Giải pháp cho các khu công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Ngày nay, môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người và sinh vật. Cùng với tiến trình phát triển của đất nước trong sự nghiệp CNH, HĐH, nhất là khi Việt Nam đã bước bào thời kỳ hội nhập kinh tế- quốc tế, khắp nơi trong cả nước, từ thành thị đến nông thôn và hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước vào lĩnh vực sản xuất ngày càng tăng. Các nhà máy, xí nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong các KCN, KCX sẽ xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp có qui mô lớn. Đây chính là cơ hội để Việt Nam có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện và hội nhập được với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh sự chuyển biến tích cực về mặt kinh tế là những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái do KCN gây ra. Quy hoạch phát triển và vận hành các KCN mà không có sự quan tâm đặc biệt đến môi trường đã và đang gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến nhiều khu vực. Trong khi đó hiện nay hầu hết các công nghệ, phương pháp xử lý chất thải nguy hại tại các KCN, KCX trong cả nước đang áp dụng còn chưa thật an toàn, hoạt động giám sát và cưỡng chế áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở công nghiệp, các cơ sở vận chuyển và xử lý chất thải hiện tại còn rất yếu kém Để bảo vệ môi trường đô thị và môi trường công nghiệp, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách, chương trình thể hiện bằng các văn bản, nghị định, thông tư của Chính phủ và các bộ ngành. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường (hoàn thiện Luật Bảo vệ môi trường, ban hành các văn bản dưới luật, nghiên cứu đổi mới cơ chế kế hoạch công tác bảo vệ môi trường .). Mặt khác, phải thường xuyên kiểm soát, thanh tra môi trường công nghiệp, khuyến khích và bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Khuyến khích đổi mới thiết bị công nghệ, thay đổi sản phẩm, đóng cửa và di dời các đơn vị cũ gây ô nhiễm môi trường MỤC LỤC Trang Lời mở đầu . 0 I. Hiện trạng khu công nghiệp 1 II. Giải pháp . 4 1. Hệ thống pháp lý . 4 2. Tăng cường công cụ kinh tế . 7 3. Tổ chức quản lý môi trường khu công nghiệp . 10 4. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp 12 5. Hỗ trợ đầu tư xử lý môi trường 14 6. Công tác giáo dục và tuyên truyền . 15 7. Kỹ thuật và công nghệ xử lý 17 8. Khu công nghiệp sinh thái . 26 Lời kết . 29 Tài liệu tham khảo . 30

doc37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9720 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp cho các khu công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG ((((((( BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN TIỂU LUẬN SVTH : Nguyễn Thị Hồng Nhung MSSV : 07734741 Lớp : ĐHMT3B GVHD : GS.TSKH Lê Huy Bá Tp.Hồ Chí Minh Ngày 18 tháng 07 năm 2009 TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG ((((((( BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN TIỂU LUẬN SVTH : Nguyễn Thị Hồng Nhung MSSV : 07734741 Lớp : ĐHMT3B GVHD : GS.TSKH Lê Huy Bá Tp.Hồ Chí Minh Ngày 18 tháng 07 năm 2009 MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 0 I. Hiện trạng khu công nghiệp 1 II. Giải pháp 4 1. Hệ thống pháp lý 4 2. Tăng cường công cụ kinh tế 7 3. Tổ chức quản lý môi trường khu công nghiệp 10 4. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp 12 5. Hỗ trợ đầu tư xử lý môi trường 14 6. Công tác giáo dục và tuyên truyền 15 7. Kỹ thuật và công nghệ xử lý 17 8. Khu công nghiệp sinh thái 26 Lời kết 29 Tài liệu tham khảo 30 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người và sinh vật. Cùng với tiến trình phát triển của đất nước trong sự nghiệp CNH, HĐH, nhất là khi Việt Nam đã bước bào thời kỳ hội nhập kinh tế- quốc tế, khắp nơi trong cả nước, từ thành thị đến nông thôn và hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước vào lĩnh vực sản xuất ngày càng tăng. Các nhà máy, xí nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong các KCN, KCX sẽ xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp có qui mô lớn. Đây chính là cơ hội để Việt Nam có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện và hội nhập được với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh sự chuyển biến tích cực về mặt kinh tế là những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái do KCN gây ra. Quy hoạch phát triển và vận hành các KCN mà không có sự quan tâm đặc biệt đến môi trường đã và đang gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến nhiều khu vực. Trong khi đó hiện nay hầu hết các công nghệ, phương pháp xử lý chất thải nguy hại tại các KCN, KCX trong cả nước đang áp dụng còn chưa thật an toàn, hoạt động giám sát và cưỡng chế áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở công nghiệp, các cơ sở vận chuyển và xử lý chất thải hiện tại còn rất yếu kém Để bảo vệ môi trường đô thị và môi trường công nghiệp, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách, chương trình thể hiện bằng các văn bản, nghị định, thông tư của Chính phủ và các bộ ngành. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường (hoàn thiện Luật Bảo vệ môi trường, ban hành các văn bản dưới luật, nghiên cứu đổi mới cơ chế kế hoạch công tác bảo vệ môi trường...). Mặt khác, phải thường xuyên kiểm soát, thanh tra môi trường công nghiệp, khuyến khích và bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Khuyến khích đổi mới thiết bị công nghệ, thay đổi sản phẩm, đóng cửa và di dời các đơn vị cũ gây ô nhiễm môi trường… ------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------- Thực trạng môi trường tại các khu công nghiệp Thu gom và xử lý chất thải rắn: đối với chất thải nguy hại hiện nay chỉ có một số doanh nghiệp đã thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý chất thải nguy hại, có hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng và năng lực để xử lý. Phần lớn các doanh nghiệp thực hiện chưa tốt, tình trạng rác thải nguy hại thu gom và xử lý chung với rác thải công nghiệp thông thường và sinh hoạt là rất phổ biến. Thu gom và xử lý nước thải : rất ít khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải tập trung, hầu hết các khu công nghiệp đều chưa có hệ thống lưu trữ và xử lý chất thải rắn an toàn về mặt môi trường, đặc biệt là chất thải nguy hại. Chúng ta chưa thống kê, đo được khối lượng chất thải độc hại, kim loại nặng (chì, thuỷ ngân, crôm...) trong các doanh nghiệp sản xuất ắc quy, cơ khí, điện tử... Hiện nay phần lớn các đơn vị đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp thường không có đủ vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng như đường sá, sân bãi, cấp điện, cấp nước, giao thông, thông tin liên lạc... cơ sở hạ tầng về môi trường. Dẫn đến tình trạng chung là hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh nhưng đã có một số các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp hoạt động. Vì vậy ô nhiễm môi trường khu công nghiệp là điều khó tránh khỏi. Vùng trọng điểm phía Nam, ngoài 7 khu công nghiệp đã xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung còn phần lớn các nhà máy nằm trong và ngoài khu công nghiệp đều không có hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi xả vào nguồn, hoặc nếu có thì hoạt động không hiệu quả. Nhiều trạm xử lý vận hành không đúng quy cách. Hầu hết các khu công nghiệp trên cả nước đều không có hệ thống thu gom và thoát nước thải riêng với nước mưa. Nên nước thải từ các khu công nghiệp hiện nay khi thải ra môi trường không đạt tiêu chuẩn cho phép và theo kết quả quan trắc định kỳ do Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện mức độ vượt tiêu chuẩn từ 02 đến 10 lần.Khoảng 25% các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải cục bộ. Nước thải từ các nhà máy được xử lý sơ bộ trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp. 75% các dự án còn lại đều không có hệ thống xử lý cục bộ, nước thải từ các cơ sở sản xuất được thải thẳng vào các hệ thống thu gom nước thải của các khu công nghiệp có mức độ ô nhiễm vượt tiêu chuẩn môi trường theo quy định khoảng từ 2 đến 41 lần. Thu gom và xử lý khí thải: nhiều nhà máy hoạt động gây ra tiếng ồn ở mức độ khá cao, nhà xưởng chưa thông thoáng, nhiều nơi khí độc và nhiệt thừa tích tụ trong không gian làm ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân. Theo các chuyên gia về môi trường tập trung hàng trăm nhà máy lớn nhỏ, vào một khu công nghiệp, tạo nên ảnh hưởng tích tụ từ nhiều nguồn ô nhiễm đến nước, không khí và đất. Nếu nhiều nhà máy sử dụng hoá chất nằm gần nhau có thể thải ra các loại hoá chất tương tác hoặc trộn lẫn gây ảnh hưởng tích luỹ hoặc cộng sinh đến môi trường khu vực và cộng đồng dân cư lân cận.Việc tổ chức thu gom và xử lý khí thải là thuộc trách nhiệm của từng dự án đầu tư trong khu công nghiệp. Ô nhiễm khí thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp chủ yếu tập trung tại các nhà máy sản xuất phân bón, sản xuất thép và sản xuất vật liệu xây dựng. Theo kết quả quan trắc định kỳ do Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường thực hiện, chất lượng môi trường không khí tại các khu công nghiệp hiện nay còn ở trạng thái sạch, ngoại trừ thông số bụi tại một số vị trí vượt tiêu chuẩn cho phép do quá trình xây dựng hạ tầng. Diện tích cây xanh trong khu công nghiệp : theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường các khu công nghiệp phải quan tâm đến diện tích cây xanh trong khu công nghiệp để đảm bảo cân bằng yếu tố vi khí hậu trong khu công nghiệp, diện tích cây xanh phải đảm bảo đạt tối thiểu 15% diện tích đất của khu công nghiệp. Qua các đợt thanh tra về môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện, diện tích cây xanh trong hầu hết các khu công nghiệp chưa đảm bảo. Thực hiện chương trình giám sát môi trường : tất cả các chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp đều không thực hiện chương trình giám sát môi trường hằng năm theo quy định. Do đó, không xác định được diễn biến chất lượng môi trường xung quanh và không có cơ sở để hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường cho cả khu công nghiệp khi đã được lấp đầy. Khoảng 30% các doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp thực hiện chương trình giám sát môi trường hằng năm và tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp thực hiện tốt các nội dung cam kết trong bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được phê duyệt. Luật bảo vệ môi trường còn bất cập. Hiện còn thiếu nhiều hệ thống thống nhất quản lý về môi trường, do vậy mỗi khu công nghiệp tổ chức quản lý môi trường theo một cách khác nhau. Việc phân cấp quản lý chưa rõ ràng dẫn đến việc né tránh và đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý. Các cán bộ của cơ quan quản lý môi trường địa phương (các sở khoa học, công nghệ và môi trường và ban quản lý khu công nghiệp) không thể có mặt hường xuyên tại từng nhà máy để giám sát việc thực thi các cam kết trong đánh giá tác động môi trường hoặc kiểm soát từng nguồn ô nhiễm. Họ không có đủ phương tiện và trang thiết bị để thực hiện việc giám sát ở tất cả các nhà máy trong khu công nghiệp, thiếu cán bộ quản lý môi trường trong khu công nghiệp. Các cán bộ Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường chỉ có thể đáp ứng phần nào việc quản lý các vấn đề môi trường bên ngoài hàng rào khu công nghiệp. Các vấn đề môi trường bên trong chỉ có thể được quản lý tốt bởi chính các bộ phần chức năng quản lý môi trường của từng khu công nghiệp. Việc xử phạt các trường hợp vi phạm luật bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo, mức phạt còn quá thấp chưa đủ sức để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm.Bản thân hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung (như Luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp quy về quản lý môi trường khu công nghiệp) đã bộc lộ nhiều hạn chế khi áp dụng.Một số văn bản quy phạm đã được ban hành trước đây có nhiều nội dung lỗi thời, không phù hợp hoặc không đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung. Mặt khác, ý thức bảo vệ môi trường của một số chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN và nhà đầu tư vào các KCN còn rất hạn chế. Sự mâu thuẫn lợi ích – chi phí khi xây dựng hệ thống xử lý chất thải cùng với việc chưa có cơ chế hỗ trợ thỏa đáng từ phía Nhà nước đã khiến cho các nhà đầu tư chậm triển khai việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung cho KCN. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong KCN cũng chưa hoàn chỉnh. II. Giải pháp cho các khu công nghiệp 1. Hệ thống pháp lý Một trong những công cụ quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép là tăng cường công cụ pháp lý. Do đó, theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 trong thời gian tới Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp, huyện Tân Thành và thành phố Vũng Tàu thực hiện các nhiệm vụ sau: Yêu cầu tất cả các chủ đầu tư các khu công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, xây dựng khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại theo đúng quy định của Luật trong khoảng thời gian nhất định. Yêu cầu tất cả các dự án đầu tư trong khu công nghiệp có nước thải phải xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải của khu công nghiệp. Các doanh nghiệp có khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép phải có hệ thống xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam trước khi thải. Tất cả các doanh nghiệp có chất thải nguy hại phải có hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng và đủ năng lực để xử lý. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để xử lý các doanh nghiệp không thực hiện theo đúng các cam kết về bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cương quyết tạm đình chỉ hoạt động nếu doanh nghiệp để tình trạng ô nhiễm kéo dài. Cần thiết nên có quy định pháp lý về kiểm soát môi trường KCN để làm căn cứ đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Việc thành lập mới các KCN phải mang tính chất chọn lọc, phải đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng hiện có và đảm bảo 100% các KCN đi vào hoạt động có các công trình xử lý nước thải và diện tích cây xanh hợp lý. Việc phân cấp quản lý môi trường KCN phải được thực hiện hợp lý. Đối với các địa phương, cần phát triển năng lực quản lý môi trường KCN trong các vùng kinh tế trọng điểm. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hoá và hướng dẫn đầy đủ Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học; sửa đổi, bổ sung các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ Luật Hình sự. Quy định các chế tài xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng và ban hành quy định bồi thường thiệt hại về môi trường. Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến cơ sở ; bảo đảm ở cấp huyện có bộ phận quản lý môi trường, cấp xã có cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường. Làm rõ chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giữa các cấp, các ngành. Không phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư tiềm ẩn nguy cơ cao đối với môi trường. Không đưa vào vận hành, sử dụng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu đô thị, công trình, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất mới không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư do chất thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề, các khu vực bị nhiễm độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh. Kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu dân cư nhưng không có biện pháp khắc phục có hiệu quả. Thực hiện kế hoạch phục hồi và cải thiện môi trường tại các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái nặng. Thực hiện việc đánh giá công nghệ sản xuất của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, bảo đảm không đưa vào nước ta công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng nhập khẩu phế liệu, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để đưa chất thải vào nước ta. Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, thức ăn và thuốc phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm mọi sai phạm, nhất là những sai phạm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (trong các khu công nghiệp, khu chế xuất), thì trên cơ sở luật bảo vệ môi trường, cần sớm ban hành đồng bộ khung pháp ký về bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Thể chế hoá các chủ trương, chính sách, chế độ, quy định rõ các đầu mối trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh về phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường. Sở KHCN&MT chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ KHCN&MT về chuyên môn, nghiệp vụ, chính sách vĩ mô thực hiện nội dung công tác quản lý về bảo vệ môi trường KCN; Tổ chức việc xem xét cấp Phiếu xác nhận Bảng đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư vào KCN theo phân cấp thẩm định tại Nghị định 175 CP của Chính phủ và những quy định tại thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT của Bộ KHCN&MT; Giám sát việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường của Công ty phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp KCN trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và trong suốt giai đoạn hoạt động của KCN; Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường KCN trong phạm vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xử lý... Quy chế cũng đã khẳng định nếu Công ty phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp KCN vi phạm quy chế bảo vệ môi trường KCN sẽ bị xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường theo Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam. Công ty phát triển hạ tầng KCN, các doanh nghiệp KCN cố tình gây cản trở công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra môi trường sẽ bị lập biên bản trình lên UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương hoặc/và Bộ KHCN&MT để có quyết định xử lý. 2. Tăng cường công cụ kinh tế Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng những công cụ kinh tế khác nhau(các loại phí, giấy phép có thể bán được, hệ thống kỹ quỹ và hoàn trả, khuyến khích thực thi, các chính sách thuế môi trường và tài nguyên, quy định đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường…)nhằm đem lại sự mềm dẻo, hiệu quả, chi phí – hiệu quả cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Phần lớn các công cụ này đã kích thích những người gây ô nhiễm có khả năng hoàn thành các mục tiêu môi trường bằng những phương tiện có hiệu quả, chi phí – hiệu quả nhất. Với những mức độ khác nhau, chúng sử dụng những nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả” và “người hưởng lợi phải trả”. Theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả, thì ở mức ô nhiễm cao sẽ chịu phạt về tài chính cao hơn, còn ở mức ô nhiễm thấp hơn thì chịu phạt thấp hơn, hoặc thậm chí còn được thưởng nữa. Theo nguyên tắc người hưởng lợi phải trả thì người sử dụng phải trả toàn bộ chi phí xã hội cho sự cung cấp nguồn lực đó. Trong khi một số công cụ kinh tế ứng dụng các chi phí trực tiếp(ví dụ: phạt dựa trên khối lượng chất độc thải ra, hệ thống trả phí theo từng thứ chất thải rắn, phí cho phép thải khí tính theo khối lượng khí thải ra, tiền kí quĩ có thể được hoàn trả cho các bao bì), các công cụ khác lại sử dụng các chi phí gián tiếp như thuế đánh vào đầu ra(ví dụ: thuế nhiên liệu). Phương pháp kinh tế có một số ưu điểm sau: Khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí – hiệu quả để đạt được các mức độ ô nhiễm có thể chấp nhận được. Kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm, trong khu vực tư nhân. Cung cấp cho Chính phủ một nguồn thu nhập để hỗ trợ cho các chương trình kiểm soát ô nhiễm. Cung cấp tính linh động trong các công nghệ kiểm soát ô nhiễm. Loại bỏ được yêu cầu của Chính phủ về một lượng lớn thông tin chi tiết cần thiết để xác định mức độ kiểm soát khả thi và thích hợp đối với mỗi nhà máy và sản phẩm. Xác định mức mức phí môi trường tương ứng với lượng chất thải của các khu công nghiệp. Biện pháp này rất hiệu quả, nó sẽ khuyến khích các cơ sở sản xuất giảm ô nhiễm với chi phí thấp hơn, kích thích các cơ sở sản xuất đầu tư vào công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới. Tuy nhiên một trong những trở ngại lớn nhất là phản ứng của các doanh nghiệp. Áp dụng biện pháp kỹ quỹ - hoàn trả đối với những sản phẩm có nhiều khả năng gây ô nhiễm. Khi các doanh nghiệp sử dụng những sản phẩm ấy, trả bao bì và các phế thải của chúng cho một Trung tâm được phép để tái chế hoặc để thải bỏ, thì khoản tiền ký quỹ của họ sẽ được hoàn trả lại ( biện pháp này tăng cường việc thu gom các chất thải nguy hại nhằm hạn chế khả năng gây ô nhiễm môi trường. Các khoản trợ cấp bao gồm các khoản tiền trợ cấp, các khoản vay với lãi suất thấp, khuyến khích về thuế, để khuyến khích những doanh nghiệp thay đổi hành vi, hoặc giảm bớt chi phí trong việc giảm ô nhiễm mà những người gây ô nhiễm phải chịu. Ví dụ: chính phủ trợ cấp cho công nghiệp chủ yếu để giúp tài trợ cho việc mua các thiết bị làm giảm ô nhiễm, hoặc để trợ cấp cho việc đào tạo cán bộ. Trong một số nước, người ta trợ cấp cho chính quyền địa phương tiến hành các chương trình nghiên cứu và triển khai công nghệ, hoặc để trợ giúp cho việc áp dụng những kỹ thuật mới mà luật pháp và các quy định yêu cầu. Trợ cấp cũng được áp dụng để kiểm soát ô nhiễm, tái chế để sử dụng lại và để khôi phục nguồn lực. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là công cụ kinh tế hiệu quả nhằm ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường phối hợp với các ngành, đặc biệt là: Sở Tài Chính, Ban quản lý các khu công nghiệp và Cục thuế tỉnh tổ chức giám định toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ngay sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường có thông tư hướng dẫn xác định lưu lượng nước thải công nghiệp và công bố các đơn vị có năng lực giám định mẫu nước thải phục vụ công tác thu phí để tăng nguồn thu cho ngân sách đầu tư xử lý môi trường và khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các công trình xử lý nước thải, nếu không phải bị nộp mức phí cao hơn rất nhiều. Hiện tượng trốn nộp phí bảo vệ môi trường (BVMT) đang rất phổ biến, dù đây là nguồn kinh phí chủ yếu dùng vào tái tạo, giữ gìn và BVMT. Các kiểu trốn phí, chưa tôn trọng BVMT vẫn còn bất cập Tuy việc thu phí BVMT tại Việt Nam còn phải chỉnh sửa, nhưng nếu thực hiện nghiêm các quy định hiện có cũng góp phần tích cực tái tạo, BVMT. Việc thu phí BVMT đang đạt rất thấp, nghiêm trọng nhất là việc thu phí đối với nước thải công nghiệp hiện chỉ đạt khoảng 20% tổng số phí phải thu, dù loại nước này đang là nguyên nhân chính làm chết các dòng sông Việt Nam. Thanh tra môi trường là một biện pháp thiết yếu trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý. Thanh tra môi trường là biện pháp cưỡng chế sự tuân thủ pháp luật, các quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp nói riêng và các tổ chức, cơ quan, tập thể, cá nhân trong xã hội nói chung; đồng thời cũng là biện pháp bảo đảm quyền tự do, dân chủ cho mọi người khiếu nại, khiếu tố về mặt môi trường. 3. Tổ chức quản lý môi trường khu công nghiệp Hình thành một hệ thống tổ chức quản lý môi trường khu công nghiệp thống nhất, đồng bộ, phù hợp với hoạt động của khu công nghiệp, tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương. Nếu có hệ thống tổ chức quản lý môi trường phù hợp, khu công nghiệp sẽ giảm thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm và tạo ra những lợi thế trong việc sử dụng những sản phẩm phụ hoặc chất thải, kết hợp các ngành nghề với nhau tạo thành hệ sinh thái công nghiệp. Bố trí cán bộ chuyên trách chăm lo bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, trong từng doanh nghiệp khu công nghiệp. Có một hệ thống quản lý theo ngành dọc thống nhất để có thể quản lý chặt chẽ hơn công tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở, trong và ngoài khu công nghiệp. Phân bố lại địa bàn sản xuất công nghiệp theo hướng tập trung hoá và quy hoạch hợp lý hơn. Đối với các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Cần Thơ... việc hình thành các khu công nghiệp ngoài động lực phát triển sản xuất còn mang một ý nghĩa lớn trong công cuộc chỉnh trang đô thị thông qua việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi các khu dân cư để làm sạch môi trường sống, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và hạn chế những thiệt hại do sự cố công nghiệp đã từng xảy ra nhiều nơi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Bảo vệ môi trường KCN là các hoạt động nhằm giữ cho môi trường bên trong và xung quanh KCN được trong sạch, cải thiện môi trường, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do các hoạt động của KCN gây ra cho môi trường. Việc tổ chức quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường KCN phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam bao gồm từ lúc xét duyệt dự án đến giai đoạn thi công xây dựng và trong suốt quá trình hoạt của KCN. Tuân theo các quy chế như KCN chỉ chính thức đi vào hoạt động khi có đủ các điều kiện đảm bảo môi trường như: Có quy hoạch chi tiết phân khu cụm công nghiệp; Có hệ thống cấp điện, nước đảm bảo cho nhu cầu sử dụng theo từng giai đoạn phát triển; Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải riêng biệt; Có trạm xử lý nước thải tập trung đảm bảo đạt tiêu chuẩn xử lý xả thải vào nguồn tiếp nhận tương ứng; Có địa điểm và phương tiện cần thiết sẵn sàng cho việc trung chuyển và/hoặc lưu trữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại với điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn cho môi trường... Bộ KHCN&MT có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các KCN trên lãnh thổ Việt Nam; tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của các KCN. Bộ KHCN&MT giao cho Cục Môi trường trực tiếp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN với các nội dung như: Tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư xây dựng KCN; Thẩm định các dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, trạm trung chuyển, lưu giữ và bãi chôn lấp chất thải nguy hại của KCN; Đề xuất việc điều chỉnh tiêu chuẩn thải cho phép với các KCN; Tổ chức chỉ đạo xây dựng báo cáo thường niên về hiện trạng môi trường KCN Việt Nam; Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, thanh tra môi trường KCN, giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác bảo vệ môi trường KCN và ra quyết định xử phạt các trường hợp vi phạm quy chế bảo vệ môi trường trong phạm vi thẩm quyền; Làm đầu mối quản lý, cung cấp thông tin hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ xử lý và quản lý môi trường KCN; Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KCN trong phạm vi cả nước phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường... 4. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Để giải quyết vấn đề môi trường của các khu công nghiệp, điều quan trọng là đòi hỏi các doanh nghiệp phải hiểu được các quy định của pháp luật về môi trường, quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường. Do đó, trong thời gian tới Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp và các ngành, các đơn vị có liên quan tổ chức các lớp tập huấn phổ biến các quy định của pháp luật về môi trường, đặc biệt là các văn bản dưới luật để thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Đồng thời, sẽ phối hợp với các cơ quan khoa học tổ chức nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ xử lý chất thải cho các doanh nghiệp. Vấn đề môi trường sẽ không được giải quyết nghiêm túc nếu chỉ kêu gọi tinh thần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các hình thức xử phạt (dĩ nhiên là phải có, và phải rất nghiêm ngặt). Doanh nghiệp phải tự họ tìm ra cách bảo vệ môi trường mà vẫn có lợi; và xã hội cũng phải tạo điều kiện cho họ có lợi trong việc bảo vệ môi trường Trước hết, phải nói đến ý thức của nhiều chủ doanh nghiệp và chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN. Các chủ doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN thì chỉ chú trọng các hạng mục đầu tư cho sản xuất, còn hạng mục xử lý chất thải nói chung và xử lý nước thải riêng thì thường bị gác lại. Thậm chí không ít nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng lại không vận hành hoặc vận hành rất hạn chế để giảm chi phí sản xuất. Còn các chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN thì chỉ bắt đầu xây dựng nhà máy xử lý nước thải trung tâm khi đã lấp đầy 50 – 70% diện tích đất công nghiệp, mà lẽ ra phải thực hiện ngày từ đầu cùng với các công trình giao thông, cấp nước, thoát nước… Nhưng nguyên nhân chính phải kể đến là do ngại tốn kém trong đầu tư. Để có một nhà máy xử lý nước thải công suất 3.000 m3/ngày như KCN Tân Thuận phải tốn tới 5 triệu USD. Đã vậy, ở các KCN chậm thu hút đầu tư, nước thải từ các nhà máy trong khu còn quá thấp so với công suất thiết kế của nhà máy xử lý nước thải, dẫn đến vận hành tốn kém mà chậm thu hồi vốn Để khắc phục được tình trạng bức xúc này vừa qua, một cuộc toạ đàm được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của các nhà khoa học, địa diện các cơ quan quản ý nước và một số doanh nghiệp, đã nêu nhiều giải pháp khắc phục. Theo đó, phải chú trọng gắn quy hoạch công nghiệp với quy hoạch môi trường và phải tính cho cả vùng chứ không chỉ nhìn riêng rẽ từng tỉnh, thành phố. Phải xác định những ngành công nghiệp có thể đặt ở thượng lưu nguồn nước và những ngành công nghiệp nào phải đặt ở hạ lưu, những ngành công nghiệp nào phải dứt khoát bố trí xa nguồn nước. Khi quy hoạch các KCN cần mới các nhà khoa học, chuyên gia tham gia ngay từ đầu và nhất thiết phải đưa ra được phương án tối ưu xử lý chất thải, nước thải. Chậm nhất là khi trong KCN có 30% các nhà máy đi vào hoạt động thì phải có nhà máy xử lý nước thải trung tâm của khu. Sau khi nhà máy được cấp phép, các cơ quan chức năng cần giám sát, đôn đốc việc triển khai xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải nội bộ nhằm hoàn thành đồng bộ với các hạng mục khác. Các tỉnh và thành phố sẽ hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các doanh nghiệp và các chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN thông qua các lớp huấn luyện về môi trường, cử các chuyên gia tư vấn, đặc biệt là Quỹ giảm thiểu ô nhiễm môi trường của địa phương sẵn sàng cho vay không lãi với điều kiện vay đơn giản. Cần hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về môi trường, tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng của cán bộ, chức năng, quyền hạn của bộ máy, tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng với chính quyền các địa phương, sao cho hoạt động bảo vệ môi trường có hiệu quả thiết thực.       Trên thực tế, nhiều chủ đầu tư KCN, doanh nghiệp đang có xu hướng coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường, đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của toàn xã hội. Do vậy, nếu chỉ kêu gọi chủ đầu tư KCN và doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải một cách chung chung mà không có chế tài buộc phải tuân theo các chuẩn mực tối thiểu trong việc bảo vệ môi trường thì họ sẽ tìm cách trì hoãn hoặc làm ăn gian dối như tình trạng đã diễn ra tại công ty Vedan hay công ty Giấy Mỹ xuân Sài gòn 5. Hỗ trợ đầu tư xử lý môi trường ình trạng ô nhiễm môi trường tại một số khu công nghiệp đến nay chưa được giải quyết do tồn tại nhiều nguyên nhân, trong đó có khó khăn về vốn để đầu tư các công trình xử lý. Do đó, để hỗ trợ một phần vốn cho các doanh nghiệp xử lý chất thải, trong thời gian tới Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp xác định nguyên nhân gây ô nhiễm tại một số doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có nhận thức về trách nhiệm trong xử lý chất thải nhưng khó khăn về vốn, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ kiến nghị Quỹ bảo vệ môi trường Quốc gia cho vay ưu đãi hoặc đề nghị Quỹ bảo vệ môi trường của tỉnh hỗ trợ hoặc vay ưu đãi, tuy nhiên nguồn vốn Quỹ bảo vệ môi trường của tỉnh còn hạn chế nên chỉ ưu tiên một số doanh nghiệp cho vay ưu đãi theo điều lệ của Quỹ. Tăng đầu tư và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn chi thường xuyên từ ngân sách cho sự nghiệp môi trường, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư bảo vệ môi trường; tăng tỉ lệ đầu tư cho môi trường trong nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Từng bước thực hiện việc thu phí, ký quỹ bảo vệ môi trường, buộc bồi thường thiệt hại về môi trường. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, khuyến khích về thuế, trợ giá đối với hoạt động môi trường. Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới, dự báo kịp thời các diễn biến của biến đổi khí hậu, lồng ghép các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về môi trường 6. Công tác giáo dục và tuyên truyền Nâng cao nhận thức cộng đồng là một đòi hỏi khách quan từ thực tế để có thể quản lý tốt hơn hoạt động bảo vệ môi trường tại các KCN ( cũng như ở nhiều lĩnh vực khác về bảo vệ môi trường). Biện pháp này giúp huy động nguồn lực to lớn trong cộng đồng cùng góp phần quản lý bảo vệ môi trường KCN, nhất là các khu vực dân cư xung quan các KCN-đối tượng chịu tác động môi trường từ các KCN. Do vậy, cần tăng cường nhiều hơn nữa việc hỗ trợ, chia sẻ công khai thông tin bảo vệ môi trường các KCN tạo điều kiện thông tin cho việc giám sát, phản biện xã hội ở lĩnh vực này. Giáo dục, từ “thuở lên ba”, để con người xã hội từ trong xương tủy đã có khái niệm biết quý và tôn trọng môi trường; Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo vệ môi trường qua những chính sách thuế, tín dụng ưu đãi…, để doanh nghiệp có thể sống “đàng hoàng” với xã hội mà không phải quá so đo về mặt lợi nhuận; Tích cực hỗ trợ, quảng bá những kỹ thuật, công nghệ có thể giúp doanh nghiệp sinh lời trong đầu tư bảo vệ môi trường. Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền về bảo vệ môi trường; đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, làm cho nhân dân hiểu rõ hậu quả trước mắt cũng như lâu dài của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người, đời sống xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước; những bài học và kinh nghiệm về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của các nước trong khu vực và trên thế giới; công bố công khai những tổ chức, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và hình thức xử lý. Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân. Coi trọng việc phát động phong trào bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân. Xây dựng tiêu chí về môi trường vào đánh giá hoạt động của từng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, gia đình, làng, bản, khu phố, tập thể, cá nhân, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Phát hiện, nhân rộng và tuyên truyền các mô hình, điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường. Duy trì và phát triển giải thưởng môi trường hàng năm. Cần đẩy mạnh công tác tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách và kế hoạch bảo vệ môi trường của Nhà nước, đi đôi với việc giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của cán bộ, công nhân, người lao động tại các đơn vị, DN trong KCN. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các ngành chức năng trong việc bảo vệ môi trường; các đơn vị, DN đăng ký hoạt động trong KCN cần đáp ứng và thực hiện đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định chung của KCN. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, có cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Xây dựng và phát triển lực lượng tình nguyện viên bảo vệ môi trường. Tăng cường sự giám sát của cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác bảo vệ môi trường với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, chứng nhận về bảo vệ môi trường; thành lập doanh nghiệp dịch vụ môi trường đủ mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, phức tạp của đất nước. Hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề môi trường liên quốc gia. Tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế và khu vực vì môi trường; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, chương trình, dự án song phương và đa phương về bảo vệ môi trường phù hợp với lợi ích quốc gia. Nâng cao vị thế của ước ta trên các diễn đàn khu vực và toàn cầu về môi trường. Tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân cho công tác bảo vệ môi trường. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị theo phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của mình. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Trung ương Đảng, cá bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện, thường xuyên kiểm tra, định kỳ báo cáo Ban Bí thư kết quả thực hiện Chỉ thị này 7. Kỹ thuật – công nghệ Về mặt kỹ thuật-công nghệ, một số vấn đề cần được quan tâm hỗ trợ, đẩy mạnh ứng dụng để góp phần bảo vệ môi trường các KCN. Trong đó, cần phân định các nhóm doanh nghiệp trong các KCN nên ưu tiên chọn lựa thực hiện các giải pháp trọng tâm như: hoặc, (nhóm A) cải tiến công nghệ, thiết bị sản xuất; hoặc (Nhóm B) xử lý chất thải cuối đường ống; hoặc (nhóm C) kiểm soát mức phát thải, thu hồi và tái chế chất thải,… hoặc cần áp dụng đồng thời tất cả các giải pháp nêu trên một cách tổng hợp (nhóm D). Quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải tại các KCN - đây là khâu trọng yếu, vì nước thải công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, nhất là gây nhiễm bẩn nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của nhân dân khu vực liền kề. Cần xây dựng hệ thống nhà máy xử lý nước thải tập trung, hiện đại với thiết kế kỹ thuật đạt tiêu chuẩn được cấp thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo xử lý toàn bộ lượng nước thải của KCN ở giai đoạn hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, cần xây dựng mạng lưới thoát nước mưa riêng biệt với nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước thải từ các bộ phận dịch vụ khác. Toàn bộ nước thải trong mạng lưới thoát nước của KCN phải được dẫn vào trạm xử lý nước thải tập trung của KCN, để được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận ra bên ngoài KCN. Nghiêm cấm và có biện pháp xử lý thích đáng đối với mọi hành vi xử lý nước thải bằng biện pháp để thấm vào đất hoặc pha loãng nước thải để thải ra ngoài KCN. Đối với vấn đề xử lý chất thải rắn công nghiệp, phải đảm bảo vệ sinh và an toàn tuyệt đối cho môi trường; nhất thiết phải quy hoạch địa điểm và các phương tiện cần thiết sẵn sàng cho việc trung chuyển và lưu trữ hoặc lưu trữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại với những điều kiện đảm bảo tối ưu. Việc thu gom, vận chuyển và xử lý đối với toàn bộ chất thải rắn thải ra từ các cơ sở thành viên trong KCN phải đảm bảo an toàn về mặt môi trường cho KCN. Cần nghiêm cấm và có biện pháp xử lý thích đáng đối với những hành vi chôn, lấp chất thải rắn trên mặt bằng các đơn vị, DN hoạt động trong KCN hoặc thải ra ngoài KCN không đúng quy định. Thực hiện các điều kiện và biện pháp kiểm soát, xử lý cục bộ các chất gây ô nhiễm không khí, gây tiếng ồn, rung do các đơn vị, DN trong KCN gây ra trong quá trình hoạt động; đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, nghỉ ngơi của nhân dân khu vực liền kề bên ngoài KCN. Cần chú ý đến sự cố môi trường có thể xảy ra bất thường ở KCN. Để sẵn sàng cho việc ứng cứu kịp thời các sự cố môi trường có thể xảy ra tại KCN, cần thiết phải trang bị hệ thống ứng cứu sự cố môi trường cả về phương tiện lẫn nhân sự cho toàn KCN. Cần đảm bảo diện tích cần thiết cho việc thiết kế hệ thống cây xanh, thảm cỏ tương ứng với không gian trong KCN, tạo sự hài hòa, gần gũi với môi trường thiên nhiên. Xây dựng hệ thống cung cấp nước đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của toàn KCN trong mỗi giai đoạn phát triển; trường hợp có nhu cầu khai thác nước ngầm hoặc nguồn nước tại chỗ trong KCN để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, cần lập phương án khai thác hợp lý, đảm bảo sự điều tiết của nguồn nước ngầm và được ngành chức năng đồng ý. Cần có một mạng lưới quan trắc hiệu quả đối với các KCN cần được các cơ quan chức năng ở cấp địa phương và trung ương thống nhất tổ chức thực hiện, khai thác và chia sẻ sử dụng kết quả quan trắc. Môt số công nghệ & phương pháp xử lý Xử lý nước thải bằng cây sậy (hệ thống Reedbed) Nước thải được xử lý theo hai cấp. Đối với các doanh nghiệp phải tiến hành xử lý phần nước thải của mình đạt cấp độ B sau đó mới thải ra hệ thống chung của toàn KCN và được tập hợp về nhà máy xử lý đạt cấp độ A sau đó mới thải ra kênh tiêu và ra sông. Nguồn nước thải có ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường xung quanh.Vì vậy trước khi thải ra ngoài cần có giải pháp xử lý. Giải pháp mà các nước trên thế giới cũng như Việt Nam ta thường áp dụng là các biện pháp kỹ thuật, đưa các trang thiết bị vào quá trình xử lý nhằm giữ lại các chất ô nhiễm hoặc chuyển chúng từ dạng độc sang dạng không độc rồi thải ra môi trường ngoài. Với giải pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư và vận hành lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được. Một giải pháp xử lý khác cũng không ngoài mục đích trên, đó là hệ thống xử lý nước thải bằng cây sậy (sau đây gọi là hệ thống Reedbed). Hệ thống Reedbed thường được sử dụng để xử lý các loại nước thải như: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp (nước thải dệt nhuộm, công nghệ thực phẩm, nhà máy thép,..), bùn hoạt tính, nước thải chăn nuôi lợn và nước rỉ từ bãi rác). Ưu điểm: với hệ thống này có được một số hiệu quả trong xử lý mà đặc biệt chi phí thực hiện thì lại thấp hơn nhiều so với các dự án xử lý thông thường. Hệ thống này còn có ưu điểm là chia được thành nhiều bậc để xử lý và không sản sinh ra bùn, mùi hôi, tiếng ồn. Nhược điểm: yêu cầu cần có mặt bằng lớn nên rất khó áp dụng trong các nhà máy có mặt bằng nhỏ Dựa vào đặc tính hút nước và khử khuẩn của rễ cây lau sậy, Bệnh viện Nhân Ái, tỉnh Bình Phước, sẽ là nhà thương đầu tiên tại phía Nam áp dụng mô hình xử lý chất thải bằng loại cây này. nước bẩn sinh hoạt và y tế sẽ được bơm vào ô đất trồng lau sậy cho thấm qua rễ, tiếp tục thấm qua các lớp vật liệu lọc, rồi chảy xuống những ống thoát nằm phía dưới và thải ra tự nhiên.  xử lý nước thải bằng lau sậy sẽ mang lại hiệu quả kinh tế hơn nhiều lần so với việc xử lý và vận hành bằng hóa chất. lau sậy là loài cây có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và rất phù hợp với khí hậu Việt Nam. Hệ sinh vật quanh rễ loại cây này có thể phân hủy chất hữu cơ và hấp thụ kim loại nặng một dự án thử nghiệm. Nghiên cứu cho thấy, cây cối có khả năng phân hủy các chất hữu cơ do tác dụng đồng thời giữa rễ, cây và các vi sinh vật tập trung quanh rễ. Trong đó, loại cây có nhiều ưu điểm nhất là lau sậy. Công nghệ bể USBF Qui trình USBF (Upflow Sludge Blanket Filtration) được cải tiến từ qui trình bùn hoạt tính cổ điển kết hợp với quá trình anoxic và vùng lắng bùn lơ lững trong một công trình xử lý sinh học  Mô tả công nghệ : Là một hệ thống kết hợp nên chiếm ít không gian và các thiết bị đi kèm. Qui trình USBF được thiết kế để: Khử chất hữu cơ dạng carbonate (BOD)  Khử BOD, nitrate hóa và khử nitrtate Khử BOD, nitrate hóa/ khử nitrtate và khử phốt pho Để khử carbonate, vùng anoxic được xem như vùng lựa chọn mà ở đó sự pha trộn dòng thải sẽ làm tăng khả năng lắng và  khống chế quá trình tăng trưởng vi sinh vật. Để nitrate hóa, khử nitrate và khử phospho, vùng anoxic có thể đảm đương được vai trò này Trong qui trình này, NH3-N bị oxy hóa thành nitrite và sau đó thành nitrate bởi vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter trong từng vùng sục khí riêng biệt. Nitrate được tuần hoàn trở lại vùng anoxic và được khử liên tục tối đa. Trong phản ứng này BOD đầu vào được xem như nguồn carbon hay nguồn năng lượng để khử nitrate thành những phân tử nitơ.  Sự khử phospho cơ học trong qui trình này tương tự trong chu trình phospho và cải tiến từ qui trình Bardenpho. Trong qui trình USBF, sự lên men của BOD hòa tan xảy ra trong vùng kỵ khí hay vùng anoxic. Sản phẩm của quá trình lên men cấu thành thành phần đặc biệt của vi sinh vật có khả năng lưu giữ phospho. Trong giai đoạn xử lý hiếu khí, phospho hòa tan được hấp thu bởi phospho lưu trữ trong vi sinh khuẩn (Acinetabacter) mà chúng đã sinh trưởng trong vùng anoxic. Phospho sau đồng hóa sẽ được loại bỏ khỏi hệ thống như xác vi sinh hay bùn dư. Khối lượng và hàm lượng phospho loại bỏ phụ thuộc chủ yếu vào tỉ lệ BOD/P trong nước thải đầu vào. Qui trình USBF có khả năng khử BOD5 đến dưới 5 mg/l, TSS dưới 10 mg/l mà không qua công đoạn lọc, Nitơ tổng cộng dưới 1.0 mg/l và phospho tổng cộng dưới 0.5 đến 2.0 mg/l. Quá trình đặc biệt khử phospho đến 0.2 - 0.5 mg/l có thể thực hiện được bằng cách thêm muối kim loại trong vùng hiếu khí ngay thời điểm dòng thải bắt đầu vào vùng lắng. Các loại muối có thể sử dụng như muối nhôm (Al2(SO4)3.14H2O), Aluminate natri (Na2O.Al2O3), Chlorua sắt (FeCl3), (FeCl2), Sulfate sắt (FeSO4.&H2O) hay Sulfate sắt 3 (Fe2(SO4)3). Khi phần lớn phospho trong qui trình USBF (> 80%) bị hấp thu bằng phương pháp sinh học, một hàm lượng muối kim loại keo tụ không đáng kể đưa vào hệ thống sẽ không phát sinh nhiều bùn thải. Ví dụ khử phospho bằng FeSO4 xảy ra theo hai phản ứng sau: Kết tủa phospho 3FeSO4 + 2PO4-3 ---------> Fe3 (PO4)2 + 3SO4-2 Khử kiềm và kết tủa Hydroxide Fe3+ + 3HCO-3 -----------> Fe(OH)3 Theo hai phản ứng trên, để loại bỏ 2 mg/l PO4-3, theo lý thuyết sẽ sinh ra 6 mg/l bùn. Tong thực tế 5 mg/l bùn được sinh ra khi khử 1 mg/l PO4-3. Đối với nước thải đầu vào có 240 mg/l BOD và tốc độ sinh trưởng bùn là 0.6 lbs TSS/lb BOD khử, và sử dụng FeSO4 để khử 2 mg/l PO4-3, Tổng lượng bùn sinh ra sẽ chiếm khoảng 7%. Qui trình USBF được thiết lập trên nguyên lý bể lắng dòng chảy lên có lớp bùn lơ lững (upflow sludge blanket clarifier). ngăn này có dạng hình thang, nước thải sau khi được xáo trộn đi từ dưới đáy bể lắng qua hệ thống vách ngăn thiết kế đặc biệt mà ở đó xảy ra quá trình tạo bông thủy lực. Bể lắng hình thang tạo ra tốc độ dâng dòng chảy ổn định trên toàn bề mặt từ đáy đến mặt trên bể lắng, điều này cho phép sự giảm gradient vận tốc dần dần trong suốt bể lắng. 3. Công nghệ phản ứng lắng xoáy - Vcone Bể lắng xoáy có hình cone, dòng chảy từ dưới lên, tiếp xúc chất rắn lơ lững. Bể lắng xoáy có hiệu quả xử lý cao thích hợp để xử lý các loại nước có nồng độ chất rắn lơ lững cao. Bể lắng xoáy là công trình kết hợp trộn, phản ứng, tạo bông và lắng cặn do đó nó tiết kiệm được chi phí đầu tư, giảm thiểu năng lượng và chi phí vận hành. Mô tả công nghệ : Nước thải trước khi xử lý được pha trộn hóa chất để keo tụ trong môi trường thích hợp sau đó được bơm từ đáy bể theo hướng ly tâm tại chân bể lắng để tạo dòng xoáy lên trên bể. Nước di chuyển từ dưới lên trên qua lớp chất rắn lơ lững (gọi là vùng tiếp xúc) có vận tốc giảm dần khi lên đến miệng bể. Bông cặn tạo ra do quá trình tạo bông nhờ lực xoáy gom tụ tại trung tâm bể lắng và được bơm hút ra để tuần hoàn lại hệ thống. Bùn tuần hòan được bơm ở dưới chân bể theo hướng đối diện nhằm tạo dòng xoáy cho bể, ở gia đọan này, nước đầu vào cũng được pha trộn với bùn lắng tại đáy bể làm chất xúc tác cho quá trình hình thành bông cặn được tốt hơn. Bùn tự tuần hòan trong bể lắng có chức năng như một lớp lọc giúp cho tốc độ lắng nhanh hơn các bể lắng thông thường. Nước sau khi xử lý ở phần trên bể lắng được thu gom qua máng thu nước bề mặt và chảy đến công trình tiếp theo. Ưu điểm: bể lắng xoáy tách cặn theo cả hai nguyên lý dòng xoáy và lắng trong có tầng cặn lơ lững. Phần dưới bể lắng là vùng phản ứng để cho các bông cặn hình thành. Chính vì những yếu tố trên, kết hợp bởi nhiều nguyên lý và giai đoạn trong một công trình làm cho bể lắng xoáy có hiệu quả xử lý rất cao và tiết kiệm được chi phí đầu tư công trình cũng như mặt bằng sử dụng. Tiết kiệm diện tích mặt bằng sử dụng tại khỏang không phía dưới bể, có thể tận dụng để bố trí các công trình đơn vị xử lý khác. Có thế năng cao tạo điều kiện dễ dàng cho nước sau xử lý đến các công trình tiếp theo mà không cần sử dụng bơm. Hệ thống thải bùn thuận tiện, có thể tận dụng áp lực nước trong bồn, không cần dùng bơm. Thiết kế mang kiểu dáng công nghiệp có thẩm mỹ cao Ứng dụng: xử lý nước và nước thải có nồng độ chất lơ lững cao như nước mặt, nước thải ngành giấy, nhuộm, thuộc da, các cơ sở làng nghề...  Công nghệ tháp lọc sinh học       Phần lớn các hợp chất hữu cơ được phân hủy hoàn toàn thành khí cacbonic và nước nhờ sự phát triển và tăng trưởng mạnh của các vi sinh vật hiếu khí tồn tại trong tự nhiên. Bằng công nghệ sinh học, những hợp chất hữu cơ này có thể được loại ra khỏi nước thải với một chi phí vận hành tương đối thấp. Trong khi nồng độ ô xy hòa tan trong nước có trị số mg/l rất thấp, thì nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD) và hoá học (COD) của các nước thải lại rất cao với chỉ số thường nằm trong khoảng từ 1000 đến 10000 mg/l. Khối lượng vi sinh với mật độ cao đạt được nhờ các phương pháp nghiên cứu cải tiến hiện đại này. Tháp lọc sinh học rễ dàng phân hủy, khử các hợp chất hữu cơ (COD, BOD5) ô nhiễm trong các nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Tháp lọc sinh học gồm các ống lắng vi sinh chảy nhỏ giọt sử dụng vật liệu hình cầu nhẹ có đường kính từ 0.5-15mm làm gia thể vi sinh, các viên hình cầu nhỏ, rất nhẹ, bề mặt có độ nhám thích hợp giúp các vi sinh vật có thể dính bám và sinh sống và phát triển trên bề mặt các giá thể một cách tối ưu, các sinh vật nuôi cấy tuỳ thuộc theo yêu cầu của nguồn nước cần xử lý, các vi sinh có hoạt tính rất cao. Tùy theo từng hoàn cảnh ô nhiễm cụ thể đưa vào sử dụng hỗn hợp trùng vi sinh phù hợp. Khác với các công nghệ thông thường, khối lượng vật liệu mang vi sinh trong tháp chìm trong một khối nước đọng kín, vì vậy chúng được thông khí toàn bộ với phí tổn thấp. Nước thải chảy dòng nhỏ giọt từ trên xuống dưới qua các vật liệu mang vi sinh, và từ hướng đối lưu với hướng của nước thải, không khí bên ngòai được thổi vào trong hệ thống bằng hệ thống khi tinh, các phân tử ô xy sẽ hoà tan với các tinh thể nước mà không làm xáo trôn dòng chảy hay ảnh hưởng đến sự phát triển của màng vi sinh. Ưu điểm nổi bật của Tháp lọc sinh học chảy nhỏ giọt là hoạt tính sinh học rất cao và ổn định, tuỳ theo nguồn nước thải cần xử lý để nuôi cáy các gia thể vi sinh cho phù hợp. Áp dung cho cả hai nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (đối với nước thải công nghiệp xử lý sinh học ở giải đoạn cuối nhằm hấp thụ nitơ mà phương pháp hoá học chưa thực hiên được) 8. Xây dựng khu công nghiệp sinh thái Khu công nghiệp sinh thái là một ý tưởng xuất phát từ chiến lược BVMT và phát triển bền vững. Công nghiệp sinh thái là phát triển sinh thái được áp dụng cho các khu công nghiệp. Trên thế giới mô hình này đã được áp dụng ở một số nước phát triển và đang phát triển. Khu công nghiệp sinh thái là một mục tiêu của quá trình phát triển các khu công nghiệp hiện đại ở nhiều nước trên thế giới Khái niệm STCN thể hiện sự chuyển hóa mô hình hệ công nghiệp truyền thống sang dạng mô hình tổng thể hơn - hệ STCN (industrial ecosystem). Trong đó, chất thải hay phế liệu từ quy trình sản xuất này có thể sử dụng làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác. Mục đích của KCNST là nhằm xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng kết hợp với nhau một cách tự nguyện, hình thành quan hệ cộng sinh giữa các nhà máy với nhau và với môi trường. Như vậy, các nhà máy trong KCNST cố gắng đạt được những lợi ích kinh tế và hiệu quả bảo vệ môi trường chung thông qua việc quản lý hiệu quả năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp cho các khu công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.doc
Luận văn liên quan