Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín - Chi nhánh thừa thiên Huế

Trong hoạt động tín dụng, đòi hỏi phải thực sự an toàn - hiệu quả - bền vững bởi nó luôn tiềm ẩn rủi ro. Đây không phải là đòi hỏi của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, mà còn là nỗi lo chung của họat động Ngân hàng trong khu vực và toàn cầu khi mà nền kinh tế thế giới cũng tồn tại nhiều bất ổn, phát triển không vững chắc. Do vậy việc Nhà nước tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia là hết sức cần thiết. Vì những nguyên nhân sau: Một là, giúp cho Ngân hàng Trung ương có thêm thông tin cần thiết để thực hiện chức năng quản lý và giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng trong nước. Hai là, giúp cho các tổ chức tín dụng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng. Thông tin tín dụng bao gồm thông tin tích cực và thông tin không tích cực. Thông tin tích cực giúp Ngân hàng giảm chi phí thông tin, giảm thời gian xem xét quyết định tín dụng, không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận khách hàng tốt. Thông tin tiêu cực giúp Ngân hàng ngăn ngừa rủi ro, tránh được các khoản nợ xấu. Việc chia sẻ thông tin giúp cho các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các tổ chức tín dụng nhỏ không có đủ kinh nghiệm và chi phí để điều tra thông tin, tức là góp phần thúc đẩy sự phát triển các tổ chức tín dụng

pdf75 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín - Chi nhánh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 52,00 6.438.786 58,00 - Trung dài hạn 3.933.366 49,00 4.642.490 48,00 4.662.569 42,00 2. Doanh số thu nợ 8.040.227 100,00 9.810.659 100,00 11.010.400 100,00 - Ngắn hạn 4.146.626 51,57 5.111.569 52,10 6.448.669 58,57 - Trung dài hạn 3.893.601 48,43 4.699.090 47,90 4.561.731 41,43 3. Dư nợ cho vay 646.059 100,00 507.255 100,00 598.210 100,00 - Ngắn hạn 363.588 56,28 281.384 55,47 271.501 45,39 - Trung dài hạn 282.471 43,72 225.871 44,53 326.709 54,61 (Nguồn: báo cáo tổng hợp phòng kế toán.) Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 43 Xét theo kỳ hạn tín dụng, thì qua số liệu trên ta có thể thấy dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ và đang có xu hướng tăng cả về dư nợ và tỷ trọng. Trong khi đó dư nợ trung dài hạn đang giảm tỷ trọng. Cơ cấu này ảnh hưởng tốt đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Bảng 2.4. Tình hình dư nợ theo ngành nghề kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Phân theo ngành nghề Chỉ tiêu 2011 2012 2013 % % % 1. Doanh số cho vay 8.027.277 100,00 9.671.855 100,00 11.101.355 100,00 - Nông, lâm, ngư nghiệp 1.090.104 13,58 1.175.130 12,15 1.430.965 12,89 - Công nghiệp, xây dựng 2.604.049 32,44 3.592.127 37,14 3.968.734 35,75 - Các ngành khác 4.333.124 53,98 4.904.598 50,71 5.701.656 51,36 2. Doanh số thu nợ 8.040.227 100,00 9.810.659 100,00 11.010.400 100,00 - Nông, lâm, ngư nghiệp 1.085.406 13,50 1.189.126 12,12 1.417.724 12,88 - Công nghiệp, xây dựng 2.606.909 32,42 3.622.781 36,93 3.922.016 35,62 - Các ngành khác 4.347.913 54,08 4.998.751 50,95 5.670.660 51,50 3. Dư nợ cho vay 646.059 100,00 507.255 100,00 598.210 100,00 - Nông, lâm, ngư nghiệp 84.505 13,08 70.508 13,90 83.749 14,00 - Công nghiệp, xây dựng 274.187 42,44 243.533 48,01 290.251 48,52 - Các ngành khác 287.367 44,48 193.213 38,09 224.209 37,48 (Nguồn: báo cáo tổng hợp phòng kế toán.) Theo thành phần kinh tế, tỷ trọng cho vay công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đang ở mức cao. Bên cạnh đó dư nợ cho vay doanh nghiệp đang tăng trưởng mạnh mẽ. Đây là một sự chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao cho vay công nghiệp và dịch vụ phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế đang trên đà trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 44 2.2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2013 Trong suốt quá trình hoạt động, chi nhánh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu và hoàn thành xuất sắc các kế hoạch được giao. Vì vậy, kết quả kinh doanh của chi nhánh không ngừng được cải thiện. Điều đó thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.5. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % A. Tổng thu nhập 110.001 137.896 152.029 27.895 25,36 14.133 10,25 - Thu từ lãi cho vay 91.484 113.598 120.823 22.114 24,17 7.225 6,36 - Thu từ HD dịch vụ 15.066 20.541 27.381 5.475 36,34 6.840 33,30 - Thu nhập bất thường 702 962 1.014 260 37,04 52 5,41 - Thu khác 2.749 2.795 2.811 46 1,68 16 0,57 B. Tổng Chi phí 81.665 100.181 109.007 18.516 22,67 8.826 8,81 - Chi huy động vốn 46.730 53.684 59.822 6.954 14,88 6.138 11,43 - Chi cho nhân viên 9.257 11.579 11.840 2.322 25,08 261 2,25 - Chi cho CT kho quỹ và thanh toán 1.820 2.475 2.915 655 35,99 440 17,78 - Chi nộp phí và lệ phí 207 351 474 144 69,57 123 35,04 - Chi cho HĐ quản lý công cụ 2.741 3.785 4.018 1.044 38,09 233 6,16 - Chi về tài sản 1.929 2.589 2.706 660 34,21 117 4,52 - Chi về dự phòng BHTG 14.010 19.875 20.149 5.865 41,86 274 1,38 - Chi phí khác 4.971 5.843 7.083 872 17,54 1.240 21,22 C. Lợi nhuận 28.336 37.715 43.022 9.379 33,10 5.307 14,07 (Nguồn: báo cáo tổng hợp phòng kế toán.) Ta có thể thấy tổng thu của Sacombank CN T.T.Huế tăng đều trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể như sau: năm 2011 là 110.001 tỷ; năm 2012 là 137.896 tỷ; tăng 27,895 tỷ, có thể nói đây là bước tăng trưởng nhẩy vọt trong tổng thu của ngân hàng so với năm 2011. Năm 2013 tổng thu của chi nhánh đạt 152.029 tỷ tăng 14.133 tỷ, mức tăng tương đối cao dù tình hình kinh tế vẫn còn suy thoái. Các khoản thu chủ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 45 yếu của chi nhánh đều là thu từ lãi cho vay (chiếm khoảng gần 80% tổng thu của chi nhánh vào năm 2013), còn thu từ dịch vụ chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ (chiếm khoảng từ 18% tổng thu vào năm 2013) tuy nhiên đang có xu hướng tăng lên qua các năm, trong thời gian tới chi nhánh cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng để có thể thu hút được lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng ngày càng nhiều hơn nữa. Về tổng chi của chi nhánh: cũng tăng trong thời gian qua trong đó chiếm chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi huy động vốn (chiếm khoảng hơn 50% tổng chi của chi nhánh), đó cũng là điều hợp lý khi trong thời gian qua hoạt động tín dụng của chi nhánh được đẩy mạnh là nhờ nguồn vốn dồi dào từ công tác huy động vốn nên phần lớn chi phí của chi nhánh là để dành trả lãi cho tiền gửi huy động. Lợi nhuận qua các năm đều tăng trưởng tốt: năm 2011 là 28,336 tỷ, năm 2012 là 37,715 tỷ; tăng 9,379 tỷ tương đương với tốc độ tăng trưởng 33,10% so với 2011, đến năm 2013 là 43,022 tỷ tăng 5,307 tỷ tương đương với tốc độ tăng trưởng là 14,07%. Năm 2013 mức độ tăng trưởng lợi nhuận có giảm nhưng vẫn đạt ở mức cao so với các chi nhánh ngân hàng trên cùng địa bàn. Tỷ số Tổng chi / Tổng thu cho biết để có được một đồng thu nhập ngân hàng cần phải mất bao nhiêu đồng chi phí, hay nói cách khác nó thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tỷ số này của chi nhánh là 0,7424 (năm 2011), 0,7265 (năm 2012), 0,7170 (năm 2013) đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt hiệu quả khá cao. 2.2.1.4. Tình hình công tác kiểm tra, kiểm soát. Những năm qua, công tác kiểm tra kiểm soát của ngân hàng được chú trọng, quan tâm. Chi nhánh thường xuyên tiến hành các cuộc kiểm tra trên các mặt nghiệp vụ: Tín dụng, kế toán, tiền tệ - kho quỹ Thông qua các cuộc kiểm tra mặc dù không có những sai phạm lớn nhưng các sai sót nhỏ vẫn xảy ra trong quá trình tác nghiệp như: Báo cáo thẩm định còn sơ sài, chứng từ thiếu chữ ký tuy nhiên các sai sót này đã được điều chỉnh và sửa chữa kịp thời. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 46 2.2.2. Chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 2.2.2.1. Chỉ tiêu định tính  Sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng ngắn hạn Với mục tiêu đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, công tác tín dụng tại chi nhánh đã được chú trọng quan tâm. Không chỉ chờ đợi khách hàng đến xin vay vốn, cán bộ tín dụng tại ngân hàng đã chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ nhanh chóng tiếp xúc với khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng hay không. Đối với các khách hàng đủ điều kiện vay vốn, chi nhánh luôn tạo điều kiện tốt nhất để khách hàng có thể vay vốn một cách đúng thời điểm để khách hàng không bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Đồng thời, thời hạn cho vay, thời hạn giải ngân và thu hồi nợ được điều chỉnh hợp lý theo tình hình thực tế của khách hàng.  Tính khoa học sáng tạo và hợp lý của các sản phẩm dịch vụ tín dụng ngắn hạn. Dựa vào nhu cầu của khách hàng, và tình hình kinh tế của từng thời kỳ mà chi nhánh đưa ra một hệ thống các sản phẩm dịch vụ khoa học, hợp lý hỗ trợ bổ sung cho nhau trong việc đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng. Hiện nay ngân hàng đang đề xuất triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tại địa phương, đáp ứng nhu cầu về vốn cũng như nhu cầu thanh toán qua ngân hàng của các doanh nghiệp.  Việc thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tín dung, quy trình tín dụng. Nhìn chung, tại chi nhánh nguyên tắc và quy trình tín dụng được thực hiện khá nghiêm túc. Trình độ, nhận thức của cán bộ tín dụng đã được nâng lên cả về nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ dần đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng vi phạm nguyên tắc, quy trình tín dụng. Một số ít cán bộ vẫn chưa nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ của mình, chưa nắm chắc quy trình nghiệp vụ, do vậy trong quá trình làm việc còn tỏ ra lúng túng và xảy ra sai sót. Những năm trở lại đây, do sự cạnh tranh ngày càng cao, các cán bộ tín dụng chịu sự áp lực giao khoán hạn mức. Do vậy, nhằm hoàn thành yêu cầu được giao nên đã bỏ qua các nguyên tắc tín dụng, dẫn đến cấp tín dụng sai đối tượng, sai mục đích. Khi phát Trư ờn Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 47 hiện lại không có các biện pháp kịp thời để xử lý, có trường hợp đã điều chỉnh nợ gốc, gia hạn sai quy định 2.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng:  Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn và nợ xấu quá hạn  Tæng d­ nî ng¾n h¹n qu¸ h¹nTû lÖ nî ng¾n h¹n qu¸ h¹n = 100%Tæng d­ nî ng¾n h¹n  D­ nî xÊu ng¾n h¹nTû lÖ nî xÊu ng¾n h¹n = 100%Tæng d­ nî ng¾n h¹n Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Dư nợ ngắn hạn quá hạn 3.601 3.050 1.287 Dư nợ xấu ngắn hạn 3.550 2.987 1.026 Dư nợ ngắn hạn 363.588 281.384 271.501 Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn quá hạn 0,99% 1,08% 0,47% Tỷ lệ dư nợ xấu 0,98% 1,06% 0,38% (Nguồn: báo cáo tổng hợp phòng kế toán.) Có thể thấy trong 3 năm qua mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp nhưng tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh vẫn luôn giữ được ở mức thấp dưới 1,1%. Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn năm 2011 ở mức 0,99%, năm 2012 tăng 0,09% và giảm xuống còn 0,47% năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là 0,98%. Năm 2012 tăng nhẹ lên 1,06% và tiếp tục giảm trong năm 2013 xuống mức 0,38%. Giai đoạn 2011- 2012 là những năm nhiều sóng gió của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát ở mức cao đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương. Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động tín dụng làm tăng tỉ lệ nợ ngắn hạn quá hạn và nợ xấu. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 48 Năm 2013 nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng đang từng bước được phục hồi, tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 0,47%, nợ xấu xuống còn 0,38% do những chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như thị trường đang dần hồi phục. Điều này đã thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh phát triển, bên cạnh đó chi nhánh cũng chủ động trong việc theo dõi các khoản vay, hỗ trợ, tư vẫn cho khách hàng nhằm duy trì tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ở mức thấp nhất có thể. 2.3. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 2.3.1.1. Những kết quả đạt được Tình hình kinh tế các năm qua còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chậm lại trong khi lạm phát lại tăng cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng. Nhưng với quyết tâm cao của đội ngũ lãnh đạo, sự đồng lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên hoạt động tín dụng ngắn hạn đã đạt được một số kết quả: Thứ nhất, công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Phong cách phục vụ, giao tiếp văn minh, lịch sự tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng và nâng cao uy tín của ngân hàng. Thứ hai, công tác đầu tư tín dụng đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Sacombank chi nhánh Huế đã tập trung đầu tư vốn cho các chương trình kinh tế của tỉnh, đặc biệt là các chương trình kinh tế phục vụ phát triển công nghiệp- dịch vụ, phát triển ngành thương mại và cho vay tiêu dùng. Thứ ba, khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngày càng tăng. Điều đó được thể hiện qua mức dư nợ tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh liên tục tăng trưởng qua các năm. Thứ tư, công tác kiểm, tra giám sát nợ; thu hồi nợ xấu, nợ khó đòi đã được quan tâm, chú trọng đúng mức. Việc phân loại nợ xấu, kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành thường xuyên. Nhờ đó tỷ lệ nợ xấu đã giảm dần qua các năm. Thứ năm, tỷ lệ sinh lời của các khoản tín dụng liên tục tăng qua các năm. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 49 2.3.1.2. Nguyên nhân Thứ nhất, ngân hàng đã xây dựng đề án kinh doanh năm và đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu đề ra. Tổ chức bảo vệ kế hoạch năm với từng phòng giao dịch nhằm phát huy cao độ tính dân chủ, chủ động sáng tạo trong kinh doanh. Công tác điều hành kế hoạch đảm bảo nghiêm túc, linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ theo sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên. Thứ hai, có sự điều hành kỷ cương của Ban Đảng uỷ, Ban Giám đốc chỉ đạo theo đúng định hướng của ngân hàng cấp trên, bám sát nhiệm vụ kinh tế xã hội địa phương đồng thời không ngừng nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong điều hành kinh doanh. Thứ ba, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ công nhân viên được duy trì thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời những lệch lạc trong tư tưởng và hành động trong hoạt động ngân hàng. Mỗi cán bộ công nhân viên đều tích cực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Thứ tư, chi nhánh ngân hàng đã phát động và triển khai kịp thời các phong trào thi đua nhằm động viên cán bộ công nhân viên nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thứ năm, Sacombank CN T.T.Huế được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các huyện và sự phối kết hợp của các ban ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể xã hội tại địa bàn tỉnh. Thứ 6, Thực hiện tốt công tác maketing, quảng bá tốt hình ảnh của chi nhánh và thái độ phục vụ khách hàng rất chuyên nghiệp. 2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân 2.3.2.1. Những tồn tại cần khắc phục Thứ nhất, việc thẩm định trước khi cho vay, quản lý theo dõi khách hàng sử dụng vốn vay còn chưa chặt chẽ. Kết quả thẩm định ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cho vay của cán bộ tín dụng. Kết quả thẩm định chưa tốt dẫn đến việc cấp tín dụng sai đối tượng, sai thời hạn. Việc cấp tín dụng chưa đúng số lượng và thời hạn có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn tới khách hàng không Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 50 có khả năng trả nợ. Thứ hai, thiếu thông tin trong hoạt động tín dụng. Đa phần các thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập được là tự thu thập được, hoặc do chính khách hàng tự cung cấp. Do tình trạng tình trạng thiếu thông tin về tình hình giá cả, tình hình biến động của thị trường, cung cầu các hàng hóa dịch vụ, không lường trước được các rủi ro có thể xảy ra dẫn đến xét duyệt tín dụng chưa chính xác. Và cũng do thiếu thông tin về thị trường nên việc định giá trị các tài sản bảo đảm tiền vay không đúng, không điều chỉnh kịp theo giá trị thị trường. Thứ ba, quy định về bảo đảm tiền vay vẫn còn khá khắt khe. Tài sản thế chấp là một điều kiện hàng đầu trong việc xét duyệt, cấp tín dụng tại chi nhánh. Hầu hết các khách hàng đến vay vốn của ngân hàng đều phải có tài sản thế chấp với mức thế chấp là 70% giá trị khoản vay. Chỉ một số ít khách hàng có uy tín là được vay tín chấp hoặc thế chấp với giá trị tài sản nhỏ hơn giá trị khoản vay. Việc duy trì các biện pháp bảo đảm tiền vay là một việc cần thiết, giúp an toàn cho việc thu hồi nợ từ các khoản vay, nhưng đây cũng là một rào cản lớn trong việc mở rộng tín dụng. Điều này gây trở ngại đối với khách hàng trong việc vay vốn tại ngân hàng. Thứ tư, việc chấp hành quy trình tín dụng chưa tốt. Những năm gần đây, sự cạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng gay gắt, chi nhánh ngân hàng đã thực hiện khoán chỉ tiêu cho cán bộ tín dụng. Để hoàn thành chỉ tiêu được giao, cán bộ tín dụng khi xét duyệt đã bỏ qua các nguyên tắc, quy trình tín dụng. Điều này dẫn đến việc cấp tín dụng sai đối tượng, sai mục đích. Khi khách hàng có dấu hiệu khó khăn trong việc hoàn trả nợ thì cán bộ tín dụng lại chưa có ngay các biện pháp kịp thời để xử lý, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, nhiều trường hợp đã xử lý bằng cách gia hạn nợ sai chế độ. Ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng tại chi nhánh. 2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại  Nguyên nhân từ phía ngân hàng Thứ nhất, trình độ và năng lực của một số ít cán bộ tín dụng chưa cao, trong quá trình tác nghiệp vẫn còn lúng túng và xảy ra những sai sót. Trư ờng Đạ i họ c K nh t ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 51 Thứ hai, chi nhánh ngân hàng chưa có bộ phận chuyên trách trong việc nghiên cứu cập nhật thông tin, phân tích thị trường. Nguồn thông tin của khách hàng chưa được hệ thống một cách có khoa học. Bên cạnh đó, việc thu thập thông tin của khách hàng do cán bộ tín dụng trực tiếp đảm nhận sẽ gây nhiều khó khăn trong việc thẩm định tính chính xác của nguồn thông tin này khi những thông tin này bị che dấu bởi khách hàng hoặc do trình độ thu thập thông tin của các cán bộ tín dụng tại chi nhánh còn hạn chế.  Nguyên nhân từ phía khách hàng Thứ nhất, do trình độ quản lý và kinh doanh của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh còn hạn chế nên thường thua thiệt trong kinh doanh, làm thất thoát vốn và những chi phí không cần thiết dẫn đến không đủ sức đứng vững trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Thứ hai, việc cung cấp thông tin của khách hàng về tình hình sản xuất kinh doanh, không đầy đủ, không kịp thời và có những sai lệch so với thực tế. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.  Nguyên nhân khác Thứ nhất, do sự không ổn định của môi trường kinh tế trong nước và trên thế giới đã ảnh hưởng đến nền kinh tế tại địa phương. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng. Thứ hai, hệ thống văn bản pháp luật chưa được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý. Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng chưa được hoàn thiện nên không đảm bảo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động của kinh tế. Mặt khác, do sự thay đổi trong việc điều hành nền kinh tế của nhà nước đã khiến cho hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn.Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế Để đảm bảo chất lượng tín dụng ngắn hạn, ngân hàng Sacombank Việt Nam và Ban Giám đốc chi nhánh đã đề ra phương hướng phát triển làm cơ sở cho các hoạt động tín dụng ngắn hạn ở chi nhánh trong năm 2014. Đẩy mạnh công tác huy động vốn VNĐ và ngoại tệ, trên cơ sở khai thác các nguồn tiền của các tổ chức kinh tế, xã hội và tiền gửi của dân cư. Giữ gìn các khách hàng truyền thống, có cơ chế chính sách mềm dẻo, có sự thường xuyên trao đổi tư vấn để nắm bắt khách hàng nhằm phục vụ được tốt hơn. Rà soát và kiểm tra lại dư nợ cho vay đối với từng khách hàng, trên cơ sở đó tăng thị phần cho vay đối với khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tín nhiệm đối với ngân hàng và giảm dư nợ cho vay đối với khách hàng không hội tụ đủ các điều kiện vay vốn. Đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế trên cơ sở cho vay có tài sản đảm bảo, tiếp tục tiếp thị các khách hàng mới, tiếp cận các dự án mới. Tiếp tục giải quyết tồn tại cũ, xử lý tài sản để thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi. Nâng cao chất lượng hạch toán kế toán và thông tin kinh tế. Phối hợp với phòng Kinh doanh theo dõi và thu hồi nợ đến hạn, quá hạn và lãi treo. Tiết kiệm các khoản chi phí, tận thu các khoản nợ đã xử lý. Tăng cường công tác kiểm tra trên cơ sở bám sát chương trình kiểm tra của ngân hàng Sacombank Việt Nam. Trên đây là quan điểm, định hướng chung của Sacombank Việt Nam để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của các chi nhánh nói chung. Ngoài ra theo em còn có thể sử dụng một số giải pháp sau đây để đảm bảo chất lượng tín dụng ngắn hạn ngân hàng thương mại. Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 53 3.1.1. Tăng cường hoạt động huy động vốn Đối với hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và với Sacombank CN T.T.Huế nói riêng thì nghiệp vụ huy động vốn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng qui mô tín dụng của chi nhánh. Huy động tiền gửi Khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, lưu thông, dịch vụ. Đối tượng này khi mở tài khoản tiền gửi với mục đích chính là được sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. Vì vậy với loại hình này chi nhánh phải có những biện pháp sau: Tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng để các doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi cách linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp để chi trả phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Chi nhánh dùng các công cụ tác động mạnh đến việc khác hàng quyết định gửi tiền gửi thanh toán và đặt quan hệ tín dụng lâu dài với chi nhánh. Chi nhánh có những chính sách ưu tiên, ưu đãi nếu khách hàng gửi tiền gửi thanh toán như cho phép khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ thanh toán với chi phí rất nhỏ như phí mở L/C, phí mở séc Đặc biệt chi nhánh có những mức lãi suất tương đối thấp so với mặt bằng chung khi cấp tín dụng ngắn hạn cho khách hàng. Huy động tiết kiệm Như ta đã biết tình trạng tích trữ vàng, ngoại tệ và các tải sản có giá trị đang rất phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Muốn thu hút được nguồn vốn quan trọng này, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để đa dạng hoá các loại hình tiền gửi tiết kiệm với nhiều kỳ hạn, mức lãi suất hâp dẫn. Kèm theo là những hình thức hấp dẫn đối với khách hàng như quay số dự thưởng. Trư ờn Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 54 3.1.2. Thiết lập mối quan hệ tốt, lâu dài với khách hàng. Nhờ có được một chính sách khách hàng hợp lý nên hiện nay chi nhánh đã triển khai tốt công tác tiếp cận khách hàng. Hoàn thành nhiệm vụ nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn, Sacombank CN T.T.Huế phải tiếp tục đẩy mạnh công tác này để thu hút thêm đông đảo khách hàng tiềm năng. Việc đầu tiên là chi nhánh phải giữ được những khách hành truyền thống, đặc biệt là những khách hàng lớn có mối quan hệ lâu năm với chi nhánh. Đây đều là những công ty lớn có tình hình tài chính mạnh, có uy tín, đem lại lợi nhuận lớn, thường xuyên cho chi nhánh. Để duy trì được quan hệ lâu dài với những “vị khách đặc biệt này”, chi nhánh phải cho thấy sự ưu tiên dành cho họ. Đó là chi nhánh luôn cung cấp dịch vụ cho các công ty này với thủ tục nhanh gọn nhất, lãi suất ưu tiên nhất. Để thực hiện được nhiệm vụ này, ngoài việc nâng cao trình độ cán bộ cấp tín dụng, chi nhánh phải liên tục thu thập thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của những công ty, tổng công ty đó để khi họ có yêu cầu vốn lưu động thì chi nhánh không mất quá nhiều thời gian để phân tích tín dụng. Như vậy sẽ nhanh chóng đáp ứng vốn tín dụng ngắn hạn cho những công ty này. Qua đó sẽ giữ được những khách hàng truyền thống. Tiếp theo, không chỉ quan tâm đến việc duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống, chi nhánh Sacombank CN T.T.Huế còn phải quan tâm đến việc mở rộng quan hệ, thu hút những khách hàng tiềm năng mới. Về phía chi nhánh, ngoài việc tạo ấn tượng cho khách hàng bằng đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động, nhiều kinh nghiệm và có trách nhiệm thì chi nhánh còn phải tập trung quảng cáo khuếch trương các dịch vụ tín dụng ngắn hạn, đặc biệt là các sản phẩm mới. Để làm được điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải ngày một đổi mới phương thức hoạt động, thanh toán, tiếp thị, quảng cáo... nhằm tạo ra một hình ảnh an toàn trong con mắt của doanh nghiệp. Theo ý kiến chủ quan của em thì chi nhánh nên tách bộ phận phụ trách việc tham mưu cho Ban giám đốc dự kiến kế hoạch kinh doanh thuộc phòng Tổng hợp tiếp thị để thành lập phòng Marketing chuyên về nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường, mục tiêu, đề ra và định hướng hoạt động một cách bài bản, với một đội ngũ nhân viên nhạy bén, am hiểu. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 55 Chi nhánh cần phải chú ý nhiều hơn đến khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Đặc biệt là với kinh tế hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các ngành mà sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như xây dựng, vận tải, thương nghiệp, công nghiệp chế biến. Thiết lập mối quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách hàng mới đòi hỏi ngân hàng phải có một chính sách ưu đãi, mềm dẻo, phù hợp nhằm tác động tích cực thu hút khách hàng gửi tiền cũng như thực hiện vay vốn ngắn hạn. Đây chính là một trong những biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Thừa Thiên Huế 3.1.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án tín dụng ngắn hạn. Đây là nhân tố quyết định việc có cho vay hay không đối với một dự án tín dụng. Có một mâu thuẫn là nếu quy trình thẩm định dự án tín dụng của ngân hàng quá kĩ càng, thủ tục phức tạp sẽ làm giảm số lượng khách hàng đến vay vốn, trong khi đó hoạt động tín dụng lại mang lại lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng thương mại. Hiện nay các NHTM cổ phần thường hạ thấp tiêu chí đánh giá chất lượng của các dự án vay vốn để cạnh tranh với hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước vốn có thuận lợi về vốn. Vì vậy đây sẽ là thách thức chung đối với hệ thống NHTM Nhà nước cũng như với Sacombank CN T.T.Huế. Để nâng cao công tác thẩm định dự án tín dụng ngắn hạn ở Sacombank CN T.T.Huế, theo em có thể sử dụng một số giải pháp sau: - Nâng cao trình độ phân tích dự án tín dụng ngắn hạn cũng như đạo đức, trách nhiệm của nhân viên chuyên trách thẩm định dự án tín dụng ngắn hạn. - Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ việc ra quyết định tín dụng: Nếu ngân hàng không có đầy đủ các thông tin chính xác thì có thể khiến cho ngân hàng lặp phải sai lầm lựa chọn đối nghịch trong việc ra quyết định tín dụng. + Mở rộng nguồn cung cấp thông tin về khách hàng: Ngoài những thông tin do khách hàng trực tiếp thông báo cho chi nhánh thì cán bộ thẩm định phải tìm kiếm thêm thông tin về khách hàng từ các nguồn khác nhau như trực tiếp khảo sát ở cơ sở của khách hàng, thu thập thông tin từ các đối tác làm ăn của doanh nghiệp đó, từ các Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 56 ngân hàng bạn mà khách hàng đã từng quan hệ, từ các trung tâm thông tin chuyên nghiệp hoặc cũng có thể từ các mối quan hệ cũ của cán bộ tín dụng. + Xử lý phân loại thông tin theo các tiêu thức khác nhau và sắp xếp,lưu trữ một cách khoa học để thuận tiện cho việc tra cứu, tìm kiếm. - Xây dựng và thực hiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá khách hàng xin cấp tín dụng ngắn hạn: Đây là biện pháp xử lý những thông tin về khách hàng mà chi nhánh thu được để xem xét việc cấp hay từ chối cấp tín dụng ngắn hạn cho khách hàng. Hệ số tài trợ càng lớn khả năng trả nợ là càng lớn. Trên lý thuyết thì nếu hệ số tài trợ lớn hơn hoặc bằng 0,75 là lý tưởng cho việc cấp tín dụng. Vốn bằng tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khả năng thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn + Vốn bằng tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khả năng chi trả = Tổng tài sản lưu động Đối với việc thẩm định dự án tín dụng ngắn hạn thì hai chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh và khả năng chi trả của khách hàng là rất cần thiết vì những chỉ tiêu này đảm bảo khả năng thanh toán khoản nợ gốc và lãi đúng hạn của khách hàng. Hệ số khả năng thanh toán nhanh hợp lý là lớn hơn 0,5. Trong khi hệ số khả năng chi trả là trong khoảng 0,1 đến 0,5. Ngoài những chỉ tiêu tài chính chủ yếu được chi nhánh sử dụng nói trên thì khi xem xét khả năng cấp tín dụng ngắn hạn cho khách hành, chi nhánh còn phải sử dụng một số chỉ tiêu mang tính xã hội như: + Năng lực pháp lý của khách hàng. + Tính cách và uy tín của khách hàng. + Năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của khách hàng 3.1.4. Tăng cường công tác quản lý nợ ngắn hạn Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình sử dụng khoản vốn tín dụng ngắn hạn được cấp. Việc này hết sức cần thiết vì nó giúp cho cán bộ tín dụng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra các biện pháp xử lý thích ứng với tình hình. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 57 3.1.4.1. Quản lý nợ Liên tục đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng ngắn hạn để phân loại các khoản tín dụng ngắn hạn thành khoản nợ tín dụng có khả năng tổn thất hay khoản nợ tín dụng bình thường. Sau khi đã phân loại các khoản tín nợ trên ta sẽ tiếp tục đánh giá các khoản nợ tín dụng ngắn hạn có khả năng tổn thất theo các mức độ tổn thất khác nhau. - Nợ có mức tổn thất thấp: Đây là những khoản nợ có đủ tài sản thế chấp nhưng khả năng trả nợ vay của khách hàng rất kém. - Nợ có mức tổn thất trung bình: Đây là những khoản nợ không có đủ tài sản thế chấp, quá hạn từ 6 tháng trở lên. Nếu rủi ro xảy ra thì Ngân hàng sẽ mất một phần vốn tín dụng ngắn hạn đã cấp. - Nợ có mức tổn thất cao: Đây là những khoản nợ mà chi nhánh có thể không thu hồi được khoản nợ hay chỉ thu về được một phần không đáng kể. Việc phân loại các khoản nợ có vấn đề như trên sẽ giúp cho Ban lãnh đạo chi nhánh dễ dàng nắm bắt kịp thời tình hình nợ xấu và có những biện pháp xử lý. Căn cứ để cán bộ tín dụng đánh giá: - Trách nhiệm của khách hàng đối với nợ vay ngân hàng qua việc họ sao nhãng việc trả nợ hay không? - Doanh thu, lợi nhuận của khách hàng tăng hay giảm; Sức cạnh tranh của hàng hoá như thế nào. - Khả năng thanh toán của doanh nghiệp như khả năng luân chuyển tiền mặt có đáp ứng được cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ đến hạn không. Nợ phải thu nhiều hay ít, dễ thu hay khó thu. - Giá trị thực tế của tài sản đảm bảo có đủ bù đắp nợ vay hay không nếu xảy ra trường hợp khách hàng vay mất khả năng thanh toán. 3.1.4.2. Xử lý nợ quá hạn Chi nhánh phải tiến hành các biện pháp để ngăn chặn phát sinh nợ quá hạn mới, cùng với việc tích cực giải quyết nợ quá hạn đã tồn đọng. Để giảm tỷ lệ nợ quá hạn, Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 58 không phát sinh nợ quá hạn mới, Ngân hàng phải tăng cường công tác thẩm định và quản lý món vay sau khi giải ngân. Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, song song với việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn thì việc xử lý các khoản nợ này là điều rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng công tác xử lý nợ quá hạn ta có thể thực hiện một số giải pháp sau: Phân tích từng loại nợ quá hạn để tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh, trên cơ sở đó phân thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. - Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Nếu chi nhánh đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng còn triển vọng thì chi nhánh ngân hàng có thể áp dụng hình thức gia hạn nợ, giãn nợ hay cho khách hàng vay thêm giúp đỡ họ khắc phục khó khăn này. - Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: Sau khi đánh giá, phân tích xem xét một cách kỹ càng, chi nhánh chắc chắn rằng khách hàng không còn khả năng hoàn trả nợ cho chi nhánh. Khi đó chi nhánh cần có những biện pháp thu hồi tài sản thế chấp để thu nợ. Đối với những khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi thì phát mại tài sản thế chấp là một biện pháp giúp chi nhánh thu hồi được khoản vốn tín dụng đã cấp. Tuy nhiên phát mại tài sản là biện pháp cuối cùng để chi nhánh thu hồi vốn vay do việc phát mại tài sản gặp nhiều khó khăn như việc định giá tài sản, chưa có một cơ chế phù hợp trong việc phát mại tài sản thế chấp, thủ tục xử lý tài sản thế chấp còn nhiều vướng mắc và mất nhiều thời gian. Do đó theo em, chi nhánh nên sử dụng tài sản thế chấp để cho thuê tài chính, hay dùng làm tài sản góp vốn liên doanh để giải quyết những khó khăn nếu sử dụng biện pháp phát mại tài sản thế chấp. 3.1.5. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng ngắn hạn Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu tín dụng ngắn hạn của khách hàng và các loại hình tín dụng ngắn hạn của các ngân hàng thương mại càng trở nên đa dạng. Như ta đã biết, ở hình thức cho vay ngắn hạn hiện nay thì việc luân chuyển vốn tách rời so với việc luân chuyển vật tư hàng hoá. Vì vậy cho vay ngắn hạn sẽ gặp rủi Trư ờng Đại ọc K n h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 59 ro tập trung vào một khách hàng. Để khắc phục tình trạng này chi nhánh ngân hàng phải đa dạng hóa các hình thức tín dụng ngắn hạn. Như vậy một mặt giảm thiểu rủi ro xảy đến, mặt khác sẽ đảm bảo uy tín để khuyến khích khách hàng đến với chi nhánh. Tín dụng ngắn hạn không chỉ bó hẹp với hình thức cho vay ngắn hạn mà còn phải mở rộng các hình thức khác như chiết khấu, bảo lãnh, tín dụng thuê mua Một trong những hình thức tín dụng ngắn hạn mà chi nhánh cần phải đẩy mạnh nhất là loại hình chiết khấu thương phiếu. Đây là nghiệp vụ tín dụng ít rủi ro, vì chi nhánh có quyền truy đòi các bên lien quan bồi hoàn khoản tín dụng ngắn hạn đã cấp. 3.1.6. Nâng cao chất lượng nhân sự và chuyên môn hóa cán bộ tín dụng Đối với hoạt động ngân hàng nói riêng, hoạt động tín dụng nói chung thì nhân tố con người vẫn là quan trọng nhất. Đó là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến văn hoá ngân hàng, đến chất lượng tín dụng và sự thành bại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung. Trong thời đại chất xám ngày nay càng ngày càng đòi hỏi những con người có đầy đủ tất cả các phẩm chất từ trình độ chuyên môn đến tư cách đạo đức và sự nhạy cảm trong kinh doanh, nhất là trong hoạt ngân hàng thì yêu cầu này còn khắt khe hơn. Vì đối với lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, nếu yếu tố con người được xem trọng và sử dụng đúng đắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, ngược lại nếu ngân hàng sử dụng những cán bộ không có năng lực và đạo đức sẽ dẫn tới những thiệt hại vô cùng to lớn. Chính vì vậy, để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, ngân hàng cần thực hiện hai giải pháp sau: Trong công tác tuyển chọn: Tuyển chọn đội ngũ cán bộ là khâu đầu tiên quan trọng có quyết định đến chất lượng cán bộ tín dụng sau này, do vậy ngân hàng phải kỹ càng trong khâu tuyển chọn. Trước tiên việc tuyển chọn phải căn cứ trên nhu cầu thực tế hiện tại và trong tương lai của ngân hàng. Xây dựng kế hoạch tuyển chọn ngắn hạn và dài hạn là điều rất cần thiết. Chúng ta có thể khái quát những tiêu chuẩn cần thiết khi lựa chọn cán bộ tín dụng là: Có trình độ, năng lực để có thể thực hiện được các vấn đề thuộc chuyên môn, nghiệp vụ. Chính vì vậy đội ngũ này phải được đào tạo một cách có bài bản, chính quy tại các trường trung học chuyên nghiệp, đại học, học viện... Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 60 Có năng lực dự đoán các vấn đề kinh tế về sự phát triển cũng như triển vọng của nó. Đây chính là tầm nhìn của mỗi cá nhân nhưng nó lại ảnh hưởng đến kết quả hoạt động. Từ kinh nghiệm mà họ có được những dự đoán chính xác thì đó là sự sáng tạo của người cho vay. Có tư cách đạo đức, đây là yếu tố quan trọng của một cán bộ tín dụng tương lai, bởi vì đây là một ngành có rất nhiều cám dỗ vì vậy một cán bộ tín dụng nêu không đủ tư cách đạo đức thì không những hoạt động không hiệu quả mà còn có thể gây thiệt hại lớn cho ngân hàng và khách hàng. Có năng lực tự học, tự nghiên cứu và có chính kiến. Điều này thể hiện ý chí vươn lên không mệt mỏi để khẳng định khả năng bản thân. Như vậy qua những chỉ tiêu cơ bản ngân hàng có thể tổ chức tuyển chọn thường xuyên hay định kì hay trực tiếp đến tuyển chọn tại các trường đào tạo nhằm có hướng chọn lựa và đào tạo sau này. Bố trí nguồn nhân lực. Việc bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ giữ vị trí rất quan trọng trong quản lý Ngân hàng. Một khi nguồn lực được sử dụng đúng đắn và hợp lý sẽ tạo điều kiện cho từng cán bộ phát huy hết năng lực của mình, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. Muốn làm tốt việc này, trước hết Ban lãnh đạo Ngân hàng phải đánh giá chính xác trình độ năng lực mỗi người làm cơ sở bố trí đúng người, đúng việc. Mặt khác, cần lưu ý đến tinh thần, ý thức trách nhiệm của cán bộ đối với công việc được giao và tiếp thu những nguyện vọng, ý kiến phản hồi từ mỗi người để ra quyết định một cách chính xác. Ngân hàng cần tiếp tục tăng số lượng cán bộ tín dụng giảm cán bộ hành chính để giảm chi phí quản lý và giảm áp lực quá tải đối với cán bộ tín dụng hiện tại. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Để có thể ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện tại cảu ngân hàng cần phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng: - Ngân hàng thường xuyên, định kì tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn thông qua trực tiếp giảng dạy hay thuê các chuyên gia tới giảng dạy, hướng dẫn. Cử cán bộ đi học. Tham quan, học hỏi từ các ngân hàng khác. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 61 Khuyến khích, động viên cán bộ tín dụng tự học và ngân hàng có những hỗ trợ về tài chính, thời gian theo mức độ có thể. Thường xuyên cập nhật thông tin về mọi mảng cho cán bộ tín dụng nhằm nâng cao trình độ hiểu biết không chỉ chuyên môn, nghiệp vụ mà còn các lĩnh vực khác phục vụ cho công tác của mình. Chính sách đối với cán bộ. Bên cạnh vệc tuyển chọn, bố trí và đào tạo cán bộ tín dụng thì một yếu tố hết sức quan trọng mang tín động lực cho mọi hoạt động đảm bảo hiệu quả là những lợi ích mà ngân hàng mang lại cho họ. Chính sách lương thưởng phải đảm bảo phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh, khuyến khích các cán bộ tín dụng nổ lực phấn đấu trong hoàn thành và nâng cao chất lượng công việc. Tuy nhiên bên cạnh ngân hàng trong chế độ thưởng cũng phải có sự quan tâm thích đáng đến những người có điều kiện khó khăn mà không thể hoàn thành công việc để khuyến khích họ trong những lần phấn đấu tới. Trong điều kiện của chúng ta nên kết hợp tốt giữa lương bậc thang và tiền lương theo kết quả kinh doanh. Có như vậy mới khuyến khích đựơc lớp trẻ và lớp cũ phấn đấu hơn và tạo sự gắn kết gữa các tầng lớp cán bộ tín dụng. Bên cạnh tiền lương và thưởng về kinh tế ngân hàng cũng nên tích cực có các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho các cán bộ, nhân viên có như vậy mới tạo ra không khí thoải mái, hào hứng trong hoạt động và sự giao lưu gắn kết trong đội ngũ cán bộ của ngân hàng Hiện nay Sacombank CN T.T.Huế có mối liên hệ khá tốt với trường đại học kinh tế Huế, cụ thể là năm 2014 Ngân hàng tổ chức tuyển sinh thực tập viên tiềm năng cho chi nhánh Thừa Thiên Huế, giúp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên chi nhánh. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 62 3.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 3.2.1. Tăng cường vai trò giám sát, thanh tra của Ngân hàng Trung ương, hoàn thiện công tác thanh tra cả về nghiệp vụ và đội ngũ cán bộ thanh tra Công tác thanh tra cần được xác định trọng tâm, trọng điểm đối với hệ thống tổ chức tín dụng, trong đó đặc biệt chú trọng đến thanh tra quản trị điều hành và chất lượng tín dụng. Hiện tượng thanh tra tràn lan kém hiệu quả trong những năm trước đây đã được hạn chế khắc phục. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra giám sát mới dừng ở mức phát hiện chứ chưa thật kiên quyết trong việc xử lí triệt để đối với các sai phạm của hệ thống NHTM. Dẫn đến hiệu quả công tác thanh tra chưa cao. Do vậy để hoàn thiện và nâng cao vai trò thanh tra của Ngân hàng trung ương thì cần phải quan tâm tới những vấn đề sau. - Bám sát hoạt động tín dụng của các NHTM để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm. Tập trung chủ trương thanh tra chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng và công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ nhằm quản lí tốt chất lượng tín dụng. - Đổi mới và nâng cao chất lượng thanh tra đắc biệt là thanh tra tại chỗ. Tăng cường việc giám sát các NHTM sau thanh tra, xử lí nghiêm các trường hợp tái phạm. - Tăng cường đội ngũ cán bộ thanh tra. Thực hiện ngay biện pháp để chuyển các cán bộ giỏi chuyên môn, vững về bản lĩnh, kinh nghiệm về công tác thanh tra ngân hàng và đưa các cán bộ yếu về trình độ, không đủ bản lĩnh, phẩm chất ra khỏi đội ngũ thanh tra. Thông qua thanh tra giám sát nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng để củng cố niềm tin của các thành phần kinh tế vào hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 3.2.2. Cho phép hệ thống Ngân hàng thương mại được phép thực hiện quyền được thu nợ Pháp luật hiện tại cho phép NHTM chủ động trong thu nợ nhưng thực tế thì ngân hàng không có quyền xử lí tài sản. Ngoài ra các ngân hàng thương mại cũng bị thiệt hại do việc thực thi pháp luật như có những vụ án đã xét xử nhiều tháng nhưng Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 63 vẫn chưa có bản án để thi hành, bản án có hiệu lực pháp luật nhưng lại bị nhiều cơ quan, cấp thẩm quyền can thiệp để kéo dài thời gian thực hiện. Do đó nên bổ sung các quy định cho phép ngân hàng thương mại có thể thu nợ ngay, tức là chuyển từ cơ chế hiện hành là “Ngân hàng đi kiện để thu nợ” sang “Ngân hàng đương nhiên được xử lí tài sản để thu nợ”. Một vấn đề mà các nhà kinh tế và phân tích đưa ra là hệ thống ngân hàng của ta còn quá lỏng lẻo trong hoạt động do đó phải có một sự sửa đổi trong hệ thống luật ngân hàng và sự thống nhất giữa các văn bản nghị định, cần có một hệ thống luật ngân hàng chung trong hệ thống pháp luật nhà nước và phải được phổ biến rộng rãi, hướng dẫn chi tiết, tỷ mỉ đến các cán bộ, nhân viên trong ngân hàng và khách hàng. Một hành lang pháp luật thống nhất và hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt các nghiệp vụ ngân hàng. 3.2.3. Nâng cao quy mô hoạt động và chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Trong hoạt động tín dụng, đòi hỏi phải thực sự an toàn - hiệu quả - bền vững bởi nó luôn tiềm ẩn rủi ro. Đây không phải là đòi hỏi của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, mà còn là nỗi lo chung của họat động Ngân hàng trong khu vực và toàn cầu khi mà nền kinh tế thế giới cũng tồn tại nhiều bất ổn, phát triển không vững chắc. Do vậy việc Nhà nước tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia là hết sức cần thiết. Vì những nguyên nhân sau: Một là, giúp cho Ngân hàng Trung ương có thêm thông tin cần thiết để thực hiện chức năng quản lý và giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng trong nước. Hai là, giúp cho các tổ chức tín dụng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng. Thông tin tín dụng bao gồm thông tin tích cực và thông tin không tích cực. Thông tin tích cực giúp Ngân hàng giảm chi phí thông tin, giảm thời gian xem xét quyết định tín dụng, không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận khách hàng tốt. Thông tin tiêu cực giúp Ngân hàng ngăn ngừa rủi ro, tránh được các khoản nợ xấu. Việc chia sẻ thông tin giúp cho các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các tổ chức tín dụng nhỏ không có đủ kinh nghiệm và chi phí để điều tra thông tin, tức là góp phần thúc đẩy sự phát triển các tổ chức tín dụng. Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 64 Ba là, hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng trong việc xích lại gần hơn với nguồn vốn tín dụng khi có đủ thông tin lưu trữ tại Trung tâm thông tin tín dụng. Hệ thống thông tin giúp loại trừ ý tưởng không lành mạnh của một số khách hàng không tốt khi đồng thời đi vay tại nhiều ngân hàng, vì họ biết rằng hành vi của họ không qua mặt được hệ thống chia sẻ thông tin của ngân hàng. Từ đó cũng góp phần nâng cao tư cách đạo đức của doanh nghiêp. Bốn là, do có thêm thông tin từ cơ quan Thông tin tín dụng nên các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay, tăng trưởng dư nợ tín dụng cao, điều đặc biệt là dư nợ tăng nhưng vẫn đảm bảo chất lương. Đây là nhân tố thúc đẩy kinh tế phát triển. Ở Việt Nam mặc dù thông tin tín dụng còn mới mẻ, tuy nhiên nó đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của các tổ chức tín dụng, là yếu tố đầu vào, là một nguồn thông tin tín dụng đáng tin cậy giúp các tổ chức tin dụng trong khâu xem xét quyết định tín dụng và thực sự nâng cao chất lượng tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tín dụng là nguồn vốn quyết định sự phát triển của từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế nói chung. Vì vậy thúc đẩy quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin quốc gia sẽ góp phần vào việc sử dụng nguồn vốn còn hạn chế trong nước hiệu quả hơn, đảm bảo cho mục tiêu tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Ngoài ra các cơ quan chức năng của Nhà nước cần phải thực hiện một số giải pháp tích cực sau: - Ngân hàng Nhà nước cần rà soát lại các hệ thống văn bản pháp lý về ngân hàng để xóa bỏ sự chồng chéo, thiếu đồng bộ. Ngoài ra cũng cần phải ban hành những văn bản pháp quy mới phù hợp với thực tế, phù hợp với các thông lệ quốc tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao. - Tiếp tục lộ trình sắp xếp, cải cách mạnh mẽ lại các doanh nghiệp Nhà nước để có thể phân loại, đánh giá chính xác về năng lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp. - Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu, phòng ngừa và phân tán rủi ro tín dụng. Cần có các chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán nước ta phát triển mạnh và sôi động hơn nữa nhằm làm giảm sức ép lên ngành ngân hàng trong việc cấp vốn hoạt động cho doanh nghiệp. Trư ờ g Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 65 KẾT LUẬN Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng thương mại là một trong những vấn đề cấp bách và cần thiết để nâng cao vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế, đồng thời góp phần làm lành mạnh và phát triển hệ thống tài chính. Tuy nhiên hiện nay, chất lượng tín dụng ngắn hạn đang có những dấu hiệu sa sút làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động Ngân hàng và của nền kinh tế. Vì vậy, vấn đề không phải là cố gắng tăng dư nợ bằng mọi cách mà yêu cầu hàng đầu là phải đảm bảo nguồn vốn của Ngân hàng và đồng vốn của Ngân hàng cho vay phải phát huy hiệu quả đối với các dự án đầu tư, đồng thời vẫn đảm bảo mức lợi nhuận của Ngân hàng. Qua bài luận văn này với ý nghĩa góp một phần ý kiến nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với Sacombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế, giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và thúc đẩy kinh doanh hiệu quả hơn. Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu luận văn đã đạt được một số kết quả: Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng ngắn hạn, một số quy định của nhà nước về các vấn đề liên quan. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN T.T.Huế cũng như những vướng mắc trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh. Đưa ra một số giải pháp cũng như những kiến nghị giúp Sacombank CN T.T.Huế nói riêng cũng như các NHTM nói chung nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên, do năng lực cũng như kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhầm lẫn. Vì vậy, em rất mong nhận đựơc sự đóng góp sửa chữa của thầy cô cũng như của các bạn./. Em xin chân thành cám ơn!Trư ờ g Đạ i họ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Nguyễn Thành Luân 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Tín dụng ngân hàng, PGS.TS. Phan Thị Cúc, Trường ĐH Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. 2. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, PGS.TS. Phan Thị Cúc, Trường ĐH Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. 3. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính - Frederic. S.Mishkin 4. Luật các tổ chức tín dụng 2010, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 5. Tài liệu lưu hành nội bộ: sổ tay tín dụng của Ngân hàng Sacombank. 6. Một số tài liệu khác từ nguồn:       Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc .o0o. NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP Họ và tên: Nguyễn Thành Luân MSSV: 10K4051048 Lớp: K44B TCNH Khoa: Kế toán Tài Chính Trường: Đại học Kinh tế - Đại học Huế Trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận Sinh viên Nguyễn Thành Luân thực tập cuối khóa trong thời gian từ: ngày 10/02/2014 đến ngày 10/05/2014. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế, sinh viên Nguyễn Thành Luân đã chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của ngân hàng, có cố gắng trong việc nghiên cứu, học hỏi và tìm kiếm các kiến thức về văn bản chế độ cũng như các hoạt động tác nghiệp thực tế tại ngân hàng, thực hiện tốt các hoạt động được giao. Đề tài có những nhận định, phân tích khách quan, chính xác về hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng ngắn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế, các giải pháp đưa ra khá hiệu quả, sinh viên nên bổ sung thêm các kinh nghiệm thực tế học hỏi được trong quá trình thực tập tại Chi nhánh để hoàn thiện bài làm. Huế, ngày......tháng......năm 2014 GIÁM ĐỐCTrư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thanh_luan_3024.pdf
Luận văn liên quan