Giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên dưới hình thức trắc nghiệm khách quan

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Đánh giá kết quả học tập là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo. Việc đánh giá có chất lượng là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý giáo dục ở nước ta hiện nay. Từ năm 1994, Bộ giáo dục và Đào tạo chủ trương đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng hình thức trắc nghiệm nhằm nâng cao chất lượng đánh giá. Hiện nay nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã triển khai áp dụng việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Việc đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay chưa được tiến hành một cách bài bản: Việc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm theo qui trình chuẩn hoá còn là một vấn đề mà nhiều trường chưa làm được, khâu tổ chức thực hiện còn nhiều vấn đề . Từ nhiều năm nay, Trường trung cấp y tế Đồng Tháp đã thực hiện việc đánh giá kết quả học tập bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Các môn học đã được áp dụng thi hết môn bằng câu hỏi trắc nghiệm. Tuy nhiên số lượng các test của từng môn học chưa nhiều và chưa tiến hành xác định chất lượng một cách có hệ thống và chưa được soạn thảo theo quy trình chuẩn hoá. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài một số giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên dưới hình thức trắc nghiệm khách quan ở trường TCYT Đồng Tháp. 2.Mục đích nghiên cứu: Nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên thông qua tmột số giải pháp tổ chức đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. 3.Khách thể- Đối tượng: *Khách thể nghiên cứu: Quá trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên. *Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng hình thức trắc nghiệm khách quan ở trường TCYT Đồng Tháp. 4.Giả thuyết khoa học: Nếu các giải pháp đề xuất được áp dụng thì có thể nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. 5.Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1.Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận: Hệ thống hóa kiến thức liên quan định hướng cho việc nghiên cứu. 5.2.Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiển: Phản ánh thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng hình thức trắc nghiệm khách quan ở các môn học do bộ môn điều dưỡng trường TCYT quản lý. 5.3.Xây dựng và đề xuất giải pháp. 6.Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này chỉ tiến hành nghiên cứu quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở các môn học do bộ môn điều dưỡng trường TCYT quản lý. 7.Phương pháp nghiên cứu: 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá, các tài liệu có liên quan đến đề tài. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát: Quan sát cách tổ chức thực hiện việc kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ, hết môn học. - Phương pháp điều tra: Sử dụng các bộ phiếu điều tra đối với học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý để phân tích thực trạng công tác kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên dưới hình thức trắc nghiệm khách quan. - Phương pháp thực nghiệm: thăm dò tính khả thi của các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh dưới hình thức trắc nghiệm khách quan. 7.3.Phương pháp thống kê toán học: để xử lý số liệu. 8. Đóng góp của đề tài: - Phản ánh thực trạng đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan. - Đề ra các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. 9.Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần lớn: Phần mở đầu, nội dung và phần kết luận. Sau phần kết luận là tài liệu tham khảo và phụ lục. Mở đầu: Bao gồm các yêu cầu chung của đề tài. Nội dung: Gồm 3 chương - Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài. - Chương II: Cơ sở thực tiển. - Chương III: Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên dưới hình thức trắc nghiệm khách quan ở trường TCYT Đồng Tháp. Kết luận:

doc86 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4509 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên dưới hình thức trắc nghiệm khách quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42,86 54,29 0 2,86 63,64 36,36 0 0 4 Tổ chức thực hiện 65,71 31,43 0 2,86 63,64 36,36 0 0 5 Đối chiếu thông tin thu được: kết quả bài kiểm tra với mục tiêu 34,29 57,11 5,71 2,86 36,36 45,45 18,18 0 6 Hình thành những qui định cuối cùng: cho điểm, xếp hạng 65,71 31,43 0 2,86 72,73 27,27 0 0 Nhận định b.8: Bảng 9: Bảng 9: Khảo sát việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra – đánh giá học sinh TT Nội dung Mức độ thực hiện Giáo viên Cán bộ quản lý Tốt Khá TB Kém Tốt Khá TB Kém 1 Công tác chuẩn bị: - Đề thi: được chọn ngẫu nhiên từ bộ câu hỏi trắc nghiệm. 34,29 37,14 25,7 2,86 27,27 45,45 27,27 0 -Phân công giáo viên coi thi, kiểm tra: ngẫu nhiên 68,57 22,86 2,86 5,71 54,55 36,36 0 9,09 - Phòng thi: đủ chỗ ngồi theo qui định (khoảng cách giữa 2 học sinh là 1m) 51,43 34,29 8,57 5,71 63,64 27,27 0 9,09 - Sinh hoạt quy chế thi, kiểm tra. 74,29 22,86 0 2,86 63,64 36,36 0 0 - Số lượng học sinh trong phòng thi: Không quá 50 học sinh 80 17,14 0 2,86 90,91 9,09 0 0 - Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc thi: đầy đủ, sử dụng tốt. 71,43 20 5,71 2,86 72,73 27,27 0 0 - Tổ chức, giám sát kỳ thi: nghiêm túc 74,29 20 2,86 2,86 72,73 18,18 9,09 0 2 Thực hiện: * Coi thi - kiểm tra: - Tình hình học sinh làm bài trong phòng thi: nghiêm túc, không trao đổi, không gian lận, quay cóp... 25,71 68,57 5,71 0 36,36 54,55 9,09 0 - Tinh thần, trách nhiệm của giáo viên coi thi. 85,71 14,29 0 0 81,82 18,18 0 0 - Tình hình trật tự trong phòng thi: im lặng 28,57 60 11,4 0 36,36 54,55 9.01 0 *Chấm thi: - Bài thi - KT : có rọc phách 80 11,43 2,86 5,71 63,64 9,09 9,09 18,18 - Hai giáo viên chấm 2 vòng độc lập 80 11,43 2,86 5,71 63,64 9,09 9,09 18,18 - Chấm phúc tra: có kết luận 68,57 22,86 2,86 5,71 45,45 27,27 9,01 18,18 - Cho điểm, xếp bậc: theo đúng quy chế 82,86 14,29 2,86 0 81,82 9,09 9,09 0 - Thông báo kết quả cho học sinh: 1tuần - 10 ngày sau thi - kiểm tra. 37,14 60 0 2,86 18,18 72,73 0 9,09 3 Quy chế thi - kiểm tra: - Việc thực hiện quyết định 29: đảm bảo đúng. 77,14 22,86 0 0 72,73 27,27 0 0 - Việc thực hiện quyết định 40: đảm bảo đúng 80 20 0 0 72,73 27,27 0 0 4 Biện pháp để đảm bảo thống nhất công bằng: - Đề thi: bảo mật 94,29 5,71 0 0 90,91 9,09 0 0 - Đáp án: chính xác 68,57 28,57 0 2,86 81,82 18,18 0 0 - Xử lý vi phạm qui chế: học sinh, giáo viên vi phạm quy chế thi - kiểm tra 71,43 25,71 0 2,86 63,64 36,36 0 0 - Tổ chức kiểm tra, giám sát xuyên suốt 68,57 28,57 0 2,86 54,55 45,45 0 0 Nhận định bảng 9: Bảng10: Khảo sát kiến thức của giáo viên về việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Bảng 10: Khảo sát kiến thức GV STT CÂU HỎI CÓ (%) KHÔNG (%) 1 Anh/Chị thường sử dụng loại test nào trong kiểm tra thường xuyên (điểm kiểm tra hệ số 1) của môn học mình phụ trách. - Trắc nghiệm khách quan - Câu hỏi viết truyền thống - Bài tập tình huống - Thảo luận nhóm 48,33 10,00 23,33 18,34 2 Anh/Chị thường sử dụng loại test nào trong kiểm tra định kỳ (điểm kiểm tra hệ số 2) của môn học mình phụ trách. - Trắc nghiệm khách quan - Câu hỏi viết truyền thống - Bài tập tình huống - Thảo luận nhóm 70,45 11,37 15,91 2,27 3 Anh/Chị thường sử dụng loại test nào trong kiểm tra hết môn (điểm kiểm tra hệ số 2) của môn học mình phụ trách. - Trắc nghiệm khách quan - Câu hỏi viết truyền thống - Bài tập tình huống - Thảo luận nhóm 83,78 8,11 8,11 0,00 4 Anh/ Chị thường phản hồi kết quả điểm cho học sinh sau mỗi lần kiểm tra là: - 1 tuần - 2 tuần - 3 tuần - Không thời hạn 60,00 34,29 0,00 5,71 5 Sau mỗi lần kiểm tra Anh/Chị có phản hồi với học sinh về những kiến thức mà học sinh vấp phải, cần bổ sung? 94,29 5,71 6 Sau mỗi lần kiểm tra Anh/Chị có điều chỉnh lại test đánh giá không? 97,14 2,86 7 Sau mỗi lần kiểm tra Anh/Chị có điều chỉnh lại nội dung, phương pháp giảng dạy không? 91,43 11,43 8 Khi soạn các câu hỏi TNKQ để kiểm tra- đánh giá Anh/Chị có dựa vào mục tiêu, nội dung bài học, môn học không? 100 0,00 9 Bộ câu hỏi đánh giá môn học của Anh/Chị có phủ kín hết mục tiêu của từng bài học không? 94,29 5,71 10 Theo Anh/Chị giữa 2 hình thức kiểm tra- đánh giá bằng trắc nghiệm và hình thức bài viết truyền thống, với hình thức nào mất thời gian nhiều hơn? Trắc nghiệm. Truyền thống 40 60 11 Theo Anh/Chị chúng ta có nên kết hợp kiểm tra đánh giá với 2 hình thức TNKQ và bài viết truyền thống cho cùng một môn học không? 31,43 68,58 12 Sau mỗi lần kiểm tra - đánh giá, Anh/Chị có kế hoạch bổ sung những kiến thức hỏng cho học sinh không? 82,86 17,14 13 Anh/Chị có thử nghiệm bộ test đánh giá của mình trước khi cho kiểm tra ở lớp không? 48,57 51,43 14 Bộ test đánh giá của Anh/Chị có được nghiệm thu ở bộ môn trước khi cho kiểm tra ở lớp không? 62,86 37,14 Nhận định bảng 10: -Trong kiểm tra thường xuyên, giáo viên sử dụng hình thức TNKQ (48,33%), câu hỏi viết truyền thống(10%), bài tập tình huống (23,33%), thảo luận nhóm(18,33%), nhìn chung đa số giáo viên áp dụng việc đánh bằng phương pháp tích cực. -Đa số giáo viên sử dụng hình thức TNKQ trong kiểm tra định kỳ (70-45%), bài tập tình huống (15,91%). -Trong kiểm tra hết môn giáo viên sử dụng hình thức trắc nghiệm là(83,78%), số còn lại sử dụng hình thức câu hỏi viết truyền thống là ở các môn học như pháp luật, chính trị… -Đa số giáo viên không có thử nghiệm các test của mình khi xây dựng bộ câu hỏi (51,43%). -Phần lớn bộ câu hỏi của giáo viên chưa được nghiệm thu ở bộ môn (62,86%). -Sau khi kiểm tra phần lớn giáo viên phản hồi kết quả cho học sinh là 1 tuần (60%), 2 tuần (34,29%) -Sau mỗi lần đánh giáo viên đều có điều chỉnh lại các tests đánh giá của mình (97,14%). -Nhìn chung giáo viên đa số sử dụng hình thức TNKQ trong đánh giá kết quả học sinh, Bảng 11: Khảo sát nhận thức của sinh viên về việc kiểm tra - đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm Bảng 11: Khảo sát nhận thức của sinh viên về việc kiểm tra - đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm STT CÂU HỎI CÓ (%) KHÔNG (%) 1 Anh/Chị có thích làm kiểm tra với hình thức trắc nghiệm không? 100 0,00 2 Anh/Chị thường nhận được điểm kiểm tra sau thời gian là bao lâu? - 1 tuần - 2 tuần - 3 tuần - Không thời hạn 21,82 21,82 7,27 49,09 3 Anh/Chị có nhận được thông tin phản hồi về bài kiểm tra (phân tích những điểm đúng sai, thiếu sót...) từ giáo viên sau những lần làm kiểm tra không? 16,36 83,64 4 Sau mỗi lần làm kiểm tra- đánh giá có giúp cho các Anh/Chị học tích cực, học tốt hơn không? 80 20 5 Các câu hỏi kiểm tra - đánh giá đã được giáo viên cho kiểm tra có phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học mà Anh/ Chị được học không? 89,09 10,90 6 Trước khi kiểm tra - đánh giá, Anh/Chị có được giáo viên hướng dẫn đề cương môn học không? 58,18 41,82 7 Trước khi làm bài kiểm tra - đánh giá , Anh/Chị có được hướng dẫn cách thức làm bài không? 98,18 1,82 8 Sau kiểm tra đánh giá, Anh/ chị có nhận ra những phần kiến thức còn hỏng không? 90,91 9,09 9 Nếu có nhận ra các kiến thức hỏng , Anh/Chị có dành thời gian để tự bổ sung không? 85,45 14,54 10 Sau mỗi lần kiểm tra - đánh giá, Anh/Chị có được giáo viên bổ sung những kiến thức hỏng không? 40 60 11 Theo Anh/Chị các đề thi đã được kiểm tra đạt ở mức độ nào? Dễ Trung bình Khó 0,00 41,82 51,18 Nhận định bảng 11: CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN DƯỚI HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Ở TRƯỜNG TCYT ĐỒNG THÁP. Để xây dựng các giải pháp, ngoài việc dựa trên thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết học tập, chúng tôi còn tiến hành khảo sát ý kiến của các chuyên gia. Kết quả cho thấy, các nhà quản lý, các nhà khoa học đều tán thành và thống nhất cao những giải pháp cơ bản sau đây: - Tổ chức soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm theo qui trình chuẩn hoá. - Tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện qui trình kiểm tra - đánh giá. - Thành lập bộ phận kiểm định chất lượng đào tạo. - Kết hợp quá trình đánh giá với tự đánh giá - Hỗ trợ công nghệ cho các hoạt động trắc nghiệm 3.1.Các giải pháp : 3.1.1.Tổ chức soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm theo qui trình chuẩn hoá: gồm 9 bước. 1.Xác định nội dung chi tiết của môn học và các mức trí năng tương ứng mong muốn thí sinh đạt được liên quan đến các phần nội dung đó. Để thực hiện bước này, một trong các cách thông dụng là xây dựng một ma trận kiến thức đối với môn học ( cách xác định trọng số cho một môn học) 2.Phân công cho các giáo viên, mỗi người chế tác một số câu trắc nghiệm theo các yêu cầu cụ thể về nội và mức trí năng đã xác định, tuỳ theo sở trường của từng người, sao cho tổng số câu hỏi chế tác được sẽ phủ kín ma trận kiến thức. 3.Trao đổi trong nhóm đồng nghiệp. Kinh nghiệm cho thấy việc trao đổi này rất quan trọng, giúp tác giả phát hiện và sửa chữa được nhiều sai sót mà bản thân không cảm thấy vì những đường mòn trong suy nghĩ của người chế tác. 4.Tổ chức đọc duyệt, biên tập và đưa các câu hỏi trắc nghiệm lưu vào kho dữ liệu trong máy vi tính. 5.Lập các đề trắc nghiệm thử và tổ chức trắc nghiệm thử trên các nhóm thí sinh, các nhóm này là các mẫu đại diện cho tổng thể đối tượng thiết kế. 6.Chấm và phân tích thông kê các kết quả trắc nghiệm thử để định cỡ các câu hỏi trắc nghiệm. 7.Xử lý các câu hỏi trắc nghiệmchất lượng kém: hoặc là sửa đổi tu chỉnh, hoặc là loại bỏ nếu chất lượng quá kém không thể sửa đổi được. 8.Khi đã yên tâm về số lượng và chất lượng các câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, có thể thiết kế các đề trắc nghiệm cho các kỳ thi chính thức. 9.Sau khi tổ chức thi chính thức cũng tiến hành phân tích kết quả trắc nghiệm như ở kỳ thi trắc nghiệm thử. Quá trình này nhằm hai mục tiêu. Một là, thu được kết quả của kỳ thi. Hai là, phát hiện các hỏi trắc nghiệm xấu để tu chỉnh và tiếp tục đưa vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. Lưu ý: - Bộ test phải bao hàm toàn bộ nội dung học tập, không bỏ sót các mục tiêu. - Mọi test đều phải tách ra độc lập được (để tạo điều kiện cấu trúc ngẫu nhiên các đề thi). - Tính chính xác của đáp án. - Các test không trùng ý, không gợi ý lẫn nhau. - Loại bỏ các test quá thô thiển, quá dễ, khó hiểu hoặc có thể hiểu theo nhiều cách. - Rút kinh nghiệm sau mỗi lần sử dụng. - Loại bỏ và bổ sung hàng năm. Với quy trình chuẩn hóa trên giúp giáo viên có thể xây dựng cho mình bộ câu hỏi trắc nghiệm chuẩn hóa để sử dụng trong việc đánh giá tổng kết môn học. 3.1.2 Xây dựng điển hình bảng trọng số cho môn học điều dưỡng bệnh truyền nhiễm: a. Xây dựng bảng trọng số chung: Để xây dựng bảng trọng số cho môn học điều dưỡng nhiễm căn cứ vào số tiết quy định, khối lượng kiến thức của từng bài học, tỉ lệ giữa các loại kiến thức, những kiến thức cần cho giảng dạy môn học. Phân tích nội dung kiến thức qua các bài học của môn điều dưỡng nhiễm ở trường trung cấp y tế Đồng Tháp: Bài 1.Đại cương bệnh truyền nhiễm, bài này đề cặp đến các thời kỳ diễn biến lâm sàng của bệnh truyền nhiễm, các nhóm bệnh truyền nhiễm theo đường lây truyền, đặc điểm của bệnh truyền nhiễm, công tác chăm sóc người bệnh khoa truyền nhiễm. Đây là bài quan trọng của môn học, cung cấp kiến thức chung làm nền tảng cho việc giảng dạy toàn bộ giáo trình môn học. Xây dựng 60 câu cho bài này. Bài 2.Hội chứng nhiễm trùng và chăm sóc sốc nhiễm trùng, trình bày định nghĩa của hội chứng nhiễm trùng, sốc (choáng) nhiễm trùng,các nguyên nhân gây sốt, cách xử trí khi người bệnh bị sốt và các biểu nhiện lâm sàng của choáng nhiễm trùng. Bài này phân phối 2 tiết, dự kiến xây dựng 30 câu hỏi. Bài 3.Chăm sóc người bệnh thương hàn, trình bày một số đặc điểm căn nguyên và dịch tễ học của bệnh thương hàn, mô tả các triệu chứng của thời kỳ khởi phát và toàn phát của bệnh thương hàn, các biến chứng cách dự phòng bệnh thương hàn và lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh thương hàn. Để lập được kế hoạch chăm sóc học sinh phải vận dụng kiến thức về bệnh học, chăm sóc, thuốc, nhận định tình trạng bệnh rồi từ đó mới đưa ra kế hoạch chăm sóc phù hợp trên bệnh nhân đó. Bài này phân phối 2tiết, dự kiến xây dựng từ 20 – 30 câu hỏi. Bài 4.Chăm sóc người bệnh dịch tả, trình bày bệnh học, dịch tễ học, điều trị bệnh, cách phòng bệnh dịch tả và lập kế hoạch chăm sóc bệnh dịch tả. Trong bài này cần chú ý đến nguồn bệnh và đường truyền nhiễm và cách dự phòng, bởi vì đây là một bệnh lây lan qua đường nước, phân, thực phẩm..., rất là nhanh chóng. Cần phải tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia chống dịch. Xây dựng 20 – 30 câu hỏi. Bài 5.Chăm sóc người bệnh lỵ trực trùng - lỵ amip, trình bày bệnh học, dịch tễ học, cách phòng bệnh lỵ, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân lỵ. Xây dựng 30 câu hỏi tập trung vào đường lây truyền của bệnh. Bài 6.Chăm sóc người bệnh bạch hầu, trình bày bệnh học, dịch tễ học, điều trị và cách phòng bệnh bạch hầu, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. Bài này chú ý đến cách phòng bệnh bằng cách tiêm ngừa vaccin đầy đủ đừng để bệnh xãy ra, mức độ bệnh rất trầm trọng dễ tử vong. Bài này phân phối 2 tiết, dự kiến xây dựng 30 câu hỏi. Bài 7.Chăm sóc người bệnh ho gà, trình bày bệnh học, dịch tễ học, điều trị, cách phòng bệnh ho gà, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ho gà. Xây dựng 30 câu hỏi tập trung vào đường lây truyền, cách phòng bệnh của bệnh. Bài 8.Chăm sóc người bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira, trình bày bệnh học, dịch tễ học, điều trị và cách phòng bệnh Leptopira, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Leptopira. Xây dựng 15-20 câu hỏi tập trung vào dịch tễ học. Bài 9.Chăm sóc người bệnh uốn ván, trình bày bệnh học, dịch tễ học, cách phòng bệnh uốn ván, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân uốn ván. Chú ý bài này về cách phòng ngừa, nên tiêm ngừa đầy đủ đừng để bệnh xãy ra, rất khó điều trị, tử vong cao. Cách chăm sóc bệnh này cũng rất đặc biệt, lưu ý bệnh dễ tử vong trong cơn co giật. Xây dựng 30 câu hỏi tập trung vào cách chăm sóc và phòng bệnh. Bài 10.Chăm sóc bệnh viêm não Nhật Bản B, trình bày bệnh học, dịch tễ học, điều trị và cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản B. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm não Nhật Bản B. Bài này lưu ý học sinh bệnh này lây qua đường máu do muỗi truyền bệnh. Xây dựng 30 câu hỏi tập trung vào đường lây truyền của bệnh. Bài 11.Chăm sóc người bệnh viêm màng não mủ, trình bày bệnh học, dịch tễ học, điều trị và cách phòng bệnh viêm màng não mủ , lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não mủ. Bài này lưu ý học sinh bệnh hay phát thành dịch và lây qua đường hô hấp. Bài này 2tiết, xây dựng 30 câu hỏi. Bài 12.Chăm sóc người bệnh viêm gan virus. Trình bày bệnh học, dịch tễ học, điều trị và cách phòng bệnh viêm gan virus, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh viêm gan virus. Bài này lưu ý học sinh hiện nay tỉ lệ mắc bệnh này ở Việt Nam rất cao, bệnh lây lan dữ dội qua rất nhiều đường. Xây dựng 30 câu hỏi. Bài 13: Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết, trình bày bệnh học, dịch tễ học, phương pháp điều trị và dự phòng bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết. Bài này lưu ý học sinh phân biệt được sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue bởi vì bệnh cảnh sốt xuất huyết Dengue trầm trọng hơn, nguy hiểm hơn; muỗi là trung gian truyền bệnh chủ yếu do đó mức độ lây lan nhanh chóng vì vậy nên vận động cộng đồng cùng tham gia chống dịch. Xây dựng bài này 30 câu hỏi. Bài 14.Chăm sóc người bệnh bại liệt. Trình bày bệnh học, dịch tễ học, điều trị và cách phòng bệnh bại liệt, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh bại liệt. Lưu ý học sinh bệnh này để lại di chứng nặng nề, nên chú ý cách phòng ngừa bằng vaccin bại liệt. Bài này dự kiến xây dựng 30 câu hỏi. Bài 15.Chăm sóc người bệnh thuỷ đậu, trình bày bệnh học, dịch tễ học, điều trị và cách phòng bệnh thuỷ đậu, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh thuỷ đậu. Bài này phân phối 2 tiết, xây dựng 30 câu hỏi. Bài 16.Chăm sóc người bệnh cúm, vấn đề cơ bản của bài này là đề cập đến phần bệnh học, dịch tễ học, phương pháp điều trị, các phòng bệnh cúm, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cúm. Lưu ý vấn đề lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, nôn cách ly người bệnh. Bài này phân phối 2 tiết, xây dựng 30 câu hỏi. Bài 17.Chăm sóc người bệnh quai bị, vấn đề cơ bản của bài này là đề cập đến phần bệnh học, dịch tễ học, phương pháp điều trị, các phòng bệnh cúm, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân quai bị. Xây dựng 30 câu hỏi cho bài này. Bài 18.Chăm sóc người bệnh sởi, trình bày bệnh học, dịch tễ học, điều trị và cách phòng bệnh sởi, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh sởi. Bài này phân phối 2 tiết, xây dựng 30 câu hỏi tập trung cho vấn đề phong bệnh, bởi vì bệnh này không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bài 19.Nhiễm HIV/ AIDS và chăm sóc người bệnh AIDS, trình bày định nghĩa AIDS, phương thức lây truyền chủ yếu của HIV, mô tả các hình ảnh lâm sàng chủ yếu của HIV, trình bày các biện pháp phòng lây nhiễm HIV và đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh AIDS. Lưu ý học sinh vấn đề đây là căn bệnh thế kỷ, mang tính chất cộng đồng; khi chăm sóc người bệnh phải chú ý đến vấn đề bảo vệ tránh lây nhiễm cho bản thân và người khác; cần có tổ chức động viên người nhiễm HIV biết giữ gìn sức khoẻ, không làm lây lan cho người khác và hổ trợ để họ hoà nhập với cộng đồng. Bài này phân phối 4 tiết, do đó xây dựng từ 40 -60 câu hỏi. Bài 20: Chăm sóc người bệnh sốt rét, trình bày bệnh học, dịch tễ học, điều trị và cách phòng bệnh sốt rét, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh sốt rét. Bài này xây dựng 30 câu hỏi tập trung vào vấn đề phòng bệnh và cách chăm sóc. Bài 21: Chăm sóc người bệnh dại, trình bày bệnh học, dịch tễ học, điều trị và cách phòng bệnh dại, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh dạy. Bài này xây dựng 30 câu hỏi. Bảng 1: Bảng trọng số chung cho môn học điều dưỡng bệnh truyền nhiễm. Bài học Nội dung bài Thời gian Câu hỏi dự kiến 1 Đại cương bệnh truyền nhiễm 4 LT 40 - 60 2 Hội chứng nhiễm trùng và chăm sóc sốc nhiễm trùng 2LT 20 - 30 3 Chăm sóc người bệnh thương hàn 2LT 20 - 30 4 Chăm sóc người bệnh dịch tả 2LT 20 - 30 5 Chăm sóc người bệnh lỵ trực trùng - lỵ amip 2LT 20 - 30 6 Chăm sóc người bệnh bạch hầu 2LT 20 - 30 7 Chăm sóc người bệnh ho gà 2LT 20 - 30 8 Chăm sóc người bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira 1LT 10 - 15 9 Chăm sóc người bệnh uốn ván 2LT 20 - 30 10 Chăm sóc người bệnh viêm não Nhật Bản B 2LT 20 - 30 11 Chăm sóc người bệnh viêm màng não mủ 2LT 20 - 30 12 Chăm sóc người bệnh viêm gan virus 2LT 20 - 30 13 Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết 2LT 20 - 30 14 Chăm sóc người bệnh bại liệt 2LT 20 - 30 15 Chăm sóc người bệnh thuỷ đậu 2LT 20 - 30 16 Chăm sóc người bệnh cúm 2LT 20 - 30 17 Chăm sóc người bệnh quai bị 2LT 20 - 30 18 Chăm sóc người bệnh sởi 2LT 20 - 30 19 Nhiễm HIV/ AIDS và chăm sóc người bệnh AIDS 4LT 40 - 60 20 Chăm sóc người bệnh sốt rét 2LT 20 - 30 21 Chăm sóc người bệnh dại 2LT 20 - 30 Tổng 45 450 - 675 b.Xây dựng bảng trọng số chi tiết cho từng bài. Các nhà soạn câu hỏi trắc nghiệm thường dựa theo bậc thang nhận thức của Bloom B. (1956). Có nhiều tác giả đã đề nghị cải tiến thang đo này, để dễ dàng hơn trong việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm nên chỉ chia làm ba mức nhận thức: mức 1: tái hiện (nhớ lại, nhận biết), mức 2: hiểu và áp dụng, mức 3: suy luận và sáng tạo. Trên cơ sở đó, dựa vào nội dung kiến thức phân tích, căn cứ vào số lượng các loại kiến thức của từng tiểu mục, các vấn đề nội dung cần chuyển tải và rèn luyện khả năng tư duy, xây dựng bảng trọng số chi tiết cho từng bài của môn học điều dưỡng bệnh truyền nhiễm ở trường trung cấp y tế Đồng Tháp theo bảng 2. Bảng 2: Bảng trọng số chi tiết cho môn học điều dưỡng bệnh truyền nhiễm. Bài (1) Mục (2) Nội dung cần trắc nghiệm (3) Các mức độ nhận thức đo được Tái hiện (4) Hiểu - áp dụng (5) Suy luận, sáng tạo (6) 1.Đại cương bệnh truyền nhiễm 1 Định nghĩa 1 1 2 Diễn biến lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát. - Thời kỳ toàn phát. - Thời kỳ lui bệnh - Thời kỳ lại sức. 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Diễn biến dịch tễ: - Khối cảm thụ. - Nguồn nhiễm. - Đường vào. - Đường ra. 2 2 2 4 2 2 2 4 3 Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm. - Dịch tễ - Lâm sàng - Xét nghiệm - Điều trị thăm dò 2 2 1 1 4 Đặc điểm chăm sóc bệnh truyền nhiễm - Đặc điểm khoa truyền nhiễm 2 1 Yêu cầu về tổ chức và lề lối làm việc - Mặt điều trị - Mặt tổ chức - Chế độ công tác tại khoa truyền nhiễm 1 1 5 1 5 Công tác chăm sóc người bệnh tại khoa truyền nhiễm: - Tổ chức tiếp đón người bệnh và phân loại - Lập và hoà chỉnh hồ sơ - Lập kế hoạch chăm sóc - Chăm sóc 1 1 1 1 1 Cộng 34 25 1 2.Hội chứng nhiễm trùng sốc nhiễm trùng Cộng 1 Định nghĩa 1 2 Sốt: phân loại sốt - Nguyên nhân gây sốt - Xử lý các trường hợp sốt 1 1 1 1 1 1 Tình trạng nhiễm trùng 1 3 Choáng nhiễm trùng: - Định nghĩa - Các vi khuẩn thường gây choáng nhiễm trùng - Cơ chế sinh bệnh. - Lâm sàng: + Dấu hiệu suy tuần hoàn cấp. + Các dấu hiệu kèm theo - Các xét nghiệm sinh học - Các bệnh hay gây choáng và các điều kiện dễ gây xuết hiện choáng. - Các bệnh nội khoa 1 1 1 4 2 1 2 1 1 1 4 Chăm sóc: - Nhận định - Lập KHCH - Thực hiện kế hoạch - Đánh giá 18 1 1 1 1 9 1 1 1 1 5 3.Chăm sóc người bệnh thương hàn 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 1 3 Dịch tễ học 2 1 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát: + Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc + Rối loạn tiêu hoá + Hồng ban + Các triệu chứng khác - Thời kỳ lui bệnh 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 6 Biến chứng 4 2 7 Điều trị 1 8 Dự phòng 2 9 Chăm sóc 1 1 Cộng 20 9 1 4.Chăm sóc người bệnh tả 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 3 Dịch tễ học 1 2 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn - Thời kỳ lui bệnh 1 1 1 1 1 1 1 1 6 Chẩn đoán 1 7 Điều trị - Bồi hoàn nước điện giải - Kháng sinh - Điều trị triệu chứng – dinh dưỡng 1 1 1 1 1 8 Dự phòng 2 2 9 Chăm sóc - Nhận định - Lập kế hoạch - Thực hiện - Đánh giá 2 2 1 Cộng 17 12 1 5.Chăm sóc người bệnh lỵ trực trùng- lỵ amip 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 3 Dịch tễ 2 1 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát 1 1 1 1 1 1 6 Chẩn đoán 1 1 7 Điều trị 1 1 8 Dự phòng 2 2 9 Chăm sóc: - Nhận định. - Lập kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Đánh giá 2 3 4 Cộng 15 11 4 6.Chăm sóc người bệnh bạch hầu 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 3 Dịch tễ 2 1 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát 1 1 1 1 1 1 6 Chẩn đoán 1 1 7 Điều trị 1 1 8 Dự phòng 2 2 9 Chăm sóc: - Nhận định. - Lập kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Đánh giá 2 3 4 Cộng 15 11 4 7.Chăm sóc người ho gà 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 3 Dịch tễ 2 1 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát 1 1 1 1 1 1 6 Chẩn đoán 1 1 7 Điều trị 1 1 8 Dự phòng 2 2 9 Chăm sóc: - Nhận định. - Lập kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Đánh giá 2 3 4 Cộng 15 11 4 8.Chăm sóc người bệnh sốt xoắn khuẩn 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 1 3 Dịch tễ học 1 4 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát 1 1 1 1 1 1 5 Dự phòng 1 1 6 Chăm sóc: - Nhận định. - Lập kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Đánh giá 1 2 1 Cộng 8 6 1 9.Chăm sóc người bệnh uốn ván 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 3 Dịch tễ học 2 1 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát 1 1 1 1 1 1 6 Chẩn đoán 1 1 7 Điều trị 1 1 8 Dự phòng 2 2 9 Chăm sóc: - Nhận định. - Lập kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Đánh giá 2 3 4 Cộng 15 11 4 10.Chăm sóc người bệnh viêm não Nhật Bản 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 3 Dịch tễ học 2 1 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát 1 1 1 1 1 1 6 Chẩn đoán 1 1 7 Điều trị 1 1 8 Dự phòng 2 2 9 Chăm sóc: - Nhận định. - Lập kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Đánh giá 2 3 4 Cộng 15 11 4 11.Chăm sóc người bệnh viêm màng não mủ 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 1 3 Dịch tễ học 2 1 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát 1 1 1 1 1 1 6 Chẩn đoán 1 7 Điều trị 1 1 8 Dự phòng 2 2 9 Chăm sóc: - Nhận định. - Lập kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Đánh giá 2 3 4 Cộng 15 11 4 12.Chăm sóc người bệnh viêm gan virus 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 1 3 Dịch tễ học 2 1 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát 1 1 1 1 1 1 6 Chẩn đoán 1 7 Điều trị 1 1 8 Dự phòng 2 2 9 Chăm sóc: - Nhận định. - Lập kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Đánh giá 2 3 4 Cộng 15 11 4 13.Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 1 3 Dịch tễ học 2 1 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát 1 1 1 1 1 1 6 Chẩn đoán 1 7 Điều trị 1 1 8 Dự phòng 2 2 9 Chăm sóc: - Nhận định. - Lập kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Đánh giá 2 3 4 Cộng 15 11 4 14.Chăm sóc người bệnh bại liệt 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 1 3 Dịch tễ học 2 1 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát 1 1 1 1 1 1 6 Chẩn đoán 1 7 Điều trị 1 1 8 Dự phòng 2 2 9 Chăm sóc: - Nhận định. - Lập kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Đánh giá 2 3 4 Cộng 15 11 4 15.Chăm sóc người bệnh thuỷ đậu 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 1 3 Dịch tễ học 2 1 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát 1 1 1 1 1 1 6 Chẩn đoán 1 7 Điều trị 1 1 8 Dự phòng 2 2 9 Chăm sóc: - Nhận định. - Lập kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Đánh giá 2 3 4 Cộng 15 11 4 16.Chăm sóc người bệnh cúm 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 1 3 Dịch tễ học 2 1 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát 1 1 1 1 1 1 6 Chẩn đoán 1 7 Điều trị 1 1 8 Dự phòng 2 2 9 Chăm sóc: - Nhận định. - Lập kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Đánh giá 2 3 4 Cộng 15 11 4 17.Chăm sóc người bệnh quai bị 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 1 3 Dịch tễ học 2 1 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát 1 1 1 1 1 1 6 Chẩn đoán 1 7 Điều trị 1 1 8 Dự phòng 2 2 9 Chăm sóc: - Nhận định. - Lập kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Đánh giá 2 3 4 Cộng 15 11 4 18.Chăm sóc người bệnh sởi 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 1 3 Dịch tễ học 2 1 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát 1 1 1 1 1 1 6 Chẩn đoán 1 7 Điều trị 1 1 8 Dự phòng 2 2 9 Chăm sóc: - Nhận định. - Lập kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Đánh giá 2 3 4 Cộng 15 11 4 19.Nhiễm HIV/ AIDS và Chăm sóc người bệnh AIDS 1 Định nghĩa 1 2 Các đường lây truyền 3 3 3 Lâm sàng - Giai đoạn nhiễm HIV cấp -Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng - Giai đoạn có biểu hiện lâm sàng: + Giai đoạn lâm sàng 1 + Giai đoạn lâm sàng 2 + Giai đoạn lâm sàng 3 + Giai đoạn lâm sàng 4 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 4 Các xét nghiệm 1 5 Điều trị 1 6 Các biện pháp phòng chống - Phòng chống lây qua đường tình dục - Phòng chống lây qua đường máu. - Phòng chống lây lan qua tiêm chích và các dụng cụ y tế - Làm giảm tác động tiêu cực nhiễm HIV trên cá nhân và cộng đồng. - Phòng nhiễm HIV trong nhân viên y tế 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 1 1 7 Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS 2 2 1 8 Chẩn đoán và can thiệp của điều dưỡng - Ỉa chảy - Buồn nôn và nôn - Sốt - Khó thở - Rối loạn tri thức - Mệt mỏi - Các thương tổn ngoài da 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Cộng 31 26 3 20.Chăm sóc người bệnh sốt rét 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 1 3 Dịch tễ học 2 1 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát 1 1 1 1 1 1 6 Chẩn đoán 1 7 Điều trị 1 1 8 Dự phòng 2 2 9 Chăm sóc: - Nhận định. - Lập kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Đánh giá 2 3 4 Cộng 15 11 4 21.Chăm sóc người bệnh dại 1 Định nghĩa 1 2 Mầm bệnh 2 1 3 Dịch tễ học 2 1 4 Bệnh sinh 1 5 Triệu chứng lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh - Thời kỳ khởi phát - Thời kỳ toàn phát 1 1 1 1 1 1 6 Chẩn đoán 1 7 Điều trị 1 1 8 Dự phòng 2 2 9 Chăm sóc: - Nhận định. - Lập kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Đánh giá 2 3 4 Cộng 353 252 71 Tổng cộng 676 Sau khi xây dựng bảng trọng số cần phân tích tỷ lệ định lượng của các loại kiến thức, các mức nhận thức của các loại câu hỏi được xây dựng. với bảng trọng số chi tiết trên ta có thể nhận xét như sau: Tỷ lệ các câu hỏi đã xây dựng theo mức nhận thức: - Mức tái hiện 353/676 = 50,20% - Mức hiểu áp dụng 252/676 = 37,27% - Mức suy luận sáng tạo 71/676 = 10,53% Như vậy về mặt định lượng (với 1 tiết lý thuyết xây dựng 10-15câu hỏi), tỉ lệ được xây dựng như trên là tương đối hợp lý, bởi vì cần có một dung lượng kiến thức tái hiện nhất định thì mới tư duy đầy đủ và không có sai sót được. Mức hiểu, áp dụng được được xây dựng vừa phải nhằm nâng cao khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh, làm cho quá trình nhận thức bền vững hơn. Còn mức nhận thức cao, có thể xây dựng sử dụng trong dạy bài mới, trong thảo luận và phân loại thí sinh trong kiểm tra đánh giá. 3.1.2. Tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện qui trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học: a. Cơ sở xây dựng qui trình kiểm tra đánh giá: Là mục tiêu, nội dung ghi trong môn học. b. Các bước xây dựng qui trình kiểm tra đánh giá: - Bước 1: Thành lập nhóm chuyên gia gồm các giáo viên dạy cùng môn học để xây dựng qui trình kiểm tra – đánh giá. - Bước 2: Tổ chức tập huấn nhóm chuyên gia. - Bước 3: Tổ chức xây dựng qui trình kiểm tra- đánh giá. - Bước 4: Tổ chức hội thảo, có sự tham gia của giảng viên liên quan đến môn học, sinh viên đã và đang tham gia học môn này. - Bước 5: Sau hội thảo, tổ chức hoàn chỉnh qui trình kiểm tra- đánh giá để nghiệm thu và ban hành. c. Nội dung qui trình kiểm tra- đánh giá: - Xác định mục đích đánh giá. - Xác định mục tiêu đánh giá. - Thiết kế công cụ: đề, bài tập đánh giá. - Tổ chức thực hiện. - Đối chiếu thông tin thu được. - Hình thành những qui định cuối cùng: cho điểm, xếp hạng. d. Thẩm định và ban hành qui trình đánh giá. - Hồ sơ thẩm định. - Tổ chức thẩm định và ban hành. 3.1.3.Thành lập bộ phận kiểm định chất lượng đào tạo: Các thành viên trong bộ phận này nên có các kỹ thuật chuyên nghiệp, các kỹ thuật viên này cần được trang bị những hiểu biết cơ bản của khoa học về đo lường trong giáo dục, biết sử dụng các phần mềm chuyên dụng để phân tích câu hỏi, chấm điểm và thiết kế đề trắc nghiệm. - Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát các kỳ thi, kiểm tra hết môn, thi tốt nghiệp. Sau đó có nhiệm vụ phản hồi kết quả giám sát- kiểm tra cho bộ môn, khoa, ban giám hiệu. - Bộ phận này cần được trang bị các thiết bị hỗ trợ cho việc kiểm tra – đánh giá. - Xây dựng quy trình kiểm định chất lượng đào tạo; tổ chức tự kiểm tra nội bộ theo quy trình; nên tổ chức kiểm định hàng năm để nâng cao chất lượng đào tạo của trường. 3..1.4.Kết hợp quá trình đánh giá với tự đánh giá: Để quá trình đánh giá phát huy tác dụng, giáo viên cần chuyển đánh giá của mình thành quá trình tự đánh giá của sinh viên và cung cấp các thông tin đánh giá một cách rộng rãi cho tất cả những người nào có trách nhiệm đối với chất lượng đào tạo của sinh viên. Để giúp sinh viên tự đánh giá giảng viên cần: - Xây dựng các tiêu chí đánh giá một cách rõ ràng cho sinh viên biết rõ các tiêu chí này. - Dành thời gian để sinh viên tự kiểm tra kết quả làm bài trắc nghiệm của mình và tự cho điểm rồi đánh giá sự hài lòng với kết quả làm bài của mình như thế nào. - Giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện bài trắc nghiệm của sinh viên để xem sinh viên có nắm bắt được những vấn đề gì và những vấn đề gì các em chưa nắm bắt được.Giảng viên đã hài lòng với kết quả giảng dạy của mình như thế nào? - Giáo viên giải thích lại cho sinh viên những điều các em chưa rõ và suy nghĩ về vấn đề cải tiến công tác giảng dạy của mình sắp tới. - Báo cáo với khoa về việc học của sinh viên và đề xuất về vấn đề cải tiến công tác giảng dạy. Xem xét khoa đã hài lòng như thế nào với chất lượng đào tạo sinh viên của các giảng viên. Cuối cùng, đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải: - Là một trò chơi thú vị và có ích mà sinh viên thích thực hiện để kiểm tra kiến thức và kỹ năng các em nắm bắt được và tự mình nâng cao chất lượng học tập của bản thân. - Và điều quan trọng nhất là, thông qua đánh giá kết quả học tập của sinh viên chúng ta có thể đo được chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng này đã làm hài lòng các khách hàng ( sinh viên, giáo viên, cộng đồng...) Hình thức này nên sử dụng trong đánh giá tiến trình thì phù hợp hơn 3.1.5.Hỗ trợ công nghệ cho các hoạt động trắc nghiệm: Như chúng ta đã thấy rõ, đo lường trong giáo dục không phải là một động đơn giản có thể thực hiện từ kinh nghiệm thô sơ mà là một khoa học thật sự. muốn áp dụng khoa học này vào giáo dục cần phải nắm được các công nghệ tương ứng, áp dụng đúng sẽ thu được các số liệu đo lường chính xác, dẫn đến các quyết định đúng đán, áp dụng sai sẽ thu được các số liệu đo lường sai lệch, dẫn đến các quyết định sai lầm. Có một điều đáng buồn và rất không may là đôi khi người ta không “cảm nhận được” các số liệu đo lường là sai lệch nếu không áp dụng đúng các phương pháp thống kê khoa học, do đó cũng không cảm nhận được mức độ sai lầm của các quyết định. Mà các quyết định này đôi khi lại liên quan đến những bước ngoặc rất quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người: được hoặc mất các tài trợ, trúng hoặc không trúng tuyển vào một cấp học… Mọi giáo viên đều cần biết bản chất của khoa học về đo lường trong giáo dục, biết các điểm yếu, điểm mạnh của các phương đo lường khác nhau, biết sử dụng đúng đắn các ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm có sẵn cho hoạt động giảng dạy của mình. Đối với những giáo viên có mối quan tâm cao hơn thì họ có thể nắm các nguyên tắc cần thiết khi chế tác các câu hỏi trắc nghiệm và sử dụng các phần mềm có sẵn để thực hiện các phân tích đơn giản. Chúng ta không thể đòi hỏi mọi giáo viên đều có hiểu biết về khoa học này. a.Các phần mềm hỗ trợ việc xây dựng và quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, làm đề trắc nghiệm, chấm thi trắc nghiệm: Phần mềm FAST TEST. Phần mềm TESTPRO:Phần mềm này gồm 3 dòng sản phẩm: dùng cho một máy tính để phục vụ các công đoạn thi trên giấy; dùng cho một mạng máy tính để sử dụng cho việc thi trên mạng máy tính nội bộ hoặc mạng Internet; dùng cho các kỳ thi trên mạng quy mô lớn phục vụ các tổ chức trắc nghiệm chuyên nghiệp. b.Các phần mềm hỗ trợ việc định cỡ đề trắc nghiệm và phân tích câu hỏi trắc nghiệm, thiết kế đề trắc nghiệm, kết nối và so bằng các đề trắc nghiệm. - Phần mềm QUEST và phần mềm CONQUEST - Phần mềm BILO – MG3 - Phần mềm VITATESTA c. Các máy chấm bài trắc nghiệm: - Máy chấm OMR hiệu OPSCAN 7 .Tốc độ quét của các máy chuyên dụng này từ khoảng 1000 phiếu/giờ cho đến 20.000 phiếu/giờ. - Các máy quét ảnh của hãng FUZITSU, CANON… có thể quét phiếu trả lời trắc nghiệm với tốc độ từ 500 – 3000 phiếu/giờ. Hiện nay trường cũng nên trang bị các công nghệ này để việc kiểm tra đánh giá kết quả học sinh bằng hình thức trắc nghiệm có hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian chấm bài để giáo viên đầu tư cho việc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm và việc giảng dạy ngày một hiệu quả hơn. KẾT LUẬN Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ mà đề tài đề ra: tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; Xây dựng được bộ công cụ để khảo sát việc kiểm tra – đánh giá kết quả của học sinh; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một kết luận sau đây: 1.Nâng cao chất lượng kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng hình thức trắc nghiệm, là một yêu cầu cấp thiết đáp ứng sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2.Muốn nâng cao chất lượng đào tạo, nhất thiết phải nâng cao chất lượng kiểm tra – đánh giá, mà hình thức kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm thì có hiệu quả và chất lượng đáng tin cậy. Để đảm bảo được việc này thì khi xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm phải tuân thủ theo quy trình chuẩn hóa, việc tổ chức – thực hiện kỳ thi phải đảm bảo thật sự nghiêm túc. 3.Qua điều tra thực trạng cho thấy: - Khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm giáo viên chưa thực hiện đầy các bước của quy trình chuẩn hóa, đa số giáo viên bỏ qua bước thử nghiệm và không có phân tích câu hỏi trước khi cho kiểm tra, không thành lập bảng trọng số cho môn học trước soạn test, vì thế đề khó xác định được các mức nhận thức của học sinh. - Khâu tổ chức thực hiện giáo viên tuân thủ rất nghiêm túc,tuy nhiên giáo viên chứa biết cách chọn đề thi. vì thế đa số các đề thi chưa phủ kín hết môn học. 4.Để nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng hình trắc nghiệm cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: - Tổ chức soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm theo qui trình chuẩn hoá. - Tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện qui trình kiểm tra - đánh giá. - Thành lập bộ phận kiểm định chất lượng đào tạo. - Kết hợp quá trình đánh giá với tự đánh giá - Hỗ trợ công nghệ cho các hoạt động trắc nghiệm 5.Các giải pháp trên được xây dựng theo nguyên tắc: mục tiêu, toàn diện, hiệu quả và khả thi. Trong các giải pháp đó cần đặc biệt nhấn mạnh việc tổ chức soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm theo quy trình kỹ thuật, tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện quy trình kiểm tra – đánh giá, đấy là những giải pháp có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiểm tra – đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm. Nếu các giải pháp trên được thực hiện một cách đồng bộ và nghiêm túc, chắc chắn việc kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm sẽ có hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO: TIẾNG VIỆT 1. Hoàng Hoà Bình (2008), Trắc nghiệm khách quan trong môn tiếng Việt. Tạp chí giáo dục (18), trang 18. 2. Nghiêm Xuân Đức (1998) , Kỹ thuật đánh giá học viên, Nhà xuất bản y học. 3. Nguyễn Phụng Hoàng (12-1996), Vấn đề thi tuyển và phương pháp trắc nghiệm khách quan, tạp chí đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Bộ giáo dục và Đào tạo. 4. Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan (1996), Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá thành quả học tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội 6. Vũ Đình Luận (2008), Trắc nghiệm trong dạy sinh học, bài giảng chuyên đề cao học, Đại học Vinh. 7. Bùi Thị Hạnh - Trần Mai Huê - Trần Trung Ninh, Phần mềm thi trắc nghiệm khách quan Lotus và ứng dụng trong dạy học hoá học. Tạp chí số 178/12-2007. 8. Đặng Bá Lãm (1995), Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong giáo dục Đại học, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội. 9. Vũ Đình Luận (2005), Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan MCQ để nâng cao chất lượng dạy học môn Di truyền học ở trường Cao đẳng sư phạm, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 10. Lê Phước Lượng (2000), Tìm hiểu năng lực học tập vật lý của sinh viên nhờ trắc nghiệm tiêu chí theo mô hình Rasch với chương trình Quest, tạp chí NCGD(6), trang 25. 11. Lê Phước Lượng (8-2002), Dự báo kết quả học tập của bộ môn sinh bằng phương pháp mô hình tương quan hồi quy của các điểm số trắc nghiệm khách quan từ kiểm tra - đánh giá. Tạp chí giáo dục (38), trang 25. 12. Đỗ Thị Thu Hà & Nguyễn Ngọc Diệp (2004), Nhận định chỉ số khó và chỉ số phân biệt trong xác định chất lượng các đề thi tốt nghiệp trong 3 năm 2001- 2003 tại trường THYT Đồng Tháp. Số đặc biệt Hội nghị khoa học Kỹ Thuật. 13. Lê Phước Lượng (1998) , Thử nghiệm một hình thức kiểm tra – đánh giá môn học bằng trắc nghiệm khách quan trong đào tạo. Tạp chí ĐH và GDCN (8), trang 28. 14. Nguyễn Văn Khải - Phạm Thị Ngọc Dung (5-2003), Vận dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong việc kiểm tra- đánh giá kiến thức vật lý. Tạp chí giáo dục (57), trang 28. 15. Trần Xuân Mai (1998), Chỉ số khó và chỉ số phân biệt trong xác định chất lượng các câu hỏi lượng giá. 16. Lưu Xuân Mới (1996), Trắc nghiệm với việc cải tiến phương pháp đánh giá thành quả học tập, tạp chí phát triển giáo dục số 6/1996, Hà Nội. 17. Lưu Xuân Mới (1998), Kiểm tra - Thanh tra - Đánh giá trong giáo dục, Hà Nội. 18. Nghiêm Xuân Nùng (biên dịch) (1996), Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục, dịch từ “Basic educational test and Measurement” của Quentin Stodola Ph.D, Kalmer Strudahl Ph.D. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Đại học, Hà Nội. 19. Lê Đức Ngọc (2-2003), Bài giảng đo lường và đánh giá thành quả học tập, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 20. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Tự điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng, tr 387. 21. Nguyễn Gia Quí (1997), Đánh giá trong quản lý giáo dục, trường CBQLGDĐT. 22. Lâm Quang Thiệp (1995), Về việc quản lý chất lượng đào tạo và cải tiến phương pháp đánh giá kết quả của học viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 23. Lâm Quang Thiệp, Trắc nghiệm và ứng dụng, Nxb khoa học và kỹ thuật. 24. Lâm Quang Thiệp(2006), Lý thuyết và thực hành về đo lường và đánh giá trong giáo dục, Edtech, Hà Nội. 25. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm đo lường thành quả học tập, Bộ Giáo và Đào tạo - ĐHTH Tp Hồ Chí Minh. 26. Trần Trọng Thuỷ (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Lê Đình Trung (2007), Quy trình sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy kiến thức mới chương trình sinh học 9. Tạp chí giáo dục (180), trang 38. 28. Tài liệu về đánh giá trong giáo dục đại học (1-2007), Đại học Vinh. 29. Nguyễn Quốc Tuấn (10-2007), Câu hỏi - bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học địa lý ở trường cao đẳng sư phạm. Tạp chí giáo dục (174), trang 18. 30. Lâm Quang Thiệp - Lâm Ngọc Minh - Lê Mạnh Tấn - Vũ Đình Bổng (11-2007), Phần mềm Vitesta và việc phân tích số liệu trắc nghiệm. Tạp chí giáo dục (176), trang 10. 31. Tài liệu về đánh giá trong giáo dục đại học (1-2007), Đại học Vinh. 32. Trịnh Đức Tâm (biên dịch), Dạy tốt học tốt, dịch từ “ Fres Abbaltt”, ĐA-03/SIDA, 32. J.J. Guilbert (1993), Tiến hành đánh giá và môn thi cử học, Sách của ĐA-03/SIDA ( Tài liệu dịch) 33.Viện nghiên cứu Giáo dục (01-2008), Định nghĩa các thuật ngữ trong lĩnh vực đảm bảo và kiểm định giáo dục. 34.(VietNamNet) - Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD -ĐT) PHỤ LỤC 1 Bảng 1: Tính giá trị của các đề thi Bảng 6: Tính giá trị của các đề thi STT MÔN Sự phù hợp với MTHT KT viết câu hỏi thỏa đáng Đáp án thoả đáng Tốt (%) Không (%) Tốt (%) Không (%) Tốt (%) Không (%) 1 ĐD Nội 2 ĐD Ngoại 3 ĐD Nhi 4 ĐD Nhiễm 5 ĐDCB 6 ĐDCĐ 7 BCK 8 Dinh dưỡng Bảng 2: Tính tin cậy của các đề thi STT Môn KQ chấm 2 vòng tách biệt KQ chấm phúc tra Có sai lệch giữa 2 gv Không Có sai lệch giữa 2 gv Không 1 ĐD Nội 2 ĐD Ngoại 3 ĐD Nhi 4 ĐD nhiễm 5 ĐDCB 6 ĐDCĐ 7 BCK 8 Dinh dưỡng Bảng 3: Khảo sát qui trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập sinh viên Khảo sát qui trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập sinh viên STT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1 Xác định mục đích đánh giá. 2 Xác định mục tiêu đánh giá. 3 Thiết kế công cụ: đề, bài tập đánh giá. 4 Tổ chức thực hiện. 5 Đối chiếu thông tin thu được: kết quả bài kiểm tra với mục tiêu. 6 Hình thành những qui định cuối cùng; cho điểm, xếp hạng Bảng 4: Khảo sát việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra - đánh giá học sinh STT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1 Công tác chuẩn bị: - Đề thi: được chọn ngẫu nhiên từ bộ câu hỏi trắc nghiệm. - Phân công giáo viên coi thi, kiểm tra: ngẫu nhiên. - Phòng thi: đủ chỗ ngồi theo qui định (khoảng cách giữa 2 học sinh là 1m) - Sinh hoạt quy chế thi, kiểm tra. - Số lượng học sinh trong phòng thi: Không quá 50 học sinh - Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc thi: đầy đủ, sử dụng tốt. - Tổ chức, giám sát kỳ thi: nghiêm túc 2 Thực hiện: * Coi thi - kiểm tra: - Tình hình học sinh làm bài trong phòng thi: nghiêm túc, không trao đổi, không gian lận, quay cóp... - Tinh thần, trách nhiệm của giáo viên coi thi. - Tình hình trật tự trong phòng thi: im lặng. *Chấm thi - kiểm tra - Bài thi - KT : có rọc phách - Hai giáo viên chấm 2 vòng tách biệt - Chấm phúc tra: có kết luận - Cho điểm, xếp bậc: theo đúng quy chế - Thông báo kết quả cho học sinh: 1tuần - 10 ngày sau thi - kiểm tra. 3 Quy chế thi - kiểm tra: - Việc thực hiện quyết định 29: đảm bảo đúng. - Việc thực hiện quyết định 40: đảm bảo đúng 4 Biện pháp để đảm bảo thống nhất công bằng - Đề thi: bảo mật - Đáp án: chính xác - Xử lý vi phạm qui chế: học sinh, giáo viên vi phạm quy chế thi - kiểm tra - Tổ chức kiểm tra, giám sát xuyên suốt đợt thi - kiểm tra. PHỤ LỤC 2: BỘ CÔNG CỤ KHẢO SÁT GIÁO VIÊN Anh/chị vui lòng cung cấp cho chúng tôi một số thông tin bằng việc ghi câu trả lời vào chỗ trống dưới đây hoặc đánh dấu x vào những chỗ thích hợp. Xin trân trọng cảm ơn. I.Thông tin cá nhân: - Bộ môn Anh/Chị tham gia giảng dạy: Y học cơ sở Y học thực hành Điều dưỡng Dược - Số năm giảng dạy: ................. năm. - Trình độ: Trình độ đào tạo chuyên môn cao nhất: ................................................ Trình độ sư phạm cao nhất: ..................................................... II.Chất lượng việc kiểm tra – đánh giá: 1.Anh/Chị thường sử dụng loại test nào trong kiểm tra thường xuyên (điểm kiểm tra hệ số 1) của môn học mình phụ trách. - Trắc nghiệm khách quan - Câu hỏi viết truyền thống - Bài tập tình huống - Thảo luận nhóm 2.Anh/Chị thường sử dụng loại test nào trong kiểm tra định kỳ (điểm kiểm tra hệ số 2) của môn học mình phụ trách. - Trắc nghiệm khách quan - Câu hỏi viết truyền thống - Bài tập tình huống - Thảo luận nhóm 3.Anh/Chị thường sử dụng loại test nào trong kiểm tra hết môn (điểm kiểm tra hệ số 2) của môn học mình phụ trách. - Trắc nghiệm khách quan - Câu hỏi viết truyền thống - Bài tập tình huống - Thảo luận nhóm 4.Anh/ Chị thường phản hồi kết quả điểm cho học sinh sau mỗi lần kiểm tra là: - 1 tuần - 2 tuần - 3 tuần - Không thời hạn 5.Sau mỗi lần kiểm tra Anh/Chị có phản hồi với học sinh về những kiến thức mà học sinh vấp phải, cần bổ sung. - Có - Không 6.Sau mỗi lần kiểm tra Anh/Chị có điều chỉnh lại test đánh giá không? - Có - Không 7.Sau mỗi lần kiểm tra Anh/Chị có điều chỉnh lại nội dung, phương pháp giảng dạy không? - Có - Không 8.Khi soạn các câu hỏi TNKQ để kiểm tra - đánh giá Anh/Chị có dựa vào mục tiêu, nội dung bài học của môn học không? - Có - Không 9.Bộ câu hỏi đánh giá môn học của Anh/Chị có phủ kín hết mục tiêu của từng bài học không? - Có - Không 10.Theo Anh/Chị giữa 2 hình thức kiểm tra - đánh giá bằng trắc nghiệm và hình thức bài viết truyền thống, với hình thức nào mất thời gian nhiều hơn? - TNKQ - Câu hỏi viết truyền thống 11.Theo Anh/Chị chúng ta có nên kết hợp kiểm tra đánh giá với 2 hình thức TNKQ và bài viết truyền thống cho cùng một môn học không? - Có - Không 12.Sau mỗi lần kiểm tra - đánh giá, Anh/Chị có kế hoạch bổ sung những kiến thức hỏng cho học sinh không? - Có - Không 13.Anh/Chị có thử nghiệm bộ test đánh giá của mình trước khi cho kiểm tra ở lớp không? - Có - Không 14. Bộ test đánh giá của Anh/Chị có được nghiệm thu ở bộ môn trước khi cho kiểm tra ở lớp không? - Có - Không PHIẾU KHẢO SÁT HỌC VIÊN Lớp: ĐD 06 ........ Anh/chị vui lòng trả lời những thông tin dưới đây, bằng hình thức đánh tréo vào các ô vuông tương ứng. Xin cảm ơn. 1.Anh/Chị có thích làm kiểm tra với hình thức trắc nghiệm không? - Có - Không 2.Anh/Chị thường nhận được điểm kiểm tra sau thời gian là bao lâu? - 1 tuần - 2 tuần - 3 tuần - Không thời hạn 3.Anh/Chị có nhận được thông tin phản hồi về bài kiểm tra (phân tích những điểm đúng sai, thiếu sót...) từ giáo viên sau những lần làm kiểm tra không? - Có - Không 4.Sau mỗi lần làm kiểm tra- đánh giá có giúp cho các Anh/Chị học tích cực, học tốt hơn không? - Có - Không 5.Các câu hỏi kiểm tra - đánh giá đã được giáo viên cho kiểm tra có phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học mà Anh/ Chị được học không? - Có - Không 6.Trước khi kiểm tra - đánh giá, Anh/Chị có được giáo viên hướng dẫn đề cương môn học không? - Có - Không 7.Trước khi làm bài kiểm tra - đánh giá , Anh/Chị có được hướng dẫn cách thức làm bài không? - Có - Không 8.Sau kiểm tra đánh giá, Anh/ chị có nhận ra những phần kiến thức còn hỏng không? - Có - Không 9. Nếu có nhận ra các kiến thức hỏng , Anh/Chị có dành thời gian để tự bổ sung không? - Có - Không 10.Sau mỗi lần kiểm tra - đánh giá, Anh/Chị có được giáo viên bổ sung những kiến thức hỏng không? - Có - Không 11.Theo Anh/Chị các đề thi đã được kiểm tra nó ở mức độ nào: - Dễ - Trung bình - Khó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên dưới hình thức trắc nghiệm khách quan.doc
Luận văn liên quan