MỞ ĐẦU
1. Chọn đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc,Danh nhân văn hoá thế giới đã về với cõi vĩnh hằng được hơn 40 năm. Người ra đi, nhưng đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản vô cùng to lớn – đó chính là tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.
Những nơi Người đã từng sống và làm việc nay trở thành địa danh lịch sử - văn hoá để giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Khu Di tích Đá Chông -K9 là địa danh lịch sử - văn hoá như vậy. Đá Chông với mật danh K9 thuộc tỉnh Sơn Tây (cũ) được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ cho Trung ương từ năm 1957. Nơi đây, Bác đã sống và làm việc. Người cùng với các đồng chí trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã bàn và quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước trong giai đoạn quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Người đã dành nơi này để tiếp những người bạn, người đồng chí từ Trung Quốc và Liên Xô đến thămTừ năm 1969 - 1975, đây là địa điểm bí mật cất giữ thi hài của Bác, đó cũng là nơi lưu giữ nhiều câu chuyện giàu xúc cảm về Người.Mảnh đất ấy nay còn lưu truyền rất nhiều giai thoại về Bác lúc sinh thời cũng như khi Người đã ra đi. Trong những năm cuối đời, Bác đã chọn Đá Chông để viết di chúc. Giờ đây, Đá Chông đã trở thành một “địa chỉ đỏ” giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh quan niệm: Con người không phải là thần thánh, có cả cái tốt và cái xấu. Bởi vậy, phải “làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”. Người yêu cầu phải thức tỉnh, tái tạo lương tâm, đánh thức những gì tốt đẹp trong con người.Đấy chính là giá trị nhân văn trong tư tưởng của Người. Cũng như suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình hay khi hoạt động ở căn cứ Đá Chông, giá trị nhân văn luôn được đề cao và thể hiện rất sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Và để muốn hiểu thêm về giá trị nhân văn của Người, đặc biệt là những ngày Bác ở khu căn cứ K9 – Đá Chông, nơi mà bác đã sống và chiến đấu những năm thắng cuối đời, nơi mà bao nhiêu trăn trở, tâm niệm của mình đều được Bác để lại qua di chúc. Do đó chúng em chọn đề tài: “ Tìm hiểu giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh tại khu di tích lịch sử K9 – Đá Chông ”, làm đề tài để nghiên cứu.
2.Lịch sử vấn đề
Nhân văn là giá trị phổ quát, là tổ hợp các yếu tố chân - thiện - mỹ, là hiện thân của thiên hướng vươn lên và hoàn thiện không ngừng của chính con người. Vì vậy nhân văn bao giờ cũng là lý tưởng và mục tiêu mà loài người hằng vươn tới, nó tồn tại, phát triển và ngày càng thể hiện sức sống mãnh liệt của mình trong suốt tiến trình phát triển xã hộiluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Xã hội. Khát vọng nhân văn ở con người, dù là phương Đông hay phương Tây, cũng đều cháy bỏng và lớn lao. Ở đâu có điều kiện thuận lợi thì ở đó tư tưởngluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu môn Tư Tưởng HCM nhân văn nảy nở và phát triển. Việt NamThư Viện Điện Tử Trực Tuyến Việt Nam với lịch sửluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Lịch Sử dựng nước và giữ nước hào hùng, gây dựng truyền thống yêu nước và đạo lý làm người của mình, là mảnh đất ươm sẵn những hạt giống nhân văn, để từ đó bừng lên những mầm xanh tư tưởng nhân văn.Thật vậy, Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng với bao trang sử chói lọi.Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần đoàn kết,
tương thân tương ái đã trở thành sức mạnh của dân tộc ta, giúp chúng ta
chiến thắng bao kẻ thù. Không những thế, tình cảm thiêng liêng cao quý
đó còn trở thành niềm tự hào bao đời của những người con đất Việt. Từ
những tháng ngày lao khổ đến giây phút vinh quang, từ ngày bị áp bức
đến ngày giành lại nền độc lập, dân tộc ta đã phải trải qua bao thăng trầm,
đã chịu quá nhiều nỗi đau và nước mắt. Và cũng chính từ trong quá trình
dựng nước và giữ nước oanh liệt ấy, những truyền thống quý báu và phẩm
chất tốt đẹp của nhân dân ta đã nở hoa, trong đó nổi bật là tư tưởng nhân
văn nhân đạo, tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau: “Bầu ơi thương lấy bí
cùng”, “Thương người như thể thương thân” . Đó là nét đẹp nổi bật đáng
tự hào của con người Việt Nam, nhất là trong cơn hoạn nạn, rủi ro. Lòng
nhân ái của từng người con đất Việt đã gắn chặt vận mệnh của họ với sự
sống còn, tồn vong của dân tộc, với sự hùng cường, thịnh trị của Tổ quốc.
Càng yêu con người, càng thương con người, họ càng có thêm ý chí kiên
cường, tinh thần bất khuất, dám xả thân, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc, dám vươn lên để tìm con đường giải thoát cho dân tộc khỏi đói
nghèo và xây dựng đất nước cường thịnh
Hồ Chí Minhtài liệu tư tưởng Hồ Chí Minh, một thiên tài như được đúc kết từ tinh hoa truyền thống nhân văn của dân tộcluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Dân Tộc Học Việt Nam, Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh lúc đầu thể hiện ở
những yêu cầu nhân bản bao quát nhất. Đó là tư tưởng đòi lại cho con
người những gì mà con người có quyền được hưởng, trước hết là quyền
được sống, theo nghĩa "người ta sinh ra ai cũng có quyền được sống, được
tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc". Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được
nâng lên tầm cao hơn khi ở Người hội tụ những tư tưởng tiến bộ của toàn
nhân loại, trong đó có các hệ tư tưởng nhân văn Phục Hưng, Khai sáng.
Đặc biệt, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh chỉ thật sự trở thành lý luận
khoa học, học thuyết vững chắc khi Người thấm nhuần tư tưởng Cộng sản
Chủ nghĩa của các lãnh tụ thiên tài: C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I Lênindù khi Người bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước cứu dân, được sống trong nhiều nền văn minh của các dân tộc khác nhau, được tiếp xúc với những tư tưởng vĩ đại của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lênin, tới tận phút cuối cùng của cuộc đời, tư tưởng nhân văn của người càng ngời sáng hơn, trở thành lý luận, thành hiện thực vững chắc
Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc vào 9 giờ sáng thứ hai, ngày 10 tháng 5 năm 1965 và hoàn thành Di chúc vào ngày 10 tháng 5 năm 1969. Trong 4 năm, mặc dầu bận nhiều với công việc của một vị Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn dành thời gian quý báu của mình (thường là thời gian đẹp nhất trong ngày, từ 9 đến 10 giờ) để viết Di chúc. Điều trăn trở nhất đối với Bác là vấn đề con người, làm gì và làm thế nào để con người có được hạnh phúc? Con người là hạt nhân của tư tưởng nhân văn. Muốn có nhân văn phải làm cho con người hạnh phúc. Trong Di chúc của Bác Hồ, ngoài phần lí do viết di chúc, Bác đã dành toàn bộ tình cảm, tâm huyết và kinh nghiệm của cả cuộc đời cách mạng của mình để viết về Đảng, đoàn kết, về đạo đức cách mạng, về thanh niên, về quyết tâm chống Mỹ cứu nước, về kế hoạch xây dựng đất nước cho mai sau và về việc riêng .Dù viết về lĩnh vực nào, Bác Hồ cũng đặt con người ở vị trí trung tâm, bởi Bác quan niệm con người vừa là mục tiêu giải phóng của dân tộc vừa là động lực của cách mạng. Quan niệm ấy của Bác không những tiến bộ mà còn hết sức nhân văn.Và 1 giá trị nhân văn to lớn mà Bác để lại Đá Chông đấy chính là bản di chúc của Người
3,Mục đích nghiên cứu:
Thông qua đề tài này chúng ta có thêm hiểu biết về khu căn cú quân sự K9 –Đá Chông, ngoài ra nó giúp cho sinh viên hiểu được giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh tại khu di tích lịch sử này đối với việc giáo dục tư tưởng,tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho toàn xã hội. Đặc biệt qua đây giúp cho chúng em có thể học tốt hơn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
4, Đóng góp:
Trước hết chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn, tôn tạo khu di tích K9 – Đá Chông để khu Di tích mãi là tài sản văn hoá quý báu của quốc gia, tồn tại mãi mãi theo quá trình phát triển của dân tộc.Và sau đó chúng ta cần phải phát huy tác dụng của khu di tích trong việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cho mọi người, khuyến khích mọi người học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5984 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh tại khu di tích lịch sử - Khu căn cứ quân sự K9 – Đá Chông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã phải trải qua bao thăng trầm,
đã chịu quá nhiều nỗi đau và nước mắt. Và cũng chính từ trong quá trình
dựng nước và giữ nước oanh liệt ấy, những truyền thống quý báu và phẩm
chất tốt đẹp của nhân dân ta đã nở hoa, trong đó nổi bật là tư tưởng nhân
văn nhân đạo, tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau: “Bầu ơi thương lấy bí
cùng”, “Thương người như thể thương thân” . Đó là nét đẹp nổi bật đáng
tự hào của con người Việt Nam, nhất là trong cơn hoạn nạn, rủi ro. Lòng
nhân ái của từng người con đất Việt đã gắn chặt vận mệnh của họ với sự
sống còn, tồn vong của dân tộc, với sự hùng cường, thịnh trị của Tổ quốc.
Càng yêu con người, càng thương con người, họ càng có thêm ý chí kiên
cường, tinh thần bất khuất, dám xả thân, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc, dám vươn lên để tìm con đường giải thoát cho dân tộc khỏi đói
nghèo và xây dựng đất nước cường thịnh
Hồ Chí Minhtài liệu tư tưởng Hồ Chí Minh, một thiên tài như được đúc kết từ tinh hoa truyền thống nhân văn của dân tộcluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Dân Tộc Học Việt Nam, Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh lúc đầu thể hiện ở
những yêu cầu nhân bản bao quát nhất. Đó là tư tưởng đòi lại cho con
người những gì mà con người có quyền được hưởng, trước hết là quyền
được sống, theo nghĩa "người ta sinh ra ai cũng có quyền được sống, được
tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc". Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được
nâng lên tầm cao hơn khi ở Người hội tụ những tư tưởng tiến bộ của toàn
nhân loại, trong đó có các hệ tư tưởng nhân văn Phục Hưng, Khai sáng.
Đặc biệt, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh chỉ thật sự trở thành lý luận
khoa học, học thuyết vững chắc khi Người thấm nhuần tư tưởng Cộng sản
Chủ nghĩa của các lãnh tụ thiên tài: C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I Lênindù khi Người bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước cứu dân, được sống trong nhiều nền văn minh của các dân tộc khác nhau, được tiếp xúc với những tư tưởng vĩ đại của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lênin, tới tận phút cuối cùng của cuộc đời, tư tưởng nhân văn của người càng ngời sáng hơn, trở thành lý luận, thành hiện thực vững chắc
Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc vào 9 giờ sáng thứ hai, ngày 10 tháng 5 năm 1965 và hoàn thành Di chúc vào ngày 10 tháng 5 năm 1969. Trong 4 năm, mặc dầu bận nhiều với công việc của một vị Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn dành thời gian quý báu của mình (thường là thời gian đẹp nhất trong ngày, từ 9 đến 10 giờ) để viết Di chúc. Điều trăn trở nhất đối với Bác là vấn đề con người, làm gì và làm thế nào để con người có được hạnh phúc? Con người là hạt nhân của tư tưởng nhân văn. Muốn có nhân văn phải làm cho con người hạnh phúc. Trong Di chúc của Bác Hồ, ngoài phần lí do viết di chúc, Bác đã dành toàn bộ tình cảm, tâm huyết và kinh nghiệm của cả cuộc đời cách mạng của mình để viết về Đảng, đoàn kết, về đạo đức cách mạng, về thanh niên, về quyết tâm chống Mỹ cứu nước, về kế hoạch xây dựng đất nước cho mai sau và về việc riêng...Dù viết về lĩnh vực nào, Bác Hồ cũng đặt con người ở vị trí trung tâm, bởi Bác quan niệm con người vừa là mục tiêu giải phóng của dân tộc vừa là động lực của cách mạng. Quan niệm ấy của Bác không những tiến bộ mà còn hết sức nhân văn.Và 1 giá trị nhân văn to lớn mà Bác để lại Đá Chông đấy chính là bản di chúc của Người
3,Mục đích nghiên cứu:
Thông qua đề tài này chúng ta có thêm hiểu biết về khu căn cú quân sự K9 –Đá Chông, ngoài ra nó giúp cho sinh viên hiểu được giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh tại khu di tích lịch sử này đối với việc giáo dục tư tưởng,tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho toàn xã hội. Đặc biệt qua đây giúp cho chúng em có thể học tốt hơn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
4, Đóng góp:
Trước hết chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn, tôn tạo khu di tích K9 – Đá Chông để khu Di tích mãi là tài sản văn hoá quý báu của quốc gia, tồn tại mãi mãi theo quá trình phát triển của dân tộc.Và sau đó chúng ta cần phải phát huy tác dụng của khu di tích trong việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cho mọi người, khuyến khích mọi người học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh
5, Kết cấu :
II, NỘI DUNG
1/ Khu di tích lịch sử K9 – Đá Chông:
1.1/ Khái quát về khu di tích lịch sử K9 – Đá Chông
Đá Chông nằm trong khu rừng nguyên sinh thuộc quần thể núi Ba Vì, Hà Nội, và sau đó vùng đất có phong cảnh “son thủy hữu tình” này đã có một sự kiện đặc biệt để rồi sau đó nó trở thành một địa danh lịch sử với mật danh là K9.
Vào những năm 50 của TK XX,chúng ta đang bước vào cuộc chiến vô cùng ác liệt với đế quốc Mỹ: miền Bắc sau 2 năm hòa bình, miền Nam đang nằm trong vùng kiểm soát của địch, Mỹ - Diệm đang ra sức hô hào lấp sông Bến Hải, Bắc tiến, những diễn biến đó khiến Bác và Trung ương nghĩ đến cuộc đọ sức quyết liệt với kẻ thù, phải tính đến việc lập những căn cứ dự phòng khi cần thiết có thể đưa Bộ chỉ huy tối cao đến làm việc bảo đảm an toàn.
Tháng 5-1957, trong lần về thăm tỉnh Sơn Tây (cũ), Bác dự một buổi diễn tập của Sư đoàn 308 trên sông Đà. Vị trí mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn để nghỉ trưa, ăn cơm nắm và trò chuyện với chiến sĩ của Sư đoàn 308 được nhân dân trong vùng gọi là Đá Chông. Tương truyền, sở dĩ có tên gọi Đá Chông bởi nơi đây có nhiều phiến đá nhọn tựa như hình mũi tên, mũi mác nhô lên mặt đất. Quan sát thế đất, thế nước vùng này, Bác nhận thấy có thể chọn Đá Chông làm căn cứ bí mật cho Trung ương. Đá Chông có thế “rồng chầu”, ngay trước mặt là dòng sông Đà. Nếu có biến, có thể nhanh chóng ngược sông Đà lên Tây Bắc lập chiến khu. Bác đã trao đổi với các đồng chí cùng đi, ngỏ ý muốn chọn nơi này là căn cứ của Trung ương, đề phòng chiến tranh có thể mở rộng ra miền Bắc. Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng đồng chí Nguyễn Lương Bằng đến khảo sát lại khu vực này vào đầu năm 1958. Sau chuyến khảo sát này, đến giữa năm 1958, Khu làm việc của Trung ương ở Đá Chông đã được khởi công xây dựng Sau khi xây dựng xong căn cứ bí mật tại K9. để kiểm tra độ bí mật của căn cứ này. Vào một đêm trời tối, cả khu vực được thắp sáng hết công suất. Phi công ta lái máy bay trên bầu trời và không hề thấy một chút ánh sáng nào. Ta mới thấy con mắt tinh tường của Bác khi chọn K9, một nơi rừng núi rậm rạp. Trong suốt quá trình xây dựng khu căn cứ này. Theo lời Bác, không một cây nào bị chặt cả. Ngay cả khi phải chặt một cây thông để xây một ngôi nhà Bác cũng không đồng ý. Bác bảo cứ xây ngôi nhà, để lại một lỗ cho cây, vừa lấy ánh sáng tự nhiên, vừa có tác dụng lưu thông không khí, đón nhận những khí thiêng của sông núi. Hiện nay, cây thông đó vẫn sống và hàng năm bộ đội ta vẫn phải mở rộng thêm lỗ cho cây. Thế mới biết Bác yêu thiên nhiên thế nào. Phải kể đến những suy tính của Bác thật không ai sánh bằng bởi chỉ cần chặt một cây thông như thế thôi, cả khu căn cứ này có khi sẽ bị lộ. Trong lòng quả núi là cả một trung đoàn đóng tại đó có nhiệm vụ bảo vệ Bác và Trung Ương Đảng và CP. K9 là một trong 2 khu căn cứ được gọi là Nhà khách Trung ương. Đây là nơi dành cho các Hội nghị của Bộ Chính trị. Khu nhà khách Trung ương ở Tam Đảo là nơi dành cho Hội nghị của Quân ủy Trung ương. K9 là nơi Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị, những người bạn chiến đấu gần gũi nhất, những người học trò xuất sắc nhất đã đến làm việc và nghỉ ngơi. Trong những buổi làm việc đó nhiều vấn đề trọng đại của đất nước đã được bàn và quyết định ở đâVà đây cũng là nơi Bác tiếp nhưng người bạn, người đồng chí từ Trung Quốc, Liên Xô sang thăm . Dù Bác lên ở và làm việc tại K9 không thường xuyên nhưng mỗi con đường, mỗi ngôi nhà, mỗi hàng cây ở đây vẫn in đậm hình bóng Bác.
Khi Bác mất, để giữ an toàn và tuyệt đối bí mật cho việc gìn giữ thi hài của Người, Bộ Chính trị chọn Đá Chông làm nơi cất giữ thi hài Bác.Sau khi hòa bình đước lập lại thi hài Bác mới được chuyển về lăng chủ tịch.
1.2/ Những hiện vật tại Khu di tích Đá Chông
- Những hiện vật gắn liền với thời kỳ Bác Hồ và Trung ương làm việc tại Đá Chông
Ngôi nhà 2 tầng
Ngôi nhà 2 tầng được thiết kế xây dựng trên một quả đồi cao ở Khu A, phỏng theo kiểu nhà sàn. Nhà này do Cục Doanh trại - Tổng cục Hậu cần thiết kế và thi công. Ngôi nhà được xây vào năm 1959, khánh thành ngày 15 tháng 3 năm 1960 và vẫn thường được gọi với tên quen thuộc là ngôi nhà sàn.
Ngôi nhà 2 tầng được xây dựng theo hình chữ L, bằng gạch, trát vữa và quét ve màu xanh nhạt, với diện tích là 275 m2.
Tầng một của ngôi nhà được bố trí làm phòng họp, trang thiết bị gồm bàn, ghế, quạt trần. Hệ thống cửa được đẩy ra, vào trên ray, bệ cửa dùng làm ghế ngồi khi cần thiết. Tại ngôi nhà này, Bác đã tiếp khách quốc tế và tổ chức họp bàn những vấn đề quan trọng của đất nước.
Tầng hai gồm 4 phòng: Phòng Bác nghỉ, phòng họp nhỏ và 2 phòng khách. Phòng Bác nghỉ được đặt những đồ dùng đơn giản, quen thuộc. Chiếc đệm cỏ của đồng bào Sơn La tặng Bác; chiếc đèn bàn, tấm thảm len là quà tặng của Trung Quốc. Hai phòng khách được bố trí ngay chính diện ngôi nhà với tiện nghi và đồ dùng giống nhau.
Phía Tây ngôi nhà có căn hầm trú ẩn được xây dựng cùng lúc với xây dựng ngôi nhà 2 tầng. Hầm được đào sâu xuống lòng đất, đề phòng máy bay địch ném bom xuống khu vực.
Ngôi nhà phục vụ
Phía sau ngôi nhà 2 tầng là nhà phục vụ số 1 và số 2. Mỗi nhà có 4 gian, dùng để bố trí nơi nghỉ của bộ phận phục vụ; nhà kho; bếp, phòng ăn và phòng tắm.
Con đường bậc thang chạy từ chân đồi lên ngôi nhà 2 tầng
Con đường này có 81 bậc, được xây bằng gạch. Từng bậc và chiếu nghỉ được rải sỏi cuội. Hai bên đường trồng 2 hàng râm bụt, hiện nay còn một số cây râm bụt được trồng từ những năm đầu.
Vườn cây quanh nhà 2 tầng
Trước sân ngôi nhà 2 tầng trồng 2 cây vải, xung quanh gốc vải bây giờ đã xây lại. Những khi tiếp khách ở đây, buổi trưa Bác kê một chiếc ghế mây và nằm nghỉ bên gốc cây vải bên trái.
Phía trước ngôi nhà, có một khu vườn, Bác cho trồng nhiều loại hoa như: hoa ngâu, nhài, địa lan. Khu vườn này những năm gần đây, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi đến thăm Khu di tích đã trồng cây lưu niệm.
Đầu hồi ngôi nhà, Bác cho cải tạo thành 2 vườn nhỏ. Một bên vườn trồng quế, một bên trồng cây ăn quả. Xung quanh Bác cho trồng các cây bưởi, vải. Góc vườn trồng cây ngọc lan.
Hòn non bộ
Mỏm đá tự nhiên nằm chính giữa ngôi nhà 2 tầng. Khi xây dựng nhà, Bác cho xây quây lại, đưa nước vào tạo thành hòn non bộ trang trí cho ngôi nhà, vườn cây và cả khu vực. Những lần tiếp khách tại đây, Bác đều giới thiệu và chụp ảnh với các vị khách quốc tế bên hòn non bộ.
Các mỏm Đá Chông
Từ ngôi nhà 2 tầng xuôi sườn đồi về phía Sông Đà, có 3 mỏm đá chông cụm lại hình tượng như 3 đỉnh núi Ba Vì thu nhỏ. Phía dưới 3 mỏm Đá Chông là những phiến đá to, phẳng. Đây chính là nơi Bác và các đồng chí cùng đi đã ngồi nghỉ, ăn cơm và quyết định lựa chọn Đá Chông làm nơi nghỉ và làm việc của Bác và Trung ương.
Ngôi nhà khách
Ngôi nhà mái ngói 2 tầng là nơi dành cho các đồng chí trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng lên làm việc và nghỉ ngơi. Phía sau ngôi nhà có căn hầm đặt tổng đài điện thoại của Cục Bưu điện Trung ương phục vụ Bác và Trung ương làm việc tại đây.
Sân bay trực thăng
Bãi đất bằng phẳng ngay sát chân đỉnh U Rồng được xây dựng làm sân bay trực thăng. Bác đã đi máy bay trực thăng lên Đá Chông 2 lần (một lần lên khánh thành ngôi nhà 2 tầng và một lần đi cùng với Anh hùng vũ trụ Liên Xô G.M Ti - tốp). Những năm giữ gìn thi hài Bác tại Đá Chông, nhiều lần các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu đã đi máy bay trực thăng lên kiểm tra tình hình khu vực.
- Những hiện vật gắn liền với thời kỳ giữ gìn thi hài Bác tại Đá Chông
Nhà kính và công trình giữ gìn thi hài Bác trong những năm chiến tranh.
Nhà kính và công trình giữ gìn thi hài Bác được cải tạo, thi công vào cuối năm 1969m, ngay sau khi Bộ Chính trị quyết định giữ gìn thi hài Bác tại K9.
Nhà kính gồm 2 tầng với tổng diện tích là 628 m2. Tầng 1 gồm phòng họp, phòng khách và bếp. Tầng 2 có 3 phòng: Phòng sinh hoạt chung và 2 phòng ở của chuyên gia y tế Liên Xô.
Công trình giữ gìn thi hài Bác được xây ốp gạch men trắng, có hệ thống điều hoà thông gió và phòng làm thuốc đặc biệt. Trong phòng đặt hòm kính (do Xưởng 49, Bộ Tư lệnh Công binh thi công). Ngoài phần nổi còn phần ngầm của công trình.
Những chiếc xe tham gia di chuyển thi hài Bác
Xe UAZ cứu thương biển số FH-1468 tham gia di chuyển thi hài Bác từ những buổi đầu. Ngày 2 tháng 9 năm 1969, chiếc xe này do đồng chí Nguyễn Văn Hợp lái đã đưa thi hài Bác từ ngôi nhà 67 - cạnh nhà sàn của Bác trong Phủ Chủ tịch về Công trình 75A trong Quân y viện 108. Sau đó lại tiếp tục đưa thi hài Bác từ công trình 75A về công trình 75B (Hội trường Ba Đình) để phục vụ Lễ Quốc tang. Tháng 5 năm 2007, bệnh viện Trung ương Quân đội đã thống nhất giao xe cứu thương cho Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm hiện vật tại Khu di tích Đá Chông.
Xe Zin 157 biển số 470-189 được Tổng cục Kỹ thuật cải tiến máy, bệ gầm, bộ nhíp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật khi di chuyển. Trong 6 năm chiến tranh, chiếc xe này đã trực tiếp di chuyển thi hài Bác từ Hà Nội lên K84 cũng như từ K84 về Hà Nội.
Xe Páp lội nước, biển số 31-162 đã đưa thi hài Bác vượt sông an toàn, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ di chuyển thi hài Bác trong những năm chiến tranh.
- Những hiện vật được tôn tạo, xây dựng từ sau năm 1975 đến nay
Nơi tưởng niệm Bác và cầu thang sắt tại ngôi nhà 2 tầng
Thể theo nguyện vọng của cán bộ, nhân dân khi tới thăm quan Khu di tích, ngày 17 tháng 4 năm 1995 (tức ngày 18 tháng 3 năm Ất Hợi), đơn vị đã lập bàn thờ Bác tại ngôi nhà Người đã sống và làm việc. Hai năm sau, ngày 8 tháng 5 năm 1997, đơn vị đã đúc pho tượng bằng đồng và tôn tạo nơi tưởng niệm Bác tại ngôi nhà này.
Năm 1997, để phục vụ cán bộ, nhân dân tham quan tầng 2 của ngôi nhà được thuận lợi, đơn vị đã xây dựng cầu thang sắt ở phía sau ngôi nhà. Khi khách tham quan xong, sẽ theo cầu thang này đi xuống.
Các mỏm Đá Chông
Khu vực 3 mỏm Đá Chông chính là địa điểm mà ngày 23 tháng 2 năm 1958, Bác Hồ và Đoàn cán bộ lên kiểm tra khu vực Đá Chông đã nghỉ trưa ăn cơm tại đây. Ngay dưới vị trí 3 mỏm Đá Chông có một phiến đá tương đối bằng phẳng, còn lại đường đi đến và quanh khu vực rất dốc. Năm 1996, đơn vị đã tiến hành tôn tạo, xây dựng tường bao quanh để tạo nơi bằng phẳng cho mọi người khi đến tham quan Khu di tích.
Hệ thống đường sá
Năm 1986, đơn vị tiến hành kè hồ Khu B, dải nhựa các con đường trong Khu di tích và xây dựng đường phía Tây ngôi nhà 2 tầng tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người đi tham quan toàn bộ Khu di tích.
Ngôi nhà ngói 2 tầng dành cho Trung ương lên làm việc, nghỉ ngơi
Ngôi nhà này từ năm 2001 đã được cải tạo nội ngoại thất làm các phòng nghỉ phục vụ các đoàn khách đến tham quan tại Khu di tích. Bê phải nhà 2 tầng là bể bơi phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới và là nơi dự trữ nước để phòng chống cháy rừng.
Khu huấn luyện, rèn luyện bộ đội
Phía Đông sân bay trực thăng những năm gần đây đã được xây dựng các công trình phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, rèn luyện sức khoẻ cho bộ đội. Công trình gồm 3 ngôi nhà, sân thể thao và bãi vật cản.
Công trình phòng chống cháy rừng
Năm 2006, để đáp ứng yêu cầu phòng chống cháy rừng, đơn vị đã báo cáo và được trên đồng ý cho xây dựng công trình phòng chống cháy rừng tại phía Bắc của Khu di tích. Công trình gồm bể chứa nước, hệ thống đường ống nước và nơi bảo vệ, quan sát, phát hiện phục vụ phòng chống cháy rừng.
2. Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư
tưởng của Người – một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Việt Nam mà còn có ý nghĩa to lớn đối với thế giới, phản ánh khát vọng thời đại, tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người…(viết thêm)
3.Giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh qua di tích K9-Đá Chông
Nhắc đến Hồ Chí Minh là chúng ta liên tưởng ngay đến tư tưởng nhân văn.Hồ Chí Minh là người trong suốt đời mình tìm kiếm giá trị con người.Một trong những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh đối với loài người là chủ nghĩa nhân văn về Con người được thể hiện rõ nét mang đậm tính dân tộc
Thật vậy ,Hồ Chí Minh luôn đề cao giá tri con người, coi con người là vốn quý nhất
Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tất cả tình thương yêu cho dân tộc ViệtNam- 1 dan tộc bị áp bức bóc lột Khi trở thành lãnh tụ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người không màng danh lợi cá nhân, suốt đời chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân, cho sự trường tồn của dân tộc và sự phát triển của đất nước. Qua việc tìm kiếm và xây dựng khu căn cứ K9 – Đá Chông nói riêng hay các khu căn cứ khác, ta thấy được rằng Bác ko bao giờ nghĩ về bản thân mình, lúc nào cũng chỉ nghĩ tới nhân dân ,luôn tìm mọi cách để giải phóng cho dân tộc mình. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh bao quát toàn bộ Cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Như vậy suốt cuộc đời Bác,Tư tưởng nhân văn đó được kết tinh thành một tuyên ngôn bất hủ không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với toàn thể loài người tiến bộ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.” Để thực hiện lý tưởng nhân văn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là "Độc lập dân tộc gắn
liền với Chủ nghĩa xã hội". Giải phóng dân tộc là mục tiêu số một khi đất
nước còn nô lệ. Vì vậy, ham muốn tột bậc của Người là "làm sao cho
nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do" . “Độc lập, tự do” trở thành bản chất cao quý trong tư tưởng nhânvăn Hồ Chí Minh, trở thành ngọn cờ chiến đấu và mục tiêu suốt đời hy sinh, cống hiến của Người. Bởi đó là điều kiện tiên quyết đem lại hạnhphúc và tiến bộ cho nhân dân Việt Nam. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh vô cùng rộng lớn, nhưng tựu chung lại vẫn là tình yêu thương con người. Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh đã trở thành lẽ sống của Người, yêu thương con người gắn với tin ở con người, dùng sức của con người để giải phóng cho con người, vì con người và phục vụ con người.
3.1Thương yêu con người, quan tâm tới người khác
Lúc nào cũng vậy Hồ Chi Minh luôn luôn quan tâm đến người khác, Người không bao giờ chăm lo cho bản thân mình, Bác quan tâm tới mọi người từ những chi tiết nhỏ đến những việc lớn.Bác lo các đồng chí làm việc nặng nhọc, Vậy nên vừa để bí mật, vừa là chỗ để các đông chí nghỉ ngơi,sau khi Bác chọn được K9, chính Bác duyệt thiết kế và cho xây dựng ngôi nhà 2 tầng ở Đá Chông cho Trung ương hội họp và nghỉ ngơi. Khi ta gọi một cách thân thuộc là nhà của Bác thì đã hiểu đó là nhà dành cho Trung ương Đảng.Ngôi nhà hai tầng mái ngói đỏ có hàng cột tròn chạy xung quanh trông gần giống như ngôi nhà sàn trong Phủ Chủ tịch. Bác rất quan tâm tới mọi người mặc dù bận rất nhiều việc nhưng Bác vẫn bỏ chút thời gian đi thăm mọi người .Sáng ngày 28 tháng 1 năm 1960 (tức ngày mồng một Tết Canh Tý), Bác Hồ lên Đá Chông thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ bảo vệ và công nhân làm việc trên công trường. Biết một số anh em công nhân là người miền Nam rất nhớ nhà, Bác căn dặn: "Các cô, các chú nhớ miền Nam thì phải làm việc bằng hai để xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc".
Ở Đá Chông này còn rất nhiều những hiện vật đều là hiện vật gốc, là những đồ dùng được chính tay Bác lựa chọn, sử dụng lúc sinh thời, gắn liền với những năm tháng Bác sống tại đất thiêng K9. Thượng úy Phạm Hồng Sang, phụ trách quản lý di tích ở khu vực Đá Chông, kể: “Bác quan tâm đến những thứ nhỏ nhất. Ngay chuyện thiết kế cửa cho phòng họp của Bộ Chính trị, Bác cũng bảo phải làm cửa đẩy chứ không dùng cửa đóng then cài nhằm tiết kiệm diện tích. Con đường xung quanh nhà sàn thì Bác dặn trải sỏi để vừa chống trộm vừa để khỏe chân cho người đi dạo”. Con người Bác, cuộc sống của Bác thật giản dị, luôn chăm lo cho mọi người, Bác sống một cuộc sống của người bình thường giản dị, không bị chi phối bởi tiện nghi cầu kỳ. Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác, người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay. Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng chỉ rõ: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị long trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh xuất phát từ tình yêu thương
của những người đồng cảnh ngộ, mất nước, bị nô lệ, cùng chung số phận
bị áp bức bóc lột, đi tìm lối thoát cho dân tộc. không chung chung, trừu
tượng kiểu tôn giáo, mà luôn luôn được nhận thức và giải quyết trên lập
trường của giai cấp vô sản, dành cho các dân tộc và con người bị áp bức,
đau khổ. Khi bôn ba nơi hải ngoại, chứng kiến cảnh bị áp bức bóc lột của
công nhân, của nhân dân lao động các nước Tư bản Chủ nghĩa, chứng
kiến cảnh bị áp bức của nhân dân các thuộc địa khác, tình yêu thương con
người ở Người mở rộng sang yêu thương những người cùng cảnh ngộ,
những người lao động nghèo đói, những người thuộc các dân tộc Việt
Nam. Xuất phát từ tình yêu thương ấy mà Người đã đi tìm con đường giải
phóng cho dân tộc, giải phóng khỏi mọi áp bức, bất công. Mục tiêu của
Hồ Chí Minh đã từng nói rõ trong lời ra mắt của báo Người cùng khổ (Le
Paria) năm 1921: "đi từ giải phóng những người nô lệ mất nước, những
người lao động cùng khổ đến giải phóng con người". Hồ Chí Minh
thương yêu con người với một tình cảm sâu sắc, vừa bao la rộng lớn, vừa
gần gũi thân thương đối với từng số phận con người. Hồ Chí Minh luôn
sống giữa cuộc đời và không có cái gì thuộc về con người đối với Hồ Chí
Minh lại là xa lạ. Người quan tâm đến tư tưởng, công tác, đời sống của
từng người, việc ăn, việc mặc, ở, học hành, giải trí của mỗi người dân,
không quên, không sót một ai, từ những người bạn thuở hàn vi, đến
những người quen mới. Tình thương yêu con người ở Hồ Chí Minh luôn
gắn liền với hành động cụ thể, phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do
hạnh phúc cho con người.Với mục tiêu được xác định, Người trở về nước
thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách áp bức của
thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Với đường lối đúng đắn mà Người đề ra,
tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc vào một Mặt trận thống nhất và tranh thủ
sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế, nhân dân ta đã đánh đuổi đế quốc thực
dân, giải phóng dân tộc, nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất và xây
dựng cuộc sống mới. Luôn thương yêu con người, nên Hồ Chí Minh luôn
khát khao hòa bình, một nền hòa bình thật sự, trong độc lập, tự do. Trước
cách mạng, trong kháng chiến, Hồ Chí Minh luôn có thái độ nghiêm túc
thận trọng đối với vấn đề khởi nghĩa, tranh thủ khả năng phát triển hòa
bình để hạn chế sự đổ máu cho nhân dân ta và nhân dân các nước. Lãnh
đạo Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Người chủ trương chủ yếu sử
dụng bạo lực chính trị. Đó là cuộc cách mạng ít đổ máu nhất. Sau Cách
mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã cố gắng làm tất cả những gì có thể
làm được để tránh cuộc chiến tranh Việt - Pháp. Nhưng khi bọn thực dân
hiếu chiến quyết gây ra chiến tranh để buộc dân ta sống kiếp đời nô lệ,
mất nước thì Hồ Chí Minh kêu gọi cả dân tộc đứng lên chiến đấu vì độc
lập, tự do của Tổ quốc, vì nền hòa bình và phẩm giá của nhân loại tiến bộ.
Hồ Chí Minh coi sinh mạng con người là quý giá nhất. Theo Người,
"không có một trận đánh đẫm máu nào là "đẹp" cả, mặc dù thắng lớn.
Người quý trọng sức dân, của dân; trọng người tài, đức, trân trọng "người
tốt, việc tốt" dù rất nhỏ".Người trân trọng từng ý kiến của dân, lắng nghe
dân, học hỏi dân, bàn bạcvới dân, tự phê bình trước dân, trả lời ý kiến
của dân, tôn trọng và chấp hành nghiêm minh pháp luậtNgay sau khi
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Người đề ra những nhiệm
vụ cấp bách là diệt giặc đói và diệt giặc dốt cùng với việc chống giặc
ngoại xâm. Trước mắt phải xóa đói nghèo, làm cho kinh tế phát triển "làm
cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu và người khá giàu thì
giàu thêm" (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, t5, tr65). Kinh tế
có phát triển, đời sống đồng bào có ấm no thì đất nước mới cường thịnh.
Người từng nói: Tôi thấy các cháu bụng ỏng, mắt choẹt, tôi hết sức đau
lòng". Người yêu cầu những người lãnh đạo chính quyền phải chăm lo
đến đời sống nhân dân, phải chăm lo từ việc "tương cà, mắm muối của
dân", không được áp bức quần chúng nhân dân.
Người chăm lo đến việc nâng cao dân trí, chống giặc dốt, xóa nạn mù
chữ, phát triển giáo dục. Người từng nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu". Người yêu cầu đảng cầm quyền phải chăm lo đến nâng cao trình độ
học vấn cho nhân dân, chăm lo phát triển mọi mặt của dân tộc ta. Người
thường nói chế độ thực dân đã dùng mọi thủ đoạn ngu dân để đầu độc dân
tộc ta, để hủ hóa nhân dân ta bằng những thói xấu như lười biếng, gian
xảo, tham ô. Cho nên phải làm sao để dân tộc Việt Nam trở thành một
dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với
nước Việt Nam độc lập, "sánh vai với các cường quốc năm châu". Tình
yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn ở nhân dân Việt
Nam mà ở tình bác ái bao la. Người từng vạch rõ: "Trừ bọn Việt gian bán
nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết
đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng,
giúp đỡ... Phải thực hành chữ Bác-Ái" (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb
CTQG, H.1995, t5, tr644). Người còn nói
"Lòng yêu thương của tôi đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ
thay đổi" và trước lúc đi xa, Người viết "Đầu tiên là vấn đề con người"
và "Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn
Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi
cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu
thanh niên, nhi đồng quốc tế".Chăm lo, bồi dưỡng, phát huy sức mạnh
của con người, tin tưởng vững chắc vào khả năng và phẩm giá tốt đẹp
của con người. Cách mạng Tháng Tám thành công, tại cuộc họp đầu tiên
của ủy ban nghiên cứu kế hoạch, kiến quốc, Hồ Chí Minh nêu rõ mục
tiêu của Nhà nước là: "Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm
cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành". Người còn nói: "Chúng ta
đã hy sinh phấn đấu để giành độc lập. Chúng ta đã tranh được rồi...
Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự
do, độc lập cũng không làm gì . Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc
lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ"
Tình thương là động lực của cuộc sống, đoàn kết là sức mạnh của cộng đồng, dân tộc. Đấy là chân lý cao đẹp nhất trong cuộc đời Hồ Chí Minh. Trong Di chúc Bác đã “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng.
3.2 /Coi trọng con người, tin vào sức mạnh, phẩm giá và tính sáng tạo của con người
Trong xây dựng nền văn hoá dân tộc của một xã hội tốt đẹp, Hồ Chí Minh hết sức coi trọng yếu tố tâm lý con người, xây dựng yếu tố này được coi là số 1, sau đó mới đến “xây dựng luân lý, xây dựng xã hội, xây dựng chính trị, xây dựng kinh tế “(Hồ Chí Minh, 1943)(13), coi trọng tâm tư, ước vọng, nhu cầu của con người. Chủ tịch đã cống hiến cả đời mình mong sao nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Mục tiêu của cách mạng là “tất cả vì con người”.
Người luôn biết rằng vai trò của con người là rất quan trọng đối với cách mạng vì vậy Người tìm cách gần dân để hiểu dân.Ngay cả vào những ngay sinh nhật của mình Người không lấy đấy để tự thưởng cho mình mà Người tận dụng thời gian rảnh rỗi đấy để thăm nom mọi người, tiếp xúc người dân . Hai lần sinh nhật Bác (19-5), để tránh tổ chức rình rang nếu ở lại thủ đô, Người lại lên Đá Chông. Ngày 19-5-1963, anh em trong tổ bảo vệ và phục vụ Bác tại Đá Chông có ý định lên nhà sàn chúc thọ Bác, chưa kịp đi thì ngay từ sáng sớm, Người đã xuống tận nơi hỏi thăm, động viên anh em.Các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng lên chúc thọ Bác. Bác cùng đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng ăn cơm trưa, trao đổi công việc. Sau đó, Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị đã đi thăm một số xã và gia đình ở trong khu vực, như : Bác đã tới xóm Đồi thăm gia đình cụ Cẩm, đến thăm xóm Sung và thăm xã Đồng Luận, huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ, thăm xóm Đồi, xã Thuần Mỹ.Buổi chiều hôm đó, Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị trở về Hà Nội. Những lần sinh nhật khác, Bác lên K9 dùng bữa với những đồng chí trong Bộ Chính trị, qua sinh nhật, Bác về lại Hà Nội.
Hay như những buổi tiếp các vị khách nước ngoài, Người luôn thể hiện những tình cảm thắm thiết nhất, dù là cán bộ bình thường, hay các vị cán bộ cấp cao, ai ai cung x được Bác đón tiếp như một "nguyên thủ quốc gia", một người đồng chí, một người anh em.Ví dụ như : Đầu tháng 3 năm 1961, Bác Hồ cùng đồng chí Hà Vĩ, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam lên thăm Đá Chông, đồng thời chuẩn bị đón Đoàn đại biểu Phụ nữ Trung Quốc sang thăm và dự Đại hội Phụ nữ Việt Nam lần thứ III. Ngày 13 tháng 3 năm 1961, Bác Hồ cùng Đoàn đại biểu Phụ nữ Trung Quốc do bà Đặng Dĩnh Siêu dẫn đầu lên thăm khu vực Đá Chông. Cùng đi có đồng chí Hà Vĩ, đồng chí Lương Phong (phiên dịch) và một nữ thư ký. Tại đây, bà Đặng Dĩnh Siêu đã trồng hai cây quýt mang từ Trung Quốc sang. Bác và bà Đặng Dĩnh Siêu trồng cây ngọc lan trong khu vườn. Trưa hôm đó, Bác Hồ mời Đoàn đại biểu Phụ nữ Trung Quốc dùng cơm tại nhà khách ở Đá Chông và chụp ảnh lưu niệm với đoàn. Ngày 24 tháng 1 năm 1962, Nhận lời mời của Trung ương Đảng và Nhà nước ta, Đoàn cán bộ Quân đội Liên Xô do Anh hùng phi công vũ trụ G.M Ti-tốp dẫn đầu sang thăm Việt Nam. Đoàn đã được đón tiếp nồng nhiệt. Bác đã cùng đồng chí G.M Ti-tốp đi thăm nhiều nơi, Anh hùng vũ trụ G.M Ti-tốp đã trồng cây vàng anh trước ngôi nhà 2 tầng. Bác Hồ và đoàn cán bộ quân đội Liên Xô không nghỉ lại mà đi thăm khu vực này rồi trở về Hà Nội.
Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng kiệt xuất của các anh hùng, hào kiệt của dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi... về sức mạnh của nhân dân "Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ", "đẩy thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân". Người còn kế thừa tư tưởng nhân văn "lấy dân làm gốc" và chủ nghĩa nhân đạo hiện thực của học thuyết Mác để hình thành tư tưởng nhân văn mới, tin tưởng mãnh liệt vào sức mạnh, tính chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân và lòng tôn trọng, kính trọng nhân dân lao động. Người nói "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân".
Trong điều kiện bị đế quốc thực dân thống trị, kẻ thù đàn áp dã man, cùng với chính sách ngu dân của chúng, người dân các nước thuộc địa tưởng chừng không thể gượng dậy nổi, song Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tin tưởng ở nhân dân mình, dân tộc mình "...đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương đang dấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến..." và sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ cần phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi. Trong quá trình đấu tranh, Người đã làm cho nhân dân thế giới nhận thức rõ vấn đề thuộc địa, đoàn kết giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc là giúp đỡ cho chính mình. Năm 1921, Hồ Chí Minh đã có những quan điểm khác hẳn với nhiều suy nghĩ lúc bấy giờ. Người viết: "Bị đầu độc cả về tinh thần lẫn thể xác, bị bịt mồm và bị giam hãm, người ta có thể tưởng rằng cái bẫy người ấy cứ mãi mãi bị dùng làm đồ để tế cái ông thần tư bản, rằng bầy người đó không sống nữa, không suy nghĩ nữa và là vô dụng trong việc cải tạo xã hội. Không: người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi... Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến" Dân ta có tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết "giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài
giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra". Đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái của dân để thực hiện con đường cách mạng. Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi.
Điểm nhấn trong tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh không những là tình thương, sự đồng cảm với những con người cùng cảnh ngộ. Thực chất, đó không phải là lòng thương hại, mà chính là lòng tin vững chắc vào khả năng và phẩm giá tốt đẹp của con người. Tư tưởng “Dĩ dân vi bản” (Lấy dân làm gốc) với Người vẫn muôn đời không đổi. Lòng tin của Người vào sức mạnh và tính sáng tạo của quần chúng nhân dân đã khẳng định điều đó. Sống trong lòng nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân nên suy nghĩ thường trực trong Người là “đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân”.
Trên cơ sở của tình thương để đặt niềm tin vào con người, đây là nền tảng thiết yếu của một hệ thống tư tưởng lớn hơn. Từ Thương (đồng cảm) đến Tin rồi mới Trọng. Đây là một quá trình hoàn toàn biện chứng, Hồ Chí Minh đã vận dụng vô tinh tế truyền thống của cha ông trong một triết lý: “Có trọng người, kính người thì người mới trọng ta”. Ngày nay, nội dung trên càng có ý nghĩa lớn lao, nó đã thúc đẩy và tạo được mối dung hoà, gắn kết bền chặt ở cả lý luận và thực tiễn.
Người nhận thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, "người là gốc của làng nước", "nước lấy dân làm gốc", "gốc có vững cây mới bền", "xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân". Người còn nói rằng: "Dân như nước, mình như cá", "lực lượng nhiều là ở dân hết". "Công việc đổi mới là trách nhiệm ở dân". Do đó, Người yêu cầu "Đem tài dân, sức dân, của dân, làm lợi cho dân". Niềm tin vào sức mạnh của dân còn được nhận thức từ mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng; nếu không có Chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn đường. Đảng lãnh đạo để dân làm chủ. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết. Nhận thức như vậy để hiểu rằng tin dân, học dân, tôn trọng dân, dựa vào dân theo đúng đường lối quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh vô địch. Bởi vì sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thực hiện được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân.
Tình thương bao la của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đối với các anh hùng, liệt sĩ, cán bộ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong, đối với cha mẹ, vợ con của thương binh, liệt sĩ, mà ngay cả đối với các nạn nhân chiến tranh, đối với những người lầm đường lạc lối, những người thiếu tu dưỡng…Người cũng tìm cách phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của họ. Người căn dặn phải giúp họ trở thành những người lao động lương thiện ,Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng xây dựng "con người mới" vì đây là động lực quyết định hướng đi lên của xã hội Việt Nam tương lai. Người đòi hỏi phải có chiến lược trồng Người. Con người mới vừa là nhân vừa là quả của quá trình đấu tranh xây dựng xã hội mới. Theo Người, con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có tinh thần làm chủ xã hội "đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ". Con người mới phải có tri thức văn hóa và khoa học, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Con người mới phải có phẩm chất đạo đức cách mạng "cần, kiệm, liêm, chính', "Chí công, vô tư". Phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân. Nhưng chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là phủ định lợi ích chính đáng của cá nhân. Người nói: "Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình. Nếu lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích tập thể thì không phải là xấu".Theo Người, con người mới Việt Nam là con người phải mang đậm truyền thống dân tộc, đồng thời giàu chất quốc tế xã hội chủ nghĩa.
Một điểm rất nổi bật là tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có tính vượt thời đại. Đó là sự tuyệt đối tin tưởng vào thắng lợi ngày mai, lo cho tương lai của đất nước. Trong chiến tranh ác liệt, vận mệnh đất nước lâm nguy, nhưng với nhãn quan duy vật biện chứng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy được thắng lợi tất yếu của cách mạng Việt Nam. Thật hiếm thấy ở một vị lãnh đạo quốc gia nào mà sự quan tâm đến con người, đến nhân dân lại được đặt lên tầm lớn lao, sâu sắc nhưng hết sức cụ thể, thiết thực như ở Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tính nhân văn cao cả trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đặt hạnh phúc nhân dân lên trên hết. ở Hồ Chí Minh, nhân dân không phải là một khái niệm chung chung, mơ hồ mà là cộng đồng Việt Nam, là đồng bào, là từng con người, từng cuộc đời, từng hoàn cảnh cụ thể. Cho đến lúc đi xa, Người chỉ nghĩ đến sự đoàn kết toàn dân, sự phát triển và tiến bộ của Đảng, của dân tộc; Người vẫn dành muôn vàn tình thương yêu cho mọi người.
.
3.3/ Lòng khoan dung rộng lớn
Nguyễn Ái Quốc dành trang đầu “Đường cách mạng” (1927)(15) cho mục “Tư cách người cách mạng” cần có 23 thái độ với bản thân, với người khác và với công việc; trong “Thái độ đối với người khác” thái độ đầu tiên Bác viết:”Với từng người thì khoan thứ”, ngày nay gọi là “khoan dung”, theo nghĩa thông thường, là rộng lượng (có khi nói “lượng thứ”), không chấp nhặt, biết thông cảm, đồng cảm, chia sẻ, tất nhiên không khoan nhượng, hơn nữa, phải đấu tranh với những hành vi lệch lạc, sai trái. Vì mục tiêu hoà bình, bác ái, Liên Hợp quốc đã lấy năm 1995 là năm khoan dung. Mấy lâu nay báo chí ta lên án mạnh hiện tượng vô cảm đang có xu thế ngày một tăng. Một xã hội tốt đẹp điều cực kỳ quan trọng là ở thái độ giữa con người với con người, trong đó thái độ khoan dung, thương yêu con người, tôn trọng con người là hạt nhân. Giáo dục nhân văn bắt đầu từ đó và mục tiêu quan trọng nhất là nhằm vào đó, như Bác Hồ đã viết để huấn luyện cho những cán bộ cách mạng đầu tiên của chúng ta. Tư tưởng bao dung Hồ Chí Minh xuất phát từ quan điểm: “Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái ché nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn: vì độ
lượng nó hẹp nhỏ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân biệt bọn thực dân
cướp nước ta với nhân dân lương thiện ở các nước đó. Người cũng phân
biệt bọn hiếu chiến Mỹ với nhân dân Mỹ yêu tự do và hoà bình. Người
không hề đánh đồng bọn xâm lược Mỹ với nhân dân Mỹ. Và chính
Người đã coi bạn bè năm chân tận tình ủng hộ cuộc đấu tranh chống đế
quốc Mỹ của nhân dân ta, trong đó có cả nhân dân yêu chuộng hoà
bình Mỹ.Vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì tiến bộ xã hội, Hồ Chí Minh
đưa ra chủ trương có lý, có tình đối với kiều dân nước ngoài ở Việt Nam,
nhằm bảo vệ tính mạng,tài sản của họ. Người đánh giá cao vấn đề này và
ghép tội "vô cớ sát hại kiều dân ngoạiquốc" vào tử hình.Với lòng nhân ái
bao la, phát huy truyền thống "thương người như thể thương thân", "đánh
kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại", Hồ Chí Minh có chính sách khoan
hồng đại lượng, đối xử nhân đạo với tù binh.
Chủ nghĩa bao dung trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh không chỉ
là sự quan tâm đến hạnh phúc của con người, mà còn là tấm lòng rộng
mở đối với cả tự nhiên. Người không quên dặn dò các thế hệ sau này phải
bảo vệ hệ sinh thá i cho đa dạng, cân bằng. Người đề xuất ý tưởng trồng
cây và bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống. Trong tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề cần giáo dục đạo đức sinh thái cho nhân
dân.
Có thể nói, bao dung trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh gắn chặt chẽ
với các vấn đề đạo đức mới, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi là đạo đức
vĩ đại. Đạo đức này không chỉ quan tâm đến con người, thương người,
tin tưởng ở con người, tự giác phục vụ những lợi ích của con người mà
còn có cả tình cảm bao la quan tâm đến tự nhiên, bảo vệ mối quan hệ hài
hoà giữa con người với tự nhiên. Sinh thời, Người trồng cây, nuôi cá, chăm chút từng gốc bưởi, hàng bụt mọc nơi mình sinh sống. Người thương con người và thương yêu cả cây cỏ, hoalá.Tình cảm khoan dung Hồ Chí Minh là một nét đặc sắc
con người truyền thống (Việt Nam và phương Đông). Hai là hình thành
những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo đức cách
mạng; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ; có tác phong xã hội chủ nghĩa; có
lòng nhân ái, vị tha, độ lượng.
3.4 / Con người vừa là mục tiêu,vừa là động lực cách mạng
Phương châm hoạt động Hồ Chí Minh quán triệt suốt đời: cách mạng là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy, ở đâu Người cũng quan tâm chăm sóc đội ngũ cán bộ làm nòng cốt và chỉ đạo phong trào, các tầng lớp nhân dân. Muốn sử dụng đúng cán bộ, phải đánh giá đúng con người, sắp xếp họ vào đúng công việc, phát huy tối ưu giá trị bản thân từng người. Ngày nay, nhiều tác giả, cả trong nước lẫn ngoài nước, đều nhắc lại thành phần Chính phủ Cụ Hồ, như một tấm gương sáng về chính sách dùng người, từ trí thức đến công nông, từ người già đến người trẻ, đặc biệt chú ý tới người tài (tháng 11-1945 Bác viết bài “Nhân tài và kiến quốc”, tháng 11-1946 Bác ban hành công văn “Tìm người tài đức” về sau được gọi là “Chiếu cầu hiền tài”). Mỗi người phải tự kiến tạo thành một hệ giá trị và cả xã hội có trách nhiệm phát huy tác dụng của hệ giá trị bản thân của mọi người - đấy là nguồn tài nguyên vô tận giữ vai trò hàng đầu tạo nên của cải, phúc lợi xã hội. Ta thấy bên cạnh Bác luôn là những ngưỡi kiệt xuất như Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyễn Giáp,Trường Chinh,Võ Văn Kiệt,Đỗ Mười… Họ đều là những người bạn chiến đấu gần gũi nhất, những người học trò xuất sắc nhất .Ngay tại K9 này Bác cùng Bộ Chính trị đã họp và đưa ra nhưng quyết định quan trọng đối với đất nước. Tầng 1 của ngôi nhà sàn đã từng diễn ra Hội nghị Bộ Chính trị. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một lần tới thăm Khu di tích vào năm 1998 đã bồi hồi xúc động chỉ cho mọi người biết chiếc ghế Bác đã từng ngồi chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị. Chiếc ghế lớn kê ở đầu bàn là nơi Bác ngồi. Phía tay phải Bác ngồi là đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và các đồng chí khác. Phía tay trái Bác là đồng chí Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đã ngồi vào chỗ ngồi trước đây và trầm ngâm nhớ tới Bác.
3.4.1 Con người là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng
Mục tiêu cách mạng của Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, thực hiện độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Khi đất nước còn nô lệ, lầm than thì mục tiêu trước hết, trên hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc. Sau khi chính quyền đã về tay nhân dân, thì mục tiêu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên hơn. Bởi vì, Người cho rằng, nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì; vì vậy, chúng ta phải thực hiện ngay: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành. Trong Di chúc, Người viết: "Đầu tiên là công việc đối với con người". Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thương dân bị nô lệ, Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Suốt cuộc đời của người là vì dân, vì nước.
"Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước được độc lập, tự do,
nhân dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tại cuộc họp đầu tiên của Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Hồ Chí Minh nêu rõ mục tiêu của Nhà nước là:
"1. Làm cho dân có ăn.
2. Làm cho dân có mặc.
3. Làm cho dân có chỗ ở.
4. Làm cho dân có học hành".
Người còn nói "Chúng ta đã hy sinh phấn đấu để giành độc lập. Chúng ta đã tranh được rồi… Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ" Do vậy, khi có chính quyền rồi, Người luôn nhắc nhở phải xây dựng bộ máy trong sạch, đấu tranh với những biểu hiện của thói quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu nhân dân; phải dựa vào nhân dân, khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong nhân dân để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng đời sống mới trong nhân dân…
3.4.2 Con người là động lực của cách mạng
Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân. Điều
này có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được thức tỉnh, giác ngộ, giáo dục, định hướng và tổ chức. Họ phải
có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam...
Như vậy, con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng,
vừa nằm trong chiến lược giáo dục - đào tạo theo nghĩa hẹp. Người khẳng định: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ
nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa đương nhiên phải do chủ nghĩa xã hội tạo ra. Nhưng ở đây trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội thì "trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Điều này cần được hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội. Công việc này là một quá trình lâu dài không ngừng hoàn thiện, nâng cao và thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình, cá nhân mỗi người. Mỗi bước xây dựng những con người như vậy là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa "xây dựng chủ nghĩa xã hội" và "con người xã hội chủ nghĩa".
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người xã hội chủ nghĩa có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống (Việt Nam và phương Đông). Hai là hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo đức cách mạng; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ; có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng.
3.5/ Xây dựng con người là chiến lược hàng đầu của cách mạng
Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục - đào tạo theo nghĩa hẹp. Người khẳng định: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh quan niệm"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Để "trồng người", có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục - đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ. Ngược lại giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu tới thế hệ trẻ. Hồ Chí Minh nói vai trò của giáo dục: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu; dốt thì dại, dại thì hèn... Cho nên phải chống giặc dốt cũng như chống giặc đói, giặc ngoại xâm, giặc nội xâm. Muốn có cán bộ tốt, côn dân tốt, phải "trồng" và dĩ nhiên là rất công phu. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ cho chúng ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục với cách mạng, giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước: "muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, nước giàu mọi người Việt Nam đều phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhất. Vì thế, giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu trong chiến lược con người, bởi giáo dục đào tạo nên chất người, nên nhân tài. Trong Nhật ký trong tù, Bác viết: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên". Chiến lược giáo dục là hạt nhân trong chiến lược con người, cung cấp trí thức mới, đào tạo nên nhân tài cho đất nước. Gửi thư cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tháng 9/1945, Bác viết: "Ngày nay, các cháu được cái may mắn hơn cha anh là được hưởng một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các cháu nên nhưng người công dân có ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các cháu… Đó là một nền giáo dục “vì lợi ích trăm năm" của đất nước.
Trong năm vừa qua, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất và năng lực… thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí… Vì thế trong công tác cán bộ, Đại hội X đã đưa ra mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Đại hội X đã đề ra mục tiêu những năm tới của giáo dục và đào tạo là: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” chấn hưng nền giáo dục Việt Nam
Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. Hai mặt đức, tài thống nhất với nhau, không tách rời nhau, trong đó "đức" là gốc, là nền tảng cho tài năng phát triển. Phải kết hợp giữa nhận thức và hành động, lời nói với việc làm... Có như vậy mới có thể "học để làm người". "Trồng người" là công việc "trăm năm", không thể nóng vội "một sớm một chiều", không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó.Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy không được coi nhẹ, sao nhãng sự nghiệp giáo dục. Theo tinh thần của V.I. Lênin: "Học học nữa, học mãi" và của Khổng Tử: "Học không biết chán, dạy không biết mỏi", Hồ Chí Minh cho rằng: "Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học".Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình mẫu của con người nhân văn của thời đại mới. Trong con người Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa lòng yêu thương con người với lòng tin, sự tôn trọng và ý chí cùng hành động triệt để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
4.Vận dụng
…
III . KẾT LUẬN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh tại khu di tích lịch sử - khu căn cứ quân sự K9 –Đá Chông.doc