Qua hơn một năm hoạt động, khách sạn Queen Ann đã
bước đầu xây dựng được thương hiệu trên thị trường đầy
tính cạnh tranh. Song, bên cạnh những thế mạnh đưa đến
thành công, hoạt động của khách sạn còn tồn tại nhiều vấn
đề cần giải quyết.
Trên phương diện cá nhân, bài khóa luận tuy không thể
phân tích hết mọi khía cạnh trong hoạt động của Queen
Ann, nhưng hi vọng rằng những đề xuất trên có thể đóng
góp một phần vào sự phát triển của khách sạn.
41 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2560 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh khách sạn Queen ANN Tp.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 1
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH KHÁCH SẠN QUEEN ANN TP.HCM
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Ngành: Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn
GVHD : ThS. LÊ ĐÌNH THÁI
SVTH : VÕ THỊ THÚY NGỌC
MSSV : 106405146
ại học ỹ huật ông ghệ p. 1
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 2
KẾT CẤU ĐỀ TÀI
• Giới thiệu khách sạn Queen Ann
• Thực trạng kinh doanh
• Ma trận SWOT
• Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
• Kết luận
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 3
GIỚI THIỆU
QUEEN ANN HOTEL
Địa chỉ: 86 – 88, Bùi Thị Xuân, P.Bến Thành, Q.1, Tp.HCM
Điện thoại: (+84 8) 3925 4444 – 3925 9001
Email: info@queenannhotelvn.com
Website: www.queenannhotelvn.com
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 4
TỔNG QUAN KHÁCH SẠN
LỊCH SỬ VÀ QUI MÔ:
• Khai trương: chính thức hoạt động vào ngày 04/05/2009.
• Đơn vị quản lý: công ty TNHH MTV Cho thuê Văn
phòng Tiến Dũng.
• Thiết kế: xây dựng đồng bộ theo tiêu chuẩn 3 sao, phong
cách hiện đại, sang trọng.
• Qui mô: 11 tầng lầu, 52 phòng phân thành 4 hạng, 1 nhà
hàng Âu – Á – Việt, 1 bar – café, 2 phòng massage.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 5
THỰC TRẠNG KINH DOANH
SỨ MẠNG KINH DOANH:
• Mục tiêu hàng đầu là gia tăng lượng khách hàng thân
thiết và nâng cao uy tín thương hiệu Queen Ann.
• Đem đến cho khách hàng một dịch vụ lưu trú chất
lượng và tiêu chuẩn, phù hợp với mong muốn của khách
hàng và năng lực của khách sạn.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 6
THỰC TRẠNG KINH DOANH
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
Tổng Giám Đốc
GĐ Điều Hành
BP
Kế Toán
Nhân Sự
BP
Kinh
Doanh
BP
Tiền
Sảnh
BP
Phòng
BP
Kỹ Thuật
Bảo Vệ
BP
Ẩm
Thực
BP
Massage
NV NVNVNVNVNV
Thực tập Thực tậpThực tập
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 7
THỰC TRẠNG KINH DOANH
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
• Khách sạn bao gồm 7 bộ phận, 63 nhân sự. Trong đó, bộ phận
Phòng, Massage, Nhà hàng trực tiếp đem lại doanh thu cho khách
sạn.
• Mỗi bộ phận có Trưởng bộ phận là người đứng đầu chịu trách
nhiệm toàn bộ hoạt động của bộ phận, Giám sát viên hỗ trợ
Trưởng bộ phận giám sát công việc hàng ngày của nhân viên.
• Hoạt động của bộ phận Tiền sảnh (FO), Phòng
(Housekeeping) và Nhà hàng (F&B) luôn có sự tham gia của thực
tập sinh.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 8
THỰC TRẠNG KINH DOANH
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG:
Đvt: %
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010
Tháng
05
Tháng
06
Tháng
07
Tháng
05
Tháng
06
Tháng
07
Doanh thu:
- Phòng
- Nhà hàng
- Massage + Khác
74,19
20,45
5,36
75,07
20,19
4,74
82,40
13,25
4,35
75,25
19,52
5,23
75,48
19,58
4,19
75,56
19,64
4,8
Tỷ suất lợi nhuận -9,84 -10,35 -1,41 0,93 4,94 7,33
Tỷ suất chi phí 109,84 110,35 101,41 99,07 95,88 92,67
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 9
THỰC TRẠNG KINH DOANH
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG:
• Tỷ lệ doanh thu:
- Phòng: 75%
- F&B: 25%
- Massage và các dịch vụ khác: 5%.
• Năm 2009 và nửa đầu 2010, tỷ suất chi phí >100%,
nghĩa là chi phí bỏ ra lớn hơn doanh thu thu được.
• 03 tháng gần đây (05, 06, 07), tỷ lệ này <100%, nghĩa
là chi phí đã giảm, doanh thu tăng, dẫn đến tăng lợi
nhuận.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 10
THỰC TRẠNG KINH DOANH
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG:
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của khách sạn
thời gian đầu không khả quan do nhiều yếu tố. Sau
hơn 1 năm xây dựng thương hiệu, hoạt động của
khách sạn đã dần đi vào ổn định. Chi phí cố định
giảm đáng kể, cộng với doanh thu tăng dẫn đến tăng
lợi nhuận, khách sạn bắt đầu có lãi.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 11
THỰC TRẠNG KINH DOANH
III. TÌNH HÌNH HOẠT
ĐỘNG CÁC BỘ PHẬN:
1.Bộ phận Phòng:
-Khách sạn hiện có 52 phòng,
phân thành 4 hạng: Superior,
Deluxe, Suit, Penthouse
(V.I.P).
-Tất cả các phòng đều được
trang bị đồ gỗ cao cấp cùng với
các tiện nghi: TV màn hình
phẳng, minibar, hệ thống máy
lạnh trung tâm, thiết bị báo
cháy…
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 12
THỰC TRẠNG KINH DOANH
1. Bộ phận Phòng (Housekeeping):
Điểm mạnh:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị mới, hiện đại.
- Đa dạng các hạng phòng, đem đến nhiều sự lựa chọn
cho khách hàng.
- Đội ngũ phục vụ trẻ trung, ngoại hình ưa nhìn, tươi
tắn, thân thiện, có kỹ năng.
- Khách sạn thường xuyên tổ chức các buổi học nâng
cao tay nghề, phổ biến kiến thức mới cho bộ phận.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 13
THỰC TRẠNG KINH DOANH
1. Bộ phận Phòng (Housekeeping):
Điểm yếu:
- Thiếu nhân lực, nhân viên phòng đảm trách lượng
công việc nhiều nên sức khỏe và tâm trạng bị ảnh hưởng.
- Điều kiện làm việc không tốt ảnh hưởng đến hiệu quả
công việc của nhân viên và chất lượng dịch vụ của khách
sạn.
- Diện tích kho không đủ cất trữ hàng vải và vật dụng,
dễ gây thất lạc đồ đạc và khó quản lý, bảo quản.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 14
THỰC TRẠNG KINH DOANH
1. Bộ phận Phòng (Housekeeping):
Kết quả hoạt động:
- Là nguồn doanh thu chính của khách sạn (75%).
- Công suất phòng bình quân 60%.
- Do ảnh hưởng của tính mùa vụ, hoạt động kinh doanh
của bộ phận không phải luôn luôn đạt hiệu quả cao và
đảm bảo đạt chỉ tiêu 75% doanh thu.
- Thời gian tới Ban lãnh đạo có kế hoạch nâng công suất
phòng lên 70%.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 15
THỰC TRẠNG KINH DOANH
1. Bộ phận Ẩm thực (F&B):
• Bộ phận F&B bao gồm 1 nhà hàng và quầy bar nằm tại
tầng 10, 1 bar – café tại sảnh tầng trệt.
• Phục vụ các món ăn Âu – Á – Việt và các thức uống từ
đơn giản đến phức tạp.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 16
THỰC TRẠNG KINH DOANH
1. Bộ phận Ẩm thực:
• Thời gian phục vụ từ 06h đến 22h mỗi ngày, sức chứa
50 chỗ ngồi.
• Chịu trách nhiệm phục vụ ăn uống tại khách sạn, đáp
ứng nhu cầu ẩm thực của khách hàng. Đồng thời có thể sắp
xếp để trở thành phòng hội nghị khi cần.
• Bar – café chuyên phục vụ các loại thức uống, đồng
thời là khu vực đón tiếp khách, nơi gặp gỡ bạn bè, trò
chuyện, đọc báo, thư giãn...
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 17
THỰC TRẠNG KINH DOANH
1. Bộ phận Ẩm thực:
Điểm mạnh:
- Khung cảnh đẹp và không gian thoáng mát.
- Thương hiệu Việt Phố tạo được niềm tin và sự ủng hộ của
khách hàng.
- Dựa vào hệ thống các nhà hàng Việt Phố, nhà hàng khách
sạn sẵn sàng nhận các đơn đặt tiệc với số lượng và qui mô lớn.
- Thực đơn món ăn, thức uống phong phú, thường xuyên thay
đổi, có một số món riêng mang thương hiệu Queen Ann.
- Đội ngũ nhân viên có kỹ năng, đông đảo, đảm bảo đáp ứng
kịp thời các nhu cầu của thực khách.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 18
THỰC TRẠNG KINH DOANH
1. Bộ phận Ẩm thực:
Điểm yếu:
- Diện tích nhỏ nên số chỗ ngồi bị hạn chế, không đủ
khả năng đáp ứng vào những lúc cao điểm.
- Đội ngũ nhân viên có kỹ năng nhưng một số người có
thái độ không tích cực, thiếu thân thiện.
- Sự thiếu chuyên nghiệp của thực tập sinh đôi khi làm
ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của bộ phận.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 19
THỰC TRẠNG KINH DOANH
1. Bộ phận Ẩm thực:
Kết quả hoạt động:
- Hoàn thành chỉ tiêu 20% doanh thu.
- Chỉ mới đáp ứng được nhu cầu ăn uống của khách lưu
trú, chưa tạo được uy tín rộng rãi đối với khách hàng
ngoài khách sạn.
- Không có những chương trình đặc biệt để thu hút
khách. Tương lai nhà hàng cần thường xuyên tổ chức các
sự kiện, party, tham gia các hội chợ, cuộc thi ẩm thực…
để quảng bá thương hiệu.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 20
THỰC TRẠNG KINH DOANH
1. Bộ phận Massage:
- Qui mô nhỏ, gồm phòng massage chân tại lầu B, phòng
massage toàn thân tại lầu 1.
- Massage chân là dịch vụ mới đưa vào hoạt động, thu
hút nhiều sự quan tâm của khách hàng, làm gia tăng doanh
thu của bộ phận.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 21
THỰC TRẠNG KINH DOANH
1. Bộ phận Massage:
Điểm mạnh:
- So với các khách sạn cùng đẳng cấp trong khu vực,
dịch vụ massage trong khách sạn có ưu thế về uy tín và
kinh nghiệm hoạt động.
- Khách sạn có nhiều gói khuyến mãi kích thích khách
hàng sử dụng dịch vụ massage, tạo điều kiện để bộ phận
tăng cường hiệu quả hoạt động.
- Nhân viên bộ phận được trang bị nghiệp vụ và kiến
thức y học cơ bản nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 22
THỰC TRẠNG KINH DOANH
1. Bộ phận Massage:
Điểm yếu:
- Bị hạn chế bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ của các cơ sở
massage chuyên nghiệp trong khu vực.
- Đội ngũ nhân viên có ngoại hình không thu hút, đồng
phục không bắt mắt.
- Phòng massage chân nằm ở vị trí bất tiện, gây mất
thiện cảm cho khách hàng khi lui tới.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 23
THỰC TRẠNG KINH DOANH
1. Bộ phận Massage:
Kết quả hoạt động:
- Chiếm tỷ trọng 4-5% doanh thu.
- Là công cụ chính phục vụ cho các chương trình
khuyến mãi của khách sạn.
- Sự cạnh tranh gay gắt của các cơ sở bên ngoài tác
động mạnh đến doanh thu của bộ phận. Để không lãng phí
cơ hội kinh doanh, khách sạn cần nhanh chóng có chủ
trương phát triển bộ phận này để hoạt động kinh doanh có
hiệu quả hơn.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 24
MA TRẬN SWOT
ĐIỂM MẠNH:
Ngoài một số điểm mạnh riêng của từng bộ phận, nhìn chung
khách sạn còn có một số thế mạnh khác như:
• Vị trí thuận lợi, nằm gần các trung tâm mua sắm, giải trí của
thành phố.
• Kiến trúc và qui mô nổi bật so với khách sạn cùng cấp trong
khu vực.
• Có mối quan hệ rộng rãi với các trường đại học, cao đẳng và
các khách sạn khác trong thành phố.
• Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị mới, hiện đại.
• Đội ngũ nhân viên trẻ trung, thân thiện, có kỹ năng.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 25
MA TRẬN SWOT
ĐIỂM YẾU:
• Chưa xây dựng được thương hiệu.
• Diện tích các phòng làm việc bị hạn chế, gây cản trở
công việc và ảnh hưởng đến sức khỏe nhân viên.
• Sự tham gia của thực tập sinh làm tăng thêm gánh nặng
công việc cho nhân viên.
• Công tác quản lý nhân viên ở một số bộ phận còn lỏng
lẻo.
• Bộ máy quản lý thường xuyên thay đổi nhân sự gây xáo
trộn công tác quản lý.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 26
MA TRẬN SWOT
CƠ HỘI:
• Kinh tế đất nước đang trên đà hồi phục, ngành du lịch có
những tín hiệu tăng trưởng khả quan.
• Năm 2010 là cơ hội vàng tạo đà phát triển cho ngành du lịch
với hàng loạt các sự kiện lớn.
• Chế độ linh hoạt về Visa, các kế hoạch xây dựng nhà ga, mở
thêm đường bay trong năm 2010… là những cơ hội mà nhà
nước mang lại cho ngành du lịch nói chung và kinh doanh lưu
trú nói riêng.
• Các loại hình du lịch ngày càng phát triển đa dạng, tạo thêm
nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú khai thác.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 27
MA TRẬN SWOT
NGUY CƠ:
• Chịu sự cạnh tranh từ nhiều khách sạn 3-5 sao trong khu
vực.
• Các dịch vụ trong khách sạn cũng chịu sức ép cạnh tranh
bởi các cơ sở khác trong khu vực.
• Việc thi công các công trình giao thông đô thị, nâng cấp
cơ sở hạ tầng thành phố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
kinh doanh của khách sạn.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 28
MA TRẬN SWOT
STRENGTH
Điểm mạnh
WEAKNESS
Điểm yếu
OPPORTUNITY
Cơ hội
S/O strategy:
Chiến lược dựa trên các
ưu thế của doanh nghiệp
để tận dụng cơ hội.
W/O strategy:
Chiến lược dựa trên khả
năng vượt qua những điểm
yếu của doanh nghiệp để
tận dụng cơ hội.
THREAT
Nguy cơ
S/T strategy:
Chiến lược dựa trên các
điểm mạnh của doanh
nghiệp để tránh các nguy
cơ rủi ro.
W/T strategy:
Chiến lược dựa trên khả
năng vượt qua (hoặc hạn
chế) các điểm yếu của
doanh nghiệp để tránh các
nguy cơ.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 29
MA TRẬN SWOT
S/O Strategy:
• Đứng trước cơ hội vàng của ngành du lịch, dựa trên thế
mạnh về buồng phòng và kinh nghiệm tổ chức của đội ngũ
quản lý, khách sạn nên mạnh dạn tổ chức thêm nhiều
chương trình đặc biệt để thu hút khách.
• Treo pano, biểu ngữ quảng cáo các chương trình này
ngay phía trước khách sạn nhằm tận dụng ưu thế đắc địa về
vị trí.
• Các hình thức du lịch ngày càng trở nên phong phú.
Khách sạn nên có kế hoạch hướng đến nhiều đối tượng
khách du lịch khác nhau.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 30
MA TRẬN SWOT
W/O Strategy:
• Đứng trước những cơ hội mà ngành du lịch đem lại, nếu
bản thân khách sạn không đủ năng lực để đáp ứng thì sẽ
không tận dụng được.
• Trước mắt khách sạn cần phải giải quyết các vấn đề về
nhân sự, quản lý, marketing… để đảm bảo đủ nội lực đón
đầu thời cơ.
• Kế hoạch: ổn định nguồn nhân lực, khắc phục những
hạn chế trong điều kiện làm việc, tăng cường quản lý giám
sát nhân viên, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 31
MA TRẬN SWOT
S/T Strategy:
• Tận dụng tốt thế mạnh và có chiến lược đối phó hợp lý
thì các yếu tố rủi ro không tác động xấu đến hiệu quả của
doanh nghiệp.
• Phòng: thường xuyên đổi mới phong cách bài trí, duy tu
bảo dưỡng trang thiết bị, cơ sở vật chất.
• F&B: có kế hoạch sửa chữa, thay đổi bố cục không gian
để tận dụng khoảng không thoáng mát.
• Massage: áp dụng linh hoạt các chương trình khuyến
mãi để kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 32
MA TRẬN SWOT
W/T Strategy:
• Sự phát triển khách sạn sẽ vô cùng khó khăn khi vừa
phải đối phó với các đe dọa bên ngoài, vừa phải khắc phục
điểm yếu bên trong.
• Xây dựng tổ chức thống nhất từ con người cho tới qui
trình hoạt động, khách sạn sẽ có đủ nội lực vượt qua mọi
khó khăn.
• Kế hoạch: ổn định nguồn nhân lực, khắc phục những
hạn chế trong điều kiện làm việc, tăng cường quản lý giám
sát nhân viên, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 33
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG
1. VỀ VẤN ĐỀ NHÂN SỰ:
Chú trọng công tác tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo:
• Khách sạn đang thiếu nhân lực, nhưng không vì thế mà tuyển
dụng đại trà, không chọn lọc.
• Là ngành đặc thù nên chỉ tuyển những người trẻ, năng động,
đã được đào tạo cơ bản.
• Chú trọng huấn luyện, đào tạo ngay từ đầu để nhân viên làm
việc theo tiêu chuẩn riêng của khách sạn.
• Thường xuyên tổ chức các buổi học nâng cao tay nghề và kỹ
năng giao tiếp cho nhân viên.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 34
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG
1. VỀ VẤN ĐỀ NHÂN SỰ:
Thành lập đại diện vì quyền lợi nhân viên:
• Vì không có tổ chức Công Đoàn nên cần thành lập bộ phận
“đại diện nhân viên” – là cầu nối giữa nhà quản lý và nhân viên
cấp dưới.
2. VỀ VẤN ĐỀ MARKETING:
Chiến lược giá (Price):
• Áp dụng chính sách tăng giá trên cơ sở điều hòa giữa chất
lượng và giá cả.
• Đưa ra mức giá khuyến mãi đối với khách hàng đặt văn
phòng tại tòa nhà Queen Ann, khách V.I.P của các nhà hàng
Việt Phố.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 35
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG
2. VỀ VẤN ĐỀ MARKETING:
Phát triển sản phẩm (Product):
• Tạo ra nét riêng biệt trong từng sản phẩm.
• Xây dựng thêm dịch vụ mới: quầy bán hàng lưu niệm…
• Sửa chữa khu vực F&B để mở rộng diện tích phục vụ, thiết
kế không gian mở để tận dụng không gian thoáng mát.
• Bổ sung trang thiết bị văn phòng cho nhà hàng để đảm nhận
tốt vai trò trở thành phòng hội nghị.
• Sữa chữa, bố trí lại để đưa hai phòng massage về cùng một
khu vực.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 36
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG
2. VỀ VẤN ĐỀ MARKETING:
Chiêu thị (Promotion):
• Tăng cường sử dụng các kênh truyền thông rộng, ít tốn kém.
• Khuyến khích nhân viên giới thiệu khách sạn cho bạn bè,
người thân.
• Đầu tư nâng cấp website.
• Tổ chức các sự kiện đặc biệt, tham gia hội chợ, triển lãm
chuyên ngành…
• Gửi thư cảm ơn, bản tin định kỳ thông báo các tin khuyến
mãi, sự kiện (newsletter) cho khách hàng.
• Tặng thiệp cho khách vào những dịp đặc biệt.
• Đặt phiếu lấy ý kiến trong phòng khách.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 37
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG
2. VỀ VẤN ĐỀ MARKETING:
Kênh phân phối (Place):
• Kênh truyền thống: Bán trực tiếp cho khách đến liên hệ tại
khách sạn; đặt phòng qua điện thoại; thông qua các công ty lữ
hành; qua bộ phận Sales & Marketing.
• Kênh phân phối mới: Email, website.
Mở rộng thị trường khách:
• Hướng đến thị trường khách MICE có mức chi tiêu trung
bình.
• Chú ý khai thác đối tượng khách du lịch nội địa.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 38
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG
2. VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ:
Tạo môi trường làm việc thuận lợi:
• Cung cấp đầy đủ đồ vải và dụng cụ làm phòng cho nhân viên.
• Trang bị dụng cụ lao động theo yêu cầu hợp lý của nhân viên.
• Tăng cường quản lý, giám sát quá trình làm việc của nhân
viên.
• Tạo điều kiện để nhân viên được học hỏi nâng cao tay nghề,
được thể hiện và thăng tiến.
Thực hành tiết kiệm:
• Tiết kiệm để giảm thiểu chi phí và tạo ra nét văn hóa riêng
trong khách sạn.
• Khuyến khích khách hàng cùng thực hành tiết kiệm để thể
hiện trách nhiệm đối với xã hội.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 39
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG
2. VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ:
Không tiết kiệm lời khen:
• Sẵn sàng khen ngợi để nhân viên cảm thấy được tôn trọng và
hăng hái làm việc.
• Trách cứ khéo léo để nhân viên ghi nhớ mà không cảm thấy
tổn thương.
Tăng cường phối hợp giữa các bộ phận:
• Quy định bộ phận nào chậm trễ, không hợp tác trong quá
trình phục vụ sẽ bị xử lý theo nội quy.
• Linh động trong quy trình phục vụ để rút ngắn thời gian chờ
đợi của khách hàng.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 40
KẾT LUẬN
Qua hơn một năm hoạt động, khách sạn Queen Ann đã
bước đầu xây dựng được thương hiệu trên thị trường đầy
tính cạnh tranh. Song, bên cạnh những thế mạnh đưa đến
thành công, hoạt động của khách sạn còn tồn tại nhiều vấn
đề cần giải quyết.
Trên phương diện cá nhân, bài khóa luận tuy không thể
phân tích hết mọi khía cạnh trong hoạt động của Queen
Ann, nhưng hi vọng rằng những đề xuất trên có thể đóng
góp một phần vào sự phát triển của khách sạn.
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 41
LỜI KẾT
Cảm ơn sự chú ý theo dõi
của Quý thầy cô!
ại học ỹ huật ông ghệ p. 41
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoaluan_3681.pdf