Gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

MỤC LỤC A.Lời mở đầu B.Nội dung I.Một số quan niệm chung về gia đình và gia đình Việt Nam hiện nay. 1.Khái niệm gia đình. 2.Gia đình Việt Nam : Truyền thống hay hiện đại? II. Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào công cuộc hội nhập ,công nghiệp hóa-hiện đại hóa 1.Quá trình hội nhập và vấn đề gia đình ở châu Á. 2. Sự phát triển của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc sống của gia đình Việt Nam hiện nay. 3.Những biến đổi trên đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên gia đình Việt Nam hiện nay. III.Chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước và định hướng về gia đình Việt trên con đường tiến lên mô hình Chủ Nghĩa Xã Hội 1. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vấn đề gia đình. 2. Trích văn bản quyết định của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010. 3. Nguyên nhân của những hiện tượng đi xuống trong văn hóa gia đình. IV.Định hướng xây dựng gia đình Việt Nam trong hoàn cảnh mới. 1. Chính sách của Đảng về định hướng xây dựng gia đình tương lai. 2. Suy nghĩ về việc xây dựng đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh. C.Lời Kết Phụ lục Tài liệu tham khảo

doc26 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8189 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình cùng sống dưới một mái nhà hoặc vài nhà kế nhau cũng là hình thức tổ chức gia đình phổ biến ở đô thị. Vào những năm 60 trở về trước ở Hà Nội kiểu đại gia này vẫn còn thường thấy. Gia đình truyền thống có các ưu điểm như có sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo lưu được các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ. Đó là những giá trị rất căn bản của văn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy. Tuy nhiên, nhược điểm của loại gia đình này là ở chỗ trong khi giữ gìn các truyền thống tốt đẹp thì cũng bảo trì luôn cả những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tuổi tác, lối sống, thói quen cũng đưa đến một hệ quả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà - các cháu, giữa mẹ chồng - nàng dâu... Bên cạnh việc duy trì được tinh thần cộng đồng, gia đình truyền thống phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân. Trong điều kiện của xã hội hiện đại "1 ngày bằng 20 năm" loại gia đình này có vẻ thiếu cơ động và chậm thích ứng. Điều này giải thích tại sao số lượng gia đình truyền thống kiểu đại gia đình giảm đáng kể và không còn là khuôn mẫu của gia đình ngày nay. Ở đây, một câu hỏi được đặt ra: vậy gia đình Việt Nam ngày nay có phải là một gia đình hiện đại? Chúng tôi cho rằng điều này không hẳn đúng. Bởi vì gia đình hiện đại phải là sản phẩm của một nền công nghiệp phát triển, dân cư có lối sống đô thị và đạt đến một trình độ văn minh đô thị khá cao. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp. Cư dân nông thôn chiếm tỷ trọng áp đảo - khoảng 3/4 dân cư cả nước với tất cả các đặc trưng về lối sống, tâm lý, sinh hoạt của người tiểu nông. Theo số liệu dự báo của Liên hợp quốc (năm 1993) đến năm 2000 tỷ trọng cư dân đô thị nước ta sẽ lên 27,1%, năm 2010 là 34,8%. Như vậy quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang ở giai đoạn khởi đầu. Văn minh nông nghiệp vẫn còn in đậm trong đời sống văn hóa của mỗi người dân - kể cả cư dân đô thị bởi đa phần họ vừa thoát thai từ nông thôn. Vậy nên gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là "gia đình quá độ" trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. Trong quá trình này, sự giải thể của cấu trúc gia đình truyền thống và sự hình thành hình thái mới là một tất yếu. Gia đình đơn hay còn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và cả ở nông thôn - thay cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo trước đây. Gia đình Việt Nam ngày nay phần lớn là gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp vợ chồng (bố mẹ) và con cái mà họ sinh ra. Hầu hết các gia đình trí thức, viên chức nhà nước, công nhân công nghiệp, gia đình quân đội, công an đều là gia đình hạt nhân. Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm và lợi thế của nó. Trước hết gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội. Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế. Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên trong gia đình khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự do cá nhân. Cá nhân tính được đề cao. Trong xã hội hiện đại, mức độ độc lập cá nhân được coi là một yếu tố biểu hiện chất lượng cuộc sống gia đình. Tính độc lập cá nhân được gia đình tạo điều kiện nuôi dưỡng, phát triển sẽ tạo ra phong cách sống, tính cách, năng lực sáng tạo riêng khiến cho mỗi người đều có bản sắc. Đó cũng chính là con người mà sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng ta đang cần đến. Cố nhiên, gia đình hạt nhân cũng có những điểm yếu nhất định. Chẳng hạn, do mức độ liên kết giảm sút và sự ngăn cách không gian giữa các gia đình nên khả năng hỗ trợ lẫn nhau về vật chất và tinh thần bị hạn chế. ảnh hưởng của thế hệ tới nhau ít đi cũng làm giảm khả năng bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình. Dù vậy, gia đình hạt nhân vẫn là loại hình khá phổ biến ở nước ta hiện nay và đó cũng là loại gia đình thịnh hành trong các xã hội công nghiệp - đô thị phát triển. Có nghĩa - đó cũng là kiểu gia đình của tương lai. Trong quá trình hội nhập quốc tế, các quốc gia kém hoặc đang phát triển, các dân tộc nói chung và các loại hình gia đình nói riêng đang đứng trước nguy cơ bị đồng nhất hoá, bị làm suy kiệt những hệ thống giá trị và chuẩn mực văn hoá riêng của cộng đồng mình, gia đình mình. Vì những lẽ đó mà vấn đề củng cố, phát triển gia đình đã và đang trở thành mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. II/ Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào công cuộc hội nhập ,công nghiệp hóa-hiện đại hóa 1. Quá trình hội nhập và vấn đề gia đình ở châu Á: Tại các quốc gia mới giàu có ở châu Á, đời sống gia đình hiện nay đang gặp phải những vấn đề đã từng xảy ra trong xã hội phương Tây. Trong các cuộc thảo luận về các “giá trị châu Á”, mối quan hệ trong gia đình thường là trọng điểm tranh luận. Ông Lý Quang Diệu (cựu Thủ tướng Singapore) là người cổ vũ nhiệt thành cho nét đặc thù châu Á đã đưa ra nhận xét: Sự sụp đổ các cấu trúc gia đình là nguyên nhân của các vấn đề nan giải trong xã hội phương Tây. Ngược lại, sức mạnh kinh tế châu Á bắt nguồn từ những người con ngoan ngoãn, biết tôn trọng quyền lực của cha mẹ và cha mẹ cùng nhau chung sức đầu tư thì giờ và tiền bạc cho tương lai của con cái. Người ta cho rằng, cấu trúc gia đình ở nhiều nước châu Á bền vững hơn các nước châu Âu, vì nó có cội rễ vững chắc hơn, trong đó Khổng giáo được coi là nền tảng ý thức hệ văn hoá Đông Á có vai trò quan trọng cho sự ổn định của gia đình. Tư duy căn bản của Khổng giáo là các chế định nghiêm ngặt trong các mối liên hệ giữa vua tôi, chồng vợ, cha con và anh em. Vậy mà, ngày nay tại các nước châu Á đang xảy ra tình trạng lặp lại những bước đi đã từng làm khủng hoảng đến sự phát triển bền vững của các gia đình phương Tây. 2. Sự phát triển của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc sống của gia đình Việt Nam hiện nay. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, ký kết hợp tác làm ăn với nhiều nước trên thế giới, với các nước ASEAN, các nước châu Á, EU, Mỹ, … Vì vậy, đang diễn ra nhiều sự thay đổi, nhiều tiến bộ trong hoạt động kinh tế của nhân dân ta. Vậy những thay đổi này ảnh hưởng đến cuộc sống của các gia đình như thế nào? a/ Có sự giao lưu hợp tác về kinh tế rộng rãi giữa các gia đình ở thành phố và nông thôn, kể cả với nước ngoài. Thu thập của các gia đình tăng lên, tiêu dùng cũng tăng theo, không chỉ trong ăn uống mà nhiều nhu cầu giải trí, văn hóa của những gia đình có điều kiện cũng được thỏa mãn tốt hơn trước. Đối với con cái, việc đào tạo nghề nghiệp đa dạng hơn, kể cả du học ở nước ngoài. Trong cơ chế thị trường với quy luật cạnh tranh khốc liệt, các gia đình phải tìm mọi cơ hội, điều kiện kinh doanh có lợi nhất, tốt nhất để kiếm được lợi nhuận tối đa; thậm chí, có một số trường hợp còn bất chấp cả luật pháp nhà nước và chà đạp lên đạo đức thông thường. Đồng thời, cạnh tranh cũng làm nảy sinh nhiều sáng kiến ở người lao động, nhà kinh doanh để đáp ứng yêu cầu sản xuất và thị trường tiêu thụ. Sự thay đổi về công việc, về nghề nghiệp của một bộ môn bộ phận lao động diễn ra liên tục, kịp thời tạo điều kiện cho họ và gia đình có thể sống và làm việc có hiệu quả nhất. b/ Ảnh hưởng của văn hóa thế giới thâm nhập vào Việt Nam cùng với sự gia tăng cường giao lưu quốc tế, như tham quan, du lịch. Sách báo…hoặc sự phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đã quốc gia như truyền hình, mạng Internet… Văn hóa Âu Mỹ, văn hóa các nước phát triển, lối sống, nếp sống của họ được du nhập bằng nhiều con đường khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến nhân dân ta, đặc biệt là lớp trẻ. Hiện nay, trong xã hội, nguyên tắc tự do dân chủ được đề cao; quyền lợi cá nhân, lợi ích cá nhân, tư duy cá nhân được nêu lên hàng đầu. Đồng thời, cũng có sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ đặt cái tôi lên trên hết. Trong hôn nhân đã nảy sinh khuynh hướng chủ nghĩa thực dụng; không ít người lấy nhau, bỏ nhau vì động cơ tiền tài, địa vị, danh vọng. Tỷ lệ ly hôn, ly thân của các gia đình ở nước ta có xu hướng tăng lên hàng năm. Đồng thời, đã định hình thành quan niện dễ dãi trong quan hệ tình dục nam nữ, gắn với sự chung sống tạm bợ, không tính đến chuyện hôn nhân nghiêm túc và lâu dài. Đó là những biểu hiện của lối sống bắt chước phương Tây: Nam nữ ăn ở với nhau, chán thì chia tay; nếu nữ có thai thì đi nạo, phá thai, hay có con thì tự nuôi… Chủ nghĩa độc thân cũng phát triển trong nam nữ thanh niên nước ta hiện nay. Sống độc thân nhưng khi cần vẫn có quan hệ tình dục với nam hay nữ, vì họ không coi trọng quan hệ tình dục nam nữ phải gắn với hôn nhân, lập gia đình, cũng như hậu quả nếu con cái sinh ra. 3. Những biến đổi trên đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên gia đình Việt Nam hiện nay. 3.1 Gia đình phổ biến là có ít con, thu nhập lại tăng lên nên có điều kiện nuôi con tốt hơn; thậm chí sinh ra chiều chuộng con, nhiều lúc quá đáng. Đồng thời, cha mẹ đi làm suốt ngày, phần lớn ở xa nhà, ít có thời gian ở gần con, săn sóc, theo dõi việc học tập, vui chơi, kết bạn của con. Họ phó mặc cho nhà trường, các đoàn thể cả việc giáo dục văn hóa và xây dựng đạo đức, nhân cách của con. Họ cung cấp tiền học, đồ chơi, ngày nay lại sắm máy vi tính điện tử cho con chơi ở nhà và nghĩ rằng đã làm hết nghĩa vụ. Như vậy, điển nổi bật hiện nay là quan hệ giữa cha mẹ và con cái khá lỏng lẻo ở một số gia đình. Con cái họ trưởng thành chủ yếu từ môi trường xã hội: nhà trường, bạn bè, hội hè. Hội hè có khi chỉ là những nhóm thanh thiếu niên tụ tập nhau theo một ý thích chung, như đua xe máy, đi hát karaoke, đến vũ trường, đánh bạc, hút sách, chè chén, nhậu nhẹt và do vậy, dễ sa vào con đường trộm cắp, cướp giật khi thiếu tiền. 3.2 Thứ hai là thường có sự đứt đoạn trong quan hệ “cha truyền con nối” về nghề nghiệp: con cái phần lớn làm nghề khác cha mẹ và tự do lựa chọn. Đồng thời, sự truyền đạt kinh nghiệm sống, các kiến thức giữa các thế hệ trong gia đình cũng diễn ra theo hai chiều: từ cha mẹ đến con cái và ngược lại, từ con cái đến cha mẹ. Ngày nay, không phải chỉ có cha mẹ là người hiểu biết nhiều nhất, là người giỏi nhất, là người thày dạy duy nhất của các con. Lớp trẻ có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại thông tin, sách báo nên dễ dàng thu nhận được nhiều kiến thức mới, đặc biệt là về kỹ thuật sản xuất hiện đại, các công nghệ thông tin… Bởi vậy, nhiều điều cha mẹ cần lắng nghe con, học tập ở con, mà không tự coi là điều gì mình cũng biết. Đặc biệt, khi con có ý kiến khác, cho mẹ phải lắng nghe con trình bày một cách bình tĩnh, điều gì con nói đúng cần tiếp thu, không giấu dốt; điều gì con nói sai phải thuyết phục bằng lỹ lẽ, không thể áp đặt một cách vũ đoan, gia trưởng. 3.3 Hiện nay, trong gia đình, uy quyền độc đoán của người gia trưởng, người chủ gia đình đang dần được dẹp bỏ. Những gia đình vẫn cần có người làm chủ, cả cha mẹ đều là những người làm chủ gia đình. Gia đình có người làm chủ thì trật tự kỷ cương sống mới có nề nếp, không thể ai muốn làm gì thì làm. Nếp sống vô trật tự, bừa bãi của các thành viên sẽ phá vỡ sự hòa thuận, êm ấm của gia đình. Vì vậy, không nên hiểu lầm là đề cao tự do dân chủ trong gia đình đồng nghĩa với không có người làm chủ. Trái lại, nhất thiết phải có người lãnh đạo đức độ mới huy động được ý chí, sức lực, sự đoàn kết của các thành viên cho mục đích chung là xây dựng sự bền vững, ấm no, hạnh phúc của gia đình. 3.4 Về mối quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ trong trách nhiệm nuôi dạy con cái. Người mẹ ngày nay phần lớn đi làm kiếm tiền nuôi con cái như người cha. Đồng thời, người mẹ thường phải làm nhiều việc nội trợ gia đình, chăm sóc con cái, đặc biệt lúc con còn nhỏ tuổi. Cách đối xử bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng là yêu cầu của thời đại, đồng thời là tâm gương hàng ngày diễn ra trước mắt con cái. Cần tạo điều kiện để con cái biết ơn, thương yêu, gần gũi cả cha và mẹ. Nhiều gia đình, do thái độ không đúng của người cha khiến con cái yêu thương mẹ, mà rất sợ cha. Chúng tìm thấy sự che chở ở người mẹ, mà không phải ở người cha hay ngược lại. Cũng có những gia đình do sự đối xử không bình đẳng giữa các con, đặc biệt giữa con trai và con gái, con cả và con út cũng để lại những ấn tượng không tốt đối với con cái, sự so đo tị nạnh và ghen ghét giữa anh em với nhau ngay trong một gia đình. Đó là lỗi tại cha mẹ. 3.5 Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ đang phát triển trong quan hệ vợ chồng, dẫn đến sự không ổn định và thiếu bền vững của nhiều cuộc hôn nhân, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Quyền tự do ly hôn ngày nay được pháp luật thừa nhận và khẳng định rõ ràng. Nhiều cuộc ly hôn là chính đáng và cần thiết. Nhưng khi chủ nghĩa cá nhân ích kỷ cảu người chồng hay người vợ phát triển ở một số gia đình, lòng tự ái, sĩ diện cá nhân tăng nên, không gì kìm hãm nổi đã đã dẫn đến những vụ ly hôn vỗi vã. Họ có quan niệm lệch lạc, đòi hỏi hạnh phúc cá nhân phải được bảo đảm. Thực ra cái gọi là hạnh phúc riêng tư một mình mình hưởng thụ, không có người thứ hai, thứ ba cùng chia sẻ thì liệu có cảm nhận được giá trj của hạnh phúc đó không? Trừ khi đó là sự thỏa mãn cá nhân của một thú vui vật chất ích kỷ, nhỏ mọn; còn nói đến hạnh phúc, tình yêu, tình cảm liên quan đến cuộc sống gia đình thì cần có sự chia sẻ hạnh phúc đó với người khác, là chồng, là vợ, là con cái thì mới tận hưởng được cái gọi là hạnh phúc cá nhân. Đặc biệt, khi hạnh phúc cá nhân của một người lại được xây dựng trên sự đau khổ của người khác, gây thiệt thòi cho người khác, ví như các vụ ly hôn đều có liên quan đến số phận con cái. Chúng có một tương lai phát triển mờ mịt, không thuận lợi như các trẻ em khác. a/ Khi các cặp vợ chồng đã ly hôn thì nảy sinh nhiều quan hệ phức tạp mới giữa cha mẹ và con cái. Gia đình sau ly hôn, con sống với cha thì không có mẹ, nếu sống với mẹ thì không có cha. Chúng lớn lên thiếu sự săn sóc của người cha hoặc người mẹ và đó là một sự thiếu hụt to lớn. Trước tình trạng quá nhiều cặp vợ chồng ly hôn, ở phương Tây người ta đã khẳng định (và được pháp luật ủng hộ) rằng, cha mẹ có thể cắt đứt quan hệ vợ chồng, nhưng quan hệ giữa cha mẹ và con cái tồn tại cả đời không thể vứt bỏ được. Cha mẹ đã chia tay nhau nhưng vẫn phải có trách nhiệm nuôi dạy, săn sóc con, vẫn là bố, là mẹ của các con. Ở nước ta, sau những vụ ly hôn, nhiều đôi vợ chồng đã không thực hiện điều nói trên. Có người bố chỉ gửi cho con số tiền phụ cấp hàng tháng đã tự cho là tốt lắm rồi. Nhiều ông bố khác còn đi biệt tăm không đoái hoài đến con cái sau ly hôn. Có người mẹ, sau ly hôn, lại không chấp nhận sự săn sóc của người bố đối với con cái mà gây khó khăn, trở ngại. Trong khi đó, quyền của trẻ em phải được cả bố lẫn mẹ săn sóc, yêu thương, mặc dù họ đã chia tay nhau. Thiết nghĩ rằng cần có sự nhắc nhở, giáo dục các cặp vợ chồng sau ly hôn. b/ Các vụ ly hôn tăng, đồng thời các vụ tái hôn cũng nhiều. Trong các gia đình tái kết hôn lại nảy sinh nhiều quan hệ phức tạp mới giữa các thành viên gia đình, như giữa bố dượng với con riêng của vợ, giữa mẹ ghẻ với con riêng của chồng, giữa các con có nguồn gốc cha mẹ khác nhau. Giữa anh em không cùng cha, cùng mẹ dễ có sự so đo, tị nạnh. Những quan hệ gia đình rất phức tạp, tế nhị. Những người chủ gia đình nếu không biết cách xử lý, không chú ý giáo dục con cái thì luôn xảy ra mâu thuẫn, đầu độc cuộc sống chung của gia đình. Đã có những cặp vợ chồng tái kết hôn sau lại xin ly hôn để anh và con anh đi một đường, tôi và con tôi đi một nẻo khác! c/ Những gia đình đơn thuần gồm 2 thế hệ nhưng con cái chỉ sống với mẹ hoặc với bố. Chủ yếu là sống với mẹ, vì người phụ nữ góa thường không kết hôn lại, ở vậy nuôi con. Còn nam giới góa vợ lập gia đình lại sớm và tỷ lệ cao hơn so với nữ góa chồng. Có những người phụ nữ đi xin con vì không có khả năng lấy chồng, hoặc những người lỡ có con sau những cuộc sống chung tạm bợ, người đàn ông khi có con, bỏ mặc họ… Thiếu cha hay thiếu mẹ đều là một sự thiệt thòi không thể bù đắp đối với trẻ em, đặc biệt là trong việc hình thành nhân cách toàn diện của chúng. Thiếu cha, trẻ thấy thiếu sự tự tin, mạnh dạn. Thiếu mẹ, trẻ thấy cuộc sống khô khan, cô độc và thiếu tình mẫu tử, sự hiền từ, dịu dàng của người mẹ. 6. Mối quan hệ của con cái đối với cho mẹ. a/ Tôn trọng quyền tự do dân chủ cá nhân là điều luật pháp bảo vệ và đòi hỏi mọi công dân phải chấp hành, là một nguyên tắc xây dựng gia đình hiện đại ở nước ta. Nhưng sự đòi hỏi về quyền, lợi ích, tự do cá nhân của con cái có trường hợp đã bị đẩy lên thành chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, từ sự thiếu hiểu biết, chín chắn của trẻ, từ việc chúng nghe theo lời bạn bè thúc đẩy, trong việc học hành, chọn nghề, vui chơi, đòi tiền cha mẹ chi tiêu, đòi sắm những thứ đắt tiền…Đặc biệt là sự lêu lổng, chơi bời, lười học, đi với bạn xấu, sa vào các tệ nạn xã hội. Vì vậy, không thể có chủ nghĩa tự do tuyệt đối của con cái sống trong gia đình. Cha mẹ cần giải thích, giáo dục cho con cái trong việc xử lý đúng mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của gia đình. Lợi ích, nguyện vọng cá nhân chính đáng, không hại cho cái chung, cần được cha mẹ chiếu cố và đáp ứng; Những lợi ích, phúc lợi chung lâu dài, hợp lý của gia đình cần được mỗi cá nhân xem trọng và quan tâm góp sức. Những người chủ gia đình, cha và mẹ phải “cầm cân nảy mực” trong việc điều chỉnh, kết hợp đúng đắn giữa lợi ích cá nhân của mỗi thành viên với lợi ích chung của gia đình. Điều quan trọng là cha mẹ phải thống nhất ý kiến với nhau trong vấn đề này. Họ cần chú ý giáo dục con cái có ý thức tự giác và chấp nhận sự cần thiết phải quan tâm đến lợi ích của gia đình, khi đòi hỏi thỏa mãn quyền lợi cá nhân của mình, từ việc nhỏ diễn ra hàng ngày mà không chỉ đối với việc lớn, trọng đại. Điều này phải trở thành nếp suy nghĩ thường trực, việc làm tự nhiên của mỗi thành viên trong gia đình. b/ Về xu hướng con cái muốn tách khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, mặc dù còn đi học, chưa trưởng thành. Đây là xu hướng bắt chước các gia đình phương Tây. Con cái 15, 16 tuổi đã thích cha mẹ cho ở riêng, cha mẹ phải thuê căn hộ riêng cho con sống và cung cấp tài chính để chúng ăn học, sinh hoạt. Hiện nay, ở Việt Nam, đã có một số gia đình công chức cao cấp, nhà buôn giàu có thuê những căn hộ riêng cho con cái ở, mặc dù chúng còn đang học hành, còn sống phụ thuộc vào cha mẹ về tài chính. Và, nhiều bậc cha mẹ đã bị “sốc” trước những sự cố, như sự sa sút đạo đức, tư cách của con cái khi chúng trở thành những kẻ hư hỏng, chơi bời và phạm tội. Thật ra, việc thanh niên muốn sống độc lập, không sống chung với cha mẹ cũng là điều dễ hiểu, vì chúng muốn tự tổ chức cuộc sống cá nhân theo ý mình. Nhưng liệu chúng đã đủ bản lĩnh để sống riêng chưa, nhất là khi vẫn tiếp tục phụ thuộc cha mẹ về tài chính? Hiện nay, xu hướng kết hôn, lập gia đình muộn khiến một số con cái tuy trưởng thành nhưng vẫn sống với cha mẹ, chưa tách được khi chưa xây dựng cuộc sống gia đình riêng rẽ, tự chủ. c/ Quá trình xã hội hóa trẻ em, đó là quá trình cá thể hóa con người, hình thành nhân cách cá nhân, hình thành cái tôi riêng biệt. Ngày nay, một yêu cầu bức xúc đặt ra là phải vun đắp cái tôi sáng tạo, độc lập suy nghĩ. Trước sự đòi hỏi tăng lên của quyền tự quyết cá nhân, gia đình cần cố gắng thỏa mãn trong điều kiện cho phép, tuy theo lứa tuổi. Bởi vì, điều đó ảnh hưởng đến sự hình thành đầu óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo của con cái cũng như lòng yêu thương, tin cậy của chúng đối với cha mẹ. Gia đình ngày nay đang đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao của con cái, do sự phát triển của xã hội thông tin. Thời đại ngày nay, có báo chí của trẻ em bên cạnh báo chí của người lớn. Đồng thời, ti vi, máy tính điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng khác đã cung cấp nhiều thông tin đa dạng cho các lứa tuổi. Trẻ em có thể xem các loại thông tin, các câu chuyện trên truyền hình như người lớn, dường như có sự hòa lẫn, không còn sự phân biệt giữa tuổi trẻ và tuổi trưởng thành. Sự bình đẳng trong các quan hệ xã hội đã ảnh hưởng đến sư phân phối bình đẳng về các thông tin. Đó là điều các bậc cha mẹ cần lưu ý trong việc giáo dục con cái. Thách thức lớn nhất đối với gia đình Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI là cùng với việc tiếp thu những giá trị nhân văn mới trong xu thế hội nhập với cộng đồng quốc tế, đồng thời vẫn phải giữ được bản sắc văn hoá dân tộc và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, cần cù, lao động sáng tạo biết duy trì, phát huy giá trị văn hoá dân tộc và tiếp thu các giá trị tiến bộ. Những tài sản tinh thần đó luôn tồn tại trong mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư và là thế mạnh của gia đình trong việc giáo dục thế hệ tương lai nhằm tạo một không gian văn hoá lành mạnh, ngăn chặn các tệ nạn nhằm bảo vệ các thành viên gia đình trước những biến động của xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế. Kết hợp truyền thống quý báu đó với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng về một tương lai tốt đẹp của gia đình Việt Nam. III.Chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước và định hướng về gia đình Việt trên con đường tiến lên mô hình Chủ nghĩa Xã hội 1. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vấn đề gia đình Phái nói là từ khi nước ta bước vào thời kì đổi mới,kinh tế thị trường đã đánh thức mọi tiềm năng, khơi dậy óc sáng tạo và khả năng tư duy của mọi tầng lớp trong xã hội. Chưa khi nào mà người Việt Nam trở nên năng động, dũng cảm, dám nghĩ dám làm như bây giờ. Rõ ràng là kinh tế thị trường đã tạo ra được sức cạnh tranh mạnh mẽ, khiến cho mỗi người luôn phải vượt lên, từ bỏ lối tư duy trì trệ của thời bao cấp để làm giàu cho mình, cho gia đình mình và cho toàn xã hội. Kết quả của quá trình phấn đấu không ngơi nghỉ là về phương diện vật chất,gia đình Việt Nam ngày nay sung túc hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ăn, mặc, ở... của các thành viên. Về phương  diện tinh thần, sự bình đẳng, dân chủ và nhu cầu phát triển toàn diện của mỗi cá nhân được đề cao hơn. Nhìn chung, văn minh, tiến bộ là điều mà ai cũng nhận thấy trên quy mô cả nước cũng như trong từng gia đình. Tuy nhiên,kinh tế thị trường không chỉ mang lại toàn những điều tốt lành. Mãnh lực ma quái của đồng tiền, của lối sống thực dụng đã gây ra không ít bi kịch trong các gia đình, nhấn chìm rất nhiều số phận trong vòng xoáy nghiệt ngã của nó.  Đã có sự xói mòn đáng kể những truyền thống quý báu trong nhiều gia đình người Việt như lòng hiếu thảo, sự thủy chung, tình tương thân tương ái... Tệ nạn xã hội, đặc biệt là mại dâm, ma túy gia tăng, ly thân, ly dị ngày càng phổ biến khiến nhiều người lo ngại cho tương lai của gia đình Việt Nam. Sự lo ngại đó là có cơ sở bởi nếu không có những can thiệp kịp thời ở tầm vĩ mô của Nhà nước thì gia đình sẽ chệch hướng và mất đi những nét tốt đẹp làm nên một phần bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Với vai trò là nền tảng của xã hội, sự suy thoái của gia đình cũng gây ra những bất ổn của cộng đồng và có thể làm suy vi cả quốc gia dân tộc. “Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong vòng 5 năm qua, các tòa án địa phương trong cả nước thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc hôn nhân và gia đình. Trong đó có 186.954 vụ việc về hôn nhân và gia đình có hành vi đánh dập, ngược đãi, chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Riêng năm 2005, có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình trong tổng số 65.929 vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm 60,3%. Theo báo cáo của Ủy ban các vấn đề xã hội của quốc hội, cứ 2-3 ngày có 1 người bị chết liên quan đến bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình đang diễn ra ở nhiều nơi, ở mọi đối tượng và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng” 2. Trích văn bản quyết định của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược xây dựng gia đình việt nam giai đoạn 2005 – 2010 “Điều 1. Phê duyệt Chiến lược xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 với những nội dung chủ yếu sau đây: 1. Quan điểm: a) Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành công của sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Xây dựng gia đình Việt Nam ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con), no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc là động lực của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. b) Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nưước, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng, gia đình và cá nhân là yếu tố quyết định sự thành công của công tác gia đình. c) Gia đình có trách nhiệm với các thành viên và với xã hội. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình. d) Giáo dục và xây dựng gia đình luôn kế thừa, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn liền với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển. đ) Đầu tưư cho gia đình là đầu tư cho sự phát triển bền vững. Nhà nưước ưu tiên bảo đảm nguồn lực, đồng thời huy động sự đóng góp của toàn xã hội và tranh thủ sự trợ giúp của quốc tế cho công tác gia đình. 2. Mục tiêu của Chiến lược: a) Mục tiêu chung: Từng bước ổn định, củng cố và xây dựng gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con), no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc. b) Các mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu 1: Củng cố, ổn định gia đình trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện quy mô gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con); thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi. Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010: Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa lên 80%. Chỉ tiêu 2: Mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con. Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức về hôn nhân và gia đình lên 80%. Chỉ tiêu 4: Tăng tỷ lệ người cao tuổi trong gia đình được con, cháu chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình lên 90 - 100%; trong trường hợp người cao tuổi không còn người chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hoặc có người chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình nhưng không đủ khả năng chăm sóc, phụng dưỡng thì được Nhà nước, cộng đồng hỗ trợ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành. Chỉ tiêu 5: Tăng tỷ lệ gia đình thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em lên 90 - 100%. - Mục tiêu 2: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình; tăng cường phòng, chống bạo lực trong gia đình; khuyến khích phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và vận động người dân xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình. Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010: Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ gia đình được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình trong ổn định và phát triển xã hội lên 90 - 100%. Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ tảo hôn của người dân thuộc các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, bình quân hàng năm từ 10 - 15%. Chỉ tiêu 3: Giảm tỷ lệ bạo lực trong gia đình, bình quân hàng năm từ 10 - 15%. Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ lệ gia đình bị các tệ nạn xã hội xâm nhập vào, bình quân hàng năm từ 10 - 15%. - Mục tiêu 3: Nâng cao mức sống gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các gia đình liệt sỹ, gia đình thương binh, gia đình bệnh binh, gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. ………………… 4. Các đề án của Chiến lược: a) Đề án tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi giai đoạn 2005 - 2010. b) Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình giai đoạn 2005 - 2010. c) Đề án nghiên cứu những vấn đề tổng thể về gia đình để đề xuất xây dựng mô hình gia đình và giải pháp phát triển gia đình trong giai đoạn Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá. d) Đề án phát triển dịch vụ gia đình và cộng đồng giai đoạn 2005 - 2010. đ) Đề án phòng, chống bạo lực trong gia đình; phòng, chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình giai đoạn 2005 - 2010. e) Đề án nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình giai đoạn 2005 - 2010.” Như vậy chúng ta đã thấy rõ,về tầm vĩ mô Nhà nước và Đảng ta đã sớm đề ra các đề án nhằm giải quyết các mặt về chính sách củng như luật pháp đối về vấn đề gia đình,luôn đặt lên hàng đầu mối quan tâm về xã hội thông qua gia đình với tiêu chí gia đình là tế bào của xã hội.Nhưng tại sao những bất cập trong mô hình gia đình mới vẩn xẩy ra một cách phổ biến trong xã hội hiện nay,phải chăng xuất hiện những tồn tại mới chưa được khắc phục hay chính là những mâu thuẫn đã tồn tại từ trước đến nay vẩn chưa được giải quyết.Sau đây chúng ta sẻ đi phân tích về một số các nguyên nhân nổi trội hiện nay 3. Nguyên nhân của những hiện tượng đi xuống trong văn hóa gia đình Trước hết là những vấn đề liên quan đến luật pháp. Những quy định của luật pháp là cơ sở chính hình thành đạo đức gia đình. Nhà nước ta đã ban hành Luật hôn nhân - gia đình mới (năm 2000) quy định mối quan hệ đạo đức gia đình: trách nhiệm, quyền lợi của cha mẹ đối với con cái và ngược lại, trách nhiệm giữa vợ và chồng và cả khung hình phạt đối với những người phạm luật. Song, trên thực tế,công việc tuyên truyền, giáo dục hôn nhân và gia đình chưa được thực hiện thường xuyên và rộng rãi, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa...". Vì vậy, có thể nói, hiện tượng "mù pháp luật" đã xảy ra. Người phạm pháp (đánh đập vợ, con, ngược đãi cha mẹ già…) lại không hiểu hành vi của mình là phạm tội, người bị hại lại cam chịu cho rằng đó là số phận. Tuy nhiên, phải thấy rằng, việc tuân thủ pháp luật của một số người chưa nghiêm chỉnh. Có người biết quy định của luật là hôn nhân một vợ một chồng nhưng vẫn vi phạm. Ở thành phố Hồ Chí Minh có 4418 vụ kiện chồng có vợ hai ở Kiên Giang bình quân mỗi năm xảy ra 1498 vụ. Nguyên nhân liên quan đến vai trò của giáo dục. Việc xem thường giáo dục đạo đức gia đình, phương pháp dạy con không cụ thể, nội dung giáo dục đạo đức chung chung... đã không làm cho học sinh hiểu sâu sắc trong nhà trường), không giác ngộ được con cái (trong gia đình). Mặt khác, trong điều kiện mở cửa, hội nhập hiện nay, việc giao lưu văn hoá dễ đàng trong vá ngoài nước đã góp phần đưa vào các sách báo, phim ảnh lành mạnh, bên cạnh đó, không thiếu những sách báo, phim ảnh không lành mạnh, khích lệ tự do tình dục, ca ngợi chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, bạo lực... Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng tới quan niệm đạo đức gia đình, hôn nhân và luyến ái của không ít người. Nguyên nhân về kinh tế tác động đến đạo đức gia đình cho thấy, do nền kinh tế thị trường ở nước ta đang ở giai đoạn đầu, chưa hoàn thiện, chính sách chưa đồng bộ nên đã sinh ra nhận thức không đúng rằng, trong cơ chế này, ai có ý thức đạo đức thì bi thua thiệt. Sự mở cửa của nền kinh tế đá làm cho con người chịu ảnh hưởng trực tiếp của các trào lưu tư tưởng xã hội như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa sùng bái tiền - vàng, chủ nghĩa cá nhân, vi kỷ... Chúng thẩm thấu vào ứng cách ứng xử cá nhân và do đó , nó làm ho luân lý đạo đức của gia đình trở nên xấu đi. Quan niệm xã hội thoáng hơn, gia đình gặp nhiều thách thức hơn? Cuộc điều tra dân số do Vụ Gia đình của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trước đây, nay trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phối hợp với Tổng Cục Thống kê, Viện Nghiên cứu gia đình của Australia và Viện Gia đình và Giới tiến hành năm 2006 với sự hỗ trợ của UNICEF. Đây là một cuộc điều tra quy mô lớn được thực hiện ở 64 tỉnh thành trên cả nước và đã tiến hành phỏng vấn 9.300 hộ gia đình. Điều tra cho thấy quy mô và cơ cấu hộ gia đình Việt Nam hiện nay chưa có nhiều thay đổi, bình quân mỗi hộ gia đình có khoảng 4,4 nhân khẩu. Điều tra nhóm người độ tuổi 18-60, có 31% số người cho biết “đến tuổi thì kết hôn”, tức là hôn nhân vẫn là hiện tượng tất yếu và là giá trị cuộc sống đối với người Việt Nam trưởng thành. Hôn nhân được kỳ vọng là nơi nâng đỡ đời sống vật chất và tinh thần của các cá nhân. Tỷ lệ hơn 95 % số người được hỏi cho biết họ kết hôn lần đầu. Và đa số người dân đều có ý thức đăng ký kết hôn. Về quan niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân, đại bộ phận người được hỏi trả lời không chấp nhận chung sống với nhau mà không kết hôn. Họ coi đây là lối sống buông thả, đi ngược lại với giá trị văn hóa truyền thống. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (dưới 4%) chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân. Tuy vậy do kinh tế, xã hội phát triển quá nhanh nên gia đình Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Hiện nay, về cơ bản chủ hộ các gia đình hiện đại ở Việt Nam là người vợ, người chồng hay cả hai. Quyền quyết định công việc gia đình không phải do người chồng “độc tôn” như trước mà tùy thuộc vào loại công việc. Ở thành thị có xu hướng vợ và chồng cùng quyết định. Điều đó cho thấy mức độ bình đẳng giới trong mỗi gia đình ngày càng tăng. Việc sinh đẻ nhiều con, và sinh con trai không còn quan trọng như trước. “Các chuyên gia cảnh báo tỷ lệ ly hôn của Việt Nam thấp nhưng ngày càng tăng theo năm. Đặc biệt bạo lực gia đình cũng đang tăng dần. Một vấn đề xã hội khác cũng được đặt ra là do mải làm ăn kinh tế, nhiều bậc cha mẹ ngày càng xao lãng chăm sóc con cái. Tình trạng vị thành niên và thanh niên có xu hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng gia tăng. Mà nguyên nhân chủ yếu là do: những đối tượng này thiếu sự quan tâm của gia đình, thiếu hụt trong giáo dục sức khỏe sinh sản, và có nhiều điều kiện để tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh” Trong xu thế hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta xác định rõ những định hướng cơ bản cho gia đình Việt Nam phát triển bền vững bằng các chủ trương, chính sách. Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN lần thứ X nêu rõ:"... Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc..." IV.Định hướng xây dựng gia đình Việt Nam trong hoàn cảnh mới 1. Chính sách của Đảng về định hướng xây dựng gia đình tương lai Trước tình hình xã hội xuất hiện ngày càng nhiều vết rạn trong nền kinh tế thị trường, ngày 21-2-2005 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộngsản Việt Nam đã ra chỉ thị số 49-CT/TW, nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, nếu chúng ta không quan tâm củng cố, ổn định và xây dựng gia đình, những khó khăn và thách thức sẽ tiếp tục làm suy yếu gia đình, suy yếu động lực của sự nghiệp công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Đề cao giá trị văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa là mục tiêu vừa có tính chiến lược, vừa có tính cấp bách trong sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc và phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của xã hội. Do đó, công tác xây dựng văn hóa gia đình và phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong giai đoạn mới cần tập trung vào một số nội dung sau: Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào xây dựng gia đình văn hóa, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa gia đình và công tác xây dựng gia đình văn hóa; coi đây là một trong những động lực quan trọng quyết định thành công sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cấp ủy và chính quyền các cấp phải đưa nội dung công tác xây dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chương trình kế hoạch công tác hằng năm của các bộ, ngành, địa phương. Thứ hai, tiếp tục giáo dục, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển, từ đó đề cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình. Giáo dục văn hóa gia đình là xây dựng con người Việt Nam với những phẩm chất cao quý theo nội dung Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc", có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới... có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước. Thứ ba, chú trọng các biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa và nội dung các tiêu chí công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, tránh xu hướng chạy theo thành tích, phản ánh không thực chất phong trào và chất lượng gia đình văn hóa. Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa phải phù hợp và có ý nghĩa thiết thực với đời sống của nhân dân, công tác bình xét danh hiệu gia đình văn hóa phải được tiến hành theo tiêu chí thống nhất, trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, đáp ứng được nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, tạo được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các mô hình gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những giá trị mới tiên tiến cần tiếp thu và dự báo những biến đổi về gia đình trong thời kỳ mới, đề xuất hướng giải quyết những thách thức trong lĩnh vực gia đình. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Thứ tư, phải có sự đầu tư về kinh phí, nguồn lực cho phong trào xây dựng gia đình văn hóa kết hợp với phương châm xã hội hóa, tạo nền tảng cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Thường xuyên tổng kết, sơ kết phong trào xây dựng gia đình văn hóa, đánh giá kết quả phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa từng giai đoạn kết hợp với các phong trào khác để đạt được hiệu quả thiết thực, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc tổ chức thành công Hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc các cấp và Hội nghị toàn quốc (tổ chức tại Hà Nội vào quý III năm 2007) nhằm tôn vinh, nhân rộng điển hình các gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc để nêu gương cho toàn xã hội. Đồng thời đưa hoạt động này thành định kỳ thường xuyên của các cấp từ trung ương đến địa phương. Thứ năm, phải thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức văn hóa gia đình và nội dung công tác xây dựng gia đình văn hóa cho cán bộ chỉ đạo hướng dẫn phong trào xây dựng gia đình văn hóa các cấp, nhằm trang bị kiến thức xây dựng gia đình văn hóa trong đời sống xã hội hiện đại để cập nhật trước yêu cầu đổi mới của thời đại và có định hướng hướng dẫn nhân dân thực hiện lâu dài” 2. Suy nghĩ về việc xây dựng đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh Qua phân tích chúng ta có thể thấy để làm được việc này chúng ta cần đồng thời hoàn thành hai phần lớn là xây dựng đạo đức gia đình và xây dựng nền kinh tế gia đình Về xây đựng văn hóa- đạo đức gia đình Về mặt nhận thức, cần coi việc xây dựng đạo đức gia đình là công việc quan trọng, có ý thức của nhà nước, cộng đồng, gia đình và mỗi cá nhân. Mặc dù hệ thống đạo đức nói chung và đạo đức gia đình nói riêng, về bản chất, là hệ thống mở, nhưng cần phải có một hệ thống quy định đạo đức gia đình cụ thể. Đây là trách nhiệm của các cơ quan hưu quan và của các nhà nghiên cứu hiện nay. Những nội dung của đạo đức gia đình ngày nay cần phải kế thừa những quy tắc truyền thống, như tôn kính, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, đề cao việc tu dưỡng bản thân, xây dựng gia đình hạnh phúc. Đồng thời, trong nội dung đạo đức gia đình cũng cẩn tiếp thu những phẩm chất đạo đức tiến bộ, như tư tưởng bình đẳng, công bằng, chính trực, tình nghĩa, tự do kết hôn, hôn nhân một vợ một chồng. Như vậy, rõ ràng là trong nội dung của đạo đức gia đình, chúng ta phản đối những phong tục lạc hậu, như thói gả bán hôn nhân, trọng nam khinh nữ, đa thê, đồng thời cũng không chấp nhận hiện tượng nam nữ chung sống không kết hôn, ly hôn không chính đáng. Xây dựng hệ thống đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh cần phải chống sự xâm nhập của chủ nghĩa sùng bái tiền - vàng, chủ nghĩa cá nhân, tự do tình dục hay không chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, người già cả, ốm đau trong gia đình. Có một thực tế hiện nay là, nhiều gia đình lúng túng trong việc dạy con cái như thế nào? Hướng con cái vào những giá trị đạo đức cổ truyền thì xem ra lỗi thời, hướng con cái vào các giá trị của giai đoạn trước đổi mới xem ra không phù hợp, hướng vào các giá trị hiện đại thì chưa thật rõ. Cho nên, có những gia đình chỉ biết dạy con “ngoan”, thành người “tử tế” mà thôi, một bộ phận dạy con cái theo kiểu “tùy thời”, còn một bộ phận phó thác cho xã hội hoặc bất lực, hoặc dạy một cách tiêu cực. Vì vậy, việc nghiên cứu giáo dục văn hóa, đạo đức gia đình và xã hội đang đặt ra trước Đảng, Nhà nước, các cơ quan hữu trách và cả xã hội. Chúng tôi thấy, cần phải chú ý đến những kinh nghiệm truyền thống của ông cha về xây dựng văn hóa, đạo đức trong gia đình. Đó là sự gương mẫu của ông bà, cha mẹ về đạo đức. Ông bà, cha mẹ và người lớn trong gia đình phải là tấm gương đạo đức cho con em noi theo. Tục ngữ Việt Nam đã đúc kết “sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”, “giỏ nhà ai, quai nhà nấy” hay “phụ từ, tử hiếu” như một quy luật, một triết lý giáo dục văn hóa, đạo đức trong gia đình. Hành vi đạo đức của ông bà, cha mẹ không chỉ để lại “quả đức” cho con cháu mà còn là sự gieo trồng đạo đức cho thế hệ sau “mạc nhi chủng phúc lưu tâm địa” (nghĩa là trồng vườn phúc ở trong lòng lưu lại cho đời sau). Hiện nay, Hội Người cao tuổi Việt Nam phát động phong trào “ông bà, cha mẹ gương mẫu, con cháu thảo hiền” chính là sự tiếp nối truyền thống và kinh nghiệm của cha ông trong giáo dục văn hóa đạo đức của gia đình Việt Nam. Truyền thống xây đắp gia phong và giáo dục gia phong trong các gia đình cần được phát huy. Gia phong là truyền thống tốt đẹp của gia đình được các thế hệ đi trước phấn đấu xây đắp nên và truyền lại cho các thế hệ sau noi theo, kế thừa và phát triển. Trong đó truyền thống đạo đức là yếu tố cốt lõi của gia phong, là nền tảng tinh thần của sự tồn tại bền vững của một gia đình. Những gia đình đã có gia phong, cần kế thừa bằng việc thường xuyên ôn lại truyền thống, khuyên nhủ, động viên con em phấn đấu theo bước cha anh, tự hào về cha anh và xứng đáng với cha anh như một giá trị làm người. Những gia đình chưa có gia phong thì phải biết tạo dựng gia phong bằng sự phấn đấu của ông bà, cha mẹ trong cuộc sống hôm nay. Mỗi sự cố gắng đem lại một thành quả tốt đẹp nào đó là một sự đóng góp nho nhỏ sẽ tạo nên một bề dày truyền thống, qua một hai thế hệ gia đình sẽ có một gia phong đáng tự hào. Gần đây, chúng ta thấy nhiều gia đình, dòng họ tổ chức họp họ, giỗ tổ, viết lại gia phả để tôn vinh tổ tiên, ôn lại truyền thống gia phong nhằm khuyến khích con em noi gương cha ông, thúc đẩy con em của dòng họ phấn đấu trong học tập, lao động, công tác với một động lực tinh thần cao quý là biết ơn và tự hào về cha ông mình. Truyền thống gia đình không chỉ có tác dụng như một động lực tinh thần thôi thúc người ta phấn đấu mà còn có tác dụng như một cơ chế tự bảo vệ, chống lại sự tha hóa. Chúng ta cũng biết rằng, trong xã hội cổ truyền, nhiều gia đình, dòng họ “thế gia vọng tộc” rất chú ý đến giáo dục gia phong, cho nên các thế hệ con em của họ nối tiếp nhau làm rạng rỡ cho gia tộc và đất nước. Còn trong xã hội của chúng ta có rất nhiều gia đình “thế gia vọng tộc” mới nổi lên, lại không chú ý giáo dục gia phong đã dẫn đến những bi kịch gia đình, thậm chí dẫn đến hậu quả tan nát gia đình. Đó là nỗi đau không chỉ cho các gia đình đó mà còn là nỗi buồn cho cả xã hội. Truyền thống giáo dục, sự tự giáo dục của mỗi cá nhân, mỗi thế hệ và giáo dục liên thông, vận thông giữa các thế hệ trong gia đình của cha ông cũng cần được kế thừa và phát huy. Về sự tự giáo dục của mỗi cá nhân, mỗi thế hệ, cha ông đã đúc kết từ mối quan hệ rất biện chứng của sự hình thành nhân cách. Về sự tự giáo dục của mỗi cá nhân, mỗi thế hệ, cha ông đã đúc kết từ mối quan hệ rất biện chứng của sự hình thành nhân cách. "Sinh con rồi mới sinh cha Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông" (Ca dao) Như vậy, sự hình thành nhân cách “con, cháu” và “cha, ông” đều bắt đầu cùng một lúc. Do vậy mỗi cá nhân, mỗi thế hệ phải tự ý thức về vị thế của mình trong gia đình. Muốn cho gia đình tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường hạnh phúc hòa thuận thì ông phải ra ông, cha phải ra cha, con phải ra con. Mỗi người phải tự hoàn thiện nhân cách cho xứng đáng với vị thế của mình trong gia đình. Song, nếu quá nhấn mạnh điều đó có thể dẫn đến sự tách biệt giữa các thế hệ và xung đột thế hệ trong gia đình, nên ông cha ta đã bổ sung bằng sự giáo dục liên thông, vận thông giữa các thế hệ. Đó là cần tạo ra sự hài hòa giữa các thế hệ, sự thông cảm giữa các thế hệ để họ cùng nhau chia sẻ và nâng đỡ lẫn nhau. Chẳng hạn, người cha phải thấy mình là kết quả và là một phần hiện hữu của thế hệ trước (bố mình), đồng thời mình cũng chính là điều kiện ra đời của thế hệ sau (con mình) và con mình chính là một phần của mình tái hiện ở trong đó. Do vậy, họ cũng phải chia sẻ với nhau những điều hay, điều dở để cùng nhau khắc phục hoặc phát huy, phát triển, không nên đổ lỗi cho thế hệ trước và trách cứ thế hệ sau dẫn đến xung đột thế hệ. Truyền thống “trên kính, dưới nhường”, “vui cha, vui mẹ, vui anh em nhà” là kết quả tốt đẹp của phương thức giáo dục liên thông, vận thông của cha ông ta cần được phát huy. Xây dựng văn hóa đạo đức gia đình cũng cần chú ý đến các lĩnh vực: tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản, hiện tượng xung đột thế hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Tất cả các vấn đề trên đều gắn liền với quan hệ đạo đức trong gia đình mà chúng ta lúc này hay lúc khác, chưa mấy quan tâm. …… Xây dựng nền kinh tế gia đình và các chính sách xã hội Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình là tạo điều kiện cho gia đình có tư liệu, có vốn để sản xuất và làm giàu chính đáng. Chính sách khoán hộ, giao đất, giao rừng ở nông thôn, chính sách kinh doanh dịch vụ, kinh tế tư nhân, chế độ lương cho cán bộ công chức, thu nhập cho công nhân, lao động thỏa đáng, hợp lý là điều kiện ổn định đời sống gia đình và cơ sở vật chất của đạo đức trong gia đình. Thực hiện tốt hơn cuộc vận động “xóa đói, giảm nghèo”, “giúp nhau lập nghiệp”, giúp nhau làm giàu. Trong việc xây dựng hệ thống đạo đức gia đình rất cần đến việc mở rộng hiệu lực của việc chấp hành pháp luật, tăng cường giáo dục pháp chế, có những đảm bảo về mặt pháp luật để giác ngộ người dân tuân thủ pháp luật một cách tự nguyện, trở thành ý thức cá nhân. Đồng thời, chấn chỉnh hiện tượng chấp hành pháp luật không nghiêm chỉnh, đặc biệt là những hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình, luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em, luật thừa kế tài sản Bảo đảm cho những chính sách xã hội được thực hiện công bằng và có hiệu quả trên các lĩnh vực: y tế, sức khỏe, văn hóa, giáo dục, vệ sinh môi trường, sức khỏe sinh sản… bằng cách lồng ghép các chương trình mục tiêu. Chính sách tín dụng, ưu đãi cho người nghèo, chuyển giao công nghệ, tạo việc làm, hướng nghiệp… tạo điều kiện cho các gia đình có đời sống vật chất bớt khó khăn, thì mới có thể làm tốt việc xây dựng quan hệ gia đình và đạo đức trong gia đình tốt đẹp. Tổ chức tốt các dịch vụ xã hội để giảm nhẹ lao động trong gia đình cho phụ nữ và trẻ em, tạo điều kiện rảnh rỗi nhiều hơn cho họ tham gia vào sinh hoạt xã hội, văn hóa tinh thần, giáo dục con cái, nâng cao tri thức, thẩm mỹ, thể lực. Tạo cho mỗi gia đình có điều kiện vật chất tối thiểu (gia tài), chỗ ở (gia cư), môi trường sống (gia cảnh) làm cơ sở cho việc giáo dục gia đình (gia đạo, gia huấn) tạo một nền nếp đạo đức gia đình (gia phong). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ghi rõ: Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ. C.Lời Kết Như vậy, ở tầm vĩ mô và vi mô, công tác chăm lo cho gia đình những năm qua đã được nhà nước quan tâm một cách toàn diện, với nhiều biện pháp và nhiều hình thức đa dạng. Nhưng dẫu sao sự chăm lo của Nhà nước và các tổ chức xã hội cũng  không thể thay thế cho vai trò chủ động của các thành viên trong gia đình. Hiện tại, tâm lý thích giàu nhanh và thích hưởng thụ vật chất vượt khả năng cho phép đã và đang có phần lấn át tình cảm yêu thương gắn bó trong nhiều gia đình.Trong bối cảnh đó, chủ đề thắp sáng tình yêu thương trong mỗi gia đình là bức thông điệp gửi đến tất cả mọi người, nhắc nhở chúng ta hãy giữ gìn thuần phong mỹ tục, đề cao những giá trị tốt đẹp của mỗi gia đình Việt Nam. Dù là ở thời đại nào, chỉ có tình yêu thương mới sưởi ấm được trái tim con người và mới mang lại cho con người hạnh phúc Với những suy nghĩ còn đơn giản và vốn sống thực của chính mình từ việc nhìn nhận lại trước hết là gia đình mình và những người xung quanh,xa hơn là có một cách đánh giá tổng quát hơn về xã hội hiện thời về thực trạng văn hóa gia đình Việt.Qua tiểu luận này chúng em đã thể hiện những suy nghĩ của mình về tình trạng cũng như giải pháp về các vấn đề còn tồn tại của gia đình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường hiện nay.Hy vọng tiểu luận sẽ góp phần tạo nên một hướng đi cho những vấn đề đó. Tài liệu tham khảo 1.Văn bản quyết định của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược xây dựng gia đình việt nam giai đoạn 2005 – 2010 2. Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21-2-2005 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộngsản Việt Nam Các báo Báo Lao Động - www.laodong.com.vn Báo Điện Tử ĐCSVN - www.cpv.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa.doc
Luận văn liên quan