Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định t ài chính dự án vay vốn tại ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng

Nhà nước cần có chính sách kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc thực hiện công khai, minh bạch tình hình tài chính công ty, th ực hiện chế độ kiểm to án bắt buộc, y êu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, báo cáo thông tin theo đúng quy định. Nh ờ đó, các ngân hàng có thể có được những số liệu chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty, nâng cao chất lượng thẩm định tài chính, hạn chế được việc bị các doanh nghiệp qua mặt, cung cấp thông tin giả về tình hình tài chính của công ty để được ngân hàng cho vay vốn.

pdf78 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2294 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định t ài chính dự án vay vốn tại ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
250 562,656,250 15 04/11 674,260,279 406,250,000 13,406,250,000 151,937,500 558,187,500 16 05/11 674,260,279 406,250,000 13,000,000,000 147,468,750 553,718,750 17 06/11 674,260,279 406,250,000 12,593,750,000 143,000,000 549,250,000 18 07/11 674,260,279 406,250,000 12,187,500,000 138,531,250 544,781,250 19 08/11 674,260,279 406,250,000 11,781,250,000 134,062,500 540,312,500 20 09/11 674,260,279 406,250,000 11,375,000,000 129,593,750 535,843,750 21 10/11 674,260,279 406,250,000 10,968,750,000 125,125,000 531,375,000 22 11/11 674,260,279 406,250,000 10,562,500,000 120,656,250 526,906,250 23 12/11 674,260,279 406,250,000 10,156,250,000 116,187,500 522,437,500 24 01/12 674,260,279 406,250,000 9,750,000,000 111,718,750 517,968,750 Cộng năm 2 8,091,123,344 4,875,000,000 1,635,562,500 6,510,562,500 25 02/12 626,973,152 406,250,000 9,343,750,000 107,250,000 513,500,000 26 03/12 626,973,152 406,250,000 8,937,500,000 102,781,250 509,031,250 27 04/12 626,973,152 406,250,000 8,531,250,000 98,312,500 504,562,500 28 05/12 626,973,152 406,250,000 8,125,000,000 93,843,750 500,093,750 29 06/12 626,973,152 406,250,000 7,718,750,000 89,375,000 495,625,000 30 07/12 626,973,152 406,250,000 7,312,500,000 84,906,250 491,156,250 31 08/12 626,973,152 406,250,000 6,906,250,000 80,437,500 486,687,500 32 09/12 626,973,152 406,250,000 6,500,000,000 75,968,750 482,218,750 33 10/12 626,973,152 406,250,000 6,093,750,000 71,500,000 477,750,000 34 11/12 626,973,152 406,250,000 5,687,500,000 67,031,250 473,281,250 35 12/12 626,973,152 406,250,000 5,281,250,000 62,562,500 468,812,500 36 01/13 626,973,152 406,250,000 4,875,000,000 58,093,750 464,343,750 Cộng năm 3 7,523,677,827 4,875,000,000 992,062,500 5,867,062,500 37 02/13 651,069,539 406,250,000 4,468,750,000 53,625,000 459,875,000 38 03/13 651,069,539 406,250,000 4,062,500,000 49,156,250 455,406,250 39 04/13 651,069,539 406,250,000 3,656,250,000 44,687,500 450,937,500 40 05/13 651,069,539 406,250,000 3,250,000,000 40,218,750 446,468,750 41 06/13 651,069,539 406,250,000 2,843,750,000 35,750,000 442,000,000 42 07/13 651,069,539 406,250,000 2,437,500,000 31,281,250 437,531,250 43 08/13 651,069,539 406,250,000 2,031,250,000 26,812,500 433,062,500 44 09/13 651,069,539 406,250,000 1,625,000,000 22,343,750 428,593,750 45 10/13 651,069,539 406,250,000 1,218,750,000 17,875,000 424,125,000 46 11/13 651,069,539 406,250,000 812,500,000 13,406,250 419,656,250 47 12/13 651,069,539 406,250,000 406,250,000 8,937,500 415,187,500 48 01/14 651,069,539 406,250,000 0 4,468,750 410,718,750 Cộng năm 4 7,812,834,473 4,875,000,000 348,562,500 5,223,562,500 49 02/14 653,287,917 50 03/14 653,287,917 51 04/14 653,287,917 52 05/14 653,287,917 53 06/14 653,287,917 54 07/14 653,287,917 55 08/14 653,287,917 56 09/14 653,287,917 57 10/14 653,287,917 58 11/14 653,287,917 59 12/14 653,287,917 60 01/15 653,287,917 Cộng năm 5 7,839,454,999 0 0 0 61 653,287,917 62 653,287,917 63 653,287,917 64 653,287,917 65 653,287,917 66 653,287,917 67 653,287,917 68 653,287,917 69 653,287,917 70 653,287,917 71 653,287,917 72 653,287,917 Cộng năm 6 7,839,454,999 Tổng cộng 5 năm 27,674,154,720 8,174,154,720 19,500,000,000 46,598,118,345 19,500,000,000 5,040,750,000 24,540,750,000 1.3.4.6. Đánh giá rủi ro của dự án: Rủi ro của dự án được đánh giá là tương đối thấp bởi: - Thứ nhất, dự án đầu tư phương tiện kinh doanh dịch vụ taxi lần này tập trung vào đối tượng khách hàng có thu nhập khá và cao trở lên. Lượng khách hàng này đang ngày càng tăng cùng mức sống của dân cư thủ đô. Ngoài ra, trong điều kiện hội nhập và mở cửa của Việt Nam hiện nay, lượng khách hàng là người nước ngoài đến công tác, lưu trú dài ngày và khách hàng là các lãnh đạo của các cơ quan nhà nước có khả năng tăng cao. - Thứ hai, dự án đã được tính toán một cách khá chi tiết về mặt tài chính và tương đối khách quan, qua đây cho thấy dự án là có hiệu quả cao. Ngoài ra, các mặt để triển khai dự án đều đơn giản và dễ dàng thực hiện. Hiện nay đơn giá chở khách bằng taxi mà Công ty dự kiến phù hợp với mức giá bình quân trên thị trường, hơn nữa Công ty đã có thương hiệu mạnh trên thị trường cả nước, thậm chí đối với cả các nhà đầu tư và khách nước ngoài nên khả năng cạnh tranh so với các hãng khác là rất tốt, và khả năng chiếm thị phần trên thị trường Hà Nội của Công ty là lớn. - Thứ ba, dự án đã đi đúng hướng của Nhà nước về vấn đề nâng cao chất lượng các phương tiện chở khách công cộng trên địa bàn thủ đô hiện nay. Theo kinh nghiệm ở các đô thị trên thế giới cho thấy, sử dụng taxi, với vai trò là phương tiện vận tải hành khách công cộng, tiết kiệm diện tích đường bằng 1,5 – 2 lần so với sử dụng xe con cá nhân (theo ngày 15/01/2009. Như vậy: Dự án kinh doanh vận tải hành khách nội địa bằng taxi chất lượng cao của Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội là tương đối khả thi. 1.3.5.Đánh giá dự án Qua các yếu tố phân tích ở trên, Cán bộ thẩm định có đánh giá như sau: - Khách hàng có đầy đủ tư cách pháp nhân, thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật hiện hành của Việt Nam. Bộ phận lãnh đạo công ty là những người có trình độ và có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh taxi; - Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ taxi hiện đang có sự cạnh tranh nhiều, tuy nhiên, Công ty đã có thương hiệu lớn trên cả nước; hơn nữa bộ máy quản lý và điều hành có tổ chức và mang tính chuyên nghiệp nên khả năng cạnh tranh của Công ty cao; - Tình hình hoạt động của Công ty đang có hiệu quả và có nhiều khả năng phát triển tốt trong tương lai; - Nhu cầu đầu tư phương tiện kinh doanh taxi chất lượng cao có tính thực tiễn trong giai đoạn hiện nay; - Tài sản đảm bảo hợp pháp, có thể đảm bảo cho khoản vay 18.235 triệu đồng, tương đương 70% giá trị toàn bộ 80 xe. Căn cứ những yếu tố đã phân tích, đánh giá ở trên, Phòng Thẩm định đề xuất với giám đốc Techcombank HBT và Hội đồng tín dụng Techcombank cho vay đối với Công ty cổ phần Mai Linh - Hà Nội như sau: - Số tiền cho vay: 18.235.000.000 VND (Mười tám tỷ hai trăm ba lăm triệu đồng chẵn); - Thời hạn cho vay: 4 năm kể từ ngày nhận nợ đầu tiên của khoản vay này. - Lãi suất cho vay: áp dụng lãi suất thả nổi, thay đổi theo kỳ 06 tháng/lần vào ngày làm việc đầu tiên của tháng 01 (Một) và tháng 07 (Bảy) hàng năm. Lãi suất cho vay tại thời điểm giải ngân đầu tiên là 1,1%/tháng, kỳ tiếp theo lãi suất cho vay được tính bằng lãi suất tiết kiệm VND bậc thang thấp nhất kỳ hạn 12 tháng trả lãi cuối kỳ của Techcombank + 0,34%/tháng. - Hình thức giải ngân: giải ngân bằng chuyển khoản; Toàn bộ số tiền vay nói trên có thể được giải ngân một lần hoặc nhiều lần theo tiến độ Công ty nhận xe và hoàn tất thủ tục đảm bảo của tài sản thế chấp ngân hàng. - Điều kiện giải ngân: giải ngân sau khi có đăng ký xe ô tô bản gốc. - Hình thức trả nợ gốc: trả đều hàng tháng. - Hình thức trả lãi: hàng tháng. - Tài sản đảm bảo: toàn bộ 80 xe ô tô Toyota Vios Limo hình thành từ vốn vay cùng toàn bộ quyền thụ hưởng BHVC xe trong suốt thời gian vay vốn. - Điều kiện khác: Công ty phải có cam kết bằng văn bản về việc ngay sau khi Công ty được hoàn tiền VAT của 80 xe này (tương ứng 10% giá trị toàn bộ xe) thì công ty sẽ dùng số tiền đó để trả nợ gốc trước hạn cho khoản vay này. - Các thủ tục bảo đảm tiền vay phải được hoàn thiện theo qui định của Techcombank. - Các khoản phí được thu theo qui định của Techcombank. Khoản tín dụng với các điều kiện đã đề xuất như trên thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng tín dụng Techcombank 1.4. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng 1.4.1. Những kết quả đạt được * Về hệ thống thông tin và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thẩm định: - Nguồn thông tin đa dạng, được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài những thông tin chủ yếu thu thập được từ phía khách hàng, ngân hàng thu thập thông tin về khách hàng và dự án qua sách báo, tạp chí, internet, hệ thống thông tin dự trữ của chính ngân hàng, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà nước trong hoạt động thẩm định. Đặc biệt là ngân hàng Techcombank có thể thu thập thông tin về khách hàng thông qua trung tâm thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nước. - Techcombank là một trong những Ngân hàng đi đầu trong việc đổi mới công nghệ. Chi nhánh HBT đã hết sức chú trọng đến trang thiết bị, cơ sở vật chất môi trường làm việc đầy đủ tiện nghi… để hỗ trợ cho hoạt động thẩm định của Chi nhánh, đảm bảo hiệu suất làm việc cao. Mỗi cán bộ thẩm định được trang bị một máy tính hiện đại với đường truyền interenet tốc độ cao, có các phần mềm ứng dụng giúp cho hoạt động thẩm định được chính xác và nhanh chóng hơn. Trong phòng làm việc, các cán bộ thẩm định được trang bị đầy đủ máy tính, máy fax, máy photocopy, máy in…, những công cụ này giúp cho việc tiếp nhận và xử lý thông tin, việc thẩm định trở nên dễ dàng, thuận tiến hơn rất nhiều. . * Về cán bộ thẩm định: Đội ngũ CBTĐ của ngân hàng đều có trình độ cử nhân trở lên . Một đặc điểm của Ngân hàng Techcombank là đội ngũ nhân lực hầu hết còn rất trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực ngân hàng tài chính. Cán bộ thẩm định cũng vậy, hầu hết là các cán bộ trẻ, tốt nghiệp đại học chưa lâu, năng động và sáng tạo, rất ham học hỏi và nhiệt tình với công việc nên sau một thời gian làm việc không lâu họ đều có trình độ nghiệp vụ vững chắc, nắm chắc quy trình thẩm định, hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực và phải có độ nhạy cảm đối với các DAĐT. Mặt khác trong phòng luôn có một số cán bộ lâu năm với kinh nghiệm, chuyên môn sâu, đảm bảo chất lượng thẩm định nhất là các dự án lớn. Đội ngũ cán bộ trẻ của ngân hàng cũng có cơ hội học hỏi rất nhiều về kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của họ. Điều này góp phần tăng hiệu quả họat động thẩm định, giảm thời gian và chi phí đào tạo nhân viên cho ngân hàng. Ngân hàng luôn có những chính sách khuyến khích cán bộ thẩm định tự học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình kết hợp với việc mở các khóa đào tạo thường xuyên cho cán bộ nhân viên. Chính vì vậy mà tuy nền kinh tế có nhiều biến động, các chính sách bị thay đổi một cách thường xuyên, cán bộ thẩm định hầu hết đảm bảo chất lượng thẩm định tài chính, từ đó đảm bảo an toàn vốn vay cho ngân hàng. Bên cạnh đó, trình độ quản lý điều hành của ban lãnh đạo đã tạo điều kiện phát huy thế mạnh này. Trong các năm qua Ngân hàng đã tài trợ cho nhiều dự án, có tính khả thi cao do đó mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, Ngân hàng và nền kinh tế, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động. * Về nội dung thẩm định: Ngân hàng đã đánh giá khá chi tiết các nội dung thẩm định tài chính dự án như thẩm định tổng vốn đầu tư, nguồn vốn huy động, các chỉ tiêu tài chính, khả năng trả nợ…Đây là các nội dung chính cần phải thẩm định khi tiến hành cho vay đối với các dự án đầu tư. Khi tiến hành thẩm định tài chính, cán bộ thẩm định đã kết hợp các chỉ tiêu trong việc đưa ra kết luận về tính khả thi của dự án, từ đó giúp tăng sự chính xác cho công tác thẩm định tài chính Các nội dung thẩm định tài chính ngày càng được kết hợp chặt chẽ hơn với các nội dung khác như thẩm định khía cạnh pháp lý, thẩm định kỹ thuật hay thẩm định thị trường. Việc kết hợp với các thông số ở các khâu thẩm định khác nhau sẽ tạo nên tính chính xác, tránh sai sót trong quá trình thẩm định. * Về quy trình thẩm định: Cán bộ thẩm định của chi nhánh ngân hàng sau nhiều năm hoạt động đã hoàn thiện quy trình thẩm định đảm bảo toàn diện, khoa học. Quy trình đảm bảo tính an toàn và thời gian thẩm định tuy nhiên CBTĐ vẫn có thể linh hoạt trong từng dự án đầu tư. Thực tế quy trình thẩm định của Ngân hàng được NHNN, các ngân hàng bạn và khách hàng đánh giá rất tốt. CBTĐ của ngân hàng luôn thực hiện đúng quy trình từ đó đảm bảo chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn. * Về phương pháp thẩm định: Các phương pháp thẩm định được xây dựng một cách khoa học. Trong quá trình thẩm định, các cán bộ thẩm định đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau giúp cho công tác thẩm định chính xác hơn. 1.4.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Ngân hàng * Về quy trình thẩm định Việc phân cấp trong quá trình thẩm định có tác dụng làm chuyên môn hóa công tác thẩm định, giúp nâng cao chất lượng thẩm định. Nhưng nó có một nhược điểm là nếu không biết cách kết hợp giữa các phòng ban thì cũng có thể gây kém hiệu quả. Thực tế hoạt động thẩm định của ngân hàng cho thấy, do việc tách hoạt động của phòng khách hàng và phòng thẩm định nên nhiều khi cán bộ thẩm định gặp khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin của khách hàng bởi phòng khách hàng là đơn vị trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, mọi thông tin phòng thẩm định có được đều phải thông qua phòng khách hàng, tính chính xác của thông tin cũng phụ thuộc vào phòng khách hàng. Ví dụ như khi phòng khách hàng có một mối quan hệ tốt với khách hàng, có cái nhìn lạc quan đối với dự án thì thông tin mà họ cung cấp cho phòng thẩm định nhiều khi không chính xác dẫn tới việc thẩm định không chính xác ngay từ những khâu đầu tiên. Điều này nhiều khi gây cản trở, giảm chất lượng của hoạt động thẩm định. Hơn nữa, việc phòng thẩm định tiến hành thẩm định dự án đầu tư chỉ dựa trên hộ sơ có được từ khách hàng cung cấp nhiều khi làm cho việc thẩm định khó tránh khỏi chủ quan. * Về nội dung thẩm định - Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư khá chi tiết nhưng chưa đầy đủ và chính xác. Một số chỉ tiêu khác như B/C, RR…ít được đề cập, các nội dung mới còn chưa được bổ sung kịp thời nên họat động thẩm định vẫn còn một số khiếm khuyết nhỏ. - Khi thẩm định các chỉ tiêu tài chính như tổng vốn đầu tư, doanh thu, chi phí… cần so sánh mới các dự án khác cùng lĩnh vực, cùng ngành. Tuy nhiên, số lượng dự án đem ra so sánh còn hạn chế, nhiều khi những dự án được đưa ra so sánh không phải là những dự án tiêu biểu cho lĩnh vực đó nên việc thẩm định không hoàn toàn chính xác, toàn diện. - Số liệu dùng cho thẩm định tài chính dự án thường chỉ tính đến số liệu thời điểm mà chưa đánh giá được tính sát thực của dự án. Việc tính toán các định mức kỹ thuất còn gặp nhiều khó khăn. - Việc tính toán doanh thu dự kiến hàng năm còn chưa chính xác. Khi thẩm định doanh thu dự kiến hàng năm của dự án, cán bộ thẩm định thường tính toán theo sản lượng và giá bán dự kiến của sản phẩm dự án. Tuy nhiên, sản lượng dự kiến lại phụ thuộc vào công suất thực tế của máy móc thiết bị, cung cầu trên thị trường, mà công tác dự báo về nhu cầu sản phẩm của dự án chưa thực sự hiệu quả nên việc tính toán doanh thu dự kiến của dự án chưa thực sự chính xác - Khi thẩm hiệu quả của dự án mới chỉ tính đến giá trị thời gian của dòng tiền mà chưa tính đến các yếu tố lạm phát, trượt giá. Mà trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, thì các chỉ số này lên xuống rất thất thường, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tài chính của dự án. - Khi tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án đầu tư như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn đầu tư…, ngoài việc xác định chính xác doanh thu, chi phí, tổng vốn đầu tư ra thì tỷ suất chiết khấu đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việc tính toán các chỉ tiêu này đều dựa trên giả định là tỷ suất chiết khấu không đổi qua các năm. Nhưng trong thực tế, nhất là trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì chỉ tỷ suất sinh lời thay đổi thường xuyên qua các năm thậm chí có năm có sự thay đổi mạnh dẫn tới các chỉ tiêu tài chính được tính toán không chính xác, có thể khác xa với thực tế, ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của dự án,m từ đó ảnh hưởng tới việc đảm bảo an toàn vốn vay cho ngân hàng. *Về phương pháp thẩm định - Việc áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu chưa toàn diện. Hầu như các chỉ tiêu tài chính mới chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa các năm chưa có sự so sánh với các doanh nghiệp, dự án trong cùng một ngành, lĩnh vực. - Phương pháp dự báo nhìn chung vẫn được áp dụng một cách hình thức, chưa thực tế và thực sự chính xác. Phương pháp dự báo được sử dụng chủ yếu trong việc thẩm định khía cạnh thị trường của dự án như dự báo cung cầu của sản phẩm đầu ra, đầu vào… từ đó xây dựng dòng tiền và tính toán hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Tuy nhiên thì những thông tin phục vụ cho công tác dự báo chủ yếu là do khách hàng cung cấp, mà khách hàng thường có xu hướng cung cấp những thông tin có lợi cho dự án của họ để được ngân hàng cho vay vốn nên thường nguồn thông tin này không chính xác, dẫn tới việc xây dựng dòng tiền, tính toán các chỉ tiêu tài chính không chính xác, ảnh hưởng tới kết quả thẩm định. - Phương pháp phân tích độ nhạy được áp dụng chưa thực sự toàn diện. Khi tiến hành phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định mới chỉ tính đến một số yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng lớn như giá bán, tổng vốn đầu tư…mà chưa tính đến một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả dự án như doanh thu, chi phí dự án, thuế thu nhập doanh nghiệp. - Phương pháp triệt tiêu rủi ro tại chi nhánh vẫn chưa được coi trọng do tính chất phức tạp của nó. Việc sử dụng phương pháp này tại Chi nhánh hầu hết vẫn mang tính chất định tính, việc định lượng phân cấp rủi ro vẫn chưa được thực hiện tốt. Nguyên nhân là những rủi ro thường xảy ra đối với dự án đầu tư thường liên quan tới sự thay đổi chính sách của chính phủ, thị trường đầu vào đầu ra nên rất khó định lượng. Các rủi ro vẫn chưa được phân loại và đưa ra phân cấp cụ thể nhằm đưa ra những giải pháp tốt để đề phòng rủi ro. Phương pháp thẩm định theo trình tự thường thiên về kiểm tra tính đầy đủ của các căn cứ pháp lý và hồ sơ trình duyệt, do đó bị hạn chế bởi tính xác thực trong hồ sơ xin vay vốn của khách hàng. 1.4.3. Một số nguyên nhân chính gây ra các hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Ngân hàng  Nguyên nhân khách quan - Số lượng ngân hàng thương mại đặc biệt là trên địa bàn Hà Nội đang ngày càng gia tăng dẫn tới sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về khách hàng. Đặc biệt là trong thời gian qua, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên hầu hết các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, nhu cầu vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh giảm đáng kể, do vậy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra càng gay gắt. Các ngân hàng phải thực hiện nhiều biện pháp để thu hút khách hàng. Để đảm bảo mục tiêu doanh số thì chất lượng thẩm định không phải lúc nào cũng tốt được. - Các dự án đầu tư thường có thời gian thực hiện và vận hành khá dài, vì vậy bị ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Đặc biệt một nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại chi nhánh là nhân tố môi trường kinh tế và pháp luật. Đặc biệt là trong thời gian vừa qua, nền kinh tế chịu nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính của các dự án vay vốn, từ đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thẩm định tài chính của ngân hàng. - Mặc dù NHNN dã chú trọng xem xét, sửa đổi, bổ sung thường xuyên các văn bản pháp luật và quy định về công tác tín dụng nhưng không thể tránh khỏi tình trạng chồng chéo, không có sự nhất quán và rõ ràng, gây khó khăn cho cán bộ thẩm định trong việc tuân thủ các quy định mà NHNN đưa ra, chưa kịp thích nghi với văn bản này đã cho ra đời văn bản khác. - Các chủ đầu tư luôn muốn được cấp tín dụng từ phía ngân hàng nên nhiều khi họ không công khai hết về tình hình tài chính của mình, đôi khi còn cung cấp thông tin sai lệch làm ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn của ngân hàng.  Nguyên nhân chủ quan - Việc sắp xếp cán bộ gây ra nhiều bất cập. Việc phân chia nhiệm vụ cho cán bộ thẩm chủ yếu theo dự án, nghĩa là có dự án thì phân công cho các cán bộ nhân viên của phòng chứ chưa có sự phân chia theo ngành nghề, lĩnh vực nên nhiều khi trong những ngành lĩnh vực đòi hỏi phải có hiểu biết nhất định về chuyên môn, cán bộ thẩm định gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, do lực lượng cán bộ thẩm định còn mỏng nên khối lượng công việc lớn, cán bộ thẩm định khó có thể cùng một lúc giả quyết quá nhiều công việc một cách tốt nhất được nên chất lượng thẩm định bị ảnh hưởng là điều dễ hiểu. - Chất lượng đội ngũ nhân sự chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công tác thẩm định. Hầu hết các cán bộ thẩm định ở chi nhánh còn trẻ, bên cạnh ưu điểm là nhanh nhẹn, nhiệt tình, sáng tạo thì còn có nhược điểm là kinh nghiệm còn hạn chế nên gặp khó khăn trong việc thẩm định những dự án có tính chất phức tạp. Các dự án đầu tư thì đa dạng về ngành nghề như xây dựng, thiết kế… đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kiến thức về lĩnh vực của dự án đầu tư. Tuy nhiên tất cả các cán bộ thẩm định đều tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế mà nên mặc dù thường xuyên mở các khoá đào tạo về pháp luật, kỹ thuật… nhưng vẫn chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu công việc. Việc phân công cán bộ thực hiện thẩm định là theo dự án, nghĩa là mỗi cán bộ thực hiện thẩm định một số dự án nhất định chứ không phân công theo ngành, lĩnh vực. Chính vì vậy đòi hỏi cán bộ thẩm định phải am hiểu về rất nhiều lĩnh vực chứ không chuyên về lĩnh vực nào, điều này làm giảm chất lượng thẩm định dự án vì mỗi người không thể cùng một lúc nghiên cứu chuyên sâu về tất cả các lĩnh vực được, nếu cần phải tìm hiểu về nhiều lĩnh vực như vậy chỉ nghiên cứu được một cách khái quát về các ngành, lĩnh vực đó. Vì vậy những dự án chuyên sâu về khía cạnh kỹ thuật, pháp luật, thiết kế…việc thẩm định gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, trình độ ngoại ngữ tin học của cán bộ thẩm định chỉ đáp ứng được một mức độ nào đó nên những dự án đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong công tác thẩm định. - Nguồn thông tin thiếu nhất quán và chính xác. Hầu hết các thông tin mà ngân hàng có được về chủ đầu tư và dự án là do khách hàng cung cấp. Mà khách hàng nào cũng muốn được ngân hàng cho vay vốn nên việc họ cung cấp những thông tin không chính xác về dự án để được cấp tín dụng là một điều dễ xảy ra. Bên cạnh đó, nguồn thông tin từ báo chí, internet…còn thiếu tính nhất quán và không thể đảm bảo tính chính xác được. Hệ thống thông tin chuyên ngành còn hạn chế, chưa phát huy hết tác dụng với công tác thẩm định tài chính - Trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định chưa thực sự tốt. Trang thiết bị phục vụ cho công việc được cung cấp khá đầy đủ ví dụ như phương tiệ phục vụ cho công tác dự báo còn thiếu. - Việc phân cấp trong thẩm định quá nhiều một mặt sẽ kéo dài thời gian thẩm đinh, mặt khác nếu thiếu sự kết hợp giữa các phòng ban sẽ dẫn tới tình trạng làm hoạt động thẩm định kém hiệu quả Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng 2.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng 2.1.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng Chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2005-2010 của Techcombank là trở thành ngân hàng thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đâu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đó, các chi nhánh phòng giao dịch trong hệ thống ngân hàng đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra để hoàn thành tốt chiến lược. Techcombank HBT cũng là một trong số những chi nhánh luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu, chất lương dịch vụ rất tốt, hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển của hệ thống ngân hàng Techcombank. Trong thời gian đầu của giai đoạn này, Techcombank HBT đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm 2010 là năm có vai trò quyết định đối với việc thực hiện chiến lược 5 năm. Vì vậy Techcombank HBT đã đưa ra những phương hướng kinh doanh, nhiệm vụ cần đạt được để góp phần thực hiện thành công chiến lược 5 năm của Ngân hàng. - Phát huy những thành công đã đạt được trong những năm trước, giải quyết những vướng mắc còn tồn tại trong hoạt động của chi nhánh. - Ưu tiên tâp trung đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, có chất lượng và cạnh tranh cho khối khách hàng dân cư trên địa bàn, đặc biệt là nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và cao, trẻ tuổi và thành đạt có yêu cầu và dễ thích nghi với các dịch vụ ngân hàng tài chính - Thực hiện chiến lược phát triển toàn diện các dịch vụ tài chính trọn gói phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, đầu tư nước ngoài. - Phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư, dịch vụ tài chính doanh nghiệp thông qua các hoạt động quản lý quỹ đầu tư, tái cấu trúc và mua bán doanh nghiệp, các dịch vụ thị trường vốn… - Hoàn thiện và phát triển bộ máy hoạt động của chi nhánh. - Tăng cường tiếp cận và cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng thể nhân để tăng dần tỉ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay đối tượng khách hàng là thể nhân. - phấn đấu trong năm 2010 - Về huy động vốn: Nâng cao chất lượng phục vụ bằng các biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh khai thác nguồn vốn và đa dạng hóa nguồn vốn huy động. Nâng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và vùng lân cận. Điều này làm gắn kết mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Ngoài ra cũng cần chú trọng duy trì tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư vì đây là nguồn vốn ổn định và lâu dài đối với ngân hàng. - Về sử dụng vốn: Mở rộng dư nợ cho vay đi đôi với chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng. Từng bước chuyển đổi cơ cấu đầu tư, tập trung cho vay hộ kinh doanh và các DNV&N vì đây là khách hàng rất tiềm năng phát triển trong tương lai. Hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu dưới 1% / tổng dư nợ. - Về công tác đào tạo: Chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ nhân viên trẻ, không ngừng trau dồi kiến thức và kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực.  Định hướng phát triển chung của ngân hàng được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu cần hoàn thành trong năm 2010: 1. Doanh thu thu lãi: 119,815 tỷ Trong đó: Thu lãi tiền cho vay (dân cư, doanh nghiệp, các đối tượng khác: 30,592 tỷ Thu lãi tiền cho vay tài trợ xuất nhập khẩu: 8,225 tỷ Thu lãi điều hòa vốn trong hệ thống: 7,169 tỷ Sau khi đã trừ chi phí thì thu nhập lãi thuần là 17,016 tỷ 2. Doanh thu thu phí là 10,203 tỷ Trong đó: Thu phí thanh toán quốc tế: 6,874 tỷ Thu phí dịch vụ trong nước: 3,154 tỷ Thu phí dịch vụ thẻ: 175 triệu 3. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ: 10,203 tỷ 4. Sau khi đã trừ các chi phí thì lợi nhuận trước thuế: 18,037 tỷ Bảng 15: Bảng cân đối kế hoạch năm 2010 Đơn vị: triệu đồng TÀI SẢN 338.258 Tiền mặt, ngoại tệ tại quỹ 19.742 Cho vay khách hàng 254.641 + Cho vay cá nhân 60.221 + Cho vay doanh nghiệp 194.420 Tài trợ xuất nhập khẩu 63.358 Nợ 3-5 cho vay khách hàng 10.190 Nợ 3-5 của nhóm cá nhân 618 Nợ 3-5 của nhóm doanh nghiệp 9.572 Nợ 3-5 cho vay tài trợ xuất nhập khẩu 6.004 Dự phòng RRTD (2.470) TSCD 358 Các khoản phải thu 2.623 Gửi HO 741.602 Tài sản có khác 5 Tổng tài sản có 1.079.860 TÀI SẢN NỢ 1.079.860 Tổng Huy động 1.021.449 Huy động thị trường 1 1.021.449 + Huy động cá nhân 884.771 * VND 618.636 - Tiền gửi không KH 19.386 - Tiền gửi có KH 599.250 * USD 266,135 - Tiền gửi không KH 1.906 - Tiền gửi có KH 264.229 + Huy động doanh nghiệp lớn 1.253 * VND 87 - Tiền gửi không KH 87 - Tiền gửi có KH 0 * USD 1.167 - Tiền gửi không KH 0 - Tiền gửi có KH 14.000 + Huy động doanh nghiệp vừa ( SME) 135.424 * VND 132.799 - Tiền gửi không KH 45.799 - Tiền gửi có KH 87.000 * USD 2.625 - Tiền gửi không KH 2.625 - Tiền gửi có KH 0 TS nợ khác 49,.910 TN-CP 8,.502 Tổng tài sản nợ 1.079.860 Ngoại bảng 50.139 Các nghiệp vụ bảo lãnh 8.356 Các cam kết trong nghiệp vụ L/C 417.82 2.1.2. Định hướng phát triển trong công tác thẩm định tài chính tài Ngân hàng Trong hoạt động tín dụng, công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an toàn vốn vay, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy để nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong thời gian tới, ngân hàng đã đưa ra một số mục tiêu sau: - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án, tiếp tục hoàn thiện quy trình thẩm định, đảm bảo việc áp dụng các phương pháp thẩm định một khách khoa học, nội dung thẩm định hoàn thiện hơn. - Xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định giỏi về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời đạo đức nghề nghiệp tốt. - Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được trong thời gian qua, khắc phục những yếu kém mắc phải, hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà hội sở chính giao cho chi nhánh. - Thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát việc đảm bảo chất lượng thẩm định tài chính của cán bộ chi nhánh. - Cần thẩm định tài chính dự án đứng trên góc độ của người cho vay để xem xét tính khả thi, khả năng trả nợ của dự án. - Cần phối hợp các phòng ban với nhau đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn. 2.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng 2.2.1. Giải pháp về quy trình thẩm định Quy trình thẩm định của ngân hàng còn bộc lộ một số hạn chế, vì vậy ngân hàng cần đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thẩm định. - Việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ thẩm định theo dự án, nghĩa là phân công cho từng cán bộ một số lượng dự án nhất định bộc lộ nhiều hạn chế như đã phân tích ở trên, vì vậy chi nhánh cần có sự thay đổi trong phân công công việc cho cán bộ. Cụ thể quy các dự án đầu tư vào các ngành và lập quy trình thẩm định cho ngành đó, sau đó phân công từng cán bộ vào những ngành nhất định. Như vậy, cán bộ thẩm định vừa có những căn cứ rõ ràng về ngành mà mình thẩm định, vừa có thời gian nghiên cứu kỹ hơn về ngành, lĩnh vực mà mình đảm nhiệm. Từ đó cán bộ thẩm định sẽ có những hiểu biết sâu rộng về dự án thuộc ngành lĩnh vực mà họ thẩm định, chất lượng thẩm định sẽ được cải thiện đáng kể. - Việc phân cấp trong quá trình thẩm định tạo điều kiện chuyên môn hóa cho các phòng ban nhưng đồng thời cũng gây khó khăn cho công tác thẩm định bởi phòng thẩm định thực hiện việc thẩm định dự án đầu tư trong khi phòng khách hàng trực tiếp tiếp xúc và khai thác thông tin với khách hàng. Vì vậy chi nhánh cần có những giải pháp nhằm phối hợp tốt giữa hai phòng ban này, để công tác thẩm định được tiến hành một cách thuận lợi hơn. Như vậy trong công tác thẩm định cần có sự thống nhất, hỗ trợ giữa các phòng ban với nhau, đảm bảo phân cấp trong thẩm định một cách có hiệu quả. - Công tác thẩm định đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, vì vậy cần có sự giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình thẩm định, tránh những sai sót có thể mắc phải do không tuân thủ đúng quy trình. - Một vấn đề nan giải nữa là quy trình thẩm định có một số điểm hơi rườm ra, làm kéo dài thời gian thẩm định, đôi khi làm khách hàng không hài lòng. Vì vậy ngân hàng cần có biện pháp tinh giảm quy trình thẩm định tài chính dự án vay vốn làm giảm thủ tục thời gian thẩm định mà vẫn đảm bảo chất lượng thẩm định. 2.2.2. Giải pháp về nội dung thẩm định - Tổng vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với tính khả thi của dự án đầu tư. Thông thường, khi lập dự án đầu tư, các doanh nghiệp thường tính toán và đưa ra tổng vốn đầu tư thấp hơn so với thực tế cần thiết do không lường hết được các yếu tố phát sinh, điều này ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện dự án đầu tư và do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án. Và thực tế việc thẩm định tổng vốn đầu tư của chi nhánh vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, ngân hàng cần thẩm định nội dung này một cách kỹ càng hơn. Khi thẩm định nội dung này, cán bộ thẩm định cần kiểm tra tính hợp lý của các loại chi phí, căn cứ vào các đinh mức kinh tế, kỹ thuật của ngành…để đảm bảo tính khách quan, chính xác của công tác thẩm định. - Việc so sánh các chỉ tiêu tài chính của dự án với các dự án khác cùng ngành, lĩnh vực là rất quan trọng trong công tác thẩm định. Tuy nhiên, số lượng dự án cùng ngành, lĩnh vực với dự án cần thẩm định được đem ra so sánh còn hạn chế. Vì vậy khi thẩm định cần đảm bảo số lượng dự án được đem ra so sánh đủ để xác định tình hình đầu tư của ngành đó, từ đó đưa ra những kết luận chính xác về dự án đang thẩm định. - Khi tính toán doanh thu dự kiến hàng năm của dự án, bên cạnh sản lượng và giá bán dự kiến của dự án, cán bộ thẩm định cần căn cứ vào công suất thực tế của máy móc thiết bị, cung cầu về sản phẩm của dự án trên thị trường. Doanh thu của dự án phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố này, vì vậy việc đảm bảo tính chính xác của những yếu tố này cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công tác thẩm định tài chính của dự án. Việc tính toán doanh thu dự kiến hàng năm còn chưa chính xác. Khi thẩm định doanh thu dự kiến hàng năm của dự án, cán bộ thẩm định thường tính toán theo sản lượng và giá bán dự kiến của sản phẩm dự án. Tuy nhiên, sản lượng dự kiến lại phụ thuộc vào công suất thực tế của máy móc thiết bị, cung cầu trên thị trường, mà công tác dự báo về nhu cầu sản phẩm của dự án chưa thực sự hiệu quả nên việc tính toán doanh thu dự kiến của dự án chưa thực sự chính xác. - Tỷ suất chiết khấu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư. Hiện nay việc tính toán chỉ suất chiết khấu được ngân hàng sử dụng phương pháp bình quan gia quyền. Phương pháp này khá đơn giản và đảm bảo được tính chính xác. Tuy nhiên, ngân hàng nên đưa ra những quy định cụ thể trong việc xác định chi phí sử dụng các nguồn vốn khác nhau đảm bảo tính thống nhất trong việc xác định lãi suất chiết khấu. Ngoài ra, tỷ suất chiết khấu thay đổi thường xuyên, phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ lạm phát, trượt giá… của thị trường. Vì vậy khi xác định tỷ suất chiết khấu dự kiến để tính toán dòng tiền của dự án cần dự báo tỷ lệ lạm phát, trượt giá một cách chính xác, khoa học đảm bảo tỷ suất chiết khấu được xác định là hợp lý. 2.2.3. Giải pháp về phương pháp thẩm định Cần biết sử dụng các biện pháp thẩm định tài chính một cách khoa học và kết hợp một cách hiệu quả các phương pháp thẩm định tài chính với nhau. Trong mỗi phương pháp thẩm định lại bộc lộ một số hạn chế nhất đinh. Vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải đưa ra những giải pháp thích hợp để việc vận dụng các phương pháp vào thẩm định tài chính dự án vay vốn có hiệu quả hơn. - Tùy thuộc vào từng đặc điểm của dự án đầu tư vay vốn mà áp dụng các phương pháp thẩm định thích hợp. - Phương pháp so sánh đối chiếu chỉ tiêu cần được vận dụng một cách toàn diện hơn. Việc so sánh đối chiếu các chỉ tiêu cần tiền hành không những là so sánh các chỉ tiêu giữa các năm với nhau mà còn phải so sánh với các dự án trong cùng ngành, lĩnh vực. Số lượng dự án được đưa ra để so sánh cần phải đủ để có thể đưa ra nhận xét chung về ngành, lĩnh vực đó, tránh tình trạng những dự án đưa ra so sánh chỉ là những dự án cá thể không thể qua đó đánh giá sự phát triển chung của ngành nghề đó. Ví dụ có những dự án có các chỉ tiêu tài chính cap hơn hẳn hoặc thấp hơn hẳn so với các dự án của ngành, như vậy những dự án đó không để được lấy ra làm căn cứ để so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu. - Phương pháp dự báo cần được vận dụng một cách chính xác hơn. Đặc biệt đối với những dự án thuộc ngành lĩnh vực mà chi nhánh chưa từng thẩm định, ngân hàng nên áp dụng phương pháp dự báo, điều tra để tiến hành phân tích cung cầu thị trường về sản phẩm đầu ra, nguyên liệu đầu vào của dự án…Kết quả của công tác dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu tài chính, vì vậy cần phải tiến hành một cách cẩn thẩn và phải hỏi ý kiến của các chuyên gia nhằm đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định tài chính. Ngoài ra, phương pháp dự báo cũng phụ thuộc rất nhiều vào những nguồn thông tin thu được từ phía khách hàng, báo chí, internet…Vì vậy cần có những biện pháp để nâng cao độ tin cậy của những nguồn thông tin này. Ví dụ như xây dựng mối quan hệ lâu năm, tốt đẹp với khách hàng, có chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý. Như vậy có thể hiểu rõ hơn về khách hàng đồng thời cũng thu nhận được những thông tin chính xác hơn. - Phương pháp phân tích độ nhạy là một phương pháp quan trọng trong việc thẩm định tài chính dự án đầu tư. Và hầu như dự án nào cũng phải sử dụng phương pháp này để thẩm địng tài chính. Vì vậy việc áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy cần được áp dụng một cách toàn diện hơn. Bên cạnh những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư cũng cần quan tâm đến một số yếu tố quan trọng khác nữa. Việc phân tích độ nhạy được tiến hành trên nhiều biến sẽ đảm bảo được sự chính xác cho việc thẩm định tài chính dự án đầu tư. - Phương pháp triệt tiêu rủi ro tại chi nhánh vẫn chưa được coi trọng do tính chất phức tạp của nó. Việc sử dụng phương pháp này tại Chi nhánh hầu hết vẫn mang tính chất định tính, việc định lượng phân cấp rủi ro vẫn chưa được thực hiện tốt. Nguyên nhân là những rủi ro thường xảy ra đối với dự án đầu tư thường liên quan tới sự thay đổi chính sách của chính phủ, thị trường đầu vào đầu ra nên rất khó định lượng. Các rủi ro vẫn chưa được phân loại và đưa ra phân cấp cụ thể nhằm đưa ra những giải pháp tốt để đề phòng rủi ro. Phương pháp thẩm định theo trình tự thường thiên về kiểm tra tính đầy đủ của các căn cứ pháp lý và hồ sơ trình duyệt, do đó bị hạn chế bởi tính xác thực trong hồ sơ xin vay vốn của khách hàng. Cán bộ thẩm định cần biết kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp thẩm định với nhau đặc biệt là đối với các dự án kinh tế kỹ thuật mang tính phức tạp và quan trọng. 2.2.4. Giải pháp về cán bộ thẩm định Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, con người luôn đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là trong công tác thẩm định tài chính, con người được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định tới chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần đưa ra những chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định về cả chuyên môn lẫn tư cách đạo đức. - Thẩm định tài chính nói chung và thẩm định tài chính nói riêng là một công việc rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ và kinh nghiệm. Vì vậy, khi tuyển chọn cán bộ làm công tác thẩm định, yêu cầu tối thiểu là phải tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành, nhanh nhạy, có kiến thức sâu rộng về thị trường, pháp luật…Sau khi tuyển chọn cần tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới để họ có hiểu biết cơ bản về hoạt động thẩm định, đặc biệt là hoạt động thẩm định tài chính của ngân hàng. - Cần đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thẩm định đặc biệt là công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn. Việc thường xuyên mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, các buổi họp bàn với các chi nhánh khác rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định đặc biệt là đối với những nhân viên mớ, bởi đây là dịp để họ học hỏi những cán bộ lâu năm hơn, có kinh nghiệm hơn trong công việc. Các cán bộ thẩm định của ngân hàng hầu hết còn rất trẻ, năng động, nhanh nhạy tuy nhiên là kinh nghiệm của họ chưa nhiều. Ngân hàng cũng cần phân công cho các cán bộ có kinh nghiệm đao tạo đội ngũ cán bộ trẻ để đảm bảo ngân hàng có một đội ngũ nhân lực đồng đều, chất lượng cao, năng động. Ngoài ra,trong công tác tổ chức cần có sự phân công hợp lý hơn trong công tác thẩm định, phân công nhiệm vụ cho các cán bộ thẩm định theo ngành, lĩnh vực. Theo đó cần mở các khóa học bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành như pháp luật, xây dựng,…để cán bộ có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực của dự án mà mình thẩm định, từ đó chất lượng thẩm định được nâng cao - Bên cạnh trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định đối với chất lượng của công tác thẩm định nói chung và công tác thẩm định tài chính nói riêng. Một cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn giỏi nhưng không đạo đức nghề nghiệp sẽ mang lại tổn thất cho ngân hàng rất lớn, chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy cần có những biện pháp để nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ ngân hàng. Khi giao nhiệm vụ thẩm định cho cán bộ cần đồng thời gắn trách nhiệm của cán bộ đó với dự án mà họ đảm nhiệm, cán bộ thẩm định phải chịu trách nhiệm đối với chất lượng của dự án được giao. Như vậy sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ hơn. - Ngân hàng cần có chế độ thưởng phạt công bằng, nghiêm minh đối với toàn thể cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng. Đối với những cán bộ thẩm định hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạo đức nghề nghiệp tốt cần có chế độ khen thưởng hợp lý để tạo động lực cho họ cố gắng hơn trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của mình. Đối với những cán bộ không hoàn thành tốt nhiệm vụ, làm sai quy định của ngân hàng gây thiệt hại lớn khi ra quyết định cho vay…thì ngân hàng cũng có biện pháp xử phạt thích đáng. - Ngoài ra, ngân hàng cũng cần có sự quan tâm hơn tới đời sống của cán bộ, thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đối với nhân viên cũng như gia đình của họ. Như vậy sẽ tạo được mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và nhân viên, từ đó họ sẽ gắn bó hơn với ngân hàng và chất lượng công việc cũng được nâng cao 2.2.5. Giải pháp về nguồn thông tin, trang thiết bị, công nghệ phục vụ công tác thẩm định  Về nguồn thông tin - Hầu hết các thông tin cán bộ thẩm định có được đều do khách hàng cung cấp. Vì vậy trước khi sử dụng những thông tin này để phục vụ cho công tác thẩm định cần kiểm tra tính xác thực của nó, xem thông tin nào chính xác thông tin nào không chính xác để từ đó có những biện pháp xử lý cho phù hợp, những thông tin còn thiếu thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung. Bên cạnh việc sử dụng những thông tin do khách hàng cung cấp cán bộ thẩm định còn phải thu thập và xử lý các thông tin về dự án từ nhiều nguồn khác nhau, cần khảo sát thực tế để thẩm định tính chính xác của thông tin. - Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định của ngân hàng phải có ý thức bổ sung, đóng góp dữ liệu vào hệ thống thông tin của ngân hàng để phục vụ cho công tác thẩm định sau này.  Về trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho công tác thẩm định Thường xuyên bổ sung, thay thế trang thiết bị đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ trong việc thẩm định dự án của ngân hàng. 2.3. Một số kiến nghị 2.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước Nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính, bên cạnh những nỗ lực từ bản thân ngân hàng thì sự phối hợp giữa chính phủ và các bộ ngành có liên quan trong việc ban hành các chính sách là cũng rất quan trọng. - Chính phủ cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến các lĩnh vực hoạt động kinh tế, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện các kế hoạch hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Từ đó các ngân hàng sẽ có cơ sở pháp lý để tiến hành và nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn. - Nhà nước cần công khai kế hoạch về chiến lược phát triển kinh tế, trên cơ sở đó các bộ ngành sẽ có định hướng riêng trong việc phát triển các lĩnh vực thuộc ngành mình, đề ra các quy định chính sách để nhà đầu tư lấy đó làm cơ sở trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh của mình. Hơn nữa, các ngân hàng cũng có thể lấy đó làm cơ sở để đề ra chiến lược, kế hoạch kinh doanh, cho vay của mình đối với từng ngành cụ thể. - Nhà nước cần có chính sách kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc thực hiện công khai, minh bạch tình hình tài chính công ty, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc, yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, báo cáo thông tin theo đúng quy định. Nhờ đó, các ngân hàng có thể có được những số liệu chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty, nâng cao chất lượng thẩm định tài chính, hạn chế được việc bị các doanh nghiệp qua mặt, cung cấp thông tin giả về tình hình tài chính của công ty để được ngân hàng cho vay vốn. - Đối với các bộ ngành: cần hoàn thiện hơn nữa các quy định, các định mức kinh tế kỹ thuật cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các văn bản hướng dẫn…Giúp các ngân hàng có cơ sở để so sánh các chỉ tiêu tài chính của dự án với tiêu chuẩn mà nhà nước đưa ra, làm cho việc thẩm định tài chính các dự án của các ngân hàng được thuận lợi hơn đồng thời cũng nâng cao chất lượng thẩm định. - Công tác thẩm định tài chính của các ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư của các bộ ngành. Vì vậy, các bộ ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công công tác thẩm định các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án lớn, cần thẩm định một cách chi tiết, tránh tình trạng thẩm định một cách qua loa hình thức, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định nói chung và đặc biệt là thẩm định tài chính nói riêng. 2.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng thương mại trong việc khai thác thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn. Trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được, CIC còn bộc lộ một số hạn chế như: chất lượng thông tin do một số tổ chức tín dụng báo cáo chưa tốt, chính xác, kịp thời; chưa có nhiều sản phẩm thông tin tiện ích cho các ngân hàng thương mại; công tác thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành báo cáo quy chế thông tin tín dụng trong quy trình cho vay chưa thường xuyên…Vì vậy, để đảm bảo CIC thực sự là một kênh thông tin tin cậy giúp các ngân hàng thương mại trong việc thẩm định tài chính, quản lý rủi ro và cho vay, Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của CIC nhằm cung cấp kịp thời, chính xác về khách hàng vay, thông tin về xếp loại tín dụng doanh nghiệp làm cơ sở để các NHTM thẩm định và quyết định cho vay. - Lãi suất thị trường, tỷ giá… có tác động rất lớn đến hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư, từ đó ảnh hưởng tới công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của NHTM. Khi những yếu tố này thay đổi thường xuyên sẽ gây khó khăn cho các NHTM trong việc thẩm định tài chính. Chính vì vậy, NHNN cần đưa ra chính sách tiền tệ thích hợp nhằm bình ổn tỷ giá, lãi suất thị trường, kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM trong việc thẩm định các dự án đầu tư vay vốn. - NHNN cần đưa ra những quy định, văn bản hướng dẫn các NHTM trong việc tổ chức thẩm định - NHNN tổ chức các khóa học, các buổi hội thảo mời chuyên gia nước ngoài đến thuyết giảng để các cán bộ NHTM có cơ hội học hỏi nâng cao trình độ hiểu biết. Ngoài ra cần tìm hiểu, mở rộng ứng dụng các phần mềm mới, hiện đại hỗ trợ cho công tác thẩm định tài chính, tiến hành hướng dẫn các cán bộ thực hành các phần mềm chuyên dụng về thẩm định tài chính. Bên cạnh đó, cần cử các cán bộ có kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng truyền đạt lại cho các cán bộ khác để giảm chi phí đào tạo cho NHNN. 2.3.4. Kiến nghị đối với chủ đầu tư Chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn phụ thuộc rất nhiều vào thông tin từ phía chủ đầu tư. Vì vậy để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các NHTM và các chủ đầu tư. Những thông tin các NHTM thu thập được từ phía chủ đầu tư đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng thẩm định dự án đầu tư, - Các chủ đầu tư cần chú trọng nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, tính toán chi tiết các chỉ tiêu tài chính, tính khả thi của dự án trước khi sử dụng dự án đó để vay vốn ngân hàng. Như vậy, chủ đầu tư vừa có cơ sở để xác định dự án của mình có khả thi hay không trước khi đầu tư đồng thời ngân hàng thuận tiện hơn trong việc thẩm định tài chính dự án vay vốn đó. - Các chủ đầu tư cần nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán của Nhà nước, công khai, minh bạch tình hình tài chính của công ty mình. Từ đó tạo điều kiện cho các NHTM có nguồn thông tin xác thực phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các chủ đầu tư. - Thông tin có được từ các chủ đầu tư có vai trò quan trọng đối với các NHTM trong công tác thẩm định tài chính. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đảm bảo các nguồn thông tin cung cấp cho ngân hàng là chính xác, trung thực tránh tình trạng vì muốn được cấp tín dụng từ phía ngân hàng mà tìm cách cung cấp thông tin sai lệch, hoặc sử dụng vốn vay được từ ngân hàng sai mục đích, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác thẩm định và tình hình kinh doanh của ngân hàng. - Trong việc sử dụng vốn vay được từ phía ngân hàng, chủ đầu tư cần có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, quản lý nguồn vốn hiệu quả, sản xuất kinh doanh tốt. Chủ đầu tư cũng cần thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay cho ngân hàng đúng hạn quy định. KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập ở ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng em đã có cơ hội nghiên cứu hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đặc biệt là được tìm hiểu về công tác thẩm định tài chính dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của anh chị cán bộ ở phòng thẩm định dự án. Có thể thấy công tác thẩm định tài chính đóng vai trò đặc biệt trong hoạt động của ngân hàng. Hiện nay công tác thẩm định tài chính của ngân hàng đạt được nhiều kết quả tốt, hoàn thành chỉ tiêu mà chi nhánh đặt ra. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định về quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định. Hiện nay chi nhánh Techcombank Hai Bà Trưng đang từng bước nâng cao chất lương thẩm định tài chính nhằm đảm bảo sự an toàn cho các khoản vay của ngân hàng. Tuy nhiên để làm được điều này chi nhánh ngân hàng Techcombank HBT cần sự hối hợp, giúp đỡ từ nhiều phía trong một khoảng thời gian tương đối dài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tốt nghiệp- Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại ngân hàng techcombank hai bà trưng.pdf
Luận văn liên quan