Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Huế

Ngân hàng nhà nước là cơ quan đại diện cho Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các Ngân hàng, vì vậy Ngân hàng Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt động của Ngân hàng cũng như hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Do đó, trước hết, Ngân hàng nhà nước cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay tiêu dùng, tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển; phối kết với các Bộ, Ngành có liên quan trong hoạt động cho vay tiêu dùng để cho ra đời những Thông tư liên bộ tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Phát triển hệ thống thông tin liên Ngân hàng, tăng cường mối quan hệ với các Ngân hàng thương mại và giữa các Ngân hàng thương mại với nhau, thiết lập nên mối quan hệ mật thiết từ đó nắm bắt thông tin về hoạt động Ngân hàng cũng như thông tin về khách hàng trong và ngoài nước. Ngân hàng nhà nước nên linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như: công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để hoạt động của các Ngân hàng thay đổi kịp với thị trường. Bến cạnh đó cần tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại phát triển hoạt động của mình, tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh cho các Ngân hàng thương mại. Như vậy có thể tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. 2.2. Kiến nghị với Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế Hiện nay, các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại chi nhánh có khá nhiều. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng có đủ điều kiện và được vay với mức cho vay mong muốn. Do đó, chi nhánh cần làm phong phú hơn nữa các sản phẩm cho vay tiêu dùng, đồng thời mở rộng đối tượng cho vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

pdf82 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Tỷ lệ tăng trưởng Dư nợ CVTD (%) Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 43 Để có thể thấy rõ hơn về sự tăng trưởng của dư nợ cho vay tiêu dùng, ta xem xét về tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay và cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Techcombank trong các năm từ 2013 đến 2015:  Tỷ lệ Dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng Dư nợ cho vay: Bảng 2.4: Tỷ lệ Tổng dư nợ cho vay trên Dư nợ cho vay tiêu dùng Đơn vị tính: triệu đồng (Nguồn: Phòng PFS Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế) Dựa vào bảng 2.4 có thể thấy rõ, cùng với sự tăng trưởng Dư nợ cho vay tiêu dùng, Tổng dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng Techcombank từ năm 2013 đến năm 2015 cũng tăng lên đáng kể. Từ năm 2013, tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh là 266.300 triệu đồng, đến năm 2014 là 279.818 triệu đồng, tăng 53.518 triệu đồng, tương ứng với 23,6% so với năm 2013. Năm 2015, Tổng dư nợ cho vay tiếp tục tăng mạnh, tăng 22,3% so với năm 2014 tương ứng với 62.324 triệu đồng, đạt mức 342.142 triệu đồng vào năm 2015. Điều đáng kể đến đó là tốc độ tăng trưởng của Dư nợ cho vay tiêu dùng. Từ năm 2013 đến năm 2014, Dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh tăng từ 80,316 triệu đồng lên 134.826 triệu đồng, tăng 67,8% chỉ trong 1 năm. Đến năm 2015, Dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đạt mức 205.137 triệu đồng, tăng 70.311 triệu đồng (52,2%) so với năm 2014.Bên cạnh đó, tỷ trọng Dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm trong Tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh cũng đánh có xu hướng tăng. Năm 2013, tỷ lệ Dư nợ cho vay tiêu dùng trên Tổng dư nợ cho vay là 35,5%, đến năm 2014 là 48,2% và năm 2015 là 60,0%. Điều này cho thấy cho vay Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 GT % GT % Tổng DNCV 226.300 279.818 342.142 53.518 23,6 62.324 22,3 Dư nợ CVTD 80.316 134.826 205.137 54.510 67,8 70.311 52,2 DNCVTD trên Tổng DNCV (%) 35,5 48,2 60,0 Trường Đại học Kin tế Đại học Huế 44 tiêu dùng tại chi nhánh đang ngày càng phát triển và phù hợp với nhu cầu khách hàng, cũng như phù hợp với hướng phát triển chung của toàn hệ thống khi hướng tới nhóm các khách hàng cá nhân.  Cơ cấu cho vay tiêu dùng: Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế từ năm 2013 đến năm 2015 (Đơn vị tính: %) (Nguồn: Phòng PFS Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế) Trong các năm gần đây, từ năm 2013 đến năm 2015, cơ cấu Dư nợ cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, cơ cấu Dư nợ cho vay tiêu dùng có sự thay đổi nhẹ. Trong đó, chủ yếu là sự chuyển dịch cơ cấu từ cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo sang cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo. Cụ thể, năm 2013, tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo là 71,9%. Đến năm 2014 là 75,0%, tăng 3,1% so với năm 2013 71,9 75,0 77,0 25,1 21,7 19,9 3,0 3,3 3,1 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Cho vay khác Cho vay tiêu dùng không có TSĐB Cho vay tiêu dùng có TSĐB Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 45 và năm 2015 là 77,0%, tăng 5,1% so với năm 2013 và tăng 2,0% so với năm 2014. Dựa vào biểu đồ 2.1 ta có thể thấy sự thay đổi về tỷ dư nợ cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo chủ yếu là do mức giảm của tỷ lệ cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo bởi tỷ lệ cho vay khác tại chi nhánh luôn ở mức thấp và hầu như chỉ thay đổi nhẹ qua các năm (năm 2013 là 3,0% và đến năm 2015 là 3,1%). Điều này là có lợi cho chi nhánh bởi sự tăng trưởng về cơ cấu cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo giúp cho chi nhánh có thể giảm được rủi ro tín d vay tiêu dùng ụng. Có thể thấy hiệu quả cho vay tiêu dùng của chi nhánh trong các năm gần đây khá tốt.  Doanh số thu nợ CVTD Sự tăng trưởng về Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện Doanh thu thu nợ cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế (Nguồn: Phòng PFS Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế) Dựa vào biểu đồ 2.4 ta có thể thấy sự tăng trưởng nhanh chóng của Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng. Năm 2013, doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh chỉ đạt 69.448 triệu đồng. Đến năm 2014, doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng 69.448 120.364 196.542 0 73,3 183,0 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 ,0 50000,0 100000,0 150000,0 200000,0 250000,0 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 %triệu đồng Doanh số thu nợ CVTD Tỷ lệ tăng trưởng Doanh số thu nợ CVTD Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 46 tăng lên mức 120.364 triệu đồng, tăng 73,3% so với năm 2013 và đến năm 2015, con số này đã tăng lên đến 196.542 triệu đồng, tăng 183,0% so với năm 2013. Điều này việc chi nhánh đã chú trọng và cân bằng đối với hoạt động thu nợ bên cạnh việc mở rộng, nâng cao doanh số cho vay tiêu dùng. 2.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng vốn  Tỷ lệ Dư nợ CVTD trên Nguồn vốn sử dụng CVTD Bảng 2.5: Tình hình tỷ lệ Dư nợ CVTD trên Nguồn vốn sử dụng CVTD Đơn vị tính: triệu đồng (Nguồn: Phòng PFS Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế) Tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng nguồn vốn mà chi nhánh sử dụng cho vay tiêu dùng trong năm 2013 là 54,7%. Điều này cho thấy trong năm 2013, chi nhánh đã không sử dụng vốn hiệu quả, ngân hàng khá trì trị vốn, sử dụng vốn bị lãng phí. Mặc dù chi nhánh đã có những cố gắng trong việc phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng đa dạng, phong phú để phù hợp với khách hàng tỏng bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn nhưng kết quả vẫn chỉ sử dụng được trên 50% nguồn vốn. Tuy nhiên, với những cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên của chi nhánh, kết hợp với sự hồi phục và phát triển của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung và sự hồi phục của ngành ngân hàng nói riêng, trong 2 năm 2014 và 2015 đã có được những kết quả mong đợi. Tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng nguồn vốn sử dụng cho vay tiêu dùng là 67,9 % và đặc biệt đến năm 2015, con số này tăng lên đáng kể, đạt 89,3%. Có thể thấy, chỉ trong thời gian 2 năm, mức độ tập trung vốn tín dụng tính riêng cho vay tiêu dùng đã tăng lên nhanh Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dư nợ cho vay tiêu dùng 80.316 134.826 205.137 Nguồn vốn sử dụng CVTD 146.890 198.507 229.544 Tỷ lệ dư nợ CVTD trên nguồn vốn CVTD (%) 54,7 67,9 89,3 Trường Đại học Ki tế Đại học Huế 47 chóng. Chi nhánh đã cải thiện được khả năng sử dụng vốn của mình, nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng.  Hệ số sử dụng vốn vay Bảng 2.6: Tình hình sử dụng vốn vay của Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế từ năm 2013 đến năm 2015 Đơn vị tính: triệu đồng (Nguồn: Phòng PFS Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế) Song song với sự tăng trưởng nhanh chóng và vượt bậc của Tỷ lệ Dư nợ cho vay tiêu dùng trên Nguồn vốn sử dụng cho vay tiêu dùng, hệ số sử dụng vốn của chi nhánh cũng tăng lên đáng kể. Hệ số sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế năm 2013 là 0,1822 tương đương 18,22%. Điều này có nghĩa là với 1 đồng vốn mà chi nhánh huy động được thì chỉ có 0,1822 đồng chi nhánh sử dụng cho vay tiêu dùng. Như vậy trong năm 2013, chi nhánh chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được. Tuy nhiên, tỷ lệ này tăng dần trong 2 năm tiếp theo. Năm 2014, hệ số sử dụng vốn vay của chi nhánh là 0,2583, đến năm 2015 là 0,3301. Hệ số sử dụng vốn vay của chi nhánh tăng dần cùng với sự hồi phục và phát triển của nền kinh tế chứng tỏ ngân hàng đang dần cải thiện khả năng sử dụng nguồn vốn huy động và phù hợp với sự phát triển của ngành ngân hàng. So với tổng nguồn vốn huy động, vốn huy động mà chi nhánh sử dụng vào cho vay tiêu dùng đã tăng nhanh, đến năm 2015 đã chiếm 33,01% tổng nguồn vốn huy động. Với tỷ lệ 30% nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng cho vay tiêu dùng trong Tổng nguồn vốn thì tỷ lệ 33.01% này của chi nhánh đã cho thấy ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn huy động khá hiệu quả trong cho vay tiêu dùng trong thời gian qua. Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dư nợ cho vay tiêu dùng 80.316 134.826 205.137 Nguồn vốn huy động 440.643 522.040 621.365 Hệ số sử dụng vốn vay 0,1822 0,2583 0,3301 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 48 2.2.1.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ rủi ro trong cho vay tiêu dùng  Hệ số thu nợ CVTD Bảng 2.7: Tình hình thu nợ CVTD tại Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế từ năm 2013 đến năm 2015 Đơn vị tính: triệu đồng (Nguồn: Phòng PFS Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế) Chỉ tiêu hệ số thu nợ của Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế từ năm 2013 đến năm 2015 có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2013, hệ số thu nợ ở mức 0,804. Điều này cho thấy rằng, trong năm 2013, với 1 đồng doanh số cho vay sẽ thu được 0,804 đồng vốn. Tỷ lệ này tăng lên mức 0,861 ở năm 2014, tăng 1.73% so với năm 2013. Đến năm 2015 là 0.4893, tăng 0.05% so với năm 2014 và tăng 0.06% so với năm 2013. Như vậy, hệ số thu nợ của Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế chỉ đạt ở mức trung bình. Điều này chúng tỏ chất lượng tín dụng tiêu dùng của chi nhánh cũng chưa được tốt lắm. Chi nhánh cần tăng cường công tác quản lý nợ vay để nâng cao chất lượng tín dụng, cũng như giảm rủi ro tín dụng ngân hàng. Chỉ tiêu Năm So sánh 2013 2014 2015 2014/2015 2015/2014 GT % GT % Doanh số thu nợ CVTD 69.448 120.364 196.542 50.916 73,3 76.178 63,2 Doanh số CVTD 86.352 139.654 210.536 53.302 61,7 70.882 50,8 Hệ số thu nợ CVTD 0,804 0,861 0,934 0,057 7,1 0,073 8,5 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 49  Tỷ lệ thu lãi Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thu lãi tại Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế giai đoạn 2013 – 2015 (Đơn vị tính: %) (Nguồn: Phòng PFS Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế) Qua biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ thu lãi trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế khá ổn định. Năm 2013 đạt 95,0%, năm 2014 tăng 3,1% lên 98,1% và năm 2015 giảm 1,9% xuống còn 96,2%. Tuy nhiên mức giảm này không đáng kể. So sánh với hệ thống Ngân hàng Techcombank thì tỷ lệ này tương đối cao. Thông thường tỷ lệ này đạt trên 95% thì ngân hàng được đánh giá là có tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, khả năng đôn đốc, thu hồi lãi từ việc cho vay tốt. Mặc dù chịu sự tác động mạnh của nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn, chi nhánh vẫn luồn giữ cho tỷ lệ thu lãi đạt mức cao. Có được kết quả như vậy là nhờ những chính sách đến từ chi nhánh trong việc đốc thúc trả lãi đến khách hàng, đồng thời, chọn lọc khách hàng cho vay tiêu dùng phù hợp. Kết quả trên đã 95,0 98,1 96,2 93% 94% 94% 95% 95% 96% 96% 97% 97% 98% 98% 99% Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỷ lệ thu lãi Trường Đại học Kinh tế Đại ọc Huế 50 phản ánh được khả năng thực hiện kế hoạch cũng như việc thu hồi lãi vay từ cho vay tiêu dùng của ngân hàng khá tốt.  Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng Bảng 2.8: Tình hình vòng quay vốn tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế từ năm 2013 đến năm 2015 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Doanh số thu nợ CVTD 69.448 120.364 196.542 Dư nợ cho vay tiêu dùng 53.956 80.316 134.826 205.137 Dư nợ CVTD bình quân 67.136 107.571 169.982 Vòng quay vốn CVTD (vòng) 1,03 1,12 1,16 (Nguồn: Phòng PFS Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế) Vòng quay vốn CVTD trong năm 2013 là 1,03 vòng. Điều này cho thấy rằng trong năm 2013 một đồng vốn cho vay tiêu dùng thì có 1.03 đồng thi về đúng hạn để tiếp tục tái đầu tư. Đến năm 2014, vòng quay vốn tín dụng đã tăng lên 1,12 và đến năm 2015 là 1,16. Như chúng ta đã biết, tỷ lệ vòng quay vốn CVTD càng cao thì càng tốt. Chỉ số Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế trong 3 năm chỉ tăng nhẹ và luôn giữ mức lớn hơn 1. Đứng trước giai đoạn 2013 – 2015 là giai đoạn mà nền kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục và phát triển, chỉ tiêu này cho thấy tình hình sử dụng vốn cho vay tiêu dùng của ngân hàng càng ngày càng tốt., năm sau tốt hơn năm trước. Những điều này cũng đã chứng tỏ chi nhánh đã cố gắng kiểm soát công tác thu nợ từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 51  Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn CVTD của Chi nhánh Techcombank Huế từ năm 2013 đến năm 2015 Đơn vị tính: triệu đồng (Nguồn: Phòng PFS Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế) Dựa theo quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng Techcombank thì nhiều khoản nợ vay đến hạn không trả được nợ gốc và lãi ngay sẽ được gia hạn nợ hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Quy chế này giúp cho ngân hàng có thể tạm thời giảm bớt tình trạng nợ quá hạn gia tăng, giúp cho khách hàng có thêm một khoảng thời gian để tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng nhưng nếu quá lạm dụng nó thì cũng đồng thời ảnh hưởng xấu đến khả năng thu nợ, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng tức là gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chi nhánh đã thực hiện chấp hành nghiêm túc quy chế cho vay và các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Techcombank về công tác cho vay tiêu dùng, rất thận trọng trong việc phân tích đánh giá khách hàng để có quyết định cho vay phù hợp bảo đảm dư nợ cho vay tiêu dùng lành mạnh và an toàn. Cụ thể, tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh ngân hàng Techcombank Huế trong 2 năm gần đây có xu hướng tăng. Chỉ tiêu nợ cho vay tiêu dùng quá hạn năm 2013 chiếm 1,57% trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng và đến năm 2015 là 1,96%. Tỷ lệ này so với tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng là tương đối tốt. Do đối tượng khách hàng mà Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế hướng đến là các khách hàng có uy tín trong xã hội, có thu nhập ổn định từ tiền lương nên việc kiểm soát nợ quá hạn tương đối tốt. Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nợ quá hạn CVTD 1.257 2.346 4.021 Tổng dư nợ CVTD 80.316 134.826 205.137 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1,57 1,74 1,96 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 52  Tỷ lệ nợ xấu CVTD Bảng 2.10: Chất lượng cho vay tiêu dùng Đơn vị tính: triệu đồng Các nhóm nợ Năm 2014/2013 2015/2014 2013 2014 2015 +/- % +/- % Nợ đủ tiêu chuẩn 79.059 132.480 201.116 53.421 67,6 68.636 51,8 Nợ cần chú ý 1.005 1.863 3.698 858 85,4 1.835 98,5 Nợ dưới tiêu chuẩn 210 344 238 134 63,8 -106 -30,8 Nợ nghi ngờ 32 115 49 83 259,4 -66 -57,4 Nợ có khả năng mất vốn 10 24 36 14 140,0 12 50,0 Nợ xấu 252 483 323 231 91,7 -160 -33,1 Tổng dư nợ CVTD 80.316 134.826 205.137 54.510 67,9 70.311 52,1 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,31 0,36 0,16 (Nguồn: Phòng PFS Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế) Cùng với sự phát triển của hoạt động cho vay, chất lượng và an toàn cho vay vẫn là tiêu chí đặt lên hàng đầu trong hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, với sự tăng trưởng nhanh chóng của sư nợ cho vay tiêu dùng và doanh số cho vay tiêu dùng, nợ xấu trong chi nhánh cũng tăng. Trong 3 năm qua chi nhánh đã nỗ lực rất lớn trong việc giảm thiểu nợ xấu. Năm 2013, nợ xấu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh là 252 triệu đồng, chiếm 0,3% trong cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng. Đến năm 2014, mặc dù đã có những chính sách đốc thúc thu nợ, nợ xấu cho vay tiêu dùng trong năm 2014 vẫn không giảm mà lại tăng lên mức 483 triệu đồng, chiếm 0,36% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Với những cố gắng đó, cùng với sự hồi phục và phát triển của nền kinh tế, đến năm 2015, nợ xấu tại cho vay tiêu dùng chi nhánh đã giảm xuống là 323 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 53 triệu đồng, thấp hơn năm 2014, tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh năm 2015 là 0,16%. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh qua các năm 2013, 2014 và 2015 luôn ở mức thấp và có dấu hiệu giảm. Điều này cho thấy sự hiệu quả trong quản lý các món nợ tiêu dùng và công tác đốc thúc thu nợ tại chi nhánh.  Dự phòng rủi ro Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện Mức trích lập dự phòng rủi ro cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế (Nguồn: Phòng PFS Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế) Việc trích lập dự phòng rủi ro là yếu tố bảo đảm an toàn cho Chi nhánh đối với cho vay tiêu dùng. Nhu cầu cho vay tiêu dùng giai đoạn phát triển manh với dư nợ cho vay tiêu dùng, doanh số cho vay tiêu dùng. Do đó, nợ xấu cũng tăng qua các năm buộc chi nhánh phải trích lập dự phòng rủi ro cao hơn. Cụ thể, năm 2013, mức trích lập dự phòng tại chi nhánh là 1.032 triệu đồng. Đến năm 2014, mức trích lập dự phòng tăng lên là 1.462 triệu đồng, tăng 41,7% so với năm 2013 và năm 2015 là 2.085 triệu đồng, tăng 42,6% so với năm 2014, và tăng 102,1% so với năm 2013. Việc gia tăng ngày càng nhiều các khoản vay tiêu dùng xấu sẽ khiến cho mức trích lập dự phòng ngày càng cao và điều này là không thẻ tránh khỏi. Tuy nhiên, Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế đang từng bước cơ cấu lại nợ cho khách hàng để giảm dần nợ xấu. Mức trích lập cao hơn nhiều so với số phải xử lý giúp cho chi nhánh hoàn toàn chủ động trong việc xử lý nợ xấu. 1.031 1.462 2.085 0 41,7 102,1 ,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 ,0 500,0 1000,0 1500,0 2000,0 2500,0 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 %triệu đồng Trích lập dự phòng Tỷ lệ tăng tăng trích lập dự phòng Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 54 2.2.1.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời trong cho vay tiêu dùng Bảng 2.11: Kết quả cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế từ năm 2013 đến năm 2015 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Doanh thu từ hoạt động CVTD 8.425 12.326 18.263 3.901 46,3 5.937 48,2 Chi phí CVTD 6.289 8.884 12.314 2.595 41,3 3.430 38,6 Lợi nhuận từ CVTD 2.136 3.442 5.949 1.306 61,1 2.507 75,8 Dư nợ CVTD bình quân 67.136 107.571 169.982 40435 60,2 62411 58,0 Tỷ suất sinh lợi CVTD (%) 3,1 3,2 3,5 (Nguồn: Phòng PFS Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh tăng lên đáng kể . Năm 2013, doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng là 8.425 triệu đồng. Năm 2014, doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng là 12.326 triệu đồng, tăng 46,3% so với năm 2013. Đến năm 2015, doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng là 18.263 triệu đồng, tăng thêm 5.937 triệu đồng tăng 48,2% so với năm 2014. Việc mở rộng về quy mô cho vay tiêu dùng khiến cho doanh thu cho vay tiêu dùng trong thời gian qua. Tuy nhiên cùng với đó là sự gia tăng về chi phí cho vay tiêu dùng. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng. Cụ thể, chi phí cho vay tiêu dùng năm 2013 là 6.289 triệu đồng. Đến năm 2014, chi phí cho vay tiêu dùng tăng lên 8.884 triệu đồng, tăng 41,3% so với 2013 và lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng tăng từ 2.136 triệu đồng vào năm 2013 lên 3.442 triệu đồng vào năm 2014. Với sự hồi phục và phát triển của nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng, hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh tăng mạnh Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 55 trong năm 2015.Doanh thu tăng mạnh, chi phí cho vay tiêu dùng và lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng cũng tăng mạnh. Lợi nhuận cho vay tiêu dùng vào năm 2015 đạt 5.949 triệu đồng, tăng 75,8% so với năm 2014. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng trong những năm qua đều ở mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nhu cầu vay tiêu dùng tăng cao làm cho mức dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh cũng tăng lên tương ứng. Do vậy, tỷ suất sinh lợi cho vay tiêu dùng trong giai đoạn 2013 – 2015 chỉ tăng nhẹ (từ 3,1% năm 2013 lên 3,5% vào năm 2015). Tuy vậy, kết quả như vậy cũng đã chứng tỏ được cho vay tiêu dùng trong thời gian vừa qua đã đạt được hiệu quả khả quan.  Mức đóng góp của cho vay tiêu dùng Biểu đồ 2.7: Biểu đồ thể hiện mức đóng góp của cho vay tiêu dùng trong tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế từ năm 2013 đến năm 2015 (Đơn vị tính: %) (Nguồn: Phòng PFS Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 64,9 71,0 81,4 35,1 29,0 18,6 Lợi nhuận từ CVTD Lợi nhuận từ HĐCV khác Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 56 Dựa vào biểu đồ 2.7 ta thấy mặc dù cho vay tiêu dùng chỉ mới phát triển gần đây, nhưng với nhu câu ngày càng cao của con người, công thêm sự hồi phục và phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ đóng góp vào lợi nhuận cho vay của cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngày càng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao. Từ năm 2013 đến năm 2015, mức đóng góp của lợi nhuận cho vay tiêu dùng vào tổng lợi nhuận cho vay đã tăng từ 64,9% lên 81,4%. Điều này cho thấy cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đang dần trở nên quan trọng đối với chi nhánh và điều này là phù hợp với chính sách mở rộng và phát triển khối khách hàng cá nhân của toàn hệ thống. 2.2.2. Đánh giá về hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế 2.2.2.1. Quy mô Cho vay tiêu dùng Kết quả phân tích cho thấy hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Techcombank đang cố gắng để triển phát triển quy mô cho vay tiêu dùng, và hiệu quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh về quy mô cho vay tiêu dùng đang rất tốt. Điều này được thể hiện ở sự tăng trưởng nhanh chóng về doanh số cho vay tiêu dùng và dư nợ cho vay tiêu dùng trong thời gian gần đây. Bến cạnh đó, sự tăng trưởng về tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng trong giai đoạn gần đây càng chứng tỏ sự hiệu quả về cho vay tiêu dùng, năm 2015, dự nợ cho vay tiêu dùng chiếm gần 80% tổng dư nợ. Tuy nhiên, muốn đảm bảo cho hiệu quả cho vay tiêu dùng được tốt thì không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay tiêu dùng, dư nợ cho vay tiêu dùng, do đó, chi nhánh còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại đúng hạn, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả cho vay tiêu dùng một cách trực tiếp, nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của Ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng cho vay là một thành công rất lớn trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Đại họ Huế 57 2.2.2.2. Khả năng sử dụng vốn Để đánh giá về khả năng sử dụng vốn cho vay tiêu dùng tại chi nhánh, đề tài đã sử dụng 2 chỉ tiêu là tỷ lệ Dư nợ cho vay tiêu dùng trên nguồn vốn sử dụng cho vay tiêu dùng và hệ số sử dụng vốn cho vay tiêu dùng. Kết quả cho thấy từ năm 2013 đến năm 2015, hiệu quả cho vay tiêu dùng của chi nhánh về khả năng sử dụng vốn được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ Dư nợ cho vay tiêu dùng trên nguồn vốn cho vay tiêu dùng đã đạt trên 80% (năm 2013 là 54,7%) và dư nợ cho vay tiêu dùng đã đạt trên 30% tổng nguồn vốn huy động (năm 2013 là 18,2%). Điều này cho thấy sợ nỗ lực đặc biệt từ chính sách của chi nhánh và sự cố gắng trong công tác huy động và sử dụng nguồn vốn để cho vay tiêu dùng có hiệu quả. 2.2.2.3. Độ rủi ro trong cho vay tiêu dùng Kết quả phân tích cho thấy cả hệ số thu nợ và tỷ lệ thu lãi của chi nhánh trong giai đoạn 2013 – 2015 đều đạt được những kết quả khả quan. Hệ số thu nợ đạt 0.934 trong năm 2015 và tỷ lệ thu lãi luôn đạt mức 95% trở lên. Điều này cho thấy hiệu quả cho vay tiêu dùng của chi nhánh về công tác thu nợ, những chính sách đốc thúc thu hồi nợ gốc lẫn lãi được áp dụng trong chi nhánh rất tốt. Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng tại chi nhánh trong thời gian qua luôn giữ mức trung bình và luôn lớn hơn 1 (1,03 vòng năm 2013; 1,12 vòng năm 2014 và 1,16 vòng năm 2015). Điều này cho thấy hiệu quả cho vay tiêu dùng của chi nhánh về việc kiểm soát công tác thu nợ từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Hiệu quả cho vay tiêu dùng về chất lượng tiêu dùng của chi nhánh thể hiện ở 2 chỉ tiêu là tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng của chi nhánh trong thời gian gần đây luôn ở mức thấp (1,57% ở năm 2013; 1,74% ở năm 2014 và 1,96% ở năm 2015 ) và tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh luôn duy trì ở mức dưới 1%. Điều này thể hiện sự hiệu quả của cho vay tiêu dùng về chất lượng của các khoản vay tiêu dùng. Đó là sự nỗ lực đáng kể trong công cuộc giảm thiểu nợ xấu của toàn thể các cán bộ tại chi nhánh cũng như trong việc nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. Trường Đại học Kin tế Đại học Huế 58 2.2.2.4. Mức độ sinh lời cho vay tiêu dùng Tỷ suất sinh lợi cho vay tiêu dùng và mức đóng góp của cho vay tiêu dùng vào lợi nhuận cho vay là 2 chỉ tiêu thể hiện hiệu quả cho vay tiêu dùng ở kết quả của cho vay tiêu dùng. Tỷ suất sinh lợi cho vay tiêu dùng càng cao thì cho vay tiêu dùng càng hiệu quả. Kết quả phân tích cho thấy, lợi cho vay tiêu dùng tại chi nhánh trong thời gian qua đều tăng theo thời gian mặc dù chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng tăng dần và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay của chi nhánh. Điều này nói lên hiệu quả cho vay tiêu dùng của chi nhánh đang rất tốt và ngày càng được nâng cao.  Như vậy, qua kết quả phân tích của đề tài đối các chỉ tiêu phản ánh về quy mô cho vay tiêu dùng, khả năng sử dụng vốn vay tiêu dùng, độ rủi ro trong cho vay tiêu dùng và mức sinh lợi cho vay tiêu dùng, ta có thể thấy được hiệu quả cho vay tiêu dùng của chi nhánh đang rất tốt và đạt được những thành tựu đáng kể. Đó là sự tăng trưởng về quy mô cho vay tiêu dùng, sự kiểm soát chặt chẽ về hoạt động thu nợ cho vay tiêu dùng, công tác kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu. Từ đó tạo ra một kết quả cho vay tiêu dùng khả quan và mang lại lợi nhuận cao cho Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 59 2.2.3. Đánh giá chung hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Huế 2.2.3.1. Thành tựu đạt được Giai đoạn 2013 – 2015 là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn, thách thức từ việc phục hồi và nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thách thức từ việc đảm bảo những nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược, thách thức của việc tạo ra mô hình tăng trưởng mới từ việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng có sự khỏi sắc ban đầu trong khó khăn. Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế cũng không phải ngoại lệ khi gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động và đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh nói riêng. Mặc dù đứng trước những thách thức của nền kinh tế, trong suốt quá trình hoạt động, các khoản vay tiêu dùng của Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế đều được thực hiện một cách có hiệu quả và đã đạt được những thành tựu:  Quy mô cho vay tiêu dùng của chi nhánh ngày càng tăng với Doanh số cho vay tiêu dùng và dư nợ cho vay tiêu dùng liên tục tăng trong những năm qua, đem lại ngày càng nhiều lợi nhuận cho chi nhánh.  Khả năng sử dụng vốn của chi nhánh ngày càng được cải thiện, chi nhánh sử dụng vốn có hiệu quả hơn, bớt lãng phí hơn.  Vòng quay vốn tín dụng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh trong các năm cũng giữ ở mức ổn định. Chi nhánh luôn cố gắng kiểm soát, nâng cao, tăng cường công tác thu hồi nợ, bao gồm cả nợ gốc và lãi và duy trì khả năng tạo ra lợi nhuận đối với các khoản vay tiêu dùng ở mức cao nhất.  Chất lượng các khoản cho vay tiêu dùng được nâng cao đáng kể. Việc kiểm soát tốt và chọn lọc khách hàng cho vay tiêu dùng giúp cho ngân hàng giảm được rủi ro cho vay. Bên cạnh đó, việc cho vay tiêu dùng bằng hình thức có tài sản đảm bảo tăng cũng khiến cho rủi ro tại chi nhánh giảm. Từ đó, chi nhánh đã giữ được tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản cho vay tiêu dùng luôn chỉ ở mức thấp, tăng hiệu quả của các khoản cho vay tiêu dùng. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 60 2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân  Hạn chế về sản phẩm cho vay tiêu dùng: Trong cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng, cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng và tỷ lệ này tăng dần trong các năm gần đây. Còn các khoản vay tiêu dùng không cần tài sản đảm bảo chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Điều này có thể thấy Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế xem tài sản đảm bảo như là điều kiện đầu tiên để cho vay tiêu dùng. Việc này làm giảm đi tính cạnh tranh của chi nhánh rất nhiều bởi đó chỉ là nguồn thu nợ bổ sung, hạn chế khả năng mở rộng khách hàng cũng như khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Giai đoạn 2013 – 2015 là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn và bắt đầu hồi phục. Do đó, việc ngân hàng tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo cũng có thể vì chi nhánh muốn giảm thiểu tác động của nền kinh tế đến mức thấp nhất, cũng như giảm thiểu rủi ro tín dụng trong thời gian này.  Hạn chế về kiểm soát rủi ro cho vay tiêu dùng: Hoạt động thu nợ trong các năm gần đây mặc dù vẫn có xu hướng tăng, tuy nhiên vẫn chưa tốt lắm. Công tác thu nợ luôn là công tác mà chi nhánh phải gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong thời điểm kinh tế khó khăn, các chủ thể vay vốn gặp phải những biến cố bất ngờ cũng có thể là nguyên nhân cản trở công tác thu nợ trong giai đoạn này.  Hạn chế về kết quả cho vay tiêu dùng: Mặc dù cho vay tiêu dùng trong thời gian qua đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, chi phí cho vay tiêu dùng cao khiến cho mức lợi nhuận cũng như tỷ suất sinh lợi cho vay tiêu dùng giảm đáng kể và làm hạn chế cho sự tăng trưởng của lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Điều này xảy ra có thể là do năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên chưa được hoàn thiện, khiến cho quá trình thực hiện cho vay tiêu dùng gặp nhiều khó khăn, từ đó làm chi phí cho vay tiêu dùng tăng thêm. Trường Đại học K n tế Đại học Huế 61 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ 3.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Huế Với mục tiêu xây dựng Techcombank thành Ngân hàng Thương mại hàng đầu tại Việt Nam trên 03 phân khúc Ngân hàng giao dịch, Ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng bán lẻ. Techcombank tiếp tục phát triển song song các chiến lược Ngân hàng bán lẻ đồng bộ tại các đô thị lớn và Ngân hàng bán buôn phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh tích cực trên thị trường tiền tệ trong và ngoài nước; chiến lược khách hàng và sản phẩm nhằm vào các thị phần mục tiêu đã lựa chọn và phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Để thực hiện các định hướng trên, Techcombank đã xác định các yếu tố quyết định thành công chủ yếu như sau:  Một quy mô đủ lớn để thực hiện các lợi thế chi phí, hình ảnh, uy tín và thị phần tại các đô thị lớn nhất Việt Nam.  Chính sách nguồn nhân lực năng động: thực hiện tuyển chọn đào tạo và đãi ngộ trên cơ sở kết quả công việc, kết hợp tạo môi trường phát triển nghề nghiệp lâu dài.  Hiện đại hóa công nghệ với công nghệ thông tin làm nòng cốt là động lực thực hiện đổi mới quy trình kinh doanh và quản trị của Ngân hàng, đồng thời tạo cơ sở cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới.  Một bộ máy quản lý hữu hiệu trên nền tảng phân quyền có quản lý và tạo dựng tinh thần làm việc độc lập – phối hợp tập thể.  Một chiến lược rõ ràng về khách hàng mục tiêu, sản phẩm và khu vực hoạt động. Những yếu tố trên sẽ là cơ sở để Techcombank tiếp tục triển khai các bước chiến lược phát triển đã được hoạch định. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 62 Trên cơ sở định hướng phát triên của hệ thống, kết hợp căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình cho vay tiêu dùng nói riêng, Chi nhánh ngân hàng Techcombank Huế đã đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới. Cụ thể:  Về công tác cho vay tiêu dùng: Phấn đấu tăng trưởng cho vay vững chắc, an toàn, hiệu quả. Tiếp tục phân loại khách hàng thành nhiều nhóm khác nhau để có chính sách riêng đối với các khách hàng tiềm năm và khách hàng lớn. Kiên quyết rút dần dư nợ đối với những khoản vay kém an toàn, không để nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân chủ quan. Phấn đấu tích cực giải quyết nợ tồn đọng, thu nợ treo. Tích cực triển khai các biện pháp để hoàn thành kế hoạch xử lý nợ tồn đọng của Ngân hàng. Quan tâm đến chất lượng của các sản phẩm cho vay tiêu dùng, đa dạng hóa và nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Đồng thời thực hiện các chương trình khuyến mãi để khuyến khích khách hàng đến với ngân hàng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát hơn nữa hoạt động sử dụng vốn của khách hàng, tránh những hiện tượng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hạn chế rủi ro cho vay. Từng bước cải thiện phương pháp thẩm định, đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng, đảm bảo khả năng thu hồi nợ và hiệu quả của món vay. Đây là vấn đề ngân hàng hết sức coi trọng vì nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của các món vay mà ngân hàng thực hiện. Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cho vay, mở rộng thêm các loại hình cho vay mới. Phát triển các loại hình cho vay mới. Phát triển những hình thức cho vay có tiềm năng trong thời gian tới.  Về đội ngũ cán bộ tín dụng: Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm tra, tạo điểu kiện cử đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 63 vụ do Trung tâm đào tạo của ngân hàng tổ chức, đào tạo trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Huế 3.2.1. Giải pháp khắc phục hạn chế về sản phẩm cho vay tiêu dùng: Phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm cho vay tiêu dùng Các loại hình cho vay tiêu dùng hiện nay tại chi nhánh có thể chia thành 3 loại hình cho vay, là cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo và cho vay khác Việc chú trọng tài sản đảm bảo đối với Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế là một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động cho vay tiêu dùng khó tiếp cận với khách hàng. Do đó, đa dạng hóa, hoàn thiện các sản phẩm cho vay tiêu dùng, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng không cần tài sản đảm bảo là cách để chi nhánh tăng hiệu quả sử dụng vốn huy động, tăng doanh số cho vay, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong giai đoạn hiện nay. Phát tiển, nâng cao chất lượng các sản phẩm cho vay tiêu dùng bao gồm việc duy trì và phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, đồng thời tăng cường phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo tại chi nhánh như cho vay tiêu dùng trả góp không có tài sản đảm bảo, cho vay du học, và ứng trước tài khoản cá nhân không có tài sản đảm bảo. 3.2.2. Giải pháp khắc phục hạn chế về khả năng kiểm soát rủi ro CVTD 3.2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác định giá trong cho vay có TSĐB Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng rủi ro tín dụng tại ngân hàng đó là việc định giá giá trị tài sản đảm bảo, đặc biệt là nhà đất và động sản. Tuy nhiên, để có thể định giá được tài sản đảm bảo là nhà đất của khách hàng, cán bộ tín dụng thường tự mình đi thu thập tài liệu về định giá tài sản nhà đất đó. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho công tác của cán bộ tín dụng và đôi khi không đủ tài liệu để có thể định giá một cách chính xác giá trị của tài sản đảm bảo. Do đó, chi nhánh Trường Đại học Kinh tế Đại ọc Huế 64 cần tăng cường công tác định giá tài sản đảm bảo, hoặc có thể thành lập một phòng định giá tài sản đảm bảo riêng biệt, cung cấp thông tin về nhà đất, định giá nhà đất, môi giới nhà đất, hỗ trợ cho hoạt động tín dụng, bảo lãnh của chi nhánh. Việc này sẽ giúp cho công tác tín dụng, bảo lãnh của Ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, bảo lãnh của Ngân hàng và giúp thỏa mãn tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng. 3.2.2.2. Giảm thiểu rủi ro cho vay tiêu dùng Kinh doanh ngân hàng có đặc thù luôn gắn với rủi ro, mà đặc biệt là những rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thường có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng khó kiểm soát. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thường rất lớn, nó làm tăng thêm chi phí, hạn chế về qui mô tín dụng, gây thiệt hại về tài chính, đặc biệt trầm trọng hơn là mất uy tín đối với khách hàng, gây mất ổn định trong hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, Chi nhánh cần phải sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế mức thấp nhất các rủi ro, nâng cao khả năng quản trị điều hành, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng ổn định và bền vững. Hiện nay, mặc dù nợ quá hạn cho vay tiêu dùng của chi nhánh chỉ ở mức thấp, nhưng chi nhánh vẫn cần chú ý đảm bảo việc quản lý nợ vay bằng cách:  Thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cho vay cho khách hàng. Theo đó bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý rủi ro, đồng thời kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các cam kết của khách hàng cùng với bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. Như vậy, quá trình đánh giá rủi ro mới được thực hiện một cách tổng thể, liên tục trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đặc biệt là trong CVTD.  Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 65  Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất cho vay. Ngân hàng có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ quản lý rủi ro như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng  Bảo đảm tiền vay: Bảo đảm tiền vay là các công ty bảo hiểm sẽ trả thay phần tiền nợ ngân hàng của khách hàng khi khách hàng bị rủi ro, tai nạn làm mất khả năng thanh toán. Với tiện ích này, ngân hàng sẽ không còn băn khoăn, lo lắng về khoản nợ phải thu khi khách hàng bị tai nạn, rủi ro. Đây là xu hướng mới của các ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay và cũng là lĩnh vực hoạt động rộng lớn cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Loại hình này đặc biệt dễ thực hiện với các đối tượng khách hàng cá nhân vay tiêu dùng. Do đó, cần đẩy mạnh việc bán bảo hiểm khoản vay đối với khách hàng vay.  Thường xuyên kiểm tra giám sát đạo đức cán bộ: Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của Ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Ngày nay, rủi ro tín dụng ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường. Thực tế cho thấy, mọi rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì rủi ro tín dụng của Ngân hàng phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng và thẩm định. Ngay từ việc tuân thủ chấp hành các chính sách, cơ chế tín dụng cho đến thẩm định phương án kinh doanh, xét duyệt, quyết định cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay và thu nợ có đúng hay sai, thành công hay thất bại của các khoản vay thì ngoài nguyên nhân khách quan đều có yếu tố chủ quan của con người. Việc chủ quan của con người được thể hiện ở hai yếu tố đó là trình độ, kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc hay là có yếu tố chủ quan cố ý, vì mục đích tư lợi, biến chất về đạo đức trước những tiêu cực của xã hội. Do đó cần cần phải đặc biệt quan tâm đến rủi ro đạo đức của cán bộ trong quá trình tác nghiệp. Rủi ro này xảy ra không nhiều, tuy nhiên lại gây ra tổn thất nặng nề cả về vật chất lẫn uy tín của Chi nhánh. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 66  Tăng cường kiểm tra, giám sát tính tuân thủ quy trình nghiệp vụ: Kiểm tra giám sát nội bộ từ khâu thẩm định, xét duyệt món vay đến khâu quản lý sau cho vay, đảm bảo mọi khâu trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay tuân thủ các quy trình, quy chế của Techcombank và của NHNN. Ngay từ đầu năm phải lập kế hoạch cụ thể về việc kiểm tra giám sát hoạt động trong năm. Trong quá trình thực hiện phải bám sát kế hoạch đã lập. Trang bị kiến thức đầy đủ đội ngũ kiểm tra, kiểm soát để kịp thời ngăn chặn phát hiện sai sót, giảm thiểu rủi ro. Có các biện pháp xử lý nợ vay có vấn đề bao gồm món vay đã quá hạn và món vay tuy chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năng thanh toán. Ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp khác nhau để xử lý khoản vay có vấn đề nhằm thu hồi nợ. Việc xử lý này tuy thuộc vào các nhân tố:  Ý muốn trả nợ của khách hàng.  Chi phí bỏ ra thực hiện việc thu nợ so với dư nợ thu về được.  Mức độ nghiêm trọng của khoản nợ có vấn đề xét theo khía cạnh tổn thất của nó. Các giải pháp khai thác được dùng khi khách hàng lâm vào trạng thái nợ có vấn đề do gặp rủi ro và có thái độ thỏa đáng với khoản nợ, tức thật thà, có ý chí trả tốt.  Nếu khách hàng không trả nợ theo nghĩa vỡ nợ thì phải chọn hướng thanh lý, trường hợp xấu nhất sẽ nhờ vào sự can thiệp của pháp luật..  Giám sát món vay: Sau khi giải ngân cho khách thì ngân hàng phải thường xuyên theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Việc này có thể giúp cho ngân hàng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra các biện xử lý thích ứng với tình hình 3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định hồ sơ tín dụng  Chất lượng thẩm định tốt, chặt chẽ sẽ lựa chọn được những khoản vay có hiệu quả, loại trừ được những rủi ro và đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng. Nhưng nếu chất lượng thẩm định kém, lỏng lẻo sẽ dẫn đến sai lầm trong việc quyết định cho vay, ngân hàng sẽ khó có khả năng thu hồi vốn.  Kiểm soát chặt chẽ hồ sơ pháp lý, hồ sơ chi tiết khoản vay, tài sản đảm bảo Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 67 từng khách hàng nhằm thể hiện tính đầy đủ, hợp pháp và tính trong sạch của hồ sơ tín dụng.  Cán bộ quan hệ khách hàng phải thường xuyên thu thập, cập nhật những thông tin về tình hình biến động của thị trường, các thông tin về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, thông tin về các ngành nghề, để phục vụ cho công tác thẩm định cho vay tiêu dùng.  Cán bộ quan hệ khách hàng phải thường xuyên trau dồi kỹ năng xử lý tình huống, khả năng gợi mở đối phương để thu thập đầy đủ thông tin từ đó dựa vào kiến thức thị trường của mình để phân tích, thẩm định thông tin, khoản vay, từ đó đưa ra quyết định cho vay.  Công tác kiểm tra, giám sát khoản vay phải thực tế, không mang tính hình thức, đối phó như hiện nay. Có như vậy, mới kịp thời ngăn chặn, phát hiện sai sót trong quá trình sử dụng vốn vay, giảm thiểu được khả năng mất vốn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. 3.2.3. Giải pháp khắc phục hạn chế về kết quả cho vay tiêu dùng: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tiêu dùng của chi nhánh là chi phí cho vay tiêu dùng. Do đó, việc giảm thiểu chi phí cho vay tiêu dùng là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng. Giải pháp được đưa ra là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đối với cán bộ tín dụng để từ đó cán bộ tín dụng làm việc một cách có hiệu quả hơn, giảm thiểu tối đa chi phí cho vay tiêu dùng. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng bao gồm: - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức các đợt thảo luận, nghiên cứu, các kỳ sát hạch đối với cán bộ tín dụng, - Tích cực vận dụng các chính sách khen thưởng cho các cán bộ nhân viên xuất sắc trong chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. - Bố trí phân công công việc phù hợp với năng lực sở trường, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ nhân viên để sử dụng hiệu quả năng lực của họ. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 68 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Giai đoạn 2013 – 2015 là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn và cũng chính là khoản thời gian mà nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu hồi phục. Hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng cũng không ngoại lệ. Môi trường kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng đã có sự cải thiện rõ rệt trong năm 2015, thanh khoản dồi dào, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng giảm đáng kể về mức dưới 3%, mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng tiếp tục có xu hướng giảm, cầu của nền kinh tế và điều kiện kinh doanh, tài chính của khách hàng cải thiện tích cực, nhu cầu đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng gia tăng, đặc biệt là nhu cầu tín dụng. Huy động vốn và tín dụng của hệ thống ngân hàng tiếp tục tăng trưởng tích cực. Cùng với sự thành công của toàn ngành ngân hàng, Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Techcombank nói chung và chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế nói riêng cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Trong đó, hoạt động cho vay tiêu dùng, một trong những hoạt động tín dụng tại chi nhánh, phát triển vững mạnh sẽ là một nhân tố vô cùng quan trọng để có thể giúp Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế tồn tại và phát triển trên thị trường đầy cạnh tranh. Do đó nâng cao được chất lượng tín dụng, chất lượng cho vay tiêu dùng có ý nghĩa quyết sự tồn tại của chi nhánh. Nâng cao chất lượng tín dụng là quá trình lâu dài và rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự đổi mới toàn bộ trong hoạt động và quản lý của hệ thống tài chính, tiền tệ và các ngành kinh tế, luật pháp... Do đó, Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế trong những năm gần đây đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Nhìn chung, hoạt động tín dụng tiêu dùng đạt được kết quả khả quan. Để đạt được kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo cùng tinh thần đoàn kết nội bộ, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, phong cách phục vụ chu đáo tận tình, vui vẻ của chi nhánh. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 69 2. Kiến nghị 2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng nhà nước là cơ quan đại diện cho Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các Ngân hàng, vì vậy Ngân hàng Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt động của Ngân hàng cũng như hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Do đó, trước hết, Ngân hàng nhà nước cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay tiêu dùng, tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển; phối kết với các Bộ, Ngành có liên quan trong hoạt động cho vay tiêu dùng để cho ra đời những Thông tư liên bộ tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Phát triển hệ thống thông tin liên Ngân hàng, tăng cường mối quan hệ với các Ngân hàng thương mại và giữa các Ngân hàng thương mại với nhau, thiết lập nên mối quan hệ mật thiết từ đó nắm bắt thông tin về hoạt động Ngân hàng cũng như thông tin về khách hàng trong và ngoài nước. Ngân hàng nhà nước nên linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như: công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để hoạt động của các Ngân hàng thay đổi kịp với thị trường. Bến cạnh đó cần tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại phát triển hoạt động của mình, tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh cho các Ngân hàng thương mại. Như vậy có thể tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. 2.2. Kiến nghị với Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Huế Hiện nay, các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại chi nhánh có khá nhiều. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng có đủ điều kiện và được vay với mức cho vay mong muốn. Do đó, chi nhánh cần làm phong phú hơn nữa các sản phẩm cho vay tiêu dùng, đồng thời mở rộng đối tượng cho vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cần tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên thông qua Trường Đại học Ki h tế Đại họ Huế 70 các khóa đào tạo, các đợt tập huấn, học hỏi kinh từ Khối bán lẻ và các Ngân hàng khác ở Việt Nam và trên thế giới để nâng cao năng lực chuyên môn của các cán bộ nhân viên. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh sách văn bản, sách, luận văn tham khảo: - Huỳnh Quốc Tuấn, 2011, Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank Chi nhánh Huế, Chuyên đề Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Huế, trang 22. - Trần Thu Thảo, 2014, Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Hải Phòng, Khóa Luận Tốt nghiệp Đại học Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, trang 14. - Nguyễn Ngọc Thanh Tâm, 2010, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Ninh, Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ, trang 8. - Lê Thị Hoài Nhi, 2015, Thưc̣ traṇg và giải pháp nâng cao hiêụ quả cho vay tiêu dùng taị ngân hàng Agribank chi nhánh thi ̣ xa ̃Hương Trà, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Huế, trang 19. - Lê Vinh Danh, 2008, Tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, NXB Tài chính. - Hồ Diệu, 2007, Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê. - Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. - Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng Website tham khảo: - Www.sbv.gov.vn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam. - www.techcombank.com.vn: Ngân hàng TMCP Techcombank Việt Nam. - Một số website khác như: www.cafeF.vn ; www.ub.com.vn; www.voer.edu.vn. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfngo_thanh_ha_3952.pdf
Luận văn liên quan