A. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, tuy bước đầu
còn gặp phải nhiều khó khăn nhưng Việt Nam _ một vùng đất có lịch sử đấu tranh
hào hùng, có truyền thống cần cù, sáng tạo và một sức trẻ năng động, sẽ tận dụng
những cơ hội mới, thách thức mới để ngày càng đổi mới _ trở thành một đất nước
có nền kinh tế sôi động, thu hút nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Với một nền kinh tế
thị trường mở rộng, Việt Nam đang ngày càng có nhiều công ty nước ngoài thâm
nhập vào thị trường, điều này đã làm cho thị trường Việt Nam trở nên sôi động và
có tính cạnh tranh gay gắt hơn. Những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng đã
có mặt tại Việt Nam như KFC, Gloria Jeans Coffees , ngày càng khẳng định tên
tuổi của mình với một hệ thống kinh doanh rộng khắp.
Trong bối cảnh như vây, một phương thức kinh doanh mới cũng đã xuất hiện
tại Việt Nam _ Nhượng Quyền Thương Mại ( Franchise ). Với phương thức kinh
doanh này, nhà đầu tư có thể sử dụng vốn của mình một cách hiệu quả và ít rủi ro,
phát triển nhanh thị trường, mở rộng thị trường và có được chổ đứng trong lòng
khách hàng.
Nhượng quyền thương mại đã có từ rất lâu trên thế giới, nhưng đây là một lĩnh
vực khá mới mẽ tại Viêt Nam. Có thể thuật ngữ “ nhượng quyền kinh doanh” hay
“ nhượng quyền thương mại” thì nhiều người đã nghe qua nhưng hiểu về hình
thức này thì không nhiều. Trên thế giới, có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã áp
dụng thành công hình thức kinh doanh này như Mc’Donald, KFC, Gloria Jeans
Coffees , từ đó đã tạo được thương hiệu mạnh có một vị thế chắc chắn trên thế
giới. Còn tại Việt Nam, những thương hiệu như: Phở 24, Cà phê Trung Nguyên
_ được coi là những thương hiệu mạnh và có tiềm năng phát triển cao nhưng lại
chưa có được một chỗ đứng và uy tín đối với khách hàng trong nước và thế giới.
Cà phê Trung Nguyên được coi là thương hiệu tiên phong trong việc áp dụng
phương thức kinh doanh này tại Việt Nam và đã gặp hái được nhiều thành công
trong nước lẫn quốc tế. Nhưng rồi sau đó là sự tụt hậu và mất kiểm soát trong hệ
thống nhượng quyền, để đến một ngày Trung nguyên không còn là một hệ thống
lớn mạnh như trước nữa.
Từ đó nhiều người sẽ tự hỏi rằng, hình thức kinh doanh này có thật sự phù hợp
với nước ta hay là nó có quá nhiều rủi ro? Do đâu mà những thương hiệu lớn trên
thế giới lại áp dụng hình thức này thành công đến như vậy, còn những thương hiệu
Việt Nam thì lại không?
Đó cũng chính là những câu hỏi mà nhóm chúng em rất muốn tìm hiểu và qua
đề tài NCKH này, chúng em mong có thể có thêm được những kiến thức về hình
thức kinh doanh Franchise và làm sao để áp dụng nó một cách thành công vào thị
trường Việt Nam.
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
- Giới thiệu một cách tổng quan về franchise_nhượng quyền thương mại trên thế
giới.
- Nêu những lý thuyết và những quy định pháp luật về franchise tại thị trường
Việt Nam.
- Đánh giá tình hình phát triển của hệ thống Franchise tại thị trường Việt Nam.
- Đưa ra những thành quả đã đạt được của các công ty kinh doanh theo mô hình
franchise tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận dụng kinh doanh theo mô hình của
các doanh nghiệp franchise tại TP Hồ Chí Minh.
- Xác định những hạn chế và thiếu xót của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí
Minh khi vân dụng mô hình kinh doanh franchise .
- Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả hoat
động kinh doanh franchise của các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh .
MỤC LỤC
LỜI MỞ DẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Franchise trên thế giới . 1
1.2. Khái niệm và phân loại Franchise
1.2.1. Khái niệm Franchise 4
1.2.2.Phân loại Franchise
A. Đại lý franchise độc quyền (Master franchise) 9
B. Franchise phát triển khu vực . 9
C. Bán cho từng cá nhân riêng lẻ 10
1.3. Quy định pháp luật về Franchise
1.3.1. Quy định pháp luật vế Franchise trên thế giới .11
1.3.2. Quy định pháp luật về Franchise tại Việt Nam .17
KẾT LUẬN CUỐI CHƯƠNG 1 . . 18
Chương 2:
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU _ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách
hàng đối với các thương hiệu đang nhượng quyền thương mại tại thành phố Hồ Chí
Minh thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi
2.1.1 Giới thiệu . 19
2.1.2. Sơ lược về sự hài lòng của khách hàng 19
2.1.3. Các nhân tố rút ra từ các Item trong khảo sát sự hài lòng của
khách hàng 20
2.1.4. Ước lượng mô hình hồi quy .25
2.2. Thực trạng nhượng quyền thương mại tại thành phố Hố Chí Minh
2.2.1. Sự thâm nhập Franchise vào Việt Nam . . 28
2.2 2. Thực trạng của hệ thống nhượng quyền
tại thành phố Hồ Chí Minh .30
2.3. Phỏng vấn đại diện của một số công ty tiêu biểu đang áp dụng hình thức
nhượng quyền thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Bài phỏng vấn số 1: TS LÝ QUÝ TRUNG_ Tổng giám đốc thương hiệu
PHỞ 24 & Giám đốc điều hành Nam An Group . .36
2.3.2. Bài phỏng vấn số 2: CAO MINH KIM KHÁNHTrưởng
phòng nhượng quyền của iSPACE 38
KẾT LUẬN CUỐI CHƯƠNG 2 41
Chương 3:
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3.1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình nghiên cứu việc
áp dụng hình thức Franchise của các doanh nghiệp tại thành
phố Hồ Chí Minh .42
3.2. Giải pháp trong quá trình nghiên cứu và phân tích số liệu
3.2.1. Đề xuất của nhóm dựa trên các nhân tố rút ra từ
mô hình hồi quy . 44
3.2.2. Giải pháp chung
A.Đối với các nhà nhượng quyền .47
B.Đối với các nhà nhận quyền . .48
C.Giải pháp chung . 49
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
76 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Franchise một số giải pháp phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì những vần đề kiện
tụng hay mất bạn hàng , mất đối tác là điều không thể tránh khỏi .
Nguyên nhân sâu xa nữa là các nhà nhượng quyền Việt Nam khi nhượng quyền quốc
tế còn khá đơn độc. Trong khi các thông tin hiểu biết thị trường, năng lực tài chính, kinh
nghiệm quản lý, vận hành hệ thống … còn rất hạn chế thì các doanh nghiệp này thường
tự giải quyết để phát triển hệ thống của mình. Vai trò của nhà nước, các tổ chức liên quan
đến nhượng quyền Việt Nam dường như đứng ngoài các họat động này. Do vậy, những
doanh nghiệp Việt Nam tiên phong này cần sự đồng hành của cả một đất nước. Nhà nước,
các tổ chức và luật pháp … cần phải có những kế họach dài hạn, hỗ trợ và vun đắp cho
các hệ thống nhượng quyền còn non trẻ này để hệ thống nhượng quyền Việt Nam phát
triển hơn nữa.
Tuy nhiên , hiện nay đã có một số tổ chức, hiệp hội thực hiện quảng bá, xúc tiến họat
động nhượng quyền như Câu lạc bộ Nhượng quyền thương mại Việt Nam , Phòng
Thương mại Công nghiệp Việt Nam , Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố
Hồ Chí Minh… thông qua các buổi hội thảo, triển lãm tại Việt Nam và tổ chức cho các
doanh nghiệp trong nước tham gia các buổi hội thảo, triển lãm về nhượng quyền của
nước ngòai nhằm tìm kiếm đối tác kinh nghiệm. Mặt khác, chính phủ cũng phát triển dự
án “Hỗ trợ phát triển mạng lưới bán lẻ Việt Nam” trong đó có họat động hỗ trợ các doanh
nghiệp Việt Nam xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại
được thực hiện từ tháng 5 năm 2006 . Tất cả như là những nỗ lực nhằm xây dựng và phát
triển hệ thống nhượng quyền Việt Nam mạnh về chiều rộng và chiều sâu.
3.2. Giải pháp trong quá trình nghiên cứu và phân tích số liệu
3.2.1. Đề xuất của nhóm dựa trên các nhân tố rút ra từ mô hình hồi quy:
1.Chất lượng: Quan tâm đến chất lượng, quản lý chất lượng chính là một trong những
phương thức tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lơi trong sự cạnh tranh gay gắt
trên thương trường nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
53 PL
Chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì:
a. Tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua:
Mỗi sản phẩm có rất nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau. Các thuộc tính này được
coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mối doanh nghiêp.
Khách hàng quyết định lựa chọn mua hàng vào những sản phẩm có thuộc tính phù hợp
với sở thích, nhu cầu và khả năng, điều kiện sử dụng của mình. Họ so sánh các sản phẩm
cùng loại và lựa chọn loại hàng n ào có những thuộc tính kinh tế - kỹ thuật thỏa mãn
những mong đợi của họ ở mức cao hơn. Bởi vậy sản phẩm có các thuộc tính chất lượng
cao là một trong nhữngcăn cứ quan trọng cho quyết định mua hàng và nâng cao khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
b. Nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho doanh nghiêp trện thị trường:
Khi sản phẩm chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra
một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản phẩm. Nhờ đó
uy tín và danh itếng của doanh nghiệp được nâng cao, có tác động to lớn đến quyết định
lựa chọn mua hàng của khách hàng.
2.Marketing: là yếu tố quan trong thứ hai tác động đến sự hài lòng của khách hàng. Chiến
lược marketing được doanh nghiệp sử dụng xoay quanh điều vẫn thường gọi là 4P của
marketing: sản phẩm, xúc tiến, giá cả và phân phối.
- Sản phẩm: chiến lược sản phẩm sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng loại hàng hóa riêng biệt
và khách hàng. Một vài sản phẩm có thể thành công trong khu vực này, nhưng ở những
nơi khác lại bị thờ ơ. Vì vậy các sản phẩm phải được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp và
bán ra theo chiến lược được thiết kế đặc biệt. Như McDonald`s các khẩu phần thức ăn
của thực đơn là giống nhau toàn thế giới nhưng một số món được chế biến để cung cấp
đặc biệt cho khẩu vị của địa phương. Việt Nam là một nước có trên 54 dân tộc, với nền
văn hóa đa dạng, vì vậy doanh nghiệp nhượng quyền cần phải có những sản phẩm đặc sắc
và phù hợp với nhu cầu địa phương.
54 PL
- Xúc tiến: xúc tiến là quá trình của việc kích cầu cho hàng hóa và dịch vụ của công ty.
Cũng như những công ty khác, các công ty nhượng quyền chiêu thị các hàng hóa và dịch
vụ thông qua việc quản cáo, tài trợ…
- Định giá: việc định giá các sản phâm, dịch vụ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố
xuất hiện trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm. Một điều khác biệt giữa các doanh
nghiệp nhượng quyền với các doanh nghiệp khác là giá của các sản phẩm, dịch vụ phải
giống nhau trong cùng một hệ thống nhượng quyền, do đó đây là một thách thức đối với
các doanh nghiệp, đòi hỏi sự nghiên cứu, đánh giá hết sức thận trọng và kỹ lưỡng, sao
cho mức giá đó được khách hàng chấp nhận dù ở bất cứ vị trí địa điểm nào.
- Phân phối: phân phối là quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dung
cuối cùng. Quá trình này thường không giống nhau, nó phụ thuộc vào chiến lược công ty,
loại sản phẩm. bên cạnh đó nó thường được thiết kế sao cho phù hợp với từng loại thị
trường để tiết kiệm được chi phí tố đa cho doanh nghiệp nhưng vẫn đẩy nhanh tốc độ
phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
3.Không gian-kiến trúc: Không gian- kiến trúc có một vai trò quan trọng không kém
trong mô hinh hồi quy trên. Khi doanh nghiệp tìm được vị trí thuận lợi để đặt cửa hàng
thì sẽ dễ thu hút được sự chú ý của khách hàng hơn, đồng thời góp phần tăng sử thuận
tiện cho khách hàng khi đến với cửa hàng. Mặt khác, mỗi cửa hàng trong hệ thống
franchise cần được thiết kế mang phong cách riêng của cửa hàng, nhưng vẫn thể hiện
được dấu ấn của doanh nghiệp. Sao cho khách hàng dù đến bất cứ cửa hàng nào cũng có
thể tìm được nét quen thuộc vốn có của nó.
4.Phong cách phục vụ : Các doanh nghiệp được đánh giá là có chuyên nghiệp hay không
chính là thông qua phong cách phục vụ của nhân viên. Cho dù các doanh nghiệp có đưa
ra bất cứ kiểu dịch vụ khách hàng nào-lớn hay nhỏ, đắt hay rẻ , quy mô hay không quy
mô. Nhưng nếu doanh nghiệp thực hiện nó với một phong cánh nhất định. Khách hàng sẽ
hài lòng và chú ý đến dịch vụ khách hàng của các doanh nghiệp nhiều hơn thông qua
phong cánh mà bạn thực hiện. phong cách có nghĩa là doanh nghiệp thực hiện các công
việc bán hàng theo cách riêng biệt nào đó của riêng doanh nghiệp. dưới đây là 6 yếu tố
mà doanh nghiệp nên đặt vào phong cánh của mình.
1. Ban tặng khách hàng một nụ cười, bạn sẽ nhận được nhiều điều giá trị
55 PL
2. Lấy lại niềm kiêu hãnh trong công việc phục vụ khách hàng
3. Thay đổi những thông lệ xấu
4. Thay đổi những nhìn nhận, quan điểm của bạn
5. Tỏ thái độ gần gũi hơn với các khách hàng
6. Nỗ lực duy trì thái độ chăm sóc khách hàng
5.Thương hiệu: Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một chiến lược marketing nào cũng là
nhằm tạo ra sự trung thành với thương hiệu. doanh nghiệp muốn khách hàng luôn trung
thành với mình bất kể giá cả những đối thủ cạnh tranh đưa ra như thế nào hay những sản
phẩm, dịch vụ thay thế sản phẩm của bạn đầy rẫy trên thị trường. Sự trung thành với
thương hiệu bắt đầu với quyết định mua hàng. Trong lần mua hàng thứ nhất, khách hàng
chỉ đơn giản có một nhu cầu và nhận thức được về doanh nghiệp (hay sản phẩm của
doanh nghiệp) và thực hiện nhu cầu của mình. Bằng việc mua hàng này bạn đã có cơ hội
bắt đầu tạo ra sự trung thành với thương hiệu của mình.
3.2.2. Giải pháp chung
A.Đối với các nhà nhượng quyền:
• Xây dựng thương hiệu mạnh và hoàn thiện hệ thống nhận diện
Thương hiệu là tài sản vô giá của hệ thống franchise. Muốn phát triển hệ thống franchise,
nhà nhượng quyền cần phải đầu tư phát triển hệ thống của mình, nâng cao thương hiệu và
gây được sự chú ý trên thị trường. Đồng thời mô hình này cần phải có được sự trải
nghiệm thành công, sự chuyển giao rõ ràng, để từ đó góp phần xây dựng một hệ thống
đồng nhất giống như ban đầu.
• Xây dựng chi tiết hồ sơ nhượng quyền
Những quy định trọng hợp đồng nhượng quyền cần được đưa ra chi tiết, dễ hiểu, rõ ràng;
vì đó là những tài liệu ràng buộc giữa nhà nhượng quyền và nhận quyền. Những yêu cầu
với nhà nhận quyền cũng cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng sao cho phù hợp với
yêu cầu của bên nhượng quyền giúp giảm thiểu rủi ro và thành công trong quá trình kinh
doanh.
• Chuẩn bị đầy đủ qui trình vận hành, đào tạo và xây dựng địa điểm đào tạo chuẩn
Những yếu tố đầu tiên trong mô hình nhượng quyền là quy trình vận hành, nó giúp cho
doanh nghiệp có thể quản lý được hệ thống của mình sao cho đồng nhất với các mô hình
56 PL
khác. Nhà nhượng quyền cần phải chuẩn bị và trao đổi một cách kỹ lưỡng với bên nhận
quyền về sự vận hành của hệ thống. Bước đầu tiên là cần phải đào tạo nhân viên một cách
khoa học, từ đó tạo sợi dây liên kết giữa cả hai bên. Địa điểm cũng là một yếu tố quan
trọng, đó là bộ mặt của hệ thống. Do đó một địa điểm tốt sẽ gây được ấn tượng tốt.
• Hỗ trợ đại lý thực hiện các tiêu chuẩn đã cam kết
Những tiêu chuẩn đã cam kết được quy định trong hợp đồng là sự ràng buộc của bên
nhận quyền đối với bên nhượng quyền. Tuy nhiên trong tình hình khó khăn hiện nay, nhà
nhượng quyền có trách nhiệm phải hỗ trợ và giúp đỡ bên nhận quyền để hệ thống có thể
vận hành đúng như quy định. Sự giúp đỡ và chia sẻ khó khăn với bên nhận quyền sẽ giúp
cho mối quan hệ hai bên ngày càng trở nên tốt đẹp.
• Xây dựng mối quan hệ thân thiết với các đại lý NQ
Một trong những sợi dây liên kết đó là việc đào tạo nhân viên. Việc đào tạo này nhằm
duy trì mối quan hệ, chia sẻ thông tin giữa cả hai bên, từ đó sẽ hình thành nên một đội
ngũ nhân viên chuyên nghiệp nắm bắt được những giá trị của thương hiệu, niềm tin
thương hiệu, sẽ ngày càng được củng cố và phát triển trong hệ thống.
B.Đối với các nhà nhận quyền:
• Nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền
Nhà nhận quyền cần phải nắm rõ những thông tin về bên nhượng quyền như tình hình
kinh doanh, giá trị thương hiệu như hiện nay, thị trường và sự phân khúc thị trường, tốc
độ phát triển của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống trong vài năm qua, những ưu
điểm nổi bậc của hệ thống này so với những hệ thống trong cùng lĩnh vực và những định
hướng phát triển của hệ thống trong thời gian sắp tới; bên cạnh đó, những lợi ích mà nhà
nhận quyền được hưởng như chính sách hỗ trợ, chính sách phát triển thị trường và đào
tạo nhân viên… Việc nắm rõ các thông tin trên sẽ giúp cho doanh nghiệp có được cái
nhìn toàn diện đối với bên nhượng quyền.
Trong hồ sơ nhượng quyền do bên nhượng quyền thiết lập, những quy định về các điều
khoản như: địa điểm, vị trí và không gian địa lý, chính sách đầu tư, các quy định về sự
vận hành, yêu cầu sản phẩm, và quy định về cấp phép kiểm tra… Nhà nhận quyền cần
phải nghiên cứu kỹ. Từ đó, nhà nhận quyền đưa ra các câu hỏi cho nhà nhượng quyền và
57 PL
lắng nghe sự trả lời. tuy nhiên, những quy định trong hợp đồng nhượng quyền cần phải
thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục đối với luật pháp Việt Nam.
• Đánh giá các yếu tố, điều kiện ban đầu khi thực hiên hợp đồng nhượng quyền
Khi kinh doanh, lợi nhuận là điều mà các doanh nghiệp đều mong muốn có được. Do đó,
để kinh doanh dưới hình thức franchise một cách thành công nhà nhận quyền cần phải
đánh giá được các yếu tố, điều kiện của bên nhượng quyền. Thương hiệu là yếu tố quan
trọng để tạo nên sự thành công, thương hiệu mạnh đồng nghĩa với sự lớn mạnh của hệ
thống. Bên cạnh đó, những điều kiện hỗ trợ từ phía nhà nhượng quyền sẽ giúp cho mô
hình kinh doanh của nhà nhận quyền phát triển một cách tốt đẹp hơn.
• Tuân thủ các qui định trong hợp đồng nhượng quyền
Như đã nói ở trên, những điều khoản được quy định trong hợp đồng nhượng quyền là sự
ràng buộc giữa cả hai bên nhượng quyền và nhận quyền. Đó là sự cam kết, sự tin tưởng
lẫn nhau. Sự phát triển đồng nhất của hệ thống là phụ thuộc vào sự tuân thủ các quy định
của nhà nhận quyền. Đồng thời những quy định đó cũng là những yếu tố giúp cho nhà
nhận quyền vận hành được doanh nghiệp của mình một cách thành công.
• Hợp tác toàn diện
Để có được sự hợp tác toàn diện, bên nhận quyền và nhượng quyền đều phải chia sẻ
thông tin cho nhau khi doanh nghiệp gặp bất kỳ khó khăn nào thì phải thông báo để nhà
nhượng quyền kịp thời giúp đỡ và khắc phục. Trong nhiều mặt của hệ thống như sự vận
hành, nhân viên, cách quản lý… cả hai bên cần phải trao đổi kinh nghiệm cho nhau. Có
như thế thì hệ thống mới trở thành một khối đồng nhất.
• Lâu dài
Sự tin tưởng giữa cả hai bên sẽ giúp cho mối liên hệ ngày càng trở nên than thiết. Một hệ
thống muốn tồn tại lâu dài thì trước hết phải làm cho mối liên hệ đó trở nên thân thiết hơn,
gần gũi hơn và lâu dài hơn. Nhà nhận quyền muốn doanh nghiệp của mình có thể tồn tại
thì cần phải có sự hợp tác lâu dài với bên nhượng quyền để từ đó nhận được sự giúp đỡ
một cách toàn diện, làm cho doanh nghiệp của mình phát triển lâu dài.
C.Giải pháp chung
• Hoàn thiện hệ thống pháp lý về nhượng quyền
58 PL
Xây dựng khuôn pháp lý rõ ràng, minh bạch để các doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài để các doanh nghiệp theo đó mà hoạt động có hiệu quả là điều mà Chính phủ nước
ta cần phải thực hiện. Trong một số vấn đề “nhạy cảm” của hệ thống nhượng quyền thì
pháp luật vẫn chưa có những quy định rõ ràng.
Hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang kinh doanh dưới hình thức franchise
khá nhiều, trong khi đó doanh nghiệp trong nước còn có nhiều hạn chế. Chính phủ cần
phải hỗ trợ thêm nữa đối với các doanh nghiệp trong nước
• Thành lập Hiệp hội Nhượng quyền Việt Nam
Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh chưa có một hiệp hội nào được thành lập nhằm hỗ
trợ các doanh nghiệp trong việc kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền. Thành lập
Hiệp hội nhượng quyền sẽ giúp cho doanh nghiệp có được một nơi để trao đổi kinh
nghiệm, mở rộng quan hệ để có thể phát triển. Bên cạnh đó nhà nước cần phải hỗ trở để
xây dựng và phát triển hiệp hội đó.
• Nâng cao năng lực quản lý chất lượng trong chuỗi hệ thống và bảo vệ bản quyền
thương hiệu
Hiện nay vấn đề sở hữu trí tuệ của chủ thương hiệu như nhãn hiệu, thương hiệu , biểu
tượng, thiết kế và một số chi tiết khác vẫn còn gặp nhiều khó khăn để nghiên cấm, sao
chép dưới bất kỳ hình thức nào, chủ thương hiệu phải đăng ký bản quyền đối với thương
hiệu của mình, nhằm bảo vệ hệ thống của chính mình. Bên cạnh đó năng lực quản lý
chất lượng cần phải được nâng cao, có như vậy mới đảm bảo được uy tín của thương hiệu
và hệ thống. Chất lượng là sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách cao nhất,
đó là yếu tố để đánh giá được thương hiệu của doanh nghiệp.
• Quan tâm nhiều hơn đến chất lượng quan hệ và chất lượng chuyển giao.
Một hệ thống phát triển đồng nhất phải có được chất lượng quan hệ và chất lượng chuyển
giao tốt. Chất lượng quan hệ ở đây là mối liên hệ giữa cả hai bên được đánh giá bằng sự
tin tưởng, sự cam kết và sự tôn trọng lẫn nhau. Yếu tố chuyển giao là yếu tố cần thiết
trong hệ thống nhượng quyền. Nhà nhượng quyền có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ
công thức kinh doanh, cách vận hành, bí quyết… cho nhà nhận quyền. Có như thế sự
chuyển giao mới được coi là đồng nhất giữa các nhà nhận quyền.
59 PL
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và đặc biệt là khủng hoảng toàn cầu như hiện
nay,với việc sử dụng phương thức nhượng quyền thương mại để mở rộng mạng lưới bán
hàng, khai thác và kết hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp nhỏ trở thành hệ thống có
qui mô lớn và có trình độ tổ chức cao đang ngày một phát triển, như thương hiệu Cà phê
Trung Nguyên có trên 1.000 cửa hàng, Nam An Group có 12 cửa hàng Phở 24, Thương
hiệu Kinh Đô với hàng chục hiệu bánh "Kinh Đô Bakery"…Nhiều doanh nghiệp đang có
chương trình hình thành và phát triển mạnh hệ thống chuỗi theo phương thức nhượng
quyền như Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ G7 với hệ thống phân phối G7 Mart
(bao gồm các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, TTTM), Công ty cổ phần Hoang Corp. với hệ
thống cửa hàng tiện lợi 24-Seven, Công ty TNHH Phạm Trang với hệ thống cửa hàng
tiện lợi Small Mart 24h/7...Tuy nhiên, để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp
nhượng quyền phải không ngừng nâng cao chất lượng, sản phẩm và dịch vụ đáp ứng
được mọi nhu cầu thị hiếu của nhiều nhóm khách hàng.
Qua đề tài nghiên cứu này, nhóm chúng em đã nghiên cứu và đưa ra các thiếu sót ,
hạn chế của mô hình kinh doanh này đối với các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí
Minh, từ đó nêu ra những giải pháp đối với hệ thống nhượng quyền.
Tuy nhiên, do lần đầu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nên chúng em còn gặp
nhiều sai sót, hạn chế. Đồng thời, do điều kiện học tập, nhóm chỉ thực hiện trong phạm vi
thành phố Hồ Chí Minh và còn nhiều giới hạn.
60 PL
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SÁCH:
1.1. Mua Franchise – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam _ TS Lý
Quí Trung _ NXB Trẻ 7/2007
1.2. Franchise – Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh
_ TS Lý Quý Trung _ NXB Trẻ 7/2007
1.3. Franchise – Chọn hay Không? _ Nguyễn Khánh Trung _ NXB Đại Học
Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh 7/2008
1.4. Tìm Hiểu Luật Thương mại _ Luật gia Nguyễn Văn Thông _ NXB Tổng
Hợp Đồng Nai 2007
1.5. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS_ Hoàng Trọng ( Chủ biên) _ NXB
Hồng Đức 2008
2. WEBSITE:
2.1. www.franchise.com
2.2. www.pho24.com.vn
2.3. www.trungnguyen.com.vn
2.4.
2.5.
2.6.
&id=19&Itemid=25
2.7.
OME
2.8.
2.9.
Detail.aspx?id=44658
61 PL
PHỤ LỤC 1
Bảng 1.1: Hệ thống nhượng quyền và số cửa hàng nhượng quyền ở một số
nước trên thế giới đến năm 2006
Quốc Gia Hệ Thống Nhượng
Quyền
Số Cửa Hàng
Nhượng Quyền
Ấn Độ 850 48.000
Anh 718 31.300
Áo (2004) 370 6.380
Archentina 300 10.000
Ba Lan 210 13.500
Bỉ 100 3.500
Bồ Đào Nha 489 8.500
Brazil (2005) 971 61.458
Canada 850 80.000
Columbia 120 4.667
Cộng hòa Séc 90 300
Đan Mạch 128
Đức 880 45.200
Hà Lan 453 19.600
Hongkong 74 2.700
Hungari 300
Hy Lạp 430 6.540
Lavita 8
Malaysia (2004) 321
Mexico (2005) 720 462.000
Morocco 308
Mỹ 1.500 767.483
Nam Phi 391 22.609
62 PL
NewZealand 350
Nga 154 2.200
Nhật Bản (2004) 1.088 225.957
Phần Lan 177 3.666
Pháp 929 69.339
Philippines (2003) 850 68.000
Singapore 380 3.000
Slovenia 106 980
Tây Ban Nha 650 42.554
Thổ Nhĩ Kỳ 360
Thụy Điển 300 9.600
Thụy Sĩ 180
Trung Quốc 2.100 120.000
Úc 720 50.600
Việt Nam (2004) 70
Ý (2005) 735 54.893
Nguồn: Theo điều tra của WFC được thực hiện bởi EFF;
Tháng 10-2006
63 PL
PHỤ LỤC 2
LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯỢNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Số: 35/2006/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----- o0o -----
Hà Nội , Ngày 31 tháng 03 năm 2006
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết Luật Thương mại
về hoạt động nhượng quyền thương mại
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại trên
lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài tham gia
vào hoạt động nhượng quyền thương mại.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động
liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, ngoài những quy định tại Điều 7 Nghị định này, chỉ
được thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp
đó được kinh doanh dịch vụ phân phối theo cam kết quốc tế của Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Bên nhượng quyền" là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền
thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
2. "Bên nhận quyền" là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền
thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.
3. "Bên nhượng quyền thứ cấp" là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã
nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp.
4. "Bên nhận quyền sơ cấp" là thương nhân nhận quyền thương mại từ Bên nhượng quyền ban
đầu. Bên nhận quyền sơ cấp là Bên nhượng quyền thứ cấp theo nghĩa của khoản 3 Điều này
trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
5. "Bên nhận quyền thứ cấp" là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ Bên nhượng quyền
thứ cấp.
6. "Quyền thương mại" bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:
a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công
việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy
64 PL
định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng
kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;
c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng
nhượng quyền thương mại chung;
d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng
phát triển quyền thương mại.
7. "Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại" là công việc kinh doanh do Bên
nhận quyền tiến hành theo hợp đồng nhượng quyền thương mại.
8. "Hợp đồng phát triển quyền thương mại" là hợp đồng nhượng quyền thương mại theo đó Bên
nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của
mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa
lý nhất định.
9. "Quyền thương mại chung" là quyền do Bên nhượng quyền trao cho Bên nhượng quyền thứ
cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho các Bên nhận quyền thứ cấp. Bên nhận quyền thứ
cấp không được phép cấp lại quyền thương mại chung đó nữa.
10. "Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp" là hợp đồng nhượng quyền thương mại ký
giữa Bên nhượng quyền thứ cấp và Bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung.
Điều 4. Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối
với hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi cả nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Quản lý thống nhất về mặt nghiệp vụ và hướng dẫn thực hiện các chính sách, quy định của
pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại; tổ chức đăng ký hoạt động nhượng quyền
thương mại;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá, báo cáo lên cơ
quan cấp trên có thẩm quyền về các hoạt động nhượng quyền thương mại;
c) Kiến nghị với Chính phủ ban hành mới hoặc ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi,
bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại.
2. Bộ Tài chính trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn về chế
độ thuế áp dụng đối với hoạt động nhượng quyền thương mại và lệ phí đăng ký hoạt động
nhượng quyền thương mại.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với
hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương
mại;
b) Chỉ đạo Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch tổ chức đăng ký hoạt động nhượng quyền
thương mại theo thẩm quyền, kiểm tra, kiểm soát và báo cáo định kỳ hoạt động nhượng quyền
thương mại trên địa bàn về Bộ Thương mại.
65 PL
Chương II
HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Mục 1
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Điều 5. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài,
thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất
01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
2. Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại
Điều 18 của Nghị định này.
3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định
tại Điều 7 của Nghị định này.
Điều 6. Điều kiện đối với Bên nhận quyền
Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp
với đối tượng của quyền thương mại.
Điều 7. Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại
1. Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ
không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
2. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh
mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được
cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều
kiện kinh doanh.
Mục 2
CUNG CẤP THÔNG TIN
VÀ HỢP ĐỒNG TRONG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Điều 8. Trách nhiệm cung cấp thông tin của Bên nhượng quyền
1. Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu
và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là
15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không có
thỏa thuận khác. Các nội dung bắt buộc của bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại do Bộ
Thương mại quy định và công bố.
2. Bên nhượng quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho tất cả các Bên nhận quyền về mọi thay
đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền thương mại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền.
3. Nếu quyền thương mại là quyền thương mại chung thì ngoài việc cung cấp thông tin theo quy
định tại khoản 1 Điều này, Bên nhượng quyền thứ cấp còn phải cung cấp cho bên dự kiến nhận
quyền bằng văn bản các nội dung sau đây:
a) Thông tin về Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình;
b) Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
c) Cách xử lý các hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp trong trường hợp chấm dứt hợp
đồng nhượng quyền thương mại chung.
Điều 9. Trách nhiệm cung cấp thông tin của bên dự kiến nhận quyền
Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho Bên nhượng quyền các thông tin mà Bên nhượng
quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định việc trao quyền thương mại cho Bên dự kiến nhận
quyền.
66 PL
Điều 10. Các đối tượng sở hữu công nghiệp trong nhượng quyền thương mại
1. Trường hợp Bên nhượng quyền chuyển giao cho Bên nhận quyền quyền sử dụng các đối
tượng sở hữu công nghiệp và các nội dung của quyền thương mại thì phần chuyển giao quyền sử
dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại.
2. Phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Điều 11. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại
có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nội dung của quyền thương mại.
2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Điều 12. Ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền
từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả
thuận.
Điều 13. Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại
1. Thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.
2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận trong các
trường hợp quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
Điều 14. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên
có thoả thuận khác.
2. Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử
dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí
tuệ.
Điều 15. Chuyển giao quyền thương mại
1. Bên nhận quyền được chuyển giao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền khác khi
đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Bên dự kiến nhận chuyển giao đáp ứng các quy định tại Điều 6 của Nghị định này;
b) Được sự chấp thuận của Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình (sau đây gọi
tắt là Bên nhượng quyền trực tiếp).
2. Bên nhận quyền phải gửi yêu cầu bằng văn bản về việc chuyển giao quyền thương mại cho
Bên nhượng quyền trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của
Bên nhận quyền, Bên nhượng quyền trực tiếp phải có văn bản trả lời trong đó nêu rõ:
a) Chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền;
b) Từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền theo các lý do quy định tại
khoản 3 Điều này.
Trong thời hạn 15 ngày nêu trên, nếu Bên nhượng quyền trực tiếp không có văn bản trả lời thì
được coi là chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền.
3. Bên nhượng quyền trực tiếp chỉ được từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên
nhận quyền khi có một trong các lý do sau đây:
a) Bên dự kiến nhận chuyển giao không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính mà bên dự kiến
nhận chuyển giao phải thực hiện theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
67 PL
b) Bên dự kiến nhận chuyển giao chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn của Bên nhượng
quyền trực tiếp;
c) Việc chuyển giao quyền thương mại sẽ có ảnh hưởng bất lợi lớn đối với hệ thống nhượng
quyền thương mại hiện tại;
d) Bên dự kiến nhận chuyển giao không đồng ý bằng văn bản sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của Bên
nhận quyền theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
đ) Bên nhận quyền chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Bên nhượng quyền trực tiếp, trừ trường
hợp bên dự kiến nhận chuyển giao cam kết bằng văn bản thực hiện các nghĩa vụ đó thay cho Bên
nhận quyền.
4. Bên chuyển giao quyền thương mại mất quyền thương mại đã chuyển giao. Mọi quyền và
nghĩa vụ liên quan đến quyền thương mại của Bên chuyển giao được chuyển cho Bên nhận
chuyển giao, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Điều 16. Đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại
1. Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong
trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 của Luật Thương mại.
2. Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong
các trường hợp sau đây:
a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo
quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương
thức nhượng quyền thương mại.
b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của
hệ thống nhượng quyền thương mại.
d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu
cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.
Mục 3
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Điều 17. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương
nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với
cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký
hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền
thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
Điều 18. Phân cấp thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Bộ Thương mại thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sau đây:
a) Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền
thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam;
b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền
thương mại từ lãnh thổ Việt Nam vào Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương
nhân dự kiến nhượng quyền đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký đối với hoạt động nhượng
quyền thương mại trong nước trừ hoạt động chuyển giao qua ranh giới Khu chế xuất, Khu phi
thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 19. Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
68 PL
Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm:
1. Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại
hướng dẫn.
2. Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.
3. Các văn bản xác nhận về:
a) Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường
hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo
hộ.
4. Nếu giấy tờ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì
phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan công chứng ở trong nước hoặc cơ quan đại diện
ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 20. Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền
thương mại theo thủ tục sau đây:
a) Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng
quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
c) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến
nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
d) Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ
sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
đ) Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc
đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được
thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Điều 21. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký trong hoạt động nhượng quyền thương mại
Khi có sự thay đổi các thông tin đã đăng ký quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Nghị
định này, Bên nhượng quyền có trách nhiệm thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi
đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có thay đổi
các thông tin đã đăng ký.
Điều 22. Xóa đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân bị xóa trong những trường
hợp sau đây:
a) Thương nhân kinh doanh nhượng quyền thương mại ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi ngành
nghề kinh doanh;
b) Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Cơ quan thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm công bố công
khai việc xoá đăng ký này.
Điều 23. Lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Bên dự kiến nhượng quyền thương mại phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương
mại. Mức thu lệ phí và chế độ quản lý, sử dụng lệ phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
69 PL
Mục 4
HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 24. Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm sau đây thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định;
b) Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;
c) Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại
Nghị định này;
d) Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực;
đ) Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
e) Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại;
g) Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
h) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra,
thanh tra;
i) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.
2. Trường hợp thương nhân kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại có hành vi
vi phạm gây thiệt đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì phải bồi thường thiệt hại
theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính
Thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 24 của
Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 26. Khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại,
nộp thuế và lệ phí, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động nhượng quyền thương
mại theo quy đinh của pháp luật về khiếu nại.
2. Cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương
mại theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Quy định chuyển tiếp
Các hoạt động nhượng quyền thương mại đã được thực hiện trước thời điểm Nghị định này có
hiệu lực phải làm thủ tục đăng ký theo quy định của Nghị định này trong thời hạn 03 tháng, kể từ
ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 28. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ các quy
định trước đây có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại trái với những quy định tại
Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi
hành Nghị định này./.
70 PL
PHỤ LỤC 3
Đăng ký nhượng quyền thương mại (Theo Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 1/3/2006 của
Chính phủ, Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại)
I. ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI
SỞ THƯƠNG MẠI :
* Hồ sơ gồm có :
1. Đơn đăng ký nhượng quyền Thương mại (theo mẫu MĐ-2 tại phụ lục II của Thông tư
09 của BTM).
2. Bản giới thiệu về nhượng quyền Thương mại (theo mẫu tại phụ lục III của Thông tư 09
của BTM)
3. Bản sao có công chứng giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư.
4. Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc
tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng Sở hữu Công
nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
5. Giấy tờ chứng minh việc chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên
nhượng quyền ban đầu, trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên
nhượng quyền thứ cấp (trường hợp tại điểm 2.4.5 được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải
dịch ra tiếng việc và được công chứng bởi cơ quan công chứng nhà nước)
* Thời gian giải quyết : Là 15 ngày làm việc.
II. ĐĂNG KÝ LẠI HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:
Trường hợp Thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền Thương mại trong nước mà
chuyển trụ sở chính sang tỉnh khác, thương nhân đăng ký lại hoạt động nhượng quyền Thương
mại tại cơ quan đăng ký nơi mình chuyển đến.
* Hồ sơ đăng ký như trên
- Trong hồ sơ phải có thêm Thông báo chấp thuận trước đây của cơ quan đăng ký nơi
thương nhân đã đăng ký kinh doanh.
III. THÔNG BÁO THAY ĐỔI THÔNG TIN TRONG GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT
ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI :
- Khi có thay đổi về thông tin đã đăng ký tại phần A bản giới thiệu về nhượng quyền
Thương mại. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thay đổi thương nhân phải thông báo cho cơ
quan đăng ký nơi mình đã đăng ký hoạt động nhượng quyền Thương mại về những thay đổi đó
trong mẫu TB-5 tại phụ lục II của Thông tư 09.
71 PL
- Cơ quan đăng ký bổ sung tài liệu vào hồ sơ đã đăng ký hoạt động nhượng quyền
Thương mại của Thương nhân.
IV. XOÁ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:
- Trong những Trường hợp sau :
+ Thương nhân kinh doanh nhượng quyền Thương mại ngừng kinh doanh hoặc chuyển
đổi ngành nghề kinh doanh.
+ Thương nhân bị thu hồi giấy CN đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư .
- Trong thời hạn 5 ngày kề từ ngày xóa đăng ký Theo mẫu TB-6B, đồng thời cập nhật
thông tin lên trang thông tin điện tử của Bộ Thương mại.
* Lệ phí : Đăng ký hoạt động nhượng quyền Thương mại theo quy định Bộ Tài chính.
Mẫu đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại ( được đính kèm trang sau)
- Mẫu 1: Mẫu đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền nộp tại Sở Thương Mại, áp
dụng cho doanh nghiệp tại Việt Nam dự kiến nhượng quyền trong nước.
- Mẫu 2: Mẫu đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền nộp tại Bộ Công Thương, áp
dụng cho doanh nghiệp tại Việt Nam dự kiến nhượng quyền ra nước ngoài hoặc
doanh nghiệp nước ngoài dự kiến nhượng quyền tại Việt Nam.
72 PL
PHỤ LỤC 4
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING
BẢNG CÂU HỎI
KHẢO SÁT
Xin chào anh chị, chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ Đại Học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh,
hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu về đề tài:
Franchise _ Một số giải pháp phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh.
Kính mong anh chị dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây, tất cả những
thông tin hồi đáp của anh (chị) rất quan trọng đối với đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Xin chân
thành cảm ơn anh (chị).
PHẦN I:
Xin anh (chị) vui lòng cho biết đôi nét về bản thân và công việc của anh (chị):
1. Họ và tên: ……………………………………………. - Nam/Nữ
2. Năm sinh : ………………………- Điện thoại: …………………………….
3. Địa chỉ : ……………………………………………………………………..
4. Nghề nghiệp: …………………………………………………………………
5. Đơn vị công tác: ……………………………………………………………...
6. Mức thu nhập của anh chị là bao nhiêu?
( ) < 3tr ( ) từ 3-5tr ( ) từ 5-7tr ( ) từ 7tr trở lên
PHẦN II:
1.Anh (chị) đã biết đến hoặc nghe ai nói về franchise bao giờ hay chưa?
( ) Đã biết rõ ( ) Chỉ nghe qua ( ) Chưa bao giờ
2.Anh (chị) biết đến franchise qua phương tiện nào?
( ) Học ở trường ( ) Sách báo
( ) Internet ( ) Nghe qua người khác nói
3.Những thương hiệu nào sử dụng hình thức kinh doanh franchise dưới đây mà anh (chị) biết?
Cà phê trung nguyên
Phở 24
Icare-BSMT
FOCI
G7-Mart
Hoa hướng dương
Kinh Đô Bakery
Ninomaxx
Coop Mart
Nước mía siêu sạch share
73
4.Bạn đã trở thành khách hàng của những doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức franchise
bao giờ chưa?
( ) Rất thường xuyên ( ) Thường xuyên( > 15 lần)
( ) Thỉnh thoảng ( ) Hiếm khi ( ) Rất hiếm khi
Anh (chị) vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình về các phát biểu dưới đây?
( Dưới đây nhóm chúng tôi chỉ đề cập tới thương hiệu của các doanh nghiệp đang kinh doanh
theo hình thức franchise như: cà phê Trung Nguyên, Phở 24…).
Anh chị hãy vui lòng đánh dấu (X ) vào các số từ 1 đến 5 theo mức độ đồng ý cùa mình như
bảng sau:
1 2 3 4 5
Hoàn toàn đồng
ý
Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn
không dồng ý
Bảng câu hỏi Mức độ đồng ý
A. Thương hiệu: 1 2 3 4 5
1. Giá trị của thương hiệu ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử thương hiệu của anh
(chị)
2. Anh (chị) thích thương hiệu nổi tiếng
3. Các cửa hàng franchise đều có thương hiệu tốt
4. Anh chị luôn trung thành với thương hiệu mình đang sử dụng
5. Theo anh (chị) thương hiệu tốt có sản phẩm và dịch vụ luông tốt
B. Giá: 1 2 3 4 5
1. Giá là yếu tố quyết định hàng đầu của anh (chị) khi mua sản phẩm
2. Giá của những thương hiệu nổi tiếng thường cao hơn giá của những sản phẩm
bình thường
3. Tại thành phố HCM giá sản phẩm của các cửa hàng franchise trong cùng một hệ
thống thì hoàn thoàn giống nhau
4. Anh (chị) vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm như hiện nay nếu giá của nó tăng lên
5. Với mức giá hiện nay của các sản phẩm là phù hợp đối với anh (chị)
C. Thu nhập: 1 2 3 4 5
1. Thu nhập của anh (chị) ổn định
2. Với mức thu nhập hiện nay anh (chị) sẵn sàng mua sản phẩm có thương hiệu lớn
3. Nếu mức thu nhập giảm xuống, thì điều đó ảnh hưởng tới sự lựa chọn sử dụng
sản phẩm của anh (chị)
4. Ở thành phố HCM, những thương hiệu (như cà phê Trung Nguyên, Phở 24,
FOCI,…) chỉ dành cho người có thu nhập cao
D. Phong cách phục vụ: 1 2 3 4 5
1. Anh chị quan tâm nhiều đến phong cách phục vụ của nhân viên
2. Anh chị hài lòng với phong cách phục vụ của nhân viên tại các cửa hàng
franchise
3. Phong cách phục vụ ở các của hàng trong cùng hệ thống franchise là giống nhau
74
4. Cách phục của nhân viên tại các cửa hang franchise là chuyên nghiệp
5. Sự thay đổi cách phục vụ là cần thiết
E. Địa điểm-Cơ sở vật chất: 1 2 3 4 5
1. Anh (chị) quan tâm nhiều đến địa điểm của các cửa hàng
2. Địa điểm của các cửa hàng franchise thị thuận lợi
3. Cơ sở vật chất của cửa hàng franchise tương xứng với thương hiệu của nó
4. Các cửa hàng franchise trong nước không có sự thua kém so với các cửa hàng
franchise nước ngoài
F. Chất lượng: 1 2 3 4 5
1. Chất lượng là điều anh (chị) mong đợi nhất
2. Anh chi an tâm về chất lượng những sản phẩm mà mình đang sử dụng
3. Chất lượng của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của anh (chị)
4. Chất lượng sản phẩm là giống nhau ở các cửa hàng franchise cùng hệ thống
5. Sản phẩm mà anh (chị) đang dùng có chất lượng tốt hơn những sản phẩm khác
J. Không gian-Kiến trúc 1 2 3 4 5
1. Không gian, kiến trúc của cửa hàng franchise rất đẹp và ấn tượng
2. Anh (chị) hài lòng về không gian kiến trúc của cửa hàng franchise mà mình đang
tới
3. Không gian của cửa hàng là nơi lý tưởng cho các cuộc gặp gỡ và họp mặt
4. Không có sự khác biệt về kiến trúc giữa cửa hàng franchise cùng hệ thống
H. Marketing 1 2 3 4 5
1. Anh chị biết đến thương hiệu franchise qua quản cáo trên tivi, sách báo…
2. Những chương trình quản cáo để lại cho anh (chị) ấn tượng mạnh
3. Anh (chị) hài lòng với cách phục vụ khách hàng của các công ty
4. Anh (chị) hay giới thiệu cho bạn bè và người thân về thương hiệu
5. Theo anh (chị) chiến lược marketing của các công ty này rất hoành tráng và rầm
rộ
PHẦN III:
Xin anh (chị) vui lòng cho biết mức độ hài lòng của anh (chị) khi sử dụng sản phẩm của những
thương hiệu đang kinh doanh theo hình thức franchise tại thành phố Hồ Chí Minh :
1 2 3 4 5
Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài
lòng
1. Anh (chị) rất hài lòng với nhừng thương hiệu nói trên 1 2 3 4 5
2. Anh (chị) sẽ vẫn tiếp tục sử dụng những sản phẩm của các thương hiệu này nếu
có sự thay đổi về giá hay địa điểm
3. Về mọi phương diện, sản phẩm của các thương hiệu này đáp ứng được nhu cầu
của anh (chị)
75
PHỤ LỤC 5
Bảng 2.2: Những thương hiệu nước ngoài trong lĩnh vực nhượng quyền tại
Việt Nam
STT Thương hiệu nhượng quyền
nước ngoài tại Việt Nam
Lĩnh vực Năm
1 KFC (Mỹ) Thức ăn nhanh 1998
2 Lotteria (Hàn Quốc) Thức ăn nhanh 1998
3 Jollibee (Phillippines) Thức ăn nhanh 1997
4 Honda (Nhật) Dịch vụ bảo dưỡng 1996
5 Suzuki (Nhật) Dịch vụ bảo dưỡng 1996
6 SYM (Đài Loan) Dịch vụ bảo dưỡng 1992
7 Yamaha (Nhật) Dịch vụ bảo dưỡng 1999
8 Swatch (Thụy Sỹ) Bán lẻ 1998
9 Aptech (Ấn Độ) Đào tạo 1999
10 Oracle (Mỹ) Dịch vụ 1994
11 Gloria Jean’s Coffee (Úc) Thức uống 2007
12 Pizza Hut (Mỹ) Thức ăn nhanh 2006
13 Best Denki (Nhật) Bán lẻ 2005
14 Cartridge World (Úc) Bán lẻ 2007
15 Walt Disney (Mỹ) Ấn sản phẩm, văn
phòng phẩm
2007
16 Curves (Mỹ) Chăm sóc sức khỏe 2005
17 Bourbon Group (Pháp) Bán lẻ 1994
18 Parkson (Malaysia) Bán lẻ 2005
19 Metro Cash & Carry (Đức) Bán lẻ 2001
20 COCA Suki (Thái Lan) Thực phẩm 2007
21 Sotheby’s International Realty
Affiliates
Bất động sản 2008
22 Dilmah (Sri Lanka) Thức uống 1996
23 Medicare (Anh) Bán lẻ 2000
24 World of Sport (Singapore) Bán lẻ 2005
25 Schu (Singapore) Bán lẻ 2004
26 CJ Food Villen (Hàn Quốc) Thực phẩm 2007
27 Valentino Rudy (Ý) Thời trang 2005
28 Pierre Cardin (Pháp) Thời trang 1997
29 Fuji (Nhật) Bán lẻ 1997
30 Dale Carnegie Training Đào tạo 2007
31 Kodak (Mỹ) Bán lẻ
32 Charles & Keith (Singapore) Bán lẻ 2008
76