Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Nó không chỉ cung cấp cho người sử dụng nhiều tiện ích, mang lại lợi nhuận cho khách hàng và ngân hàng mà còn giảm chi phí giao dịch cho nền kinh tế. Điều đó khiến cho thẻ tín d ụng ngày càng trở nên phổ biến ở khắp các quốc gia trên thế giới.

pdf74 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2731 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đủ năng lực tài chính trả nợ khoản tín dụng đã sử dụng cùng lãi và phí phát sinh. - Tổ chức, cá nhân có thể thế chấp, cầm cố hoặc ký quỹ. *Các quy định chung về cho vay đối với chủ thẻ tín dụng + Nguyên tắc cho vay: khoản tín dụng thẻ đã sử dụng cùng lãi và phí phát sinh phải được hoàn trả theo nguyên tắc: - Tín dụng thẻ là tín dụng tuần hoàn. Số tiền vay thực tế được xác định bằng số dư nợ cuối kỳ. Sau khi đã trả toàn bộ số dư nợ cuối kỳ, hạn mức tín dụng thẻ sẽ tự động lập lại như cũ. - Dư nợ cuối kỳ sao kê phải được trả ít nhất bằng mức trả nợ tối thiểu chậm nhất vào ngày đến hạn thanh toán kỳ sao kê đó. - Mức trả nợ tối thiểu được tính trên tổng số 20% số dư nợ cuối kỳ sao kê cộng với mức trả nợ tối thiểu của kỳ sao kê trước chưa trả cộng với số tiền sử dụng vượt hạn mức tín dụng trong kỳ sao kê ( nếu có ). - Khi thẻ hết hạn hiệu lực, bị thu hồi hoặc chấm dứt sử dụng thẻ, chủ thẻ có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số dư nợ của các giao dịch phát sinh và các chi phí liên quan, cho đến ngày chấm dứt sử dụng thẻ. + Lãi cho vay: áp dụng mức lãi suất cho vay do ngân hàng Ngoại thương thông báo theo từng thời kỳ. Để khuyến khích việc sử dụng, thanh toán thẻ và hoàn trả nợ, ngân hàng Ngoại thương ưu đãi miễn lãi đối với - 45 - những khách hàng thanh toán toàn bộ dư nợ cuối kỳ chậm nhất vào ngày đến hạn thanh toán. *Các hạn mức đối với thẻ tín dụng: + Hạn mức tín dụng: Mỗi chủ thẻ tín dụng được Ngân hàng Ngoại thương cấp một hạn mức tín dụng nhất định, là mức dư nợ tối đa mà chủ thẻ được phép sử dụng trong một chu kì tín dụng. Hạn mức tín dụng thẻ của một khách hàng nằm trong tổng mức cho vay chung đối với khách hàng đó và tổng mức cho vay chung này không vượt quá giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với một khách hàng theo quy định của pháp luật. + Hạn mức tiền mặt: Mỗi chủ thẻ được sử dụng thẻ để rút tiền mặt trong phạm vi hạn mức ứng tiền mặt nhất định. Hạn mức ứng tiền mặt là tổng số tiền mặt tối đa mà chủ thẻ được phép ứng trong một chu kỳ tín dụng. Hạn mức tín dụng ứng tiền mặt được quy định tối đa là 1/2 hạn mức tín dụng được cấp cho mỗi chủ thẻ. + Hạn mức chi tiêu hàng hoá dịch vụ: Là phần còn lại hạn mức tín dụng được cấp sau khi trừ đi tổng giá trị giao dịch ứng tiền mặt đã sử dụng trong kỳ. Hạn mức ứng tiền mặt không sử dụng sẽ được tự động chuyển sang hạn mức chi tiêu hàng hoá. + Hạn mức quản lý sử dụng thẻ: Căn cứ vào từng khách hàng và hạng thẻ, Ngân hàng Ngoại thương ấn định các loại hạn mức chi tiêu hàng hoá dịch vụ và ứng tiền mặt mà mỗi chủ thẻ sử dụng trong một ngày hoặc trong một số ngày nhất định. Hạn mức tín dụng tạm thời: Trong trường hợp đặc biệt, chủ thẻ được phép yêu cầu Ngân hàng Ngoại thương cấp hạn mức tín dụng thẻ tạm thời. Hạn mức tín dụng tạm thời được cấp nằm trong phạm vi tín dụng chung của từng hạng thẻ do Ngân hàng Ngoại thương quy định cụ thể. 2.2. Kết quả hoạt động thanh toán và phát hành thẻ tín dụng tại VBCHN: Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt rất phổ biến và rất được ưa chuộng trên toàn thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, dịch vụ thẻ còn khá mới mẻ. Ngân hàng Ngoại thương đã triển khai nghiệp vụ phát hành và - 46 - thanh toán thẻ ở Việt Nam hơn 10 năm nay. Nhưng những nghiệp vụ về phát hành và thanh toán thẻ mới chỉ được triển khai tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 3 năm nay. Do đó nhiều nghiệp vụ về phát hành và thanh toán thẻ chưa được triển khai tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Tuy nhiên, thực tế trong hơn một năm qua cho thấy, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Chi nhánh cùng với sự nỗ lực và hết sức cố gắng của lãnh đạo phòng dịch vụ Ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã từng bước hình thành một đội ngũ cán bộ nghiệp vụ thẻ trẻ, năng động có trình độ và đã có những kinh nghiệm nhất định về thẻ. Nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ đã từng bước được triển khai một cách có bài bản và có hệ thống, bước đầu hình thành dịch vụ Ngân hàng hiện đại về phát hành và thanh toán thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội và bước đầu đã đạt được kết quả nhất định. 2.2.1. Hoạt động phát hành thẻ. Nếu trong năm 2002 Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội phát hành được 162 thẻ, đến năm 2003 phát hành được 1.085 thẻ và đến hết năm 2004 ước tính đã phát hành được 1.595 thẻ. Số lệu cụ thể được thể hiện trong bảng sau: Bảng 6: Tình hình phát hành thẻ tín dụng tại VCBHN Đơn vị: thẻ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm2003 % tăng trưởng Năm2004 % tăng trưởng - Thẻ Visa 134 793 591 998 125,8 Thẻ Master 28 247 882 325 131,6 Thẻ Amex 0 45 272 604,4 Tổng 162 1085 670 1595 147 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng các năm - 47 - Nhìn vào bảng trên cho thấy, trong năm 2002 số lượng thẻ phát hành được chủ yếu là thẻ Visa với 134 thẻ, nhiều gấp 5 lần so với thẻ Master là 28 thẻ.Trong năm 2003, số lượng thẻ tín dụng phát hành tăng nhanh mà chủ yếu là Visa và Master vì thẻ Amex mới chỉ được triên khai phát hành từ tháng 5/2003 nên số lượng còn hạn chế.Trong năm 2004 thẻ tín dụng được phát hành tăng chủ yếu là thẻ Amex tiếp đến là Master và cuối cùng là Visa. Cụ thể là số thẻ Visa tăng so với năm 2003 là 25.8%, số thẻ Master tăng so với 2003 là 31.6%. Số lượng thẻ Amex tăng cao 272 thẻ tương đương tăng 604.4% gần gấp 6 lần so với năm 2003. Số lượng thẻ tín dụng được phát hành ngày càng tăng, năm 2004 phát hành được 1595 thẻ tăng gấp gần 10 lần so với năm 2002 là 162 thẻ. Số thẻ tín dụng tăng đồng nghĩa với việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ giảm xuống. Điều đó cho thấy rằng số lượng thẻ tín dụng tăng đã tác động đến công tác thanh toán. Từ năm 2000 trở lại đây, danh từ “thanh toán không dùng tiền mặt ” đã trở nên quen thuộc với mọi người dân bởi sự tiện ích của nó và thẻ tín dụng lả một hình thức được khách hàng ưa chuộng..Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy nếu như năm 2002,VCB HN chỉ mới phát hành 162 th thì đến năm 2003 ,số thẻ đã tăng gấp 6 lần (hay 670%) và đến năm 2004 ,tuy tốc độ tăng không ồ ạt nhưng vẫn tăng mạnh mẽ nhưng vẫn tăng lên thành 1595 thẻ.Sở dĩ năm 2003 có sự tăng mạnh mẽ như vậy là do chính sách đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ NH,đồng thời chi nhánh đã tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động ,thành lập chi nhánh cấp 2 Cầu Giấy, Chương Dương, phòng GD Nội Bài. Bên cạnh đó Chi nhánh phát triển mạng lưới 26 đơn vị chấp nhận thẻ tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp tư nhân các cửa hàng kinh doanh dịch vụ như :Hải Long Shop, Appollo Clock Cum Cảng hàng không Miền Bắc.Việc sử dụng thẻ tín dụng đã phần nào làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, cho thấy xu hướng này đang ngày càng phát triển. Ngoài ra, chúng ta còn tìm thấy tại VCBHN sự tăng lên của thẻ tín dụng chủ yếu là thẻ Visa bởi khách hàng chủ yếu của VCBHN có hoạt động kinh doanh liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán thường - 48 - ở phạm vi quốc tế. Hiện nay Visa là tổ chức thẻ đứng đầu thị trường với khoảng 58% thị phần phát hành và hơn 40% thị phần thanh toán. 2.2.2.Hoạt động thanh toán thẻ: Năm 2004 hệ thống ĐVCNT được mở rộng, đa số các ĐVCNT đều được cài đặt máy EDC nên doanh thu thanh toán thẻ tín dụng không ngừng tăng trưởng. - 49 - Bảng 7: Doanh thu thẻ tín dụng Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 T. Mặt D.vụ T. Mặt D.vụ T. Mặt D.vụ - Thẻ Visa 104.433 0 179.068 130.139 933.596 182.000 -Thẻ Master 21.595 0 56.755 50.640 334.000 103.700 - Thẻ Amex 2.000 0 3.686 23.455 135.000 0 - Thẻ JCB 0 0 1.500 1.870 32.000 1.500 - Thẻ Diner Club 2.000 0 0 858 122.000 0 Tổng 130.028 447.971 1.843.796 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ các năm . Sự gia tăng về thẻ tín dụng là do nhu cầu ngày càng nhiều của thị trường và do những nỗ lực của cán bộ nhân viên làm nghiệp vụ thẻ trong toàn hệ thống. Thực tế cho thấy, lợi nhuận từ thẻ tín dụng mang lại cho VCBHN cũng không nhỏ. Lợi nhuận được thể hiện qua doanh thu. Doanh thu thẻ tín dụng liên tục tăng qua các năm. Năm 2002 là 130.028 USD, đến năm 2003 là 447971 USD, tăng 345% so với năm 2002 và đến hết năm 2004 doanh thu thẻ tín dụng là 1.843.796 USD, tăng 412% so với năm 2003. Đây là một điều đáng mừng, xứng đáng với thương hiệu VCB. Nhìn vào biểu trên ta có thể thấy rằng doanh thu thanh toán thẻ Visa là lớn nhất trong các loại thẻ. Năm 2002 doanh thu thẻ Visa là gần 100.000 USD, năm 2003 là hơn 300.000 USD tăng gấp 3 lần so với năm 2002, đến năm 2004 con số đó là hơn 1.115.596 USD, tăng gấp gần 4 lần so với năm 2003. Tiếp theo là các loại thẻ Master, Amex.. với doanh thu lần lượt của năm 2004 là 437700 USD, 135.000 USD tăng gấp nhiều lần so với năm 2003 và năm 2002. Doanh thu thẻ Visa là lớn nhất bởi vì không những nó là một loại thẻ phổ biến trong phạm vi quốc tế mà nó còn được ưa chuộng hơn là do Visa có in hình chủ thẻ, thanh toán thuận tiện và phổ biến tại Châu Âu và Mỹ. Sự an - 50 - toàn, linh hoạt, tiện lợi của thẻ tín dụng ngày càng thu hút các khách hàng đến với thẻ tín dụng, đặc biệt đến với hệ thống VCB trên toàn quốc. Chi nhánh VCBHN đã thực sự làm tăng lợi nhuận của mình thông qua hình thức TTD- một hình thức cho vay tuy mới mẻ nhưng đã đem lại những dấu hiệu khả quan cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. 2.3. Hoạt động tín dụng về thẻ. Như một sự tất yếu, ngày nay cho vay luôn là hoạt động lớn nhất của mỗi Ngân hàng, mang lại nhiều lợi nhuận nhất. VCBHN cũng đã cho vay các khách hàng với nhiều hình thức như cho vay tiêu dùng, cho vay theo hạn mức, cho vay thấu chi… nhưng cho vay từ thẻ tín dụng mà ngân hàng mới áp dụng và ngày càng thu được nhiều thành công. Số liệu được thể hiện trong bảng sau: Bảng 8: hoạt động tín dụng về thẻ Đơn vị :Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tín dụng từ thẻ 36,5 95,46 211.92 Tín dụng của CN 3.650 6.364 9418,72 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ các năm . Năm 2002, tín dụng từ thẻ là 36,5 tỷ đồng chiếm 1% thì năm 2003 là 95,46 tỷ đồng chiếm khoảng 1,5% hoạt động tín dụng . Sang năm 2004, vẫn chủ trương mở rộng hoạt động tín dụng với phương châm “An toàn- hiệu quả” nên tỷ trọng từ thẻ tăng lên 2,25% ( Tương đương 212 tỷ đồng). Cho vay thẻ tín dụng đã làm giảm bớt một số thủ tục rườm rà,rút ngắn thời gian hơn so với cho vay thông thường khác, chính vì vậy cho vay bằng thẻ tín dụng ngày càng tăng .Bên cạnh đó VCBHN còn chủ động thực hiện các biện pháp khuyếch trương, tìm kiếm các khách hàng mới nên cho vay từ thẻ tín dụng ngày càng có vị thế trong hoạt động tín dụng nói chung của chi nhánh. Như chúng ta đã biết thẻ tín dụng làm tăng trưởng lượng vốn huy động của ngân hàng .Khi có giao dịch phát sinh ngân hàng sẽ dựa trên căn cứ của - 51 - các cơ sở chấp nhận thẻ để ghi có vào tài khoản tiền gửi của điểm tiếp nhận thẻ, điều đó làm tăng trưởng vốn quỹ.Tuy nhiên ở đây chúng ta đề cập đến sự gia tăng vốn quỹ thông qua việc chủ thẻ thanh toán nợ cho ngân hàng Bảng 9 : tình hình trả nợ của khách hàng Đơn vị :triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền mà khách hàng trả sau khi sử dụng thẻ tín dụng 34.126 86.128 196.367 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ các năm . Qua số liệu trên cho thấy nếu như năm 2002 số tiền mà các khách hàng trả cho ngân hàng sau khi sử dụng thẻ tín dụng là 43.126 triệu đồng thì qua 2 năm 2003 và 2004 con số này tiếp tục tăng lên thành 86.128 và 196.367 triệu đồng như vậy năm 2003 tăng so với năm 2002 là 253% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 228%. Sở dĩ hoạt động này tăng liên tục qua các năm là vì VCBHN đã kịp thời vốn cho các khách hàng, đặc biệt là các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến khác. Chính vì vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng, làm tăng uy tín của ngân hàng và cộng thêm việc VCBHN quản lý ngày càng chặt chẽ hơn các khoản cho vay của mình nên việc trả nợ của khách hàng được đảm bảo hơn. Điều đó thực sự tạo cho chi nhánh một sự tăng trưởng vững chắc trong vốn quỹ, để việc đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tốt hơn cho các khách hàng hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy mặc dù Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội mới triển khai phát hành và thanh toán thẻ tín dụng được vài ba năm nay nhưng chi nhánh cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đó là sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ Ban lãnh đạo và đặc biệt là các cán bộ công nhân viên làm việc tại bộ phận thẻ. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận một thực tế là kết quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ trong ba năm vừa qua còn khiêm tốn trong khi nhu cầu của thị trường là rất lớn. Điều này cũng dễ hiểu khi mà cuộc - 52 - cạnh tranh giữa các ngân hàng trong dịch vụ thẻ đang diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết. 3.Đánh giá về hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của VCBHN : 3.1.Những kết quả đạt được: Hoạt động kinh doanh thẻ ra đời đã khuyến khích ngày càng nhiều các tổ chức và dân cư mở tài khoản tiết kiệm, tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng, góp phần làm tăng nguồn vốn của Ngân hàng. Ngoài ra lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ cũng góp phần không nhỏ vào tổng lợi nhuận của Ngân hàng. Thông qua hoạt động phát hành thẻ tín dụng, Ngân hàng phát triển được hình thức cho vay tiêu dùng cá nhân, góp phần đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn của Ngân hàng. Chất lượng các khoản tín dụng ngắn hạn cấp cho chủ thẻ cao, ít xảy ra trường hợp nợ quá hạn, góp phần giảm tỷ lệ dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Nếu trong năm 2002 Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội phát hành được 162 thẻ ( 134 thẻ VISA, 28 thẻ MASTER ) thì trong năm 2003 đã phát hành được 1.085 thẻ ( 793 thẻ VISA, 247 thẻ MASTER, 45 thẻ AMEX ) thẻ VISA tăng gần 600% và thẻ MASTER tăng gần 900%. Đến năm 2004 phát hành được 1.595 thẻ ( 998 thẻ VISA, 325 thẻ MASTER, 272 thẻ AMEX ) thẻ VISA tăng gần 125,8%, thẻ Master tăng 131,6% và thẻ Amex tăng gần 600%. Theo tổng kết của VCB thì thị phần thanh toán thẻ tín dụng tại VCBHN trong tổng số thị phần thanh toán của VCBTW tăng lên qua từng năm. Năm 2002 chiếm khoảng 9%, năm 2003 chiếm khoảng 10% và đến năm 2004 là 12%. Doanh thu thanh toán thẻ tín dụng trong năm 2002, 2003 tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là thẻ VISA, doanh thu thanh toán lớn với tốc độ tăng trưởng năm 2003 là 300% so với 2002. Sau đó là MASTER có doanh thu thanh toán ít hơn nhưng với tốc độ tăng trưởng năm 2003 là 500% so với 2002. Tiếp theo là các loại thẻ AMEX, JCB, DINERS CLUB. Đến năm 2004 doanh thu của thẻ VISA là 1115596 USD tăng gần 800% so với năm 2003, sau đó là MASTER tăng gần 450% so với năm 2003. Tiếp theo là các loại thẻ AMEX, - 53 - JCB, DINERS CLUB.Thị phần thanh toán Của VCBHN còn nhỏ so với tổng chung của VCB nói riêng và Hệ thống NH việt Nam nói chung. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy rằng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại VCBHN sẽ ngày một phát triển. Thông qua nghiệp vụ kinh doanh thẻ, Ngân hàng đã áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ quốc tế. Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội là ngân hàng đi đầu trong việc tham gia vào hệ thống thanh toán qua mạng. Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội góp phần to lớn trong việc thanh toán không dùng tiền mặt trong nước, góp phần thực hiện tốt chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, phát huy vai trò chủ đạo của một Ngân hàng thương mại quốc doanh. Những thành tích đạt được từ hoạt động kinh doanh thẻ một phần nào đó khẳng định vị thế của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội và khẳng định xu thế phát triển lĩnh vực kinh doanh thẻ tại Việt Nam. Như vậy mặc dù Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội mới triển khai phát hành và thanh toán thẻ tín dụng được 3 năm nay nhưng Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đó là sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ Ban lãnh đạo và đặc biệt là các cán bộ nhân viên làm việc tại bộ phận thẻ. 3.2.Những khó khăn gặp phải : 3.2.1. Tâm lý ưa chuộng tiền mặt trong nền kinh tế : Theo nhận xét và đánh giá của một số chuyên gia nước ngoài, Việt nam là một quốc gia đang sử dụng quá nhiều tiền mặt. Điều này có thể thấy rõ trong hệ thống ngân hàng có tới 13% trên tổng số nhân viên làm các công việc thu nhận, kiểm đếm, thu nhận tiền mặt ...Thói quen dùng tiền mặt đã bén rễ quá lâu trong cộng đồng người Việt Nam gần như coi tiền mặt là phương tiện không thể thay thế. Vì vậy, rất khó tạo ra một bước nhảy vọt lớn nào nếu người dân chưa quen với một phương tiện thanh toán mới cho dù nó có tiện ích đến đâu. - 54 - Xét về mặt chỉ tiêu cá nhân, chưa có một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt nào thâm nhập vào đời sống. Người dân vẫn còn rất xa lạ với các giao dịch với ngân hàng và các dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Bởi vậy số người dân có tài khoản tại các ngân hàng còn rất ít, mọi khoản thu nhập gồm lương, thưởng hàng tháng đều được trả bằng tiền mặt, trong khi đó phát hành thẻ tín dụng lại căn cứ rất nhiều vào tài khoản cá nhân và thu nhập thực tế của khách hàng. Đây là một khó khăn không thể khắc phục một sớm một chiều mặc dù nó có thể được cải thiện bằng nỗ lực Maketing của các ngân hàng. 3.2.2. Cơ sở kỹ thuật và công nghệ : Việc phát triển loại hình thẻ dịch vụ thẻ tín dụng đòi hỏi phải có hệ thống thiết bị và công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế từ công đoạn sản xuất thẻ đến quy trình thanh toán đều phải đầu tư hệ thống máy móc kiểm tra như ECD, POS, máy rút tiền tự động ( ATM). Khoản chi này khiến tiền lợi nhuận thu được từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng không đủ bù đắp. Điểm yếu này càng khiến cho VCBHN khó khăn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài có đủ khả năng về tài chính cũng như kinh nghiệm . Thời gian vừa qua,hệ thống cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh thẻ đã nhận được sự đầu tư đáng kể. Chúng ta đã dần tiếp cận được với công nghệ phát hành thanh toán và quản lý chungtheo mức chuẩn của khu vực và quốc tế. Hệ thống mạng truyền dữ liệu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và mạng lưới ĐVCNT vừa mới được nâng cấp. Các thiết bị phục vụ cho mạng này trước đây sử dụng công nghệ truyền thông là SDSL. Công nghệ này có một số nhược điểm như: khó kết nối và khó kiểm tra, không tận dụng được các đường truyền sẵn có, khả năng quản lý không cao. Hiện nay mạng này đã được nâng cấp hệ thống sử dụng giao thức TCP/IP. Đây là tiền đề cho việc phát triển mở rộng hơn nữa mạng lưới ĐVCNT của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Các NAC có thể được lắp đặt tại các chi nhánh để hạn - 55 - chế các cuộc gọi điện thoại đường dài từ các EDC và sử dụng đường truyền sẵn có từ các chi nhánh về Trung ương. Các thiết bị EDC mới với những tính năng được phát triển và bổ sung đã và đang tạo điều kiện cho dịch vụ thẻ của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội phát triển. Tuy đã có những bước cải thiện nhưng hệ thống quản lý thẻ vẫn còn những hạn chế nhất định. Việc tập trung dữ liệu để xử lý và thanh toán on-line cho khách hàng tại Trung ương chưa thực hiện được do phải rà soát lại hệ thống dữ liệu không chính xác và không cập nhật trước đây tại sở giao dịch và các chi nhánh . Bên cạnh đó sự phát triển về dịch vụ cũng như số lượng loại thẻ mà hệ thống hỗ trợ, hệ thống máy chủ có dữ liệu không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Để khắc phục hiện tượng này máy chủ của hệ thống thẻ tín dụng cần được nâng cấp, tối ưu hoá tài nguyên. Khả năng dự phòng của hệ thống cần được xem xét và cải thiện để hạn chế tối đa các sự cố bất thường có thể xảy ra. 3.2.3. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện : Hiện nay chưa có đầy đủ hành lang pháp lý chặt chẽ cho hoạt động kinh doanh thẻ . Điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc phát triển dịch vụ thẻ. Ngân hàng Nhà nước chưa có qui chế chung cho toàn bộ hệ thống nên đa số các văn bản đang áp dụng hiện nay có nhiều điểm chưa thống nhất và chưa phù hợp. Cho đến nay hoạt động thanh toán cho ngân hàng có một số văn bản pháp lý sau: * Nghị định 91/CP , ngày 25/11/1993 của Chính phủ về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt * Nghị định 30/CP ngày 9/5/1996 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành thanh toán séc * Thông tư 07/TT – NH, ngày 27/12/1996 của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn thực hiện nghị định 30/CP * Điều 66 Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/10/1998 quy định về dịch vụ thanh toán - 56 - *Quyết định 196/TTG , ngày 1/4/1997 của Thủ tướng chính phủ về việc sử dụng các dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm chứng từ kế toán và thanh toán của ngân hàng. * Thể lệ mở ra sử dụng tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tư nhân và cá nhân * Quyết định 74/QD - NH ngày 10/4/1993 của Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành thể lệ tạm thời phát hành sử dụng thẻ thanh toán Như vậy có thể thấy chưa có đầy đủ văn bản pháp lý quy định việc kinh doanh phát hành thẻ tín dụng. Điều này không những gây cho các ngân hàng kinh doanh dịch vụ thẻ rất nhiều khó khăn mà còn tạo ra những bất cập nẩy sinh giữa cơ chế phát hành, kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế với các quy định quản lý hiện hành. Ngoài ra, những loại thẻ đa dạng khác như: thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán… cũng đòi hỏi phải có những văn bản pháp lý điều chỉnh nghiệp vụ kinh doanh 3.2.4. Rủi ro trong kinh doanh: Theo báo cáo của tổ chức Master Card Quốc tế, số vụ giả mạo, gian lận thẻ tín dụng trên phạm vi toàn cầu đã đến mức báo động. Sáu tháng đầu năm 1999 số tiền bị mất là 226.539.171 đôla Mỹ. Tại Việt nam, số vụ giả mạo và gian lận kể cả phát hành và thanh toán là 26.279 USD. Mặc dù hiện nay VCBHN chưa gặp rủi ro lớn nào trong kinh doanh thẻ do áp dụng những biện pháp thận trọng nhưng cũng đang đứng trước nguy cơ tấn công của bọn tội phạm. Hơn nữa, môi trường pháp lý ở Viêt nam chưa có chế tài về tội gian lận và giả mạo thẻ do đó gây khó khăn trong việc xử lý. Một rủi ro nữa trong kinh doanh là vấn đề cân đối ngoại tệ phục vụ khâu thanh toán. Khó khăn này phát sinh tỷ lệ thuận với phạm vi và qui mô phát triển thị trường thanh toán thẻ. Đơn cử một ngân hàng phát hành có 10.000 chủ thẻ phát hành 2 loại thẻ chi tiêu ở nước ngoài, như vậy lượng ngoại tệ mà ngân hàng phát hành có nghĩa vụ bán cho chủ thẻ sẽ là: 10.000 người x 2thẻ x7000 USD x 12 tháng =1.680.000.000 USD ,một con số khổng lồ với bất cứ một ngân hàng nào. Giả sử 2332 thẻ Visa Card đã phát hành đến - 57 - Q1/ 2000 đều được mang ra nước ngoài để chi tiêu số ngoại tệ mà VCB phải thanh toán cho chủ thẻ sẽ là : 2332 x 7000 USD x12 tháng =195.888.000 USD. Con số này nhỏ hơn nhiều so với số giả định nhưng cũng là con số đáng kể. Rủi ro cũng có thể phát sinh do chênh lệch tỷ giá thanh toán. Khi chế độ tỷ giá ở Việt Nam chưa được ổn định và hay có biến động, sự cách biệt giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán sẽ làm cho chủ thẻ hoặc ngân hàng bị thiệt.Tỷ lệ thiệt hại đó bằng tỷ lệ giảm giá ( thiệt hại do chủ thẻ chịu ) của đồng Việt Nam trong thời gian đó. Nếu trong một chu kỳ chủ thẻ chi tiêu 10 triệu USD, tỷ giá USD/ VND tăng 100 đồng, thiệt hại sẻ là 10.000.000 USD x 1000 USD = 10 tỷ VND. Ngoài ra rủi ro kinh doanh thẻ cũng có thể xảy ra khi thẻ bị làm giả, thẻ mất cắp, thất lạc, tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng, nhân viên thanh toán của ĐVCNT in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ…Một thực tế hiện nay là thể tín dụng giả được sử dụng và lưu hành khá phổ biến ở các nước. Tại Việt Nam, thẻ tín dụng giả được xâm nhập chủ yếu thông qua đường du lịch. Tại Chi nhánh Ngân hành Ngoại thương Hà Nội hơn một lần thẻ tín dụng giả đã được phát hiện và thu hồi theo đúng quy định của tổ chức thẻ quốc tế ban hành. Trường hợp thẻ bị mất cắp, thất lạc thì tài khoản thẻ được cán bộ thẻ của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội báo khoá kịp thời và chưa có trường hợp nào tài khoản thẻ bị kẻ gian lợi dụng. Trường hợp thanh toán viên của ĐVCNT cà nhầm thẻ nhiều lần để thanh toán cho một giao dịch xảy ra khá phổ biến tại Chi nhánh Ngân hành Ngoại thương Hà Nội dẫn đến tình trạng ĐVCNT được tạm ứng thanh toán nhiều lần cho một giao dịch. Nguyên nhân chủ yếu do thanh toán viên tai ĐVCNT thực hiện thao tác không chuẩn khi thanh toán thẻ hoặc do lỗi của đường truyền..; Rủi ro thanh toán cho ĐVCNT nhiều lần của một giao dịch còn có thể xảy ra khi 2 cán bộ thẻ khác nhau cùng nhập số liệu thanh toán của một giao dịch không biết đến tình trạng ngân hành thanh toán tạm ứng cho ĐVCNT 2 lần của cùng một giao dịch. Trong những trường hợp như vậy, việc thu hồi lại khoản tiền đã tạm ứng cho ĐVCNT gặp rất nhiều khó khăn và phụ thuộc vào thiện chí của ĐVCNT. Tại - 58 - Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội hiện đang có một giao dịch trị giá 35 USD của thẻ Master được thanh toán 2 lần cho ĐVCNT. Bên nhận thẻ đang liên hệ với ĐVCNT để thu hồi khoản thanh toán này. 3.2.5. Môi trường cạnh tranh : Không chỉ riêng VCBHN mà các ngân hàng trong nước đều phải được đương đầu với áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài. Trong khi bản thân các ngân hàng trong nước còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, đang phải xây dựng từng bước qui trình làm việc và nghiên cứu thì các ngân hàng nước ngoài với các ưu thế về tài chính, kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh thẻ sẵn sàng đầu tư mạnh để chiếm lĩnh thị trường. Thị phần thanh toán thẻ tín dụng quốc tế qua các năm của VCB bị giảm sút ngoài lý do khủng hoảng kinh tế mà còn có nguyên nhân quan trọng hơn là vấp phải sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường. 3.2.6. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng. Như chúng ta đã biết nghiệp vụ thẻ còn tương đối mới mẻ đối với các ngân hàng Việt Nam, bởi vậy đa phần các cán bộ đều chưa có kinh nghiệm, chưa được qua đào tạo chuyên nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực quản lý rủi marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường. Hầu hết các hoạt động trên cho tới nay vẫn còn bỏ ngỏ, không có người đảm nhiệm chuyên trách. Bên cạnh đó lưc lượng cán bộ nghiệp vụ thẻ còn mỏng nên ở Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội vẫn phải kiêm nhiệm trong việc vừa giải quyết các phát sinh hàng ngày vừa bố trí thời gian tranh thủ đi marketing để mở rộng mạng lưới ĐVCNT và các đơn vị trả lương qua tài khoản làm thẻ ATM. - 59 - - 60 - Chương III Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội I.Định hướng hoạt động và công tác kinh doanh thẻ tín dụng của VCBHN: Trong những năm tới thị trường thẻ tín dụng sẽ là thị trường rộng lớn, mở ngỏ cho các ngân hàng, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Hiện nay, ngoài các ngân hàng đi trước như VCB, Sài gòn công thương, INDO VINA Bank ..., đã và đang có nhiêu ngân hàng nhập cuộc với nhiều mức độ khác nhau. Theo dự báo của 2 tổ chức thẻ quốc tế Master Card, Visa International, trong 5 năm tới, Châu á Thái Bình Dương sẽ là thị ttrường lớn thứ 3 trên thế giới với tổng doanh số thanh toán là 1407,33 tỷ USD . Cũng theo 2 tổ chức này, nếu giữ vững được tỷ lệ tăng trưởng bình quân 200% thời kỳ 91 - 96, năm 2005 thị trường thẻ VN sẽ đạt tới con số 500 triệu USD về doanh số thanh toán. Sự cạnh tranh và tiềm năng phát triển của thị trường thẻ tín dụng đang đặt ra những cơ hội và thách thức mới cho VCB nói chung và VCBHN nói riêng. Định hướng phát triển thẻ tín dụng của VCBHN phải mang tính tập trung, đồng bộ đều khắp ( vì đối tượng sử dụng thẻ là cá nhân ), vừa kết hợp tận dụng mọi khả năng mọi tiềm lực của VCBHN. Dựa trên qui chế cho nghiệp vụ thẻ của ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương sẽ đưa ra các điều kiện phát hành thẻ mang tính khuyến khích hơn đối với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được an toàn tín dụng. Đưa ra các chương trình makerting quảng cáo, khuyến mại nhằm giới thiệu rộng rãi sản phẩm của ngân hàng. Xem xét nghiên cứu việc liên kết phát hành thẻ với các tổ chức tín dụng khác, nghiên cứu nhằm đa dạng hoá các sản phẩm thẻ tín dụng, phục vụ các nhu cầu sử dụng thẻ khác nhau của ngân hàng. Đầu tư trang thiết bị công nghệ tại các CSCNT, mở rộng mạng lưới các CSCNT đến các điểm cung cấp hàng hoá, dịch vụ mới. Tăng cường sự hợp tác với các ngân - 61 - hàng trong và ngoài nước để mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý và ngân hàng thanh toán. Bên cạnh đó vấn đề tổ chức nhân sự vẫn được hết sức quan tâm. VCBHN sẽ có đầu tư thích đáng cho tổ chức nhân sự tại một số chi nhánh lớn và các vùng kinh tế phát triển. Trong thời gian tới Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội sẽ có chương trình đào tạo tập huấn ở trong và ngoài nước hàng năm cho cán bộ quản lý cũng như cán bộ nghiệp vụ thẻ. II. Các giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội : 1.Cải tiến phương thức phát hành : Số lượng thẻ phát hành mỗi năm của VietcomBank Hà Nội rất hạn chế do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do phương thức phát hành mà VCBHN đang áp dụng chỉ dựa trên nguyên tắc thế chấp. Mức thế chấp mà VCBHN đặt ra đối với chủ thẻ 125% hạn mức. Cách thức này đã phát huy hiệu quả: Thời gian qua VCBHN không phải chịu bất cứ một rủi ro nào liên quan đén chủ thẻ mất khả năng thanh toán hay không chịu trả nợ. Thế nhưng thế chấp quá cao sẽ không thể phát hành thẻ một cách đại chúng. Khách hàng sử dụng thẻ không phải chỉ thuần tuý để làm phương tiện thanh toán mà còn để nâng cao khả năng tài chính ngắn hạn. Nếu họ đã có tiền thế chấp thì sử dụng thẻ không có ý nghĩa đi vay nữa. Họ sẽ lựa chọn các hình thức thanh toán khác với chi phí thấp hơn thẻ tín dụng. Bởi vậy, tạm thời VCBHN có thể giảm bớt tỷ lệ thế chấp của khách hàng cho số dư hạn mức. Giảm tỷ lệ thế chấp đồng thời nâng cao tín chấp sẽ thúc đẩy quá trình phát hành thẻ, số lượng thẻ sử dụng tăng vì khi được tín chấp khách hàng không phải lo đến tài sản thế chấp, các loại giấy tờ sẽ ít đi và nó tạo tâm lý cho khách hàng được sử dụng dịch vụ trước rồi trả tiền sau (sử dụng trước có lợi hơn). Bên cạnh đó Vietcombank Hà Nội cần xúc tiến phát triển hệ thống tài khoản cá nhân, từ đó làm cơ sở cho việc phát hành thẻ tín dụng ( thông qua theo dõi thu nhập ). Hiện nay Vietcombank Hà Nội chỉ hướng tới khách hàng có khả năng về tài chính và tiếp nhận theo từng cá nhân riêng rẽ chứ chưa chú - 62 - trọng tới từng nhóm khách hàng. Vietcombank Hà Nội có nhiều lợi thế do nhiều năm hoạt động kinh doanh mang lại đó là có quan hệ giao dịch tốt với nhiều tổng công ty lớn. Ngoài ra có những công ty liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có quan hệ mật thiết với Vietcombank Hà Nội. Đó chính là cơ hội để VCBHN thực hiện trả lương qua ngân hàng, để có thể đẩy mạnh công tác phát hành thẻ dựa trên theo dõi thu nhập định kỳ của các cá nhân. Ngoài ra, Nhà nước cần hoàn thiện các cơ sở pháp lý về lương, hợp đồng lao động thông qua đó tạo thu nhập ổn định cho người lao động. Khi thu nhập được đảm bảo sẽ khuyến khích người lao động sử dụng các dịch vụ tiện lợi trong thanh toán. 2. Nâng cao tiện ích của thẻ : Thị trường thẻ Việt nam phụ thuộc chặt chẽ vào dòng khách nước ngoài, sử dụng thẻ do ngân hàng nước ngoài phát hành nhưng khi có sự biến động, dòng khách nước ngoài giảm xuống kéo theo doanh số thanh toán cũng giảm xuống. Để hạn chế tình trạng này, chỉ có một phương thức là phát hành thẻ tín dụng nội địa, nâng cao tỷ lệ doanh số thanh toán trong nước. Nhưng đối với phần đông người Việt nam hiện nay thẻ tín dụng là một sản phẩm lạ lẫm, họ chưa hiểu và chưa biết khai thác các tiện ích vốn có của thẻ tín dụng. Hơn nữa, tỷ lệ phí, lãi áp dụng cho các giao dịch thẻ của Vietcombank Hà Nội là quá cao và vì thế họ cho rằng sử dụng thẻ là không kinh tế. Bởi vậy trong thời gian đầu, Vietcombank Hà Nội nên xem xét để giảm bớt mức phí, lãi áp dụng nhằm khuyến khích khách hàng. Một điểm nữa cần quan tâm trong việc nâng cao tiện ích của thẻ đó là việc phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ. Số lượng các điểm chấp nhận thẻ không ngừng tăng qua các năm những vẫn chỉ tập trung vào các khách san, nhà hàng, siêu thị nơi có nhiều khách nước ngoài. Do đó không khuyến khích được việc phát hành thẻ một cách rộng rãi. Vì vậy Vietcombank Hà Nội cần quan tâm đến việc phát triển mạng lưới Merchant tới các đơn vị - 63 - có số lượng người đến mua hàng hoá dịch vụ lớn không phải là khách hàng nước ngoài . 3.Không ngừng mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ : Các cơ sở chấp nhận thẻ là “ cầu nối” giữa khách hàng sử dụng thẻ với ngân hàng. Vấn đề về cơ sở chấp nhận thẻ là vấn đề mang tính sống còn đối với cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán. Việc phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ Vietcombank Hà Nội cần đẩy mạnh trên cơ sở tăng cường quan hệ với các điểm tiếp nhận cũ và phát triển các điểm tiếp nhận mới. Hiện nay các cơ sở chấp nhận thẻ của Vietcombank Hà Nội phân bố không đồng đều, chỉ tập trung ở nhiều nơi có khách nước ngoài, bởi vậy cũng cần lưu ý phát triển và các điểm tiếp nhận thẻ có tiềm năng trong tương lai . Vietcombank Hà Nội cần đầu tư hơn nữa các trang thiết bị máy móc ở các điểm tiếp nhận thẻ. Tình trạng hoạt động của các máy thường xẩy ra các lỗi kỹ thuật khiến giao dịch thẻ không thực hiện được. Theo số liệu thống kê của ngân hàng Ngoại Thương năm 1997, mạng lưới chấp nhận thẻ có khoảng 135.000 đơn vị, trong đó chỉ có hơn 200 cơ sở được trang bị hệ thông kiểm tra thẻ và nối mạng tự động với tổ chức thẻ quốc tế 24/24 h. Con số này còn quá khiêm tốn. Đây cũng là một trong các nguyên nhân các cơ sở chấp nhận thẻ của VCBHN bị các ngân hàng khác lôi kéo làm đại lý cho họ. Thời gian tới VCBHN cần đầu tư hợp lý cho các phương tịên máy móc để tăng uy tín với khách hàng . Một vấn đề nữa gây khó khăn cho việc phát triển các cơ sở chấp nhận thẻ là tỷ lệ chiết khấu áp dụng tới các tiếp điểm nhận thẻ là quá cao : 3% trên doanh số thanh toán. Như vậy, các tiếp điểm nhận thẻ sẽ bị mất 3% lợi nhuận khi bán hàng bằng thẻ. Trong khi thẻ tín dụng chưa phổ biến, các tiếp điểm nhận thẻ vẫn có thể bán được hàng mà không cần chấp nhận thẻ. Bởi vậy VCBHN và các ngân hàng phát hành thanh toán thẻ nên giảm lệ tỷ chiết khấu để khuyến khích sự tham gia các cơ sở kinh tế vào mạng lưới tiếp nhận thẻ. Hơn nữa VCBHN nên áp dụng khuyến khích dưới hình thức trích lại số phần - 64 - trăm hoa hồng trong tổng số doanh số thanh toán thẻ của đơn vị này khi đat hoặc vượt mức nào đó chẳng hạn như 5000 USD / tháng - 65 - 4.Tăng cường các biện pháp makerting : Thẻ tín dụng là một sản phẩm mới của ngân hàng, còn lạ lẫm với nhiều người. Bởi vậy giới thiệu nó ra công chúng là điều hết sức cần thiết. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay rất hiếm khi thấy giới thiệu về hoạt động hay dịch vụ của ngân hàng nào. Vietcombank Hà Nội và các ngân hàng phát hành, kinh doanh thẻ đã xem nhẹ vai trò của thông tin truyên tuyền... đối với các tầng lớp dân cư, trong khi họ là những khách hàng tiềm năng trong tương lại.. Bằng cách khác ít chi phí hơn, Vietcombank Hà Nội có thể thiết lập một “đường dây nóng” chuyên giải đáp miễn phí những thông tin về thẻ. Trong thời đại thông tin hiện nay, đây tỏ ra là một cách thức có hiêu quả giữa khách hàng với ngân hàng để có thể cập nhật thông tin về thẻ. Đồng thời Vietcombank Hà Nội cần duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi dưới hình thức giảm phí thanh toán, miễn lãi nếu khách hàng thanh toán trước hạn, tặng quà kỷ niệm .. 5. Đào tạo cán bộ kinh doanh thẻ: Sau một thời gian kinh doanh, Vietcombank Hà Nội đã có một đội ngũ cán bộ kinh doanh thẻ khá năng động. Bên cạnh những cán bộ có kinh nghiệm, hiểu biết rộng thực hiện công việc kinh doanh thẻ ngay từ lúc mới hình thành nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ trẻ cũng hết sức năng động, họ đã đảm trách tốt công tác của mình. Tuy nhiên, xét khối lượng công việc thì nhân sự còn mỏng so với yêu cầu. Trong xu thế cạnh tranh, hoạt động kinh doanh thẻ ngày càng khó khăn đội ngũ cán bộ luôn có nhu cầu được đào tạo một cách cơ bản, có hệ thống, việc xây dựng đội ngũ nhân viên, tiến hành trau dồi chuyên môn kỹ thuật về nghiệp vụ thẻ phải được coi trọng hàng đầu và là vấn đề cấp bách trong quá trình phát triển thẻ. Trước mắt có thể áp dụng một số biện pháp : + Tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao trình độ cho cán bộ kinh doanh thẻ . + Gửi cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài. - 66 - + Phối hợp với các trường đại học nói chuyện với các sinh viên chuyên ngành ngân hàng để nâng cao trình độ hiểu biết cho lực lượng cán bộ tiềm năng trong tương lai. III Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đề ra 1. Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội là một chi nhánh của NHNT Việt Nam, do đó Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội hoạt động theo quy chế của NHNT Việt Nam. Chính vì vậy mà các quy định về thẻ Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội không thể tự quyết định. Trong quá trình triển khai kinh doanh dịch vụ thẻ, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có một số kiến nghị với NHNT Việt Nam như sau: - NHNT Việt Nam cần thiết nghiên cứu đề xuất với Hội Đồng Quản Trị sớm ban hành quy chế chi hoa hồng. Đây là việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay. - NHNT Việt Nam nên xem xét lại việc chia sẻ phí thu từ ĐVCNT giữa TW và chi nhánh, sao cho chi nhánh có lợi thế về phí đủ cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn trong những trường hợp đặc biệt. - Mặc dù vừa qua Hiệp hội thẻ đã ra quy định về việc áp dụng mức phí thu của ĐVCNT thốnh nhất giữa các ngân hàng thành viên nhưng thực tế một số ngân hàng đã và đang “phá rào”. Để tránh cạnh tranh không lành mạnh như hiện nay giữa các ngân hành kinh doanh dịch vụ thẻ mà hậu quả sẽ dẫn đến cạnh tranh tiêu diệt lẫn nhau và cuối cùng sẽ chẳng có ngân hàng nào được lợi. Vì vậy nên chăng thông qua Hiệp hội thẻ để liên kết các ngân hàng kinh doanh thẻ cùng thành lập trung tâm thanh toán thẻ hoạt động độc lập, trùng tâm này sẽ thay thế các ngân hàng thành viên để ký kết hợp đồng trực tiếp với các ĐVCNT, trang bị máy móc thiết bị và thanh toán cho ĐVCNT cũng như lắp đặt hệ thốngATM chung cho cá ngân hàng. Sau đó căn cứ tỷ lệ vốn góp của từng ngân hàng để chia lợi nhuận thu được. Có như vậy sẽ giúp các ngân hàng tránh được việc đầu tư tràn lan lãng phí và ngăn chặn các ĐVCNT lợi - 67 - dụng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng để đòi hỏi và đưa ra những yêu sách bất hợp lý dẫn đến kìm hãm sự phát triển của dịch vụ thẻ. - Mẫu sao kê hàng tháng của thẻ tín dụng còn phức tạp, khó hiểu với những người không am hiểu nhiều về thuật ngữ ngân hàng. Do đó NHNT cần điều chỉnh dễ hiểu hơn. 2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: 2.1. Ban hành các văn bản pháp qui về thẻ tín dụng : Bất cứ một nghiệp vụ nào của ngân hàng cũng phải có những văn bản pháp qui qui định cụ thể cách thức thực hiện. Hiện nay VCB và tất cả các ngân hàng kinh doanh thẻ đều đang trong tình trạng vừa thực hiện vừa chờ đợi những qui chế điều phối chính thức. Sự bất cập giữa cơ chế kinh doanh thẻ tín dụng và các qui chế quản lý hiện hành đã nêu ở phần trên đang là vấn đề mang tính thời sự . Để đảm bảo việc sử dụng và thanh toán thẻ tuân thủ theo chế độ quản lý ngoại hối hiện hành, cần thực hiện điều chỉnh đối với tất cả các loại thẻ bất kể do ngân hàng Việt nam hay ngân hàng nước ngoài phát hành như sau : + Nên qui định phân biệt loại thẻ có mệnh giá bằng đồng Việt nam phát hành để sử dụng tại Việt nam và thẻ có mệnh giá bằng ngoại tệ phát hành để sử dụng ở nước ngoài, đồng thời cũng ban hành qui chế pháp lý rõ ràng đối với 2 loại thẻ này . + Đối với các giao dịch bằng thẻ ngân hàng, toàn bộ các giao dịch rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động ATM trong nước và tại các cơ sở chấp nhận thẻ phải thực hiện bằng đồng Việt nam. Ngân hàng phát hành thẻ chỉ cho phép các chủ thẻ rút tiền mặt bằng ngoại tệ tại các quầy giao dịch ở ngân hàng để phục vụ cho những mục đích phù hợp với qui chế quản lý ngoại hối hiện hành . + Các cơ sở chấp nhận thẻ ở trong nước ( trừ các đơn vị chấp nhân thẻ được phép thu ngoại tệ ) chỉ được giao dịch, thanh toán và hạch toán bằng đồng Việt nam khi chi tiền hàng hoá và thanh toán dịch vụ . - 68 - + Ngân hàng phát hành thẻ phải thực hiện kiểm tra, giám sát chỉ cho phép sử dụng thẻ mua ngoại tệ sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép và chuyển mức ngoại tệ được phép chuyển không phải khai báo hoặc mức ngoại tệ mà chủ sử dụng thẻ đã được phép để chuyển ra nước ngoài . + Cho phép các ngân hàng thương mại của Việt nam được linh hoạt áp dụng một số những ưu điểm nhất định ( trong khuôn khổ luật pháp cho phép) để đảm bảo tính cạnh tranh của các loại thẻ mà ngân hàng của Việt nam phát hành so với thẻ do ngân hàng nước ngoài phát hành . Tóm lại, để nghiệp vụ thẻ tín dụng phát triển ở Việt nam, Ngân hàng nhà nước cần sớm kịp thời đưa ra những văn bản qui ước về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc phát hành và thanh toán thẻ, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ triệt để các qui định hiện hành của nhà nước trong lĩnh vực quản lý ngoại hối. 2.2. Hoạch định các chiến lược chung về thẻ cho toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại tránh sự cạnh tranh vô ích. Ngân hàng Nhà Nước đóng vai trò to lớn trong việc định hướng chiến lược trung cho các NHTM thực hiện dịch vụ thẻ để tạo ra sự thống nhất về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh giữa các Ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ trong cả nước. Cùng với NHNN, hiệp hội các Ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam ra đời đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Hiệp hội các Ngân hàng thanh toán hẻ thường xuyên làm việc với NHNN và duy trì mối quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển thẻ ở Việt Nam. Hội cũng đã thu hút gần hết các Ngân hàng thực hiện dịch vụ thẻ ở Việt Nam tham gia, thống nhất mức phí, áp dụng chính sách chung nhằm mục đích đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các Ngân hàng và thị trường thẻ cạnh tranh lành mạnh. Hội nắm bắt được khó khăn, thuận lợi của các Ngân hàng trong hiệp hội về phát hành và thanh toán thẻ để cùng nhau đề ra các giải pháp khắc phục, bước đầu thực hiện tiêu chí diễn đàn hợp tác, trao đổi kinh nghiệm của các Ngân hàng thanh toán thẻ tại Việt Nam. - 69 - Thông qua hiệp hội, NHNN có thể áp dụng những chính sách chung của mình cho hoạt động thẻ như: hoạch định chiến lược khi thác thị trường thúc đẩy việc phát hành, thanh toán thẻ, ứng dụng công nghệ thẻ đã đang và sẽ phát triển trên thị trường thế giới và khu vực. 2.3. Có chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh thẻ. NHNN cần khuyến khích các ngân hàng không ngại đầu tư mở rộng dịch vụ thẻ bằng việc trợ giúp các ngân hàng trong nước trong việc phát triển nghiệp vụ thẻ để tạo điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm quy chế hoạt động thẻ. NHNN cần cho phép các NHTM thành lập quỹ dự phòng rủi ro cho nghiệp vụ thẻ, thành lập bộ phận quản lý phòng ngửauỉ ro chung cho các NHPH, NHTT thẻ nằm trong trung tâm phòng ngừa rủi ro NHNN. NHNN thường xuyên tổ chức những khoá học, hội thảo,trao đổi kinh nghiệm về thẻ cho các NHTM cùng tham gia, giới thiểu để các NHTM thu thập thông tin, tài liệu chuyên đề về thẻ, cùng các NHTM trao đổi kinh nghiệm, giải quyết khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện. Cho phép NHTM Việt Nam được áp dụng linh hoạt một số ưu đãI nhất định để đảm bảo tính cạnh tranh của các loại thẻ do Ngân hàng Việt Nam phát hành so với các loại thẻ của các ngân hàng nước ngoài hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành. Ngân hàng Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các đề án, tính toán hiệu quả kinh tế và vốn đầu tư để trên cơ sở đó huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực thẻ. 3. Kiến nghị với Nhà nước: 3.1. Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tội phạm Cùng với việc phát triển của thẻ tín dụng là sự xuất hiện một loại tội phạm gian lận và giả mạo thẻ tín dụng .Đây là một loại tội phạm mới trong thời đại điện tử với kỹ thuật cao, rất khó phát hiện thủ phạm . - 70 - ở Việt nam chưa có rủi ro phát sinh nhưng với tốc độ phát triển như hiện nay luôn đặt các ngân hàng kinh doanh thẻ trước nguy cơ bị tấn công. Trong khi đó chúng ta lại chưa có chế tài pháp luật điều chỉnh các hành vi giả mạo thẻ . Vì vậy, ngay từ bây giờ cần có định hướng cho công tác chống tội phạm trện lĩnh vực ngân hàng, đồng thời cần phải phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an kinh tế và cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol. 3.2. Đầu tư kỹ thuật và hạ tầng cơ sở : ở Việt Nam dịch vụ thẻ còn hết sức mới mẻ. Việc thực hiện nghiệp vụ thẻ còn đang chập chững dựa trên hệ thống thiết bị chưa hiện đại. Nhằm nâng cao hiệu quả mở rộng thị trường thẻ tín dụng, chúng ta phải hiện đại hoá hệ thống phục vụ thanh toán để theo kịp các nước trong khu vực. Hiện nay chúng ta phải nhập thẻ trắng từ nước ngoài nên giá thẻ của ta đắt hơn các nước khác: 10USD/ thẻ.do cơ sở vật chất của ta còn thấp nên chưa thể tự sản xuất được thẻ. Tuy nhiên trong tương lai, khi mà sử dụng thẻ trở nên thông dụng thì không thể tiếp tục nhập thẻ trắng như bây giờ. Nhà nước cần có chính sách đầu tư hợp lý cho hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ phục vụ thanh toán, phát hành thẻ. Sở dĩ phải đầu tư hợp lý vì công nghệ thông tin đang phát triển rất nhanh, nhiều kỹ thuật tiên tiến cách đây vài năm đã trở nên lỗi thời. Công nghệ ứng dụng cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Thực tiễn cho thấy trước đây nhiều ngân hàng nước ngoài đã bỏ ra những khoản đầu tư khổng lồ để phát triển hệ thống đầu cuối sử dụng thẻ từ, khi thẻ thông minh thay thế, sự thay đổi gây ra tổn thất rất lớn.Với lợi thế của người đi sau, chúng ta có điều kiện tiếp thu những công nghệ mới nhất. Bởi vậy Nhà nước và các ngân hàng kinh doanh thẻ cần phát triển hệ thống máy móc đầu cuối theo hướng tương thích với hệ thống thế giới. 3.3. Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định. Một môi trường kinh tế xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển kinh tế và phát triển thẻ cũng không nằm ngoài qui luật đó. Kinh tế xã hội ổn định và phát triển thì đời sống nhân dân mới được nâng cao để ngày càng có nhiều người sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ. Đất - 71 - nước phát triển, quan hệ quốc tế được mở rộng thì ngành ngân hàng nói riêng mới hiện đại hoá được công nghệ thanh toán. 3.4. Đầu tư cho hệ thống giáo dục. Đầu tư cho hệ thống giáo dục là đầu tư phát triển nhân tố con người. Vấn đề này năm trong chiến lược phát triển chung của mỗi quốc gia. Một quốc gia có trình độ dân trí cao thì việc sử dụng các sản phẩm văn minh như thẻ sẽ là điều hiển nhiên. Muốn có được một đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển, đặc biệt trong một ngành áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào bậc nhất như ngân hàng thì cần có một đường lối chỉ đạo của nhà nước. Tóm lại, sự hỗ trợ của Nhà nước là hết sức quan trọng đối với mọi ngành, mọi cấp. Đối với ngành ngân hàng cũng vậy, nếu chính phủ quan tâm và hỗ trợ mạnh mẽ thì hoạt động kinh doanh thẻ sẽ ngày càng phát triển. - 72 - Kết luận Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Nó không chỉ cung cấp cho người sử dụng nhiều tiện ích, mang lại lợi nhuận cho khách hàng và ngân hàng mà còn giảm chi phí giao dịch cho nền kinh tế. Điều đó khiến cho thẻ tín dụng ngày càng trở nên phổ biến ở khắp các quốc gia trên thế giới. Mặc dù hiện nay sự phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta không vì thế mà phủ nhận nó, mà ngược lại nên khách quan nhìn nhận rằng thanh toán thẻ là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Kinh doanh thẻ là một dịch vụ không thể thiếu được đối với những Ngân hàng hiện đại, nó góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Trong tương lai không xa, chắc chắn thẻ tín dụng sẽ đi vào đời sống và sẽ trở thành thói quen trong chi tiêu của mọi người. Thẻ tín dụng sẽ góp phần làm cho phương thức thanh toán của chúng ta trở nên văn minh hơn. Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương từ khi thành lập đến nay cũng đã gần 20 năm hoạt động. Đây là một Chi nhánh có nguồn vốn lớn, đội ngũ nhân viên có trình độ, luôn áp dụng những công nghệ ngân hàng hiện đại, dịch vụ ngân hàng rất đa dạng.. đã tạo được lợi thế cạnh tranh và uy tín rất cao trên địa bàn Thủ đô. Bởi vậy, việc triển khai kinh doanh dịch vụ thẻ sẽ hứa hẹn rất phát triển trong tương lai gần. Muốn đạt được những kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng trong thời gian tới, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cần phải xác định được những khó khăn tồn tại, khó khăn của mình để từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục thích hợp. Ngoài ra, các kiến nghị với NHNTVN, với NHNN và với Chính phủ cũng rất cần thiết để cho phương thức thanh - 73 - toán bằng thẻ ngày càng mở rộng và phát triển trong đởi sống kinh tế xã hội hiện nay. Tài liệu tham khảo 1. Tạp chí Ngân hàng chuyên đề số6/2003,số năm 2004 2. Tạp chí Ngân hàng Thủ đô năm 2004 3. Tạp chí tin học ngân hàng năm 2003, năm 2004 4. Báo cáo thường niên năm 2002, 2003 của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 5. Báo cáo tổng kết công tác năm 2003, 2004 của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. - 74 - 6. Văn bản phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của ngân hàng Ngoại thuơng Việt Nam 7. Ngân hàng thương mại- Edward W. Reed & Eward K.Gille 8. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại-David Cox- Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tốt nghiệp- Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.pdf
Luận văn liên quan