Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn VN

Thứ ba là, thực hiện giám sát tổng thể toàn cầu theo các chuẩn mực quốc tế, quy định của nước sở tại đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thiết lập mối quan hệ trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát của những nước có liên quan. Về lâu dài cần xây dựng hệ thống giám sát tập trung có quy chế độc lập cao, giám sát toàn bộ hoạt động tài chính của hệ thống tài chính quốc gia.

pdf74 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bên ngoài, hình thành hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, công cụ quản lý nhà nước bước đầu phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, sự điều hành của ngân hàng nhà nước còn một số vấn đề. Các công cụ để thực hiện chức năng ngân hàng trung ương của ngân hàng nhà nước còn thiếu và rất yếu kém như: Các công cụ gián tiếp còn rất sơ khai, nghiệp vụ thị trường mở mới được đưa vào vân hành từ tháng 7/2000 nhưng hoạt động còn kém sôi động . Công cụ lãi suất áp đặt , mới chỉ được cải cách theo hưởng tự do hóa từ cuối năm 2000 đến nay. Việc điều hành chính sách tiền tệ vẫn còn bằng công cụ trưc tiếp, bên cạnh đó còn nhiều thủ tục hành chính bất cập, nên tính hiệu quả và linh hoạt thấp, nhiều khi chưa theo kịp các diễn biến kinh tế trong nước và tình hình tài chính-tiền tệ quốc tế. Chưa sử dụng tổng hợp, đồng bộ và linh hoạt các công cụ nghiệp vụ của Ngân hàng nhà nước để thảo gỡ khó khác của hệ thống ngân hàng thương mại, thiếu sự linh hoạt, mềm dẻo, ít mang nội dung kinh tế, mà còn nặng nề những biện pháp quản lý nhà nước mang tính áp đặt. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa sát với thực tế, thực thi chưa tốt, tính nghiêm minh, hiệu quả của văn bản chưa cao. 48 Trong những năm vừa qua, NHNN đã cho phép ra đời một số lượng các tổ chức tín dụng quá lớn, đặc biệt là các ngân hàng thương mại., nhưng sự quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo, chăm lo, phát triển hệ thống của cá tổ chức này một cách bền vững trong môi trường lành mạnh cả về cơ chế, chính sách và luật pháp chưa thực sự đúng mực, nên hệ thống NHTM hoạt động yếu kém kéo dài, gây đổ vỡ, đe doạn an ninh tài hcính trong hoạt động ngân hàng Hoạt động thanh tra của NHNN còn bị động, thiên về thanh tra vụ việc, việc phát hiện còn chậm và cũng chưa có biện pháp xử lý cương quyết, việc thanh tra chấp hành các nguyên tắc đảm bảo khả năng an toàn, bền vững của các định chế tài chính còn yếu. Hệ thống kế toán chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, khả năng kiểm soát nội bộ, đề ra các chuẩn mực an toàn trong nội bộ của từng ngân hàng vẫn bị coi nhẹ. Các cơ chế, chính sách đối với các NHTM còn có sự phân biệt đối xử, chưa tạo ra môi trường bình đẳng cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, các NHTMQD còn được hưởng nhiều ưu đãi, bao câp từ nhà nước. Quyền tự chủ kinh doanh của các NHTM không được phát huy từ các mệnh lệnh hành chính, đôi khi dẫn đến các quyết định về tín dụng nhà nước hoặc phân bỏ tín dụng không hiệu quả. 2.4 Đánh giá an ninh tài chính tại Sở giao dịch I 2.4.1 Kết quả đạt được Tỷ lệ tiền gửi mà Sở giao dịch I thu hút được trong dân cư cũng như từ các tổ chức kinh tế ngày càng tăng do mức sống của người dân ngày càng cao, cũng như nhận thức, sư tin tưởng vào các ngân hàng ngày càng tăng. Cùng với sự gia tăng của khả năng huy động vốn ngân hàng thì dư nợ cho vay của ngân hàng cũng tăng mạnh trong những năm gần đây do sự phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế. Đặc biệt là trong 2 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, dư nợ cho vay của ngân hàng với mục đích đầu tư chứng khoán chiếm khoảng 17% tổng dư nợ của toàn ngân hàng, mang lại một nguồn lợi nhuận không nhỏ cho các ngân hàng. 49 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Sở giao dịch cũng đã phần nào được khống chế. Tỷ lệ này đã giảm rõ rệt trong những năm gần đây. Sự phát triển của các chỉ tiêu trên dẫn đến một kết quả là lợi nhuận của Sở giao dịch tăng liên tục, sở giao dịch ngày càng mở rộng quy mô, chất lượng dich vụ, tạo được cho mình một chỗ đững vững vàng trong thị trường tài chính và chuẩn bị sẵn sảng đối mặt với những thách thức khi Việt Nam mở cửa hội nhập, khi các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh lăm le chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Những khó khăn khi hội nhập với môi trường kinh doanh mới là không tránh khỏi, tuy nhiên, hệ thống các ngân hàng thương mại của Việt Nam vẫn có đủ các yếu tố cơ bản để có thể tồn tại và phát tiển bởi những lý do sau: Thứ nhất, theo cam kết WTO, ngân hàng nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi nước ta gia nhập WTO. Cho đến nay danh sách các hồ sơ xin thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài đang là con số khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu là do quy định của Việt Nam về thành lập ngân hàng con và chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Những hạn chế này sẽ là yếu tố chủ yếu hạn chế sự “đổ bộ” ồ ạt của những ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là trong địa bàn thành phố Hà Nội, địa bàn hoạt động của Sở giao dịch trong thời gian trước mắt. Thứ hai, là sự “tin tưởng” của người dân. Có thể nói đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tâm lý của người Việt Nam vẫn ưu tiên gửi tiền hay sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác tại các ngân hàng Việt Nam hơn là các ngân hàng nước ngoài. Đặc biệt, trụ sở chính của Sở giao dịch I nằm tại khuôn viên của Hội Sở chính NHNo&PTNT VN cho nên đã tạo được lòng tin đặc biệt cho người dân. 50 Thứ ba, hệ thống cơ sở hạn tầng, mạng lưới rộng khắp. Các ngân hàng thương mại quốc doanh như Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Đầu tư và Phát triển Việt Nam... có hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch đến tận huyện, xã. Tuy Sở giao dịch I chỉ có nhiệm vụ hoạt động chủ yếu trên địa bàn thủ đô, nhưng nhờ mạng lưới của NHNo, Sở giao dịch có điều kiện hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn. thẩm định các dự án tại những địa phương khác. 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân Nguồn vốn tuy đạt mức tăng trưởng khá, nhưng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tài chính chiếm tỷ trọng lớn ( khoảng 74%) trong tổng nguồn vốn và tập trung vào một số khách hàng lơn nên tính ổn định và bền vững của nguồn vốn huy động chưa cao. Nguồn dân cư và nguồn huy động ngoại tệ thấp. Dư nợ tăng nhưng cơ cấu dư nợ cho vay DNNN còn ở mức cao (60%). Nợ quá hạn tăng về giá trị tuyệt đối. Hiệu quả công tác tiếp thị khách hàng cong hạn chế : chưa khai thác được nhiều khách hàng vừa có nguồn vốn, vừa có nhu cầu thanh toán, vừa có nguồn ngoại tệ…Khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn lớn để duy trì thường xuyên tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay theo định hướng đề ra. Tỷ trọng thu từ dịch vụ có tăng nhưng vẫn thấp. Cho đến nay, Sở giao dịch vẫn tồn tại những chỉ số tài chính yếu kém như: Hiệu quả kinh doanh thấp, vốn tự có nhỏ, sức cạnh tranh thấp, chất lượng tín dụng chưa cao như nợ quá hạn, nợ tồn đọng lớn chi phí nghiệp vụ cao, khả năng sinh lời thấp... Nguồn vốn hiện nay đang tăng trưởng mạnh nhưng hiện tại đang có một số khó khăn khi thị trường chứng khoán của Việt Nam phát triển không ổn định, chính vì vậy mà hệ thống ngân hàng Việt Nam phải chia sẻ nguồn vốn với các công ty chứng khoán. Đồng thời rủi ro mất vốn là rất cao khi ngân hàng đồng ý cho vay chứng khoán. Lượng vốn này là không nhỏ, tuy không ảnh hưởng ngay lập tức tới các ngân hàng nhưng về lâu dài sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới các hoạt động kinh doanh, đầu tư của ngân hàng. 51 Trình độ nghiệp vụ của các chuyên gia tín dụng và các viên chức quản lý chưa đáp ứng đủ được yêu cầu đảm bảo cho Sở giao dịch hoạt động được an toàn và hiệu quả. Chi phí nghiệp vụ còn cao và hiệu quả thấp trong hầu hết các ngân hàng thương mại ( tỷ lệ chi phí nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại quốc doanh bình quân 9%, trong khi tỷ lệ này ở các nước là vào khoảng 2,5 - 3%). Tình trạng ỷ lại vào sự bảo trợ của Nhà nước còn khá nặng nề. Hoạt động ngân hàng còn lẫn lộn giữa mục tiêu kinh doanh và mục tiêu chính sách dẫn đến trách nhiệm không rõ ràng và rất khó kiểm soát. Khách hàng của các tổ chức tín dụng hiện nay là các doanh nghiệp quốc doanh và các doanh nghiệp tư nhân cũng như doanh nghiệp cổ phần, trong khi tình trạng tài chính của một số doanh nghiêp trong số này có được cải thiện nhưng vẫn nằm trong vùng báo động. Tỷ lệ nợ quá hạn của các doanh nghiệp này cũng làm ảnh hưởng đến sự an toàn, vững mạnh của hệ thống ngân hàng. Khi mở cửa hội nhập, điều tất yếu là sự phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng của các ngân hàng thương mại nước ngoài. Các ngân hàng trong nước sẽ đứng trước một nguy cơ rất lớn khi phải chia sẻ khách hàng, thêm vào đó, tiềm lực của các ngân hàng thương mại nước ngoài rất lớn, tất yếu sự bảo đảm sẽ lớn hơn, cơ hội đầu tư thu lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam sẽ giảm đảng kể. Còn một vấn đề nữa đang gây lo ngại cho các ngân hàng Việt Nam là hiện tượng chảy máu chất xám khi các nhân viên có trình độ, nghiệp vụ của các ngân hàng nội địa chuyển sang làm cho các ngân hàng nước ngoài do chế độ đãi ngộ cao, cơ hội thăng tiến tốt hơn... 52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TẠI SỞ GIAO DỊCH-NHNo&PTNT VN 3.1 Định hướng phát triển của Sở giao dịch NHNo&PTNT VN 3.1.1 Định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại trong thời kỳ hội nhập Với tư cách là một ngành dịch vụ cấp cao và thuộc hàng tiên phong, đi đầu trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, ngành ngân hàng đã có những kế hoạch, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế mà cụ thể đã được ban hành kèm theo quyết định số 663/2003/QĐ-NHNN ngày 26/06/2003. Chiến lược này đã được thiết lập cùng với thời kỳ ngành đang được chuẩn bị tích cực các nội dung về lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng trong nhóm các tiêu chí cam kết dịch vụ của văn kiện đàm phán của Việt Nam gia nhập WTO. Các định hướng lớn trong chiến lược đó cũng nhờ đó mà rất phù hợp với kết quả đảm phán được trong văn kiện gia nhập WTO mà Việt Nam đã chính thức là thành viên từ ngày 7/11/2006. Các định hướng phát triển dịch vụ ngành ngân hàng Việt Nam bao gồm: - Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với khả năng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam; - Thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, trước hết là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN và hướng tới phù hợp với WTO mà Việt nam đã là thành viên chính thức từ 7/11/2006; - Tăng cường vai trò ảnh hưởng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam đối với thị trường tài chính khu vực và vươn ra quốc tế. - Phát hành và niêm yết chứng khoán của các NHTM Việt Nam trên TTCK trong nước và trên thị trường tài chính quốc tế... - Tham gia các điều ước quốc tế, các câu lạc bộ, các diễn đàn khu vực và quốc tế về tiền tệ, Ngân hàng. - Có lộ trình tích cực về áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế áp dụng cho hoạt động Ngân hàng thương mại - Đặc biệt là chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, qui chế quan hệ bắt buộc giữa các Ngân hàng trung gian với Ngân hàng trung ương về tái cấp vốn, thị trường mở, thanh toán quốc gia và các chuẩn mực về thanh tra - giám sát Ngân hàng; 53 - Mở cửa thị trường Ngân hàng, nới lỏng dần theo lộ trình các hạn chế về quyền tiếp cận và nội dung hoạt động của chi nhánh cũng như Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu được xem xét cho thành lập từ 1/4/2007; - Xoá bỏ dần, tiến tới xoá bỏ tối đa các giới hạn đối với các Ngân hàng nước ngoài về số lượng đơn vị; hình thức pháp nhân; tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài; tổng giao dịch nghiệp vụ Ngân hàng; mức huy động vốn VND; loại sản phẩm, loại dịch vụ...Ngân hàng trên lãnh thổ Việt nam. Nghĩa là tiếp ngay sau quá trình tự do hoá tài khoản vãng lai là giai đoạn đồng thời tự do hoá tài khoản vốn theo một lộ trình tích cực. - Xây dựng khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh và phù hợp với luật lệ quốc tế để tạo sân chơi bình đẳng cho các NHTM trên lãnh thổ Việt Nam cùng phát triển và cạnh tranh lành mạnh... Trong nghị định đó cũng chỉ rõ hướng phát triển của các ngân hàng thương mại quốc doanh trong thời kỳ tới. Đến nay hệ thống NHTMQD chiếm thị phần huy động vốn khoảng 67% và thị phần dịch vụ tín dụng tới 65% trong tổng doanh số hoạt động của thị trường tín dụng của toàn ngành. Trong thời điểm hiện tại, các NHTMQD đang thực hiện đề án tổng thể về cơ cấu lại hoạt động và tổ chức để đáp ứng nhu cầu phát triển mới của khách hàng trong điều kiện hội nhập. Theo chủ trương của Chính phủ, trong số các nội dung cơ bản cần cơ cấu lại bao gồm cả việc cơ cấu lại sở hữu bằng hình thức cổ phần hoá. Trong quá trình cơ cấu lại sở hữu sẽ đồng thời là nhân tố khách quan để các Ngân hàng này phát triển thành các Tập đoàn Tài chính lớn hơn. Không phải chỉ ở Việt nam, mà ngay cả ở những quốc gia rất coi trọng mô hình Ngân hàng chuyên doanh với qui mô vừa và nhỏ như ở Mỹ, Anh, Canada v.v thì theo qui luật của tập trung và tích tụ tư bản, ở đó vẫn xuất hiện những Tập đoàn Tài chính đa năng. Vì vậy, với tư cách là những Ngân hàng hàng đầu của Việt nam trong lịch sử cũng như trong hiện tại thì việc phát triển các NHTMQD trở thành những tập đoàn Tài chính đa năng qui mô lớn hơn, đóng vai trò chủ đạo, chủ lực vẫn rất cần thiết và là xu hướng tất yếu ngay cả khi hầu hết các Ngân hàng này đã được cổ phần hoá. Theo đó, các NHTMQD cần phải: 54 - Đẩy mạnh tiến trình cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM theo Đề án tái cơ cấu NHTMQD đã được Chính phủ phê duyệt từ 10/2001. - Cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng: + Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTMQD từ Hội sở chính đến chi nhánh theo hướng tuân thủ chiến lược khách hàng, không coi trọng việc mở rộng chi nhánh nhưng nhất thiết phải coi trọng tính chuyên nghiệp để nắm chắc đặc điểm, động thái của từng nhóm khách hàng, từng loại nghiệp vụ để phát triển thị trường trên cơ sở phát triển “quầy” giao dịch và phát huy mạnh mẽ thành tựu công nghệ ngày càng hiện đại. + Chuyển sang mô hình quản trị kinh doanh theo nhóm khách hàng và loại dịch vụ. Đồng thời phát triển thành các Tập đoàn Tài chính đa năng; + Đổi mới tổ chức bộ máy ở hội sở chính phù hợp với thông lệ quốc tế: Hội đồng quản trị phải là cơ quan quyền lực tối cao, có thực quyền đại diện chủ sở hữu, giám sát toàn diện hoạt động Ngân hàng và Ban điều hành, đồng thời chịu rủi ro cuối cùng về hoạt động của Ngân hàng. Bộ phận tham mưu, tác nghiệp cho HĐQT gồm có ít nhất Ban kiểm soát và Ban kiểm toán nội bộ, Hội đồng/Uỷ ban quản lý rủi ro; + Phát triển hệ thống kênh phân phối điện tử (ATM, auto-branch hay kiosk bank) mà không nhất thiết phải mở nhiều chi nhánh nhằm năng động hoá quá trình phát triển dịch vụ, chuyển hướng thị trường hoặc thay đổi nhóm khách hàng. - Tăng cường năng lực hoạt động và quản lý kinh doanh: + Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ, phát triển sản phẩm mới dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến về nghiệp vụ bán lẻ, thanh toán và giao dịch; + Phát triển hệ thống công nghệ thanh toán tiên tiến – Các NHTM nói chung, NHTMQD nói riêng phải là thành viên trong mạng thanh toán quốc gia, thống nhất một trung tâm phát hành thẻ và phương tiện thanh toán khác. Thông qua Trung tâm này không chỉ đảm bảo cho NHTW quản lý có hiệu qả lưu thông tiền tệ trong điều hành CSTT, mà quan trọng hơn là sẽ tiết kiệm rất lớn và dễ dàng phát triển thị trường hơn nhiều cho các NHTM, TCTD so với mạng khép kín cục bộ hoặc từng nhóm cục bộ như hiện nay. 55 + Chuẩn hoá các qui trình và thủ tục quản lý theo hướng đồng bộ, hiện đại, tự động hóa và phù hợp thông lệ quốc tế; + Phát triển hệ thống thông tin tập trung và quản lý rủi ro độc lập chịu sự giám sát của Thanh tra chuyên ngành NH; + Thiết lập và tách bạch các nhóm nghiệp vụ như: Quản lý rủi ro; Quản lý tín dụng; Quản lý tài sản nợ/có, Quản lý tài chính - kế toán; Quản lý nhân lực; Quản lý thanh toán; Quản lý công nghệ; Quản lý chiến lược kinh doanh & Marketing; Hệ thống thông tin quản lý nội bộ. Thành lập Ban/Hội đồng quản lý tài sản nợ/có và phát triển hệ thống kiểm tra trực thuộc Ban điều hành. - Tăng cường năng lực tài chính: + Tăng vốn tự có của các NHTM bằng lợi nhuận để lại; phát hành cổ phiếu, trái phiếu huy động vốn dài hạn trên TTCK sơ cấp đồng thời “lỏng hoá” các công cụ tài chính trung và dài hạn trên TTCK thứ cấp/OTK thông qua việc thành lập hoặc tham gia chợ đầu mối chứng khoán thứ cấp; Sáp nhập; hợp nhất; mua lại, gọi thêm vốn từ các nhà đầu tư chiến lược, phát hành kỳ phiếu dài hạn v.v để tăng VTC. Bảo đảm VTC/TSC tối thiểu (8%) trong trung hạn; + Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối càng sớm càng tốt. Xây dựng cơ chế ngăn chặn sự gia tăng của nợ xấu mới. Gắn cải cách Ngân hàng với cải cách doanh nghiệp Nhà nước bằng cách Chính phủ phải có cơ chế đủ minh bạch để xác định quyền chủ nợ và nghĩa vụ đích danh của con nợ đối với các DNNN trước khi CPH hoặc thay đổi quan hệ sở hữu; - Phân biệt chức năng của NHNN và NHTM; chức năng cho vay của Ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM. - Cổ phần hoá các NHTMQD gắn liền với hiện đại hoá công nghệ và trình độ quản lý, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các TCTD có tiềm lực tài chính, công nghệ, quản lý và uy tín cao trên trường quốc tế mua cổ phiếu và tham gia điều hành; 56 BOX 3.1. Nhận định của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam về ngân hàng sau khi gia nhập WTO PV: Có dự báo cho rằng, một số ngân hàng thương mại bị cạnh tranh và đào thải sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Ông đánh giá thế nào về nhận định này? Ông Lê Đức Thuý_Thống đốc ngân hàng nhà nước: Đối với hệ thống ngân hàng, tôi tự tin nói rằng, thách thức là rất lớn, nhưng hệ thống này sẽ đứng vững và đi lên, bởi nó đã trải qua quá trình thực hiện các cam kết AFTA, quá trình thử thách của cam kết theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và đã được chuẩn bị tốt hơn để thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Tôi nghĩ rằng, với sự chuẩn bị như thế, cả hệ thống nói chung sẽ đứng vững. Tất nhiên, trong quá trình cạnh tranh và phát triển, sẽ có những người yếu kém hoặc có những quyết định không chính xác và gặp rủi ro bị đào thải. Nguồn: báo Đẩu tư số ra ngày 14/01/2007 3.1.2 Phương hướng phát triển của Sở giao dịch I trong thời gian tới 3.1.2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh:  Thực hiện tốt các nhiệm vụ ủy quyền của NHNo&PTNT VN  Phấn đấu đạt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2008  Nguồn vốn đạt 12.800 tỷ đồng, tăng trưởng 16.5% so với 31/12/2007  Dư nợ đạt 5200 tỷ đồng, tăng trưởng 21% so với 31/12/2007  Trong đó: tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 45% trong tổng dư nợ  Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0.5% tổng dư nợ. Nợ xấu dưới 1% tổng dư nợ, thu nợ đã xử lý rủi ro 20 tỷ đồng  Kết quả tài chính: chênh lệch quỹ thu nhập tăng 15% so với năm 2007  Chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra đạt 0.4%/tháng  Tỷ trọng thu dịch vu trong tổng thu chiếm 4% 3.1.2.2 Biện pháp thực hiện Tiếp tuc triển khai đề án kinh doanh năm 2006-2010 trên địa bàn Hà Nội và các giải pháp tổ chức thực hiện, đặc biệt tập trung vào các giải pháp về mở rộng thị 57 phần, giải pháp về nâng cao năng lực tài chính, giải pháp về công nghệ, đào tạo cán bộ, mở rộng và nâng cao tiền ích về dịch vụ ngân hàng, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ. Cụ thể:  Về công tác quản trị và đào tạo: o Trang bị đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc, xây dựng chương trình phầm mềm quản lý nội bộ đáp ứng yêu cầu quy trình điêu hành, áp dụng hệ thống chuyển tải văn bản cho tát cả các bộ phận trên mạng máy tính nội bộ, giảm tối đa lao động thủ công trong các mặt nghiệp vụ chuyên môn và điều hành. Tiếp tục phân cấp ủy quyền trong Ban lãnh đạo, nâng cao tính tự chủ của các bộ phận nghiệp vụ. o Triển khai áp dụng hệ thông quản lý chất lượng ISO9000 cho các phần nghiệp vụ; cho vay, huy động vốn, thanh toán quốc tế, hành chính quản trị, marketing tại Sở giao dịch. Sở giao dịch đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện áp dụng và đã lựa chọn được công ty tư vấn đủ điều kiện để triển khai trong năm. Mục tiêu là nâng cao tính hợp lý trong quản lý điều hành, tránh chồng chéo giữa các bộ phận nghiệp vụ, giảm bớt thời gian và thủ tục cho khách hàng, nâng cao tính tự chủ của các phòng chuyên môn. o Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo đặc biệt là đào tạo cán bộ mới, cử cán bộ theo học các lớp đào tạo do Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức. Ngoài ra Sở giao dịch tập trung vào việc đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên về: các nghiệp vụ phân tích tài chính doanh nghiệp, kế toán, kinh doanh ngoại tệ; Marketing, kế hoạch, dự báo…,nhằm nâng cao chuyên môn cho các cán bộ trong thời ký hội nhập với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn trên địa bàn.  Các biện pháp huy động vốn: o Đối với tiền gửi dân cư: tiếp tục bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường để điều chỉnh kịp thời đảm bảo khả năng cạnh tranh và có lợi cho kinh donah, tăng số lượng khách hàng lớn tại Sở giao dịch thông 58 qua các chính sách về lãi suất, phí giao dịch, dịch vụ được cung cấp…Thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, nhất là huy động tiếp kiệm ngoại tệ( USD) trung dài hạn. o Đối với tiền gửi của các tổ chức: Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế ưu đãi khách hàng, củng cố và pháp triển tốt quan hệ với các đơn bị có tiền gửi lớn như: Kho bạc nhà nước, quỹ viễn thông công ích VNPT, quỹ tích lũy trả nợ nước ngoại như Bộ tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, VIETSOPETRO, các dự án ODA…để duy trì và thu hút thêm các nguồn tiền gửi. o Chủ động tiếp cận các Ban quản lý của dự án sắp triển khai, NHNN CN và các ban tại trụ sở chính để được chỉ định làm ngân hàng phục vụ các dự án vay vốn ODA để thu hút nguồn vốn. Tiếp tục theo sát kế hoạch rút vống của các dự án ODA đang phục vụ. o Mở rộng và gắn kết các loại hinhd dịch vụ trên cơ sở nền công nghệ tin học trong công tác thanh toán vói các sản phẩm khác nhằm nâng cao tiện ích sản phẩm thu hút thêm khách hàng. Năm 2008, Sở giao dịch trình NHNo&PTNT VN cho áp dụng kết nối thanh toán trực tuyến giữa sở giao dịch với các công ty chứng khoán trên địa bàn để tranh thủ các thỏa thuận với 11 công ty và chuẩn bị đầy đủ điều kiện để kết nối.Tiếp tục thực hiện kết nối thanh toán với các tổ chức khác.  Các biện pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. o Nâng cao hiệu lực công tác chỉ đạo điều hành bằng các quy trình, quy chế nghiệp vụ; Bám sát chỉ tiêu đề án kinh donah 2006-2010 trên địa bàn để chỉ đạo thực hiện, tăng cường mở rộng tín dụng đi dối với nâng cao chất lượng tín dụng và tăng trưởng nguồn vốn. o Bám sát các đơn vị đang có quan hệ tín dụng để chủ động năm bắt nhu cầu vốn, phân loại khách hàng, tạo điều kiện mở rộng tín dụng. Tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư mới ký kết như: dự án khu đô thị Cái giá-Cát Bà, dự án của công ty Vincom, Bitexco… 59 o Tổng kết công tác cho vay chứng khoán, trình NHNo cho Sở giao dịch tiếp tục cho vay chứng khoán với hạn mực 2000tỷ đồng. o Mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả và cho vay cá nhân. o Tăng cường công tác tự kiểm tra và kiểm tra đối với hoạt động tín dụng nhặm phát hiện các thiếu sót đẻ khắc phục, chấp hành nghiêm túc việc phân loại Nợ và trích dự phòng xử lý rủi ro đối với các khoản nợ theo quy định, tích cực thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro. Hạn chế tối đa việc gia hạn nợ và nợ quá hạn mới phát sinh, tăng cường thu nợ đến hạn.  Các biện pháp mở rộng thị phần và dịch vụ o Mở rộng dịch vụ rút tiển tự động qua máy ATM, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. Tập trung pháp triển dịch vụ trả lương qua tài khoản, triển khai dịch vụ SMS Banking và VN topup, kết nối với công ty chứng khoán và các tổ chức khác. o Tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng các dịch vụ sẵn có, tăng nhanh số lượng giao dịch và khách hạng phục vụ, rút ngắn thời gian tác nghiệp tạo điều kiện tăng tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ o Tổ chức lại phong Marketing và sản phẩm mới, tăng cường thêm cán bộ có chuyên môn và thực hiện mới chiến lược khách hàng, là đầu mối trng chính sách khách hàng và phát triển dịch vụ, nghiên cứu nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ cung cập. o Tăng cuờng công tác tiếp thị về dịch vụ sản phẩm tại sở giao dịch theo các kên khác nhau. Đổi mới tác phong giao dịch bằng cách thành lập quầy giao dịch kiểu mẫu và nâng cao văn hóa doanh nghiệp. o Nâng cao công tác quản lý danh mục khách hàng, tập trung khai thác đối với các khách hàng có tiềm năng lớn về vốn, mở rộng dịch vụ cung cấp, hướng thói quen của khách hàng vào việc sử dụng dịch vụ ngân hàng. 60  Biên pháp nâng cao năng lực tài chính o Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, thay đổi cơ cấu nguồn vốn tại Sở giao dịch, tăng nguồn vốn với chi phí thấp, chú trọng tăng nhanh nguồn dân cư và nguồn vốn ngoại tệ, giữ cơ cấu nguồn vốn không kỳ hạn ở mức 55% o Tăng tốc dộ tăng trưởng cho vay ngắn hạn, thay đổi cơ cấu vốn tín dụng ngắn hạn ở mức trên 45% tổng dư nợ. Nâng cao chát lượng các khỏan vay, tăng cường thu hồi nợ quá hạn, nợ đến hạn và nợ xử lý rủi ro. Hạn chế thấp nhất việc gia hạn nợ và nợ quá hạn. o Nâng cao hiệu quả sử dụng các khỏan chi. Lập kế hoạch chi tiết các khỏan chi trong năm. o Từng quý đánh giá, phân tích các khoản thu-chi từ đó đề ra các biện pháp nâng cao nguồn thu, tiết kiệm chi cho các quỹ tiếp theo o Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng dịch vụ góp phần nâng cao nguồn thu về phí dịch vụ, nhặm giúp Ban lãnh đạo quản lý tốt các khoản chi phí phát sinh o Biện pháp nâng cao công tác KTKTNB o Tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ tập trung vào đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành, công tác tín dụng, công tác quản lý tài sản, chỉ tiêu tài chính. o Thực hiện kiểm tra đúng thời hạn và có chất lượng theo đề cương chương trình kiểm tra của NHNO về các mặt nghiệp vụ của sở giao dịch o Giám sát việc thực hiện công tác sửa sai sau kiểm tra và khắc phục các tồn tại  Biện pháp khác: o Phối hợp tốt giữa chi bộ Đảng- Chính quyền_Công đoàn tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua đã phát động như phong trào thi đua xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh; phong trào thi đua hai giỏi; phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh. Kết hợp các 61 biện pháp khen thưởng kịp thời gắn với thành tích trong thi đua và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua do NHNo phát động như phong trào thi đua xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh; phong trào thi đua hai giỏi; phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh. Kết hợp các beịen pháp khen thưởng kịp thời gắn với thành tích trong thi đua và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua do NHNo phát động; phán đấu hoàn thành tốt mục tiêu chiến lược đã đề ra. 3.2 Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I khi hội nhập 3.2.1 Đối với Sở giao dịch I NHNo&PTNT VN 3.2.1.1 Xử lý nợ tồn đọng trong Sở giao dịch. Trong trường hợp tái cơ cấu tài chính thì các ngân hàng thường phải giải quyết dứt điểm các khoản nợ xấu vì các khoản nợ xấu thực sự không hấp dẫn các nhà đầu tư. Có nhiều phương pháp tái cơ cấu khác nhau. Một trong những phương pháp thường được sử dụng là phân loại “ngân hàng tốt - ngân hàng xấu”, với những khoản nợ không có khả năng cơ cấu được chuyển sang “ngân hàng xấu” và Chính phủ sẽ tạo ra một “ngân hàng tốt” với những tài sản có, thường là những trái phiếu được để trên Bảng cân đối tài sản. Theo kinh nghiệm khủng hoảng tài chính khu vực, khi Chính phủ muốn làm sạch Bảng cân đối tài sản của một ngân hàng bằng cách “xoá bỏ” hoàn toàn trách nhiệm của ngân hàng đối với các khoản nợ tồn đọng có thể sẽ dẫn đến tình trạng thất thoát nguồn vốn của xã hội. Xoá nợ – sẽ chỉ làm trầm trọng hơn chất lượng đầu tư của ngân hàng và doanh nghiệp vì không phải chịu áp lực trước những khoản vốn đầu tư của mình. Do vậy, một trong những khuyến cáo khi tiến hành xử lý nợ xấu là buộc các ngân hàng phải chủ động trước những khoản nợ tồn đọng còn khả năng thu hồi và tự chịu trách nhiệm hoàn toàn trước những khoản nợ xấu mới phát sinh trong quá trình tái cơ cấu tài chính. 62 BOX 3.2 Phân loại nợ trong các ngân hàng thương mại Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 149/2001/QĐ-TTG ngày 5 tháng 10 năm 2001 về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chỉ thị số 01/2002/CT-NHNN ngày 07/01/2002 về xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại còn dư nợ đến 31/12/2000. Số nợ này được phân loại thành 3 nhóm nợ với cơ chế xử lý riêng, cụ thể như sau 1. Đối với nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm (nợ tồn đọng nhóm 1).  Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Ngân hàng thương mại được chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp; cầm cố; tài sản gán nợ; tài sản Toà án giao cho ngân hàng) kể cả tài sản là bất động sản bao gồm đất, tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng  Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay thuộc những vụ án đã được Toà án phán quyết nhưng chưa giao tài sản cho ngân hàng thương mại: ngân hàng thương mại tập hợp báo cáo Ngân hàng Nhà nước để trình Ban Chỉ Đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan thi hành án nhanh chóng giao cho các ngân hàng thương mại để xử lý thu hồi vốn cho ngân hàng  Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay chưa đầy đủ thủ tục pháp lý và hiện không có tranh chấp, các ngân hàng thương mại tập hợp báo cáo Ngân hàng Nhà nước để trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại xem xét yêu cầu các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyến hoàn thiện thủ tục pháp lý, để ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại bán nhanh tài sản, thu hồi nợ  Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay chưa bán được: ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại áp dụng các biện pháp như: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ 63 2. Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu hồi nợ (nợ tồn đọng nhóm 2). - Ngân hàng thương mại nhà nước tập hợp báo cáo đề nghị xử lý theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước; - Ngân hàng thương mại cổ phần tự xử lý theo qui định hiện hành. 3. Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động (nợ tồn đọng nhóm 3). Các ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại được thực hiện một số biện pháp xử lý như đã quy định. Nguồn: ngân hàng nhà nước 3.2.1.3 Nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn ở mức độ cao về tài sản có Nâng cao chất lượng tài sản có là nội dung quan trọng để đảm bảo an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại, thực hiện giải pháp này cần phải giải quyết một số vấn đề. Khách hàng là bạn hàng của các nhà kinh doanh ngân hàng. Nắm vững, hiểu biết khách hàng về tàì chính, chức năng và khả năng hoạt động, kết quả kinh doanh... là hết sức quan trọng. Cần điều tra, đánh giá, phân loại khách hàng theo các tiêu thức như: uy tín, năng lực tài chính, khả năng kinh doanh... để thấy được mức độ mạo hiểm, rủi ro trong các khoản cho vay và có những đối sách phủ hợp trong quan hệ tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại. Thực hiện đúng quy trình cho vay theo quy định của ngân hàng và thẩm định đầy đủ tài liệu trong hồ sơ của khách hàng; cần thiết có thể điều tra theem một số mặt về khách hàng, nếu khách hàng có đầy đủ các điều kiện theo quy định thì ngân hàng quyết định cho vay. Tăng cường kiểm tra khách hàng sử dụng vốn vay thực tế. Cơ cấu đầu tư vốn của ngân hàng phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động. Các ngân hàng thương mại cần có một bộ phận để tập hợp các thông tin về khách hàng, đặc biệt những khách hàng vay những khoản lớn. Thường xuyên xử lý thông tin, tìm biện pháp phòng ngừa rủi ro đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư tín dụng. 64 3.2.1.4 Hoàn thiện và phát triển hệ thông bảo hiểm tín dụng Bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm bảo an toàn, niềm tin cho các tác nhân và thể nhân gửi tiền. Đây là nghiệp vụ làm tăng và giữ ổn định nguồn vốn. Khi các tổ chức tín dụng thực hiện bảo hiểm tiền gửi, nhất là các tổ chức tín dụng cổ phần thì sẽ làm tăng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập theo quyết định số 218/1999/QĐ-TTg, ngày 09 - 11 - 1999 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức khai trương hoạt động từ ngày 07-7-2000. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng. Tổ chức này ra đời đòi hỏi phải được phát triển và hoàn thiện hệ thống tổ chức và nôi dung hoạt động kể cả tăng thu phí bảo hiểm với diện rộng, giảm tỷ lệ đóng góp của các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại ( hiện nay mức đóng góp này đang ở mức quá cao) ; thực hiện kịp thời việc chi trả bảo hiểm. Tổ chức triển khai, vận hành và thái độ, phương pháp công tác bảo hiểm cần phải được nâng cao thích ứng với cơ chế thị trường, bằng cách chủ động tìm khách hàng, đối xử với khách hàng trong mối quan hệ đều cần đến nhau chứ không phải quan hệ từ một phía. Bảo hiểm tín dụng nhằm đảm bảo an toàn và mở rộng khả năng đầu tư vốn. Bảo hiểm tín dụng yêu cầu người vay vốn phải thực hiện việc mua bảo hiểm. Cần mở rộng với nhiều hình thức phong phú, thích ứng với từng đối tượng vay vốn. Khi thực hiện các hình thức bảo hiểm này theo đối tượng đầu tư sẽ tạo cho cả khách hàng vay và người cho vay đều yên tâm trong mối quan hệ với nhau. 3.2.1.5 Lập quỹ dự phòng rủi ro theo các nghiệp vụ hoạt động và đối tượng có rủi ro Có thể nói mọi nghiệp vụ hoạt động ngân hàng đều có rủi ro nhất định, nhưng đối tượng rủi ro có khác nhau và nguyên nhân cũng đa dạng. Việc lập quỹ dự phòng rủi ro là một yêu cầu cần thiết khách quan nhằm đảm bảo cho các tổ 65 chức tín dụng có nguồn bù đắp khi rủi ro xảy ra trong hoạt động. Quỹ dự phòng rủi ro được hình thành theo các loại nghiệp vụ hoạt động có thể dẫn đến rủi ro Dự phòng rủi ro trong lĩnh vực hoạt động tín dụng. Việc trích lập quỹ đẻ chi trả cho loại rủi ro này mới thực hiện, còn rất nhiểu khó khăn về mức tính, đối tượng tính, cần phải được trích lập ở mức thích ứng với khả năng rủi ro, hơn thế nữa phải phù hợp vơi từng đối tượng đầu tư với mức rủi ro khác nhau. Dự phòng rủi ro trong hoạt động thanh toán. hiện tại các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa thực hiện dự phòng rủi ro này. Trên thực tế, thanh toán hàm chứa rất nhiều rủi ro này; rủi ro trong thanh toán cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng các rủi ro, các dạng rủi ro trong thanh toán cũng rất đa dạng. 3.2.1.6 Tăng cường năng lực quản lý và kinh doanh cuả cán bộ, nhân viên ngân hàng Những khảo sát cho thấy co cấu và trình độ của cán bộ và nhân viên các ngân hàng thương mại còn nhiều hạn chế so với nhu cầu, đặc biệt là trong điều kiện phát triển và hội nhập kinh tế quốc tê. Đây là vấn đề bức xúc cần sớm giải quyết, trong đó cần chú trọng xây dựng các chuẩn mực để lựa chọn người quản trị, điều hành các ngân hàng. Tại Sở giao dịch, trình độ cán bộ nhận viên là khá cao do đã được tuyển chọn kỹ lưỡng ở đầu vào, 80% nhân viên tại Sở có trình độ đại học, do vậy năng lực hoạt động, kinh doanh cũng như quản lý của Sở là cao, tuy nhiên vẫn cần phải nâng cao khả năng hoạt dộng, nhạy bén của nhân viên để tăng năng suất, tăng chất lượng kinh doanh của Sở giao dịch 3.2.1.7 Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng và công khai hóa tài chính, tăng cường công tác kiểm soát và kiểm toán nội bộ NHTM Sự phối hợp quốc tế trong giám sát tài chính ngày càng trở nên cấp thiết khi các ranh giới chính trị - địa lý trở nên ít liên quan khu vực tài chính dưới tác động của toàn cầu hóa, các tổ chức ngân hàng quốc tế ngày càng tăng về quy mô và số lượng, tốc độ liên kết kinh tế quốc tế ngày một nhanh hơn, nhu cầu phối hợp quốc tế trong thanh toán cũng tăng lên trước các rủi ro về hối đoái. Muốn giám sát tốt cần giải quyết bốn vấn đề cơ bản: Tổ chức hệ thống giám sát; Thiết lập hệ thống chỉ tiêu giám sát; Quyền lực của cơ quan giám sát; Chi phí giám sát. Các NHTM cần ban hành kịp thời đầy đủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ phù hợp sự gia tăng 66 các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt chú ý đến quy chế kiểm soát và phòng ngừa rủi ro chặt chẽ trong nội bộ NHTM, có tính đến các yếu tố cạnh tranh, tự do hóa các giao dịch tài chính, ngân hàng. Xây dựng bộ máy, đội ngũ kiểm soát, kiểm toán nội bộ NHTM làm việc đạt hiệu quả cao, hoạt động độc lập tăng cường kiểm soát trực tuyến, cập nhật kịp thời những lĩnh vực có rủi ro cao, phòng ngừa trước những lĩnh vực nhạy cảm có thể gây rủi ro đến hoạt động ngân hàng. Tăng cường công tác kiểm toán độc lập bắt buộc các NHTM, bảo đảm các hoạt động minh bạch, giúp công tác quản trị, điều hành, quản lý chính xác, an toàn. 3.2.1.8 Liên kết, các tổ chức tín dụng (TCTD) nên có biện pháp cùng nhau xây dựng mối liên hệ thông tin Xây dựng mối liên hệ giữa các ngân hàng thương mại với nhau, giữa các ngân hàng với các định chế tài chính khác. Làm được điều này sẽ giúp các TCTD ở những khía cạnh: có được những thông tin tốt về nhìn nhận đánh giá các khách hàng đúng đắn hơn; ngăn ngừa sự ham muốn mưu lợi bất chính của khách hàng; nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của các TCTD với nhau; tăng mối đoàn kết trong cộng đồng TCTD, việc này cho đến nay vẫn chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo, thậm chí đã có một số bộ phận giữa các TCTD với nhau gây tai tiếng cho nhau để cạnh tranh không lành mạnh, gây tổn thương sự ổn định của cả hệ thống NHTM; tạo thêm năng lực cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO, làm thống nhất trong một số nghiệp vụ cho vay hay chính sách tín dụng hoặc chính sách lãi suất nhằm giảm bớt sự biến động không nên có trên thị trường tài chính tiền tệ; tạo niềm tin cho khách hàng khi bước chân đến bất cứ một TCTD nào. Liên kết giữa các ngân hàng không chỉ có lợi trong tín dụng mà còn trong một trong những hoạt động hiện đại nhất của ngân hàng hiện nay là thanh toán không dùng tiền mặt. Liên kết giữa các ngân hàng sẽ tăng sự tiện ích của các khách hàng, dẫn đến việc khách hàng sẽ tăng, tăng lượng tiền nhàn rỗi, có chi phí rẻ cho ngân hàng. Ngoài ra con một số giải pháp khác như phát trỉên, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm an ninh, an toàn trong các giao dịch điện tử. Có những giải pháp để xử lý những sự cố bất thường trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Có các giải pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống lại tội phạm ngân hàng. 67 3.3 Kiến nghị đối với Sở giao dịch I 3.3.1 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT VN Cần nâng cao khả năng xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng, tăng cường thu hồi nợ, Đồng thời nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn về tài sản của ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Tăng cường chất lượng thẩm định các khoản vay tại Ngân hàng, giảm bớt những khoản vay theo chỉ đạo, tập trung vào những khoản vay có tỷ lệ an toàn, khả năng thu hồi vôn cao. Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm tín dụng và kiểm toán nội bộ của ngân hàng, đồng thời lập quỹ dự phòng rủi ro theo các nghiệp vụ hoạt động và đối tượng. Ngân hàng cũng nên tăng cường hơn nữa những lớp đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên ngân hàng, nhằm tạo điều kiện cho nhân viên có thể tiếp xúc với các công nghệ hiện đại trong ngân hàng, có sự hiểu biết sâu rộng, sát sao, kịp thời với những thay đổi của nghiệp vụ cũng như kỹ thuật. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên tăng cường sự hợp tác giữa các chi nhánh trong ngân hàng và với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, giảm phí dịch vụ để thu hút thêm khách hàng. 3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN 3.3.2.1 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của ngân hàng nhà nước Nâng cao năng lực quản lý, giám sát, điều chỉnh vĩ mô cảu ngân hàng nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh tài chính và sự thành công trong phát triển và hội nhập trên lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng, để đáp ứng được các nhu cầu trên trong thời đại mới ta cần Cấu trúc lại hệ thống ngân hàng nhà nước theo hướng tinh giảm bộ máy, xây dựng NHNN thành một tổ chức mạnh, hiện đại, hợp lý hoá cơ cấu tổ chức tại cơ quan trung ương, thành lập các chi nhánh NHNN đủ mạnh để thay thế hệ thống chi nhánh theo địa giới tỉnh, tiến tới xoá bỏ mô hình ngành dọc theo cấp hành chính. Đảm bảo cơ sở pháp lý đên NHNN thực thi đầy đủ vai trò, chức năng, trách nhiệm của NHTW trong hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo tính thống nhất của chính sách tiền tệ trên phạm vi cả nước, 68 đáp ứng nhu cầu hiện đại công nghệ quản lý và điều hành chính sách tiền tệ đồng thời giảm bớt sự can thiệp của các cấp chính quyền vào hoạt động ngân hàng, đảm bảo cho NHNN có quyền độc lập tương đối trong điều hành các chính sách tiền tệ. Tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát dối với hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHNN, thực hiện vai tro điều tiết, can thiệp của Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ , ngân hàng trên có sở luật pháp hiện hành, tôn trọng quy luật kinh tế, chú trọng nâng cao năng lực phân tích, dự báo diến biến tài chính tiền tệ cảu NHNN nhằm thực hiện tốt mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, chống lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bên vững. Ưu tiên kiện toàn và nâng cao vai trò giám sát cảu NHNN Xuất phát từ thực tế là khi nền kinh tế hội nhập sâu sắc; lĩnh vực tiền tệ- ngân hàng sẽ là tiêu điểm hội tụ mọi nguy cơ và đối mặt với thách thức từ nhiều phía trong nôi bộ nền kinh tế. 3.3.2.2 Nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát của NHNN đối với mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại Trước mắt cần tăng cường quyền hạn thanh tra, giám sát lớn hơn cho NHNN, cơ quan thanh tra, giám sát phải tương đối độc lập, có quyền lực đủ mạnh đình chỉ hoạt động, đóng cửa các ngân hàng mất khả năng chi trả, toàn quyền xử lý mọi hành vi vi phạm theo pháp luật. Nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát phải dựa trên cơ sở xác định rõ và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, hoàn thiện trên cơ sở pháp lý, tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ. Hệ thống kiểm tra giám sát từ bên trong và từ bên ngoài phải được hoàn thiện, phối hợp chặt chẽ nhằm kiểm soát hiệu quả chất lượng tín dụng khi nới lỏng quy chế, hỗ trợ ngân hàng điều chỉnh các chính sách quản lý rủi ro cho phù hợp với điều kiện mới. Hoạt động thanh tra, giám sát cần chú trọng vào các nội dung sau đây: Thứ nhất, hoạt động thanh tra, giám sát tập trung vào công tác cho vay, quản lý tài sản có của các ngân hàng thương mại 69 Thứ hai, giám sát việc chấp hành, tuân thủ các quy định trong các văn bản pháp luật cuả nhà nước liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng của các ngân hàng thương mại. Thứ ba là, thực hiện giám sát tổng thể toàn cầu theo các chuẩn mực quốc tế, quy định của nước sở tại đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thiết lập mối quan hệ trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát của những nước có liên quan. Về lâu dài cần xây dựng hệ thống giám sát tập trung có quy chế độc lập cao, giám sát toàn bộ hoạt động tài chính của hệ thống tài chính quốc gia. 3.3.2.3 Hệ thống các giải pháp đảm bảo an ninh trong hệ thống ngân hàng thương mại. Phương châm cơ bản đảm bảo an ninh tài chính của từng ngân hàng và của cả hệ thống là phải hình thành hệ thống ngân hàng vững mạnh, hiện đại, sức cạnh tranh cao, làm chủ được quá trình phát triển, hội nhập, đồng thời có năng lực phản ứng tốt trước các biến động và các cú sốc tài chính. Để đạt yêu cầu trên thì quá trình cải cách nên thực hiện theo các hướng sau: Kiện toàn và phát triển hệ thống ngân hàng, tăng cường quyền tự chủ trong kinh doanh và chế độ tự chịu trách nhiệm của hệ thống NHTM, củng cố và phát triển hệ thống của các ngân hàng thương mại. Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, gắn với cải cách doanh nghiệp nhà nước, tiến hành cổ phần hóa các NHTMQD, tạo động lực nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các NHTM, tập trung xây dựng một số ngân hàng thương mại quốc doanh có quy mô đủ lớn, bảo đảm vai trò chủ đạo của Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, đồng thời phát triển hệ thống các NHTM cổ phần.. 3.3.2.4 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiện toàn nền tảng pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Phát triển và hội nhập trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng đòi hỏi nền tảng pháp lý ngân hàng nước ta trong giai đoạn tới phải đáp ứng một số điều kiện như: Tính hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất giữa luật pháp NHNN, NHTM, thị trường tài chính. Luật pháp gắn với thanh tra, giám sát, quản lý ngoại hối và hệ thống pháp luật kinh tế có liên quan 70 Hiêu lực pháp lý phải cao đối với cả 2 phía cơ quan quản lý và giám sát luật đối với người chấp hành. Luật pháp phải hướng tới sự phù hợp thông lệ quốc tế và gắn với lộ trình hội nhập tài chính 2 chiều. 71 KẾT LUẬN Trong suốt một chặng đường dài xây dựng và phát triển, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Để đảm bảo hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại đã có sự chú trọng tới vân đề bảo đảm an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, đề tài đã đạt được những kết quả cơ bản sau: -Hệ thống hoá những vấn đề liên quan tới an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại, những nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính, tìm hiểu các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính trong NHTM, chỉ ra sự cần thiết bảo đảm an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. -Phương pháp phân tích cụ thể, toàn diện, số liệu phong phú, cập nhật, đề tài đã đánh giá được một phần thực trạng an ninh tài chính tại Sở giao dịch I NHNo&PTNT VN. Qua đó, đề tài cũng đã nêu ra được kết quả, tổn tại, và nguyên nhân của những tồn tại này trong vấn đề bảo đảm an ninh tài chính trong NHTM -Xuất phát từ những thực trạng bảo đảm an ninh tài chính tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, đề tài có đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I trong tương lai gần. An ninh tài chính là một vấn đề khá mới mẻ đối với các nhà quản lý kinh tế nói chung và quản lý ngân hàng thương mại nói riêng ở Việt Nam, mặt khác, đây cũng là vấn đề khá phức tạp và có tác động sâu rồng nên chắc chắn chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được nhận được sự cảm thông, góp ý của các thầy cô và những người đọc quan tâm đến vấn đề này. 72 Danh mục tài liệu tham khảo Sách và giáo trình 1. Nguyễn Hữu Tài ( chủ biên)-2002- Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ _ NXB Thống kê 2. Lưu Thị Hương ( chủ biên)-2005- Giáo trình tài chính doanh nghiệp_NXB Thống kê. 3. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào-2006- Quản trị tài chính doanh nghiệp_NXB Tài chính. 4. Nguyễn Quang Quynh, Ngô Trí Tuệ-2006- Giáo trình kiểm toán tài chính_NXB Đại học kinh tế quốc dân. 5. Nguyễn Văn Công-2006-Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính_NXB Đại học kinh tế quốc dân. 6. Ngân hàng thế giới-2006- Báo cáo phát triển thế giới 2007, phát trỉên và thế hệ kế cận_NXB Văn hoá-thông tin 7. Ngân hàng thế giới-2004-Quản lý và điều hành_báo cáo chung của các nhà tài trợ cho Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam. 8. Nguyễn Văn Công-2004- Kinh tế vĩ mô_NXB Lao động. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam-2006- Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần X_NXB Chính trị quốc gia. 10. Nguyễn Văn Tiến-2003-Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng_NXB Thống kê. 11. Nguyễn Văn Tiến-2003-Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng_NXB Thống kê. 12. Vũ Đình Ánh-2001-An ninh tài chính đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng_NXB Tài chính. 13. Tào Hữu Phùng-2004-An ninh tài chính quốc gia lý luận, cảnh báo và đối sách_NXB Tài chính. 14. Tô Ngọc Hưng-2003-Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng_NXB Thống kê 73 15. Nguyễn Duệ-2005-Giáo trình ngân hàng trung ương_NXB Thống kê 16. Tô Kim Ngọc-2001-Quản trị ngân hàng_NXB Thống kê 17. Trần Đình Định-Những quy định cuả pháp luật về hoạt động tín dụng_NXB Tư pháp. 18. Mai Siêu, Đỗ Minh Phúc, Nguyễn Quốc Tuấn-1996- Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng_NXB Thống kê. 19. Ngân hàng nhà nước Việt Nam-1995- Những vấn đề cơ bản về ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. 20. Lê Văn Tư-1997- Tiền tệ, tín dụng, ngân hàng_NXB Thống kê. 21. Lê Văn Tề- 1994- Từ điển kinh tế_NXB Văn hoá thông tin 22. David Cox-1997- Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại_NXB Chính trị quốc gia. 23. Edward Waiid -1993- Ngân hàng thương mại_NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 24. Andre Barbier và Jacques Proutat -1993-Phân tích tài chính dành cho chủ ngân hàng_Viện Khoa học và đào tạo ngân hàng 25. N.Gregory Mankiw-2004-Những nguyên lý của kinh tế học_NXB Lao động. 26. Frederic S.Mishkin-1992-Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính_NXB Thống kê. 27. Peter S.Rose-2004-Quản trị ngân hàng thương mại_NXB Tài chính. 28. Brealey Myers-2005-Principles of corporate company 29. Brealey, Mayers, Marcus-2004-Fundamentals of Corporate Finance 30. Helfert_2004-Financial Analysis Tools and techniques 31. ..... Báo, tạp chí 32. Tạp chí ngân hàng 33. Thời báo kinh tế Việt Nam 34. Báo đầu tư 35. Báo nhân dân 36. ..... 74 Các trang WEB 37. http:// www.mpi.gov.vn 38. 39. www.dantri.com.vn 40. www.vneconomy.com.vn 41. www.ethitruong.com.vn 42. 43. 44. www.sbv.gov.vn 45. www.acb.com.vn 46. www.icb.com.vn 47. www.vcb.com.vn 48. .......... Một số tài liệu khác 49. Bản cáo bạch của các ngân hàng 50. Báo cáo tài chính của các ngân hàng 51. .........

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tốt nghiệp- Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I NHNo & PTNT VN.pdf
Luận văn liên quan