Giai đoạn 4: Xác định các giải pháp ưu tiên thích hợp của dự án và việc chọn hộ chăn nuôi lợn để tập huấn và trình diễn, tiên lượng những ảnh hưởng về tài chính và điều kiện tự nhiên

+ Giảsửcác chỉtiêu kinh tếkỹthuật được duy trì, sốlứa/nái/năm cần đạt được là 2,2 và sốlợn con trung bình trên lứa là 12, lợn con cai sữa là 10. Hiện nay, các hộ chăn nuôi lợn ởViệt Nam thường bán lợn con ởcác lứa tuổi khác nhau với trọng lượng trung bình từ7 – 10 kg và giá bán lợn cũng thay đổi tùy theo thời điểm, biến động trong khoảng 10.000 đến 45.000 VNĐ, giá lợn tăng cao một cách đột ngột do ảnh hưởng của dịch lợn tai xanh và lởmồm long móng xảy ra ởkhắp các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Căn cứvào quy mô chăn nuôi nông hộ ởViệt Nam là khoảng 10 nái, tổng thu nhập tối đa đạt được khoảng 100 triệu đồng (6600AUD) (220 lợn con cai sữa/năm/hộ). + Một khi các mô hình đã được chọn đểlàm mô hình trình diễn họsẽnhận được tất cảcác ưu đãi vềkỹthuật, hỗtrợtài chính và các hỗtrợkhác từdựán, có thể tính toán được tổng chi phí và lãi ròng. Chi phí sản xuất này sẽkhông được tính vào trong mục tiêu của từng giai đoạn, mà chỉkhuyến khích cho nông dân đểhọ cải thiện sản xuất và áp dụng các tiến bộkỹthuật.

pdf13 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giai đoạn 4: Xác định các giải pháp ưu tiên thích hợp của dự án và việc chọn hộ chăn nuôi lợn để tập huấn và trình diễn, tiên lượng những ảnh hưởng về tài chính và điều kiện tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Giai đoạn 4: Xác định các giải pháp ưu tiên thích hợp của dự án và việc chọn hộ chăn nuôi lợn để tập huấn và trình diễn, tiên lượng những ảnh hưởng về tài chính và điều kiện tự nhiên 1. Những giải pháp dự án ưu tiên hàng đầu bao gồm: (Các hình ảnh chứng minh) * Giới thiệu những sự thay đổi và cải thiện trong hệ thống chuồng trại về các vấn đề thông thoáng, điều khiển nhiệt độ và vệ sinh chuồng trại. - Giới thiệu và mô phỏng để cải thiện hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn điều hòa nhiệt độ chuồng nuôi và vệ sinh an toàn dịch bệnh ở các chuồng lợn là rất cần thiết. + Nhiều chuồng lợn có độ thông thoáng kém do thiếu mái thông gió mặt dù các chuồng lợn này có thể được cải tiến đến một mức độ nhất định về độ thông thoáng. Do vậy cách lựa chọn tốt nhất cho người nông dân đó là xây dựng hệ thống chuồng lợn mới theo mẩu thiết kế của các chuyên gia chăn nuôi lợn Việt Nam. Hình 1: Hệ thống chuồng lợn cải tiến sơ bộ: Đây là hệ thống chuồng đã được cải tiến có hệ thống thông gió, vệ sinh tốt ở các vùng chăn nuôi lợn thường bị ngập úng. + Hiện nay, trong khi một số chuồng trại nuôi lợn đã được thiết kế tốt, có mái thông gió, chuồng hở, có rèm che bằng bạc nhựa để chắn gió lùa. Nhiều nông hộ sử dụng lao động đóng và mở hết cả thời gian. Hệ thống chuồng nuôi đơn giản có thể cải tiến nhanh hay che chắn mức độ có thể phổ biến cho nông dân, một số nông hộ sử dụng quạt thay đổi gió có thể cải thiện chất lượng không khí và chỉ số nhiệt. 2 + Một số chuồng lợn với hệ thống thông gió ở đỉnh mái chuồng (chuồng mái 2 cấp) đã được sử dụng và hoạt động tốt và mang lại cho người nông dân nhiều thuận lợi trong việc điều tiết nhiệt độ trong chuồng nuôi. + Một trong những cải tiến đó là chuồng lợn được lợp bằng mái tồn và có phủ một lớp tranh chống nóng ở trên sẽ cho hiệu quả chống nóng rất tốt. Tuy nhiên chúng làm giảm tuổi thọ của các tấm tồn lợp Hình 2: Chuồng có hệ thống thông gió ở mái (mái 2 cấp) và được lợp bằng tôn Fibro. Fibro là vật liệu tốt và có thể sử dụng khi có lớp chống nóng, để làm tấm lợp cho chuồng nuôi lợn. Hệ thống thông gió ở mái đã được thiết kế để tăng cường độ thông thoáng trong chuồng nuôi. + Nhiều chuồng trại hiện nay có tiêu chuẩn vệ sinh kém với khả năng thông gió kém và ẩm ướt, việc vệ sinh và rửa chuồng hàng ngày đã gây nên tác động xấu đến vệ sinh chuồng trại và phải chăng chỉ nên áp dụng dọn sạch phân ở nền chuồng và không rửa nước để tránh ẩm nền chuồng. + Để cải thiện điều kiện vệ sinh trong chuồng nuôi, chúng ta có thể tiến hành bằng cách xây hố chứa phân ở bên ngoài, đặt biệt là đối với chăn nuôi lợn nái, lợn con sau cai sữa và lợn thịt. Từ đó, chúng ta sẽ tạo ra được một môi trường luôn luôn khô ráo, sạch sẽ trong các ô chuồng phù hợp với từng loại lợn phát triển. Việc lựa chọn nền chuồng cao ráo, khô sạch và ấm thay cho các nền chuồng ẩm ướt mất vệ sinh sẽ cải thiện năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn Việc sử dụng các hệ thống màn chắn gió làm từ gỗ và tôn sẽ tốn kém và không có hiệu quả kinh tế. 3 Hình 3: Chuồng lợn với hệ thống thải phân ở ngoài, có thể cải thiện điều kiện vệ sinh. Ở kiểu chuồng này, lợn nái có thể thải phân ở bên ngoài và nghỉ ngơi ở trong, phân sẽ được di chuyển vào ao nuôi cá thông qua hệ thống cống rãnh. + Điều kiện vệ sinh và nhiệt độ trong chuồng nuôi thường bị ảnh hưởng bởi hệ thống rãnh thoát phân ở bên ngoài chuồng. Ở một số chuồng lợn phân và nước tiểu được thải ra ngoài thông qua 3 rãnh nhỏ hoặc 1 rãnh dài được thiết kế dọc chuồng. Tuy vậy, với thiết kế dưới đây sẽ bị gió lùa vào trong chuồng, làm giảm chất lượng tiểu khí hậu chuồng nuôi. Hình 4: Chuồng lợn với rãnh thoát phân ở bên ngoài + Ở các chuồng lợn đã được cải tiến, phân được thải ra ngoài thông qua hệ thống cống rãnh đến các hố chứa phân ở xa chuồng nuôi, còn ở kiểu chuồng cũ phân được thải trực tiếp vào hố phân ở sát chuồng lợn do vậy không khí sẽ đi qua hố phân rồi vào chuồng gây ô nhiễm. 4 * Sự mô phỏng và sử dụng chuồng lợn nái đẻ, lồng nái đẻ cải tiến và thiết kế lồng sưỡi ấm để điều tiết nhiệt độ cho phù hợp với lợn con: + Lồng nái đẻ cần được thay đổi, sữa chữa sao cho phù hợp để đưa ra một mẩu thiết kế cuối cùng hoặc là tùy thuộc vào từng trường hợp mà có thể đưa ra các mẩu khác nhau. + Lồng nái đẻ chỉ cần thiết đối với lợn nái F1 và nái ngoại, còn đối với lợn nái Móng Cái chúng có khả năng nuôi con tốt ngay cả khi không có lồng đẻ. Hình 5: Lồng đẻ cho lợn nái ngoại. + Hiện nay ở quy mô chăn nuôi lợn nông hộ, hiếm hộ chăn nuôi lợn nái ngoại, mà thay vào đó người ta sử dụng tinh của đực giống ngoại cho phối với nái Móng Cái. Hình ảnh trên đây là ở trang trại duy nhất trong số các hộ chăn nuôi tham gia dự án có sử dụng lồng đẻ cho lợn nái sinh sản. + Những báo cáo trước đây cho thấy lợn nái Móng Cái có khả năng làm mẹ tốt hơn các giống khác, thể hiện là trong giai đoạn nuôi con hầu như không có lợn con bú sữa nào bị chết do mẹ đè. + Lồng sưỡi ấm cho lợn con cũng như vị trí treo bóng đèn trong lồng cần được thiết kế cho phù hợp. Qua nghiên cứu cho thấy việc sử dụng lồng sưởi ấm và bóng đèn được treo ở bên trong sẽ rất tiện lợi và ít tốn chi phí hơn so với việc đặt bóng đèn ở trên lồng sưởi ấm như đang được sử dụng ở Úc. Ở mặt trước của lồng sưởi ấm có 2 cửa nhỏ (ở góc lồng) để lợn con ra vào. 5 Hình 6: Lồng sưỡi ấm cho lợn con. + Hầu hết các hộ chăn nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã được cung cấp lồng sưởi ấm cho lợn con, sau một thời gian sử dụng thấy được lợi ích họ đã tự đóng thêm một số lồng dựa trên mẩu thiết kế này tùy theo số lượng nái của từng nông hộ, và lồng sưởi này cũng được áp dụng ở các hộ chăn nuôi lợn nái ở tỉnh Quảng Trị. Ở lồng sưởi ấm tất cả các mặt đều khép kín, mặt dưới được thiết kế di động có thể tháo ra để tiện cho việc chùi rữa, ở mặt trước có hai cửa nhỏ để lợn con ra vào và bên trong có bóng đèn điện để sưởi ấm cho lợn con. Ngoài ra, người chăn nuôi thường dùng thêm rơm khô làm đệm lót. * Đối với lợn nái trước lúc đẻ thường được nhốt chung trong một ô chuồng với máng ăn được ngăn thành các ô riêng, máng ăn có thể được ngăn toàn bộ hoặc một nữa tùy theo điều kiện . + Tuy nhiên độ rộng của các ô ngăn cho lợn ăn theo kiểu này cũng gây ra nhiều khó khăn đặt biệt là khi nuôi các giống lợn khác nhau. Do vậy, giải pháp tốt nhất là thiết kế các máng ăn có thể điều chỉnh được để phù hợp với từng loại lợn. 6 Hình 7: Máng ăn được ngăn thành các ô riêng. + Hiện có hai hình thức đang được sử dụng đó là ngăn toàn bộ (trái) và chỉ ngăn một nữa (phải). Với việc sử dụng máng ăn theo hình thức chia thành các ô như thế sẽ đảm bảo cho lợn không trành dành thành thức ăn lẫn nhau và tránh tạo ra sự mất cân đối về sinh trưởng trong đàn. * Các thông tin của nông hộ được ghi chép định kỳ vào phiếu theo dõi. Hình 8: Ứng dụng việc ghi chép theo dõi, quản lý đàn một cách nghiêm ngặt sẽ đảm bảo cho người nông dân có đầy đủ các thông tin sản xuất từ đó góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi 7 * Đưa ra khẩu phần ăn, chế độ ăn thỏa mãn và nước uồng tự do tại chỗ Hình 9: Dùng hỗn hợp khoáng và vitamin bổ sung vào thức ăn hỗn hợp là hình thức được sử dụng phổ biến ở chăn nuôi lợn nông hộ Việt Nam Hình 10: Hệ thống vòi uống nước tự động được lắp đặt để đảm bảo cho lợn uống nước theo nhu cầu. Tuy nhiên, độ cao lắp đặt tùy thuộc vào từng loại lợn (lợn nái và lợn con). 8 * Phương pháp phát hiện động dục và thụ tinh nhân tạo (AI) Hình 11: Cho tinh dịch vào ống dẫn tinh. * Hướng dẫn cách tiêm, lịch tiêm vaccine E.coli Hình 12: Vaccine E.Coli do Viện Thú y Việt Nam sản xuất (dưới sự hỗ trợ của dự án CARD 001/04VIE) hiện đang được sử dụng cho các hộ chăn nuôi lợn trong dự án. + Vaccine E.coli được tiêm cho lợn nái hai liều tại thời điểm 10 tuần và 3 tuần trước khi đẻ. Sau khi tiêm vaccine kháng thể sẽ được hình thành và được truyền 9 qua cho lợn con thông qua sữa đầu để bảo vệ cho lợn con trong những tuần đầu sau khi sinh là giai đoạn có khả năng cảm nhiễm cao đối với vi khuẩn E.coli. * Điều trị ghẻ + Trong các hộ chăn nuôi lợn của dự án, bệnh ghẻ lở rất phổ biến và có nguy cơ lan rộng. Căn cứ vào những số liệu ở các nước có chăn nuôi lợn trên thế giới thì ghẻ làm giảm 10% tăng trọng hàng ngày và 0,1% hiệu quả sử dụng thức ăn. Chi phí để điều trị ghẻ cho lợn ở Úc vào khoảng 350 AUD/nái/năm (khoảng 4.200.000 VNĐ), chi phí cho điều trị ghẻ đối với một lợn giống vào khoảng 5 AUD/ 1 lợn giống (60.000 VNĐ), đây là một khoản tiền rất lãng phí. Do vậy cần có một chương trình cụ thể cho từng hộ chăn nuôi để giảm thiểu công lao động cũng như chi phí thuốc men trong việc điều trị ghẻ cho lợn. + Muốn làm tốt điều này, nông dân cần phải cách li lợn con khỏe với lợn bị nhiễm ghẻ cho đến khi chúng được bán hết. Điều này có thể được thực hiện dễ dàng bằng cách xây một chuồng cách li giữa gia súc đang mắc bệnh và gia súc đã khỏi bệnh. Từ đó, đưa ra chương trình cụ thể tùy thuộc vào quy mô, cơ cấu và chu chuyển đàn lợn của từng trang trại. Hình 13: Các triệu chứng của lợn bị ghẻ ( 10 * Giới thiệu về giống lợn Móng Cái cải tiến + Giống lợn nái Móng Cái thuần có năng suất cao này hiện đang được nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương (dưới sự quản lý của TS. Nguyễn Quê Côi, nguyên trưởng dự án ở Việt Nam) và đã được phân phối cho các hộ chăn nuôi lợn của dự án ở tỉnh Quảng Trị. + Giống lợn nái có sức sản xuất cao này cũng đã được giới thiệu vào tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 4 năm 2007 nhưng do dịch lở mồm long móng và dịch lợn tai xanh đã cản trở việc đưa loại lợn này vào Quảng Trị cho đến tháng 4 năm 2008. * Các thông tin sản suất của nông hộ được ghi chép vào bảng số liệu điện tử (bao gồm cả những phần đã được chỉnh sữa) + Mẩu bản ghi chép này đã được trình bày trong báo cáo giai đoạn 3. 11 * Chẩn đoán xác định bệnh tiêu chảy ở lợn con bú sữa. Hình 14: Lợn con bị ỉa chảy do E. Coli (A). + Cách lấy mẩu xét nghiệm: Dùng que gạt khô đưa vào trong trực tràng lợn con sau đó rút ra và cho vào ống bảo quản (B), mẩu này sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm Viện Thú y quốc gia để chẩn đoán vi sinh vật học. * Sử dụng thẻ lợn nái để ghi chép thông tin + Các thông tin được ghi trên thẻ: - Ngày cai sữa của lứa cuối cùng - Ngày phối - Số lợn con đẻ ra, ngày đẻ - Số lợn con bị ỉa chảy (thời gian điều trị, ghi chép về các mẩu phân gửi phân tích ở Viện Thú y quốc gia) - Tuổi và suy đoán nguyên nhân chết - Số lợn con cai sữa và ngày cai sữa - Ngày phối lứa tiếp theo A B 12 Thẻ theo dõi lợn nái đang được sử dụng ở Thừa Thiên Huế * Dự án khuyến khích các hộ chăn nuôi nên xây mới chuồng theo mẩu đã được thiết kế bởi các chuyên gia chăn nuôi lợn Việt Nam ( trong báo cáo giai đoạn 3) hơn là sửa lại chuồng dựa trên cơ sở chuồng cũ mặt dù phương thức này đã từng được áp dụng và đã phần nào cải thiện năng suất chăn nuôi. Hình 15: Chuồng nuôi lợn nái đầu tiên ở Quảng Trị đã được xây dựa trên thiết kế của các chuyên gia chăn nuôi lợn Việt Nam. + Với thiết kế này hệ thống rèm che ở hai bên chuồng có thể được nâng lên hay hạ xuống một cách dễ dàng, và với cấu tạo mái 2 cấp như hình vẽ cho phép không khí lưu thông tốt, từ đó tạo ra được môi trường chuồng nuôi thông thoáng. Với kiểu chuồng này nông dân có thể sử dụng các vật liệu đơn giản, rẻ tiền từ đó giảm bớt được chi phí xây dựng chuồng trại. 13 2. Tiên lượng những ảnh hưởng về tài chính và điều kiện tự nhiên + Giả sử các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được duy trì, số lứa/nái/năm cần đạt được là 2,2 và số lợn con trung bình trên lứa là 12, lợn con cai sữa là 10. Hiện nay, các hộ chăn nuôi lợn ở Việt Nam thường bán lợn con ở các lứa tuổi khác nhau với trọng lượng trung bình từ 7 – 10 kg và giá bán lợn cũng thay đổi tùy theo thời điểm, biến động trong khoảng 10.000 đến 45.000 VNĐ, giá lợn tăng cao một cách đột ngột do ảnh hưởng của dịch lợn tai xanh và lở mồm long móng xảy ra ở khắp các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Căn cứ vào quy mô chăn nuôi nông hộ ở Việt Nam là khoảng 10 nái, tổng thu nhập tối đa đạt được khoảng 100 triệu đồng (6600AUD) (220 lợn con cai sữa/năm/hộ). + Một khi các mô hình đã được chọn để làm mô hình trình diễn họ sẽ nhận được tất cả các ưu đãi về kỹ thuật, hỗ trợ tài chính và các hỗ trợ khác từ dự án, có thể tính toán được tổng chi phí và lãi ròng. Chi phí sản xuất này sẽ không được tính vào trong mục tiêu của từng giai đoạn, mà chỉ khuyến khích cho nông dân để họ cải thiện sản xuất và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. + Mục đích của dự án là đào tạo các nông dân nòng cốt ở cộng đồng và sản xuất giống lợn cho các nông dân khác. Những nông dân mà không có kinh nghiệm và năng lực để nuôi lợn nái sinh sản, họ có thể nuôi lợn thịt và lĩnh hội kinh nghiệm từ các nông dân nòng cốt , từ đó họ sẽ giảm thiểu được rủi ro tronh chăn nuôi lợn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_23__9335.pdf
Luận văn liên quan