Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mạng di động sfone

Chương I .TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 1.1 MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 1.1.1 Giới thiệu chung về mạng thông tin di động Mạng thông tin di động là mạng kết nối và cung cấp thông tin liên lạc di động, không cố định, giúp cho các khách hàng sử dụng dịch vụ có thể nhận và thực hiện cuộc gọi. Việc thực hiện các loại hình cung cấp thông tin liên lạc trên mạng di động được gọi là cung cấp dịch vụ thông tin di động. Ngày nay, mạng thông tin di động không chỉ phục vụ trong lĩnh vực nghe và gọi mà còn cho phép thực hiện các chức năng trong lĩnh vực trưyền số liệu. Các tiện ích đang được khai thác thực hiện phổ biến trên cơ sở mạng thông tin di động như: truyền thông tin theo yêu cầu IOD (Information on Demand), thương mại điện tử (E-Commerce), lĩnh vực giải trí như: xem phim trên điện thoại theo yêu cầu (VOD: Video on Demand), nghe nhạc theo yêu cầu (MOD: Music on Demand), 1.1.2 Tính chất đặc thù của dịch vụ mạng thông tin di động Dịch vụ thực hiện trên mạng thông tin di động mang nhiều tính chất khá đặc biệt so với nhiều loại hình dịch vụ khác. Nó ra đời trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển cao. Quá trình sản xuất trải qua nhiều khâu với nhiều cơ quan chức năng liên quan. Khác với các sản phẩm dịch vụ thông thường, dịch vụ thông tin di động có những đặc thù riêng như sau: - Một là: tính vô hình, chỉ có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ do sự cảm nhận của khách hàng sử dụng dịch vụ, ở các mức độ khác nhau chứ không thể nếm, sờ hoặc trông thấy đuợc. - Hai là: tính không đồng nhất, việc tiêu chuẩn hóa đuợc áp dụng chỉ cho các thiết bị phục vụ như một yếu tố trong khâu sản xuất. Quá trình xây dựng mạng hay nói đi là quá trình sản xuất, lắp đặt và vận hành có liên quan đến nhiều cơ quan chuyên ngành do đó khó chuẩn hóa, nhưng nó đòi hỏi phải có sự hợp tác cao trong việc tổ chức sản xuất và kinh doanh. - Ba là: quá trình sản xuất và tiêu thụ đồng thời, điều này có nghĩa là việc sản xuất và tiêu thụ gắn liền nhau và ngay tức thời và không có khái niệm tồn kho, không tiêu thụ đuợc. - Bốn là: không lưu trữ đuợc, đây là dịch vụ không thể cất giữ hay lưu trữ để dự phòng trong những trường hợp khẩn cấp. Chính vì thể mà khi dịch vụ không đuợc thuê bao chấp nhận hay không được khai thác hết công suất chức năng sẽ đem lại việc lãng phí, mất mát lớn cho doanh nghiệp. Theo những phân tích trên thì dịch vụ mạng thông tin di động có những đặc thù hết sức riêng, đòi hỏi khi doanh nghiệp vận hành cần phải có kế hoạch chiến lược, phương pháp kinh doanh hiệu quả mới đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của thuê bao, đồng thời đạt được lợi nhuận kinh doanh mong muốn. 1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 1.2.1 Công nghệ của mạng thông tin di động Yếu tố công nghệ là một trong số các yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến dịch vụ mạng thông tin di động. Lịch sử công nghệ mạng thông tin di động đã trải qua các thời kỳ như sau: - FDMA (Frequency Division Multiple Access) đây là công nghệ dựa trên kỹ thuật đa truy cập phân chia theo tần số. Theo kỹ thuật này để liên lạc đuợc với nhau thông qua trạm anten thì mỗi thiết bị đầu cuối (điện thoại di động) đuợc cấp phát hai kênh liên lạc trong suốt thời gian thông tuyến. Hạn chế của kỹ thuật này là sẽ xảy ra nhiễu giao thoa do tần số các kênh lân cận là đáng kể. Anten phải có bộ thu phát riêng làm việc với thiết bị đầu cuối trong hệ thống tế bào. Hệ thống FDMA điển hình xuất hiện tại thị trường Việt Nam trong thời kỳ đầu của thông tin di động điển hình là AMPS (Advance Mobile Phone System) hay còn gọi là hệ thống dùng kỹ thuật tuần tự (Analoge) của nhà cung cấp mạng di động Call Link. Thực tế trong thời kỳ này dung lượng mạng không lớn và thiết bị đầu cuối thường rất to, cồng kềnh tiêu hao năng lượng nhiều, nhiễu sóng giao thoa dẫn đến chất lượng thọai không cao. - TDMA (Time Division Multiple Access) đây là công nghệ dựa trên kỹ thuật đa trưy cập phân chia theo thời gian. Phổ tần số quy định cho liên lạc di động đuợc chia thành các dải tần số liên lạc, mỗi dải liên lạc này đuợc dùng chung cho N kênh liên lạc, mỗi kênh liên lạc là một khe thời gian trong chu kỳ một khung. Đặc điểm là tín hiệu thuê bao được truyền dẫn số. Liên lạc song công mỗi hướng thuộc các dải tần liên lạc khác nhau. Giảm nhiễu giao thoa. Giảm số trạm thu phát (BTS). Công nghệ này cho phép tăng dung lượng kết nối đồng thời tại các trạm BTS đảm bảo tiết kiệm vốn đầu tư cho nhà cung cấp dịch vụ mạng thông tin di động so với công nghệ FDMA trước đây. Hệ thống TDMA điển hình là GSM (Global system for Mobile Communication) hay còn gọi là hệ thống dùng kỹ thuật số. Công nghệ này được các nhà khai thác mạng điện thọai di động Mobi, Vina và Vietel đang sử dụng. - CDMA (Code Division Multiple Access) đây là công nghệ dựa trên kỹ thuật đa phân chia truy cập theo mã. Đặc điểm là dải tần số tín hiệu rộng hàng Mhz. Kỹ thuật trải phổ cho phép tín hiệu vô tuyến sử dụng có cường độ trường rất nhỏ và chống pha đỉnh hiệu quả hơn FDMA và TDMA. Việc thuê bao trong cell dùng chung tần số khiến cho thiết bị truyền vô tuyến đơn giản, việc thay đổi kế hoạch tần số không còn là vấn đề, chuyển giao trở thành mềm, điều khiển dung lượng trong cell rất linh hoạt. Công nghệ này có thể nói là công nghệ tiên tiến hơn rất nhiều so với các công nghệ đã nêu trên, được Sfone, EVN-Telecom, Hà nội Telecom - là những nhà khai thác mạng thông tin di động ra sau - chọn lựa sử dụng. Tuy nhiên tần số sử dụng có khác nhau: Sfone sử dụng tần số 800Hz, EVN-Telecom sử dụng tần số 450Hz, điều này cũng rất quan trọng vì ở dải tần số thấp, tín hiệu dễ bị nhiễu, do đó phải đầu tư thêm các thiết bị chống nhiễu mới đảm bảo chất lượng tín hiệu. Chương II. GIỚI THIỆU MẠNG DI ĐỘNG SFONE – PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA SFONE 2.1 GIỚI THIỆU MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG SFONE 2.1.1 Lịch sử hình thành Sfone Sfone là thương hiệu (Brand) của Trung tâm Ðiện thoại di động CDMA STELECOM. Trụ sở chính đặt tại 97 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngành nghề kinh doanh của Sfone bao gồm: - Thiết lập mạng viễn thông công cộng và cung cấp các dịch vụ viễn thông. - Thiết lập mạng lưới và kinh doanh các dịch vụ viễn thông. Sfone là dự án hợp tác giữa Công ty SPT (Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn) với Công ty SLD Telecom (được thành lập tại Singapore gồm các thành viên SK Telecom, LG Electronics, và Dong Ah Elecomm) theo hình thức Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh (BCC – Business Cooperation Contract) cung cấp dịch vụ điện thoại di động vô tuyến cố định và các dịch vụ giá trị gia tăng sử dụng công nghệ CDMA 2000 – 1x trên phạm vi toàn quốc. Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SAIGON POSTEL CORP. - tên viết tắt SPT) được thành lập bởi nhiều doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp này hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu, địa ốc, du lịch, kim khí điện máy, sản xuất thiết bị điện tử, tin học, viễn thông và cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông. Trụ sở chính tại địa chỉ: 45 Đường Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM SPT là Công ty cổ phần đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Ðược Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập tại Văn bản số 7093/ÐMDN ngày 08/12/1995, và được chính thức thành lập vào ngày 27/12/1995 theo Quyết định thành lập số 2914/GP-UB của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 064090 do Sở Kế hoạch và Ðầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 17/10/1996. Ngành nghề kinh doanh và các dịch vụ của Công ty SPT bao gồm: - Sản xuất, lắp ráp thiết bị viễn thông, xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị bưu chính viễn thông. - Thiết kế, lắp đặt, bảo trì hệ thống thiết bị thuê bao và mạng lưới bưu chính viễn thông chuyên dùng. - Xây dựng công trình bưu chính viễn thông, kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông; - Cung cấp dịch vụ Internet công cộng (ISP), cung cấp thông tin lên mạng Internet (ICP); - Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại trung kế vô tuyến, thiết lập mạng viễn thông công cộng và cung cấp các dịch vụ viễn thông; - Cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng giao thức IP, thiết lập mạng lưới và kinh doanh các dịch vụ viễn thông; - Kinh doanh các loại hình dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế, làm đại lý ủy thác chuyển phát tài liệu, chứng từ kinh doanh và hàng hóa trong phạm vi cả nước. SLD Telecom là một liên doanh theo hình thức BOT giữa 3 công ty Hàn Quốc SK Telcom, LG Electronics và Dong Ah Elecomm được thành lập vào tháng 10 năm 2000 tại Singapore. œ SK Telecom Với hơn 10 triệu thuê bao và doanh thu hàng tỷ won, SK Telecom được xếp vào 1 trong các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu thế giới. Công ty đã được xếp hạng nhất trong danh sách “ Chỉ mục quốc gia về thỏa mãn khách hàng” của Hàn Quốc trong 4 năm liên tục. Vào tháng sáu năm 2000, Tạp chí Viễn thông châu Á đã chọn SK Telecom là 1 trong những nhà cung cấp dịch vụ mạng điện thoại CDMA tốt nhất châu Á. Ngoài ra, vào tháng sáu 2001, SK đã vinh dự được nhận giải thưởng quốc tế về quản lý của Nhóm phát triển CDMA. œ LG Electronics Được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1958, LG Electronics là 1 trong các nhà sản xuất toàn cầu về lĩnh vực điện tử và viễn thông với 72 chi nhánh trên thế giới với hơn 55,000 nhân viên. Sản phẩm chủ yếu của LG Electronics là TV kỹ thuật số, thiết bị ghi CD, máy phát DVD, CD, máy tính để bàn, màn hình máy tính, máy điện thoại di động LGE đang ra sức đẩy mạnh và củng cố danh tiếng “Người dẫn đầu kỹ thuật số’ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm và thiết bị điện tử trong thời đại kỹ thuật số. œ Dong Ah Elecomm Thành lập vào năm 1976, chuyên về hệ thống cung cấp năng lượng viễn thông, Dong Ah Elecomm cung cấp các giải pháp về sản phẩm, bao gồm thiết bị chuyển đổi, chỉnh lưu, bản mạch module, và hệ thống giám sát từ xa. Tại Hàn Quốc, Dong Ah Elecomm đáp ứng tới 85% nhu cầu thị trường về hệ thống cung cấp năng lượng cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu. 2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Sfone hình vẽ 2.1 - Ban điều hành gồm: Hội đồng quản trị, Ban Giám Đốc Sfone - Các khối chức năng của Sfone bao gồm: Khối nhân sự, Khối kinh doanh, Khối dự án, Khối kế hoạch-chiến lược Khối Quản trị mạng (Phòng Kỹ thuật, Phòng phát triển và đầu tư) Khối Kế toán (Phòng Kế toán, Phòng Tài Chính) Khối Marketing (Phòng Marketing, Phòng bán hàng, Phòng Giá trị gia tăng, Phòng chăm sóc khách hàng, Phòng Roaming, Phòng thiết bị đầu cuối) - Các chi nhánh trực thuộc Sfone gồm: Trung tâm Công nghệ thông tin - CNTT (Phòng thiết bị, kỹ thuật CNTT; Phòng ứng dụng CNTT) Chi nhánh Sfone tại Hà Nội (Phòng cung cấp hỗ trợ bán hàng, Phòng kỹ thuật, Phòng kế toán) Chi nhánh Sfone tại Đà Nẵng (Phòng cung cấp hỗ trợ bán hàng, Phòng quản trị mạng) Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MẠNG DI ĐỘNG SFONE 3.1 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG DI ĐỘNG SFONE 3.1.1 Quan điểm và cơ sở đề xuất giải pháp Một là đẩy mạnh phát triển mạng di động Sfone phù hợp theo xu hướng phát triển chung của ngành viễn thông thế giới và viễn thông Việt nam (về kỹ thuật, các dịch vụ giá trị gia tăng, giá cước, ). Hai là hoạt động kinh doanh phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách Nhà nước Việt Nam, góp phần tăng trưởng kinh tế và xây dựng đất nước giàu mạnh. Quán triệt tinh thần các quy định, quyết định của Chính phủ về hoạt động của ngành viễn thông của nước ta như: - Định hướng phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam (Chỉ thị số 58/CT- TƯ ngày 17/10/2000 của Bộ Bưu Chính Viễn thông) với các mục tiêu cơ bản được đề ra là: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nọi lĩnh vực; phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới thông tin quốc gia trên cả nước với chất lượng cao, giá rẻ; công nghệ thông tin trở thành nền kinh tế mũi nhọn, tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các ngành khác và tỷ lệ đóng góp GDP ngày càng tăng. - Chiến lược phát triển Bưu chính - viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định 158/2001/QĐ – TTg ngày 18/10/2001 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), trong đó có nhấn mạnh các mục tiêu: phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, làm nền tảng cho việc phát triển các ứng dụng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, đa dạng, giá rẻ, đáp ứng mọi nhu cầu phục vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng; phát triển thành ngành kinh tế-kỹ thuật mũi nhọn hoạt động hiệu quả. Ba là xây dựng giải pháp phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, tận dụng khai thác tốt những nguồn lực hiện có (vốn, nhân lực, công nghệ, thiết bị, tiềm năng, ) để đảm bảo tính khả thi, không đầu tư lãng phí và mang lại hiệu quả cao. Bốn là thông qua việc khảo sát đánh giá chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có của Sfone và thái độ khách hàng để không ngừng hoàn thiện, cải tiến nhằm đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng ngày càng cao, phong phú đa dạng, giá cước hợp lý, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng. Năm là không chỉ vì một mục tiêu lợi nhuận mà còn xây dựng một hình ảnh, thương hiệu Sfone uy tín lâu dài - bền vững trên thị trường Việt Nam. 3.1.2 Định hướng phát triển của Sfone trong thời gian tới Tính đến hết tháng 6/2006, tổng số thuê bao di động tại Việt Nam đạt trên 11,8 triệu, tăng hơn 4 lần so với cuối năm 2003. Dự kiến đến cuối năm, Việt Nam sẽ có khoảng 15-16 triệu thuê bao di động, và đến năm 2010, con số này sẽ tăng lên từ 36 đến 43 triệu thuê bao. Tuy nhiên, quy luật sẽ theo chiều hướng giảm tốc độ tăng trưởng ''phi mã'' khi thị trường tiến dần tới mức bão hòa. Một số nhà dự báo cho rằng năm 2007 sẽ là năm cuối cùng của giai đoạn phát triển đỉnh cao bùng nổ thông tin di động tại Việt Nam. Khi đó, thay vì nhìn nhận sự bùng nổ về lượng thuê bao, cả nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của dịch vụ. Hiện tại, công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động là giảm giá và khuyến mãi. Khi Việt Nam đã gia nhập ''sân chơi'' WTO, khả năng cũng như năng lực cạnh tranh của các mạng di động trong nước sẽ không thể chỉ trông chờ vào việc chạy đua giảm giá dịch vụ, hay khuyến mãi. Muốn tồn tại các nhà cung cấp mạng di động trong nước phải tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường dịch vụ giá trị gia tăng, ứng dụng công nghệ mới . Có như vậy, khi hội nhập, doanh nghiệp trong nước mới đủ sức để cạnh tranh lành mạnh. Mặt khác, khi Việt Nam tham gia vào WTO, các mạng di động trong nước sẽ được cổ phần hóa doanh nghiệp, sẽ tham gia niêm yết, mua bán cổ phần, phát triển thị phần. Động thái này tạo nên việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ cởi mở hơn, đối tác quốc tế sẽ quan tâm nhiều hơn tới việc tham gia thị trường di động Việt Nam. Ngoài ra, từ trước đến nay, trong lĩnh vực viễn thông, phía đối tác chỉ được góp vốn và chia lãi với các doanh nghiệp Việt Nam, tức là theo loại hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Phía đối tác không được trực tiếp tham gia quá trình điều hành kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Nhưng tới đây, Việt nam sẽ dần cho phép thực hiện liên doanh trong kinh doanh khai thác dịch vụ viễn thông và phía đối tác sẽ được trực tiếp tham gia điều hành ở liên doanh đó, mức độ cạnh tranh càng quyết liệt hơn. Trong bối cảnh phát triển của thị trường viễn thông di động Việt Nam thời gian tới như đã phân tích ở trên, để tồn tại và phát triển lâu dài, trước hết Sfone phải xác định tiếp tục khai thác các thế mạnh hiện có của mình như: được hỗ trợ đầu tư vốn từ nước ngoài, nắm giữ công nghệ mạng di động tiên tiến, được tăng cường khả năng cạnh tranh lành mạnh trong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO, ; đồng thời Sfone cũng phải có chính sách đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát triển các dịch vụ mới trên mạng, để nhằm chiếm lĩnh thị phần trên thị trường khi mà dịch vụ giá trị gia tăng, chất lượng mạng ổn định sẽ là điều kiện quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động. Việc đưa dịch vụ điện thoại di động vào thị trường Việt Nam theo kế hoạch triển khai từng giai đoạn để giảm áp lực vốn đầu tư và thăm dò thị trường: Giai đoạn 1 (2003 – 2004) phủ sóng 13/64 tỉnh thành, giai đoạn 2 (2005) phủ sóng 40/64 tỉnh thành và giai đoạn 3 (2006) phủ sóng toàn quốc 64/64 tỉnh thành của Sfone là hợp lý, tuy nhiên chính trong giai đoạn này, việc hoàn chỉnh hệ thống phủ sóng và đảm bảo phủ sóng dày là nhiệm vụ quan trọng mà Sfone cần phải tiến hành nhanh

pdf97 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mạng di động sfone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp mạng di động GSM vẫn đang có xu thế giành thị phần lớn, nhất là từ khi có thêm Viettel tham gia thị trường. Ngoài ra, còn xuất hiện thêm các nhà cung cấp mạng di động mới như HN Telecom, Viễn thông Điện lực,… - Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, các nhà cung cấp mạng di động là đối thủ cạnh tranh hiện nay sẽ có điều kiện hợp tác với các nhà đầu tư bên ngoài, tăng vốn đầu tư. - Các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối vẫn đang tập trung nhiều cho mạng GSM. - Thu nhập bình quân của người Việt Nam tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp so với khu vực và chưa đảm bảo ổn định sinh hoạt, do việc dành chi phí cho các dịch vụ viễn thông vẫn trong mức giới hạn nhất định. Trang 72 Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MẠNG DI ĐỘNG SFONE 3.1 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG DI ĐỘNG SFONE 3.1.1 Quan điểm và cơ sở đề xuất giải pháp Một là đẩy mạnh phát triển mạng di động Sfone phù hợp theo xu hướng phát triển chung của ngành viễn thông thế giới và viễn thông Việt nam (về kỹ thuật, các dịch vụ giá trị gia tăng, giá cước,…). Hai là hoạt động kinh doanh phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách Nhà nước Việt Nam, góp phần tăng trưởng kinh tế và xây dựng đất nước giàu mạnh. Quán triệt tinh thần các quy định, quyết định của Chính phủ về hoạt động của ngành viễn thông của nước ta như: - Định hướng phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam (Chỉ thị số 58/CT- TƯ ngày 17/10/2000 của Bộ Bưu Chính Viễn thông) với các mục tiêu cơ bản được đề ra là: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nọi lĩnh vực; phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới thông tin quốc gia trên cả nước với chất lượng cao, giá rẻ; công nghệ thông tin trở thành nền kinh tế mũi nhọn, tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các ngành khác và tỷ lệ đóng góp GDP ngày càng tăng. - Chiến lược phát triển Bưu chính - viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định 158/2001/QĐ – TTg ngày 18/10/2001 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), trong đó có nhấn mạnh các mục tiêu: phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, làm nền tảng cho việc phát triển các ứng dụng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, đa dạng, giá rẻ, đáp ứng mọi nhu cầu phục vụ Trang 73 kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng; phát triển thành ngành kinh tế-kỹ thuật mũi nhọn hoạt động hiệu quả. Ba là xây dựng giải pháp phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, tận dụng khai thác tốt những nguồn lực hiện có (vốn, nhân lực, công nghệ, thiết bị, tiềm năng,…) để đảm bảo tính khả thi, không đầu tư lãng phí và mang lại hiệu quả cao. Bốn là thông qua việc khảo sát đánh giá chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có của Sfone và thái độ khách hàng để không ngừng hoàn thiện, cải tiến nhằm đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng ngày càng cao, phong phú đa dạng, giá cước hợp lý, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng. Năm là không chỉ vì một mục tiêu lợi nhuận mà còn xây dựng một hình ảnh, thương hiệu Sfone uy tín lâu dài - bền vững trên thị trường Việt Nam. 3.1.2 Định hướng phát triển của Sfone trong thời gian tới Tính đến hết tháng 6/2006, tổng số thuê bao di động tại Việt Nam đạt trên 11,8 triệu, tăng hơn 4 lần so với cuối năm 2003. Dự kiến đến cuối năm, Việt Nam sẽ có khoảng 15-16 triệu thuê bao di động, và đến năm 2010, con số này sẽ tăng lên từ 36 đến 43 triệu thuê bao. Tuy nhiên, quy luật sẽ theo chiều hướng giảm tốc độ tăng trưởng ''phi mã'' khi thị trường tiến dần tới mức bão hòa. Một số nhà dự báo cho rằng năm 2007 sẽ là năm cuối cùng của giai đoạn phát triển đỉnh cao bùng nổ thông tin di động tại Việt Nam. Khi đó, thay vì nhìn nhận sự bùng nổ về lượng thuê bao, cả nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của dịch vụ. Hiện tại, công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động là giảm giá và khuyến mãi. Khi Việt Nam đã gia nhập ''sân chơi'' WTO, khả năng cũng như năng lực cạnh tranh của các mạng di động trong nước sẽ không thể chỉ trông chờ vào việc chạy đua giảm giá dịch vụ, hay khuyến mãi. Muốn tồn tại các nhà cung cấp mạng di động trong nước phải tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường dịch vụ giá trị gia tăng, ứng dụng công nghệ mới... Có Trang 74 như vậy, khi hội nhập, doanh nghiệp trong nước mới đủ sức để cạnh tranh lành mạnh. Mặt khác, khi Việt Nam tham gia vào WTO, các mạng di động trong nước sẽ được cổ phần hóa doanh nghiệp, sẽ tham gia niêm yết, mua bán cổ phần, phát triển thị phần. Động thái này tạo nên việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ cởi mở hơn, đối tác quốc tế sẽ quan tâm nhiều hơn tới việc tham gia thị trường di động Việt Nam. Ngoài ra, từ trước đến nay, trong lĩnh vực viễn thông, phía đối tác chỉ được góp vốn và chia lãi với các doanh nghiệp Việt Nam, tức là theo loại hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Phía đối tác không được trực tiếp tham gia quá trình điều hành kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Nhưng tới đây, Việt nam sẽ dần cho phép thực hiện liên doanh trong kinh doanh khai thác dịch vụ viễn thông và phía đối tác sẽ được trực tiếp tham gia điều hành ở liên doanh đó, mức độ cạnh tranh càng quyết liệt hơn. Trong bối cảnh phát triển của thị trường viễn thông di động Việt Nam thời gian tới như đã phân tích ở trên, để tồn tại và phát triển lâu dài, trước hết Sfone phải xác định tiếp tục khai thác các thế mạnh hiện có của mình như: được hỗ trợ đầu tư vốn từ nước ngoài, nắm giữ công nghệ mạng di động tiên tiến, được tăng cường khả năng cạnh tranh lành mạnh trong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO,…; đồng thời Sfone cũng phải có chính sách đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát triển các dịch vụ mới trên mạng, để nhằm chiếm lĩnh thị phần trên thị trường khi mà dịch vụ giá trị gia tăng, chất lượng mạng ổn định sẽ là điều kiện quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động. Việc đưa dịch vụ điện thoại di động vào thị trường Việt Nam theo kế hoạch triển khai từng giai đoạn để giảm áp lực vốn đầu tư và thăm dò thị trường: Giai đoạn 1 (2003 – 2004) phủ sóng 13/64 tỉnh thành, giai đoạn 2 (2005) phủ sóng 40/64 tỉnh thành và giai đoạn 3 (2006) phủ sóng toàn quốc 64/64 tỉnh thành của Sfone là hợp lý, tuy nhiên chính trong giai đoạn này, việc hoàn chỉnh hệ thống phủ sóng và đảm bảo phủ sóng dày là nhiệm vụ quan trọng mà Sfone cần phải tiến hành nhanh Trang 75 chóng đồng thời với việc phủ sóng toàn quốc, để nhằm nâng cao chất lượng và thương hiệu Sfone trên thị trường. Đồng thời, Sfone cũng cần định hướng là nhà cung cấp dịch vụ và máy điện thoại di động CDMA cho thị trường Việt Nam. Về phân khúc thị trường, thời kỳ đầu của quá trình xâm nhập, Sfone đã phân khúc vào nhóm đối tượng thu nhập trung bình, độ tuổi từ 25 đến 40 và định vị thương hiệu là “Chất lượng thoại tốt nhất – Good sound quality” với câu khẩu hiệu slogan “Nghe là thấy – Hearing is seeing”. Trong thời gian từ năm 2006 trở đi, với hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn thiện và phủ sóng toàn quốc, Sfone cần tiếp tục tập trung hướng đến đối tượng khách hàng thu nhập khá và cao, thuộc mọi lứa tuổi, thành phần. Cùng với thị trường điện thoại di động ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng kể từ năm 2003, khi MobiFone và Vinaphone đẩy nhanh lộ trình giảm cước, Sfone đã xác định mục tiêu phấn đấu đạt 500 ngàn thuê bao đến hết năm 2005, đạt 1 triệu thuê bao năm 2006, theo đà phát triển đó, để phát triển và giữ vững thị phần, Sfone cần đặt mục tiêu chiến lược năm 2010 đạt 6-7 triệu thuê bao (thị phần 21,1%) trong tổng số khoảng gần 40 triệu thuê bao toàn bộ thị trường dịch vụ điện thoại di động năm 2010, tiến tới Sfone đạt 10-12 triệu thuê bao (22,3% thị phần) trong tổng số khoảng 55-60 triệu thuê bao toàn bộ thị trường giai đoạn từ 2010 đến 2020. (Số liệu chi tiết theo Bảng 3.1) Với định hướng chiến lược như trên, Sfone phải xác định cho mình những mục tiêu hoạt động chính trong thời gian tới như sau: - Tiếp tục đầu tư để hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, phủ sóng dày và đảm bảo chất lượng sóng trên toàn quốc để đạt được mục tiêu của hệ thống di động là “bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu”. - Chuyển từ công nghệ 3G lên 4G. Cải tiến, nâng cao chất lượng và triển khai thêm các dịch vụ giá trị gia tăng để khai thác tối đa các tiện ích của công nghệ CDMA. Khai thác doanh thu từ các dịch vụ giá trị gia tăng chiếm tối thiểu 40% Trang 76 trong giai đoạn 2007 tới 2010 và 80% trong giai đoạn 2010 đến 2020 trong tổng doanh thu hàng năm. - Thu hút thêm vốn đầu tư và sự hỗ trợ của trong và ngoài nước. - Củng cố và mở rộng hệ thống đại lý, các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngày một tốt hơn. - Xây dựng và thực hiện các chính sách duy trì, phát triển khách hàng, thị phần trong thị trường viễn thông. 3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MẠNG DI ĐỘNG SFONE 3.2.1 Giải pháp đa dạng hóa các loại dịch vụ khác biệt với đối thủ cạnh tranh thông qua phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng Như đã phân tích ở chương 2, Sfone có ưu thế mạnh khi sử dụng công nghệ tiên tiến CDMA, do đó có khả năng khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng mà các mạng dị động hiện hữu GSM khó thực hiện được như: chuyển tải hình ảnh, phim, nhạc, karaoke,… chất lượng cao, dịch vụ tin nhắn dài, kết nối Internet tốc độ cao,… Các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông di động đã nhận định dịch vụ giá trị gia tăng đóng vai trò rất quan trọng trong thị trường kinh doanh viễn thông ngày nay. Theo thống kê, doanh thu từ các dịch vụ giá trị gia tăng trong giai đoạn 2007 - 2010 sẽ dần đạt đến 40% và giai đoạn 2010 - 2020 dự kiến chiếm đến 80%, đó cũng là xu hướng chung trên thế giới. Do đó, có thể nói rằng nhà cung cấp dich vụ thông tin di động nào triển khai tốt các dịch vụ giá trị gia tăng sẽ là nhà cung cấp có nhiều điều kiện tối ưu để đạt tăng trưởng doanh thu và giành thị phần trên thị trường điện thoại di động. Từ những lý do trên, Sfone cần xác định rõ mục tiêu nhanh chóng triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng để đạt được: - Sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh – tạo ra nhu cầu mới cho thị trường. - Gia tăng doanh thu (ARPU & MOU) và doanh thu nội dung Trang 77 Lộ trình phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng từ 2006 – 2020 của Sfone sẽ bao gồm các giai đoạn sau: (1) Trong năm 2006 Trong năm 2006, Sfone hoàn tất toàn bộ kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai các dịch vụ giá tăng dựa trên công nghệ CDMA 2000 1X-EVDO. Hình vẽ 3.2 Tình hình triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng trong năm 2006 (2) Giai đoạn 2007 đến 2010: - Phát triển dịch vụ thông tin theo yêu cầu IOD (Information for Demand) • Tiến hành kết nối hoàn tất 50 nhà cung cấp nội dung qua các đầu số 8XYY và 1900XXXXX Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết thông qua dịch vụ nhắn tin ngắn. • Tiến hành kết nối các dịch giá trị gia tăng giữa Sfone với các mạng di động trên thế giới thông qua Roaming data. • Tiến hành kết nối với các nhà cung cấp nội dung ở nước ngoài thông qua trục leasline nhằm mở rộng các dịch vụ giá trị gia tăng liên quan đến đến các dịch vụ nhắn tin quốc tế, thông tin quốc tế - Phát triển các dịch vụ liên quan đến thương mại như: Trang 78 • Thương mại điện tử (E-commerce) và ngân hàng di động (Mobile Banking): thông qua điện thoại có thể thanh toán các chi phí thông thường như chi phí tiền điện, tiền nước, kiểm tra tài khoản, ra lệnh mua bán… Để làm được điều này Sfone cần phải xây dựng chính sách hợp tác với các đối tác liên quan trên cơ sở hai bên cùng có lợi. • Mobile internet băng thông rộng: cho phép khách hàng có thể tận hưởng hầu hết các tính năng internet hiện có và trong tương lai trên chiếc điện thoại. • Thực hiện các dịch vụ quảng cáo trên nền các dịch vụ giá trị gia tăng. • Phát triển các dịch vụ giải trí: xem phim theo yêu cầu VOD (Video On Demand) và nghe nhạc theo yêu cầu MOD (Music On Demand). Đặc biệt là các thể loại Game mang tính chất đối kháng trực tuyến trên điện thoại mà các chuyên gia Hàn quốc trong lĩnh vực viễn thông đã nhận xét: trò chơi trực tuyến đem lại cho Hàn Quốc 2 tỷ USD doanh thu mỗi năm. Tại Việt nam có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và sự hậu thuẫn của Chính phủ để phát triển ngành này. - Duy trì và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản: Tiếp tục phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản trên nền thoại như: có thể xây dựng gói cước thoại và data cho từng nhóm khách hàng, hay theo khu vực, theo thời gian trong ngày hay theo thởi điểm trong năm… - Phát triển kinh doanh nội dung số: Bước đầu đưa khái niệm kinh doanh nội dung số trên điện thoại di động làm tiền đề cho việc phát triển lĩnh vực kinh doanh này. Công nghiệp nội dung số (Digital Content Industry - DCI) là một khái niệm rất mới và trên thế giới, người ta cũng chưa tìm ra được một định nghĩa thống nhất. Có thể sơ bộ định nghĩa khái niệm công nghiệp nội dung số như sau: Là ngành công nghiệp thiết kế, sản xuất, xuất bản, lưu trữ, phân phối, phát hành các sản phẩm nội dung số và các dịch vụ liên quan, bao gồm nhiều lĩnh vực như: Phát triển nội dung cho Internet; Xuất bản và phát hành nội dung số trên Internet; Phát triển nội dung cho mạng di động; Giải trí số (Trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác, nhắn tin trúng thưởng…); Thương mại điện tử; Thiết kế, quảng cáo, và tiếp thị trên Internet; Trang 79 Các nội dung giáo dục trực tuyến, học tập điện tử; Y tế điện tử, Chăm sóc sức khoẻ qua mạng; Thư viện số, bảo tàng số, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Tra cứu thông tin, dữ liệu số;….. Mỗi quốc gia có cách hiểu về lĩnh vực này khác nhau. Tại hội thảo do Bộ Bưu chính Viễn thông tổ chức mới đây tại Hà Nội về lĩnh vực này, các chuyên gia Hàn Quốc đã đưa ra một khái niệm đơn giản là nội dung cộng với công nghệ số. Hiện nay, công nghệ nội dung số DCI đã phát triển mạnh trên nhiều quốc gia trên thế giới: Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Ailen,… Công nghệ nội dung số hứa hẹn đem đến một tương lai mới cho ngành viễn thông. Doanh thu của công nghiệp nội dung số rất lớn và ngày càng gây bất ngờ cho các nhà đầu tư. Có thể điểm qua một vài số liệu sau: Theo tài liệu thống kê tài liệu từ Bộ Bưu chính Viễn thông: năm 2002 tổng doanh thu DCI toàn cầu là 172 tỷ và sẽ đạt 430 tỷ vào 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm. Riêng đối với các doanh nghiệp trong nước: năm 2005, Công ty FPT đạt doanh số khoảng 5 triệu USD, VASC khoảng 1 triệu USD từ lĩnh vực DCI; Khai thác DCI trên mạng di động đạt doanh thu khoảng 1.500 tỷ đồng (theo thống kê của Echip),… Đối với mạng di động Sfone, trước mắt có thể tập trung khai thác các sản phẩm của công nghệ nội dung số như: Tải nhạc chuông, logo; Nhắn tin trúng thưởng; Tin nhắn thông tin xã hội; Tin nhắn tư vấn; …. (3) Giai đoạn 2010 – 2020: Sfone cần tập trung phát triển công nghệ nội dung số trên điện thoại di động theo như dự thảo chương trình công nghệ nội dung số của Bộ bưu chính viễn thông đề xuất là: • Trò chơi điện tử • Giáo dục trực tuyến • Dịch vụ thông tin • Phim Trang 80 • Truyền hình • Nhạc số Song song đó là xu hướng hoàn chỉnh sự kết hợp và giao thoa giữa ba nhóm: công nghệ thông tin - viễn thông và các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào (nội dung) như: Văn hoá, Thiết kế, Giáo dục,….. 3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Từ việc xác định tính năng nổi trội của các dịch vụ giá trị gia tăng khai thác trên công nghệ mạng CDMA, Sfone cũng cần phải xây dựng những giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển các dịch vụ này trên mạng di động. Cụ thể: - Cách giao tiếp và sử dụng dịch vụ (Mobile portal/ interface) Các dịch vụ giá trị gia tăng phải thật sự dễ sử dụng và phải có giao diện sử dụng đẹp thu hút người sử dụng. Nếu một dịch vụ giá trị gia tăng nào đó mà cách dùng quá phức tạp, khó nhớ thì chắc rằng dịch vụ đó sẽ không có tính cạnh tranh so cùng với một dịch vụ có tính năng tương đương nhưng dễ nhớ, dễ sử dụng. - Tìm nguồn cung cấp dịch vụ phong phú (Service/ Content provider) Sfone cần có chính sách hợp tác và mở rộng kết nối tới các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng khác cả trong nước cũng như các đơn vị sản xuất dịch vụ giá trị gia tăng nước ngoài. Ví dụ: Thiết lập một đuờng leaseline tới các báo đài trong và ngoài nước để lấy các nội dung số mà họ đang cung cấp truyền tải lên điện thoại…. - Hệ thống tính cước phù hợp đi kèm các dịch vụ (Billing system) Sfone cần đầu tư một hệ thống tính cước thật hoàn chỉnh có thể tính cước tức thời (on time), tính cước theo thời gian thuê bao, tính cước theo từng nội dung, tính cước theo dung lượng….Điều nay cho phép Sfone có thể mở rộng mô hình hợp tác với các nhà cung cấp giá trị gia tăng bên ngoài dựa trên hình thức chia xẻ lợi nhuận, giảm chi phí cho đầu tư và sản xuất dịch vụ. Mặt khác khi hệ thống tính cước hoàn chỉnh thì có thể xây dưng nhiều gói cước khác nhau, phục vụ nhiều đối tượng khác nhau Ví dụ: khi sử dụng dịch vụ Mobile Internet (kết nối internet bằng điện thoại) Trang 81 thì Sfone có thể xây dựng các gói cước tính theo dung lượng truy cập, tính theo tháng, tính trọn gói…… 3.2.3 Giải pháp hoàn thiện công nghệ Một trong những yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ di động hiện nay là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện. Đối với Sfone đây cũng là điều kiện bắt buộc để chuẩn bị tốt cho các dịch vụ giá trị gia tăng phát triển. Do đó Sfone cần thiết phải chuẩn bị đồng bộ một số yếu tố thiết bị, kỹ thuật như sau: - Đầu tư hoàn thiện cơ sở mạng và hạ tầng (Net work) Triển khai nâng cấp mạng từ công nghệ 3G hiện có lên công nghệ 4G. Sau khi phủ sóng 64/64 tỉnh thành, Sfone phải tiếp tục thực hiện giai đoạn hoàn thiện trang thiết bị và kỹ thuật để đạt được phủ sóng dày, đảm bảo chất lượng sóng và nâng cấp toàn bộ hệ thống từ 2000 1X lên 2000 1X – EVDO đảm bảo độ rộng băng thông cho phép triển khai hầu hết các dịch vụ giá trị gia tăng. - Đầu tư cung cấp thiết bị đầu cuối (điện thoại di động-Handset) Mạng CDMA không thể tận dụng các thiết bị đầu cuối của mạng GSM, mạng CDMA 450Hz hiện đang có trên thị trường, do đó việc đầu tư đúng mức vào thiết bị đầu cuối sẽ đem lại hiệu quả lớn cho hoạt động của Sfone. Thiết bị đầu cuối là thiết bị tác động trực tiếp đến nhu cầu và thị hiếu khách hàng, thông qua thiết bị đầu cuối chất lượng của mạng di động được khai thác và đánh giá đúng mức, đặc biệt là các tiện ích, đặc tính kỹ thuật của thiết bị đầu cuối sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng được cung cấp bởi mạng di động đến các thuê bao. Ngoài ra, việc khai thác cung cấp thiết bị đầu cuối trong tương lai lâu dài cũng sẽ đem lại nguồn doanh thu không nhỏ cho nhà cung cấp dịch vụ. Chúng ta điểm qua một số liệu tình hình sử dụng điện thoại tại Việt nam, theo số liệu khảo sát (báo Tuổi trẻ) như sau: Bảng 3.2 - Giá điện thoại di động đang sử dụng Trang 82 Giá điện thoại Tỷ lệ % sử dụng < 2 triệu 25,0 Từ 2 triệu đến < 4 triệu 51,9 Từ 4 triệu trở lên 23,1 Tổng 100% Bảng 3.3 - Thâm niên và giá điện thoại đang dùng Thâm niên sử dụng (%) Giá cả chiếc ĐTDĐ đang sử dụng 1-12 tháng 13-36 tháng < 37 tháng < 2 triệu 45,3 14,3 6,1 Từ 2 triệu đến < 4 triệu 43,8 65,1 42,4 Từ 4 triệu trở lên 10,9 20,6 51,5 Tổng 100% 100% 100% Qua số liệu trên thì ta thấy tỷ lệ dùng điện thoại và đổi điện thoại ở mức giá từ 2 đến 4 triệu chiếm tỷ trọng cao. Theo đó, Sfone cần có định hướng tập trung phát triển các điện thoại có tiện ích và tích hợp các tính năng có thể sử dụng hầu hết các dịch vụ giá trị gia tăng của Sfone nằm trong mức giá này. Mặt khác theo xu hướng chung của thế giới thì việc tích hợp điện thoại và máy tính như dạng PDA (Personal Digital Access), là một thuận lợi cho Sfone có thể phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng thật sự hấp dẫn đòi hỏi các điện thoại phải có tốc độ xử lý cao như: Game đối kháng, các tiện ích văn phòng… 3.2.4 Giải pháp về tổ chức quản lý Một là: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO œ Sfone cần phải có kế hoạch triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Phù hợp với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa thông qua việc chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, phong cách quản lý. - Hoàn thiện và nâng cao trình độ quản lý trong mọi mặt hoạt động kinh doanh của Sfone nhằm đem lại những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng. - Nâng cao uy tín và thương hiệu Sfone, tăng khả năng cạnh tranh với các nhà đầu tư mạng di động khác. œ Quá trình tiến hành áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO cần được thực hiện theo tiến trình như sau: Trang 83 - Nghiên cứu, xem xét, chọn lựa và ký kết hợp đồng với nhà tư vấn ISO có uy tín và kinh nghiệm để hạn chế các sai sót, tránh tình trạng hình thức mà không có chất lượng, không mang lại hiệu quả thực tế. - Tiến hành triển khai áp dụng hệ thống quản lý ISO đồng thời tại văn phòng chính và các chi nhánh đại diện của Sfone để tạo sự đồng bộ, thống nhất trong toàn doanh nghiệp, không kéo dài thời gian, phù hợp với tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng đã phủ sóng toàn quốc, nhằm sớm rút ngắn khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh đang cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường viễn thông. - Bố trí nhân lực phù hợp để hỗ trợ, phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện tốt và đúng tiến độ kế hoạch công tác triển khai ISO trong doanh nghiệp, đồng thời đây cũng sẽ là nòng cốt để theo dõi tiến trình thực hiện, kiểm tra giám sát và duy trì công tác vận hành hệ thống ISO tại đơn vị sau này. Thông thường nên chọn lọc nhân sự từ các khối, phòng ban,…để đảm bảo khả năng sâu sát trong từng bộ phận và có chuyên môn nghiệp vụ cao. - Thực hiện tốt công tác tư tưởng và tổ chức các lớp huấn luyện về kiến thức ISO cho toàn thể nhân viên của Sfone, nâng cao ý thức tự giác và trách nhiệm của nhân viên trong việc hợp tác xây dựng, vận hành hệ thống quản lý chất lượng ISO lâu dài tại đơn vị. Hai là: Cơ cấu lại và chuyên môn hoá Phòng Giá trị gia tăng Để nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh khai thác dịch vụ giá trị gia tăng, chuẩn bị cho việc khai thác kinh doanh nội dung số, việc cơ cấu lại và chuyên môn hoá Phòng Giá trị gia tăng là rất cần thiết. Với những phát triển, ứng dụng ngày càng lớn và tiềm năng doanh thu cao của công nghiệp nội dung số như đã phân tích ở trên, Phòng Giá trị gia tăng cần phải định hướng phát triển thành Phòng Công nghiệp nội dung số (Digital Content Industry - DCI) nhằm đáp ứng và đón đầu sự phát triển tất yếu của ngành viễn thông. Trong thời gian tới, nhiệm vụ của Phòng Giá trị gia tăng là rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương hiệu và tăng thị phần của Sfone. Bên Trang 84 cạnh chất lượng mạng di động, các dịch vụ giá trị gia tăng của Sfone sẽ phải thực sự trở thành mũi nhọn cạnh tranh với các mạng di động khác và là chiến lược kinh doanh nhằm tăng doanh thu cho Sfone khi mà thị trường di động tại Việt Nam đã trở nên bão hòa, các chương trình khuyến mãi cùng với lộ trình giảm cước viễn thông theo xu thế chung của khu vực và thế giới sẽ làm hạn chế mức tăng doanh thu của các nguồn thu cơ bản (cước thuê bao, cước thoại,…), thay vào đó sẽ là mục tiêu đẩy mạnh khai thác doanh thu mang lại từ các dịch vụ giá trị gia tăng: Sfone phải phấn đấu đẩy mức doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng đạt ít nhất 40% tổng doanh thu trong giai đoạn 2007-2010 và đạt 80% trong giai đoạn 2010-2020. Trên tinh thần đó, Phòng Giá trị gia tăng cần phải tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ hiện nay và đảm trách thêm những nhiệm vụ mới như: - Duy trì và tiếp tục khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản đã triển khai. - Phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, các dịch vụ liên quan đến thương mại điện tử sẽ phát triển trong thời kỳ Việt Nam hội nhập WTO: ngân hàng di động, thanh toán kiểm tra tài khoản thông qua điện thoại, thông tin giao dịch chứng khoán trong và ngoài nước, quảng cáo trên điện thoại,… - Phát triển kinh doanh nội dung số trong các lĩnh vực có nhu cầu lớn trên thị trường như: trò chơi điện tử, giáo dục trực tuyến, thông tin theo yêu cầu, phim, truyền hình, nhạc số,…. Các bộ phận trong phòng cũng được phân công chuyên trách theo từng lĩnh vực cụ thể trong các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng để có thể vừa phát triển theo chiều rộng, vừa phát triển chiều sâu, đảm bảo số lượng và chất lượng các dịch vụ khai thác. Cụ thể phòng Công nghiệp nội dung số gồm các bộ phận chính như sau: - Bộ phận kế hoạch chiến lược: xây dựng, hoạch định các kế hoạch chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng - Bộ phận các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản: duy trì và phát triển nội dung, chất lượng các dịch vụ phổ biến thông thường và đã khai thác như: nhắn tin dài, Trang 85 nhắn tin quốc tế, nhạc chuông, gửi hình ảnh, nhạc tới các thuê bao khác, kiểm tra tài khoản,…. - Bộ phận các dịch vụ giá trị gia tăng cung cấp thông tin theo yêu cầu: cung cấp các thông tin thời sự, kinh tế, chứng khoán, kết quả xổ số, tra cứu danh bạ điện thoại, điểm thi, các dịch vụ bình chọn,… - Bộ phận phát triển nội dung số: bắt đầu từ năm 2007 nghiên cứu và khai thác lĩnh vực kinh doanh công nghiệp nội dung số để chính thức đưa sản phẩm phục vụ thuê bao trên mạng vào quý 2/2007, và định hướng trở thành một trong những nội dung trọng yếu của các dịch vụ giá trị gia tăng cho những năm tiếp theo. - Bộ phận sản phẩm: kiểm tra, hoàn chỉnh đưa sản phẩm khai thác trên mạng, kết hợp với phòng marketing quảng bá trên thị trường. Số lượng nhân sự hiện nay của phòng Giá trị gia tăng là 15 người, sau khi phát triển thành phòng Công nghiệp nội dung số, dự kiến số nhân sự tăng lên thành 25 người trong năm 2007. 3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực Con người luôn luôn là yếu tố quan trọng, do đó việc hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực sẽ đem lại năng suất lao động và hiệu quả hoạt động cao nhất cho mọi tổ chức, doanh nghiệp. Một số giải pháp về nguồn nhân lực được đề xuất cho Sfone như sau: a. Tuyển dụng nhân lực: Kế hoạch tuyển dụng: Bộ phận nhân sự của Sfone cần phải tham mưu với lãnh đạo Sfone trong một số công tác như: - Xây dựng kế hoạch định kỳ kiểm tra, sắp xếp điều chỉnh lại nguồn nhân lực phù hợp trong từng khối, bộ phận,… không tuyển dụng nhân viên mới trong khi chưa khai thác và sử dụng đúng hiệu quả của nguồn nhân lực hiện có. - Lập kế hoạch tuyển dụng mới theo từng giai đoạn đáp ứng định hướng phát triển của Sfone. Trong đó đặc biệt lưu ý tuyển dụng nhân lực có chuyên môn và khả năng thích ứng với các lĩnh vực cần tập trung đẩy mạnh phát triển như: chuyên gia Trang 86 kỹ thuật mạng di động, nhân viên sửa chữa bảo trì thiết bị đầu cuối, khai thác các mảng dịch vụ giá trị gia tăng và công nghệ nội dung số, chăm sóc khách hàng… - Sfone cũng nên lưu ý một nguồn lực lớn và tiềm năng từ các sinh viên trường Đại học, đây là các đối tượng trẻ, nhiệt tình, có khả học hỏi, thích ứng nhanh với các lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới, có khả năng tư duy kinh doanh năng động,… là những tố chất rất cần thiết cho hoạt dộng kinh doanh ngành viễn thông hiện nay. Công tác phỏng vấn: Hiện nay, việc phỏng vấn tuyển chọn nhân viên mới thường được giao cho lãnh đạo bộ phận thực hiện và có ý kiến đề xuất để Ban Giám Đốc quyết định sau cùng. Với cách thức này, chưa đảm bảo sự thống nhất trong việc phỏng vấn tuyển chọn và bị phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan cá nhân của lãnh đạo từng bộ phận. Để công tác phỏng vấn chính xác và công bằng, việc phỏng vấn có thể thực hiện nhiều lần tùy theo mức độ quan trọng của chức danh công việc và số lượng ứng viên tham gia. Trong một số trường hợp cũng có thể thực hiện thi tuyển để chọn lọc trước khi phỏng vấn. Thành phần phỏng vấn các ứng cử viên phải có đủ trình độ nghiệp vụ chuyên môn, khi cần thiết có thể mời chuyên gia của lĩnh vực này trong và ngoài nước tham gia phỏng vấn tuyển chọn. Bên cạnh đó cũng cần thiết lập Bảng mô tả công việc cụ thể cho các vị trí tuyển chọn để người phòng vấn không sơ sót trong việc kiểm tra, đánh giá các kỹ năng của ứng cử viên đối với công việc. Trong Bảng mô tả công việc sẽ gồm các nội dung chính như: liệt kê các nhiệm vụ chính yếu và các nhiệm vụ liên quan; các yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm cơ bản cần có; các bộ phận, lĩnh vực cần phải phối hợp trong công tác;… b. Kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Sfone nên tiếp tục duy trì các hình thức đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ theo định kỳ như hiện nay. Đồng thời cũng duy trì hình thức tổ chức các Trang 87 lớp huấn luyện kỹ thuật, nghiệp vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng cho các loại hình Đại lý. Ngoài ra, về lâu dài, với trọng tâm đẩy mạnh phát triển dịch vụ giá trị gia tăng và công nghiệp nội dung số, Sfone cần bổ sung thêm các lớp đào tạo về chuyên môn trong lĩnh vực công nghiệp nội dung số, là một lĩnh vực còn khá mới mẻ và đòi hỏi các chuyên viên phải có trình độ về đa phương tiện số, am hiểu về nghệ thuật, công nghệ,… Sfone nên thường xuyên gửi nhân viên đi học tại các quốc gia phát triển cao trong lĩnh vực viễn thông như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…. Ngoài ra, Sfone cũng cần thêm một loại hình đào tạo nữa mà đa số các công ty hiện nay chưa quan tâm tâm đúng mức đó là đào tạo trình độ quản lý cho các vị trí lãnh đạo. Đã có tình trạng lãnh đạo bộ phận rất có năng lực chuyên môn nhưng lại thiếu kinh nghiệm và khả năng lãnh đạo, quản lý nhân viên, không hiểu tâm lý nhân viên, do đó việc hợp tác trong công việc gặp nhiều khó khăn, thậm chí có một số nhân viên phải thuyên chuyển sang các bộ phận khác gây mất đoàn kết, hoặc cũng có khi chuyển sang công ty khác, gây thất thoát nhân lực không đáng có. Trong kế hoạch đào tạo, sau mỗi đợt đào tạo một công tác quan trọng không thể bỏ qua là: phải lưu ý kiểm tra và đánh giá chất lượng, hiệu quả, chi phí đầu tư,… của công tác đào tạo để điều chỉnh và xây dựng kế hoạch phù hợp cho các lần sau. c. Duy trì nguồn nhân lực: Hiện nay vấn đề thay đổi chỗ làm là hoàn toàn không khó khăn đối với những nhân viên có năng lực và kinh nghiệm. Do đó, để tránh thất thoát nhân tài, chất xám, hoặc bị các đối thủ cạnh tranh cũ và mới thu hút nhân lực,…Sfone sẽ không chỉ phải tốn kém thời gian và chi phí đầu tư đào tạo lại từ đầu, mà còn có những thiệt hại vô hình khác không thể tránh khỏi như lộ bí mật kinh doanh, ảnh hưởng xấu tâm lý nhân viên còn lại,… Các hiện tượng này đã và đang xảy ra tại Sfone: một số nhân sự chuyển sang Viettel xây dựng các loại gói cước tương tự như Sfone, một số nhân viên kỹ thuật và quản lý giỏi chuyển sang Hanoi Telecom,… Trang 88 Trước tình hình đó, việc duy trì nguồn nhân lực thực sự trở thành một công tác bức thiết mà Sfone cần phải lưu ý. Để thực hiện được điều này, khối nhân sự của Sfone càng phải tập trung thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ của mình trong các chức năng quản trị nguồn nhân lực, thể hiện qua các công tác sau: - Định kỳ hàng tháng, quý, năm, phối hợp với các lãnh đạo bộ phận đánh giá năng lực nhân viên đúng mức, trung thực, công bằng. - Đề xuất với lãnh đạo các chế độ lương, nâng lương, khen thưởng, đãi ngộ thỏa đáng, kịp thời cho toàn thể nhân viên trong công ty. - Duy trì và nâng cao chất lượng các chế độ chăm sóc sức khỏe, tinh thần đến nhân viên trong công ty và cả những người thân, gia đình của nhân viên: chương trình khám sức khoẻ định kỳ, chương trình trợ cấp cho những hoàn cảnh khó khăn do bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn, quà cho con em nhân viên đạt thành tích cao trong học tập, quà ngày tết, lễ, trung thu, ngày quốc tế thiếu nhi,.. - Tiếp tục duy trì và phát triển nội dung các sinh hoạt tập thể nhằm nâng cao tính đoàn kết, gắn bó giữa các đồng nghiệp, các bộ phận trong công ty qua các hình thức như tổ chức du lịch, tổ chức kỷ niệm ngày thành lập công ty, nhân dịp công ty đạt các thành tích lớn (đạt 1 triệu thuê bao, đạt doanh thu, khai trương các dịch vụ kinh doanh mới,..). - Xây dựng chế độ ưu đãi đặc biệt cho các vị trí quan trọng, những người có thành tích và đóng góp lớn cho hoạt động của Sfone: chế độ lương, các sinh hoạt tiện nghi làm việc, xe phục vụ đi lại, nhà ở, chế độ an dưỡng nghỉ ngơi,… 3.2.6 Giải pháp về vốn đầu tư Như đã phân tích trong chương 2, trong xu hướng cổ phần hóa doanh nghiệp, Việt Nam gia nhập WTO, thế mạnh về vốn giữa Sfone và các nhà cung cấp di động khác trong nước sẽ không còn chênh lệch nhiều, do đó Sfone cần phải có kế hoạch dài hạn về nguồn vốn đảm bảo đáp ứng nhu cầu đầu tư, hoạt động theo từng giai đoạn, đủ sức duy trì và cạnh tranh, đầu tư mới công nghệ so với những nhà cung cấp mạng di động khác trên thị trường. Một số giải pháp để duy trì ổn định và phát triển vốn đầu tư như sau: Trang 89 Một là: Các hình thức huy động vốn Sfone có thể áp dụng - Huy động vốn theo từng dự án kinh doanh thông qua việc ký kết hợp đồng thỏa thuận góp vốn, tỷ lệ doanh thu được hưởng từ dự án theo tỷ lệ góp vốn. - Huy động vốn cổ phần từ các nhân viên, đại lý của Sfone. - Đối với việc cung cấp các thiết bị đầu cuối, Sfone có thể thương thảo với các đối tác để áp dụng hình thức trả sau, trả chậm, yêu cầu các đối tác hỗ trợ một số hoạt động đi kèm như: quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, thiết lập các trung tâm bảo trì, sửa chữa,… nhằm giảm áp lực về vốn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tỷ lệ và hình thức góp vốn giữa các đối tác cũng cần được xem xét kỹ lưỡng để tránh những thay đổi bất lợi trong cơ cấu điều hành, nhất là thời điểm gia nhập WTO, khi mà xu hướng các đối tác không chỉ góp vốn và chia lãi theo loại hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC mà được tham gia liên doanh và điều hành ở liên doanh đó. Hai là: Hợp lý hóa chi phí để giảm áp lực vốn - Tăng cường khai thác hiệu quả các tài sản hiện có trước khi quyết định đầu tư mua sắm mới; Cân đối tồn kho hợp lý, tránh tồn kho các thiết bị viễn thông vừa gây chiếm dụng vốn, vừa dễ bị lạc hậu không còn giá trị sử dụng như ban đầu. - Phân tích kỹ kế hoạch đầu tư và phân thành giai đoạn, tiến độ triển khai phù hợp trước khi thực hiện để tránh lãng phí, đầu tư dư công suất. - Các chương trình quảng cáo và khuyến mãi phải đi đôi và đồng bộ với sản phẩm, dịch vụ để mang lại hiệu quả cao so với chi phí đã bỏ ra, nhanh chóng hoàn vốn từ việc kinh doanh khai thác các sản phẩm dịch vụ đó. Ba là: Giảm các khoản nợ khó đòi để hạn chế bị chiếm dụng vốn Thất thu cước, không thu được tiền trả góp thiết bị đầu cuối,…từ khách hàng là một trong những nguyên nhân làm cho Sfone giảm doanh thu (ít nhất 20%/năm) và bị chiếm dụng vốn hiện nay, đây cũng là tình trạng chung của các mạng viễn thông khác. Để giải quyết vấn đề này, Sfone cần đẩy mạnh thực hiện một số biện pháp sau: Trang 90 - Xây dựng chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng để duy trì các khách hàng sử dụng lâu dài, gắn bó với mạng Sfone. - Các chương trình khuyến mãi nhằm kích thích các thuê bao cũ hoạt động trở lại. - Các chương trình trả góp điện thoại cần phải thực hiện theo hợp đồng và các yêu cầu về giấy tờ pháp lý của phía thuê bao chặt chẽ. - Mở các điểm thu tiền tại các vị trí thuận lợi giao dịch. - Có chính sách thưởng, tặng quà cho những đối tượng khách hàng lâu năm và thực hiện tốt thanh toán cước phí,… 3.2.7 Giải pháp về chiến lược bán hàng, Marketing Một là: Nâng cấp hệ thống phân phối Sfone phải mở rộng hơn nữa kênh phân phối của mình qua việc tuyển thêm đại lý mới nhằm tăng cường mật độ kênh phân phối và tạo thuận lợi về địa điểm mua hàng cho khách hàng, song song đó nâng cao chất lượng của hệ thống đại lý sẵn có. Phải thiết lập hệ thống các cửa hàng hoặc tuyển đại lý ở các khu vực được phủ sóng mới. Khuyến khích phát triển đại lý ở các khu vực tỉnh nhằm bảo đảm phục vụ tốt nhất và nhanh nhất cho khách hàng. Tăng cường thêm các sản phẩm, vật dụng hỗ trợ bán hàng như: làm mới các hình ảnh băng rôn quảng cáo, áp phích, catalogue, bảng đèn, các kệ trưng bày,…nhằm làm tăng sự chú ý của khách hàng và cũng là thể hiện sự chú trọng đầu tư, phát triển trong khâu phân phối sản phẩm của Sfone. Hai là: Kết hợp các phương tiện tiếp thị truyền thông Những công cụ mà Sfone nên chọn thực hiện phục vụ cho hoạt động Marketing là kết hợp đồng bộ, nhuần nhuyễn các loại hình quảng cáo, khuyến mãi bán hàng, quan hệ với công chúng (PR), tổ chức sự kiện (Events). Cụ thể: Quảng cáo: Trang 91 Hoạt động chủ lực của quảng cáo sẽ nên thực hiện qua 2 kênh chủ yếu là quảng cáo qua truyền hình và quảng cáo qua báo chí. Đây là 2 loại hình được người tiêu dùng chú ý nhất. Định hướng quảng cáo sẽ tập trung vào những thời điểm và sự kiện nằm trong kế hoạch hoạt động của Sfone như: thời điểm Sfone nâng cao chất lượng phủ sóng; thời điểm Sfone đạt lượng thuê bao theo kế họach (thời điểm đạt 1 triệu thuê bao…); thời điểm tung ra thị trường mẫu máy điện thoại di động CDMA mới, độc đáo, được cung cấp bởi các nhà cung cấp máy điện thoại di động hàng đầu thế giới như Nokia, Samsung và Motorola,..; thời điểm các hoạt động liên quan đến chính sách cước của Sfone (gói cước couple Forever); thời điểm Sfone đưa vào khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng mới (Xem truyền hình, phim và nghe nhạc trên điện thoại…); thời điểm nhu cầu mua sắm điện thoại di động tăng lên (lễ, tết, …);… Khuyến mãi bán hàng (Sale Promotion) Hiện nay, thị trường dịch vụ điện thoại di động đang cạnh tranh về khuyến mãi. Do đó, Sfone cần lưu ý không chỉ duy trì khuyến mãi vào khách hàng mới mà cũng cần tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng cũ khi mà thị trường các thuê bao chuyển đổi mạng đã xuất hiện. Sfone nên đưa ra các hoạt động khuyến mãi dành cho khách hàng của trung tâm bằng việc đẩy mạnh các hoạt động sau bán hàng như: các chương trình khách hàng thân thiết, tặng tiền, tặng quà, tặng phút gọi miễn phí,… cho các thuê bao hiện tại, cũng như các khách hàng đang sử dụng có thâm niên. Quan hệ với công chúng (PR) Vào các thời điểm “Marketing thoái vị - PR lên ngôi” thì việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa quảng cáo và PR sẽ mang lại hiệu quả tối ưu. Thật vậy, việc tăng cường các bài viết, phòng sự, buổi hội thảo,…về sản phẩm và dịch vụ sẽ giúp cho khách hàng hiểu hơn về giá trị sản phẩm của nhãn hiệu Sfone. Đồng thời, nêu được những đặc điểm riêng biệt của sản phẩm nhằm giúp khách hàng nhìn thấy những lợi thế nhất định của nhãn hiệu Sfone. Trang 92 Thông qua PR, cần đưa đến công chúng những thông tin về các điểm vượt trội của công nghệ CDMA, lợi thế về đường truyền băng thông rộng, rất phù hợp với thị trường đòi hỏi đáp ứng về nhu cầu truyền số liệu, đáp ứng các nhu cầu về các dịch vụ cộng thêm như truy cập Internet, xem ti vi trên điện thoại, v.v. Do đó, các hoạt động này sẽ mang tính chất xây dựng hình ảnh thương hiệu của các nhãn hiệu thuộc công nghệ CDMA so với các nhãn hiệu thuộc công nghệ GSM. Sfone có thể phối hợp các hoạt động PR song hành với việc xây dựng tái định vị lại thương hiệu của mình. Tổ chức sự kiện (Events) Sfone cần có một số chương trình sôi động để tác động đến nhóm đối tượng khách hàng là giới trẻ - là nhóm khách hàng tiềm năng và chiếm tỷ trọng lớn hiện nay - bằng các hoạt động ca nhạc, thể thao hay một số sân chơi mà đối tượng trẻ yêu thích. Các sự kiện văn hóa thể thao thực hiện vào các thời điểm phù hợp nhất cho nhóm khách hàng mục tiêu này là thời điểm lúc sinh viên học sinh thi xong học kỳ, thời điểm kế cận các dịp lễ lớn trong năm. Mục tiêu tổ chức sự kiện phải ấn tượng nhằm tạo sự thiện cảm cho nhãn hiệu và gửi đến các đối tượng trẻ một thông điệp về chất lượng sóng, các dịch vụ giá trị gia tăng mà giới trẻ rất quan tâm như: tải trên điện thoại ca nhạc, phim, trò chơi, hình ảnh, kết nối internet,… đồng thời đưa đến người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn cho các mẫu mã máy điện thoại CDMA trên thị trường Việt Nam. 3.3 HIỆU QUẢ DỰ KIẾN ĐEM LẠI CHO MẠNG DI ĐỘNG SFONE SAU KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 3.3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tỷ suất lợi nhuận Từ năm 2007 đến 2010, Sfone có một số kế hoạch đầu tư lớn với mục tiêu nâng cao chất lượng mạng, đẩy mạnh khai thác dịch vụ giá trị gia tăng, đạt 6 triệu thuê bao vào năm 2010 và tăng doanh thu từ các dịch vụ giá trị gia tăng đạt 40% tổng doanh thu Sfone, cụ thể như: - Đầu tư 17 dự án thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng và phát triển công nghiệp nội dung số, tổng số vốn đầu tư khoảng 4 triệu USD. Trang 93 - Đầu tư thiết bị kỹ thuật: tăng cường thêm các trạm, nâng cấp mạng từ công nghệ 3G lên công nghệ 4G, nâng cấp toàn bộ hệ thống lên 2000 1X-EVDO,… tổng vốn khoảng 27 triệu USD - Đầu tư cung cấp thiết bị đầu cuối: 2.000.000 điện thoại CDMA và các phụ kiện đi kèm, với đủ loại mẫu đa dạng từ các nhà cung cấp nổi tiếng như Samsung, Nokia, SK Telecom, Motorola,…. tổng giá trị khoảng 250 triệu USD. Việc đầu tư các dự án nêu trên cũng tính đến việc huy động nguồn vốn từ các đối tác như trong việc xây dựng nội dung cho các dịch vụ giá trị gia tăng thì việc hợp tác chia xẻ doanh thu, hay việc kết hợp sử dụng các cơ sở hạ tầng đối tác (Đài truyền hình, các phòng ghi âm, các hệ thống truyền dẫn do các nhà cung cấp nội dung tự đầu tư…). Điều này giúp Sfone không chỉ giảm được áp lực về vốn mà ngay cả hiệu suất sử dụng vốn của Sfone cũng tăng cao hơn so với tự bỏ vốn ra đầu tư hoàn toàn. Trên cơ sở đầu tư và sử dụng hợp lý các khoản vốn đầu tư này Sfone sẽ nâng cao doanh thu bình quân thuê bao/ tháng. Cho dù xu hướng phí cuộc gọi có xu hướng giảm do việc giảm giá cước và bị cạnh tranh bởi nhiều hình thức điện thoại khác như hình thức gọi nội vùng, điện thoại sử dụng công nghệ wimax, điện thoại internet…nhưng việc gia tăng sử dụng các dịch vụ data sẽ không những bù đắp mà còn làm cho doanh thu bình quân thuê bao/ tháng tăng nhiều hơn trưóc, dẫn đến tăng hiệu suất lợi nhuận được trình bày theo bảng 3.4 bên dưới đây. Bảng 3.4 - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Sfone giai đoạn 2007-2010 Đơn vị 1.000 USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Thuê bao bình quân trong năm 1.287.000 2.603.16 3 4.063.848 5.061.785 5.748.136 Doanh thu bình quân thuê bao/ tháng 7 10 11,50 13,23 15,21 Tổng doanh thu 78.200 312.380 560.811 803.305 1.049.064 Chi phí hoạt động chính 41.691 84.326 131.643 163.970 186.203 Lợi nhuận 35.435 228.054 429.168 639.336 862.861 Tổng vốn đầu tư 504.797 589.097 645.297 701.497 729.597 Tỳ suất lợi nhuận 7,0% 38,7% 66,5% 91,1% 118,3% Trang 94 Với các số liệu trong bảng 3.4 so sánh sơ bộ hiệu quả vốn đầu tư sau khi thực hiện các giải pháp: huy động vốn, nâng cao chất lượng mạng, đẩy mạnh khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng. Tỷ suất lợi nhuận tăng nhanh một cách khả quan trong giai đoạn 2007-2010. 3.3.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động Trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2006, Sfone đã từng bước đầu tư phủ sóng giai đoạn 1 là 13/64 tỉnh thành, giai đoạn 2 là 40/64 tỉnh thành và hoàn tất phủ sóng 64/64 tỉnh thành vào cuối năm 2006, đồng thời Sfone cũng đã tuyển dụng nhân sự đáp ứng theo quy mô phát triển cơ sở hạ tầng của mạng, do đó nhân sự chủ yếu tăng nhanh trong giai đoạn này. Từ năm 2007 trở đi, về cơ bản nhân sự đã ổn định, chủ yếu chỉ tăng thêm nhân sự để phục vụ cho các dự án mới, phát triển công nhiệp nội dung số và phục vụ lượng thuê bao tăng qua các năm. Đồng thời, cùng với việc áp dụng các giải pháp về tổ chức quản lý và giải pháp về nguồn nhân lực, số lượng tăng nhân sự dự kiến sẽ chỉ tăng thêm từ 10% đến 25% cho các năm 2007- 2010, tập trung tăng nhiều vào năm 2007 và 2008 là những năm khởi đầu khai thác công nghiệp nội dung số. Dựa trên kế hoạch doanh thu, kế hoạch nhân sự thực hiện trên tinh thần áp dụng triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng Sfone, bảng số 3.5 phản ánh cho thấy năng suất lao động tại Sfone tăng đáng kể từ năm 2007 trở đi. Bảng 3.5: Hiệu quả sử dụng lao động tại Sfone giai đoạn 2007-2010 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng doanh thu (1.000 USD) 78.200 312.380 560.811 803.305 1.049.064 Lao động bình quân năm (người) 1.602 1.843 2.119 2.331 2.564 Khối hành chính, quản lý 240 276 318 350 385 Khối Kỹ thuật 529 608 699 769 846 Khối kinh doanh 833 958 1.102 1.212 1.333 Năng suất lao động (1.000USD/ng/năm) 49 169 265 345 409 3.3.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ Việc áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng Sfone đồng thời cũng là nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của Trang 95 Sfone cung cấp đến khách hàng, do đó khi sử dụng các bảng chỉ tiêu đã xây dựng ở chương II để đánh giá lại chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Sfone sẽ thấy được rõ nét tác dụng cải thiện theo chiều hướng tốt của việc khi triển khai các giải pháp trên. Các điểm số sẽ tăng dần lên mức 4 hoặc 5, các chỉ số đánh giá chất lượng Mq đạt trên 0.8, đặc biệt là cải thiện được chất lượng dịch vụ giá trị gia tăng (hiện tại Mq =0.51, sau khi áp dụng các giải pháp Mq = 0.9), đây là một trong những mục tiêu Sfone đặc biệt chú trọng và phát triển trong giai đoạn tới. Bảng 3.6: Đánh giá lại chất lượng theo yếu tố công nghệ và vùng phủ sóng TT Chỉ tiêu Trọng số Vi Điểm Ci (cao nhất 5 điểm) Điểm có trọng số Ci x Vi 1 Công nghệ sử dụng 0.2 4 0.8 2 Độ rộng vùng phủ sóng 0.2 5 1.0 3 Chất lượng phủ sóng 0.2 5 1.0 4 Lợi ích cho khách hàng 0.2 5 1.0 5 Khả năng phát triển 0.1 5 0.5 6 Khả năng sinh lời 0.1 4 0.4 Tổng cộng 1 4.7 Như vậy Ka = 4.7, Mq = 4.7:5 = 0.94 0.94 Bảng 3.7: Đánh giá lại chất lượng theo yếu tố thiết bị đầu cuối TT Chỉ tiêu Trọng số Vi Điểm Ci (cao nhất 5 điểm) Điểm có trọng số Ci x Vi 1 Chấp nhận của thị trường 0.2 5 1.0 2 Tính cạnh tranh của giá 0.2 4 0.8 3 Độ linh hoạt của chính sách giá 0.2 5 1.0 4 Tính phù hợp giữa giá, giá trị và gtsd 0.15 4 0.6 5 Bù đắp chi phí và đem lại lợi nhuận 0.15 4 0.6 6 Tính đa dạng của khung giá 0.1 4 0.4 Tổng cộng 1 4.4 Như vậy Ka = 4.4, Mq = 4.4:5 = 0.88 0.88 Bảng 3.8 Trang 96 Đánh giá lại chất lượng theo yếu tố chính sách bán hàng và mạng lưới phân phối TT Chỉ tiêu Trọng số Vi Điểm Ci (cao nhất 5 điểm) Điểm có trọng số Ci x Vi 1 Độ rộng của mạng phân phối 0.2 5 1.0 2 Tính phù hợp của mạng lưới 0.2 5 1.0 3 Tính đa dạng của mạng lưới 0.2 5 1.0 4 Mức độ cạnh tranh CSBH 0.2 4 0.8 5 Tính phù hợp của chính sách bán hàng 0.1 4 0.4 6 Tính đa dạng chính sách bán hàng 0.1 4 0.4 Tổng cộng 1 4.6 Như vậy Ka = 4.6, Mq=4.6:5 = 0.92 0.92 Bảng 3.9Đánh giá lại chất lượng theo yếu tố dịch vụ giá trị gia tăng TT Chỉ tiêu Trọng số Vi Điểm Ci (cao nhất 5 điểm) Điểm có trọng số Ci x Vi 1 Hiệu quả kinh doanh 0.2 5 1.0 2 Tính độc đáo & tiện ích dịch vụ 0.2 5 1.0 3 Tần suất các hoạt động 0.2 4 0.8 4 Mức độ làm hài lòng khách hàng 0.15 4 0.6 5 Mức độ thu hút khách hàng 0.15 4 0.6 6 Chất lượng dịch vụ 0.1 5 05 Tổng cộng 1 4.5 Như vậy Ka = 4.5, Mq = 4.5:5= 0.9 0.9 Bảng 3.10: Đánh giá lại chất lượng theo yếu tố chăm sóc khách hàng TT Chỉ tiêu Trọng số Vi Điểm Ci (cao nhất 5 điểm) Điểm có trọng số Ci x Vi 1 Phù hợp với mục tiêu 0.2 5 1.0 2 Tính đa dạng 0.2 5 1.0 3 Tần suất các hoạt động 0.2 4 0.8 4 Mức độ làm hài lòng khách hàng 0.2 5 1.0 5 Hiệu quả lâu dài 0.15 4 0.6 6 Chi phí 0.05 5 0.25 Tổng cộng 1 4.65 Như vậy Ka = 4.65, Mq = 4.65:5= 0.93 0.93 Bảng 3.11: So sánh chất lượng sản phẩm trước và sau khi áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mạng di động Sfone Trang 97 Sản phẩm dịch vụ Hiện nay Sau khi áp dụng các giải pháp Công nghệ và vùng phủ sóng Mq = 0.64 Mq = 0.94 Thiết bị đầu cuối Mq = 0.74 Mq = 0.88 Chính sách bán hàng và mạng lưới phân phối Mq = 0.76 Mq = 0.92 Dịch vụ GTGT Mq = 0.51 Mq = 0.90 Chăm sóc khách hàng Mq = 0.80 Mq = 0.93 3.4 KIẾN NGHỊ Đối với Trung tâm Ðiện thoại di động CDMA STELECOM (Sfone) - Quan tâm đầu tư và tạo điều kiện tối ưu cho Phòng Giá trị gia tăng để có thể phát triển vững mạnh và đáp ứng được nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới là đưa các dịch vụ Giá trị Gia tăng trở thành một trong những công cụ then chốt cạnh tranh với các mạng di động khác, góp phần tăng trưởng doanh thu hàng năm cho Sfone. - Lưu ý xây dựng các chế độ đãi ngộ phù hợp để duy trì nguồn nhân lực ổn định, không thất thoát chất xám, người lao động yên tâm công tác và cống hiến lâu dài cho sự phát triển của Sfone. - Nên có chủ trương kế hoạch cụ thể về việc tiến hành áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cho toàn trung tâm để chuẩn hoá các hoạt động quản lý của mình, nâng cao tính chuyên nghiệp và khoa học trong quàn lý và điều hành các hoạt động kinh doanh, nhằm nâng cao uy tín và thương hiệu Sfone, đồng thời mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Đối với Nhà nước - Hiện nay Sfone phải thuê đường trục của VNPT, do đó gặp khó trong việc kết nối, làm ảnh hưởng đến tiến độ phát triển mạng Sfone. Để đảm bảo cạnh tranh công bằng và lành mạnh, kiến nghị Nhà nước nên có những chính sách, quy định về quản lý và sử dụng những loại nguồn tài nguyên này nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các mạng di động mới từ nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. - Cùng với việc gia nhập WTO, Nhà nước sớm tiến hành xóa ỏ hoàn toàn độc quyền trong bưu chính viễn thông, thay vào đó để vẫn duy trì bảo đảm an ninh quốc gia, Nhà nước cần có nhưng quy định chung mà bất cứ doanh nghiệp nào tham gia vào thị trường viễn thông đều phải tuân thủ như nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mạng di động sfone.pdf
Luận văn liên quan