của mìnhmà làm ảnh hưởng tới người khác. Hãy đặt mình vào vị trí của người bị hại, bạn sẽ thấy như thế nào?. Bạn nên có thái độ nghiêm túc trước mọi vấn đề. Thứ hai, mọi người không nên tập trung nhiều thời gian sử dụng facebook, và cũng đừng xen lẫn giữa công việc và facebook. Theo chúng tôi, mỗi ngày bạn nên sử dụng facebook khoảng 1 tiếng hoặc ít hơn. Khi nào bạn hoàn thành mọi công việc của mình và có thời gian rảnh rỗi thì mới dùng facebook, hay khi nào bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi thì có thể lướt qua facebook để trò chuyện với bạn bè, nghe nhạc, chơi game một lát rồi lại quay về công việc mình đang làm. Bạn nên kiềm chế cảm xúc của mình với facebook ở mức độ bình thường không cho nó đến mức độ cao hơn và đam mê. Tóm lại, đối với mỗi cá nhân cần phải nhận thức rõ những tác hại của facebook, sử dụng facebook một cách lành mạnh, không nên quá lạm dụng facebook để mất quá nhiều thời gian. 2.3.2. Về phía các nhà quản lý. Trên cơ sở nhưng ảnh hưởng xấu phát sinh. Khi xuất hiện facebook nhà điều hành cần phải có những giải pháp để khắc phục những ảnh hưởng xấu đó. Theo ý kiến của một số sinh viên cùng với đánh giá khách quan của chúng tôi thì chúng ta nên đưa ra một số giải pháp như sau: Trước hêt, nhà điều hành cần có bộ phận quản lý hoạt động của mạng của mỗi quốc gia. Nhiệm vụ của nhà điều hành là thường xuyên kiểm tra ngăn chặn các loại virut ở một số trang của facebook. Đồng thời khi cho đăng quảng cáo cần kiểm tra tính đúng đắn của tông tin để tránh hiên tượng lừa đảo tên facebook Tiếp theo, nhà điều hành, quản lý cần có phần mềm ngăn chặn một số thông tin không lành mạnh, kiểm tra chúng khi chúng được post lên. Những thông tin là văn hóa phẩm đồi trụy thì không được phép đăng. Để đảm bảo tính riêng tư của các cuộc chò chuyện thì nhà mạng nên có phần mềm đanh dấu những cuộc chò chuyện mà người dùng không muốn cho ai biết Cuối cùng, những nhà quản lý nên có những biện pháp tốt để xây dựng một cuộc sống lành mạnh cuộc sống của công nghệ thông tin. Kết luận: Sự xuất hiện của mạng xã hội facebook đã và đang thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của con người. Đó là nhu cầu kết bạn, nhu cầu chia sẻ, nhu cầu muốn thể hiện bản thân,… Vì thế, người dùng vừa có môi trường làm việc tiện ích vừa làm giảm stress trong cuộc sống. Tuy nhiên ,theo tìm hiểu của chúng tôi và cuộc điều tra thưc tế về việc sử dụng facebook hiện nay thì thấy : có nhiều người sử dụng facebook quá nhiều lấn áp cả thời gian làm việc dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút hay có những người đưa các thông tin xấu truyền bá cho mọi người , còn có người dùng facebook làm công cụ trả thù ai đó,… Những hành động đó không chỉ ảnh hưởng không tốt cho chính người sử dụng mà còn làm ảnh hưởng tới người khác . Hiện tượng đó xảy ra là do người sử dụng chưa có nhận thưc đúng đắn về việc sử dụng facebook .Với những giải pháp được chúng tôi đưa ra trong đề tài , hy vọng sẽ phần nào giúp cho người dùng facebook nói chung đặc biệt là sinh viên tránh được các tác hại do facebook gây ra và phát triển những ưu điểm của facebook. Cuối cùng, chúng tôi mong các bạn sẽ sử dụng facebook một cách hiệu quả nhất. PHỤ LỤC PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC,CAO ĐẲNG Để tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của Facebook đối với sinh viên trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó để tìm ra những biện pháp góp phần giúp sinh viên sử dụng Internet, Facebook có định hướng đúng đắn, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu ý kiến của một số sinh viên tại trường Đại học, Cao đẳng của Việt Nam. Những ý kiến của bạn sẽ rất có ý nghĩa trong cuộc nghiên cứu của chúng tôi.Vì vậy, chúng tôi rất mong bạn cho biết ý kiến chân thành của mình thông quan việc trả lời các câu hỏi sau đây. Nếu bạn tán thành ý kiến trả lời nào thì đánh dấu X vào ô vuông. Nếu bạn không đồng ý xin để trống. Xin chân thành cảm ơn! I. Một số thông tin cá nhân 1. Họ và tên: …………………………………………………….......... 2. Giới tính : Nam ¨ Nữ ¨ 3. Năm sinh: ……… 4. Sinh viên năm thứ: ……… 5. Trường bạn đang học: ……………………………………………... II. Câu hỏi nghiên cứu: 1. Bạn có tham gia và sử dụng Facebook không? ¨ Có ¨ Không 2. Ngoài Facebook bạn có biết thêm những mạng xã hội khác không? ¨ Yume ¨ Mêm (yahoo) ¨ Twitter ¨ Zingme 3. Bạn sử dụng Facebook để làm gì? ¨ Thu thập thông tin chính trị, xã hội. ¨ Làm quen bạn mới, giữ liên lạc với bạn cũ ¨ Chia sẻ thông tin (hình ảnh, video, status) và tag ở bạn bè những thông tin về họ. ¨ Mua bán. kinh doanh ¨ Tìm kiếm việc làm ¨ Làm quiz, chơi game, nghe nhạc, xem phim, video clip ¨ Hỗ trợ học tập và làm việc ¨ Mục đích khác 4. Theo bạn, hệ quả của việc sử dụng Facebook là gì? ¨ Được nâng cao hiểu biết chính trị ¨ Được làm giàu thêm vốn xã hội ¨ Bị ảnh hưởng bởi các loại văn hóa phẩm không chính thống ¨ Được nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chia sẻ cộng đồng ¨ Được thể hiện bản thân và chia sẻ thông tin (hình ảnh, video, status) với bạn bè ¨ Bị phát tán các loại virus ¨ Được sử dụng các ứng dụng thú vị và có tính cộng đồng cao ¨ Có thêm cơ hội việc làm ¨ Phục vụ học tập ¨ Tăng hiệu quả của việc kinh doanh, mua bán trên mạng ¨ Quỹ thời gian cho học tập bị thu hẹp ¨ Quỹ thời gian cho nghỉ ngơi, gia đình bạn bè ở ngoài bị thu hẹp ¨ Thời gian biểu bị xáo trộn ¨ Hệ quả khác (xin ghi rõ) 5. Hiện nay trên Facebook có rất nhiều nhóm/ tổ chức tình nguyện tự phát hoặc những trang đóng góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai...., ý kiến của bạn về những trang/ nhóm này: ¨ Tôi tham gia nhiệt tình với những người bạn trên mạng vì đó là những hoạt động ý nghĩa và thiết thực. ¨ Tôi cũng biết nhưng không tham gia vì không có thời gian/ không tin tưởng vào tổ chức tự phát trên mạng... ¨ Tôi không quan tâm đến những nhóm này. 6. Trung bình thời gian bạn sử dụng Facebook hàng ngày là bao nhiêu? ¨ Không dùng ¨ Dưới 1 tiếng ¨ Từ 1 – 3 tiếng ¨ Từ 3 – 5 tiếng 7. Bạn phân bố thời gian sử dụng Facebook với thời gian học tập và làm việc như thế nào? ¨ Sử dụng Facebook tập trung trong một thời gian rồi học tập. ¨ Đang làm việc thì lướt web, sử dụng Facebook xen kẽ. ¨ Khi nào xong việc mới sử dụng Facebook ¨ Ý kiến khác (xin ghi rõ) 8. Nếu không có Facebook bạn cảm thấy thế nào? ¨ Khó chịu ¨ Hơi khó chịu ¨ Bình thường 9. Bạn cảm thấy thế nào khi nghe tin một số nhà cung cấp Internet chặn không cho người sử dụng Việt Nam vào Facebook? ¨ Không quan tâm ¨ Không hài lòng ¨ Hài lòng vì mình có thể tập trung vào những việc khác 10. Khi Facebook bị chặn bạn sẽ: ¨ Thôi không dùng nữa. ¨ Dùng các công cụ (Open DNS, Toolnets, các Website trung gian,...) để vào Facebook ¨ Chờ hết bị chặn sẽ sử dụng tiếp 12. Hiện nay trên Facebook đang tồn tại một số trang không lành mạnh, theo bạn mức độ ảnh hưởng của trang này đến sinh viên như thế nào? ¨ Rất ảnh hưởng ¨ Ảnh hưởng một phần ¨ Không ảnh hưởng 13. Bạn có ý kiến nghị gì về góp phần ngăn chặn các tác hại của Facebook hiện nay: Danh mục tài liêu tham khảo: Hiệu ứng facebook và cuộc cách mạng toàn cầu của mạng xã hội Tac giả: DAVID KIRKPATRICK Mục lục MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 Mục đích và nhiệm vụ đề tài 3 Phương pháp nghiên cứu đề tài 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 Kết cấu đề tài 4 Phần nội dung 5 Chương I: Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển facebook .. 5 1.1 Khái niệm 5 1.2 Sự hình thành và phát triển 6 1.2.1 Lịch sử hình thành 6 1.2.2 Quá trình phát triển 8 1.3 Sự du nhập facebook vào Việt Nam 15 Chương II: Tính hai mặt của facebook. 17 2.1 Tác động của facebook cho toàn xã hội 17 2.2 Tác động của facebook đối với đời sống sinh viên 19 2.2.1 Thực trạng sử dụng facebook của sinh viên hiện nay 19 2.2.2 Tác động đối với sinh viên 21 2.2.3 Một số nguyên nhân tồn tại 28 2.3 Một số kiến nghị để giảm thiểu tác hại của facebook 30 2.3.1 Đối với cá nhân 30 2.3.2 Đối với nhà quản lý 32 Kết luận. 32 Danh mục tư liệu tham khảo 39 Mục lục 39 HẾT.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_8982.docx