Giá trị thông báo của cử chỉ tay và nét mặt trong hệ thống giao tiếp phi lời ở người Việt

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU I. MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu 2. Lịch sử nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu II. NỘI DUNG 1. Tổng quan về ngôn ngữ cử chỉ 1.1. Quan niệm về ngôn ngữ cử chỉ 1.2. Cơ sở chung về ngôn ngữ cử chỉ 2. Hệ thống cử chỉ, điệu bộ của tay và nét mặt trong giao tiếp ở người Việt 2.1. Phân loại 2.1.1. Cử chỉ thuyết minh 2.1.2. Cử chỉ hàm chỉ (cử chỉ thay lời) 2.2. Bảng giá trị thông báo của tay và nét mặt 2.2.1. Giá trị thông báo của tay 2.2.2. Giá trị thông báo của mặt 3. Một vài nhận xét, đánh giá về ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt 3.1. Đặc điểm ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt 3.1.1. Ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt được tiếp nhận qua thị giác 3.1.2. Ngôn ngữ cử chỉ mang tính đa nghĩa 3.1.3. Ngôn ngữ củ chỉ mang tính đa kênh (đồng nghĩa) 3.1.4. Tính liên tục của ngôn ngữ cử chỉ 3.1.5. Khi có sự mâu thuẫn giữa thông điệp do ngôn ngữ truyền tải với ngôn ngữ cử chỉ thông báo, người ta có xu hướng tin vào thông điệp của ngôn ngữ cử chỉ hơn. 3.1.6. Ngôn ngữ cử chỉ giúp thấy rõ tình cảm thật của người nói hơn so với giao tiếp bằng lời 3.1.8. Cử chỉ, điệu bộ của tay và nét mặt có thể thay đổi theo vị trí, mức độ thể hiện 3.2. Vị trí, chức năng của cử chỉ tay và nét mặt trong giao tiếp 3.2.1. Điều chỉnh chiến lược giao tiếp nhờ việc quan sát cử chỉ của tay và nét mặt 3.2.2. Đi kèm lời nói để bổ sung làm rõ ý nghĩa cho sắc thái ngôn từ 3.2.3. Điều tiết chuỗi giao tiếp ngôn từ 3.2.4. Thay thế cho ngôn từ 3.3. Một số điểm đặc biệt trong cách sử dụng cử chỉ của tay và nét mặt trong giao tiếp ở người Việt III. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

doc41 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6195 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giá trị thông báo của cử chỉ tay và nét mặt trong hệ thống giao tiếp phi lời ở người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đi vào tìm hiểu giá trị thông báo của cử chỉ tay và nét mặt. 1.2. Cơ sở chung về ngôn ngữ cử chỉ Vào thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, “Thuyết ngôn ngữ cử chỉ” trở nên thịnh hành. Những người chủ trương thuyết này cho rằng ban đầu con người chưa có ngôn ngữ thành tiếng, để giao tiếp với nhau, người ta dùng tư thế của thân thể và của tay. Vuntơ (thế kỉ XIX) cho rằng điệu bộ về nguyên tắc cũng giống như âm thanh, dù là điệu bộ tay hay âm thanh cũng là động tác biểu hiện. Marr (Đầu thế kỉ XX) khẳng định ngôn ngữ cử chỉ tồn tại cách đây 1 triệu đến 1 triệu rưỡi năm còn ngôn ngữ âm thanh chỉ tồn tại cách đây 5 vạn đến 50 vạn năm. Theo ông, ngôn ngữ cử chỉ có thể biểu thị tư tưởng, khái niệm hình tượng hoá, có thể dùng làm công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong cùng một bộ lạc, với các bộ lạc khác, có thể dùng làm công cụ phát triển khái nịêm của mình. Phải đến thế kỉ XX giao tiếp phi ngôn ngữ mới được quan tâm một cách thực sự. Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp thông qua các cử chỉ hoạt động của cơ thể như nét mặt, cách nhìn, điệu bộ và khoảng cách giao tiếp. Có rất nhiều học thuyết nghiên cứu về loại hình giao tiếp này nhưng nổi bật nhất vẫn là “Học thuyết tâm lý tinh thần” và “Học thuyết hành vi cư xử”. Trong “Học thuyết tâm lý tinh thần”, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người dù ở bất cứ một nền văn hoá nào cũng đều có sáu trạng thái tâm lý ( hạnh phúc, buồn khổ, giận giữ, sợ hãi, ghét, ngạc nhiên ) và tất cả các trạng thái tâm lý đó do sự chi phối của não tạo ra những thay đổi trên mặt nhưng theo hai dạng là tự nhiên và xã giao có mục đích. Trong một thử nghiệm về ảnh hưởng của não đến các nét mặt của con người, thực nghiệm đã cho thấy khi các nét mặt bị tê liệt, người ta không thể cười có mục đích (như để tạo ra sự thân mật ) nhưng vẫn có thể cười một cách tự nhiên khi có điều làm họ bất ngờ. Và ngược lại cũng có trường hợp, một người có thể cười một cách xã giao nhưng lại không thể cười một cách thoải mái được. Tuy nhiên, học thuyết này lại lại nêu ra nhiều điều tranh cãi. Ngôn ngữ cử chỉ là những từ ngữ được quy ước để chỉ các trạng thái tâm lý, bản thân các trạng thái tâm lý này lại không được định nghĩa một cách rõ ràng, chính thức thông qua bất cứ loại hình sách vở nào. Trong “Học thuyết hành vi cư xử”, các nhà khoa học lại cho thấy không có mối cảm xúc cơ bản cũng như không có biểu hiện cơ bản mà đơn giản chỉ là các hành vi cư xử mang mục đích xã hội. Nét mặt chính là biểu hiện của những việc chúng ta muốn làm hay có ý định làm. Có thể lấy ví dụ trạng thái tức giận (như Học thuyết tâm lý tinh thần đã nêu ) chính là sự mô tả về hành vi sẵn sàng để tấn công đối thủ. Nhưng nói một cách khác, không phải lúc nào cử chỉ của con người cúng mang thông điệp hay chủ đích như vậy. Giả sử như chúng ta ngáp, điều này lại khiến cho ban tổ chức nghĩ rằng chúng ta cảm thấy chán, buồn ngủ với nội dung chương trình. Có rất nhiều ý kiến cho rằng ngôn ngữ cơ thể bắt nguồn từ giao tiếp động vật .Mối liên quan giữa ngôn ngữ cơ thể và sự giao tiếp của động vật đã được bàn đến từ lâu. Ngôn ngữ cơ thể là sản phẩm của cả gen (Những đứa trẻ mù cũng mỉm cười và cười to ngay cả khi chúng không bao giờ biết đến nụ cười ) và ảnh hưởng của môi trường. Nhà phong tục học người Iran, Eibl-Eibesfeldt khẳng định rằng một trong số yếu tố cơ bản của loại ngôn ngữ này là đặc điểm chung của nền văn hoá và vì thế gắn với những hành động bản năng. Một số dạng ngôn ngữ cơ thể người có tính kế thừa từ cử chỉ giao tiếp của các loài linh trưởng khác, mặc dù thường mang những thay đổi về ý nghĩa. Nhiều cử chỉ tinh tế hơn thay đổi theo các nền văn hoá (chẳng hạn điệu bộ diễn tả “Có” hoặc “Không” ) bắt buộc phải được học hoặc thay đổi trong quá trình học hỏi, thường do quan sát vô thức từ môi trường. 2. Hệ thống cử chỉ, điệu bộ của tay và nét mặt trong giao tiếp ở người Việt 2.1. Phân loại Trong giao tiếp, do bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý, dân tộc, xã hội nên những biểu hiện cụ thể của cử chỉ, điệu bộ rất phong phú đa dạng. Tuy nhiên có thể quy lại và phân thành 4 loại chính: 1. Cử chỉ mô phỏng 2. Cử chỉ tượng trưng 3. Cử chỉ thuyết minh 4. Cử chỉ hàm chỉ Đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ chỉ là cử chỉ thuyết minh và cử chỉ hàm chỉ. 2.1.1. Cử chỉ thuyết minh Là cử chỉ đi kèm với các hành vi lời nói biểu thị sự khẳng định, phủ định, ngạc nhiên, nghi ngờ, giễu cợt… Loại cử chỉ này làm nên sức biểu hiện của nội dung được thông báo bằng lời. Tuy vậy, khi viết trên văn bản, nếu loại ra các yếu tố cử chỉ, điệu bộ thuyết minh thì nội dung từng lời nói vẫn được đảm bảo, sự nối kết vẫn được duy trì. Như vậy, loại cử chỉ thuyết minh này không có giá trị liên kết lời nói mà chỉ có giá trị bổ sung, làm rõ ý nghĩa và sắc thái cho ngôn từ. VD: - (Xua tay). Không phải nói nữa, tôi biết hết rồi! - (Bẻ đốt ngón tay). Em… em không biết ạ. - (Lắc đầu). không, không phải nó. - (Bĩu môi). Gớm, tôi chả thiết - …. 2.1.2. Cử chỉ hàm chỉ (cử chỉ thay lời) Là cử chỉ có khả năng tồn tại độc lập trong giao tiếp và có giá trị tương đương với một hành vi bằng lời. Cử chỉ hàm chỉ bắt đầu từ cử chỉ kèm lời. Sau đó dẫn đến thiết lập một mối quan hệ ổn định giữa hành vi lời nói và các kiểu cử chỉ đi kèm. Đến một lúc nào đó, trong những tình huống cụ thể, người này chỉ cần thể hiện cử chỉ, điệu bộ tương ứng đó là người kia hiểu được giá trị bằng lời.. Trên cơ sở chức năng và hoạt động của loại cử chỉ này có thể chia làm ba loại: a, Loại cử chỉ biểu thị hành vi tiếp nhận giao tiếp VD: Trong giờ học, An gọi Bình: - Này Bình. Bình ngồi bàn trên, quay đầu lại An thì thầm: - Chiều nay học xong đi đá bóng nhé! Cô giáo nhắc: - An! An ngẩng đầu lên. … Ở các trường hợp loại trên, cử chỉ: quay đầu lại, ngẩng đầu lên, dừng lại, nhìn, … đều là kết quả của một hành vi hô gọi, kích thích ban đầu. Chúng thể hiện rằng người nghe đã chuẩn bị một thế giao tiếp mới, sẵn sàng đón nhận thông tin mới. Có thể thể hiện hiển ngôn hoá các cử chỉ trên bằng các phát ngôn: “ gì thế ? ’’ , “ có chuyện gì đấy ? ’’, … Người phát tin hiểu được ý nghĩa của các cử chỉ của người kia sẽ tiếp tục thực hiện hành vi nói của họ b. Loại cử chỉ tương ứng với một hàm ý. Trong giao tiếp, hàm ý là một hiện tượng thường gặp. Ở một số trường hợp, cùng với tiền giả định, nó trở thành phương tiện liên kết hàm ngôn giữa các lời nói. Tuy nhiên, do là phương tiện hàm ngôn nên nội dung của nó không phải lúc nào cũng được hiển ngôn một cách đúng đắn, chính xác. VD1 : A – Tối nay đi chơi nhé ? B- Sáng mai tớ phải nộp bài tiểu luận rồi Lời nói của B chứa hàm ý, muốn hiểu được A phải suy luận: Sáng mai B phải nộp bài tiểu luận à B vẫn chưa làm xong à B không có thời gian à B không thể đi chơi vào chiều nay được. Tuy nhiên, nếu đi kèm với lời nói của B một cử chỉ thì quá trình lý giải sẽ đơn giản hơn: A: Tối nay đi chơi nhé ? B: ( Lắc đầu ) . Sáng mai tớ phải nộp bài tiểu luận rồi. Ở ví dụ trên, cử chỉ của B mang thông tin chính trả lời trực tiếp cho lời đề nghị của A, còn lời nói thêm của B mang tính chất giải thích. VD2: A : Dạo này cậu vẫn ăn cơm ở quán, không tự nấu à ? B : ( Gật đầu ). Nhưng dạo này giá cơm tăng cao lắm, không như trước đâu. Trong lời B, từ nối “ nhưng ’’ biểu đạt một quan hệ ngữ nghĩa hoặc với một phát ngôn nào đó trước nó hoặc với một bộ phận trong cùng nột phát ngôn nhưng bị tỉnh lược đi theo cấu trúc : “ Tuy … nhưng …” . Vế trước trong lời nói của B không được hiển ngôn mà được thay thế bằng một cử chỉ có ý nghĩa tương ứng ( “ gật đầu ” = “ ừ ” ). Hiển ngôn cử chỉ câu trả lời của B sẽ là: “ Ừ.Nhưng dạo này giá cơm tăng cao lắm, không như trước đâu ”. Cử chỉ lúc này đóng vai trò quan trọng, đảm bảo sự tồn tại lời nói của B, làm lời nói của B tương ứng với câu hỏi của A. Nếu bỏ các cử chỉ đi kèm thì mối quan hệ giữa các lời nói sẽ trở nên rời rạc. c. Loại cử chỉ tương ứng với một hành vi giao tiếp độc lập. Các cử chỉ này tồn tại độc lập, hoàn toàn giữ vai trò là một phản ứng, không cần phải kèm thêm lời nói. Loại cử chỉ này được thể hiện cả trong hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt cả trong hoàn cảnh giao tiếp bình thường. Chúng thường không có chức năng lên kết, ví dụ : - Nó về chưa? - (Lắc đầu) Trong một số trường hợp, các cử chỉ điệu bộ này vừa tương ứng với một hành vi giao tiếp độc lập vừa tồn tại như một yếu tố nối kết giữa hai lời nói của cùng một chủ thể, ví dụ: - Mày đi thăm lăng Bác chưa? Tao tưởng lên đây chúng mày phải đến đó rồi chứ? Lời nói thứ nhất là câu hỏi khi chưa biết người được hỏi đã đi thăm lăng Bác chưa. Lời nói thứ hai “Tưởng A” với tiền giả định: A không đúng nên có nghĩa là : “Bọn mày chưa đi lăng Bác” Nếu tình huống này tồn tại cử chỉ điệu bộ (Lắc đầu) của người đối thoai thay cho hành vi trả lời thì sự tồn tại của hai phát ngôn này phi logic. Ngoài ra người ta còn có thể phân chia thành hai loại: * Cử chỉ tán đồng: gật đầu, cười, vỗ tay, vỗ vai… *Cử chỉ không tán đồng: lắc đầu, bĩu môi, lè lưỡi… Tuy nhiên, cách phân chia này tỏ ra hạn chế trong những trường hợp mà cùng một cử chỉ nhưng laị biểu lộ hai ý nghĩa trái ngược. 2.2. Bảng giá trị thông báo của tay và nét mặt Cho đến nay các nhà ngôn ngữ học chưa thống kê hết xem có bao nhiêu cử chỉ ngôn ngữ trên thế giới cũng như chưa phân biệt được hết các ý nghĩa của chúng, bởi lẽ, mỗi dân tộc, mỗi tộc người đều có một hệ thống ngôn ngữ cử chỉ cùng ý nghĩa riêng của họ. Và ở Việt Nam cũng vậy, ngôn ngữ cử chỉ cũng rất phong phú và đa dạng. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày kết quả thống kê những cử chỉ thường gặp ở tay và nét mặt trong giao tiếp của người Việt. 2.2.1. Giá trị thông báo của tay STT CỬ CHỈ CỦA TAY GIÁ TRỊ THÔNG BÁO 1 Phẩy tay Sự việc nói đến qua nhỏ mọn không đáng để ý hoặc buộc phải đồng ý. 2 Vẫy tay (các ngón hướng về phía người nói) “Lại đây!” 3 Vẫy tay (các ngón hướng ra ngoài) “Đi đi!”, không chấp nhận, muốn tống khứ 4 Vẫy vẫy bằng một tay (tay chuyển động nhẹ) Dấu hiệu để người khác biết, để ý (sang đường) 5 Hai tay vẫy cuống quýt Mong muốn được để ý 6 Hất tay (đầu ngón tay hướng lên trên, khép chặt, lòng bàn tay hướng ra ngoài hất hất) Thể hiện phá bỏ ý kiến của người khác, tất cả vẫn như trước, bày tỏ sức mạnh và sự kiên quyết. 7. Chặt tay (bàn tay để thẳng, các ngón tay khép chặt với nhau như một chiếc búa đang chém xuống) Thể hiện sự quyết đoán, kiên quyết, nhanh chóng gỡ rối mọi việc. 8 Lật tay (lòng bàn tay hướng xuống dưới, ngón tay cái xoè ra, các ngón còn lại hơi cong cong) -Tư thế nhắc nhở người nói cẩn thận, cần kiềm chế tình cảm nhằm mục đích khống chế cuộc nói chuyện. -Tư thế phủ nhận, phản đối … 9 Ngửa tay (lòng bàn tay hướng lên trên, ngón tay cái xoè ra, các ngón còn lại hơi cong cong) - Khen ngợi, xin xỏ, khẩn cầu (giơ tay cao) - Động tác ăn xin thể hiện chân thành lắng nghe ý kiến của mọi người, giành được sử ủng hộ. (tay để ngang) -Không biết phải làm sao (tay hạ thấp). 10 Nắm tay (năm ngón khép chăt, bàn tay nắm chắc) -Thể hiện tình cảm bị kích động, uy quyền, báo thù. -Thể hiện thái độ kiên quyết, nguyện vọng muốn thực hiện điều gì đó … 11 Hai tay nắm vào nhau Ý chí, niềm tin 12 Hai tay giang ra Thể hiện sự chào đón. 12 Hai tay đan vào nhau -Thể hiện tinh thần lo lắng, sốt ruột. -Thể hiện sự trịnh trọng hoặc muốn điều khiển cuộc đàm phán 13 Các ngón tay chạm vào nhau thành hình tháp Thể hiện sự tự tin 14 Khoanh tay -Thể hiện sự chào hỏi, thưa gửi (ở trẻ em, nhất là ngày xưa) -Trạng thái trầm tư, suy nghĩ -Tư thế chờ đợi trong sự nhàn rỗi, sốt ruột, bất lực -Tư thế cô lập, phòng ngự, không hoà nhập hoặc không đồng tình -Thách thức, đương đầu 15 Bàn tay xoè năm ngón -Người nói cảm thấy hồ nghi -Thể hiện sự thẳng thắn, chân thành 16 Tay bắt chéo lên ngực Phản ánh sự tự vệ 17 Giơ tay Dấu hiệu xin phát biểu, đưa ra ý kiến 18 Lấy tay che miệng Ngượng ngùng e thẹn thiếu tự tin 19 Tay xoa cằm Thể hiện sự thông minh lão luyện 20 Tay vò đầu Lúng túng, bối rối, chưa đưa ra giải pháp hoặc không có ý kiến 21 Vung nắm đấm lên Hăm họa 22 Vặn vẹo bàn tay Lúng túng, bối rối 23 Bẻ đốt ngón tay Lúng túng, bối rối 24 Vân vê gấu áo Lúng túng, bối rối 25 Gãi tai Lúng túng, bối rối 26 Vò nát hoặc xé nhỏ cái gì đó trong tay Lúng túng, bối rối 27 Đưa ngón tay trỏ thẳngn lên môi (thường kèm tiếng “suỵt!”) Ra hiệu bí mật không tiếp lộ 28 Giơ ngón tay trỏ -Răn đe chỉ mặt vạch tội (động tác mạnh, ngón tay căng) -Hướng người nghe tập trung vào điều mình đang nói, tách rõ ràng vấn đề,ý tứ khúc triết hơn (tay lia theo từng câu nói). 29 Vỗ vai Động viên, khích lệ 30 Vỗ lưng Động viên, khích lệ 31 Vỗ chán Suy nghĩ 32 Vỗ đầu Suy nghĩ 33 Đập tay xuống Tỏ ý chấm dứt, cắt ngang trước môt vấn đề nào đó 34 Đứng chống tay vào hông Đã sẵn sàng, thể hiện sự hung hăng 35 Tay tì vào má -Đang nghĩ, ước lượng điều gì đó -Thể hiện sự chán ngán 36 Sờ hoặc xoa nhẹ tay lên mũi -Phản đối, nghi ngại, nối dối -Không muốn đề cập đến chủ đề đó nữa 37 Đấm vào lòng bàn tay Biểu kộ cảm xúc vui, mừng rỡ khi hoàn thành một công việc nào đó 38 Xoa tay vào nhau - Chuẩn bị làm việc gì đó -Chứng tỏ biết cách giải quyết việc gì đó. 39 Hai tay quàng sau gáy(Hoặc hai tay vòng ra sau đầu) -Tự tạo cảm giác thoải mái khi mệt mỏi. -Tư thế suy nghĩ một điều gì đó. -Phản ứng lại vấn đề đang bàn tới 40 Gõ tay vào cằm Người đó đang sắp sửa ra quyết định 41 Tay gõ gõ thành nhịp (trên mặt bàn) Sốt ruột, hết kiên nhẫn rồi. 42 Tay cầm điếu thuốc run run Căng thẳng, hưng phấn. 43 Vung tay (động tác mạnh) Sự dứt khoát không chấp nhận, không muốn. 44 Bắt tay -Thể hiện sự chào đón trang trọng, lịch sự,tình hữu nghị. -Chúc mừng -Tin tưởng, tin cậy đối tác. 45 Vô tình phủi bụi trên quần áo hoặc cậy móng tay… Lơ đãng, không chú ý. 46 Cử chỉ đưa tay vẽ một mặt phẳng nằm ngang Dấu hiệu thẻ hiện sự kiên quyết, chắc chắn, tập trung. 47 Khua tay Việc nhắc tới được coi trọng (khua tay múa chân) 48 Cánh tay gập căng lại (ở mức ngang vai), bàn tay nắm chặt Cử chỉ khen ngợi, bày tỏ sự ủng hộ, đoàn kết, tán thưởng. 49 Siết chặt tay người khác (tay cao quá đầu) Bày tỏ niềm tin, tình đoàn kết. 50 Bàn tay nắm lấy một bàn tay -Niềm tin tưởng vào đối phương, tình bạn. -Tìng cảm thương yêu, trìu mến, cảm thông, chia sẻ, an ủi, khích lệ… 51 Tay vuốt râu -Thể hiện sự đắc chí, lão luyện, kinh nghiệm. -Thư thái, thoải mái. 52 Giơ một ngón tay cái lên Khen ngợi, tin tưởng 53 Giơ ngón trỏ và ngón giữa lên hình chữ V Thể hiện sự chiến thắng 54 Đưa ngón tay cái chống dưới cằm Biểu lộ thái độ chỉ trích, tiêu cực 55 Cắn móng tay Bối rối, sợ sệt, đắn đo 56 Vỗ tay -Tán đồng, tâm đắc một ý kiến, một hành vi nào đó -Khen ngợi, khích lệ 57 Vỗ đùi Tâm đắc, tán đồng 58 Tỳ tay lên trán Thể hiện sự suy nghĩ, cân nhắc 59 Đặt lòng bàn tay lên ngực Biểu thị cảm xúc thật thà, chân thật 60 Tay chống hông Sự sẵn sàng hay sự hung hăng 61 Xua tay -Không đồng ý,ra hiệu cho đối tác không cần tiếp tục nói nữa. 62 Tay nghịch tóc (vuốt tóc) -Biểu thị sự bối rối, suy nghĩ vẩn vơ -Sự làm dáng (thường ở nữ giới). 63 Phủi tay Giũ bỏ và kết thúc một việc gì đó 2.2.2. Giá trị thông báo của mặt STT CỬ CHỈ CỦA MẶT GIÁ TRỊ THÔNG BÁO 1 Gật đầu -Sự tán đồng, chấp thuận - Hài lòng. 2 Lắc đầu -Tỏ ý phủ nhận, không tán đồng -Chê trách, phê phán, không hài lòng -Kinh hãi hoặc thán phục trước một sự việc ngoài sức tưởng tượng -Sự cảm thông, thương cảm trước một tình cảnh mà mình đành chịu bất lực, không biết làm gì -Tâm trạng buồn chán, thất vọng, bi quan. 3 Xoa đầu Hành vi thân thiện, biểu thị thái độ bề trên với dưới 4 Cúi đầu Băn khoăn suy nghĩ 5 Ngả đầu vào tay Tỏ ý buồn rầu 6 Nghiêng đầu Thích thú lắng nghe và tôn trọng người khác nói . 7 Nhăn trán -Ngạc nhiên -Phẫn nộ, bất mãn. 8 Nhăn mặt (cau mặt) Bực dọc, khó chịu, không hài lòng 9 Mặt hầm hầm Tức giận, tình cảm bị dồn nén 10 Mặt cúi gằm Xấu hổ, ngại ngùng, ăn năn, nhận lỗi 11 Mặt đỏ lựng Xấu hổ, ngại ngùng, nhút nhát. 12 Quay mặt đi Không hài lòng, phủ nhận hoặc e ngại 13 Ngẩng đầu Sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận điêu gì đó. 14 Hất hàm Thách thức, khiêu khích. 15 Cằm ngửa cao Kiêu ngạo, cho mình giỏi, lòng tự trọng cao. 16 Tặc lưỡi -Sự cho qua mọi chuyện, miễn cưỡng tiếp nhận hành vi và gián tiếp thể hiện tính bề trên của người phát ngôn -Nhắc nhở phải giữ kín điều gì đó. 17 Lè lưỡi -Chế giễu, trêu đùa -Lúng túng, xấu hổ -Không đồng ý hẳn -Ngạc nhiên, thán phục, kinh sợ. 18 Cắn chặt môi -Sốt ruột, băn khoăn, suy nghĩ -Tự kiểm điểm, chế giễu, trách móc bản thân. 19 Liếm môi Sự hưng phấn,căng thẳng, không muốn người khác biết hoặc khi nói dối điều gì hay trong lòng có sự dao động 20 Nhếch mép Thể hiện sự mỉa mai, khinh thường 21 Bĩu môi Mỉa mai, coi thường 22 Phát ra tiếng “xì”ở mũi -Coi thường người khác -Thở dài ngao ngán. 23 Mũi nở to Tình cảm bị kìm nén khi không hài lòng hoặc đắc ý. 24 Mũi ra mồ hôi Tâm lý lo lắng, căng thẳng 25 Lỗ mũi hướng về đối phương Thể hiện sự coi thường 26 Một bên lông mày dương lên Sự không hiểu hoặc nghi ngờ 27 Hai lông mày nhướn lên (dương mày) -Hứng thú, vui vẻ, phấn khởi, ngạc nhiên -Cố nhìn rõ mọi vật xung quanh khi nguy cơ đe doạ giảm xuống. 28 Nhún mày (lông mày dương lên rồi ngừng một lát sau đố hạ xuống) -Ngạc nhiên -Buồn phiền 29 Lông mày giữ thẳng Biểu lộ thái độ nghiêm túc, thận trọng hoặc bàng quan. 30 Nhíu mày (chau mày) Sốt ruột, khó chịu, tức giận, băn khoăn, suy nghĩ, không đồng tình, hoài nghi. 31 Lông mày dựng nghiêng (một bên hạ xuống, một bên dương lên) -Tâm lý nghi ngờ -Sự phấn khích, nỗi lo sợ. 32 Lông mày lay động (dương lên rồi nhanh chóng hạ xuống) -Bày tỏ sự chào đón thân thiện -Nhấn mạnh giọng điệu. 33 Mí mắt mở to Sự chăm chú 34 Mí mắt sẽ nhắm Không hiểu hoặc ác cảm 35 Đồng tử mắt mở to Thái độ yêu quý, chăm chú 36 Đồng tử mắt thu nhỏ Tức giận, chán ghét, lạnh nhạt. 37 Mắt nhìn ngó lung tung, không nhìn trực diện vào người đối diện -Sốt ruột -Suy nghĩ phức tạp. -Sự lừa dối -Lúng túng, băn khoăn -Không quan tâm -Nhút nhát, khép kín. 38 Mắt nhìn ngang ngửa khi nói Nóng ruột, bất an, không tập trung. 39 Mắt chăm chăm nhìn xa Không chú ý tới lời người khác nói, trong lòng đang tính toán việc khác. 40 Mắt nhìn chằm chằm Tập trung chú ý, hứng thú. 41 Chớp chớp mắt Dồn nén tình cảm, lúng túng, bối rối. 42 Chaỷ nước mắt -Buồn, tủi thân -Vui sướng, cảm động 43 Quắc mắt Thái độ bực tức, giận giữ 44 Mắt thẫn thờ Đang suy nghĩ hoặc mệt mỏi. 45 Cụp mắt xuống Bối rối, sợ sệt 46 Nháy mắt -Dấu hiệu tán tỉnh, làm quen với ai -Ra hiệu cho người khác đồng ý với mình,đứng về phía mình để cùng thực hiện một điều gì đó -Ra hiệu (thường kèm cử chỉ hất hàm) để chỉ cho một người về ai đó. 47 Mắt long sòng sọc Hăm doạ, tức giận, hung hãn 48 Mắt long lanh Hạnh phúc, chân thành, nhạy bén, nhiệt tình. 49 Ánh mắt không chuyển dờ, vẻ u tối Bộc lộ sự gây hấn, căm tức. 50 Ánh mắt láo liên Trạng thái cá nhân gian xảo, lừa dối 51 Ánh mắt quét từ đầu đến chân đối phương Kiêu ngạo, dò xét. 52 Ánh mắt chân thành, hiền hoà Sự khoan dung, tôn trọng, có giáo dục 53 Đôi mắt vẩn đục, buông thả Người có ý định xấu 54 Ánh mắt ngời sáng Người có tấm lòng ngay thẳng 55 Ánh mắt trìu mến Tình cảm thân thiết, gần gũi 56 Ánh mắt tinh nghịch Người vui tươi, nhí nhảnh. 57 Ánh mắt thiết tha Tình cảm chan chứa, cháy bỏng 58 Ánh mắt tập trung, không chuyển dời Sự kiên định, quan tâm tới vấn đề đang được đề cập tới, hoặc quan tâm tới người đối diện. 59 Mắt trừng trừng Nghiêm nghị, hà khắc 60 Mắt lơ đãng, nhìn chỗ khác -Chán ngán -Bối rối -Sợ sệt 61 Nhắm mắt (trừ trạng thái ngủ) Say sưa, tập trung, có hứng thú (nghe nhac…) 62 Mắt lim dim -Buồn ngủ, mỏi mệt -Chán ngán, không có hứng thú. 63 Nheo mắt Tập trung nhìn khi có ánh sáng quá mạnh hoặc ánh sáng quá yếu. 64 Lườm Bực tức, tỏ thái độ không hài lòng 65 Một mắt nhắm chặt, một mắt mở Tập trung nhìn 66 Nghiến răng Bực dọc, giận dữ, ấm ức, đay nghiến. 67 Giọng hơi dài, nũng nịu Sự vòi vĩnh, yêu chiều 68 Giọng nhỏ nhẹ -Người tính dịu hiền, hoà nhã, dễ gần -Nhắc nhở, động viên, an ủi ai -Mong muốn, yêu cầu ai làm điêù gì đó… 69 Giọng căng, đanh, to -Người quyết đoán, cá tính mạnh -Cãi cọ, tức giận -Thuyết phục 70 Giọng lí nhí Thiếu tự tin, không quyết đoán 71 Mỉm cười -Đồng ý một cách kín đáo, tế nhị, vẻ hài lòng -Cảm giác thân thiết, vui vẻ 72 Cười ruồi Thể hiện sự mỉa mai, coi thường 73 Cười gượng Thể hiện tình cảm một cách bắt buộc, qua loa, thiếu cảm xúc chân thật 74 Cười khiêu khích Tỏ thái độ khích bác người khác 75 Cười đắc thắng Mãn nguyện khi đạt được một điều gì đó 76 Cười đau khổ Trạng thái thất vọng 77 Cười tinh nghịch Sự hồn nhiên nhí nhảnh 78 Cười châm chọc Thái độ mỉa mai, chế giễu 79 Cười cay độc Người nham hiểm, có ý đồ xấu xa 80 Cười thương hại Người tỏ vẻ ban ơn, thương hại,nhưng thực ra là độ coi thường. 3. Một vài nhận xét, đánh giá về ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt 3.1. Đặc điểm ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt 3.1.1. Ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt được tiếp nhận qua thị giác Lời nói được tiếp nhận chủ yếu qua kênh thính giác còn cử chỉ , điệu bộ của một người lại được tiếp nhận chủ yếu qua kênh thị giác. VÍ dụ: cử chỉ giơ tay ra hiệu, bắt tay, phẩy tay, nháy mắt, gật đầu, bĩu môi,…đếu được người tham gia đối thoại tiếp nhận nhờ việc quan sát hành vi của người kia. Thực tế cho thấy, khi giao tiếp trực diện, không một người nào lại chỉ sử dụng hoặc yếu tố ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ cử chỉ (trong điều kiện bình thường). Nếu họ chỉ sử dụng một trong hai loại thì hiệu quả giao tiếp sẽ thấp hơn nhiều so với việc kết hợp cả hai. 3.1.2. Ngôn ngữ cử chỉ mang tính đa nghĩa Bản thân mỗi cử chỉ, điệu bộ của tay và nét mặt thường bao gồm nhiều nghĩa khác nhau. Ví dụ 1: Hành vi “lắc đầu” của một người có thể biểu thị các ý nghĩa sau: 1.Tỏ ý phủ nhận, không tán đồng 2.Tỏ ý chê trách, phê phán, không hài lòng 3. Tỏ vẻ kinh hãi hoặc thán phục trước một sự việc ngoài sức tưởng tượng 4. Thể hiện sự cảm thông, thương cảm trước một tình cảnh mà mình bất lực đành chịu không biết làm gì 5. Thể hiện tâm trạng buồn chán, thất vọng, bi quan. Ví dụ 2: Hành vi “khoanh tay” của một người có thể biểu thị các ý nghĩa sau: 1. Chào hỏi, thưa gửi (ở trẻ em, nhất là ngày xưa) 2. Trạng thái trầm tư, suy nghĩ 3. Tư thế chờ đợi trong sự nhàn rỗi, sốt ruột, bất lực 4. Tự cô lập, phòng ngự, không hoà nhập hoặc không đồng tình 5. Thách thức, đương đầu. Các biểu hiện của tay và nét mặt có thể mang tính chủ đinh hoặc chỉ là vô tình. Ví dụ 1: Trong giao tiếp, một người có thể mỉm cười để tỏ thái độ thân mật, thích thú, đồng ý một cách kín đáo, tế nhị. Song, khi đang nói chuyện về một đề tài nghiêm túc, người đó chợt nhớ đến một chuyện cười nào đó rồi bật cười. Tuy là hành vi không chủ đích nhưng nó tỏ ra mơ hồ nên dễ bị đối tác hiêủ nhầm, dẫm đến phản ứng tiêu cực. Ví dụ 2: Khi hai người A và B đang nói chuyện với nhau về một vấn đề quan trọng. A muốn xem phản ứng và ý định của B trước vấn đề vừa nêu ra. Đúng lúc đó, A phẩy nhẹ tay với ý định xua con muỗi (không chủ định) nhưng B hiểu nhầm tưởng A cho việc đó là quá nhỏ mọn không đáng để ý, có thể cho qua … 3.1.3. Ngôn ngữ củ chỉ mang tính đa kênh (đồng nghĩa) Người ta có thể sử dụng nhiều cử chỉ, điệu bộ để cùng biểu thị một thái độ, tình cảm. Ví dụ: Khi một người tỏ ra giận dữ, họ có thể biểu hiện thông qua hàng loạt cử chỉ, điệu bộ khác nhau: Chau mày, nhăn mặt, nghiến răng, trợn mắt, dậm chân, đập tay … Nếu như ngôn ngữ mang bản chất tuyến tính,( tức là ta phải nói và nghe lần lượt, nối tiếp) thì hành vi phi ngôn ngữ có thể tiếp nhận đồng thời nhiều giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác). Có thể nói ngôn ngữ mang tính đơn kênh, còn ngôn ngữ cử chỉ thì mang tính đa kênh. Ví dụ: Một bàn tay nắm lấy một bàn tay, người trong cuộc có thể nhìn thấy tay run rẩy, cảm giác ấm áp … 3.1.4. Tính liên tục của ngôn ngữ cử chỉ Ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ xuất hiện khi xuất hiện hai đối tác giao tiếp và kết thúc khi một trong hai người không hiện diện trong tầm nhìn của người kia. Đây cũng là điểm khác biệt so với giao tiếp thông qua ngôn ngữ. Bởi vì giao tiếp bằng ngôn từ bắt đầu khi lơi nói được phát ra thông qua các âm thanh có tổ chức và kết thúc khi các âm thanh đó kết thúc. Ví dụ 1: Khi đối tác quay mặt đi, nhìn xuống đất, chau mày, không diễn ra hành vi ngôn ngữ nhưng hành vi phi ngôn ngữ vẫn tiếp tục tồn tại và truyền tải một thông điệp nhất định. Ví dụ 2: Khi một người bước đi nhưng chưa khuất tầm mắt người kia thì cử chỉ, điệu bộ:bước đi nặng nhọc, đầu cúi gầm,cắn môi, đầu tóc bơ phờ…của người đó vẫn truyền đi nội dung thông điệp nào đó. 3.1.5. Khi có sự mâu thuẫn giữa thông điệp do ngôn ngữ truyền tải với ngôn ngữ cử chỉ thông báo, người ta có xu hướng tin vào thông điệp của ngôn ngữ cử chỉ hơn. Trong giao tiếp, không phải bao giờ ngôn ngữ cử chỉ cũng bổ sung sắc thái và diễn đạt cùng một ý nghĩa cho lời nói mà có những tình huống cử chỉ, điệu bộ và lời nói lại mâu thuẫn với nhau. Sự mâu thuẫn đó có thể tạo ra một cách có chủ định hoặc chỉ là vô tình; công khai hoặc hàm ẩn; nhẹ nhàng, ít gây chú ý hoặc rõ ràng, mạnh mẽ. Căn cứ vào cử chỉ, điệu bộ để xét hành vi ngôn từ trong trường hợp xuất hiện hành vi mâu thuẫn giữa cử chỉ và lời nói: - Verderber (1987: 85)cho rằng trong những trường hợp có mâu thuẫn:... “các thông điệp phi ngôn từ mà ta đưa ra có khả năng được coi trọng hơn so với ngữ nghĩa ngôn từ - người quan sát có xu hướng tin vào cái được biểu thị một cách phi ngôn ngữ bởi nó ít chịu lệ thuộc hơn vào sự khống chế của ý thức”. - Zimmerman et al.(1986: 80): Cùng quan điểm trên nhưng tỏ ra thận trọng và có lý hơn khi nêu ra và xử lý vấn đề: “Chúng ta coi thông điệp nào - ngôn từ hay phi ngôn từ- là đáng tin cậy hơn? Không có một câu trả lời dứt khoát. Tuy nhiên chúng tôi đồ rằng, trong phần lớn các trường hợp, số lượng và tính hiển minh của các biểu hiện phi ngôn từ, kết hợp với những trải nghiệm trong quá khứ, trong đó người ta đã sử dụng các thông điệp ngôn từ để lôi kéo hoặc đánh lạc hướng-ta hãy xem những người sử dụng mỹ phẩm để che giấu tuổi tác thực của họ hay những người khoe mẽ với những chiếc xe thời thượng để tạo vẻ sang giàu. Trong nhiều trường hợp, các thông điệp ngôn từ cũng có thể chuyển tải nghĩa chân thực. Sự ngừng trệ giao tiếp (communication breakdown) xảy ra khi người tiếp nhận các thông điệp có mâu thuẫn chọn sai biểu hiện được coi là chính xác nhất”. Ví dụ : Trên xe khách, vì quá đông nên mọi người chen lấn, xô đẩy nhau trên xe. Một cô gái vô tình dẫm lên chân một anh chàng trên xe. Cô thốt lên: - Ôi, em xin lỗi. Anh có sao không ạ? Anh kia trấn an: - Anh không sao đâu! (Nhưng mặt nhăn, miệng xuýt xoa, răng nghiến chặt răng). Trong cuộc sống, chúng ta còn bắt gặp một số cử chỉ khác mang nghĩa trái ngược với nội dung của lời (phủ định thông tin) như cái bĩu môi xuất hiện cùng với một lời khen có nghĩa là chê, và khi lời nói xua đuổi “đi đi!”mà đôi mắt lại thiết tha mời gọi thì phải được hiểu là “xin hãy ở lại”. Không nhận biết được giá trị của giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ thì sẽ dẫn đến những ứng xử đáng tiếc.Có đoạn thơ rất hay nói về nội dung này, xin đưa ra như một ví dụ: “Em bảo anh “đi đi” Sao anh không ở lại Em bảo anh “đừng đợi” Sao anh lại đi ngay? Ôi lời nói gió bay Đôi mắt đen đẫm lệ Sao mà anh ngốc thế Không nhìn vào mắt em. (thơ dịch) Nhiều công trình nghiên cứu ngôn ngữ và tâm lý cho rằng các biểu hiện của ngôn ngữ cử chỉ mang tính tức thời hơn và ít bị khống chế hơn so với các biểu hiện của ngôn ngữ. Do vậy, chúng cũng dễ dàng bộc lộ tình cảm và thái độ của người nói hơn so với các biểu hiện của lời nói. Chính vì thế, khi gặp những trường hợp các tín hiệu mâu thuẫn với nhau, người ta thường tin vào ngôn ngữ không lời hơn lời nói. 3.1.6. Ngôn ngữ cử chỉ giúp thấy rõ tình cảm thật của người nói hơn so với giao tiếp bằng lời Tình cảm của con người đa dạng và phức tạp.Trong thực tế, ngôn ngữ không thể mô tả chính xác các trạng thái tình cảm tinh tế khác nhau mà chỉ biểu thị được một khía cạnh tình cảm hoặc trạng thái cảm xúc nào đó mà thôi. Lúc này, ngôn ngữ cử chỉ sẽ thể hiện rõ vai trò của mình. Ví dụ: Một người phụ nữ đau khổ trước cái chết của chồng. Để diễn tả nỗi khổ này nếu dùng ngôn ngữ thông thường,có thể nói rằng “Cô ấy vô cùng đau khổ”.Nhưng nếu dùng ngôn ngữ cử chỉ thì ta có thể mô tả chính xác hơn nhiều: + Cô nằm gục bên xác chồng, gào tên chồng đến lạc giọng, nước mắt dàn dụa trên khuôn mặt tái dại. + Cô ngồi bên xác chồng, khuôn mặt vô hồn, ánh mắt vô định, không một giọt nước mắt, chỉ có sự im lặng. + Cô cúi xuống khuôn mặt chồng, thì thầm gọi tên anh, không một tiếng khóc, nước mắt từng giọt chảy xuống, lăn dài trên khuôn mặt hoá đá. + Tóc cô xoã xượi, mắt cô mở to nhìn trừng trừng vào khuôn mặt người đã chết, rồi cô cười phá lên, tiếng cười lanh lảnh, hoang dại. 3.1.8. Cử chỉ, điệu bộ của tay và nét mặt có thể thay đổi theo vị trí, mức độ thể hiện a. Cử chỉ của tay - Mức độ chặt hay lỏng, mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, kéo dài hay dừng ngay … giữa hai tay cũng cho thấy tính chất tình cảm giữa người nói đối với sự việc hoặc mang sắc thái thông báo khác. Ví dụ 1: “nắm chặt tay” thể hiện niềm tin, sự quyết tâm thực hiện nguyện vọng… Nhưng cử chỉ rời rạc của hai bàn tay lại cho thấy người nói không tin tưởng, không chắc chắn, còn mơ hồ về điều họ nói ra. Ví dụ 2: Khi vỗ tay: + Mức độ lia lịa, ran hoặc vỗ tay lâu, kéo dài thể hiện sự hoàn toàn tán đồng một ý kiến, một hành vi nào đó, tâm đắc kèm ý khen ngợi, khích lệ. + Vỗ tay lẹt đẹt, chậm rãi thể hiện sự tán đồng do phép lịch sự để động viên, cảm ơn xã giao hoặc buộc phải đồng ý. - Một điệu bộ sẽ được lí giải khác nhau tuỳ theo từng người, từng hoàn cảnh. Thế nhưng vẫn có thông lệ chung trong cách hiểu ý nghĩa cử chỉ, điệu bộ - Cử chỉ của hai tay giống nhau là dấu hiệu nhấn mạnh hơn so với cử chỉ của một tay. Ví dụ: Một người sang đường “vẫy vẫy một tay” để người khác biết, để ý. Còn người dùng hai tay “vẫy cuống quýt” là dấu hiệu mong muốn được để ý, thể hiện thái độ vội vàng, gấp gáp, cần kíp. - Vị trí khác nhau của các cử chỉ ở tay có thể mang những giá trị thông báo khác nhau. Ví dụ: “Ngửa tay” (lòng bàn tay hướng lên trên, ngón tay cái xoè ra, các ngón còn lại hơi cong cong). + Ngửa tay, cánh tay cao thể hiệ sự khen ngợi +Ngửa tay, tay để ngang thể hiện động tác ăn xin hoặc chân thành lắng nghe ý kiến người khác. +Ngửa tay, tay hạ thấp thể hiện thái độ không biết phải làm sao b. Điệu bộ của nét mặt - Vị trí của một số yếu tố trên mặt có sự dịch chuyển tạo ra giá trị thông báo mới. Ví dụ: Sự thay đổi vị trí của lông mày sẽ cho ta biết các giá trị thông báo khác nhau: + Khi một bên mày nhếch lên: biểu thị sự hoài nghi. + Khi hai bên mày nhếch lên: biểu thị sự kinh ngạc. + Khi hai bên mày rũ xuống: biểu thị sự đau xót, bi thương. + Khi hai bên mày hướng ra ngoài biểu thị: sự phẫn nộ, tức giận. - Trong một số trường hợp, mức độ cũng ảnh hưởng tới giá trị thông báo của nét mặt. Ví dụ: + Cười vang rộ, to: thể hiện sự hoàn toàn tán thành, khen ngợi, tâm đắc hoặc cũng có thể là sự chế giễu, buồn cười, với ý cho là đáng đời hay từ chối. + Cười mỉm, tủm tỉm: biểu thị sự đồng ý một cách kín đáo, tế nhị vẻ hài lòng. 3.2. Vị trí, chức năng của cử chỉ tay và nét mặt trong giao tiếp Khi giao tiếp người ta không chỉ viện tơí yếu tố ngôn từ mà họ còn giao tiếp thông qua các kênh ngôn ngữ sau: + “Ngôn ngữ thân thể” (body language): cử chỉ, ánh mắt, biểu hiện trên mặt,… + “Ngôn ngữ vật thể” (object language): quần áo, đồ trang sức, túi sách tay,… + “Ngôn ngữ môi trường” (environmental language): hệ thống ánh sáng nơi giao tiếp, địa điểm giao tiếp, khoảng cách giao tiếp,… Tầm quan trọng của “ngôn ngữ” này là không thể bác bỏ khi nghiên cứu giao tiếp. Theo Levine và Adelman (1993) “ một nghiên cứu được tiến hành ở Mỹ đã cho thấy 93% thông điệp được chuyển tải bằng giọng điệu (tone of voice) và diện hiện (facial expressions) của người nói. Chỉ có 7% thái độ của người nói được chuyển tải bằng ngôn từ”. Theo Albert Maerabian, trao đổi thông tin diễn ra qua các phương tiện bằng lời (chỉ bằng lời) chiếm có 7%, qua các phương tiện âm thanh (bao gồm: giọng nói, ngữ điệu và các âm thanh khác) chiếm 38%, còn các phương tiện không lời khác chiếm 55%. GS. Berd Wissel thì thống kê rằng trung bình một người nói bằng lời mỗi ngày chỉ trong vòng 10-11 phút, mỗi câu phát ra trung bình không quá 2,5s. Giao tiếp bằng lời trong khi trò chuyện chiếm ít hơn 35%, trong khi thông tin được trao đổi nhờ các phương tiện trao đổi không lời chiếm 65%. Trong cuộc du hành vòng quanh thế giới, nhà tâm lý học người Anh Michael Archil đã tính được rằng, trong 1 giờ trò chuyện, người Italia sử dụng điệu bộ 80 lần, người Pháp 120 lần, người Mêhicô sử dụng điệu bộ tới 180 lần. Những con số mà các nhà nghiên cứu đưa ra ở trên khiến ta không thể không lưu tâm tới ngôn ngữ cử chỉ, nó khẳng định một lần nữa vai trò của của các yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp. Trong phạm vi của bài, chúng tôi chỉ xin đưa ra một số đánh giá về vai trò cử chỉ của tay và nét mặt. 3.2.1. Điều chỉnh chiến lược giao tiếp nhờ việc quan sát cử chỉ của tay và nét mặt Trong quá trình giao tiếp, kể cả người phát tin và người nhận tin đều biểu lộ thái độ tình cảm qua cử chỉ, điệu bộ. Vì thế, con người luôn có xu hướng quan sát phản ứng của đối tác. Qua phản ứng của người nhận tin, người páht tin có thể hiểu được một phần suy nghĩ của đối tác về lời nói của mình. Trên cơ sở đó, họ có thể thay đổi chiến lược giao tiếp cho phù hợp. Ngược lại, đối với người nhận tin, cùng với việc tiếp thu nội dung thông báo, việc quan sát cử chỉ, điệu bộ của người phát tin sẽ làm cho họ hiểu rõ hơn về những điều mà người kia muốn diễn đạt. Điều này sẽ giúp rất nhiều trong việc giao tiếp, kí kết các giao kèo và giúp cho con người tự theo dõi bản thân để giữ bộ mặt và tâm trạng của mình. Khi nói chuyện, vận dụng cử chỉ của tay rất nổi bật và có hiệu quả. Diễn thuyết, dạy học, đàm phán, tranh luận và các cuộc nói chuyện hằng ngày đều không thể tách khỏi cử chỉ của tay, có thể nói rằng cử chỉ của tay là chiếc lưỡi của con người. Đây là động tác hỗ trợ để tăng cường sức thuyết phục với người nghe, tuy nhiên không thể thay thế hoàn toàn được lời nói. Khi nói chuyện nên để tay tự nhiên, khi cần thiết thì khuôn mặt nên biểu lộ tình cảm để phối hợp với ngữ điệu, khi muốn nhấn mạnh ngữ khí để hướng dẫn người nghe thì mới cần đến sự giúp sức của đôi tay. Có thể nói, ngôn ngữ cử chỉ, mà trước hết là của tay và mặt mang ý nghĩa đặc biệt với những người có trọng trách, những người mà công việc đòi hỏi phải trình bày, diễn giảng, thuyết phục, cảm hoá người khác, như các nhà lãnh đạo, các chính khách, diễn viên, giáo viên, nhà kinh doanh,…Ngôn ngữ cử chỉ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho họ. Không biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ, hoặc là lóng ngóng, cứng đờ, không biết làm gì với cái tay của mình, dễ rơi vào tình trạng “phản xạ tự vệ”, giấu mình sau bục giảng, hoặc vung tay lung tung, gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu cho người khác. Người diễn thuyết có ý thức sử dụng ngôn ngữ cử chỉ như một vũ khí chinh phục người nghe sẽ biết chọn lọc cử chỉ điệu bộ như người ta chọn từ, chọn câu, biết thể hiện nhịp nhàng, ăn nhập với nội dung và phù hợp với tâm trạng của người nghe. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn dùng cử chỉ, điệu bộ làm phương tiện biểu đạt như điện ảnh, kịch nói, kịch câm…không thể không nghiên cứu về ngôn ngữ cử chỉ. Trong phim, diễn viên thường thể hiện đạt bằng cách dùng nét mặt. Bởi vì “khuôn mặt chính là tấm màn huỳnh quang phản chiếu tư tưởng, suy nghĩ”, mọi hoạt động tâm lý dù phức tạp đến đâu cũng đều được thể hiện lên trên “tấm màn” đó: cảm giác nhung nhớ bồi hồi, căm tức, phẫn nộ hay vui vẻ, đau khổ … nhưng những biểu hiện trên nét mặt qua đi rất nhanh do đó trong quá trình giao tiếp với người khác, bạn phải luôn chú ý theo dõi sự biến đổi trên nét mặt của đối phương, đặc biệt là đôi mắt. Những người tinh tế, nhạy bén thường có một cái nhìn rất chuẩn xác, họ có thể thấy được thế giới nội tâm của người khác qua thái độ, cử chỉ bên ngoài. Điều đó cho chúng ta thấy được khả năng truyền đạt thông điệp của ngôn ngữ cử chỉ. Trên thực tế, ngôn ngữ cử chỉ nói chung, cử chỉ của tay và nét mặt nói riêng là ngôn ngữ diễn tả rất thật thế giới nội tâm dù người đó vô tình hay hữu ý sử dụng nó, đồng thời những thông tin mà nó truyền tải cũng hết sức đặc sắc, phong phú khi lơì nói mâu thuẫn với cử chỉ, điệu bộ ta có thể căn cứ vào ngôn ngữ cử chỉ để điều chỉnh hành vi. Trong cuộc sống, bất kể bạn đang diễn thuyết, tham gia một buổi thảo luận hoặc bất kỳ trường hợp giao tiếp nào, bạn cũng đã từng vô tình hoặc hữu ý nhờ đến sự giúp đỡ của ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt để biểu lộ cảm xúc cá nhân. Mỗi cử chỉ đó lại có một hàm ý riêng trong từng trường hợp, và nó biểu thị được một tình cảm hoặc cảm xúc nhất định nào đó. Ví dụ: Hai tay chống nạnh thể hiện sự khiêu khích. Nhăn chán, nhíu mày thể hiện sự nghi ngờ, chưa rõ ràng 3.2.2. Đi kèm lời nói để bổ sung làm rõ ý nghĩa cho sắc thái ngôn từ Ví dụ: Người cha hỏi: “Hôm nay mấy?” Trường hợp 1: Người cha nói với giọng nhỏ nhẹ, hơi lên giọng ở cuối câu . Mắt hơi rướn. Ánh mắt khích lệ. Hai tay ông đặt hai bên cạnh sườn đứa bé như thể sắn sàng bế thốc nó lên hay ghì chặt nó vào lòng. Trường hợp 2: Người cha nói với giọng cứng, đanh, trọng âm dồn vào từ “ mấy”. Ông hất hàm, mắt trợn lên, mặt đanh khô, ngón tay trỏ chỉ vào mặt đứa bé. Từ ví dụ trên, ta nhận thấy cùng một câu nói nhưng cách thể hiện ngôn ngữ cơ thể khác nhau thì ý nghĩa, sắc thái cũng khác nhau. 3.2.3. Điều tiết chuỗi giao tiếp ngôn từ Trước một vấn đề, cả hai cùng bàn luận, việc kết thúc lượt nói của mình và mở đầu hay tiếp tục lượt nói của người kia thường phải có một tín hiệu. Người ta ít khi nói “ Tôi đã nói xong. Bây giờ đến anh nói!” mà hay gián tiếp nói. Ví dụ:…Chuyện thế đấy. Anh thấy sao? …phải không? … ý kiến anh thế nào? Theo quan sát, nhiều người thường cho rằng ngôn ngữ cử chỉ đóng vai trò thường xuyên trong điều tiết chuỗi giao tiếp. Ví dụ: - Một ánh mắt nhìn thẳng vào đối tác giao tiếp là tín hiệu “chuyển lượt” (turn-traking). - Hạ giọng ở cuối phát ngôn là tín hiệu “kết lượt” (turn-ending) - Hắng giọng là tín hiệu “khởi lượt” (turn-starting), “xen lượt”(turn-jumping), “kết lượt” (turn-ending). 3.2.4. Thay thế cho ngôn từ Không phải lúc nào người ta cũng có thể dùng lời nói để diễn đạt suy nghĩ của mình. Một chàng trai đã từng viết: “Chỉ cần nắm tay, hai mắt gặp nhau và một nụ hôn nhẹ là đã có ý nghĩa với anh hơn cả ngàn lời nói”. Chức năng thay lời là chức năng giao tiếp độc lập của cử chỉ, điệu bộ, được thể hiện cả trong trường hợp giao tiếp đặc biệt, cả trong hoàn cảnh bình thường. Trong hoàn cảnh đặc biệt như giữa những người câm điếc, không có khả năng giao tiếp bằng lời. Họ chỉ có thể dựa vào cử chỉ, điệu bộ để truyền đạt thông tin và biểu lộ tình cảm. Việc nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ đã tạo cho họ có được một hệ thống tín hiệu không lời đủ dùng trong sinh hoạt, không những giữa họ với nhau mà còn giữa họ với cả cộng đồng nữa. Cũng có thể coi trường hợp giao tiếp giữa những người không có chung một ngôn ngữ là hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt. Khi đó, không gì tốt hơn là dùng cử chỉ, điệu bộ để ra hiệu và bộc lộ tình cảm, để hiểu nhau hơn. Trong hoàn cảnh giao tiếp bình thường, nhiều khi người ta cũng dùng cử chỉ, điệu bộ để thay thế lời nói. Thay thế vì không tiện nói, không muốn nói hoặc truyền đạt tốt hơn, có hiệu quả hơn khi nội dung đó được thể hiện bằng lời. Một cái “gật đầu”có thể thay thế cho câu nói “tôi đồng ý”, “tôi chấp thuận” hoặc “tôi bằng lòng”. Nhưng khi một bàn tay nắm lấy một bàn tay thì sức cảm nhận từ cả hai phía đã lớn hơn rất nhiều so với một câu nói. Nó thể hiện tình cảm thương yêu, trìu mến, ân cần, chia sẻ, cảm thông , an ủi, khích lệ… Giao tiếp bằng cử chỉ của tay và nét mặt mang trong mình rất nhiều thông điệp về các mối quan hệ xã hội. Chẳng hạn, một ánh mắt hay cử chỉ của người vợ hoặc chồng co thể cho ta biết gia đình đó có hạnh phúc hay không. 3.3. Một số điểm đặc biệt trong cách sử dụng cử chỉ của tay và nét mặt trong giao tiếp ở người Việt Trong giao tiếp, ngôn ngữ cử chỉ không chỉ có tác dụng biểu thị nội tâm mà còn có tác dụng tô điểm cho phong cách của bạn, giúp bạn có được sự chú ý của người khác và thuận lợi hơn trong việc biểu lộ tình cảm. Ngôn ngữ cử chỉ có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các tầng lớp, địa vị xã hội, giới tính, tính cách, tình huống, đối tượng giao tiếp khác nhau. Nó ảnh hưởng tới yếu tố lịch sự trong giao tiếp, ứng xử. Vậy khi giao tiếp, chúng ta sử dụng ngôn ngữ cử chỉ thế nào để truyền đạt tư tưởng, tình cảm một cách hiệu quả nhất? - Trước hết,chúng ta cần chú ý đến các đối tượng và các tình huống giao tiếp khác nhau để sử dụng cử chỉ cho thích hợp.Cùng một loại cử chỉ nhưng khi dùng với các đối tượng và tình huống khác nhau sẽ dẫn đến các cử chỉ khác nhau. Chẳng hạn, có thể nháy mắt để ra hiệu giữa bạn bè với nhau, người trên có thể nháy mắt với người dưới, nhưng người dưới nháy mắt với người trên bị coi là vô lễ, đặc biệt là trong quan hệ xã giao, (trừ mối quan hệ thân thuộc như giữa những người trong gia đình,…). Hay trong trường hợp khác,hai bạn nam đi với nhau, để biểu thị sự thân thiết, họ thường khoác vai bá cổ…nhưng giữa bạn nam với bạn nữ, bạn nữ với bạn nữ lại ít bắt gặp cử chỉ này. Điệu bộ, cử chỉ của con người đều do bản năng của họ. Một đứa bé có thể mút tay, vặn vẹo khi trò chuyện nhưng một nhà lãnh đạo không nên mân mê quần áo, đồ trang sức, bất kỳ vật dụng nào khi nói chuyện với nhân viên. Điều đó cho thấy bạn đang bối rối hoặc bị phân tán tư tưởng trong quá trình tiếp xúc với ai đó. Việc bạn chống nạnh hai tay ngang hông, hoặc khoanh tay trước ngực sẽ khiến cho người khác dưới quyền của bạn nhụt chí, ngại ngùng khi gặp bạn với cương vị là lãnh đạo. Bởi như thế có nghĩa là bạn đã tỏ ra hung hãn và khép kín. Ngón trỏ giơ lên đúng lúc sẽ hướng người nghe tập trung và chính cái điều mình đang nói, sẽ tách vấn đề rõ ràng ra thành điểm thứ nhất, thứ hai… và ý tứ sẽ khúc chiết, lý lẽ sẽ rạch ròi hơn nhờ những lát cắt của ngón trỏ. Nhưng nếu ngón tay trỏ cứ liên tục lia theo từng câu nói, cách giơ ngón tayy quá căng hay động tác quá mạnh sẽ ngay lập tức xuất hiện phản ứng tiêu cực từ phía người nghe: người ta có cảm giác bị dạy bảo, bị răn đe, và kết quả sẽ là phản giao tiếp. Thêm nữa, ngón trỏ có tác dụng như là “lưỡi gươm sắc bén” khi cần chỉ mặt, vạch tội kẻ nào đó. Nhưng trong giao tiếp bình thường, động tác chỉ tay vào mặt người khác lại là hành vi vô lễ và xúc phạm… - Trong giao tiếp, khi sử dụng ngôn ngữ cử chỉ cần phải tự nhiên, có chừng mực. Ví dụ: Muốn “tiễn khách” về sớm, người ta thường xem đồng hồ hoặc ngáp vài lần nhưng không nên thể hiện một cách quá đáng như là sắc mặt tỏ ra bực dọc, mất bình tĩnh, đứng ngồi không yên… Nhiều người có quan điểm rằng “vung vẩy tay” càng nhiều trong lúc nói chuyện thì hình ảnh của họ càng trở nên lôi cuốn. Trong thực tế, bạn chỉ nên sử dụng bàn tay để diễn giải, làm cho vấn đề thêm rõ ràng trước người nghe. Hoạt động của bàn tay trong quá trình nói chuyện nên đúng mực, kết hợp khéo léo với quan điểm, thái độ bản thân, hoặc gắn kết với cao trào của câu chuyện cũng như tầm quan trọng của vấn đề. Chẳng hạn như, khi bạn nói “dứt khoát không”, thật nhẹ nhàng, bạn giơ một ngón tay ám hiệu “stop”. Nhìn chung, chuyển động của tay cần đa dạng, linh hoạt nhưng không được lạm dụng nhiều quá kẻo bạn sẽ trở thành một … diễn viên múa bất đắc dĩ hoặc người khác sẽ cho rằng bạn tuỳ tiện hoặc quá điệu bộ. Nên nhớ, vẻ mặt của bạn cũng có sức mạnh gấp triệu lần những lời nói. Chỉ cần ánh mắt động viên, nụ cười trân trọng … bạn đã gửi đến người nhận thông điệp: “Hãy cố gắng lên nhé”. Còn một cái nhíu mày gửi gắm thông điệp: “Hãy cẩn thận đấy”. Khuôn mặt lạnh tanh đã trở nên lạc “mốt” biến thành rào cản đối với mối quan hệ giữa những người có địa vị không nganh bằng. Do đó, theo mức độ quan trọng, kết quả của vấn đề mà bạn hãy thể hiện sắc thái khuôn mặt mình. - Tự mình tìm cách khắc phục những cử chỉ, điệu bộ không tốt. Những cử chỉ, thói quen không tốt không những không biểu lộ hiệu quả trong giao tiếp mà ngược lại còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt người khác, hoặc làm tổn hại đến các mối quan hệ khác. Trong giao tiếp, đặc biệt nên chú ý tránh ngoáy tai, ngoáy mũi, khạc nhổ, huýt sáo.Hắt hơi, ngứa họng, ngáp ngủ,…trong nhiều trường hợp không phải là hành vi cố ý nhưng nó cũng trở thành “vật cản” trong mối quan hệ với người khác. Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt được biểu hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, quan sát thái độ và hành vi của đối phương để điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lý. Nhờ đó, người ta có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, truyền đạt thông điệp cho người khác một cách dễ dàng và hấp dẫn. III. KẾT LUẬN Cùng với sự xuất hiện của loài người, ngôn ngữ cử chỉ đã xuất hiện như là một phương tiện giao tiếp đầu tiên của động vật bậc cao ngay từ trước khi có tiếng nói, là phương tiện giao tiếp hoàn hảo nhất của con người. Giờ đây, trong thời đại văn minh, khi tiếng nói và chữ viết đã và đang là phương tiện chủ yếu để con người liên hệ và hiểu nhau thi ngôn ngữ cử chỉ vẫn không mất đi, mà trái lại vẫn là một phương tiện trợ giúp quan trọng trong ngôn ngữ nói và viết, trong đó đáng kể là ngôn ngữ của tay và nét mặt. Sự hiểu biết về ngôn ngữ cử chỉ giúp người tiếp nhận tin có khả năng phát hiện và giải mã các tín hiệu không lời của người khác. Nhờ vậy, họ có thể hiểu thấu vấn đề còn ẩn sau câu nói hoặc những điều mà người khác còn e ngại, chưa thể bộc lộ thành lời, cúng như khả năng xuyên thấu những ý nghĩ, phát hiện lời nói dối… Trong xã hội hiện đại và nhất là trong môi trường kinh doanh quốc tế, sự hiểu biết về ngôn ngữ cử chỉ rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Nó giúp chúng ta trở nên tinh tế hơn để tự nhận thức, tự kiềm chế cũng như tập cách quan sát để hiểu rõ đối tác mà ta đang giao tiếp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Văn Khang. Ngôn ngữ học xã hội-những vấn đề cở bản. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999. Nguyễn Quang. Giao tiếp và giao tiếp giao văn hoá. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002. Nguyễn Văn Lê. Văn hoá đạo đức trong giao tiếp ứng xử xã hội. Nxb Văn hoá Thông tin, Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên). Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, 2000. Nghiêm Việt Anh (biên dịch). Bách thuật giao tiếp. Nxb Văn hoá Thông tin, Lê Thị Bừng. Tâm lý học ứng xử. Nxb Giáo dục, 2001. Hồng Khanh (biên soạn). Nghệ thuật nói chuyện. Nxb Từ điển Bách khoa, 2007. Kim Oanh (biên soạn). Nhìn thấu lòng người. Nxb Thanh niên, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ngôn ngữ văn hoá giao tiếp. Viện Thông tin Khoa học Xã hội, 2006. Phi Tuyết Hinh. Thử tìm hiểu về ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ. Ngôn ngữ, số 4-1996. Đỗ Thanh. Ngôn ngữ cử chỉ. Ngôn ngữ và đời sống, số 1-1996. Mai Xuân Huy. Ngôn ngữ của tay. Ngôn ngữ và đời sống, số 5(13)-1996. Nguyễn Thị Việt Thanh. Vai trò của cử chỉ và tình huống trong việc liên kết các hành vi lời nói. Tạp chí Khoa học Khoa học Xã hội, số 2-1994. Thục Khánh. Bước đầu tìm hiểu giá trị thông báo của cử chỉ, điệu bộ ở người Việt trong giao tiếp. Tạp chí Ngôn ngữ, số 3-1990. Phạm Văn Thấu. Ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp. Ngôn ngữ và đời sống, số 6(20)-1997. (Từ khoá “ngôn ngữ cử chỉ”, “cử chỉ”, “điệu bộ”, “ngôn ngữ phi lời”, “phi ngôn ngữ”, “ngôn ngữ cơ thể”,…) PHỤ LỤC Ngôn ngữ cử chỉ của một số nền văn hoá khác Phương tiện phi ngôn ngữ (như nụ cười, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…) là yếu tố rất quan trọng khi giao tiếp với người nước ngoài, nhất là khi vốn ngoại ngữ của ta còn hạn chế. Song mỗi dân tộc, mỗi quốc gia sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ này với những ý nghĩa khác nhau. Do vậy, việc nắm vững ý nghĩa của các hành vi, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười,… trong giao tiếp của mỗi quốc gia là rất cần thiết. Ngôn ngữ cử chỉ ở một số nền văn hoá khác nhau Ý nghĩa Gật đầu “Tôi đồng ý ở hầu hết các quốc gia “Tôi không đồng ý ở một số nơi tại Hylạp, Yugoslavia, bungari, và Thổ Nhĩ Kỳ. Hất đầu ra sau “Đồng ý ở Thái Lan, Philippines, Ấn độ và Lào Nhướng lông mày “Đồng ý” ở Thái Lan và một số nước khác ở Châu Á. “Xin chào” ở Philippines. Nháy mắt “Tôi có bí mật muốn chia sẻ với anh nè!”Ở Mỹ và các nước Châu Âu. Là dấu hiệu tán tỉnh người khác giới ở một số quốc gia khác. Mắt lim dim “Chán quá!” hay “buồn ngủ quá!” ở Mỹ “Tôi đang lắng nghe đây” ở Nhật, Thái Lan và Trung Quốc. Vỗ nhẹ (bằng ngón trỏ) lên mũi “Bí mật đó nha!” ở Anh “Coi chừng!” hay “cẩn thận đó!” ở Ý. Khua tay Người Ý thường xuyên khua tay khi trò chuyện. Ở Nhật khua tay khi nói chuyện bị xem là rất bất lịch sự. Khoanh tay Ở một số quốc gia, khoanh tay có nghĩa là “tôi đang phòng thủ!”hoặc tôi không đồng ý với anh đâu”. Gõ ngón tay vào trán người khác “Anh sao lạ thế” ở hầu hết các quốc gia. Người Đan Mạch coi đó là lời khen với trí thông minh của họ. Chỉ trỏ Ở Bắc Mỹ hay châu Âu, dùng ngón trỏ để chỉ là chuyện bình thường. Ở Nhật Bản , Trung Quốc chỉ người khác bằng ngón trỏ bị xem là bất kính và vô cùng bất lịch sự. Người ta thường dùng cả bàn tay để chỉ ai đó hay vấn đề gì đó. Giơ ngón tay cái để trả lời Người Anh nói riêng và người Châu Âu nói chung biẻu thị cái gì tốt đẹp. Người đảo Sardina cho đó là hành động sỗ sàng. Gãi tai hoặc kéo dài tai ra (khi người nào đó hướng tới bạn và đặt một câu hỏi) Các nước vùng Địa Trung Hải sẽ tưởng bạn tuôn ra một lời chửi mắng khiếm nhã đối với khách. Người Bồ Đào Nha biểu thị một cái gì đó dễ chịu không thể tưởng tượng được Chạm ngón tay vào mi mắt dưới Người Ả Rập tưởng bạn cho họ là ngu Phụ nữ Nam Mỹ cho rằng bạn muốn vui đùa với họ. Vòng tròn được tạo bởi ngón cái và ngón trỏ Người Mỹ sẽ kêu lên một cách hài lòng: “O.K” Người Nhật thì nghĩ đến phải chuẩn bị tiền Người Tuynidi sẽ hốt hoảng vì “Tao sẽ giết mày” Người Côlômbia sôi nổi sẽ bị mất hết bình tĩnh vì cử chỉ khiếm nhã này. Người Xiri sợ hãi tưởng mình bị tống cổ khỏi nơi ở. Người Pháp: “không hề gì” hoặc là con số 0. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiá trị thông báo của cử chỉ tay và nét mặt trong hệ thống giao tiếp phi lời ở người việt.doc
Luận văn liên quan